1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụ

73 502 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 400 KB

Nội dung

Trong nền kinh tế thị trường với môitrường cạnh tranh khắc nghiệt thì việc bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh là một biện pháp quản trọng giúp doanh nghiệp không chỉ đứn

Trang 1

Lời mở đầu

Từ cơ chế tập trung chuyển sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp Nhànước hoạt động kinh doanh đang đứng trước nhiều vấn đề bức xúc Một trongnhững vấn đề nổi lên hàng đầu là vấn đề bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụngvốn kinh doanh sao cho có hiệu quả Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnhvực in ấn nói chung và đối với Xí nghiệp in I - TTXVN ( thông tấn xã Việt Nam )nói riêng thì một trong những mục tiêu phấn đấu hàng đầu chính là vấn đề bảo toàn

và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Có thể khẳng định rằng bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh là mục tiêu phấn đấu lâu dài của mỗi doanh nghiệp Bảo toàn và nângcao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh gắn liền và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quảsản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường với môitrường cạnh tranh khắc nghiệt thì việc bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh là một biện pháp quản trọng giúp doanh nghiệp không chỉ đứng vững

mà còn phát triển cả chiều rộng và chiều sâu quy mô sản xuất kinh doanh của mình

Tuy nhiên xuất phát từ thực tiễn rất nhiều các doanh nghiệp trong nềnkinh tế thị trường thực hiện rất kém mục tiêu bảo toàn và nâng cao hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh của mình Số vốn thu được sau một vòng tuần hoàn vốn lạithường thấp hơn số vốn đã bỏ ra ban đầu, công tác quản lý vốn kinh doanh thườnglỏng lẻo, các biện pháp đưa ra thường mang tính chất lý thuyết không gắn với thựctiễn hoạt động của doanh nghiệp đã làm nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và điđến bờ vực của sự phá sản Trong số các doanh nghiệp đó thì các doanh nghiệp nhànước chiếm một phần không nhỏ, điều này là một mỗi trăn trở của các nhà quản lýdoanh nghiệp và cũng là của những người thường xuyên quan tâm đến vấn đề bảotoàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp, cần phải cónhững hướng đi đúng, những giải pháp hợp lý để công tác bảo toàn và nâng caohiệu quả sử dụng vốn kinh doanh thực sự có hiệu quả giúp cho các doanh nghiệp

Trang 2

đứng vững trong nền kinh tế thị trường là yêu cầu và khách quan của mọi doanhnghiệp đang tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh Yêu cầu làm rõ lí luận cũngnhư thực tiễn đối với vấn đề bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanhtrong các doanh nghiệp hiện nay trở nên cấp bách và giải quyết được vấn đề đó sẽtạo một động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tồn tại và phát triển lâu dài trong cơchế thị trường.

Xuất phát từ những yêu cầu trên, trong quá trình học tập tại trường vàthời gian thực tập tại Xí nghiệp in I - TTXVN ( thông tấn xã Việt Nam ), tôi đã

quyết định tập trung và đi sâu vào nghiên cưu chuyên đề “ Một số giải phỏp nhằm thực hiện tốt cụng tỏc bảo toàn và nõng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Xí nghiệp in I - TTXVN” Với hy vọng sẽ góp phần đáp ứng được nhu cầu bảo

toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh bức thiết hiện nay của cácdoanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực in nói chung và Xí nghiệp in I - TTXVN nóiriêng Nội dung chuyên đề gồm ba phần chính:

Phần I : Vốn kinh doanh với việc bảo toàn và nâng cao hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh trong nền kinh tế thị trường

Phần II : Bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Xínghiệp in I - TTXVN

Phần III : Một số giải pháp nhằm góp phần thực hiện tốt công tác bảotoàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Xí nghiệp in I - TTXVN

Trang 3

Phần I

Lý luận chung về vốn kinh doanh và Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

của doanh nghiệp 1- Vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh trong nền kinh

Như vậy, vốn sản xuất kinh doanh là gì ?

Các nhà kinh tế học từ thời xa xưa đã đưa ra rất nhiều quan điểm khác nhau

về vốn kinh doanh như sau :

vào nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh dưới dạng hình thái vật chất khácnhau như : tiền, lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu,

giá trị thặng dư" Đây là quan điểm được nhiều nhà kinh tế ủng hộ do phản ánhđược đúng bản chất và tác dụng của vốn

quỹ tiền tệ đặc biệt không thể thiếu của doanh nghiệp và có các đặc trưng chủ yếusau:

Trang 4

Thứ nhất : Vốn được biểu hiện bằng một lượng giá trị thực của các tài sản có

giá trị dùng để sản xuất ra một lượng giá trị các sản phẩm khác Đó là các loạinguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, nhà xưởng, trong hoạt động sản xuất kinhdoanh của các doanh nghiệp

Thứ hai : Vốn vận động phải sinh lời Ban đầu vốn được biểu hiện bằng một

lượng tiền nhất định, trong quá trình vận động vốn tồn tại dưới nhiều hình thái vậtchất khác nhau Tuy nhiên, điểm xuất phát và điểm cuối cùng của quá trình tuầnhoàn vốn đều được biểu hiện bằng tiền, nhưng để bảo toàn và sử dụng vốn cóhiệu quả thì đồng vốn bỏ ra phải nhỏ hơn hoặc bằng số tiền thu về

Thứ ba : Vốn có giá trị về mặt thời gian Trong cơ chế thị trường như hiện

nay thì đặc trưng này thể hiện rất rõ, đồng vốn bỏ ra luôn chịu ảnh hưởng của cácyếu tố lạm phát, giảm phát, khủng hoảng, tiến bộ khoa học kỹ thuật, nên giá trịcủa các đồng vốn tại các thời điểm khác nhau là khác nhau

Thứ tư : Vốn phải gắn với chủ sở hữu Trong nền kinh tế thị trường mỗi

đồng vốn bao giờ cũng gắn với chủ sở hữu nhất định Người sử dụng vốn có thểchưa chắc là người chủ sở hữu vốn do có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền

sử dụng vốn Điều này còn đòi hỏi mỗi người sử dụng vốn phải có trách nhiệm vớiđồng vốn mà mình đang nắm giữ và sử dụng

Thứ năm : Vốn không chỉ là biểu hiện bằng tiền của các loại tài sản hữu hình

có hình thái vật chất cụ thể trong doanh nghiệp mà còn được biểu hiện bằng cácloại tài sản vô hình như các lợi thế thương mại, bằng phát minh sáng chế, nhãnhiệu, các bí quyết công nghệ được bảo hộ

Như vậy, khái niệm chung của vốn kinh doanh như sau :

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong doanh nghiệp được đầu tư vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.

Trang 5

1.1.2- Phân loại :

Có nhiều cách phân loại về vốn kinh doanh như :

làm hai loại :

của tất cả các TSCĐ trong doanh nghiệp mà đặc điểm của nó là luân chuyển dầndần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và hoàn thành một vòngtuần hoàn khi TSCĐ hết thời hạn sử dụng Sau đó TSCĐ có thể được thanh lý hayhuỷ bỏ

doanh nghiệp, được biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản lưu động và vốnlưu động để đảm bảo cho quá trình sản xuất và tái sản xuất của doanh nghiệp đượcthực hiện Vốn lưu động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh dưới nhiềuhình thức khác nhau Đặc điểm luân chuyển là chỉ tham gia vào một chu kỳ sảnxuất kinh doanh và toàn bộ giá trị sẽ chuyển dịch ngay vào giá trị sản phẩm sảnxuất ra

được chia làm hai loại đó là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả

bao gồm vốn để hình thành mọi loại tài sản trong doanh nghiệp, vốn điều lệ, vốn tự

bổ sung từ lợi nhuận sau thuế và từ các quỹ của doanh nghiệp Đối với DNNN thìvốn được bổ sung từ Ngân sách tức là Nhà nước là chủ sở hữu Nguồn vốn nàyđược đánh giá là ổn định và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nắm giữ nếubiết sử dụng hợp lý

tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp có trách nhiệm phảihoàn trả cả vốn gốc và lãi vay trong một thời gian nhất định, nguồn vốn này được

