1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường miền Bắc.DOC

70 678 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Vấn đềđặt ra cho Công ty TNHH Nhâm Tuấn cũng như các Công ty kinh doanh khác trongngành là phải có một cái nhìn tổng thể về thực trạng phát triển thương mại mặt hàngphụ tùng ôtô trên thị

Trang 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG PHỤ TÙNG ÔTÔ TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC 1.1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu

Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái thế giới bắt nguồn từ sự sụp đổ của thịtrường bất động sản, của hệ thống tài chính ngân hàng…dẫn đến khủng hoảng tronglĩnh vực sản xuất ôtô Nhưng hiện nay nền kinh tế thế giới đã thoát khỏi giai đoạn khókhăn nhất của cuộc khủng hoảng, đang bước đầu hồi phục với tốc độ tăng trưởng kinh

tế bình quân là 4,2%, kéo ngành công nghiệp xe hơi thế giới sôi động trở lại Theonhận định của các nhà phân tích thị trường ôtô của nhiều nước: ngành công nghiệp xehơi thế giới đang khởi sắc trở lại, sức tiêu thụ ôtô trên toàn cầu tăng mạnh, tình hìnhsản xuất của các hãng xe hơi đang hoạt động tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu đó.Trước tình hình đó các nhà sản xuất linh kiện phụ tùng ôtô đã tăng công suất để đápứng nhu cầu lớn của không những cho các nhà sản xuất xe hơi mà còn cho cả nhữngngười tiêu dùng

Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới, kể từ năm 2004 Việt Nam đã đề rachiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, một thịtrường nhiều hứa hẹn cho ngành công nghiệp ôtô Việt Nam phát triển Bên cạnh đó làđời sống và thu nhập của người dân Việt Nam ngày một nâng cao Xu hướng tiêudùng đang bắt nhịp theo xu hướng của thế giới, hướng tới những sản phẩm đắt tiềnvới sự an toàn và sang trọng Lượng tiêu thụ ôtô trên thị trường nội địa ngày càng giatăng Nhưng để sản xuất và lắp ráp ôtô đáp ứng nhu cầu nội địa thì phía sau ngànhcông nghiệp ôtô Việt Nam là vai trò rất quan trọng của thương mại ngành sản xuất,kinh doanh phụ tùng ôtô Thương mại ngành này mới chỉ phát triển mạnh kể từ năm

2004 khi có quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam Chính vì thế cácdoanh nghiệp sản xuất kinh doanh phụ tùng ôtô còn đang gặp nhiều khó khăn Thểhiện ở thị trường nguồn cung chưa dồi dào, tuy số lượng các sản xuất, kinh doanh là

505 doanh nghiệp nhưng năm 2004 số doanh nghiệp sản xuất chỉ mới chiếm khoảng

40 doanh nghiệp, năm 2010 tăng lên 70 doanh nghiệp (trong đó doanh nghiệp FDIchiếm khoảng 40, doanh nghiệp trong nước là 30), ngoài ra tốc độ tiêu thụ mặt hàngphụ tùng ôtô tăng không đều và còn chậm, các doanh nghiệp chưa có sự liên kết vớinhau, cũng như chưa biết liên kết với các nhà sản xuất lắp ráp ôtô để chuẩn bị chochiến lược kinh doanh của mình Thương mại ngành chậm phát triển không thể khôngtính đến vai trò của nhà nước trong vấn đề như phát triển hạ tầng, chính sách đầu tư,chính sách ưu tiên Ngoài ra nhà nước chưa có định hướng rõ ràng về các dòng xechiến lược để các doanh nghiệp tập trung kinh doanh và sản xuất mặt hàng phụ tùng

Trang 2

ôtô chủ chốt, bên cạnh đó chính sách thuế thường xuyên thay đổi gây rất nhiều khókhăn cho các doanh nghiệp

Tuy vậy nhưng vai trò của ngành đã đóng góp đáng kể vào ngân sách của nhànước và đã đóng góp rất lớn trong vấn đề giải quyết công ăn việc làm, giúp cho ngànhsản xuất và lắp ráp ôtô nước nhà ngày càng phát triển Hoạt động thương mại mặthàng phụ tùng ôtô trên thị trường Việt Nam đang được nhà nước chú trọng, và sẽ hứahẹn nhiều tiềm năng phát triển

Qua khảo sát thực tế tại Công ty TNHH Nhâm Tuấn, nhận thấy tình hình chungcủa hoạt động thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô còn gặp rất nhiều khó khăn Bêncạnh yếu tố bên trong doanh nghiệp như về nguồn lực lao động, về công nghệ sử dụngcho hoạt động thương mại thì ngay cả trong định hướng phát triển thương mại củacông ty cũng có nhiều vấn đề Qua điều tra cho thấy tốc độ tiêu thụ mặt hàng phụtùng ôtô tại Công ty có tăng nhưng số lượng còn hạn chế, dẫn tới ảnh hưởng tới doanhthu tiêu thụ mặt hàng phụ tùng ôtô tại công ty Kết quả đó một phần là do yếu tố nộitại của công ty, nhưng phần lớn chịu ảnh hưởng nhiều từ những yếu kém trong cơ sở

hạ tầng thương mại cũng như trong cơ chế chính sách ban hành của nhà nước Vấn đềđặt ra cho Công ty TNHH Nhâm Tuấn cũng như các Công ty kinh doanh khác trongngành là phải có một cái nhìn tổng thể về thực trạng phát triển thương mại mặt hàngphụ tùng ôtô trên thị trường thế giới, trên thị trường Việt Nam cụ thể ở thị trườngmiền Bắc, từ đó đề ra những hướng đi riêng cho Công ty và có những đề xuất kiếnnghị với nhà nước trong phát triển hoạt động thương mại mặt hàng này

Xuất phát từ những lý do trên mà em lựa chọn đi sâu nghiên cứu đề tài: “Giảipháp phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường miền Bắc” Lấy đơn

vị nghiên cứu điển hình là Công ty TNHH Nhâm Tuấn

1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài

Với sự cần thiết đã chỉ ra ở phần trên luận văn “Giải pháp phát triển thương mại mặthàng phụ tùng ôtô trên thị trường miền Bắc” tập trung nghiên cứu những vấn đề lýluận và thực tiễn của phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trườngmiền Bắc Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu trên, luận văn tập trung trả lời các câuhỏi sau:

- Bản chất phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô là gì?

- Thực trạng phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô như thế nào?

- Những thành công và tồn tại trong phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô?

- Ảnh hưởng của chính sách vĩ mô đến phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtônhư thế nào?

- Giải pháp giúp phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trong thời gian tới?

Trang 3

1.3 Các mục tiêu nghiên cứu

Đề tài hướng tới giải quyết 3 mục tiêu:

- Làm rõ những vấn đề lý luận về phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô

- Nghiên cứu thực trạng thương mại và phát triển thương mại mặt hàng phụ tùngôtô trên thị trường miền Bắc, từ đó thấy được những thành công và tồn tại trong pháttriển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường miền Bắc

- Từ những phát hiện qua nghiên cứu đề ra những giải pháp cho công ty và cácdoanh nghiệp khác cũng như có những kiến nghị với Nhà nước trong phát triểnthương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường miền Bắc

1.4 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Về nội dung nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu phát triển thương mại theo quy mô,chất lượng và hiệu quả phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô của Công tyTNHH Nhâm Tuấn trên thị trường miền Bắc Nhưng dưới góc độ kinh tế thương mại,luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các chỉ tiêu về quy mô và chất lượng của hoạt độngphát triển thương mại

Về không gian: Tập trung nghiên cứu điển hình ở Công ty TNHH Nhâm Tuấn.Với phạm vi thị trường được giới hạn trên thị trường miền Bắc

Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô,

số liệu nghiên cứu thu thập từ các báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHHNhâm Tuấn trong giai đoạn từ đầu năm 2007 tới năm 2010 Đồng thời, các dự báo,kiến nghị và đề xuất về giải pháp phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô được

áp dụng cho doanh nghiệp nghiên cứu và các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng phụtùng ôtô trong khoảng thời gian từ 2010 – 20120

1.5 Kết cấu luận văn tốt nghiệp

Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt, tàiliệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtôtrên thị trường miền Bắc

Chương 2: Cơ sở lý luận cơ bản về phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trênthị trường miền Bắc

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng phát triển thươngmại mặt hàng phụ tùng ôtô của Công ty TNHH Nhâm Tuấn trên thị trường miền Bắc.Chương 4: Các kết luận và đề xuất giải pháp về việc phát triển thương mại mặt hàngphụ tùng ôtô trên thị trường miền Bắc

Trang 4

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MẶT

HÀNG PHỤ TÙNG ÔTÔ TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC

2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản

2.1.1 Mô tả mặt hàng phụ tùng ôtô

Từ điển Tiếng Việt do Nhà xuất bản Thanh niên, xuất bản năm 2008, trang 471

có đưa ra định nghĩa: Phụ tùng là bộ phận nhỏ của một vật, có thể thay thế được khihỏng hóc hay hao mòn Như vậy phụ tùng ôtô được hiểu là bộ phận có thể thay thếcho những thành phần, bộ phận cấu tạo nên chiếc xe ôtô

Thông thường cấu tạo của một xe ôtô gồm động cơ, hệ thống truyền lực, gầm

xe, điện động cơ, điện thân xe, thân vỏ Chính vì thế, phụ tùng đi kèm cơ bản gồm cácloại như sau:

1. Phụ tùng động cơ: mục đích của phụ tùng động cơ ôtô (thường sử dụng nhiênliệu xăng hoặc dầu diesel - tạm gọi là động cơ) là chuyển đổi năng lượng sinh ra từquá trình đốt cháy xăng, dầu thành năng lượng cơ học để chiếc xe có thể chuyển độngđược Các phụ tùng trong động cơ gồm:

Trang 5

Hãng sản xuất: SAMSUNG Xuất xứ: Hàn Quốc

Loại hàng: Vành chậu quả dứaLoại xe: SAMSUNG 15THãng sản xuất: SAMGUNGXuất xứ: Hàn Quốc

Trang 6

2.1.2 Khái niệm phát triển thương mại

2.1.2.1 Phát triển thương mại

Hiện nay chưa có một định nghĩa chính thống về phát triển thương mại Do đó,chúng ta dựa trên quan điểm phát triển kinh tế để đưa ra cách hiểu chính xác hơn vềphát triển thương mại Theo Giáo trình Kinh tế phát triển, trường đại học KTQD, nhàxuất bản lao động – xã hội trang 14 “Phát triển kinh tế là một quá trình lớn lên haybiến đổi về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định Trong đó bao gồm

sự tăng lên về quy mô sản lượng cùng với sự thay đổi về chất của nền kinh tế (nhưphúc lợi xã hội, tuổi thọ,…) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế Phát triển kinh tế làmột quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môitrường, thể chế ” Như vậy, khái niệm phát triển kinh tế bao hàm các vấn đề cơ bảnsau:

 Mức độ gia tăng của sản lượng quốc gia và sự tăng trưởng của sản xuất trongmột thời kỳ

 Mức độ biến đổi cơ cấu kinh tế của quốc gia thể hiện ở tỷ trọng của công nghiệp,dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc dân

 Sự tiến bộ xã hội thể hiện ở đời sống dân cư, xóa bỏ nghèo đói, tăng công ăn việclàm và công bằng xã hội

Dựa vào nội hàm phát triển kinh tế có thể hiểu: Phát triển thương mại là sự pháttriển về cả chiều rộng cũng như chiều sâu của các hoạt động thương mại trong nềnkinh tế Đó là sự nỗ lực cải thiện về quy mô, chất lượng các hoạt động thương mạitrên thị trường nhằm tối đa hóa tiêu thụ và hiệu quả của các hoạt động thương mại,hướng tới sự bền vững trong phát triển thương mại Như vậy phát triển thương mạithể hiện trên cả ba nội dung: qui mô, tốc độ phát triển thương mại; chất lượng trongphát triển thương mại; tính tối ưu và hiệu quả trong phát triển thương mại

Đối với một doanh nghiệp phát triển thương mại mặt hàng là: Sự mở rộng vềquy mô thương mại (Tăng sản lượng bán ra, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng sự đadạng của người bán và người mua trên thị trường), thay đổi về chất lượng thương mại(Thể hiện ở sự dịch chuyển cơ cấu hàng hóa, sự tăng lên của các hàng hóa, dịch vụ cóchất lượng tốt, mẫu mã đẹp, sang trọng, sự thay đổi phương thức kinh doanh và phânphối từ truyền thống sang hiện đại…nhằm mục tiêu thâm nhập và khai thác tốt hơn thịtrường cũ), nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại (Thể hiện qua quan hệ so sánhgiữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó), và phát triển thươngmại hướng tới mục tiêu bền vững (Đảm bảo hài hoà các mục tiêu kinh tế - xã hội -môi trường)

