1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác ở nước ta hiện nay

37 661 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

Sau khi Bộ luật hình sự năm 1999 được ban hành, tội làm nhục người khác được đề cập trong công trình: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người của TS.. Ngu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGUYỄN THUỲ TRANG

ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - NĂM 2006

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGUYỄN THÙY TRANG

ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HÌNH SỰ

MÃ SỐ: 60 38 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRẦN QUANG TIỆP

HÀ NỘI - NĂM 2006

Trang 3

1.1 Khái lược sự hình thành và phát triển những quy định về tội

làm nhục người khác trong luật hình sự Việt Nam

1.1.1 Tội làm nhục người khác trong thời kỳ phong kiến và Pháp

thuộc

7

1.1.2 Tội làm nhục người khác trong thời kỳ từ khi Cách mạng tháng

Tám năm 1945 thành công cho đến trước khi Bộ luật hình sự

1.2 Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự năm 1999 14

1.2.2 Những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng và hình phạt được áp

dụng đối với tội làm nhục người khác

16

1.2.2.1 Khách thể của tội phạm 16 1.2.2.2 Mặt khách quan của tội phạm 17 1.2.2.3 Chủ thể của tội phạm 20 1.2.2.4 Mặt chủ quan của tội phạm 20 1.2.2.5 Hình phạt được áp dụng 21

1.2.3 So sánh tội làm nhục người khác với một số tội phạm khác có

liên quan

24

Trang 4

1.2.3.1 So sánh tội làm nhục người khác với các tội: Tội làm nhục

người chỉ huy hoặc cấp trên; tội làm nhục cấp dưới và tội làm

nhục đồng đội

24

1.2.3.2 So sánh tội làm nhục người khác với tội bức tử 26 1.2.3.3 So sánh tội làm nhục người khác với tội hành hạ người khác 26 1.2.3.4 So sánh tội làm nhục người khác với tội vu khống 27

1.2.4 ý nghĩa của việc quy định tội làm nhục người khác trong Bộ luật

Hình sự 1999

28

1.3 Những quy định về tội làm nhục người khác trong pháp luật

hình sự một số nước trên thế giới

31

Chương 2: Tình hình, nguyên nhân, điều kiện của

tội làm nhục người khác ở nước ta hiện nay

2.2 Nguyên nhân và điều kiện của tội làm nhục người khác 63

2.2.2 Nguyên nhân về tâm lý xã hội, giáo dục đạo đức 67 2.2.3 Nguyên nhân về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp

luật

73

2.2.4 Nguyên nhân về công tác hoà giải cơ sở 76 2.2.5 Nguyên nhân về các cơ quan bảo vệ pháp luật 77

2.3 Dự báo tình hình tội làm nhục người khác trong thời gian

tới ở nước ta

Trang 5

3.1 Xây dựng các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội làm

nhục người khác

83

3.1.1 Cơ sở khoa học của việc xây dựng hệ thống các giải pháp đấu

tranh phòng, chống tội làm nhục người khác

83

3.1.2 Những yêu cầu, quan điểm và nguyên tắc xây dựng hệ thống các

giải pháp đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác

3.2.2 Đẩy mạnh việc nâng cao dân trí, giáo dục đạo đức, văn hoá, xây

dựng lối sống mới, tôn trọng nhân phẩm, danh dự của con

người

91

3.2.3 Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền

con người và tội làm nhục người khác

3.2.5.1 Đối với cơ quan Công an 102

3.2.5.3 Đối với Viện kiểm sát 110

Trang 6

TTLT Thông tư liên tịch

UBTP Uỷ ban thẩm phán

VKSND Viện kiểm sát nhân dân

VP Văn phòng

XHCN Xã hội chủ nghĩa

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Con người được coi là vốn quý của xã hội, là đối tượng hàng đầu được pháp luật nói chung, luật hình sự nói riêng, bảo vệ Bảo vệ con người trước hết là bảo vệ tính mạng, sức khỏe, bảo vệ nhân phẩm, danh dự của

họ, vì đó là những vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với con người Điều 71 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm”

