Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu việc sử dụng vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng trong n
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH M C KÝ T VI T T TỤC KÝ TỰ VIẾT TẮT Ự VIẾT TẮT ẾT TẮT ẮT
NÉT TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ODA TRONG LĨNH
NAM 4
1.1 Viện Kinh tế và Chính trị thế giới 4
1.1.1 Giới thiệu chung 4
1.1.2 Chức năng 4
1.1.3 Nhiệm vụ 5
1.2 Hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng 5
1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA 5
1.2.2 các tiêu thức để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA 6
1.2.3 Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng 7
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA 9 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA CỦA NHẬT
2.1 Tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA của Việt Nam trong thời gian qua 12 2.2 Tình hình thu hút và sử dụng ODA của Nhật Bản tại Việt Nam 16
2.2.2 Những lĩnh vực Nhật Bản tài trợ cho Việt Nam 19
2.3 Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Việt Nam 21 2.3.1 Vai trò của nguồn vốn ODA đối với phát triển cơ sở hạ tầng tại
Trang 22.3.2 Nguồn vốn ODA Nhật Bản cho phát triển cơ sở hạ tầng Việt Nam qua các năm22
2.3.3 Thực trạng sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản trong phát triển
cơ sở hạ tầng tại Việt Nam xét theo ngành 24
2.3.3.1 Ngành Giao thông vận tải 24
2.3.3.3 Bưu chính viễn thông 29
2.3.3.4 Năng lượng và công nghiệp 29
2.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng ODA Nhật Bản trong lĩnh vực cơ sở hạ
tầng tại Việt Nam 31
2.4.1 Đánh giá hiệu quả chung của các dự án ODA trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng 31
2.4.2 Hiệu quả sử dụng ODA Nhật Bản trong các dự án cơ sở hạ tầng ở Việt Nam theo tiêu chí đánh giá 31
2.4.2.1 Tính phù hợp 31
2.4.2.2 Tác động 32
2.4.2.3 Tính bền vững 33
2.4.2.4 Hiệu suất 34
2.4.2.5 Hiệu quả dự án 34
2.4.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng ODA Nhật bản đối với một số dự án cụ thể 35
2.4.3.1 Dự án hầm đèo Hải Vân 35
2.4.3.2 Dự án Thoát nước cải tạo môi trường thành phố Hà Nội 38 2.5 Những hạn chế trong việc sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản vào phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam 41
2.5.1 Nhìn chung tốc độ giải ngân chậm, không đảm bảo tiến độ dự án đã ký kết, làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn 41
Trang 32.5.2 Không ít các công trình, dự án cơ sở hạ tầng sử dụng vốn ODA có chất lượng thấp và nhìn chung hiệu quả sử dụng chưa cao 42 2.5.3 Công tác quản lý, sử dụng ODA còn nhiều thiếu sót 43
2.6 Nguyên nhân của những hạn chế 46
2.6.1 Việc ký kết hợp đồng còn nhiều sơ suất và chưa quan tâm đến hiệu quả vốn ODA khi sử dụng 46 2.6.2 Thiếu một môi trường pháp lý minh bạch, cụ thể và có tính đồng bộ cao trong quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA 46 2.6.3 Mô hình quản lý các công trình sử dụng vốn ODA chưa hợp lý.47 2.6.4 Năng lực và đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ trong các ban quản lý dự án yếu, kém 48
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN ODA NHẬT BẢN TRONG LĨNH VỰC CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI VIỆT NAM 49
3.1 Dự báo nhu cầu và khả năng thu hút ODA nói chung và ODA Nhật Bản nói riêng vào phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam trong thời gian tới.49 3.2 Quan điểm thu hút và sử dụng ODA vào phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam 52
3.2.1 Đảm bảo tính chủ động và tự chủ quốc gia trong thu hút và sử dụng ODA vào phát triển cơ sở hạ tầng 52 3.2.2 Đảm bảo sự tham gia của người thụ hưởng, các tổ chức nghề nghiệp và các tổ chức xã hội vào quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án ODA 53 3.2.3 Ưu tiên ODA không hoàn lại và ODA được ưu đãi nhiều cho các địa phương khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số và ưu tiên cho việc phát triển năng lực quản lý và hoàn thiện thể chế 54 3.2.4 Hướng ODA vào đồng bộ hóa và hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng, coi trọng những công trình thiết yếu 55
Trang 43.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vồn ODA Nhật Bản vào
phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam 55
3.3.1 Hoàn thiện môi trường pháp lý và cơ chế chính sách 55
3.3.2 Hoàn thiện cơ chế và mô hình quản lý phù hợp với các dự án ODA nói chung và ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng nói riêng 57
3.3.3 Chuẩn bị cẩn thận, chi tiết các khâu công tác của quy trình dự án, đặc biệt là khâu chuẩn bị dự án, thiết kế kỹ thuật và dự toán tài chính để đảm bảo thuận lợi trong quá trình thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng 58
3.3.4 Quản lý chặt chẽ việc thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng sử dụng ODA nói chung và ODA Nhật Bản nói riêng nhằm chống thất thoát lãng phí, đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình 60
3.3.5 Thiết lập cơ chế hợp lý để người thụ hưởng có thể tham gia tích cực vào các quy trình, các công đoạn của dự án nhằm đảm bảo dự án phù hợp với thực tế, thiết thực với người thụ hưởng và đảm bảo về chất lượng, hiệu quả về mặt kinh tế 63
3.3.6 Coi việc phòng chống tham nhũng và chống thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ sở hạ tầng sử dụng vốn ODA nói chung và của Nhật Bản nói riêng như một bước đột phá trong quản lý và sử dụng ODA 64
3.3.7 Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm việc trong các dự án cơ sở hạ tầng sử dụng vốn ODA của Nhật Bản 66
KẾT LUẬN 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 71
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 72
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP 73
DANH MỤC BẢNG BIỂU BẢNG:
Bảng 2.1: Giá trị vốn ODA cam kết và vốn giải ngân giai đoạn 2000 – 2010Bảng 2.2: Số vốn ODA cam kết của 10 nhà tài trợ hàng đầu cho Việt Nam giai
đoạn 1995 – 2009
Bảng 2.3: Tình hình cam kết và giải ngân viện trợ phát triển của Nhật Bản giai
đoạn 1992 – 2011
Bảng 2.4: Tỷ trọng vốn ODA Nhật Bản đầu tư cho phát triển hạ tầng trong tổng
vốn ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam giai đoạn 2005-2010
Bảng 2.5: Tỷ lệ giải ngân vốn ODA Nhật Bản trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại
Việt Nam trong 3 năm gần đây
Bảng 2.6: Tỷ trọng vốn ODA của ngành GTVT từ năm 1993 tới 2010
Bảng 2.7: Một số dự án lớn sử dụng vốn ODA của Nhật Bản
Bảng 2.8: Vốn ODA đầu tư cho cấp nước Hà Nội giai đoạn 1998-2010
Bảng 2.9: Trích kết quả xếp hạng đánh giá hiệu quả sử dụng ODA từ “Chương
trình đánh giá chung Việt Nam – Nhật Bản” đối với 2 dự án: Hầmđèo Hải Vân và Thoát nước cải tạo môi trường thành phố Hà NộiBảng 3.1 : Dự kiến cơ cấu vốn ODA cho các ngành, lĩnh vực giai đoạn 2011-
2015
Bảng 3.2: Khả năng viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam giai đoạn
2011-2015
Trang 6Hình 2.1: Giá trị vốn ODA cam kết và giải ngân tại Việt Nam giai đoạn 2000-2010Hình 2.2: Cơ cấu ODA phân theo ngành nghề và lĩnh vực giai đoạn 2005-2010Hình 2.3 Cơ cấu viện trợ của Nhật Bản phân theo lĩnh vực đầu tư giai đoạn