Trang 7

2.1.2.2 Phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô

Phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô bao gồm các hoạt động như sự mởrộng quy mô thương mại, tăng tốc độ tăng trưởng, nâng cao hiệu quả hoạt độngthương mại mặt hàng phụ tùng ôtô và mục tiêu hướng tới phát triển bền vững thươngmại mặt hàng phụ tùng ôtô

Để phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô có thể phát triển theo hai hướng làphát triển thương mại theo chiều rộng hoặc chiều sâu:

Phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô theo chiều rộng chính là sự mởrộng về quy mô thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô, gia tăng thị phần mặt hàng phụtùng ôtô của doanh nghiệp trên thị trường, gia tăng số lượng doanh nghiệp tham giathị trường cũng như gia tăng nhu cầu đối với mặt hàng phụ tùng ôtô

Phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô theo chiều sâu có nghĩa thay đổi vềmặt chất lượng của hoạt động thương mại, phát triển thương mại theo hướng sự tăngtrưởng thương mại một cách đều đặn, ổn định, thay đổi cơ cấu mặt hàng cũng như thịtrường hợp lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển thương mại cùng với ápdụng phương thức kinh doanh thích hợp

Phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường miền Bắc theohướng nâng cao chất lượng hoạt động thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô có nghĩakhông những cần gia tăng khuyến khích các doanh nghiệp tham gia thị trường nhiềuhơn nữa mà còn định hướng cho các doanh nghiệp đó sản xuất, kinh doanh những mặthàng đang chiếm lợi thế, tăng những mặt hàng sản xuất kinh doanh có chất lượng tốt,

có uy tín thương hiệu trên thị trường Đối với các doanh nghiệp tham gia sản xuất linhkiện, phụ tùng ôtô thì không những sản xuất những linh kiện phụ tùng ôtô có quy trìnhsản xuất đơn giản mà còn phải tăng trong các sản phẩm có mức độ công nghệ cao, vàcần đảm bảo yêu cầu về an toàn, chính xác, độ bền và đạt tiêu chuẩn quốc tế

Ngoài ra, cần quan tâm đến việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực như nguồn lựclao động, nguồn lực về vốn, nguồn lực công nghệ… cho phát triển thương mại mặthàng phụ tùng ôtô; Quan tâm đổi mới hình thức sản xuất kinh doanh từ hình thức chỉhình thành các nhà máy, cửa hàng nhỏ lẻ, riêng biệt phát triển thành cụm công nghiệpsản xuất, chuỗi các cửa hàng kinh doanh phụ tùng ôtô có mối quan hệ mật thiết vớinhau, hình thành các trung tâm lớn mua bán phụ tùng ôtô với phương thức kinh doanh

đa dạng như bán hàng và tư vấn trực tuyến cho khách hàng, cho phép khách hàng đặthàng qua mạng cung cấp đầy đủ số lượng, mẫu mã, giá cả cho khách hàng Tích cựcthu hút mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh linh kiện, phụtùng ôtô, nâng cao hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp này

Trang 8

Với những vấn đề lý thuyết đã phân tích ở trên có thể thấy để phát triển thươngmại mặt hàng phụ tùng ôtô cần giải quyết ba vấn đề cơ bản là phát triển thị trường đểphát triển thương mại, phát triển nguồn hàng để phát triển thương mại, và tạo lập môitrường thuận lợi để phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô.

Thứ nhất: Phát triển thị trường để phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô

Nhân tố thị trường - thị trường đầu ra của mặt hàng phụ tùng ôtô - có ảnh hưởngrất lớn chi phối toàn bộ hoạt động phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trênthị trường miền Bắc Do đó, phát triển thị trường mặt hàng phụ tùng ôtô thực chất làxem xét về dung lượng thị trường, về phía cầu mặt hàng

Mặt hàng phụ tùng ôtô là hàng hoá đặc biệt, nó là linh kiện phụ tùng đi kèm với

xe ôtô, phải thoả mãn tiêu chuẩn của nhà sản xuất lắp ráp ôtô nên khó thay đổi nhưcác mặt hàng khác, bởi có những quy định chung về thiết kế, tiêu chuẩn kích thước,quy trình sản xuất đòi hỏi ứng dụng những công nghệ máy móc hiện đại phức tạp, vốnđầu tư lớn, không thể thay đổi thường xuyên Dung lượng thị trường mặt hàng phụtùng ôtô được xem xét qua cầu về ôtô Nếu lượng tiêu thụ ôtô sản xuất trong nước lớnchứng tỏ số lượng linh kiện phụ tùng ôtô cần thiết để sản xuất là lớn

Vậy xác định những tồn tại trong phát triển thị trường để phát triển thương mạimặt hàng phụ tùng ôtô, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phụ tùng ôtô cần điều tra,nghiên cứu, tìm hiểu thị trường thường xuyên để nắm bắt xu hướng các dòng xe đangđược tiêu thụ mạnh, dòng xe sẽ được tiêu thụ mạnh, xu hướng sản xuất của các nhàsản xuất lắp ráp ôtô cũng như thị hiếu tiêu dùng của người mua xe Từ đó khai thác,đáp ứng nhu cầu trên thị trường; có phướng hướng kinh doanh mặt hàng phù hợp,cũng như sản xuất các linh kiện, phụ tùng đáp ứng kịp thời cho thị trường; Bên cạnh

đó các doanh nghiệp cần quan tâm tới các chính sách xúc tiến, dịch vụ hỗ trợ, xâydựng thương hiệu công ty…

Thứ hai: Phát triển nguồn hàng để phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô.

Nguồn hàng được hiểu là nguồn tạo ra hàng hoá để cung ứng trên thị trường.Xem xét nguồn hàng trên các góc độ về quy mô nguồn, cơ cấu nguồn, chất lượngnguồn và sự ổn định của nguồn cung Với mặt hàng phụ tùng ôtô thì số lượng cácdoanh nghiệp cung ứng trên thị trường miền Bắc còn rất nhỏ so với nhu cầu mặt hàngnày trên thị trường Nguồn hàng trong phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtôđược nhập khẩu chủ yếu từ bên ngoài chiếm tới 90%, chỉ có 10% là do các doanhnghiệp trong nước sản xuất Vậy yếu kém ở đây chính là số lượng nguồn cung hàngtrong nước quá thấp, phải phụ thuộc vào nguồn cung bên ngoài quá nhiều Điều nàygây ảnh hưởng không nhỏ tới sự ổn định nguồn cung, cũng như phát sinh chi phí caotrong quá trình vận chuyển Vai trò nhà nước trong phát triển nguồn cung rất quan

Trang 9

trọng Nhà Nước cần tạo lập một môi trường thuận lợi khuyến khích các doanh nghiệptham gia sản xuất linh kiện, phụ tùng nhiều hơn nữa, đưa ra các chính sách ưu đãi vềlãi suất, về thuế…để số lượng doanh nghiệp tham gia sản xuất trong lĩnh vực nàynhiều hơn, với quy mô rộng hơn.

Do đó cùng với sự hỗ trợ từ phía nhà nước để ổn định thị trường nguồn cung, cácdoanh nghiệp sản xuất kinh doanh phụ tùng ôtô cần liên kết, hợp tác với nhau, mạnhdạn tham gia đầu tư sản xuất giữ thế chủ động trong việc cung ứng, đề phòng nhữngrủi ro không thể kiểm soát từ những nguồn cung bên ngoài

Thứ ba: Tạo lập môi trường thuận lợi để phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô.Môi trường cho hoạt động phát triển thương mại bao gồm môi trường kinh tế,chính trị, môi trường pháp luật nhà nước, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuậtthương mại….các yếu tố này tác động tới cả thị trường và nguồn hàng Đối với ngườitiêu dùng ôtô, khi chỉ số giá tiêu dùng tăng, giá các mặt hàng thiết yếu tăng tác độngmạnh tới chi tiêu của người dân đặc biệt với mặt hàng phụ tùng ôtô Bên cạnh đó cácchính sách của chính phủ như gói kích cầu năm 2009 gồm giảm 50% thuế VAT và lệphí trước bạ, cũng như hỗ trợ lãi suất ngân hàng 4%; lãi suất cho vay để mua xe, hay

tỷ giá hối đoái ngân hàng điều chỉnh…đã tác động tích cực đến thị trường tiêu thụ xetrong nước, giúp các nhà sản xuất ôtô tăng công suất thiết kế, và số lượng tiêu thụ linhkiện phụ tùng ôtô cũng tăng lên đáng kể Vấn đề cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Namvẫn xảy ra nhiều tình trạng ùn tắc giao thông, đường sá chật hẹp cũng ảnh hưởngnhiều đến tâm lý ngần ngại mua xe, làm cho lượng tiêu thụ giảm, giảm lượng xe bán

ra và giảm lượng phụ tùng cung cấp cho xe Ngoài ra tệ nạn hàng giả, hàng nhái phụtùng ôtô tràn lan trên thị trường làm ảnh hưởng tới lòng tin của khách hàng tới sảnphẩm, cũng như ảnh hưởng tới uy tín của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chânchính

Từ những vấn đề trên để hoạt động thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô phát triểnthuận lợi, cần hoàn thiện, thống nhất, chặt chẽ hệ thống luật pháp, tạo môi trường ổnđịnh về chính trị và kinh tế vĩ mô, cải cách các thủ tục hành chính, minh bạch, ổn địnhcác chính sách, tăng cường giám sát thị trường Ngoài ra nhà nước cần tăng cườngtính hiệu quả làm việc của bộ máy tổ chức và hiệu suất làm việc của đội ngũ cán bộcông chức, tăng tính năng động, mở cửa, cạnh tranh của nền kinh tế trong nước Nhànước cần có những biện pháp khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh phụ tùng ôtô như hỗ trợ về điều kiện vay vốn, ưu đãi về thuế suất,…ngoài ranhà nước cần đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng thương mại về giao thông, thôngtin liên lạc,…Hệ thống này đảm bảo việc lưu thông nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo

Trang 10

cung cấp nguồn hàng một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí lưu thôngcho doanh nghiệp.

2.2 Một số lý thuyết về phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên miền Bắc 2.2.1 Tiêu chí và hệ thống chỉ tiêu đánh giá

2.2.1.1 Tiêu chí đánh giá sự phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô

Tiêu chí là một trong những cơ sở xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự pháttriển thương mại sản phẩm Có nhiều tiêu chí khác nhau đánh giá sự phát triển thươngmại sản phẩm, tuy nhiên với nội hàm của phát triển thương mại đã nêu thì đánh giá sựphát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô cần dựa các tiêu chí như:

- Sự gia tăng về quy mô

- Sự thay đổi về chất lượng của hoạt động thương mại

- Sự hài hoà về các mục tiêu phát triển thương mại

2.2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô

Dựa trên ba tiêu chí nêu trên, luận văn sẽ xác định các chỉ tiêu đánh giá pháttriển thương mại theo chiều rộng và chiều sâu sẽ được sử dụng trong chương ba

1 Nhóm các chỉ tiêu đánh giá theo chiều rộng

a Doanh thu tiêu thụ:

Theo sách kinh tế học vi mô xuất bản năm 2008 của GS.TS Ngô Đình Giao:

“doanh thu là thu nhập mà doanh nghiệp nhận được từ việc bán hàng hoá, dịch vụ màdoanh nghiệp bán được trên thị trường” Trong kinh tế học, doanh thu được tính bằnggiá thị trường của hàng hoá nhân với lượng hàng hoá bán ra Nếu doanh thu tiêu thụcủa doanh nghiệp lớn chứng tỏ quy mô hoạt động thương mại của doanh nghiệp lớn.Nếu ngành hàng có doanh thu tiêu thụ trên thị trường lớn chứng tỏ quy mô hoạt độngthương mại mặt hàng trên thị trường sẽ lớn Đây là chỉ tiêu phản ánh rõ nét nhất vềphát triển thương mại mặt hàng

TR = 

n i

Qi Pi

1

*

Trong đó: TR là tổng doanh thu

Qi là giá bán một đơn vị mặt hàng i trên thị trường

Trang 11

tỏ quy mô thương mại mặt hàng tăng lên, mặt hàng đang ngày càng thâm nhập sâuvào thị trường, mặt hàng đang đi nhanh vào khâu lưu thông và tiêu dùng, đáp ứng nhucầu của khách hàng.