Trong những năm qua, sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã thu được những thành tựu rất quan trọng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người nói chung, bảo vệ nhân phẩm, danh dự của con người nói riêng, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của

sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Nhà nước Việt Nam khẳng định con người là trung tâm của các chính sách kinh

tế – xã hội, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là nhân tố quan trọng cho

sự phát triển bền vững, bảo đảm thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đều nhằm phấn đấu cho mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, tất cả vì con người và cho con người Nhà nước Việt Nam không chỉ khẳng định sự tôn trọng và bảo vệ quyền con người nói chung, nhân phẩm, danh dự của con người nói riêng, mà còn làm hết sức mình để bảo đảm thực hiện trên thực tế

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực và thành tựu đã đạt được, trong thời gian qua, cũng đã nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực, trong đó có nhiều vấn đề mới phát sinh có liên quan đến công tác đấu tranh phòng,

Trang 8

chống tội phạm Tình hình tội phạm còn diễn biến phức tạp trên tất cả các lĩnh vực, trong đó tình hình tội làm nhục người khác, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội, được dư luận rất quan tâm, theo dõi Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác đã đặt ra nhiều vấn đề vướng mắc đòi hỏi khoa học luật hình sự phải nghiên cứu, giải quyết như khái niệm, những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội làm nhục người khác, nguyên nhân, điều kiện của tội làm nhục người khác Về mặt lý luận, xung quan vấn đề đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau

Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài, “Đấu tranh phòng, chống tội làm

nhục người khác ở nước ta hiện nay”, mang tính cấp thiết, không những về

lý luận, mà còn là đòi hỏi của thực tiễn hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Tội làm nhục người khác là tội phạm có tính nhạy cảm cao, phức tạp, đã được một số nhà luật học trong nước quan tâm nghiên cứu

Sau khi Bộ luật hình sự năm 1985 được ban hành, tội làm nhục người khác được đề cập trong các giáo trình, sách pháp lý, đề tài nghiên

cứu như Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa

luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội,

1997; Giáo trình luật hình sự Việt Nam, tập II của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1998; Bình luận khoa học Bộ luật

hình sự của Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội, 1987 (tái bản năm 1992, 1997); đề tài khoa học cấp Bộ “Một số

vấn đề lý luận và thực tiễn phục vụ xây dựng Bộ luật hình sự (sửa đổi)”,

mã số 95-98-107/ĐT của Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, nghiệm thu năm 1998…

Trang 9

Sau khi Bộ luật hình sự năm 1999 được ban hành, tội làm nhục

người khác được đề cập trong công trình: Các tội xâm phạm tính mạng,

sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người của TS Trần Văn Luyện,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000; Giáo trình luật hình sự Việt Nam

của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2000;

Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa luật, Đại

học quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2002; Bình

luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 (Phần các tội phạm) của TS Phùng

Thế Vắc, TS Trần Văn Luyện, LS Th.S Phạm Thanh Bình TS Nguyễn Đức Mai, Th.S Nguyễn Sĩ Đại, Th.S Nguyễn Mai Bộ, Nxb Công an nhân

dân, Hà Nội, 2001; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, Phần các tội

phạm, tập I (Bình luận chuyên sâu) của Th.S Đinh Văn Quế, Nxb thành

phố Hồ Chí Minh, 2002…

Các công trình nói trên đã đề cập tội làm nhục người khác dưới góc

độ pháp lý hình sự nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về tội làm nhục người khác dưới hai góc độ: pháp lý hình sự và tội phạm học

3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

Mục đích của luận văn

Mục đích của luận văn là trên cơ sở lý luận và thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác, đề xuất những giải pháp mang tính

hệ thống, đồng bộ để nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm này

Nhiệm vụ của luận văn

Để đạt được mục đích trên, tác giả luận văn đã đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ sau:

Trang 10

- Làm sáng tỏ khái niệm, các dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội làm nhục người khác; phân tích những quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế giới về tội phạm này

- Phân tích và đánh giá đúng thực trạng tình hình tội làm nhục người khác, thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm này; dự báo tình tội làm nhục người khác trong những thời gian tới

- Đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác

Đối tượng nghiên cứu của luận văn

Luận văn nghiên cứu tội làm nhục người khác

Phạm vi nghiên cứu của luận văn

Luận văn nghiên cứu tội làm nhục người khác dưới góc độ pháp lý hình sự và tội phạm học ở Việt Nam, trong thời gian từ năm 1997 đến năm

