1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác kế toán các khoản phải thanh toán với người lao động tại Công ty TNHH Bảo Đức

59 341 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 559,5 KB

Nội dung

Ngoài ra để phục vụ cho hoạt động của tổ chức công đoànđược thành lập theo luật công đoàn, doanh nghiệp phải trích theo tỷ lệ quy định trên tiềnlương phải trả và được tính vào chi phí sả

Trang 1

cứ một doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm tới Trong số đó có chi phí tiền lương,chi phí tiền lương là 1 trong những thành phần cấu thành nên chi phí kinh doanh củadoanh nghiệp Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường thì lao động là vũ khí cạnh tranh

vô cùng quan trọng Do vậy, công tác hạch toán kế toán chi phí tiền lương là vô cùngquan trọng, làm thế nào để vừa đáp ứng được nhu cầu của người lao động lại vừa đápứng được yêu cầu của doanh nghiệp

Công ty Sản xuất, thương mại và dịch vụ Bảo Đức là một trong những công ty hoạtđộng chủ yếu trong việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản như rượu bia,nước giải khát…, với quy mô vừa đang trong giai đọan phát triển với đặc thù lao độngchủ yếu là lao động phổ thông và công nhân lành nghề nên công tác tiền lương đượccoi trọng đặc biệt là kế toán chi phí tiền lương Hoàn thiện công tác kế toán chi phítiền lương góp phần ổn định lực lượng lao động, nâng cao hiệu quả chi phí, nâng caohiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai

2 Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong công tác kế toán các khoản phải thanh toán với người lao động tại Công ty TNHH Bảo Đức

2.1 Mục tiêu lý luận

Đi sâu tìm hiểu rõ hơn một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác kế toán chiphí tiền lương doanh nghiệp

2.2 Mục tiêu thực tiễn

 Làm rõ thực trạng công tác kế toán chi phí tiền lương của Công ty

 Đóng góp một số ý kiến chủ quan của bản thân nhằm thiện hơn nữa công tác

kế toán chi phí tiền lương của các Công ty mà cụ thể là công tác kế toán chiphí tiền lương của Công ty cổ phần phát triển xây dựng D&C

Trang 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Do trình độ và thời gian có hạn nên trong đề tài nghiên cứu chuyên đề của mình emchỉ tập trung đi sâu vào nghiên cứu trong những phạm vi sau:

a Phạm vi về thời gian

Nghiên cứu trong phạm vi tháng 02/2012

b Phạm vi về không gian

Nghiên cứu trong phạm vi Công ty TNHH Bảo Đức

c Phạm vi về nội dung

Nghiên cứu, phân tích nội dung công tác kế toán các khoản phải trả về mặt lýluận và thực tiễn tại Công ty TNHH Bảo Đức qua đó đánh giá thực trạng công tác kếtoán các khoản phải trả của Công ty đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiệncông tác này trong thời gian tới

4 Phương pháp thực hiện đề tài.

Chuyên đề này được em thực hiện theo phương pháp quy nạp, là phương pháp

đi từ cái riêng đến cái chung, từ sự quan sát một loạt những sự kiện riêng lẻ để rút

ra những nguyên lý chung

- Đề tài tập trung nghiên cứu xác định thực trạng công tác kế toán các khoảnthanh toán với người lao động tại Công ty TNHH Bảo Đức dựa trên cơ sở các số liệuthu thập được cũng như số liệu tổng hợp từ công tác điều tra phỏng vấn

- Phân tích, đánh giá các ưu nhược điểm trong công tác kế toán các khoản thanhtoán với người lao động tại công ty

- Tìm hiểu nguyên nhân gây ra những khó khăn trong công tác kế toán, cũngnhư những những kết quả đã đạt được

- Từ thực trạng cũng như những nguyên nhân đã tìm hiểu được đưa ra nhữnggiải pháp và các góp ý cho các cấp lãnh đạo của Công ty nhằm hoàn thiện công tác kếtoán các khoản phải thanh toán với người lao động tại Công ty TNHH Bảo Đức

5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

Chương I Một số vấn đề lý luận chung về kế toán các khoản phải thanh toán với người lao động.

Đây là chương giới thiệu về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp

Trang 3

Chương II Thực trạng về kế toán các khoản phải thanh toán với người lao động tại Công ty TNHH Bảo Đức.

Đây là chương đánh giá tổng quan về tình hình và các nhân tố ảnh hưởng tớitiền lương và các khoản phải thanh toán với người lao động tại Công ty TNHH BảoĐức Ngoài ra đây cũng là chương phân tích thực trạng kế toán tiền lương và cáckhoản phải thanh toán với người lao động tại Công ty

Chương III Các kết luận và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản phải trả người lao động ở Công ty TNHH Bảo Đức.

Đây là chương rút ra những kết luận qua quá trình phân tích thực trạng kế toán tiền lương ở chương II Thông qua những kết luận thì đề xuất các giải pháp nhằm hoànthiện công tác kế toán các khoản phải trả người lao động

Trang 4

Chương I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THANH TOÁN VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONGH DN

1.1.Cơ sở lý luận về kế toán các khoản phải trả người lao động trong DN

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về kế toán các khoản phải thanh toán với người lao động.