Để đo lường sự tăng lên của sản lượng bán, luận văn sử dụng chỉ tiêu sau:

Số lượng tăng tuyệt đối của sản lượng bán cho biết sự gia tăng tuyệt đối của sản lượngbán kỳ sau so với kỳ trước: ∆Q = Q1 – Q0

Trong đó: ∆Q là số lượng tăng tuyệt đối của sản lượng tiêu thụ kỳ hiện tại so với kỳ gốc

Q1 là số lượng bán kỳ hiện tại

Công thức: g = 100 %

Q

Q 0

2 Chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mặt hàng phụ tùng ôtô về chiều sâu

Chiều sâu của phát triển thương mại sản phẩm nói chung và phát triển thươngmại mặt hàng phụ tùng ôtô nói riêng trước hết được biểu hiện bời chất lượng của pháttriển thương mại Để đo lường chất lượng của phát triển thương mại, chúng ta có thểdựa vào các chỉ tiêu sau đây:

 Tốc độ tăng trưởng bình quân: Chỉ tiêu này dùng để tính tốc độ tăng trưởngtrung bình trong một giai đoạn

t t t : tốc độ tăng trưởng hàng năm

 Tính ổn định, đều đặn của tăng trưởng: Được đánh giá dựa vào tốc độ tăngtrưởng hàng năm và tốc độ tăng trưởng bình quân Độ lệch này càng nhỏ thì tăngtrưởng càng ổn định

Trang 12

t : Tốc độ tăng trưởng bình quân

n : Số năm

+ Sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng thương mại: Cơ cấu mặt hàng phản ánh tỷ trọngcủa một nhóm hàng, một sản phẩm nào đó trong tổng giá trị (khối lượng thương mại) Tỷtrọng này càng lớn chứng tỏ thương mại mặt hàng đó ngày càng được mở rộng và có cơhội phát triển Tuy nhiên, khi nói chất lượng của phát triển thương mại mặt hàng, người taquan tâm tới một sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng theo hướng hợp lý hay không? Phát triểnthương mại mặt hàng về mặt chất lượng khi sự phát triển này kéo theo sự chuyển dịch cơcấu mặt hàng thương mại theo hướng gia tăng các mặt hàng có chất lượng tốt, mẫu mãđẹp, có giá trị gia tăng cao, có hàm lượng chất xám cao, sử dụng tiết kiệm các tài nguyênthiên nhiên cũng như các nguồn lực thương mại khác

+ Sự chuyển dịch cơ cấu thị trường thường mại: Thương mại phát triển về mặtchất lượng đòi hỏi thị trường mặt hàng không chỉ được mở rộng tại các thị trườngthành phố, khu vực trung tâm mà những sản phẩm tốt, đẹp phải đến được với cảnhững thị trường nông thôn, miền núi, giúp thoả mãn nhu cầu của người dân, nângcao mức sống, chất lượng cuộc sống của nhân dân vùng nông thôn, vùng sâu

+ Sự chuyển dịch cơ cấu phương thức, loại hình kinh doanh, phân phối sản phẩm:Trong thương mại, có nhiều phương thức kinh doanh, mà các doanh nghiệp có thể lựachọn được những phương thức phù hợp nhất với điều kiện kinh doanh của mình Mỗi loạihình kinh doanh có những ưu điểm cũng như hạn chế riêng và phù hợp với điều kiện củatừng vùng, mặt hàng nhất định Tuy nhiên, nhìn trên bình diện chung của cả ngành thươngmại mặt hàng thì sự phát triển thương mại đòi hỏi phải có sự phát triển các loại hình kinhdoanh từ các cửa hàng nhỏ lẻ, buôn bán rời rạc hình thành nên những khu phố chuyêncung cấp mặt hàng, hình thành những showroom quảng cáo rộng, liên kết mở ra nhữngsiêu thị, trung tâm mua bán lớn

Sự chuyển dịch đối với các hình thức phân phối trong thương mại cũng diễn ra với xuhướng như vậy Tức là sự xuất hiện và ngày càng trở nên phổ biến của các hình thức phânphối sản phẩm hiện đại như bán hàng online, marketing trực tiếp sẽ dần thay thế cho cáchình thức phân phối truyền thống

+ Sự chuyển dịch cơ cấu các doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại: Để hoạtđộng thương mại sản phẩm phát triển một cách toàn diện, cần có sự chuyển dịch cơ cấucác loại hình doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại mặt hàng Cùng với sự pháttriển thương mại mặt hàng sẽ có sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phầnkinh tế khác nhau vào hoạt động thương mại từ các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp

Trang 13

tư nhân đến các doanh nghiệp nước ngoài Điều này sẽ tạo sự cạnh tranh, tạo động lực cho

sự phát triển thương mại Đồng thời, cùng với tiến trình phát triển thương mại, sẽ có ngàycàng nhiều các công ty thương mại tập đoàn, tổng công ty thương mại, công ty cổ phần,còn các doanh nghiệp nhà nước được đổi mới và hoạt động hiệu quả hơn

+ Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận: Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanhthu và tổng chí phí Nó vừa là mục tiêu hoạt động, vừa phản ảnh hiệu quả sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ nhất định Lợi nhuận được tính theo côngthức:

Trong đó: : Là lợi nhuận

: Là tổng doanh thu

: Là tổng chi phí

Lợi nhuận càng cao chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động càng có hiệu quả

Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp một cách chính xác hơn,người ta sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu hoặc tỷ suất lợi nhuận trênchi phí Nó phản ánh doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trên một đồngdoanh thu, chi phí

Công thức tính: = hoặc =

Tỷ suất lợi nhuận càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp càng caoPhát triển thương mại tạo ra được bao nhiêu việc làm, có đóng góp như thế nào đốivới vấn đề xoá đói giảm nghèo, công bằng trong xã hội, có tác động như thế nào tớimôi trường và bảo vệ môi trường sinh thái…

+ Hiệu quả sử dụng lao động thương mại được đánh giá bằng chỉ tiêu:

W =

Trong đó: W: Là năng suất lao động

: Là số lao động thương mại bình quân trong kỳ

+ Hiệu quả sử dụng vốn:

HV =

Trang 14

Trong đó: HV : là hiệu quả sử dụng vốn

V : Là tổng số vốn đầu tư

Chỉ tiêu này phản ánh: Để có được 1 đồng lợi nhuận, doanh nghiệp phải bỏ ra baonhiều đồng vốn Hv càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn càng hiệu quả

Trang 15

2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô

a Các nhân tố thuộc về thị trường mặt hàng phụ tùng ôtô

Thứ nhất về cầu thị trường

Theo kinh tế vi mô “cầu là số lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người mua cókhả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định”.Cầu thị trường là tổng hợp cầu của các cá nhân Đây là một nhân tố quan trọng làđộng lực thúc đẩy phát triển thương mại

Cầu thị trường chịu ảnh hưởng mạnh bởi các yếu tố liên quan tới dân số như quy môdân số, sự phân bố dân số…quy mô dân số ảnh hưởng tới quy mô thị trường còn sựphân bố dân số ảnh hưởng tới cơ cấu thị trường Ngoài ra yếu tố thu nhập của ngườitiêu dùng sẽ ảnh hưởng đến sức mua của thị trường Thu nhập tăng có nghĩa sức muacủa thị trường càng tăng, tạo điều kiện cho thương mại sản phẩm phát triển thuận lợi.Cầu thị trường mặt hàng phụ tùng ôtô ảnh hưởng gián tiếp thông qua cầu thị trườngôtô Cầu thị trường mặt hàng phụ tùng ôtô hướng tới hai khách hàng mục tiêu chính lànhững nhà sản xuất, lắp ráp xe ôtô và cả những người tiêu dùng xe ôtô Nên cầu phụtùng ôtô được xem xét bởi hai người tiêu dùng này Nếu trên thị trường số lượng nhàsản xuất lắp ráp xe lớn thì nhu cầu về phụ tùng ôtô sẽ lớn, ngoài ra sự phân bố về vị trícủa những nhà sản xuất sẽ chi phối tới sự phân bố thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô.Đối với người tiêu dùng xe ôtô, nếu người dân có thu nhập cao sẽ gia tăng nhu cầu về

xe ôtô từ đó tăng nhu cầu bảo dưỡng sửa chữa, thay thế, làm gia tăng thương mại mặthàng phụ tùng ôtô Yếu tố về lượng cầu quyết định tới sự hấp dẫn của thị trường,trong đó lượng xe ôtô được tiêu dùng là yếu tố quan trọng Với sự phân bố về nhu cầucủa thị trường của người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng tới sự phân bố thương mại mặt hàngphụ tùng ôtô Với những vị trí có dân số tập trung đông ảnh hưởng tới khả năng tiêuthụ ôtô, và trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng tới sự phân bố mạng lưới thương mại phụtùng ôtô

Thứ hai về cung thị trường

Nguồn cung mặt hàng phụ tùng ôtô gồm tất cả các doanh nghiệp hoạt độngtrong lĩnh vực này Quy mô của cung phụ thuộc vào quy mô, số lượng các doanhnghiệp hoạt động trên thị trường Nếu có nhiều doanh nghiệp với quy mô kinh doanhmặt hàng phụ tùng ôtô lớn thì khả năng cung ứng mặt hàng phụ tùng ôtô ra thị trườnglớn Cung mặt hàng tăng làm tăng quy mô thương mại mặt hàng trên thị trường.Nhưng nếu lượng cung lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với lượng cầu, sẽ làm cho thị trườngmất cân bằng Và trong thực tế đối với mặt hàng phụ tùng ôtô hiện nay, cung về mặthàng phụ tùng ôtô còn rất nhỏ so với nhu cầu hiện tại, chính phủ cần có những chínhsách ưu đãi khuyến khích sự gia tăng của các doanh nghiệp trong nước cũng như

Trang 16

ngoài nước tham gia vào cung ứng phụ tùng ôtô Nguồn cung mặt hàng phụ tùng ôtôtrên thị trường sao cho đảm bảo nguồn cung luôn đáp ứng đủ cầu trên thị trường, đểluôn giữ thị trường ở trạng thái cân bằng, ổn định, đây là điều kiện ổn định nhằm pháttriển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường

Thứ ba về giá cả thị trường

Sự cân bằng trên thị trường cung cầu xác định giá cả thị trường Sự biến độnggiá cả hàng hoá trên thị trường ảnh hưởng mạnh mẽ tới cả cung và cầu thị trường Giámặt hàng phụ tùng ôtô tăng lên trong điều kiện các yếu tố khác không đổi sẽ làm giatăng lợi nhuận thu được và khuyến khích những doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinhdoanh Tuy nhiên giá tăng đó làm cho các nhà sản xuất lắp ráp ôtô sẽ tăng giá bán xe,dẫn tới nhu cầu của người tiêu dùng giảm, từ đó tác động đến số lượng xe bán ra, ảnhhưởng đến nhà sản xuất xe, dẫn tới nhu cầu về phụ tùng ôtô ở phía nhà sản xuất lắpráp ôtô cùng với người tiêu dùng ôtô giảm, và làm giảm nhu cầu phụ tùng ôtô, ảnhhưởng tới phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô Còn nếu giá cả mặt hàng phụtùng ôtô thấp thì dẫn tới tình huống ngược lại Vậy giá cả thị trường mặt hàng phụtùng ôtô nếu phản ánh chính xác cung và cầu mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường thìhoạt động thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô mới giữ được trạng thái bình ổn

b Các nhân tố thuộc về năng lực của ngành

Năng lực của ngành là thể hiện thực lực của ngành bao gồm cả điểm mạnh vàđiểm yếu của ngành Đánh giá năng lực của ngành thông qua các chỉ tiêu định tính,định lượng như vốn, công nghệ, lao động của ngành, thương hiệu và mạng lưới phânphối mặt hàng phụ tùng ôtô của ngành…

Vốn

Vốn là điều kiện không thể thiếu được để thành lập doanh nghiệp, đảm bảo chohoạt động của doanh nghiệp được tiến hành thuận lợi theo mục đích đã định Khi cóvốn doanh nghiệp có thể sử dụng để thuê lao động, mua tài nguyên và công nghệ.Việc thực hành tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp mởrộng quy mô, nâng cao hiệu quả của hoạt động thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô.Vốn đầu tư trong ngành sản xuất phụ tùng ôtô rất lớn vì đó là ngành cơ khí cần đầu tưlớn về máy móc thiết bị có kỹ thuật cao, cần chế tạo ra các chi tiết với độ chính xáccao, đạt tiêu chuẩn quốc tế còn đối với những nhà kinh doanh thì lượng vốn phải lớnthì các mặt hàng cung ứng cho trường mới đảm bảo đa dạng Đối với những doanhnghiệp có nguồn lực vốn mạnh có điều kiện mở rộng nguồn hàng cung ứng thị trường,luôn chủ động mở rộng hoạt động thương mại của doanh nghiệp trên thị trường, sẽ có

