Thôngqua hoạt động cấp tín dụng, các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuấtkinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh, đứng vững trên thương trường,... Chuyển tiền
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động tín dụng đã, đang và sẽ còn là hoạt động kinh doanh chủ yếutại các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam, hoạt động kinh doanh tíndụng mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng, song cũng luôn tiềm ẩn nhiềurủi ro Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, sự giatăng về áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng đã đặt ra mộtvấn đề lớn cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, trong đó có Chinhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đống Đa (Chi nhánhNHNo&PTNT Đống Đa) là cần đổi mới một cách toàn diện cả về mô hình tổchức cũng như nội dung hoạt động và quản lý kinh doanh nhằm đạt mục tiêuhiệu quả, an toàn, phát triển bền vững
Xét theo khía cạnh thời gian, hoạt động tín dụng được chia thành tíndụng ngắn hạn và tín dụng trung - dài hạn Tín dụng trung - dài hạn được tiếnhành trên cơ sở các dự án đầu tư và có thời hạn cho vay trên một năm nhằmđổi mới trang thiết bị, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động sản xuất kinhdoanh Khi tiếp nhận dự án có nhu cầu vay vốn, các NHTM phải tiến hànhthẩm định một cách toàn diện nội dung của dự án để đánh giá tính khả thi củadự án Các NHTM xem nhẹ khâu thẩm định, hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng, chovay dưới chuẩn, sẽ phải trả giá bằng sự mất vốn, thậm chí là phá sản mà minhchứng là một số ngân hàng Mỹ trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầuvừa qua
Dưới giác độ của người cấp tín dụng, khi thẩm định dự án, các ngânhàng thương mại đặc biệt quan tâm đến hiệu quả và tính khả thi về mặt tàichính Bởi vì, dự án có hiệu quả tài chính cao sẽ tạo thuận lợi cho ngân hàngtrong việc thu hồi vốn và lãi đúng thời hạn theo hợp đồng tín dụng Do đó, cóthể khẳng định rằng, thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án
Trang 2nói riêng là khâu then chốt trong quy trình tín dụng, là yếu tố có tính chấtquyết định đến chất lượng tín dụng trung - dài hạn.
Nhận thức được tầm quan trọng đó nên trong nh ững năm qua, Chinhánh NHNo&PTNT Đống Đa đã thường xuyên quan tâm tới chất lượngthẩm định tài chính dự án Nhờ đó nhiều dự án vay vốn đã phát huy được hiệuquả, thu nhập của ngân hàng được đảm bảo Tuy nhiên, chất lượng thẩm địnhtài chính dự án vẫn còn những bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng và yêucầu của đơn vị
Từ những vấn đề nêu trên, em đã lựa chọn, nghiên cứu đề tài: “Nângcao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn Đống Đa” làm chuyên đề thực tập
Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề cơ bản về thẩm định nóichung và chất lượng thẩm định tài chính dự án nói riêng tại NHTM
- Phân tích và đánh giá về thực trạng chất lượng thẩm định tài chính tạiChi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm địnhtài chính dự án tại Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa
Kết cấu của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu và kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về chất lượng thẩm định tài chính dự
án trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Chi
nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đống Đa
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại
Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đống Đa
Trang 31.1.1 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
NHTM là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vựctiền tệ với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này đểthực hiện cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán và dịch vụ tài chính khác
Trong điều kiện nền kinh tế phát triển ngày càng hiện đại thì hoạt độngcủa NHTM ngày càng được mở rộng Tuy nhiên, cấp tín dụng dưới hình thức
“cho vay” vẫn là một hoạt động truyền thống không thể thiếu của NHTM.Đây là chức năng kinh tế hàng đầu của các ngân hàng nhằm tài trợ, đáp ứngnhu cầu vốn của các doanh nghiệp, cá nhân và các cơ quan Chính phủ Thôngqua hoạt động cấp tín dụng, các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuấtkinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh, đứng vững trên thương trường,
Trang 4góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế Mặt khác, trên cơ sở cáckhoản cho vay của NHTM, thị trường sẽ có thêm thông tin về chất lượng tíndụng của từng khách hàng và nhờ đó giúp cho họ có khả năng nhận thêm cáckhoản tín dụng mới từ những nguồn khác với chi phí thấp hơn Đối với bảnthân mỗi NHTM, cho vay là hoạt động sinh lời lớn nhất thông qua thu lãi chovay, đồng thời “cho vay” cũng là khoản mục tài sản lớn nhất trong tổng tàisản của các NHTM.
Hoạt động cho vay của NHTM đã được đề cập đến trong nhiều côngtrình nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau Xuất phát từ mục đích nghiêncứu của chuyên đề, em xin tập trung xem xét hoạt động cho vay dưới góc độthời gian Theo đó, hoạt động cho vay bao gồm: Cho vay ngắn hạn là nhữngkhoản vay có thời hạn cho vay dưới 12 tháng; Cho vay trung hạn là nhữngkhoản vay có thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng; Cho vay dài hạn là nhữngkhoản vay có thời hạn trên 60 tháng
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế thì các NHTMngày càng phát triển và đa dạng hoá các hình thức cho vay, tuy nhiên hoạtđộng cho vay theo dự án đầu tư vẫn luôn giữ vị trí là một trong những nghiệpvụ cốt lõi của NHTM bởi với một nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầuđầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ hay đầu tư phục vụ đờisống ngày càng tăng cao
Ngân hàng cho vay theo dự án đầu tư nhằm cung ứng vốn cho kháchhàng để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ vàcác dự án phục vụ đời sống Đối tượng cho vay theo hình thức này là các dựán đầu tư về thiết bị, máy móc, nhà xưởng, công trình xây dựng cơ bản… nêncho vay theo dự án thường có các đặc điểm cơ bản sau: (1) Mức vốn đầu tưcủa các dự án này thường rất lớn; (2) Thời hạn cho vay thường kéo dài, nên
Trang 5có nhiều biến động, dễ rủi ro; (3) Lãi suất cho vay thường cao hơn cho vayngắn hạn.
Xuất phát từ hai đặc điểm cơ bản trên, cho vay theo dự án luôn là hoạtđộng sinh lời cao, mang lại thu nhập ổn định song cũng tiềm ẩn rủi ro cao choNHTM Rủi ro này có rất nhiều nguyên nhân, đều có thể gây ra tổn thất, làmgiảm thu nhập của ngân hàng; thậm chí, có nhiều khoản tài trợ mà tổn thất cóthể đẩy ngân hàng đến phá sản
Vì vậy, các NHTM phải cân nhắc thật kỹ lưỡng, phải ước lượng đượckhả năng rủi ro và sinh lời khi quyết định cho vay nhằm mục tiêu nâng caohiệu quả và chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn vốn và một biện pháp rấtquan trọng cần phải thực hiện là nâng cao chất lượng thẩm định dự án, đặcbiệt là thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM
1.1.2 Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Khái niệm thẩm định tài chính dự án
Các dự án đầu tư dù được nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng đến đâu vẫnchỉ là những bản có tính chất dự trù, dự báo, mang dấu ấn chủ quan của nhàphân tích và lập dự án Do vậy, không thể lường hết những phát sinh và tránhkhỏi những sai sót hoặc lệch lạc trong quá trình triển khai thực hiện dự án Đểkhẳng định một cách chắc chắn mức độ hợp lý, hiệu quả và tính khả thi củadự án cũng như quyết định đầu tư thực hiện dự án thì dự án đó nhất quyếtphải được xem xét, kiểm tra lại một cách độc lập với quá trình lập dự án haynói cách khác thì dự án đó cần phải thẩm định
Vì vậy, thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét, kiểm tra, đánhgiá lại một cách khoa học, khách quan và toàn diện mọi nội dung của dự áncũng như các vấn đề có liên quan đến dự án nhằm khẳng định tính hiệu quả,tính khả thi của dự án trước khi quyết định đầu tư
Trang 6Thẩm định dự án thông thường bao gồm các nội dung chủ yếu: (1)Thẩm định kỹ thuật; (2) Thẩm định kinh tế - xã hội; (3) Thẩm định tài chính.Trong đó, thẩm định tài chính dự án là một nội dung lớn, có vai trò quan trọngvì xét đến cùng quyết định đầu tư của các doanh nghiệp đều dựa trên hiệu quảvề tài chính nhằm thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
Từ những phân tích trên có thể thấy rằng thẩm định tài chính dự án là việc tổ chức xem xét, kiểm tra, đánh giá lại một cách khoa học, khách quan và toàn diện khía cạnh tài chính của dự án cũng như các vấn đề có liên quan nhằm khẳng định tính hiệu quả, khả năng sinh lời và tính khả thi của dự án trước khi quyết định đầu tư.
