Càng ngày, các nhà cung cấp E-learning càng tạo cho E-learning nhiều tính năng gần gũi với phương pháp giáo dục đào tạo truyền thống như chức năng làm bài tập, lớp học có giáo viên, các
Trang 1MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ E-LEARNING 4
1.1 Khái niệm E-learning 4
1.2 Lịch sử phát triển của E-learning 5
1.2.1 Quá trình phát triển 5
1.2.2 Tình hình phát triển E-learning trên thế giới 6
1.2.3 Tình hình phát triển E-learning tại Việt Nam 8
1.3 Những đặc điểm chính của E-learning [1], [2], [14], [18] 11
1.4 Các đặc tả trong E-learning 14
CHƯƠNG 2 KIẾN TRÚC HỆ THỐNG E-LEARNING 16
2.1 Kiến trúc tổng quát hệ thống E-learning 16
2.2 Kiến trúc hệ thống E-learning hiện đại 18
2.2.1 Khái niệm Portal 18
2.2.2 Phân loại Portal 19
2.2.3 Các đặc trưng của Portal 21
2.2.4 Các dịch vụ cơ bản của Portal 23
2.2.5 Công nghệ xây dựng Portal 25
2.2.6 Kiến trúc hệ thống E-learning trên nền Portal 26
CHƯƠNG 3 CHUẨN BIỂU DIỄN BÀI GIẢNG 29
3.1 Chuẩn trong E-learning 29
3.2 Chuẩn SCORM 31
3.2.1 Tổng quan về SCORM 31
3.2.2 Mô hình đóng gói nội dung của SCORM - SCORM CAM 32
3.2.3 Môi trường thực thi của SCORM - SCORM RTE 37
3.2.4 Tuần tự và điều hướng bài giảng trong SCORM - SCORM SN 39
CHƯƠNG 4 MÔ HÌNH CHIA SẺ DỮ LIỆU ĐỘNG GIỮA CÁC HỆ LMS 40 4.1 Đặt vấn đề 40
Trang 24.2 Kho lưu trữ trung tâm 43
4.2.1 Lưu trữ nội dung bài giảng 43
4.2.2 Lưu trữ thông tin về các khóa học 44
4.2.3 Cập nhật, chỉnh sửa nội dung kho lưu trữ trung tâm 44
4.3 Lớp giao tiếp trung gian 45
CHƯƠNG 5 THỰC NGHIỆM 51
5.1 Những nội dung triển khai 51
5.1.1 Mô hình triển khai thực nghiệm 51
5.1.2 Nội dung thực hiện 52
5.2 Kết quả thực nghiệm 53
5.2.1 Xây dựng cơ sở dữ liệu trung tâm 53
5.2.2 Xây dựng lớp giao tiếp trung gian 53
5.2.3 Xây dựng hệ LMS độc lập 53
5.2.4 Kết quả đạt được 53
KẾT LUẬN 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
PHỤ LỤC 66
Trang 3DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADL Advanced Distributed Learning
AICC Aviation Industry CBT Committee
API Application Programming Interface
CBT Computer-Based Training
IEEE The Institute of Electrical and Electronics Engineers
IMS Instructional Management Systems
LMS Learning Management System
LCMS Learning Content Management System
SCO Sharable Content Object
SCORM Sharable Content Object Reference Model
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Hình 2.1: Cấu trúc tổng quát hệ thống E-learning 16
Hình 2.2: Mô hình hệ thống E-learning hiện đại 26
Hình 3.1: Quá trình để một đặc tả trở thành chuẩn 30
Hình 3.2: Các thành phần của SCORM 31
Hình 3.3: Các Asset khác nhau 33
Hình 3.4: Content Organization 34
Hình 3.5: Các thành phần chính của một gói nội dung 37
Hình 3.6: Mô hình SCORM RTE với các thành phần Launch, API 38
Hình 4.1: Mô hình hệ thống chia sẻ dữ liệu động 42
Hình 4.2: Mô hình giao tiếp giữa giáo viên và hệ thống 46
Hình 4.3: Mô hình phân phối bài giảng của hệ thống thông qua LMS 47
Hình 4.4: Mô hình phân phối bài giảng của hệ thống không thông qua LMS 49
Hình 5.1: LCMS tạo lập các khóa học 54
Hình 5.2: Đưa nội dung bài giảng vào khóa học 55
Hình 5.3: Khóa học đã được bổ sung các bài giảng 56
Hình 5.4: Các hoạt động giáo viên có thể bổ sung cho khóa học 57
Hình 5.5: Ví dụ về việc bổ sung bài tập cho khóa học Kinh tế môi trường 58
Hình 5.6: Danh mục các khóa học được cung cấp bởi LCMS 59
Hình 5.7: Danh mục các bài giảng của một khóa học 60
Hình 5.8: Nội dung chi tiết bài giảng 61
Trang 5MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực của đời sống và xã hội ngày càng phổ biến Đặc biệt khi Internet ra đời, các dịch vụ Internet ngày càng trở nên phong phú và tối ưu hơn Internet trở thành kho tri thức lớn của nhân loại, mọi người có thể sử dụng Internet mọi lúc mọi nơi, rút ngắn khoảng cách, tăng hiệu suất công việc và học tập
Vấn đề đào tạo từ xưa đến nay vẫn là mối quan tâm hàng đầu của thế giới nói chung, của Việt Nam nói riêng và của từng cá nhân Mọi người đều có nhu cầu được đào tạo, từ khi bắt đầu học chữ cho đến khi trưởng thành, và thậm chí là đến già chúng ta vẫn cần tiếp thu các tri thức của nhân loại Tuy nhiên với cách học truyền thống trước đây sẽ có nhiều hạn chế nhưng với đào tạo điện tử - E-learning thì khoảng cách về không gian, thời gian đã được xóa bỏ Giờ đây người học đã trở thành trung tâm của quá trình đào tạo, có thể xác định mục tiêu đào tạo, có thể lựa chọn chương trình phù hợp với nhu cầu và khả năng của bản thân Với người dạy dưới sự trợ giúp của các công cụ sẽ dễ dàng truyền đạt các kiến thức của mình dưới nhiều hình thức đồng thời cũng có thể giám sát việc học của học viên một cách sâu sát Thực chất thì đào tạo điện tử là một phương pháp giảng dạy mới nhưng không thể thay thế hoàn toàn phương pháp giảng dạy truyền thống trước đây Đào tạo điện
tử cung cấp các phương tiện hỗ trợ cho quá trình đào tạo của cả người học và người dạy nhằm truyền đạt cũng như tiếp thu một cách hiệu quả nhất các tri thức nhân loại
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều đơn vị, tổ chức đang phát triển các sản phẩm liên quan đến đào tạo điện tử Các đơn vị, tổ chức phát triển các sản phẩm của mình riêng rẽ do đó việc tái sử dụng lại các tri thức của nhau chưa được đề cao Vì vậy, thực tế là có rất nhiều các hệ thống đào tạo điện tử E-learning trên thế giới nhưng hầu như chúng lại không thể giao tiếp với nhau được Để giải quyết vấn đề này, nhiều tổ chức trên thế giới như AICC, IEEE, IMS, ADL….đưa ra một số chuẩn chung để các hệ thống khác nhau có thể giao tiếp được với nhau Trong đó
Trang 6chuẩn SCORM do tổ chức ADL đề xuất đang là một chuẩn được sử dụng rộng rãi nhất Hệ thống chuẩn này là một tập các đặc tả cho phép các hệ thống chia sẻ và đóng gói nội dung thành các gói nội dung có cùng định dạng Với mô hình chia sẻ này hệ thống đào tạo muốn chia sẻ nội dung sẽ đóng gói và phân phối gói nội dung của mình cho các hệ thống khác sử dụng lại Tuy nhiên điều này gặp một trở ngại là khi gói nội dung của hệ thống chia sẻ được cập nhật, chỉnh sửa thì gói nội dung đã được sử dụng ở hệ thống sử dụng lại không được cập nhật kịp thời, nếu muốn có được gói nội dung cập nhật hệ thống sử dụng lại phải thực hiện kết nhập lại gói nội dung mới cập nhật hay muốn chỉnh sửa gói nội dung đó thì phải thực hiện lại quá trình đóng gói Điều này dẫn đến việc cập nhật nội dung giữa các hệ thống khó khăn và tốn nhiều công sức
