1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán chi phí sản xuất xây lắp tại Xí nghiệp xây dựng công trình Ngầm- Công ty TNHH MTV xây dựng Lũng Lô

44 216 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 279,5 KB

Nội dung

Không những vậy, tài liệu về chi phí sản xuất sản phẩm còn là căn cứ quantrọng để phân tích và đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toánchi phí, tình hình sử dụng tài

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong cơ chế thị trường hiện hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại vàphát triển thì các doanh nghiệp đều phải cạnh tranh lẫn nhau thông qua nhiều hìnhthức trong đó chất lượng và giá cả là hai hình thức và hai vấn đề mà người tiêudùng quan tâm nhất.Vì vậy muốn đứng vững trên thị trường, các doanh nghiệpluôn phải tìm cách hạ giá sản phẩm của mình một cách hợp lý hơn nữa các yếu tốcấu thành nên sản phẩm xây lắp Do đó, công tác kế toán chi phí sản phẩm xây lắpđóng vai trò quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp xây dựng cơ bản (XDCB) nóiriêng và đất nước nói chung trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn, nhất

là trong xu thế hội nhập và trong điều kiện nước ta còn nhiều khó khăn, hạn chế Không những vậy, tài liệu về chi phí sản xuất sản phẩm còn là căn cứ quantrọng để phân tích và đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toánchi phí, tình hình sử dụng tài sản, vật tư, lao động tiền vốn, tình hình thực hiện kếhoạch giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp, từ đó có các quyết định quản lý phùhợp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nội bộ, đưa ra cách quản lý sao cho tiếtkiệm chi phí sản xuất ở mức thấp nhất, hạ giá thành sản phẩm , tăng sức cạnh tranhcủa sản phẩm trên thị trường và ra những giải pháp cải tiến, đổi mới công nghệ sảnxuất với mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận

Đối với Xí nghiệp xây dựng công trình Ngầm- công ty TNHH MTV xâydựng Lũng Lô là một Xí nghiệp xây lắp nên mang đặc điểm của ngành XDCB Xínghiệp không tổ chức kho vật liệu chung tại Xí nghiệp các kho nguyên vật liệu(NVL) được bố trí tại các công trình (CT), hạng mục công trình (HMCT) Trongkhi đó Xí nghiệp lại tổ chức thi công ở nhiều địa điểm khác nhau và nhu cầu sửdụng NVL tại các công trình đó là thường xuyên Như vậy, việc theo dõi xuất,nhập vật tư hàng ngày theo từng phiếu xuất nhập là rất phức tạp và khó khăn, dễgây ra tình trạng thất thoát

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất xây lắpcông trình xây dựng đối với Xí nghiệp xây dựng công trình Ngầm - công ty TNHHMTV xây dựng Lũng Lô, cùng với kiến thức đã học ở trường và qua quá trình tìm

SV: Tống Thị Phương – K44D3

Khoa: Kế toán – Kiểm toán

1

Trang 2

hiểu thực tiễn công tác kế toán xác định chi phí công trình thủy điện Yên Thắng của

Xí nghiệp, em đã chọn đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất xây lắp tại Xí nghiệp xây

dựng công trình Ngầm- Công ty TNHH MTV xây dựng Lũng Lô” làm đề tài

khóa luận tốt ngiệp

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lýluận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất xây lắp tại các doanh nghiệp xây dựng cơbản

Phân tích, đánh giá đúng thực trạng kế toán chi phí sản xuất xây lắp côngtrình thủy điện Yên Thắng tại Xí nghiệp xây dựng công trình Ngầm – Công tyTNHH MTV xây dựng Lũng Lô từ đó chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế, những tồn tại

và nguyên nhân để từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phísản xuất xây lắp tại Xí nghiệp xây dựng công trình Ngầm – Công ty TNHH MTVxây dựng Lũng Lô

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu lý luận cơ bản về kế toán chiphí sản xuất xây lắp và thực trạng kế toán chi phí sản xuất xây lắp công trình thủyđiện Yên Thắng tại Xí nghiệp xây dựng công trình Ngầm – Công ty TNHH MTVxây dựng Lũng Lô

Chuyên đề đi sâu vào xác định đối tượng tập hợp chi phí bao gồm: Chi phínguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí

sử dụng máy thi công và kế toán tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp tại doanh nghiệpxây lắp

Phạm vi nghiên cứu là các đối tượng được xác định là chi phí của công trìnhthủy điện Yên Thắng Quá trình nghiên cứu được thực hiện tại phòng Tài chính –

Kế toán của Xí nghiệp xây dựng công trình Ngầm- Công ty TNHH MTV xây dựngLũng Lô Kỳ nghiên cứu là số liệu các năm thực hiện thi công công trình thủy điệnYên Thắng 2009, 2010, 2011

Trang 3

4 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận nội dung khóa luận tốt nghiệp bao gồm 3chương:

Chương 1: Lý luận cơ bản về chi phí sản xuất xây lắp tại Xí nghiệp xây lắp Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất xây lắp công trình thủy điện

Yên Thắng tại XNXD công trình Ngầm – Công ty TNHH MTV xây dựng Lũng Lô.