Mục đính của thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay củaNHTM là đưa ra được sự lựa chọn với những quyết định cho vay đúng đắn,tránh đầu tư vào những dự án không có khả năng thu hồi vốn, đồng thờikhông để mất cơ hội đầu tư vào những dự án khả thi và có hiệu quả
1.1.2.2 Nội dung thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
Thẩm định tài chính dự án được tiến hành thông qua những nội dungchủ yếu như sau:
Một là, thẩm định tổng vốn đầu tư và các nguồn tài trợ cũng như các phương thức tài trợ dự án
Thẩm định tổng mức đầu tư
Dưới góc độ của một dự án, vốn đầu tư là tổng số tiền được chi tiêu đểhình thành nên các tài sản cố định và tài sản lưu động cần thiết, các tài sảnnày sẽ được sử dụng trong việc tạo ra doanh thu, chi phí, thu nhập suốt vòngđời hữu ích của dự án; hay nói cách khác tổng vốn đầu tư là toàn bộ số vốncần thiết để thiết lập và đưa dự án vào hoạt động Tổng vốn đầu tư dự ánthường bao gồm các yếu tố chính:
Trang 7Vốn đầu tư vào tài sản cố định: bao gồm toàn bộ các chi phí có liên
quan đến việc hình thành tài sản cố định tài sản cố định từ giai đoạn chuẩn bịđầu tư đến giai đoạn đầu tư và giai đoạn kết thúc xây dựng dự án đưa vào sửdụng như chi phí xây dựng, đầu tư mua sắm máy móc thiết bị (kể cả chi phívận chuyển đến công trình, lưu kho, lưu bãi, chi phí bảo quản bảo dưỡng tạikho bãi, thuế và phí bảo hiểm thiết bị công trình…), chi phí đào tạo và chuyểngiao công nghệ (nếu có), chi phí lắp đặt các thiết bị và thử nghiệm, chi phímua sắm phương tiện vận chuyển cùng các chi phí khác trước vận hành (nhưchi phí điều tra khảo sát, lập và thẩm định dự án, chi phí khởi công, đền bùgiải phóng mặt bằng, tư vấn khảo sát, thiết kế…)
Vốn đầu tư vào tài sản lưu động ban đầu: bao gồm các chi phí để tạo
ra các tài sản lưu động ban đầu đảm bảo cho dự án có thể đi vào hoạt độngtheo các điều kiện kinh tế - kỹ thuật như đã dự tính, bao gồm tài sản lưu độngsản xuất (gồm những tài sản dự trữ cho quá trình sản xuất như nguyên, nhiên,vật liệu, công cụ dụng cụ và tài sản trong quá trình sản xuất) và tài sản lưuđộng lưu thông (gồm tài sản dự trữ cho quá trình lưu thông là thành phẩmhàng hoá dự trữ trong kho hay đang gửi bán và tài sản trong quá trình lưuthông như vốn bằng tiền và các khoản phải thu…)
Vốn dự phòng: chi phí dự phòng cho các khoản chi phí phát sinh
không dự kiến trước được
Thẩm định tổng vốn đầu tư là rất cần thiết nhằm tránh việc khi thựchiện vốn đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá nhiều so với dự kiến ban đầu dẫntới việc không cân đối được nguồn vốn làm ảnh hưởng đến hiệu quả và khảnăng trả nợ của dự án
Thẩm định các nguồn tài trợ cũng như phương thức tài trợ dự án
Trên cơ sở xác định nhu cầu tổng vốn đầu tư, NHTM phải tiến hànhthẩm định phương thức tài trợ cho dự án - vì phương thức tài trợ sẽ chi phối
Trang 8việc xác định dòng tiền phù hợp cũng như lựa chọn lãi suất chiết khấu hợp lýđể xác định các chỉ tiêu tài chính dư án Có 3 phương thức tài trợ cho dự án:Tài trợ bằng vốn tự có; Tài trợ bằng nợ; Tài trợ dự án theo phương thức kếthợp: đây là phương thức tài trợ phổ biến của các dự án vay vốn tại NHTM vìNHTM thường bao giờ cũng quy định tỷ lệ tối thiểu của vốn tự có khi thamgia vào dự án.
NHTM tiến hành rà soát lại từng nguồn vốn tham gia vào dự án, đánhgiá khả năng tham gia của các nguồn vốn huy động (thể hiện ở tính pháp lý và
cơ sở thực tế của các nguồn vốn huy động) và chi phí của từng loại vốn nhằmcân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợ của các nguồnvốn dự kiến để đánh giá tính khả thi của các nguồn vốn thực hiện dự án Đồngthời, đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn thực hiệndự án để đảm bảo tiến độ thi công, ngoài ra cần phải xem xét tính hợp lý trongphân bổ tỷ lệ từng nguồn vốn tài trợ tham gia trong từng giai đoạn của dự án.Đánh giá chính xác về tổng vốn đầu tư, tính khả thi của các nguồn vốn và cơcấu vốn đầu tư thì NHTM mới có cơ sở tính toán chi phí vốn, khấu hao tài sảncố định hàng năm, chi phí sửa chữa tài sản cố định, nợ phải trả
Hai là, thẩm định doanh thu, chi phí, dòng tiền của dự án
Sau khi xác định được tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn và tiến độ huyđộng vốn, bước tiếp theo của quá trình thẩm định là thẩm định kế hoạch sảnxuất kinh doanh của dự án bao gồm thẩm định các dự tính về công suất huyđộng dự kiến, giá bán sản phẩm, chi phí hoạt động hàng năm…
Thẩm định doanh thu từ hoạt động của dự án
Việc dự báo chính xác và hợp lý các khoản doanh thu hoạt động hàngnăm sẽ là cơ sở quan trọng để đánh giá chính xác hiệu quả tài chính dự án.Muốn vậy, đòi hỏi trong quá trình thẩm định, NHTM cần có sự đánh giá vềmặt thị trường, khả năng tiêu thụ và cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ đầu ra
Trang 9của dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm, đồng thời căn cứ trên các đặc tínhsản phẩm của dự án và trên cơ sở so sánh với các sản phẩm cùng loại trên thịtrường, mức sản xuất dự kiến của dự án đã được xác định trong phân tích kỹthuật để lượng hoá được các giả định về mức huy động công suất so với côngsuất thiết kế (xác định lượng sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ), sự thay đổi cơ cấusản phẩm, xác định giá bán và diễn biến giá bán sản phẩm, dịch vụ đầu rahàng năm Việc dự đoán về giá bán và sản lượng tiêu thụ này làm cơ sở choviệc tính toán doanh thu hoạt động hàng năm của dự án.
