1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân loại Quỹ đầu tư chứng khoán

105 887 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 671,68 KB

Nội dung

Quỹ đầu tư chứng khoán là một định chế tài chính trung gian, tập hợp cácnhà đầu tư riêng lẻ cùng đóng góp vốn vào quỹ chung, quỹ này sẽ được cácnhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp đại diện

Trang 1

ĐỒ ÁN TỐ T NGHIỆ P

Việ t Nam

Trang 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn : ThS Đặng Thị Nhàn

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

Chương I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

I Những vấn đề cơ bản về Quỹ đầu tư chứng khoán

1 Sự hình thành và phát triển của các Quỹ đầu tư

2 Khái niệm

3 Phân loại Quỹ đầu tư chứng khoán

3.1 Căn cứ vào cách thức huy động vốn

3.2 Căn cứ vào mục đích đầu tư

3.3 Căn cứ vào đối tượng đầu tư của quỹ

3.4 Một số loại quỹ khác

4 Vai trò của Quỹ đầu tư chứng khoán

4.1 Đối với nền kinh tế

4.2 Đối với thị trường chứng khoán

4.3 Đối với người đầu tư và người nhận đầu tư

Trang 4

5.2 Mô hình tín thác

5.3 Ưu nhược điểm của mô hình công ty và mô hình tín thác

6 Nguyên tắc hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán

6.1 Nguyên tắc huy động vốn

6.2 Nguyên tắc bảo quản tài sản và giám sát hoạt động của quỹ

6.3 Nguyên tắc định giá phát hành và mua lại chứng chỉ của quỹ

6.4 Nguyên tắc cung cấp thông tin cho nhà đầu tư

6.5 Nguyên tắc hạn chế một số giao dịch liên quan đến tài sản của quỹ

II Một số tiêu chuẩn đánh giá kết quả kinh doanh của Quỹ đầu tư chứng khoán III.Kinh nghiệm hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán ở một số nước

1 Hoạt động của các Quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường phát triển

1.1 Hệ thống Quỹ đầu tư chứng khoán ở Mỹ

1.2 Quỹ đầu tư chứng khoán ở Anh

1.3 Hệ thống Quỹ đầu tư chứng khoán ở Nhật Bản

2 Hoạt động của các Quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường mới nổi

2.1 Quỹ đầu tư chứng khoán tại Hàn Quốc

2.2 Quỹ đầu tư chứng khoán ở Thái Lan

Trang 5

II Quỹ đầu tư theo quy chế của Việt Nam

III Đánh giá chung về hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam

IV Hoạt động của các Quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam

1 Vietnam Fund

2 Beta Vietnam Fund

3 Vietnam Frontier Fund

4 Vietnam Enterprise Investments Ltd

5 Mekong Enterprise Fund

6 Vietnam Opportunities Fund

7 VietFund

Chương III GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ HÌNH THÀNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG

KHOÁN TẠI VIỆT NAM

I Mô hình Quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam

II Những thuận lợi và khó khăn trong việc thành lập Quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam

Trang 6

Việt Nam

III Giải pháp thúc đẩy sự hình thành và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Quỹ đầu tư chứng khoán

1 Về phía Nhà nước

1.1 Duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô

1.2 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý

1.3 Nhà nước cần khuyến khích và hỗ trợ tích cực cho việc hình thành và phát triển của Quỹ đầu tư

1.4 Thu hút đầu tư gián tiếp

1.5 Phát triển hệ thống ngân hàng ở Việt Nam

1.6 Thực hiện chính sách ưu đãi về thuế đối với hoạt động đầu tư chứng khoán của Quỹ đầu

1.7 Tạo lập thị trường hàng hoá cho thị trường chứng khoán bằng các biện pháp tăng cung kích cầu

1.8 Nhà nước đặt định hướng phát triển chung cho các Quỹ đầu tư

2 Về phía các Quỹ đầu tư

2.1 Chú trọng và đẩy mạnh việc đào tạo cơ bản đội ngũ cán bộ quản lý đầu tư chuyên nghiệp 2.2 Chú trọng nghiên cứu đồng thời phổ biến rộng rãi Quỹ đầu tư ra công chúng

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Trước những biến động bất thường về giá cổ phiếu, nhiều ý kiến cho rằng thịtrường chứng khoán Việt Nam chưa có các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp đứng ralàm định hướng trong hoạt động đầu tư Một trong các nhà đầu tư có tổ chức mangtính chuyên nghiệp cao đó là Quỹ đầu tư chứng khoán Quỹ đầu tư chứng khoántham gia thị trường với hai tư cách: tư cách là tổ chức phát hành, phát hành ra cácchứng chỉ quỹ đầu tư để thu hút vốn và tư cách là tổ chức đầu tư dùng tiền thu hútđược để đầu tư chứng khoán

Trên thế giới hiện nay có khoảng hàng chục nghìn Quỹ đầu tư đang hoạt độngcung cấp cho các nhà đầu tư Nhờ đó mà tỷ trọng tham gia thị trường chứng khoáncủa các quỹ ngày càng tăng so với nhà đầu tư cá nhân Quỹ đầu tư chứng khoán đãthực sự trở thành một định chế tài chính trung gian ưu việt trên thị trường chứngkhoán, làm cho thị trường phát triển, nhất là trong giai đoạn đầu hình thành vì sự

có mặt của nó sẽ tạo cho công chúng thói quen đầu tư

Chính vì vậy, việc tìm ra các giải pháp để thu hút rộng rãi công chúng thamgia đầu tư, tăng quy mô vốn thị trường thông qua tạo lập các Quỹ đầu tư chứngkhoán là rất cần thiết Xuất phát từ các lợi ích mà Quỹ đầu tư chứng khoán manglại cho các nhà đầu tư công chúng, việc nghiên cứu để có những chính sách, biệnpháp thúc đẩy loại hình Quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam sẽ góp phần thiếtthực tìm ra các giải pháp trên Sự phát triển của loại hình Quỹ đầu tư chứng khoán

sẽ hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường chứng khoán trong tương lai để thị trườngchứng khoán Việt Nam phát huy được vai trò thực sự trong việc chuyển tiết kiệmtrong nền kinh tế thành đầu tư, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển

Trang 8

vậy, em chọn đề tài “Hoạt động của các Quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam”làm đề tài tốt nghiệp

Kết cấu khoá luận gồm ba phần:

Chương I Khái quát chung về Quỹ đầu tư chứng khoán

Chương II Hoạt động của các Quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam

Chương III Giải pháp thúc đẩy sự hình thành và phát triển Quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam

Với một thời gian có hạn và nguồn tài liệu còn hạn chế nên khoá luận chưathể đề cập tới được mọi khía cạnh liên quan tới Quỹ đầu tư chứng khoán, rất mongđược sự nhận xét, góp ý của các thầy cô và các bạn quan tâm tới lĩnh vực đầy mới

mẻ này

Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới THS Đặng Thị Nhàn đã tận tình hướng dẫn,chỉ bảo em trong quá trình thực hiện khoá luận Đồng thời em cũng chân thành gửilời cảm ơn tới các thầy cô ở trường ĐH Ngoại Thương đã trang bị kiến thức vữngchắc để giúp em có thể nghiên cứu, hoàn thành khoá luận này

Hà Nội tháng 12 năm 2003

Trang 9

Chương I

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

I Những vấn đề cơ bản về Quỹ đầu tư chứng khoán

1 Sự hình thành và phát triển của các Quỹ đầu tư

Xuất hiện lần đầu tại Châu Âu vào thế kỷ 19, loại hình Quỹ đầu tư chứngkhoán đã thu hút được sự tham gia đông đảo của công chúng và đã trở thànhmột định chế tài chính không thể thiếu được Các Quỹ đầu tư ban đầu đượcthành lập theo kiểu Quỹ tín thác đầu tư (Investment Trust) Quỹ tín thác đầutiên do vua William I của Hà Lan thành lập tại Brussels – Bỉ Quỹ này được lập

ra để tạo điều kiện cho Hà Lan có thể đưa tiền đầu tư ra nước ngoài dưới dạngcác khoản vay của chính phủ Tuy nhiên, phải đến khi cuộc cách mạng côngnghiệp bùng nổ ở Anh thì các Quỹ đầu tư mới thực sự phát triển Cuộc cáchmạng công nghiệp này đã đưa nước Anh thành một quốc gia thịnh vượng nhấtChâu Âu, sở hữu những nguồn vốn lớn Trong khi đó, các nước láng giềng ởChâu Âu hay Mỹ thì lại đang thiếu vốn trầm trọng Vì vậy, các nước thiếu vốn

đã phát hành rất nhiều công cụ nợ với lãi suất hấp dẫn nhằm thu hút vốn choquá trình đầu tư ra nước ngoài, nhưng việc đầu tư này thường gặp phải nhữngkhó khăn do không tiếp cận được những thông tin cần thiết và thiếu những hiểubiết về môi trường đầu tư nước ngoài Trước tình hình đó, một số nhà đầu tư đãlập ra Quỹ đầu tư hải ngoại và thuê những chuyên gia hiểu biết về đầu tư nướcngoài đứng ra quản lý Đây chính là tiền thân của các Quỹ đầu tư phổ biến trênthị trường tài chính hiện nay

Vào những năm đầu của thập kỷ 60 thế kỷ 18, các công ty tín thác tương

tự như của Hà Lan được lập ra ở Anh và Scotland Hiệp hội tài chính London(London Financial Association) và Tập đoàn tài chính quốc tế (International