2005

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân,

do nhân dân, vì nhân dân và pháp luật, đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội làm nhục người khác nói riêng

Cơ sở thực tiễn của luận văn là những bản án, quyết định của Tòa

án về tội làm nhục người khác; các số liệu thống kê, báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao về tội làm nhục người khác

Phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

Trang 11

Trong khi thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp: lịch

sử, lôgíc, hệ thống, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh pháp luật, điều tra xã hội

5 Những đóng góp mới về khoa học của luận văn

Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học pháp lý Việt Nam ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học, nghiên cứu một cách toàn diện, có

hệ thống về tội làm nhục người khác dưới hai góc độ: pháp lý hình sự và tội phạm học Có thể xem những nội dung sau đây là những đóng góp mới

về khoa học của luận văn:

- Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chung về tội làm nhục người khác; những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội phạm này trong pháp luật hình sự hiện hành

- Phân tích, đánh giá những quy định về tội làm nhục người khác trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới nhằm rút ra những giá trị hợp lý về lập pháp hình sự, để vận dụng có chọn lọc, bổ sung cho những luận cứ và giải pháp được đề xuất trong luận văn

- Đánh giá thực đúng thực trạng tình hình tội làm nhục người khác ở Việt Nam, phân tích, làm rõ nguyên nhân, điều kiện của thực trạng đó

- Đề xuất hệ thống các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác

6 Ý nghĩa của luận văn

Kết quả nghiên cứu và những đề xuất được nêu trong luận văn, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác ở nước ta Thông qua công trình nghiên cứu này, tác giả mong muốn đóng góp phần nhỏ bé của mình vào cuộc đấu

Trang 12

tranh phòng, chống tội phạm làm nhục người khác là loại tội phạm có tính nhạy cảm rất cao hiện nay

Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ làm công tác nghiên cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý nói chung, khoa học luật hình sự, tội phạm học nói riêng và các cán bộ thực tiễn đang công tác tại các cơ quan bảo vệ pháp luật

7 Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm 114 trang Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, mục

Chương 1

TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Trong chương này, tác giả tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chung các tội làm nhục người khác như sự hình thành và phát triển những quy định về tội làm nhục người khác trong luật hình sự Việt Nam, khái niệm, những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội làm nhục người khác, những quy định về tội làm nhục người khác trong pháp luật

hình sự một số nước trên thế giới

1.1 KHÁI LƯỢC SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

1.1.1 Tội làm nhục người khác trong thời kỳ phong kiến và Pháp thuộc

Tác giả đã làm rõ sáng tỏ những quy định về các tội làm nhục người khác trong Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức) – Bộ luật chính thống

và quan trọng nhất của triều đại nhà Lê, trong đó dẫn chứng về quy định học trò đánh và lăng mạ thày giáo, thể hiện truyền thống “tôn sư trọng

Trang 13

đạo” của dân tộc, để cho quy tắc đạo đức “thầy ra thầy, trò ra trò” được thực hiện nghiêm chỉnh

Tác giả cũng đã đề cập những quy định về tội làm nhục người khác trong Hoàng Việt luật lệ (Bộ luật Gia Long), trong đó lưu ý hành vi làm nhục người khác những người thuộc giai cấp bị trị thực hiện, bị trừng phạt rất nặng, điều này thể hiện rằng, pháp luật hình sự bao giờ cũng mang tính giai cấp, được sử dụng để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị

Dưới thời Pháp thuộc, tội làm nhục người khác cũng được đề cập trong pháp luật hình sự, nhưng là để bảo vệ nhân phẩm, danh dự của giai cấp thống trị, bóc lột

1.1.2 Tội làm nhục người khác trong thời kỳ từ khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công cho đến trước khi Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, do tình hình kháng chiến diễn ra hết sức khẩn trương việc đấu tranh chống tội làm nhục người khác chưa được đặt ra Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, đối với việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phầm, danh dự của con người, pháp luật hình sự chủ yếu đề cập các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe như giết người, gây thương tích, làm chết người trong Thông tư số 442-TTg ngày19-11-1955 của Thủ tướng Chính phủ, mà chưa có văn bản pháp luật hình sự nào quy định về các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm nói chung, về tội làm nhục người khác nói riêng Sau khi miền Nam được giải phóng, trong khi chờ đợi thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước, Nhà nước Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ban hành Sắc luật số 03-SL/76 ngày 15-3-1976 có quy định

về các tội xâm phạm đến thân thể và nhân phẩm của công dân một cách đầy đủ hơn so với Thông tư số 442-TTg ngày19-11-1955 của Thủ tướng