Chương 3: Các kết luận và giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản

xuất xây lắp công trình thủy điện Yên Thắng tại Xí nghiệp xây dựng công trình

Ngầm – Công ty xây dựng Lũng Lô.

SV: Tống Thị Phương – K44D3

Khoa: Kế toán – Kiểm toán

3

Trang 4

Chương I: Lý luận cơ bản về chi phí sản xuất xây lắp tại Xí nghiệp

xây lắp1.1.Chi phí sản xuất xây lắp và phân loại chi phí sản xuất xây lắp

1.1.1 Khái niệm, bản chất và ý nghĩa của chi phí sản xuất xây lắp

Kế toán chi phí sản xuất xây lắp tại Xí nghiệp xây lắp phải tuân thủ các quyđịnh chung của luật kế toán, chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành đặc

biệt là chuẩn mực kế toán 02 : “Hàng tồn kho” và chuẩn mực kế toán 15: “Hợp

đồng xây dựng”

Theo đó các ngành sản xuất vật chất khác, ngành XDCB muốn tiến hànhhoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm thì cần phải có cả ba yếu tố cơ bảncủa sản xuất, đó là: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động Các yếu tốnày tham gia vào quá trình sản xuất tạo nên các loại chi phí tương ứng Tương ứngvới việc sử dụng tài sản cố định là chi phí khấu hao tài sản cố định, tương ứng vớiviệc sử dụng nguyên vật liệu là chi phí nguyên vật liệu, tương ứng với sử dụng laođộng là chi phí tiền lương, tiền công Trong nền kinh tế thị trường, các khoản chiphí trên đều được biểu hiện bằng tiền

Vậy chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các hao phí về lao độngsống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra đểtiến hành hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định

Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp là toàn bộ các khoản hao phí vậtchất mà doanh nghiệp chi ra để thực hiện công tác xây dựng nhằm tạo ra các sảnphẩm khác nhau theo mục đích kinh doanh cũng như theo hợp đồng giao nhận đã kýkết

Chi phí về lao động sống là những chi phí về tiền lương, thưởng, phụ cấp vàcác khoản trích theo lương của người lao động Chi phí lao động vật hóa là nhữngchi phí về sử dụng các yếu tố tư liệu lao động, đối tượng lao động dưới các hình tháivật chất, phi vật chất, tài chính và phi tài chính Chi phí sản xuất của doanh nghiệpXDCB phát sinh thường xuyên trong quá trình sản xuất chung nhưng để phục vụcho quản lý và hạch toán, tập hợp theo từng kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm phùhợp với kỳ báo cáo

Trang 5

1.1.2.Phân loại chi phí sản xuất xây lắp

Chi phí sản xuất kinh doanh có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khácnhau tuỳ thuộc vào mục đích và yêu cầu của công việc quản lý Tuy nhiên về mặt kếtoán, chi phí sản xuất thường phân loại theo các tiêu thức sau:

1.1.2.1 Phân loại theo nội dung kinh tế của chi phí.

Theo cách phân loại này, căn cứ vào tính chất nội dung kinh tế của chi phísản xuất để chia ra các yếu tố chi phí, mỗi yếu tố chi phí bao gồm những chi phí cócùng nội dung kinh tế, không xét đến công dụng cụ thể, nội dung phát sinh

Đối với doanh nghiệp xây lắp, toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ được chiathành các yếu tố:

a, Chi phí nguyên vật liệu (gồm chi phí nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệuphụ) như : Xi măng, cát, gạch sắt thép và các vật liệu phụ như que hàn,

b, Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất: quần áo bảo hộ lao động, mặt nạ, hàn, ván,khuôn

c, Chi phí nhiên liệu: Xăng, dầu mỡ, khí nén

d, Chi phí nhân công: Là tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhântrực tiếp và gián tiếp sản xuất

e, Chi phí khấu hao tài sản cố định: là toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định

sử dụng cho sản xuất của doanh nghiệp

f, Chi phí dịch vụ mua ngoài: là số tiền phải trả về các loại dịch vụ mua ngoài phục

vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

g, Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm các chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuấtngoài các yếu tố chi phí đã nêu trên

Đối với kế toán nó là cơ sở để tổ chức tập hợp chi phí sản xuất theo yếu tố,giám đốc tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất đồng thời là cơ sở tínhtoán thu nhập quốc dân, đánh giá tình hình tăng năng suất lao động

SV: Tống Thị Phương – K44D3

Khoa: Kế toán – Kiểm toán

5

Trang 6

1.1.2.2 Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm xây lắp.

Theo cách phân loại này, căn cứ vào mục đích và công dụng của chi phítrong sản xuất để chia ra các khoản mục chi phí khác nhau, mỗi khoản mục chi phíbao gồm những chi phí có cùng mục đích và công dụng, không phân biệt chi phí cónội dung kinh tế như thế nào?

