1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thực trạng vệ sinh trường học và sức khỏe học sinh tại 3 trường phổ thông huyện gia lâm -hà nội năm 2010-2011

59 1,8K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 629 KB

Nội dung

Lời cảm ơn Trong quá trình học tập và nghiên cứu,em luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình và có hiệu quả của thầy cô giáo, cha mẹ em,em gái em và các bạn cùng lớp Y6A,các trung t

Trang 1

Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Bé Y TÕ

TR¦êNG §¹I HäC Y Hµ NéI

PH¹M HOµNG ANH

NGHI£N CøU THùC TR¹NG VÖ SINH TR¦êNG HäC Vµ SøC KHáE HäC SINH T¹I 3 TR¦êNG PHæ TH¤NG

HUYÖN GIA L¢M - Hµ NéI N¡M 2010-2011

KHãA LUËN TèT NGHIÖP B¸C SÜ §A KHOA

Thầy hướng dẫn khoa học : PGS.TS Chu Văn Thăng Ths Chử Thị Chung

Trang 2

Hµ NéI - 2011

Trang 3

Lời cảm ơn

Trong quá trình học tập và nghiên cứu,em luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình và có hiệu quả của thầy cô giáo, cha mẹ em,em gái em và các bạn cùng lớp Y6A,các trung tâm Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới:

Cha mẹ em, những người đã sinh thành ,nuôi dưỡng và hướng nghiệp cho em

PGS.TS Chu Văn Thăng ,Trưởng bộ môn Sức Khỏe Môi trường Đại học Y Hà Nội, người thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em thực hiện, hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Trường-Ths Chử Thị Chung, cán bộ khoa cộng đồng trung tâm y tế Hà Nội,người đồng hướng dẫn và giúp đỡ em thực hiện, hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Ban giám hiệu ,phòng đào tạo đại học,thư viện ,các thầy cô giáo các bộ môn đặc biệt là các thầy cô giáo bộ môn Sức Khỏe Môi Trường của trường Đại học Y Hà Nội đã dạy dỗ chỉ bảo cho em trong suốt quá trình làm khóa luận

Trung tâm y tế Hà Nội khoa cộng đồng cùng với ban giám hiệu,các thầy cô giáo,các tổ chức y tế học đường và học sinh 3 trường :Đa Tốn, Kim Sơn, Cao Bá Quát đã tạo điều kiện thuận lợi để em thực hiện khóa luận

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè em : bạn Minh Hằng,bạn Cẩm Tú, bạn Viên Long cùng các bạn trong lớp Y6A và toàn bộ các bạn làm khóa luận tốt nghiệp ở khoa với em, đã động viên,khuyến khích, giúp đỡ em mọi mặt trong quá trình làm khóa luận này

Trang 5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi: Phòng Đào tạo trường Đại học Y Hà Nội

Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp

Bộ môn Sức khỏe môi trường, trường Đại học Y Hà Nội

Tôi là Phạm Hoàng Anh, sinh viên lớp Y6A, hệ bác sỹ đa khoa, khóa 2005-2011

Tôi xin cam đoan rằng nghiên cứu này là của riêng tôi Những số liệu trong nghiên cứu là do tôi thu thập tại 3 trường : tiểu học Đa Tốn, trung học

cơ sở Kim Sơn, trung học phổ thông Cao Bá Quát một cách tỷ mỷ, chính xác

và trung thực

Kết quả thu được trong nghiên cứu chưa được đăng tải trên bất kỳ một tạp chí hay công trình khoa học nào Các bài trích dẫn đều là những tài liệu đã được công nhận

Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2011

Phạm Hoàng Anh

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

KSK Khám sức khoẻ

NCSK Nâng cao sức khỏe

VSMT Vệ sinh môi trường

VSTH Vệ sinh trường học

WHO Tổ chức Y tế thế giới (Worl Health Organization)YTTH Y tế trường học

Trang 8

Mục Lục

Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O 1

Bé Y TÕ 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 7

Mục Lục 8

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 3

1.1.Vài nét về sức khỏe học sinh trong trường học: 3

1.2.Vài nét về một số bệnh học đường: 7

1.3.Khái niệm về vệ sinh trường học: 11

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

2.1.Địa điểm nghiên cứu: 19

2.2.Đối tượng nghiên cứu 19

2.3.Phương pháp nghiên cứu 19

2.4.Thời gian nghiên cứu 26

2.5.Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 26

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26

3.1.Đặc điểm chung về 3 trường học thuộc Huyện Gia Lâm 26

3.2.Thực trạng vệ sinh trường học của 3 trường khối phổ thông tại huyện Gia Lâm Hà Nội năm học 2010 - 2011 27

3.3.Thực trạng sức khỏe học sinh của 3 trường khối phổ thông tại huyện Gia Lâm Hà Nội năm học 2010 - 2011 31

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 36

4.1.Thực trạng sức khỏe học sinh: 36

4.2.Thực trạng vệ sinh trường học: 38

KẾT LUẬN 40

KIẾN NGHỊ 41

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O 1

Bé Y TÕ 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 7

Mục Lục 8

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 3

1.1.Vài nét về sức khỏe học sinh trong trường học: 3

1.2.Vài nét về một số bệnh học đường: 7

1.3.Khái niệm về vệ sinh trường học: 11

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

2.1.Địa điểm nghiên cứu: 19

2.2.Đối tượng nghiên cứu 19

2.3.Phương pháp nghiên cứu 19

2.4.Thời gian nghiên cứu 26

2.5.Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 26

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26

3.1.Đặc điểm chung về 3 trường học thuộc Huyện Gia Lâm 26

3.2.Thực trạng vệ sinh trường học của 3 trường khối phổ thông tại huyện Gia Lâm Hà Nội năm học 2010 - 2011 27

3.3.Thực trạng sức khỏe học sinh của 3 trường khối phổ thông tại huyện Gia Lâm Hà Nội năm học 2010 - 2011 31

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 36

4.1.Thực trạng sức khỏe học sinh: 36

4.2.Thực trạng vệ sinh trường học: 38

KẾT LUẬN 40

KIẾN NGHỊ 41

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay, lứa tuổi học đường được cả xã hội đặc biệt quan tâm.Vì đây là

độ tuổi các em phát triển về mọi mặt cả về thể chất và trí tuệ.Một câu hỏi mà bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng như toàn xã hội đặt ra là làm sao các em được học tập,rèn luyện,vui chơi trong môi trường lành mạnh,và an toàn.Cùng với

sự phát triển mọi mặt của đất nước, thì vấn đề đó càng được quan tâm

Trường học là môi trường để các em phát triển toàn diện về tinh thần,thể chất,đạo đức.Rất nhiều bệnh ở lứa tuổi học trò như cong vẹo cột sống,cận thị,bệnh răng miệng.1 số bệnh truyền nhiễm khác như cúm,sởi,quai bị,đau mắt đều có thể nguyên nhân từ môi trường trường lớp.Để các em hạn chế tối

