Các chỉ tiêu định tính

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 59 - 64)

3 Dư nợ ĐP phân theo ngành kinh tế 610 100 87 100 1.119 100 1601 100 198

2.2.3.5. Các chỉ tiêu định tính

Ngay từ khi bắt đầu thành lập, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội đã thực hiện rất nghiêm túc các quy chế, quy trình cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và thực hiện nghiêm chỉnh theo pháp luật. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội đã mở rộng quy mô cho vay, nâng cao chất lượng các khoản cho vay bằng việc thực hiện nghiêm túc hơn các điều kiện, kiểm soát trong cho vay. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội cũng

có những khách hàng trung thành, với quy mô vốn vay lớn như : Công ty Vilexim, Công ty Enzo Việt… Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội đã thường xuyên cung cấp vốn kịp thời, chính xác và hiệu quả, tạo được niềm tin đối với khách hàng. Từ đó, khách hàng có thể tin tưởng vào ngân hàng, thực hiện kinh doanh có hiệu quả, thực hiện việc hoàn trả các khoản vay một cách đầy đủ.

2.3.Đánh giá thực trạng chất lượng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội

2.3.1.Kết quả đạt được

Trong những năm qua, cho vay ngắn hạn của ngân hàng đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Cho vay ngắn hạn không chỉ tăng trưởng về quy mô mà còn nâng cao dần về chất lượng . Điều này thể hiện rõ rệt qua quy mô dư nợ cho vay ngắn hạn tăng, vòng quay vốn cho vay tăng, tỷ lệ nợ ngắn hạn và tỷ lệ nợ khó đòi giảm nhanh chóng qua các năm. Điều này chứng tỏ rằng, vốn vay của ngân hàng đã phát huy được tác dụng, doanh nghiệp vay vốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả và còn cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển, đem lại lợi nhuận ngày càng cao. Để đạt được những kết quả trên, ngân hàng đã thực hiện nhiều biện pháp, chính sách tích cực, phù hợp với từng thời kỳ phát triển.

Từ những chỉ tiêu trên đây có thể thấy, về cơ bản, hoạt động tín dụng tại phòng tín dụng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đa số các chỉ tiêu đều hoàn thành đúng kế hoạch. Cụ thể :

- Về tăng trưởng tín dụng : tốc độ tăng trưởng nhanh, năm 2003 dư nợ cho vay ngắn hạn chỉ là 398 tỷ đồng, đến hết năm 2007, dư nợ cho vay ngắn hạn là 862 tỷ đồng.

- Tỷ lệ nợ quá hạn tính tới hết 31/12/2007 là 35 tỷ, chỉ chiếm 1,3%, thấp hơn mức kế hoạch đề ra là 2%. 2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1.Hạn chế

Trong những năm vừa qua, hoạt động cho vay của ngân hàng đã có những thành công lớn. Doanh số cho vay tăng dần theo các năm, các chỉ số tài chính cũng từng bước đạt chuẩn. Tuy vậy, ngân hàng vẫn còn một số hạn chế nhất định khiến chất lượng cho vay vẫn chưa được như kế hoạch đề ra.

Những hạn chế đó là :

+ Doanh số cho vay và dư nợ cho vay chưa cao. Mặc dù so sánh với các ngân hàng mới thành lập, các chi nhánh khác trong cùng hệ thống trên địa bàn, dư nợ cho vay ngắn hạn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội có cao hơn nhưng so sánh với mặt bằng chung, với các ngân hàng khác thì dư nợ cho vay vẫn ở mức trung bình. Dư nợ cho vay ngắn hạn và doanh số cho vay ngắn hạn trong năm 2007 có xu hướng giảm so với năm 2006. Điều này làm giảm đi phần nào chất lượng cho vay của ngân hàng.

+ Tốc độ tăng trưởng của cho vay ngắn hạn xét theo tỷ lệ tương đối thì tăng cao nhưng xét theo tỷ lệ tuyệt đối thì vẫn còn thấp, chưa đáng kể.

+ Cơ cấu vốn cho vay chưa hợp lý : khách hàng của ngân hàng chủ yếu là những doanh nghiệp nhà nước. Thực tế cho thấy, những doanh nghiệp nhà nước thường có kết quả kinh doanh không được tốt, tình hình nợ quá hạn, nợ khó đòi trầm trọng, xin gia hạn nợ nhiều lần. Trong khi đó, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tính năng động cao hơn, hiệu quả hoạt động cao hơn các doanh nghiệp Nhà nước lại khó tiếp cận được với nguồn vốn

của ngân hàng, doanh số cho vay còn thấp. Cơ cấu cho vay bất hợp lý này không chỉ làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà còn trực tiếp tác động đến ngân hàng, làm cho hiệu quả cho vay thấp, nguy cơ mất vốn cao.

