Nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường đầy tính năng động với khí thế cạnh tranh giữa các ngân hàng, các doanh nghiệp, các công ty…. thật quyết liệt, cùng với sự ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào kinh doanh và sản xuất làm nền kinh tế chúng ta không ngừng tăng trưởng
Trang 1KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
-NGUYỄN THANH TÂN
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
VÀ CHO VAY NGẮN HẠN TẠI
QUỸ TÍN DỤNG MỸ HÒA
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
-NGUYỄN THANH TÂN
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
VÀ CHO VAY NGẮN HẠN TẠI
QUỸ TÍN DỤNG MỸ HÒA
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long Xuyên, Tháng 04 năm 2010
Trang 2KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
-CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY DỘNG VỐN
VÀ CHO VAY NGẮN HẠN TẠI
QUỸ TÍN DỤNG MỸ HÒA
Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp
Giáo Viên Hướng Dẫn: ThS NGUYỄN ĐĂNG KHOA
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THANH TÂN
Lớp: DH7TC MSSV: DTC062313
Long Xuyên, tháng 04 năm 2010
Trang 3ĐẠI HỌC AN GIANG
Người hướng dẫn: ThS NGUYỄN ĐĂNG KHOA
Người chấm, nhận xét 1:
Người chấm, nhận xét 2:
Chuyên đề tốt nghiệp được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ chuyên đề Khoa kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày……tháng……năm……
Trang 4Trước hết, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến cha mẹ, người đã có công sinh thành,nuôi dưỡng, đồng thời là điểm tựa, tiếp sức cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Và tôi xin cảm ơn tất cả quý thầy cô đã gắn liền với sự nghiệp học tập của tôi.Tôi chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Đăng Khoa , người đã hướng dẫn tôi trong suốtquá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp
Cuối cùng tôi cảm ơn tất cả các cô chú và anh chị trong Quỹ tín dụng Mỹ Hòa
đã tạo cơ hội cho tôi thực tập tại đơn vị, tiếp xúc với những kinh nghiệm thực tế trongmột môi trường thật thân thiện Cùng tất cả những người bạn đã luôn bên cạnh vàgiúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện chuyên đề tốt nghiệp
Với tầm nhìn, sự hiểu biết và khả năng có hạn nên quá trình thực hiện chuyên đềkhó tránh khỏi sai sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được nhận xét, góp ý từ quý Đọc giả
để chuyên đề được hoàn thiện hơn
Nguyễn Thanh Tân
Trang 5
Trang 6
Chuyên đề bao gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu về cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phươngpháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài
Chương 2: Các cơ sở lý luận được sử dụng trong quá trình phân tích
Chương 3: Giới thiệu và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng
Trang 7MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC BẢNG iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3 Phương pháp nghiên cứu 2
1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 2
1.3.2 Phương pháp phân tích 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 2
1.5 Ý nghĩa nghiên cứu 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
2.1 Tổng quan về NHTM 3
2.1.1 Khái niệm NHTM 3
2.1.2 Các hoạt động cơ bản của NHTM 3
2.1.3 Nguồn vốn của NHTM 4
2.1.4 Vai trò của nguồn vốn 5
2.2 Nghiệp vụ huy động vốn 6
2.2.1 Khái niệm huy động vốn 6
2.2.2 Phân loại 7
2.3 Nghiệp vụ cấp tín dụng 8
2.3.1 Khái niệm tín dụng Ngân hàng 8
2.3.2 Vai trò và chức năng của tín dụng trong nền kinh tế 8
2.3.3 Phân loại tín dụng 9
2.4 Những qui định về cho vay tại QTD 10
2.4.1 Các nguyên tắc vay vốn 10
2.4.2 Điều kiện vay vốn 10
2.4.3 Đối tượng cho vay ngắn hạn 11
2.4.4 Phương thức cho vay 11
Trang 82.4.7 Lãi suất cho vay 12
2.4.8 Quy trình cho vay của quỹ tín dụng 12
2.5 Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn và hoạt động cấp tín dụng 13
2.5.1 Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn 13
2.5.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động cấp tín dụng 14
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU QUỸ TÍN DỤNG MỸ HÒA 15
3.1 Sự hình thành và phát triển của Quỹ tín dụng Mỹ Hòa 15
3.2 Cơ cấu tồ chức – Tình hình nhân sự 16
3.2.1 Cơ cấu tổ chức 16
3.2.2 Chức năng nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban 17
3.3 Vai trò của QTD Mỹ hòa đối với nền kinh tế tỉnh An Giang và Đất nước 19
3.4 Tình hình hoạt động của Quỹ tín dụng Mỹ Hòa giai đoạn 2007 – 2009 21
3.5 Thuận lợi và khó khăn của QTD Mỹ Hòa trong thời gian qua 23
3.5.1 Thuận lợi 23
3.5.2 Khó khăn 24
3.6 Kế hoạch hoạt động và hướng phát triển năm 2010 25
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY NGẮN HẠN TẠI QUỸ TÍN DỤNG MỸ HÒA 27
4.1 Tình hình huy động vốn giai đoạn 2007 – 2009 27
4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn tại Quỹ tín dụng Mỹ Hòa 27
4.1.2 Tình hình huy động vốn tại QTD qua 3 năm 2007 – 2009 29
4.1.3 Đánh giá tình hình huy động vốn qua các tỷ số 32
4.1.4 Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn 34
4.2 Phân tích tín dụng ngắn hạn tại QTD Mỹ Hòa từ năm 2007 - 2009 35
4.2.1 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn 37
4.2.2 Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn 41
4.2.3 Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn 45
4.2.4 Phân tích tình hình nợ quá hạn ngắn hạn 48
4.2.5 Đánh giá tín dụng ngắn hạn tại Quỹ tín dụng Mỹ Hòa giai đoạn từ năm 2007 – 2009 51
Trang 9CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59
5.1 Kết luận 59
5.2 Kiến nghị 59
5.2.1 Đối với Quỹ tín dụng nhân dân Mỹ hòa 59
5.2.2 Đối với chính quyền địa phương 60
5.2.3 Đối với Chính phủ 60
Trang 10Bảng 3.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh tại QTD 21
Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của Quỹ tín dụng Mỹ Hòa 27
Bảng 4.2: Nguồn vốn huy động qua 3 năm tại Quỹ tín dụng Mỹ Hòa 30
Bảng 4.3: Chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn 32
Bảng 4.4: Tình hình sử dụng nguồn vốn của Quỹ tín dụng Mỹ Hòa 36
Bảng 4.5: Tỷ trọng doanh số cho vay theo thời hạn 37
Bảng 4.6: Doanh số cho vay ngắn hạn theo mục đích 39
Bảng 4.7: Tỷ trọng doanh số thu nợ theo thời hạn 41
Bảng 4.8: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo mục đích 43
Bảng 4.9: Tỷ trọng doanh số dư nợ theo thời hạn 45
Bảng 4.10: Dư nợ ngắn hạn theo mục đích 46
Bảng 4.11: Doanh số nợ quá hạn theo thời hạn 49
Bảng 4.12: Nợ quá hạn ngắn hạn theo mục đích 50
Bảng 4.13: Một vài tỷ số đánh hoạt động tín dụng ngắn hạn 51
Bảng 4.14: Tình hình huy động vốn ngắn hạn và sử dụng vốn ngắn hạn 58
Trang 11Sơ đồ 2.1:Quy trình cho vay trực tiếp 12
Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức tại QTD Mỹ Hòa 16
Biểu đồ 3.1: Kết quả hoạt động kinh 22
Biểu đồ 4.1: Sự tăng giảm của các nguồn vốn 28
Biểu đồ 4.2: Tình hình huy động vốn 30
Biểu đồ 4.3: Tình hình sử dụng nguồn vốn 36
Biểu đồ 4.4: Tỷ trọng doanh số cho vay theo thời hạn 37
Biểu đồ 4.5: Doanh số cho vay theo mục đích 39
Biểu đồ 4.6: Tỷ trọng doanh số thu nợ theo thời hạn 42
Biểu đồ 4.7: Doanh số thu nợ theo mục đích 43
Biểu đồ 4.8: Doanh số dư nợ theo thời hạn 45
Biểu đồ 4.9: Doanh số dư nợ theo mục đích 47
Biểu đồ 4.10: Nợ quá hạn ngắn hạn theo mục đích 50