a Tiền lương

Tiền lương là biểu hiện bằng tiền phần sản phẩm xã hội trả cho người lao động

tương ứng với thời gian chất lượng và kết quả lao động mà họ đã cống hiến Như vậytiền lương thực chất là khoản thù lao mà doanh nghiệp trả cho người lao động trongthời gian mà họ cống hiến cho doanh nghiệp Tiền lương có thể biểu hiện bằng tiềnhoặc bằng sản phẩm Tiền lương có chức năng vô cùng quan trọng nó là đòn bẩy kinh

tế vừa khuyến khích người lao động chấp hành kỷ luật lao động, đảm bảo ngày công,giờ công, năng suất lao động, vừa tiết kiệm chi phí về lao động, hạ giá thành sản phẩmtăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

b Khái niệm BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ

Gắn chặt với tiền lương là các khoản trích theo lương gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn Đây là các quỹ xã hội thể hiện sựquan tâm của toàn xã hội đối với người lao động

* BHXH

Bảo hiểm xã hội chính là các khoản tính vào chi phí để hình thành lên quỹ

BHXH, sử dụng để chi trả cho người lao động trong những trường hợp tạm thời hayvĩnh viễn mất sức lao động

Khoản chi trợ cấp BHXH cho người lao động khi bị ốm đau, thai sản, tại nạnlao động được tính trên cơ sở lương, chất lượng lao động và thời gian mà người laođộng đã cống hiến cho xã hội trước đó

* BHYT

Nhằm xã hội hoá việc khám chữa bệnh, người lao động còn được hưởng chế độkhám chữa bệnh không mất tiền bao gồm các khoản chi về viện phí, thuốc men, khi bị ốmđau Điều kiện để người lao động khám chữa bệnh không mất tiền là người lao động phải

có thẻ bao hiểm y tế.Thẻ BHYT được mua từ tiền trích BHYT Đây là chế độ chăm sóc

Trang 5

sức khoẻ cho người lao động Ngoài ra để phục vụ cho hoạt động của tổ chức công đoànđược thành lập theo luật công đoàn, doanh nghiệp phải trích theo tỷ lệ quy định trên tiềnlương phải trả và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ

* BHTN

Bảo hiểm tự nguyện là khoản hỗ trợ tài chính tạm thời dành cho những người bị

mất việc mà đáp ứng đủ yêu cầu theo luật định Đối tượng được nhận bảo hiểm thấtnghiệp là những người bị mất việc không do lỗi của cá nhân họ Người lao động vẫnđang cố gắng tìm kiếm việc làm, sẵn sàng nhận công việc mới và luôn nỗ lực nhằmchấm dứt tình trạng thất nghiệp Những người lao động này sẽ được hỗ trợ một khoảntiền theo tỉ lệ nhất định Ngoài ra, chính sách BHTN còn hỗ trợ học nghề và tìm việclàm đối với NLĐ tham gia BHTN

* KPCĐ

Kinh phí công đoàn là khoản trích nộp sử dụng với mục đích cho hoạt động của

tổ chức công đoàn đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động Để có nguồn kinhphí cho hoạt động công đoàn, hàng tháng doanh nghiệp còn phải trích theo tỷ lệ quyđịnh với tổng quỹ tiền lương, tiền công, phụ cấp thực tế phải trả cho người lao động

1.1.2 Một số lý thuyết về kế toán các khoản phải thanh toán với người lao động

1.1.2.1 Các phương thức trả lương trong DN

a Hình thức tiền lương theo thời gian: Tiền lương trả cho người lao động tính

theo thời gian làm việc, cấp bậc hoặc chức danh và thang lương quy định theo 2 cách:Lương thời gian giản đơn và lương thời gian có thưởng

- Lương thời gian giản đơn được chia thành:

+Lương tháng: Tiền lương trả cho người lao động theo thang bậc lươngquy định gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp (nếu có) Lương tháng thườngđược áp dụng trả lương nhân viên làm công tác quản lý hành chính, quản lý kinh tế vàcác nhân viên thuộc các ngành hoạt động không có tính chất sản xuất

+Lương ngày: Được tính bằng cách lấy lương tháng chia cho số ngàylàm việc theo chế độ Lương ngày làm căn cứ để tính trợ cấp BHXH phải trả CNV,tính trả lương cho CNV trong những ngày hội họp, học tập, trả lương theo hợp đồng

+Lương giờ: Được tính bằng cách lấy lương ngày chia cho số giờ làm việctrong ngày theo chế độ Lương giờ thường làm căn cứ để tính phụ cấp làm thêm giờ

Trang 6

- Lương thời gian có thưởng: là hình thức tiền lương thời gian giản đơn

kết hợp với chế độ tiền thưởng trong sản xuất

Hình thức tiền lương thời gian mặc dù đã tính đến thời gian làm việc thực tế,tuy nhiên nó vẫn còn hạn chế nhất định đó là chưa gắn tiền lương với chất lượng vàkết quả lao động, vì vậy các doanh nghiệp cần kết hợp với các biện pháp khuyến khíchvật chất, kiểm tra chấp hành kỷ luật lao động nhằm tạo cho người lao động tự giác làmviệc, làm việc có kỷ luật và năng suất cao

b Hình thức tiền lương theo sản phẩm

Hình thức lương theo sản phẩm là tiền lương trả cho người lao động được tínhtheo số lượng, chất lượng của sản phẩm hoàn thành hoặc khối lượng công việc đã làmxong được nghiệm thu Để tiến hành trả lương theo sản phẩm cần phải xây dựng đượcđịnh mức lao động, đơn giá lương hợp lý trả cho từng loại sản phẩm, công việc được

cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, phải kiểm trả, nghiệm thu sản phẩm chặt chẽ

* Theo sản phẩm trực tiếp: Là hình thức tiền lương trả cho người lao động được

tính theo số lượng sản lượng hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá lương sảnphẩm Đây là hình thức được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến để tính lương phải trảcho CNV trực tiếp sản xuất hàng loạt sản phẩm