Trang 6

hình thành từ các khoản nợ vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, các khoản

nợ người cung cấp, nợ công nhân viên, tiền vay do phát hành trái phiếu hoặc cáckhoản nợ phải trả Nhà nước,

thành hai loại là vốn bên trong và vốn bên ngoài doanh nghiệp

hoạt động bên trong doanh nghiệp từ các nguồn như tiền khấu hao TSCĐ, lợinhuận để lại doanh nghiệp, các quỹ dự phòng, các khoản thu do thanh lý nhượngbán TSCĐ, Đây là nguồn vốn quan trọng đảm bảo khả năng tự chủ về tài chínhcủa doanh nghiệp

từ bên ngoài doanh nghiệp nhằm đáp ứng các yêu cầu của hoạt động sản xuất kinhdoanh của mình như vốn vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác, phát hành trái

và các khoản nợ khác

1.2- Nguồn hình vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Tạo ra nguồn vốn là tiền đề vật chất để thực hiện các mối quan hệ kinh tế -tàichính của doanh nghiệp là một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong quátrình hoạt động của tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Do vậy,vốn kinh doanh luôn đóng vai trò then chốt trong hoạt động của các doanh nghiệp.Nguồn vốn kinh doanh của một doanh nghiệp thường được hình thành bằng cácnguồn khác nhau tuỳ theo loại hình, điều kiện và mục đích kinh doanh của từngdoanh nghiệp Thông thường vốn kinh doanh của doanh nghiệp được huy động từcác nguồn sau :

DNNN Bắt đầu từ khi có quyết định thành lập, DNNN cần một lượng vốn đầu tưtối thiểu cần thiết Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cácdoanh nghiệp này thường được bổ sung thêm vốn nhằm đảm bảo hoạt động của

Trang 7

doanh nghiệp Vốn do Ngân sách cấp được xác định trên biên bản giao nhận vốn

mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm bảo toàn và phát triển nguồn vốn đã đượccấp

đóng góp nhằm cùng thực hiện các mục tiêu kinh tế đặt ra trong quá trình sản xuấtkinh doanh Vốn góp tham gia lên doanh liên kết có thể bằng tiền, bằng các loại tàisản cố định, vật tư hàng hoá hoặc các lợi thế về kinh doanh, mặt đất, mặt nước, mặtphố, Dựa trên cơ sở tự nguyện, các bên tham gia liên doanh sẽ đóng góp vốn theokhả năng của mình, có trách nhiệm, được hưởng quyền lợi và chịu rủi ro theo phầnvốn góp

kinh doanh, doanh nghiệp luôn phải tích luỹ một lượng vốn để tái sản xuất giản đơnhay tái sản xuất mở rộng quá trình sản xuất kinh doanh Do vậy mà nguồn vốn dodoanh nghiệp tự bổ sung trong quá trình hoạt động đóng một vai trò quan trọng.Lượng vốn tự bổ sung phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp trong kỳ, thông qua việc phân bổ vào các quỹ của doanh nghiệp Nguồn vốn

tự bổ sung trong quá trình kinh doanh chủ yếu dựa vào hai nguồn là lợi nhuận vàquỹ khấu hao của doanh nghiệp Nguồn vốn tự bổ sung mang ý nghĩa rất quantrọng do nó là cơ sở nhằm đánh giá khả năng tự chủ về mặt tài chính của doanhnghiệp

vốn mà các doanh nghiệp sử dụng thường xuyên và nhiều nhất trong nền kinh tế.Đây là nguồn vốn vay có khả năng đáp ứng đầy đủ yêu cầu của hoạt động SXKDnhất là vốn để đáp ứng cho các nhu cầu của dự án đầu tư có quy mô lớn, thời giandài Nguyên tắc cơ bản mà doanh nghiệp phải thực hiện khi sử dụng nguồn vốn này

là phải sử dụng đúng mục đích, và chứng minh được tính hiệu quả của dự án, phải

có tài sản đảm bảo và phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi đầy đủ và đúng thời hạn Sử dụng

Trang 8

có hiệu quả nguồn vốn vay tín dụng trong giới hạn cho phép của hệ số nợ sẽ gópphần phân tán bớt rủi ro trong hoạt động SXKD Tuy nhiên, khi sử dụng nguồnvốn này cần đánh giá, phân tích kỹ lưỡng tình hình tài chính cũng như đặc điểmcủa từng nhu cầu nhằm đạt hiệu quả cao nhất, tránh tình trạng lệ thuộc quá nhiềuvào vốn vay.

cầu về tài trợ nguồn vốn ngắn hạn, doanh nghiệp cũng có thể vay vốn từ một sốnguồn như :

ứng nhu cầu vốn ngắn hạn của doanh nghiệp Bản chất của hình thức này chính làviệc chiếm dụng vốn hợp pháp của người khác trong một khoảng thời gian nhấtđịnh Nó xuất phát từ việc doanh nghiệp nhận được hàng hoá hoặc dịch vụ của nhàcung cấp nhưng lại chưa phải trả tiền ngay, do vậy doanh nghiệp có thể sử dụng sốtiền phải trả đó như một nguồn vốn để tài trợ trong ngắn hạn Quy mô của nguồnvốn này phụ thuộc vào giá cả và số lượng của hàng hoá hay dịch vụ mà người bán

đã cung cấp Sử dụng nguồn vốn tín dụng thương mại có ưu điểm là đơn giản,thuận tiện Nếu người cung cấp là bạn hàng quen biết thì khả năng đánh giá rủi rocủa nguồn vốn này là tương đối dễ dàng

doanh nghiệp Đây là một trong những biện pháp thu hút được nguồn vốn rộng rãi

và chi phí là thấp nhất Tuy nhiên, hình thức này phụ thuộc rất nhiều vào độ tin cậycủa người mua thương phiếu cũng như mức độ dư thừa vốn trong nền kinh tế

2- Sự cần thiết của việc nâng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

2.1- Vấn đề chung về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

Trang 9

Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thịtrường luôn nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận, không ngừng tăng giá trị doanhnghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Để đạt được điều

đó một vấn đề để đòi hỏi trước tiên là doanh nghiệp phải bảo toàn và nâng cao hiệuquả sử dụng vốn kinh doanh của mình

Bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đượchiểu chung nhất là sự đảm bảo duy trì và nâng cao được giá trị thực tế doanhnghiệp tại các thời điểm khác nhau trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuấtkinh doanh bất kể có sự biến động của giá cả trên thị trường

Việc bảo toàn vốn kinh doanh ở các đơn vị kinh tế được thực hiện trong quátrình sử dụng vốn vào mục đích đầu tư hay sản xuất kinh doanh là nhằm mục đíchđảm bảo cho các tài sản không bị mất mát, hao hụt hoặc hư hỏng trước thời hạn,đảm bảo cho đồng vốn thường xuyên duy trì và nâng cao được giá trị của mìnhtrong quá trình sử dụng vốn Việc bảo toàn vốn kinh doanh sẽ tỏ ra có hiệu quả khidoanh nghiệp vẫn duy trì được năng lực sản xuất kinh doanh của mình trong cáctình huống kho khăn trên thị trường như thiếu nguyên vật liệu hay đồng tiền bịtrượt giá Chế độ bảo toàn và phát triển vốn là tất yếu khách quan đối với mọidoanh nghiệp trong quá trình tái sản xuất, đặc biết là việc bảo toàn và nâng caohiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế

có lạm phát, giá cả thường xuyên biến động, do đó phải thường xuyên điều chỉnhcác loại vật tư hàng hoá theo hệ số trượt giá trên thị trường Việc thực hiện bảo toànvốn trong doanh nghiệp cần chú ý các vấn đề cơ bản sau:

+ Không để vốn kinh doanh bị thất thoát trong quá trình tiến hành hoạtđộng sản xuất kinh doanh như TSCĐ không sử dụng được do hư hỏng trước thờihạn, vốn ứ đọng trong sản xuất do không tiêu thụ được sản phẩm, mất mát vật tư,hàng hoá, vốn bị khách hàng chiếm dụng trong thanh toán quá nhiều