ưu thế so với những doanh nghiệp nguồn lực vốn yếu

Trang 17

Lao động của ngành

Lao động trong ngành gồm cả những người trực tiếp sản xuất linh kiện phụtùng ôtô, gồm cả những người trong khâu lưu thông, cả những người trực tiếp điềuhành hoạt động kinh doanh mặt hàng này trên thị trường Con người luôn đóng vai tròquan trọng trong hoạt động phát triển thương mại vì chính con người là người chỉ đạo

và thực hiện để phát triển thương mại Tuy nhiên số lượng lao động trong ngành làchưa đủ mà lao động trong ngành còn đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn, kỹ thuậtcao, phải am hiểu nắm rõ thị trường, phải là những người lao động được đào tạo, cótính sáng tạo, nghiêm túc, giữ kỷ luật…thì mới thúc đẩy thương mại mặt hàng phụtùng ôtô phát triển nhanh và vững chắc được

Khoa học công nghệ

Ngày nay công nghệ thực sự trở thành nguồn lực của sản xuất kinh doanh Nhờ

có công nghệ mà những nhà sản xuất linh kiện phụ tùng ôtô áp dụng để cho ra các sảnphẩm đạt tiêu chuẩn với độ chính xác cao, nhờ có công nghệ mà năng suất sản xuấtsản phẩm cao, tiết kiệm thời gian tăng năng suất dẫn tới hạ giá thành sản phẩm Cũngnhờ có công nghệ mà những doanh nghiệp kinh doanh phụ tùng ôtô áp dụng trong quátrình tìm kiếm khách hàng, thực hiện các giao dịch mua bán, thanh toán nhanh, thuậntiện,… Do đó, trình độ công nghệ đóng vai trò quan trọng đối với phát triển thươngmại mặt hàng phụ tùng ôtô, với sự phát triển công nghệ sẽ giúp cho hoạt động thươngmại mặt hàng phụ tùng ôtô có hiệu quả hơn

c Các nhân tố thuộc về năng lực của những ngành có liên quan

Ngành có liên quan bao gồm ngành thuộc kết cấu hạ tầng nền kinh tế, ngànhcông nghiệp ôtô, … đây là những ngành cung cấp các yếu tố đầu vào cho hoạt độngthương mại mặt hàng phụ tùng ôtô và quyết định đầu ra của mặt hàng này Các ngành

có liên quan hoạt động hiệu quả, đảm bảo cung ứng đầu vào liên tục, chất lượng thìhiệu quả hoạt động thương mại sẽ hiệu quả hơn

Đối với ngành thuộc kết cấu hạ tầng nền kinh tế như ngành giao thông vận tải,ngành thông tin quảng cáo, ngành giáo dục, ngân hàng, ngành cơ khí…nếu các ngànhnày phát triển tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại phụ tùng ôtô phát triển theo.Nếu giao thông thuận tiện sẽ giúp cho các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng tiếtkiệm chi phí lưu thông, tiết kiệm thời gian trong quá trình kinh doanh Hơn nữa nếugiao thông thuận tiện, có quy hoạch, không bị ùn tắc sẽ kích thích nhu cầu tiêu dùngôtô từ đó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới nhu cầu linh kiện phụ tùng ôtô trên thịtrường Nếu ngành thông tin quảng cáo phát triển giúp cho mặt hàng phụ tùng ôtô tiếpcận với người tiêu dùng một cách nhanh chóng, giúp cho người tiêu dùng có thể dễdàng lựa chọn những mặt hàng phụ tùng ôtô đúng với nhu cầu Ngoài ra ngành ngân

Trang 18

hàng phát triển tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng, tạo sựchuyên nghiệp, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, thời gian trong quá trình thanh toángiữa người bán lẫn người mua Ngành giáo dục, ngành cơ khí phát triển giúp đào tạonguồn nhân lực cho doanh nghiệp nâng cao về kỹ năng, giúp liên kết với các doanhnghiệp nước ngoài trong việc sản xuất ra những linh kiện phụ tùng ôtô có kỹ thuậtphức tạp…

Đối với ngành công nghiệp ôtô, đây là ngành liên quan trực tiếp tới hoạt độngthương mại mặt hàng phụ tùng ôtô Bởi nếu trên thị trường hình thành nhiều nhà sảnxuất lắp ráp ôtô thì nhu cầu về linh kiện phụ tùng ôtô lớn, dẫn tới cầu thị trường lớn,kích thích những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phụ tùng ôtô tham gia thị trườngcung ứng Nếu sản lượng tiêu thụ ôtô lớn, nảy sinh nhiều nhu cầu về bảo dưỡng sửachữa thay thế dẫn tới hình thành các trung tâm dịch vụ sửa chữa, bảo hành xe ôtô,hình thành nhu cầu về mặt hàng phụ tùng ôtô từ các trung tâm này, làm cầu trên thịtrường tăng, thúc đẩy hoạt động thương mại phụ tùng ôtô sôi động hơn

d Các nhân tố thuộc về luật pháp

Bất kể doanh nghiệp nào tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải nằmtrong giới hạn luật pháp cho phép Hoạt động thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô chủyếu được nhập khẩu từ bên ngoài nên không những chịu sự tác động từ phía luật pháptrong nước mà còn chịu sự tác động từ luật pháp quốc tế

Trong nước, hoạt động thương mại chịu sự quản lý của nhà nước về hoạt độngsản xuất, phân phối, quảng cáo trong kinh doanh nhằm bảo về lợi ích cho người tiêudùng Luật pháp nhà nước có vai trò trong việc tạo lập trật tự thị trường, khắc phụctình trạng buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng không đảm bảo sứckhoẻ cho người tiêu dùng, cũng như bảo vệ cho những doanh nghiệp kinh doanh chânchính Ngoài ra, các thủ tục pháp lý liên quan đến nhập khẩu mặt hàng phụ tùng ôtô,các quy định về thuế nhập khẩu… ảnh hưởng lớn tới phát triển thương mại mặt hàngphụ tùng ôtô Nếu các thủ tục hành chính rườm rà, chậm chạp sẽ làm tiêu tốn thờigian, nguồn lực của doanh nghiệp một cách không cần thiết, gây chậm trễ trong việcđưa mặt hàng tới thị trường tiêu thụ Nhà nước có xây dựng hệ thống luật pháp đồng

bộ, tạo hành lang pháp lý thông thoáng thì hoạt động thương mại mặt hàng phụ tùngôtô mới có điều kiện phát triển thuận lợi

e Các chính sách vĩ mô của nhà nước

Chính sách vĩ mô của nhà nước gồm chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ,chính sách tài khoá sử dụng chi tiêu và thuế, còn chính sách tiền tệ sử dụng lãi suấtngân hàng để điều chỉnh hoạt động kinh tế trên thị trường, ổn định giá cả, cung cầuhàng hoá

Trang 19

Các chính sách vĩ mô của nhà nước điều chỉnh hoạt động thương mại mặt hàngphụ tùng ôtô gồm các chính sách ưu đãi về lãi suất vay ngân hàng , ưu đãi về thuếnhập khẩu công nghệ phục vụ cho quá trình sản xuất mặt hàng phụ tùng ôtô, các ưuđãi về điều kiện vay vốn Đây là một ngành phụ trợ của ngành công nghiệp ôtô nênđược nhà nước rất ưu tiên về những điều kiện trên, nên các nhà sản xuất kinh doanhphụ tùng ôtô gặp rất nhiều thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của mình, tạo thuậnlợi rất nhiều cho hoạt động thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô phát triển.

Chính sách tác động đến cung (chính sách tiền lương, chính sách giá…), cácchính sách hỗ trợ cho hoạt động thương mại như: chính sách hạ tầng thương mại giaothông vận tải, ngân hàng, bưu chính viễn thông…nếu nhà nước ưu tiên đầu tư cho cácngành này tạo rất nhiều thuận lợi cho hoạt động thương mại phụ tùng ôtô diễn rathông suốt

f Các nhân tố khác

Ngoài ra còn có các nhân tố khác ảnh hưởng đến sự phát triển của mặt hàngphụ tùng ôtô: sự ổn định và phát triển của nền kinh tế, sự ổn định chính trị của quốcgia, nền văn hoá…

2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước

Mặc dù chưa có đề tài nào nghiên cứu trực tiếp vai trò phát triển thương mạimặt hàng phụ tùng ôtô, nhưng trong quá trình hoàn thiện bài viết, em đã thu thập vàtìm hiểu được nhiều nghiên cứu có liên quan đến đề tài của mình Qua tham khảo cácnghiên cứu đó giúp em nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ và nắm bắt hoạt độngthương mại phụ tùng ôtô một cách sâu sắc hơn Cụ thể:

Thứ nhất, Nguyễn Thị Son (2010) với đề tài “Phát triển thương mại mặt hàng ô

tô Honda trên thị trường miền Bắc tại công ty TNHH Motor N.A Việt Nam”, LVTN khoa Kinh tế thương mại - đại học Thương Mại Luận văn đưa ra cách nhìn khái quát

-về thị trường ôtô và thực trạng tiêu thụ ôtô trên thị trường miền Bắc Luận văn có sửdụng các phương pháp điều tra, thu thập các dữ liệu thứ cấp để nghiên cứu, điều tranhu cầu thị trường miền Bắc về mặt hàng ôtô, từ đó đưa ra các giải pháp phát triểncho phát triển thương mại ôtô Honda trên thị trường miền Bắc Tuy nhiên, luận vănchưa làm rõ được thực trạng và những vấn đề tồn tại trong phát triển thương mạingành sản xuất - kinh doanh ôtô vì chỉ đi nghiên cứu riêng doanh nghiệp các vấn đềtồn tại được chỉ ra ở luận văn cũng chỉ tập trung ở tồn tại trong phát triển thị trườngôtô Honda trên thị trường miền Bắc Luận văn chưa nghiên cứu về hạn chế trong pháttriển nguồn hàng ôtô cũng như chưa tìm ra nguyên nhân của hạn chế nguồn hàng nênvẫn còn thiếu sót khi đưa ra các giải pháp nhằm phát triển thương mại mặt hàng ôtôtrên thị trường miền Bắc

Trang 20

Thứ hai, Phạm Thị Mỵ (2008) với đề tài “Giải pháp phát triển dịch vụ sửa chữa

và cung cấp thiết bị phụ tùng ôtô suzuki trên thị trường miền Bắc”, LVTN – khoaKinh tế thương mại - đại học Thương Mại Luận văn nghiên cứu tập trung về nhu cầudịch vụ sửa chữa và cung cấp thiết bị phụ tùng ôtô Suzuki, và các giải pháp phát triểndịch vụ sửa chữa và cung cấp thiết bị phụ tùng ôtô suzuki chỉ tập trung ở giải pháp thịtrường Luận văn đề cập đến phạm vi rất nhỏ về thực trạng cung cấp thiết bị phụ tùngôtô Suzuki Luận văn chưa nghiên cứu về thực trạng cung cấp toàn ngành thiết bị phụtùng ôtô, cũng như chưa đưa ra các giải pháp phát triển dịch vụ liên quan đến nguồncung hàng

Ngoài những công trình nghiên cứu ở trên còn có những bài báo và một số bàiviết về thực trạng tình hình buôn bán phụ tùng ôtô nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuấtxứ; các vấn đề quản lý thị trường đối với buôn bán phụ tùng ôtô, các quy định của nhànước về chính sách thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ôtô; ngoài ra còn có một số bàibáo viết nhận định về lượng tiêu thụ phụ tùng ôtô trên thị trường, hay một số khókhăn mà các công ty kinh doanh phụ tùng ôtô đang gặp phải…tất cả các bài báo chỉtập trung vào từng khía cạnh rất nhỏ trong vấn đề phát triển thương mại mặt hàng phụtùng ôtô, chưa có bài báo nào nghiên cứu tổng thể nhu cầu tiêu thụ phụ tùng ôtô cũngnhư chưa có sự đánh giá tổng quát về thực trạng phát triển toàn ngành cung cấp phụtùng ôtô trên thị trường miền Bắc