2000-2009
Hình 2.4 Tỷ lệ các nguồn vốn trong đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ
tầng giai đoạn 1995-2009
DANH MỤC KÝ TỰ VIẾT TẮT
Thái Bình Dương
Trang 7LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chuyên đề này, em đã nhận được rất nhiều sựgiúp đỡ từ các thầy cô giáo của trường Đại học Kinh tế Quốc dân,các anh chị, cô chú tại cơ sở thực tập
Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy TS Mai Thế Cường,đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình viết chuyên đề
Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa TM&KTQT,trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tận tình truyền đạt kiến thứccho em trong 4 năm học tập Với vốn kiến thức được tiếp thu trongquá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu mà còn
là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tựtin
Em chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị ở Viện KINH TẾ &CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để
em thực tập tại cơ quan, đã giúp đỡ em trong quá trình thu thập sốliệu
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe vàthành công trong sự nghiệp cao quý Đồng kính chúc các Cô, Chú,Anh, Chị trong Viện KINH TẾ & CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI luôn dồidào sức khỏe, đạt được nhiều thành công trong công việc
Trang 8LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan chuyên đề thực tập cuối khóa của emđược thực hiện dưới sự hướng dẫn nhiệt tình và tận tụy của TS.Mai Thế Cường và sự tìm tòi, tổng hợp của bản thân em qua cáctài liệu Nội dung bài viết không hề có sự sao chép từ bất kỳ mộtchuyên đề hay luận văn nào, mỗi trích dẫn đều được cho vàotrong ngoặc kép và có chú thích rõ nguồn gốc Nếu có bất kì saiphạm nào, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2011 Sinh viên thực hiện
Vũ Văn Tiến
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 20 năm Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu pháttriển kinh tế và tiến bộ xã hội vượt bậc, được dư luận trong nước và quốc tếthừa nhận rộng rãi: Nền kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ bình quân7,5%/năm, mức đói nghèo giảm từ trên 50% vào đầu những năm 90 xuống còn14,5% vào năm 2008 Hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện đánh dấu bằngviệc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới(WTO), được bầu là Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên HợpQuốc (2008 - 2009 ), Việt Nam cũng là thành viên tích cực của ASEAN, APEC,
và nhiều Diễn đàn, tổ chức quốc tế khác Những thành tựu mà Việt Nam đạtđược trong thời gian qua có phần đóng góp quan trọng của Viện trợ phát triểnchính thức như một phần trong sự nghiệp phát triển của Việt Nam
Năm 2011 là năm đầu tiên Việt Nam bước vào thực hiện chiến lược pháttriển kinh tế mới với 3 nhiệm vụ trọng tâm đã đề ra là: (1) Hoàn thiện thể chế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa, (2) Phát triển nguồn nhân lực, (3) Pháttriển cơ sở hạ tầng Chắc chắn, trong thời gian tới, ODA vẫn tiếp tục là nguồnvốn hỗ trợ đắc lực để chính phủ Việt Nam thực hiện thành công những mục tiêucủa Chiến lược phát triển kinh tế 10 năm 2011 – 2020
Gần 20 năm có mặt tại Việt Nam trong vai trò là nhà tài trợ, Nhật Bảnluôn nổi lên với tư cách là một trong ba nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam(chiếm khoảng 40% tổng giá trị vốn ODA mà Việt Nam ký kết được) Giá trịcủa nguồn vốn này không chỉ dừng lại ở quy mô tài chính mà còn là những kinhnghiệm quý báu mà đối tác mang lại cho chúng ta thông qua các dự án hợp tácsong phương về y tế, giáo dục, công nghệ và đặc biệt là trong lĩnh vực cơ sở hạtầng Mặc dù vậy, khi nhìn lại quá trình hợp tác ODA song phương Việt Nam –
Trang 10Nhật Bản, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vẫn còn tồn tại không ítvấn đề cần khắc phục trong việc tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn này, nhất làtrong lĩnh vực cơ sở hạ tầng bởi đây là lĩnh vực mà cả hai phía đều rất chú trọng.
Là một sinh viên của chuyên ngành Kinh tế quốc tế, em mong muốn tìmhiểu cặn kẽ hơn về đối tác chiến lược này cũng như tình hình hợp tác về nguồnvốn ODA trong thời gian qua giữa hai quốc gia Chính vì vậy mà em đã lựa
chọn triển khai chuyên đề thực tập với để tài “Nâng cao hiêu quả sử dụng
nguồn vốn ODA của Nhật Bản trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Việt Nam ”
nhằm đề xuất một số giải pháp giúp Nhà nước tăng cường thu hút và sử dụngnguồn vốn này trong thời gian tới
2 Mục đích của đề tài
Một là, trên cơ sở những lý luận chung về ODA cũng như thực trạng sử dụng
nguồn vốn ODA mà Nhật Bản dành cho Việt Nam trong thời gian qua để đánhgiá hiệu quả sử dụng vốn ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng Việt Nam
Hai là, đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA trong
phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu việc sử dụng vốn ODA của Nhật Bản tại Việt
Nam, nhất là trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng trong những năm qua Tuynhiên, do những khó khăn nhất định trong việc tiếp cận với nguồn dữ liệu vềODA nên trong đề tài này, em chủ yếu đi tìm hiểu và phân tích quá trình sửdụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam nói chung và trong lĩnh vực
cơ sở hạ tầng nói riêng, giai đoạn 2000-2010
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận được đề tài sử dụng là phương pháp duy vật biện chứng.Các phương pháp nghiên cứu cụ thể là phương pháp so sánh, phân tích và tổnghợp, khái quát hoá vv
Trang 115 Bố cục của chuyên đề
Dựa theo mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề, ngoài các phần Lời mở đầu, danhmục bảng biểu đồ, danh mục ký tự viết tắt, mục lục, kết luận và danh mục tài liệutham khảo, chuyên đề được cơ cấu gồm 3 chương như sau:
Chương I: Giới thiệu chung về cơ sở thực tập và vài nét tổng quan về hiệu quả
sử dụng ODA trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Việt Nam
Chương II: Thực trạng sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản trong lĩnh vực cơ sở
hạ tầng tại Việt Nam
Chương III: Định hướng và giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA Nhật
Bản trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng của Việt Nam
Trang 12CHƯƠNG IGIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP VÀ VÀI NÉT TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ODA TRONG LĨNH VỰC CƠ SỞ
HẠ TẦNG TẠI VIỆT NAM
1.1 Viện Kinh tế và Chính trị thế giới
1.1.1 Giới thiệu chung
Viện được biết đến đầu tiên với tên gọi là Viện Kinh tế Thế giới, thành lậptheo quyết định số 96/HĐBT, ngày 9/9/1983 của Hội đồng Bộ trưởng Đến năm
1993, Viện được tái khẳng định lại theo Nghị định số 23/CP ngày 22/5/1993 củaChính phủ Từ năm 2004, Viện được đổi tên thành Viện Kinh tế và Chính trị thếgiới, có tên giao dịch quốc tế là: Institute of World Economics and Politics(IWEP)
