Chia sẻ dữ liệu động giữa các hệ LMS Nguyễn Thị Tâm Trường Đại học Công nghệ Luận văn ThS chuyên ngành: Công nghệ thông tin; Mã số: 1 01 10 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Việt Hà Năm bảo vệ: 2007 Abstract: Tổng quan về E-learning: khái niệm, lịch sử phát triển, những đặc điểm chính và các đặc tả trong E-learning. Trình bày kiến trúc hệ thống trong E-learning: kiến trúc tổng quát và kiến trúc hệ thống E-learning hiện đại. Giới thiệu chuẩn biểu diễn bài giảng trong E-learning và chuẩn trong SCORM gồm: mô hình đóng gói nội dung của SCORM - SCORM CAM, môi trường thực thi của SCORM - SCORM RTE, tuần tự và điều hướng bài giảng trong SCORM - SCORM SN. Trình bày mô hình chia sẻ dữ liệu động giữa các hệ LMS. Khảo sát thực nghiệm và rút ra những kết quả đạt được về hệ thống E-learning Keywords: Chia sẻ dữ liệu, Công nghệ thông tin, Cơ sở dữ liệu, E-learning Content MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực của đời sống và xã hội ngày càng phổ biến. Đặc biệt khi Internet ra đời, các dịch vụ Internet ngày càng trở nên phong phú và tối ưu hơn. Internet trở thành kho tri thức lớn của nhân loại, mọi người có thể sử dụng Internet mọi lúc mọi nơi, rút ngắn khoảng cách, tăng hiệu suất công việc và học tập. Vấn đề đào tạo từ xưa đến nay vẫn là mối quan tâm hàng đầu của thế giới nói chung, của Việt Nam nói riêng và của từng cá nhân. Mọi người đều có nhu cầu được đào tạo, từ khi bắt đầu học chữ cho đến khi trưởng thành, và thậm chí là đến già chúng ta vẫn cần tiếp thu các tri thức của nhân loại. Tuy nhiên với cách học truyền thống trước đây sẽ có nhiều hạn chế nhưng với đào tạo điện tử - E-learning thì khoảng cách về không gian, thời gian đã được xóa bỏ. Giờ đây người học đã trở thành trung tâm của quá trình đào tạo, có thể xác định mục tiêu đào tạo, có thể lựa chọn chương trình phù hợp với nhu cầu và khả năng của bản thân. Với người dạy dưới sự trợ giúp của các công cụ sẽ dễ dàng truyền đạt các kiến thức của mình dưới nhiều hình thức đồng thời cũng có thể giám sát việc học của học viên một cách sâu sát. Thực chất thì đào tạo điện tử là một phương pháp giảng dạy mới nhưng không thể thay thế hoàn toàn phương pháp giảng dạy truyền thống trước đây. Đào tạo điện tử cung cấp các phương tiện hỗ trợ cho quá trình đào tạo của cả người học và người dạy nhằm truyền đạt cũng như tiếp thu một cách hiệu quả nhất các tri thức nhân loại. Trên thế giới hiện nay có rất nhiều đơn vị, tổ chức đang phát triển các sản phẩm liên quan đến đào tạo điện tử. Các đơn vị, tổ chức phát triển các sản phẩm của mình riêng rẽ do đó việc tái sử dụng lại các tri thức của nhau chưa được đề cao. Vì vậy, thực tế là có rất nhiều các hệ thống đào tạo điện tử E-learning trên thế giới nhưng hầu như chúng lại không thể giao tiếp với nhau được. Để giải quyết vấn đề này, nhiều tổ chức trên thế giới như AICC, IEEE, IMS, ADL….đưa ra một số chuẩn chung để các hệ thống khác nhau có thể giao tiếp được với nhau. Trong đó chuẩn SCORM do tổ chức ADL đề xuất đang là một chuẩn được sử dụng rộng rãi nhất. Hệ thống chuẩn này là một tập các đặc tả cho phép các hệ thống chia sẻ và đóng gói nội dung thành các gói nội dung có cùng định dạng. Với mô hình chia sẻ này hệ thống đào tạo muốn chia sẻ nội dung sẽ đóng gói và phân phối gói nội dung của mình cho các hệ thống khác sử dụng lại. Tuy nhiên điều này gặp một trở ngại là khi gói nội dung của hệ thống chia sẻ được cập nhật, chỉnh sửa thì gói nội dung đã được sử dụng ở hệ thống sử dụng lại không được cập nhật kịp thời, nếu muốn có được gói nội dung cập nhật hệ thống sử dụng lại phải thực hiện kết nhập lại gói nội dung mới cập nhật hay muốn chỉnh sửa gói nội dung đó thì phải thực hiện lại quá trình đóng gói. Điều này dẫn đến việc cập nhật nội dung giữa các hệ thống khó khăn và tốn nhiều công sức. Trên cơ sở đó chúng tôi lựa chọn đề tài: “Chia sẻ dữ liệu động giữa các hệ LMS” nhằm xây dựng một mô hình chia sẻ dữ liệu động trong