Của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nộ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 28 - 48)

chi nhánh Nam Hà Nội

2.1.Khái quát về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội

2.1.1.Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Kể từ ngày thành lập đến năm 2000, số lượng các Chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tăng đáng kể, số Chi nhánh đă đạt đến số lượng 1282, tuy nhiên vào thời điểm đó mới chỉ có 81 Chi nhánh tại các thành phố, thị xã. Với con số như vậy cho thấy việc mở rộng thị phần ở các địa bàn có điều kiện kinh doanh thuận lợi triển khai vẫn bị chậm. Sau khi nghiên cứu các điều kiện kinh tế – xã hội và tiềm năng phát triển của các quận huyện phía Nam thành phố Hà Nội, thực trạng hoạt động hiện nay của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thanh

Xuân nói riêng và trong toàn bộ thành phố nói chung, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nhận thấy rằng quận Thanh Xuân là một trong những quận nội thành lớn mới thành lập, có tiềm năng kinh tế và có nhu cầu vốn rất lớn để phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa bàn. Vì vậy, để phát huy và tăng cường hơn nữa vai trò chủ đạo của một ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nhận thấy phải mở thêm một Chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Chi nhánh cấp I) trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội có đủ các điều kiện mạnh của một Ngân hàng hiện đại, có khả năng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về vốn và dịch vụ Ngân hàng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội được thành lập theo quyết định số 48/NHNo/QĐ-HĐQT ngày 12/03/2001 và được chính thức khai trương đi vào hoạt động ngày 8/5/2001 với đội ngũ cán bộ công nhân viên ban đầu là 36 người.

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội có trụ sở tại toà nhà C3, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, phạm vi hoạt động chủ yếu là trên địa bàn quận Thanh Xuân và các quận nội thành Hà Nội. Việc khai trương hoạt động của Chi nhánh đã góp phần phát triển kinh tế của địa bàn Hà Nội, khai thác khả năng nguồn vốn nội lực tại các đô thị lớn phục vụ nhu cầu vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và góp phần cải tạo bộ mặt văn hoá xã hội của địa bàn.

Với phương châm “Vì sự thành đạt của Ngân hàng và Khách hàng”,

triển khai thành công chương trình hệ thống ngân hàng bán lẻ và mô hình giao dịch một cửa, mở rộng mạng lưới giao dịch, luôn đổi mới dịch vụ ngân hàng hiện đại, áp dụng các phương thức quản lý điều hành tiên tiến… Việc điều chỉnh thích hợp, kịp thời các chính sách kinh doanh, tích cực tìm kiếm nhu cầu thị trường và khách hàng đã đem lại kết quả kinh doanh khả quan, được Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và các Ngân hàng bạn đánh giá là một Chi nhánh hoạt động lớn và có hiệu quả cao. 2.1.2.Cơ cấu tổ chức – cán bộ

2.1.2.1.Tổ chức biên chế bộ máy và cơ cấu cán bộ của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội

Tổng số cán bộ công nhân viên của Chi nhánh đến tháng 1/2008 là 150 cán bộ trong đó có 2 tiến sỹ (1,33%), 11 thạc sỹ (7,3%), 105 người có bằng đại học (70%), 2 cao đẳng (1,33%) và 30 cán bộ có trình độ trung cấp, lái xe, tạp vụ (chiếm 20%).

Trong đó, số cán bộ công nhân viên có trình độ cử nhân ngoại ngữ là 15 người ( 10%), có trình độ đại học về tin học là 5 người (chiếm 3%). Số cán bộ công nhân viên nữ là 119 ( 79,33%), nam là 31 người ( chiếm 19,67%)

Bảng 1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội:

Hội sở Chi nhánh cấp II Tây Đô Chi nhánh cấp II Nam Đô Giám đốc Phòng hành chính nhân sự Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Chi nhánh cấp II Giảng Võ Phòng kế toán ngân quỹ Phòng tín dụng Phòng thẩm định Phòng nguồn vốn Phòng thanh toán quốc tế Phòng kiểm toán nội bộ

2.1.2.Cơ cấu tổ chức – cán bộ

2.1.2.2.Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội

a)Chức năng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội

NHNo Nam Hà Nội đảm nhiệm ba chức năng cơ bản như các ngân hàng thương mại khác:

- Là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư.