Với tư cách là một trong những cơ quan nghiên cứu hàng đầu của Chính phủtrong lĩnh vực kinh tế và chính trị thế giới, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới đãgóp phần tích cực vào việc xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoạch địnhđường lối, chính sách kinh tế của nước ta trong thời kỳ đổi mới và đẩy mạnhcông nghiệp hoá
Đội ngũ cán bộ:
Trang 13 Cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chiếnlược và chính sách phát triển nhanh, bền vững theo định hướng xã hội chủnghĩa;
Tổ chức tư vấn và đào tạo sau đại học, tham gia phát triển nguồn nhânlực, nghiên cứu kinh tế và chính trị quốc tế của cả nước (theo quyết định số 991/QĐ-KHXH ngày 14/6/2005 của Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam)
1.1.3 Nhiệm vụ
- Nghiên cứu cơ bản những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới
- Nghiên cứu các vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn kinh tế và chính trị thếgiới nhằm cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lốichính sách của đảng và nhà nước trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế dưới tácđộng của toàn cầu hoá
- Kết hợp nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực kinh tế và chính trị thế giới, thựchiện đào tạo sau đại học theo quy định của pháp luật; tham gia phát triển nguồnnhân lực có trình độ cao theo yêu cầu của Viện Khoa học Xã hội Việt và cơquan khác
- Theo chức năng tổ chức và thẩm định và tham gia khẳng định về mặt khoa họccác chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở các bộ, ngành, địa phương theo sựphân công của Viện Khoa học Xã hội Việt
- Thực hiện các tư vấn khoa học phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Viện
- Tổ chức hợp tác quốc tế về nghiên cứu và đào tạo
- Trao đổi thông tin khoa học với cơ quan trong nước và nước ngoài theo quyđịnh của pháp luật, xuất bản các ấn phẩm khoa học, phổ biến các kết quả nghiêncứu khoa học truyền bá các kiến thức khoa học
1.2 Hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng
1.2.1 Hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA
Trang 14Hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA là một chỉ tiêu tổng hợp bao gồm các yếu
tố về mặt kinh tế - tài chính, xã hội, môi trường và phát triển bền vững và nóđược đánh giá thông qua hiệu quả thực hiện của từng dự án sử dụng nguồn vốnODA
1.2.2 Các tiêu chí để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA
Căn cứ vào phạm vi có thể phân loại đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA thành hai loại “vĩ mô” và “vi mô”:
Đánh giá vĩ mô
Đánh giá vĩ mô là đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA với sự pháttriển của toàn bộ nền kinh tế, với sự thay đổi các chỉ tiêu xã hội tổng thể
Các chỉ tiêu đánh giá vĩ mô như là ảnh hưởng của vốn ODA đối với:
Tăng trưởng GDP
Tăng mức GDP trên đầu người
Tăng vốn đầu tư cho quốc gia
Cải thiện điều kiện môi trường: giảm mức ô nhiễm
Các chỉ số xã hội: tỷ lệ giảm nghèo, tỷ lệ biết đọc biết viết, tỷ lệ tăng dân
số, tuổi thọ v.v
Khả năng hấp thụ vốn ODA theo ngành
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế
Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội
Đánh giá vi mô
Đánh giá vi mô (đánh giá dự án) là đánh giá khách quan một chương trình/
dự án đang thực hiện hoặc đã hoàn thành từ thiết kế, thực hiện và những thànhquả của dự án
Việc đánh giá hiệu quả dự án nhằm cung cấp những thông tin hữu ích vàđáng tin cậy, giúp cho nhà tài trợ và nước tiếp nhận vốn có thể rút ra đượcnhững bài học trong quá trình ra quyết định cho các chương trình/dự án đangthực hiện hoặc sẽ được thực hiện trong tương lai
Trang 15- Đánh giá thực hiện dự án bao gồm đánh giá tiến độ thực hiện dự án, yếu
tố, nguyên nhân làm chậm tiến độ dự án, các chi phí tăng thêm (nếu có) làmgiảm hiệu quả của dự án so với tính toán ban đầu, những thay đổi của dự ántrong quá trình thực hiện so với Nghiên cứu khả thi ban đầu
- Đánh giá sau dự án bao gồm việc đánh giá kết quả của dự án và đánh giátác động của dự án
Trên thực tế, khi tiến hành đánh giá những hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA, các chuyên gia thường sử dụng 5 tiêu chí :
Tính phù hợp : với các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước,
của các địa phương nhận được sự hỗ trợ từ các dự án
Tính hiệu suất: liên quan đến tiến độ triển khai thực hiện dự án về thờigian,tốc độ giải ngân
Tác động : mức độ ảnh hưởng của dự án tới sự phát triển của ngành và của
địa phương, nơi mà dự án được tiến hành cả về kinh tế lẫn xã hội
Hiệu quả dự án :Khi dự án hoàn thành và đưa vào vận hành phải đáp ứng,đáp ứng vượt mức các chỉ tiêu đã đề ra trong đề án đã được phê duyệt khiđầu tư dự án, trên góc độ phát triển xã hội, trên góc độ kinh tế.
Tính bền vững của dự án trong quá trình phát triển tiếp theo.
Tóm lại, đối với mỗi dự án chúng ta phải xác định các chỉ tiêu đánh giáriêng Các cơ quan có trách nhiệm thường xuyên phải đánh giá hiệu quả dự án,
Trang 16chương trình có thể ban hành một số chỉ số cơ bản để đánh giá từng loại dự ántrong từng lĩnh vực làm cơ sở cho cán bộ thực hiện đánh giá
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá dự án trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng
Trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, khi đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốnODA, ngoài việc xem xét những tác động mà dự án đem lại đối với sự phát triểnkinh tế -xã hội( đánh giá vĩ mô), những chỉ số đánh giá được đưa ra là sự cụ thểhóa 5 tiêu chí đã nêu ra ở trên, thường bao gồm:
- Tốc độ giải ngân gắn với thời gian thực hiện dự án
- Mức độ tiết kiệm chi phí khi thực hiện dự án: chi phí thi công, lắp đặt, vậnhành, bảo dưỡng
- Tỷ lệ thất thoát kinh phí khi thực hiện dự án
Đồng thời với mỗi dự án, công trình cụ thể, người ta lại đưa ra các chỉ sốriêng liên quan các yếu tố kỹ thuật đặc thù của từng công trình ( hay việc sửdụng các đầu ra của dự án) để đánh giá độ hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốnODA
Tháng 3 năm 2000, ”Văn phòng đánh giá các hoạt động hỗ trợ phát triển” thuộcNgân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản đã ban hành ”Tài liệu tham khảo về chỉ sốhoạt động và chỉ số ảnh hưởng” Mục đích của tài liệu này là cung cấp công cụcho việc lựa chọn các chỉ số đánh giá hoạt động và đánh giá ảnh hưởng của các
dự án do JBIC tài trợ Tài liệu này đã phân loại các dự án ODA do JBIC tài trợthành 19 loại điển hình như: Nhà máy nhiệt điện, nhà máy thuỷ điện, cảng,thông tin, thuỷ lợi, phòng chống lũ lụt, nông nghiệp, lâm nghiệp, cung cấp nước,
xử lý chất thải, giáo dục, dịch vụ y tế và sức khoẻ, du lịch Đối với mỗi loại dự
án, Tài liệu cung cấp các chỉ số đánh giá cụ thể gồm hai loại chỉ số là chỉ số hoạtđộng và chỉ số ảnh hưởng Đồng thời tài liệu cũng xếp loại các chỉ số theo mức
Trang 17độ quan trọng trong công tác đánh giá dự án thành 3 loại A, B, C Chỉ số loại A
là quan trọng nhất tiếp đó đến loại B, rồi đến loại C
Ví dụ, các chỉ số đánh giá dự án Nhà máy nhiệt điện bao gồm:
- Sản lượng điện ròng (kwh)
- Nhu cầu điện giờ cao điểm (kw)
