1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp về nguồn hàng nhằm phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường miền Bắc (lấy công ty cổ phần Phú Trường quốc tế làm đơn vị nghiên cứu).DOC

57 452 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 458,5 KB

Nội dung

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI “GIẢI PHÁP VỀ NGUỒN HÀNG NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG BÁNH KẸO NHẬP KHẨU TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC LẤY CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ TRƯỜNG QUỐCTẾ LÀM ĐƠ

Trang 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI “GIẢI PHÁP VỀ NGUỒN HÀNG NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG BÁNH KẸO NHẬP KHẨU TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC (LẤY CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ TRƯỜNG QUỐC

TẾ LÀM ĐƠN VỊ NGHIÊN CỨU) 1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài

Trong lưu thông hàng hóa gồm bốn khâu quan trọng đó là sản xuất – lưu thông– trao đổi – tiêu cùng Trong đó khâu sản xuất là khâu tạo ra nguồn hàng hóa cung ứngcho nhu cầu của thị trường, muốn thực hiện được những khâu tiếp theo trong đó cókhâu trao đổi hay chính là hoạt động thương mại hàng hóa thì cần tổ chức, đảm bảo vàphát triển khâu quan trọng là cung ứng hàng hóa Từ cơ sở lý luận trên em thấy rằngphát triển nguồn hàng cung ứng có vai trò rất quan trọng cho quá trình phát triểnthương mại hàng hóa

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự gia tăng

về quy mô dân số với kết cấu dân số trẻ thì bánh kẹo là một trong những ngành có tốc

độ tăng trưởng cao và ổn định tại Việt Nam Trong khi các cơ sở sản xuất bánh kẹonhỏ lẻ bị thu hẹp dần thì những công ty bánh kẹo lớn đang dần khẳng định vị thế củamình trên thị trường với những thay đổi về mẫu mã sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm,nâng cao chất lượng sản phẩm, phù hợp với tâm lý khách hàng Không chỉ riêng ngànhsản xuất, kinh doanh bánh kẹo trong nước mà đối với kinh doanh bánh kẹo nhập khẩucũng đang từng bước thay đổi

Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, tác động rất lớntới ngành kinh doanh bánh kẹo nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung Đặc biệt lànhững công ty kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu và những công ty nhập khẩu nguyênliệu đầu vào Cuối năm 2010, giá bánh kẹo nói chung tăng từ 10-15% Tuy giá tăngnhưng nhu cầu sử dụng bánh kẹo vẫn tăng do kinh tế Việt Nam có dấu hiệu phục hồitốt sau khủng hoảng Lạm phát trong nước duy trì ở mức hợp lý là 8% Hơn nữa, làmột nước có dân số đông, kết cấu dân số trẻ nên Việt Nam trở thành một thị trườngtiềm năng cho ngành kinh doanh bánh kẹo nói chung và kinh doanh bánh kẹo nhậpkhẩu nói riêng Theo báo cáo của ngành bánh kẹo dự kiến tăng trưởng của năm 2011 là10% cao hơn so với 5.43% của năm 2009 và 6.12% của năm 2010

Trang 2

Tuy nhiên, hiện nay thị phần của bánh kẹo trong nước ước tính chiếm khoảng

75 – 80%, còn lại bánh kẹo nhập khẩu chỉ chiếm 20 – 25% Nhằm mục tiêu phát triểnthương mại theo hướng mở cửa và hội nhập của nền kinh tế thì rất nhiều các sản phẩmbánh kẹo của các hãng nổi tiếng của nước ngoài đang được tiêu thụ trên thị trườngViệt Nam Qua nghiên cứu thực tiễn ở công ty cổ phần Phú Trường quốc tế tại Hà nội

là công ty phân phối bánh kẹo nhập khẩu với rất nhiều các chủng loại khác nhaunhưng chủ yếu vẫn là các mặt hàng kẹo cao su của hãng Wrigley như cool air,Duoblemim, Juicey Fruit Nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm bánh kẹo nhậpkhẩu ngày càng cao không chỉ về mẫu mã, chất lượng mà còn đòi hỏi chủng loại thậtphong phú Là công ty phân phối với số lượng lớn trên thị trường miền Bắc đòi hỏiphải đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng, đảm bảo nguồn hàng kinh doanh và chấtlượng mặt hàng kinh doanh Không những thế hiện nay trên thị trường có rất nhiềuloại bánh mà không rõ nguồn gốc xuất xứ, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kémchất lượng khiến thị trường kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu trở nên phức tạp và gặpnhiều khó khăn Mặt khác, các công ty sản xuất và kinh doanh bánh kẹo trong nướcđang dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường, do đó bánh kẹo nhập khẩu cònchịu sức ép cạnh tranh gay gắt của nguồn hàng bánh kẹo trong nước Gắn với tình hìnhchung và điều kiện nghiên cứu thực tiễn tại công ty cổ phần Phú Trường quốc tế tại Hànội, tác động của điều kiện khách quan cũng như chủ quan và những khó khăn màcông ty đang gặp phải trong công tác tổ chức, quản lý nguồn hàng, phát triển thương

mại mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu Lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp về nguồn hàng nhằm phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường miền

Bắc (lấy công ty cổ phần Phú Trường quốc tế làm đơn vị nghiên cứu)” là yêu cầu cấp

thiết đặt ra và phù hợp với thực tiễn

1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài

Đề tài: “Giải pháp về nguồn hàng nhằm phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường miền Bắc (lấy công ty cổ phần Phú Trường quốc tế làm đơn vị nghiên cứu)” xác lập những vấn đề nghiên cứu sau:

 Về mặt lý luận

Đề tài đi sâu làm rõ các khái niệm, lý luận liên quan tới nguồn hàng và pháttriển thương mại mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu Các lý thuyết phát triển thương mại vàphát triển nguồn hàng Các chủng loại sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu, các chỉ tiêu quy

Trang 3

mô, cơ cấu của nguồn hàng Những nhân tố tác động tới phát triển nguồn hàng và ảnhhưởng của các nhân tố đó Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu.

 Về mặt thực tiễn

Đề tài nghiên cứu và làm rõ các vấn đề sau: Thực trạng nguồn hàng và pháttriển thương mại mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường miền Bắc trong nhữngnăm gần đây, nghiên cứu điển hình tại công ty cổ phần Phú Trường quốc tế Cụ thể làquy mô, cơ cấu nguồn hàng nhập khẩu, nhà cung cấp và thị trường nhập khẩu bánhkẹo Những thành công đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong quá trình pháttriển thương mại mặt hàng đó Nguyên nhân của những tồn tại đó là gì?

 Về mặt giải pháp

Từ những nguyên nhân tồn tại hạn chế đó thì qua việc nghiên cứu đề tài nàycũng đã đề xuất những giải pháp sau: giải pháp cho công ty, giải pháp cho hệ thốngdoanh nghiệp kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu và các kiến nghị với cơ quan Nhà nướcnhằm phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường miền Bắctrong thời gian tới

1.3 Các mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu tổng quát của đề tài là đề xuất giải pháp về nguồn hàng nhằm pháttriển thương mại mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường miền Bắc lấy công ty cổphần Phú Trường quốc tế làm đơn vị nghiên cứu

Mục tiêu cụ thể của đề tài là: Đi sâu nghiên cứu từng nhóm giải pháp phát triểnnguồn hàng nhằm phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trườngmiền Bắc Từ phía Nhà nước có các nhóm giải pháp như hoàn thiện, nâng cao hiệu quảcác văn bản pháp luật liên quan tới nhập khẩu, thuế nhập khẩu; tăng cường hệ thốngkiểm tra, giám sát nguồn hàng bánh kẹo nhập khẩu, chống hàng giả, hàng nhái và hàngkém chất lượng Từ phía công ty có các nhóm giải pháp về chiến lược phát triển nguồnhàng; hoàn thiện chính sách nguồn cung ứng, nâng cao chất lượng và các phương thứcbảo quản nguồn hàng

1.4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Do giới hạn về mặt thời gian, không gian và yêu cầu của một luận văn tốtnghiệp đề tài của em chỉ đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề sau:

Trang 4

Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu các chính sách phát triển nguồn

hàng, hiệu quả của các chính sách này mang lại cho hoạt động kinh doanh của công tycũng như phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường miềnBắc Tập trung nghiên cứu các chính sách tiêu biểu nhằm phát triển nguồn hàng bánhkẹo nhập khẩu cụ thể là chính sách nguồn lực tài chính, chính sách nguồn nhân lực,chính sách lựa chọn và bảo quản nguồn hàng, chính sách phát triển mối quan hệ vớinhà cung ứng, chính sách phát triển tiêu thụ nguồn hàng Những thành tựu mà cácchính sách mang lại, hạn chế còn tồn tại và đưa ra giải pháp khắc phục