Trang 12CVNH Cho vay ngắn hạn
DNCV Dư nợ cho vay
DSCV Doanh số cho vay
LNTT Lợi nhuận trước thuế
LNST Lợi nhuận sau thuế
Trang 13CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường đầy tính năng động với khíthế cạnh tranh giữa các ngân hàng, các doanh nghiệp, các công ty… thật quyết liệt, cùngvới sự ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào kinh doanh và sản xuất làm nềnkinh tế chúng ta không ngừng tăng trưởng Bên cạnh đó, một vấn đề bức xúc mà chúng taquan tâm là vốn vì trong dân chúng còn dự trữ một lượng vốn nhàn rỗi rất lớn, một sốngười có vốn trong tay nhưng không biết làm gì, một số khác họ không có vốn nhưng cócái đầu và quyết chí kinh doanh họ dốc hết tâm trí vào để tính toán làm ăn nên rất cần vốn,một nhóm khác nữa là họ đã kinh doanh và trong quá trình đó có khi họ dư vốn tạm thời, cókhi họ thiếu vốn do đó phải làm thế nào để đưa lượng vốn đó vào dòng chảy nhằm tăng sứcbật Từ những nhu cầu đó nên các tổ chức tín dụng đã xuất hiện Đặc biệt, An Giang là mộttỉnh có lịch sử phát triển lâu đời về nông nghiệp trồng lúa và đời sống của người nông dânthường gặp rất nhiều khó khăn, thiếu vốn để sản xuất và chi phí sản xuất cao nhưng chu kỳthu hoạch lại chậm nên phải đi vay vốn để bù đắp nhu cầu vốn thiếu hụt phục vụ cho sảnxuất kinh doanh Thông thường lãi suất cho vay bên ngoài rất cao do vậy người dân vayvốn từ Quỹ tín dụng sẽ có lợi hơn nhiều, giảm được chi phí cho quá trình sản xuất kinhdoanh Mặt khác do trình độ dân trí của người dân chưa cao và các ngân hàng thương mạilớn không mặn mà với các món vay nhỏ nên việc giao dịch với các ngân hàng lớn gặpnhiều khó khăn.Vì vậy các tổ chức tín dụng trong đó có Quỹ tín dụng Mỹ Hòa là sự lựachọn của người dân trên địa bàn bởi thủ tục đơn giản và sẵn sàng đáp ứng các món vay nhỏ.Tại Quỹ tín dụng Mỹ Hòa hoạt động tín dụng chiếm gần như toàn bộ kết quả kinhdoanh Trong đó hoạt động tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất quyết định lãi lỗ củaQuỹ tín dụng Và để có nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân, Quỹ tín dụngcần phải đẩy mạnh công tác huy động vốn nhằm tạo lập nguồn vốn cho hoạt động tín dụng.Điều này đòi hỏi Quỹ tín dụng cần phải có chính sách huy động vốn phù hợp với khả năngphát triển của Quỹ tín dụng của nền kinh tế, tập quán tiêu dùng và tiết kiệm của người dân
Do vậy huy động vốn và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả phải đi đôi với nhau, bổ sung chonhau
Nhận thức được tầm quan trọng của tín dụng ngắn hạn và huy động vốn nên tôi chọn
đề tài “ Phân tích hoạt động huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại Quỹ tín dụng Mỹ Hòa”nhằm mở rộng hiểu biết thông qua quá trình thực tập tại Quỹ tín dụng
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng tình hình huy động vốn và cấp tín dụng ngắn hạn của QTDtrong 3 năm từ 2007 đến 2009
- Thấy được mối quan hệ giữa huy động vốn và cấp tín dụng ngắn hạn tại QTD
- Đánh giá việc huy động vốn và cho vay ngắn hạn của QTD thông qua các tỷ số
- Từ đó đề ra những giải pháp khắc phục những khó khăn và nâng cao hơn nữa thếmạnh của QTD
Trang 141.3 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và phù hợp với nội dung nghiên cứu, các phươngpháp sau đây sẽ được sử dụng:
1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu sơ cấp từ các bảng báo cáo hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụngqua 3 năm từ 2007 – 2009, đồng thời phỏng vấn trực tiếp các nhân viên tại QTD về cáchoạt động của QTD và trao đổi, tìm hiểu hành vi của khách hàng vào cơ quan để biết đượcnhững mặt còn thiếu sót của cơ quan Bên cạnh đó cũng thu thập thông tin từ các phươngtiện truyền thông như sách, báo chí, tạp chí, internet,…
1.3.2 Phương pháp phân tích
- Phân tích tổng hợp để thấy được tổng quan tình hình hoạt động của QTD
- Phương pháp so sánh sự biến động của số liệu qua các năm
+ So sánh số tuyệt đối cho thấy sự biến động về số lượng của các chỉ tiêu
+ So sánh số tương đối để tính tốc độ phát triển các chỉ tiêu năm sau so với nămtrước
- Phương pháp đánh giá thông qua các tỷ số để đánh giá hiệu quả hoạt động củaQTD
1.4 Phạm vi nghiên cứu
QTD Mỹ Hòa là một trong những QTD lớn và có mạng lưới hoạt động khá rộng sovới các QTD khác trong cùng địa bàn tỉnh và cả đất nước, đồng thời lịch sử phát triển cũngkhá lâu nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào phân tích các vấn đề xảy ra qua
3 năm gần nhất từ năm 2007 đến 2009
1.5 Ý nghĩa nghiên cứu
- Qua quá trình tập tại cơ quan sẽ tạo điều kiện tiếp xúc với thực tế nhằm mở rộng
sự hiểu biết về thực tế
- Củng cố lại kiến thức đã học và nâng cao kỹ năng giao tiếp của bản thân
- Trang bị cho bản thân một nền tảng kiến thức trong công việc sau này
Trang 15CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình phân tích thì các cơ sở lý luận sau sẽ đượctác giả sử dụng
Ở Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng theo Điều 20 có ghi “ NHTM là loại hình
TCTD được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác cóliên quan” Trong đó “ Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận gửi, sử dụng tiền này để cấp tín dụng vàcung ứng các dịch vụ thanh toán”
2.1.2 Các hoạt động cơ bản của NHTM
Ngay từ xa xưa, với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá đã làm xuất hiện nhu cầutrao đổi hàng với nhau Để việc trao đổi này được tiến hành dễ dàng và thuận lợi, người ta
đã dùng tiền làm trung gian trao đổi hàng hoá Hệ quả là đã làm tăng tốc độ trao đổi hànghoá, kích thích sản xuất, đưa xã hội loài người ngày càng phát triển Nếu không có tiềnđóng vai trò trung gian thì quá trình trao đổi sẽ vô cùng phức tạp
Xã hội ngày càng phát triển thì vai trò của tiền tệ ngày càng được phát huy CácNHTM với chức năng kinh doanh tiền tệ đã biết tận dụng ưu thế, sức mạnh của đồng tiền
để sinh lời Họ thực hiện kinh doanh tiền tệ bằng cách trao đổi ngoại tệ: Mua, bán một loạitiền này lấy một loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ
Do kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, các NHTM thường có “két” tốt để cất giữ đảmbảo an toàn, vì vậy họ thực hiện cất trữ hộ tiền cho mọi người để làm tăng thu nhập từ việcthu phí, tăng khả năng đa dạng các loại tiền, tăng quy mô tài sản kinh doanh tiền tệ Việccất trữ hộ nhiều người khác là điều kiện để thực hiện thanh toán hộ
Ngoài ra, họ còn cho vay lấy lãi Ban đầu, các ngân hàng đã dùng vốn của chủ để tàitrợ cho các hoạt động nhưng điều đó không kéo dài Từ hoạt động thực tiễn, các ngân hàngnhận thấy thường xuyên có người gửi tiền vào và có người lấy tiền ra, song tất cả người gửitiền không rút tiền cùng một lúc, đã tạo số dư thường xuyên ở “két” Do tính chất vô danhcủa đồng tiền, ngân hàng có thể sử dụng tạm thời một phần tiền gửi của khách hàng để chovay Hoạt động cho vay tạo nên lợi nhuận lớn cho ngân hàng, do vậy các ngân hàng đều tìmcách mở rộng thu hút tiền gửi để cho vay bằng cách trả lãi cho người gửi tiền Như vậy, từviệc giữ hộ tiền để thu phí, ngân hàng chuyển sang huy động vốn và trả lãi cho việc huyđộng số tiền nhàn rỗi, tiềm tàng trong xã hội Bằng cách cung cấp các tiện ích khác nhau
mà ngân hàng huy động được ngày càng nhiều tiền gửi, là điều kiện để mở rộng các hoạt
Trang 16động của ngân hàng.