Khác với các đề tài nêu trên, đề tài phát triển thương mại mặt hàng phụ tùngôtô trên thị trường miền Bắc có sự khác biệt ở cả đối tượng và nội dung nghiên cứu

về đối tượng: đề tài nghiên cứu mặt hàng phụ tùng ôtô Về nội dung: Đề tài nghiêncứu phát triển thương mại cả ngành hàng Từ đó đề tài đưa ra hướng giải pháp chophát triển thương mại không những đề cập đến phát triển thị trường để phát triểnthương mại, phát triển nguồn hàng để phát triển thương mại mà còn cả những giảipháp kiến nghị với cơ quan nhà nước trong vấn đề phát triển thương mại mặt hàngphụ tùng ôtô

2.4 Phân định nội dung nghiên cứu của đề tài

Đề tài “Giải pháp phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trườngmiền Bắc” là đề tài mang tính cấp thiết cao xuất phát từ những vấn đề đặt ra trongphát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường miền Bắc cũng như đơn

vị nghiên cứu Qua tổng quan đề tài nghiên cứu ở chương 1 và đối sánh với các côngtrình năm trước, đề tài tập trung nghiên cứu cụ thể vấn đề sau:

Về mặt lý luận

1 Phân định đối tượng nghiên cứu: Mặt hàng phụ tùng ôtô

Trang 21

Mặt hàng phụ tùng ôtô gồm nhiều loại với những tiêu chí phân loại khác nhau Đề tài

đi theo hướng phân loại mặt hàng phụ tùng ôtô theo cấu tạo của xe ôtô như: phụ tùngđộng cơ, phụ tùng hộp số, phụ tùng phần gầm, phụ tùng cho thân vỏ,…

2 Phân định nội dung nghiên cứu: Phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtôtrên thị trường miền Bắc

 Khái niệm phát triển thương mại được tiếp cận dưới góc độ kinh tế thương mạivới nội hàm: phát triển thương mại về quy mô, thay đổi về chất lượng của hoạt độngthương mại, tính tối ưu và hiệu quả trong phát triển thương mại nhằm hướng tới sựbền vững trong phát triển thương mại

 Phát triển thương mại được thể hiện theo cả chiều rộng và chiều sâu, trong đóphát triển thương mại theo chiều sâu trong đề tài giới hạn ở sự chuyển dịch cơ cấu thịtrường, sản phẩm, sử dụng hiệu quản nguồn lực lao động Đồng thời đề tài đặt ra bahướng khái quát cho vấn đề phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô: Phát triểnthị trường, phát triển nguồn hàng, tạo môi trường cho phát triển thương mại mặt hàngphụ tùng ôtô

3 Phân định chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô

 Xác định ba tiêu chí đánh giá phát triển thương mại từ bản chất chung của pháttriển thương mại gồm không ngừng mở rộng quy mô thương mại, đảm bảo tốt ổnđịnh, hợp lý trong phát triển, kết hợp hài hoà các mục tiêu kinh tế - xã hội - môitrường Từ đó, xây dựng các nhóm chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại theo chiềurộng, chiều sâu Các chỉ tiêu được xây dựng được sử dụng trong phần thực trạng gồm:Các chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trườngmiền Bắc về chiều rộng bao gồm: số lượng tăng tuyệt đối của sản lượng tiêu thụ, tốc

độ tăng trưởng sản phẩm, tổng giá trị thương mại sản phẩm, thị phần; các chỉ tiêuđánh giá phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô về chiều sâu bao gồm: tính ổnđịnh và đều đặn của tăng trưởng, sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, sự chuyển dịch cơcấu thị trường, sự chuyển dịch phương thức loại hình kinh doanh, phân phối sảnphẩm, hiệu quả sử dụng nguồn lực thương mại sản phẩm

4 Phân định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại mặt hàng phụ tùngôtô

 Xác định hệ thống 6 nhóm chỉ tiêu đánh giá: thị trường, năng lực của ngành,năng lực của các ngành có liên quan, pháp luật, chính sách vĩ mô của nhà nước và cácnhân tố khác Trong đó sử dụng các yếu tố cụ thể: nhu cầu thị trường, hệ thống vănbản pháp luật, các chính sách hỗ trợ vốn, công nghệ, hệ thống mạng lưới phân phối đểđánh giá ảnh hưởng của những nhân tố này tới phát triển thưong mại mặt hàng phụtùng ôtô trong điều kiện hiện nay để phân tích trong phần thực trạng

Trang 22

Về mặt thực tiễn

1 Sử dụng phương pháp thu thập số liệu sơ cấp (điều tra trắc nghiệm và phỏngvấn), thứ cấp và phương pháp phân tích số liệu (phương pháp phân tích thống kê, sosánh, phương pháp chỉ số, các phương pháp khác như mô tả bằng bảng biểu) để làm

rõ thực trạng phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường miền Bắc(về cung, cầu) và thực trạng phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thịtrường miền Bắc của công ty TNHH Nhâm Tuấn

Điều tra thực trạng của doanh nghiệp nghiên cứu điển hình được thực hiện theo chiềurộng (quy mô doanh thu, tốc độ tăng doanh thu, cũng như sản lượng tiêu thụ mặthàng, tốc độ tăng trưởng trong tiêu thụ mặt hàng phụ tùng ôtô) và chiều sâu (sựchuyển dịch cơ cấu mặt hàng phụ tùng ôtô, cũng như thay đổi cơ cấu thị trường tiêuthụ)

2 Rút ra các kết luận về những thành công và tồn tại trong phát triển thương mạimặt hàng phụ tùng ôtô

 Thành công trong phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô theo chiều rộng(gia tăng về số lượng doanh nghiệp tham gia thị trường; mở rộng quy mô thương mại)

và chiều sâu (gia tăng các mặt hàng cung ứng có chất lượng tốt, uy tín, thương hiệunổi tiếng; hệ thống mạng lưới mở rộng; đạt hiệu quả cao trong sử dụng nguồn lực)

 Tồn tại trong phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô được đề cập trên bakhía cạnh:

 Tồn tại trong phát triển thị trường: cơ cấu thị trường, cơ cấu mặt hàng, quy môthương mại

 Tồn tại trong phát triển nguồn hàng: sự ổn định của nguồn, quy mô nguồnhàng, chất lượng nguồn hàng, cơ cấu nguồn hàng

 Tồn tại, hạn chế trong chính sách vĩ mô của Nhà nước

 Đưa ra giải pháp phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trườngmiền Bắc hướng giải pháp tập trung giải quyết vấn đề phát triển thương mại mặt hàngphụ tùng ôtô trên cả 3 mặt: giải pháp thị trường, giải pháp nguồn cung và giải pháptạo lập môi trường cho phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô:

+ Giải pháp thị trường hướng tới

 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường

 Hoàn thiện và phát triển hệ thống kênh phân phối

 Đa dạng hoá mặt hàng phụ tùng ôtô và hoàn thiện cơ cấu mặt hàng phụ tùngôtô

+ Giải pháp nguồn cung hướng tới:

 Thành lập hiệp hội

Trang 23

 Xây dựng kho dự trữ hàng hoá

 Mở rộng nguồn hàng cung cấp

+ Giải pháp tạo lập môi trường:

 Tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh

 Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước

 Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin

 Xây dựng trung tâm xúc tiến hoạt động thương mại

Trang 24

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG PHỤ TÙNG ÔTÔ

TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC 3.1 Phương pháp nghiên cứu

3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu là nền tảng của nghiên cứu khoa học nên việc thu thập số liệu là mộtcông việc rất quan trọng Việc thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp giúp cho ngườinghiên cứu có thêm kiến thức sâu rộng về vấn đề mình đang nghiên cứu để đánh giávấn đề một cách đúng đắn, toàn diện và sát với thực tế

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa qua xử lý Dữ liệu sơ cấp thường đáp ứng tốthơn yêu cầu của nghiên cứu nhưng việc thu thập các số liệu này thường khó khăn và tốnkém hơn nhiều so với thu thập số liệu thứ cấp đã có sẵn

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp mà đề tài sử dụng và phương pháp điều tratrắc nghiệm và phương pháp phỏng vấn chuyên sâu:

 Phương pháp điều tra trắc nghiệm: Điều tra trắc nghiêm là một phương pháp thôngdụng được sử dụng trong điều tra thống kê nhằm thu thập các thông tin phục vụ cho mộtmục đích nghiên cứu cụ thể nhất định nào đó Phiếu điều tra được thiết kế bao gồm cáccâu hỏi tập trung các vấn đề nghiên cứu Mỗi câu hỏi đều có nhiều phương án lựa chọnkhác nhau để đối tượng điều tra lựa chọn Để kết quả điều tra trắc nghiệm đáp ứng tốt cácyêu cầu nghiên cứu thì đối tượng cũng như các câu hỏi được thiết lập trong phiếu điều traphải đảm bảo tính đại diện, điển hình

Phương pháp này được sử dụng ở phần 3.3 của luận văn Nhằm mục đích nghiên cứutổng quan tình hình phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô cả về chiều rộng vàchiều sâu Đối tượng điều tra là các cán bộ, công nhân viên chức tại đơn vị nghiên cứuđiển hình là công ty tnhh nhâm tuấn Những thông tin, dữ liệu thu thập được sẽ được tiếnhành tổng hợp, phân tích và rút ra các kết luận cho toàn ngành cung cấp phụ tùng ôtô

 Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu: Cùng với phương pháp điều tra trắc nghiệm.Phỏng vấn là phương pháp hiệu quả được sử dụng thường xuyên trong việc thu thập dữliệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu Phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin bằng cáchđưa ra các câu hỏi với đối tượng được phỏng vấn Khác với điều tra trắc nghiệm, các câuhỏi trong phỏng vấn thường là các câu hỏi mở để ghi nhận ý kiến riêng của đối tượngđược phỏng vấn

Phương pháp phỏng vấn được sử dụng trong mục 3.3 của luận văn Đối tượng phỏng vấn

là những người lãnh đạo chủ chốt ở các vị trí giám đốc, trưởng phòng, phó phòng,các nhân viên công tác ở bộ phận kinh doanh phụ tùng trong công ty Họ là những

Trang 25

người vạch ra đường lối, chiến lược kinh doanh Họ theo dõi chặt chẽ tình hình kinhdoanh mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường Mục đích của phỏng vấn nhằm thu thập ýkiến của họ về những tồn tại, nguyên nhân, triển vọng và các giải pháp nhằm phát triểnthương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường miền Bắc cũng như những kiến nghị từphía doanh nghiệp đến các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp là những số liệu đã qua xử lý, phân tích Các số liệu thứ cấp trongluận văn chủ yếu được thu thập từ các tài liệu sau đây:

- Các tài liệu được cung cấp từ công ty thương mại dịch vụ thời trang hà nội như: cácbáo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh của công ty tnhh nhâm tuấn

- Các giáo trình môn học, sách, báo, tạp chí, báo cáo nghiên cứu khoa học trong

và ngoài ngành hàng, internet…

3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

3.1.2.1 Phương pháp phân tích thống kê

Phương pháp này được hiểu là phương pháp phân tích các số liệu thống kê từnhiều nguồn để rút ra những nhận xét, đánh giá mang tính khái quát cao làm nổi bậtnhững nội dung chính của đề tài

Cách thức tiến hành: Sau khi thu thập số liệu bằng các phương pháp thu thậptrên thì đề tài sử dụng phương pháp thống kê để tổng hợp các số liệu đó ở dạng thô,thành những nhóm số liệu thứ cấp phục vụ cho quá trình phân tích được dễ dàngMục đích: Hệ thống hóa các dữ liệu minh họa cho những nội dung chủ yếu của

đề tài, nhằm thấy rõ được thực trạng phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtôtrên thị trường miền Bắc giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2010

3.1.2.2 Phương pháp so sánh

Phương pháp này dùng để so sánh các dữ liệu giữa các thời kỳ với nhau hoặc sosánh tỷ trọng về số lượng mặt hàng phụ tùng ôtô bán ra, doanh thu giữa các kỳnghiên cứu, so sánh tốc độ tăng trưởng về khối lượng sản phẩm bán ra và doanh thutiêu thụ của các công ty

Mục đích: Đánh giá được sự phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô nhưthế nào, có đạt được hiệu quả của phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtôkhông Từ những kết quả thu thập được, nhận xét và đưa ra những giải pháp pháttriển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trong khoảng thời gian 2010 - 2020

3.1.2.3 Phương pháp chỉ số

Sử dụng các chỉ số để đánh giá sự tăng giảm về tỷ trọng, tốc độ tăng trưởng củaphát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường miền Bắc

Trang 26

Mục đích: Đánh giá được sự nỗ lực trong gia tăng quy mô, nâng cao hiệu quảphát triển thương mại trong thời gian qua của công ty cũng như của nhà nước tronghoạt động phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường miền Bắc.Ngoài các phương pháp chủ yếu trên, luận văn còn dùng một số phương phápnghiên cứu khác như: phương pháp diễn giải, phương pháp dùng biểu đồ để bàiluận văn hoàn thiện hơn.