Phạm vi về không gian: Nghiên cứu nguồn hàng bánh kẹo nhập khẩu của các

doanh nghiệp trên phạm vi miền Bắc Nghiên cứu nguồn hàng bánh kẹo nhập khẩu tạicông ty cổ phần Phú Trường quốc tế, đây là đơn vị điển hình về phân phối sản phẩmbánh kẹo nhập khẩu

Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực trạng nguồn hàng và phát triển thương

mại mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu tại công ty cổ phần Phú Trường quốc tế và hệ thốngdoanh nghiệp kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu từ năm 2007 đến nay Đồng thời đưa racác dự báo, giải pháp phát triển nguồn hàng nhằm phát triển thương mại mặt hàng nàytrong giai đoạn 2011-2015

1.5 Kết cấu luận văn tốt nghiệp

Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, các danh mục, phụ lục và tài liệutham khảo thì luận văn kết cấu 4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài “Giải pháp nguồn hàng nhằm phát

triển thương mại mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường miền Bắc (lấy công ty

cổ phần Phú Trường quốc tế tại Hà nội làm đơn vị nghiên cứu)

Chương 2: Một số lý luận cơ bản về nguồn hàng và phát triển thương mại mặt

hàng bánh kẹo nhập khẩu

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích dữ liệu về thực trạng

nguồn hàng đối với phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thịtrường miền Bắc

Chương 4: Các kết luận và các đề xuất giải pháp nguồn hàng nhằm phát triển

thương mại mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường miền Bắc

Trang 5

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGUỒN HÀNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG BÁNH KẸO NHẬP KHẨU

2.1 Một số khái niệm cơ bản

2.1.1 Khái niệm về nguồn hàng và hoạt động mua hàng

a Nguồn hàng

Nguồn hàng là nguồn tạo ra hàng hóa để cung ứng trên thị trường Đó là nơiphát ra các luồng hàng hóa vận động trên thị trường trong nước và quốc tế, là nơi cungứng hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng, sản xuất nội địa vào xuất khẩu Tuy nhiênnguồn hàng không chỉ đơn thuần là khái niệm chỉ vị trí địa lý, nơi khởi nguồn cácdòng chảy của hàng hóa vào kênh phân phối mà còn hàm chứa quy mô, cơ cấu và sựphân bổ nguồn hàng, tiềm năng đưa hàng hóa ra thị trường trong một khoảng thời giannhất định.[1]

b Hoạt động mua hàng

Hoạt động mua hàng là bộ phận cấu thành của hoạt động thương mại Hoạtđộng mua hàng hay chính là nhu cầu khả năng thanh toán của xã hội thể hiện thôngqua thị trường Trên thị trường diễn ra hoạt động mua hàng của nhà sản xuất, củangười tiêu dùng và thương nhân bán buôn, bán lẻ hàng hóa

Đối với người sản xuất, hoạt động mua hàng là hoạt động cung cấp các nguyênliệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Đối với người tiêu dùng, hoạt động mua hàng thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng hàngngày, đảm bảo đời sống sinh hoạt cho người tiêu dùng

Đối với thương nhân, hoạt động mua hàng bao giờ cũng là khởi đầu của hoạtđộng thương mại Mua hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến bán hàng và kết quả hoạt độngthương mại Hoạt động mua hàng vừa tuân theo các quy luật của thị trường, vừa chịu

sự hướng dẫn, điều tiết của chính phủ Chính phủ hướng dẫn bằng các chính sách vàđiều chỉnh đối với các hoạt động mua hàng trên thị trường thông qua hệ thống chếđịnh, pháp luật.[1]

2.1.2 Khái niệm về phát triển nguồn hàng

Phát triển nguồn hàng bao gồm các khâu tổ chức và thực hiện quá trình khaithác, lựa chọn và thu mua hàng hóa, kiểm định chất lượng nguồn hàng, vận chuyển và

Trang 6

bảo quản nguồn hàng nhằm tăng quy mô và nâng cao chất lượng của nguồn hàng cungứng Như vậy, phát triển của nguồn hàng là:

- Phát triển về quy mô, cơ cấu hàng hóa mà doanh nghiệp kinh doanh để cungứng cho nhu cầu thị trường Quy mô ở đây chính là số lượng hàng hóa doanh nghiệpthu mua được để dự trữ và cung ứng trên thị trường, còn cơ cấu cho thấy sự đa dạngcủa chủng loại mỗi mặt hàng, sự đa dạng về nguồn cung ứng hàng hóa

- Nâng cao chất lượng nguồn hàng và đảm bảo sự ổn định của nguồn hàngnhằm phát triển hoạt động thương mại Chất lượng nguồn hàng là chỉ tiêu người tiêudùng đánh giá và lựa chọn hàng hóa đó, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt độngthương mại

- Nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực phục vụ cho việc lựachọn, thu mua, dự trữ và bảo quản nguồn hàng như hiệu quả sử dụng vốn, lao động,công nghệ… của doanh nghiệp

2.1.3 Khái niệm về phát triển thương mại sản phẩm

Phát triển thương mại là sự phát triển về cả chiều rộng cũng như chiều sâu củacác hoạt động thương mại trong nền kinh tế Cụ thể, phát triển thương mại là sự nỗ lựccải thiện cả về quy mô (chiều rộng) và chất lượng (chiều sâu) của các hoạt độngthương mại trên thị trường nhằm tăng khối lượng hàng hóa tiêu thụ, tối đa hóa lợinhuận và nâng cao hiệu quả thương mại đảm bảo một sự phát triển bền vững

2.1.4 Sản phẩm bánh kẹo và mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu

a Sản phẩm bánh kẹo

Bánh kẹo là sản phẩm nằm trong nhóm hàng hóa lương thực thực phẩm, phục

vụ nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng Bánh kẹo được sản xuất từ rất nhiều nhữngnguyên liệu khác nhau như bột mì, đường, bơ, trứng, sữa bột, vani, hương liệu tổnghợp… Mỗi loại mang một hương vị đặc trưng và cung cấp một lượng chất dinh dưỡngcho người sử dụng Hiện nay, bánh kẹo dường như là mặt hàng không thể thiếu trongtiêu dùng của mỗi gia đình, mức tiêu thụ bánh kẹo ngày càng tăng trong những nămgần đây Mặt hàng này đang được đa dạng về mẫu mã, chủng loại để người tiêu dùng

có lựa chọn phong phú Trong nước đã có rất nhiều các công ty bánh kẹo lớn, uy tín vàchất lượng như công ty bánh kẹo Kinh đô, Tràng An, Hải Hà, Hải Châu… Các công tynày đã cung ứng một nguồn hàng lớn thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và đang được

Trang 7

tiêu thụ rộng rãi trên thị trường Sản phẩm bánh kẹo vừa thỏa mãn nhu cầu tăng thêmvừa cung cấp một lượng chất dinh dưỡng cho con người Như vậy sản phẩm bánh kẹokhông những đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của các công ty bánh kẹo trong

và ngoài nước mà còn góp phần cung cấp cho người tiêu dùng một sản phẩm bổdưỡng, thơm ngon, cung cấp dinh dưỡng và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng

b Mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong nước, thì ngành kinh doanh bánhkẹo ngày càng phát triển không chỉ với ngành sản xuất bánh kẹo trong nước mà cònđối với ngành kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu Mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu là nhữngsản phẩm bánh kẹo được nhập khẩu từ các quốc gia khác nhau và được tiêu thụ trên thịtrường trong nước Hiện nay, có rất nhiều công ty phân phối bánh kẹo nhập khẩu, thunhập bình quân tăng lên khuyến khích tiêu dùng các mặt hàng không thuộc diện mặthàng thiết yếu đẩy lượng tiêu thụ bánh kẹo nhập khẩu tăng dần trên thị trường Đồngthời việc quảng cáo các nhãn hiệu phương Tây và sự thay đổi trong nhu cầu tiêu dùngcũng đẩy mạnh sự tăng trưởng của ngành kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu Các mặthàng bánh kẹo nhập khẩu cũng ngày càng đa dạng, phong phú về mẫu mã cũng nhưchủng loại Mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu có thể được nhập khẩu theo hai hình thức lànhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu từ khu chế xuất (hay nhập khẩu tại chỗ)

Bánh kẹo nhập khẩu trực tiếp từ các quốc gia khác Đây là hình thức di chuyểnmặt hàng bánh kẹo qua biên giới từ quốc gia xuất khẩu sang quốc gia nhập khẩu Vớihình thức nhập khẩu này thì hàng hóa được sản xuất tại quốc gia xuất khẩu và đưasang thị trường của quốc gia nhập khẩu tiêu thụ

Bánh kẹo nhập khẩu từ khu chế xuất (nhập khẩu tại chỗ) là hình thức mua bángiữa một bên trong nước và một bên nước ngoài nhưng thông qua thể nhân và phápnhân của nước này đang hiện diện ở nước kia Trong trường hợp này, hàng hóa không

có sự di chuyển qua biên giới của hai nước có trao đổi thương mại

2.2 Đặc điểm và vai trò của nguồn hàng đối với phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu

2.2.1 Đặc điểm của nguồn hàng bánh kẹo nhập khẩu

Nguồn hàng bánh kẹo nhập khẩu được sản xuất trên dây truyền công nghệ hiệnđại từ các quốc gia khác nhau Mỗi mặt hàng mang một đặc trưng riêng về hương vị,

Trang 8

chất lượng cũng như mẫu mã bao bì của quốc gia sản xuất ra mặt hàng đó Hiện nay,trên thị trường tiêu thụ rất nhiều các mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu từ những quốc giakhác nhau như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… Mỗi quốc gia có những mặt hàngriêng và chuyên môn hóa sản xuất những mặt hàng đó để xuất khẩu Do đó, mỗi mặthàng được nhập khẩu từ các quốc gia khác nhau thì mang những đặc trưng riêng củanhững quốc gia đó.