đa những ảnh hưởng bất lợi từ môi trường này thì vệ sinh trường học cần được quan tam đúng mức

Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 về việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới đã đề cập đến việc cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường học tập, đảm bảo nguồn lực cho các hoạt động y tế các trường học, chăm lo sức khoẻ học sinh Quán triệt tinh thần chỉ đạo, ngày 12/07/2006 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị số 23/2006/CT-TTg quy định vai trò cụ thể của từng Bộ, Ban, Ngành trong công tác y tế trường học [9] Các Bộ, Ban, Ngành cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo, quyết định, thông tư liên tịch hướng dẫn và phối hợp thực hiện nhằm

cải thiện VSMT, VSTH nâng cao sức khoẻ trường học[5], [6]

Nhiều tổ chức cũng đã triển khai các chương trình dự án nâng cao sức khoẻ trường học như Quỹ Nhi đồng liên hiệp quốc, Tổ chức Y tế thế giới, Ngân hàng thế giới, tổ chức Plan tại Việt nam, Tổ chức mắt hột quốc tế [46].Công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh trường học có vai trò quan trọng đối

Trang 11

với sức khoẻ về thể chất, tinh thần và kết quả học tập của các em:”Trẻ em hôm nay,thế giới ngày mai”,”Tất cả vì tương lai con em chúng ta”,”Tất cả vì học sinh thân yêu”

Hiện nay hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta đã có từ thành thị,nông thôn ,miền núi,cho đến vùng biên giới hải đảo.Chúng ta đã có hơn 20000 trường phổ thông với hơn 14 triệu học sinh,trong đó có hơn 10 triệu học sinh tiểu học,3,3 triệu học sinh trung học cơ sở và gần 1 triệu học sinh phổ thông trung học

Cho tới nay đã có một số nghiên cứu trong nước và ngoài nước nghiên cứu

về vấn đề học đường Hà Nội là thủ đô,là trung tâm văn hóa chính trị của cả nước.Cũng đã có các công trình nghiên cứu về SKHS và VSMT ở Hà Nội nhưng chưa có tính chất hệ thống Gia Lâm là một huyện ở Hà Nội hiện tại chưa có 1 nghiên cứu nào về thực trạng vệ sinh trường học và sức khỏe học sinh khối phổ thông ở nơi đây.Vì vậy em tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu:

- Mô tả thực trạng vệ sinh môi trường tại ba trường PTTH của huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội năm 2010-2011

- Mô tả thực trạng sức khỏe học sinh tại ba trường PTTH của huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội năm 2010-2011

Từ đó đề xuất 1 số biện pháp nhằm góp phần giải quyết vấn đề vệ sinh trường học và nâng cao sức khỏe học sinh cho các trường tại huyện huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội trong những năm học sau

Trang 12

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN1.1.Vài nét về sức khỏe học sinh trong trường học:

Các em học sinh trong quá trình học tập của mình đã bị tác động nhiều yếu tố của gia đình,nhà trường,môi trường thiên nhiên.Những yếu tố đó ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình phát triển về thể lực,tinh thần và cả tri thức của các em.Để hạn chế tối đa sự gia tăng của các bệnh học đường như là bệnh cận thị,bệnh cong vẹo cột sống,các bệnh về răng miệng cũng như đảm bảo sức khỏe cho các em học tập tốt,đồng thời phát hiện các bệnh bẩm sinh,mạn tính như thấp tim,tim bẩm sinh thì y tế học dường cần được quan tâm,và có mối liên hệ chặt chẽ với nhà trường và gia đình,xã hội

.1.1.1 Nghiên cứu thế giới về sức khỏe học sinh:

Cho tới nay nhiều nước trên thế giới đã có những nghiên cứu về sức khoẻ học sinh, nhưng chủ yếu tập trung các bệnh liên quan đến quá trình học tập của các em, đó là bệnh biến dạng cột sống và bệnh cận thị trường học

Morgan K.S, Kenemer J.C (1997) điều tra 14.075 trẻ em tuổi nhà trẻ và học sinh từ lớp 1 đến lớp 4 tại 70 trường thuộc 5 bang phía Tây Nam nước Mỹ đã đưa ra tỷ lệ cận thị là 4,5% [64]

Cong vẹo cột sống đã được phát hiện rất sớm trong lịch sử y học Hypocrat là một trong những tác giả đầu tiên mô tả về cong vẹo cột sống, đặt tên là Scoliosis Đến thế kỷ 18 - 19, các nhà nghiên cứu đã tìm ra nguyên nhân, bệnh sinh của bệnh cong vẹo cột sống một cách đầy đủ, rõ ràng hơn Đây là thời điểm đánh dấu bước phát triển to lớn trong việc phòng và chữa trị bệnh trường học [58]

Năm 1982 tại Singapore J S Daruwalla và các cộng sự khám sàng lọc cho 110.744 học sinh ở các nhóm tuổi 6 - 17 tuổi, cho thấy: tỷ lệ cong vẹo cột sống ở nhóm 6 - 7 tuổi là 0,12%, nhóm 11 - 12 tuổi là 1,7%, nhóm 16 - 17

Trang 13

Một số công trình nghiên cứu cho thấy SK của HS có sự khác biệt giữa các vùng miền Tại các nước đang phát triển, HS chủ yếu mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính Các nghiên cứu này chưa được thực hiện tại trường học mà chủ yếu thực hiện ở các cơ sở y tế Kết quả nghiên cứu của Skai và cộng sự tại bệnh viện Băng Cốc Thái Lan cho thấy: 45% HS đến khám bệnh là do mắc các bệnh về đường hô hấp, 8,5% là do các bệnh nhiễm trùng khác [65].

