LỜI MỞ ĐẦUTrong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏhầu hết mới được thành lập đang phải vật lộn với những cuộc cạnh tranh đầycam go thử thách để giành lấy vị t
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 2
1.1 Tổng quan về vốn của doanh nghiệp 2
1.1.1 Khái niệm 2
1.1.2 Các đặc trưng cơ bản của vốn 2
1.1.3 Phân loại vốn 3
1.1.3.1 Vốn cố định của doanh nghiệp 3
1.1.3.2 Vốn lưu động của doanh nghiệp 5
1.2 Tầm quan trọng của vốn đối với doanh nghiệp 6
1.3 Hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp 8
1.3.1 Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp 8
1.3.2.1.Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của doanh nghiệp: 9
1.3.2.2.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định 10
1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn 9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THỦY LỢI THÁI BÌNH 12
2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần XD thủy lợi Thái Bình 12
2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển Công ty 12
2.1.2 Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty 13
2.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 16
2.1.3.1 Đặc điểm tổ chức SXKD 16
2.1.3.2 Đặc điểm về quy trình xây dựng 17
2.1.3.3 Khái quát về kết quả kinh doanh của công ty 17
2.2 Thực trạng quản lý và sử dụng vốn ở Công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi Thái Bình 18
2.2.1 Những thuận lợi và khó khăn của Công ty 18
2.2.2 Thực trạng về quản lý và sử dụng vốn tại Công ty 19
2.2.3.1 Cơ cấu tài sản của công ty 19
Trang 22.2.3.2 Cơ cấu nguồn vốn của công ty 20
2.3 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây sựng thủy lợi Thái Bình 22
2.3.1 Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của doanh nghiệp 22
2.3.2 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty qua 2 năm 2009 và năm 2010 23
2.3.3 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định của Công ty qua 2 năm 2009 và năm 2010: 28
2.4 Đánh giá tổng quan về hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty qua 2 năm 2009 và 2010 31
2.4.1 Những kết quả đạt được 31
2.4.2 Những tồn tại của Công ty 32
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THỦY LỢI THÁI BÌNH 36
3.1 Mục tiêu phát triển Công ty trong thời gian tới 36
3.2 Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi Thái Bình 36
3.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 36
3.2.1.1 Hoàn thiện cơ cấu tài sản lưu động 36
3.2.1.2 Đầu tư vào TSCĐ 38
3.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 38
3.2.3.1 Tăng cường thu hồi vốn trong khâu thanh toán 38
3.2.3.2 Nâng cao khả năng thanh toán các khoản nợ 40
3.2.3.3 Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành xây dựng các công trình 40
3.3 Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty 41
3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước 41
3.3.2 Một số kiến nghị khác 41
KẾT LUẬN 42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
Trang 3DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Khái quát kết quả kinh doanh của công ty 17
Bảng 2.2: Cơ cấu tài sản của công ty 19
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn của công ty 20
Bảng 2.4 Tốc độ luân chuyển vốn 22
Bảng 2.5 Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh 22
Bảng 2.6 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu 23
Bảng 2.7: Cơ cấu tài sản lưu động của công ty 24
Bảng 2.8: Hệ số khả năng thanh toán 25
Bảng 2.9: Nhu cầu vốn lưu động 26
Bảng 2.10 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động 27
Bảng 2.11 Tỷ suất lợi nuận vốn lưu động 27
Bảng 2.12: Tình hình tài sản cố định của công ty 29
Bảng 2.13: Hiệu suất sử dụng vốn cố định 30
Bảng 2.14: Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định 30
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏhầu hết mới được thành lập đang phải vật lộn với những cuộc cạnh tranh đầycam go thử thách để giành lấy vị trí làm cơ sở cho sự phát triển lớn mạnh.Muốn vậy doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu quả mà trước hết thể hiện ởhiệu quả sử dụng vốn
Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả thực sự là cuộc đấu trí giữa các doanhnghiệp tồn tại trong nền kinh tế thị trường Nó là bài toán phải giải trong suốt quá trìnhhoạt động của doanh nghiệp và rất khó khăn trong thời kỳ đầu thành lập Đối với cácdoanh nghiệp thương mại việc quản lý vốn là vấn đề đặc biệt khó khăn và phức tạp.Hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là vấn đề đã và đangđược rất nhiều các ban ngành, chuyên gia quan tâm nghiên cứu Song cho đến naykết quả thu được vẫn chỉ ở mức độ nhất định trên phạm vi chung, còn đối với cácdoanh nghiệp cụ thể thì đòi hỏi phải có đường đi nước bước riêng cụ thể cho mình.Qua quá trình học tập ở trường và tìm hiểu tại công ty Cổ phần xây dựng thuỷ
lợi Thái Bình em đã chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần xây dựng thủy lợi Thái Bình” ” làm đề tài
nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của mình với mong muốn đóng góp một sốkiến giải nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong thời giantới
Nội dung chuyên đề được phân chia thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn trong doanh
nghiệp
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần xây dựng
thủy lợi Thái Bình
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần xây
dựng thủy lợi Thái Bình
Trang 5CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan về vốn của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vốn được quan niệm là toàn bộ nhữnggiá trị ứng ra ban đầu và các quá trình sản xuất tiếp theo của doanh nghiệp nhằm tạo