Thông thường, chi phí sản xuất chia thành bốn khoản mục chính: chi phínguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công (MTC) và chi phí sản xuất chung

Nhưng do đặc thù của sản xuất xây lắp có chi phí máy thi công lớn và phứctạp nên chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp được chia thành bốn khoản mục sau:

a, Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là tất cả những chi phí nguyên vật liệuthực tế chi ra để cấu tạo nên thực thể công trình như vật liệu chính (xi măng, cát, đá,gạch ), các cấu kiện bê tông và các phụ gia khác

b, Chi phí nhân công trực tiếp: Là toàn bộ tiền lương chính và các khoản phụcấp lưong phải trả cho công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng xây lắp, công nhânphục vụ xây lắp kể cả công nhân bốc dỡ vật liệu trong phạm vi mặt bằng xây lắp vàcông nhân chuẩn bị, kết thúc thu gọn hiện trưòng thi công, không phân biệt côngnhân trong danh sách hay thuê ngoài Khoản mục nhân công trực tiếp không baogồm tiền lương và các khoản phụ cấp cho nhân viên quản lý đội, nhân viên vănphòng ở bộ máy quản lý doanh nghiệp, tiền ăn

c, Chi phí sử dụng máy thi công: là toàn bộ chi phí trực tiếp liên quan tớiviệc sử dụng máy để xây dựng hoặc lắp dặt công trình, bao gồm: chi phí về vật liệutrong máy thi công, chi phí nhân viên điều khiển máy (chỉ có tiền lao động chínhkhông bao gồm tiền lương phụ và các khoản trích theo lương), chi phí khấu haomáy thi công, chi phí mua ngoài sử dụng cho máy thi công và các khoản chi phímáy thi công khác

d, Chi phí sản xuất chung: là chi phí phục vụ cho việc quản lý tại đội, côngtrình và những chi phí sản xuất chung khác không thể kế toán trực tiếp cho côngtrình, bao gồm: Chi phí nhân viên quản lý đội (đội trưởng, đội phó ) và các khoản

Trang 7

tiền lương phụ, trích theo lương của công nhân sản xuất, nhân viên điều khiển máythi công, chi phí vật liệu dùng cho đội, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tàisản cố định ngoài chi phí khấu hao của máy thi công, chi phí dịch vụ mua ngoàidùng chung cho đội và các khoản chi phí bằng tiền khác.

Theo cách phân loại này giúp ta biết được cơ cấu khoản mục tính giá thànhsản phẩm xây lắp trong doanh nghiệp kinh doanh xây lắp, đồng thời giúp kế toán sửdụng tài khoản phù hợp

1.2.2.3 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm sản xuất

Theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng sản phẩm thì chi phísản xuất của doanh nghiệp được chia thành định phí và biến phí

a, Định phí : Là các chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi vềkhối lượng của hoạt động sản xuất hoặc khối lượng sản phẩm sản xuất trong mộtphạm vi phù hợp Phạm vi phù hợp ở đây là phạm vi giữa mức độ hoạt động tối đa

và mức độ hoạt động tối thiểu mà doanh nghiệp dự định sản xuất

b, Biến phí : Là những chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ thuận với khối lượngsản phẩm sản xuất trong kỳ

Phần chênh lệch giữa doanh thu và biến phí được gọi là số dư đảm phí Theocách phân loại chi phí như vậy các nhà quản trị doanh nghiệp có thể xác định được

độ lớn của đòn bẩy kinh doanh

Ngoài ra, chi phí sản xuất còn được phân loại theo các cách sau:

Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp hạch toán chi phí và mối quan

hệ với đối tượng chịu phí: Theo phương pháp này chi phí sản xuất được chia thànhchi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp

Phân loại chi phí theo nội dung cấu thành của chi phí : Chi phí sản xuất đượcchia thành chi phí đơn nhất và chi phí tổng hợp

1.2 Kế toán về chi phí sản xuất xây lắp tại Doanh nghiệp xây lắp

1.2.1 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí.

1.2.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí

SV: Tống Thị Phương – K44D3

Khoa: Kế toán – Kiểm toán

7

Trang 8

Xuất phát từ quy định về lập dự toán công trình xây dựng cơ bản là phải lậptheo từng hạng mục công trình và phải phân tích theo từng khoản mục chi phí cũngnhư đặc điểm các đơn vị nhận thầu, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành xâylắp có đặc điểm sau:

Kế toán chi phí sản xuất nhất thiết phải được phân tích theo từng khoản mụcchi phí, từng hạng mục công trình, từng công trình cụ thể Qua đó thường xuyên sosánh, kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí, xem xét nguyên nhân vượt, hụt dựtoán và đánh giá hiệu quả kinh doanh

Đối tượng hạch toán chi phí có thể là công trình, hạng mục công trình, cácđơn đặt hàng, các giai đoạn của hạng mục hay nhóm hạng mục vì thế phải lập dựtoán chi phí và tập hợp chi phí theo từng hạng mục

1.2.1.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất xây lắp

a, Phương pháp tập hợp trực tiếp

Được áp dụng với những chi phí trực tiếp, là những chi phí chỉ liên quan đếnmột đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Khi có phát sinh thì căn cứ vào các chứng

từ gốc kê toán tập hợp chi phí cho từng đối tượng sản xuất

Trong trường hợp doanh nghiệp xác định đối tượng tập hợp chi phí là côngtrình hay HMCT thì hàng tháng căn cứ vào các chi phí phát sinh liên quan đến côngtrình hay HMCT nào tập hợp chi phí cho công trình đó

b, Phương pháp phân bổ gián tiếp

Được áp dụng với những chi phí gián tiếp liên quan đến nhiều đối tượng kếtoán chi phí sản xuất Vì vậy phải xác định theo phương pháp phân bổ gián tiếp