3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường

3.2.1 Tổng quan thị trường mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường miền Bắc

Thực tế ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô Việt Nam đã ra đời từ năm 1992,song ngành cung cấp phụ tùng ôtô phục vụ cho công nghiệp sản xuất lắp ráp ôtô chỉmới phát triển mấy năm trở lại đây (2004) Tổng số doanh nghiệp tham gia sản xuấtkinh doanh phụ tùng ôtô so với nhu cầu của ngành là ít, với quy mô doanh nghiệpcòn nhỏ Trong khi đó số lượng phụ tùng cần cho lắp ráp ôtô rất lớn, ngày càng tăngcao trên cả nước đặc biệt trên thị trường miền Bắc Có thể thấy miền Bắc đang là mộtthị trường triển vọng cho phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô

3.2.1.1 Nhu cầu mặt hàng phụ tùng ôtô

Nhu cầu về lượng phụ tùng ôtô là rất lớn Tính cho đến thời điểm hiện tại thì sốdoanh nghiệp tham gia cung ứng mặt hàng linh kiện phụ tùng ôtô chiếm khoảng 505doanh nghiệp trong đó số doanh nghiếp sản xuất chỉ chiếm 70 doanh nghiệp Cácloại linh kiện, phụ tùng phục vụ hoạt động sản xuất và lắp ráp ôtô trong nước năm

2007 đạt 921 triệu USD, tăng gần gấp đôi năm 2006

Bảng 3.2.1 Tổng doanh thu tiêu thụ mặt hàng linh kiện phụ tùng ôtô của toàn ngành

Năm 2008 lượng linh kiện phụ tùng tăng lên 109,98% Năm qua bộ tài chính đã đưa

ra 3 quyết định giảm thuế kéo mức thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ90% xuống còn 60% và đây chính là “đòn bẩy” mạnh nhất đẩy thị trường ôtô nhậpkhẩu Việt Nam lên “cao trào” Thị trường ôtô nội địa tăng mạnh mẽ với các biểuhiện cháy hàng và các hãng xe liên tục phải chậm thời hạn giao xe đã khiến các nhàsản xuất ôtô trong nước phải đồng loạt nâng công suất Do đó, lượng linh kiện, phụtùng phục vụ hoạt động sản xuất, lắp ráp cũng tăng theo

Trang 27

Nhưng trong năm 2009, do khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu ảnh hưởngđến nền kinh tế Việt Nam, cộng thêm các chính sách ưu đãi nhằm kích thích tiêudùng của chính phủ chấm dứt làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân.Người dân phải tính toán trong vấn đề chi tiêu, chỉ chăm lo cho các mặt hàng tiêudùng hàng ngày, hạn chế các mặt hàng với số lượng tiền chi tiêu lớn nhất là đối vớimặt hàng xa xỉ như xe ôtô Điều này làm ảnh hưởng đáng kể tới lượng tiêu thụ xe hơisản xuất trong nước, cũng như các dịch vụ đi kèm Chính vì thế mà lượng tiêu thụphụ tùng ôtô chỉ đạt 1,8 tỷ USD giảm 6,92% Nhưng đến năm 2010, tình hình kinh tế

đã có sự hồi phục, các chính sách kích cầu của nhà nước cùng các chính sách khuyếnmãi của các nhà sản xuất xe hơi đã khuyến khích lượng xe ôtô nội địa tiêu thụ mạnh,bên cạnh đó các dịch vụ đi kèm cũng tăng lên sau 1 năm ảm đạm Kết quả đó làmcho sản lượng tiêu thụ phụ tùng đạt 1,92 tỷ USD, tăng 7,2% so với năm 2009

Nhìn chung mấy năm trở lại đây, số lượng tiêu thụ xe ôtô hàng năm đều tănglên Cụ thể là năm 2004 số lượng xe tiêu thu đạt 70.290 xe, năm 2006 đạt 90 360 xenăm 2008, số lượng xe tiêu thụ đạt 111.946 xe, năm 2009 đạt 119.460 xe tăng 7%.Lượng xe tiêu thụ tăng đã kích thích nhà sản xuất lắp ráp ôtô trong nước tăng côngsuất và cần trị giá linh kiện phụ tùng phục vụ cho sản xuất và lắp ráp rất lớn Năm

2007, với công suất thiết kế lên tới 9045 xe, và linh kiện phụ tùng mà hãng Toyotadùng sản xuất và lắp ráp trị giá 150triệu USD, năm 2010 lượng xe lắp ráp và sản xuấtlên tới hơn 10 000 xe và trị giá phụ tùng tăng lên 460 triệu USD Trong khi đó, hãngFord năm 2007, công suất thiết kế là 7030 xe, cần trị giá phụ tùng ôtô là 135 triệuUSD, năm 2010 với công suất thiết kế là 9250 xe thì trị giá phụ tùng cần cho lắp ráp

là 420 triệu USD, hãng Vinaxuki tuy đã sản xuất được lượng linh kiện phụ tùngnhiều hơn so với các hãng khác nhưng trị giá linh kiện phụ cần dùng cho sản xuất lắpráp năm 2010 cũng lên tới 390 triệu USD

Ngoài ra trong những năm gần đây, dịch vụ bảo hành, sửa chữa và thay thế phụ tùngôtô đang ngày càng gia tăng cùng với sự phát triển của thị trường ôtô Tính trungbình mỗi năm số lượt xe vào các công ty dịch vụ tăng đều 25%, trong đó nhu cầuthay thế phụ tùng ôtô chiếm tỷ lệ cao khoảng 75%

Nhu cầu phụ tùng lắp ráp của nhà sản xuất lắp ráp ôtô tăng, cùng với lượng phụ tùngthay thế tăng tại các xưởng dịch vụ đã làm cho hoạt động đáp ứng cầu mặt hàng phụtùng diễn ra rất sôi động Nhưng đối với linh kiện phụ tùng nhập khẩu được ưachuộng nhiều hơn bởi cả về chất lượng phụ tùng và độ phong phú về chủng loại Cònphụ tùng sản xuất trong nước được tiêu thụ rất nhỏ so với tổng số lượng tiêu thụ phụtùng trên thị trường Theo thống kê số lượng linh kiện phụ tùng trong nước sản xuấtchiếm khoảng 10% so với số linh kiện phụ tùng tiêu thụ trên thị trường

Trang 28

3.2.1.2 Nguồn cung ứng mặt hàng phụ tùng ôtô

Nhìn chung số lượng doanh nghiệp tham gia cung ứng trên thị trường tăng lênnhưng số lượng doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng thì vẫn còn rất nhỏ Điềunày gây bất lợi cho ngành sản xuất lắp ráp ôtô tại Việt Nam Có thể coi ngành sảnxuất cung ứng linh kiện phụ tùng ôtô là công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệpôtô phát triển Và đây là một ngành rất quan trọng cần được chú trọng phát triển

Số liệu của tổng cục thống kê cho thấy, năm 2004 tổng số doanh nghiệp kinh doanh

và sản xuất phụ tùng ôtô chiếm tới 300 doanh nghiệp, trong đó số doanh nghiệp sảnxuất linh kiện phụ tùng ôtô chỉ chiếm 50 doanh nghiệp với 30 doanh nghiệp liêndoanh và 20 doanh nghiệp nội địa Nhưng đến năm 2010 số doanh nghiệp sản xuất

và kinh doanh tăng lên 505 doanh nghiệp trong đó doanh nghiệp sản xuất linh kiệnchiếm 70 doanh nghiệp, trong đó có 40 doanh nghiệp liên doanh và 30 doanh nghiệpnội địa Với số lượng các doanh nghiệp trên thì số lượng linh kiện được cung ứnghàng năm đạt tỷ lệ 90% so với nhu cầu trên thị trường, nhưng trong đó lượng cungcủa các nhà sản xuất trong nước chỉ chiếm 10%

Nếu xét trên quy mô doanh nghiệp nhìn chung các doanh nghiệp sản xuất và kinhdoanh phụ tùng ôtô hầu hết đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên công suất thiết

kế chưa lớn, chưa mạnh dạn đầu tư trang bị, máy móc, cũng như quy trình sản xuất.Trình độ lực lượng lao động ở trình độ thấp, chưa có tay nghề và kiến thức về thịtrường còn hạn hẹp.thì số lượng doanh nghiệp vừa kinh doanh vừa sản xuất có quy

mô vốn lớn (> 30 tỷ) chưa có nhiều chỉ chiếm khoảng 2%, số lượng doanh nghiệp có

số vốn đầu tư từ 20 tỷ đến 30 tỷ chiếm tỷ lệ 17%, còn lại đa số là doanh nghiệp sảnxuất và kinh doanh với số vốn nhỏ hơn 20 tỷ Những doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ

về quy mô, thiết bị hiện đại như thaco trường hải, công ty ôtô Việt Nam Daewoo,công ty TNHH Ford Việt Nam, công ty LD Mercedes – Benz Việt Nam,Vinaxuki vàmới nhất là Hyundai Thành Công Các linh kiện phụ tùng ôtô được nhập khẩu đểcung cấp cho thị trường chủ yếu được xuất xứ ở Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc

và Nhật Bản, với số lượng phụ tùng rất đa dạng cho xe tải, xe bus, xe chuyên dùng…

Về địa lý, chủ yếu các doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất linh kiện phụ tùngôtô tập trung tại các thành phố lớn ở miền Bắc – là những khu trung tâm kinh tế như

Hà Nội – Quảng Ninh – Hải Phòng Ngoài ra, còn tập trung ở các tỉnh như VĩnhPhúc, Bắc Ninh, Hải Dương…hiện, khu kinh tế mở Chu Lai do Thaco Trường Hảiđầu tư - nơi tập trung nhiều nhất các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ôtô vàcông nghiêp phụ trợ, với 3 nhà máy lắp ráp ôtô và 17 nhà máy sản xuất phụ tùng,linh kiện

Trang 29

3.2.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường

3.2.2.1 Nhu cầu của thị trường về mặt hàng phụ tùng ôtô

Nhu cầu mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường miền Bắc rất lớn Phụ tùng ôtôkhông những phục vụ cho việc sản xuất lắp ráp ôtô, phục vụ cho các đại lý dịch vụsửa chữa bảo dưỡng xe ôtô, mà đáp ứng cho cả những người tiêu dùng đang sở hữu

xe ôtô…theo thống kê, so với khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2007 tiêu thụphụ tùng ôtô của thị trường miền Bắc trong khoảng từ năm 2008 đến 2010 đã tăngmạnh Tiêu thụ phụ tùng ôtô đa dụng và ôtô buýt tăng lên 34%, dẫn đến tổng tiêu thụphụ tùng ôtô tính cả ôtô con lẫn ôtô tải các loại tăng 55% Trong khi đó lượng cungcấp linh kiện phụ tùng ôtô chỉ đáp ứng được khoảng 48% tổng các loại Số lượng cầuphụ tùng ôtô chưa được đáp ứng chiếm 7% Chính vì nguồn cung không đủ nên một

số doanh nghiệp lợi dụng với lý do hàng khan hiếm nên tăng giá phụ tùng so với giábán thực tế, thu lợi nhuận cao Cũng chính vì lợi nhuận cao khiến cho nhiều vấn nạnnhư nhập lậu hàng, bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trên thị trườngxuất hiện làm cho hoạt động thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô tại các doanh nghiệplàm ăn chân chính bị ảnh hưởng

Nếu xét nguồn gốc phụ tùng ôtô cung cấp thì lượng cầu phụ tùng ôtô có nguồngốc từ thị trường Thái Lan 33% đã chiếm lĩnh thị trường Việt Nam do lượng xe ôtônhập khẩu từ Thái Lan tăng, sau đó là từ các thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản,Trung Quốc Tuy nhiên trên thị trường, phụ tùng ôtô có nguồn gốc từ Trung Quốc lạichiếm tỷ lệ lớn nhất 36% Tìm hiểu thực tế cho thấy các doanh nghiệp cung cấp phụtùng ôtô còn chưa nắm rõ nhu cầu phụ tùng từng thị trường dẫn tới tình trạng: Tạimột số doanh nghiệp dù có hàng nhưng vẫn bị tồn kho, lưu hàng, còn người cần hàngthì không tìm được nguồn hàng ứng ý Chính điều này đã làm phát sinh rất nhiều chiphí của cả phía khách hàng cũng như phía người cung cấp, làm cho hoạt độngthương mại mặt hàng phụ tùng ôtô có nhiều hạn chế