Bước chuyển mình lớn nhất của hệ thống ngân hàng bắt đầu từ thế kỷ 20 khi mà cácngân hàng áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào hoạt động của mình Hàng loạt sảnphẩm mới ra đời đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng như bảo lãnh, cho thuê thiết bị trung
và dài hạn, uỷ thác tư vấn, môi giới chứng khoán.v.v Ngày nay, ngân hàng đã trở thànhmột bộ phận không thể thiếu của mỗi nền kinh tế Nó được coi là mạch máu của một quốcgia
2.1.3 Nguồn vốn của NHTM
NHTM cũng như bất cứ một doanh nghiệp nào để tồn tại và phát triển phải có vốn.Vốn tác động đến kết cấu tài sản và khả năng sinh lời, hạn chế các loại rủi ro trong hoạtđộng NHTM Vốn của NHTM gồm 2 loại cơ bản nếu phân chia theo hình thức sở hữu làvốn chủ sở hữu và vốn nợ (vốn huy động từ bên ngoài)
a/ Vốn CSH
Vốn chủ sở hữu là điều kiện đầu tiên để ngân hàng được luật pháp cho phép hoạtđộng và đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu dài, hình thành nên trang thiết bị, nhàcửa Nguồn hình thành nên vốn chủ sở hữu gồm nguồn hình thành ban đầu, nguồn vốn bổsung trong quá trình hoạt động, nguồn vay nợ có khả năng chuyển đổi thành cổ phần và cácquỹ
* Các thành phần vốn của chủ sở hữu và đặc điểm của chúng
- Vốn ban đầu
Vốn ban đầu hình thành khi ngân hàng bắt đầu hoạt động với tính chất sở hữu vànguồn hình thành khác nhau Nếu là ngân hàng tư nhân thì đó là vốn do cá nhân tự bỏ ra;nếu là ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước thì do ngân sách Nhà nước cấp; nếu là ngân hàng
cổ phần thì do cổ đông thông qua mua các cổ phần (hoặc cổ phiếu); nếu là ngân hàng liêndoanh thì do các bên tham gia liên doanh góp
Vốn ban đầu thường phải tuân thủ các qui định của NHNN Các qui định thường nêu
rõ số vốn tối thiểu - vốn pháp định mà chủ ngân hàng cần phải có để bắt đầu kinh doanhngân hàng NHNN, luật NHNN có qui định cụ thể cho từng loại ngân hàng trong từng điềukiện cụ thể
Huy động từ lợi nhuận bổ sung, các quỹ dự phòng tài chính, quỹ trợ cấp, quỹ khenthưởng là các loại quỹ khác: Nếu như lợi nhuận để lại của ngân hàng đủ để đáp ứng nhucầu gia tăng vốn của mình thì thông thường đây chính là nguồn bổ sung quan trọng nhất.Nguồn bổ sung này có thể lấy trực tiếp từ các quỹ như: Quỹ dự phòng tài chính, quỹ trợ
Trang 17cấp.v.v Mặc dù vậy khó nhất là phải xác định được khi nào thì được phép trích lập từ cácquỹ trên để làm nguồn vốn bổ sung, tỉ lệ trích lập ra sao cho hợp lý.
b/ Vốn nợ
Khác với các loại hình doanh nghiệp khác, vốn nợ của NHTM chiếm tỷ trọng lớn hơnnhiều so với vốn của chủ và đây là loại vốn cơ bản để tài trợ cho các danh mục tài sản củaNHTM Vốn nợ được huy động từ các nguồn tiền gửi, vay và một số loại khác
* Các thành phần vốn nợ và đặc điểm của chúng
- Tiền gửi
Đặc điểm chung của tiền gửi là chúng phải thanh toán khi khách hàng yêu cầu ngay
cả khi đó là tiền gửi có kỳ hạn chưa đến hạn
Quy mô tiền gửi rất lớn so với các nguồn khác Thông thường nguồn này chiếm hơn50% tổng nguồn vốn và là mục tiêu tăng trưởng hàng năm của ngân hàng
Tiền gửi là đối tượng phải dự trữ bắt buộc, do vậy chi phí tiền gửi thường cao hơn lãitrả cho tiền gửi
Tiền gửi nhất là tiền gửi ngắn hạn thường nhạy cảm với các biến động về lãi suất, tỷgiá, thu nhập và nhiều nhân tố khác Lãi suất cao là yếu tố kích thích các doanh nghiệp, dân
cư gửi và cho vay Thu nhập gia tăng là điều kiện để gia tăng quy mô và thay đổi kỳ hạnnguồn tiền gửi
Các yếu tố khác như địa điểm ngân hàng, các loại hình huy động đều ảnh hưởng tớiquy mô và cấu trúc của nguồn tiền
- Tiền vay
Tỷ trọng nguồn này thấp hơn so với nguồn tiền gửi Khác với nhận tiền gửi, ngânhàng không nhất thiết phải đi vay thường xuyên chỉ vay lúc cần thiết và hoàn toàn chủ độngquyết định khối lượng vay phù hợp với nhu cầu sử dụng Các khoản vay thường có thời hạnngắn, chỉ nhằm đảm bảo thanh toán tức thời khi nhu cầu thanh toán của khách hàng tăngcao Hơn nữa vay NHNN phụ thuộc rất lớn vào chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ
Vốn chủ sở hữu có vai trò bảo vệ người gửi tiền: Kinh doanh ngân hàng thườngxuyên đối đầu với rủi ro Các khoản tổn thất của ngân hàng sẽ được bù đắp bằng vốn chủ sởhữu Như vậy, nếu quy mô vốn chủ sở hữu lớn, người gửi tiền và người cho vay sẽ cảmthấy an tâm hơn về ngân hàng
Trang 18Vốn chủ sở hữu có vai trò tạo lập tư cách pháp nhân và duy trì hoạt động cho ngânhàng: Như đã phân tích ở trên, để hoạt động điều kiện đầu tiên là ngân hàng phải có được
số vốn tối thiểu ban đầu Số vốn này được sử dụng để mua sắm trang thiết bị, nhập côngnghệ, xây thêm chi nhánh, mở văn phòng đại diện
Ngoài ra, Vốn chủ sở hữu có vai trò điều chỉnh các hoạt động của ngân hàng: Rấtnhiều quy định về hoạt động của ngân hàng có liên quan chặt chẽ với Vốn chủ sở hữu nhưquy mô nguồn tiền gửi được tính theo tỷ lệ với Vốn chủ sở hữu Vì vậy quy mô và cấutrúc hoạt động của ngân hàng được điều chỉnh theo vốn chủ sở hữu
b/ Vốn nợ
Có thể nói nếu vốn chủ sở hữu có vai trò quan trọng để ngân hàng được đi vào hoạtđộng và là đệm đỡ không thể thiếu của ngân hàng thì vốn nợ lại là yếu tố quyết định đến sựtồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng
Trên cơ sở vốn nợ tạo lập, ngân hàng sử dụng để cho vay, đầu tư vào chứng khoán,mua sắm tài sản cố định, tiền gửi tại ngân hàng khác và phải được thực hiện dự trữ theo quyđịnh để đảm bảo khả năng thanh toán Qui mô, cơ cấu của các nhóm tài sản này được xácđịnh một phần căn cứ vào qui mô, cơ cấu vốn nợ
Thêm vào đó, tính ổn định về chi phí và thời hạn của vốn nợ quy định số tiền phải dựtrữ là cơ sở cân nhắc đầu tư bao nhiêu vào chứng khoán ngắn hạn nên cho vay với thời hạnnào, lãi suất bao nhiêu để phù hợp với vốn
Như vậy, vốn nợ có vai trò hết sức quan trọng trong việc quyết định danh mục tài sảnđầu tư, từ đó ảnh hưởng đến thu nhập của NHTM
Ngoài ra, qui mô và kết cấu của vốn nợ cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự an nguy hoạtđộng của NHTM Sự không phù hợp giữa việc huy động vốn từ bên ngoài và việc sử dụngvốn về thời hạn, độ nhạy cảm với lãi suất, qui mô các loại tiền có thể dẫn tới các rủi ro vềthanh toán, lãi suất, tỷ giá mà ngân hàng phải gánh chịu
Tóm lại, qua những vấn đề được đề cập ở trên thì rõ ràng vốn có vai trò quan trọngquyết định sự sống còn của một ngân hàng đặc biệt là vốn nợ Để có được vốn nợ thì hoạtđộng huy động vốn từ bên ngoài lại càng có vai trò hết sức quan trọng Sau đây là nhữngvấn đề cơ bản về hoạt động huy động vốn từ bên ngoài trong hệ thống Ngân hàng nóichung và QTD nói riêng
2.2 Nghiệp vụ huy động vốn
2.2.1 Khái niệm huy động vốn
Huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của NHTM
và QTD Hoạt động này mang lại nguồn vốn để NHTM hoặc QTD có thể thực hiện cáchoạt động khác như câp tín dụng và cung cấp các dịch vụ của Ngân hàng cho khách hàng
Trang 192.2.2 Phân loại
a/ Tiền gửi
- Tiền gửi không kỳ hạn ( tiền gửi thanh toán)
Tiền gửi không kỳ hạn là tài khoản mà người gửi tiền sử dụng để nhận và lưu trữ cáckhoản tiền chuyển vào và sử dụng số tiền trong tài khoản cho các mục đích chi tiêu vàthanh toán thường xuyên của mình Tài khoản không kỳ hạn không bị hạn chế về số lầnngười gửi tiền muốn gửi tiền vào hoặc rút tiền ra khi sử dụng
Thông thường lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp hơn tiền gửi có kỳ hạn
Khách hàng gửi tiền nhằm mục đích an toàn về tài sản và với mục đích chờ thanhtoán chứ không vì mục đích kiếm lãi
- Tiền gửi có kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi được ký phát vào Quỹ tín dụng mà có sự thỏathuận về thời gian rút tiền giữa Quỹ tín dụng và khách hàng Như vậy, về nguyên tắc kháchhàng gửi tiền chỉ được rút tiền ra khi đến hạn đã thỏa thuận
Đối với loại tiền gửi này người gửi tiền vì mục đích kiếm lãi và thường là các tầnglớp dân cư có tiền nhàn rỗi trong một thời gian nhất định Quỹ tín dụng thường áp dụng lãisuất để hút nguồn vốn này là chủ yếu, thời gian càng dài thì lãi suất càng cao Tiền gửi định
kỳ được Quỹ tín thực hiện với nhiều hình thức với nhiều kỳ hạn như: 3 tháng, 6 tháng, 9tháng …
Tiền gửi có kỳ hạn là một nguồn vốn tín dụng mang tín chất ổn định Vì vậy, Quỹ tíndụng thường chú trọng các biện pháp kích thích loại tiền này nhằm sử dụng nó để cho vayngắn hạn và trung hạn