Để phân bổ cho các đối tượng phải chọn tiêu thức phân bổ và tính hệ số phân

bổ chi phí

Công thức: H = C/T

Trong đó: H: Hệ số phân bổ chi phí

C: Tổng chi phí cần phân bổT: Tổng đại lượng của tiêu thức phân bổMức chi phí phân bổ cho từng đối tượng tính theo công thức sau:

Ci = H x Ti

Trang 9

Trong đó: Ci: Chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng i

Ti: Đại lượng của tiêu thức phân bổ của đối tượng iTrường hợp đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là đội thi công hay côngtrường thì chi phí sản xuất phải tập hợp theo đội thi công hay công trường Cuối kỳtổng số chi phí tập hợp phải được phân bổ cho từng công trình, HMCT để tính giáthành sản phẩm riêng

1.2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất xây lắp tại Doanh nghiệp xây lắp.

1.2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

a, Chứng từ sử dụng

- Phiếu nhập kho

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

- Bảng kiểm kê nguyên vật liệu (NVL)

- Hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT)

- Hóa đơn bán hàng

- Hóa đơn cước vận chuyển

- Biên bản kiểm kê NVL

b, Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 621 dùng để tập hợp chi phí nguyên vật liệu dùng cho sản xuấtphát sinh trong kỳ, cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản tập hợp chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm

c, Nội dung kết cấu:

- Bên nợ: Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho thi công

- Bên có: + Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng không hết

+ Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan như: TK111, TK112,TK152, TK153, TK154

d, Trình tự kế toán chi phí NVLTT

Phụ lục 1.1:Sơ đồ Kế toán chi phí NVLTT (theo phương pháp KKTX)

1.2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.

a, Chứng từ sử dụng

SV: Tống Thị Phương – K44D3

Khoa: Kế toán – Kiểm toán

9

Trang 10

- Bảng chấm công

- Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp thicông

b, Tài khoản sử dụng:

TK622 "chi phí nhân công trực tiếp"

+Nội dung: Để tổng hợp và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sản xuấtvào tài khoản tập hợp CPSX và tính giá thành (bao gồm cả tiền lương, tiền thưởng,các khoản phụ cấp, các khoản phải trả khác của công nhân sản xuất)

c, Nội dung kết cấu:

- Bên nợ: Chi phí NCTT trong kỳ

- Bên có: Kết chuyển chi phí để tính giá thành

Ngoài ra kế toán còn sử dụng các TK334, TK338, TK111

d, Trình tự kế toán chi phí NCTT:

Phụ lục 1.2: Sơ đồ Kế toán chi phí NCTT

1.2.2.3 Kế toán chi phí máy thi công

b, Tài khoản sử dụng: TK623 "chi phí sử dụng máy thi công"

+ Nội dung: Để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng MTC phục vụ trực tiếp cho hoạtđộng xây lắp công trình.Không hạch toán vào các khoản trích theo lương phải trảcho công nhân sử dụng MTC( như BHYT, BHXH, KPCĐ) Cuối kỳ kết chuyểnsang tài khoản tập hợp chi phí và tính giá thành

c, Kết cấu của tài khoản 623

- Bên nợ: Các chi phí liên quan đến MTC ( chi phí NVL cho máy hoạt động,chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương, tiền công của công nhân trực tiếpđiều khiển máy, chi phí bảo dưỡng, sữa chữa MTC, )

Trang 11

- Bên có: kết chuyển chi phí sử dụng MTC sang bên nợ TK 154 : chi phí sảnxuất kinh doanh dở dang.

TK623 cuối kỳ không có số dư, có 6 tài khoản cấp 2:

+ TK6231: chi phí NC: bao gồm lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấpcủa công nhân điều khiển máy

+ TK6232: chi phí vật liệu: bao gồm chi phí vật liệu, nhiên liệu phục vụMTC

+ TK6233: chi phí công cụ sản xuất: bao gồm chi phí về CCDC phục vụMTC

+ TK6234: chi phí khấu hao máy thi công: dùng để phản ánh khấu hao MTC

sử dụng vào hoạt động xây lắp công trình

+ TK6237: chi phí dịch vụ thuê ngoài

+ TK6238: chi phí khác bằng tiền: chi phí phục vụ cho hoạt động của MTC

c, Kết cấu:

+ Bên nợ: Tập hợp chi phí sử dụng MTC thực tế phát sinh

+ Bên có: - Các khoản ghi giảm chi phí sử dụng MTC

- Kết chuyển (hoặc phân bổ) chi phí sử dụng máy thi công cho

CT, HMCT

d, Trình tự kế toán chi phí sử dụng MTC:

Phụ lục 1.3: Sơ đồ 3 Kế toán chi phí sử dụng MTC

1.2.2.4 Kế toán chi phí sản xuất chung.

a, Chứng từ sử dụng

- Bảng phân bổ NVL, CCDC

- Bảng trích KH TSCĐ

- Bảng chấm công và bảng tính lương của nhân viên quản lý

- Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng của các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụcông tác quản lý

Trang 12

+Nội dung: Để tập hợp chi phí quản lý và phục vụ thi công ở các đội xây lắptheo nội dung qui định.

c, Kết cấu:

- Bên nợ: Tập hợp chi phí SXC phát sinh trong kỳ

- Bên có: Các khoản ghi giảm chi phí phát sinh (nếu có);

Chi phí SXC kết chuyển để tính giá thành

TK627 mở 6 tài khoản cấp 2:

+ TK6271: Chi phí nhân viên quản lý đội

+ TK6272: Chi phí vật liệu

+ TK6273: Chi phí CCDC sản xuất

+ TK6274: Chi phí khấu hao TSCĐ

+ TK6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài

+ TK6278: Chi phí khác bằng tiền

d, Trình tự kế toán CPSX chung

Phụ lục 1.4: Sơ đồ Kế toán chi phí sản xuất chung

1.2.2.5 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp

Các phần trên đã nghiên cứu cách hạch toán và phân bổ các loại CPSX CácCPSX kể trên cuối cùng đều được tổng hợp vào bên Nợ TK154 "CPSX kinh doanh

dở dang" TK154 được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình

Số dư bên nợ: Chi phí SXKD còn dở dang cuối kỳ

- TK 154 chi tiết thành 4 tài khoản cấp 2:

Trang 13

+ TK 1541 “Xây lắp” phản ánh chi phí và giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp;+TK 1542 “Sản phẩm khác” phản ánh chi phí và giá thành sản phẩm khác như cácloại sản phẩm, cấu kiện xây lắp…

+ TH 1543 “Dịch vụ” phản ánh chi phí và giá thành dịch vụ;

+ TK 1544 “Chi phí bảo hành xây lắp” Phản ánh chi phí bảo hành công trình xâydựng, lắp đặt

b, Trình tự hạch toán:

Phụ lục 1.5: Sơ đồ Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp

Cuối kỳ kết chuyển hoặc phân bổ chi phí NVLTT, chi phí NCTT, CPSXchung, chi phí sử dụng máy thi công (chi tiết theo từng đối tượng) kế toán ghi:

Nợ TK154 (chi tiết theo từng đối tượng)

Có TK621 "chi phí nguyên vật liệu trực tiếp"

Có TK622 "chi phí nhân công trực tiếp"

Có TK623 "chi phí sử dụng máy thi công"

Có TK627 " CPSX chung"

Giá trị ghi giảm chi phí:

+ Phế liệu thu hồi:

Nợ TK152 (chi tiết phế liệu)

Có TK154 (chi tiết theo đối tượng)+ Giá trị vật liệu thiếu hụt bất thường:

Trang 14

1.2.2.6.Sổ kế toán và trình tự ghi sổ kế toán

Các sổ kế toán được sử dụng ở Xí nghiệp khi phát sinh nghiệp vụ liên quanđến chi phí bao gồm sổ Nhật ký chung, sổ cái các tài khoản 621, 622, 623, 627, 154,

111, 112 và các sổ chi tiết của các tài khoản chi phí sản xuất xây lắp

Trang 15

Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất xây lắp công trình thủy điện Yên Thắng tại XNXD công trình Ngầm – Công ty TNHH

MTV xây dựng Lũng Lô2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán chi phí sản xuất xây lắp công trình thủy điện Yên Thắng tại XNXD công trình Ngầm – Công ty TNHH MTV xây dựng Lũng Lô.

2.1.1 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý và tổ chức công tác kế toán tại XNXD công trình Ngầm – Công ty TNHH MTV xây dựng Lũng Lô.

2.1.1.1 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý

Bộ máy tổ chức quản lý của Xí nghiệp xây dựng công trình ngầm gồmgiám đốc, các phòng ban và các đội sản xuất

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức quản lý Xí nghiệp xây dựng công trình Ngầm

Giám đốc giữ vai trò lãnh đạo chung cho toàn Xí nghiệp, chỉ đạo trực tiếp đến cácphòng ban, các tổ, đội sản xuất; chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước Công ty vềmọi mặt sản xuất kinh doanh Đồng thời cũng đại diện cho quyền lợi của toàn bộcông nhân viên toàn Xí nghiệp

Dưới giám đốc là các phòng ban chức năng được phân bổ theo yêu cầu kỷthuật, yêu cầu kinh doanh Có chức năng theo dõi, hướng dẫn đôn đốc thực hiện chế

độ thi công, đảm bảo chất lượng công trình, giúp cho nhân viên quản lý ở các độicông trường hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình Các phòng ban này còn có chức

SV: Tống Thị Phương – K44D3

Khoa: Kế toán – Kiểm toán

15

Giám đốc

Phòng kế hoạch Phòng TCKT Phòng kỹ thuật Phòng vật tư

Đội số 1 Đội số 2 Đội số 3 Đội số 4 Đội số 5

Trang 16

năng lập kế hoạch, nghiên cứu, tìm hiểu thị trường Cung cấp các thông tin, số liệucần thiết, phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp giúp cho ban giámđốc có biện pháp quản lý thích hợp.