- Tỷ lệ điện được sử dụng/số sản xuất ra (%)
- Tỷ lệ số giờ hoạt động/tổng số giờ trong năm (%)
- Lượng điện bán ra
- Thu nhập
- Các chỉ số khác
Đối với dự án đường bộ các chỉ số đánh giá bao gồm:
- Lưu lượng giao thông (số ô tô chạy qua một điểm nhất định trong mộtthời gian nhất định)
- Tiết kiệm chi phí lái xe qua việc xây dựng và nâng cấp đường (tiền): chiphí sửa chữa thay thế, khấu hao, nhiên liệu
- Tiết kiệm thời gian vận chuyển (tiền, giờ)
- Giảm tai nạn giao thông (số vụ, tiền)
- Các chỉ số khác
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA
Để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA, cần hiểu rõ các nhân tố chủ yếutác động đến quá trình hình thành nguồn vốn ODA Các nhân tố tác động baogồm cả bên tài trợ và bên nhận tài trợ:
Từ phía các nhà tài trợ: nhân tố thứ nhất chi phối công tác quản lý nguốn
vốn ODA là mục tiêu chiến lược cung cấp ODA của nhà tài trợ Trong từng thời
kỳ, căn cứ vào mục tiêu chiến lược mà nhà tài trợ xác định tập trung vào khuvực nào, quốc gia nào, theo phương thức nào Nếu mục tiêu chiến lược cung cấpODA của nước tài trợ thay đổi thì nó sẽ ảnh hưởng đến quốc gia tiếp nhận về cả
cơ cấu nguồn vốn ODA và cơ chế chính sách quản lý
Trang 18Nhân tố thứ hai là tình hình kinh tế, chính trị cũng như các biến động bấtthường có thể xảy ra ở phía nhà tài trợ Khi có những sự biến động bất thườngthì chính sách và các quy định về quản lý ODA cũng có thể thay đổi, dựa vàonhững đánh giá về các khoản ODA đã được thực hiện trong thời gian qua củatừng nhà tài trợ
Nhân tố thứ ba không thể thiếu về phía các nhà tài trợ là bầu không khí quốc
tế và sự phát triển các mối quan hệ kinh tế, chính trị giữa hai phía tài trợ và nhậntài trợ Nếu bầu không khí và mối quan hệ này mà mang tính tích cực thì sẽ tạothuận lợi cho việc giữ vững và mở rộng quy mô nguồn vốn ODA và cả đối vớiviệc hài hoà thủ tục giữa hai bên và ngược lại
Từ phía nhận tài trợ: Các nhân tố thuộc bên nhận tài trợ cũng rất đa
dạng Trước hết là sự ổn định của thể chế chính trị Thực tế đã chỉ ra rằng, nếuthể chế chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện cho việc thu hút và sử dụng tốt nguồnvốn ODA
Thứ hai là mức ổn định kinh tế vĩ mô trong từng giai đoạn phát triển kinh tế,đặc biệt là chính sách tài chính, thuế, mức độ mở cửa của nền kinh tế cũng cóảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý Nếu các chính sách này ổn định trongthời gian dài và hợp lý sẽ góp phần cho quản lý nguồn vốn ODA tốt và ngượclại, sẽ gây ảnh hưởng đến việc quản lý nguồn vốn này
Một nhân tố không thể thiếu được đó là, hệ thống các văn bản quy phạmpháp luật liên quan đến tổ chức quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA Nếu các vănbản này ổn định và phù hợp sẽ góp phần cho công tác quản lý tốt nguồn vốnODA và ngược lại, sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản lý nguồn vốnnày theo chiều hướng không tốt
Các nhân tố như, trình độ phát triển kinh tế nói chung, đặc biệt là trình độphát triển hệ thống thể chế kinh tế, các điều kiện có liên quan đến năng lực quản
lý của đội ngũ cán bộ hay tốc độ tăng trưởng kinh tế qua từng thời kỳ Nhậnthức của cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và cả người dân về nguồn vốn ODA
Trang 19mà trước hết là các ngành, các cấp, các địa phương, các cơ sở thụ hưởng trựctiếp cũng đóng vai trò là các nhân tố có ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản
lý và sử dụng nguồn vốn ODA này của bên nhận tài trợ
Đặc biệt, đối với các dự án cơ sở hạ tầng : Ngoài các nhân tố tac động kể trên
thì còn phải kể đến các nhân tố đặc thù liên quan đến lĩnh vực cơ sở hạ tầng Vềmặt lý luận, cần lưu ý một số khía cạnh liên quan đến việc quản lý các dự ánODA về xây dựng kết cấu hạ tầng Đó là, kết cấu hạ tầng thường là các côngtrình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, gắn với một địa bàn rộng lớn Khi triểnkhai dự án thường đòi hỏi công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư phải đitrước một bước, các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng thường có yêu cầu về kỹthuật, kinh tế nên phải tổ chức theo quy trình quản lý dự án xây dựng cơ bản vớicác yêu cầu về đấu thầu, về giải ngân, về giám sát kỹ thuật những nét đặc thùnày cùng với các nhân tố thuộc bên tài trợ, bên nhận tài trợ sẽ góp phần nghiêncứu thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý, sửdụng nguồn vốn ODA ở nước ta
Theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ(CIEM), có bốn yếu tố ảnhhưởng đến hiệu quả sử dụng ODA là :
Chất lượng, tiến độ giai đoạn chuẩn bị dự án mà nổi lên là vấn đề thủ tục,qui trình, tiến độ, hài hòa hóa
Đền bù, giải phóng mặt bằng
Chất lượng nhà thầu
Lựa chọn tư vấn ở các khâu của dự án
Trang 20CHƯƠNG IITHỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN
TRONG LĨNH VỰC CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI VIỆT NAM
2.1 Tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA của Việt Nam trong thời gian qua
Hội nghị bàn tròn về viện trợ dành cho Việt Nam diễn ra tại Pa-ri dưới sựchủ trì của Ngân hàng Thế giới (WB) vào tháng 11 năm 1993 đã mở ra mộttrang sử mới trong quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và cộng đồng tàitrợ quốc tế, đây cũng là điểm khởi đầu cho quá trình thu hút và sử dụng ODA ởViệt Nam
Trong gần 20 năm qua, cộng đồng tài trợ tại Việt Nam đã được mở rộngrất nhiều và hiện có 51 nhà tài trợ, bao gồm 28 nhà tài trợ song phương và 23nhà tài trợ đa phương đang hoạt động thường xuyên tại Việt Nam Ngoài cácthành viên của Tổ chức OECD – DAC còn có các nhà tài trợ mới nổi như TrungQuốc, Ấn Độ, Hung-ga-ri, Séc, Bên cạnh nguồn vốn tài trợ ODA, ở Việt namcòn có khoảng 600 các tổ chức phi Chính phủ quốc tế hoạt động với số tiền việntrợ hàng năm lên đến 200 triệu USD trong nhiều lĩnh vực khác nhau, liên quantrực tiếp đến đời sống người dân tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu,vùng xa, vùng đồng bào dân tộc
Tại hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) diễn ra vàotháng 12/2010 đã tổng kết: Trong thời kỳ 1993-2010 (tính đến hết tháng 10 năm
Trang 212010), tổng nguồn vốn ODA mà các nhà tài trợ quốc tế cam kết dành cho Việt Nam
là 56,252 tỷ USD, trong đó giải ngân đạt 28,565 tỷ USD, chiếm 50,78% tổng vốnODA cam kết.Gần đây nhất, giai đoạn 2000-2010, tổng số vốn ODA cam kết là46,296 tỷ USD, số vốn giải ngân đạt 21,956 tỷ USD, tỷ lệ giải ngân chỉ đạt 47,43%.Điều có thể dễ dàng nhận thấy là quy mô vốn ODA mà chúng ta nhận được có xuhướng ngày càng tăng Sự gia tăng về quy mô vốn cam kết cũng như vốn giải ngântrong giai đoạn 2000-2010 được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.1: Giá trị vốn ODA cam kết và vốn giải ngân giai đoạn 2000 – 2010
(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Theo số liệu trên, trong thời kỳ từ năm 2000-2010, tình hình giải ngân vốn ODAđã có những cải thiện nhất định với chiều hướng tích cực qua các năm(số vốn ODAgiải ngân tăng từ 1,65 tỷ USD năm 2000 và đạt kỷ lục vào năm 2010 với 3,5 tỷUSD) Tuy nhiên, mức giải ngân này vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra trong các kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội 5 năm và tỷ lệ giải ngân vẫn còn thấp hơn mức trung bình