Trang 10

+ Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, nguyên tắc

cơ bản để bảo toàn vốn là số vốn cuối kỳ luôn phải lớn hơn hoặc bằng số vốn đã bỏ

ra đầu kỳ Chỉ khi thực hiện được điều này vốn của doanh nghiệp mới không bị mất

đi và doanh nghiệp mới có thể tái sản xuất giản đơn quá trình sản xuất tiếp theo

+ Trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát, giá cả hàng hoá thay đổiphải có biện pháp điều chỉnh tăng nguồn vốn để duy trì khả năng sản xuất hiện tại

Nội dung của công tác bảo toàn vốn kinh doanh trong doanh nghiệpbao gồm việc bảo toàn vốn cố định và bảo toàn vốn lưu động Do đặc điểm luânchuyển vốn chậm, các loại TSCĐ là quan trọng, thiết yếu trong hoạt động sản xuấtkinh doanh nên bảo toàn và phát triển vốn cố định bao gồm cả việc bảo toàn về mặtgiá trị

2.2- Sự cần thiết và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Mỗi doanh nghiệp để thực hiện tốt mục đích kinh doanh của mình phảithực hiện quá trình kinh doanh có hiệu quả Trong đó, yếu tố tác động có tính chấtquyết định nhất đến hiệu quả kinh doanh là hiệu quả sử dụng vốn của doanhnghiệp Một đồng vốn bỏ ra phải có khả năng sinh lời, đây là vấn đề cốt yếu, liênquan trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Vì thế tổ chức và sửdụng vốn có hiệu quả là một yêu cầu khách quan đối với quá trình sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Nói một cách cụ thể hơn, việc tăng cường công tác tổchức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp xuất phát từ những

lý do chủ yếu sau :

- Xuất phát từ vị trí, vai trò của vốn trong quá trình sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp Vốn là phạm trù kinh tế, là điều kiện tiên quyết của bất

cứ một doanh nghiệp nào để tiến hành tổ chức các hoạt động đó theo mục đích đãđịnh Trong bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào nếu không có vốn thì không

Trang 11

thể tiến hành được công việc và mục tiêu đề ra Ngoài ra, vốn sản xuất kinh doanhcòn là điều kiện để sử dụng các nguồn tiềm năng khác để phát triển sản xuất kinhdoanh phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng Với vai trò quan trọng đó đòi hỏicác doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến việc nâng cao hiệu qua sử dụng vốn, đócũng chính là mục tiêu cần đạt tới của việc sử dụng vốn trong quá trình SXKD củadoanh nghiệp.

- Xuất phát từ ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn SXKD

của doanh nghiệp Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ nâng cao

sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường hiện nay, môi trường cạnh tranh luônđặt doanh nghiệp vào những yêu cầu phải nâng cao những lợi thế về công nghệ, vềchất lượng hàng hoá, giá cả, Để đáp ứng được yêu cầu này trước hết doanhnghiệp phải huy động được các nguồn tài trợ cho các nghiệp vụ của mình và cácnguồn tài chính, doanh nghiệp sẽ có điều kiện để đầu tư mở rộng sản xuất, nângcao trình độ công nghệ Từ đó nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm,

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo được tính an toàn về tàichính cho doanh nghiệp Hoạt động trong cơ chế thị trường đòi hỏi doanh nghiệpphải đề cao tính an toàn, đặc biệt là an toàn về tài chính, nó ảnh hưởng trực tiếp đến

sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệpđược nâng cao có ý nghĩa là việc huy động các nguồn tài trợ và khả năng thanhtoán được đảm bảo, tránh được tình trạng mất khả năng thanh toán và có đủ nguồnlực để khắc phục các rủi ro trong kinh doanh

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo thực hiện tốt mục đích lợinhuận và các mục đích khác của doanh nghiệp Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽgiúp gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp trong hiện tại mà nó còn tạo lập cơ sởvững vàng để thu lợi nhuận trong tương lai, tạo sự phát triển lâu dài cho doanhnghiệp Đó cũng chính là điều kiện nâng cao mức sống cho người lao động, tăng

Trang 12

các khoản nộp Ngân sách cho Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đấtnước.

Như vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp khôngnhững đem lại hiệu quả thiết thực, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp mà nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế xã hội

2.3- Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.

- T su t l i nhu n t ng v n :ỷ suất lợi nhuận tổng vốn : ất lợi nhuận tổng vốn : ợi nhuận tổng vốn : ận tổng vốn : ổng vốn : ốn :

Tỷ suất lợi nhuận

Trang 13

Hiệu suất sử dụng vốn

cố định

Số dư bình quân vốn cố định trong

kỳChỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân có thể tạo ra baonhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần từ việc tiêu thụ hàng hoá trong kỳ

- Hi u su t s d ng t i s n c nh :ệu suất sử dụng tài sản cố định : ất lợi nhuận tổng vốn : ử dụng tài sản cố định : ụng tài sản cố định : ài sản cố định : ản cố định : ốn : định :

- Hiệu quả sử dụng vốn cố định :

Hiệu quả sử dụng vốn

Lợi nhuận sau thuế

Số dư bình quân vốn cố định trong

kỳChỉ tiêu này thể hiện cứ một đồng vốn cố định bình quân bỏ ra sẽ tạo ra baonhiêu đồng lợi nhuận sau thuế

Chú ý khi sử dụng chỉ tiêu này cần lưu ý là tử số chỉ tính những lợi nhuậnsau thuế có sự tham gia trực tiếp của TSCĐ tạo ra, vì thế cần phải loại ra nhữngkhoản thu nhập khác như lãi từ hoạt động tài chính, lãi do vốn góp liên doanh, lãikhác, vì những khoản lãi này không có sự tham gia của vốn cố định

Trang 14

Chỉ tiêu này phản ánh số vốn cố định còn phải thu hồi để bảo toàn vốn

và phản ánh hiện trạng về năng lực vốn và năng lực sản xuất của đơn vị tại thờiđiểm kiểm tra

Trên đây là những chỉ tiêu quan trọng mà các doanh nghiệp dùng đểđánh giá hiệu quả của việc sử dụng vốn cố định Nhưng trong điều kiện hiện nay

của nền kinh tế thì chỉ tiêu “Hiệu quả sử dụng vốn cố định” được coi là chỉ tiêu

quan trọng nhất để đánh giá chất lượng và hiệu quả đầu tư cũng như việc sử dụngvốn cố định của doanh nghiệp Bởi mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp sảnxuất kinh doanh đều phải hướng tới lợi nhuận tối đa Việc hoàn thành kế hoạch sảnlượng phải được đặt trên cơ sở hoàn thành kế hoạch lợi nhuận

2.3.3- Vốn lưu động :

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận độngkhông ngừng, thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất từ khâunguyên vật liệu, dự trữ, sản xuất cho đến khâu tiêu thụ sản phẩm Do đó, các doanhnghiệp đã chú trọng nhiều đến việc sử dụng vốn lưu động như thế nào cho có hiệuquả nhất Sau đây là một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động :

- M c sinh l i c a v n l u ức sinh lời của vốn lưu động : ời của vốn lưu động : ủa vốn lưu động : ốn : ưu động : động :ng :Mức sinh lời của vốn

Lợi nhuận ròngVốn lưu động bình quân trong kỳChỉ tiêu này phản ánh có bao nhiêu đồng lợi nhuận thu được từ việc sử dụngmột đồng vốn lưu động bình quân trong kỳ

- Số vòng quay của vốn lưu động :

Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợpphản ánh trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn củadoanh nghiệp Tốc độ luân chuyển vốn lưu động được thể hiện bởi chỉ tiêu số vòngquay vốn lưu động trong kỳ :

Trang 15

 K thu ti n bình quân :ỳ thu tiền bình quân : ền bình quân :

Kỳ thu tiền bình

Số dư bình quân các khoản phải thu

trong kỳDoanh thu bình quân một ngày trong

kỳChỉ tiêu này đo lường khả năng thu hồi vốn thanh toán của doanh nghiệp.Đồng thời phản ánh công tác quản lý các khoản phải thu và các chính sách tín dụngcủa doanh nghiệp đối với khách hàng của mình

Số vòng quay vốn vật tư hàng hoá :