- Tạo phương tiện thanh toán: Khi ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng và dịch vụ.

- Trung gian thanh toán: Thay mặt khách hàng, ngân hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ. Bên cạnh đó ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua ngân hàng trung ương hoặc thông qua các trung tâm thanh toán.

PGD 1PGD6 PGD6 PGD3 PGD10 PGD5 PGD9 PGD8 PGD 2 PGD4 PGD7

Nhiệm vụ của ngân hàng là khai thác thị trường khu vực phía Nam Hà Nội và thực hiện những chương trình của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

b)Nhiệm vụ của các phòng ban của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội

* Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch Tổng hợp

- Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương. Đề xuất kế hoạch tiếp thị, thông tin tuyên truyền, quảng bá, đặc biệt là các hoạt động của Chi nhánh, các dịch vụ, sản phẩm trên thị trường.

- Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu, thực hiện văn hoá doanh nghiệp, lập chương trình phối hợp với cơ quan báo chí tuyên truyền, quảng bá hoạt động của Chi nhánh và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

- Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các Chi nhánh trên địa bàn.

- Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh đối với các Chi nhánh trên địa bàn.

- Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng.

- Tổng hợp, soạn thảo các báo cáo chuyên đề theo quy định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: Sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu, gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.

- Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.

- Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền.

- Tiếp cận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.

- Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết; đề xuất Tổng giám đốc cho phép nhân rộng.

- Tổng hợp, báo cáo và kiểm tra chuyền đề theo quy định.

* Phòng Thanh toán Quốc tế

- Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định.

- Thực hiện thanh toán Quốc tế thông qua mạng SWIFT Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

- Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán Quốc tế.

- Thực hiện các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước ngoài.

* Phòng Kế toán – Ngân quỹ

- Thực hiện hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

- Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán thu chi tài chính, quỹ tiền lương đối với Chi nhánh trên địa bàn trình Ngân hàng cấp trên phê duyệt.

- Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn.

- Thực hiện các khoản nộp Ngân sách Nhà nước theo luật định. - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.

- Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ, định mức tồn quỹ theo quy định.

- Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Quản lý, giám sát hệ thống thiết bị đầu cuối của hệ thống ATM.

- Tổng hợp, thống kê, lưu trữ số liệu, hồ sơ giấy tờ về hạch toán, kế toán, quyết toán, các báo cáo và các thông tin liên quan đến hoạt động của Chi nhánh theo quy định. Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê.

- Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của Chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc Chi nhánh phê duyệt.

- Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của Chi nhánh.

- Thực thi Pháp luật liên quan đến an ninh, phòng cháy nổ tại cơ quan. - Lưu trữ các văn bản Pháp luật có liên quan đến Ngân hàng và văn bản , quy chế của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

- Trực tiếp quản lý con dấu của Chi nhánh; thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của Chi nhánh.

- Đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc, công tác tại Chi nhánh.

- Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa TSCĐ, mua sắm công cụ lao động, vật rẻ mau hang, quản lý nhà tập thể, nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan.

- Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hoá - tinh thần và thăm hỏi ốm, đau, hiểu, hỷ cán bộ, nhân viên.

* Tổ Kiểm tra, Kiểm toán nội bộ

- Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với công tác kiểm tra, kiểm toán của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và đặc điểm cụ thể của đơn vị mình.

- Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán. Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm toán theo đề cương, chương trình công tác kiểm tra, kiểm toán của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và kế hoạch của đơn vị, kiểm toán nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngay tại Hội sở, các Chi nhánh phụ thuộc.