đó các gói nội dung sẽ được lưu trữ tập trung tại kho dữ liệu trung tâm, việc cập nhật chỉnh sửa các nội dung có thể thực hiện bởi nhiều hệ LCMS, việc truy cập gói nội dung có thể thực hiện thông qua nhiều hệ LMS khác nhau với điều kiện các hệ LCMS, LMS tuân theo chuẩn giao tiếp với kho dữ liệu trung tâm. Với mô hình này, chúng tôi mong muốn tăng cường hiệu quả của quá trình chia sẻ thông tin giữa các hệ thống đào tạo điện tử khác nhau. Luận văn được cấu trúc như sau: Chương 1: Tổng quan về đào tạo điện tử, trình bày về các khái niệm cơ bản trong đào tạo điện tử, đối tượng, đặc điểm, lịch sử phát triển của E-learning. Chương 2: Kiến trúc hệ thống E-learning, trình bày về kiến trúc E-learning nói chung và tập trung giới thiệu về mô hình kiến trúc hệ thống E-learning tiên tiến trên nền Portal với các khái niệm cơ bản về Portal, các đặc trưng, dịch vụ, công nghệ xây dựng Portal. Chương 3: Chuẩn biểu diễn bài giảng. Chương này trình bày về các chuẩn, tầm quan trọng của chuẩn trong đào tạo điện tử và tập trung giới thiệu về chuẩn SCORM với các mô hình đóng gói và biểu diễn nội dung. Trong Chương 4 chúng tôi đề xuất mô hình chia sẻ dữ liệu động. Trong chương này luận văn tập trung trình bày, phân tích, xây dựng mô hình chia sẻ dữ liệu động với các chức năng, nhiệm vụ của từng thành phần trong mô hình. Luận văn đi sâu vào xây dựng mô hình dữ liệu và mô hình trao đổi thông tin giữa các hệ LMS, LCMS với kho lưu trữ trung tâm thông qua lớp giao tiếp trung gian. Chương 5: Thực nghiệm, trình bày các nội dung thực nghiệm trên cơ sở mô hình đã đề xuất. Cuối chương này là các đánh giá về kết quả đạt được và hướng phát triển trong tương lai. References Tiếng Việt [1] Nhiều tác giả, Tài liệu hội thảo về E-learning tại Hà Nội, 3/2004 [2] Một số bài viết trên cổng E-learning của Bộ Giáo Dục và Đào tạo, http://el.edu.net.vn [3] Phùng Chí Dũng, Nghiên cứu mô hình chia sẻ nội dung động cho đào tạo điện tử, Luận văn thạc sỹ, 2006. [4] Tài liệu bài giảng chạy thử nghiệm được lấy từ cơ sở dữ liệu bài giảng của các thầy cô giáo trường Đại học Thủy Lợi, 2007. Tiếng Anh [5] Advanced Distributed Learning, (2004), SCORM 2004 Overview, http://www.adlnet.org [6] Advanced Distributed Learning, (2004), Content Aggregation Model (CAM), http://www.adlnet.org [7] Advanced Distributed Learning, (2004), Run-Time Environment (RTE), http://www.adlnet.org [8] Advanced Distributed Learning, (2004), SCORM Sequencing and Navigation, http://www.adlnet.org [9] Brandon Hall Research, (2007), LMS KnowledgeBase, http://www.brandon-hall.com [10] Leonard Greenberg, (2002), LMS and LCMS What’s the Difference, http://www.learningcircuits.org [11] Moodle Documents, http://www.moodle.org [12] Ocotillo, (2002), Learning Management Systems. [13] Simonson M., et al., Teaching and Learning at a Distance - Foundation of Distance Education, Prentice Hall, 2003. [14] http://www.asia-elearning.net: What is e-Learning? [15] http://www-ti.informatik.unituebingen.de/~wege/papers/PortalServerTech.pdf [16] http://www.redbooks.ibm.com/redbooks/pdfs/sg246433.pdf: WebSphere Portal and DB2Information Integrator:A Synergistic Solution [17] http://www.cisco.com/web/learning/index.html [18] http://www.elearningeuropa.info [19] http://www.advancity.net/elearning/d_api_1.htm: What’s SCORM API? [20] http://www.iso.org/iso/home.htm [21] http://www.idc.com [22] http://www.astd.org . giữa các hệ thống khó khăn và tốn nhiều công sức. Trên cơ sở đó chúng tôi lựa chọn đề tài: Chia sẻ dữ liệu động giữa các hệ LMS nhằm xây dựng một mô hình chia sẻ dữ liệu động trong đó các. mô hình chia sẻ dữ liệu động giữa các hệ LMS. Khảo sát thực nghiệm và rút ra những kết quả đạt được về hệ thống E-learning Keywords: Chia sẻ dữ liệu, Công nghệ thông tin, Cơ sở dữ liệu, E-learning. Chia sẻ dữ liệu động giữa các hệ LMS Nguyễn Thị Tâm Trường Đại học Công nghệ Luận văn ThS chuyên ngành: Công nghệ thông tin; Mã số: 1 01 10 Người hướng