Nguồn hàng bánh kẹo nhập khẩu thường mang thương hiệu của những hãng sảnxuất nổi tiếng, có uy tín và chất lượng, được sự tin cậy của khách hàng như các sảnphẩm của công ty Wrigley với sản phẩm kẹo cao su chewing – gum Cool air,Doublemint…, hay thương hiệu nổi tiếng Orion với bánh choco – pie, bánh trứng, vàrất nhiều các hãng nổi tiếng khác đang được tiêu thụ trên thị trường

Giá thành của nguồn bánh kẹo nhập khẩu thường cao hơn các loại bánh kẹođược sản xuất trong nước Lý do là bánh kẹo nhập khẩu được sản xuất từ nước ngoàivới dây truyền công nghệ hiện đại, hơn nữa phải qua nhiều khâu trung, qua quá trìnhvận chuyển đẩy chi phí của quá trình vận chuyển, thuế nhập khẩu và những thủ tụcliên quan nhập khẩu tăng cao Tác động tới giá tiêu thụ của các mặt hàng bánh kẹonhập khẩu trên thị trường, làm cho giá các mặt hàng này cao hơn các mặt hàng bánhkẹo trong nước Đây cũng là một trong những khó khăn của các công ty kinh doanhbánh kẹo nhập khẩu

Nguồn hàng bánh kẹo nhập khẩu thường có chất lượng cao, đảm bảo chất lượngtheo tiêu chuẩn quốc tế cũng như tiêu chuẩn của các cơ quan kiểm định trong và ngoàinước Thường được kiểm tra, kiểm định trước khi xuất và nhập khẩu để đảm bảo theođúng những quy định về chất lượng nguồn hàng được nhập khẩu

2.2.2 Mối quan hệ và vai trò của nguồn hàng đối với phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu

a Mối quan hệ giữa nguồn hàng với phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu

Nguồn hàng và phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu có quan hệmật thiết với nhau Nguồn hàng là khâu đầu tiên và cũng là khâu quan trọng cung cấphàng hóa cho hoạt động thương mại Quy mô hàng hóa lớn hay nhỏ, chất lượng hànghóa cao hay thấp được quyết định bởi những chính sách phát triển nguồn hàng củacông ty Và các chính sách phát triển nguồn hàng này tác động trực tiếp tới hiệu quả

Trang 9

thương mại mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu, quyết định thương mại có phát triển haykhông? Tuy nhiên, mối quan hệ này không chỉ tác động theo một chiều mà có sự tácđộng qua lại lẫn nhau, tạo động lực cho sự phát triển chung của ngành bánh kẹo Khithương mại phát triển, hiệu quả thương mại cao, đòi hỏi phải có một nguồn hàng cungứng lớn đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên thị trường, vấn đề đặt ra chocác công ty là phải có các chính sách phát triển nguồn hàng để nguồn hàng cung ứng

ổn định về quy mô cũng như chất lượng Góp phần thúc đẩy thương mại mặt hàngbánh kẹo phát triển ổn định và bền vững Từ mối quan hệ này, các công ty muốn pháttriển, nâng cao hiệu quả kinh doanh thì vấn đề phát triển nguồn hàng cung ứng ra thịtrường và phát triển thương mại bánh kẹo nhập khẩu luôn tác động qua lại và rất quantrọng trong sự phát triển của công ty cũng như của ngành bánh kẹo

b Vai trò của nguồn hàng với phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu

Nguồn hàng có vai trò cung ứng hàng hóa cho quá trình phát triển thương mại.Nguồn hàng chính là nơi phát luồng hàng hóa cung cấp cho hoạt động thương mại.Muốn có hoạt động thương mại diễn ra thì phải có sản phẩm, hàng hóa mang ra traođổi Có thể nói nguồn hàng vừa cung cấp hàng hóa cho thương mại vừa đảm bảo chohoạt động thương mại diễn ra đạt hiệu quả cao Nguồn hàng tốt hay không tốt sẽ ảnhhưởng trực tiếp và có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả hoạt động thương mại trên thịtrường Như vậy, để hoạt động thương mại diễn ra ổn định và ngày càng phát triển thìphải có các chính sách phát triển nguồn hàng hóa cung ứng cho thương mại nhằm đảmbảo nguồn hàng cung ứng và góp phần thúc đẩy thương mại bánh kẹo nhập khẩu pháttriển

Nguồn hàng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và thị trường Hoạt động thươngmại được diễn ra khi có người mua và người bán, nhà cung ứng và khách hàng Mỗisản phẩm được sản xuất và cung ứng ra thị trường là xuất phát từ nhu cầu, thị hiếu củakhách hàng Do vậy, quy mô nguồn hàng cung ứng phải dựa trên nhu cầu thực tế củakhách hàng, nhu cầu cao hay thấp, lớn hay nhỏ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn hàngcung ứng Tuy nhiên, nhu cầu của khách hàng trên thị trường thì rất phong phú và đadạng, luôn đổi mới theo xu hướng chung của thị trường Muốn thu hút được sự quantâm của khách hàng thì cần đảm bảo nguồn hàng cung ứng cho khách hàng, đảm bảo

về chất lượng, đổi mới mẫu mã của mặt hàng kinh doanh để vừa thỏa mãn tốt nhu cầucủa khách hàng vừa thu được lợi nhuận cao trong kinh doanh

Trang 10

Đối với các công ty và doanh nghiệp thương mại, nguồn hàng là cơ sở tồn tại,phát triển cho các công ty và doanh nghiệp thương mại kinh doanh trên thị trường.Nguồn hàng là đầu vào của các doanh nghiệp thương mại, đảm bảo cho các hoạt độngthương mại trong doanh nghiệp diễn ra một cách hiệu quả và thu được lợi nhuận cao.Góp phần thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp thương mại kinh doanh bánhkẹo nhập khẩu nói riêng và thúc đẩy sự phát triển của thương mại hàng hóa nói chung

Phát triển nguồn hàng góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệptrên thị trường Tham gia vào thị trường là tham gia vào một môi trường cạnh tranhgay gắt, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, cạnh tranh giữa các mặt hàng Do vậy, đểkhẳng định được vị thế trên thị trường là một khó khăn rất lớn đặt ra cho các doanhnghiệp, các doanh nghiệp cần có những chiến lược kinh doanh cũng như chính sáchphát triển phù hợp với tình hình thực tế của công ty, phù hợp với yêu cầu của thịtrường Khi doanh nghiệp tổ chức, đảm bảo nguồn hàng cung ứng tốt thì mang lạinhững lợi thế nhất định cho doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh Tạo cho doanhnghiệp sự chủ động để nắm bắt những cơ hội kinh doanh trên thị trường, góp phần xâydựng uy tín cho doanh nghiệp và có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác

2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước

2.3.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về nguồn hàng và phát triển thương mại sản phẩm

Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, em có tham khảo một số công trình cóliên quan đến vấn đề phát triển và lựa chọn nguồn hàng nói chung Cụ thể như sau:

Nguyễn Khánh Hằng, Tăng cường hiệu lực triển khai chính sách phát triển

nguồn hàng chiến lược phân bón hóa học của tổng công ty vật tư nông nghiệp, Luận

văn tốt nghiệp – Đại học Thương mại năm 2009 Luận văn đi sâu nghiên cứu lý luận

về chính sách phát triển và nguồn hàng chiến lược mà cụ thể là nghiên cứu thực trạngtriển khai chính sách phát triển nguồn hàng chiến lược của tổng công ty VTNN Từviệc nghiên cứu đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị với Tổng công ty về giải pháp pháttriển nguồn hàng chiến lược [7]

Vũ Thị Việt Hà, Lựa chọn nguồn hàng nhập khẩu để nâng cao hiệu quả kinh

doanh tại công ty cổ phần Thương mại bưu chính viễn thông, Luận văn tốt nghiệp –

Đại học Thương mại năm 2007 Luận văn đi sâu nghiên cứu những lý luận liên quanđến nguồn hàng nhập khẩu, hiệu quả kinh doanh và phân tích thực trạng kinh doanh tại

Trang 11

công ty cổ phần Thương mại bưu chính viễn thông Từ thực trạng đó đưa ra những giảipháp lựa chọn nguồn hàng để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty.[8]

