1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH in bao bi Yuto Việt Nam

63 360 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 742,5 KB

Nội dung

Khi tham gia vào quá trình sản xuất, TSCĐ không bị thay đổi hình thái hiện vậtban đầu nhưng tính năng và công suất của nó bị giảm dần, tức là nó bị hao mòn vàcùng với sự giảm dần về giá

Trang 1

Mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

Vốn kinh doanh là một trong số các yếu tố không thể thiếu đối với sự hình thành,tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp Để tiến hành hoạt động sản xuất kinhdoanh dù dưới hình thức nào thì doanh nghiệp cũng phải có một lượng vốn nhất định.Vấn đề đặt ra là muốn tối đa hoá lợi nhuận doanh nghiệp cần có những biện pháp gì để

tổ chức quản lý và sử dụng vốn một cách hiệu quả

Công ty TNHH in bao bì Yuto Việt Nam được thành lập tháng 6 năm 2007 theoquyết định của UBND Tỉnh Bắc Ninh Đến nay, Công ty đã phát triển ngày càng lớnmạnh Định hướng của Công ty là thiết lập nền tảng kinh doanh vững mạnh, hệ thốngquản trị hiệu quả và minh bạch, với phương châm phát triển dựa trên quan điểm bềnvững, thân thiện với môi trường

Theo chiến lược đó, Công ty cũng dần ngày càng phát triển, mở rộng quy mô vàthị trường kinh doanh vì vậy vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh là rất bức thiết, nó quyết định đến khả năng cạnh tranh và vị thế của Công tytrong tương lai

Với mong muốn giúp công ty có thể có các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt

động kinh doanh tôi đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH in bao bi Yuto Việt Nam ”

2 Mục đích nghiên cứu

Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công

ty TNHH in bao bì Yuto Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệpPhạm vi nghiên cứu:

- Không gian: Đề tài nghiên cứu tại công ty TNHH in bao bì Yuto Việt Nam

- Thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn 2009-2011

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp: Phương pháp thống

kê, phương pháp phân tích tổng hợp, đánh giá dựa trên các tài liệu sưu tập kết hợpvới suy luận để làm sáng tỏ đề tài

Trang 2

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1: Vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH

in bao bì Yuto Việt Nam

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH in bao bì Yuto Việt Nam

Trang 3

Chương 1 VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh

Vốn là yếu tố cơ bản và là tiền đề không thể thiếu của quá trình sản xuất, kinhdoanh Muốn tiến hành bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải cóvốn kinh doanh Vốn được dùng để mua sắm các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuấtnhư: Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động

Vốn kinh doanh thường xuyên vận động và tồn tại dưới nhiều hình thức khácnhau trong các khâu của hoạt động sản xuất kinh doanh Nó có thể là tiền, máy mócthiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm… khi kết thúc mộtvòng luân chuyển thì vốn kinh doanh lại trở về hình thái tiền tệ Như vậy, với số vốnban đầu, nó không chỉ được bảo tồn mà còn được tăng lên do hoạt động sản xuất kinhdoanh có lãi

Như vậy có thể hiểu vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiềncủa toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanhnhằm mục đích sinh lời

1.1.2 Phân loại vốn kinh doanh

Vốn kinh doanh có thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau cụ thểnhư sau:

• Căn cứ vào nguồn hình thành vốn:

Về cơ bản, vốn kinh doanh được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu và nợphải trả

- Vốn chủ sở hữu: Là phần vốn thuộc chủ sở hữu của doanh nghiệp, nó bao gồmvốn do chủ doanh nghiệp tự bỏ ra và phần vốn bổ sung được hình thành từ kết quảkinh doanh

Vốn chủ sở hữu tại một thời điểm = Giá trị tổng tài sản - Tổng nợ phải trả

Trong đó, vốn chủ sở hữu này sẽ bao gồm các khoản:

+ Với doanh nghiệp nhà nước thì đó là nguồn vốn do NSNN cấp ban đầu và cấp

bổ sung, còn với doanh nghiệp tư nhân thì nguồn vốn này do chủ doanh nghiệp bỏ ra

Trang 4

khi thành lập doanh nghiệp Đối với Công ty cổ phần hoặc liên doanh thì nó sẽ baogồm phần đóng góp của các chủ đầu tư hoặc các cổ đông.

+ Phần lợi nhuận để lại tái đầu tư sau các quá trình hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp

- Nợ phải trả: Bao gồm các khoản đi vay của các cá nhân hay các tổ chức tíndụng dưới mọi hình thức hoặc do phát hành trái phiếu, các khoản phải trả người bán,trả cho Nhà nước, khoản người mua ứng trước, phải trả cho lao động trong doanhnghiệp

• Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn:

Dựa trên tiêu thức này, vốn kinh doanh được chia làm hai loại: Vốn cố định vàvốn lưu động

- Vốn cố định của doanh nghiệp

Vốn cố định: Là lượng vốn đầu tư ứng trước để hình thành nên TSCĐ củadoanh nghiệp Quy mô của vốn cố định sẽ quyết định đến lượng TSCĐ được hìnhthành và ngược lại, đặc điểm hoạt động của TSCĐ sẽ chi phối đặc điểm luân chuyểncủa vốn cố định Từ mối liên hệ này, ta có thể khái quát những đặc thù của vốn cố địnhnhư sau:

+ Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh mà vẫn giữnguyên hình thái hiện vật Có được đặc điểm này là do TSCĐ tham gia vào phát huytác dụng trong nhiều chu kỳ sản xuất Vì vậy vốn cố định là hình thái biểu hiện bằngtiền của TSCĐ và cũng tham gia vào các chu kỳ sản xuất tương ứng

+ Vốn cố định được luân chuyển giá trị dần dần, từng phần trong các chu kỳ sảnxuất Khi tham gia vào quá trình sản xuất, TSCĐ không bị thay đổi hình thái hiện vậtban đầu nhưng tính năng và công suất của nó bị giảm dần, tức là nó bị hao mòn vàcùng với sự giảm dần về giá trị sử dụng, thì giá trị của nó cũng bị giảm đi, theo đó vốn

cố định được tách thành hai bộ phận:

Bộ phận thứ nhất tương ứng với phần giá trị hao mòn của TSCĐ được luânchuyển và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm dưới hình thức chi phí khấu hao vàđược tích luỹ lại thành quỹ khấu hao, sau khi sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ, quỹkhấu hao này sẽ được sử dụng để tái sản xuất TSCĐ nhằm duy trì năng lực sản xuấtcủa doanh nghiệp

Trang 5

+ Vốn cố định hoàn thành một vòng luân chuyển sau nhiều chu kỳ kinh doanh Trong các doanh nghiệp, vốn cố định là một bộ phận quan trọng và chiếm tỷtrọng tương đối lớn trong toàn bộ vốn đầu tư nói riêng, vốn sản xuất kinh doanh nóichung Quy mô của vốn cố định và trình độ quản lý sử dụng nó là nhân tố ảnh hưởngquyết định đến trình độ trang bị kỹ thuật của sản xuất kinh doanh Do ở một vị trí thenchốt và đặc điểm luân chuyển của nó lại tuân theo tính quy luật riêng, nên việc quản lývốn cố định có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp.

- Vốn lưu động của doanh nghiệp:

Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn bằng tiền được ứng ra để hình thànhcác tài sản lưu động sản xuất, tài sản lưu động lưu thông và một phần để trả tiền côngcho người lao động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp được thựchiện thường xuyên, liên tục

Tài sản lưu động sản xuất bao gồm ở khâu dự trữ sản xuất như: Nguyên liệu,vật liệu, công cụ, dụng cụ… Tài sản lưu động ở khâu sản xuất như sản phẩm đang chếtạo, bán thành phẩm Các tài sản lưu động ở khâu lưu thông bao gồm các sản phẩm,thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, các khoản vốn trong thanh toán, cáckhoản chi phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước… Trong quá trình sản xuất kinh doanh,các tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn vận động thay thế vàđổi chỗ cho nhau đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành liêntục và thuận lợi

Khác với tài sản cố định, trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản lưu động củadoanh nghiệp luôn luôn thay đổi hình thái biểu hiện để tạo ra sản phẩm, hàng hoá Do

đó, phù hợp với các đặc điểm của tài sản lưu động, vốn lưu động của doanh nghiệpcũng không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: Dự trữ sảnxuất, sản xuất và lưu thông Quá trình này được diễn ra liên tục và thường xuyên lặplại theo chu kỳ và được gọi là quá trình tuần hoàn chu chuyển của vốn lưu động

Trong quá trình vận động, vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trongmột lần, qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh, vốn lưu động lại thay đổi hình tháibiểu hiện, từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu chuyển sang hình thái vốn vật tư hàng hoá

dự trữ Qua giai đoạn sản xuất, vật tư được đưa vào chế tạo thành các bán thành phẩm

Trang 6

và thành phẩm, sau khi sản phẩm được tiêu thụ, vốn lưu động lại trở về hình thái tiền

tệ như điểm xuất phát ban đầu của nó Sau mỗi chu kỳ tái sản xuất, vốn lưu động mớihoàn thành một vòng chu chuyển

Từ những đặc điểm của vốn lưu động đã được xem xét ở trên đòi hỏi việc quản

lý và tổ chức sử dụng vốn lưu động cần chú trọng giải quyết một số vấn đề sau:

+ Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết tối thiểu cho hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đảm bảo đủ vốn lưu động cho quá trình sảnxuất kinh doanh

+ Tổ chức khai thác nguồn vốn tài trợ vốn lưu động, đảm bảo đầy đủ, kịp thờivốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đồng thời phải có giải phápthích ứng nhằm quản lý và tổ chức sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, đẩy nhanh tốc

độ chu chuyển vốn, rút ngắn chu kỳ sản xuất, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn

• Căn cứ vào phạm vi huy động, vốn kinh doanh được hình thành từ hai nguồn:

- Nguồn vốn từ bên trong doanh nghiệp: Việc doanh nghiệp huy động sử dụngnguồn vốn bên trong có ưu điểm là doanh nghiệp được quyền tự chủ sử dụng vốn cho

sự phát triển của mình mà không phải chi phí cho việc sử dụng vốn Tuy nhiên, cũngchính vì lợi thế về việc không phải trả chi phí khi sử dụng vốn bên trong dẫn đến việcdoanh nghiệp sử dụng vốn kém hiệu quả

- Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huyđộng từ bên ngoài để đáp ứng cho nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.Loại nguồn vốn này bao gồm: Vốn vay ngân hàng, vay các tổ chức kinh tế khác, pháthành trái phiếu, nợ người bán và các khoản nợ khác…

Ưu điểm của nguồn vốn này là tạo cho doanh nghiệp một cơ cấu tài chính linhđộng hơn Nếu doanh nghiệp đạt được mức doanh lợi cao hơn chi phí sử dụng vốncàng nhiều thì việc huy động vốn từ bên ngoài nhiều sẽ giúp cho doanh nghiệp pháttriển mạnh hơn

Nhược điểm: Doanh nghiệp phải trả lợi tức tiền vay và hoàn trả vay đúng thờihạn, nếu doanh nghiệp sử dụng vốn sản xuất kinh doanh kém hiệu quả thì khoản nợphải trả trở thành gánh nặng và doanh nghiệp phải chịu rủi ro lớn

Trang 7

Như vậy xuất phát từ những ưu nhược điểm trên ta thấy việc sử dụng kết hợpnguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài một cách hợp lý sẽ đem lại cho doanhnghiệp hiệu quả kinh tế cao và rủi ro là thấp nhất.

• Căn cứ vào thời gian huy động vốn:

Theo tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp ra thành hai loại:Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời

+ Nguồn vốn thường xuyên: Là nguồn vốn có tính chất lâu dài và ổn định màdoanh nghiệp có thể sử dụng, nguồn này được dùng cho việc hình thành tài sản lưuđộng thường xuyên cần thiết cho doanh nghiệp, nguồn vốn thường xuyên bao gồmnguồn vốn riêng và các khoản vay dài hạn

+ Nguồn vốn tạm thời: Là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn doanh nghiệp sửdụng đáp ứng nhu cầu tạm thời, bất thường phát sinh trong doanh nghiệp Nguồn vốnnày bao gồm các khoản vay ngắn hạn và nợ ngắn hạn

Tài sản = Tài sản lưu động + Tài sản cố định

Nguồn vốn = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu

Trong đó:

Vốn tạm thời = Nợ ngắn hạn

Vốn thường xuyên = Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu

Việc phân loại nguồn vốn theo cách này giúp cho người quản lý doanh nghiệpxem xét huy động các nguồn vốn một cách phù hợp với thời gian sử dụng, đáp ứngđầy đủ, kịp thời vốn sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanhnghiệp

1.1.3 Nguyên tắc huy động vốn kinh doanh

Trong quá trình tìm nguồn huy động vốn đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuấtkinh doanh, các doanh nghiệp cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Phải dựa trên cơ sở hệ thống pháp lý, chế độ chính sách của Nhà nước hiệnhành Nguyên tắc này vừa thể hiện sự tôn trọng pháp luật của doanh nghiệp giúpdoanh nghiệp nghiên cứu thêm các chính sách phù hợp, thuận lợi trong hoạt động sảnxuất kinh doanh và huy động vốn

Trang 8

- Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn với chi phí thấp nhất Trong nền kinh

tế thị trường xuất hiện nhiều phương thức, lãi suất huy động cũng như phương thứcthanh toán khác nhau Các hình thức huy động này nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngắnhạn hay dài hạn trong doanh nghiệp, phục vụ cho chương trình, dự án đầu tư theochiều sâu hay chiều rộng Tuỳ theo từng thời kỳ, tính chất đầu tư mà các doanh nghiệptìm nguồn huy động vốn hợp lý với chi phí vốn là thấp nhất

Ngoài những nguyên tắc nêu trên, khi huy động vốn các doanh nghiệp cũngcần phải lưu ý một số yêu cầu khác như điều kiện để vay vốn ngân hàng, điều kiện đểphát hành trái phiếu, cổ phiếu Vốn huy động phải đảm bảo sử dụng có mục đích, cóhiệu quả và phải đảm bảo khả năng thanh toán sau này

1.2 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH

1.2.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Vốn là điều kiện cần cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mọidoanh nghiệp, nhưng chưa đủ để đạt được mục đích kinh doanh của doanh nghiệp bởi

lẽ trong nền kinh tế thị trường mục đích cao nhất của mọi doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh chính là lợi nhuận Điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải khai thác và

sử dụng triệt để mọi nguồn lực sẵn có của mình, trong đó sử dung có hiệu quả nguồnvốn là yêu cầu bắt buộc đối với mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Để làm rõ khái niệm hiệu quả sử dụng vốn ta đi tìm hiểu các khái niệm liênquan như hiệu quả, hiệu quả kinh doanh

Theo cách hiểu thông thường, hiệu quả là mối tương quan giữa đầu vào và đầu

ra của một quá trình kinh tế – kỹ thuật nhằm đạt được những mục đích xác định

Hiệu quả kỹ thuật là mối tương quan giữa đầu vào của các yếu tố sản xuất khanhiếm và sảm phẩm (hàng hoá, dịch vụ ) ở đầu ra Mối tương quan này có thể đolường theo hiện vật

Hiệu quả kinh doanh là mối tương quan giữa đầu vào và đầu ra của quá trìnhkinh doanh (hàng hoá, dịch vụ) Mối tương quan này được đo lường bằng thước đotiền tệ

Trang 9

Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yếu tốđầu vào (các nguồn nhân tài, vật lực) của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhấttrong quá trình kinh doanh với tổng chi phí tiết kiệm nhất.