.1.1.2.Các nghiên cứu ở Việt Nam về sức khỏe học sinh:

Cho tới nay tại Việt Nam có nhiều nghiên cứu về tình hình sức khoẻ HS nhưng chủ yếu là các bệnh học đường ở học sinh (cong vẹo cột sống, cận thị), tai nạn thương tích ở học sinh như nghiên cứu của Trần Văn Dần [13], [14], [15], [16], [17], Nông Thanh Sơn [36], Hoàng Văn Tiến [44], nghiên cứu mối liên quan giữa môi trường sống và SK của HS như Nguyễn Võ Kỳ Anh [1] Theo điều tra của Phạm Văn Hán trên 504 học sinh gồm 4 lớp cấp II tại Thị Trấn Minh Đức - Thuỷ Nguyên - Hải Phòng năm 1998 cho thấy: Tỷ lệ cong vẹo cột sống từ 18,6% - 27,9% [24]

Kết quả nghiên cứu của Phạm Ngọc Khái và cộng sự năm 1998 về tình hình sức khoẻ bệnh tật của 11.935 học sinh 6 - 15 tuổi ở các trường THCS, tiểu học, Mẫu giáo vùng nông thôn Thái Bình cho thấy: trẻ mắc bệnh răng, hàm mặt là 39,8% [27]

Hồng Xuân Trường nghiên cứu một số yếu tố môi trường liên quan đến

SK bệnh tật ở HS Khermer tỉnh Kiên Giang 2001 cho thấy: Bệnh tật của học sinh Khmer: bệnh hô hấp 52,0%, mắt hột 30,2%, bệnh ngoài da 52,5%, bệnh răng lợi 73,3% (học sinh Khmer), và 82,5% (học sinh Kinh) [47]

Vũ Thị Liên nghiên cứu năm 2001 ở học sinh phổ thông Thái Nguyên cho thấy: Tỷ lệ cong vẹo cột sống của học sinh là 10,4%, ở học sinh THCS 13,0% cao hơn học sinh TH (10,9%), học sinh THPT (7,2%) [28]

Trang 14

Nghiên cứu của Đặng Đức Nhu ở học sinh quận Hoàn Kiếm - Hà Nội năm học 2000 - 2001 cho thấy: Tỷ lệ cận thị và cong vẹo cột sống tương ứng là 29,9% và 28,6% Tỷ lệ cận thị và gù cột sống tăng dần theo cấp học [34].Đặng Anh Ngọc nghiên cứu tật cận thị ở 2.508 HS tiểu học, THCS Hải Phòng cho thấy: Tỷ lệ cận thị tăng tỷ lệ thuận theo khối, ở nội thành cao hơn ngoại thành [32].

Hoàng Văn Tiến, Đào Thị Mùi, Trần Văn Dần (2004 - 2007) nghiên cứu tình hình bệnh chương trình học đường và cong vẹo cột sống ở HS Hà Nội chủ yếu đề cập đến hai bệnh học đường và các yếu tố liên quan [45]

Nguyễn Quang Tân nghiên cứu về tình hình cong vẹo cột sống và một số yếu tố ảnh hưởng ở HS phổ thông nội thành Hà Nội năm 2005 cho thấy: Tỷ lệ

HS phổ thông khu vực nội thành bị cong vẹo cột sống là 16,3%, tỷ lệ này tăng lên theo cấp học: tiểu học là 13,1%, THCS: 19,9%, THPT: 18,7% [40]

Nghiên cứu của Đào Thị Mùi về cong vẹo cột sống ở 2.771 học sinh tại

12 trường phổ thông Hà Nội năm học 2004 - 2005 cho thấy: tỷ lệ cong vẹo cột sống ở học sinh phổ thông tại Hà Nội là 18,9%, ở nam là 49,9%, ở nữ là 50,1% Tỷ lệ này phân bố không tăng dần theo cấp học: khối 9 là 22,2%, khối

12 là 18,8%, khối 5 là 17,6%, khối 1 là 17,0% [30]

Kết quả nghiên cứu của Chu Văn Thăng và cộng sự tại tỉnh Phú Thọ, Quảng Bình và Đồng Nai năm 2008 - 2009 cho thấy: trong 2 tuần qua HS chủ yếu mắc các bệnh cấp tính như sổ mũi (57%), ho (54%), sốt (30%), đau họng, mũi, tai (30%) Tỷ lệ HS khai báo mắc cận thị là 19%, cong vẹo cột sống là 4% Tỷ lệ HS khai báo bị cận thị ở thành thị là 27%, vùng đồng bằng 20%, miền núi 12% Tỷ lệ cong vẹo cột sống không có sự khác biệt giữa 3 vùng [41] Nghiên cứu của Phạm Hồng Hải về thực trạng vệ sinh lớp học và một số bệnh thường gặp của học sinh Thành phố Thái Nguyên năm 2003 cho thấy:

Trang 15

Tỷ lệ học sinh bị bệnh sâu răng là 38,3%, trong đó tiểu học 59,2%, THCS 20,0%; tỷ lệ HS bị cận thị là 10,0%, trong đó HS tiểu học 9,3%, THCS 10,7%, bệnh có xu hướng tăng dần theo cấp học, tỷ lệ HS bị tai mũi họng là 9,2%, trong đó tiểu học 13,9%, THCS 5,1%, tỷ lệ học sinh bị cong vẹo cột sống có cấu trúc 4,8%, cong vẹo cột sống không cấu trúc là 17,6%, bệnh có

xu hướng tăng dần theo cấp học, tỷ lệ học sinh bị bệnh nội tiết là 3,6%, bệnh nội khoa là 1,2%, bệnh thần kinh 0,3% Phân loại SK theo mức độ A, B, C: Tỷ lệ học sinh có sức khoẻ loại A là 39,7%, loại B là 60,1%, loại C là 0,2% Phân loại theo mức độ I, II, III: Tỷ lệ học sinh có SK loại I là 99,9%, loại II: 0%, loại III: 0,1% [23]

Nghiên cứu của Trần Thị Kim Oanh về thực trạng hoạt động y tế trường học và tình hình sức khoẻ HS phổ thông quận Thanh Xuân - Hà Nội trong 5 năm (2004 - 2008) cho thấy: Học sinh đạt sức khoẻ tốt và rất tốt tương đối cao và ổn định trong 5 năm học (khoảng 96%) Các bệnh HS hay mắc nhất trong 4 tuần qua là: ho (53,6%), sổ mũi (52,9%), đau họng, mũi, tai (20,4%), cận thị (20,3%) Tỷ lệ học sinh THCS mắc cận thị có xu hướng tăng dần (5,3% vào năm học 2004 - 2005 đến 28,7% vào năm học 2007 - 2008) Tỷ lệ này ở học sinh tiểu học cao vào năm học 2004 - 2005 (13,8%), nhưng có xu hướng giảm và ổn định trong các năm học sau [35]

Bên cạnh các nghiên cứu về việc đánh giá tình trạng sức khoẻ HS trong trường học, một số nghiên cứu cũng đưa ra hình thức đánh giá sức khoẻ HS thông qua việc KSK định kỳ hàng năm như nghiên cứu của Lê Thị Thanh Hương [30], Đặng Thị Nhài [33]