9 9

Trang 10

Financial Society) thành lập năm 1863 được coi là những công ty tín thác đầutiên của Anh Các thương nhân Anh và Scotland ngày đó muốn tìm kiếm nhiềulợi nhuận hơn nên đã đem các khoản tiền đầu tư của họ ra nước ngoài và đặcbiệt là đầu tư vào các chứng khoán của Mỹ với tỷ suất lợi nhuận cao Từ năm

1900 đến 1914, một lượng tiền khổng lồ từ các nhà đầu tư Anh đã đổ vào Mỹđặc biệt trong lĩnh vực đường sắt, năng lượng Quỹ đầu tư chứng khoán ngànhđường sắt và năng lượng (The Railway and Light Securities Fund) là quỹ đóngđầu tiên của Mỹ áp dụng các quỹ cho vay làm đòn bẩy để thâu tóm chứngkhoán đã ra đời năm 1904 Vào những năm 1920, mô hình công ty tín thác đầu

tư bùng nổ ở Mỹ đáp ứng sở thích đầu cơ của các nhà đầu tư

Thế nhưng, cuộc Đại suy thoái 1929 - 1933 đã làm ảnh hưởng nặng nề tớicác Quỹ đầu tư Chỉ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, các Quỹ đầu tư mới bắt đầuđược khôi phục và phát triển trở thành một định chế trung gian ưu việt nhưhiện nay Điều này một phần là nhờ hệ thống luật định làm khuôn khổ pháp lýcho sự hoạt động của các quỹ ngày càng được hoàn thiện Tại Mỹ, hai dự luậtlàm cơ sở căn bản nhất cho hoạt động chứng khoán là Luật Chứng khoán (TheSecurities Act, 1933) và Luật về Sở giao dịch chứng khoán (The SecuritiesExchange Act, 1934) Cũng từ năm 1934, Uỷ ban chứng khoán của

Mỹ (SEC) bắt đầu nghiên cứu những bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc Đạisuy thoái, soạn thảo và cho ra đời Luật Công ty đầu tư (Investment CompanyAct, 1940) Phần lớn các Quỹ đầu tư bắt đầu ra đời hoặc được tái lập sau năm

1940 để đáp ứng các quy định của đạo luật này Đến năm 1995, luật này lạiđược sửa đổi nhằm tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo an toàn hơn nữa chongười đầu tư đồng thời cho phép các quỹ được áp dụng các nghiệp vụ đầu tưmới nhất Hiện Mỹ đang chiếm tới 59% tổng số quỹ tương hỗ, 32% tại Châu

Âu, vùng Châu á Thái Bình Dương và Châu Phi chỉ chiếm 9% Đến quý 2 năm

Trang 11

2003, tổng số vốn của các Quỹ tương hỗ là 12.360 tỷ USD, tăng 10,3% so vớiquý trước 1)

Ở Châu Á, ngay từ năm 1937 ở Nhật Bản đã xuất hiện một số quỹ tương

tự như Quỹ đầu tư Đây là một tổ chức do một số nhà đầu tư thành lập nên đểlợi dụng các dịch vụ đầu tư do công ty chứng khoán cung cấp Đây chính làmầm mống cho sự ra đời các Quỹ đầu tư về sau của Nhật Tại Nhật Bản, Luậttín thác (Trust Law) và Luật kinh doanh tín thác (Trust Business Law) là các

bộ luật điều chỉnh hoạt động của các Quỹ đầu tư

Không chỉ ở các nước có nền tài chính phát triển như Anh, Mỹ…, môhình Quỹ đầu tư còn giữ một vị trí quan trọng trên các thị trường chứng khoánmới nổi Việc thành lập các Quỹ đầu tư ở thị trường này bắt nguồn từ nhu cầucủa những nền kinh tế còn yếu kém nhiều mặt, đòi hỏi phải cải thiện khả năngthanh toán và trợ giúp cơ sở hạ tầng phát triển

Nói tóm lại, hoạt động của các Quỹ đầu tư phát triển không ngừng, mởrộng trên tất cả các thị trường chứng khoán thế giới Nắm trong tay một lượngvốn khổng lồ, các Quỹ đầu tư ngày càng chứng tỏ vai trò của mình – một địnhchế tài chính trung gian quan trọng đáp ứng nhu cầu của người đầu tư và ngườinhận đầu tư cũng như của cả nền kinh tế

2 Khái niệm Quỹ đầu tư chứng khoán

Khi bắt đầu tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán, một trong nhữngkhó khăn lớn nhất mà người đầu tư phải vượt qua đó là việc lựa chọn chứngkhoán để đầu tư Việc này được sự trợ giúp bởi các nhà môi giới (Broker) hoặckinh doanh chứng khoán (Dealer) Tuy nhiên, dù được thông tin và tư vấn đến

1 ) Nguồn: Mutual Fund Fact Book 2003

11 11

Trang 12

đâu chăng nữa, nhà đầu tư vẫn được xem như là người quyết định cuối cùng,

và do đó hiệu quả đầu tư của họ xét cho cùng lệ thuộc vào các điều kiện vàphẩm chất cá nhân Thị trường chứng khoán lại tập hợp rất nhiều các sản phẩm

đa ngành, thế nên cho dù người đầu tư có tập trung vào một lĩnh vực nào thìcũng không làm sao nắm vững hết các chiều hướng chuyển biến một cách ngọnngành được Chính vì vậy, nhiều người đầu tư đã lựa chọn cho mình mộtphương tiện để thực hiện đầu tư tốt nhất vào thị trường chứng khoán đó là Quỹđầu tư

Quỹ đầu tư chứng khoán là một định chế tài chính trung gian, tập hợp cácnhà đầu tư riêng lẻ cùng đóng góp vốn vào quỹ chung, quỹ này sẽ được cácnhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp đại diện cho các nhà đầu tư sử dụng để đầu

tư vào chứng khoán theo chính sách đầu tư của quỹ

Việt Nam, theo khoản 19 điều 3 Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày

28/11/2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán thì Quỹ

đầu tư chứng khoán là quỹ hình thành từ vốn góp của người đầu tư uỷ thác cho công ty quản lý quỹ quản lý và đầu tư tối thiểu 60% giá trị tài sản của quỹ vào chứng khoán

Một nét đặc trưng tạo nên sự khác biệt giữa quỹ với các tổ chức kháctham gia vào thị trường chứng khoán là: quỹ vừa là một tổ chức phát hànhchứng khoán lại vừa là một tổ chức kinh doanh chứng khoán Qua việc pháthành cổ phiếu hay chứng chỉ quỹ đầu tư, quỹ thu được một khối lượng tiền khálớn, sau đó chúng sẽ được quỹ sử dụng đầu tư vào các loại chứng khoán Lợinhuận thu được từ việc đầu tư sẽ được phân chia cho các nhà đầu tư mua cổphần của quỹ Nói chung, quỹ chủ yếu thu lợi từ hoạt động đầu tư chứ khôngnhằm thu lãi hàng tháng Các Quỹ đầu tư thường ít tham gia điều hành hoạtđộng của các doanh nghiệp nhận vốn đầu tư từ quỹ

Trang 13

Các bên tham gia hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán là công ty quản

lý quỹ, ngân hàng giám sát và người đầu tư Công ty quản lý quỹ là một tổchức đầu tư chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao về đầu tư chứngkhoán, thực hiện việc quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Ngân hàng giám sátthực hiện việc bảo quản, lưu ký tài sản của Quỹ đầu tư chứng khoán và giámsát công ty quản lý quỹ trong việc bảo vệ lợi ích của người đầu tư Người đầu

tư góp vốn vào Quỹ đầu tư và được hưởng lợi từ việc đầu tư của quỹ

3 Phân loại Quỹ đầu tư chứng khoán

- Quỹ đầu tư chứng khoán đóng

- Quỹ đầu tư chứng khoán mở

Quỹ đóng và Quỹ mở là hai loại Quỹ đầu tư điển hình và phổ biến nhấthiện nay Chúng còn được gọi dưới một cái tên chung là Quỹ đầu tư chuyênnghiệp (Management Fund) Người ta gọi là Quỹ đầu tư chuyên nghiệp bởi vìcông việc đầu tư loại này được quản lý chuyên nghiệp theo một danh mục gồmnhững chứng khoán phù hợp với mục tiêu đã quy định trong các văn bản thànhlập

3.1.1 Quỹ đầu tư chứng khoán đóng (Closed-end Fund)

Quỹ đóng là Quỹ đầu tư chứng khoán trong đó người đầu tư không đượcquyền bán lại chứng chỉ quỹ đầu tư cho quỹ trước thời hạn kết thúc hoạt độnghay giải thể Cơ cấu vốn trong Quỹ đóng được xem là ổn định Ngoại trừ cácđợt phát hành huy động vốn tập trung, các quỹ không phát hành thêm cổ phần

và cũng không thu lại cổ phần đã phát hành Các cổ phần sau khi phát hành sẽđược mua đi bán lại trên các thị trường thứ cấp, có thể là tại sàn giao dịch hoặctrên thị trường không tập trung OTC Do đó mà nó có thể được tính thêm tiền