Khái niệm hiệu quả kinh doanh được dùng làm một tiêu chuẩn để xem xét cáctài nguyên được phân phối ở mức độ tốt như thế nào

Hiệu quả sử dụng vốn là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụngvốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục tiêu sinh lợi tối

đa với chi phí hợp lý

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp Nângcao hiệu quả sử dụng vốn không những đảm bảo cho doanh nhiệp an toàn về mặt tàichính, hạn chế rủi do, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên, mở rộng sản xuất kinhdoanh, tăng lợi nhuận mà còn giúp doanh nghiệp tăng uy tín, nâng cao khả năng cạnhtranh và vị thế của doanh nghiệp trên thương trường Có thể nói rằng hiệu quả sử dụngvốn thực chất là thước đo trình độ sử dụng nguồn nhân lực, tài chính của doanhnghiệp, đó là vấn đề cơ bản gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Trong quá trình sử dụng vốn, để đạt hiệu quả cao doanh nghiệp cần phải giảiquyết một số vấn đề sau:

Thứ nhất: Đảm bảo tính tiết kiệm, có nghĩa là vốn của doanh nghiệp phải được

sử dụng hợp lý, đúng mục đích, tránh lãng phí vốn hoặc để vốn không sinh lời

Thứ hai: Phải tiến hành đầu tư, phát triển cả chiều sâu và mở rộng quy mô sản

xuất kinh doanh khi cần thiết

Thứ ba: Doanh nghiệp phải đạt được các mục tiêu đề ra trong kế hoạch SXKD,

hiệu quả sử dụng vốn là mục tiêu quan trọng nhất doanh nghiệp cần đạt tới

1.2.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

1.2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Vòng quay hàng tồn kho:

Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán

Hàng tồn kho bình quânVòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyểntrong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh số vòng luân chuyển hàng tồn kho trong một thời kỳ

Trang 10

nhất định Số vòng luân chuyển càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá càng tốt,bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tư cho hàng tồn kho thấp mà vẫn đạt doanh số cao.

Vòng quay các khoản phải thu:

Số dư bình quân các khoản phải thuVòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thuthành tiền mặt của doanh nghiệp Vòng quay càng lớn, chứng tỏ tốc độ thu hồi cáckhoản thu là tốt

Kỳ thu tiền trung bình:

Kỳ thu tiền trung bình = Vòng quay các khoản phải thu360

= Số dư bình quân các khoản phải thu x 360

Doanh thu

Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phảithu (số ngày của một vòng quay các khoản phải thu) Vòng quay các khoản phải thucàng lớn thì kỳ thu tiền càng nhỏ

Vòng quay vốn lưu động:

Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần

Vốn lưu động bình quânVòng quay vốn lưu động phản ánh trong kỳ vốn lưu động quay được mấy vòng.Nếu số vòng quay càng nhiều chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao

Mức đảm nhiệm vốn lưu động:

Mức đảm nhiệm vốn lưu động = Vốn lưu động bình quânDoanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu vốn lưuđộng Chỉ tiêu này càng nhỏ, càng tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động:

Tỷ suất sinh lợi trên vốn lưu động = Lợi nhuận sau thuế

Vốn lưu động bình quân

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh một đồngvốn lưu động mang vào sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợinhuận Tỷ suất này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng tốt và ngược lại

Trang 11

1.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần

TSCĐ sử dụng bình quân trong kỳTSCĐ sử dụng bình quân trong kỳ là bình quân số học của nguyên giá TSCĐđầu kỳ và cuối kỳ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra bao nhiêuđồng doanh thu Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ càng cao

Hiệu suất sử dụng vốn cố định

Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳDoanh thu thuầnChỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định có thể đảm bảo tạo ra được baonhiêu đồng doanh thu Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố địnhngày càng cao

Hàm lượng vốn cố định

Hàm lượng vốn cố định = Vốn cố định bình quân trong kỳDoanh thu thuần trong kỳ

Là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định Nó phảnánh để tạo ra một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng vốn cố định Chỉ tiêu nàycàng nhỏ chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao

Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định

Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định = Vốn cố định bình quânLợi nhuận sau thuế

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuậntrong kỳ Chỉ tiêu này càng lớn, hiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao

1.2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn

Hiệu quả sử dụng tổng vốn của doanh nghiệp có ý nghĩa then chốt và quyếtđịnh đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụngtổng vốn của doanh nghiệp phản ánh kết quả tổng hợp quá trình sử dụng toàn bộ vốn,

Trang 12

tài sản Các chỉ tiêu này phản ánh chất lượng và trình độ quản lý sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp, bao gồm:

Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh

Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh = Doanh thu thuần

Vốn kinh doanh bình quânHiệu suất sử dụng tổng vốn cho biết một đồng vốn được doanh nghiệp đầu tưvào tài sản đem lại mấy đồng doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng vốn càng lớn, trongcác điều kiện khác không đổi có nghĩa là hiệu quả quản lý toàn bộ tài sản càng cao

Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh

Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh = Vốn kinh doanh bình quânLợi nhuận sau thuế

Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu đồng lợi nhuận được tạo ra khi bỏ ra mộtđồng vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ việc sử dụng vốn chủ sở hữucàng hiệu quả