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội về điều tra thực trạng một số bệnh của học sinh phổ thông và hoạt động y tế học đường tại Hà Nội năm 2009 cho thấy: trong số 16.024 học sinh các trường phổ thông tại Hà Nội được khám, có 5.087 HS mắc bệnh về tai mũi họng (chiếm 31,7%), 1.327 HS mắc các

Trang 16

bệnh nội khoa (chiếm 8,6%), 1.415 học sinh mắc các bệnh ngoại khoa (chiếm 8,8%), 1.335 HS mắc bệnh về da liễu (chiếm 8,3% Tỷ lệ HS mắc bệnh về mắt 32,9%, trong đó 30,2% bị cận thị (chiếm 91,8% các bệnh về mắt) và có xu hướng tăng dần theo bậc học (cấp 1: 20,4%, cấp 2: 29,6%, cấp 3: 36,9%) Tỷ lệ HS mắc bệnh về răng miệng chiếm 41,2%, tỷ lệ HS bị sâu răng là 10,8% (chiếm 26,2% các bệnh về răng miệng) [38].

1.2.Vài nét về một số bệnh học đường:

1.2.1.Cong vẹo cột sống:

−Giải phẫu và sinh lý cột sống:Cột sống là cột trụ vững chắc của thân người,là chỗ dựa vững chắc c các hê thống cơ quan phát triển,bảo vệ tủy sống.Nhờ đó cơ thể người có thể vận động một cách linh hoạt để đáp ứng các nhu cầu hoạt động của cuộc sống cá nhân.Cột sống chạy dài từ mặt trước xương chẩm đến hết xương cụt gồm 32-34 đốt sống khớp vào nhau

−Biến dạng cột sống là hiện tượng cột sống có hình dạng khác với bình thường.Bình thường nhìn phía sau lưng cột sống thẳng như dây dọi.nếu lệch sang bên là vẹo cột sống.nhìn nghiêng cột sống có những đoạn cong sinh lý,nếu những đoạn này cong quá mức bình thường gọi là cong cột sống

−Ngoài những nguyên nhân mắc phải như:còi xương, di chứng bại liệt,bệnh cơ thần kinh,chấn thương cột sống thì nguyên nhân chr yếu là do tư thế xấu trong học tập,ngồi học không đúng tư thế (ngồi chen chúc,ngồi những bàn ghế không đúng quy định ,ngồi ngực tỳ vào bàn ),đứng học nằm học,do thiếu ánh sáng ở nơi ngồi học làm học sinh phải ngồi veo một bên để hoc ở chỗ sáng Tất cả nguyên nhân trên nếu không được phát hiện và uốn nắn kịp thời sẽ ảnh hưởng xấu đến các em về phát triển cơ thể đặc biệt là cột sống

−Hình dạng và mức độ cong vẹo cột sống:

Cong vẹo cột sống thường gặp một số hình dạng như hình chữ C thuận

Trang 17

hoặc chữ C ngược,hình chữ S thuận,Chữ S ngược,gù, ưỡn

Cong vẹo cột sống được chia làm 4 mức độ

+ Mức độ I:Cột sống thẳng,độ lệch cột sống bằng o

+ Mức độ II:Cong vẹo cột sống sinh lý,độ lệch từ 0,1 đến 2,9 độ Scoliosis

+ Mức độ III:nguy cơ cong vẹo cột sống,độ lệch từ 3 đến 4,9 độ Scoliosis

+ Mức độ IV:Cong vẹo cột sống thực sự,độ lệch ≥5 độ Scoliosis

1.2.2.Bệnh,tật ở mắt:

Mắt là cửa sổ tâm hồn.Các bệnh,tật ở mắt rất nhiều.Nhưng ở đây chúng

ta chỉ xét các bệnh,tật ở mắt có liên quan đến các yếu tố ở trường học,điển hình là cận thị.Cận thị là một tật khúc xạ của mắt khiến mắt chỉ nhìn rõ các vật ở gần,không thấy các vật ở xa do độ hội tụ của mắt tăng quá mức bình thường[15].Cận thị có thể do bẩm sinh là sai lạc của quá trình phát triển phôi thai[37],do sự bất thường của các thành phần cấu tạo khúc xạ nhãn cầu ,do di truyền chiếm khoảng 30% trong tổng số bệnh cận thị[40].Ngoài ra còn nguyên nhân mắc phải gặp ở lứa tuổi học đường.Các yếu tố nguy cơ gây ra :hệ thống chiếu sáng không đầy đủ,bàn ghế không đạt tiêu chuản vệ sinh,học tập không khoa học như học lúc sáng sớm,tư thế ngồi học không đúng,chế độ học tập quá căng thẳng.Gần đây,do trò chơi điện tử,xem băng đĩa hoạt hình,đọc truyện tranh kém chất lượng,sử dụng vi tính quá nhiều.Các trò giải trí này đã chiếm quá nhiều thời gian của các em khiến mắt điều tiết liên tục không thư giãn lâu dần dẫn đến cận thị

Mắt kém sẽ ảnh hưởng đến học tập, lao động, rèn luyện đến tương lai của các em về chọn ngành nghề và vẻ đẹp thẩm mỹ của con người

Có 2 loại cận thị là cận thị bệnh lý và cận thị đơn thuần

Ngoài cận thị ra thì bệnh ở mắt vẫn còn các bệnh khác cần được chú ý là bệnh mắt hột,bệnh viêm kết mạc,và một số bệnh khác

Trang 18

1.2.3.Bệnh răng miệng:

Bện răng miệng rất phức tạp và có nhiều loại bệnh,trong đó có sâu răng

và viêm quanh răng là 2 bệnh phổ biến nhất trong các bệnh răng miệng Tổ chức WHO đã xếp sâu răng là tai họa thứ 3 của loài người sau tim mạch và ung thư [25]Chi phí chữa bệnh và phục hồi ăn nhai ở 1 số nước rất lớn vì vậy nhiều nước đã quan tâm đến vấn đề này

Bệnh sâu răng là một bệnh phổ biến và tồn tại từ rất lâu.Theo WHO,sâu răng là sự phá hủy tổ chức cứng của răng như men răng,ngà răng [52].Tổn thương răng là kết quả của sự phá hủy khoáng chất do axit được tạo bởi sự lên men của thức ăn ,bột đương Sau khi ăn uống thành lỗ sâu.Qua lỗ sâu vi khuẩn thâm nhập vào tủy răng gây viêm tủy răng và viêm quanh cuống răng [27]

Đã có nhiều giả thuyết về nguyên nhân sâu răng như :

