Lớp giao tiếp trung gian

Một phần của tài liệu Chia sẻ dữ liệu động giữa các hệ LMS (Trang 49 - 55)

Chúng ta thấy rằng với mô hình được xây dựng thì bất kì hệ LCMS, LMS nào cũng có thể truy xuất đến kho dữ liệu trung tâm, vậy làm thế nào để có thể đạt được điều này? Chúng tôi đề xuất đưa ra một khái niệm là lớp giao tiếp trung gian làm môi trường để LMS, LCMS, kho dữ liệu trung tâm trao đổi thông tin với nhau.

Lớp giao tiếp trung gian là lớp hỗ trợ việc trao đổi thông tin giữa các hệ thống để cho bất kì một hệ LMS, LCMS nào tuân theo chuẩn cũng có thể truy cập vào kho dữ liệu trung tâm dùng chung này.

Môi trƣờng truyền thông của lớp giao tiếp trung gian: Để thực hiện việc truyền thông trên mạng giữa các hệ LMS, LCMS và lớp giao tiếp trung gian chúng ta sẽ sử dụng chuẩn truyền thông phổ biến là giao thức HTTP.

Ngôn ngữ trao đổi thông tin tuân theo chuẩn XML.

Việc giao tiếp giữa lớp trung gian và các hệ LMS, LCMS là trong suốt đối với người dùng. Với người dùng là người quản trị nội dung hay giáo viên thì thông qua hệ LCMS của mình họ sẽ đưa yêu cầu cập nhật bổ sung nội dung bài giảng trong kho lưu trữ trung tâm, khi đó LCMS sẽ kết nối đến kho dữ liệu trung tâm thông qua lớp giao tiếp trung gian. Tương tự với người dùng là học viên thì thông qua LMS học viên đưa yêu cầu hiển thị nội dung bài giảng LMS sẽ kết nối đến kho dữ liệu qua lớp giao tiếp trung gian và cuối cùng trả về nội dung yêu cầu cho học viên. Với cách thức như vậy ta có thể thấy việc phân phối nội dung bài giảng đến người dùng có thể thực hiện theo những phương thức hoặc phân phối trực tiếp từ kho dữ liệu đến người dùng không qua hệ LMS hoặc phải qua hệ LMS.

Hình 4.2: Mô hình giao tiếp giữa giáo viên và hệ thống

Trong mô hình này với quyền hạn của mình người quản trị nội dung hay giáo viên có thể sửa đổi nội dung hay cập nhật mới bài giảng của mình vào kho dữ liệu tập trung thông qua hệ quản trị nội dung LCMS của hệ thống mình có.

Ƣu điểm của mô hình này:

- Tính chia sẻ dữ liệu một cách tự động và nhanh chóng giữa tất cả các người dùng là giáo viên cũng như học viên.

Learning Management System (LMS) Learning Management System (LMS) Learning Content Management System (LCMS) Learning Content Management System (LCMS)

Lớp giao tiếp trung gian

CSDL trung tâm …… Giáo viên Cập nhật, chỉnh sửa nội dung bài giảng Giáo viên Cập nhật, chỉnh sửa nội dung bài giảng

- Quá trình trao đổi giữa LCMS và kho dữ liệu là trong suốt đối với giáo viên. Người giáo viên chỉ cần học cách sử dụng hệ thống của mình mà không cần học thêm quá nhiều thứ khác.

Nhƣợc điểm:

- Tốc độ phản hồi của hệ thống có thể chậm do có nhiều người cùng kết nối.

- Xác thực người dùng sẽ phức tạp do cần có sự phân quyền để đảm bảo an toàn dữ liệu.

Hình 4.3: Mô hình phân phối bài giảng của hệ thống thông qua LMS

Learning Management System (LMS) Learning Management System (LMS) Learning Content Management System (LCMS) Learning Content Management System (LCMS)

Lớp giao tiếp trung gian

CSDL trung tâm …… Học viên Học viên Nội dung bài giảng Nội dung bài giảng Yêu cầu bài giảng Yêu cầu bài giảng

Với mô hình này học viên sẽ kết nối vào hệ LMS của hệ thống mình có để đưa ra yêu cầu hiển thị nội dung bài giảng, hệ LMS sẽ kết nối với kho dữ liệu thông qua lớp giao tiếp trung gian và cuối cùng bài giảng sẽ được truyền từ kho dữ liệu qua LMS phân phối cho học viên.

Ƣu điểm:

- Quá trình trao đổi giữa LMS và kho dữ liệu tập trung là trong suốt với học viên.

- Không cần xác thực người dùng mà chỉ cần xác thực hệ LMS kết nối đến kho lưu trữ.

Nhƣợc điểm:

- Tốc độ phản hồi của hệ thống có thể chậm do có nhiều người cùng kết nối.

Mô hình phân phối nội dung trực tiếp không qua hệ LMS: sau khi LMS kết

nối với kho dữ liệu để yêu cầu bài giảng toàn bộ nội dung sẽ được phân phối trực tiếp tới học viên mà không qua hệ LMS.

Ƣu điểm:

- Tốc độ phản hồi hệ thống có thể nhanh hơn do không qua LMS trung gian

Nhƣợc điểm:

- Việc giao tiếp giữa LMS và lớp trung gian sẽ không còn trong suốt đối với học viên nữa.

- Việc xác thực học viên với kho lưu trữ trung tâm sẽ phức tạp hơn rất nhiều và khó đảm bảo an toàn dữ liệu

Hình 4.4: Mô hình phân phối bài giảng của hệ thống không thông qua LMS Tổng kết

Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên hệ thống trong việc chia sẻ và tái sử dụng các gói bài giảng, trong chương này chúng tôi đã đề xuất mô hình chia sẻ nội dung động giữa các hệ thống.

Với mô hình đề xuất này chúng tôi đã xây dựng các thành phần của mô hình bao gồm kho dữ liệu trung tâm lưu trữ toàn bộ nội dung bài giảng và thông tin các khóa học; lớp giao tiếp trung gian nhằm hỗ trợ cho việc trao đổi thông tin giữa kho dữ liệu trung tâm với các hệ thống quản trị học tập LMS và hệ thống quản trị nội

Learning Management System (LMS) Learning Management System (LMS) Learning Content Management System (LCMS) Learning Content Management System (LCMS)

Lớp giao tiếp trung gian

CSDL trung tâm

……

Học viên Học viên

Nội dung bài giảng

Nội dung bài giảng Yêu cầu bài giảng Yêu cầu bài giảng

dung học LCMS. Đồng thời chúng tôi cũng đã trình bày về một số mô hình giao tiếp giữa các hệ thống như mô hình giao tiếp giữa giáo viên với toàn bộ hệ thống, mô hình phân phối nội dung bài giảng thông qua LMS và không thông qua LMS cùng các ưu, nhược điểm của mỗi mô hình.

CHƢƠNG 5 THỰC NGHIỆM

Trong chương này luận văn sẽ trình bày các nội dung triển khai thực nghiệm nhằm xây dựng mô hình chia sẻ dữ liệu như đã trình bày ở chương 4. Nội dung của chương này gồm 2 phần: phần đầu là các nội dung triển khai theo mô hình đã đưa ra, phần tiếp theo sẽ trình bày các kết quả thu được cùng các đánh giá và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Chia sẻ dữ liệu động giữa các hệ LMS (Trang 49 - 55)