1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn

1.2.3.1 Nhóm nhân tố chủ quan

Nhân tố con người:

Đây là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, con người được

đề cập đến ở đây là toàn bộ lực lượng lao động trong doanh nghiệp bao gồm các nhàquản lý doanh nghiệp và những người trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất kinhdoanh Nhà quản lý đóng vai trò đầu tiên đối với hiệu quả sử dụng vốn Trong quátrình sản xuất kinh doanh, nếu nhà quản lý không có phương án sản xuất kinh doanhhữu hiệu, không bố trí hợp lý các khâu, các giai đoạn sản xuất, sẽ gây lãng phí về nhânlực, vốn, nguyên vật liệu… Điều này sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanhnói chung, hiệu quả sử dụng vốn nói riêng Trong quản lý tài chính, nhà quản lý doanhnghiệp phải xác định nhu cầu vốn kinh doanh, phải bố trí cơ cấu hợp lý, không để vốn

bị ứ đọng, dư thừa, phải huy động đủ vốn cho sản xuất Nếu vốn không đủ đáp ứngcho nhu cầu sản xuất thì quá trình sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng Nếu cơ cấu vốnkhông hợp lý, vốn đầu tư lớn vào các tài sản không sử dụng hoặc ít sử dụng, vốn trongquá trình thanh toán bị chiếm dụng sẽ tăng chi phí sản xuất, làm giảm lợi nhuận, giảmhiệu quả sử dụng vốn

Cơ cấu vốn :

Trang 13

Cơ cấu vốn thể hiện quan hệ tỷ lệ giữa các yếu tố cấu thành vốn trong tổng vốn

sử dụng Cơ cấu vốn được xem xét theo nguồn vốn và các tiêu chí khác nhau

Do chịu sự ảnh hưởng của nhân tố khác nên cơ cấu vốn trong doanh nghiệpkhác nhau Các nhân tố chính ảnh hưởng đến cơ cấu vốn bao gồm các nhân tố sau:

- Sự ổn định của doanh thu và lợi nhuận: Ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô củavốn huy động Khi doanh thu ổn định sẽ có nguồn để lập quỹ trả nợ đến hạn, khi kếtquả kinh doanh có lãi sẽ có nguồn để trả lãi vay Trong trường hợp này tỷ trọng củavốn huy động trong tổng số vốn của doanh nghiệp sẽ cao và ngược lại

- Cơ cấu tài sản: Tài sản cố định là loại tài sản có thời gian thu hồi dài, do đó nóphải được đầu tư bằng nguồn vốn dài hạn, ngược lại, tài sản lưu động sẽ được đầu tưvào một phần của vốn dài hạn, còn chủ yếu là vốn ngắn hạn

- Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành: Những doanh nghiệp nào có chu kỳ kinhdoanh dài, vòng quay vốn chậm thì cơ cấu vốn nghiêng về vốn chủ sở hữu, ngược lạinhững doanh nghiệp thuộc ngành dịch vụ, bán buôn… thì vốn tài trợ từ các khoản nợ

sẽ chiếm tỷ trọng cao

- Mức độ chấp nhận rủi do của người lãnh đạo: Trong kinh doanh phải chấpnhận rủi do, nhưng điều đó lại đồng nghĩa với cơ hội để gia tăng lợi nhuận Tăng tỷtrọng của vốn vay nợ, sẽ tăng mức độ mạo hiểm

- Doanh lợi vốn và lãi suất huy động: Khi doanh lợi vốn cao hơn lãi suất vốnvay sẽ lựa chọn hình thức tài trợ bằng vốn vay Ngược lại khi doanh lợi vốn nhỏ hơnlãi suất vốn vay thì cấu trúc lại nghiêng về vốn chủ sở hữu

- Thái độ của người cho vay: Thông thường người cho vay thích cơ cấu nghiêng

về vốn của chủ sở hữu, với cấu trúc này thì doanh nghiệp có khả năng trả nợ đúng hạn,

có sự an toàn về đồng vốn mà họ bỏ ra cho vay

Cơ cấu vốn có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến chiphí vốn, đến khả năng kinh doanh và do đó ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của đồngvốn Chính vì vậy mà cơ cấu vốn là nhân tố tuy chủ yếu tác động gián tiếp song rấtquan trọng đối với hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Giải quyết tốt vấn đề cơ cấu vốn hợp lý chính là thực hiện tốt các mặt:

Trang 14

- Đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa vốn cố định tích cực (vốn đầu tư vào tài sản cốđịnh tham gia trực tiếp vào sản xuất kinh doanh như máy móc thiết bị, phương tiện vậntải ) và vốn cố định không tích cực (kho tàng, nhà xưởng, trụ sở văn phòng )

- Một cơ cấu vốn hợp lý sẽ thúc đẩy đồng vốn vận động nhanh giữa các cao độcủa quá trình sản xuất kinh doanh, không bị ứ đọng hay sử dụng sai mục đích

Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành sản xuất kinh doanh:

Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng khôngnhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Mỗi ngành sản xuất kinh doanh cónhững đặc điểm khác nhau về mặt kinh tế kỹ thuật như: Tính chất ngành nghề, tínhthời vụ và chu kỳ sản xuất kinh doanh