Trang 16

 T su t doanh l i doanh thu :ỷ suất lợi nhuận tổng vốn : ất lợi nhuận tổng vốn : ợi nhuận tổng vốn :

Tỷ suất doanh lợi

Lợi nhuận thuầnDoanh thu thuầnĐây là chỉ tiêu phản ánh một đồng doanh thu thuần từ việc tiêu thụ hàng hoátrong kỳ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận

 T su t doanh l i t ng v n :ỷ suất lợi nhuận tổng vốn : ất lợi nhuận tổng vốn : ợi nhuận tổng vốn : ổng vốn : ốn :

Tỷ suất doanh lợi

2.4- Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn SXKD của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn kinh doanh của doanh nghiệpkhông ngừng luân chuyển từ hình thái này sang hình thái khác và cùng một thờiđiểm vốn kinh doanh có thể tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau Do vậy, trongquá trình vận động vốn kinh doanh chịu tác động của rất nhiều nhân tố làm ảnhhưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Có những nhân tố chủ quan, cónhững nhân tố khách quan, có những yếu tố tích cực, ngược lại có những yếu tốtiêu cực ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Điều cốt

Trang 17

yếu là doanh nghiệp phải nhận biết được các nhân tố đó Từ đó tìm ra phươnghướng giải quyết, khắc phục nhược điểm tồn tại, phát huy những mặt tốt nhằmnâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp

2.4.1- Những nhân tố mang tính chất khách quan :

- Các biến động của nền kinh tế :

Nhà nước với chức năng quản lý và điều tiết nền kinh tế của mình đã đưa racác luật kinh tế và các chính sách kinh tế nhằm tạo môi trường và hành lang chocác doanh nghiệp tiến hành phát triển sản xuất kinh doanh mà không vi phạm đếnnhững quy định của pháp luật Bất kỳ một sự thay đổi nào trong các chế độ chínhsách của Nhà nước cũng gây ra những tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệphoàn toàn chủ động trong việc tạo nguồn, tìm kiếm bạn hàng cũng như thị trườngtiêu thụ sản phẩm Những chính sách quản lý của Nhà nước nhìn chung ngày càngtạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanhnghiệp phát huy khả năng sáng tạo trong quản lý và điều hành hoạt động sản xuấtkinh doanh

- Các chính sách của Nhà nước :

Một doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường luôn gắn liền hoạt độngsản xuất kinh doanh của mình với sự vận động của nền kinh tế Khi nền kinh tế cóbiến động thì hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng Do vậy, mọinhân tố tác động đến việc tổ chức và huy động vốn của doanh nghiệp đến từ bênngoài đều ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đó Những tácđộng đó có thể xảy ra khi nền kinh tế có lạm phát, sức ép của môi trường cạnhtranh gay gắt, những rủi ro mạng tính hệ thống mà doanh nghiệp không tránh khỏi,sức mua của đồng tiền giảm sút dẫn đến sự tăng giá của vật tư hàng hoá Trong tìnhhình đó nếu doanh nghiệp không có biện pháp điều chỉnh kịp thời sẽ làm cho vốnsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mất dần theo tốc độ trượt giá của đồng tiền

Trang 18

2.4.2- Các nhân tố mang tính chất chủ quan :

- Công nghệ và trình độ lao động :

Các đặc điểm về mặt kỹ thuật có tác động đến một số chỉ tiêu quan trọngphản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định như : Hệ số đổi mới máy móc thiết bị, thờigian sử dụng và công suất sử dụng, Nếu công nghệ sản xuất đơn giản, trình độ taynghề không cao, doanh nghiệp dễ có điều kiện sử dụng máy móc thiết bị nhưngnăng suất lao động không cao, chất lượng sản phẩm thấp, không có khả năng cạnhtranh trên thị trường tức là doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sảnphẩm dẫn đến việc tồn đọng vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanhnghiệp Ngược lại, nếu công nghệ sản xuất phức tạp đòi hỏi trình độ tay nghề caotạo ra những sản phẩm có chất lượng cao dễ dàng tiêu thụ, cạnh tranh trên thịtrường, đẩy nhanh vòng quay vốn và tạo ra nhiều lợi nhuận

- Cơ cấu vốn đầu tư và nhu cầu về vốn của doanh nghiệp :

Cơ cấu vốn đầu tư của doanh nghiệp là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến hiệuquả sử dụng vốn của doanh nghiệp Một cơ vốn hợp lý sẽ là cho chi phí sử dụngvốn thấp, hiệu quả của vốn được phát huy Ngược lại, nếu một cơ cấu vốn khônghợp lý như đầu tư vào các tài sản không hoặc chưa cần sử dụng với số lượng lớn sẽlàm cho nó không những không phát huy được tác dụng trong quá trình sản xuấtkinh doanh mà còn bị hao mòn, mất mát dần, năng suất đem lại thấp Cơ cấu vốntốt còn thể hiện ở tính cân đối giữa vốn cố định và vốn lưu động Nếu một doanhnghiệp đầu tư quá nhiều vào TSCĐ, có thể dẫn đến tình trạng gây lãng phí dokhông sử dụng hết công suất Còn nếu doanh nghiệp đầu tư quá nhiều vào tài sảnlưu động thi có thể dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, thiếu vốn cho doanh nghiệp sảnxuất kinh doanh Do đó, việc bố trí một cách cân đối giữa tài sản cố định và tài sảnlưu động là một vấn đề hết sức quan trọng Cơ cấu này có thể khác nhau giữa cácdoanh nghiệp sản xuất kinh doanh và các doanh nghiệp thương mại tuỳ theo từng

Trang 19

ngành, từng lĩnh vực kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp nên bố trí cho mình một cơcấu vốn hợp lý nhằm đạt được hiệu quả một cách cao nhất.

Việc xác định nhu cầu về vốn cũng thực sự cần thiết đối với doanh nghiệp.Thiếu vốn hoặc thừa vốn trong giai đoạn sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởngkhông tốt đến kết quả sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn củadoanh nghiệp Cùng với việc xác định nhu cầu vốn thiếu chính xác là việc sử dụngvốn một cách lãng phí nhất là vốn lưu động trong quá trình mua sắm, dự trữ như :mua vật tư không phù hợp với quy trình sản xuất, không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật

và chất lượng quy định, không tận dụng hết các loại phế liệu, phế phẩm Những vấn

đề này cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp

- Trình độ quản lý, tổ chức sản xuất của doanh nghiệp :

Trình độ quản lý của doanh nghiệp cũng quyết định đến tình hình sản xuấtkinh doanh của một doanh nghiệp Nếu trình độ quản lý còn yếu kém, sẽ dẫn đếntình trạng hoạt động thua lỗ kéo dài, dẫn đến thâm hụt vào vốn kinh doanh sau mỗichu kỳ sản xuất Để có hiệu quả cao thì mỗi doanh nghiệp cần phải có một bộ phậnquản lý tổ chức riêng cho mình, phải phù hợp với từng loại hình sản xuất, phải diễn

ra nhịp nhàng, ăn khớp, chi phí quản lý thấp Bên cạnh đó phải có sự phân cônghợp lý, không ngừng nâng cao tay nghề cho cán bộ quản lý cũng như công nhânviên bằng cách tổ chức các lớp học hoặc gửi đi đào tạo,

- Chu kỳ sản xuất kinh doanh :

Đây là đặc điểm quan trọng gắn liền với hiệu quả sử dụng vốn Cụ thể, nếuchu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn, vòng quay vốn nhanh, doanh nghiệp sẽ thu hồivốn nhanh nhằm tái tạo mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh Ngược lại, nếu chu

kỳ kéo dài sẽ là một gánh nặng gây ứ đọng vốn, tăng các khoản lãi vay phải trả,làm giảm hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Đặc điểm về sản phẩm :

Trang 20

Sản phẩm chứa đựng yếu tố chi phí cũng như đem lại doanh thu cho doanhnghiệp Do đó, nó quyết định đến lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp Nếu doanhnghiệp sản xuất những sản phẩm thông dụng, chi phí đầu tư không cao, dễ muasắm đổi mới thiết bị dây truyền công nghệ, dễ dàng tiêu thụ cạnh tranh trên thịtrường thì hiệu quả sử dụng vốn sẽ cao hơn so với những sản phẩm đòi hỏi côngnghệ sản xuất phức tạp, chi phí đầu tư lớn, thị trường tiêu thụ hẹp

Trên đây là một số nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác tổ chức và sử dụngvốn hiệu quả trong doanh nghiệp Các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu xem xét

kỹ lưỡng thận trọng từng nguyên nhân để hạn chế đến mức thấp nhất những hậuquả xấu có thể xảy ra, đảm bảo huy động vốn kịp thời chi nhu cầu sản xuất kinhdoanh đồng thời không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

3- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp.

Nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinhdoanh và không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, các doanh nghiệp cần thựchiện một số giải pháp chủ yếu sau :

- Xác định chính xác nhu cầu về vốn, đặc biệt là vốn lưu động tối thiểucần thiết cho doanh nghiệp, từ đó đưa ra kế hoạch tổ chức huy động vốn đáp ứngcho hoạt động của doanh nghiệp, hạn chế tình trạng thiếu vốn gây gián đoạn sảnxuất,, đồng thời doanh nghiệp cần phải có những biện pháp xử lý kịp thời tránh tìnhtrạng ứ đọng vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

- Lựa chọn các hình thức thu hút vốn phù hợp, tổ chức khai thác triệt để

có hiệu quả nguồn vốn bên trong của doanh nghiệp, vừa đáp ứng nhu cầu vốn chosản xuất, vừa giảm được chi phí sử dụng vốn vay Tránh tình trạng vốn tồn đọngdưới dạng vật tư, hàng hoá không cần sử dụng, kém phẩm chất, mà doanh nghiệpphải đi vay với lãi suất cao để duy trì sản xuất, chịu sự giám sát của chủ nợ làmgiảm hiệu quả sản xuất kinh doanh

Trang 21

- Trước khi quyết định đầu tư, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ nguồn tàitrợ vốn đầu tư, quy trình công nghệ, tình hình cung ứng vật tư và thị trường tiêu thụsản phẩm Để đảm bảo chi phí sử dụng vốn đầu tư là thấp nhất, xem xét quyết địnhđầu tư ảnh hưởng như thế nào đến kết cấu sản xuất vốn kinh doanh của doanhnghiệp, từ đó ảnh hưởng tốt hay xấu đến công tác tổ chức và nâng cao hiệu quả sửdụng vốn của doanh nghiệp.

- Đối với vốn cố định, phải quản lý chặt chẽ và sử dụng triệt để tài sản

cố định hiện có vào sản xuất kinh doanh để có thể tăng thời gian làm việc hữu íchcủa tài sản cố định hoặc tăng sản lượng và tỷ trọng TSCĐ đang hoạt động trong cơcấu tài sản hiện có của doanh nghiệp Doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụngTSCĐ theo chiều sâu bằng cách tiến hành hoàn chỉnh kỹ thuật sản xuất và hiện đạihoá TSCĐ Lựa chọn các phương pháp tính khấu hao và mức khấu hao thích hợp.Thường xuyên đánh giá lại tài TSCĐ giúp bộ phận quản lý nắm bắt được tình hìnhbiến động của vốn cố định và từ đó có các biện pháp điều chỉnh cho thích hợp.Ngoài ra, công ty cần có phương án thanh lý tài sản hoạt động có hiệu quả,

- Đối với vốn lưu động, cần lựa chọn đơn vị cung ứng, tạo quan hệ tốtnhằm giảm bớt lượng nguyên vật liệu tồn kho và đi trên đường Tính toán, cungcấp đầy đủ số lượng nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất, giải quyết kịp thờinhững Nguyên vật liệu ứ đọng để thu hồi vốn Tổ chức tốt quá trình sản xuất vàđẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hạ, đồng thời mởrộng được thị trường tiêu thụ, hạn chế sản phẩm tồn kho, tăng nhanh vòng quay củavốn lưu động

- Làm tốt công tác thanh toán nợ, chủ động phòng ngừa rủi ro kinhdoanh Doanh nghiệp cần chủ động thanh toán các khoản công nợ, thanh toán tiềnhàng, hạn chế tình trạng bán hàng không thu được tiền, vốn bị chiếm dụng khiếncho khi phát sinh nhu cầu vốn, doanh nghiệp phải đi vay ngoài kế hoạch, làm phát

Trang 22

sinh chi phí, Doanh nghiệp cần phải mua bảo hiểm, lập quỹ dự phòng tài chính,

để có thể bù đắp lượng vốn bị thiếu hụt, mất mát khi xảy ra rủi ro

- Phát huy tích cực vai trò của công tác quản lý tài chính trong việcquản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp ở tất cả các khâu trong quá trình sảnxuất, sử dụng vốn một cách linh hoạt để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh

Trên đây là một số biện pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh việc tổ chức và sử dụngvốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung Trong thực tế, do đặc điểmkhác nhau giữa các doanh nghiệp trong từng ngành, từng lĩnh vực cũng như trongtoàn bộ nền kinh tế, nên mỗi doanh nghiệp cần căn cứ vào đặc điểm của mình đểđưa ra các phương hướng, biện pháp cụ thể để nhằm nâng cao hiệu quả sử dụngvốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Phần II Thực tế tổ chức và công tác bảo toàn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Xí nghiệp in I - TTXVN

Trang 23

1- khái quát chung về Xí nghiệp

1.1- Quá trình hình thành và phát triển

Hiện nay nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần hoạtđộng theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước Các doanh nghiệp đượcthành lập dưới nhiều dạng khác nhau: doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tưnhân, doanh nghiệp hợp doanh.v.v Đối với Xí nghiệp in thông I TTXVN là mộtđơn kinh tế được thành lập theo quyết định số 67/TTXVN Tiền thân là tổ in typocủa TTXVN, có tru sở tại số 3 Phan Huy Chú Tới tháng 9/1983 tổ in typo trởthành xí nghiệp in, lúc này được trang bị thêm một máy in offset của Tiệp

Với sự phát triển mạnh của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hoạt độngtheo cơ chế thị trường cơ sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, các thành phần kinh tếđua nhau phát triển Cùng với các quy luật cạnh tranh, tác động và chi phối mạnh

mẽ tới sự tồn tại, phát triển của mỗi doanh nghiệp Để tồn tại, đứng vững và phátđược trong điều kiện chạnh tranh không liệt này, tử năm 1989 -1991, Xí nghiệp InI- TTXVN đã đầu tư thêm một số máy in OFFSET hiện đại khổ nhỏ của Nhật phục

vụ cho việc in ấn các sản phẩm cao cấp như : nhãn mác hàng hoá, sách, báo, vănhoá phẩm Từ đây, Xí nghiệp đã định hướng phát triển đó là chuyển toàn bộ côngnghệ in Typo sang công nghệ in OFFSET, có như vậy mới đáp ứng được nhu cầucủa thị trường, tạo ra được nhiều sản phẩm có chất lượng cao, phất triển và mởrộng sản xuất, có tích luỹ cao và đảm bảo được đời sông cho hơn 100 cán bộ côngnhân viên trong Xi nghiệp

Từ năm 1991 -1994 Xí nghiệp lần lượt trang bị thêm các máy móc thiệt bịhiện đại có tính năng tác dụng cao như: Máy in hai màu, máy xén ba mặt v.v dầnđưa vào dây truyền sản xuất; đồng thời tiến hành sửa chữa , keo dài thời gian sửdụng đối với máy móc cũ, dần ổn định dây chuyền công nghệ, ổn định mặt hàngsản xuất Hàng năm Xí nghiệp đều có tổ chức học tập, đào tạo, đào tạo lại để nângcao tay nghề cho công nhân trực tiếp sử dụng máy móc thiết bị nhằm nâng cao

Trang 24

năng suất lao động và sử dụng tối đa công suất máy móc Đến nay, tuy số côngnhân sản xuất không tăng song sản lượng năm sau cao hơn năm trước: trước đây,năng suất của Xí nghiệp chỉ đạt 500- 800 triệu trang in một năm; nay số lượngtrang in đã được nâng lên trên 1 tỷ trang in một năm, vơi công suất khoảng 8000-

12000 trang trong một giờ

Năm 1993, theo quyết định số 75/QĐ ngày 10/3/1993 của TTXVN, Xínghiệp In I -TTXVN là một doanh nghiệp Nhà nước sản xuất kinh doanh hạch toánđộc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng ở ngân hàng và hoạt động theophương thực quản lý kinh tế xã hội chủ nghĩa Là một doanh nghiệp nhà nước trựcthuộc quản lý của TTXVN

1.2- Cơ cấu tổ chức sản xuất, tổ chức bộ máy của Xí nghiệp.

