Kiến trúc hệ thống E-learning trên nền Portal

Một phần của tài liệu Chia sẻ dữ liệu động giữa các hệ LMS (Trang 30 - 33)

Chúng ta đã tìm hiểu sơ lược về Portal và dưới đây là mô hình nền tảng chung nhất, tùy theo quy mô , phạm vi ứng dụng mà mỗi hệ thống E – learning sẽ̃ lại có những đặc điểm riêng.

Mô hình chung này nhƣ sau :

Hình 2.2: Mô hình hệ thống E-learning hiện đại Tầng 1: Cổng

Là một đầu vào đơn cho phép người dùng được truy cập vào các phần có liên quan của hệ thống qua một trình duyệt web chuẩn.

Tầng 2: Các dịch vụ chung

Là các dịch vụ mà mọi người đều cần, không cần chú ý tới vai trò người dùng. Chúng không bị ràng buộc và phụ thuộc vào bất kỳ chức năng nào. Và do đó không thể tích hợp một cách riêng lẻ với các đơn vị giáo dục của gói e-learning. Có 3 loại dịch vụ chung:

Quản lý người dùng (User Management): Nhận dạng, theo dõi, và xác

định quyền cho mỗi người dùng của hệ thống. Cung cấp một ID có thời hạn cho người dùng bất kể vai trò và khả năng thay đổi vai trò của họ. Cung cấp giao diện phù hợp cho bất kể người dùng nào (học viên, giáo viên, quản trị viên ...)

Hợp tác (Collaboration): Trao đổi thông tin giữa tất cả người dùng trong

Quản lý sự kiện (Event Management): Cung cấp lịch, thời khoá biểu và

chức năng nhắc việc đối với người dùng.

Tầng 3: Dịch vụ đào tạo

Là tất cả các dịch vụ cung cấp khả năng linh hoạt cao nhất cho việc tạo nguồn, đóng gói và thể hiện nội dung, việc cho điểm và đánh giá sinh viên, việc kết hợp của bản ghi người sử dụng đối với các hệ thống quản lý đào tạo hợp tác khác. Nó gồm các hệ thống:

LCMS (Learning Content Management System): là một ứng dụng phần

mềm có thể cho phép người dùng tạo nội dung, lưu trữ, đánh giá, quản lý và phân phối những nội dung đào tạo đến người học. LCMS tạo ra khả năng mềm dẻo nhất trong quá trình xử lý của tác giả, cho phép người dùng tự xác định những vai trò cần thiết trong phần mềm và định nghĩa ra những luồng hoạt động để quản lý.

LMS (Learning Managent Syst): là một phần mềm quản lý các sự kiện

đào tạo. LMS ghi nhận người dùng, tạo các khoá học trong những danh sách khóa học, ghi nhận các dữ liệu từ người dùng và cung cấp các bản thông báo cho việc quản lý. Một hệ LMS được thiết kế đặc trưng để có thể tạo nên những khóa học từ nhiều nguồn xuất bản và nhiều nhà cung cấp. Đồng thời lưu giữ và cá nhân hóa các kế hoạch phát triển cho học viên và các công việc đào tạo có liên quan tới học viên. LMS có thể cung cấp cho các học viên sự lựa chọn tốt về tài nguyên, về phân phối nội dung đào tạo, và chia nhỏ nhất các nội dung được sử dụng.

Hệ thống đánh giá (Assessment): Là phần mềm đánh giá khả năng của

học viên đối với khóa học, sử dụng một loạt các tài liệu, từ những câu hỏi lựa chọn tới những công thức phức tạp hơn, với điểm số nhiều hơn (như bài tổng kết, bài tập lớn...). Nó cho phép chọn những tài liệu đánh giá phù hợp nhất cho một khóa học cụ thể và hoặc học viên cụ thể và hỗ trợ việc thực hiện đánh giá bảo mật và có chứng nhận.

Hệ thống quản lý đào tạo (Administration): Một vài hệ thống vẫn cho

phép người quản lý có thể truy nhập và đối chiếu bằng tay giữa hệ thống và cơ sở dữ liệu, do đó làm giảm hiệu quả và dễ lỗi. Một giải pháp được lựa chọn là tạo cho người quản lý khả năng nhìn bao quát tất cả các học viên, giáo viên và những người dùng của hệ thống, cho phép tổng hợp dễ dàng, liên tục dữ liệu liên quan thông qua hệ thống quản lý đào tạo.

Tầng 4 : Cơ sở dữ liệu (Database(s))

Tất cả các giải pháp cơ sở dữ liệu hỗ trợ người dùng và quản lý, giải pháp cơ sở dữ liệu phải đảm bảo cho người dùng hoàn toàn tự do về phần cứng và nhà sản xuất.

Có thể nói, đây là mô hình kiến trúc tiên tiến, đảm bảo cho hệ thống tính độc lập giữa các thành phần, giữa phần cứng và phần mềm, đồng thời cũng tạo ra sự linh hoạt trong việc thêm bớt chức năng thuận lợi cho việc sửa chữa nâng cấp sau này.

Tổng kết

Như vậy chúng ta đã cùng tìm hiểu về kiến trúc của hệ thống E-learning nói chung và kiến trúc hệ thống E-learning trên nền Portal nói riêng cùng các khái niệm về công nghệ Portal. Với sự phát triển ngày càng cao của công nghệ khi hệ thống E- learning được tích hợp vào Portal của các trường học hay của các doanh nghiệp thì hệ thống E-learning sẽ tương tác tốt với các hệ thống khác như hệ thống quản lý sinh viên, hệ thống quản lý giáo viên, lịch đào tạo, … hay các hệ thống của doanh nghiệp như hệ thống quản lý nhân sự, lương,…mà chúng ta chỉ cần một lần đăng nhập. Cũng chính do những đặc tính riêng có của Portal mà xu hướng đào tạo điện tử trong tương lai sẽ được xây dựng trên nền Portal hiện đại.

CHƢƠNG 3 CHUẨN BIỂU DIỄN BÀI GIẢNG

Một phần của tài liệu Chia sẻ dữ liệu động giữa các hệ LMS (Trang 30 - 33)