Trên cơ sở đó chúng tôi lựa chọn đề tài: “Chia sẻ dữ liệu động giữa các hệ LMS” nhằm xây dựng một mô hình chia sẻ dữ liệu động trong đó các gói nội dung
sẽ được lưu trữ tập trung tại kho dữ liệu trung tâm, việc cập nhật chỉnh sửa các nội dung có thể thực hiện bởi nhiều hệ LCMS, việc truy cập gói nội dung có thể thực hiện thông qua nhiều hệ LMS khác nhau với điều kiện các hệ LCMS, LMS tuân theo chuẩn giao tiếp với kho dữ liệu trung tâm Với mô hình này, chúng tôi mong muốn tăng cường hiệu quả của quá trình chia sẻ thông tin giữa các hệ thống đào tạo điện tử khác nhau
Luận văn được cấu trúc như sau:
Chương 1: Tổng quan về đào tạo điện tử, trình bày về các khái niệm cơ bản
trong đào tạo điện tử, đối tượng, đặc điểm, lịch sử phát triển của E-learning
Chương 2: Kiến trúc hệ thống E-learning, trình bày về kiến trúc E-learning
nói chung và tập trung giới thiệu về mô hình kiến trúc hệ thống E-learning tiên tiến trên nền Portal với các khái niệm cơ bản về Portal, các đặc trưng, dịch vụ, công nghệ xây dựng Portal
Chương 3: Chuẩn biểu diễn bài giảng Chương này trình bày về các chuẩn,
tầm quan trọng của chuẩn trong đào tạo điện tử và tập trung giới thiệu về chuẩn
Trang 7Trong Chương 4 chúng tôi đề xuất mô hình chia sẻ dữ liệu động Trong
chương này luận văn tập trung trình bày, phân tích, xây dựng mô hình chia sẻ dữ liệu động với các chức năng, nhiệm vụ của từng thành phần trong mô hình Luận văn đi sâu vào xây dựng mô hình dữ liệu và mô hình trao đổi thông tin giữa các hệ LMS, LCMS với kho lưu trữ trung tâm thông qua lớp giao tiếp trung gian
Chương 5: Thực nghiệm, trình bày các nội dung thực nghiệm trên cơ sở mô
hình đã đề xuất Cuối chương này là các đánh giá về kết quả đạt được và hướng phát triển trong tương lai
Trang 8CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ E-LEARNING
1.1 Khái niệm E-learning
"E-learning" xuất phát từ chữ "electronic learning" là phương pháp giáo dục, đào tạo có sử dụng công nghệ cao thông qua các phương tiện như băng audio/video, truyền hình tương tác, CD-ROM và Intranet/Internet nhằm nâng cao chất lượng học tập[1, 2, 14]
Thuật ngữ E-learning còn được gán với nhiều tên khác như: đào tạo trực tuyến (online learning), đào tạo trên web (WBT-web-based training), đào tạo trên mạng Internet/Intranet (IBT-Internet/Intranet-based training), đào tạo dùng máy tính (CBT-computer-based training),
Tuy E-learning có nhiều tên gọi, có nhiều định nghĩa nhưng để đơn giản và dễ hiểu ta có thể hiểu E-learning là sự ứng dụng công nghệ tin học, Internet vào dạy và học nhằm làm cho việc giáo dục trở nên dễ dàng, rộng rãi và hiệu quả hơn E-learning phù hợp với tất cả các đối tượng, mọi lứa tuổi và có nhiều đặc điểm thực
sự nổi trội so với các phương pháp giáo dục đào tạo khác Càng ngày, các nhà cung cấp E-learning càng tạo cho E-learning nhiều tính năng gần gũi với phương pháp giáo dục đào tạo truyền thống như chức năng làm bài tập, lớp học có giáo viên, các khóa học tự tương tác hơn nữa các học viên còn có thể quản lý và theo dõi tình hình học tập của mình để điều chỉnh việc học sao cho phù hợp
Và hơn hết là hiệu quả của E-learning cao hơn so với cách học truyền thống
do E-learning có tính tương tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người
learning sẽ trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức Hiện nay, learning đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nước trên thế giới với rất nhiều tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực E-learning ra đời
Trang 9E-1.2 Lịch sử phát triển của E-learning
1.2.1 Quá trình phát triển
E-learning đã trải qua nhiều quá trình phát triển, ta có thể tạm thời chia các giai đoạn phát triển của nó như sau:
Giai đoạn trước 1983: Thời kì giảng viên làm trung tâm
Đây là giai đoạn mà máy tính chưa phát triển, với cách học truyền thống việc truyền đạt kiến thức tới người học chủ yếu lấy người thầy làm trung tâm, chỉ có sự trao đổi thông tin giữa giáo viên và các học viên
Giai đoạn 1983 – 1994: Giai đoạn Multimedia
Thời kì này máy tính mới bắt đầu được sử dụng rộng rãi hơn tuy nhiên giá thành vẫn còn đắt, việc dạy và học đã có cách tiếp cận mới đó là sử dụng phần mềm trình diễn PowerPoint Với công nghệ này cho phép tích hợp âm thanh, hình ảnh vào bài giảng học trên máy tính sử dụng công nghệ CBT phân phối nội dung đến học viên qua các đĩa CD-ROM hoặc đĩa mềm mà người học có thể tìm mua để học Tuy nhiên với hình thức này thì không có sự hướng dẫn, trao đổi giữa giáo viên với học viên
Giai đoạn 1994 – 1999: Giai đoạn E-learning lần thứ nhất
Công nghệ Web ra đời, các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo đã nghiên cứu cải tiến phương pháp giáo dục bằng cách sử dụng dịch vụ Web Thông qua các phương tiện như: email, CBT qua Intranet các bài giảng tích hợp hình ảnh động đã được triển khai rộng rãi
Giai đọan 2000 – 2005: Giai đoạn E-learning lần thứ hai
Ở giai đoạn này đã có bước nhảy vọt trong việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến hỗ trợ cho đào tạo điện tử đó là sự áp dụng các công nghệ Java, công nghệ truy cập mạng băng thông rộng, công nghệ xây dựng Web,…giúp cải tiến mạnh mẽ đào tạo điện tử Thông qua Web giáo viên có thể kết hợp hướng dẫn trực tuyến tới mọi người học nâng cao chất lượng đào tạo điện tử Giáo dục điện tử đã đạt hiệu quả cao nhờ công nghệ Web, cho phép đa dạng hóa môi trường học tập Đây thực sự là một
Trang 10 Giai đoạn 2005 đến nay: Giai đoạn E-learning lần thứ ba
Tiếp tục phát huy hiệu quả của công nghệ, giai đoạn này bước sang một thời
kỳ mới với việc chuyển từ áp dụng công nghệ Web sang công nghệ Portal trong đào tạo điện tử Portal là bước phát triển tiếp theo của công nghệ Web, nó cho phép tích hợp nhiều thông tin hơn, người học chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất để từ đó có thể sử dụng mọi dịch vụ mà nó cung cấp Tính cá nhân hóa người dùng có thể là học viên hay giáo viên được quan tâm Tính tùy biến của Portal giúp cho thân thiện hơn với người dùng Có thể nói đây là giai đoạn E-learning phát triển đi vào chiều sâu
1.2.2 Tình hình phát triển E-learning trên thế giới
learning phát triển không đồng đều tại các khu vực trên thế giới learning phát triển mạnh nhất ở khu vực Bắc Mỹ Ở châu Âu E-learning cũng rất có triển vọng, trong khi đó châu Á lại là khu vực ứng dụng công nghệ này ít hơn
E-Tại Mỹ, dạy và học điện tử đã nhận được sự ủng hộ và các chính sách trợ giúp của Chính phủ ngay từ cuối những năm 90 Theo số liệu thống kê của Hội Phát triển và Đào tạo Mỹ [22], năm 2000 Mỹ có gần 47% các trường đại học, cao đẳng