1.2.1- Cơ cấu tổ chức sản xuất

Hiện nay, Xí nghiệp in I TTXVN tổ chức bộ máy quản lý theo môhình trực tuyến tham mưu, đứng đầu là giám đốc, dưới có một phó giám đốc, một

kế toán tưởng, các phòng ban và phân xưởng

chữa cơ điện

Đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất, qui trình công nghệ sản xuất là nhân tố

cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới công tác tổ chức bộ máy quản lý nói chung và công

Trang 25

tác tổ chức quản lý tài chính nói riêng Do vậy cần phải xem xét qui trình côngnghệ in mà xí nghiệp đang sử dụng Sản phẩm của xí nghiệp là sản phẩm được sảnxuất trên công nghệ in OFFSET Qui trình công nghệ in OFFSET phải trải quanhiều công đoạn: đầu tiên la công tác chuẩn bị các yếu tố cần thiết cho quá trìnhsản xuất khép kín va lần lượt thực hiện các giai đoạn sau:

- Giai đoạn chế bản: bộ phận chế bản la khâu quan trọng trong qui trình công

nghệ in được thực hiện ở phân xưởng chế bản Các bản thảo, mẫu mã do kháchhàng đưa đến theo hợp đồng đã ký kết đước đưa vào bộ phận sắp xếp theo mộttrình tự nhất định rồi được chuyển tới bộ phận sửa - chụp phin - bình bản để taonên các tờ in theo từng tiêu chuẩn kỹ thuật và chuyển đến cho bộ phận phơi bản đểhiện hình( ăn mòn) trên bản nhôm

- Giai đoạn in: Các bản nhôm trên sau khi đi kiểm tra với đầy đủ tiêu chuẩn

kỹ thuật được chuyển cho bộ phận máy in để tiến hành in ra các tờ in theo yêu cầu

- Giai đoạn gia công: Các tờ in sau đó chuyển đến bộ phận gia công biến

thành sản phẩm in hoàn chỉnh và giao trả khách hàng

Các giai đoạn này có thể khái quát thành sơ đồ 1

Sơ đồ 1: sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất của xí nghiệp

Phơi bản in

Khách ký HĐ Phòng kế phiếu Phân

hàng đặt hàng hoạch sản SX xưởng KCS

xuất in I;II

gia công thành phẩm

Trang 26

phòng tiêu thụ

Công nghệ in OFFSET qua nghiên cưu ở trên là mộtqua trình sản xuất dây chuyền khép kín bao gồm nhiều giai đoạn liên tục, kế tiếpnhau nên xí nghiệp đã tổ chức bộ máy của mình thành các phân xưởng riêng biệt,mỗi phân xưởng đảm nhận một khâu trong quá trình khép kín đó Đứng đầu mỗiphân xưởng là quản đốc, hướng dẫn kiểm tra các hoạt động sản xuất diễn ra trongphân xưởng của mình sao cho hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất doanhnghiệp giao phó trên cơ sở thiết bị hiện có, đồng thời phải đảm bảo an toàn laođộng trong sản xuất

Ngoài các phân xưởng sản xuất chính ra còn có phân xưởng cơ điện vớinhiệm vụ giám sát các bộ phận trong dây chuyền sản xuất, chấp hành đầy đủ cácquy trình, quy phạm về an toàn và bảo dưỡng máy móc thiết bị và lập kế hoạch sửachữa trang thiết bị của Xí nghiệp dưới sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc

1.2.2- Cơ cấu tổ chức quản lý- Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

bộ máy quản lý của Xí nghiệp được tổ chức theo mô hình trực tuyếntham mưu và được khái quát theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2: sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp

Giám đốc

Phó giám đốc Kế toán trưởng

Phòng tổng hợp

Trang 27

Phòng PX PX PX Phòng P vật

tư PX

KHSX in I in II chế bản TC-HC tiêu thụ cơ điện

- Giám đốc: Người đứng đầu thay mặt cho Nhà nước quản lý Xí nghiệp theo

chế độ thủ trưởng chịu trách nhiệm chung về mọi mặt hoạt động sản xuất kinhdoanh và hiệu quả kinh tế trước cơ quan TTXVN

- Phó giám đốc phụ trách về các khâu sản xuất của doanh nghiệp trực tiếp ở

đây là phụ trách về việc in các loại báo , tạp chí, sách v.v ngoài ra phó giám đốccòn làm tham mưu cho giám đốc quản lý các phân xưởng phòng ban thuộc tráchnhiệm của mình, như thu thập và cung cấp thông tin cho giám đốc

- Phòng tài vụ gồm có bốn thành viên, với nhiệm vụ thu thập, xử lý và cung

cấp đầy đủ các thông tin về tài chính và kinh tế

- Phòng tổ chức hành chính: Là phong giúp việc tham mưu cố vấn cho

giám

đốc về các mặt như nhân sự, cán bộ, đào tạo, lao động, tiền công bảo hiểm xãhội, an toàn lao động, bảo vệ, hành chính quản trị đời sống

- Phòng kế hoạch- sản xuất: là nơi nắm đầu vào của hoạt động sản xuất kinh

doanh, có nhiệm vụ theo dõi mọi hoạt động hàng ngày dưới sự chỉ đạo của bangiám đốc có nhiệm vụ mua vào, tính toán giá trị tiêu hao vật tư các loại để phụ vụcho sản xuất của Xí nghiệp, đảm bảo đầy đủ chính xác kịp thời các loại vật tư chocông việc in ân

Trang 28

- Phòng chế bản: Gồm các bộ phận như bộ phận vi tính, bộ phận bóc tách

màu ( chế độ ảnh màu)

- Phân xưởng in: Tại đây các hợp đồng in của Xí nghiệp được in theo như kế

hoạch của bạn giám đốc

- Phòng CKS hoặc gọi là phòng OTK : phòng này có chức năng, nhiệm

vụ là kiểm tra lại các thành phẩm sau khi in xong

- Phân xưởng thành phẩm: Có nhiệm vụ gia công sản phẩm và gửi lạiphòng OTK lần nữa tiếp đó sản phẩm được nhập kho

- Kho thi Xí nghiệp chia làm hai bộ phận: Kho vật tư và kho thành phẩm.Kho vật tư lưu giữ vật tư để phục vụ cho việc in ân, kho thành phẩm dùng để chứathành phẩm sau khi in

Trên đây là vài nét sơ qua về chức năng, nhiệm vụ của một sốphòng tại đơn vị em thực tập con dưới đây là tổ chức, công tác tại phòng tài vụ của

Do quy mô hoạt động của Xí nghiệp là không lớn nên hiện nayphòng tài vụ của Xí nghiệp có 4 cán bộ với nhiệm vụ chuyên môn khá thành thạo,một người có thể đảm nhận nhiều công việc khác nhau( kế toán làm công việc gì

Trang 29

thì kiêm luôn kế toán tổng hợp công việc đó) Tại phòng tài vụ áp dụng hình thức

kế toán NKCT Phòng tài vụ được tổ chức như sơ đồ số 3:

Kế toán trưởng : Là người quản lý tài sản cố định và các quĩ của Xí nghiệp,xác định kết quả kinh doanh thông qua công cụ kế toán để quản lý Kế toán trưởng

có trách nhiệm phân loại tài sản hiện có, tính khấu hao tài sản cố định hàng thángtheo phương thức khấu hao bình quân; là người lập, giữ sổ TSCĐ của toàn Xínghiệp, theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ Ngoài ra kế toán trưởng còn

theo dõi tình hình tăng giảm nguồn vốn kinh doanh, các quĩ của Xí nghiệp,cộng thêm số liệu của kế toán vật liệu gửi sang kế toán trưởng lập báo cáo kết quảkinh doanh và báo cáo tài chính theo quý và đưa lên cho giám đốc duyệt