Thẩm định chi phí
Phân theo yếu tố chi phí, toàn bộ chi phí hoạt động hàng năm có thểchia thành các yếu tố: nguyên vật liệu; nhiên liệu; động lực sử dụng vào quátrình sản xuất, kinh doanh; tiền lương và các khoản phụ cấp lương; bảo hiểmxã hội, bảo hiểm y tế; khấu hao tài sản cố định; chi phí dịch vụ mua ngoài vàchi khác bằng tiền
NHTM cần phải kiểm tra tính hợp lý và đầy đủ của từng khoản mục chiphí Việc dự tính các chi phí này dựa trên kế hoạch sản xuất hàng năm, kếhoạch khấu hao và kế hoạch trả nợ của dự án; căn cứ trên các quy định củanhà nước đối với việc trích lập, tính các khoản chi phí, đồng thời căn cứ trêncác dự án đầu tư cùng loại đã thực hiện để có cơ sở đối chiếu, so sánh
Thẩm định kết quả hoạt động kinh doanh của dự án
Trên cơ sở số liệu thẩm định về doanh thu, chi phí hoạt động hàng năm,tiến hành thẩm định mức lãi lỗ hàng năm của dự án qua các chỉ tiêu: Thunhập trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA); Thu nhập trước thuế và lãivay (EBIT); Thu nhập trước thuế (EBT); Thuế thu nhập doanh nghiệp; Lợinhuận sau thuế
Thẩm định dòng tiền của dự án
Trang 10Dòng tiền (CF – Cash Flow) của dự án được hiểu là các khoản thu vàchi được kỳ vọng xuất hiện tại các mốc thời gian khác nhau trong suốt chu kỳcủa dự án Nếu lấy toàn bộ khoản tiền thu trừ đi khoản tiền chi ra thì sẽ xácđịnh được dòng tiền ròng (NCF – Net Cash Flow) tại các mốc thời gian khácnhau của dự án Đây chính là cơ sở để xác định giá trị hiện tại ròng (NPV)của dự án Dựa trên cách xác định này, một cách tổng quát nhất, dòng tiền củadự án bao gồm: dòng chi đầu tư, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh hàng nămcủa dự án và dòng tiền thu hồi sau đầu tư Trong đó:
Dòng chi đầu tư bao gồm: các chi phí mua sắm, cải tạo, mở rộng tài
sản cố định (như chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án vàchi phí khác trước khi vận hành) + đầu tư vào tài sản lưu động ròng
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh hàng năm = Lợi nhuận sau thuế
+ khấu hao
Dòng tiền thu hồi sau đầu tư = Thu hồi từ thanh lý tài sản cố định +
Thu hồi vốn lưu động ròng
Ba là, thẩm định lãi suất chiết khấu
Lãi suất chiết khấu là tỷ lệ sinh lời cần thiết mà nhà đầu tư yêu cầu đốivới một dự án, là cơ sở để chiết khấu các dòng tiền trong việc xác định giá trịhiện tại ròng của dự án Về bản chất, lãi suất chiết khấu chính là chi phí vốncủa dự án, việc xác định lãi suất chiết khấu phù hợp có ảnh hưởng rất lớn tớixác định và đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án, vì nếu xác định lãisuất chiết khấu lớn thì chỉ tiêu NPV, PI sẽ thấp, PP sẽ kéo dài, ngược lại, nếulãi suất chiết khấu thấp thì chỉ tiêu NPV, PI sẽ cao và PP ngắn Vì vậy việcxác định hợp lý lãi suất chiết khấu là rất quan trọng để đánh giá tương đốichính xác hiệu quả tài chính dự án Tuy nhiên, tùy theo quan điểm của ngườithẩm định và cơ cấu vốn đầu tư cho dự án mà có thể có các cách xác địnhkhác nhau Những dự án cho vay tại NHTM mà ta nghiên cứu là những dự án
Trang 11được tài trợ theo phương thức hỗn hợp, bởi vậy lãi suất chiết khấu được tínhtheo chi phí vốn bình quân gia quyền WACC theo công thức sau:
WACC = wsks +wbi kbi (1-t )Trong đó: ws là tỷ trọng vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án
ks là chi phí vốn chủ sở hữu
wbi là tỷ trọng của nguồn vốn vay thứ i
kbi là lãi vay của nguồn vốn vay thứ i
t là thuế suất thu nhập doanh nghiệp
Bốn là, thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án
Trong thẩm định chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án, NHTM thường sửdụng các chỉ tiêu như sau:
Giá trị hiện tại ròng (NPV-Net Present Value)
0 (1 )
n
t t t
NCF NPV
Trong đó: NCFt : dòng tiền ròng xuất hiện tại năm thứ t của dự án
n : số năm thực hiện của dự án
r : lãi suất chiết khấu, giả định là không đổi qua các nămNPV phản ánh giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư nên đây là một chỉ tiêumà nhà đầu tư quan tâm nhất Đối với chủ đầu tư, dự án chỉ được chấp nhậnkhi NPV ≥ 0, nếu phải lựa chọn giữa nhiều dự án thì dự án có NPV dương vàlớn nhất sẽ được ưu tiên lựa chọn Tuy nhiên, giá trị NPV lại phụ thuộc rấtlớn vào lãi suất chiết khấu mà trên thực tế thì việc xác định lãi suất chiết khấulà rất khó khăn Nếu chỉ sử dụng NPV thì sẽ không đưa ra được quyết địnhchính xác với các dự án có quy mô và tuổi thọ khác nhau, đồng thời khôngphản ánh được lợi ích thu được so với tổng số vốn đầu tư đã bỏ ra Vì vậyngười ta phải sử dụng kết hợp giữa NPV với nhiều chỉ tiêu khác để đánh giá
Trang 12và chọn lựa dự án Đối với người cho vay vốn, NPV càng lớn chứng tỏ hiệuquả tài chính của dự án càng cao và nguồn trả nợ vay càng dồi dào.
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là trường hợp đặc biệt của lãi suất chiết khấu ởđó NPV bằng không IRR là một chỉ tiêu cơ bản trong phân tích tài chính dựán Chỉ tiêu này phản ánh tỷ suất hoàn vốn của dự án, với giả định các dòngtiền thu được trong các năm được tái đầu tư với lãi suất bằng lãi suất chiếtkhấu Dự án được chấp nhận khi IRR lớn hơn lãi suất chiết khấu Trongtrường hợp có nhiều lựa chọn thì dự án cho giá trị IRR dương lớn nhất và lớnhơn lãi suất chiết khấu sẽ được lựa chon
Thông thường IRR được xác định bằng phương pháp nội suy, theophương pháp này, cần tìm 2 tỷ suất chiết khấu r1 và r2 (r2 r1 và r2 – r1 ≤ 5%)sao cho ứng với r1 ta có NPV1 0 và ứng với r2 ta có NPV2 < 0 IRR cần tìm(ứng với NPV = 0) sẽ nằm giữa hai tỷ suất chiết khấu r1 và r2, IRR được xácđịnh theo công thức sau:
NPV1
IRR = r1 + (r2 –r1)
NPV1 – NPV2
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ có điều chỉnh (MIRR)
Với chỉ tiêu IRR, việc giả định các dòng tiền tái đầu tư với lãi suất chiếtkhấu là không thuyết phục vì lãi suất chiết khấu có thể thay đổi qua các năm
Do vậy, chỉ tiêu MIRR được sử dụng để khắc phục nhược điểm này Phươngpháp MIRR giả định rằng các dòng tiền được tái đầu tư theo chi phí vốn củadự án
Chỉ số doanh lợi (PI)
Chỉ số doanh lợi (Profit Index) phản ánh khả năng sinh lợi của dự án,tính bằng tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền trong tương lai (thu nhập ròng
Trang 13hiện tại) chia cho vốn đầu tư bỏ ra ban đầu PI cho biết một đồng vốn đầu tưbỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập PI càng cao thì dự án càng dễ đượcchấp nhận, nhưng tối thiểu phải bằng lãi suất chiết khấu
PI khắc phục được nhược điểm của chỉ tiêu NPV trong việc lựa chọnnhững dự án có thời hạn khác nhau hay vốn đầu tư khác nhau vì nó phản ánhkhả năng sinh lời của 1 đồng vốn đầu tư của cả vòng đời dự án Tuy nhiên vìlà số tương đối nên nó không phản ánh được quy mô gia tăng giá trị cho chủđầu tư như chỉ tiêu NPV
Thời gian hoàn vốn (PP)
Thời gian hoàn vốn là thời gian để chủ đầu tư thu hồi được số vốn đãđầu tư vào dự án PP phản ánh thời gian thu hồi vốn đầu tư vào dự án, nó chobiết sau bao lâu thì dự án thu hồi đủ vốn đầu tư, do vậy PP cho biết khả năngtạo thu nhập của dự án từ khi thực hiện cho đến khi thu hồi vốn đầu tư, giúpcho người thẩm định có một cách nhìn tương đối chính xác về mức độ rủi rocủa dự án Tuy nhiên, chỉ tiêu này lại không xem xét đến khả năng tạo ra thunhập sau khi đã thu hồi vốn đầu tư
Năm là, thẩm định rủi ro của dự án
Trên quan điểm của người cho vay vốn, các NHTM thường chỉ quantâm đến rủi ro làm ảnh hưởng tới khả năng thu hồi nợ, rủi ro này có thể khiếnNHTM không thu hồi được vốn vay hay phải điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ khidự án không có khả năng cân đối nguồn trả nợ như dự kiến Rủi ro loại nàyphát sinh do sự thay đổi các biến đầu vào theo hướng bất lợi: tăng vốn đầu tưban đầu so với kế hoạch, tăng chi phí đầu vào hàng năm, giá bán sản phẩmdịch vụ đầu ra của dự án hay khả năng huy động công suất của dự án thấp hơn
so với dự kiến …
1.2 Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư
Trang 141.2.1 Quan niệm về chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
Chất lượng thẩm định dự án, trong đó có chất lượng thẩm định tàichính dự án là sự quan tâm hàng đầu trong hoạt động cho vay của các NHTMbởi nó là nhân tố quyết định chất lượng cho vay của ngân hàng Thẩm định tàichính dự án được coi là có chất lượng khi nó đạt được mục tiêu thẩm định củangân hàng đồng thời thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng
Mục tiêu thẩm định dự án của ngân hàng là trên cơ sở kết quả thẩmđịnh đưa ra được quyết định có cho vay hay không? Lợi nhuận từ việc chovay là bao nhiêu và ngân hàng phải trả bao nhiêu chi phí rủi ro để đạt đượckhoản lợi nhuận đó? Vì vậy, với các NHTM thì chất lượng thẩm định tàichính dự án chính là việc có được câu trả lời nhanh nhất và chính xác nhất: dựán của khách hàng đề ra có hiệu quả về mặt tài chính hay không? Từ đó làm
cơ sở để trả lời khách hàng là cho vay hay là không cho vay đối với một dự ánđầu tư mà khách hàng đã đưa ra Nếu có cho vay thì số tiền cho vay là baonhiêu, thời gian cho vay là bao lâu, việc phân kỳ trả nợ ra sao và kế hoạchphòng ngừa rủi ro sẽ như thế nào?