đã đưa ra các dạng khác nhau của mô hình đào tạo từ xa, tạo nên 54.000 khoá học trực tuyến Theo các chuyên gia phân tích của Công ty Dữ liệu quốc tế [21], cuối năm 2004 có khoảng 90% các trường đại học, cao đẳng Mỹ đưa ra mô hình E-learning, số người tham gia học tăng 33% hàng năm trong khoảng thời gian 1999 -
2004 E-learning không chỉ được triển khai ở các trường đại học mà ngay ở các công ty việc xây dựng và triển khai cũng diễn ra rất mạnh mẽ Có rất nhiều công ty thực hiện việc triển khai E-learning thay cho phương thức đào tạo truyền thống và
đã mang lại hiệu quả cao Do thị trường rộng lớn và sức thu hút mạnh mẽ của learning nên hàng loạt các công ty đã chuyển sang hướng chuyên nghiên cứu và xây dựng các giải pháp về E-learning như: Click2Learn, Global Learning Systems, Smart Force
Trang 11E-Trong những gần đây, châu Âu đã có một thái độ tích cực đối với việc phát triển công nghệ thông tin cũng như ứng dụng nó trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, đặc biệt là ứng dụng trong hệ thống giáo dục Các nước trong Cộng đồng châu Âu đều nhận thức được tiềm năng to lớn mà công nghệ thông tin mang lại trong việc
mở rộng phạm vi, làm phong phú thêm nội dung và nâng cao chất lượng của nền giáo dục
Công ty IDC ước đoán rằng thị trường E-learning của châu Âu sẽ tăng tới 4
tỷ USD trong năm 2004 với tốc độ tăng 96% hàng năm Ngoài việc tích cực triển khai E-learning tại mỗi nước, giữa các nước châu Âu có nhiều sự hợp tác đa quốc gia trong lĩnh vực E-learning Điển hình là dự án xây dựng mạng xuyên châu Âu EuroPACE Đây là mạng E-learning của 36 trường đại học hàng đầu châu Âu thuộc các quốc gia như Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Anh, Pháp cùng hợp tác với công ty E-learning của Mỹ Docent nhằm cung cấp các khoá học về các lĩnh vực như khoa học, nghệ thuật, con người phù hợp với nhu cầu học của các sinh viên đại học, sau đại học, các nhà chuyên môn ở châu Âu [21]
Tại châu Á, E-learning vẫn đang ở trong tình trạng sơ khai, chưa có nhiều thành công vì một số lý do như: các quy tắc, luật lệ bảo thủ, tệ quan liêu, sự ưa chuộng đào tạo truyền thống của văn hóa châu Á, vấn đề ngôn ngữ không đồng nhất, cơ sở hạ tầng nghèo nàn và nền kinh tế lạc hậu ở một số quốc gia châu Á Tuy vậy, đó chỉ là những rào cản tạm thời do nhu cầu đào tạo ở châu lục này cũng đang trở nên ngày càng không thể đáp ứng được bởi các cơ sở giáo dục truyền thống buộc các quốc gia châu Á đang dần dần phải thừa nhận tiềm năng không thể chối cãi mà E-learning mang lại Một số quốc gia, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển hơn tại châu Á cũng đang có những nỗ lực phát triển E-learning tại đất nước mình như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc,
Nhật Bản là nước có ứng dụng E-learning nhiều nhất so với các nước khác trong khu vực Môi trường ứng dụng E-learning chủ yếu là trong các công ty lớn, các hãng sản xuất, các doanh nghiệp và dùng để đào tạo nhân viên
Trang 12Một số tổ chức phát triển E-learning trên thế giới:
Cisco E-learning: Hãng Cisco với các chương trình đào tạo, cấp chứng chỉ quốc tế về mạng qua E-learning theo địa chỉ:
http://www.cisco.com/web/learning/index.html
Cộng đồng giáo dục điện tử Châu Âu: http://www.elearningeuropa.info
Atlantic International University: Trường đại học quốc tế Atlantic với
chương trình đào tạo từ xa cấp chứng chỉ, văn bằng cho các sinh viên, kỹ sư
và những người có nhu cầu học tập nâng cao kiến thức Đăng ký tham dự trực tuyến tại địa chỉ website: http://www.aiu.edu
International Centre for Distance Learning: Trung tâm đào tạo từ xa quốc
tế với hơn 30.000 chương trình đào tạo và các khóa học từ xa, hỗ trợ chủ yếu cho công dân các nước Châu phi, Úc và Canada Với địa chỉ:
http://www.icdl.open.ac.uk
Distance education: Môi trường giáo dục từ xa hiện đại, học tập tại nhà được phân phối bởi một trong các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo từ xa hàng đầu của Anh Các khóa học lý thuyết và thực hành không đòi hỏi nhiều kiến thức cơ sở, có người hướng dẫn Đăng ký học trực tuyến qua địa chỉ website:
http://www.homestudynet.com
1.2.3 Tình hình phát triển E-learning tại Việt Nam
Vào khoảng năm 2002 trở về trước, các tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu về learning ở Việt Nam không nhiều Trong hai năm 2003-2004, việc nghiên cứu E-learning ở Việt Nam đã được nhiều đơn vị quan tâm hơn Gần đây các hội nghị, hội thảo về công nghệ thông tin và giáo dục đều có đề cập nhiều đến vấn đề E-learning
E-và khả năng áp dụng E-vào môi trường đào tạo ở Việt Nam như: Hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo ĐHQGHN năm 2000, Hội nghị giáo dục đại học năm 2001 và gần đây là Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ nhất về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT/rda 2/2003, Hội thảo khoa học quốc
Trang 13ICT/rda 9/2004, và hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai E-learning” do Viện Công nghệ Thông tin (ĐHQGHN) và Khoa Công nghệ Thông tin (Đại học Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005 là hội thảo khoa học về E-learning đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam
Các trường đại học ở Việt Nam cũng bước đầu nghiên cứu và triển khai learning Một số đơn vị đã bước đầu triển khai các phần mềm hỗ trợ đào tạo và cho các kết quả khả quan: Đại học Công nghệ - ĐHQGHN, Viện CNTT - ĐHQGHN, Đại học Bách Khoa Hà Nội, ĐHQG TP HCM, Học viện Bưu chính Viễn thông, Gần đây nhất, Trung tâm Tin học Bộ Giáo dục & Đào tạo đã triển khai cổng E-learning nhằm cung cấp một cách có hệ thống các thông tin E-learning trên thế giới
E-và ở Việt Nam Bên cạnh đó, một số công ty phần mềm ở Việt Nam đã tung ra thị trường một số sản phẩm hỗ trợ đào tạo Tuy các sản phẩm này chưa phải là sản phẩm lớn, được đóng gói hoàn chỉnh nhưng đã bước đầu góp phần thúc đẩy sự phát triển E-learning ở Việt Nam
Việt Nam đã gia nhập mạng E-learning châu Á (Asia E-learning Network - AEN, www.asia-elearning.net) với sự tham gia của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa học - Công nghệ, trường Đại học Bách Khoa, Bộ Bưu chính Viễn Thông Điều này cho thấy tình hình nghiên cứu và ứng dụng loại hình đào tạo này đang được quan tâm ở Việt Nam Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực E-learning ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu còn nhiều việc phải làm mới tiến kịp các nước