ra giá trị gia tăng
Như vậy vốn là yếu tố quan trọng nhất của mọi hoạt động sản xuất kinhdoanh, nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải quản lý và sử dụng có hiệu quả để bảotoàn và phát triển vốn, đảm bảo cho doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh Vì vậycác doanh nghiệp cần thiết phải nhận thức đầy đủ hơn về vốn cũng như nhữngđặc trưng của vốn
1.1.2 Các đặc trưng cơ bản của vốn
Vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định: Có nghĩa là vốn đượcbiểu hiện bằng giá trị của tài sản hữu hình và tài sản vô hình của doanh nghiệp
Vốn phải vận động sinh lời, đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp
Vốn phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định mới có thểphát huy tác dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh
Vốn có giá trị về mặt thời gian
Vốn phải được gắn liền với chủ sở hữu nhất định, không thể có đồng vốn
vô chủ
Vốn được quan niệm như một hàng hoá và là một hàng hoá đặc biệt có thểmua bán quyền sử dụng vốn trên thị trường
Trang 6 Không thể đồng nhất vốn và tiền Tiền chỉ là một dạng biểu hiện của vốn
và tiền không nhất thiết phải là vốn
1.1.3 Phân loại vốn
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để quản lý và sử dụng vốn một cách cóhiệu quả các doanh nghiệp đều tiến hành phân loại vốn Tuỳ vào mục đích và loạihình của từng doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp phân loại vốn theo các tiêu thức
và cách thức khác nhau Hầu hết trong mọi doanh nghiệp, vốn đều bao gồm hại bộphận: vốn chủ sở hữu và nợ, mỗi bộ phận này được cấu thành bởi nhiều khoản mụckhác nhau tùy theo tính chất của chúng Nhưng việc lựa chọn nguồn vốn trong cácdoanh nghiệp khác nhau sẽ không giống nhau mà nó phụ thuộc vào một loạt cácnhân tố như:
Trạng thái của nền kinh tế
Ngành kinh doanh hay lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp
Quy mô và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Trình độ khoa học-kỹ thuật và trình độ quản lý
Chiến lược phát triển và chiến lược đầu tư của doanh nghiệp
Thái độ của chủ doanh nghiệp
Chính sách thuế v.v…
Phân loại vốn theo phương thức chu chuyển
1.1.3.1 Vốn cố định của doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp việc mua sắm hay lắp đặt các tài sản cố định đều phảithanh toán chi trả bằng tiền Số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng hay lắpđặt tài sản cố định hữu hình hay vô hình gọi là vốn cố định của doanh nghiệp Nóicách khác, vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước
về tài sản cố định của doanh nghiệp Số vốn này nếu được sử dụng có hiệu quả sẽkhông mất đi, doanh nghiệp sẽ thu hồi lại được sau khi tiêu thụ sản phẩm hàng hoáhay dịch vụ của mình Quy mô của vốn cố định nhiều hay ít sẽ qui định đến quy môcủa tài sản cố định, ngược lại những đặc điểm vận động của tài sản cố định trongquá trình sử dụng lại có ảnh hưởng quyết định, chi phối đặc điểm tuần hoàn và chuchuyển vốn cố định
Trang 7Đặc thù về sự vận động của vốn cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh:
Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm Có đặc điểm này
là do tài sản cố định tham gia trực tiếp hay gián tiếp và phát huy tác dụng trongnhiều chu kỳ sản xuất Vì vậy vốn cố định là hình thái biểu hiện bằng tiền của tàisản cố định cùng tham gia vào các chu kỳ tương ứng
Vốn cố định được luân chuyển giá trị dần dần từng phần trong các chu kỳ sảnxuất Khi tham gia vào quá trình sản xuất tài sản cố định không bị thay đổi hình tháihiện vật ban đầu nhưng tính năng và công suất của nó bị giảm dần tức là nó bị hao mòn
và cùng với sự giảm dần về giá trị sử dụng thì giá trị của nó cũng bị giảm đi theo đó,vốn cố định được tách thành hai bộ phận:
Bộ phận thứ nhất tương ứng với phần hao mòn của tài sản cố định đượcluân chuyển và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm dưới hình thức chi phí khấuhaovà được tích luỹ thành quỹ khấu hao, sau khi sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ,quỹ khấu hao này sẽ được sử dụng để tái sản xuất tài sản cố định nhằm duy trì nănglực sản xuất của doanh nghiệp
Bộ phận thứ hai đó chính là phần còn lại của vốn cố định được gọi là giátrị còn lại của tài sản cố định Sau mỗi một chu kỳ sản xuất phần vốn được luânchuyển vào giá trị sản phẩm dần tăng lên, song phần vốn đầu tư ban đầu vào tài sản
cố định lại dần giảm xuống tương ứng với mức giảm dần giá trị sử dụng của tài sản
cố định Kết thúc quá trình vận động đó cũng là lúc tài sản cố định hết thời gian sửdụng giá trị của nó được dịch chuyển hết vào giá trị sản phẩm đã sản xuất, và khi đóvốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển
Trong các doanh nghiệp, vốn cố định là bộ phận quan trọng và chiếm tỷ trọngtương đối lớn trong vốn đầu tư nói riêng, vốn sản xuất kinh doanh nói chung Do ởmột vị trí then chốt và đặc điểm luân chuyển của nó lại tuân theo quy luật riêng, nênviệc quản lý vốn cố định đòi hỏi phải luôn gắn liền với việc quản lý hình thái hiệnvật của nó là các tài sản cố định vì điều này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả
sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Bên cạnh các tư liệu lao động mà bộ phận quan trọng nhất là tài sản cố định đểtiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp còn cần có các đối tượng lao động
Trang 8Khác với tư liệu lao động, các đối tượng lao động chỉ tham gia vào một chu kỳ sảnxuất và không giữ nguyên hình thái hiện vật ban đầu, giá trị của nó được dịchchuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm.