13 13

Trang 14

hoa hồng hay một khoản kê giá lên Giá thị trường của các cổ phần Quỹ đóng

sẽ giao động tuỳ thuộc vào tình hình hoạt động của quỹ, cung cầu trên thịtrường như các loại chứng khoán thông thường khác, hơn là trực tiếp liên hệvới giá trị thuần Các cổ đông không thể rút vốn góp ra khỏi Quỹ đầu tư và quỹkhông có nghĩa vụ phải mua lại các cổ phiếu mà quỹ phát hành ra Muốn rútvốn, các cổ đông đem bán cổ phiếu đó ra thị trường chứng khoán theo giá thịtrường hoặc theo giá thoả thuận Cổ phiếu của quỹ được giao dịch trên thịtrường thứ cấp nên lượng tiền mặt của Quỹ đóng không bị tác động hàng ngàykhi có những hoạt động rút vốn hay bán lại cổ phần

3.1.2 Quỹ đầu tư chứng khoán mở (Opened-end Fund)

Quỹ mở được gọi phổ biến là Quỹ tương hỗ (Mutual Fund) Đây là quỹđược phép phát hành liên tục các cổ phần mới để tăng vốn, đồng thời sẵn sàngthu hồi lại các cổ phần đã phát hành mà nhà đầu tư bán lại cho quỹ bất cứ lúcnào theo giá trị tài sản ròng chứ không theo giá thị trường trong một thời hạnluật định Cơ cấu vốn của Quỹ tương hỗ được để mở, và được gia tăng lượngvốn đầu tư thu nhận từ các cổ đông mới không giới hạn, vì vậy mà người ta gọiđây là Quỹ mở Các cổ phần sở hữu Quỹ mở do tính chất của chúng được gọi

là chứng khoán khả hoàn Cũng do tính chất như vậy, lượng tiền trong quỹphục vụ cho hoạt động đầu tư sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nếu các nhà đầu tư rútvốn đồng loạt dưới sự tác động của các yếu tố trên thị trường Điều này có thểảnh hưởng tới chiến lược đầu tư của quỹ Mặt khác, cũng do tính chất đó mànhiều quỹ sau một thời gian phát triển có cơ cấu vốn tăng lên rất lớn làm choquỹ dễ đánh mất lợi thế đầu tư của mình trong nhiều trường hợp Đây chính là

lý do để Quỹ tương hỗ phiên bản ra đời Quỹ phiên bản (Clone Fund) là mộtQuỹ tương hỗ xuất phát từ một Quỹ tương hỗ khác Quỹ tương hỗ khác đóchính là quỹ mẹ, đã tăng trưởng với quy mô vốn phình ra, làm cho tầm quản lý

và đầu tư bị hạn chế Nhiều nhà chuyên môn tài chính cho rằng sự ra đời củaQuỹ phiên bản trở nên cần thiết một khi đã có sự quá tải về khả năng bao quát

Trang 15

của Quỹ tương hỗ mẹ và cũng để tận dụng các lợi thế của bản thân Quỹ phiênbản con đang được tổ chức gọn nhẹ hơn Khi Quỹ mở đã phát triển quá độ,người ta có thể không thành lập một Quỹ phiên bản mà thay vào đó, họ sẽquyết định đóng lại Đây không phải là đóng hẳn mà chỉ là khép bớt lại hoạtđộng của mình Thuật ngữ gọi đây là Quỹ khép (Closed Fund) Quỹ khép làQuỹ tương hỗ đã phát triển quá lớn, không còn phát hành chứng chỉ đầu tư chonhững người mới muốn tham gia vào quỹ, tuy nhiên nó cũng có thể tiếp tụcbán cho những cổ đông hiện hữu

3.1.3 Sự khác nhau giữa Quỹ đóng và Quỹ mở

Sự khác nhau giữa Quỹ đóng và Quỹ mở tác động tới hoạt động của cácnhà tư vấn đầu tư, cơ hội của những nhà đầu tư cá nhân để giảm thiểu rủi ro,gia tăng lợi nhuận và những chi phí mà họ phải chịu khi đầu tư vào các quỹ Sựkhác biệt được thể hiện ở một số điểm chính sau đây :

+ Việc mua và bán cổ phiếu ngân quỹ : Quỹ mở có số lượng chứng khoánlưu hành luôn thay đổi Nó được quyền mua lại chứng chỉ quỹ của chính mìnhkhi cần giảm số lượng chứng chỉ đang lưu hành trên thị trường và bán chứngchỉ quỹ của mình bằng cách bán lại chứng chỉ ngân quỹ đã mua hoặc phát hànhthêm chứng chỉ mới

Khác với Quỹ mở, Quỹ đóng chỉ được chào bán cho công chúng một lầnnên số lượng chứng khoán lưu hành là cố định Quỹ đóng cũng không mua lạichứng chỉ quỹ của mình mà nhà đầu tư phải bán lại cho nhà đầu tư khác Vànếu nhà đầu tư muốn mua chứng chỉ Quỹ đóng thì chỉ được mua từ nhà đầu tưkhác

+ Giá cả mua bán chứng chỉ quỹ : Đối với Quỹ đóng, giá mua bán chứngchỉ quỹ là giá thị trường được xác định bởi cung cầu trên thị trường là chủ yếu

15 15

Trang 16

Đối với Quỹ mở, giá mua bán chứng chỉ quỹ được công ty quản lý quỹxác định là giá trị tài sản ròng tại thời điểm đóng cửa của ngày giao dịch (hoặctừng giờ giao dịch)

+ Các phí phải trả cho việc mua bán, quản lý điều hành hoạt động của quỹ : Nhà đầu tư phải trả phí môi giới mua bán cổ phiếu cho nhà môi giới vàphí điều hành hoạt động của quỹ cho công ty quản lý quỹ nếu đó là Quỹ đóng

Đối với Quỹ mở, nhà đầu tư có thể phải hoặc không trả phí môi giới muabán chứng chỉ quỹ tuỳ hình thức quỹ là Quỹ thu phí (Load Mutual Fund) hayQuỹ không thu phí (No-load Mutual Fund) Ngoài ra, nhà đầu tư trả cho công

ty quản lý quỹ phí điều hành và quản trị quỹ

3.2 Căn cứ vào mục đích đầu tư

Các quỹ thường được thành lập với các mục tiêu cụ thể tương ứng vớimột trong ba mục tiêu cơ bản sau:

- Thu nhập hiện tại

- Thu nhập ở một mức nào đó và sự tăng trưởng

- Tăng trưởng trong tương lai

3.2.1 Quỹ thu nhập (Income Fund)

Để có được thu nhập ổn định quỹ dành phần lớn vốn để đầu tư vào tráiphiếu và vào cổ phiếu ưu đãi là những công cụ đầu tư có thu nhập thườngxuyên ổn định

3.2.2 Quỹ tăng trưởng-thu nhập (Growth-income Fund)

Trang 17

Quỹ này đầu tư chủ yếu vào cổ phiếu thường có giá cao đồng thời có mức

cổ tức ổn định Loại quỹ này muốn kết hợp cả hai yếu tố tăng vốn trong dàihạn và dòng thu nhập ổn định trong ngắn hạn

3.2.3 Quỹ tăng trưởng (Growth Fund)

Quỹ đầu tư vào cổ phiếu của các công ty kinh doanh thành đạt Mục tiêuchính là tăng giá trị của các khoản đầu tư chứ không nhằm vào dòng cổ tức thuđược Người đầu tư vào các quỹ này quan tâm đến việc giá cổ phiếu tăng lênhơn là khoản thu nhập từ cổ tức

3.3 Căn cứ vào đối tượng đầu tư của quỹ

Quỹ đầu tư chứng khoán không bắt buộc phải đầu tư toàn bộ vào chứngkhoán mà có thể đầu tư vào bất động sản hoặc các tài sản có giá trị như vàng,kim loại quý Tuy nhiên chứng khoán vẫn phải chiếm một tỷ lệ phần trăm nhấtđịnh Căn cứ vào tỷ lệ chứng khoán ta có :

3.3.1 Quỹ đầu tư cổ phiếu

Phần lớn tài sản quỹ đầu tư là cổ phiếu Tuy nhiên việc đầu tư vào cổphiếu thường được giới hạn trong một tỷ lệ phần trăm nhất định, phần còn lại

sẽ đầu tư vào những lĩnh vực an toàn hơn như trái phiếu… Không như các nhàđầu tư riêng lẻ thường mua các loại cổ phiếu khác nhau để đa dạng hoá danhmục đầu tư của họ, các quỹ thường tập trung vào một khu vực nào đó, như cổphiếu của các công ty thượng hạng (Blue Chips) hay các công ty nhỏ Cổ tứcthường được trả mỗi năm một lần vào thời điểm kết toán tài khoản, từ cổ tức

mà quỹ thu được và các khoản thu nhập khác của quỹ Khi hết thời hạn hoạtđộng, toàn bộ tài sản của quỹ sẽ được thanh toán và hoàn trả cho người đầu tư

3.3.2 Quỹ đầu tư trái phiếu

17 17

Trang 18

Một số lượng lớn tài sản của quỹ đầu tư vào trái phiếu Đầu tư vào tráiphiếu cho phép nhà đầu tư đảm bảo ổn định về thu nhập bởi khoản thu nhậpkhông phụ thuộc vào kết quả hoạt động của chủ thể phát hành Khoản lãi này

có thể nhận về hoặc lại tiếp tục đưa vào một quỹ gọi là quỹ tái đầu tư lãi

3.3.3 Quỹ thị trường tiền tệ

Quỹ đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn trên thị trường tiền tệ Đây lànhững công cụ đầu tư khá an toàn, ổn định như tín phiếu kho bạc, chứng chỉtiền gửi của các ngân hàng… Do vậy, Quỹ thị trường tiền tệ thường ít biếnđộng hơn các quỹ khác, nó thích hợp cho mục tiêu đầu tư ngắn hạn lại có thunhập ổn định