+ Trả lương theo sản phẩm có thưởng: Là kết hợp trả lương theo sản phẩm trựctiếp hoặc gián tiếp và chế độ tiền thưởng trong sản xuất ( thưởng tiết kiệm vật tư,thưởng tăng suất lao động, năng cao chất lượng sản phẩm )

+ Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến: Theo hình thức này tiền lương trả chongười lao động gồm tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp và tiền lương tính theo tỷ

lệ luỹ tiến căn cứ vào mức độ vượt định mức lao động của họ Hình thức này nên ápdụng ở những khâu sản xuất quan trọng, cần thiết phải đẩy nhanh tiến độ sản xuất hoặccần động viên công nhân phát huy sáng kiến phá vỡ định mức lao động

* Theo sản phẩm gián tiếp: Được áp dụng để trả lương cho công nhân làm các

công việc phục vụ sản xuất ở các bộ phận sản xuất như: công nhân vận chuyển nguyênvật liệu, thành phẩm, bảo dưỡng máy móc thiết bị Trong trường hợp này căn cứ vàokết quả sản xuất của lao động trực tiếp để tính lương cho lao động phục vụ sản xuất

Trang 7

` * Theo khối lượng công việc: Là hình thức tiền lương trả theo sản phẩm áp

dụng cho những công việc lao động đơn giản, công việc có tính chất đột xuất như:khoán bốc vác, khoán vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm

c Các hình thức đãi ngộ khác ngoài tiền lương

Ngoài tiền lương, công nhân viên có thành tích trong sản xuất, trong công tácđược hưởng khoản tiền thưởng, việc tính toán tiền lương căn cứ vào quyết định và chế

độ khen thưởng hiện hành

Tiền thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng, căn cứ vào kết quả bình xét A,B,C và

hệ số tiền thưởng để tính

Tiền thưởng về sáng kiến nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật

tư, tăng năng suất lao động căn cứ vào hiệu quả kinh tế cụ thể để xác định

1.1.2.2 Nội dung quỹ lương

a Quỹ tiền lương

Là toàn bộ số tiền lương trả cho số CNV của doanh nghiệp do doanh nghiệpquản lý, sử dụng và chi trả lương Quỹ tiền lương của doanh nghiệp gồm:

- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế và cáckhoản phụ cấp thường xuyên như phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp khu vực…

- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất, do nhữngnguyên nhân khách quan, thời gian nghỉ phép

- Các khoản phụ cấp thường xuyên: phụ cấp học nghề, phụ cấp thâm niên, phụcấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp dạy nghề, phụcấp công tác lưu động, phụ cấp cho những người làm công tác khoa học- kỹ thuật cótài năng

- Về phương diện hạch toán kế toán, quỹ lương của doanh nghiệp được chiathành 2 loại : tiền lương chính, tiền lương phụ

+ Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho người lao động trong thờigian họ thực hiện nhiệm vụ chính: gồm tiền lương cấp bậc, các khoản phụ cấp

+ Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian

họ thực hiện nhiệm vụ chính của họ, thời gian người lao động nghỉ phép, nghỉ lễ tết,ngừng sản xuất được hưởng lương theo chế độ

Trang 8

Trong công tác hạch toán kế toán tiền lương chính của công nhân sản xuất đượchạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm, tiền lương phụ của côngnhân sản xuất được hạch toán và phân bổ gián tiếp vào chi phí sản xuất các loại sảnphẩm có liên quan theo tiêu thức phân bổ thích hợp.

b Các khoản trích theo lương

- Quỹ Bảo hiểm xã hội

Quỹ BHXH là khoản tiền được trích lập theo tỉ lệ quy định là 24% trên tổngquỹ lương thực tế phải trả cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp nhằmgiúp đỡ họ về mặt tinh thần và vật chất trong các trường hợp CNV bị ốm đau, thai sản,tai nạn, mất sức lao động…

Quỹ BHXH được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiềnlương phải trả CNV trong kỳ, Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp tiếnhành trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 22% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả côngnhân viên trong tháng, trong đó 16% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đốitượng sử dụng lao động, 6% trừ vào lương của người lao động

Quỹ BHXH được trích lập nhằm trợ cấp công nhân viên có tham gia đóng gópquỹ trong trường hợp họ bị mất khả năng lao động, cụ thể:

- Trợ cấp công nhân viên ốm đau, thai sản

- Trợ cấp công nhân viên khi bị tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp

- Trợ cấp công nhân viên khi về hưu, mất sức lao động

- Chi công tác quản lý quỹ BHXH

Theo chế độ hiện hành, toàn bộ số trích BHXH được nộp lên cơ quan quản lýquỹ bảo hiểm để chi trả các trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động

Tại doanh nghiệp hàng tháng doanh nghiệp trực tiếp chi trả BHXH cho CNV bị

ốm đau, thai sản…Trên cơ sở các chứng từ hợp lý hợp lệ Cuối tháng doanh nghiệp,phải thanh quyết toán với cơ quan quản lý quỹ BHXH

- Quỹ bảo hiểm y tế

Quỹ BHYT là khoản tiền được tính toán và trích lập theo tỉ lệ quy định là 3%trên tổng quỹ lương thực tế phải trả cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của công tynhằm phục vụ, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho người lao động Cơ quan Bảo Hiểm

Trang 9

sẽ thanh toán về chi phí khám chữa bệnh theo tỉ lệ nhất định mà nhà nước quy địnhcho những người đã tham gia đóng bảo hiểm.