Ảnh hưởng của tính chất ngành nghề đến hiệu quả sử dụng vốn thể hiện ở quy

mô, cơ cấu vốn kinh doanh Quy mô, cơ cấu vốn khác nhau sẽ ảnh hưởng tới tốc độluân chuyển vốn, tới phương pháp đầu tư, thể thức thanh toán, chi trả do đó ảnhhưởng tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

Ảnh hưởng của tính thời vụ và chu kỳ sản xuất thể hiện ở nhu cầu vốn vàdoanh thu tiêu thụ sản phẩm Những doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất cótính thời vụ thì nhu cầu vốn lưu động giữa các quý trong năm thường biến động lớn,doanh thu bán hàng không được đều, tình hình thanh toán, chi trả cũng gặp khó khăn,ảnh hưởng tới chu kỳ thu tiền bình quân, tới hệ số vòng quay vốn do đó ảnh hưởngtới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Những doanh nghiệp có chu kỳ sản xuấtkinh doanh ngắn thì nhu cầu vốn trong năm thường không có biến động lớn, doanhnghiệp lại thường xuyên thu được tiền bán hàng, điều đó giúp doanh nghiệp dễ dàngđảm bảo cân đối thu chi bằng tiền và đảm bảo nguồn vốn trong kinh doanh, vốn đượcquay nhiều vòng trong năm Ngược lại những doanh nghiệp sản xuất ra những loại sẩnphẩm có chu kỳ sản xuất dài phải ứng ra một lượng vốn lưu động tương đối lớn, vốnthu hồi chậm, quay vòng ít

1.2.3.2 Nhóm nhân tố khách quan

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong môi trường kinh doanh nhấtđịnh Môi trường kinh doanh là tất cả các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động

Trang 15

của doanh nghiệp Trong quá trình sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn củadoanh nghiệp chịu ảnh hưởng của một số nhân tố sau đây:

Sự ổn định của nền kinh tế:

Sự ổn định hay không ổn định của nền kinh tế, của thị trường có ảnh hưởng trựctiếp tới mức doanh thu của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới nhu cầu về vốn kinhdoanh Những biến động của nền kinh tế có thể gây nên những rủi do trong kinh doanh

mà các nhà quản trị tài chính phải lường trước, những rủi ro đó có ảnh hưởng tới cáckhoản chi phí về đầu tư, chi phí trả lãi hay tiền thuê nhà xưởng, máy móc thiết bị haytìm nguồn tài trợ

Nếu nền kinh tế ổn định và tăng trưởng với một tốc độ nào đó thì doanh nghiệpmuốn duy trì và giữ vững vị trí của mình, cũng phải phấn đấu để phát triển với nhịp độtương đương Khi doanh thu tăng lên, sẽ đưa đến việc gia tăng tài sản, các nguồn phảithu và các loại tài sản khác Khi đó, các nhà quản trị tài chính phải tìm nguồn tài trợcho sự mở rộng sản xuất, sự tăng tài sản đó

Chính sách kinh tế của Nhà nước đối với các doanh nghiệp:

Để tạo ra môi trường kinh tế ổn định, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, nhànước điều hành và quản lý nền kinh tế vĩ mô bằng các chính sách kinh tế vĩ mô Vớibất kỳ sự thay đổi nào trong chế độ chính sách hiện hành sẽ ảnh huởng đến hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng Sự nhấtquán trong chủ trương đường lối cơ bản của Nhà nuớc luôn là yếu tố tạo điều kiện chodoanh nghiệp hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh và có điều kiện nâng cao hiệuquả sử dụng vốn Hệ thống tài chính tiền tệ, vấn đề lạm phát, thất nghiệp và các chínhsách tài khoá của chính phủ có tác động lớn đến quá trình ra quyết định kinh doanh vàkết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Chính sách lãi suất: Lãi suất tín dụng là một công cụ chủ yếu để điều hành

lượng cung tiền tệ, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động vốn và kinh doanhcủa doanh nghiệp Khi lãi suất tăng làm chi phí vốn tăng, nếu doanh nghiệp không cóvốn cơ cấu hợp lý, kinh doanh không hiệu quả thì hiệu quả sử dụng vốn nhất là phầnvốn vay sẽ bị giảm sút Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất là vấn đề quan trọng khiquyết định thực hiện một hoạt động đầu tư hay một phương án sản xuất kinh doanh

Trang 16

Doanh nghiệp phải tính toán xem liệu hoạt động đầu tư hay phương án sản xuất cóđảm bảo được doanh lợi vốn lãi suất tiền vay hay không, nếu nhỏ hơn thì có nghĩa làkhông hiệu quả, doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn Đối với hoạt động đầu tư hay phương ánsản xuất có sử dụng vốn đầu tư cũng phải tính đến chi phối vốn, nếu có hiệu quả thìmới nên thực hiện

- Chính sách thuế: Thuế là công cụ quan trọng của nhà nuớc để điều tiết kinh tế

vĩ mô nói chung và điều tiết hoạt động của doanh nghiệp nói riêng Chính sách thuếcủa nhà nước có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp bởi vì mức thuế cao hay thấp sẽ làm cho phần lợi nhuận sau thuế nhiều hay ít,

do đó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

- Sự hoạt động của thị trường tài chính và hệ thống các hệ thống tài chính trung gian là một nhân tố đáng kể tác động đến hoạt động của doanh nghiệp nói chung

và hoạt động tài chính nói riêng Một thị trường tài chính và hệ thống các tổ chức tàichính trung gian phát triển đầy đủ và đa dạng sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìmkiếm nguồn vốn có chi phí rẻ, đồng thời doanh nghiệp có thể đa dạng các hình thứcđầu tư và có cơ cấu vốn hợp lý và mang lại hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng vốntrong doanh nghiệp