Sơ đồ 3: Mô hình tổ chức bộ máy của phòng tài vụ

Xí nghiệp in i - ttxvn

Kế toán trưởng

Kiêm kế toán Kế toán tổng Kết toán thanh

tổng hợp, kế hợp chi phí toán, kiểm toán

toán TSCĐ, tính giá thành, tiền lương, kế Thủ quỹ

nguồn vốn và kế toán vật tư toán doanh thu

xác định kết thành phẩm

quả kinh doanh

Kế toán vật liệu: là người theo dõi các công cụ dụng cụ kiểm tra, tập hợp chiphí và tính giá thành sản phẩm Khi vật liệu, công cụ dụng cụ mua về nhập kho, căn

Trang 30

cứ vào hoá đơn GTGT và các chứng từ hợp lệ khác nhau đã được giám đốc và kếtoán trưởng ký duyệt, người kế toán vật liệu theo dõi và quản lý bằng hình thức ghi

sổ kế toán

Kế toán tiền lương: hàng tháng căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương và sổlương toàn Xí nghiệp do bộ phận lao động tiền lương tính toán gửi lên, kế toán tiếnhàn lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH, từ đó làm căn cứ để tính chi phi tiềnlương của toàn Xí nghiệp

Kế toán doanh thu: có nhiệm vụ theo dõi các khoản thu trong ngày cuốitháng báo cáo cho kế toán trưởng Hàng ngày khi nhận được hợp động in do phòng

kế hoạch gửi lên để xuất hàng cho khách Kế toán doanh thu tiến hành lập hoá đơnGTGT từ đó làm căn cứ ghi sổ theo dõi

Thủ quỹ : Chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của Xí nghiệp Hàng ngày, căn

cứ vào các phiếu thu, chi hợp lệ thủ quỹ tiến hành nhập hoặc xuất quỹ tiền mặt,đồng thời ghi chép vào sổ quỹ tiền mặt Sổ quỹ tiền mặt được lập trung cho cả năm,

có cộng và rút số dư hàng ngày và số dư cuối tháng Thủ quỹ là người giao dịch vớingân hàng cùng với kế toán thanh toán Hàng tháng thủ quỹ cùng với kế toán tiềnmặt đối chiếu số liệu, lập báo cáo tồn quỹ và gửi số liệu cho kế toán trưởng

2- thực trạng về sản xuất kinh doanh trong các năm vừa qua.

2.1- Tình hình trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật.

Tính đến cuối năm 2002, tổng số vốn của Xí nghiệp in I TTXVN là 24.999.559.693(đ) Qua thời gian tiến hành hoạt động sản xuất kinhdoanh, các loại TSCĐ trong Xí nghiệp đã được thay thế đổi mới rất nhiều, nhiềuloại máy móc thiết bị mới được lắp đặt Tuy nhiên vẫn còn một số bộ phận máymóc không thể hoạt động hết công suất do đã qua sử dụng nhiều năm ( đây là bộphận máy móc do Xí nghiệp mua lại hoặc nhập khẩu đã qua sử dụng nhiều măn)gây khá nhiều khó khăn trong việc vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí

Trang 31

-nghiệp Xí nghiệp cũng đã áp dụng tiến bộ của khoa học vào sản xuất và quản lý bộmáy làm việc cũng như bộ máy quản lý tài chính của Xí nghiệp.

Các loại máy móc thiết bị Xí nghiệp đang dùng đề lànhững loại máy móc thiết bị hiện đại phù hợp với yêu cầu kỹ thuật cua ngành in vàđảm bảo được yêu cầu của chất lượng sản phẩm Như máy tính Đông Nam á , máy

ín OFFSET, máy xén 2, máy xén ba mặt của Wohlenberg do Đức sản xuất , máyphơi bản của Đức sản xuất, máy cuốn 4/4 nhãn hiệu Toshiba do nhật sản xuất v.v

Trong năm 2001 do Nha nước đầu tư đổi mới thiết bị mộtmáy in cuốn và Xí nghiệp tự trang trang bị thêm một số máy móc Để xây dựng nhàmáy in mới ở Khương Đình cho nên đã phải phá bỏ hoàn toàn khu nhà kho cũ ở đó

để xây dựng khu nhà in mới

2.2- Tình hình hoạt động động kinh doanh qua một số năm.

Trong thời gian qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của

Xí nghiệp in I - TTXVN đã đạt được những kết quả nhất định, được biểu hiện quabiểu 1:

Biểu 1 : Khái quát tình hình kế quả kinh doanh

Đơn vị tính: Nghìn đồng

2000

Năm2001

Năm2002

.680

10.737.584

11.543.788

2 Giá vốn bán hàng 9.438

391

10.010.841

10.409688

289

0

4 Lợi nhuận thuần từ

hoạt động kinh doanh

Trang 32

5 Tổng lợi nhuận

trước thuế

139.759

1.066/1ng/1th

1.220/1ng/1thQua số liệu thu được ta có thể đánh giá tình hình Xínghiệp trong những năm qua vẫn chưa có sự ổn định Tuy nhiên đến năm 2002 Xínghiệp đã khẳng định được tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp đã có xuhướng đi lên thông qua chỉ tiêu doanh thu thần và lợi nhuận trước thuế Tổngnguồn vốn tăng lên do Xí nghiệp đầu tư thêm một số lớn máy móc các loại từnguồn vốn ngân sách nhà nước, và xây dựng nhà máy in mới ở khương đình( năm2001), vốn vay ngân hàng và từ quỹ khấu hao của Xí nghiệp nhằm nâng cao trình

độ năng lực sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Docông việc kinh doanh có hiệu quả nên mức lương bình quân của công nhân viêntrong Xí nghiệp đã tăng lên đáng kể

Tuy nhiên để đạt được những kết quả trên công ty đã phảivượt qua những thách thức không nhỏ trong hoạt động sản xuất kinh doanh Cùngvới sự phát triển của đất nước, nhu cầu về ngành in ngày càng được mở rộng, đòihỏi sự đáp ứng của các nhà in không chỉ về mặt số lượng mà đặc biệt là về chấtlượng in của các sản phẩm in ấn Để đáp ứng yêu cầu của xã hội, có rất nhiều cơ sở

in đã được thành lập với máy móc trang thiết bị hiện đại, tiên tiến Điều này tạo ra

sự cạch tranh gay gắt trong thi trường in ấn trên toàn quốc cung như trên địa bàn

Hà Nội ( trên địa bàn Hà Nội hiện có khoảng 400 cơ sở in công nghiệp và khoảnghơn 5000 cơ sở in tư nhân, in lưới hoặc các cơ sở in sự nghiệp) Mặt khác trong cơchế mới, Xí nghiệp in I -TTXVN phải tự tìm nguồn vốn để đầu tư vào máy mócthiết bị hiện đại bởi các loại máy cũ đã không thể đáp ứng được yêu cầu hiện đại,

Trang 33

Xí nghiệp cũng phải tìm cách mở rộng lượng khách hàng đặt in, không chỉ in tronglĩnh vực in của TTXVN đặt in mà cò phải thu hút nhiều đối tượng khác Với sự cốgắng nỗ lực hết mình của toàn thể các bộ công nhân viên trong toàn Xí nghiệp củanhững năm gần đây đã đạt được một số thành tựu đáng kể Bằng chứng là doanhthu của Xí nghiệp không gừng tăng lên ( năm 2000 tổng doanh thu đạt hơn 10 tỷ thìđến năm 2002 đã tăng lên gần 12 tỷ đồng, tăng gần 20% so với năm 2000).