Một số tổ chức E-learning có thể liệt kê ra như sau:
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh http://dttx.netcenter-vn.net/ cho các khóa đào tạo IT
Đại học Bách Khoa Hà Nội với BkViews (Bach Khoa Virtual Interactive Educational Web-based Syst) với việc sử dụng phần mềm nguồn mở nền Virtual University(VU) tại http://virtual-u.cs.sfy.ca/vuweb/VEnglish cho các khóa đào tạo IT
Đại học Cần Thơ tại http://dec.ctu.edu.vn cho khóa học công nghiệp cá, tiếng Anh, IT
Trang 14 VASC ISP tại http://www.truongthi.com.vn cho việc luyện tập kiểm tra đầu vào
CDIT of MPT (Ministry of Post-Telecommunications) tại http://www.khoabang.com cho các khóa học ICT
Saigon Internet Center tại http://www.thegioigiaoduc.saigonnet.vn cho các khóa học tiếng Anh thương mại
Công ty Tri Duc IT tại http://www.triduc.com.vn cho các khóa học IT
MOET’s EduNet tại http://www.moet.edu.vn cho các khóa học của trường đại học và phổ thông
VITEC (Vietnam IT Examination and training support Centre) tại http://www.vitec.org.vn với một trung tâm E-learning cho các khóa học đào tạo kỹ năng IT được cung cấp bởi JITEC và METI của Nhật Bản Hệ thống E-learning với LMS và LCMS: Cultiva2 của NEC với các phiên bản dựa trên HTML và SCORM
Công ty New Century Soft tại http://www.newcenturysoft.com với learning cho các nội dung theo chuẩn SCORM
nềnE- Đại học Bách Khoa Hà Nội tại http://www.hut.edu.vn với phòng nghiên cứuE-learning với các hệ thống E-learning: CALAT và WebAngel của NTT, Vclass
của AIT, VU của VLEI, … cho các khóa học ICT và các khóa học vật lý
Trang 151.3 Những đặc điểm chính của E-learning [1], [2], [14], [18]
Đúng thời điểm (just - in - time):
Những chủ đề được đưa ra khi mà học viên thực sự cần tới nó, trong khi việc học truyền thống thì họ có thể nhận được những kiến thức này quá muộn
Hiện tại (Current):
Nội dung được cập nhật một cách dễ dàng, do đó những nguyên liệu phương tiện mới và các chương trình mới cũng được cung cấp một cách dễ dàng
Người học là trung tâm (User - centric):
Tập trung vào những nhu cầu của học viên, thay cho việc tập trung vào khả năng của giáo viên
Ƣu điểm:
Đối với người học, E-learning cho phép:
Đào tạo mọi lúc mọi nơi: Kho tài nguyên phong phú, truyền đạt kiến thức
theo yêu cầu, thông tin đáp ứng học viên có thể truy cập các khóa học ở bất kỳ nơi nào họ muốn như ngay tại nhà, tại công ty, tại điểm internet công cộng và vào bất kỳ thời gian nào thuận tiện với họ, không hạn chế thời gian, 24 giờ trong một ngày, 7 ngày trong một tuần
Tiết kiệm chi phí:Học viên không phải tốn thời gian và chi phí đi lại, học viên chỉ cần tốn chi phí cho việc đăng ký khóa học
Uyển chuyển và linh động: Học viên có thể chọn lựa những khóa học có
sự chỉ dẫn của giáo viên trực tuyến hoặc khóa học tự tương tác (interactive self-pace cource) và họ có thể nâng cao kiến thức thông qua thư viện trực tuyến
Trang 16 Tối ưu: Học viên có thể đánh giá nhanh chóng nhu cầu của một nhóm hay từng cá nhân và tự đưa ra những mô hình đào tạo cho thích hợp với nhu cầu và công việc của cá nhân
Đánh giá: E-learning rất dễ dàng tạo và cho phép học viên tham gia, theo dõi tiến độ học tập làm bài tập đánh giá, người quản lý dễ dàng biết được nhân viên nào đã tham gia học, khi nào hoàn tất và mức độ phát triển của họ
Nâng cao kỹ năng người học: Học viên sẽ được nâng cao kỹ năng sử dụng máy tính và các phương tiện công nghệ cao
Đối với người dạy, đào tạo điện tử giúp các giáo viên có khả năng:
Có thể cung cấp, thay đổi, cập nhật nội dung bài giảng một cách nhanh chóng tại bất kì đâu, bất cứ thời điểm nào từ đó tiết kiệm chi phí và thời gian công sức
Có thể sử dụng lại các tài liệu giảng dạy của giáo viên khác một cách thuận tiện khi xây dựng bài giảng
Có thêm nhiều công cụ hỗ trợ giảng dạy và xây dựng bài giảng
Dễ quản lý học viên hơn
Có sự phản hồi nhanh chóng của học viên giúp điều chỉnh việc dạy cho phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy
Đối với người quản lý đào tạo thì sử dụng đào tạo điện tử giúp:
Kiểm soát được chất lượng giảng dạy cũng như tiến độ thực hiện của khóa học cũng như từng học viên
Linh hoạt trong đào tạo, một khóa học có thể đáp ứng yêu cầu cho nhiều trình độ khác nhau với những mục tiêu học tập khác nhau
Dễ điều chỉnh nội dung học tập cho phù hợp với yêu cầu thực tế
Giảm chi phí đào tạo Sau khi đã phát triển, một khóa học E-learning có thể dạy 1000 học viên với chi phí chỉ cao hơn một chút so với tổ chức đào tạo
Trang 17 Rút ngắn thời gian đào tạo, việc học trên mạng có thể đào tạo cấp tốc cho một lượng lớn học viên mà không bị giới hạn bởi số lượng giáo viên hướng dẫn và lớp học
Cần ít phương tiện hơn Các máy chủ và phần mềm cần thiết cho việc học trên mạng có chi phí rẻ hơn nhiều so với chi phí phải bỏ ra khi đầu tư cơ sở vật chất như phòng học, bảng, bàn ghế hay các thiết bị khác
Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm thì đào tạo điện tử vẫn còn có những hạn chế riêng:
Chi phí đầu tư ban đầu lớn: Việc học qua mạng còn là hình thức mới,
cần các chi phí về hạ tầng thiết bị mạng, cần có giáo viên thiết kế bài giảng, khóa học
Giáo viên cần được đào tạo: Giáo viên cần có các kỹ năng thiết kế bài
giảng, sử dụng các phương tiện, công nghệ cao
Nội dung bài giảng phù hợp với từng đối tượng: Do đối tượng học
viên đa dạng nên nội dung bài giảng đòi hỏi được thiết kế sao cho với mỗi đối tượng khác nhau sẽ có nội dung phù hợp
Yêu cầu về tính tự giác của học viên: Đối với hầu hết học viên đã quen
với cách học truyền thống thì cách học này sẽ có nhiều khó khăn khi tiếp
cận Thêm vào đó học viên phải đầu tư trang thiết bị để có thể tham gia
các khóa học trên mạng
Thiếu tương tác giữa người dạy và người học: Do việc học tập thường
được thông qua mạng nên thiếu việc giao tiếp trực tiếp dẫn đến không hứng thú
Trang 181.4 Các đặc tả trong E-learning
Tư tưởng chung của cộng đồng E-learning là làm sao cho các nội dung học tập có thể sử dụng lại, có thể chia sẻ, và áp dụng được các chiến lược học tập thích ứng
E-learning có 4 đặc tả thông dụng sau [1, 2, 14, 18]:
Metadata (đầy đủ hơn là Learning Object Metadata): cung cấp thông tin mô
tả cho các đối tượng học tập, làm cho các đối tượng này có thể phân biệt được với nhau, có thể tìm kiếm được khi cần thiết Ví dụ như một bài học ngoài nội dung đi kèm, có thể bổ sung thêm các thông tin như mức độ khó, thời gian để hoàn thành bài học, ai là tác giả bài học, bài học nói về gì…