3.4 Một số loại quỹ khác

3.4.1 Quỹ cân bằng (Balanced Fund)

Danh mục đầu tư cân bằng cố gắng để đạt được ba mục tiêu: thu nhập,tăng trưởng vốn đều đặn và bảo toàn vốn Chúng thực hiện điều này bằng cáchđầu tư vào các trái phiếu, các chứng khoán chuyển đổi và thêm một vài cổphiếu ưu tiên cũng như cổ phiếu thường Nhìn chung các danh mục đầu tư nàyđầu tư từ 40% đến 60% giá trị quỹ vào trái phiếu

3.4.2 Quỹ đầu tư linh hoạt (Flexible Porfolio)

Quỹ đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu hoặc các công cụ trên thị trường tiền

tệ tuỳ thuộc vào điều kiện của thị trường Người quản lý quỹ có quyền đượcthay đổi linh hoạt danh mục đầu tư để đáp ứng những biến động trên thịtrường

3.4.3 Quỹ ngành (Sector Fund)

Trang 19

Các Quỹ ngành tập trung vào các cổ phiếu của một ngành công nghiệp cụ thể nào đó Do hoạt động của các ngành thường có tính bất ổn định rất cao nên các ngành này đều có thể mang đến cho nhà đầu tư nào đầu tư đúng hướng cơ hội có những khoản lợi nhuận lớn

4 Vai trò của Quỹ đầu tư chứng khoán

Quỹ đầu tư huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế ngay cả đối với nguồnvốn nhỏ lẻ và trực tiếp tiến hành đầu tư chứ không phải cho vay Quỹ còn hấpdẫn đối với nguồn vốn từ nước ngoài chảy vào nhờ vào việc phát hành cácchứng chỉ quỹ có tính hấp dẫn cao với nhà đầu tư nước ngoài Bên cạnh đó,Quỹ đầu tư là một phương thức đầu tư hữu hiệu cho các nhà đầu tư nước ngoàicòn bởi vì thông qua quỹ, nhà đầu tư nước ngoài có thể vượt qua những hạnchế về giao dịch mua chứng khoán trực tiếp đối với người nước ngoài do nhànước đặt ra, cộng với nhiều hạn chế trong việc nắm bắt những thông tin vềchứng khoán ở nước sở tại và chi phí giao dịch cao Đối với thị trường trongnước, quỹ còn góp phần tạo nên sự đa dạng của các đối tượng tham gia trên thịtrường chứng khoán Thông qua hoạt động của các Quỹ đầu tư nước ngoài, cácQuỹ đầu tư trong nước sẽ tiếp thu được kinh nghiệm quản lý, phân tích và đầu

tư chứng khoán

Quỹ đầu tư góp phần vào sự phát triển của thị trường sơ cấp và ổn định thịtrường thứ cấp Các quỹ tham gia bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ vàtrái phiếu doanh nghiệp, phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư làm tăng lượng cungchứng khoán trên thị trường chứng khoán, tạo sự đa dạng về hàng hoá cho thịtrường Khi Quỹ đầu tư mua bán với khối lượng lớn một loại chứng khoán nào

19 19

Trang 20

đó thường ảnh hưởng lớn tới sự biến động của thị trường chứng khoán Nó gópphần bình ổn giá cả giao dịch trên thị trường thứ cấp, giúp cho sự phát triểncủa thị trường này thông qua các hoạt động đầu tư chuyên nghiệp với cácphương pháp đầu tư khoa học Ví dụ, khi thị trường chứng khoán thiếu cung,Quỹ đầu tư bán chứng khoán do nó nắm giữ thì sẽ làm tăng đáng kể lượngcung làm giá chứng khoán thấp xuống Ngược lại, nếu lượng cung quá cao,quỹ có thể mua chứng khoán làm cầu tăng lên, kéo theo giá chứng khoán tăng,phản ánh giá trị thực của chứng khoán

Quỹ đầu tư góp phần làm xã hội hoá hoạt động đầu tư chứng khoán Cácquỹ tạo một phương thức đầu tư được các nhà đầu tư nhỏ, ít có sự hiểu biết vềchứng khoán yêu thích Nó góp phần tăng tiết kiệm của công chúng đầu tưbằng việc thu hút tiền đầu tư vào quỹ

4.3.1 Quỹ đầu tư chứng khoán cung cấp cho những nhà đầu tư riêng lẻ những

thuận lợi cơ bản để giúp họ đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi ích

Tính thanh khoản của chứng khoán đầu tư Các nhà đầu tư vào Quỹ đầu

tư chứng khoán có thể bán chứng chỉ quỹ hoặc cổ phiếu quỹ mình đang nắmgiữ vào bất cứ lúc nào cho chính Quỹ đầu tư (trong trường hợp Quỹ mở) hoặctrên thị trường thứ cấp (đối với Quỹ đóng) để thu hồi vốn Giá bán chứng chỉquỹ thay đổi phụ thuộc vào thay đổi của tổng giá trị tài sản danh mục của Quỹđầu tư phát hành ra cổ phiếu Đặc biệt, chứng chỉ, cổ phiếu của các Quỹ thịtrường tiền tệ có tính thanh khoản rất cao, người sở hữu cổ phiếu có thể bán lại

cổ phiếu bất cứ lúc nào trên thị trường mà giá cả biến động rất ít Do vậy, trongtài sản của các công ty, cổ phiếu Quỹ thị trường tiền tệ được coi như tươngđương với tiền

Trang 21

Đa dạng hoá danh mục đầu tư và phân tán rủi ro Bằng việc sử dụng tiền

thu được từ những nhà đầu tư để đầu tư phân tán vào danh mục các chứngkhoán, các Quỹ đầu tư làm giảm rủi ro cho các khoản đầu tư và làm tăng cơ hộithu nhập cho các khoản đầu tư đó

Tăng cường tính chuyên nghiệp của việc đầu tư Thay cho việc người đầu

tư phải đi thuê tư vấn để quản lý tài sản của mình thì họ chỉ cần đầu tư vào mộtquỹ với chi phí giảm đi rất nhiều Tiền tập hợp trong các Quỹ đầu tư chứngkhoán được đặt dưới sự quản lý của các nhà đầu tư chuyên nghiệp - các công tyquản lý quỹ Các chuyên gia của quỹ hay công ty quản lý quỹ sẽ tìm hiểu thịtrường, đánh giá cơ hội tốt nhất để mua chứng khoán, quản lý danh mục đầu tưthường xuyên, xác định chính xác thời điểm để mua bán chứng khoán Trongcác quỹ thường có các cán bộ nghiên cứu, những người quản lý danh mục đầu

tư, họ biết được các công ty hay khu vực thị trường nào hoạt động hiệu quả.Không những thế, các chuyên gia còn có khả năng thâm nhập tới nhiều nguồnthông tin, nguồn hàng hơn bất kì một người đầu tư cá nhân nào

Tiết kiệm chi phí đầu tư Vì là những danh mục đầu tư lớn được quản lý

chuyên nghiệp, Quỹ đầu tư chịu chi phí giao dịch thấp hay được hưởng những

ưu đãi về phí giao dịch hơn các cá nhân đầu tư, kể cả những người mua bánthông qua những công ty môi giới có mức phí hoa hồng thấp nhất

Tính dễ tiếp cận Do loại hình Quỹ đầu tư là loại hình cho các nhà đầu tư

cá nhân, cho công chúng nên một khi hình thành, các Quỹ đầu tư luôn tạonhững điều kiện thuận lợi cho công chúng dễ tiếp cận và giao dịch Và để thuhút sự tham gia của công chúng, các quỹ đều cung cấp thông tin sẵn có trên cácphương tiện thông tin đại chúng, trên các báo hay qua Internet

21 21

Trang 22

Cung cấp các lựa chọn cho các nhà đầu tư Một nhà đầu tư có thể có

được các lựa chọn khác nhau khi đầu tư vào các quỹ tuỳ thuộc vào mục đíchhay sở thích của họ Họ có thể đầu tư vào danh mục các cổ phiếu, trái phiếu,danh mục hỗn hợp hay danh mục các công cụ thị trường tiền tệ trong hơn vàichục loại quỹ khác nhau

An toàn trước các hành vi không công bằng Người đầu tư có thể bị thiệt

hại nếu danh mục đầu tư của quỹ bị giảm giá trị do sự biến động giá chứngkhoán trên thị trường, nhưng xác suất bị tổn thất do gian lận, bê bối hoặc phásản liên quan đến công ty quản lý quỹ là rất nhỏ Khuôn khổ pháp lý và việcquản lý chặt chẽ của cơ quan có thẩm quyền đối với Quỹ đầu tư đem lại nhữngđảm bảo cơ bản

4.3.2 Quỹ đầu tư đem lại cho người nhận đầu tư (thường là các doanh nghiệp)

một số lợi ích căn bản sau

Chi phí cho nguồn vốn phát triển thấp hơn khi vay ngân hàng Trước đây,

hệ thống ngân hàng chiếm vai trò thống trị nền tài chính Để vay được vốn,doanh nghiệp phải thoả mãn một số điều kiện nhất định và lãi suất vay cao.Quỹ đầu tư ra đời sẽ hạn chế được những nhược điểm của cơ chế cho vay củangân hàng Hơn nữa, việc đầu tư về tài chính qua các quỹ thường có giới hạnnhất định về quyền và nghĩa vụ nên doanh nghiệp được đầu tư đảm bảo đượctính tự chủ trong hoạt động kinh doanh

