5. Mô hình tổ chức hoạt động Quỹ đầu tư chứng khoán
5.2. Mô hình tín thác
Quỹ đầu tư chứng khoán mô hình tín thác không phải là một công ty mà được thành lập bởi công ty quản lý quỹ, quản lý một số vốn nhất định của người đầu tư để thực hiện đầu tư theo mục tiêu đã xác định. Khác với các Quỹ đầu tư theo mô hình công ty, các quỹ mô hình tín thác được thành lập theo Luật đầu tư tín thác. Theo luật này, một hợp đồng tín thác được ký kết bởi tất
cả các bên tham gia vào quỹ: công ty quản lý quỹ, tổ chức giám sát bảo quản và những người hưởng lợi.
Trong mô hình này, muốn thành lập Quỹ đầu tư chứng khoán trước hết phải thành lập công ty quản lý quỹ. Mỗi công ty quản lý quỹ có thể có nhiều Quỹ đầu tư trực thuộc tuỳ thuộc vào mục tiêu đầu tư. Công ty quản lý quỹ đóng một vai trò rất quan trọng vì đó là một tổ chức đứng ra phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư huy động vốn để thành lập Quỹ đầu tư và sử dụng vốn thu được để đầu tư vào những nơi có hiệu quả nhất. Ngoài chức năng huy động vốn và thực hiện đầu tư, nó còn đưa ra các chỉ dẫn cho ngân hàng giám sát mua bán chứng khoán và các tài sản khác bằng tiền của nhà đầu tư. Nó hoạt động như những nhà tư vấn cho Quỹ đầu tư chứng khoán.
Ngân hàng giám sát bảo quản ở mô hình này có vai trò quan trọng hơn nhiều so với ngân hàng bảo quản trong mô hình công ty. Ngoài vai trò bảo quản vốn và các tài sản của quỹ, ngân hàng giám sát bảo quản còn làm nhiệm vụ giám sát hoạt động của công ty quản lý quỹ để đảm bảo việc tuân thủ các mục tiêu và chính sách đã đề ra. Quan hệ giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát bảo quản được thể hiện bằng hợp đồng quản lý giám sát trong đó quy định quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong việc thực hiện và giám sát đầu tư để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư.
Người đầu tư là những người góp vốn vào quỹ và uỷ thác việc đầu tư cho công ty quản lý quỹ để đảm bảo khả năng sinh lợi cao nhất từ khoản vốn đóng góp của họ. Việc góp vốn của các nhà đầu tư được thể hiện bằng việc họ mua
Quỹ đầ u tư
Công ty quả n lý Tổ chứ c bả o quả n giám
Ng ười đầ u
Ng ười đầ u Ng ười đầ u
các chứng chỉ đầu tư do công ty quản lý quỹ thay mặt quỹ phát hành. Các nhà đầu tư trong mô hình này không phải là các cổ đông như quỹ đầu tư mô hình công ty mà chỉ đơn thuần là những người thụ hưởng kết quả kinh doanh từ hoạt động đầu tư của quỹ.
Quỹ đầu tư mô hình tín thác chỉ được phép phát hành các chứng chỉ tham gia chia phần, các chứng chỉ này được định nghĩa trong Luật đầu tư tín thác không phải là cổ phiếu. Điểm khác biệt cơ bản giữa cổ phiếu và những chứng chỉ này là các nhà đầu tư nắm giữ chứng chỉ này không có quyền biểu quyết, cũng không có quyền thay đổi chính sách đầu tư của Quỹ đầu tư chứng khoán.
Do những người đầu tư không phải là các cổ đông của quỹ nên cơ cấu vốn của quỹ không ổn định. Vì vậy phạm vi đầu tư của quỹ không rộng và chỉ tập trung chủ yếu vào các loại chứng khoán và tài sản cố định có tính thanh khoản cao, coi trọng tính an toàn và hạn chế rủi ro nhiều hơn là khả năng sinh lời.
So với mô hình công ty, cơ cấu tổ chức của mô hình tín thác gọn nhẹ hơn nên các văn bản pháp luật điều chỉnh cũng ít hơn. Các quốc gia tổ chức Quỹ đầu tư theo mô hình này thường chỉ ban hành Luật tín thác hoặc Luật kinh doanh tín thác như Luật kinh doanh tín thác đầu tư chứng khoán 1969 của Hàn Quốc với bốn lần sửa đổi vào các năm 1975, 1976, 1993 và 1996; Luật tín thác đầu tư chứng khoán Nhật 1951; Luật tín thác đầu tư sửa đổi Anh 1986…