b/ Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm,được xác định trên sổ tiết kiệm, được hưởng lãi suất theo quy định của tổ chức nhận tiềngửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo qui định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi Ở Quỹ tíndụng Mỹ Hòa, tiền gửi tiết kiệm được chia làm 2 loại:
+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm có thể rút tiền theo yêu cầu màkhông cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.Nguồn vốn từ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn có lãi suất thấp, làm cho lãi suất đầuvào của Quỹ tín dụng thấp và rất có lợi khi cho vay
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiềnsau một kỳ gửi tiền nhất định với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm
Trang 20Ở nước ta, tiền gửi tiết kiệm chia làm làm 2 loại: Tiền gửi có kỳ hạn lãnh lãi hàngtháng và tiền gửi có kỳ hạn lãnh lãi khi đáo hạn Trong thời gian qua Quỹ tín dụng Mỹ Hòaphổ biến nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn theo các hình thức sau:
+ Tiền gửi tiết kiệm 3 tháng lãnh lãi hàng tháng
+ Tiền gửi tiết kiệm 3 tháng lãnh lãi khi đáo hạn
+ Tiền gửi tiết kiệm 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng lãnh lãi hàng tháng hoặc khi đáohạn
+ Tiền gửi tiết kiệm trên 12 tháng lãnh lãi hàng tháng
2.3 Nghiệp vụ cấp tín dụng
Tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế - xãhội Ngày nay có nhiều khái niệm về tín dụng được hiểu theo như sau:
- Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện với hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong
đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định
- Tín dụng là một phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa cácpháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa
- Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên (trái chủ - người cho vay)cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán…dựa vào lời hứa thanh toán lại trong tương laicủa bên kia là người đi vay (thụ trái – người đi vay)
Như vậy “tín dụng” có thể được diễn bằng nhiều cách khác nhau Nhưng nội dung cơbản của những định nghĩa này là thống nhất: đều phản ánh một bên là người cho vay, cònbên kia là người đi vay Quan hệ giữa hai bên được ràng buộc bởi cơ chế tín dụng và phápluật hiện đại
2.3.1 Khái niệm tín dụng Ngân hàng
Là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các doanhnghiệp và cá nhân Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng chủ yếu, chiếm vị trí đặc biệttrong nền kinh tế
Ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian trong nền kinh tế, quan hệ tín dụngngân hàng được thể hiện ở hai khâu huy động vốn và cho vay Ngân hàng vừa là người chovay vừa là người đi vay, ngân hàng huy động về quỹ của mình các nguồn vốn tạm thờichưa sử dụng trong nền kinh tế quốc dân để hình thành nguồn vốn cho vay và tổ chức chovay lại đối với pháp nhân và thể nhân có nhu cầu về vốn, đáp ứng cho nhu cầu sản xuấtkinh doanh và tiêu dùng
2.3.2 Vai trò và chức năng của tín dụng trong nền kinh tế
a/ Vai trò của tín dụng
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, tín dụng đòng vai trò rất quan trọng :
- Thứ nhất: Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục đồng thờigóp phần đầu tư phát triển kinh tế
Việc phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hòa vốn trong toàn nền kinh tế, tạo
Trang 21điều kiện cho quá trình được sản xuất liên tục, tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu
tư Nó là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu vốn chođầu tư phát triển
- Thứ hai: Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất
Hoạt động ngân hàng là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng, trên cơ sở đó chovay các đơn vị kinh tế Mặt khác quá trình đầu tư tín dụng được thực hiện một cách tậptrung, chủ yếu là cho các xí nghiệp lớn, những xí nghiệp kinh doanh hiệu quả
- Thứ ba: Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngànhmũi nhọn
Trong giai đoạn tập trung phát triển nông nghiệp và ưu tiên cho xuất khẩu….nhànước đã tập trung tín dụng để tài trợ để phát triển các ngành đó, tạo cơ sở lôi cuốn cácngành khác
- Thứ tư: Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài
Trong điều kiện kinh tế mở, tín dụng đã trở thành một trong những phương tiện kinh
tế nối liền các nền kinh tế các nước với nhau
b/ Chức năng của tín dụng
Trong nền kinh tế thị trường tín dụng có hai chức năng sau: thứ nhất-chức năng phânphối lại tài nguyên; thứ hai-chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hoá và phát triển sản xuất
- Chức năng phân phối tài nguyên:
Tín dụng là sự chuyển nhượng vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác Thông qua sựchuyển nhượng này tín dụng góp phần phân phối lại tài nguyên, thể hiện ở chỗ:
Người cho vay có một số tài nguyên tạm thời chưa dùng đến, thông qua tín dụng, sốtài nguyên đó được phân phối lại cho người đi vay
- Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hoá và phát triển sản xuất:
Nhờ tín dụng mà quá trình chu chuyển tuần hoàn vốn trong từng đơn vị nói riêng vàtrong toàn bộ nền kinh tế nói chung được thực hiện một cách bình thường và liên tục Do
đó, tín dụng góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá
2.3.3 Phân loại tín dụng
Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng hoạt động rất đa dạng và phong phú Trongquản lý tín dụng, các nhà kinh tế dựa vào các tiêu thức nhất định để phân loại
a/ Căn cứ vào thời hạn tín dụng
Tín dụng phân loại theo tiêu thức thời hạn có ba loại
Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, được xác định phù
hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, loại tín dụng nàychiếm chủ yếu trong các Ngân hàng thương mại và QTD Tín dụng ngắn hạn thường đượcdùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và cho vay phục vụ nhu cầu sinhhoạt cá nhân
Trang 22Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm dùng để cho vay
vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở rộng và xây dựng các côngtrình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh
Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm được sử dụng để cấp vốn
cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn
b/ Căn cứ vào đối tượng tín dụng
Theo tiêu thức này tín dụng chia làm hai loại:
Tín dụng vốn lưu động: là loại tín dụng cung cấp nhằm hình thành vốn lưu động
như cho vay để dự trữ hàng hoá, mua nguyên liệu cho sản xuất
Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng cung cấp để hình thành vốn cố định Loại tín
dụng này được thực hiện dưới hình thức cho vay trung và dài hạn Tín dụng vốn cố địnhthường được cấp phát phục vụ việc đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩthuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới
c/ Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng
Theo tiêu thức này tín dụng được chia làm hai loại:
Tín dụng sản xuất nông nghiệp: là loại tín dụng cung cấp cho các hộ gia đình, cá
nhân để tiến hành sản xuất nông nghiệp (trồng lúa)
Tín dụng tiêu dùng sinh hoạt và kinh doanh dịch vụ: là hình thức tín dụng cấp
phát cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt và kinh doanh dịch vụ
2.4 Những qui định về cho vay tại QTD
2.4.1 Các nguyên tắc vay vốn
Hoạt động tín dụng của Qũy tín dụng tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thoả thuận trên hộp đồng tín dụng
- Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thoả thuận trên hợpđồng tín dụng
2.4.2 Điều kiện vay vốn
Quỹ tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sựtheo quy định của pháp luật
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả,hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định củapháp luật
- Thực hiện quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính Phủ, Ngân HàngNhà Nước Việt Nam, và hướng dẫn của Qũy tín dụng
Trang 232.4.3 Đối tượng cho vay ngắn hạn
Quỹ tín dụng thường cho vay ngắn hạn các đối tượng như: giá trị vật tư, hàng hoá,máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án sản xuất kinhdoanh, dịch vụ, đời sống và đầu tư phát triển
QTD không cho vay các đối tượng sau:
- Số tiền vay để trả nợ gốc và lãi vay cho tổ chức tín dụng khác
- Số tiền vay để trả cho chính tổ chức tín dụng cho vay vốn
2.4.4 Phương thức cho vay
- Cho vay từng lần