Trang 14

Chính phủ, trên cơ sở quy định này, các Tòa án đã vận dụng xử lý một số trường hợp phạm tội làm nhục người khác

1.1.3 Tội làm nhục người khác thời kỳ từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến nay

Bộ luật hình sự năm 1985 quy định tội làm nhục người khác tại Điều 116, tội làm nhục người chỉ huy hoặc cấp trên tại Điều 253, tội làm nhục cấp dưới tại Điều 254, tội làm nhục đồng đội tại Điều 255 Việc Bộ luật hình sự năm 1985 lần đầu tiên chính thức ghi nhận về mặt pháp lý tội làm nhục người khác, tội làm nhục người chỉ huy hoặc cấp trên, tội làm nhục cấp dưới, tội làm nhục đồng đội, đánh dấu sự trưởng thành về kỹ thuật lập pháp hình sự của nước ta trong lĩnh vực bảo vệ nhân phẩm, danh

dự của con người

Bộ luật hình sự năm 1999 quy định tội làm nhục người khác tại Điều 121, tội làm nhục người chỉ huy hoặc cấp trên tại Điều 319, tội làm nhục cấp dưới tại Điều 320, tội làm nhục đồng đội tại Điều 321 So với Bộ luật hình sự năm 1985, những quy định về tội làm nhục người khác trong

Bộ luật hình sự năm 1999 có những điểm mới cơ bản như sau: thứ nhất,

quán triệt chính sách hình sự của Nhà nước ta trong việc xử lý hình sự đối với những người thực hiện các hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người là nghiêm khắc hơn, khung cơ bản Điều 121 quy định tội làm nhục người khác có mức phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm (trong Bộ luật hình sự năm 1985 là một năm);

thứ hai, khung tăng nặng có mức phạt tù từ một năm đến ba năm (trong Bộ

luật hình sự năm 1985 là cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt

tù từ sáu tháng đến ba năm); thứ ba, bổ sung một số tình tiết định khung

tăng nặng hình phạt như phạm tội nhiều lần, đối với nhiều người, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa

Trang 15

bệnh cho mình; thứ tư, quy định thêm hình phạt bổ sung: người phạm tội

còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm (trong Bộ luật hình sự năm 1985 không có quy định này)

1.2 TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999

1.2.1 Khái niệm tội làm nhục người khác

Trên cơ sở phân tích những quan điểm khác nhau về tội làm nhục người khác, tác giả đã đưa ra khái niệm tội làm nhục người khác như sau:

Tội làm nhục người khác là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý, xâm phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác

1.2.2 Những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng và hình phạt được áp dụng đối với tội làm nhục người khác

Trên cơ sở phân tích những quy định của Bộ luật hình sự năm 1999, tác giả đã làm rõ những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội làm nhục người khác, đó là các dấu hiệu về khách thể, chủ thể, mặt chủ quan, mặt khách quan Tác giả cũng đã phân tích hình phạt được áp dụng đối với tội làm nhục người khác

1.2.3 So sánh tội làm nhục người khác với một số tội phạm khác

có liên quan

Tác giả đã phân biệt tội làm nhục người khác với các tội: tội làm nhục người chỉ huy hoặc cấp trên, tội làm nhục cấp dưới và tội làm nhục đồng đội thông qua dấu hiệu khách thể, chủ thể của tội phạm Đồng thời, phân biệt tội làm nhục người khác vói tội bức tử, tội hành hạ người khác Đặc biệt, tội làm nhục người khác được phân biệt với tội vu khống ở những

Trang 16

điểm sau: thứ nhất, hành vi cấu thành tội vu khống không đa dạng như tội

làm nhục người khác Ngoài ra, tội vu khống có một loại hành vi đặc trưng khác, đó là "bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan nhà

nước có thẩm quyền", thứ hai, mục đích tội vu khống hướng tới bao gồm:

xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, mục đích của tội làm nhục người khác chỉ nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm Như vậy, hành vi bịa đặt, loan truyền tin tức thất thiệt nhằm gây thiệt hại đến danh dự, nhân phẩm là dấu hiệu có trong cả hai cấu thành tội phạm tội làm nhục người khác và tội vu khống Tuy nhiên, thông thường hành vi cấu thành tội vu khống thường kèm theo mục đích nhằm bôi nhọ danh dự và gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác trước các cơ quan, tổ chức hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