Đỗ Thị Thu Nguyệt, Giải pháp tạo nguồn hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu

sang thị trường Nhật Bản của công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu Masimex,

Luận văn tốt nghiệp, Khoa Thương mại quốc tế – Đại học Thương mại năm 2008 Đềtài này đề cập tới nguồn hàng thủ công mỹ nghệ, những lý luận cơ bản về nguồn hàngthủ công mỹ nghệ, thực trạng nguồn hàng thủ công mỹ nghệ cung ứng cho xuất khẩu,tập trung nghiên cứu thực trạng nguồn hàng này xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.Qua quá trình nghiên cứu thực trạng, xuất phát từ những hạn chế còn tồn tại đề tài đã

đề xuất những giải pháp tạo nguồn hàng thủ công mỹ nghệ để xuất khẩu sang thịtrường Nhật Bản.[9]

2.3.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu về nguồn hàng và phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo

Nguyễn Thị Thu Thảo, Đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng bánh kẹo trên thị trường

Hà nội của công ty TNHH thương mại và sản xuất Hoàng Mai, Luận văn tốt nghiệp,

Đại học Thương mại năm 2009 Luận văn nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đếnkhả năng tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp, từ đó đi vào phân tích những nhân

tố ảnh hưởng tới tiêu thụ mặt hàng bánh kẹo và đánh giá tình hình tiêu thụ bánh kẹonhập khẩu trên thị trường Hà nội của công ty TNHH thương mại và sản xuất HoàngMai Đề tài đưa ra một số giải pháp cho công ty và kiến nghị với cơ quan Nhà nước đểđẩy mạnh tiêu thụ bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường Hà nội.[10]

Nguyễn Hồng Thao, Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh nguồn lực lao động

với mở rộng tiêu thị trường tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo của công ty cổ phần Tràng

An trên thị trường nội địa, Luận văn tốt nghiệp – Đại học Thương mại năm 2008.

Luận văn nghiên cứu lý luận về nguồn lực lao động và những lý thuyết về thị trường,tác động của nguồn lực lao động tới hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ Nghiêncứu và phân tích thực trạng tiêu thụ bánh kẹo của công ty cổ phần bánh kẹo Tràng Antrên thị trường nội địa Từ những nguyên nhân hạn chế đã đề xuất một số giải phápnâng cao nguồn lực lao động và mở rộng thị trường cho công ty cổ phần Tràng An.[11]

Trang 12

Cũng đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về phát triển thương mại sản phẩm bánhkẹo của các công ty bánh kẹo lớn của Việt Nam như công ty bánh kẹo Hải Hà, công tybánh kẹo Kinh đô, công ty bánh kẹo Hải Châu… Song hiện nay trên thư viện nhàtrường chưa thấy công trình nghiên cứu nào liên quan tới vấn đề phát triển nguồn hàngnhằm phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu Chính vì vậy em đã lựa

chọn đề tài: “Giải pháp về nguồn hàng nhằm phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường miền Bắc (lấy công ty cổ phần Phú Trường quốc tế làm đơn vị nghiên cứu)” làm đề tài nghiên cứu cho bài luận văn tốt nghiệp Đây là đề tài

hoàn toàn mới và không có sự trùng lặp với những công trình trước

2.4 Những nguyên lý cơ bản phát triển nguồn hàng nhằm phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu

Nghiên cứu những nguyên lý cơ bản phát triển nguồn hàng nhằm phát triểnthương mại mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu hay cũng chính là đi sâu làm rõ và phânđịnh những nội dung nghiên cứu trong đề tài

2.4.1 Yêu cầu đối với phát triển nguồn hàng bánh kẹo nhập khẩu

Nguồn hàng có vai trò rất quan trọng đối với phát triển thương mại mặt hàngbánh kẹo nói chung và mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu nói riêng Để đảm bảo nguồnhàng cung ứng ra thị trường là nguồn hàng tốt nhất thì phát triển nguồn hàng bánh kẹonhập khẩu phải đảm bảo những yêu cầu sau:

Thứ nhất, phát triển nguồn hàng phải đảm bảo tăng về quy mô và nâng cao vềchất lượng mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu Phát triển nguồn hàng là quan trọng và chấtlượng nguồn hàng là tiêu chuẩn để người tiêu dùng đánh giá lựa chọn hàng hóa đó.Khi tăng về quy mô mà chất lượng hàng hóa không đảm bảo thì việc phát triển nguồnhàng hóa đó là chưa hiệu quả Do đó, để phát triển nguồn hàng bánh kẹo nhập khẩuhiệu quả hơn thì phải nâng cao chất lượng nguồn hàng, từ đó nâng cao sức cạnh trạnhvới các mặt hàng bánh kẹo khác trên thị trường

Thứ hai, phát triển nguồn hàng phải đảm bảo phù hợp với những quy định vàchính sách nhập khẩu của Nhà nước, quy định về tiêu chuẩn chất lượng nguồn hàng vàquy định về nguồn gốc xuất xứ của nguồn hàng Các doanh nghiệp kinh doanh trongkhuôn khổ pháp luật của Nhà nước do đó khi phát triển nguồn hàng cần đảm bảo tuânthủ đúng theo những quy định mà Nhà nước đặt ra để phát triển nguồn hàng một cách

Trang 13

ổn định nhằm phát triển thương mại bền vững góp phần vào sự phát triển chung củađất nước.

Thứ ba, phát triển nguồn hàng phải phù hợp với kế hoạch kinh doanh của doanhnghiệp Nguồn hàng là yếu tố đầu vào của các doanh nghiệp thương mại, đảm bảo chohoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Xây dựng chiến lược và kế hoạch pháttriển nguồn hàng sao cho phù hợp với kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, nhằmnâng cao hoạt động kinh doanh, tăng doanh thu và tối đa hóa lợi nhuận để đảm bảocho doanh nghiệp ngày càng phát triển

Thứ tư, phát triển nguồn hàng phải đảm bảo tính ổn định và bền vững Trongkinh doanh nếu nguồn hàng không được cung ứng liên tục và ổn định sẽ gây ra nhữngthiệt hại không chỉ đối với nhà cung ứng, nhà phân phối mà cả đối với khách hàng.Hoạt động thương mại chỉ có thể diễn ra thường xuyên, không gián đoạn nếu nguồnhàng được cung cấp thường xuyên ổn đinh và đều đặn Đặc biệt với mặt hàng bánhkẹo nhập khẩu là mặt hàng được nhập khẩu từ nước ngoài, ảnh hưởng rất nhiều bởi cácyếu tố bên ngoài, gây ra sự biến động trong khối lượng nguồn hàng cũng như giá cảcủa nguồn hàng gây ra thua lỗ cho doanh nghiệp kinh doanh Do vậy, khi phát triểnnguồn hàng bánh kẹo nhập khẩu thì công ty phải đảm bảo tính ổn định, bền vững đểthương mại bánh kẹo nhập khẩu cũng phát triển ổn định và bền vững

Thứ năm, phát triển nguồn hàng với cơ cấu ngày càng phong phú và đa dạng

Cơ cấu nguồn hàng ảnh hưởng tới lựa chọn tiêu dùng, thị hiếu của khách hàng, cơ cấucàng đa dạng thì càng thu hút được nhiều khách hàng tiêu dùng sản phẩm, thỏa mãnđược những nhu cầu khác nhau và phù hợp với tâm lý của khách hàng Nhu cầu củakhách hàng luôn thay đổi theo từng thời điểm khác nhau do đó khi phát triển nguồnhàng cần lựa chọn cơ cấu nguồn hàng phong phú và đa dạng, phù hợp với những nhucầu đặt ra trong thời điểm đó

Thứ sáu, phát triển nguồn hàng phải đảm bảo hiệu quả thương mại đồng thờigóp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội Phát triển nguồn hàng phải đảm bảo nângcao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường, đảm bảo tối thiểu hóa chi phí vàtối đa hóa lợi nhuận trong kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu Từ đó mở rộngquy mô kinh doanh, phát triển doanh nghiệp góp phần giải quyết một số vấn đề xã hộinhư thu hút thêm lao động giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống chocán bộ và nhân viên của các doanh nghiệp