+ Tăng trưởng dư nợ ổn định nhưng còn tiềm ẩn rủi ro. Dư nợ cho vay ngắn hạn tăng ổn định qua các năm là điều đáng mừng, tuy nhiên, có nhiều khách hàng xin gia hạn nợ. Dư nợ quá hạn và nợ quá đòi tuy có cải thiện qua các năm nhưng vẫn còn là một vấn đề nhức nhối. Một số khoản nợ khó đòi hiện nay gần như không còn có khả năng thu hồi vốn. Điều này sẽ khiến cho ngân hàng phải tăng chi phí để xử lý các trường hợp này, ngân hàng có thể sẽ bị mất vốn và phải trích một phần lợi nhuận để bổ sung vào quỹ dự phòng tổn thất, rủi ro tín dụng.

+ Vòng quay vốn của ngân hàng còn thấp, chưa đạt được mục tiêu đề ra. Đây là một chỉ tiêu quan trọng, không chỉ phản ánh khả năng thu hồi nợ từ khách hàng mà còn cho thấy một nguồn vốn đầy đủ, sẵn sàng cho việc mở rộng tín dụng. Các chỉ số của ngân hàng cho thấy, ngân hàng vẫn còn hạn chế trong khâu tính toán kỳ hạn trả nợ, chưa xác định được chính xác tốc độ quay vòng vốn của các doanh nghiệp để có thể thiết lập nên một cơ cấu vốn tối ưu. Vòng quay vốn thấp còn cho thấy công tác thu hồi nợ vẫn còn chưa tốt.

2.3.2.2.Nguyên nhân

a)Nguyên nhân chủ quan

- Hạn chế về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ tín dụng : trước đây, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội có phòng thẩm định tín dụng nhưng hiện nay đã ghép chung vào với phòng tín dụng. Cán bộ tín dụng kiêm nhiệm luôn cả nhiệm vụ thẩm định. Các cán bộ tín dụng tuy có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình phụ trách nhưng để làm tốt khâu thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng thì những kiến thức cần phải có là rất rộng. Điển hình là việc xem xét tài sản đảm bảo, quyền sở hữu và quyền sử dụng, những khía cạnh liên quan đến luật pháp thì không phải ai cũng có thể nắm vững

được, vì đây không phải là chuyên môn của họ. Có thể nói, những cán bộ tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội là những người có trình độ chuyên môn cao nhưng những hạn chế nêu trên vẫn không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, có những cán bộ còn chưa coi trọng trách nhiệm của mình trong công việc, thực hiện không tốt các quy trình nghiệp vụ cần thiết, gây ra những tổn thất cho ngân hàng.

+ Chiến lược hỗ trợ khách hàng khi vay vốn chưa tốt : Hiện nay, mối quan hệ giữa cán bộ tín dụng và khách hàng còn chưa tốt. Sau khi cho vay xong, các cán bộ tín dụng thường ít quan tâm đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mà chỉ lo tìm kiếm những khách hàng mới. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, việc khách hàng vay vốn gặp phải những khó khăn là điều thường xuyên xảy ra nếu cán bộ không nắm rõ được tình hình tài chính của khách hàng, không trợ giúp họ trong việc giải quyết những khó khăn thì nguy cơ chậm trả lãi, vốn sẽ xảy ra. Ngân hàng thường bị động trong việc giải quyết các vấn đề khó khăn với khách hàng. Các cán bộ tín dụng thường chỉ gọi điện cho khách hàng để nhắc nhở trả nợ chứ không quan tâm đến khó khăn mà khách hàng gặp phải.

+ Công tác kiểm tra, kiểm soát còn chưa tốt : chịu trách nhiệm về một khoản vay không chỉ thuộc về một minh cán bộ tín dụng mà còn ở bộ phận quản lý và giám sát tín dụng. Công tác kiểm tra, kiểm soát là rất quan trọng, nó đảm bảo cho các món vay có được hiệu quả, chất lượng tốt. Khi thực hiện tốt công tác nay, sẽ phát hiện được nhanh chóng và có biện pháp xử lý sớm những sai phạm, thiếu sót của cán bộ tín dụng và khách hàng. Thời gian qua đã cho thấy, công tác kiểm tra, kiểm soát các khoản cho vay ngắn hạn vẫn chưa tốt, mặc dù thời hạn cho vay ngắn nhưng tình trạng quá hạn, nợ xấu xảy ra.

- Quy trình thẩm định thực tế còn nhiều thiết sót : Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã có quy trình tín dụng thống nhất trên toàn hệ thống. Quy trình tín dụng được lập trên cơ sở để đảm bảo chất

lượng của khoản vay là tốt và phù hợp với toàn hệ thống ngân hàng nông nghiệp. Tuy vậy, việc áp dụng các chi tiết của quy trình cho vay nhiều khi mới chỉ ở trên lý thuyết. Trong quá trình thực hiện, nhiều cán bộ vẫn chưa tuân thủ hoàn toàn chặt chẽ, hoặc do áp lực thời gian nên không tuần thủ một cách triệt để quy trình tín dụng, nhiều bước thực hiện hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm. Một số bước thẩm định đôi khi bị bỏ qua làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng thẩm định, từ đó làm chất lượng món vay bị giảm

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w