Trang 22của thế giới và khu vực (tỷ lệ giải ngân trung bình mới chỉ dừng lại ở mức dưới50%)
Hình 2.1: Giá trị vốn ODA cam kết và giải ngân tại Việt Nam
giai đoạn 2000 – 2010 (Đơn vị: tỷ USD)
(Nguồn: Vụ Kinh tế Đối ngoại – Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Qua biểu đồ trên cho thấy, tốc độ tăng trưởng thu hút nguồn vốn ODA củanước ta tăng khá nhanh và ổn định trong suốt giai đoạn từ 2000-2010 với mứctăng trưởng bình quân 10%/năm, đặc biệt trong 3 năm trở lại đây 2008-2010 vốnODA cam kết tăng khá mạnh Điều đó thể hiện sự ủng hộ chính trị và lòng tincủa các nhà tài trợ đối với công cuộc đổi mới của Việt Nam Mặt khác, nó cũngthể hiện nhu cầu về nguồn vốn của Việt Nam là rất lớn để đầu tư cho hạ tầngkinh tế – xã hội phục vụ cho sự nghiệp CNH – HĐH đất nước Tuy nhiên, mộtvấn đề đặt ra là, mặc dù khả năng thu hút ODA của chúng ta tăng trưởng ở mứckhá nhưng việc thực hiện vốn cam kết hay nói cách khác là quá trình sử dụng
Trang 23ODA của Việt Nam chưa đạt được hiệu quả như mong muốn Chính việc sửdụng chưa có hiệu quả nên đã gây ra lãng phí, thất thoát vốn, tạo ra gánh nặng
nợ không cần thiết cho thế hệ sau và gây ảnh hưởng xấu cho khả năng thu hútcác nguồn đầu tư quốc tế khác
Căn cứ vào nhu cầu vốn đầu tư và định hướng phát triển theo ngành, lĩnhvực và vùng lãnh thổ đề ra trong các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra định hướng chiến lược, chính sách và nhữnglĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA cho từng thời kỳ Gần đây nhất, trên cơ sởtham vấn rộng rãi các nhà tài trợ, ngày 29 tháng 12 năm 2006 Thủ tướng Chínhphủ ban hành Quyết định số 290/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thu hút và sửdụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thời kỳ 2006-2010 5 lĩnh vực ưu tiênthu hút và sử dụng ODA trong thời kỳ 5 năm 2006-2010 bao gồm:
- Phát triển nông nghiệp và nông thôn (bao gồm nông nghiệp, thuỷ lợi,lâm nghiệp, thuỷ sản kết hợp xóa đói, giảm nghèo)
- Xây dựng hạ tầng kinh tế theo hướng hiện đại
- Xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục và đào tạo, dân số vàphát triển và một số lĩnh vực khác)
- Bảo vệ môi truờng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực, chuyển giaocông nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai
Tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA theo nghành được thể hiện bằng biểu đồsau:
Trang 24Hình 2.2: Cơ cấu ODA phân theo ngành nghề và lĩnh vực giai đoạn 2005-2010
(Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư)
Nhìn vào biểu đồ trên cho thấy, các ngành thuộc hạ tầng như giao thông,
đô thị, nước sạch; công tác xoá đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp là nhữnglĩnh vực thu hút được ODA nhiều nhất Điều đó cho thấy, cơ cấu vốn ODA theocác điều ước quốc tế về ODA đã được ký trong thời kỳ 2000-2010 (tính đến hếttháng 10 năm 2010) về cơ bản phù hợp với những định hướng ưu tiên sử dụngvốn ODA của chính phủ Việt Nam nêu trên
Như vậy, qua chặng đường gần 20 năm thu hút ODA, chúng ta có thể kếtluận: Nguồn vốn ODA có vai trò quan trọng trong việc xoá đói giảm nghèo, pháttriển xã hội, tăng cường bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, tăng cườngthể chế thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật,cải cách hành chính và xây dựng chính sách quản lý kinh tế theo lịch trình phù
Trang 25hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Namvà lộ trình chủđộng hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường năng lực con người và góp phần đẩymạnh quan hệ đối tác với các nước trên thế giới Tuy nhiên, như đã phân tích ởtrên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì việc thu hút và sử dụng ODA ở ViệtNam vẫn tồn tại những bất cập, nhất là khâu giải ngân và quản lý nguồn vốnODA Điều này làm giảm đi những tác động tích cực mà ODA đem lại, dặt rayeu cầu cần phải nghiêm túc xem xét lại việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA Trong phần tiếp theo của bài nghiên cứu này, việc tìm hiểu trường hợp thuhút và sử dụng nuồn vốn ODA của Nhật Bản( một trong những nhà tài trợ lớnnhất về ODA cho Việt Nam), cụ thể là trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng sẽ giúpchúng ta có cái nhìn rõ ràng hơn về thực trạng sử dụng ODA tai Việt Nam.
2.2 Tình hình thu hút và sử dụng ODA của Nhật Bản tại Việt Nam
Nhật Bản là nước có quan hệ viện trợ cho Việt Nam từ rất sớm và chính thứcđược phát triển từ năm 1975, nhưng đến năm 1979 Nhật Bản đình chỉ vốn ODAcho Việt Nam Tháng 11 năm 1992 Nhật chính thức công bố nối lại viện trợODA cho Việt Nam và bắt đầu cho Việt Nam vay 45,5 tỷ yên với lãi suất ưu đãi1%/ năm trong vòng 30 năm, trong đó 10 năm đầu không phải trả lãi
Quyết định của Nhật Bản khôi phục viện trợ ODA cho Việt Nam có một ýnghĩa quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, mở ra một thời kỳ mớitrong quan hệ hợp tác trên rất nhiều lĩng vực giữa hai quốc gia
2.2.1 Quy mô nguồn vốn ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam
Tính theo nhà tài trợ, nguồn vốn ODA mà Nhật Bản dành cho Việt Nam đượcthể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.2: Số vốn ODA cam kết của 10 nhà tài trợ hàng đầu cho Việt
Nam giai đoạn 1995 – 2009 ( Đơn vị: Triệu USD)
Trang 26(Nguồn: Vụ Kinh tế Đối ngoại – Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Nhìn vào bảng số liệu ta có thể nhận thấy, ngay sau khi nối lại viên trợ choViệt Nam vào năm 1992, Nhật Bản đã liên tục dẫn đầu danh sách các quốc gia viêntrợ ODA cho Việt Nam Với tổng số vốn cam kết lên tới 8469,73 triệu USD giaiđoạn 1995-2009, đây là con số cao hơn rất nhiều so với các nhà tài trợ khác trongdanh sách các nước tài trợ lớn nhất cho Việt Nam(cao gần gấp đôi so với nhà tài trợđứng thứ 2 là WB (5329.82 triệu USD)) Điều đáng lưu ý là sự gia tăng ODA củaNhật Bản cho Việt Nam diễn ra ngay cả khi bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội NhậtBản đang có những dấu hiệu suy thoái và việc sử dụng có hiệu quả nguồn ODA nàyở Việt Nam còn gặp nhiều ách tắc, trở ngại. Lí giải cho điều này, ông TomoharuWashio, Phó chủ tịch tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) đã có tầmnhìn xa khi khẳng định trong khuyến cáo cho các nhà đầu tư Nhật Bản ở Việt Nam:
“Hãy nhìn vào viễn cảnh của Việt Nam trong 10 năm sau, Việt Nam sẽ tiếp tục duytrì tốc độ tăng trưởng cao, đồng thời hoàn thiện hệ thống pháp luật và hạ tầng đô thị,nền công nghiệp phụ trợ cũng được phát triển, đội ngũ kỹ thuật và quản lý trunggian vốn không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ trưởngthành, số lượng doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với Nhật Bản sẽ tăng lên Dân sốViệt Nam sẽ vượt ngưỡng 100 triệu, thu nhập bình quân tăng nhanh, kết quả là ViệtNam sẽ trở thành một thị trường tiêu thụ lớn, vị thế trong ASEAN được nâng lêntầm cao mới”.