Vậy nếu xét về hình thái hiện vật thì các đối tượng lao động trên gọi là cáctài sản lưu động, còn về hình thái giá trị thì được gọi là vốn lưu động của doanhnghiệp
1.1.3.2 Vốn lưu động của doanh nghiệp
Vốn lưu động của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanhứng trước về tài sản lưu động sản xuất và nó nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp tiến hành một cách thường xuyên liên tục
Là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động, nên đặc điểm vận động của vốnlưu động luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động Trong cácdoanh nghiệp tài sản lưu động bao gồm các loại nguyên nhiên vật liệu, phụ tùngthay thế, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang đang trong quá trình dự trữ sản xuấthoặc chế biến còn tài sản lưu động ở khâu lưu thông bao gồm các sản phẩm, thànhphẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, các tài khoản vốn trong thanh toán, cáckhoản chi phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước Trong quá trình sản xuất kinhdoanh các tài sản lưu động luôn vận động thay thế hoặc đổi chỗ cho nhau đảm bảocho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi
Khác với tài sản cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh tài sản lưu độngcủa doanh nghiệp luôn luôn thay đổi hình thái biểu hiện để tạo ra sản phẩm hànghoá và do đó phù hợp với đặc điểm của tài sản lưu động, vốn lưu động của doanhnghiệp cũng không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: dựtrữ sản xuất, sản xuất và lưu thông Quá trình này được diễn ra liên tục và thườngxuyên lặp lại theo chu kỳ và được gọi là quá trình tuần hoàn của vốn lưu động.Trong quá trình vận động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần, quamỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh, vốn lưu động lại thay đổi hình thái biểu hiện
từ hình thái tiền tệ ban đầu chuyển sang vốn hình thái vật tư hàng hoá dự trữ Quagiai đoạn sản xuất, vật tư được đưa vào chế tạo thành các bán thành phẩm và thànhphẩm sau khi sản phẩm được liên tục,vốn lưu động lại trở về hình thái tiền tệ như
Trang 9điểm xuất phát ban đầu của nó Sau mỗi chu kỳ tái sản xuất, vốn lưu động mới hoànthành một vòng chu chuyển Có thể thấy trong cùng một lúc vốn lưu động củadoanh nghiệp được phân bố trên khắp các giai đoạn luân chuyển và chuyển hoáhình thái của vốn trong quá trình luân chuyển được thuận lợi doanh nghiệp phải có
đủ vốn lưu động đầu tư vào các hình thái khác nhau
1.2 Tầm quan trọng của vốn đối với doanh nghiệp
Mọi doanh nghiệp muốn tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh thì doanhnghiệp đó trước hết phải có vốn.Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn đượcvận động liên tục và có những đặc điểm rất khác nhau Sau các chu kỳ sản xuấtthì đòi hỏi trước hết đó là số vốn bỏ ra không được để hao hụt, mất mát mà nóphải sinh sôi, nảy nở Đồng vốn bỏ ra phải có khả năng sinh lời cao, đó là vấn đềthiết yếu nhất là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý doanh nghiệp Haynói một cách khác hiệu quả hoạt động sản xuất doanh nghiệp là kết quả tổng thểcủa hàng loạt các biện pháp tổ chức kinh tế, kỹ thuật và tài chính.Việc tổ chứcđảm bảo đầy đủ, kịp thời về vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh có tác độngmạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Điều đó xuất phát từ nhữngnguyên nhân chủ yếu sau:
Các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở bất kỳ một quy mônào đều có lượng vốn nhất định
Việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong điềukiện tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển với tốc độ cao, nhu cầu vốn đầu
tư cho các sản xuất kinh doanh ngày cằng tăng Do vậy việc tổ chức huy động vốnngày càng trở nên quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp
Việc huy động vốn đầy đủ và kịp thời giúp cho doanh nghiệp có thể chớpđươc thời cơ kinh doanh, tạo lợi thế trong cạnh tranh
Lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp giảm bớtđược chi phí sử dụng vốn cũng như giảm bớt tiền lãi vay Điều đó có tác động rấtlớn đến việc tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Trong cơ chế tập trung bao cấp trước đây, tất cả các nhu cầu về vốn sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước đều được bao cấp qua nguồn vốn cấp
Trang 10phát của ngân sách Nhà nước và qua nguồn vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi củangân hàng Nếu doanh nghiệp có nhu cầu về vốn thì có thể xin Nhà nước cấp phátthêm Cho nên có thể nói rằng ở cơ chế bao cấp thì vốn của doanh nghiệp Nhà nướchầu như được Nhà nước cấp cho toàn bộ, vì thế khi sử dụng vốn doanh nghiệpkhông cần quan tâm đến hiệu quả, vì nếu kinh doanh thua lỗ đã có Nhà nước bù đắp
và trang trải mọi thiếu hụt, đồng thời vai trò khai thác thu hút vốn không được đề ranhư một yêu cầu cấp bách có tính chất sống còn đối với doanh nghiệp.Việc khaithác thu hút vốn trở nên rất thụ động, vì vậy đã thủ tiêu tính chủ động của các doanhnghiệp Nhà nước trong việc tổ chức đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh Chuyểnsang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế cùng đan xen hoạt động,các doanh nghiệp Nhà nước chỉ còn là một bộ phận song song cùng tồn tại với cácdoanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác Các khoản bao cấp về vốn qua cấpphát của ngân sách Nhà nước không còn nữa, doanh nghiệp phải tự trang trải mọichi phí và đảm bảo kinh doanh có lãi Phải quản lý sử dụng vốn một cách tiết kiệm