Với phương thức cho vay này, mỗi lần vay vốn khách hàng phải lập hồ sơ vay vốncho từng lần vay, đến khi thu hoạch và bán sản phẩm thì trả hết nợ, khi có nhu cầu vay vốnthì làm thủ tục vay từ đầu
Phương thức cho vay từng lần thích hợp với các đơn vị kinh doanh theo từng thương
vụ hay vay theo thời vụ Mỗi lần vay thì khách hàng và quỹ tín dụng phải ký kết lại hợpđồng tín dụng
- Cho vay theo hạn mức tín dụng
Khi khách hàng vay vốn, thông qua các phương án sản xuất kinh doanh trong năm vàcác điều kiện vay vốn khác của Qũy tín dụng và khách hàng sẽ thoả thuận một mức dư nợcao nhất trong năm đủ để đáp ứng nhu cầu của tất cả các phương án xin vay, mức dư nợnày được gọi là hạn mức tín dụng và khi đó người vay chỉ lập một bộ hồ sơ xin vay vàđược sử dụng cho nhiều lần xin vay
Hạn mức tín dụng được xem như là một cam kết của Qũy tín dụng về mức dư nợkhách hàng sử dụng và khách hàng được quyết định về thời điểm nhận tiền, thời điểm trả
nợ trong phạm vi hạn mức và thời gian hiệu lực của hạn mức Phương thức cho vay theohạn mức tín dụng áp dụng đối với hộ sản xuất có quan hệ thường xuyên và mang tínhtruyền thống
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng
Đây là phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng, nhưng Qũy tín dụng sẽ cam kếtdành cho khách hàng số hạn mức tín dụng đã định, không vì tình hình thiếu vốn để từ chốicho vay Vì Qũy tín dụng phải bớt các món vay của khách hàng khác để giữ cam kết về hạnmức tín dụng nên khách hàng phải trả một mức phí cho việc duy trì hạn mức dự phòng Đó
là số chênh lệch giữa hạn mức tín dụng với số thực vay
- Cho vay theo dự án
Đây là phương thức cho vay trung và dài hạn, Qũy tín dụng phải thẩm định dự ántrước khi cho vay Tuy nhiên, trong cho vay ngắn hạn Qũy tín dụng vận dụng bổ sungphương thức cho vay theo dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án phục vụ đờisống Với phương thức này, khách hàng phải lập dự án cụ thể trước khi vay vốn Qũy tíndụng
Trang 24- Cho vay trả góp
Khi vay vốn thì Quỹ tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi vốn vayphải trả cộng với vốn gốc được chia ra để trả theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay
2.4.5 Mức cho vay
Khi xác định mức cho vay đối với một khách hàng Quỹ tín dụng căn cứ vào:
- Khả năng nguồn vốn của Quỹ tín dụng
- Khả năng quản lí của Quỹ tín dụng
- Nhu cầu vay vốn và khả năng hoàn trả nợ của khách hàng
Riêng đối với trường hợp cho vay khách hàng dưới hình thức cầm cố sổ tiền gửi dochính Quỹ tín dụng Mỹ Hòa phát hành thì mức cho vay tối đa cộng tiền lãi phải trả khi đếnhạn trả nợ không vượt quá số dư còn lại của sổ tiền gửi tại thời điểm quyết định cho vay
2.4.6 Thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốnvay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thoả thuận trong hợp đồng tíndụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng
2.4.7 Lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay do Qũy tín dụng và khách hàng thỏa thuận trên cơ sở mức lãi suất doHội đồng quản trị Qũy tín dụng quy định phù hợp với qui định của Ngân hàng nhà nước tạithời điểm ký hợp đồng tín dụng
Lãi suất cho vay thực hiện theo nguyên tắc phải bảo đảm bù đắp lãi suất huy độngcộng với chi phí hoạt động của Qũy tín dụng, nộp thuế theo qui định, bù đắp được rủi ro và
có tích lũy
Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do Qũy tín dụng ấn định và thỏathuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt quá 150% lãi suất chovay trong hạn đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng
2.4.8 Quy trình cho vay của quỹ tín dụng
Sơ đồ 2.1:Quy trình cho vay trực tiếp
Trang 25Giải thích sơ đồ quy trình cho vay:
Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay vốn, cótrách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định các điều kiệnvay vốn theo quy định
Trưởng phòng tín dụng hoặc tổ tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợppháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét, tái thẩmđịnh (nếu cần thiết) hoặc trực tiếp thẩm định trong trường hợp kiêm làm cán bộ tín dụng,ghi ý kiến và báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) và trình giám đốc quyết định Giám đốc Qũy tín dụng nơi cho vay căn cứ báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có)
do phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay
Nếu cho vay thì quỹ tín dụng nơi cho vay cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng,hợp đồng bảo đảm tiền vay (trường hợp cho vay có đảm bảo bằng tài sản)
Nếu không cho vay thì thông báo cho khách hàng biết
(4,5,6) Hồ sơ khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay được chuyển cho kế toánthực hiện nghiệp vụ hoạch toán kế toán, thanh toán Chuyển thủ quỹ để giải ngân cho kháchhàng (nếu cho vay bằng tiền mặt)
2.5 Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn và hoạt động cấp tín dụng
2.5.1 Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn
- Vốn huy động trên tổng nguồn vốn:
Vốn huy động trên tổng nguồn vốn = x 100%
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng huy động vốn của quỹ tín dụng, cho biết vốn huyđộng đáp ứng được bao nhiêu phần trăm cho nguồn vốn huy động của đơn vị
- Vốn huy động có kỳ hạn trên vốn huy động:
Vốn huy động có kỳ hạn trên tổng nguồn vốn = x 100%
Chỉ tiêu này cho biết vốn huy động có kỳ hạn chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổngnguồn vốn huy động Tỷ lệ này cao sẽ cho biết tính ổn định của nguồn vốn huy động
- Vốn huy động không kỳ hạn trên vốn huy động:
Vốn huy động không kỳ hạn trên tổng nguồn vốn = x 100%
Chỉ tiêu này cho biết vốn huy động không kỳ hạn chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổngnguồn vốn huy động Tỷ lệ này cao sẽ cho biết tính ổn định của nguồn vốn huy động
- Dư nợ trên vốn huy động:
Dư nợ trên vốn huy động = x 100%
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay Tỷ lệ nàycàng cao thì vốn huy động tham gia càng nhiều vào dư nợ cho vay
2.5.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động cấp tín dụng
- Chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn (%)
Trang 26Chỉ tiêu này cho biết dư nợ trong cho vay chiếm bao nhiêu % trong tổng nguồn vốn
sử dụng của QTD Tỷ số này được sử dụng để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng củaQTD, cho biết tỷ trọng đầu tư vào cho vay của ngân hàng so với tổng nguồn vốn hay dư nợcho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn sử dụng của ngân hàng Nếu tỷ
số này càng cao thì tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng ổn định và hiệu quả Ngượclại, ngân hàng đang gặp khó khăn nhất là khâu tìm kiếm khách hàng
Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn = x100%
- Hệ số thu nợ (%)
Chỉ số này thể hiện mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ, cho biếthiệu quả của công tác quản lý và thu hồi nợ của tổ chức tín dụng, nó đánh giá khả năng vàthiện chí trả nợ của khách hàng Nếu chỉ số này càng tiến gần về 1 thì càng tốt cho tổ chứctín dụng
Hệ số thu nợ =
- Chỉ tiêu nợ quá hạn trên dư nợ (%)
Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng và chấtlượng tín dụng Nếu tỷ lệ này cao thì chất lượng tín dụng thấp và ngược lại (thông thường
tỷ lệ này đạt dưới mức 5% thì hoạt động tín dụng của ngân hàng là bình thường)
Tỉ lệ nợ quá hạn trên dư nợ = x 100%
- Chỉ tiêu vòng vay vốn tín dụng (Vòng)
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của QTD, phản ánh số vốnđầu tư được quay vòng nhanh hay chậm Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thìđồng vốn của QTD quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao
Vòng quay vốn tín dụng =
Trong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức sau:
Dư nợ bình quân =
Trang 27CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU QUỸ TÍN DỤNG MỸ HÒA
3.1 Sự hình thành và phát triển của Quỹ tín dụng Mỹ Hòa
Quỹ tín dụng nhân dân Mỹ Hòa được chính thức và đi vào hoạt động từ ngày25/04/1998 với số vốn điều lệ ban đầu là 500 triệu đồng Quỹ tín dụng nhân dân Mỹ Hòalúc đó chỉ có 30 thành viên góp vốn, trải qua quá trình hoạt động hơn 10 năm, đến nay vốnđiều lệ của đơn vị tăng lên gần 10 tỷ đồng, mức dư nợ trung bình trên 160 tỷ đồng và trởthành 1 trong 6 quỹ tín dụng lớn và có quy mô nhất trong hệ thống quỹ tín dụng nhân dântrong cả nước