Thực tế là từ khi bắt đầu chính thức nối lại viện trợ cho chúng ta, tổng số việntrợ ODA của Nhật Bản chiếm khoảng 40% tổng số tiền cam kết của cộng đồng quốc
tế dành cho Việt Nam Con số này tăng đều đặn qua các năm bất chấp những tác
Trang 27động tiêu cực từ tình hình tài chính thế giới và có xu hướng tiếp tục tăng trong thờigian tới Điều này thể hiện rõ hơn qua bảng số liêu sau:
Bảng 2.3: Tình hình cam kết và giải ngân viện trợ phát triển của Nhật
Bản giai đoạn 1992 – 2011 (Đơn vị: Tỷ Yên)
lượng ODA
Viện trợ cho vay
Viện trợkhông hoànlại
(Nguồn: Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam)
(*: Theo công bố của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại ViệtNam trong cuộc họp báo công bố tổng vốn vay ODA hỗ trợ Việt Nam và những dự
án nhận được vốn ODA của Nhật Bản trong năm 2011)
Nhìn vào bảng trên ta thấy, sự gia tăng nguồn vốn ODA Nhật Bản vào ViệtNam đã thể hiện rất nhanh, từ 45,5 tỷ Yên năm 1992 đã lên đến 112 tỷ Yên năm
1999 Đây cũng là năm cao nhất trong gần 10 năm (giai đoạn 1992-2000) Điều cần
thấy là do ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế Đông Á (1997 – 1998) đã
Trang 28buộc Nhật Bản phải điều chỉnh lại chính sách đối ngoại ODA theo hướng cắt giảmdần quy mô cung cấp cho các nước trong khu vực để đề phòng các biến động rủi ro,bất ổn Thế nhưng đối với Việt Nam, sự cắt giảm đó hầu như lại là nhỏ nhất so vớinhiều nước khác Thực tế như số liệu từ bảng 2 đã phản ánh thì những năm 1997 -
1999 là thời gian mà Việt Nam đã được Nhật Bản cung cấp khối lượng ODA lớnnhất từ trước đó cho đến thời điểm đó Điều đó chứng tỏ Việt 'Nam đã chiếm vị trí,vai trò quan trọng trong sự quan tâm của chính sách ODA Nhật Bản
Mặc dù sau đó vào năm 2000, ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam đột ngộtgiảm mạnh do họ thi hành chính sách cắt giảm 10% ODA chung cho các nước Tuynhiên từ đó cho đến nay, nguồn vốn ODA mà Nhật Bản dành cho Việt Nam lại có
xu hướng tăng trở lại và đạt mức kỷ lục 153,76 tỷ Yên vào năm 2009
2.2.2 Những lĩnh vực Nhật Bản tài trợ cho Việt Nam
Theo dõi động thái tiến triển nguồn vốn ODA của Nhật Bản dành cho ViệtNam, có thể thấy, dù có lúc lên, lúc xuống, nhưng cơ bản, là theo chiều hướng ngàycàng gia tăng, cả về chất lượng lẫn quy mô, nhằm hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế -xã hội của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.ODA của Nhật Bản dành cho Việt Namtrước đây nhằm vào 5 lĩnh vực ưu tiên:
- Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế, trong đó chú trọng hỗ trợchuyển đổi sang nền kinh tế thị trường;
- Hỗ trợ cải tạo và xây dựng các công trình điện và giao thông;
- Hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nhất là phát triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn vàchuyển giao công nghệ mới tại các vùng nông thôn;
- Hỗ trợ phát triển giáo dục và y tế;
- Hỗ trợ bảo vệ môi trường
Từ năm 2007, có một điểm khác biệt trong cơ chế nhận hỗ trợ ODA so vớichính sách ODA cũ là các dự án nhận hỗ trợ sẽ được lựa chọn thông qua đốithoại, chứ không phải theo yêu cầu như trước đây và khoản hỗ trợ được hoạchđịnh ngay tại nước nhận ODA nhằm sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả
Trang 29Do vậy, chính sách ODA mới của Nhật Bản ưu tiên hỗ trợ hàng đầu vào 3 lĩnhvực sau:
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Để thực hiện mục tiêu này, Nhật Bản sẽ tậptrung hỗ trợ vào lĩnh vực cải cách kinh tế như hoàn thiện môi trường đầu tư, hỗtrợ phát triển kinh tế tư nhân, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, điệnlực, công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực, cải cách doanh nghiệp Nhànước
- Cải thiện đời sống dân cư và các lĩnh vực xã hội
- Hoàn thiện thể chế, pháp luật Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam cải cách hànhchính, trong đó có cải cách chế độ công chức thông qua việc sử dụng kinhnghiệm và các công nghệ tiên tiến của Nhật Bản
Ba lĩnh vực này cũng phù hợp với những mục tiêu chính mà Chính phủ ViệtNam đang đặt ra trong kế hoạch phát triển và xoá đói, giảm nghèo
Thông qua các nguồn ODA, Nhật Bản đã giúp Việt Nam xây dụng nhiều côngtrình hạ tầng kinh tế - xã hội; cung cấp một số lượng đáng kể học bổng để đàotạo đại học và sau đại học cho các sinh viên và cán bộ khoa học - kỹ thuật củaViệt Nam Một số lượng lớn chuyên gia và người tình nguyện Nhật Bản hiệnđang hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa,giáo dục và đào tạo
Ngoài ra, thông qua ODA, Nhật Bản còn hỗ trợ Việt Nam trong nhiều sáng kiếnhợp tác trong khuôn khổ ASEAN, ASEM, Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng
Trang 30Hình 2.3: Cơ cấu viện trợ của Nhật Bản phân theo lĩnh vực đầu tư
giai đoạn 2000 – 2009
(Nguồn: Vụ Kinh tế đối ngoại – Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
2.3 Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Việt Nam
2.3.1 Vai trò của nguồn vốn ODA đối với phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam
Lĩnh vực cơ sở hạ tầng là lĩnh vực tuy không có hiệu quả tài chính trực tiếp,khả năng thu hồi vốn thấp, thời gian đầu tư kéo dài, độ rủi ro cao, nhưng lại có ýnghĩa to lớn đối với sự phát triển đời sống dân cư và sự phát triển kinh tế, xã hộicủa đat nước Hàng năm, nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển cở sở hạ tầng ở ViệtNam là rất lớn, tỷ lệ vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, viễn thông,nước – vệ sinh, phát triển đô thị) trung bình hàng năm chiếm khoảng 9-10%GDP Trong đó, khả năng huy động vốn trong nước thông qua ngân sách và đầu
tư tư nhân chỉ đáp ứng từ 45-50% nhu cầu về vốn, phần còn lại được bù đắp từnước ngoài thông qua đầu tư trực tiếp FDI và ODA
Với đặc điểm là nguồn vốn có tính ưu đãi, đồng thời dựa trên những chính
Trang 31sách ưu tiên của các nước viện trợ đối với lĩnh vực cơ sở hạ tầng đặc biệt trongnghành giao thông vận tải, viễn thông , năng lượng, thời gian qua, vốn ODA đãgóp phần không nhỏ vào sự phát triển của Việt Nam Điều này được thể hiệnqua biểu đồ sau:
Hình 2.4: Tỷ lệ các nguồn vốn trong đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ
tầng giai đoạn 1995-2009
(Nguồn: Ngân hàng thế giới)
Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy ODA là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớntrong tổng số vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng trong một giai đoạn khá dài(chiếm tới 44%)
2.3.2 Nguồn vốn ODA Nhật Bản cho phát triển cơ sở hạ tầng Việt Nam qua các năm
Để đáp ứng kế hoạch mở rộng nhu cầu cơ sở hạ tầng, hàng năm Việt Namcần phải đầu tư khoảng 9-11% GDP, điều này đòi hỏi chúng ta phải huy độngmột lượng vốn lớn thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn ODA Trongthời gian vừa qua, vốn ODA Nhật Bản đã có những đóng góp tích cực trong việcphát triển hạ tầng Việt Nam (giao thông, bưu điện, cấp nước, thoát nước, côngviên, cây xanh ), được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2.4: Tỷ trọng vốn ODA Nhật Bản đầu tư cho phát triển hạ tầng trong tổng
Trang 32vốn ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam giai đoạn 2005-2010(Đơn vị: tỷ Yên)
(Nguồn:Bộ Kế hoạch và đầu tư)