Tiếp cận nguồn tài chính dài hạn Lợi ích này có được từ việc quỹ phát

hành và giao dịch các loại chứng khoán này trên thị trường đã thu hút sự chú ýcủa các nhà đầu tư, đặc biệt là các chủ thể có khả năng tài chính lớn như ngânhàng, các tổng công ty, các công ty bảo hiểm… đầu tư vào quỹ Quỹ sẽ chính

là cầu nối giữa doanh nghiệp mà quỹ đầu tư vào với các tổ chức tài chính này

Trang 23

Ng ười đầ u

Tận dụng được những kiến thức quản lý đầu tư, marketing và tài chính từ

các Quỹ đầu tư Ngoài cung cấp vốn cho doanh nghiệp, các công ty quản lý

quỹ đầu tư còn có dịch vụ cung cấp các thông tin tài chính, tư vấn về kế hoạchtài chính, marketing và các mối quan hệ với các tổ chức tài chính và doanhnghiệp khác Điều này có lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanhnghiệp mới thành lập ít bạn hàng, thiếu thông tin về thị trường

5 Mô hình tổ chức hoạt động Quỹ đầu tư chứng khoán

Hiện nay, Quỹ đầu tư được tổ chức theo hai mô hình :

- Mô hình công ty - Mô

hình tín thác

5.1 Mô hình công ty

Trong mô hình này, Quỹ đầu tư được thành lập bởi số tiền đóng góp ấnđịnh của các nhà đầu tư Nó được thành lập và tổ chức như một công ty cổphần, tức là về cơ cấu tổ chức nó cũng có đại hội cổ đông, hội đồng quản trị,ban giám đốc…

23 23

Trang 24

Do Quỹ đầu tư mô hình công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ nên ngườiđầu tư góp vốn vào quỹ trở thành cổ đông và có quyền biểu quyết, có quyềnbầu ra hội đồng quản trị và tham gia quyết định các vấn đề lớn của công ty.Hội đồng quản trị là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của quỹ, đại diện cho quỹlựa chọn công ty quản lý quỹ, ngân hàng bảo quản tài sản và có nhiệm vụ giámsát hoạt động của cả hai tổ chức này

Ngân hàng bảo quản tài sản trong mô hình này chỉ đóng vai trò bảo quản

an toàn cho tài sản của quỹ, định giá tài sản, theo dõi sự biến động tài sản củaquỹ trong quá trình đầu tư vào chứng khoán, không tham gia vào công tác quản

lý quỹ, kinh doanh hoặc tư vấn, cũng không bảo vệ người đầu tư trong việc đưa

ra những biện pháp bảo vệ đầu tư cho họ

Công ty quản lý quỹ được hội đồng quản trị đứng ra thuê và thực hiệnchức năng quản lý thuần tuý Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm cử chuyêngia để giúp quỹ điều hành và sử dụng vốn của quỹ vào đầu tư chứng khoán vàcác tài sản khác một cách có hiệu quả nhất nhằm thu phí dịch vụ Trong quátrình lựa chọn phương án đầu tư trước khi đi đến quyết định đều phải có sựthống nhất thông qua hội đồng quản trị

Ngoài các tổ chức tham gia chính đã đề cập tới như trên thì tuỳ từng nướccòn có thể có các đại lý chuyển nhượng hoặc nhà bảo lãnh phát hành tham giavào hoạt động của quỹ Đại lý chuyển nhượng thường được uỷ nhiệm để tiếnhành việc bán hoặc mua lại cổ phần của quỹ (nếu là Quỹ mở) Nhà bảo lãnhphát hành giúp quỹ chào bán và phân phối cổ phần của quỹ cho các nhà đầu tư

Quỹ đầu tư chứng khoán mô hình công ty được phép phát hành cổ phiếu

để huy động vốn và những nhà đầu tư sở hữu nó có quyền tương tự như các cổđông, tức là có quyền biểu quyết các hoạt động kinh doanh cũng như bầu hội

Trang 25

đồng quản trị Các cổ phiếu phát hành có thể được niêm yết trên Sở giao dịchchứng khoán hay là được mua bán trên OTC Quỹ mô hình công ty không đượcphép phát hành các trái phiếu hoặc sử dụng nguồn vốn vay khác để đầu tư màchỉ có thể vay ngắn hạn để thanh toán cho những nhu cầu cần thiết khi chưa cókhả năng thu hồi vốn ngay

Do người đầu tư là các cổ đông của quỹ nên cơ cấu vốn của quỹ khá ổnđịnh Vì vậy phạm vi đầu tư của quỹ rất rộng Ngoài hoạt động chính là đầu tưvào chứng khoán và tài sản có tính thanh khoản cao, quỹ còn có thể đầu tư vàocác mục tiêu có tính chất dài hạn như bất động sản… nhằm thu lợi nhuận caohơn

Trong mô hình công ty, quỹ là một pháp nhân được tổ chức như một công

ty cổ phần Tuy vậy, quỹ không chỉ chịu sự điều chỉnh của Luật công ty màcòn chịu sự điều chỉnh của một hệ thống luật riêng Các nước thường ban hànhcác luật riêng về Quỹ đầu tư như Luật công ty đầu tư sửa đổi 1988 của Pháp,Luật công ty đầu tư sửa đổi 1988 của Đức… Riêng ở Mỹ, các Quỹ đầu tư chịu

sự điều chỉnh của tới bốn đạo luật là Luật công ty đầu tư 1940, Luật chứngkhoán 1933, Luật giao dịch chứng khoán 1934 và Luật tư vấn đầu tư 1940.Đến năm 1995, Mỹ sửa đổi lại Luật công ty cho phù hợp với các nghiệp vụhiện đại mới phát sinh trên thị trường chứng khoán

5.2 Mô hình tín thác

Quỹ đầu tư chứng khoán mô hình tín thác không phải là một công ty màđược thành lập bởi công ty quản lý quỹ, quản lý một số vốn nhất định củangười đầu tư để thực hiện đầu tư theo mục tiêu đã xác định Khác với các Quỹđầu tư theo mô hình công ty, các quỹ mô hình tín thác được thành lập theoLuật đầu tư tín thác Theo luật này, một hợp đồng tín thác được ký kết bởi tất

25 25

Trang 26

cả các bên tham gia vào quỹ: công ty quản lý quỹ, tổ chức giám sát bảo quản

và những người hưởng lợi

Trong mô hình này, muốn thành lập Quỹ đầu tư chứng khoán trước hếtphải thành lập công ty quản lý quỹ Mỗi công ty quản lý quỹ có thể có nhiềuQuỹ đầu tư trực thuộc tuỳ thuộc vào mục tiêu đầu tư Công ty quản lý quỹđóng một vai trò rất quan trọng vì đó là một tổ chức đứng ra phát hành chứngchỉ quỹ đầu tư huy động vốn để thành lập Quỹ đầu tư và sử dụng vốn thu được

để đầu tư vào những nơi có hiệu quả nhất Ngoài chức năng huy động vốn vàthực hiện đầu tư, nó còn đưa ra các chỉ dẫn cho ngân hàng giám sát mua bánchứng khoán và các tài sản khác bằng tiền của nhà đầu tư Nó hoạt động nhưnhững nhà tư vấn cho Quỹ đầu tư chứng khoán

Ngân hàng giám sát bảo quản ở mô hình này có vai trò quan trọng hơnnhiều so với ngân hàng bảo quản trong mô hình công ty Ngoài vai trò bảoquản vốn và các tài sản của quỹ, ngân hàng giám sát bảo quản còn làm nhiệm

vụ giám sát hoạt động của công ty quản lý quỹ để đảm bảo việc tuân thủ cácmục tiêu và chính sách đã đề ra Quan hệ giữa công ty quản lý quỹ và ngânhàng giám sát bảo quản được thể hiện bằng hợp đồng quản lý giám sát trong đóquy định quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong việc thực hiện và giám sátđầu tư để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư

Người đầu tư là những người góp vốn vào quỹ và uỷ thác việc đầu tư chocông ty quản lý quỹ để đảm bảo khả năng sinh lợi cao nhất từ khoản vốn đónggóp của họ Việc góp vốn của các nhà đầu tư được thể hiện bằng việc họ mua

Trang 27

Quỹ đầ u

tư Công ty quả n lý Tổ chứ c bả o quả n giám

Ng ười đầ u tư

Ng ười đầ u

27 27

Trang 28

các chứng chỉ đầu tư do công ty quản lý quỹ thay mặt quỹ phát hành Các nhàđầu tư trong mô hình này không phải là các cổ đông như quỹ đầu tư mô hìnhcông ty mà chỉ đơn thuần là những người thụ hưởng kết quả kinh doanh từ hoạtđộng đầu tư của quỹ

Quỹ đầu tư mô hình tín thác chỉ được phép phát hành các chứng chỉ thamgia chia phần, các chứng chỉ này được định nghĩa trong Luật đầu tư tín tháckhông phải là cổ phiếu Điểm khác biệt cơ bản giữa cổ phiếu và những chứngchỉ này là các nhà đầu tư nắm giữ chứng chỉ này không có quyền biểu quyết,cũng không có quyền thay đổi chính sách đầu tư của Quỹ đầu tư chứng khoán