và có hiệu quả Hơn nữa để tồn tại và phát triển trong cơ chế mới doanh nghiệp phảinăng động nắm bắt nhu cầu thị hiếu của thị trường, đầu tư, đổi mới máy móc thiết
bị, cải tiến quy trình công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm và tìm cách hạ giá thành đểtăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm Muốn làm được điều đó doanh nghiệp phảicóvốn, do đó nếu nhu cầu về vốn để đảm bảo cho sản xuất kinh doanh, cho sự pháttriển những ngành nghề mới đã trở thành động lực và là một đòi hỏi bức bách đốivới tất cả các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Nhà nước nói riêng
Như vậy việc huy động và sử dụng hiệu quả vốn đảm bảo cho hoạt độngsản xuất kinh doanh có tầm quan trọng đặc biệt đối với các doanh nghiệp Nóquyết định đến sự sống còn và tương lai phát triển của mỗi doanh nghiệp Vấn
đề đặt ra là các doanh nghiệp phải xác định chính xác nhu cầu về vốn cần thiết,cân nhắc lựa chọn các phương án đầu tư có hiệu quả và lựa chọn các hình thứcthu hút vốn tích cực
Từ những phân tích trên, cho ta thấy sự cần thiết của việc tổ chức và nâng caohiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp để từ đó doanh nghiệp cầnchú trọng hơn trong công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Trang 11Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là đảm bảo số vốn hiện có bằng các biện phápquản lý tổng hợp, khai thác triệt để khả năng vốn hiện có để mang lại nhiều lợinhuận cho doanh nghiệp Doanh nghiệp sử dụng vốn càng hiệu quả thì càng có thểsản xuất và tiêu thụ nhiều sản phẩm Vì lợi ích kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệpphải sử dụng hợp lý có hiệu quả từng đồng vốn nhằm làm cho vốn được thu hồi saumỗi chu kỳ sản xuất, có thể mua sắm được nhiều trang thiết bị, vật tư hơn, sản xuất
và tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn từ đó thu được nhiều lợi nhuận Việc tăng tốc
độ chu chuyển vốn cho phép rút ngắn thời gian chu chuyển vốn, qua đó vốn đượcthu hồi nhanh hơn, có thể giảm bớt số vốn cần thiết mà vẫn hoàn thành được khốilượng sản phẩm hàng hoá bằng hoặc lớn hơn trước Nâng cao hiệu quả sử dụng vốncòn có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm chi phí sản xuất, chi phí lưu thông và hạgiá thành sản phẩm
Mục tiêu kinh doanh của mọi doanh nghiệp là hướng tới lợi nhuận Lợinhuận là chỉ tiêu chất lượng nói lên kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinhdoanh và là nguồn tích luỹ cơ bảncủa tái sản xuất mở rộng Đặc biệt trong điềukiện hạch toán kinh doanh, doanh nghiệp có tồn tại và phát triển đươc hay khôngthì điều quyết định là doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không? Vì vậylợi nhuận được coi là đòn bẩy quan trọng đồng thời là chỉ tiêu đánh giá hiệu quảsản xuất kinh doanh Để làm được việc đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăngcường công tác tổ chức quản lý và trong đó có việc tổ chức và quản lý sản xuấtnói chung và vốn nói riêng Có như vậy mới mang lại lợi nhuận cao góp phầnthúc đẩy doanh nghiệp phát triển
Từ những vấn đề nêu trên cho thấy việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh của các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọngtrong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp Nó quyết định đến sự tăng trưởng vàphát triển của mỗi doanh nghiệp trong cơ chế mới
1.3 Hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp
1.3.1 Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánhtrình độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn làm cho đồng vốn sinh lời tối
Trang 12đa nhằm mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị tài sản của chủ
sở hữu
Hiệu quả sử dụng vốn được lượng hoá thông qua hệ thống các chỉ tiêu về khảnăng hoạt động, khả năng sinh lời, tốc độ luân chuyển vốn, Nó phản ánh quan hệgiữa đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh thông qua thước đo tiền tệhay cụ thể là mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra để thực hiệnnhiệm vụ sản xuất kinh doanh Kết quả thu được càng cao so với chi phí vốn bỏ rathì hiệu quả sử dụng vốn càng cao
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn có hai phương pháp để phân tích tài chínhcũng như phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đó là phương pháp sosánh và phương pháp phân tích tỷ lệ:
- Phương pháp so sánh:
Để áp dụng phương pháp so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện so sánhđược của các chỉ tiêu tài chính (thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tínhchất và đơn vị hạch toán ) và theo mục đích phân tích để chọn gốc so sánh Gốc sosánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được chọn là kỳbáo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể được chọn là số tuyệt đối, số tươngđói, hoặc số bình quân
- Phương pháp tỷ lệ:
Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chínhtrong các quan hệ tài chính Sự biến đổi các tỷ lệ cố nhiên là sự biến đổi của các đạilượng tài chính Về nguyên tắc phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định được cácngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp,trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị của tỷ lệ tham chiếu
1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn
1.3.2.1.Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của doanh nghiệp:
Trang 13Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ, VKD của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng Chỉ tiêu này đạt cao, hiệu suất sử dụng VKD càng cao.