Căn cứ vào số liệu bảng trên, chúng ta thấy phần lớn ODA Nhật Bản tậptrung vào các dự án cơ sở hạ tầng như: dự án cấp nước, dự án thoát nước, dự ánkhu đô thị mới, dự án phát triển hạ tầng giao thông đô thị Còn lại, ODA dànhcho các lĩnh vực khác: nông nghiệp, giáo dục, y tế Năm 2009, vốn ODA NhậtBản đầu tư cho cơ sở hạ tầng ở Việt Nam đạt 110,20 tỷ Yên, năm 2010 con sốnày là 76,50tỷ Yên, có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốnODA mà Nhật Bản dành cho Việt Nam( chiếm tới 78,89%)
Về vấn đề giải ngân ODA, năm 2000 có 5 dự án ODA cơ sở hạ tầng đượcgiải ngân 5,68 tỷ Yên Năm 2008, có 6 dự án giải ngân đạt 7,13 tỷ Yên, tăng25,52% so với năm 1999 Năm 2010, có 8 dự án giải ngân thuộc lĩnh vực hạtầng kỹ thuật với tổng giá trị 9,72 tỷ Yên tăng 36,32% so với mức giải ngân năm
2008 Mặc dù tỷ lệ giải ngân ODA có xu hướng gia tăng nhưng nếu xét về tỷ lệphần trăm vốn giải ngân/vốn cam kết thì đây vẫn là những con số còn khá khiêmtốn
Bảng 2.5: Tỷ lệ giải ngân vốn ODA Nhật Bản trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại
Việt Nam trong 3 năm gần đây (Đơn vị: tỷ Yên)
ODAcam kết 60,44 110,20 76,50
ODAgiải ngân 7,13 14,98 9,72
(Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư)
Nhìn vào bảng trên ta thấy, tỷ lệ giải ngân vốn ODA Nhật Bản trong lĩnhvực cơ sở hạ tầng còn thấp, theo tính toán của Bộ kế hoạch và đầu tư bình quânthời kỳ 2000- 2010 chỉ đạt 12-13% Tỷ lệ giải ngân thấp là do hầu hết các dự ánODA có thời gian đầu tư kéo dài, và việc phân bổ vốn theo từng giai đoạn, hạng
Trang 33mục công trình Khi từng giai đoạn, hạng mục công trình hoàn thành theo đúngtiến độ, chất lượng thời gian ghi trong hợp đồng thì nhà tài trợ mới tiếp tục bỏvốn cho giai đoạn, hạng mục tiếp theo Hầu hết chương trình dự án có tốc độgiải ngân chậm do sự chậm trễ trong khâu chuẩn bị đầu tư Chất lượng chuẩn bịđầu tư, nhất là khâu hình thành dự án ban đầu, báo cáo nghiên cứu khả thi củachủ đầu tư và công ty tư vấn còn yếu kém Dự án phải làm đi làm lại nhiều lần.Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai dự án, có nhiều thay đổi nên xuất hiệnnhu cầu thay đổi nội dung của dự án Những cân nhắc thay đổi trong quá trìnhthực hiện gây sự kéo dài dự án Cơ chế chính sách trong khâu đền bù, giải phóngmặt bằng chưa ổn định, thủ tục giải phóng mặt bằng còn mất nhiều thời gian,thiếu quỹ di dân cũng ảnh hưởng đến tiến độ các dự án (dự án thoát nước HàNội, dự án phát triển hạ tầng giao thông đô thị giai đoạn I ) Thủ tục, quanđiểm triển khai giữa nhà tài trợ và Việt Nam còn chưa thống nhất (Nghị định 52,các thủ tục đấu thầu với các thủ tục của JBIC) cũng là những nguyên nhân ảnhhưởng đến tiến độ thực hiện dự án và do đó làm chậm tốc độ giải ngân vốn
2.3.3 Thực trạng sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản trong phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam xét theo ngành
Phần lớn ODA Nhật Bản cho lĩnh vực cơ sỏ hạ tầng tập trung vào các nghànhnhư: cấp thoát nước, hạ tầng giao thông( đường xá, cầu cảng), phát triển đô thị,viễn thông
2.3.3.1 Ngành Giao thông vận tải
Trong tổng vốn ODA Nhât Bản cấp cho phát triển cơ sở hạ tầng thì lượngODA cấp cho ngành GTVT cũng chiếm một khối lượng đáng kể và được chialàm nhiều lĩnh vực nhỏ như: hệ thống giao thông đường bộ, hệ thống giao thôngđường sắt, hệ thống giao thông đường thuỷ.Bảng dưới đây thể hiện tình hìnhhuy động và phân bổ vốn ODA Nhật Bản trong từng lĩnh vực của nghànhGTVT:
Bảng 2.6: Tỷ trọng vốn ODA của ngành GTVT từ năm 1993 tới 2010
Trang 34STT Lĩnh vực đầu tư
Tổng vốnđầu tư(triệu USD)
Cơ cấutừng lĩnhvực
Tỷ trọng trongtổng vốnGTVT
(Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư)
Qua số liệu trên, nổi lên vấn đề là : mặc dù GTVT được chú trọng phát triển,nhưng lại có sự mất cân đối trong việc phân bổ nguồn vốn này vào từng lĩnh vực
cụ thể của nghành.Từ năm 1993, tỷ lệ vốn ODA Nhật Bản được cấp cho giaothông đường bộ đã chiếm đến hơn 80% tổng vốn đầu tư cho khu vực GTVTtrong đó chỉ riêng vốn cấp cho các dự án lớn về nâng cấp các tuyến quốc lộ đãchiếm tới 83,6% tổng số vốn được cấp Trong khi đó các tuyến đường nông thôn
và đô thị nói chung vẫn ở trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng Các dự ándành cho hệ thống giao thông nông thôn cũng như đô thị chỉ đạt hơn 16% tổngvốn đầu tư cho giao thông đường bộ Sự mất cân đối cũng thể hiện trong việcnguồn vốn cấp cho các dự án nâng cấp đường sắt chỉ đạt 143,36 triệu USD tức
là khoảng 4,65% vốn ODA dành cho GTVT trong đó đường thuỷ nội địa chiếm77,16 triệu USD (khoảng 17,19%) và cảng biển đạt 317, 59 triệu USD (khoảng82,81%)
Tuy vậy, sau gần 20 năm triển khai nguồn vốn ODA Nhật Bản trong lĩnhvực cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, hệ thống hạ tầng GTVT Việt Nam đã có nhiềubiến đổi quan trọng: Đến tháng 10 năm 2010 đã hoàn thành và đưa vào khai thác
sử dụng trên 2.000 km quốc lộ quan trọng, 13.324m cầu đường bộ, 1.400 kmtỉnh lộ, 2.400 m cầu đường sắt, 1.400 km tỉnh lộ, 4.000 km đường và 12.000 mcầu giao thông nông thôn
Trang 35ODA Nhật Bản không chỉ đóng vai trọng trong việc xây dựng các côngtrình mà còn là một cuộc chuyển giao công nghệ lớn trong toàn ngành GTVT.
Từ việc chuyển giao công nghệ thi công qua các dự án xây dựng áp dụng cáccông nghệ tiên tiến (công nghệ cầu đúc hẫng cân bằng, cầu dây văng, cọc khoannhồi đường kính lớn, sử dụng bấc thấm, dầm super T ), đến việc nâng cao nănglực quản lý và điều hành của tất cả các ban ngành có liên quan trực tiếp cũngnhư gián tiếp đến dự án (các quy trình đấu thầu quốc tế, quản lý dự án đầu thầu,thủ tục giải ngân ) và quan trọng nhất là phía Việt Nam đã có thêm rất nhiềukinh nghiệm trong công tác vận động cũng như sử dụng ODA
Bảng 2.7: Một số dự án lớn sử dụng vốn ODA của Nhật Bản
STT Tên dự án Thời gian thực hiện Tổng vốn đầu tư (Triệu USD)
2 Cải tạo nâng cấp quốc lộ 5 1994-2003 215,6
3 Khôi phục cầu quốc lộ 1 (giai
4 Khôi phục cầu quốc lộ 1 (giaiđoạn 2) 1995-2004 211
5 Khôi phục cầu đường sắt HàNội-TP Hồ Chí Minh 1994-2004 119
6 Cải tạo cảng Hải Phòng giaiđoạn khẩn cấp 1994-2002 40
7
Dự án khôi phục 10 cầu đường
sắt trên tuyến đường sắt Thống
nhất
8 Dự án cải tạo cảng Sài Gòn 1995-2000 500
9
Dự án khôi phục 9 cầu đường
sắt trên tuyến đường sắt Thống
Trang 3612 Hệ thống thông tin duyên hải 1997-2003 34
13 Cải tạo nâng cấp quốc lộ 10 1998-2005 302
14 Cải tạo nâng cấop quốc lộ 18 1998-2005 232
16 Dự án phát triển cơ sở hạ tầnggiao thông đô thị Hà Nội 1999-2004 1933
17 Cầu Thanh Trì &đoạn NamVành đai III Hà Nội 2000-2005 410
19 Dự án cải tạo cảng Hải Phònggiai đoạn 1 và 2 2000-2007 2540
21 Khôi phục cầu Quốc lộ 1 đoạnCần Thơ-Năm Căn 2003-2007 50
23
Dự án khôi phục 44 cầu đường
sắt trên tuyến đường sắt Thống
Ngoài ra, trong năm tài khoá 2010, Chính phủ Nhật Bản cũng cam kết cungcấp vốn vay cho các dự án sau:
- Dự án phát triển cơ sở hạ tầng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (cảng LạchHuyện)
- Dự án xây dựng cầu Nhật Tân
2.3.3.2 Cấp nước
Trang 37Trong giai đoạn 1998-20010, được sự tài trợ của, chính phủ Nhật Bảnhàng loạt các nhà máy cấp nước được xây dựng đáp ứng nhu cầu nước sạchđang tăng nhanh của nhân dân, đặc biệt là người dân sống ở đô thị.