Do những người đầu tư không phải là các cổ đông của quỹ nên cơ cấu vốncủa quỹ không ổn định Vì vậy phạm vi đầu tư của quỹ không rộng và chỉ tậptrung chủ yếu vào các loại chứng khoán và tài sản cố định có tính thanh khoảncao, coi trọng tính an toàn và hạn chế rủi ro nhiều hơn là khả năng sinh lời

So với mô hình công ty, cơ cấu tổ chức của mô hình tín thác gọn nhẹ hơnnên các văn bản pháp luật điều chỉnh cũng ít hơn Các quốc gia tổ chức Quỹđầu tư theo mô hình này thường chỉ ban hành Luật tín thác hoặc Luật kinhdoanh tín thác như Luật kinh doanh tín thác đầu tư chứng khoán 1969 của HànQuốc với bốn lần sửa đổi vào các năm 1975, 1976, 1993 và 1996; Luật tín thácđầu tư chứng khoán Nhật 1951; Luật tín thác đầu tư sửa đổi Anh 1986…

5.3 Ưu nhược điểm của mô hình công ty và mô hình tín thác

Qua hai mô hình trên, chúng ta có thể thấy rằng chúng là sản phẩm củanhu cầu đầu tư khác nhau Để thích ứng với mỗi thị phần thị trường chúngđuợc sinh ra và tồn tại song song, nhược điểm của mô hình này sẽ được giảiquyết ở mô hình kia và ngược lại Mô hình tín thác được tạo nên cho nhữngngười có nhu cầu đầu tư nhưng trình độ kiến thức của họ không cho phép mạo

Trang 29

hiểm đầu tư trực tiếp, những người có một khoản tiền nhàn rỗi dài hạn mongmuốn tìm kiếm những khoản lợi nhuận cao hơn mức lãi suất ngân hàng Môhình công ty ứng với những tổ chức cá nhân nắm giữ trong tay một lượng tàisản lớn cùng với kiến thức về chiến lược đầu tư Dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu

về ưu và nhược điểm của hai mô hình này

5.3.1 Mô hình công ty

Mô hình công ty là mô hình có cơ cấu tổ chức hoàn thiện, được ưa chuộngnhất trong công tác quản lý hiện nay Trong mô hình này có sự góp mặt của tất

cả các thành phần đại diện cho từng quyền lợi tham gia công tác quản lý nên

họ có thể đánh giá, cân nhắc giữa giá trị đầu tư với mức độ rủi ro, đưa ra cácquyết định mang tính năng động cao nên quỹ thường đem lại lợi nhuận khảquan hơn mô hình tín thác Quỹ trong mô hình này là một pháp nhân nên việctiến hành huy động vốn từ các thành phần kinh tế thuận lợi hơn nhiều so với

mô hình tín thác nên quỹ sẽ có thể có thêm lợi thế nhờ quy mô và dễ dàng đadạng hoá danh mục đầu tư của mình Tuy nhiên, do cơ cấu tổ chức cồng kềnhnên sẽ khó có thể đưa ra các quyết định đầu tư một cách nhanh chóng và mặtkhác sẽ tạo nên gánh nặng về chi phí quản lý

5.3.2 Mô hình tín thác

Trái lại với mô hình công ty, mô hình tín thác có cơ cấu tổ chức đơn giản,gọn nhẹ nên dễ bắt kịp với các cơ hội kinh doanh do việc bàn bạc để đi đếnquyết định đầu tư thường nhanh chóng, đồng thời cơ cấu như vậy làm giảmđáng kể chi phí quản lý Trong mô hình này, vì các nhà đầu tư không thể canthiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của các công ty quản lý quỹ nên công

ty sẽ chủ động hơn, có thể đầu tư vào các dự án dài hạn có tiềm năng cao.Nhược điểm của mô hình này là tính thanh khoản của các chứng chỉ quỹ khôngcao do việc thiết lập quỹ dựa trên hợp đồng giữa nhà đầu tư với công ty quản lýquỹ Thêm vào đó, quỹ thường có xu hướng đặt mục tiêu an toàn lên cao để

29 29

Trang 30

đảm bảo uy tín làm cho lợi nhuận thường không cao, giảm sức hấp dẫn đối vớicác nhà đầu tư

6 Nguyên tắc hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán

Việc huy động vốn của Quỹ đầu tư thông qua phát hành chứng khoán.Tuy nhiên các quỹ chỉ được phát hành một số loại chứng khoán nhất định đểtạo thuận lợi cho việc quản lý của quỹ cũng như hoạt động đầu tư của nhữngngười đầu tư Tài sản của Quỹ đầu tư chủ yếu để đầu tư vào chứng khoán chứkhông phải trực tiếp đem vào đầu tư mở rộng sản xuất Quỹ không thể pháthành trái phiếu tức đi vay để đầu tư vào chứng khoán vì như thế sẽ tạo nên môitrường chứng khoán ảo Do vậy, nguyên tắc chung là quỹ chỉ phát hành cổphiếu (mô hình công ty) và chứng chỉ hưởng lợi (quỹ dạng tín thác) Ngoài ra,quỹ không được phép phát hành trái phiếu hay đi vay vốn để đầu tư Quỹ chỉđược phép vay vốn ngắn hạn để trang trải các chi phí tạm thời khi quỹ chưa cókhả năng thu hồi vốn

Tài sản của quỹ phải được kiểm soát bởi một tổ chức bảo quản tài sản Tổchức này chịu trách nhiệm bảo vệ quyền lợi đối với tài sản của các nhà đầu tư.Chức năng giám sát tuỳ từng mô hình quỹ mà pháp luật các nước giao cho một

tổ chức tín thác hay hội đồng quản trị Theo quy định của Mỹ thì tài sản củaquỹ có thể được bảo quản bởi một ngân hàng, một nhà kinh doanh môi giớichứng khoán được đăng ký hay do chính quỹ đó quản lý Tuy nhiên, trên thếgiới hiện nay thì các tổ chức bảo quản tài sản thông thường là ngân hàng.Nguyên tắc chung của hầu hết các nước là tổ chức bảo quản tài sản trong quátrình giám sát không có quyền quyết định hoàn toàn mà phải cùng bàn bạc,biểu quyết với các chủ thể khác như công ty quản lý quỹ… Riêng đối với hội

Trang 31

đồng quản trị thì các tổ chức này có quyền tự quyết định nếu như nó không liênquan tới chuyên môn của hội đồng quản trị Để đảm bảo an toàn cho tài sản củaquỹ cũng như sự ổn định của thị trường chứng khoán, một số nước nghiêmcấm Quỹ đầu tư bán khống chứng khoán

Khi các nhà đầu tư đầu tư hoặc rút vốn của họ từ một quỹ, việc xác địnhgiá phải dựa trên nguyên tắc công bằng giữa các nhà đầu tư hiện tại với các nhàđầu tư mua hoặc bán chứng chỉ Điều này được thể hiện trong cách thức xácđịnh giá trị tài sản của quỹ khi mua bán chứng chỉ

Đối với Quỹ mở do chủ yếu đầu tư vào chứng khoán được niêm yết trênthị trường chứng khoán nên giá trị tài sản được xác định theo giá trị của chứngkhoán đó tại thời điểm đó trên thị trường Sau khi xác định xong giá trị tài sảncủa quỹ sẽ được chia cho số cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ đang lưu hành để xácđịnh giá trị cho mỗi chứng chỉ Giá bán và giá mua lại sẽ bằng giá trị của mỗichứng chỉ cộng thêm một số chi phí cho việc mua bán đó

Giá thị trường = NAV + chi phí giao dịch Trong đó NAV : Giá trị tài sản ròng (Net Asset Value)

Tổng giá trị tài sản ròng của quỹ bằng tổng giá trị các tài sản có và cáckhoản đầu tư của quỹ trừ đi các nghĩa vụ nợ tại thời điểm tính toán

Giá trị tài sản ròng trên một cổ phần của quỹ được tính bằng

Tổng tài sản có của quỹ – Tổng nợ phải trả NAV =

Số cổ phần hiện có

31 31

Trang 32

NAV của các quỹ được tính toán và công bố hàng ngày dựa trên giá thịtrường của các chứng khoán mà quỹ đầu tư vào

Đối với Quỹ đóng thì giá cổ phần của quỹ sẽ phụ thuộc vào quan hệ cungcầu trên thị trường chứng khoán, nó lấy NAV làm cơ sở nhưng không gắn liềnvới giá trị NAV

Khi một Quỹ đóng bán cổ phiếu với giá thấp hơn NAV thì được gọi là bánchiết khấu (Discount) và ngược lại nếu giá bán cổ phiếu lớn hơn NAV thì đượcgọi là bán có thu phí (Premium) Chúng được tính như sau:

Discount (-) / Pemium (+) = Giá cổ phần - NAV

NAV Thông thường tại thị trường chứng khoán các nước phát triển rất ít Quỹđầu tư được giao dịch có mức Premium, mà phần lớn ở mức Discount từ 15%đến 20% Chỉ số này không ổn định mà biến động theo các điều kiện của thịtrường Thường những quỹ được giao dịch có chỉ số ở mức Discount đều cóthể đạt được mức Premium cao trong tương lai và ngược lại