Quỹ BHYT được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lươngphải trả công nhân viên trong kỳ Theo chế độ hiện hành, doanh nghiệp trích quỹBHYT theo tỷ lệ 4,5% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân viên trongtháng, trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụnglao động, 1,5% trừ vào lương của người lao động Quỹ BHYT được trích lập để tài trợcho người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các hoạt động khám chữa bệnh

Theo chế độ hiện hành, toàn bộ quỹ BHYT được nộp lên cơ quan chuyên mônchuyên trách để quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế

- Kinh phí công đoàn

Kinh Phí Công Đoàn là khoản tiền được trích lập theo tỷ lệ là 2% trên tổng quỹlương thực tế phải trả cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp nhằmchăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động đồng thời duy trì hoạt củacông đoàn tại doanh nghiệp

Theo chế độ hiện hành hàng tháng doanh nghiệp trích 2% kinh phí công đoàntrên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân viên trong tháng và tính hết vào chiphí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động Toàn bộ số kinh phí côngđoàn trích được một phần nộp lên cơ quan công đoàn cấp trên, một phần để lại doanhnghiệp để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp Kinh phí công đoànđược trích lập để phục vụ chi tiêu cho hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm chăm lo,bảo vệ quyền lợi cho người lao động

- Bảo hiểm thất nghiệp

Qũy BHTN được hình thành do hàng tháng trích 1 phần tiền lương của NLĐ.Trong đó một phần được trừ vào tiền lương của người lao động, một phần do người sửdụng lao động đóng góp dựa trên lương của NLĐ, phần còn lại do Nhà Nước hỗ trợ từngân sách Theo chế độ kế toán hiện hành, quỹ BHTN sẽ được trích 2% từ lương cơbản của CBCNV Trong đó DN trích 1% và đưa vào chi phí SXKD, còn lại 1% dongười lao động chịu và trừ vào tiền lương phải trả cho người lao động

Trang 10

1.2 Nội dung kế toán các khoản phải thanh toán với người lao động trong DN

1.2.1 Quy định kế toán các khoản thanh toán với người lao động theo chuẩn mực

kế toán Việt Nam

1 Nguyên tắc cơ sở dồn tích

Các giao dịch, các sự kiện và mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính của doanh nghiệpliên quan đến tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghinhập vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của kỳ kế toán liên quan tại thời điểm phátsinh không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền hoặc tương đương tiền

Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở dồn tích phải phản ánh tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai

2 Hoạt động liên tục

Trên thực tế hàng năm đều có các tổ chức phải ngừng hoạt động, phá sản do cácnguyên nhân khác nhau, song đại bộ phận là chúng tiếp tục hoạt động Yêu cầu củanguyên tắc hoạt động liên tục là các báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả địnhdoanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động trong tương lai gầnnghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt độnghoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình Thực hiện nguyên tắc này thìtoàn bộ tài sản của doanh nghiệp được sử dụng để kinh doanh chứ không phải để bán

do đó kế toán phải phản ánh theo giá phí chứ không phản ánh theo giá thị trường khilập và trình bày báo cáo tài chính giám đốc hoặc người đứng đầu doanh nghiệp cầnphải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp

Khi đánh giám, nếu giám đốc ( hoặc người đứng đầu ) doanh nghiệp biết được cónhững điều không chắc chắn liên quan đến các sự kiện hoặc các điều kiện có thể gây ra

sự nghi ngờ lớn về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp thì những điều khôngchắc chắn đó cần được nêu rõ Nếu báo cáo tài chính không được lập trên cơ sở hoạtđộng liên tục thì sự kiện này cần được nêu rõ, cùng với cơ sở dùng để lập báo cáo tàichính và lý do khiến doanh nghiệp không được coi là đang hoạt động liên tục

3 Nguyên tắc giá phí

Xuất phát từ nguyên tắc doanh nghiệp hoạt động liên tục, tài sản của doanh nghiệp là cơ

sở để doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, trong công tác quản lý tài sản kế toánthường quan tâm đến giá phí hơn giá thị trường Giá phí thể hiện toàn bộ chi phí doanh nghiệp

Trang 11

bỏ ra để có được tài sản và đưa tài sản về trạng thái sẵn sàng sử dụng, nó là cơ sở cho việc sosánh để xác định hiệu quả kinh doanh Nguyên tắc giá phí đòi hỏi tài sản phải được kế toán ghinhận theo giá phí Giá phí của tài sản được tính theo số tiền hoặc tương đương tiền đã trả hoặcphải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận Giá phícủa tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác của pháp luật.

4 Nguyên tắc nhất quán

Công tác kế toán trong các doanh nghiệp tùy thuộc vào đặc điểm tổ chức sảnxuất kinh doanh, trình độ yêu cầu quản lý có thể áp dụng các chính sách và phươngpháp kế toán khác nhau Để đảm bảo tính so sánh của thông tin số liệu kế toán giữacác thời kỳ trong việc đánh giá tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, kếtoán phải tuân thủ nguyên tắc nhất quán, tức là các chính sách kế toán và phương pháp

kế toán doanh nghiệp đã lựa chọn phải được áp dụng thống nhất trong một kỳ kế toánnăm Trường hợp có sự thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phảigiải trình lý do và sự ảnh hưởng của sự thay đổi đó đến thông tin kế toán

5 Nguyên tắc thận trọng

Để không làm sai lệch kết quả hoạt động kế toán tài chính của doanh nghiệpđảm bảo tính trung thực khách quan của thông tin kế toán, công tác kế toán của doanhnghiệp phải tuân thủ nguyên tắc thận trọng Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phánđoán cần thiết khi lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn.Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:

- Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn

- Không đánh giá thấp hơn giá trị các khoản nợ phải trả và chi phí

- Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khảnăng thu được lợi ích kinh tế còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng

về khả năng phát sinh chi phí

6 Nguyên tắc trọng yếu

Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu tínhchính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đếnquyết định kinh tế của người sử dụng thông tin hoặc sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh

cụ thể Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng vàđịnh tính Khi lập các báo cáo tài chính từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng

Trang 12

biệt trong báo cáo tài chính Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng

rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng Để xác địnhmột khoản mục hay một tập hợp các khoản mục là trọng yếu phải đánh giá tính chất và quy

mô của chúng Tùy theo các tình huống cụ thể, tính chất hoặc quy mô của từng khoản mục

có thể là nhân tố quyết định tính trọng yếu Ví dụ, các tài sản riêng lẻ có cùng tính chất vàchức năng được tập hợp vào một khoản mục, kể cả khi giá trị của khoản mục là rất lớn Tuynhiên, các khoản mục quan trọng có cùng tính chất hoặc chức năng khác nhau phải đượctrình bày một cách riêng rẽ Theo nguyên tắc trọng yếu, doanh nghiệp không nhất thiết phảituân thủ các quy định về trình bày báo cáo tài chính của các chuẩn mực kế toán cụ thể nếuthông tin đó không có tính trọng yếu

1.2.2 Nội dung kế toán các khoản thanh toán với người lao động theo chế độ

- Danh sách người lao động hưởng BHXH

- Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương

- Bảng thanh toán tiền thưởng

- Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội

………

Trang 13

* Tài khoản sử dụng

- Kế toán sử dụng các tài khoản sau:

TK 334- Phải trả cho người lao động

Kết cấu của TK 334- Phải trả CNV

+Các khoản tiền lương( tiền công) tiền thưởng và các khoản khác phải trả CNV

Dư có: Các khoản tiền lương( tiền công) tiền thưởng và các khoản khác còn

phải trả CNV

Dư nợ: (cá biệt) Số tiền đã trả lớn hơn số tiền phải trả

TK 141,138,338,333 TK 334

TK622

Các khoản khấu trừ vào Tiền lương phải trả công

Lương CNV nhân sản xuất

TK627

Thanh toán tiền lương và các

Khoản khác cho CNV bằng TM Tiền lương phải trả nhân

viên phân xưởng

TK 512 TK641,642

Thanh toán lương bằng sản phẩm Tiền lương phải trả nhân viên

Bán hàng, quản lý DN

TK3331TK3383

BHXH phải trả

Sơ đồ 1.1: Hạch toán các khoản phải trả CNV

Trang 14

Tài khoản 338- Phải trả, phải nộp khác

Kết cấu của tài khoản 338- Phải trả, phải nộp khác

Bên Nợ:

+ Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản khác có liên quan

+ BHXH phải trả công nhân viên.

+ Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị

+ Số BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý

+ Kết chuyển doanh thu nhận trước sang TK 511

+ Các khoảnđã trả, đã nộp khác

Bên Có:

+ Giá trị tài sản thừa chờ giải quyết ( chưa xác định rõ nguyên nhân).

+ Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể trong và ngoài đơn Vị + Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh + BHXH, BHYT, BHTN trừ vào lương công nhân viên.

+ BHXH, KPCĐ, BHTN vượt chi được cấp bù.

+ Các khoản phải trả phải nộp khác.

Dư Có :

+ Số tiền còn phải trả, phải nộp khác.

+ Giá trị tài sản thừa còn chờ giải quyết.

Dư Nợ : ( Nếu có ) Số đã trả, đã nộp lớn hơn số phải trả, phải nộp.

TK 338 có 6 tài khoản cấp 2

3381 – Tài sản thừa chờ giải quyết

3382 – Kinh phí công đoàn

3383 – BHXH

3384 – BHYT

3387 – Doanh thu nhận trước

3388 – Phải trả, phải nộp khác

Trang 15

Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ BHXH, BHYT trừ vào

Hoặc chi BHXH, KPCĐ tại DN lương công nhân viên 8.5%

Sơ đồ 1.2: Hạch toán các khoản trích theo lương

1.2.3 Phương pháp hạch toán các khoản phải thanh toán với người lao động

- Tính tiền lương căn cứ vào Bảng thanh toán tiền lương và các chứng từ

liên quan khác kế toán tổng hợp số tiền lương phải trả công nhân viên và phân bổ vàochi phí sản xuất kinh doanh theo từng đối tượng sử dụng lao động, việc phân bổ thựchiện trên “ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” Kế toán ghi:

Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp

Nợ TK 627 -Chi phí sản xuất chung

Nợ TK 641-Chi phí bán hàng

Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp

Nợ TK 241-XDCB dở dang

Có TK 334-Phải trả công nhân viên

- Tính tiền thưởng phải trả công nhân viên trong tháng, kế toán ghi:

+Trường hợp thưởng cuối năm, thưởng thường kỳ:

Nợ TK 431- Quỹ khen thưởng, phúc lợi

Có TK 334- Phải trả công nhân viên+Trường hợp thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, thưởng tiết kiệm vật tư,thưởng năng suất lao động:

Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 334- Phải trả công nhân viên

Trang 16

- Tiền ăn ca phải trả cho người lao động tham gia vào hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp:

Nợ TK 622, 627, 641, 642…

Có TK 334 : Phải trả CNV

- Các khoản khấu trừ vào lương của CNV: khoản tạm ứng chi không

hết khoản bồi thường vật chất, BHXH, BHYT Công Nhân Viên phải nộp, thuế thunhập phải nộp ngân sách nhà nước, ghi:

Nợ TK 334- Phải trả công nhân viên

Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Nợ TK 627 - Chi phí sán xuất chung

Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng

Nợ TK 642 - chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác

BHXH, BHYT khấu trừ vào tiền lương công nhân viên:

Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác

Tính trợ cấp BHXH phải trả công nhân viên khi CNV bị ốm đau, thai sản:

Nợ TK 338(3383) - Phải trả, phải nộp khác

Có TK 334 – Phải trả công nhân viên

Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho cơ quan chuyên trách

Nợ TK 338 Phải trả, phải nộp khác

Có TK 111, 112

Khi chi tiêu sử dụng kinh phí công đoàn tại doanh nghiệp:

Nợ TK 338(3382) - Phải trả, phải nộp khác

Trang 17

Có TK 111- Tiền mặt.