Khả năng sinh lời
- Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản
Tỷ suất lợi nhuận
- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
Tỷ số lợi nhuận vốn chủ sở hữu cho thấy hiệu quả và khả năng sinh lời từtrong việc sử dụng vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp Doanh nghiệp nên có tỷ
số lợi nhuận vốn chủ sở hữu lớn hơn mức lãi suất đi vay, nếu không sự gia tăng vốnvay sẽ làm giảm thu nhập của cổ đông
1.3.2.2.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ
Trang 141.3.2.3.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ.
Chỉ tiêu kì luân chuyển VLĐ
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THỦY LỢI THÁI BÌNH2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần XD thủy lợi Thái Bình
2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển Công ty
Trang 15Lịch sử hình thành:
Công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Thái Bình tiền thân là một Doanh nghiệp
Nhà nước có tên “Công ty xây dựng cơ bản thủy lợi Thái Bình” là doanh nghiệp
được thành lập năm 1968 do Sở Thủy lợi Thái Bình quản lý Hoạt động trước đâycủa Công ty chỉ bó hẹp trong việc xây đắp đê điều; cứng hóa kênh mương tưới, tiêu,xây dựng các trạm bơm tưới tiêu Khách hàng chủ yếu của Công ty là các Hợp tác xãnông nghiệp trong địa bàn tỉnh Thái Bình; Công ty hoạt động với danh nghĩa công ích
“Gán thu bù chi” và hoạt động của Công ty đều được Ngân sách Nhà nước bao cấptoàn bộ
Đến tháng 7/1994 đổi thành “Công ty xây dựng thủy lợi Thái Bình” do Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Bình là đơn vị chủ quản Để thực hiệnchủ trương của Đảng và Nhà nước cho phù hợp với xu thế phát triển của đất nước,Công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi Thái Bình đã chính thức chuyển đổi hình thức
chủ sở hữu từ Công ty nhà nước thành “Công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi Thái
Bình” theo Quyết định số 567/UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ngày
03/7/2001 và Giấy phép Đăng ký kinh doanh số 1594 của Sở Kế hoạch và Đầu tưtỉnh Thái Bình
Tên Công ty: Công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Thái Bình.
Trụ sở giao dịch: Km 01 - Lý Thường Kiệt - Thành phố Thái Bình
Điện thoại: 0363 731 876
Fa x: 0363 732 091
Vốn Điều lệ: 3.800.000.000VND (Ba tỷ tám trăm triệu đồng chẵn).Đây là Công ty cổ phần có 100% vốn góp của các cổ đông trong doanhnghiệp, không có cổ đông ngoài doanh nghiệp
Mệnh giá một cổ phiếu thống nhất là: 100.000VNĐ
Công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Thái Bình có đủ tư cách pháp nhân
(Theo Luật Doanh nghiệp), là đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, có tài khoảntiền gửi tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thái Bình; có khả năng thamgia ký kết các hợp đồng kinh tế
Qua suốt thời gian 40 năm thành lập và hoạt động (Từ năm 1968 đến năm
Trang 162008) cùng với sự thay đổi về kể cả tên gọi và chất lượng cũng như uy tín củaCông ty, các công trình do Công ty sáng tạo và xây dựng đã là cách thể hiện vàkhẳng định cách làm vững chắc và luôn đổi mới đi lên hoà nhập với nền kinh tế mởthị trường với sự phát triển của đất nước, chấp nhận sự cạnh tranh lành mạnh giữacác thành phần kinh tế.