Trao đổi thông tin: giúp cho nội dung học tập và LMS có thể trao đổi thông tin được với nhau Nó gồm 2 phần: các hàm API (Application Programming Interface), mô hình dữ liệu (Data Model) Các hàm API là một tập các hàm được quy định trước mà nội dung học tập sẽ gọi để lấy thông tin từ phía LMS, cũng như đưa thông tin cho LMS Mô hình dữ liệu quy định các thành phần dữ liệu mà nội dung học tập và LMS có thể trao đổi thông tin như dữ liệu về học viên, dữ liệu về nội dung học tập
Đóng gói nội dung (Content Packaging): quy định đóng gói các nội dung học tập như thế nào để có thể phân phối qua mạng Internet thuận tiện và các hệ LMS khác nhau đều có thể hiểu và trình bày theo một cách nhất quán các nội dung trong gói
Xác định thứ tự các bài học (Simple Sequencing Version 1.0): các nội dung học tập sẽ được xác định theo một trình tự quy định trước bởi người thiết kế nội dung học tập
Chúng ta nhận thấy các đặc tả này tồn tại độc lập và được đề xuất bởi các tổ chức khác nhau Do đó, để có thể áp dụng được ở quy mô lớn phải có một tổ chức
có uy tín đứng ra thống nhất các đặc tả trên thành một mô hình hoàn chỉnh
Trang 20CHƯƠNG 2 KIẾN TRÚC HỆ THỐNG E-LEARNING
2.1 Kiến trúc tổng quát hệ thống E-learning
Khi xây dựng một hệ E-learning, vấn đề đầu tiên là phải lựa chọn được một
mô hình kiến trúc nền đảm bảo tính mở, linh hoạt, dễ sử dụng và thuận lợi cho việc phát triển hệ thống sau này Hiện tại chưa hề có một quy định chuẩn về kiến trúc nền cho các hệ E-learning
Nền tảng của hệ thống E-learning chính là việc phân phối nội dung khóa học
từ giảng viên đến học viên và phản hồi những ghi nhận của quá trình tham gia của học viên về hệ thống Hình 2.1 mô tả cấu trúc tổng quát của một hệ thống E-learning [1, 2,14,18]
Hình 2.1: Cấu trúc tổng quát hệ thống E-learning
Trang 21Hệ thống E-learning bao gồm hai thành phần chính, thứ nhất là hệ thống quản lý đào tạo (LMS - Learning Management System), thứ hai là hệ thống quản lý nội dung đào tạo (LCMS - Learning Content Management System)
LMS là một hệ thống quản lý các quá trình học tập Bao gồm việc đăng ký khóa học của học viên, tham gia các chương trình có sự hướng dẫn của giảng viên, tham dự các hoạt động đa dạng mang tính tương tác trên máy tính và thực hiện các bảng đánh giá Hơn thế nữa, LMS cũng giúp các nhà quản lý và giảng viên thực hiện các công việc kiểm tra, giám sát, thu nhận kết quả học tập, báo cáo của học viên và nâng cao hiệu quả giảng dạy
LCMS là một môi trường đa người dùng Ở đó các cơ sở đào tạo có thể tạo
ra, lưu trữ, thu thập, tái sử dụng, quản lý và phân phối nội dung học tập trong môi trường số từ một kho dữ liệu trung tâm LCMS quản lý các quá trình tạo ra và phân phối nội dung học tập một cách linh hoạt Người thiết kế nội dung chương trình học
có thể sử dụng LCMS sắp xếp, chỉnh sửa và đưa nội dung vào các khóa học LCMS
sử dụng cơ chế chia sẻ nội dung khóa học trong môi trường học tâp chung, cho phép nhiều người sử dụng có thể truy cập đến các khóa học và tránh sự trùng lặp trong việc phân bổ các khóa học và tiết kiệm được không gian lưu trữ Cùng với sự
ra đời của truyền thông đa phương tiện, LCMS cũng hỗ trợ các dịch vụ liên quan đến âm thanh và hình ảnh, đưa các nội dung giàu hình ảnh và âm thanh vào môi trường học tập
Trước đây E-learning thường được phát triển dựa trên nền Web nhưng với yêu cầu ngày càng cao của công nghệ và xu hướng của người dùng các ứng dụng E-learning ngày nay thường được xây dựng trên nền Portal Vậy Portal là gì? Nó có những đặc trưng gì mà người ta hướng tới sử dụng nó và xây dựng E-learning trên nền Portal thì kiến trúc hệ thống sẽ như thế nào, phần trình bày tiếp theo sẽ giúp ta tìm hiểu dần từng bước
Trang 222.2 Kiến trúc hệ thống E-learning hiện đại
Với công nghệ phát triển nhanh như vũ bão, hiện nay các hệ thống E-learning trên thế giới đang hướng tới một công nghệ gọi là công nghệ Portal Hầu hết các hệ thống E-learning đều được tích hợp trong Portal - cổng thông tin duy nhất, từ đó người học không chỉ có thể truy cập đến hệ thống E-learning mà còn có khả năng truy cập đến các hệ thống khác được hỗ trợ bởi Portal Chúng ta sẽ dần từng bước tìm hiểu về Portal và kiến trúc của hệ thống E-learning trên nền Portal trong những
phần tiếp theo
2.2.1 Khái niệm Portal
Portal là bước phát triển mạnh mẽ của Internet nơi mà từ trước tới nay các Website truyền thống giữ vai trò đặc biệt quan trọng Tuy nhiên với thời gian Website cũng đã bộc lộ nhiều nhược điểm cần khắc phục Cùng với sự trợ giúp của công nghệ software agent - một chương trình phần mềm giúp người dùng thực hiện các công việc tìm kiếm và xử lý thông tin trên Internet thì khái niệm Website truyền thống được chuyển thành Website thông minh hay còn gọi là cổng Web – Portal [15,16]
Có rất nhiều định nghĩa về Portal nhưng phổ biến nhất thì có thể hiểu Portal
là công nghệ phát triển ứng dụng cho phép truy cập vào các nguồn thông tin trên các ứng dụng khác nhau theo nguyên tắc một cửa duy nhất và dựa trên nền tảng Web Portal không đơn giản chỉ là một trang HTML chứa liên kết đến các tài nguyên mà là một nền tảng công nghệ cho phép tích hợp toàn bộ thông tin và các ứng dụng chạy trên Web, đồng thời cung cấp khả năng tuỳ biến cho từng đối tượng
sử dụng, cho phép khai thác thông tin hiệu quả nhất, nhanh nhất và thân thiện nhất
Portal là bước phát triển tiếp theo của công nghệ Web Sự khác biệt chính giữa Portal và Website là Website được xây dựng như một đơn vị thông tin độc lập còn Portal được thiết kế để trở thành trung tâm tích hợp thông tin, ứng dụng và dịch
vụ mạng Với Portal, người dùng có thể tìm được mọi dịch vụ cần thiết để khai thác
Trang 23và xử lý thông tin mà chỉ cần đăng nhập một lần theo cơ chế một cửa Điểm khác biệt này cũng quy định nên sự khác biệt về ứng dụng giữa Portal và Website
2.2.2 Phân loại Portal
Portal được ứng dụng rộng rãi trong môi trường các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, chính phủ và cả cho giáo dục trong môi trường đại học, các trung tâm đào tạo Về mặt thực tế có thể chia Portal ra thành các dạng như sau [15,16]:
a Cổng Web công cộng:
Cổng Web công cộng có 2 loại chính:
- Cổng Web công cộng nói chung: hướng đến toàn bộ những người có khả năng sử dụng Internet như Yahoo, Google, Đặc trưng cơ bản của cổng này là cung cấp mọi dịch vụ thông thường mà người dùng Internet có nhu cầu như tìm kiếm, tin tức, diễn đàn, lịch cá nhân, chat…