Xí nghiệp xây dựng công trình ngầm có 5 đội xây lắp Khi nhận thầu côngtrình nào thì các đội nhận phân công của cấp trên trên cơ sở hợp đồng khoán

Lực lượng sản xuất trên các công trình chủ yếu là các đội xây dựng Ngoài ra

do yêu cầu của mỗi công trình mà có thể tuyển thêm lao động làm hợp đồng hoặcthuê nhân công tại chỗ làm việc theo thời vụ

Với mô hình tổ chức sản xuất, tổ chức quản ký nói trên, Xí nghiệp có điềukiện quản lý chặt chẽ về mặt kinh tế kỷ thuật cũng như tổ chức tới từng đội, từngcông trình đồng thời nâng cao được hiệu quả của sản xuất thi công

b Đặc điểm quy trình sản xuất kinh doanh

Do đặc điểm của ngành XDCB là sản phẩm của xây dựng mang tính đơnchiếc, kết cấu khác nhau, thời gian thi công kéo dài… nên quy trình sản xuất kinhdoanh có nhiều đặc điểm riêng Hơn nữa Xí nghiệp công trình ngầm là một doanhnghiệp nhà nước trực thuộc Công ty xây dựng Lũng Lô – Bộ Quốc Phòng, nhưng làmột đơn vị kinh doanh độc lập, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực XDCB Đối vớimột số công trình đặc biệt, Xí nghiệp được Nhà nước và Bộ Quốc Phòng chỉ địnhthầu, còn lại các công trình khác Xí nghiệp phải tự tham gia đấu thầu Nếu trúngthầu Xí nghiệp giao cho các đơn vị trực thuộc Xí nghiệp Nhưng các đội phải bảo vệbiện pháp thi công công trình và thành lập công trình Trong quá trình thi công mỗiđội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và Công ty về an toàn lao động và chấtlượng công trình do mình thi công

Trang 17

Sơ đồ 2.2: Khái quát quá trình sản xuất kinh doanh

2.1.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty

2.1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán của Xí nghiệp xây dựng công trình ngầm gồm có 6 người

được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sảnxuất, kinh doanh, tổ chức quản lý phù hợp với yêu cầu quản lý và trình độ kế toántại Xí nghiệp

Mọi công việc kế toán đều được thực hiện ở bộ phận kế toán của Xí nghiệp từviệc thu thập chứng từ, lập sổ nhật ký chung, ghi sổ chi tiết đến lập báo cáo kế toán

Kế toán ở các tổ đội sản xuất chỉ tập hợp các chi phí thực tế phát sinh, trên cơ sởcác chứng từ gốc được Xí nghiệp phê duyệt, không có tổ chức hạch toán riêng.Chính nhờ sự tập trung của công tác kế toán này mà Xí nghiệp nắm được toàn bộthông tin từ đó có thể kiểm tra, đánh giá, chỉ đạo kịp thời Phương thức tổ chức bộmáy của Xí nghiệp có đặc trưng là mọi nhân viên kế toán đều được điều hành trựctiếp từ một người lãnh đạo là Kế toán trưởng

Phòng kế toán tài chính có chức năng thu thập xử lý và cung cấp thông tinkinh tế, qua đó kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, kiểm tra về sử dụng, bảo vệ

Thành lập ban chỉ huy công trường

Lập phương án tổ chức thi công

Bảo vệ phương án và biện

pháp thi công

Tiến hành tổ chức thi công

theo thiết kế được duyệt

Tổ chức nghiệm thu khối lượng và chất

lượng công trình

Lập bảng nghiệm thu thanh toán công trình Công trình hoàn thành, làm quyết toán bàn giao

công trình cho chủ thầu

Trang 18

tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm bảo đảm quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh vàchủ động tài chính Xí nghiệp.

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

* Kế toán trưởng (kiêm trưởng phòng kế toán): là người phụ trách công tácquản lý, tổ chức có hiệu quả hoạt động kinh doanh, điều hành công tác kế toán trongphòng kế toán Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước giám đốc và cấp trên mọihoạt động tài chính của Xí nghiệp

* Kế toán tiền gửi ngân hàng, huy động vốn: Thực hiện các quan hệ giaodịch với các ngân hàng như thu, chi tiền gửi ngân hàng, huy động vốn để đảm bảocho hoạt động sản xuất bình thường Đồng thời theo dõi việc hoàn trả vốn

* Kế toán TSCĐ và theo dõi tình hình công nợ: quản lý tình hình về TSCĐcủa Xí nghiệp như:

- Tình hình tăng giảm TSCĐ

- Tính khấu hao và lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ

- Lập báo cáo về TSCĐ theo năm

* Kế toán nguyên vật liệu: thực hiện các công việc theo dõi tình hình nhập,xuất vật tư, nguyên vật liệu; lập báo cáo về tình hình nguyên vật liệu

* Thủ quỹ: chịu trách nhiệm về quản lý quỹ tiền mặt, thu chi tiền mặt thôngqua các phiếu thu, phiếu chi được duyệt