Nhìn lại lịch sử phát triển của Công ty trong 40 năm qua, nhất là trong nhữngnăm gần đây nền kinh tế thị trường mở với nhiều thành phần kinh tế song song tồn tại
và phát triển, tình hình kinh tế cả nước đã vào thế ổn định, tình hình phát triển với sựcạnh tranh ngày càng khốc liệt nhưng Công ty vẫn tồn tại và khẳng định vị thế củamình ngày một nâng cao, Công ty vẫn tạo được nhiều công việc ổn định, đã tham giađấu thầu các công trình và các hạng mục công trình lớn ở trong và ngoài tỉnh, thunhập của công ty năm sau cao hơn năm trước Công ty đã nhận được nhiều bằng khencủa tỉnh và nhà nước cho những đóng góp vào công cuộ xây dựng đất nước
2.1.2 Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty
Công ty CP xây dựng thuỷ lợi Thái Bình được tổ chức và hoạt động theo LuậtDoanh nghiệp và các Luật khác có liên quan và Điều lệ của Công ty được Đại hộiđồng cổ đông nhất trí thông qua
Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ
quan thẩm quyền cao nhất của Công ty Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn
đề được luật pháp và điều lệ Công ty quy định Đặc biệt các cổ đông sẽ thông quacác báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và kế hoạch tài chính cho những nămtiếp theo
Hội đồng quản trị: Gồm 03 thành viên
Chủ tịch Hội đồng quản trị;
02 thành viên khác
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công
ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừnhững vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông HĐQT có quyền quyết địnhchiến lược của Công ty, có trách nhiệm giám sát giám đốc điều hành và những ngườiquản lý khác Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do luật pháp và điều lệ Công ty, các quy
Trang 17chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết đại hội đồng cổ đông quy định.
Ban Kiểm soát: gồm 03 thành viên
Ban Kiểm soát là cơ quan trực thuộc đại hội đồng cổ đông, do đại hội đồng cổđông bầu ra Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điềuhành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty
Bộ máy của Công ty được tổ chức chặt chẽ dưới sự lãnh đạo của Ban giámđốc, mỗi phòng ban có một chức năng riêng, nhiệm vụ riêng, hàng tháng đều có sựđánh giá và báo cáo lên Ban giám đốc
Ban Giám đốc của Công ty gồm 03 thành viên
Giám đốc
02 Phó Giám đốc
Ban Giám đốc của Công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Thái Bình là do HĐQT
bổ nhiệm Ban Giám đốc quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt độnghàng ngày, tổ chức thực hiện các kế hoạch SXKD và phương án đầu tư của Công ty.Thông qua sự hỗ trợ của 02 Phó giám đốc điều hành, một phụ trách kinh doanh vàmột phụ trách hành chính tổ chức
Các phòng ban trong Công ty
CÔNG TY
XƯỞNG
CƠ KHÍ
VẬN TẢI
XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG
SỐ 2
XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG
SỐ 1
XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG
SỐ 3
XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG
SỐ 4
Trang 18+ Phòng Tổ chức-hành chính: tham mưu cho HĐQT và BGĐ quản lý cổ
đông và người lao động trong Công ty, sắp xếp bố trí lực lượng sản xuất, thuyênchuyển công tác, quản lý các chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước
+ Phòng Kỹ thuật: Là đơn vị thực hiện hai nhiệm vụ chủ yếu:
Đấu thầu các công trình
Quản lý chất lượng trên các công trình
Phòng Kỹ thuật phải theo dõi, nghiệm thu các sản phẩm của Xưởng Cơ khítrước khi xuất xưởng, nhập kho hoặc lắp đặt các thiết bị trên công trình
Chính vì vậy, Phòng Kỹ thuật đã thực sự là một đơn vị tham mưu đắc lực choBGĐ Công ty
+ Phòng Kế hoạch-Vật tư: Tham mưu cho BGĐ Công ty và HĐQT các công
trình giao nhận thầu, thống nhất với phòng Kỹ thuật, Tài vụ sau khi đã kiểm trakiểm soát về đồ án giải pháp kỹ thuật thi công để quyết định tỷ lệ khoán cho Xínghiệp nhận thi công , thanh quyết toán, khi phát sinh công trình mới phòng Kếhoạch lập dự toán giao khoán ,giao khoán cho các đơn vị nhận khoán công trìnhhoặc hạng mục công trình Phối hợp với các Xí nghiệp xây dựng làm các thủ tụcthanh quyết toán với Chủ đầu tư Thực hiện quyết toán với các XN khi có đủ thủ tụcnghiệm thu nội bộ và quyết toán công trình được phê duyệt