- Cổng Web công nghiệp hay cổng Web theo chiều dọc: là cổng tập trung vào một lượng người dùng nhất định có quan tâm đến một lĩnh vực nào đó như ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục…., hay cũng có thể là thông tin về các chính sách của chính phủ, các văn bản quy phạm pháp luật - cổng giao tiếp điện tử giữa chính phủ
và công dân (G2C)
Với lĩnh vực giáo dục, Portal có khả năng cung cấp môi trường giao tiếp mềm dẻo hơn, cung cấp các ứng dụng quản lý và chia sẻ tài nguyên đa dạng và hiệu quả hơn Từ đó, nâng cao hiệu quả quản lý và đào tạo
b Cổng Web doanh nghiệp
Cổng Web doanh nghiệp EIP là các cổng giao dịch điện tử được thiết kế dành cho các doanh nghiệp mong muốn xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), doanh nghiệp với khách hàng (B2C) hay doanh nghiệp với nhân viên (B2E) Quan hệ ở đây không chỉ gói gọn trong quan hệ hai chiều giữa hai bên mà còn bao gồm cả tiến trình xử lý và các hoạt động quản lý của doanh nghiệp EIP cũng hợp nhất các quá trình, tiến trình công việc, sự cộng tác, quản lý nội dung, của doanh nghiệp EIP cũng cho phép nhân viên có thể truy cập
Trang 24đến các portal khác nhau như cổng Web thương mại điện tử, cổng Web cá nhân hay cổng Web công cộng đồng thời nó cũng cho phép truy cập đến các nội dung được cung cấp từ bên ngoài bởi những người không phải là nhân viên của doanh nghiệp
ví dụ như các thông tin phản hồi
c Cổng Web thương mại
Cổng Web thương mại chia làm 3 loại:
- Cổng Web doanh nghiệp mở rộng: ví dụ như B2C mở rộng quan hệ hơn nữa giữa doanh nghiệp và khách hàng với những ứng dụng như đặt hàng, thanh toán, dịch vụ,…
- Cổng Web chợ điện tử: cung cấp những dịch vụ có liên quan đến thương mại cho cộng đồng người mua, người bán Người mua có thể tìm thấy thông tin về nhà cung cấp, các sản phẩm cần mua, các dịch vụ trực tuyến, Người bán có thể tìm kiếm khách hàng thông qua việc quảng bá sản phẩm và dịch vụ của mình trên nhiều kênh thông tin
- Cổng cung cấp các dịch vụ ứng dụng (ASP Portal): là các B2B cho phép khách hàng thuê sản phẩm và dịch vụ
d Cổng Web cá nhân
Đây là xu hướng mới trên thế giới nó bao gồm 2 loại cổng Web đó là:
- Cổng Web di động: các portal này được gắn vào điện thoại di động, các thiết
bị cầm tay không dây, máy nhắn tin,
- Cổng Web đồ dùng: được gắn vào vào các thiết bị sử dụng hàng ngày như tivi, ôtô,
Trang 252.2.3 Các đặc trƣng của Portal
2.2.3.1 Đăng nhập một lần (SSO – Single Sign On)
Đăng nhập một lần có thể coi là lợi ích lớn nhất của Portal đối với người sử dụng Khi người dùng đăng nhập lần đầu vào một Portal, tài khoản đăng nhập sẽ tự động được sử dụng cho phiên làm việc của người đó trong toàn bộ hệ thống Hệ thống ở đây được hiểu là tập hợp các ứng dụng khác nhau trong cùng một giao diện Portal Việc tự động đăng nhập vào các ứng dụng khác của hệ thống giúp giảm bớt các chi phí về đào tạo, hướng dẫn cũng như tiết kiệm thời gian khi người dùng phải quản lý và cập nhật nhiều hệ thống Thêm vào đó hệ thống cũng an toàn hơn khi người dùng đăng nhập vào đều đã đăng ký trước
2.2.3.2 Cá nhân hóa và tùy biến theo người dùng
Tuỳ biến là một đặc trưng của Portal cho phép người sử dụng tuỳ ý lựa chọn giao diện theo ý của mình Người dùng có thể tuỳ biến màu sắc, các module, cách sắp xếp các module hoặc nội dung của một trang trên Portal
Cá nhân hoá có thể thực hiện ở nhiều lớp Mỗi người dùng có thể có cách sắp xếp khác nhau cho mỗi chức năng của portal Một nhóm người sử dụng có thể có cùng cách sắp xếp Nói một cách đơn giản, tính năng này là việc cho phép người dùng thay đổi cách Portal phục vụ bản thân người dùng đó thông qua việc người dùng tuỳ biến các chức năng Portal cung cấp cho phù hợp với mình Như vậy người
sử dụng sẽ gắn bó hơn với hệ thống và làm việc hiệu quả hơn do họ làm chủ được
hệ thống
2.2.3.3 Tập hợp nội dung thông tin
Trong thực tế thì thông tin có thể được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau trong hệ thống, thậm chí có thể từ nhiều hệ thống khác nhau vì thế sẽ rất khó khăn khi lượng thông tin này được xử lý một cách riêng rẽ, việc Portal đảm bảo chức năng thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau và tổng hợp lại thành các nội dung
Trang 26nhất quán phù hợp với yêu cầu của người dùng đã tạo thuận lợi và nâng cao năng suất xử lý thông tin của người dùng
2.2.3.4 Quản trị nội dung, tài liệu
Do có thể tập hợp nhiều nội dung, tài liệu từ các nguồn khác nhau nên việc quản lý này trở nên dễ dàng hơn cho người quản lý Từ một phiên đăng nhập ở một nơi, người quản lý có thể nắm được các thông tin của toàn bộ hệ thống đang vận hành, do đó có thể đưa ra các quyết định nhanh chóng và chính xác
2.2.3.5 Workflow
Workflow - luồng công việc có thể hiểu là sự tự động hóa trong việc trao đổi
thông tin, văn bản hoặc các tác vụ từ người này sang người khác Bản thân Portal là một cỗ máy workflow hỗ trợ cho việc định nghĩa, theo dõi và kiểm soát quá trình thực hiện của một workflow Workflow giúp cho công việc quản lý trở thành “tự động hóa” theo nghĩa hệ thống sẽ tự động đáp ứng lại các yêu cầu do các thành viên của hệ thống gửi đến
Ngoài các tính năng được kể trên, Portal còn nhiều tính năng khác nữa như: Tìm kiếm thông tin, Hỗ trợ cộng tác giữa các thành viên… Tuy nhiên, trong phạm
vi nghiên cứu này chúng tôi chỉ đề cập đến những đặc tính liên quan nhằm đem lại hiệu quả cho hệ thống E-Learning [15,16]
Trang 272.2.4 Các dịch vụ cơ bản của Portal
2.2.4.1 Dịch vụ trình bày nội dung
Lớp dịch vụ này của cơ cấu portal giải quyết vấn đề trình bày nội dung của Portal (portlets) tới người dùng cuối và có nhiệm vụ như một giao diện web Trong nhiều portal mỗi portlet sẽ có một đoạn HTML riêng và sau đó được tập hợp lại thành một đoạn hoàn chỉnh cho portal Ở một số portal khác mỗi portlet là một dịch
vụ web nên có thể trả lại kết quả bằng định dạng XML, XSLT để sau đó portal có thể chuyển thành định dạng trình bày cuối cùng
2.2.4.2 Dịch vụ thông tin
Một portal là tập hợp của một hay nhiều dịch vụ thông tin Thông tin có thể
có cấu trúc hoặc không có cấu trúc, có thể do một nguồn khác từ dịch vụ web hay các dạng tài liệu Người dùng có thể chọn một hay nhiều dịch vụ thông tin dựa trên những yêu cầu các nhân và có thể sắp xếp theo lựa chọn của mình
2.2.4.3 Dịch vụ chứng thực