Trang 14

2.4.2 Nội dung phát triển nguồn hàng nhằm phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu

Phát triển nguồn hàng là nội dung quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trìnhkinh doanh của công ty, quyết định tới hiệu quả kinh doanh của công ty Muốn làm tốtđược công tác này các công ty cần: Nắm bắt kịp thời diễn biến thị trường trong vàngoài nước của mặt hàng này, nhu cầu và sự thay đổi nhu cầu của khách hàng vềchủng loại cũng như mẫu mã của mặt hàng, sự vận động của nguồn hàng bánh kẹonhập khẩu trong từng thời điểm khác nhau Để phát triển nguồn hàng bánh kẹo nhậpkhẩu cần thực hiện tốt các chính sách phát triển nguồn hàng bao gồm những chínhsách như sau:

a Chính sách nguồn lực tài chính

Nguồn lực tài chính là yếu tố không thể thiếu trong phát triển nguồn hàng,nguồn lực tài chính quyết định tới quy mô của nguồn hàng Một công ty có nguồn lựctài chính lớn, sẽ đảm bảo cho công ty hoạt động một cách hiệu quả, thúc đẩy tăng quy

mô kinh doanh từ đó tác động làm tăng quy mô và cơ cấu nguồn hàng Đặc biệt, vớikinh doanh bánh kẹo nhập khẩu là mặt hàng được nhập khẩu từ nước ngoài, qua rấtnhiều khâu trung gian, chi phí trong quá trình lưu thông hàng hóa tăng cao, đòi hỏiphải có nguồn lực tài chính lớn để đảm bảo đủ nguồn hàng cung ứng cho hoạt độngthương mại của công ty cũng như đáp ứng đủ nhu cầu đặt ra của khách hàng và thịtrường Do đó, công ty phải có những chính sách phát triển nguồn phù hợp với nguồnlực tài chính, phát triển nguồn hàng nhằm phát triển thương mại, nâng cao hiệu quảkinh doanh, tăng lợi nhuận và góp phần tăng nguồn lực tài chính cho công ty

b Chính sách nguồn nhân lực

Con người là những người hoạch định ra chính sách phát triển cho công ty, xâydựng chiến lược kinh doanh cho công ty, và là nhân tố quyết định tới thành công củacông ty Các chính sách phát triển trong đó có chính sách phát triển nguồn hàng ảnhhưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của công ty, quyết định hiệu quả kinh doanhcao hay thấp Chính sách nguồn hàng tốt sẽ đảm bảo cho công ty có một nguồn hàngtăng về quy mô, đảm bảo về chất lượng, giúp công ty kinh doanh tốt và có thể cạnhtranh được với các công ty kinh doanh sản phẩm cùng loại Muốn có được nhữngchính sách đó chính là nhờ ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên của công ty Như vậy,trước khi muốn phát triển nguồn hàng tốt thì công ty cần có các chính sách đào tạo đội

Trang 15

ngũ nhân viên, chuyên viên, bộ phận quản lý, những người có kiến thức chuyên môncao và kinh nghiệm làm việc có tính thần trách nhiệm cao có sự sáng tạo trong côngviệc sẽ xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển của công ty một cách hiệu quảnhất Để công ty có thể khẳng định vị thế của mình trên thị trường.

c Chính sách nhập khẩu và bảo quản chất lượng nguồn hàng

Các công đoạn để có được nguồn hàng bánh kẹo nhập khẩu thì phải nhập khẩu,vận chuyển, bảo quản và phân phối nguồn hàng Công tác nhập khẩu là công đoạnquan trọng, cần lựa chọn những nguồn hàng có chất lượng cao, đảm bảo yêu cầu củacông ty và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng khi cung ứng Như vậy công ty cần cónhững chính sách lựa chọn nguồn hàng hợp lý để nhập khẩu được những nguồn hàngtốt nhất cho công ty, mang lại doanh thu và lợi nhuận cao nhất để thúc đẩy sự pháttriển của công ty Nhập khẩu nguồn hàng về nhiều khi sẽ chưa được cung ứng ngay mà

sẽ được dự trữ trong kho Để đảm bảo chất lượng nguồn hàng thì công ty cũng cần chútrọng tới khâu bảo quản nguồn hàng nhập khẩu về Đặc biệt với mặt hàng bánh kẹonhập khẩu là mặt hàng thực phẩm, chất lượng rất dễ bị tác động bởi các yếu tố môitrường bên ngoài Nếu không có chính sách vận chuyển đảm bảo và chính sách bảoquản đúng và phù hợp thì sẽ làm giảm chất lượng nguồn hàng, giảm sự tin cậy tínnhiệm của khách hàng đối với sản phẩm, làm cho hoạt động kinh doanh của công tykém hiệu quả Do đó, đây là nội dung quan trọng trong phát triển nguồn hàng của côngty

d Chính sách phát triển quan hệ với nhà cung ứng và khách hàng

Để có nguồn hàng cung ứng ổn định và đảm bảo, kinh doanh có hiệu quả caothì cần có mối quan hệ lâu dài với nhà cung ứng và khách hàng Nhà cung ứng làngười trực tiếp quyết định tới nguồn hàng, có đảm bảo cung ứng ổn định nguồn hàngkinh doanh cho công ty hay không? Do vậy, muốn thành công trong kinh doanh thìcần xây dựng mối quan hệ tốt với nhà cung ứng, đảm bảo mối quan hệ lâu dài để cungứng nguồn hàng hóa có tính ổn định và bền vững là một thành công bước đầu của công

ty trong kinh doanh Tuy nhiên, không chỉ xây dựng mối quan hệ với nhà cung ứng màquan hệ khách hàng cũng ảnh hưởng rất lớn tới kinh doanh của công ty Khách hàng lànhững người trực tiếp sử dụng mặt hàng mà công ty cung ứng, đã có chính sách pháttriển nguồn hàng thì phải có chính sách tăng tiêu thụ nguồn hàng nguồn hàng đó Vàkhách hàng là những người quyết định tăng hay không tăng tiêu thụ của mặt hàng đó

Trang 16

Chính vì thế công ty cần có những chính sách, dịch vụ sau bán để chăm sóc kháchhàng, thu nhận những phản hồi của khách hàng về nguồn hàng cung ứng từ đó đưa ranhững chính sách phát triển phù hợp phát huy những ưu điểm và khắc phục nhữngnhược điểm chưa làm được để kinh doanh có hiệu quả cao hơn.

Ngoài ra những chính sách chủ yếu trên còn nhiều chính sách hỗ trợ cho pháttriển nguồn hàng nhằm phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu như pháttriển thị trường tiêu thụ, xúc tiến thương mại và dịch vụ khách hàng

2.4.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nguồn hàng

a Nhóm nhân tố môi trường kinh tế quốc tế

Hoạt động xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng lớn của nhân tố môi trường kinh tếquốc tế Bởi xuất nhập khẩu có sự di chuyển các sản phẩm từ các quốc gia này sangquốc gia khác nên sẽ vừa chịu tác động môi trường kinh tế trong nước vừa chịu tácđộng của môi trường kinh tế nước xuất khẩu hàng hóa và môi trường kinh tế chungcủa khu vực cũng như của thế giới

Khủng hoảng kinh tế: Khi môi trường kinh tế quốc tế có khủng hoảng kinh tế,

khủng hoảng tài chính xảy ra sẽ làm suy giảm nền kinh tế của các nước, ảnh hưởng tớihoạt động sản xuất trong nước, làm giảm lượng hàng hóa xuất nhập khẩu giữa cácquốc gia, ảnh hưởng tới nguồn hàng hóa nhập khẩu lưu thông và tiêu thụ trên thịtrường

Tỷ giá hối đoái: Là sự chênh lệch giữa đồng USD và VNĐ, sự biến động của tỷ

giá này cao hay thấp đều ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển nguồn hàng bánh kẹo nhậpkhẩu Tỷ giá này càng cao tức VNĐ đang bị mất giá, gây khó khăn cho các doanhnghiệp kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu và ngược lại Có thể thấy rằng khi môi trườngkinh tế quốc tế ổn định thì hoạt động xuất nhập khẩu giữa các quốc gia cũng ổn định

và phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nguồn hàng nhập khẩu nói chung

và nguồn hàng bánh kẹo nhập khẩu nói riêng

b Nhóm nhân tố vĩ mô của nhà nước

Phát triển nguồn hàng bánh kẹo nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp bởi các chínhsách vĩ mô của Nhà nước Hoạt động nhập khẩu diễn ra phải tuân theo những quy địnhcủa pháp luật của nước nhập khẩu và nước xuất khẩu Những quy định về thuế nhậpkhẩu, thủ tục nhập khẩu có ảnh hưởng tới sự phát triển nguồn hàng bánh kẹo nhậpkhẩu Nếu Nhà nước có những chính sách hỗ trợ phát triển nguồn hàng như giảm thuế

Trang 17

nhập khẩu, phát triển hệ thống tài chính ngân hàng để đảm bảo thuận lợi cho hoạt độngtài chính của công ty, phát triển hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc tốt thìcũng là một động lực thúc đẩy sự phát triển của các công ty kinh doanh bánh kẹo nhậpkhẩu.