Theo dõi việc thuê tài sản như: máy thi công, phao, ván khuôn, khung đà giáo,tôn,…
Dự trữ và cung ứng các loại vật tư thiết yếu, hiếm để phục vụ kịp thời cho tiến
độ thi công
+ Phòng Kế toán-Tài vụ: Chức năng quản lý tài chính theo các văn bản hiện
hành về tài chính của Nhà nước theo chế độ quy định và theo Pháp lệnh Kế toánthống kê Tổ chức hạch toán kế toán trên toàn Công ty Đảm bảo yêu cầu chính xác,kịp thời, đầy đủ và có hiệu quả, bảo toàn vốn, tổ chức khai thác nguồn vốn để phục
vụ thi công Nhận báo cáo theo tiến độ thi công của các XN xây dựng gửi về, lậpbáo cáo theo quy định của Bộ Tài chính, Thuế và các cơ quan chuyên môn
+ Các Xí nghiệp xây dựng trực thuộc Công ty:
Các Xí nghiệp chịu trách nhiệm trực tiếp trong thi công, phải đảm bảo an toàn
Trang 19và thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế, các khoản chi phí khác trong công tác quản lýcủa Công ty
2.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
2.1.3.1 Đặc điểm tổ chức SXKD
Công ty CP xây dựng thuỷ lợi Thái Bình có nhiệm vụ huy động và sử dụngvốn có hiệu quả cao trong việc xây lắp các công trình thuỷ lợi, giao thông, dân dụng
và công nghiệp
- Với chức năng của Công ty bao gồm:
+XD các công trình thuỷ lợi, giao thông, dân dụng và công nghiệp
+Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi đăng ký kinh doanh và phùhợp với quy định của Pháp luật
- Sản phẩm chính của Công ty:
+XD các công trình thuỷ lợi, giao thông, dân dụng và công nghiệp vừa và nhỏ.+Lắp đặt thiết bị cơ khí như: Máy bơm, cửa van và các thiết bị đóng mở cánhcống cấp, thoát nước
+ Xây dựng các công trình thuỷ lợi như: Đê, kè, cống, trạm bơm
Hiện tại công ty có 04 Xí nghiệp xây dựng và 01 Xưởng Cơ khí vận tải Các
tổ, đội thi công chịu sự chỉ đạo và phân công trực tiếp của Công ty, hoạt động theonguyên tắc nội quy và quy chế của Công ty và có mối liên hệ trực tiếp với nhau
Tổ chức hoạt động của Công ty thể hiện tính tập trung nhưng cũng có tínhriêng biệt độc lập của các bộ phận trực thuộc, giữa các Xí nghiệp xây dựng tuy độclập tương đối nhưng luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thường xuyên bổ sung,
hỗ trợ cho nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ mà Công ty giao khi cần thiết
2.1.3.2 Đặc điểm về quy trình xây dựng
Quy trình xây dựng cảu công ty được thực hiện trình tự theo các bước dưới đây:
Nguyễn Quỳnh Hoa TCDNA-CD25
Sử dụng các yếu tố chi phí nguyên vật liệu, nhân công, máy thi công và các chi phí
SX chung
Sản phẩm của Công
ty là Công trình, hạng mục công trình hoàn thành, đã bàn giao đưa vào
Trang 20Việc nắm rõ quy trình xây dựng không chỉ giúp cho Công ty quản lý và hạchtoán các yếu tố đầu vào được tổ chức một cách hợp lý mà Công ty các bước quátrình tập hợp chi phí sản xuất từ khi khởi công đến giai đoạn cuối cùng.
2.1.3.3 Khái quát về kết quả kinh doanh của công ty
Chúng ta có thể đánh giá khái quát về kết quả kinh doanh của công ty quabảng tóm tắt kết quả kinh doanh của công ty qua 2 năm 2009, 2010:
Bảng 2.1: Khái quát kết quả kinh doanh của công ty
Đơn vị: đồng
1.Doanh thu về BH&CCDV 25.095.756.826 32.004.081.5802.Doanh thu thuần về BH&CCDV 24.814.477.743 32.004.081.5803.Giá vốn hàng bán 22.748.297.550 30.308.147.914
2.2 Thực trạng quản lý và sử dụng vốn ở Công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi Thái Bình
2.2.1 Những thuận lợi và khó khăn của Công ty.
Trang 21 Những thuận lợi chủ yếu của Công ty.
-Trước hết phải kể đến đội ngũ quản ly giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực xâydựng và đội ngũ công nhân lành nghề đã được đào tạo cẩn thận
-Thứ hai là Công ty đã tạo được uy tín với khách hàng thông qua các côngtrình xây dựng, đó là những tài sản giá trị nhất
Do đáp ứng được nhu cầu của thị trường một cách nhanh chóng và kịp thời,Công ty ngày càng nhận được nhiều hợp đồng của khách hàng
Bên cạnh những thuận lợi thì Công ty cũng gặp không ít khó khăn như:
Những khó khăn chủ yếu của Công ty.