1.2.4 Ý nghĩa của việc quy định tội làm nhục người khác trong

Bộ luật hình sự năm 1999

Việc quy định tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự năm

1985, cũng như trong Bộ luật hình sự năm 1999 có những ý nghĩa sau đây:

thứ nhất, biểu hiện cụ thể mối quan hệ chặt chẽ giữa đạo đức và pháp luật

hình sự; thứ hai, tạo cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh phòng, chống các hành vi xâm phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh sự của người khác; thứ

ba, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước ta đối với việc bảo vệ và phát triển

quyền con người nói chung, nhân phẩm, danh dự của con người nói riêng;

thứ tư, bảo vệ danh dự, nhân phẩm của công dân, góp phần tích cực vào

việc thực hiện nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an toàn xã hội

1.3 NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Trang 17

Nghiên cứu những quy định về tội làm nhục người khác trong pháp luật hình sự của Nhật Bản, Vương quốc Thụy Điển, Liên bang Nga, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào cho thấy, tác giả rút ra kết luận:

Thứ nhất, những quy định về tội làm nhục người khác trong pháp

luật hình sự của các nước: Nhật Bản, Vương quốc Thụy Điển, Liên bang Nga, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào rất khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của từng nước

Thứ hai, pháp luật hình sự hiện hành của Liên bang Nga có quy

phạm định nghĩa về khái niệm làm nhục người khác Ngoài ra, pháp luật hình sự Liên bang Nga còn có quy định về tội xúc phạm quân nhân Tội xúc phạm quân nhân trong pháp luật hình sư Liên bang Nga có nhiều điểm tương tự như tội làm nhục người chỉ huy hoặc cấp trên, tội làm nhục cấp dưới và tội làm nhục đồng đội trong pháp luật hình sự của nước ta

Thứ ba, tương tự với quy định tương ứng trong pháp luật hình sự

Vương quốc Thụy Điển, trong pháp luật hình sự Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người

đã chết cũng bị coi là tội phạm và người thực hiện hành vi đó phải chịu hình phạt Đây là điểm khác biệt so với quy định tương ứng trong pháp luật hình sự của nước ta

Ngoài ra, trong pháp luật hình sự hiện hành của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, hành vi xúc phạm danh dự của người khác và hành vi vu khống người khác được quy định chung trong một điều luật quy định về tội xúc phạm danh dự của người khác Đây cũng là điểm khác biệt so với quy định tương ứng trong pháp luật hình sự của nước ta

Chương 2

TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU KIỆN CỦA

TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC

Trang 18

Trong chương này, tác giả tập trung nghiên cứu, làm rõ tình hình, nguyên nhân và điều kiện của tội làm nhục người khác và dự báo tình hình tội làm nhục người khác trong thời gian tới ở nước ta

2.1 TÌNH HÌNH TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005

2.1.1 Thực trạng và động thái của tình hình tội làm nhục người khác

Theo số liệu thống kê của Toà án nhân dân tối cao, từ năm 1997 đến năm 2005, số vụ án xét xử về tội làm nhục người khác có xu hướng giảm nhưng không đáng kể, cụ thể năm 1997: 115 vụ với 177 bị cáo ; năm 1998:

162 vụ với 241 bị cáo; năm 1999: 144 vụ với 228 bị cáo, năm 2000: 106 vụ với 164 bị cáo; năm 2001: 86 vụ với 125 bị cáo; năm 2002: 89 vụ với 133

bị cáo; năm 2003: 96 vụ với 149 bị cáo; năm 2004: 56 vụ với 84 bị cáo; năm 2005: 61 vụ với 78 bị cáo

Tội làm nhục người khác là một tội phạm ít nghiêm trọng nên phần lớn thuộc thẩm quyền xét xử của toà án cấp huyện Theo thống kê của Toà

án nhân dân thành phố Hà Nội, trong vòng 8 năm, số vụ án về tội làm nhục người khác được xét xử theo thủ tục phúc thẩm tại Toà án nhân dân thành phố Hà Nội chỉ có 11 vụ