Sơ đồ Key thể hiện tác động của 3 yếu tố:thức ăn,vi khuẩn và chất lượng răng thiếu 1 trong 3 yếu tố không thể gây sâu răng

C

Chất lượng răng Thức ăn Vi khuẩn

Trang 19

Sơ đồ White

Sâu răng=sự hủy khoáng >tái khoáng

Bên cạnh bệnh sâu răng thì viêm lợi và viêm quanh răng cũng là những bệnh hay gặp.Nguyên nhân chủ yếu là do kích thích của vi khuẩn từ mảng bám răng

Trang 20

Nhóm bệnh về Tai –Mũi –Họng rất đa dạng ,phức tạp gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.Mũi và Họng

là cửa ngõ hệ hô hấp ,nhóm bệnh về Tai-Mũi-Họng có liên quan mật thiết với nhau,trong đó hay gặp là viêm họng(cấp tính,mãn tính)viêm mũi,viêm tai giữa,viêm xoang.Nhiều tác giả trên thế giới và trong nước đã quan tâm nghiên cứu đến nhóm bệnh này đặc biệt ở lứa tuổi học sinh

1.3.Khái niệm về vệ sinh trường học:

1.3.1.Vài nét về lịch sử nghiên cứu vệ sinh trường học:

-Trên thế giới:

Tuổi học đường là lứa tuổi cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của mỗi

cá nhân.Học sinh trong lứa tuổi đi học phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12 đều đến trường.Dụng cụ học tập,môi trường học tập là những thứ mà các em tiếp xúc nhiều nhất.Các bệnh học đường phần lớn đều hình thành trong quá trình các em học tập.Chính vì thực tế đó mà vệ sinh trường học ra đời.Một môn khoa học gắn liền với trường học.Vệ sinh học đường là một hệ thống các các phương pháp,biện pháp can thiệp nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe củ học sinh

Vệ sinh học đường đã ra đời và phát triển từ rất lâu.Việc chú trọng đến vấn đề ánh sáng, yên tĩnh,diện tích lớp học trong quá trình xây dựng trường lớp đã có từ thế kỷ thứ XIII.Và đã có những cuốn sách giáo khoa về vệ sinh học đường,các yêu cầu kiểm tra về y tế học đường.Từ năm 1864 đến năm

1866, Giáo sư y học nhãn khoa Breslauer và Hermann Cohn đã nghiên cứu sự tăng nhanh của bệnh cận thị trường học và đặt ra các yêu cầu về chiếu sáng lớp học Năm 1882, S.S Erismann đã nói: “ Vệ sinh là khoa học về sức khỏe cộng đồng”,“ Y học dự phòng là khoa học của y học”[24] Tuy lúc đó các công trình nghiên cứu về vấn đề vệ sinh trường học còn quá ít nhưng nó đã đặt cơ sở cho các nghiên cứu sau này Hệ thống y tế học đường bắt đầu phát triển vào thế kỉ XIX, các bác sĩ, y tá học đường đã hoạt động giới hạn trong các biện pháp dự phòng nhằm chống lại các bệnh dịch trong trường học nhưng

Trang 21

bệnh học đường vẫn chưa được quan tâm đúng mức Việc cộng tác chặt chẽ của các cơ sở phòng bệnh và các bác sĩ học đường đã đánh dấu một bước tiến mạnh mẽ và các vấn đề sức khỏe của học sinh bắt đầu được quan tâm vào đầu thế kỉ XX Và khi có sự tham gia của toán học thống kê thì hàng loạt các công trình nghiên cứu đã được tiến hành và công bố như công trình của Gaspar vào năm 1937 nghiên cứu về sự phát triển thể lực của học sinh thành phố Stugate trong 10 năm và ông nhận thấy sức khỏe của học sinh bị ảnh hưởng rõ rệt qua đời sống xã hội và chiến tranh ví dụ: cân nặng, chiều cao.

-Ở Việt Nam:

Từ trước năm 1960, chúng ta chưa có một công trình nghiên cứu nào về

vệ sinh trường học Và từ đầu thập kỉ 60 đã có văn bản quy chế tạm thời về ánh sáng, tới năm 1977 đã có điều luật về giữ vệ sinh do Chủ tịch hội đồng bộ trưởng Phạm Văn Đồng ký Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, một cuộc điều tra lớn về tình hình thể lực và bệnh tật của học sinh tại 13 tỉnh, thành phố phía Bắc Nhà nước ta đã có những chỉ thị, văn bản về việc giữ gìn nâng cao sức khỏe cho học sinh với sự phối hợp của các bộ ngành thực hiện Qua đó ta có thể thấy rõ rằng Đảng và Nhà nước đã thấy được tầm quan trọng của công tác vệ sinh trưởng học Môi trường nhà trường là yếu tố tác động trực tiếp đến sức khỏe,kết quả học tập của các em kèm với việc giáo dục về vệ sinh tự rèn luyện và bảo vệ sức khỏe cho bản thân Vệ sinh trường học bao gồm vệ sinh môi trường và vệ sinh lớp học

Vệ sinh lớp học nghiên cứu về sự phù hợp về sinh lý người và công cụ học tập như bàn ghế, bảng viết Trong xây dựng trường học nên chú ý giải quyết chống nóng, chống rét Tận dụng tối đa gió, ánh sáng tự nhiên, hệ thống chiếu đèn đảm bảo không chói lóa, sấp bóng Có những tiêu chuẩn vệ sinh về

độ cao của bảng, khoảng cách giữa bảng và học sinh

Trang 22

VSMT là một trong các nội dung YTTH, chủ yếu giải quyết tốt phân, rác thải, nước thải, khí thải trong trường, quan tâm trồng cây xanh, hoa, thảm cỏ đảm bảo uống nước tinh khiết, vô trùng, dùng bếp đun không khói, lọc nước để làm trong nước, đủ sọt rác có nắp đậy, đủ sân chơi bãi tập sạch thoáng mát, ít bụi và an toàn, thải tốt nước mưa và nước sinh hoạt hàng ngày, không để ứ đọng [16].