Quá trình thành lập và tổ chức hoạt động cũng như duy trì được hoạt động của mộtquỹ tín dụng nhân dân trong thời điểm vừa qua cũng như hiện tại là rất khó khăn vì phảichịu áp lực cạnh tranh mạnh của các ngân hàng và QTD trong nền kinh tế thị trường hiệnnay Tuy nhiên với việc xác định cho mình một hướng đi riêng, một chiến lược phù hợptrong quá trình đầu tư vốn, đồng thời luôn quản lý tốt và luôn cử cán bộ tín dụng bám sátcác địa bàn và hỗ trợ vốn kịp thời cho bà con nông dân trong quá trình sản xuất kinh doanh,giảm thiểu tình trạng bà con phải vay nặng lãi, ngoài ra với phương châm hai cùng “cùngđến cùng phát triển” Quỹ tín dụng Mỹ Hòa còn trực tiếp tham vấn cho bà con những môhình và giải pháp sử dụng và cũng như đầu tư đồng vốn sau cho có hiệu quả Bên cạnh đóQuỹ tín dụng Mỹ Hòa luôn được sự ủng hộ của chính quyền các cấp đặc biệt là sự giúp đỡtận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi của Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh An Giang.Phòng quản lí tổ chức tín dụng hợp tác chi nhánh An Giang và Quỹ tín dụng trung ương chinhánh An Giang
Đồng thời với sự đoàn kết và quyết tâm cao của tập thể cán bộ công nhân viên trongđơn vị và nỗi bật nhất là vai trò lãnh đạo, tính tiên phong, quyết đoán và gương mẫu củaBan lãnh đạo là những cơ sở quan trọng góp phần cho sự thành công và phát triển ổn địnhcủa đơn vị trong thời gian qua
Sau hơn 10 năm hoạt động, quỹ tín dụng Mỹ Hòa luôn phát triển số lượng các thànhviên, ổn định đội ngủ cán bộ làm việc Về trình độ cán bộ, các cán bộ làm việc tại quỹ tíndụng Mỹ Hòa đều hội đủ các qui định của thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, trong
đó đại học 36 người ( tỷ lệ 83,7 %), trung cấp 7 người ( tỷ lệ 16,3%) Hầu hết các cán bộ tạiquỹ tín dụng Mỹ Hòa đều được tập huấn tại chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh và tậphuấn nâng cao do đại học Thành Phố Hồ Chí Minh tổ chức.(Số liệu năm 2008)
Trang 283.2 Cơ cấu tồ chức – Tình hình nhân sự
CN BÌNH HÒA
P KẾ TOÁNP.HÀNH HÁNH
BAN KIỂM SOÁT
CN MỸ XUYÊN
THỦ QUỸ
P.THU NGÂN
BAN GIÁM ĐỐCĐẠI HỘI THÀNH VIÊN
TRƯỞNG P
TÍN DỤNG
Trang 293.2.2 Chức năng nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban
a/ Hội đồng quản trị
HĐQT là do các cổ đông cùng góp nguồn vốn thành lập QTD, có chức năng điềuhành và quản trị QTD Mỹ Hoà theo quy định của pháp luật , theo nghị định và nghị quyếtcủa hội đồng thành viên, là đại diện cho QTD Mỹ Hoà trong các cuộc toạ đàm, phỏngvấn….đồng thời để quyết định các vấn đề tổ chức và hoạt động của QTD Bên cạnh đóHĐQT có nhiệm vụ phải trình đại hội thành viên trong các quyết định của mình về:
- Mở rộng quan hệ giao tiếp và các nghiệp vụ về đối ngoại
- Đề xuất phương án xây dựng và cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng
- Thay đổi vốn điều lệ và chuyển nhượng vốn cổ phần
- Đề ra phương hướng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và hình thức huyđộng vốn của QTD
- Quyết định các mức lãi suất trong lĩnh vực huy động vốn và lãi suất cho vay nhưngphải nằm trong khoảng lãi suất mà thống đốc NHNN VN đã ban hành
- Quyết định trong việc xử lý các các khoản nợ quá hạn không có khả năng thu hồicủa khách hàng và các rủi ro do hoạt động của QTD mang lại
b/ Ban giám đốc
Để các nghị quyết, phương hướng của HĐQT được thực hiện đầy đủ và hiệu quả thìcần phải có BGĐ và có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động của QTD
Mỹ Hoà
Ngoài ra BGĐ còn phải đưa ra phương pháp xử lý rủi ro trong quá trình hoạt động
và phương hướng xây dựng kế hoạch cho năm tiếp theo để trình lên HĐQT tổng hợp vàđưa ra ý kiến cuối cùng
c/ Ban kiểm soát
Có trách nhiệm kiểm tra, giám sát các hoạt động của QTD Mỹ Hoà theo đúng phápluật và các quy định của NHNN, đúng điều lệ và quy định của QTD Kiểm tra các thủ tụcvay vốn của khách hàng do CBTD lập, các nghiệp vụ của kế toán trong việc xuất nhập, lưutrữ chứng từ để kịp thời phát hiện những sai sót, kịp thời có biện pháp sửa chữa
d/ Kế toán
Bộ phận này có nhiệm vụ lưu trữ chứng từ theo quy định của cấp trên, có tráchnhiệm là hạch toán các khoản chi phí đúng nguyên tắc và quy chế của NHNN, của Bộ tàichính Phải kiểm tra, tập hợp, tính toán kịp thời và chính xác để đối chiếu, khoá sổ hợp lý
và kiểm tra quỹ tiền mặt thực tế trong ngày
Ngoài ra kế toán còn phải tổng kết tài sản bên có bên nợ cho hợp lý và kếtchuyển( nếu có) sau đó lập báo cáo tài chính, báo cáo các nghiệp vụ phát sinh trong quátrình hoạt động định kỳ (quý, tháng, năm).báo cáo theo đề nghị của BGĐ, theo quy địnhcủa pháp luật về kế toán, thống kê của NHNN Việt Nam( nếu có) để trình lãnh đạo
Trang 30e/ Bộ phận tín dụng
Đây cũng là bộ phận quan trọng nhất trong hoạt động của QTD Mỹ Hoà, nó quyếtđịnh lợi nhuận và doanh số cho vay của QTD Mỹ Hoà Nghiên cứu thực hiện các nghiệp vụtín dụng và cho vay theo đúng quy định của ngân hàng, thể lệ của nhà nước
- Tham mưu cho ban tổng giám đốc trong việc xây dựng tín dụng cho từng đốitượng cụ thể
- Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến việc kiểm tra quá trình tín dụng
- Trực tiếp theo dõi các khoản nợ của khách hàng trong suốt thời gian vay, kể
từ khi phát vay cho đến khi thu hồi nợ vay
- Theo dõi, đôn đốc việc trả nợ, và một số nhiệm vụ khác theo sự phân công củaban tổng giám đốc
f/ Phòng kế toán ngân quỹ
Có nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo về công tác kế toán tài chính, tổ chức hạchtoán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Tổ chức thực hiện các dịch vụ, thanh toán, chuyển tiền, thực hiện công tác điện toán
mà các đối tác cung cấp… đều qua phong hành chính ký xác nhận
Bộ phận này có nhiệm vụ tiếp nhận thư chuyển fax, soạn thảo văn bản, thư mời, cáckiến nghị…đồng thời bộ phận này còn có trách nhiệm lưu trữ các hồ sơ, chứng từ và nghịquyết ban hành của chính phủ hay NHNN cho QTD Mỹ Hoà
h/ Phòng giao dịch quỹ tín dụng Mỹ Hoà chi nhánh Mỹ Xuyên
Chi nhánh này có nhiệm vụ riêng lẽ là chỉ huy động tiền gửi cho QTD Mỹ Hoà,không có dịch vụ cho vay Cuối ngày, kế toán có nhiệm vụ tổng kết, sắp xếp tiền theo thứ
tự và đóng thành cây chuyển về trụ sở chính để kế toán ở đây làm thủ tục nhập kho
i/ Phòng giao dịch QTD Mỹ Hoà chi nhánh Bình Hoà
Đây là phòng giao dịch có chức năng như một trụ sở chính, đảm nhiệm việc cho vayđối với khách hàng ở các địa bàn lân cận Do nhu cầu khách hàng vay ngày càng nhiềunhưng không có điều kiện đến trụ sở chính do ở quá xa Để thuận tiện cho việc đi lại củakhách hàng, giảm được chi phí, chính vì vậy mà chi nhánh Bình Hoà được thành lập tạođiều kiện mở rộng địa bàn hoạt động của QTD góp phần năng cao doanh số cho vay
Trang 313.3 Vai trò của QTD Mỹ hòa đối với nền kinh tế tỉnh An Giang và Đất nước
Trong nền kinh tế hàng hoá các loại hình kinh tế không thể tiến hành sản xuất kinhdoanh nếu không có vốn Nước ta hiện nay thiếu vốn là hiện tượng thường xuyên xảy ra đốivới các đơn vị kinh tế, không chỉ riêng đối với hộ sản xuất Vì vậy, vốn tín dụng đóng vaitrò hết sức quan trọng, nó trở thành bước đệm trong quá trình phát triển của nền kinh tếhàng hoá
Nhờ có vốn tín dụng các đơn vị kinh tế không những đảm bảo quá trình sản xuất kinhdoanh bình thường mà còn mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, áp dụng kỹ thuật mới đảmbảo thắng lợi trong cạnh tranh Riêng đối với hộ sản xuất, QTD có vai trò quan trọng trongviệc phát triển kinh tế cá nhân, gia đình và hộ sản xuất
- QTD đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ sản xuất để duy trì quá trình sản xuất liên tục,góp phần đầu tư phát triển kinh tế
Với đặc trưng sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất cùng với sự chuyên môn hoá sảnxuất trong xã hội ngày càng cao, đã dẫn đến tình trạng các hộ sản xuất khi chưa thu hoạchsản phẩm, chưa có hàng hoá để bán thì chưa có thu nhập, nhưng trong khi đó họ vẫn cầntiền để trang trải cho các khoản chi phí sản xuất, mua sắm đổi mới trang thiết bị và rấtnhiều khoản chi phí khác Những lúc đó các hộ sản xuất cần có sự trợ giúp của QTD để có
đủ vốn duy trì sản xuất liên tục Nhờ có sự hỗ trợ về vốn, các hộ sản xuất có thể sử dụng cóhiệu quả các nguồn lực sẵn có khác như lao động, tài nguyên để tạo ra sản phẩm cho xã hội,thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức lại sản xuất , hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý Từ đó nângcao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho mọi người