Nếu xét về quy mô tiêu thụ xe ôtô: Quy mô thị trường Việt Nam nói chung vàquy mô thị trường miền Bắc nói riêng còn nhỏ, thể hiện ở tốc độ tiêu thụ xe ôtô (7xe/ 1000 người), trong khi đó ở trung quốc 12xe/1000người, Malaysia với20xe/người…Chính điều này làm cho các nhà đầu tư trong nước cũng như nướcngoài còn e dè khi bỏ ra một lượng vốn, lao động, máy móc để tham gia sản xuất,kinh doanh mặt hàng Chính vì thế số lượng doanh nghiệp tham gia cung ứng trên thịtrường còn nhỏ, quy mô vốn đầu tư còn thấp, và đa số là các doanh nghiệp vừa vànhỏ tham gia thị trường Chính vì thế mà nguồn cung mặt hàng phụ tùng ôtô chịuảnh hưởng từ chính năng lực của công ty và ảnh hưởng tới lượng cung mặt hàng phụtùng cho thị trường

Trang 30

Ngoài ra, tâm lý chuộng hàng ngoại hơn hàng nhập, luôn coi chất lượng hàngngoại tốt hơn hàng nhập, nên các hãng xe sản xuất và lắp ráp trên thị trường dùng tới85% hàng nhập khẩu để lắp ráp cho xe của hãng, họ không có niềm tin vào sản phẩmphụ tùng do các doanh nghiệp trong nước sản xuất, họ sợ rằng không đảm bảo chấtlượng, không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn…sẽ gây ảnh hưởng đến uy tín của họ trênthị trường Còn về phía các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng ôtô trên thị trường vớitâm lý sản xuất mà lại không được thị trường tiếp nhận sẽ dẫn tới nguy cơ giảm sảnlượng sản xuất, có khả năng dẫn đến bỏ hẳn sản xuất chuyển sang nhập hàng để kinhdoanh hoặc cũng có thể phá sản Vậy lượng tiêu thụ sẽ quyết định vận mệnh của cácnhà sản xuất phụ tùng hay rộng hơn quyết định tới sự tồn tại và phát triển của cácdoanh nghiệp tham gia cung ứng mặt hàng phụ tùng trên thị trường.

Vậy để phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô thì tâm lý tiêu dùng sản phẩmcủa khách hàng rất quan trọng Để có thể lấy được niềm tin của khách hàng thì doanhnghiệp sản xuất phải xây dựng thương hiệu, sản phẩm sản xuất phải đảm bảo chấtlượng không kém so với hàng ngoại nhập

3.2.2.2 Về hệ thống các văn bản pháp luật

Thời gian qua, trong kinh doanh mặt hàng phụ tùng ôtô, cơ quan quản lý nhànước quản lý trong phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường miềnBắc có tác động rất lớn Các quy định quản lý gồm: Bộ tài chính ban hành thông tư

số 57/2005/QĐ - BTC quy định mức thuế được xây dựng trên cơ sở những linh kiện,phụ tùng trong nước đã sản xuất được thì được bảo hộ hợp lý với mức cao nhấtkhông quá 30% Những linh kiện, phụ tùng chưa sản xuất được ở trong nước thìđược áp dụng mức thuế suất thấp để giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp Ví dụ,đối với các loại ắc quy, ghế ngồi, lốp xe, Trong nước có thể sản xuất được, mứcthuế suất sẽ là 30% Một chính sách thuế suất cao áp dụng cho những doanh nghiệpnhập khẩu linh kiện phụ tùng ôtô đã không những kìm hãm sự phát triển của ngành

mà còn đẩy ngành công nghiệp ôtô chững lại, đẩy giá xe tăng cao làm thiệt hại chongười tiêu dùng, rồi sẽ tác động trở lại tới sự phát triển của ngành cung cấp linh kiệnphụ tùng ôtô Chính những quy định bảo hộ của nhà nước đã phần nào đã kìm hãmthương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường phát triển

Các phụ kiện kèm theo như bộ phần truyền động, khung, vỏ xe, mức thuế suất sẽkhoảng 15%- 25% Các bộ phận còn lại khoảng từ 5%- 10% Biểu thuế đảm bảo mụctiêu bảo hộ có chọn lọc và thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô sử dụng cácsản phẩm trong nước đã sản xuất được thay vì nhập cả cụm linh kiện, với mức thuếsuất 25% Thông tư đã gián tiếp tác động rất lớn tới các doanh nghiệp sản xuất phụtùng ôtô trong nước, có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ

Trang 31

hơn vào quy trình sản xuất công nghệ, đầu tư về kỹ thuật và thúc đẩy sản lượng sảnxuất Tuy nhiên với sự khuyến khích cho các doanh nghiệp sản xuất thì với nhữngmức thuế cho các phụ tùng chưa sản xuất được lại tạo cơ hội cho các doanh nghiệpnhập khẩu phụ tùng bên ngoài có cơ hội tiếp tục đầu tư mặt hàng kinh doanh phục vụsản xuất trong nước Chính sách của chính phủ đã thúc đẩy hoạt động thương mạimặt hàng phụ tùng ôtô phát triển nhằm phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất vàlắp ráp ôtô trong nước.

Quyết định số 09/2006/QĐ - BTC ban hành danh mục hàng hoá và mức thuếsuất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam Quyết định nhằm thực hiện hiệpđịnh về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (Cept) của các nước Asean,giai đoạn 2006 – 2013 Vào ngày 13/5/2009 bộ tài chính cũng đã ban hành quyếtđịnh số 25/2008/QĐ-BTC tăng thuế nhập khẩu một số linh kiện, phụ tùng ôtô thêm5-10% Cam kết trong khu vực Asean, Asean - Trung Quốc, Asean - Hàn Quốc, mứcthuế suất đối với linh kiện, phụ tùng ôtô đều ở mức thấp 5% (trong Asean) và cắtgiảm xuống 0% vào 2018 đối với Asean- Trung Quốc Đối với dự án sản xuất phụtùng ôtô, đây là dự án thuộc danh mục khuyến khích đầu tư, được sử dụng vốn tíndụng đầu tư phát triển của nhà nước kèm theo các hỗ trợ về chuyển giao công nghệ,mua phần mềm, đào tạo điều này sẽ tạo một bước đệm lớn cho hoạt động sản xuấtlinh kiện phụ tùng ôtô cải tiến về công nghệ, có điều kiện đầu tư vốn cho sản xuất

Dự án cũng có tác động tới sự chuyển dịch từ các doanh nghiệp nhập khẩu phụ tùngbên ngoài chuyển sang sản xuất linh kiện phụ tùng phục vụ cho nội địa để đượchưởng sự trợ giúp, ưu đãi của chính phủ Bên cạnh đó, dự án tác động tới sự dịchchuyển nguồn đầu tư từ bên ngoài vào thị trường cho hoạt động sản xuất phụ tùngôtô Số lượng doanh nghiệp tham gia thị trường lớn, hoạt động thương mại mặt hàngphụ tùng ôtô sẽ ngày càng phát triển

Bên cạnh đó, Bộ khoa học và công nghệ xây dựng, ban hành tiêu chuẩn kỹthuật, tiêu chuẩn chất lượng ôtô và phụ tùng ôtô đối với các loại xe lưu hành trongnước, đảm bảo phù hợp các nguyên tắc của WTO và ngăn chặn việc lắp ráp, sản xuấtôtô và sản xuất phụ tùng ôtô chất lượng kém, gây ô nhiễm môi trường Bộ côngthương thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình đầu tư, lắp ráp, sản xuất ô tô vàphụ tùng ôtô của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế

Tuy nhiên, các ban hành luật trên chưa gắn vào tình hình thực tiễn của ngànhkinh doanh gây nên cạnh tranh không công bằng giữa các doanh nghiệp, chưa tạohành lang pháp lý chung cho các doanh nghiệp hoạt động Hiện nay, chưa có mộtvăn bản nào quy hoạch tổng thể kế hoạch sản xuất kinh doanh mặt hàng phụ tùngôtô Nhà nước cũng chưa đưa ra dòng xe chiến lược cho thị trường Việt Nam nói

Trang 32

chung, cho thị trường miền Bắc nói riêng, nên các doanh nghiệp kinh doanh cũngnhư sản xuất đang rất lúng túng trong kế hoạch sẽ sản xuất, kinh doanh cũng nhưmạnh dạn đầu tư linh kiện phụ tùng ôtô cho dòng xe nào.

3.2.2.3 Các chính sách hỗ trợ vốn, công nghệ, và nghiên cứu

Theo “Quy hoạch phát triển công nghiệp phụ trợ đến năm 2010, tầm nhìn 2020”,chính phủ tập trung quy hoạch vào 5 nhóm ngành chính trong đó có sản xuất và lắpráp ô tô Mục tiêu được xác định là: giai đoạn 2010-2020 sẽ xuất khẩu một số sảnphẩm công nghiệp phụ trợ ô tô, tỷ lệ nội địa hóa 60% Chính phủ đã có những chínhsách hỗ trợ về vốn, về công nghệ và nghiên cứu Chính phủ sẽ cung cấp tín dụng chocác dự án được thủ tướng chính phủ phê duyệt Bảy chính sách hỗ trợ được nêu rabao gồm: (i) chính sách thuế đối với ô tô và linh kiện phụ tùng ô tô; (ii) chính sách

về thị trường; (iii) chính sách về đầu tư; (iv) chính sách về khoa học và công nghệ;(v) chính sách về nguồn nhân lực; (vi) chính sách về huy động vốn; và (vii) chínhsách về quản lý ngành

Với chính sách hỗ trợ vốn, theo bản quy hoạch, tổng nhu cầu vốn đầu tư đểthực hiện quy hoạch trong giai đoạn 2001-2010 khoảng 16.000-18.000 tỷ đồng và35.000-40.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2010-2020 Phụ tùng ôtô là sản phẩm có giáthành cao, đòi hỏi chi phí lớn cho việc sản xuất và kinh doanh mặt hàng này Do đóchính sách hỗ trợ với nhiều hình thức như cho vay với lãi suất ưu đãi hoặc kéo dàithời hạn thanh toán… năm 2010, nhà nước đã có chính sách hỗ trợ lãi suất vay ngânhàng, theo đó các doanh nghiệp có thể vay vốn ngân hàng với mức lãi suất ưu đãi 4 -4,5% Chính vì thế, các doanh nghiêp đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư phát triển Vớinguồn vốn có được, doanh nghiệp tiếp tục đầu tư vào công nghệ phục vụ cho sảnxuất, cũng như đầu tư cho mở rộng mặt hàng phụ tùng kinh doanh Ngoài ra, cácchính sách thuế nhập khẩu linh kiện phụ tùng ôtô, cũng như chính sách thuế nhậpkhẩu ôtô thời gian qua thay đổi liên tục và chưa biết khi nào các cơ quan hữu trách sẽđưa ra lộ trình thuế cụ thể cho tới thời điểm hội nhập hoàn toàn, đây là những nguyênnhân khiến cả các doanh nghiệp kinh doanh, lắp ráp ô tô cũng như các doanh nghiệpkinh doanh phụ tùng ôtô liên tục trong cảnh ngóng chờ, không dám đầu tư mạnh tay,hoạt động thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô bị kìm hãm

Với chính sách hỗ trợ công nghệ và nghiên cứu: Giai đoạn 2010 – 2020 nhànước dự tính sẽ chi một lượng rất lớn cho ngành sản xuất phụ tùng ôtô phục vụ cho

sự phát triển công nghiệp ôtô nước nhà Ngoài ra, nhà nước khuyến khích các doanhnghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia tích cực, và luôn tạo mọi điều kiệncũng như những biện pháp, chính sách ưu đãi nhằm thu hút các doanh nghiệp nướcngoài tham gia đầu tư vào lĩnh vực này ở Việt Nam nói chung và tại thị trường miền