Bảng 2.8: Vốn ODA đầu tư cho cấp nước Hà Nội giai đoạn
(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Nhìn vào số liệu trên ta có thể thấy, nguồn ODA Nhật Bản dành cho lĩnhvực cấp nước sạch ở Việt Nam có xu hướng gia tăng qua các năm xét cả về qui
mô vốn lẫn tỷ trọng trong tổng nguồn vốn dành cho xây dựng cơ sở hạtầng( tăng từ 4,27 tỷ Yên năm 1998 lên 8,56 tỷ Yên năm 2010)
Năm 2010,Việt Nam và Nhật Bản đã ký kết gia hạn Hiệp định viện trợkhông hoàn lại do Nhật Bản tài trợ cho Dự án "Phát triển cấp nước đô thị ViệtNam giai đoạn 2" Dự án Phát triển cấp nước đô thị Việt Nam có tổng vốn đầu
tư 135 triệu USD, trong đó WB tài trợ 112,64 triệu USD, được thực hiện từ giữanăm 2005 đến 2010 Dự án này nằm trong định hướng phát triển cấp nước đô thịđến năm 2020 của Chính phủ Việt Nam Theo dự án, 100 thị trấn sẽ được đầu tư
hệ thống cấp nước mới với hơn 1 triệu dân ở các tỉnh miền Bắc và miền Trungđược cung cấp nước sạch, góp phần hoàn thành mục tiêu 95% số dân đô thịđược cấp nước đến năm 2010 Giai đoạn đầu của dự án đã mang lại lợi ích cho
12 thị trấn cấp huyện tại 2 tỉnh và dự tính khoảng 145 nghìn người dân Giaiđoạn 2 bao gồm 120 thị trấn ở 24 tỉnh và sẽ phục vụ cho 740 nghìn người
2.3.3.3 Bưu chính viễn thông
Năm 1986 Việt Nam chỉ có 9 đường dây điện thoại quốc tế, với GDP bìnhquân đầu người 138 USD Mật độ điện thoain trong giai đoạn phát triển đầu như
Trang 38324 USD thì mật độ điện thoại mới ở mức gần 1,85 máy/100 dân (theo nghiêncứu của tổng cục Bưu biện) Cũng theo nghiên cứu của tổng cục Bưu điện, trướcnăm 1993, bưu chính viễn thông của Việt Nam trong tình trạng rất lạc hậu chỉ có254.506 đường dây điện thoại cơ bản cho hơn 69 triệu dân, tương đương 0,36máy/100 dân Nhưng sau năm 1993, với sự phát triển mạnh của nền kinh tế cùngvới sự trở lại của các nhà tài trợ quốc tế trong đó có Nhật Bản, Việt Nam đã cảithiện đáng kể kết cấu hạ tầng viễn thông , nhất là các dịch vụ cơ bản hiện đại vàdịch vụ di động.
Các dự án ODA của Nhật Bản tài trợ cho Việt Nam trong lĩnh vực viễn thông
từ năm 1993 đến nay có thể kể đến: Dự án phát triển mạng viễn thông nông thôncác tỉnh miền Trung Việt Nam trị giá 11.332 triệu Yên thuộc nguồn tài khóa
1997 của chính phủ Nhật Bản(JBIC); Dự án nâng cao năng lực đào tạo TrungTâm Đào tạo Bưu chính – Viễn thông I của tổng công ty Bưu chính Viễn thôngViệt Nam trị giá 7 triệu USD; Dự án Cáp quang biển trục Bắc – Nam trị giá19.497 triệu Yên thuộc nguồn tín dụng ưu đãi của JBIC năm 2007( theo báo cáocủa Vụ Kết cấu hạ tầng – Bộ Kế hoạch Đầu tư
2.3.3.4 Năng lượng điện và công nghiệp
Trước năm 1993, đầu tư vào ngành năng lượng chỉ chiếm khoảng 20% đầu tưcông cộng Đây là mức đầu tư thấp so với các nước phát triển Đặc biệt, mứcđầu tư công cộng của kết cấu hạ tầng kinh tế cho năng lượng là rất thấp so vớinhững gì cần thiết để hỗ trợ sự phát triển nhanh của nghành này
Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, từ năm 1993, đặc biệt từnăm 2000, ngành điện đã phát triển vượt bậc, giảm tổn thất của hệ thống vànâng cao chất lượng phục vụ Năm 2005, ngành điện đã cấp điện cho 88% số hộgia đình ở nông thôn Gần ¼ trữ lượng kinh tế của thủy điện Việt Nam đã đượckhai thác, tổng công suất phát điện cuối năm 2005 là gần 11.200MW đường dây
500 kW (Bắc – Nam) được hoàn thành và đưa vào sử dụng, đưa tổng chiều dài
Trang 39của đường dây 500kW của cả nước từ 2.423 km năm 2003 lên 3.533 km vàonăm 2005.
Sự thành công vượt bậc của ngành năng lượng điện từ sau năm 1993 đến nay
có sự đóng góp không nhỏ của vốn ODA mà Nhật Bản là đóng vai trò là nhà tàitrợ lớn nhất Vốn ODA của Nhật Bản đã giúp cải tạo, nâng cấp mạng lưới điệnquốc gia và xây dựng mới nhiều nhà máy điện, tăng nguồn cung cấp điện phục
vụ sản xuất và sinh hoạt Trong giai đoạn từ năm 2000 đến hết năm 2009, mộtphần không nhỏ vốn ODA (khoảng trên 22% tổng vốn ODA Việt Nam đã ký vớiNhật Bản giai đoạn 2000-2009) được đầu tư cho việc phát triển nghành điện, cảitạo và phát triển mạng lưới điện, bao gồm việc xây dựng và cải tạo các nhà máyphát điện, xây dựng các trạm biến thế, đường dây tải điện 500kV và thực hiệncác chương trình điện khí hóa nông thôn Vốn ODA Nhật Bản đã góp phần xâydựng nhiều nhà máy điện công suất lớn như nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 2.1công suất 288MW
Có thể nói trong thời gian qua, vốn ODA của Nhật Bản đã góp phần đáng kểvào sự tăng trưởng của ngành Năng lượng và Công nghiệp Nhờ đó, ngành Nănglượng điện đã tăng đáng kể công suất nguồn, phát triển và mở rộng mạng lướiphân phối điện, kể cả lưới điện nông thôn, một số cơ sở sản xuất công nghiệpđược đầu tư bằng nguồn vốn ODA đã góp phần tạo công ăn việc làm ở một sốđịa phương
2.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng ODA Nhật Bản trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Việt Nam
2.4.1 Đánh giá hiệu quả chung của các dự án ODA trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng
Xét về tổng quan, các dự án ODA Nhật Bản đầu tư phát triển cơ sở hạtầng tại Việt Nam trong thời gian là có hiệu quả, thể hiện trên các khía cạnh sau:
- Các công trình hoàn thành đảm bảo chất lượng, có ý nghĩa kịp thời
đáp ứng các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước
Trang 40- Tăng công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp: các dự án ODA cơ sở hạ tầngđã thu hút một lượng lớn cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, lao động thủcông, góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống của người lao động
- Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đã từng bước nâng cao điều kiện sống chonhân dân, tăng phúc lợi công cộng và cải thiện các điều kiện về môi trường
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thông qua đầu tư phát triển cáccông trình thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng
2.4.2 Hiệu quả sử dụng ODA Nhật Bản trong các dự án cơ sở hạ tầng ở Việt Nam theo tiêu chí đánh giá
2.4.2.1 Tính phù hợp
Tính phù hợp của các chương trình, dự án ODA Nhật Bản cho phát triển cơsở hạ tầng giai đoạn 2000-2010 được đánh giá là khá cao Trong 5 tiêu chí đánhgiá, thì đây là tiêu chí đạt kết quả cao nhất, thể hiện ở các điểm sau:
Các chương trình, dự án ODA Nhật Bản cho cơ sở hạ tầng về cơ bản là phùhợp với các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2000 – 2005 và 2006 –2010), Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo (CPRGS2001-2010)
Các dự án ODA giai đoạn này cũng phù hợp rất cao đối với mục tiêu ưu tiêncho phát triển cơ sở hạ tầng đã được nêu trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xãhôi 10 năm (2001-2010) Theo một cuộc điều tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư,80% số người trả lời phiếu khảo sát cho rằng ODA có tính phù hợp cao đối vớichiến lược và thứ tự ưu tiên của Chính phủ Việt Nam Khoảng gần 75% chorằng nguồn ODA rất phù hợp với nhu cầu của từng nghành được phân bổ
Số liệu thống kê cho thấy tuy lượng ODA phân bổ cho các ngành cụ thểtrong lĩnh vực cơ sở hạ tầng còn nhiều mất cân đối nhưng nói chung tất cả cácngành trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng đều đã nhận được sự hỗ trợ từ nguồn ODAcủa Nhật Bản