6.4 Nguyên tắc cung cấp thông tin cho nhà đầu tư

Việc cung cấp thông tin vừa có ý nghĩa là tạo cơ hội cho quỹ thu hút vốnđầu tư vừa để góp phần bảo vệ lợi ích của người đầu tư Do được cung cấpthông tin mà người đầu tư đánh giá đúng về thực trạng của các khoản đầu tư,khả năng chuyên môn của những người quản lý quỹ để có thể quyết định đầu

tư đúng đắn Việc cung cấp thông tin phải tuân thủ các quy định của cơ quanquản lý nhà nước nhằm tạo sự thống nhất dễ hiểu cho các nhà đầu tư Các nướcthường quy định Quỹ đầu tư khi gọi vốn từ công chúng phải làm Bản cáo bạch(Prospectus) để công bố toàn bộ thông tin về công ty quản lý, tổ chức bảo quảngiám sát về chính sách, mục tiêu đầu tư của quỹ…

Trang 33

6.5 Nguyên tắc hạn chế một số giao dịch liên quan đến tài sản của quỹ

Hầu hết các nước đều ngăn cấm các giao dịch giữa các chủ thể có liênquan với quỹ Giao dịch giữa các chủ thể có liên quan là các giao dịch liênquan tới tài sản của quỹ giữa một bên là Quỹ đầu tư và một bên là chủ thể khácnhư công ty quản lý quỹ, ngân hàng bảo quản giám sát, người bảo lãnh pháthành, nhà tư vấn… mà việc giao dịch này có khả năng ảnh hưởng đến lợi íchcủa người đầu tư hiện tại của quỹ Các trường hợp được coi là giao dịch có liênquan như:

- Việc mua bán tài sản của quỹ với người có liên quan (nhân viên, người quản

lý, đối tác, người làm thuê, cổ đông…)

- Các khoản vay nợ của quỹ với chủ thể liên quan

- Một người có liên quan hành động như một đại lý đối với tài sản của quỹ trongviệc mua bán chứng chỉ quỹ đầu tư

- Người có liên quan cam kết với người thứ ba tham gia giao dịch với quỹ

Nói chung mỗi nước lại có quy định cụ thể riêng để ngăn chặn hiện tượngnày để đảm bảo hoạt động của quỹ được lành mạnh, công bằng bảo vệ lợi íchcủa tất cả những người đầu tư

II Một số tiêu chuẩn đánh giá kết quả kinh doanh của Quỹ đầu tư chứng khoán

Tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá kết quả kinh doanh của một quỹ

là liệu quỹ đó có đáp ứng được mục tiêu đầu tư của mình hay không Để theodõi hoạt động của quỹ và quyết định liệu quỹ có thể đem lại lợi nhuận không,nhà đầu tư có thể đánh giá dựa trên:

33 33

Trang 34

- Theo dõi những biến động trong giá cổ phiếu hay giá trị tài sản thuầnNAV

- Tính lợi suất

- Tính tổng lợi nhuận thu về

Ngoài một số chỉ tiêu trên thì các nhà đầu tư cũng rất quan tâm tới một sốchỉ tiêu khác như tỷ lệ chi phí, tỷ lệ thu nhập, tỷ lệ doanh thu…

Biến động NAV : Như đã đề cập tới, NAV của một quỹ được tính bằngcách chia giá trị hiện hành của quỹ cho số cổ phiếu đang giao dịch của quỹ.NAV của một quỹ tăng lên khi giá trị các cổ phiếu quỹ nắm giữ tăng lên Ví

dụ, nếu một cổ phiếu của quỹ trị giá 15 USD năm nay và 10 USD năm ngoái,điều đó có nghĩa là giá trị mà quỹ nắm giữ đã tăng 50% và do đó có thể bán cổphiếu đi để thu lợi nhuận

Lợi suất: Lợi suất được tính bằng lợi nhuận phân chia mỗi cổ phần chia

cho giá trên mỗi cổ phần Một quỹ trái phiếu dài hạn có NAV 10 USD, trả lợinhuận phân chia là 58 cent, vậy một cổ phiếu có lợi suất là 5,8% Chúng ta cóthể so sánh lợi suất của một Quỹ tương hỗ với lợi suất hiện hành của các loạiđầu tư khác để quyết định loại đầu tư nào mang lại nhiều lợi nhuận hơn

Tổng lợi nhuận: Đối với Quỹ cổ phiếu, có ba bộ phận cấu thành nên tổnglợi nhuận là: cổ tức từ khoản thu nhập đầu tư ròng, phân phối các khoản thunhập ròng được thừa nhận và sự tăng hoặc giảm trong giá trị tài sản ròng Tổngthu nhập của quỹ là một trong các chỉ tiêu quan trọng đánh giá hoạt động củamột quỹ tốt hay không Nó được tính bằng sự thay đổi trong NAV cộng với lợinhuận quỹ phân chia cho khoản đầu tư Ngoài ra, người ta còn sử dụng lợinhuận % tính bằng cách chia giá trị tổng thu nhập cho các chi phí đầu tư ban

Trang 35

đầu Ví dụ, một khoản đầu tư 10.000 USD có tổng thu nhập một năm là 1.500USD (tăng 1.000 USD về giá trị cộng với 500 USD lợi nhuận đầu tư) thì sẽ có

tỷ lệ lợi nhuận phần trăm là 15%

Thước đo chính xác nhất kết quả kinh doanh trong quá khứ và hiện tại củamột Quỹ đầu tư là tổng lợi nhuận thu về của quỹ đó, hay giá trị tăng lên cộngvới lợi nhuận phân chia đã tái đầu tư Một trong số các yếu tố chủ chốt ảnhhưởng tới tổng lợi nhuận thu về của một quỹ là xu hướng phát triển của mộthoặc nhiều thị trường nơi quỹ sẽ đầu tư, kết quả của danh mục đầu tư của quỹcũng như mức phí và chi phí của quỹ đó

Tỷ lệ chi phí: Tỷ lệ này được xác định bằng tổng chi phí chia cho giá trịtài sản ròng trung bình Phí môi giới từ các giao dịch của quỹ không tính trong

tỷ lệ chi phí này Những tỷ lệ chi phí thấp nhất thường thấy là ở các Quỹ chỉ

số, tỷ lệ chi phí thấp nhỏ hơn 1% thì được coi là thấp Các quỹ nhỏ và tăngtrưởng nhanh có sử dụng hiệu ứng đòn bẩy và chịu chi phí lãi suất cao là cácquỹ phải hoạt động với tỷ lệ chi phí cao nhất Các quỹ nhỏ có xu hướng chịu tỷ

lệ chi phí cao hơn so với các quỹ lớn là những quỹ thu được lợi ích từ tính kinh

tế theo quy mô Các quỹ đầu tư trên thị trường quốc tế có xu hướng chịu tỷ lệchi phí lớn hơn một cách đáng kể so với các danh mục đầu tư trong thị trườngnội địa do chi phí nghiên cứu và các chi phí khác liên quan đến hoạt động đầu

tư quốc tế Các quỹ cổ phiếu có tỷ lệ chi phí cao hơn so với các quỹ đầu tưchứng khoán có thu nhập cố định Khi đánh giá tỷ lệ chi phí, cần so sánh tỷ lệchi phí với số liệu của các danh mục khác có cùng quy mô

Tỷ lệ thu nhập: Tỷ lệ này được tính bằng giá trị thu nhập đầu tư ròng chiacho giá trị tài sản ròng trung bình Tuy nhiên, con số này không có tầm quantrọng như tổng lợi nhuận bởi vì tỷ lệ này chỉ tập trung vào thu nhập

35 35

Trang 36

Tỷ lệ doanh thu: Tỷ lệ này được xác định bằng số lượng tài sản được bánhoặc mua chia cho giá trị tài sản ròng của quỹ trong năm Nếu tỷ lệ này là100% doanh thu có nghĩa là công ty quản lý nắm giữ một loại cổ phiếu hoặctrái phiếu trung bình trong một năm 50% doanh thu cho biết quỹ này thườngnắm giữ các chứng khoán trung bình trong hai năm và với 200% doanh thu thìquỹ thường nắm giữ trong sáu tháng và cứ như vậy

Bên cạnh đó thì các nhà đầu tư cũng rất quan tâm tới chất lượng hoạt độngquản lý quỹ Nhà quản lý đầu tư tốt có thể điều hành hoạt động ổn định vàchống chọi lại với những bất lợi của thị trường, tối thiểu hoá rủi ro thua lỗ Mộtquỹ hoạt động tốt, được quản lý tốt luôn thu hút được nhiều nhà đầu tư và tàisản của nó theo đó cũng tăng lên hàng năm

III Kinh nghiệm hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán ở một số nước

1 Hoạt động của các Quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường phát triển

1.1 Hệ thống Quỹ đầu tư chứng khoán ở Mỹ

Quỹ đầu tư chứng khoán ở Mỹ có một lịch sử khá lâu đời và đã nhanhchóng phát huy được những đặc tính ưu việt của mình nhờ được sự hỗ trợ đáng

kể của một nền kinh tế phát triển khá ổn định và một thị trường chứng khoánhoạt động có hiệu quả Tại Mỹ các Quỹ đầu tư hoạt động theo hai mô hình là

mô hình công ty và mô hình tín thác Trong đó thì mô hình công ty đặc biệt làcác quỹ dạng mở chiếm ưu thế hơn cả