1.3.2.Yêu cầu về vệ sinh lớp học trong trường học

Theo Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về vệ sinh trường học:

Diện tích phòng học cho một học sinh:

Trung bình từ 1,10m2 đến 1,25m2 cho một học sinh

Kích thước phòng học

Chiều dài không quá 8,5m, chiều rộng không quá 6,5m, chiều cao 3,6m

Điều kiện chiếu sáng phòng học

Chỉ số chiếu sáng phòng học: 1/4 -1/5

Chỉ số chiếu sáng phòng học là tổng diện tích các cửa sổ có nguồn sáng tự nhiên lọt qua chia cho tổng số diện tích phòng học, không kể diện tích cửa

ra vào và trừ bớt phần trăm diện tích cửa sổ nếu có (trừ 10% diện tích cửa sổ nếu chấn song sắt, 15% nếu chấn song gỗ) [55]

Phòng học cần đảm bảo độ chiếu sáng đồng đều không dưới 100 lux Riêng phòng học có học sinh khiếm thị thì độ chiếu sáng không dưới 300 lux.+ Chiếu sáng tự nhiên:

Phòng học phải được chiếu sáng tự nhiên đầy đủ

Hướng để lấy ánh sáng tự nhiên chủ yếu là hướng Nam (cửa sổ ở phía không có hành lang) về phía tay trái của học sinh khi ngồi viết

Trang 23

Tổng số diện tích các cửa được chiếu sáng không dưới 1/5 diện tích phòng học Cửa sổ phải có cửa chớp, cửa kính để che nắng và cản mưa, gió lạnh thổi vào.

+ Chiếu sáng nhân tạo: Để hỗ trợ khi phòng học thiếu ánh sáng tự nhiên cần chiếu sáng nhân tạo Số lượng bóng đèn chiếu sáng như sau:

Nếu là bóng đèn tóc thì cần 4 bóng, mỗi bóng có công suất từ 150W đến 200W treo đều ở 4 góc

Nếu là bóng đèn neon thì treo 6 - 8 bóng, mỗi bóng dài 1,2m Các bóng đèn treo ở độ cao cách mặt bàn học 2,8m

Trần của phòng học quét vôi trắng, tường quét vôi mầu vàng nhạt

- Điều kiện về bàn ghế học sinh

+ Bàn ghế phải đủ rộng, chắc chắn, các góc cạnh bàn phải tròn, nhẵn đảm bảo an toàn

+ Tổ hợp bàn ghế của học sinh liên quan chặt chẽ đến tư thế ngồi học, trường thị giác trên bảng và cảm giác thoải mái khi ngồi nghe giảng, nhìn bảng và viết bài, đến sự tập trung tư duy, tiếp thu tri thức Kích thước của tổ hợp này cần chú ý đặc biệt đến chiều cao, chiều dài, chiều sâu của bàn ghế.+ Kích thước (chiều cao, bề rộng, chiều sâu) của bàn và ghế phải tương ứng với nhau đồng thời phải phù hợp với tầm vóc của học sinh

Trang 24

Hiệu số chiều cao giữa bàn và ghế được đo bằng hiệu số giữa chiều cao của bàn tính từ mặt đất đến mép sau của bàn trừ chiều cao ghế tính từ mặt đất đến mép trước của ghế.

Loại I giành cho học sinh có chiều cao cơ thể từ 1,00m đến 1,09m

Loại II giành cho học sinh có chiều cao cơ thể từ 1,10m đến 1,19m

Loại III giành cho học sinh có chiều cao cơ thể từ 1,20m đến 1,29m.Loại IV giành cho học sinh có chiều cao cơ thể từ 1,30m đến 1,39m.Loại V giành cho học sinh có chiều cao cơ thể từ 1,40m đến 1,54m

Loại VI giành cho học sinh có chiều cao cơ thể từ 1,55m trở lên

Bàn học thích hợp nhất là loại bàn 2 chỗ ngồi, mỗi chỗ ngồi rộng không dưới 0,5m Ghế học phải rời với bàn và có thành tựa

Cách kê bàn ghế trong phòng học: Bàn đầu đặt cách bảng từ 1,7m đến 2m Bàn cuối cùng cách bảng không quá 8m

- Điều kiện về bảng học

+ Bảng cần được chống loá

+ Kích thước: Chiều dài từ 1,8m đến 2,0m Chiều rộng từ 1,2m đến 1,5m + Mầu sắc bảng: Màu xanh lá cây hoặc mầu đen (nếu viết bằng phấn), mầu trắng nếu viết bằng bút dạ bảng đen

+ Cách treo bảng: Treo ở giữa tường, mép dưới bảng cách nền phòng học từ 0,8m đến 1m

+ Chữ viết trên bảng có chiều cao không nhỏ hơn 4cm

1.3.3.Yêu cầu về vệ sinh môi trường trong trường học

Theo Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về vệ sinh môi trường trong trường học như sau:

Trang 25

- Diện tích khu trường trên một học sinh

Trường phải đủ rộng để làm chỗ học, sân chơi, bãi tập và trồng cây xanh

Ở các vùng nông thôn, miền núi diện tích trung bình không dưới 10m2 cho một học sinh Ở các thành phố, thị xã trung bình không dưới 6m2 cho một học sinh Trong đó:

Diện tích để xây dựng các loại công trình chiếm từ 20% đến 30%

Diện tích để trồng cây xanh từ 20% đến 40%

Diện tích để làm sân chơi, bãi tập … từ 40% đến 50%

Sân trường phải bằng phẳng, rộng rãi, có rãnh thoát nước tốt, không bị lầy lội, ứ đọng nước khi trời mưa Sân được lát bằng gạch, láng xi măng hoặc bằng đất nện chặt

- Đối với hệ thống cung cấp nước

Nước là một thành phần không thể thiếu đối với đời sống và nhu cầu sinh lý con người Vì vậy nước phải đảm bảo hai yêu cầu: Đủ và sạch

Nước sạch ở trong trường học dùng để uống (khi đun sôi) và để rửa, vệ sinh sau khi ra chơi hoặc sau buổi lao động, tập thể dục

+ Cung cấp nước sạch để tắm rửa:

Có thể sử dụng nước máy hoặc nước giếng Nếu dùng nước máy thì mỗi vòi cho 200 học sinh trong 1 ca học Nếu dùng nước giếng thì từ 4 đến 6 lít cho 1 học sinh trong 1 ca học

+ Cung cấp nước uống:

Có đủ nước sạch đã được đun sôi hoặc nước lọc để cho học sinh uống trong thời gian học tại trường

Về mùa hè: đảm bảo bình quân mỗi học sinh mỗi ca học có 0,3 lít

Trang 26

Về mùa đông: đảm bảo bình quân mỗi học sinh mỗi ca học có 0,1 lít.Căng tin phục vụ nước chè, nước giải khát phải đảm bảo chất lượng vệ sinh và an toàn

- Đối với hệ thống thoát nước

Nhà trường phải có hệ thống cống rãnh kín để dẫn thoát nước mưa, nước thải từ trường vào hệ thống cống chung

- Khu vệ sinh (nhà tiêu, nhà tiểu)