Còn đối với khách hàng, chất lượng thẩm định dự án của ngân hàngchính là thời gian thẩm định và các khoản lợi ích từ việc thẩm định dự án củangân hàng sẽ mang lại cho họ Thời gian thẩm định được coi là hợp lý khi nóđủ để ngân hàng đánh giá một cách đầy đủ và chính xác về dự án nhưng cũngphải đáp ứng được yếu tố thời cơ trong kinh doanh của khách hàng Các lợiích từ việc thẩm định dự án của ngân hàng đó là ngân hàng thẩm định dự áncủa khách hàng dưới một góc nhìn khác, một khía cạnh khác do đó sẽ có thểđưa ra những ý kiến, đề xuất, tư vấn về dự án cho khách hàng Chẳng hạn nhưlà khách hàng nên mở rộng hay thu hẹp dự án, về cơ cấu nguồn vốn hay thờigian thực hiện dự án
Trang 151.2.2 Đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
Đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư được thực hiệnthông qua công tác thẩm định giúp cho ngân hàng đánh giá và lựa chọn dự ánđược chính xác trên cơ sở áp dụng các phương pháp phù hợp, quy trình thẩmđịnh hợp lý các nội dung tài chính của dự án với chi phí và thời gian thấpnhất Thông thường, để đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án củaNHTM, có thể xem xét trên những nội dung và khía cạnh cụ thể như sau:
Một là, mức độ chính xác, toàn diện của kết quả thẩm định tài chính dự
án Thẩm định tài chính dự án được coi là đảm bảo chất lượng khi nó đánh giáđược toàn diện và chính xác về khía cạnh tài chính của dự án từ đó làm nềntảng để đưa ra quyết định cho vay đúng đắn và có hiệu quả Bởi thẩm định tàichính dự án là tiến hành rà soát một cách có khoa học mọi khía cạnh tài chínhcủa dự án, do đó không thể nói là một bản thẩm định tài chính nào đó có chấtlượng khi nó không đánh giá được toàn diện các khía cạnh tài chính của dự ánvà đương nhiên khi không đánh giá được toàn diện các khía cạnh tài chínhcủa dự án thì bản thẩm định tài chính dự án đó cũng khó có thể chính xácđược thậm chí là đem lại kết quả lệch lạc, không chính xác Chính vì vậy,mức độ chính xác và toàn diện của thẩm định tài chính dự án chính là một chỉtiêu đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án
Hai là, thời gian thẩm định Đối với mỗi khách hàng khi nộp hồ sơ xin
vay vốn tại ngân hàng, bên cạnh mong muốn được chấp nhận tài trợ cho dựán đầu tư, bao giờ cũng mong muốn có được câu trả lời của ngân hàng mộtcách sớm nhất cho dù đó là sự chấp nhận hay từ chối cho vay Bởi trong thờiđại ngày nay, thời gian cũng là một yếu tố quan trọng quyết định tới thànhcông của mỗi doanh nghiệp trong kinh doanh, đó cũng có thể tính là một loại
“chi phí cơ hội” Trong nhiều trường hợp, đó là cơ hội vàng cho cả người đi
Trang 16vay lẫn người cho vay Về phía người đi vay, thời gian thẩm định kéo dài sẽphát sinh chi phí do chậm tiến độ dự án hay làm mất đi cơ hội tìm được nguồntài trợ khác Với người cho vay, việc kéo dài thời gian thẩm định có thể sẽ đểmất khách hàng.
Ba là, chi phí thẩm định Không thể nói chất lượng thẩm định tài chính
dự án là tốt nếu chi phí cho việc thẩm định đó quá cao Chi phí cao đồngnghĩa với việc lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay sẽ giảm đi, hay nóimột cách khác là hiệu quả của hoạt động cho vay sẽ không cao Do vậy chiphí thẩm định là một yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động củangân hàng, là chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định dự án nói chung và thẩmđịnh tài chính dự án nói riêng Một chi phí thẩm định được coi là hợp lý khinó đáp ứng được yêu cầu cơ bản về chi phí của công tác thẩm định, đảm bảocông tác thẩm định phải được thực hiện một cách hiệu quả và chính xácnhưng vẫn bảo đảm phần lợi nhuận thu được
Bốn là, số lượng dự án hoạt động hiệu quả cũng là một chỉ tiêu phản
ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án Nếu thẩm định tài chính dự án màchính xác thì quyết định cho vay được đưa ra sẽ chính xác, đồng nghĩa với nólà số lượng dự án hoạt động hiệu quả cao và ngược lại, điều này được thể hiệntrên các con số thực tế là tỷ lệ thu hồi vốn, tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấucủa hoạt động cho vay theo dự án phát sinh Loại trừ các yếu tố khách quankhác thì chất lượng thẩm định tài chính dự án của các NHTM tỷ lệ thuận vớitỷ lệ thu hồi vốn và tỷ lệ nghịch với tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu Chấtlượng thẩm định tài chính dự án càng tốt thì tỷ lệ thu hồi vốn càng cao, nợquá hạn và nợ xấu phát sinh càng ít và ngược lại chất lượng thẩm định khôngtốt thì tỷ lệ thu hồi vốn thấp, nợ quá hạn và nợ xấu phát sinh nhiều
1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu
tư tại ngân hàng thương mại
Trang 17Chất lượng thẩm định dự án đầu tư phụ thuộc vào nhiều nhân tố, thôngthường, có thể phân thành hai nhóm nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượngcủa công tác thẩm định dự án đầu tư đó là: Nhóm nhân tố chủ quan và nhómnhân tố khách quan
1.2.3.1 Các nhân tố chủ quan
Nhân tố chủ quan là những nhân tố thuộc về phía ngân hàng, bao gồmcác nhân tố chủ yếu như sau:
Một là, đội ngũ cán bộ Con người với khả năng trí tuệ, sức lao động là
yếu tố lao động sống, có vai trò quyết định trong mỗi một quá trình lao động.Bởi vậy, có thể nói đây là yếu tố quan trọng nhất, quyết định trực tiếp đếnchất lượng thẩm định tài chính dự án
Hai là, thông tin sử dụng cho quá trình thẩm định Thông tin là yếu tố
nguyên vật liệu đầu vào của quá trình thẩm định tài chính dự án, bởi vậy, nếuthông tin có chất lượng tốt, là các thông tin được thu thập đầy đủ, chính xác,kịp thời và có độ tin cậy cao thì sản phẩm của quá trình thẩm định tài chínhdự án mới có chất lượng và ngược lại
Ba là, trang thiết bị, công nghệ Với vai trò là yếu tố tư liệu lao động
phục vụ cho quá trình thẩm định, quá trình thẩm định tài chính dự án sẽ đượcrút ngắn về thời gian, công sức, đồng thời tăng độ chính xác trong phân tích,đánh giá hiệu quả tài chính nếu có sự trợ giúp của các trang thiết bị và côngnghệ hiện đại như máy tính, máy chuyên dụng, mạng internet, kho thông tinđiện tử
Bốn là, tổ chức công tác thẩm định tài chính dự án Do thẩm định tài
chính dự án được tiến hành theo nhiều giai đoạn nên tổ chức công tác thẩmđịnh có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng thẩm định
1.2.3.2 Các nhân tố khách quan
Trang 18Đây là những nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng, baogồm các nhân tố chủ yếu như sau
Một là, trình độ lập dự án đầu tư và sự trung thực của chủ đầu tư:
Thông tin do khách hàng cung cấp là nguồn thông tin ban đầu, chủ yếu đểngân hàng thực hiện phân tích, đánh giá Vì vậy, trình độ lập, thẩm định, thựchiện dự án cũng như sự trung thực, đầy đủ, chính xác và kịp thời của cácthông tin mà chủ đầu tư cung cấp có ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng thẩmđịnh tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM, đặc biệt là rút ngắnđược thời gian thu thập thêm thông tin, phân tích, đánh giá hiệu quả tài chính,đồng thời nếu chủ đầu tư có trình độ trong quản lý và thực hiện dự án đầu tưsẽ giảm thiểu các rủi ro trong quá trình đầu tư và đưa dự án đi vào hoạt động