* Kế toán tổng hợp: Thực hiện các công việc sau:

- Xử lý các loại số liệu, tập hợp chi phí

Kế toánnguyênvật liệu

Thủquỹ

Kế toántổng hợp

Nhân viên kinh tế ở đội, công trình

Trang 19

- Đánh giá sản phẩm làm dở, tính giá thành sản phẩm

- Thực hiện kế toán vốn bằng tiền và kế toán quản lý doanh nghiệp

- Lập báo cáo kế toán, báo cáo tài chính

2.1.2 Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến kế toán chi phí sản xuất xây lắp tại XNXD công trình Ngầm.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và xu thế toàn cầuhoá, XDCB ngày càng giữ vững vai trò quan trọng tạo ra cơ sở vật chất cho đấtnước XDCB là một ngành sản xuất vật chất độc lập, đặc biệt có khả năng tái sảnxuất tài sản cố định cho tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân Đây là ngànhtạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho toàn xã hội, tạo cơ sở hạ tầng và tăng cường cả tiềmlực kinh tế lẫn quốc phòng cho đất nước Quá trình sản xuất sản phẩm xây lắp cónhững đặc điểm khác biệt so với ngành khác, những đặc điểm đó sẽ ảnh hưởng tớicông tác hạch toán kế toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất – tính giá thànhsản phẩm xây lắp nói riêng

Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc có quy mô lớn,kết cấu phức tạp Đặc điểm này đòi hỏi doanh nghiệp tổ chức quản lý và hạch toánsản phẩm xây lắp nhất thiết phải lập dự toán thiết kế thi công Dự toán này phảiđược những tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xét duyệt Trong quá trình sản xuất xâylắp, doanh nghiệp phải luôn theo dõi chi phí sản xuất thực tế với dự toán

Sản phẩm xây lắp được cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện khác phục vụcho thi công công trình như: máy móc thiết bị, vật tư, người lao động, phương tiệnvận chuyển đều phải di chuyển theo địa điểm thi công Đồng thời, công tác xâylắp phải tiến hành ngoài trời nên chịu tác động của thời tiết, khí hậu dễ gây tìnhtrạng mất mát, hao hụt, lãng phí vật tư tài sản làm tăng thiệt hại trong tổng chi phísản xuất Điều này gây khó khăn về công tác quản lý nhất là công trình làm xa trụ

sở của doanh nghiệp, xa trung tâm, xa khu dân cư Do vậy, thông thường các doanhnghiệp xây lắp sử dụng lực lượng lao động thuê ngoài tại chỗ, nơi thi công côngtrình để giảm bớt chi phí huy động và giải thể công trình Với điều kiện sản xuấtXDCB nên việc thi công ở mức độ nào đó mang tính thời vụ, vì lẽ đó mà trong quátrình thi công cần quản lý lao động, vật tư chặt chẽ, thi công nhanh, đúng tiến độ khi

SV: Tống Thị Phương – K44D3

Khoa: Kế toán – Kiểm toán

19

Trang 20

điều kiện môi trường, thời tiết thuận lợi Trong điều kiện thời tiết không thuận lợiảnh hưởng đến chất lượng công trình có thể phải làm lại và các thiệt hại phát sinh

do ngừng sản xuất Doanh nghiệp cần có chế độ làm việc phù hợp, nhằm tiết kiệmchi phí, hạ giá thành

Sản phẩm xây lắp mang tính riêng lẻ, đơn chiếc, mỗi sản phẩm có yêu cầu về mặtthiết kế kỹ thuật, kết cấu, hình thức, địa điểm xây dựng khác nhau, đặc điểm nàygây khó khăn cho quản lý giá thành và cho việc thực hiện công tác so sánh mức hạgiá thành sản phẩm của kỳ trước với kỳ này, của doanh nghiệp cùng ngành Vì vậy,mỗi sản phẩm xây lắp có yêu cầu tổ chức quản lý, tổ chức thi công và biện pháp thicông phù hợp, có như vậy thì việc sản xuất mới mang lại hiệu quả cao Do sảnphẩm mang tính đơn chiếc nên chi phí sản xuất cho từng công trình sẽ khác nhau

Do vậy, việc tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm xây lắp được tính cho từngsản phẩm xây lắp riêng biệt Thông thường, sản phẩm xây lắp được thực hiện theođơn đặt hàng nên ít phát sinh chi phí trong quá trình lưu thông

Tuỳ theo quy mô của sản phẩm, kết cấu kỹ thuật và khả năng về vốn của đơn

vị xây lắp, khả năng thanh toán của chủ đầu tư và yêu cầu tiến độ thi công của bêngiao thầu, thời gian thi công có thể kéo dài vài tháng đến vài năm nên kỳ tính giáthành thường không xác định hàng tháng như trong sản xuất Công nghiệp mà xácđịnh theo thời điểm từ khi công trình, hạng mục công trình thi công đến khi hoànthành hay thực hiện bàn giao thanh toán theo giai đoạn quy ước Do đó, để so sánhgiá thành kế hoạch, giá thành định mức một cách kịp thời đòi hỏi kế toán phải biếtbóc tách dự toán công trình thành những phần riêng biệt, tương ứng, kịp thời hạchtoán chi phí sản xuất ngắn gọn