Hệ thống pháp luật của Nhà nước cũng ảnh hưởng rất lớn tới phát triển nguồnhàng và kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu Đây là cơ sở, quy định mà các doanh nghiệpkinh doanh bánh kẹo nhập khẩu phải chấp hành Do đó hệ thống pháp luật của Nhànước phải rõ ràng, cụ thể tạo điều kiện thuận lợi cho có doanh nghiệp kinh doanh bánhkẹo nhập khẩu dễ dàng áp dụng và đạt hiệu quả cao trong kinh doanh

c Nhóm nhân tố thuộc về thị trường

Thị trường là nơi tiêu thụ nguồn hàng của công ty, quyết định khối lượng tiêuthụ nguồn hàng lớn hay nhỏ, tiêu thụ nhanh hay chậm Những nhân tố về thì trườngbao gồm quy mô, cơ cấu của thị trường và sở thích, thị hiếu của khách hàng sẽ ảnhhưởng tới nguồn hàng của công ty

Quy mô, cơ cấu thị trường lớn hay nhỏ sẽ ảnh hưởng tới quy mô nguồn hàngcủa công ty Thị trường có quy mô lớn, mức tiêu thụ cao thì nguồn hàng của công tycũng phải lớn để có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường Từ yêu cầu đặt ra của thịtrường thì công ty sẽ có những chính sách phát triển nguồn hàng hợp lí để đảm bảo đủnguồn hàng cung ứng ra thị trường, nắm bắt cơ hội trên thị trường, cạnh tranh với cácđối thủ khác khẳng định vị thế của công ty trên thị trường

Sở thích, thị hiếu của khách hàng hay đó chính là cầu về mặt hàng bánh kẹonhập khẩu Có cầu thì sẽ có cung, cầu càng lớn thì đẩy cung tăng, cung tăng hay chính

là tăng nguồn hàng cung ứng của công ty Muốn tăng nguồn hàng cung ứng thì công typhải có các chính sách phát triển nguồn hàng, các chính sách phát triển này phải vừađảm bảo thỏa mãn nhu cầu của khách hàng vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh củacông ty có hiệu quả và ngày càng phát triển

d Nhóm nhân tố nội tại của công ty

Nhóm nhân tố nội tại của ngành hay của công ty cũng có ảnh hưởng tới sự pháttriển nguồn hàng bánh kẹo nhập khẩu Các nhân tố đó là mục tiêu chiến lược kinhdoanh của công ty, là quy mô kinh doanh của công ty, nguồn lực tài chính, con người

và cơ sở vật chất của công ty

Trang 18

Mục tiêu kinh doanh của công ty ảnh hưởng tới việc xây dựng chiến lược pháttriển nguồn hàng Xây dựng chiến lược phát triển phù hợp với mục tiêu kinh doanh thì

sẽ mang lại hiệu quả trong phát triển nguồn hàng và thúc đẩy sự phát triển của công ty

Nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển nguồn hàng và quátrình kinh doanh của công ty Nguồn lực tài chính lớn và nguồn nhân lực có trình độcao là điều kiện tốt và thuận lợi thúc đẩy phát triển nguồn hàng cung ứng cho hoạtđộng thương mại của công ty

Cơ sở vật chất cũng là một yếu tố quan trọng đối với phát triển nguồn hàng.Đặc biệt đối với phát triển nguồn hàng nhập khẩu cơ sở vật chất tốt, trang thiết bị hiệnđại sẽ tạo điều kiện cho việc tìm hiểu thông tin về sản phẩm, về nhà cung ứng và thịtrường một cách dễ dàng hơn, thực hiện những giao dịch một cách nhanh chóng, tốithiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận trong kinh doanh thúc đẩy thương mại hànghóa phát triển

Trang 19

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

VỀ THỰC TRẠNG NGUỒN HÀNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG BÁNH KẸO NHẬP KHẨU TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC 3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu

3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

a Phiếu điều tra trắc nghiệm, phỏng vấn

 Phiếu điều tra trắc nghiệm

Bằng việc thiết lập các phiếu điều tra trắc nghiệm bao gồm các câu hỏi đánh giávai trò của phát triển nguồn hàng, các chính sách phát triển nguồn hàng và hiệu quảcủa các chính sách, chất lượng nguồn hàng bánh kẹo nhập khẩu và biện pháp nâng caochất lượng nguồn hàng, những nhân tố ảnh hưởng và những khó khăn gặp phải trongquá trình kinh doanh của công ty Phiếu điều tra trắc nghiệm sẽ được phát ra 20 phiếucho các đối tượng khác nhau như nhà quản lý, nhà quản trị, nhân viên trong công ty vàkhách hàng Với mục đích điều tra xem xét thực trạng nguồn hàng bánh kẹo nhập khẩuphục vụ cho phát triển thương mại trên thị trường miền Bắc Từ đó rút ra được nhữngkhó khăn còn tồn tại và giải pháp khắc phục những khó khăn đó

 Phiếu phỏng vấn

Đây là phương pháp thu thập thông tin, số liệu thông qua hỏi đáp giữa người điphỏng vấn và người được phỏng vấn Với số lượng phát ra 20 phiếu phỏng vấn, xin ýkiến đánh giá của các chuyên gia về thực trạng những khó khăn, thuận lợi của việcphát triển nguồn hàng bánh kẹo nhập khẩu, và những tác động của nguồn hàng tới pháttriển thương mại mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường miền Bắc, từ đó dự báotriển vọng phát triển của mặt hàng này

b Thu thập thông tin từ nguồn sách báo, tạp chí, mạng internet

Là phương pháp thu thập thông tin, số liệu liên quan tới đề tài nghiên cứu từ cácvăn bản có sẵn Đó là thống kê dữ liệu tại các phòng ban của công ty, báo cáo kinhdoanh, khối lượng hàng hóa được nhập và phân phối trên thị trường từ năm 2006 đếnnay Ngoài ra, phương pháp thu thập thông tin từ những nguồn như tạp chí, mạng

Trang 20

internet cũng rất quan trọng, giúp người nghiên cứu nắm được tình hình chung củakinh tế và những biến động của nó ảnh hưởng thế nào tới phát triển nguồn hàng bánhkẹo nhập khẩu Phương pháp này phục vụ cho việc phân tích các số liệu liên quan đếntình hình phát triển nguồn hàng cung ứng cho thương mại mặt hàng bánh kẹo nhậpkhẩu Đưa ra các kết luận và phát hiện, dự báo và quan điểm phát triển nguồn hàngtrong thời gian tới là những nội dung trong chương 3 và chương 4 của đề tài.

3.1.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh dữ liệu

Trong quá trình nghiên cứu và thu thập những dữ liệu thì gồm nhiều thông tinnhiễu, chưa đầy đủ và chính xác Thông qua việc sàng lọc và lựa chọn các thông tin tin

cậy, sau đó sử dụng các phương pháp sau để tính toán, phân tích, tổng hợp dữ liệu

a Phương pháp so sánh

Phương pháp này dùng để so sánh các chỉ tiêu, mỗi chỉ tiêu phản ánh một khíacạnh khác nhau của phát triển nguồn hàng bánh kẹo nhập khẩu So sánh các chỉ tiêunày qua các năm hay giữa các thời kỳ với nhau để thấy được sự phát triển nguồn hàng

và sự phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường miền Bắc từnăm 2007 đến nay

b Phương pháp chỉ số

Sử dụng phương pháp chỉ số để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của tỷtrọng, thị phần của các mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường miền Bắc Từnhững chỉ số đó đưa ra những phân tích, nhận xét về thực trạng nguồn hàng bánh kẹonhập khẩu trên thị trường miền Bắc hiện nay

3.2.1 Đánh giá tổng quan thực trạng nguồn hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường miền Bắc

a Khái quát thực trạng nguồn hàng bánh kẹo của toàn ngành bánh kẹo

Trong những năm gần đây, ngành bánh kẹo Việt Nam đã có những bước pháttriển khá ổn định Tốc độ phát triển của ngành qua những năm qua theo tổ chức SIDA

Trang 21

ước tính đạt 7,3 – 7,5%/ năm Ngành bánh kẹo có khả năng duy trì mức tăng trưởng vàtrở thành một thị trường lớn trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Tỷ lệ tiêu thụbánh kẹo bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp ước tính khoảng 2kg/người/năm.Nguồn hàng tiêu thụ chủ yếu trên thị trường hiện nay vẫn là nguồn hàng trong nước.Được sản xuất và phân phối bởi các công ty sản xuất và kinh doanh bánh kẹo lớn nhưKinh Đô, Hữu Nghị, Bibica, Hải Hà, Hải Châu… Thời điểm nguồn hàng được tiêu thụmạnh nhất đó là vào thời điểm sau tháng 9 âm lịch đến tết Nguyên Đán Trong đó cácmặt hàng mang hương vị truyền thống Việt Nam như bánh Trung Thu, kẹo cứng, kẹomềm, bánh quy cao cấp và các loại bánh mứt ngày tết được tiêu thụ mạnh

Tuy nhiên kể từ khi gia nhập Asean và gần đây là gia nhập tổ chức thương mạithế giới WTO năm 2007 thì nguồn hàng bánh kẹo tiêu thụ trên thị trường Việt Namphong phú và đa dạng hơn Không chỉ những sản phẩm sản xuất trong nước mà còn cónhững sản phẩm bánh kẹo được nhập khẩu từ nước ngoài Theo ước tính của công ty

tổ chức và điều phối nguồn hàng bánh kẹo tiêu thụ trên thị trường vào khoảng 470.000tấn và tổng giá trị bán lẻ năm 2008 khoảng 674 triệu USD Từ năm 2010 đến năm