Hiệu quả sử dụng vốn còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố khác như:

+ Khoa học kỹ thuật và công nghệ

+ Sự ổn định chính trị xã hội trong nước và quốc tế

+ Những rủi ro bất thường trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanhnghiệp có thể gặp phải như thiên tai, hoả hoạn, lũ lụt, chiến tranh

Trên đây là những nhân tố chủ yếu tác động đến công tác tổ chức sản xuất kinhdoanh và sử dụng vốn của doanh nghiệp Các doanh nghiệp cần nghiên cứu, xem xétmột cách kỹ lưỡng, thận trọng để phát huy những lợi thế và điều kiện thuận lợi, hạnchế đến mức thấp nhất những hậu quả xấu có thể xảy ra, đảm bảo việc tổ chức huyđộng vốn kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốncủa doanh nghiệp

1.3 NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.

1.3.1 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

Trang 17

Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là tất yếu khách quan và xuấtphát từ những nguyên nhân chủ yếu sau:

Một là, xuất phát từ mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Mọi doanh nghiệp khi tham gia vào kinh doanh đều kỳ vọng vào việc tối đa hoálợi nhuận, lợi nhuận là kết quả, là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh sẽ là một trong số các biệnpháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và là một hướng để nâng cao lợi nhuậncho doanh nghiệp

Hai là, xuất phát từ vai trò và vị trí của vốn kinh doanh trong hoạt động sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Như đã trình bày ở trên, một doanh nghiệp không thể hoạt động nếu thiếu vốnkinh doanh Hiệu quả sử dụng vốn sẽ quyết định kết quả kinh doanh cuối cùng củadoanh nghiệp Do đó, trong quá trình hoạt động và sản xuất kinh doanh, việc bảo toàn

và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đã trở thành một trong số các mục tiêuđặt ra cho mỗi doanh nghiệp

Ba là, xuất phát từ yêu cầu bảo toàn vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Lợi nhuận là mục tiêu hoạt động của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thịtrường Tuy nhiên, việc bảo toàn vốn kinh doanh cũng là một vấn đề đặt ra đối với cácnhà quản lý doanh nghiệp Vì vậy, yêu cầu bảo toàn vốn để từ đó không chỉ dừng lại ởbảo toàn vốn mà c ̣n mở rộng và phát triển quy mô vốn

Bốn là, xuất phát từ yêu cầu hạch toán kinh doanh đầy đủ của doanh nghiệp

trong nền kinh tế thị trường

Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, bất kỳ một doanh nghiệp nào khitiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng phải tuân theo nguyên tắc hạch toánkinh doanh là: Kinh doanh phải lấy thu bù chi và phải có lợi nhuận Nếu không đạtđược yêu cầu này các doanh nghiệp sẽ có nguy cơ phá sản Chính vì vậy, các doanhnghiệp phải luôn có những biện pháp để bảo toàn vốn và nâng cao hiệu quả sản xuấtkinh doanh để khẳng định vị trí của mình trên thị trường

Năm là, xuất phát từ yêu cầu cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh

mẽ thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là vô cùng gay gắt Doanh nghiệp nào tận

Trang 18

dụng tối đa năng lực sản xuất và nâng cao hiệu quả vốn thì sẽ có điều kiện tốt để đứngvững trên thị trường Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp cho doanh nghiệptạo khả năng cạnh tranh và tạo những lợi thế nhất định đến doanh nghiệp có thể tồn tại

và phát triển

Tóm lại, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn kinh doanh có vai trò quantrọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, là điều kiện cấpthiết và là tiền đề để doanh nghiệp tồn tại và phát triển

1.3.2 Các hướng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện trực tiếpthông qua lợi nhuận thu được bởi đây chính là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùnghoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Như vậy, để có định hướngnâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh thì phải theo hướng nâng cao khả năng thulợi nhuận của doanh nghiệp:

• Tích cực tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm

• Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm để tăng doanh thu

Từ hai hướng cụ thể trên, mỗi doanh nghiệp tuỳ thuộc vào đặc điểm, ngànhnghề, hình thức hoạt động, có thể tìm ra những biện pháp cụ thể, phù hợp để nâng caoquả sử dụng vốn kinh doanh Có một số biện pháp cơ bản sau:

Thứ nhất, xác định nhu cầu vốn kinh doanh chính xác, đầy đủ và kịp thời Nhu

cầu vốn kinh doanh phải được xác định dựa trên quy mô kinh doanh, kế hoạch sảnxuất làm cơ sở đảm bảo đưa ra kế hoạch huy động và sử dụng vốn phù hợp tránh tìnhtrạng thiếu vốn gây ngưng trệ sản xuất hoặc thừa, thiếu vốn gây ứ đọng vốn, làm giảmkhả năng sinh lời của đồng vốn

Thứ hai, lựa chọn cơ cấu và hình thức huy động vốn kinh doanh theo hướng

tích cực: Khai thác triệt để nguồn vốn bên trong để tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn,giảm thiểu rủi ro thanh toán và đảm bảo khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệpđồng thời tăng cường khai thác, huy động vốn từ nhiều nguồn bên ngoài để nâng caokhả năng sinh lời của đồng vốn

Thứ ba, cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát để có thể nắm bắt được

tình hình biến động về giá trị cũng như cơ cấu của tài sản nhằm hạn chế sự mất mát,

Trang 19

thất thoát tài sản trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo vốn kinhdoanh được bảo toàn về hiện vật.