Mặt khác do Xí nghiệp chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng,ngoài việc in chủ yếu cho hãng thông tấn xã Viết Nam ra Xí nghiệp ít tiếp cận vớithị trường nên Xí nghiệp cũng đã tìm các biện pháp mới để thu hút khách hàng nhưtham gia đấu thầu, hay công việc nghiên cứu kỹ các hợp đồng in để có thể hoànthành tốt công việc trong hợp đồng Sản phẩm làm ra của Xí nghiệp không chỉ đạt

về mặt kỹ thuật mà còn phải cả về mặt mĩ thuật Xí nghiệp cũng đã thu hút đượcmột số lượng khách hàng thường xuyên như: Tạp chí gia đình ngày nay, báo tuổitrẻ, báo diễn đàn doanh nghiệp v.v Một trong những thuận lợi của Xí nghiệp làđược phép in độc quyền cho Thông tấn xã Việt Nam như các ấn phẩm tin tức vàcác tài liệu tham khảo v.v phục vụ Chính Phủ, đây chính là đơn đặt hàng lớn nhất

và ổn định nhất trong nhiều năm qua

Qua tình hình thực tế Xí nghiệp in I - TTXVN đã cónhững bước chuyển biến khá tích cực Biểu hiện cụ thể qua chỉ tiêu lợi nhuận, chỉtiêu quan trọng nhất trong hoạt động của Xí nghiệp : lợi nhuận sau thuế của năm

2001 vẫn cò âm do Xí nghiệp đang tăng cường chi phí để đầu tư xây dựng mới nhà

in để mở rộng sản xuất, tạo cơ hội mới trong sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp, thìđến năm 2002 chỉ sau đó có một năm lợi nhận sau thuế của Xí nghiệp 314.240.236(đ) ngay trong dai đoạn Xí nghiệp vẫn còn đang xây dựng khu nha in mới ởKhương Đình Tuy mức lợi nhuận của Xí nghiệp năm 2001 là âm nhưng mứclương cho công nhân viên trong Xí nghiệp vẫn được đảm bảo điều này là động lực

để cho Xí nghiệp tiếp tục hoạt động và không lâm vào tình thế đình chệ trong sản

Trang 34

xuất do công nhân thiếu lương hoặc được nhận mức lương quá thấp lên bị bóc lộtsức lao động Nhưng cũng chỉ sau đó có một năm Xí nghiệp đã có doanh thu và bêncạnh đó là lương của công nhân viên trong Xí nghiệp cũng được tăng lên từ mức1.066 nghìn đồng lên 1.220 nghìn đồng.

Để xem xét kỹ hơn hoạt động của Xí nghiệp ta cần đi sâutìm hiểu các nguyên nhân đã dẫn đến sự thúc đẩy quá trình hoạt động sản xuất kinhdoanh của

doanh nghiệp trong những năm gần đây:

có chất lượng tốt, với sự cạnh tranh về giá thành ngày càng khốc liệt do đó nguồnvật liệu chính là giấy ( nguyên liệu đầu vào của Xí nghiệp ) có chi phí giảm dần.Mặt khác Xí nghiệp có một trung tâm kỹ thuật chế bản, nên đáp ứng được hầu hếtcác yêu cầu về kỹ thuật của khách hàng nên khách hàng cảm thấy thuận tiện hơntrong khi ký hợp đồng, trong khâu chế bản Xí nghiệp cũng tiết kiệm được thời giantrong khâu chế bản từ đó tạo điều kiện có thể giao hàng nhanh cho khách

Thứ hai : Đội ngũ lao động trong công ty phân lớn còn trẻ,

khoẻ và nhiệt tình hăng hái trong công việc đang dần được tiếp thu các công nghệ

in mới Mặt khác sự đảm bảo về mặt vật chất tinh thần của công nhân viên ngàycàng tăng (mức lương bình quân liên tục tăng trong vài năm gần đây), cùng vớiviệc chăm sóc chu đáo của ban lãnh đạo Xí nghiệp đã tạo ra không khi hưng phấn,hăng say lao động sản xuất của toàn bộ công nhân viên trong Xí nghiệp

Thứ ba : Do có sự đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh

của Xí nghiệp như: tăng cường công tác nâng cao chất lượng sản phẩm đầu tư máymóc mới để nâng cao công suất in của máy cũng như áp dụng thành quả khoa họcvào công việc in của Xí nghiệp Hơn nữa sự hiên đại hoá hệ thống máy móc, nângcao khả năng đảm bảo về mặt chất lượng sảm phẩm đã tạo được liềm tin cho khách

Trang 35

hàng điều đó làm tăng thêm nhiêu đơn đặt hàng cho Xí nghiệp Do đó mà lợi nhuậncủa Xí nghiệp ngày càng tăng qua các năm

Tuy nhiên Xí nghiệp cũng gặp phải một số kho khăn đòihỏi cần biện pháp thích hợp để giải quyết kịp thời:

Thứ nhất : Việc quản lý vật liệu, công cụ dụng cụ tại kho

là chưa tốt gây ra tình trạng chất lượng vật tư hàng hoá không đảm bảo cho quátrình sản xuất Hơn lữa Xí nghiệp thường xuyên sử dụng một lượng giấy khá lớntrong khi đó Xí nghiệp vẫn dự trữ một lượng giấy không nhiều điều này có thể gâykhó khăn cho sản xuất khi thị trường nguyên liệu giấy trở nên hiếm và có biếnđộng Điều đó có thể gây tình trạng không đủ giấy và lam chậm tiến độ sản xuất,ảnh hưởng tới thời gian giao hàng cho khách hàng Điều này có thể gây khó khăncho sản xuất khi thị trường nguyên liệu giấy trở nên hiếm và có biến động Điều đó

có thể gây tình trạng không đủ giấy và làm chậm tiến độ sản xuất, ảnh hưởng tớithời gian giao hàng cho khách hàng

Thứ hai : Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Xí nghiệp là

chưa cao do các loại máy móc tuy mới nhập về nhưng lại không đồng bộ, việc đánhgiá giá trị thực của máy khi mua về là chưa chính xác dẫn đến việc tính khâu haochưa phản ánh đúng được giá trị hao mòn của máy trong thời gian sử dụng

Thứ ba : Các khoản phải thu của Xí nghiệp có xu hướng

tăng nên, điều này làm vốn của Xí nghiệp bị chiếm dụng Tổng các khoản phải thucủa Xí nghiệp đầu năm 2002là 2.305,2 triệu đồng và tới cuối năm các khoản phảithu của Xí nghiệp đã tăng lên 2.314,1 triệu đồng Điều này làm cho vốn của Xínghiệp bị ứ đọng và vốn đưa vào lưu thông được ít, vì vậy đây là vấn đề hiện thờiđòi hỏi có biện pháp giải quyết kịp thời

Trên đây là một vài nét sơ lược về tình hình hoạt động của Xí nghiệp in I TTXVN qua một số năm Mặc dù cò gặp nhiều khó khăn nhưng không thể phủnhận những kết quả đạt được của Xí nghiệp Đó là tăng cường mở rộng sản xuất,

Trang 36

-đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại, đổi mới dây chuyền san xuất theo chiều sâu,dần nâng cao trình độ tay nghề và đời sống của người lao động v.v đó là nhữngđiều kiện cơ bản để thực hiện quá trình bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốnsản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp Còn sau đâu là tình hình quản lý sử dụng và hiệuquả sử dụng vốn kinh doanh tại Xí nghiệp in I - TTXVN

3- tình hình quả lý sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Xí nghiệp in I - TTXVN

3.1- Tình hình huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn của Xí nghiệp in I

- TTXVN

Tổng số vốn của Xí nghiệp in I - TTXVN tính đến ngày 31 /12 / 2002

là 24.999.559.693 đồng giảm 4% so với đầu năm trong đó vốn lưu động6.809.453.070 đồng chiếm 27,24% trong tổng số vốn của Xí nghiệp, còn vốn cốđịnh 18.190.106.622 đồng chiếm 82,76%

Biểu2 : Phân tích cơ cấu vốn qua các năm

n v : Tri u ngĐơn vị : Triệu đồng ịnh : ệu suất sử dụng tài sản cố định : đồng

2000

Cuối năm2001

Cuối năm2002S

ố tiền

T

ỷ trọng

Sốtiền

T

ỷ trọng

Sốtiền

5.795

22,56%

6.809

27,24%

19

888

77,44%

18

190

82.76%

Tổng

cộng

1 1.214

1 00%

25.

683

1 00%

24.

999

1 00%

Ngày đăng: 28/12/2014, 11:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w