Tuy nhiên, tội làm nhục người khác có diễn biến rất phức tạp, trong

đó tình hình tội phạm ẩn tương đối cao, theo thống kê chưa đầy đủ hàng năm tỷ lệ tội phạm bị phát hiện chỉ chiếm khoảng 70- 75% tội phạm xảy ra trên thực tế Bên cạnh đó, việc không phân biệt rõ ràng ranh giới giữa xử lý hình sự với hành chính, dân sự cũng là một nguyên nhân khiến tình hình tội phạm ẩn càng thêm phức tạp Ngoài ra, do đặc thù của các tội xâm phạm đến "danh dự, nhân phẩm" - một loại đối tượng phi vật thể, cho nên căn cứ để xác định tội phạm phụ thuộc rất nhiều nguyên nhân khách quan

Ngày đăng: 25/03/2015, 14:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1984), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1984
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1999
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia"
Năm: 2002
13. Lê Cảm (1999), Các nghiên cứu chuyên khảo về phần chung Luật Hình sự, tập 1, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nghiên cứu chuyên khảo về phần chung Luật Hình sự
Tác giả: Lê Cảm
Nhà XB: Nxb Công an Nhân dân
Năm: 1999
14. Lê Cảm (2000), "Luật hình sự Việt Nam thế kỷ XV - cuối thế kỷ XVIII", Dân chủ và pháp luật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật hình sự Việt Nam thế kỷ XV - cuối thế kỷ XVIII
Tác giả: Lê Cảm
Năm: 2000
15. Lê Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự
Tác giả: Lê Cảm
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2005
16. Bùi Anh Dũng (2003), Tìm hiểu các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình, Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình
Tác giả: Bùi Anh Dũng
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2003
17. Phan Khắc Giảng (1933), Luật hình giải nghĩa và quy hình, Nxb Vĩnh Long, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật hình giải nghĩa và quy hình
Tác giả: Phan Khắc Giảng
Nhà XB: Nxb Vĩnh Long
Năm: 1933
18. Nguyễn Văn Hào (1962), Bộ luật hình sự Việt Nam, xuất bản do sự bảo trợ của Bộ Tư pháp (chế độ Sài Gòn), Sài gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật hình sự Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Hào
Năm: 1962
19. Nguyễn Văn Hảo (1974), Bộ luật Hình sự Việt Nam, Nxb Khai Trí Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật Hình sự Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Hảo
Nhà XB: Nxb Khai Trí
Năm: 1974
20. Phan Hiền (1987), Một số vấn đề chủ yếu trong Bộ luật Hình sự, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề chủ yếu trong Bộ luật Hình sự
Tác giả: Phan Hiền
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1987
21. Nguyễn Ngọc Hoà (2004), Cấu thành tội phạm lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu thành tội phạm lý luận và thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hoà
Nhà XB: Nxb Tư pháp
Năm: 2004
22. Trần Văn Luyện (2000), Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người
Tác giả: Trần Văn Luyện
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2000
23. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học (tập 2), Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học
Tác giả: Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1987
25. Kiều Đình Thụ, (1996), Tìm hiểu luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu luật hình sự Việt Nam
Tác giả: Kiều Đình Thụ
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1996
26. Trần Quang Tiệp (2003), Lịch sử Luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Luật hình sự Việt Nam
Tác giả: Trần Quang Tiệp
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2003
27. Đào Trí Úc (1994), Nghiên cứu về hệ thống pháp luật Việt Nam thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu về hệ thống pháp luật Việt Nam thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII
Tác giả: Đào Trí Úc
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1994
28. Đào Trí Úc (Chủ biên) (1995), Tội phạm học, Luật Hình sự và luật Tố tụng Hình sự, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tội phạm học, Luật Hình sự và luật Tố tụng Hình sự
Tác giả: Đào Trí Úc (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1995
29. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại từ điển tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Như Ý (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Văn hoá - Thông tin
Năm: 1998
31. Bộ Công An (2000), Tài liệu tập huấn chuyên sâu Bộ luật Hình sự 1999, Công ty in Ba Đình, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn chuyên sâu Bộ luật Hình sự 1999
Tác giả: Bộ Công An
Năm: 2000

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w