Hệ thống Quỹ đầu tư chứng khoán Mỹ phát triển mạnh mẽ như vậy là do

tổ chức và hoạt động của các quỹ được xây dựng rất chặt chẽ, trách nhiệm vàđược phân chia rất rõ ràng phù hợp với trình độ quản lý quỹ và mục đích đầu

tư của quỹ Bên cạnh đó là một hệ thống luật pháp liên quan đến thị trường

Trang 37

chứng khoán và Quỹ đầu tư chứng khoán rất chặt chẽ và rõ ràng Điều này chủyếu là do thị trường chứng khoán Mỹ nói chung và hệ thống Quỹ đầu tư chứngkhoán nói riêng đã hoạt động trong một thời gian rất dài và qua quá trình hoạtđộng thực tế đó, hệ thống luật pháp không ngừng được hoàn thiện để đảm bảocho các quỹ hoạt động được lành mạnh và hiệu quả, bảo vệ quyền lợi chínhđáng của người đầu tư

1.2 Quỹ đầu tư chứng khoán ở Anh

Quỹ đầu tư chứng khoán ở Anh có thể tồn tại dưới hai dạng kết thúc đóng

và kết thúc mở tương ứng với hai loại hình quỹ đặc trưng của Anh là Quỹ tínthác đầu tư và Quỹ tín thác đơn vị

Quỹ tín thác đầu tư - ITCs là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn vàkhông phải là hình thức tín thác dưới khía cạnh pháp lý Nó là quỹ dạng đóng.Những nhà đầu tư trong ITC mua cổ phiếu phổ thông của nó và sau đó cáckhoản thu nhập được trả theo dạng cổ tức và lỗ hoặc lãi vốn từ các cổ phiếucủa họ Quỹ được quyền sử dụng một số tiền để thực hiện hoạt động tiếp thịcác chứng chỉ quỹ của mình và thưởng cho các đại lý Đây chính là lý do chínhđối với những thành công của ITC trong những năm gần đây, cho dù những chiphí hoạt động của chúng thường khá cao và những hoạt động đầu tư thườngkhông tốt

Quỹ tín thác đơn vị được biết đến như là một quỹ mở mô hình tín thác.Loại quỹ này rất được phát triển ở Anh do có một số quy tắc chung trong khốithị trường chung Châu Âu về đầu tư tập thể vào các chứng khoán có khả năngchuyển đổi Quy tắc này cho phép một Quỹ đầu tư của một nước có thể bán cácchứng khoán của mình trong toàn khối thị trường chung Chính vì vậy, Quỹđầu tư chứng khoán dạng này có quyền hạn rộng rãi trong việc thay đổi các

37 37

Trang 38

chứng khoán nắm giữ trong danh mục đầu tư của quỹ và các quỹ có khả năng

đa dạng hoá tối đa danh mục của mình

Ở Anh, các công ty quản lý quỹ hay Quỹ đầu tư cũng không đảm nhậnviệc mua bán chứng chỉ quỹ hay cổ phiếu trực tiếp tới công chúng, chức năngnày thường do một công ty chứng khoán thực hiện

1.3 Hệ thống Quỹ đầu tư chứng khoán ở Nhật Bản

Quỹ đầu tư lần đầu tiên xuất hiện ở Nhật vào năm 1941 Trải qua nhiềukhó khăn nhưng kể từ năm 1996 trở lại đây, các Quỹ đầu tư đã thực sự bướcvào giai đoạn phát triển ổn định và đóng một vai trò quan trọng vào sự pháttriển của thị trường chứng khoán và nền kinh tế nói chung Các Quỹ đầu tư ởNhật mang một số đặc điểm nổi bật sau Các quỹ chỉ tồn tại theo mô hình tínthác chứ không theo mô hình công ty Có hai phương pháp hình thành quỹdạng tín thác Thứ nhất là các chứng chỉ quỹ được bán cho công chúng để tạovốn hoặc theo phương pháp thứ hai là người quản lý dùng vốn của mình giaocho người lưu giữ tài sản của quỹ tạo vốn trước, sau đó đem các chứng chỉ chocông chúng Các Quỹ đầu tư của Nhật là dạng kết thúc mở Qua nghiên cứu thịtrường nước này cho thấy, quỹ dạng mở hoạt động rất linh hoạt, tránh được sựthao túng của các công ty quản lý quỹ thường xảy ra với Quỹ đóng, đồng thờicác chứng chỉ quỹ cũng ổn định hơn nhiều so với chứng chỉ quỹ đóng mỗi khi

có những sự kiện tác động đến từng loại chứng khoán liên quan Cũng nhưAnh, Mỹ thì ở Nhật các công ty quản lý quỹ hay chính quỹ cũng không đảmnhận việc mua bán chứng chỉ hay cổ phiếu trực tiếp tới công chúng, chức năngnày thường do một công ty chứng khoán thực hiện

Ngày nay ở Nhật Bản, Quỹ đầu tư chứng khoán trở thành một trongnhững loại hình đầu tư có hiệu quả nhất hiện nay Đó là do các quỹ được hoạt

Trang 39

động trong một nền kinh tế tăng trưởng ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt

và chính bản thân các quỹ này có được một chương trình đầu tư có hệ thống vàmột cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hoàn hảo Đồng thời, chính phủ Nhật Bản đã đưa

ra được những chính sách hợp lý nhằm khuyến khích thị trường chứng khoánnói chung và Quỹ đầu tư chứng khoán nói riêng phát triển như thực hiện chínhsách thuế ưu đãi…

2 Hoạt động của các Quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường mới nổi

2.2 Quỹ đầu tư chứng khoán tại Hàn Quốc

Quỹ đầu tư chứng khoán Hàn Quốc được hình thành từ năm 1969 với môhình tương tự như mô hình Quỹ đầu tư dạng tín thác ở Anh Chính phủ HànQuốc quyết định chọn mô hình này là nhằm hỗ trợ cho chính phủ trong cácchính sách phát triển kinh tế Bởi vì Quỹ đầu tư mô hình tín thác là yếu tố cầnthiết trong việc huy động được một lượng vốn khổng lồ cho tiến trình pháttriển kinh tế trong ngắn hạn và đem lại sự ổn định cho thị trường tài chínhthông qua hoạt động đầu tư chứng khoán gián tiếp Hiện nay, Hàn Quốc đã chophép tồn tại cả hai mô hình tín thác và công ty Có hai loại hình công ty quản

lý quỹ quản lý các quỹ tín thác đầu tư chứng khoán là Công ty tín thác đầu tư(Investment Trust Company, ITC) và Công ty quản lý tín thác đầu tư(Investment Trust Management Company, ITMC) Hai loại hình công ty nàychỉ khác biệt nhau về phạm vi hoạt động ITC được phép chào bán chứng chỉđầu tư trực tiếp cho các nhà đầu tư thông qua mạng lưới của chính mình, cònITMC không được trực tiếp bán chứng chỉ cho người đầu tư mà phải chào bánthông qua các đại lý là các công ty chứng khoán hoặc các ngân hàng Khác vớiAnh, Mỹ, Nhật, ở Hàn Quốc các công ty quản lý đảm nhiệm luôn việc bán cácchứng chỉ quỹ tới công chúng thông qua hệ thống chi nhánh của công ty Chínhnhờ đặc điểm này mà các công ty quản lý quỹ ở Hàn Quốc ít chịu ảnh hưởng

39 39

Trang 40

của các công ty chứng khoán và điều này là một trong những nguyên nhân dẫntới sự phát triển đáng kể của các Quỹ đầu tư chứng khoán ở Hàn Quốc

2.2 Quỹ đầu tư chứng khoán ở Thái Lan

Chỉ sau khi thị trường chứng khoán Thái Lan ra đời được một năm (năm1974), chính phủ Thái Lan đã rất chú trọng đến việc thúc đẩy hoạt động kinhdoanh chứng khoán và tăng cường khả năng huy động vốn bằng cách thiết lậpQuỹ đầu tư chứng khoán dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn Nhờ đó giúpgiới đầu tư Thái Lan vốn rất bỡ ngỡ với thị trường chứng khoán có thể có đượcmột phương thức đầu tư mới đơn giản và an toàn hơn nhờ tính đầu tư chuyênnghiệp của quỹ Tuy nhiên phải đến hai năm sau, hệ thống Quỹ đầu tư chứngkhoán Thái Lan mới chính thức đi vào hoạt động Trải qua nhiều thăng trầm,đến những năm 90, kể từ khi Luật chứng khoán và giao dịch chứng khoán mới

ra đời vào năm 1992 thì hệ thống Quỹ đầu tư chứng khoán ở Thái Lan mớiphát triển rực rỡ Sự thành công này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng phânphối và dịch vụ của các Quỹ đầu tư Các quỹ đã xây dựng được các kênh phânphối rất mạnh thông qua việc liên kết với các ngân hàng thương mại lớn Gópthêm vào sự phát triển của các quỹ còn phải kể đến các văn bản luật và quy chếcủa uỷ ban chứng khoán hoạt động khá hiệu quả do được soạn thảo bởi nhữngngười có kinh nghiệm Bên cạnh đó, Thái Lan cũng khuyến khích việc liêndoanh với nước ngoài để thành lập Quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ nhằmtranh thủ vốn và kỹ năng của đối tác nước ngoài Một vấn đề nữa không kémphần quan trọng là cùng với sự hoạt động của các tổ chức tín thác đầu tư, TháiLan cũng đã có một sự quan tâm đúng mức đến việc đào tạo nguồn nhân lựccho hệ thống Quỹ đầu tư chứng khoán

* Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam rút ra từ thực tiễn hoạt động của các Quỹ đầu tư chứng khoán tại một số nước

Ngày đăng: 24/03/2015, 10:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w