Đây là dịch vụ giải quyết các vấn đề bảo mật của portal và lớp ứng dụng Nó bao gồm các dịch vụ kiểm tra quyền như quản lý tài khoản, dịch vụ LDAP, truy cập một cửa, Nó cũng bao gồm các dịch vụ thẩm quyền mà có thể sắp xếp chức năng, quyền cho người dùng dựa vào các đặc đieerm bảo mật cá nhân và phạm vi nội dung portal Dịch vụ cơ sở hạ tầng hỗ trợ quản lý việc kiểm tra quyền thì người dùng có thể thiết lập sự bảo mật cho các portlet riêng biệt hoặc các thư mục nội dung thông qua dịch vụ quản trị
2.2.4.4 Dịch vụ cơ sở hạ tầng
Một Portal tốt bao gồm nhiều lớp dịch vụ cơ sở hạ tầng hỗ trợ một platform thống nhất và tích hợp toàn diện Bao gồm các dịch vụ liên quan đến cân bằng tải, bảo mật, nâng cao hiệu suất, để hỗ trợ tốt nhất cho server Các giải pháp bảo mật
có thể là bức tường lửa, chế độ truy cập một cửa, dịch vụ xác thực LADP,
Trang 282.2.4.5 Dịch vụ quản trị
Dịch vụ này cho phép người dùng đã cấp quyền được định cấu hình của Portal Các dịch vụ quản trị của Portal thường có giao diện web nhưng cũng có thể
là một chương trình client/server có thể kiểm tra quyền một cách dễ dàng Các dịch
vụ này có thể bao gồm quản lý việc phân loại, quản lý người dùng, quản lý định dạng cấu hình,…
2.2.4.6 Dịch vụ nội dung
Dịch vụ nội dung là một phần quan trọng của giải pháp portal Nó quản lý những tài nguyên chưa được cấu trúc trong portal bao gồm chỉ mục văn bản, chỉ mục nội dung đang có, kho dữ liệu thô, quản lý việc phân loại
2.2.4.7 Dịch vụ hợp tác
Dịch vụ hợp tác cho phép những người dùng của một portal làm việc cùng nhau một cách hiệu quả hơn thông qua việc thiết lập không gian làm việc chung: dữ liệu, diễn đàn thảo luận,
Trang 292.2.5 Công nghệ xây dựng Portal
Hiện nay có hai tiêu chuẩn chủ yếu được sử dụng để xây dựng các portlet
Đó là JSR–168 (Java Specification Request 168) và WSRP (WebService for Remote Portlet)
JSR - 168: là tiêu chuẩn do hiệp hội Java Community Process công bố, hiện
tại chủ yếu được áp dụng cho các portal xây dựng trên Java Chuẩn này chỉ ra cách tương tác giữa ứng dụng nghiệp vụ (portlet) với portal Các portlet tuân thủ tiêu chuẩn này sẽ có thể chạy được ở tất cả các portal tuân thủ tiêu chuẩn JSR 168
Ví dụ: một ứng dụng nghiệp vụ (portlet) do Oracle phát triển, tuân thủ theo
tiêu chuẩn JSR 168 thì có thể chạy trên IBM WebSphere Portal mà không phải biên dịch lại hoặc sửa đổi mã cho tương thích
Web Services for Remote Portals (WSRP): chuẩn này do OASIS
(Organization for the Advancement of Structured Information Standards) công bố Chuẩn này chỉ ra cách thức giao tiếp giữa một portal với một ứng dụng nghiệp vụ từ
xa (remote porlet) thông qua dịch vụ Web Các ứng dụng nghiệp vụ tuân thủ tiêu chuẩn này có thể chạy trên bất kỳ một portal nào áp dụng tiêu chuẩn WSRP, không cần quan tâm rằng ứng dụng hay portal xây dựng trên công nghệ/ngôn ngữ nào
Hiện nay, Portal có thể được xây dựng dựa trên hai công nghệ chủ chốt là Net và J2EE Khi xây dựng Portal chỉ chạy trên Windows và dùng WSRP thì Net
là một lựa chọn hoàn hảo, do Net là một công nghệ được phát triển tối ưu cho nền Windows và chủ yếu dùng để phát triển các ứng dụng WebService, và cho đến hiện nay Net cũng chỉ chạy được trên Windows Nhưng nếu Portal muốn chạy được trên nhiều hệ điều hành khác nhau thì J2EE sẽ thể hiện được ưu việt của mình Ngoài ra còn có thể chọn giải pháp sử dụng mã nguồn mở
Trang 302.2.6 Kiến trúc hệ thống E-learning trên nền Portal
Chúng ta đã tìm hiểu sơ lược về Portal và dưới đây là mô hình nền tảng chung nhất, tùy theo quy mô , phạm vi ứng dụng mà mỗi hệ thống E – learning sẽ̃ lại có những đặc điểm riêng
Mô hình chung này nhƣ sau :
Hình 2.2: Mô hình hệ thống E-learning hiện đại Tầng 1: Cổng
Là một đầu vào đơn cho phép người dùng được truy cập vào các phần có liên quan của hệ thống qua một trình duyệt web chuẩn
Tầng 2: Các dịch vụ chung
Là các dịch vụ mà mọi người đều cần, không cần chú ý tới vai trò người dùng Chúng không bị ràng buộc và phụ thuộc vào bất kỳ chức năng nào Và do đó không thể tích hợp một cách riêng lẻ với các đơn vị giáo dục của gói e-learning Có
3 loại dịch vụ chung:
Quản lý người dùng (User Management): Nhận dạng, theo dõi, và xác
định quyền cho mỗi người dùng của hệ thống Cung cấp một ID có thời hạn cho người dùng bất kể vai trò và khả năng thay đổi vai trò của họ Cung cấp giao diện phù hợp cho bất kể người dùng nào (học viên, giáo viên, quản trị viên )
Hợp tác (Collaboration): Trao đổi thông tin giữa tất cả người dùng trong
hệ thống, đồng bộ (chatroom, whiteboard ) và không đồng bộ (mail, discussion )
Trang 31 Quản lý sự kiện (Event Management): Cung cấp lịch, thời khoá biểu và
chức năng nhắc việc đối với người dùng
Tầng 3: Dịch vụ đào tạo
Là tất cả các dịch vụ cung cấp khả năng linh hoạt cao nhất cho việc tạo nguồn, đóng gói và thể hiện nội dung, việc cho điểm và đánh giá sinh viên, việc kết hợp của bản ghi người sử dụng đối với các hệ thống quản lý đào tạo hợp tác khác
Nó gồm các hệ thống:
LCMS (Learning Content Management System): là một ứng dụng phần
mềm có thể cho phép người dùng tạo nội dung, lưu trữ, đánh giá, quản lý và phân phối những nội dung đào tạo đến người học LCMS tạo ra khả năng mềm dẻo nhất trong quá trình xử lý của tác giả, cho phép người dùng tự xác định những vai trò cần thiết trong phần mềm và định nghĩa ra những luồng hoạt động để quản lý
LMS (Learning Managent Syst): là một phần mềm quản lý các sự kiện
đào tạo LMS ghi nhận người dùng, tạo các khoá học trong những danh sách khóa học, ghi nhận các dữ liệu từ người dùng và cung cấp các bản thông báo cho việc quản lý Một hệ LMS được thiết kế đặc trưng để có thể tạo nên những khóa học từ nhiều nguồn xuất bản và nhiều nhà cung cấp Đồng thời lưu giữ và cá nhân hóa các
kế hoạch phát triển cho học viên và các công việc đào tạo có liên quan tới học viên LMS có thể cung cấp cho các học viên sự lựa chọn tốt về tài nguyên, về phân phối nội dung đào tạo, và chia nhỏ nhất các nội dung được sử dụng
Hệ thống đánh giá (Assessment): Là phần mềm đánh giá khả năng của
học viên đối với khóa học, sử dụng một loạt các tài liệu, từ những câu hỏi lựa chọn tới những công thức phức tạp hơn, với điểm số nhiều hơn (như bài tổng kết, bài tập lớn ) Nó cho phép chọn những tài liệu đánh giá phù hợp nhất cho một khóa học
cụ thể và hoặc học viên cụ thể và hỗ trợ việc thực hiện đánh giá bảo mật và có chứng nhận
Trang 32 Hệ thống quản lý đào tạo (Administration): Một vài hệ thống vẫn cho
phép người quản lý có thể truy nhập và đối chiếu bằng tay giữa hệ thống và cơ sở
dữ liệu, do đó làm giảm hiệu quả và dễ lỗi Một giải pháp được lựa chọn là tạo cho người quản lý khả năng nhìn bao quát tất cả các học viên, giáo viên và những người dùng của hệ thống, cho phép tổng hợp dễ dàng, liên tục dữ liệu liên quan thông qua