Trang 33

Bắc nói riêng Thực tế, tập đoàn denso của nhật bản vừa công bố 10/2010 đầu tư 2,2

tỷ yên (21,2 triệu USD) xây dựng một nhà máy phụ tùng ôtô tại ngoại thành hà nộivào tháng 2/2009, công ty cổ phần đại an và liên doanh công ty Bosh (Đức), công tyKefico (Hàn Quốc) vừa ký kết văn bản đầu tư dự án sản xuất linh kiện điện tử côngnghệ cao chuyên dụng cho xe ôtô tai, trị giá 60 triệu USD vào 6/2010 .chính cácchính sách hỗ trợ công nghệ, nghiên cứu thị trường của chính phủ đã góp phần nângcao sản lượng cung ứng cho thị trường của mặt hàng phụ tùng ôtô, ngoài ra, chínhsách đã giúp cho nguồn cung mặt hàng có chất lượng hơn thông qua chính sách ưuđãi nhằm thu hút chuyển giao công nghệ, liên doanh liên kết với nước ngoài, tạonhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này trên thịtrường

3.2.2.4 Mạng lưới phân phối

Hệ thống phân phối góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanhnghiêp sản xuất kinh doanh phụ tùng ôtô trên thị trường Nhìn chung số lượng cácdoanh nghiệp tập trung cung ứng và sản xuất tập trung đông tại Hà Nội là 40%, tậptrung ở Quảng Ninh là 20%, tập trung ở Hải Phòng là 16%, còn lại là rải rác ở cáctỉnh như Vĩnh Phúc, Hải Dương,… tuy nhiên tham gia mạng lưới phân phối mặthàng phụ tùng ôtô còn mỏng, chưa có những quy hoạch tổng thể Mạng lưới phânphối của các doanh nghiệp hiện nay còn nhỏ lẻ, rời rạc, chưa có sự liên kết giữa cácdoanh nghiệp kinh doanh trong ngành cũng như chưa có sự liên kết với nhà sảnxuất, các xưởng dịch vụ hay với những cá nhân tiêu dùng ôtô, nên đã tạo ra nhiều chiphí trong quá trình lưu thông, cung ứng, cũng như tăng thêm nhiều chi phí trong vậnchuyển, quảng bá, cung cấp thông tin giá cả, thị trường, cũng như các thông tin nắmbắt nhu cầu trên thị trường, trong cả thành toán cho khách hàng… tất cả những chiphí phát sinh do sự bố trí mạng lưới phân phối không hợp lý trên đã gây khó khăn rấtlớn trong vấn đề tiếp cận với khách hàng, làm cho hoạt động thương mại kém linhhoạt, kém hiệu quả

3.3 Kết quả điều tra trắc nghiệm và kết quả tổng hợp đánh giá của các chuyên gia 3.3.1 Khái quát về công ty nghiên cứu

 tên công ty: công ty TNHH Nhâm Tuấn

 Địa chỉ: 61 Đại La – Trương Định – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Công ty TNHH Nhâm Tuấn được thành lập theo quyết định số 0102001564 của

sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 20 tháng 2 năm 2002 Công tyTNHH Nhâm Tuấn tiền thân là cửa hàng Nhâm Tuấn được thành lập từ tháng 3 năm

2000 Để đảm bảo các chiến lược phát triển và nâng cao uy tín đối với khách hàng,cửa hàng Nhâm Tuấn đã chuyển đổi thành công ty TNHH Nhâm Tuấn

Trang 34

Chức năng nhiệm vụ của công ty:

- Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng (chủ yếu là bông, vải, sợi, sản phẩm,vật tư, thiết bị nguyên vật liệu ngành dệt may Vật tư thiết bị nguyên vật liệu sản xuấtôtô, xe máy, thiết bị chuyên dùng, kim khí điện máy, vật tư thiết bị khoa học kỹthuật, y tế)

- Đại lý mua bán ký gửi hàng hoá

- San lấp mặt bằng, xây dựng, thi công, hoàn thiện, lắp đặt trang thiết bị cho cáccông trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông thuỷ lợi và các công trình kỹthuật khác

- Sản xuất, gia công các sản phẩm dệt may

- Sản xuất, mua bán, lắp đặt, bảo dưỡng, bảo trì linh kiện, thiết bị, phụ tùng ôtô,

xe máy và các bộ phận phụ trợ của ôtô xe máy

Tuy nhiên công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực cung cấp linh kiện phụ tùngôtô

3.3.2 Khái quát về mục đích, đối tượng, nội dung điều tra phỏng vấn

Để phục vụ cho nghiên cứu đề tài trong việc cung cấp những minh chứng thực

tế về tình hình phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường miềnBắc, và để đề tài có tính thực tế cao, em tiến hành điều tra 8 nhân viên trong công tyTNHH Nhâm Tuấn Tổng số phiếu điều tra là 8 phiếu Tất cả phiếu thu đều hợp lệ.Tiến hành phát 3 phiếu phỏng vấn tới giám đốc công ty, và trưởng phòng kinhdoanh, trưởng phòng bán hàng Nội dung phiếu điều tra tập trung vào những tácđộng tới phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường miền Bắc xemxét trên cả 3 khía cạnh về nguồn cung, thị trường, chính sách Nhà nước

Phiếu phỏng vấn sẽ xoay quanh vấn đề tìm hiểu những khó khăn, thuận lợi dotác động của 3 yếu tố trên tới phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thịtrường miền Bắc, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn đótrong quá trình phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường miềnBắc

3.3.3 Kết quả điều tra trắc nghiệm

 Liên quan đến các câu hỏi xác định nhu cầu thị trường, đánh giá thực trạngcung cầu thị trường, các phiếu điều tra cho thấy: 5/8 phiếu điều tra (chiếm 62,5%)đánh giá mức độ cạnh tranh thị trường rất mạnh Với mức độ cạnh tranh mạnh nhưvậy nhưng 100% phiếu điều tra đều cho rằng khả năng cung ứng trên thị trường chưađáp ứng với nhu cầu Và nhân tố được đánh giá là có ảnh hưởng mạnh nhất đến pháttriển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô thì nhân tố thị trường có tác động mạnh mẽ

Trang 35

nhất, với số phiếu bầu chiếm 50% Vậy qua đây, chúng ta sẽ tập trung mạnh cho cácgiải pháp làm tăng nhu cầu thị trường phụ tùng ôtô.

 Còn với các câu hỏi liên quan tới khách hàng trọng tâm của doanh nghiệp,khả năng cung ứng của doanh nghiệp cũng như sự liên kết hợp tác đáp ứng nhu cầucủa khách hàng, các phiếu điều tra cho thấy: xu hướng khách hàng có lượng cầu vềphụ tùng ôtô lớn nhất là các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô với tỷ lệ 5/8 phiếu(chiếm 62,5%), sau đó là các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dịch vụ sửa chữathay thế phụ tùng ôtô chiếm 37,5%, còn lại tỷ lệ người tiêu dùng mua xe ôtô chỉchiếm 12,5% Vậy các doanh nghiệp trong ngành cần tập trung đi sâu nghiên cứu,tìm hiểu nhu cầu mặt hàng phụ tùng ôtô của các nhà sản xuất lắp ráp ôtô

Nhưng qua điều tra thì khả năng kết hợp giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanhphụ tùng ôtô với khách hàng của mình ở hiện tại rất lỏng lẻo với số phiếu đồng ý tới100% Và dẫn tới tình trạng thông tin sai lệch làm cho lượng cung cấp phụ tùng ôtôtrung quốc nhiều hơn so với thị trường (nhận định trong nhu cầu phần 3.2.2) trongkhi điều tra thì phụ tùng ôtô tại thái lan mới chính là mặt hàng mà khách hàng có nhucầu lớn với số phiếu bầu chiếm 75%

 Liên quan tới các câu hỏi đánh giá về tác động các chính sách vĩ mô, cùngnhững vấn nạn hàng giả phụ tùng ôtô trên thị trường cho thấy: với 5/8 phiếu (chiếm62,5%) đều nhất trí cho rằng những chính sách phát triển công nghiệp ôtô của chínhphủ là tác động mạnh nhất đến sự phát triển thương mại ngành hàng, còn 35% sốphiếu cho rằng các chính sách thuế xuất nhập khẩu phụ tùng ôtô có tác động mạnh

Và 100% số phiếu đều cho rằng nạn kinh doanh buôn bán phụ tùng giả trên thịtrường ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Về nguyên nhân cơ bản của những tồn tại đó, đa số các ý kiến cho rằng nguyênnhân của những tồn tại đó là công tác nghiên cứu thị trường còn chưa được quan

Ngày đăng: 24/03/2015, 12:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Công ty TNHH Nhâm Tuấn (2007), Báo cáo kinh doanh 7. Công ty TNHH Nhâm Tuấn (2008), Báo cáo kinh doanh 8. Công ty TNHH Nhâm Tuấn (2009), Báo cáo kinh doanh 9. Công ty TNHH Nhâm Tuấn (2010), Báo cáo kinh doanh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kinh doanh"7. Công ty TNHH Nhâm Tuấn (2008), "Báo cáo kinh doanh" 8. Công ty TNHH Nhâm Tuấn (2009), "Báo cáo kinh doanh"9. Công ty TNHH Nhâm Tuấn (2010)
Tác giả: Công ty TNHH Nhâm Tuấn (2007), Báo cáo kinh doanh 7. Công ty TNHH Nhâm Tuấn (2008), Báo cáo kinh doanh 8. Công ty TNHH Nhâm Tuấn (2009), Báo cáo kinh doanh 9. Công ty TNHH Nhâm Tuấn
Năm: 2010
10.Diễn đàn phát triển Việt Nam (2008), Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam
Tác giả: Diễn đàn phát triển Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Lý luận Chính trị
Năm: 2008
13.Nguyễn Thị Son (2010), Phát triển thương mại mặt hàng ô tô Honda trên thị trường miền Bắc tại công ty TNHH Motor N.A Việt Nam, luận văn tốt nghiệp, đại học Thương Mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển thương mại mặt hàng ô tô Honda trên thị trường miền Bắc tại công ty TNHH Motor N.A Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Son
Năm: 2010
14.Phạm Thị Mỵ (2008), Giải pháp phát triển dịch vụ sửa chữa và cung cấp thiết bị phụ tùng ôtô suzuki trên thị trường miền Bắc, Luận văn tốt nghiệp, đại học Thương Mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp phát triển dịch vụ sửa chữa và cung cấp thiết bị phụ tùng ôtô suzuki trên thị trường miền Bắc
Tác giả: Phạm Thị Mỵ
Năm: 2008
15.Phạm Huyền (2009), “Thị trường ôtô có tín hiệu hồi phục”, http://vietnamnet.vn/kinhte/2009/06/851902/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường ôtô có tín hiệu hồi phục
Tác giả: Phạm Huyền
Năm: 2009
16. nguồn tổng hợp dữ liệu (2007 - 2010) từ “lượng tiêu thụ phụ tùng ôtô”, www.toyotavn.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: lượng tiêu thụ phụ tùng ôtô
17. Hạnh Lâm ( 2007), “Thị trường ôtô 2007 - Người tiêu dùng giữa hai bờ thực ảo”, http://choxe.net/tintuc/newsdt170.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường ôtô 2007 - Người tiêu dùng giữa hai bờ thực ảo
18. Trọng Nghiệp (2009), “Những khó khăn của thị trường ôtô Việt Nam 2009”, http://vnexpress.net/GL/Oto-Xe-may/2008/12/3BA09F69/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khó khăn của thị trường ôtô Việt Nam 2009
Tác giả: Trọng Nghiệp
Năm: 2009
19.Dung Nhi (2008), “Lộ trình nào cho thuế ôtô và phụ tùng ôtô”http://dddn.com.vn/20081031110548234cat113/lo-trinh-nao-cho-thue-oto.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lộ trình nào cho thuế ôtô và phụ tùng ôtô
Tác giả: Dung Nhi
Năm: 2008
20. Thời báo kinh tế Việt Nam (2008), “Dự báo năm 2009, giá ôtô sẽ tăng”, http://www.vietnamcar.com/?news/detail/27/297/du-bao-nam-2009-gia-oto-se-tang.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự báo năm 2009, giá ôtô sẽ tăng
Tác giả: Thời báo kinh tế Việt Nam
Năm: 2008
1. Bộ công nghiệp (2004), Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới năm 2020 Khác
2. Bài giảng kinh tế thương mại đại cương (TS.Ngô Xuân Bình- Trường Đại học Thương Mại) Khác
3. Bài giảng môn học quản lý nhà nước về thương mại (TS.Thân Danh Phúc -TS.Hà Văn Sự - Trường Đại học Thương Mại) Khác
4. Theo Giáo trình Kinh tế phát triển, trường KTQD, nhà xuất bản lao động - xã hội, trang 14 Khác
5. Bộ công nghiệp ( 2005), Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn đến 2010 tầm nhìn 2020 Khác
11.Báo cáo phát triển thế giới và báo cáo phát triển Việt Nam (những năm gần đây) 12.Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Thanh niên, (2008), trang 471 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w