Thanh toán tiền lương và các khoản khác cho công nhân viên:

Nợ TK 334- Phải trả công nhân viên

a.Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụkinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật

ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kếtoán) của nghiệp vụ đó Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từngnghiệp vụ phát sinh

Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:

- Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt;

- Sổ Cái;

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết

b.Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung

- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi

sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đãghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp Nếuđơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, cácnghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan

Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào cácchứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệtliên quan Định kỳ (3, 5, 10 ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát

Trang 18

sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợptrên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vàonhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).

- Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối

số phát sinh Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên SổCái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) đượcdùng để lập các Báo cáo tài chính.Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ vàTổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phátsinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung

a Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái: Các nghiệp vụ kinh

Trang 19

tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dungkinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là

sổ Nhật ký - Sổ Cái Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toánhoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại

Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau:

- Nhật ký - Sổ Cái;

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết

b Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái (Sơ đồ số 02)

- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợpchứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hếtxác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái Số liệucủa mỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên mộtdòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lậpcho những chứng từ cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập…) phátsinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày

Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi

Sổ Nhật ký - Sổ Cái, được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan

- Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong thángvào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệucủa cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần SổCái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước

và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này Căn

cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng (trong quý) kế toán tính ra

số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ,

số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng Căn cứ vào số liệukhoá sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản Số liệu trên

“Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và Số dưcuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái

Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổđược kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính

Trang 20

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng

Đối chiếu, kiểm tra

Sơ đồ 1.4 Trình tự kế toán theo hình thức Nhật ký – Sổ Cái

1.2.4.3 Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

a Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp đểghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ” Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:

+ Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;

+ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái

Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng tổnghợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế

Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo

số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phảiđược kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán

Chứng từ kế toán

Sổ quỹ

NHẬT KÝ – SỔ CÁI

Bảng tổng hợp chứng

từ kế toán cùng loại

Sổ, thẻ

kế toán

Bảng tổng hợp

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Trang 21

Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:

- Chứng từ ghi sổ;

- Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;

- Sổ Cái;

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết

b Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ

kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từghi sổ Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đóđược dùng để ghi vào Sổ Cái Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan

- Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tàichính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh

Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái Căn cứ vào Sổ Cáilập Bảng Cân đối số phát sinh

- Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết(được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng sốphát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau vàbằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ Tổng số dư Nợ và Tổng

số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dưcủa từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoảntương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết

Trang 22

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng

Đối chiếu, kiểm tra

Sơ đồ 1.5 Trình tự kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ

1.2.4.4 Hình thức kế toán trên máy vi tính

a Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính

Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toánđược thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính Phần mềm

kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kếthợp các hình thức kế toán quy định trên đây Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủquy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính

Chứng từ kế toán

Sổ quỹ

CHỨNG TỪ GHI SỔ

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại

Sổ, thẻ

kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết

Sổ Cái

Sổ đăng ký

chứng từ ghi sổ

Bảng cân đối số phát

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Trang 23

theo quy định.

Các loại sổ của Hình thức kế toán trên máy vi tính: Phần mềm kế toán đượcthiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưngkhông bắt buộc hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay

b Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi tính

- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng

từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoảnghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu đượcthiết kế sẵn trên phần mềm kế toán

Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ

kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái ) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liênquan

- Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện cácthao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính Việc đối chiếu giữa số liệu tổnghợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thựctheo thông tin đã được nhập trong kỳ Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu sốliệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy

Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định

Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy,đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghibằng tay

Trang 24

Ghi chú:

Nhập số liệu hàng ngày

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm

Đối chiếu, kiểm tra

Sơ đồ 1.6 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính

MÁY VI TÍNH

Trang 25

Chương II THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THANH TOÁN

VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH BẢO ĐỨC

2.1 Tổng quan về tình hình và các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí các khoản phải thanh toán với người lao động ở Công ty TNHH Bảo Đức

2.1.1 Đánh giá tổng quan về Công ty TNHH Bảo Đức

2.1.1.1 Khái quát chung về Công ty

a Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

* Khái quát lịch sử thành lập Công ty

Công ty TNHH Bảo Đức là một doanh nghiệp tư nhân được thành lập

ngày 16 tháng 5 năm 1997, giấy phép kinh doanh số: 040406 của Sở kế hoạch và đầu

tư tình Hà Tây cấp

Tên Công ty: Công ty TNHH Bảo ĐứcTên giao dịch: BAO DUC COMPANY LIMITEDĐịa chỉ trụ sở chính: Km 16 Quốc lộ 32, thị trấn Trạm Trôi, huyện HoàiĐức, Hà Nội