Ở những nơi có điều kiện (thành phố, thị xã, thị trấn…) xây dựng nhà tiêu tự hoại hoặc bán tự hoại, có vòi nước rửa tay Ở các vùng khó khăn tốt nhất là sử dụng nhà tiêu hai ngăn hợp vệ sinh Riêng vùng sâu, vùng xa có thể dùng nhà tiêu khô cải tiến

Số lượng hố tiêu bình quân từ 100 đến 200 học sinh trong mỗi ca học có

1 hố tiêu (nam riêng, nữ riêng, giáo viên riêng, học sinh riêng)

Hố tiểu: Bình quân trong mỗi ca học đảm bảo 50 học sinh có 1 mét chiều dài hố tiểu [48]

- Thu gom và xử lý rác

Rác thải trong nhà trường tuy không nhiều, rác độc hại hầu như không có mà chủ yếu là giấy loại, lá cây, túi nhựa, có thể có các mảnh thuỷ tinh, sắt, thép và đất đá Cần giáo dục cho học sinh có ý thức thu gom, xử lý rác đúng quy định [55]

Ở các thành phố, thị xã, thị trấn, trường học phải có thùng chứa rác Hàng ngày thu gom rác từ các lớp học và rác khi làm vệ sinh Mỗi phòng học, phòng làm việc phải có sọt chứa rác

Tóm lại Mặc dù đã có các nghiên cứu về YTTH trên địa bàn Hà Nội, nhưng các nghiên cứu nhỏ lẻ và chủ yếu tập trung nhóm bệnh học đường như

Trang 27

cận thị, cong vẹo cột sống ở học sinh Cho tới nay chưa có một nghiên cứu nào đầy đủ, toàn diện về thực trạng vệ sinh trường học, kiến thức, thái độ, thực hành và tình hình sức khoẻ, bệnh tật của học sinh các trường khối phổ thông trên địa bàn

Nghiên cứu này điều kiện học tập được xác định tổng thể,và vệ sinh môi trường học đường.Ngoài xác định tỷ lệ 1 số bệnh hay gặp lứa tuổi học đường,còn tiến hành phân loại sức khỏe và thể lực của học sinh

oài xác định tỷ lệ 1 số bệnh hay gặp lứa tuổi học đường,còn tiến hành phân loại sức khỏe và thể lực của học sinh Chính vì vậy nghiên cứu này sẽ đầy đủ, toàn diện hơn góp phần cho việc đánh giá hệ thống để từ đó đề xuất một số giải pháp giúp cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách đẩy mạnh và tăng cường các hoạt động y tế trường học, nhằm cải thiện vệ sinh trường học, nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh trường học và nâng cao sức khoẻ học sinh phổ thông trên địa bàn Hà Nội là cần thiết

Trang 28

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU2.1.Địa điểm nghiên cứu:

Nghiên cứu được tiến hành tại các trường đại diện ở huyện Gia Lâm,thành phố Hà Nội

Tại quận Gia Lâm, Hà Nội nghiên cứu trường tiểu học Đa Tốn, trường trung học cơ sở Kim Sơn, trường trung học phổ thông Cao Bá Quát

2.2.Đối tượng nghiên cứu

- Cơ sở trường lớp và vệ sinh trường học: bàn ghế, bóng đèn, nguồn nước, nhà vệ sinh

- Học sinh khối TH Đa Tốn,THCS Kim Sơn,THPT Cao Bá Quát tại huyện Gia Lâm, Hà Nội từ năm 2010 – 2011

2.3.Phương pháp nghiên cứu

2.3.1.Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang và hồi cứu 2.3.2.Nghiên cứu mô tả cắt ngang:

- Nghiên cứu về các điều kiện về vệ sinh trường học tại 3 trường phổ thông thuộc huyện Gia Lâm ,Hà Nội

Trong đó:

n: số học sinh điều tra

Với độ tin cậy 95%: Z = 1,96

p = 0.37 (là tỷ lệ học sinh bị bệnh cận thị của học sinh hà nội năm 2009

Trang 29

Lấy tròn số là: 655 học sinh.

Như vậy tại mỗi trường sẽ điều tra 655 học sinh Cả ba trường phổ thôngtại huyện Gia Lâm, Hà Nội là 1962 học sinh

2.3.2.2 Chọn mẫu:

Chọn ngẫu nhiên đơn 1 trường TH, 1 trường THCS, 1 trường THPT trong danh sách các trường hiện có trên địa bàn huyện Gia Lâm, Hà Nội, kể cả trường công lập và dân lập

2.3.3.Nghiên cứu mô tả hồi cứu:

Hồi cứu lại toàn bộ sổ sách báo cáo về y tế trường học theo năm học, các phiếu điều tra về thông tin chung của trường, các phiếu tổng hợp khám sức khỏe học sinh từng năm học tại 3 trường TH, THCS và THPT thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội đã được chọn năm 2010 -2011.