2011 thì mức tăng trưởng của nguồn hàng bánh kẹo tiêu thụ trên thị trường tăng khámạnh từ khoảng 1,4 % lên 3,6% Với mức tăng trưởng này ta thấy rằng nhu cầu tiêudùng bánh kẹo đang có xu hướng tăng nhanh Cùng với sự phát triển của ngành bánhkẹo thì không chỉ thúc đẩy sự phát triển kinh doanh bánh kẹo trong nước mà còn pháttriển kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu Hiện nay, nguồn hàng bánh kẹo nhập khẩu trênthị trường Việt Nam cũng rất phong phú với nhiều chủng loại khác nhau như kẹomềm, kẹo cứng, bánh quy, bánh ngọt, socola,… được nhập khẩu từ hơn 10 quốc giakhác nhau Mỗi quốc gia có một lợi thế riêng, sản phẩm bánh kẹo mang những đặcđiểm đặc trưng cho từng quốc gia đó

b Thực trạng nguồn hàng bánh kẹo nhập khẩu của công ty cổ phần Phú Trường quốc

tế tại Hà nội

 Giới thiệu khái quát về công ty

Cuối năm 1994, các sản phẩm kẹo sing-gum (chewing gum) của hãngWRIGLEY – công ty hàng đầu Thế giới về chewing gum – tái xuất hiện tại thị trườngViệt Nam sau nhiều năm vắng bóng thông qua một số nhà nhập khẩu và phân phối

Đầu năm 2006, đứng trước những cơ hội cũng như những thách thức to lớn từviệc Việt Nam sẽ gia nhập WTO, các nhà phân phối của WRIGLEY tại Việt Nam đã

Trang 22

quyết định hợp nhất thành một công ty duy nhất để phát huy tối đa nguồn lực, nângcao vị thế cạnh tranh, chuẩn bị cho những bước phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Ngày 20 tháng 4 năm 2006 Công ty cổ phần Phú Trường quốc tế tại Hà nộiđược thành lập với tên giao dịch là Branch ofrich field worldwide joint stock company

in Ha Noi, trực thuộc công ty cổ phần Phú Trường quốc tế, hoạt động kinh doanh vàhoạch toán độc lập

Địa chỉ: Số 3 ngách 535/2 đường Kim Mã - Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội

Điện thoại: (+84 4) 3771 0113 ; (+84 4) 3771 0114

Lĩnh vực kinh doanh của công ty là:

• Nhập khẩu các sản phẩm bánh, kẹo của các hãng chewing gum,Doublemint, Cool Air, Juicy Fruit, Extra

• Phân phối các sản phẩm bánh, kẹo nhập khẩu trên thị trường miền Bắc

• Chăm sóc khách hàng trong phạm vi miền Bắc

Với tổng số nhân viên trong công ty là 413 người, công ty hoạt động theo cơcấu tổ chức sau: Đứng đầu là Giám đốc công ty trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt độngcủa công ty Tiếp đến là các phòng ban: phòng kinh doanh, phòng dịch vụ khách hàng,phòng kế toán, phòng hành chính nhân sự, phòng IT và nhập liệu Công ty hoạt độngvới sơ đồ tổ chức như sau:

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY

Trang 23

 Thực trạng nguồn hàng bánh kẹo nhập khẩu của công ty

Công ty cổ phần Phú Trường quốc tế là công ty chuyên phân phối các sản phẩmbánh kẹo nhập khẩu với các sản phẩm được phân phối rất đa dạng và phong phú, hơn

40 chủng loại khác nhau Chủ yếu là các loại kẹo cao su như chewing gum,Doublemint, Cool Air, Juicy Fruit, Extra Những sản phẩm này được nhập khẩu từnhững quốc gia khác nhau Thành lập từ năm 2006, trải qua 5 năm hoạt động kinhdoanh công ty đã đạt được những thành công nhất định Nguồn hàng bánh kẹo công typhân phối được tiêu thụ rộng khắp trên thị trường miền Bắc Từ thành thị tới nôngthôn, nguồn hàng của công ty đã cung cấp và phục vụ nhu cầu của nhiều đối tượngkhách hàng khác nhau: khách hàng có thu nhập thấp đến khách hàng có thu nhập cao,người lớn, trẻ em đều lựa chọn tiêu dùng nguồn hàng của công ty Trong những nămvừa qua, do tác động của tình hình kinh tế trong và ngoài nước nên nguồn hàng bánhkẹo nhập khẩu của công ty có xu hướng thay đổi theo từng thời kì Xét về quy mô thìnguồn hàng bánh kẹo nhập khẩu của công ty tăng qua từng năm Năm 2007 Việt Nam

là thành viên chính thức của WTO, đây cũng là một lợi thế cho công ty kinh doanh cácmặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài Kinh tế có điều kiện và cơ hội thuận lợi để pháttriển cũng góp phần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty

Giám đốc công ty

Phòng dịch vụ khách hàng

Phòng

kế toán Phòng hành

chính nhân sự

Phòng

IT và nhập liệu

Khu

giao nhận

Bộ phận kho

Trang 24

Bảng 3.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

1 Nguồn hàng nhập khẩu Thùng 136597 232129 298576

2 Doanh thu Tr.đồng 206 231,41 290 679,65 375 675,87

4 Lợi nhuận Tr.đồng 68 743,47 96 893,73 125 225,17

Nguồn: phòng kinh doanh

Trên đây là bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm vừaqua Nhìn vào bảng ta có thể thấy rằng khối lượng bánh kẹo được nhập khẩu về phânphối tăng dần qua các năm Năm 2008 nhập khẩu với khối lượng là 136 597 thùng kẹocác loại thì đến năm 2009 đã tăng lên 232 129 thùng và đến năm 2010 thì tăng lên tới

298 576 thùng Như vậy tình hình chung của nguồn hàng bánh kẹo nhập khẩu trongnhững năm qua của công ty có quy mô tăng dần, đó là dấu hiệu của mức tiêu thụ mặthàng này trên thị trường miền Bắc đang tăng lên, góp phần làm tăng doanh thu và lợinhuận của công ty Đây là một dấu hiệu tốt cho sự phát triển kinh doanh của công tynói riêng và kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu nói chung trong thời gian tới

c Thực trạng nguồn hàng bánh kẹo nhập khẩu nói chung trên thị trường miền Bắc

Cùng với sự phát triển của ngành kinh tế khác nhau thì ngành bánh kẹo cũng đãmang lại những lợi thế nhất định và mang lại một khoản thu lớn cho NSNN Với rấtnhiều các công ty lớn sản xuất và phân phối bánh kẹo trong nước như Bibica, Kinh

Đô, Hữu Nghị…đã cung cấp một nguồn hàng bánh kẹo lớn phục vụ cho nhu cầu củangười tiêu dùng Song nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam rất phong phú, đa dạng

và theo xu hướng hướng ngoại Không chỉ các mặt hàng bánh kẹo trong nước đượcngười tiêu dùng lựa chọn mà những mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu từ nước ngoài cũngđang được rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn Những năm gần đây, với xu hướng mởcửa hội nhập nền kinh tế vào nền kinh tế thế giới và việc gia nhập các tổ chức kinh tếlớn đã tạo cơ hội cho kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu phát triển Theo báo cáo củangành bánh kẹo năm 2010 thì cùng với sự phát triển của ngành bánh kẹo trong nướcthì thị phần bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường đang dần tăng lên

Biểu đồ 3.1: THỊ PHẦN BÁNH KẸO NHẬP KHẨU TRÊN THỊ TRƯỜNG

Trang 25

Nguồn: Báo cáo ngành bánh kẹo năm 2010

Nhìn vào biểu đồ ta thấy rằng hiện nay nguồn hàng bánh kẹo nhập khẩu đangchiếm khoảng 20% thị phần Thị phần này chưa cao và thấy rằng đa số người tiêudùng Việt Nam đa số vẫn lựa chọn nguồn hàng bánh kẹo trong nước Theo thống kê,hiện nay nguồn hàng bánh kẹo tiêu thụ trên thị trường được nhập khẩu từ 10 quốc giachủ yếu là: Philippine, Indonesia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, HàLan, Malaysia, Đức và cuối cùng là Hoa Kì (nguồn vinanet.con.vn) Với khối lượngnguồn hàng bán ra và doanh thu của nguồn hàng bánh kẹo nhập khẩu qua các năm nhưsau:

Bảng 3.2: SẢN LƯỢNG VÀ DOANH SỐ TIÊU THỤ BÁNH KẸO NHẬP KHẨU

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010Doanh số

3.2.2 Các nhân tố môi trường ảnh hưởng tới phát triển nguồn hàng nhằm phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường miền Bắc