Tổng số vốn của Công ty khi thành lập: 3.300.000.000 đồng

* Quá trình phát triển của Công ty

Trong những năm đầu hoạt động, Công ty TNHH Bảo Đức gặp rất nhiềukhó khăn, nền kinh tế nước ta mới chuyển hướng từ nền kinh tế tập trung quan liêubao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Vì thế, Với Công tycòn non trẻ như Công ty TNHH Bảo Đức sẽ không tránh khỏi những khó khăn vàthách thức Nhưng với sự nỗ lực của Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhânviên Công ty đã phát triển và ngày càng đứng vững hơn trong cơ chế thị trường vôcùng khắc nghiệt đó Trong những năm đầu hoạt động, Công ty chủ yếu kinh doanhnhững mặt hàng chính như đường kính các loại, bia rượu, hàng nông sản Đối tượng

mà Công ty phục vụ rất đa dạng Công ty là nhà phân phối và cung cấp số một củamột số Công ty như: Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, nhà máy Bia Hà Nội vàCông ty Cổ phần Sữa Việt Nam, bên cạnh đó còn phục vụ quanh vùng và nhiều cơ sởsản xuất trong vùng Địa bàn kinh doanh của Công ty rất rộng lớn, hầu hết suốt dọcquốc lộ 32 và một số vùng lân cận.Bộ máy quản lý của Công ty theo hình thức tậptrung, chức năng gọn nhẹ chuyên sâu Tổ chức bộ máy gồm có:

Trang 26

- Giám đốc: là người đứng đầu, đại diện cho tư cách pháp nhân của công ty và

là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kinh doanh của công ty

- Dưới Giám đốc là 2 phó giám đốc:

+ Phó giám đốc điều hành kinh doanh: Chịu trách nhiệm quản lý điều hành cáctrưởng văn phòng về phương hướng kinh doanh và phát triển thị trường

+ Phó giám đốc giám sát: Chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều động nhân lực vàquản lý giám sát các đại lý của Công Ty, nguồn vốn gửi điểm của công ty

+ Phòng kế toán nghiệp vụ: Quản lý và thực hiện chặt chẽ chế độ tài vụ củaCông Ty theo đúng nguyên tắc quy định của nhà nước và ban giám đốc của Công Ty.Hoàn thành việc quyết toán sổ sách và báo cáo tài chính, lưu trữ và bảo mật hồ sơchứng từ…Thực hiện đúng nguyên tắc về chế độ tiền lương, thưởng theo quy định.Quản lý trực tiếp các quỹ của công ty, theo dõi và báo cáo kịp thời tình hình tài chínhcho giám đốc

Chính nhờ sư năng động sáng tạo của bộ máy quản lý và sự nhiệt tình của cán

bộ công nhân viên trong công việc mà công ty đã có sự phát triển đáng kể:

Doanh số bán hàng và cung cấp dịch vụ quý 4 năm 2010 so với quý 4 năm 2011tăng từ 15.268.740.870 đồng lên 20.780.426.000 đồng, Lợi Nhuận sau thuế tăng từ1.249.352.010 đồng lên 1.613.060.980 đồng Qua đó ta thấy Công Ty đã ngày cànglớn mạnh và làm ăn có lãi, tạo được niềm tin cho cán bộ công nhân viên, giúp họ hăngsay trong công việc tạo ra nhiều lợi nhuận cho công ty và cuộc sống của họ ngày càngđược nâng cao

b Chức năng và nhiệm vụ của Công ty

Căn cứ giấy phép kinh doanh số 040406 cấp ngày 26 tháng 5 năm 1997,Công ty TNHH Bảo Đức là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, hoạt động theochế độ hạch toán độc lập, có tài khoản tại một số ngân hàng, có con dấu riêng để giaodịch và được phép hành nghề trong các lĩnh vực sau:

- Sản xuất, kinh doanh, chế biến, XNK hàng nông sản, thực phẩm

- Mua bán rượu,bia, thuốc lá, nước giải khát

- Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa, tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng

Dịch vụ thương mại tổng hợp

Trang 27

2.1.1.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Bảo Đức.

a Bộ máy kế toán của Công ty

Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung Các nghiệp vụ

kế toán phát sinh được tập trung ở phòng kế toán của công ty Tại đây thực hiện tổchức hướng dẫn và kiểm tra thực hiện toàn bộ phương pháo thu thập xử lý thông tinban dầu, thực hiện đầy đủ chiến lược ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán và chế độquản lý tài chính theo đúng quy định của Bộ tài chính, cung cấp một cách đầy đủ chínhxác kịp thời những thong tin toàn cảnh về tình hình tài chính của công ty Từ đó thammưu cho Ban Giám đốc để đề ra biện pháp các quy định phù hợp với đường lối pháttriển của công ty

Dưới đây là chức năng của từng bộ phận KT

Kế toán trưởng: phụ trách chung về KT, tổ chức công tác KT của công ty bao

gồm tổ chức bộ máy hoạt động, hình thức sổ, hệ thống chứng từ, tài khoản áp dụng,cách luân chuyển chứng từ, cách tình toán lập bảng báo cáo KT, theo dõi chung vềtình hình tài chính của công ty, hướng dẫn và giám sát hoạt động chi theo đúng địnhmức và tiêu chuẩn của công ty và nhà nước

Kế toán bán hàng: Theo dõi và xử lý các nghiệp vụ bán hàng của Công ty

Kế toán mua hàng: Theo dõi và xử lý các nghiệp vụ mua hàng của Công ty

Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: theo dõi phản ánh chính xác đầy đủ kịp

thời số tiền hiện có, sự biến động tăng giảm của các loại tiền dựa trên chứng từ nhưphiếu thu – chi, giấy báo nợ, giấy báo có

Thủ kho: thực hiện các thủ tục xuất nhập hàng, theo dõi hàng hóa trong kho để

thực hiện thủ tục đặt hàng, đồng thời đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật hàng hóa trong kho

b.Chính sách kế toán tại Công ty.