Như vậy, có thể khẳng định rằng QTD có vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứngnhu cầu vốn cho hộ sản xuất ở An Giang trong giai đoạn hiện nay
- QTD góp phần thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất
Trong cơ chế thị trường, vai trò tập trung vốn tập trung sản xuất QTD đã thực hiện ởmức độ cao hơn hẳn với cơ chế bao cấp cũ
Bằng cách tập trung vốn vào kinh doanh giúp cho các hộ có điều kiện để mở rộng sảnxuất, làm cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tếtỉnh và đồng thời QTD cũng đảm bảo hạn chế được rủi ro tín dụng
Thực hiện tốt chức năng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, QTD quan tâm đếnnguồn vốn đã huy động được để cho hộ sản xuất vay Vì vậy QTD sẽ thúc đẩy các hộ sửdụng vốn tín dụng có hiệu quả, tăng nhanh vòng quay vốn, tiết kiệm vốn cho sản xuất vàlưu thông Trên cơ sở đó hộ sản xuất biết phải tập trung vốn như thế nào để sản xuất gópphần tích cực vào quá trình vận động liên tục của nguồn vốn
- QTD tạo điều kiện phát huy các ngành nghề mới và giải quyết việc làm cho ngườilao động
Việt Nam là một nước có nhiều làng nghề truyền thống, nhưng chưa được quan tâm
và đầu tư đúng mức Trong điều kiện hiện nay, bên cạnh việc thúc đẩy sự chuyển đổi cơcấu kinh tế theo hướng CNH chúng ta cũng phải quan tâm đến ngành nghề truyền thống cókhả năng đạt hiệu quả kinh tế , đặc biệt trong quá trình thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp,nông thôn Phát huy được làng nghề truyền thống cũng chính là phát huy được nội lực của
Trang 32kinh tế hộ và QTD sẽ là công cụ tài trợ cho các ngành nghề mới thu hút , giải quyết việclàm cho người lao động Từ đó góp phần làm phát triển toàn diện nông nghiệp và ngưnghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông và thủy sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêudùng và hàng xuất khẩu, mở rộng thương nghiệp, du lịch, dịch vụ ở cả thành thị và nôngthôn, đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại.
Do đó, QTD là đòn bẩy kinh tế kích thích các ngành nghề kinh tế trong hộ sản xuấtphát triển, tạo tiền đề để lôi cuốn các ngành nghề này phát triển một cách nhịp nhàng vàđồng bộ
- QTD không những có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế màcòn có vai trò to lớn về mặt xã hội
Thông qua việc cho vay mở rộng sản xuất đối với các hộ sản xuất đã góp phần giảiquyết công ăn việc làm cho người lao động Đó là một trong những vấn đề cấp bách hiệnnay ở tỉnh và nước ta Có việc làm, người lao động có thu nhập sẽ hạn chế được những tiêucực xã hội QTD thúc đẩy các ngành nghề phát triển, giải quyết việc làm cho lao động thừa
ở nông thôn, hạn chế những luồng di dân vào thành phố Thực hiện được vấn đề này là docác ngành nghề phát triển sẽ làm tăng thu nhập cho nông dân, đời sống văn hoá, kinh tế, xãhội tăng lên, khoảng cách giữa nông thôn và thành thị càng xích lại gần nhau hơn, hạn chếbớt sự phân hoá bất hợp lý trong xã hội , giữ vững an ninh chính trị xã hội
Ngoài ra QTD góp phần thực hiện tốt các chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước,điển hình là chính sách xoá đói giảm nghèo QTD thúc đẩy các hộ sản xuất phát triển nhanhlàm thay đổi bộ mặt nông thôn, các hộ nghèo trở lên khá hơn, hộ khá trở lên giàu hơn.Chính vì lẽ đó các tệ nạn xã hội dần dần được xoá bỏ như : Rượu chè, cờ bạc, mê tín dịđoan nâng cao trình độ dân trí, trình độ chuyên môn của lực lượng lao động Qua đó,chúng ta thấy được vai trò của QTD trong việc củng cố lòng tin của nông dân nói chung vàcủa hộ sản xuất nói riêng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước
Tóm lại: QTD đã đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh tế hộ mở rộng sản xuất, kinh doanh,
mở rộng thêm ngành nghề Khai thác các tiềm năng về lao động, đất đai, mặt nước và cácnguồn lực vào sản xuất Tăng sản phẩm cho xã hội, tăng thu nhập cho hộ sản xuất
Tạo điều kiện cho kinh tế hộ sản xuất tiếp cận và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹthuật vào sản xuất kinh doanh, tiếp cận với cơ chế thị trường và từng bước điều tiết sảnxuất phù hợp với tín hiệu của thị trường
Thúc đẩy kinh tế hộ sản xuất chuyển từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hànghoá, góp phân thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn
Thúc đẩy các hộ gia đình tính toán, hạch toán trong sản xuất kinh doanh, tính toán lựachọn đối tượng đầu tư để đạt được hiệu quả cao nhất Tạo nhiều việc làm cho người laođộng
Hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trong nông thôn, hạn chế tình trạng bán lúa non Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng tính hàng hoá của sản phẩmnông nghiệp trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN
QTD thực hiện mở rộng đầu tư kinh tế hộ gia đình, thực hiện mục tiêu của Đảng vànhà nước về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự
Trang 33quản lý của nhà nước Tuy nhiên, trong hoạt động thực tiễn cho vay cho thấy cơ chế hiệnnay vẫn còn nhiều bất cập như quy định về thế chấp, cầm cố, bảo lãnh vay vốn, cách xử lýtài sản thế chấp giải quyết như thế nào ? đấu mối với các ngành ra sao ?, sự không đồng bộ
ở các văn bản dưới luật đã làm cho hoạt động QTD vẫn còn khó khăn, chưa mở ra được,việc cho vay tín chấp người vay không trả được thì các tổ chức đoàn thể chịu đến đâu ?thực tế họ chỉ chịu trách nhiệm còn rủi ro, tổn thất vẫn là QTD phải chịu Nếu không cónhững giải pháp để tháo gỡ thì QTD không thể mở rộng đầu tư vốn và nâng cao hiệu quảviệc cho vay phát triển kinh tế hộ
3.4 Tình hình hoạt động của Quỹ tín dụng Mỹ Hòa giai đoạn 2007 – 2009
Trong 3 năm qua, hoạt động kinh doanh của QTD Mỹ Hòa đã liên tục phát triển vềquy mô, vốn điều lệ, mạng lưới, tổ chức, hoạt động đảm bảo an toàn, kết quả kinh doanhluôn có lãi ngay cả khi nền kinh tế trong tình trạng lạm phát cao và khủng hoảng kinh tếtoàn cầu nên đã tạo được lòng tin cho người dân vay vốn trên địa bàn Kết quả hoạt độngkinh doanh của QTD Mỹ Hòa được thể hiện tóm tắt trên bảng số liệu sau:
Bảng 3.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh tại QTD
Tương đối (%)
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Tổng thu nhập 17.064 29.548 33.680 12.484 73,16 4.132 13,98Tổng chi phí 14.246 28.045 32.108 13.799 96,86 4.063 14,49Lợi nhuận trước thuế 2.818 1.503 1.572 -1.315 - 46,66 69 6,55
-Lợi nhuận sau thuế 2.029 1.082 1.258 -947 -46,67 176 16,23
(Nguồn: Phòng kế toán QTD Mỹ Hòa)
Trang 34Biểu đồ 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh
từ năm 2007 còn những người buôn lúa cũng hưởng lợi từ nông dân nên tất cả những khoảnvay vào năm 2008 đều được trả từ sớm đến đúng hạn
Đến năm 2009 thì tổng thu nhập tăng nhẹ so với năm 2008 số tiền là 4.132 triệuđồng, tương đương với tỉ lệ 13,98 % Nguyên nhân do vào khoảng giữa năm 2008 nền kinh
tế nước ta bị lạm phát cao Về phía chính phủ thì đưa ra chính sách thắt chặt tiền tệ nên làmlãi suất cho vay và huy động đều tăng cao Về người dân thì tâm lý khi thấy giá cả hàng hóa
và lãi suất đều tăng nên họ rất e dè trong việc vay vốn Chính điều này đã làm cho tổng thunhập của giai đoạn năm 2008 – 2009 giảm đáng kể so với giai đoạn 2007 – 2008
- Tổng chi phí
Cùng với sự tăng lên của thu nhập thì chi phí cũng tăng đáng kể, tăng hơn 2 lần từnăm 2007 – 2009 Bên cạnh sự tăng mạnh của thu nhập vào giai đoạn 2007 – 2008 thì chiphí vào giai đọan này cũng tăng mạnh số tiền 13.799 triệu đồng tăng 96,86 % Do năm
2008 lạm phát tăng mạnh nên làm cho tất cả các chi phí tăng theo, đặc biệt là chi phí huyđộng vốn Vì không muốn đồng tiền mất giá nên người thì giữ giá trị tiền tệ bằng cách muavàng, người thì gởi tiền vào các tổ chức tín dụng và một phần do sự cạnh tranh lãi suất đểgiữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới nên làm cho chi phí huy động vốn tăngmạnh
Đến năm 2009 lạm phát đã được chính phủ đưa ra nhiều biện pháp kiềm chế nên đaphần các chi phí đã được giảm đáng kể nhưng chi phí vẫn tăng nhẹ so với năm 2008 số tiền4.063 triệu đồng tăng khoảng 14,49 % Vì ngoài sự tăng trưởng của huy động vốn làm chi
Biểu đồ 3.1: Kết quả hoạt động kinh
Trang 35phí tăng thì vào năm 2009 giá xăng dầu tăng mạnh đáng kể từ trước tới nay làm chi phí đilại trong QTD tăng.