Hai là, môi trường vĩ mô Môi trường kinh tế - xã hội có ảnh hưởng rất
lớn tới chất lượng thẩm định tài chính dự án, đặc biệt là môi trường kinh tế vĩ
mô Một nền kinh tế tăng trưởng ổn định, với cơ chế quản lý và chính sách vĩ
mô đồng bộ, hiệu quả cùng với đó là các định hướng, chính sách, chiến lượcphát triển kinh tế, quy hoạch tổng thể theo từng vùng, miền được xây dựngđồng bộ và ổn định sẽ là điều kiện lý tưởng cho việc dự báo các khía cạnhliên quan đến hiệu quả tài chính của dự án
Ba là, môi trường pháp lý Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật và sự điều hành thực hiện của các cơ quan chức năngnhà nước Dự án đầu tư được lập, kiểm tra và được triển khai thực hiện căn cứtrên các quy định của rất nhiều các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Bởi vậynếu môi trường pháp lý lành mạnh, đồng bộ sẽ có tác động tích cực tới việcthẩm định cũng như thực hiện dự án
Trang 20CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỐNG ĐA
2.1 Vài nét về Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đống Đa
2.1.1 lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1988, hệ thống Ngân hàng chuyển đổi từ một cấp sang hai cấp Từđó, cùng với cơ chế quản lý mới của hệ thống ngân hàng và những nhu cầumới trong cơ chế thị trường như tiết kiệm, đầu tư gia tăng, hệ thống ngânhàng ngày càng mở rộng và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn Việt Nam là một trong những Ngân hàng có mạng lưới chi nhánhcấp một lớn nhất được hình thành theo QĐ/27/6/1988 của Tổng Giám ĐốcNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trên cơ sở táchchuyển từ Ngân hàng Nông nghiệp Thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu huyđộng vốn đầu tư, phát triển kinh tế Thủ đô, đặc biệt trong lĩnh vực Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn QuậnĐống Đa là chi nhánh cấp 2 của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn Hà Nội được thành lập năm 2000, nhằm đáp ứng nhu cầu pháttriển kinh tế trên địa bàn Quận Đống Đa và góp phần mở rộng quy mô hoạtđộng của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội,có trụ sở chính đặt tại số 154 Tôn Đức Thắng - Quận Đống Đa - Hà Nội Tuymới được thành lập và hoạt động được gần 5 năm nhưng toàn bộ cán bộ côngnhân viên của Chi nhánh đã cố gắng phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, bỡ ngỡvà đạt một số kết quả tích cực
Trang 21Trong năm 2007, nền kinh tế Thủ đô có nhiều khởi sắc trên mọi lĩnhvực Giá trị sản lượng các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp vàdịch vụ đều tăng trưởng khá, các doanh nghiệp đã từng bước thích nghi vàđứng vững trong nền kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng, trongđó có Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quận Đống
Đa Trong khuôn khổ thực hiện nghị quyết 15/NQ - TW của Bộ Chính Trị vềphương hướng nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội trong gia đoạn 2001-2010
"Phát triển Hà Nội thành trung tâm tài chính - tiền tệ của cả nước”
Trong năm 2007, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn Quận Đống Đa thực hiện chuyển trụ sở làm việc từ số 154 TônĐức Thắng - Quận Đống Đa - Hà Nội đến địa chỉ tại số 37 Đê La Thành -Quận Đống Đa - Hà Nội đã góp phần nâng cao vị thế của Chi nhánh Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quận Đống Đa trong con mắt nhìnnhận của khách hàng Đồng thời, Chi nhánh vẫn duy trì hoạt động của phònggiao dịch tại số 154 Tôn Đức Thắng - Quận Đống Đa - Hà Nội để tạo điềukiện cho các khách hàng gửi tiền đã giao dịch từ trước đó nhằm duy trì vàphát triển nguồn vốn từ dân cư
Từ ngày 01/04/2008 Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn Quận Đống Đa đã được nâng cấp thành Chi nhánh ngân hàng cấp 1trực thuộc Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam vàđược đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn Đống Đa Ngân hàng đã tiến hành mở rộng mạng lưới các các phònggiao dịch tại các quận nội thành Đến 01/12/2009, mạng lưới hoạt động củaChi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa có 01 hội sở chính tại địa chỉ số 211 XãĐàn - Quận Đống Đa - Hà Nội và 04 phòng giao dịch trực thuộc
Các hoạt động chính của NHNo & PTNT Đống Đa
Trang 22Hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT Nông thôn Đống Đa đangđược mở rộng với việc cung cấp các dịch vụ Ngân hàng đa dạng như:
+ Nhận các loại tiền gửi, tiền gửi tiết kiểm, kỳ phiếu bằng VNĐ vàngoại tệ từ các tổ chức kinh tế và cá nhân với lãi suất linh hoạt, hấp dẫn
+ Thực hiện đồng tài trợ bằng đồng VND, đồng USD, đồng EUR chocác dự án, chương trình kinh tế lớn với tư cách là Ngân hàng đầu mối hoặcNgân hàng thành viên
+ Cho vay các thành phần kinh tế theo lãi suất thỏa thuận với các loạihình cho vay đa dạng: ngắn hạn, trung, dài hạn bằng VND và các ngoại tệmạnh Cho vay cá nhân, hộ gia đình có bảo đảm bằng tài sản; cho vay phụcvụ nhu cầu đời sống, cho vay cầm cố chứng từ có giá; cho vay người đi laođộng nước ngoài; cho vay các dự án đầu tư…
+ Phát hành thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế, chi trả lương quatài khoản, thanh toán thẻ Visa, Master…
+ Bảo lãnh ngân hàng: Bảo lãnh dự thầu, Bảo lãnh thực hiện hợp đồng,Bảo lãnh thanh toán, Bảo lãnh tạm ứng, Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sảnphẩm
+ Dịch vụ kinh doanh đối ngoại như thanh toán xuất nhập khẩu hànghoá và dịch vụ, các hình thức thanh toán nhờ thu, thanh toán biên mậu với cácnước có chung biên giới, chuyển tiền bằng hệ thống SWIFT Chuyển tiềnnhanh chóng trong và ngoài nước với dịch vụ chuyển tiền nhanh WesternUnion, chuyển tiền cho du học sinh, chuyển tiền kiều hối
+ Mua bán trao ngay và mua bán có kỳ hạn các loại ngoại tệ
+ Cung cấp các dịch vụ ngân quỹ: Dịch vụ thu chi tiền mặt, dịch vụcho thuê két sắt
+ Dịch vụ rút tiền tự động 24/24 (ATM), dịch vụ vấn tin qua điệnthoại, dịch vụ SMS Banking, đại lý bảo hiểm và các loại hình dịch vụ khác
Trang 232.1.2 Mô hình tổ chức
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Đống Đa
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đống Đa trong những năm gần đây
Trong những năm qua, tình hình kinh tế trên địa bàn Hà Nội tăngtrưởng khá so với mọi năm, tình hình chính trị ổn định tạo đà phát triển mạnhcho các doanh nghiệp Các doanh nghiệp tích cực đầu tư mới máy móc, côngnghệ, các nguồn thu nhà nước tăng cao Những yếu tố trên đã tác động mạnhmẽ đến hoạt động tín dụng ngân hàng với chiều hướng tích cực, vì thế hoạt
Phòng kế hoạch kinh doanh
Phòng tổ chức hành
Trang 24động tín dụng của Chi nhánh NHNo&PTNTĐ Đống Đa đạt tốc độ tăngtrưởng khá tốt.
Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Đống Đa
Đơn vị tính: tỷ đồng
2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
I Phân theo loại tiền
II Phân theo TP kinh tế
3 Tiền gửi, tiền vay các
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2004 - 2009 của Chi nhánh Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đống Đa)
Về tình hình huy động vốn: nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế luôn làyêu cầu bức thiết, trước yêu cầu phát huy các nguồn lực cho công cuộc côngnghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước thì các ngân hàng thương mại trong nhữngnăm qua đã nỗ lực tìm kiếm và áp dụng các giải pháp huy động nguồn vốnhiệu quả Với vị trí và uy tín tạo dựng được qua nhiều năm, Chi nhánhNHNo&PTNT Đống Đa đã hoàn thành tốt công tác huy động vốn Cụ thểtrong năm 2004, Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa có nguồn vốn huy động
Trang 25từ475 tỷ đồng và đến năm 2009 đã huy động được 1.045 tỷ đồng, tăng 570 tỷđồng (tương đương với 120%), trong đó nguồn vốn ngoại tệ chiếm trên 15%trong tổng nguồn vốn Đến nay, Chi nhánh có thể đáp ứng các nhu cầu tíndụng nội, ngoại tệ của các doanh nghiệp Tình hình huy động vốn của Chinhánh NHNo&PTNT Đống Đa có sự tăng trưởng vượt bậc qua các năm Huyđộng vốn của Ngân hàng liên tục tăng trong thời gian qua là do Ngân hàng đãthực hiện nhiều chính sách nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư vàcác tổ chức kinh tế.
Với nguồn vốn huy động được, Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa đãđáp ứng mọi nhu cầu vay vốn của các tổ chức kinh tế và dân cư trên địa bànThủ đô Về dư nợ trong năm 2009 đạt 509 tỷ đồng, tăng 176 tỷ đồng so vớinăm 2008, trong đó dư nợ ngắn hạn đạt 327 tỷ đồng, dư nợ trung dài hạn đạt
182 tỷ đồng, chất lượng tín dụng được đặc biệt chú trọng, góp phần nâng caohiệu quả kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa
Hoạt động cho vay của Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa trong năm
2009 đã có sự tăng trưởng so với những năm trước chính là do Ngân hàng đãtích cực tìm kiếm và lựa chọn các dự án thực sự có hiệu quả, tập trung chovay các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Công tác sử dụng vốn được thể hiện rõ hơn thông qua bảng số liệu sau:
Trang 26Bảng 2.2: Dư nợ của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Đống Đa qua các năm
Đơn vị tính: tỷ đồng
TT Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009 Số
Trang 27(Nguồn báo cáo tài chính năm 2004 – 2009 của Chi nhánh Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Đống Đa)
Vốn tín dụng đã tập trung đầu tư cho các thành phần kinh tế sản xuấtkinh doanh có hiệu quả, có sự mở rộng đầu tư tín dụng vào các doanh nghiệpvừa và nhỏ, đồng thời đã từng bước chuyển dịch cơ cấu đầu tư Năm 2009,tổng dư nợ đạt 509 tỷ đồng, tỷ lệ đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏchiếm 56% trong tổng dư nợ và doanh nghiệp Nhà nước chiếm 36% trongtổng dư nợ Doanh số cho vay theo dự án tăng đều qua các năm đã cho thấysự phát triển ổn định và vững chắc của hoạt động tín dụng này
Bảng 2.3: Tình hình hoạt động cho vay theo dự án của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đống Đa
Đơn vị tính: tỷ đồng
2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Sau khi tiếp nhận hồ sơ xin vay theo dự án của khách hàng hoặc hồ sơ
do các Phòng giao dịch trực thuộc trình vượt quyền phán quyết, Phòng Kếhoạch kinh doanh sẽ tiến hành thẩm định, trình Giám đốc quyết định việc cho
Trang 28vay hay không đối với khách hàng đó Đối với những dự án vượt mức uỷquyền phán quyết của Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa thì Giám đốc sẽquyết định việc không cho vay hay trình Tổng Giám đốc Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam để ra quyết định.
Trang 29Sơ đồ 2.2: Quy trình thẩm định tín dụng trong cho vay theo dự án
Thẩm định dự án là một khâu trong thẩm định tín dụng và luôn đượcđặt trong mối quan hệ với chủ đầu tư - khách hàng vay vốn và biện pháp bảođảm tiền vay
Thẩm định khách hàng vay vốn bao gồm thẩm định về năng lực pháp lýcủa khách hàng, về năng lực tổ chức của khách hàng trong sản xuất kinhdoanh, về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính và chiến lược phát triển củakhách hàng
Thẩm định về dự án bao gồm các bước cụ thể như sau:
Một là, thẩm định về cơ sở pháp lý của dự án
Hai là, sự cần thiết đầu tư dự án
Ba là, thẩm định thị trường của dự án
Bốn là, thẩm định kỹ thuật của dự án
Năm là, thẩm định công tác tổ chức thực hiện dự án
Sáu là, thẩm định các điều kiện ưu đãi đầu tư đối với dự án
Bảy là, thẩm định những rủi ro có thể xảy ra đối với dự án
Tám là, thẩm định tài chính dự án
Thẩm định tài chính dự án là một nội dung rất quan trọng trong quátrình thẩm định dự án nhằm đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của dự án
Thẩm định khách hàng vay vốn
Tiếp
nhận
hồ sơ
Thẩm định dự
án
Thẩm định biện pháp BĐTV
Đề suất về việc cho vay
Trang 30và là cơ sở để tiến hành các bước tiếp theo của quá trình thẩm định cũng nhưđề xuất việc cho vay hay không cho vay.
Trang 31Sơ đồ 2.3: Quy trình thẩm định tài chính dự án
Nội dung thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đống Đa:
Thẩm định tổng mức vốn đầu tư của dự án
- Kiểm tra việc xác định tổng mức vốn đầu tư của dự án: Vốn đầu tư
của dự án bao gồm:
+ Vốn đầu tư vào tài sản cố định: bao gồm chi phí chuẩn bị đầu tư, chiphí xây lắp và mua sắm thiết bị, lãi vay dài hạn trong thời gian đầu tư
+ Vốn đầu tư và tài sản lưu động
+ Vốn dự phòng
- Kiểm tra cơ cấu nguồn vốn đầu tư và tiến độ sử dụng vốn:
Trên cơ sở tính toán lại tổng mức vốn đầu tư, số vốn chủ sở hữu và vốntừ các nguồn khác tham gia vào dự án và năng lực tài chính của doanh nghiệpsẽ xác định lại số vốn mà doanh nghiệp cần vay:
Vốn vay = Tổng nhu cầu vốn – Vốn chủ sở hữu – Vốn khác
Căn cứ tiến độ thực hiện dự án sẽ xác định được tiến độ sử dụng vốnđầu tư
Thông thường, để bảo đảm an toàn vốn, đồng thời tăng thêm tráchnhiệm cho chủ đầu tư dự án, các ngân hàng thường yêu cầu một tỷ lệ nhất
Xác định
quy mô tính
chất của dự
án
Phân tích, xác định số
liệu làm cơ sở tính toán
Thiết lập các bảng tính: doanh thu, chi phí, dòng tiền…
Đánh giá
tính khả thi, hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án
Trang 32định của vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án Vì vậy trong nội dung thẩm định
cơ cấu nguồn vốn, ngân hàng còn cần đánh giá tính hiện thực, tính khả thi củanguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn khác tham gia vào dự án, tránh tình trạngkhách hàng kê khai nguồn vốn chủ sở hữu cao để đảm bảo đủ tỷ lệ nguồn vốntheo yêu cầu của Ngân hàng nhưng trên thực tế thì khách hàng không thamgia đủ vốn
Để đánh giá tính khả thi của các nguồn vốn dự kiến tài trợ cho dự án,ngân hàng có thể dựa vào một số nguồn cung cấp thông tin như các biên bảnthỏa thuận cấp tín dụng của các ngân hàng, quyết định tăng vốn góp của cáccổ đông, các tài liệu chứng minh việc góp vốn của các đối tác, thỏa thuận ứngtrước tiền hàng của khách hàng của doanh nghiệp
Đối với các công trình đầu tư bằng nhiều nguồn vốn cần phải có xácnhận của cơ quan quản lý đối với từng nguồn vốn đó
Việc xây dựng kế hoạch giải ngân và thu nợ được xác định trên cơ sởphân tích tiến độ sử dụng vốn của doanh nghiệp
Lựa chọn tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả tài chính
Việc lựa chọn sử dụng chỉ tiêu nào để thẩm định tài chính đối với mộtdự án tại Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa tùy thuộc vào loại dự án, quy
mô, đặc điểm, tính chất phức tạp của dự án Thông thường trong thẩm địnhmột dự án cần phối hợp nhiều chỉ tiêu, xem xét trên nhiều khía cạnh để kếtquả thẩm định là đầy đủ nhất
Các chỉ tiêu tài chính thường được sử dụng là NPV, IRR, PP Về phântích độ rủi ro của dự án, Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa thường tiến hànhphân tích độ nhạy một chiều đối với từng biến động của từng yếu tố đầu vào
Thẩm định dòng tiền của dự án
- Kiểm tra tính chính xác, hợp lý của các số liệu doanh thu, chi phí của dự án
Trang 33- Tính toán lại dòng tiền ròng của dự án theo quan điểm của Ngân hàng.