Chế độ kế toán là những quy định hướng dẫn KT về một lĩnh vực hay công việcnào đó do cơ quan quản lý nhà nước về KT ban hành

Hiện nay, công ty TNHH Bảo Đức đang áp dụng chế độ KT trong công ty banhành kèm theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng bộ tàichính

Niên độ kế toán: được bắt đầu từ 01 tháng 01 đến 31 tháng 12 hàng năm.

− Đơn vị tiền tệ: Việt Nam đồng, các đồng ngoại tệ khác đề quy đổi về đồngViệt Nam theo theo tỷ giá thực tế giao dịch

Trang 28

− Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty sử dụng phương pháp kê khaithường xuyên để hạch toán hàng tồn kho, đây là phương pháp theo dõi liên tục, có hệthống tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư hàng hoá theo từng loại vào các tài khoảnphản ánh tồn kho tương ứng trên sổ kế toán.

− Phương pháp tính thuế: Công ty là đơn vị tính thuế Giá trị gia tăng theo phươngpháp khấu trừ, áp dụng luật thuế GTGT theo đúng qui định của Bộ tài chính

− Phương pháp tính KHTSCĐ: Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theođường thẳng Căn cứ để tính khấu hao TSCĐ là nguyên giá và thời gian sử dụng kinh

tế của TSCĐ

2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới kế toán các khoản phải thanh toán với người lao động tại Công ty TNHH Bảo Đức

2.1.2.1 Môi trường bên ngoài.

a Môi trường văn hóa, xã hội

Sức ép của xã hội cũng rất quan trọng Do lương bổng ảnh hưởng đến giá cảcủa sản phẩm và dịch vụ, xã hội đại diện là người tiêu thụ không bao giờ muốn giá cảsinh hoạt gia tăng Họ tạo sức ép buộc một số công ty không được tăng lương, phảitheo mức lương mà doanh nghiệp khác đang áp dụng

b Môi trường chính trị, pháp luật

Pháp luật có những quy định cụ thể để bảo vệ quyền lợi người lao động Thờigian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, các chính sách bảo hộ người lao động, quy định vềmức lương tối thiểu, an toàn lao động, mức độ độc hại trong môi trường làm việc, chế

độ tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, phúc lợi, bảo hiểm xã hội đối với người lao động Cácdoanh nghiệp khi xây dựng chính sách đãi ngộ phải tuân thủ các quy định này nếu viphạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

c Lương bổng trên thị trường

Tình hình cung cầu lao động, thất nghiệp trên thị trường lao động là yếu tố bênngoài khá quan trọng ảnh hưởng đến công tác trả lương mà người sử dụng lao động sẽđưa ra để thu hút, duy trì lao động có trình độ cao Trong cùng một ngành nghề lĩnhvực kinh doanh thì doanh nghiệp cần chú ý đến công tác trả lương, thưởng, phụ cấp,trợ cấp, phúc lợi hiện hành trên thị trường để đưa ra chính sách tiền lương hợp lý đảmbảo tính cạnh tranh, duy trì lực lượng lao động có trình độ cao

d Chi phí sinh hoạt

Trang 29

Tiền lương phải phù hợp với chi phí sinh hoạt Bởi vì đối với người lao độngtiền lương là nguồn thu chủ yếu để họ trang trải các chi phí cho cuộc sống của mình vàgia đình Các doanh nghiệp phải đảm bảo duy trì mức sống tối thiểu cho người laođộng Khi có sự biến động về giá cả trên thị trường thì phải có sự điều chỉnh phù hợp,đảm bảo cuộc sống cho người lao động để họ chú tâm vào công việc, cống hiến hếtmình cho doanh nghiệp.

e Công đoàn

Hiện nay, hầu hết trong các doanh nghiệp đều có mặt của tổ chức Công đoàn.Đây là tổ chức đại diện và bảo vệ cho người lao động Các doanh nghiệp muốn đạtđược hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh phải quan tâm đến tổ chứcCông đoàn Nhà quản trị cần thảo luận với công đoàn các tiêu chuẩn được sử dụngtrong các chế độ đãi ngộ và mức tiền lương mà người lao động được hưởng Có sự ủng

hộ của Công đoàn thì việc kích thích nhân viên làm việc sẽ dễ dàng hơn, thành cônghơn

f Trình độ phát triển kinh tế

Tình trạng nền kinh tế quốc dân tăng trưởng hay suy thoái tác động trực tiếp tớihiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó ảnh hưởng tới công tác trảlương cho người lao động của mỗi doanh nghiệp Khi nền kinh tế suy thoái thì hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp cũng không được thuận lợi, các nhà quản trị sẽ tậptrung mọi nguồn lực cũng như tâm trí vào việc làm sao đưa công ty qua được thời kỳkhó khăn, tối thiểu hóa chi phí kể cả chi phí tiền lương, họ không thể trả lương caohoăc tăng lương cho người lao động Ngược lại, nền kinh tế phát triển sẽ là môi trườngtốt cho doanh nghiệp kinh doanh và phát triển mạnh mẽ qua đó có điều kiện tănglương cho người lao động

2.1.2.2 Môi trường bên trong

Quy mô doanh nghiệp: doanh nghiệp có quy mô càng lớn, số lượng lao động

càng nhiều thì công tác kế toán các khoản thanh toán với người lao động sẽ càng phứctạp Các vấn đề về lương thưởng, phụ cấp phát sinh nhiều hơn tại các Công ty lớnvới nhiều lao động hơn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Kết cấu lao động: đây cũng là một nhân tố có tác động lớn đến công tác kế toán

Ngày đăng: 24/03/2015, 07:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w