IV. Hoạt động của các Quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam
1. Vietnam Fund
Vietnam Fund là Quỹ đầu tư đầu tiên bước chân vào thị trường Việt Nam với tổng vốn đầu tư là 57,6 triệu USD. Cổ phần của quỹ ngoài việc được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Dublin, nó còn được giao dịch trên thị trường OTC London. Mục tiêu của Vietnam Fund là đạt được sự tăng trưởng vốn dài hạn thông qua việc đầu tư vào các dự án và công ty chưa được niêm yết tại Việt Nam. Để đạt được mục tiêu trên, quỹ thiết lập hai danh mục đầu tư theo tỷ lệ 40/60 cho các khoản đầu tư vào các công ty Việt Nam và các liên doanh do người nước ngoài điều hành. Quá trình đầu tư được chia làm hai giai đoạn mỗi giai đoạn có thời hạn 5 năm.
Vietnam Fund là quỹ dạng đóng, được tổ chức theo mô hình công ty. Công ty quản lý quỹ là Vietnam Fund Management Company. Ngân hàng giám sát là Lloyds Bank. Công ty quản lý quỹ, ngân hàng Lloyds nhận được khoản thu phí từ 2,5% và 0,25% (ít nhất là 75.000 USD) trên giá trị tài sản ròng lần lượt từng năm một.
Chính sách định giá của Vietnam Fund là bất kỳ một sự gia tăng nào về giá trị tài sản thuần của quỹ và việc mua lại chúng của quỹ đều được phản ánh ở thu nhập giữ lại hơn là sự gia tăng về vốn. Điều này cho thấy các nhà quản lý đều đánh giá tình hình đầu tư tại Việt Nam không còn thuận lợi, họ quan tâm tới sự an toàn hơn là lợi nhuận. Để hạn chế rủi ro, các khoản đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam được quỹ cơ cấu sao cho một phần lợi nhuận quỹ sẽ nhận được dưới dạng cổ tức hoặc lợi nhuận được chia hàng năm và phần còn lại là do tăng trưởng vốn khi bán loại chứng khoán đầu tư đó hoặc khi chứng khoán đó được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mục tiêu của quỹ khi đầu tư vào các công ty Việt Nam là hy vọng chúng sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Còn đối với khoản đầu tư vào các liên doanh, lợi nhuận chủ yếu thu được từ lãi vốn khi chuyển chứng khoán đầu tư đó thành tiền. Một nguyên tắc chung là quỹ sẽ bán phần đầu tư vào các công ty mới ngay khi chúng đi vào hoạt động chính thức. Quỹ không có ý định nắm quyền kiểm soát ở các công ty nhận đầu tư nhưng nếu cần thì quỹ sẽ thực hiện quyền đó để thay đổi hoạt động của các công ty sao cho có hiệu quả. Quỹ cũng hạn chế trong việc hỗ trợ các công ty Việt Nam và thường chỉ dừng lại với vai trò là một công ty quản lý giúp công ty nhận vốn tìm kiếm nhân viên thích hợp để cơ cấu lại bộ máy quản lý.
Từ khi bắt đầu hoạt động đến nay, quỹ đã thực hiện tất cả 11 khoản đầu tư trong đó có một khoản đầu tư đã được thu hồi vốn. Trong 11 dự án đã đầu tư đó thì có 6 vào các công ty trong nước. Trọng tâm đầu tư của quỹ là các dự án
đầu tư trên 1 triệu USD vào các công ty trong nước và liên doanh, ưu tiên các công ty trong khu vực xuất khẩu có kim ngạch 4-10 triệu USD. Lượng vốn đầu tư của quỹ được phân chia theo tỷ lệ 32% NAV (tương ứng 18,4 triệu USD) vào cổ phần của các công ty Việt Nam và 46,8% NAV (26,9 triệu USD) vào cổ phần của các công ty nước ngoài còn lại là phần tài sản chưa đầu tư. Tính đến thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2003 thì NAV của quỹ đang ở mức 10,07 USD3).
Bảng 2.2 : Danh mục các dự án đầu tư của quỹ Vietnam Fund
Nguồn: Báo cáo của Vietnam Fund năm 2002
Tên dự án Lĩnh vực Giá trị ĐT (triệu
USD)
Tỷ lệ vốn %
1. Dragon Properties Asia Holdings Bất động sản 10.57 18
2. Anglo Vietnam Sugar Investment Chế biến 9.04 16
3. Công ty Huy Hoàng Xây dựng 3.96 7
4. Công ty xây dựng Việt Hoa Bất động sản 3.55 6
5. Ngân hàng VP Dịch vụ tài chính 3.45 6
6. Công ty VF-CGZ Du lịch 4.514 8
7. Công ty Hun San Sản xuất công nghiệp 2.56 5