Trang 26

a Nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh

Môi trường chính trị - pháp luật: Đối với bất kì doanh nghiệp nào khi kinh

doanh trên thị trường đều phải tuân thủ đường lối chính trị và hệ thống pháp luật củaNhà nước Đặc biệt những doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nhập khẩu như bánhkẹo nhập khẩu, không chỉ nắm rõ luật pháp trong nước mà còn phải hiểu rõ luật phápcủa các nước đối tác Hiện nay, tình trạng hàng lậu, hàng giả, hàng nhái đang dần giatăng, nếu luật pháp của nhà nước lới lỏng thì tình trạng này sẻ ảnh hưởng rất lớn tớinguồn hàng bánh kẹo nhập khẩu cung ứng trên thị trường miền Bắc cũng như sự pháttriển của thương mại nói chung và ngành bánh kẹo nói riêng

Môi trường kinh tế: Là một nước có nền kinh tế đang phát triển, với nhiều

ngành kinh doanh thì Việt Nam còn là một thị trường tiềm năng trong đó có ngànhkinh doanh bánh kẹo nhập khẩu Tuy vừa qua Việt Nam có ảnh hưởng của cuộc khủnghoảng tài chính thế giới năm 2008 song kinh tế Việt Nam có dấu hiệu phục hồi tốt,mức tăng trưởng kinh tế giữ mức ổn định vào khoảng 6.78% năm 2010 Mức tiêu thụbánh kẹo có xu hướng tăng, bánh kẹo nhập khẩu cũng ngày càng được ưa chuộng trênthị trường Kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu không chỉ chịu ảnh hưởng của kinh tếtrong nước mà còn chịu nhiều ảnh hưởng của nền kinh tế nước đối tác và môi trườngkinh tế quốc tế Nền kinh tế tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng tới thu nhập bình quân củangười tiêu dùng và tác động tới xu hướng tiêu dùng Bánh kẹo nhập khẩu là mặt hàngkhông thuộc mặt hàng thiết yếu nên nó sẽ được lựa chọn nhiều khi kinh tế tăng trưởngnhanh và ổn định

Môi trường cạnh tranh: Hiện nay, ngành bánh kẹo có khoảng hơn 30 doanh

nghiệp lớn và uy tín kinh doanh bánh kẹo trong nước cũng như nhập khẩu, vừa phảicạnh tranh với các doanh nghiệp sản xuất trong nước vừa phải cạnh tranh với cácdoanh nghiệp cùng kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu Nguồn hàng bánh kẹo trong nướcngày càng phong phú và đa dạng, chất lượng ngày càng cao trở thành đối thủ cạnhtranh lớn với nguồn hàng bánh kẹo nhập khẩu Mặt khác, nguồn hàng bánh kẹo nhậpkhẩu cũng đang tăng dần trên thị trường, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt Để có thểcạnh tranh và đứng vững trên thị trường thì cần có chiến lược phát triển nguồn hàng,chất lượng nguồn hàng và chiến lược kinh doanh cụ thể trong từng giai đoạn

Môi trường văn hóa – xã hội: Người Việt Nam có xu hướng thích dùng hàng

ngoại và tâm lý cho rằng hàng ngoại tốt hơn hàng nội Mỗi dịp lễ, tết tham hỏi thì quà

Trang 27

bánh luôn là sản phẩm được ưu tiên lựa chọn đặc biệt là bánh kẹo nhập ngoại vì nó thểhiện sự sang trọng, lịch sự Như vậy chính những yếu tố văn hóa – xã hội đã tạo ưu thếcho những công ty phân phối bánh kẹo nhập khẩu và góp phần thúc đẩy nguồn hàngbánh kẹo nhập khẩu phát triển.

b Các chính sách của nhà nước

Chính sách thuế: Những chính sách thuế của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn tới

nguồn hàng bánh kẹo nhập khẩu Từ khi gia nhập các tổ chức kinh tế, khu vực mậudịch tự do thì thuế nhập khẩu của nhiều mặt hàng trong đó có bánh kẹo đã được cắtgiảm thuế, xóa bỏ hàng rào thuế quan, hạn ngạch Tạo điều kiện thuận lợi cho cáccông ty kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu, có điều kiện thuận lợi để phát triển nguồnhàng một cách dễ dàng hơn giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm cạnh tranh với cácđối thủ cạnh tranh trên thị trường

Chính sách nhập khẩu: Nhà nước đã có những quy định về thủ tục nhập nhập,

hải quan đối với mặt hàng bánh kẹo Nếu thủ tục nhập khẩu rườm rà, phức tạp sẽ làmmất thời gian và ảnh hưởng tới chất lượng nguồn hàng cũng như sự lưu thông củanguồn hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường Đồng thời làm cho mối quan hệ vớicác đối tác không được tốt Như vậy, chính sách nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp tới quy

mô nguồn hàng bánh kẹo được nhập khẩu về, quy mô lớn hay nhỏ được quyết định bởicác chính sách nhập khẩu của Nhà nước Muốn phát triển nguồn hàng đạt hiệu quả thìNhà nước cần ban hành những chính sách nhập khẩu rõ ràng, minh bạch để các doanhnghiệp kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu áp dụng và thực thi có hiệu quả

Quy định về tiêu chuẩn chất lượng và yêu cầu về nhãn mác hàng hóa:

Quy chế công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm ban hành theo Quyết định số42/2005/BYT của Bộ Y Tế hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu,với những quy chế trong quyết đinh này sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu phải đạt các chỉtiêu về cảm quan (màu sắc, mùi vị, trạng thái), chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, tiêu chuẩnchỉ điểm chất lượng, chỉ tiêu vệ sinh về hoá lý, vi sinh vật, kim loại nặng; thành phầnnguyên liệu và phụ gia thực phẩm; thời hạn sử dụng; hướng dẫn sử dụng và bảo quản;chất liệu bao bì và quy cách bao gói (theo mẫu)

Yêu cầu về nhãn mác hàng hóa: Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006của thủ tướng chính phủ về nhãn hàng hóa Trong đó quy định các hàng hóa nhập khẩunước ngoài phải dán nhãn hàng hóa khi phân phối trên thị trường Việt Nam Theo quy

Trang 28

định này công ty tiến hành nghiêm túc việc dán nhãn hàng hóa, thực hiện ghi đầy đủtheo quy định của nhà nước : tên nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu, hạn sử dụng, tên thànhphần chính của sản phẩm…

Chính sách phát triển thương mại: Nguồn hàng bánh kẹo nhập khẩu có vai trò

quan trọng trong phát triển thương mại mặt hàng này Tuy nhiên, phát triển thươngmại cũng là điều kiện thúc đẩy phát triển nguồn hàng Thương mại phát triển, quy môđược mở rộng, nhu cầu về mặt hàng bành kẹo nhập khẩu tăng cao sẽ thúc đẩy các công

ty kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu mở rộng thị trường, phát triển nguồn nhằm đảm bảocung cấp đủ nhu cầu và nâng cao lợi nhuận kinh doanh Chính sách phát triển thươngmại phải phù hợp với từng giai đoạn và từng khu vực đảm bảo phát triển bền vững vàlâu dài

c Nhân tố thuộc về môi trường ngành

Sự phát triển của ngành bánh kẹo: Sự phát triển chung của toàn ngành quyết

định tới sự phát triển của từng mặt hàng bánh kẹo Nguồn hàng bánh kẹo sẽ có quy môngày càng tăng khi thương mại mặt hàng này tăng lên đáp ứng nhu cầu ngày một tăngcao của khách hàng Từng bước phát triển của ngành bánh kẹo đã thay đổi dần quy môcũng như cơ cấu nguồn hàng bánh kẹo nhập khẩu Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTOnăm 2007, tạo điều điện tốt cho tất cả các ngành kinh tế phát triển trong đó có ngànhbánh kẹo Sự phát triển của ngành cũng đã tạo áp lực cho những công ty kinh doanhmặt hàng bánh kẹo nhập khẩu, phải có những chính sách phát triển nguồn hàng cungứng, nâng cao chất lượng của nguồn hàng, đa dạng hóa cơ cấu nguồn hàng để có thểtạo vị thế riêng và góp phần vào sự phát triển chung của ngành bánh kẹo

Hệ thống phân phối bánh kẹo nhập khẩu: Hiện nay, hệ thống phân phối bánh

kẹo nhập khẩu chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị Phân phối bán buôn và bán lẻtrên địa bàn các tỉnh, thành phố thông qua các kênh phân phối như đại lý, hệ thốngsiêu thị và trung tâm thương mại và các cửa hàng Tuy nhiên, hệ thống phân phối mớichỉ được mở rộng ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà nội, Hải Phòng…nguồn hàng chủyếu cung cấp cho tiêu dùng ở thành thị Để phát triển được nguồn hàng bánh kẹo nhậpkhẩu thúc đẩy cho phát triển thương mại thì cần có một hệ thống phân phối rộng khắp,

có tính thống nhất từ thành thị tới nông thôn để hệ thống phân phối bánh kẹo và bánhkẹo nhập khẩu có thể thỏa mãn nhu cầu của mọi khách hàng tiêu dùng sản phẩm trênmọi miền đất nước

Ngày đăng: 24/03/2015, 11:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w