hệ thống quản lý đào tạo
Tầng 4 : Cơ sở dữ liệu (Database(s))
Tất cả các giải pháp cơ sở dữ liệu hỗ trợ người dùng và quản lý, giải pháp cơ
sở dữ liệu phải đảm bảo cho người dùng hoàn toàn tự do về phần cứng và nhà sản xuất
Có thể nói, đây là mô hình kiến trúc tiên tiến, đảm bảo cho hệ thống tính độc lập giữa các thành phần, giữa phần cứng và phần mềm, đồng thời cũng tạo ra sự linh hoạt trong việc thêm bớt chức năng thuận lợi cho việc sửa chữa nâng cấp sau này
tử trong tương lai sẽ được xây dựng trên nền Portal hiện đại
Trang 33CHƯƠNG 3 CHUẨN BIỂU DIỄN BÀI GIẢNG
3.1 Chuẩn trong E-learning
Chuẩn được hiểu là các thỏa thuận bằng văn bản chứa các đặc tả kỹ thuật hay các tiêu chí chính xác, được sử dụng một cách thống nhất như các luật, các chỉ dẫn hay các định nghĩa để đảm bảo các sản phẩm, dịch vụ, quá trình phù hợp với mục đích của chúng [20]
Trong lĩnh vực đào tạo điện tử, với sự phát triển ngày càng nhanh chóng của khoa học kỹ thuật thì việc chia sẻ thông tin giữa các hệ thống nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng của mỗi hệ thống trên cơ sở tận dụng tri thức từ các hệ thống khác càng được đặt ra cấp thiết Điều này giúp cho con người có thể tiếp cận tri thức mới một cách nhanh chóng hơn và tận dụng tối đa tri thức của nhân loại Một trong những tri thức mà các hệ thống đào tạo muốn hướng tới đó là việc chia sẻ các nội dung bài giảng, các tài nguyên bởi đó là dữ liệu cần thiết của mỗi hệ thống E-learning Tuy nhiên do cộng đồng sử dụng lớn và mỗi người có một tiêu chí xây dựng khác nhau nên để có thể sử dụng lại được, có thể chia sẻ, áp dụng các chiến lược học tập thích ứng thì cần có một chuẩn nhất định mà bất kì người xây dựng nào cũng cần tuân theo đó là tư tưởng chung của cộng đồng E-learning Nhưng thực hiện việc đó không dễ dàng, có rất nhiều tổ chức đã đưa ra các đặc tả khác nhau Dưới đây ta sẽ mô tả quá trình một đặc tả trở thành chuẩn như thế nào:
Trang 34Hình 3.1: Quá trình để một đặc tả trở thành chuẩn
Xuất phát từ các nghiên cứu và các yêu cầu từ phía người dùng, các tổ chức
có uy tín trong lĩnh vực E-learning sẽ đưa ra các đặc tả kĩ thuật Có thể kể tên một
số tổ chức như vậy: AICC, ARIADNE, Dublin Core, IMS, ALIC
Sau đó, ADL sẽ tập hợp các đặc tả trên và phát triển thành mô hình tham chiếu (Reference Models) giúp cho các đặc tả E-learning có thể triển khai ở quy mô lớn
Tiếp theo, ADL đệ trình lên IEEE, ISO để mô hình tham chiếu có thể trở thành chuẩn (accredited standard) Chuẩn này khi được toàn thế giới công nhận thì
nó sẽ trở thành mặc nhiên (de facto standard)
Thông thường việc hình thành một chuẩn thường mất một thời gian tương đối lâu vì thế các nhà phát triển thường vừa xây dựng vừa áp dụng chính vì thế dẫn đến việc có nhiều chuẩn khác nhau và không ổn định Trong số các chuẩn đã được xây dựng và sử dụng thì bộ chuẩn SCORM do tổ chức ADL đề xuất là bộ chuẩn được nhiều người sử dụng nhất Vậy SCORM như thế nào? Trong phần tiếp theo ta
sẽ tìm hiểu về SCORM
Trang 353.2 Chuẩn SCORM
3.2.1 Tổng quan về SCORM
SCORM (Sharable Content Object Reference Model - Mô hình tham chiếu đối tượng nội dung dùng chung) là một tập hợp các đặc tả và chuẩn được lập thành một chuỗi tài liệu kỹ thuật (Hình 3.2) Tất cả các tài liệu này xem như những tài liệu riêng rẽ tạo thành một thư viện đang phát triển mạnh mẽ Gần như tất cả các chỉ dẫn
và đặc tả được lấy từ các tổ chức khác nhau SCORM giúp định nghĩa các cơ sở kỹ thuật cho một môi trường học tập trên mạng Dưới dạng đơn giản nhất, nó là một
mô hình quy chiếu đến một tập hợp chuẩn, quy định và đặc tả kỹ thuật độc lập, được xây dựng nhằm đáp ứng nhưng đòi hỏi cao của việc đào tạo điện tử về mặt nội dung và hệ thống học tập SCORM mô tả một mô hình tập hợp nội dung và môi trường thực thi nhằm tạo ra một lối giảng dạy tùy biến dựa trên sở thích, mục tiêu, hiệu quả và các yếu tố khác gắn liền với người học Tóm lại SCORM tìm cách liên kết lợi ích của các nhóm không thuần nhất trong cộng đồng e-learning [5]
Hình 3.2: Các thành phần của SCORM
Trang 36Chuẩn SCORM đã phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, trong mỗi giai đoạn nó được chỉnh sửa, bổ sung thêm các chức năng mới Quá trình phát triển của SCORM có thể tóm tắt như sau:
ADL SCORM 0.7.3 – năm 1999
SCORM 1.0 – năm 2000
SCORM 1.1 – năm 2001
SCORM 1.2 – năm 2001
SCORM 1.3 – năm 2004
Bản SCORM được mô tả ở đây là SCORM 3004 phiên bản 1.3
Cơ cấu tổ chức của SCORM bao gồm 4 tài liệu là SCORM Overview, SCORM CAM (SCORM Content Aggregation Model), SCORM RTE (SCORM Run-Time Enviroment) và SCORM SN (SCORM Sequence and Navigation)
3.2.2 Mô hình đóng gói nội dung của SCORM - SCORM CAM
SCORM CAM là các quy định, các yêu cầu để xây dựng nội dung và tổ chức nội dung [6] Cụ thể nó chứa các thông tin cần thiết cho quá trình tạo các gói nội dung, sử dụng siêu dữ liệu cho các thành phần của gói nội dung, xác định trình
tự nội dung học tập và các giao diện tương ứng SCORM CAM gồm các phần chính:
Mô hình nội dung (Content Model) định nghĩa các thuật ngữ quan trọng dùng trong CAM
Đóng gói nội dung (Content Packaing) là các đặc tả và các yêu cầu dùng để xây dựng và đóng gói nội dung học tập
Meta-data là các đặc tả và các yêu cầu để mô tả các thành phần của SCORM
Xác định thứ tự và điều hướng (Sequencing and Navigation) là các đặc tả và các yêu cầu nhằm xác định thứ tự nội dung học tập và chỉ ra nội dung đó ở đâu
Trang 373.2.2.1 Mô hình nội dung
Chuẩn SCORM mô tả mô hình nội dung bao gồm 4 thành phần cơ bản:
a Asset
Asset là dạng cơ bản nhất của một tài nguyên học tập Asset có thể là file text, âm thanh, hình ảnh hay bất kỳ dữ liệu nào có thể hiển thị được bởi Web Một Asset có thể chứa các Asset khác (Chẳng hạn như Asset là trang HTML có thể là tập hợp của các Asset khác nhau như ảnh, text, audio, và video
Hình 3.3: Các Asset khác nhau
Trên hình vẽ biểu diễn một loạt các Asset khác nhau: file audio WAV, file audio MP3, các hàm javascript, ảnh JPEG, ảnh GIF, một đoạn HTML, trang Web, đối tượng Flash, tài liệu XML
Thông tin về các Asset được mô tả trong Asset Metadata giúp cho việc tìm kiếm và sử dụng lại các Asset
b SCO (Sharable Content Object)
Một SCO là một tập hợp của một hoặc nhiều asset biểu diễn một tài nguyên học tập, nó sử dụng SCORM RTE để trao đổi thông tin với LMS Trong SCORM, SCO là biểu diễn mức nhỏ nhất của tài nguyên học tập được quản lý bởi LMS thông