- Thực hiện sơ kết, tổng kết chuyên đề theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm. Tổ chức giao ban hàng tháng đối với các kiểm tra viên Chi nhánh Ngân hàng cấp 2. Tổng hợp và báo cáo kịp thời các chế độ kiểm tra, kiểm toán, việc chỉnh sửa các tồn tại thiếu sót của Chi nhánh, đơn vị mình theo định kỳ gửi tổ kiểm tra, kiểm toán văn phòng đại diện và Ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Hàng tháng có báo cáo nhánh về các công tác chỉ đạo điều hành hoạt động kiểm tra, kiểm toán của mình gửi về Ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho Giám đốc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền, làm nhiệm vụ thường trực ban chống tham nhũng, tham mưu cho lãnh đạo trong hoạt động chống tham nhũng, tham ô, lãng phí và thực hành tiết kiệm tại đơn vị mình.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc, trưởng ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ hoặc Giám đốc giao cho.

2.1.3.Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội

2.1.3.1.Hoạt động huy động vốn

Năm 2001 là năm mà ngành ngân hàng đang đặt trước sự cạnh tranh gay gắt và nguy cơ mất thị phần trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, đồng thời Chi nhánh lại hoạt động trên địa bàn thành phố có rất nhiều ngân hàng

thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần…, hơn nữa các doanh nghiệp hầu hết đã có quan hệ truyền thồng với một hoặc nhiều ngân hàng cho nên đối với Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội, việc chiếm lĩnh thị trường, thị phần gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, ngay từ đầu Chi nhánh đã xác định công tác huy động vốn là hoạt động trọng tâm, Chi nhánh đã tăng cường tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng quanh địa bàn, áp dụng khuyến mại, tặng quà… để huy động tiền gửi của dân cư.

Bảng 2: Tình hình tăng trưởng nguồn vốn qua các năm

Đơn vị : tỷ đồng 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 2002 2003 2004 2005 2006 KH TH

(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2002-2006 của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội)

Bảng 3: Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội

Đơn vị: Triệu đồng

(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2003-2007 của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội)

Xét theo kỳ hạn, nguồn vốn không kỳ hạn các năm 2003 – 2005 tăng nhanh do việc tích cực khai thác các nguồn vốn dự án, bộ ngành, kết quả của việc phát triển mạng lưới và các dịch vụ khác, tuy vậy, nguồn vốn không kỳ hạn huy động được trong 2 năm 2006, 2007 đang có xu hướng giảm xuống do ảnh hưởng của sự phát triển thị trường chứng khoán và lạm phát. STT Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn 2.550.286 3.784.272 4.439.075 7.952.850 8.321.150 1 Phân theo kỳ hạn 2.550.286 100 3.784.272 100 4.439.075 100 7.952.850 100 8.321.150 100 Không kỳ hạn 312.492 12,3 720.120 19,2 906.366 20,4 1.188.470 15 1.238.154 14,9 Kỳ hạn < 12 tháng 639.861 25,1 1.444.878 38,1 1.890.674 42,6 1.488.998 18,7 1.591.683 19,1 Kỳ hạn > 12 tháng 1.597.933 62,6 1.619.274 42,7 1.642.035 37,0 5.275.382 66,3 5.491.313 66

2 Phân loại theo NV 2.550.286 100 3.784.272 100 4.439.075 100 7.952.850 100 8.321.150 100

Tiền gửi dân cư 855.622 33,6 1.121.080 29,6 1.389.375 31,3 4.226.550 53,15 4.182.458 50,3 Tiền gửi TCTD 850.642 33,3 1.224.447 32,4 552.835 12,4 133.899 1,68 572.548 6,8 Tiền gửi TCKT, TCXH 298.370 11,7 1.026.121 27,1 2.049.723 46,2 3.592.401 45,17 3.566.144 42,9 Vốn uỷ thác đầu tư 545.652 21,4 412.624 10,9 447.142 10,1

3 Phân theo loại tiền 2.550.286 100 3.784.272 100 4.439.075 100 7.952.850 100 8.321.150 100

Nội tệ 2.101.784 82,4 3.061.582 80,9 3.600.428 81,1 7.379.638 92,79 7.752.995 93,17 Ngoại tệ 448.502 17,6 722.690 19,1 838.647 18,9 573212 7,21 568.155 6,83

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 28 - 48)