Ngày đăng: 24/03/2015, 13:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Võ Kỳ Anh (1995). Nghiên cứu mối liên quan giữa một số yếu tố môi trường sống và tình hình sức khoẻ - bệnh tật ở học sinh tiểu học một số địa phương miền núi phía Bắc. Trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu mối liên quan giữa một số yếu tố "môi trường sống và tình hình sức khoẻ - bệnh tật ở học sinh tiểu học một số địa phương miền núi phía Bắc
Tác giả: Nguyễn Võ Kỳ Anh
Năm: 1995
2. Nguyễn Võ Kỳ Anh (1997). “Nhà trường phải là môi trường nâng cao sức khoẻ học sinh”. Tạp chí Giáo dục thể chất số 7/1997, tr 7 - 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà trường phải là môi trường nâng cao sức khoẻ học sinh”. "Tạp chí Giáo dục thể chất số 7/1997
Tác giả: Nguyễn Võ Kỳ Anh
Năm: 1997
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006). Định hướng chiến lược tăng cường giáo dục thể chất, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ học sinh trong nhà trường phổthông các cấp đến năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng chiến lược tăng cường giáo dục thể chất, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ học sinh trong nhà trường phổ
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2006
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001). Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục thể chất, sức khoẻ trong trường học các cấp (Hội nghị Khoa học Giáo dục thể chất, sức khoẻ ngành Giáo dục và Đào tạo lần thứ III). Nhà xuất bản Thể dục thể thao. Tr 247 – 252 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục thể chất, sức khoẻ trong trường học các cấp (Hội nghị Khoa học Giáo dục thể chất, sức khoẻ ngành Giáo dục và Đào tạo lần thứ III
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2001
5. Bộ Y tế (1998). Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ học sinh Hà Nội. Nhà xuất bản Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ học sinh Hà Nội
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 1998
8. Bộ Y tế (2007). Vệ sinh môi trường tại trường học và một số nơi công cộng vùng nông thôn Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 64 - 68 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vệ sinh môi trường tại trường học và một số nơi công cộng vùng nông thôn Việt Nam
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2007
12. Trần Văn Dần (1997). Bệnh trường học. Vệ sinh môi trường dịch tễ tập1. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh trường học. Vệ sinh môi trường dịch tễ tập1
Tác giả: Trần Văn Dần
Năm: 1997
16. Trần Văn Dần và cộng sự (2004). Sức khoẻ lứa tuổi. Sách dành cho sinh viên đại học và sau đại học. Trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sức khoẻ lứa tuổi. Sách dành cho sinh viên đại học và sau đại học
Tác giả: Trần Văn Dần và cộng sự
Năm: 2004
19. Nguyễn Bích Diệp (2003). “Đánh giá sự phù hợp của bàn ghế với đặc điểm nhân trắc của học sinh hai trường tiểu học ở Hải Phòng. Báo cáo khoa học tại hội nghị Quốc tế Y học lao động và Vệ sinh môi trường lần thứ I năm 2003”. Nhà xuất bản Y học, tr 782 - 90 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá sự phù hợp của bàn ghế với đặc điểm nhân trắc của học sinh hai trường tiểu học ở Hải Phòng. Báo cáo khoa học tại hội nghị Quốc tế Y học lao động và Vệ sinh môi trường lần thứ I năm 2003
Tác giả: Nguyễn Bích Diệp
Năm: 2003
20. Nguyễn Bích Diệp (2005). “Đánh giá sự phù hợp của bàn ghế với kích thước cơ thể của các em học sinh tại một số trường Trung học cơ sở". Báo cáo khoa học tại hội nghị Quốc tế Y học lao động và Vệ sinh môi trường lần thứ II năm 2005. Nhà xuất bản Y học, tr 638 - 47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá sự phù hợp của bàn ghế với kích thước cơ thể của các em học sinh tại một số trường Trung học cơ sở
Tác giả: Nguyễn Bích Diệp
Năm: 2005
21. Vũ Quang Dũng và CS (2005). “Nghiên cứu thực trạng vệ sinh ở hai trường Trung học cơ sở Thái Nguyên”. Báo cáo khoa học tóm tắt tại hội nghị Quốc tế Y học lao động và Vệ sinh môi trường lần thứ III năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thực trạng vệ sinh ở hai trường Trung học cơ sở Thái Nguyên
Tác giả: Vũ Quang Dũng và CS
Năm: 2005
22. Lê Thu Hà (2010). Thực trạng cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường tại các trường phổ thông huyện Từ Liêm - Hà Nội năm học 2009 - 2010. Hà Nội. Trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường tại các trường phổ thông huyện Từ Liêm - Hà Nội năm học 2009 - 2010. Hà Nội
Tác giả: Lê Thu Hà
Năm: 2010
23. Phạm Hồng Hải (2003). Thực trạng vệ sinh lớp học và một số bệnh thường gặp của học sinh Thành phố Thái Nguyên. Trường Đại học Y HàNội - Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng vệ sinh lớp học và một số bệnh thường gặp của học sinh Thành phố Thái Nguyên
Tác giả: Phạm Hồng Hải
Năm: 2003
24. Phạm Văn Hán (1998). "Đánh giá hiện trạng vệ sinh và các bệnh liên quan trong học đường tại thị trấn Minh Đức, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng".Tạp chí Y học thực hành, 5/1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiện trạng vệ sinh và các bệnh liên quan trong học đường tại thị trấn Minh Đức, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng
Tác giả: Phạm Văn Hán
Năm: 1998
25. Dương Thị Hương (2003). "Một số nhận xét về điều kiện học tập liên quan tới sức khoẻ của học sinh Hải Phòng. Báo cáo khoa học tại hội nghịquốc tế Y học lao động và Vệ sinh môi trường lần thứ I năm 2003". Nhàxuất bản Y học, tr 795 - 801 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số nhận xét về điều kiện học tập liên quan tới sức khoẻ của học sinh Hải Phòng. Báo cáo khoa học tại hội nghị quốc tế Y học lao động và Vệ sinh môi trường lần thứ I năm 2003
Tác giả: Dương Thị Hương
Năm: 2003
26. Lê Thị Thanh Hương (2008). Nghiên cứu thực trạng hoạt động y tế trường phổ thông tại huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ năm học 2007 - 2008. Luận văn thạc sỹ y học. Trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thực trạng hoạt động y tế "trường phổ thông tại huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ năm học 2007 - 2008
Tác giả: Lê Thị Thanh Hương
Năm: 2008
27. Phạm Ngọc Khái, Đặng Văn Nghiễm, Hoàng Năng Trọng và CS (1998). Tỷ lệ suy dinh dưỡng và bệnh tật của trẻ em 6 - 15 tuổi ở trường học nông thôn Thái Bình. Tuyển tập nghiên cứu sức khoẻ giáo dục thểchất, sức khoẻ trong trường học các cấp. tr 2009 - 215 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập nghiên cứu sức khoẻ giáo dục thể "chất, sức khoẻ trong trường học các cấp
Tác giả: Phạm Ngọc Khái, Đặng Văn Nghiễm, Hoàng Năng Trọng và CS
Năm: 1998
28. Vũ Thị Liên (2001). Nghiên cứu tình trạng cong vẹo cột sống và mối liên quan với các yếu tố vệ sinh học đường ở học sinh phổ thông Thái Nguyên . Luận văn thạc sỹ y học. Trường Đại học Y khoa - Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tình trạng cong vẹo cột sống và mối liên quan với các yếu tố vệ sinh học đường ở học sinh phổ thông Thái Nguyên
Tác giả: Vũ Thị Liên
Năm: 2001
30. Đào Thị Mùi (2009). Cong vẹo cột sống ở học sinh phổ thông Hà Nội: Thực trạng và giải pháp can thiệp. Luận án tiến sỹ y học. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cong vẹo cột sống ở học sinh phổ thông Hà Nội: "Thực trạng và giải pháp can thiệp
Tác giả: Đào Thị Mùi
Năm: 2009
31. Đặng Anh Ngọc (2002). Bước đầu tìm hiểu tật cận thị và một số yếu tố ảnh hưởng của học sinh ở hai trường tiểu học nội thành và ngoại thành Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu tìm hiểu tật cận thị và một số yếu tố
Tác giả: Đặng Anh Ngọc
Năm: 2002

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w