Tuỳ theo quy mô, tính chất phức tạp, đặc điểm của từng dự án để lựachọn phương pháp thẩm định thích hợp, từ đó tính toán các chỉ tiêu đánh giáhiệu quả về mặt tài chính tương ứng Để đánh giá một cách toàn diện một dựán, tại Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa thường sử dụng phối hợp nhiềuphương pháp với nhiều chỉ tiêu khác nhau: giá trị hiện tại ròng (NPV), tỷ lệhoàn vốn nội bộ (IRR), thời gian hoàn vốn đơn (PP, tính riêng thời gian hoànvốn đầu tư và thời gian hoàn vốn vay)
Đối với những dự án mà khách hàng đề nghị lịch trả nợ cố định, khôngphụ thuộc vào kết quả vận hành của dự án (thường đối với các dự án mở rộng,khách hàng có thể sử dụng nguồn thu từ các hoạt động khác để trả nợ vay đầu
tư vào dự án), trên cơ sở tính toán dòng tiền ròng của dự án, cán bộ tín dụngsẽ đánh giá và đưa ra nhận định về khả năng trả nợ ngân hàng của dự án
Phân tích rủi ro của dự án
- Phương pháp phân tích: phương pháp phân tích rủi ro mà Chi nhánhNHNo&PTNT Đống Đa thường hay sử dụng là phân tích độ nhạy với cácthông số đầu vào cơ bản biến thiên đơn hoặc biến thiên đồng thời
Việc lựa chọn nhân tố nào và mức độ thay đổi của các nhân tố đó tùyphụ thuộc vào từng dự án cụ thể
Các phương án thường được khảo sát là: vốn đầu tư tăng theo tỷ lệ %nhất định (có thể 1%, 3% ), chi phí biến đổi tăng theo tỷ lệ % nhất định (cóthể 1%,3% ), giá bán giảm theo tỷ lệ % nhất định (có thể 1%, 3% )
Minh hoạ thực trạng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đống Đa
qua việc thẩm định tài chính dự án: “Nhà máy sản xuất nội thất và nhôm kính” của Công ty cổ phần thương mại công nghiệp Thủ Đô.
Trang 34* Khái quát về dự án
- Tên dự án: Đầu tư nhà máy sản xuất nội thất và nhôm kính
- Sản phẩm của dự án:
+ Sản phẩm nội thất: Gồm hai loại sản phẩm chủ yếu phục vụ dân sinhlà: bàn ghế văn phòng, tủ sắt và két sắt an toàn (chống cháy và chống trộm)và các đồ nội thất khác
+ Sản phẩm két sắt an toàn: két an toàn 35, 50, 80, 110, 170 hoặc 190.+ Sản phẩm bàn ghế văn phòng, gia đình…
+ Sản phẩm nhôm kính: kính hộp, khung nhôm kính, cửa nhựa, hệthống khung treo cho kết cấu kính tấm lớn, các sản phẩm tấm bọc cao cấpALPOLIC/fr (được nhập khẩu từ Nhật Bản)
- Chủ đầu tư: Công ty cổ phần thương mại công nghiệp Thủ Đô
- Tổng vốn đầu tư được duyệt: 101.488 triệu đồng (trong đó vốn đầu tưvào tài sản cố định là 63.281 triệu đồng, vốn đầu tư tài sản lưu động là 38.207triệu đồng)
- Nguồn vốn đầu tư tài sản cố định:
+ Vốn chủ sở hữu và vốn khác: 61.188 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 60%)+ Vốn vay: trong đó vay Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa: 40.300triệu đồng (chiếm tỷ lệ 40%)
* Thẩm định tài chính của dự án
- Thẩm định tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn đầu tư
Cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định và kết luận đối với tổng mức đầu
tư của dự án như sau:
+ Chi phí mua sắm máy móc thiết bị, tài sản cố định khác là: 28.203triệu đồng Máy móc trang thiết bị của dự án được đầu tư đồng bộ, mới 100%,được nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan và một phần được mua trong nước.Các máy móc thiết bị được nhập khẩu bao gồm: dây chuyền sản xuất trang
Trang 35thiết bị văn phòng; dây chuyền gia công nhôm kính và các phụ kiện đi kèm.Các máy móc thiết bị được mua trong nước: 1 hệ thống dây chuyền mạ kẽm;
3 bộ cầu trục 2000T, 3000t, 5000T; 04 máy đa năng quay, đa năng tiện; 01máy đột dập, 01 máy ép thuỷ lực; 01 hệ thống nén khí; 02 máy tiện; 01 máyphay; 04 máy bào; phương tiện đưa đón công nhân; xe cho lãnh đạo; xe nâng;
xe tải để vận chuyển hàng hoá; nguyên, nhiên vật liệu; trang thiết bị cơ sở hạtầng; các phòng ban khác Phần vốn thiết bị được tính trên cơ sở thư chàohàng của khách hàng nước ngoài và trong nước nên giá cả tương đối hợp lývà đảm bảo chất lượng hoạt động
+ Vốn xây dựng cơ bản và nhà xưởng: 21.879 triệu đồng cho việc xâymới trên 44.205m2 các hạng mục công trình tại Khu công nghiệp Tân Hồng -Hoàn Sơn - huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh Đơn giá xây dựng được lập căncứ vào tình hình thực tế, do vậy chi phí xây lắp đơn vị lập là hợp lý
+ Giá trị đền bù đất: 12.616 triệu đồng, giá trị này được tính căn cứ vàogiá trị khung giá đất và giá trị thị trường nên hợp lý
+ Lãi vay của dự án trong thời gian xây dựng và nhu cầu vốn lưu độngcó sự chênh lệch là do ngân hàng tính lại mức lãi suất tiền vay và tổng chi phíkhả biến hàng năm
Bảng 2.4: Tổng mức đầu tư của dự án
Chỉ tiêu
Theo dự án lập (Triệu đồng)
Ngân hàng thẩm định (Triệu đồng)
Trang 36(Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư nhà máy sản xuất nội thất và nhôm kính của Công ty cổ phần thương mại công nghiệp Thủ Đô)
- Nguồn vốn đầu tư:
+ Vốn đầu tư tài sản cố định là 63.281 triệu đồng
Nguồn vốn tự có: 32.281 triệu đồng, tỷ lệ 51% tổng mức đầu tư Phầnvốn tự có mà công ty dự định đầu tư vào dự án lấy từ vốn góp của các cổđông, nguồn vốn từ các quỹ, lợi nhuận tích luỹ và lợi nhuận chưa phân phốiqua các năm
Nguồn vốn vay các ngân hàng: 31.000 triệu đồng, tỷ lệ 49% tổng mứcvốn đầu tư Nguồn này được sử dụng để đầu tư vào xây dựng nhà xưởng, nhàđiều hành, các công trình phụ trợ và mua sắm máy móc thiết bị
+ Vốn đầu tư tài sản lưu động: 38.207 triệu đồng
Nguồn vốn tự có: 28.907 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 76% trong tổng mứcđầu tư Phần vốn này từ nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn ngắn hạn chiếmdụng khách hàng, nợ cá nhân khác
Nguồn vốn vay ngân hàng: 9.300 triệu đồng để thanh toán tiền muanguyên vật liệu, lương cán bộ công nhân viên phục vụ cho hoạt động sản xuấtkinh doanh của nhà máy