-Thứ nhất: Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhu cầu xây dựng ngày càngtăng nhiều đơn vị xây dựng cơ bản được nhà nước thành lập thành các tổng công tyxây dựng mạnh, đủ sức đấu thầu các công trình lớn điều đó làm cho khả năng cạnhtranh của công ty gặp nhiều khó khăn
-Thứ hai: Có lẽ đây là khó khăn lớn nhất của Công ty đó là vấn đề thiếu vốn
để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh Nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh
là rất lớn, trong khi đó nguồn vốn tự có của Công ty không đủ đáp ứng do đó Công
ty phải đi vay với một lượng vốn khá lớn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh củamình Do vậy hàng năm công ty phải trả chi phí vay vốn với một lượng khá lớn dẫnđến giá thành sản phẩm của Công ty tăng cao làm giảm sức cạnh tranh trên thịtrường
2.2.2 Thực trạng về quản lý và sử dụng vốn tại Công ty
2.2.3.1 Cơ cấu tài sản của công ty
Trong phần này chúng ta hãy phân tích cơ cấu tài sản của Công ty trong 2 năm
2009 và 2010, quan hệ từng bộ phận tài sản trong toàn bộ tài sản của công ty
Tổng tài sản và sự tăng trưởng của tài sản chỉ thể hiện quy mô kinh doanh đãđược mở rộng hay thu hẹp, còn cơ cấu kinh doanh như thế nào mới phản ánh trình
độ quản lý của doanh nghiệp Cơ cấu tài sản hợp lý thì hiệu quả sản xuất kinh doanhmới cao
Trang 22Bảng 2.2: Cơ cấu tài sản của công ty
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
Số tiền(đồng)
Tỷtrọng
%
Số tiền(đồng)
Tỷtrọng
%
Số tiền(đồng)
2.057.411.663
5,2 -225.476.283 -9,87
2 Đầu tư TC
dài hạn
10.000.000
- Về cơ cấu tài sản: TSNH năm 2009 là 17.045.381.064(88%) đã tăng lên37.487.256.144 đồng(94,7%) vào năm 2010 trong đó nằm chủ yếu trong phải thungắn hạn Tài sản dài hạn chiếm 12% tổng tài sản và giảm xuống 5,3% vào năm
2010 chủ yếu là tài sản cố định
- Tài sản ngắn hạn của Công ty tăng 20.044.187.508 đồng về số tương đốităng 120% chủ yếu là do tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn tăng Tiền và tươngđương tiền tăng rất mạnh, năm 2010 so với 2009 là 915.7762.934 đồng, về số tương
Trang 23đối tăng 3291% Về các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 10.000.000.000, công
ty cần kiểm soát khoản đầu tư này Trong khi đó tài sản dài hạn giảm 243.069.299đồng tương đương 10,41%, tỷ trọng tài sản dài hạn cũng giảm từ 12% xuống 5,3%,tài sản dài hạn giảm chủ yếu do giảm tài sản cố định
Qua bảng trên ta có thể thấy cơ cấu tài sản của công ty đã có những biếnđộng ngược chiều Để hiểu rõ hơn tài sản có của công ty được tài trợ thế nào ta xemxét cơ cấu nguồn vốn của công ty
2.2.3.2 Cơ cấu nguồn vốn của công ty
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn của công ty
Đơn vị tính: đồngChỉ tiêu
Tiền
Tỷtrọng
Tỷtrọng
Tỷ lệ(%)A.Nợ phải trả 15,757,208,393 81,30 35.958.774.761 90,85 2.020.156.637 12.8I.Nợ ngắn hạn 15.757.208.393 81,30 35.958.774.761 90,85 2.020.156.637 12,81.Vay và nợ
cổ phần
Trang 24Từ bảng 1.2 ta thấy vốn của doanh nghiệp được tài trợ từ 2 nguồn:
- Vốn vay và chiếm dụng: chiếm 81,3%, đến năm 2010 tăng 90,85% Như vậynếu muốn sử dụng 100 đồng vốn thì doanh nghiệp phải đi vay 90,85 đồng vốn vay.Như vậy công ty có hệ số nợ cao hay nói cách khác công ty đang duy trì cơ cấu vốnmạo hiểm Điều này còn có thể gây gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp, đòi hỏidoanh nghiệp phải có mức doanh lợi cao mới đủ trả lãi ngân hàng
- Vốn chủ sở hữu chiếm 18,7%(2009) và giảm xuống 9,14% vào năm 2010.Một doanh nghiệp có tỷ trọng vốn chủ sở hữu cao sẽ chủ động về năng lực hoạtđộng của mình Tỷ số trên giảm xuống thể hiện khả năng tự chủ về tài chính củadoanh nghiệp giảm
Qua phần tìm hiểu tổng quát trên ta thấy công ty đang sử dụng vốn để đầu tưcho tài sản ngắn hạn Để xem các khoản vốn đầu tư trên có đem đến hiệu quả sửdụng cho công ty không ta tìm hiểu sâu hơn về tình hình sử dụng vốn của doanhnghiệp qua 2 bộ phận của vốn kinh doanh đó là vốn lưu động và vốn cố định
Trang 252.3 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây sựng thủy lợi Thái Bình
2.3.1 Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của doanh nghiệp
Để đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của doanh nghiệp cần phải xem xétcác chỉ tiêu tài chính cơ bản Dưới đây là các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả
sử dụng vốn của doanh nghiệp:
Vòng quay của vốn kinh doanh:
Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu BCTC 2009.2010
Ta thấy vòng quay vốn kinh doanh của công ty năm 2010 so với năm 2009giảm 0,47 vòng Nguyên nhân do tốc độ tăng của doanh thu thuần nhỏ hơn tốc độtăng của vốn kinh doanh bình quân Vòng quay vốn kinh doanh giảm là một điềubất lợi cho công ty, thể hiện công ty sử dụng vốn kém hiệu quả Để đánh giá cụ thểhơn về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty ta xem xét các chỉ tiêu về tỷsuất lợi nhuận sau:
Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh
Bảng 2.5 Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh
Nguồn: tính toán dựa trên BCTC 2009,2010
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh sau thuế năm 2010 giảm mạnh so với năm
2009 Nếu năm 2009 1 đồng vốn kinh doanh tạo ra 0,02 đồng lợi nhuận sau thuế thìsang năm 2010 chỉ tạo ra được 0,0075 đồng Đây là một tín hiệu xấu đối với công