Đặc điểm khoán gọn trong xây lắp: Khoán gọn là hình thức quản lý mới xuấthiện trong các doanh nghiệp ở Việt Nam Các đơn vị nhận khoán ( Xí nghiệp, đội,tổ ) có thể nhận khoán gọn khối lượng công việc hoặc hạng mục công trình Giánhận khoán gọn bao gồm cả chi phí tiền lương, vật liệu, công cụ, dụng cụ thi công,chi phí chung Đơn vị nhận khoán có trách nhiệm tổ chức thi công đúng theo bản vẽthiết kế đảm bảo tiêu chuẩn kỉ thuật Khi nhận khoán, hai bên (bên giao khoán vàbên nhận khoán) phải lập hợp đồng giao khoán trong đó ghi rõ nội dung công việc,

Trang 21

trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên cũng như thời gian thực hiện hợp đồng Khihoàn thành công trình nhận khoán, bàn giao, hai bên lập thanh lý hợp đồng.

Đối tượng hạch toán chi phí sản phẩm xây lắp có thể là công trình, hạng mụccông trình, đơn đặt hàng hoặc giai đoạn công việc hoàn thành Vì thế, doanh nghiệpphải lập dự toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo từng đối tượng.Từ nhữngđặc điểm trên đòi hòi công tác kế toán vừa phải đáp ứng được yêu cầu chung vềchức năng và nhiệm vụ kế toán của một doanh nghiệp sản xuất, vừa phải đảm bảophù hợp với đặc điểm đặc thù của loại hình doanh nghiệp XDCB Từ đó có thể cungcấp số liệu kịp thời, chính xác phù hợp với công tác quản lý sản xuất, kinh doanhmột cách có hiệu quả

2.2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất xây lắp công trình thủy điện Yên Thắng tại XNXD công trình Ngầm- công ty TNHH MTV xây dựng Lũng Lô 2.2.1 Phân loại chi phí sản xuất xây lắp tại Xí nghiệp.

Do đặc thù của sản xuất trong ngành xây lắp có thêm chi phí sử dụng máy thicông nên trong giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp xây dựng công trình ngầm có bốnkhoản mục chi phí sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là những chi phí về vật liệu chính, vật liệuphụ, các cấu kiện khác hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham giá cấuthành nên sản phẩm xây lắp như: đá, xi măng, nhựa đường,

- Chi phí nhân công trực tiếp: là toàn bộ tiền lương chính, lương phụ, thưởng,phụ cấp, tiền công phải trả cho CNTT thực hiện khối lượng xây lắp, công nhân phục

vụ xây lắp kể cả công nhân vận chuyển, bốc dỡ vật liệu trong phạm vi mặt bằng xâylắp và công trình chu ẩn bị, kết thúc thu dọn hiện trường thi công, không phân biệtcông nhân trong DN hay thuê ngoài

- Chi phí sử dụng MTC : là toàn bộ CP trực tiếp liên quan tới việc sử dụngmáy để hoàn thành sản phẩm xây lắp

- Chi phí sản xuất chung: là những chi phí có liên quan đến việc tổ chức, phục vụ,quản lý của các đội thi công xây lắp ở các công trường xây dựng Chi phí sản xuất

là khoản mục chi phí tổng hợp bao gồm nhiều nội dung chi phí khác nhau và đều cómối quan hệ gián tiếp với các đối tượng xây lắp

SV: Tống Thị Phương – K44D3

Khoa: Kế toán – Kiểm toán

21

Trang 22

2.2.2 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất xây lắp.

Công ty xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là công trình, hạngmục công trình và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kêkhai thường xuyên cho từng công trình, hạng mục công trình

Xí nghiệp xây dựng công trình ngầm sử dụng phương pháp trực tiếp để tậphợp chi phí sản xuất Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là công trình, hạng mụccông trình Chi phí sản xuất phát sinh ở công trình hay hạng mục công trình nào thìđược hạch toán trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó

Các chi phí gián tiếp nếu phát sinh ở công trình nào thì hạch toán vào côngtrình đó, trường hợp những chi phí gián tiếp có tính chất chung cho toàn Công ty thìcuối quý kế toán tập hợp chi phí phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trìnhtheo tiêu thức thích hợp (Công ty sử dụng phương pháp phân bổ theo tiêu thức chiphí nguyên vật liệu trực tiếp)

Xí nghiệp xây dựng công trình ngầm áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính Các khoản chi phíphát sinh hạch toán trên các TK 621, 622, 623, 627 và cuối kỳ tập hợp vào TK 154

để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất xây lắp công trình thủy điện Yên Thắng tại XNXD công trình Ngầm – công ty TNHH MTV xây dựng Lũng Lô.

2.2.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

và trong cả quá trình sản xuất thi công ở công trường

Để đáp ứng khoản mục CP NVLTT, Xí nghiệp sử dụng TK 621 – “Chi phínguyên vật liệu trực tiếp” Giá trị vật tư nhập xuất tồn kho được đánh giá theo giá

Ngày đăng: 24/03/2015, 12:33

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w