Vốn lưu động được xác định căn cứ vào tổng chi phí khả biến hàngnăm, dựa trên cơ sở định mức cần thiết để dự trữ nguyên, vật liệu, lượng sảnphẩm dở dang, hàng tồn kho, công nợ và tiền mặt cần thiết để bảo đảm thanhtoán, theo đó vòng quay vốn lưu động của dự án đạt 7 vòng/năm
Như vậy, qua việc thẩm định tổng mức đầu tư của dự án, có hai hạngmục quan trọng của dự án là xây lắp và mua sắm máy móc thiết bị, cán bộthẩm định kết luận tổng mức đầu tư, dự toán cho từng hạng mục đầu tư củadự án là hợp lý
* Lựa chọn tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả tài chính của dự án
Trang 37Qua nghiên cứu lý thuyết và tình hình cụ thể của dự án, tổ thẩm địnhquyết định sử dụng tiêu chuẩn giá trị hiện tại ròng (NPV) và tỷ lệ hoàn vốnnội bộ (IRR) để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án
- Thẩm định dòng tiền của dự án
Trên cơ sở các kết luận của quá trình thẩm định dự án về mặt kỹ thuậtnhư: công suất thiết kế, công suất thực tế, định mức tiêu hao, quy trình côngnghệ… thì cán bộ tín dụng thẩm định tính hợp lý của các yếu tố như doanhthu, chi phí, lợi nhuận dự kiến căn cứ vào những hiểu biết về thị trường đầuvào và đầu ra của dự án, lam phát… Cụ thể như sau:
- Thẩm định doanh thu
Công suất thực tế:
+ Công suất sản xuất tối đa của các máy móc hiện tại:
1 Dây chuyền sản xuất nội thất 31 máy 10.000 tấn/năm 10.000 tấn
2 Dây chuyền gia công nhôm và kính 17 máy 50.000 m 2 /năm 50.000 m 2
+ Công suất sản xuất thực hiện dự kiến:
Số ngày máy hoạt động sản xuất thực tế 1 năm: 292 ngày
Số ca làm việc trong một ngày: 1- 2 ca/ngày
Năm thứ 1: Ngoài thời gian nghỉ lễ, nghỉ bảo dưỡng máy, trong năm
thứ nhất còn bị mất thời gian lắp đặt, chạy thử dây chuyền máy nên số lượngsản xuất trong năm thứ nhất dự kiến đạt 48.000 tủ, bàn ghế; 18.000 két bạc và25.020 m2 nhôm kính
Năm thứ 2: dự kiến đạt 60.000 tủ, bàn ghế; 24.000 két bạc và 36.000
m2 nhôm kính
Trang 38Năm thứ 3: dự kiến đạt 84.000 tủ, bàn ghế; 30.000 két bạc và 48.000
- Giá bán sản phẩm dự kiến ổn định trong năm đầu là:
+ Tủ sắt các loại: dự kiến giá bán từ 1.150 nghìn đồng đến 3.720 nghìnđồng/sản phẩm
+ Két sắt an toàn: dự kiến giá bán từ 1.000 nghìn đồng đến 3.500 nghìnđồng/sản phẩm
+ Sản phẩm gia công nhôm kính: dự kiến giá bán từ 700 nghìn đồngđến 1.200 nghìn đồng/m2
Giá bán sản phẩm dự kiến biến động từ 3% đến 5%
- Thẩm định chi phí
+ Nguyên vật liệu: bao gồm tôn các loại, hơi hàn, que hàn, dầu thuỷ lựcbôi trơn, sơn các loại, điện nước… Các nguyên vật liệu này được nhập khẩu70% từ thị trường Trung Quốc, Ấn Độ; còn lại được mua từ các cửa hàng, đạilý trong nước
Trang 39Giá nguyên vật liệu bình quân năm thứ nhất:
+ Giá thép: 15.000 đồng/kg
+ Giá nhôm: 80.000 đồng/ kg
+ Giá kính: 200.000 đồng/ kg
+ Giá sơn tĩnh điện: 55.000 đến 70.000 đồng/kg
Định mức nguyên vật liệu, điện và các loại chi phí khác lấy theo địnhmức dự án đã xây dựng Định mức này phù hợp với các dự án công ty đangthực hiện Đơn giá nguyên, vật liệu được lấy theo giá thực tế và phù hợp vớigiá thị trường trong và ngoài nước
+ Nguồn cung cấp điện, nước: Công ty đã thực hiện xây dựng trạm biếnáp 22-35 KV/4HV- 250KVA Về nguồn nước cung cấp cho nhà máy hoạtđộng, Công ty đã thực hiện sử dụng nguồn nước giếng khoan và được xử lýqua trạm xử lý nước sạch của nhà máy
Chi phí điện được tính trên cơ sở 1.100/kwh, chi phí nước 5.000 đ/m3 + Nguồn nhân lực: Nguồn lao động cho nhà máy sẽ được tuyển dụngtại địa phương (Công ty dự định tuyển 100 công nhân lao động thủ công) vàđược đào tạo trực tiếp bởi nhà cung cấp máy móc thiết bị Nhân viên vănphòng, nhân viên quản lý ngoài đội ngũ nhân viên, trừ cán bộ chủ chốt (Công
ty sẽ chuyển cán bộ nhân viên từ Hà Nội sang khoảng 25-30 người), số cònlại sẽ được tuyển dụng với các trình độ cao đẳng, đại học, ưu tiên nhữngngười thuộc địa phương
+ Chuyển giao công nghệ: Đối với các máy móc thiết bị mới, nhà cungcấp thiết bị sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn việc chuyển giao công nghệ bằngthỏa thuận trong hợp đồng mua bán giữa hai bên
+ Tiền lương: tiền lương công nhân bình quân 1,7 triệuđồng/người/tháng
Trang 40+ Phòng cháy, chữa cháy: Công ty sẽ tiến hành niêm yết các quy tắcphòng cháy chữa cháy, mua sắm và lắp đặt đầy đủ hệ thống báo cháy, cáctrang thiết bị phòng cháy chữa cháy tại các phân xưởng, văn phòng… theođúng quy định về phòng cháy chữa cháy.
+ Khấu hao tài sản cố định: khấu hao cơ bản theo quy định tại Quyếtđịnh số 206/2003/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 12/12/2003
Phương pháp khấu hao: khấu hao theo đường thẳng
Trong đó: ~ Máy móc thiết bị văn phòng: Khấu hao 3 năm
~ Phương tiện vận tải: Khấu hao 3 năm
~ Máy móc thiết bị: Khấu hao 7 năm
~ Nhà xưởng và tài sản trên đất: Khấu hao 7 năm
~ Giá trị quyền sử dụng đất: Khấu hao 45 năm
+ Chi phí bảo dưỡng: Chi phí bảo dưỡng định kỳ dự tính khoảng 5%doanh thu
- Thẩm định các yếu tố khác ảnh hưởng tới dòng tiền của dự án
Tỷ suất chiết khấu là 11.88%/năm, cơ sở để lựa chọn tỷ lệ chiết khấu làlãi suất cho vay trung dài hạn của Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa Cụ thểlãi suất vay bằng đồng USD: 7.55%/năm, lãi suất cho vay bằng đồng VNĐ:15%/năm trong 3 tháng đầu, điều chỉnh 3 tháng 1 lần
Số liệu tính toán cụ thể được thể hiện qua các bảng tính như sau:
Bảng 2.5: Bảng tính toán doanh thu (xem phụ lục số 1)
Bảng 2.6: Bảng tính toán chi phí hoạt động (xem phụ lục số 2)
Bảng 2.7: Bảng tính hiệu quả của dự án (xem phụ lục số 3)
Bảng 2.8: Bảng tính khấu hao tài sản cố định (xem phụ lục số 4)
Kết quả tính toán
NPV = 17.562 triệu đồngIRR = 20.26%