Dù chi phí tăng nhưng QTD vẫn đảm bảo được lợi nhuận qua các năm Chứng tỏ sựhoạt động của QTD có hiệu quả và QTD vẫn không ngừng nổ lực phát huy nguồn vốn huyđộng và mở rộng quy mô hoạt động của mình nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầukhách hàng
- Lợi nhuận
Nhìn chung lợi nhuận trước thuế và sau thuế của QTD giảm trong giai đoạn 2007 –
2009 Năm 2008, LNTT giảm 1.315 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 46,66% so với năm 2007 nênkéo theo LNST cũng giảm với tỷ lệ tương ứng khoảng 46,47 % và số tiền giảm của LNST
là 947 triệu đồng Sự giảm mạnh của lợi nhuận là do tình hình chung của nền kinh tế chịuảnh huởng của lạm phát và khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho các khoản chi phí tăngmạnh Mặt khác, tỷ lệ tăng trưởng của thu nhập chỉ đạt 73,16% trong khi tỷ lệ tăng của chiphí là 96,86 %, sự chênh lệch giữa 2 tỷ số này quá lớn làm cho LNTT và LNST của năm
2008 giảm
Nhưng sang năm 2009 tình hình đã được cải thiện, LNTT và LNST đều tăng so vớinăm 2008 vì lạm phát giảm và hầu như đa phần các thành phần kinh tế đều bắt đầu thíchứng sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên đã bắt đầu vực dậy sau những ngày thảmhại của nền kinh tế và QTD cũng không ngoại lệ Cụ thể, LNTT tăng 69 triệu đồng tươngứng với tỉ lệ 6,55%, LNST tăng 176 triệu đồng với tỷ lệ tăng 16,23% so với năm 2008 Sựkhông đồng đều giữa 2 chỉ tiêu này là do vào đầu năm 2009 chính phủ đã thay đổi mứcthuế thu nhập đối với QTD Mỹ Hòa là 25 % thay vì 28 % vì vậy chi phí thuế năm 2009giảm làm cho tỷ lệ tăng của LNST cao hơn LNTT
Qua việc phân tích bảng kết quả kinh doanh của Quỹ tín dụng cho thấy hoạt động củaQuỹ tín dụng đã đạt hiệu quả ngay trong giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều biến cố vì tronggiai đoạn này đã có không ít doanh nghiệp phá sản và giải thể vì không thể vượt qua sựbiến động khốc liệt của nền kinh tế Sự thành công này là do nỗ lực của tập thể Cán bộcông nhân viên của Quỹ tín dụng và do Quỹ tín dụng Mỹ Hòa đã có một chiến lược kinhdoanh đúng đắn Vì vậy, mặc dù tác động của môi trường kinh doanh không được thuận lợi
do tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn chưa thực sự ổn định, do sự cạnh tranh gay gắt củanhiều Ngân hàng và Quỹ tín dụng trên địa bàn nhưng nó là đòn bẩy kích thích cán bộ côngnhân viên trong quá trình làm việc bởi làm việc trong một môi trường có cạnh tranh thì mới
có thể phát huy được những mặt mạnh cũng như khắc phục được những mặt yếu Hoạtđộng kinh doanh có lãi thì đời sống cán bộ công nhân viên mới được cải thiện, có điều kiệntrang bị cơ sở vật chất, mở rộng quy mô hoạt động của QT và đáp ứng ngày càng tốt hơnnhu cầu của khách hàng
3.5 Thuận lợi và khó khăn của QTD Mỹ Hòa trong thời gian qua
3.5.1 Thuận lợi
- Luôn được sự giúp đỡ thường xuyên về nghiệp vụ của NHNN Việt Nam chi nhánh
An Giang Sự hỗ trợ nhiệt tình của liên minh Hợp tác xã tỉnh An Giang, sự quan tâm củaĐảng ủy và Uỷ ban nhân dân phường Mỹ Hòa
- Vào năm 2007, nghiệp vụ đầu tư cho phát triển nông nghiệp chiếm tỷ lệ trên 85%
Trang 36trong năm 2007 và đến hiện nay tỷ lệ này vẫn trên 80%, vật nuôi, cây trồng trong nhữngnăm gần đây được mùa được giá nhất là đối với lúa nên thu nợ rất thuận lợi.
- Nền kinh tế cả nước và địa phương tiếp tục tăng trưởng trên cơ sở mối quan hệ kinh
tế quốc tế được củng cố và phát triển Tại địa phương, tốc độ tăng trưởng GDP từ 9,0 %đến 13,8 %
- Ngoài ra QTD nhân dân Mỹ Hòa còn là một quỹ tín dụng lớn trên địa bàn Thànhphố Long Xuyên nhằm hỗ trợ vào chính sách kinh tế-xã hội nên QTD có nhiều khách hàng
và có uy tín Như vậy uy tín và nguồn lực của QTD Mỹ Hòa lớn mạnh là yếu tố quyết định
sự ổn định và ngày càng tăng trưởng trong nguồn vốn huy động của Quỹ tín dụng
- Cùng với sự nhạy bén của lãnh đạo QTD, nên trải qua nhiều năm hoạt động Quỹ tíndụng đã trở thành một trong những QTD có quy mô lớn nhất nước và luôn hoàn thành tốtnhững nhiệm vụ của Ngân hàng nhà nước
- Với mặt bằng trụ sở hiện tại, rất thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch Trụ sở củaQTD đặt gần Thành phố Long Xuyên và là nơi tiếp giáp với nông thôn nên tiện giao dịchvới bà con nông dân
- Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định và phát triển, nền kinh tế đạt tốc độtăng trưởng cao, cân đối trong tăng trưởng và hài hòa các mối quan hệ xã hội làm cho thunhập của người dân ngày càng cao, có nhiều tiềm năng để huy động vốn và doanh số chovay tăng Do đó khách hàng gửi tiền và thành viên vay vốn khá ổn định và phát triển hàngnăm
- QTD có một đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiệt tình, phục vụ vui vẻ với kháchhàng, có sự kết hợp chặt chẽ với các phòng ban và đoàn kết trong nội bộ cơ quan
Những thuận lợi trên đã góp phần không nhỏ trong hoạt động của QTD, giúp Quỹ tíndụng hoạt động có hiệu quả và đứng vững trên thị trường trong nhiều năm qua Tuy nhiên,bên cạnh những thuận lợi đó thì còn có những khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến hoạtđộng của Quỹ tín dụng
3.5.2 Khó khăn
- Với xu thế mở cửa trong hoạt động Ngân hàng, hiện nay QTD Mỹ Hòa đang nằmtrong thế cạnh tranh gay gắt với nhiều Ngân hàng và QTD đóng trên địa bàn Tỉnh như:NHNN & PTNN tỉnh An Giang, Ngân hàng sài gòn thương tín, và một số QTD như: MỹBình, Mỹ Phước đặt trên địa bàn dày đặc, do đó xuất hiện nhiều Ngân hàng và QTD nên
đã đặt QTD nhân dân Mỹ Hòa vào thế cạnh tranh gay gắt
- Nhu cầu vay vốn của khách hàng rất cao nhưng khách hàng không có đủ tài sản thếchấp, không có tài sản thế chấp hoặc tài sản thế chấp không hợp pháp, hợp lệ do đó đã hạnchế việc cho vay của QTD Mỹ Hòa
- Chính sách về thuế áp dụng cho loại hình kinh tế hợp tác của hệ thống Quỹ tín dụngnhân dân còn cao (20%), chưa thực sự khuyến khích
- Về chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ nhân viên còn nhiều hạn chế, một số cán bộQTD chưa đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới cần phải phấn đấu rèn luyện nhiều hơn thì mới đápứng được yêu cầu công việc trong thời gian tới