Thứ tư, cần xây dựng cơ chế quản lý và sử dụng tài sản trong doanh nghiệp làm

cơ sở cho việc thực hiện có hiệu quả công tác bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh

Thứ năm, thực hiện áp dụng các phương pháp phòng chống rủi ro bằng cách

chủ động mua bảo hiểm cho tài sản và trích lập các quỹ dự phòng để đảm bảo nguồntài chính bù đắp những rủi ro có thể xảy ra và bảo toàn được vốn kinh doanh chodoanh nghiệp

Trang 20

Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH IN BAO BÌ YUTO VIỆT NAM 2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY IN BAO BÌ YUTO VIỆT NAM

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH in bao bì Yuto Việt Nam

Công ty TNHH in bao bì Yuto được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấpgiấy đăng ký kinh doanh Công ty TNHH in bao bì Yuto Việt Nam theo số lần đầungày 21 tháng 12 năm 2005, bắt đầu đi vào hoạt động là một Công ty TNHH chínhthức vào ngày 01 tháng 01 năm 2006

- Tên Công ty : Công ty TNHH in bao bì Yuto Việt Nam

- Tên giao dịch: Viet Nam Yuto printing packaging company

- Trụ sở chính của Công ty đặt tại: Phương Liễu, Quế Võ, Bắc Ninh

- Email : szyuto.com

Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế và sự chuyển đổi dần của nền kinh tếquốc dân từ tập trung bao cấp thành nền kinh tế thị trường, Công ty cũng dần ngàycàng phát triển, mở rộng quy mô và thị trường kinh doanh - từ việc chỉ sản xuất vàkinh doanh chỉ ở mức độ phục vụ cho ngành hàng hộp thì đến nay Công ty đã mở rộngngành nghề kinh doanh sang các lĩnh vực như sản xuất in ấn sách…

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của Công ty.

Công ty cung cấp các loại bao giấy cho các công ty, tập đoàn điện tử lớn trongnước như Samsung, Foxconn, Uniden, Italisa…

Trang 21

2.1.2.2 Đặc điểm về bộ máy tổ chức quản lý của Công ty.

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty là các phòng ban chức năng, đểđảm bảo sự thống nhất, tự chủ, phối hợp nhịp nhàng của các phòng ban chức năngtrong toàn Công ty với nhau Với mô hình phân cấp chức năng trong quản lý thì Công

ty đã tận dụng được trí tuệ của các cá nhân giỏi trong từng lĩnh vực cụ thể, giảm bớtđược khối lượng công tác quản lý chung trong toàn Công ty của Tổng giám đốc Tuynhiên với mô hình này, Công ty gặp một số bất lợi trong quá trình quản lý đó là sẽ cóngười được giao cùng lúc nhiều nhiệm vụ khác nhau cùng lúc do vậy hiệu quả côngviệc sẽ không cao, không phù hợp với yêu cầu của người quản lý cấp cao Bên cạnhđấy, với mô hình phân cấp chức năng trong quản lý đã vi phạm nguyên tắc tập trungtrong một đầu mối quản lý của cấp lãnh đạo cao cấp

* Ban lãnh đạo Công ty: Là bộ phận trực tiếp mọi hoạt động của công ty, bao

gồm Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc và kế toán trưởng của Công ty

- Tổng giám đốc: Là người được bầu ra trong cuộc họp Hội đồng quản trị Tổnggiám đốc là người đại diện của công ty trước pháp luật và cũng là người thay mặt công

ty chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao,

về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

- Phó tổng giám đốc: Được Tổng giám đốc uỷ quyền và điều hành một số lĩnhvực cụ thể của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Tổng giám đốc vàviệc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đã được giao

- Kế toán trưởng: Là người được Tổng giám đốc bổ nhiệm, tham mưu cho Tổnggiám đốc trong vấn đề quản lý tài chính cho công ty Là người điều hành, chỉ đạo, tổchức công tác kế hạch toán thống kê của công ty Kế toán trưởng của công ty phải chịutrách nhiệm trước pháp luật và Tổng giám đốc về báo cáo tài chính của công ty

* Phòng Tổ chức - nhân sự: Gồm trưởng phòng và các phó phòng giúp việc Đây

là bộ phận có chức năng quản lý điều hành lĩnh vực sắp xếp tổ chức bộ máy sản xuấtkinh doanh của công ty, công tác cán bộ, điều hành các công việc cụ thể liên quan đếncán bộ công nhân viên của công ty như tuyển dụng, đào tạo nghiệp vụ, lươngthưởng…

Trang 22

* Phòng Tài chính - Kế toán: Gồm trưởng phòng và các phó phòng giúp việc.

Đây là bộ phận có chức năng điều hành, quản lý tài chính kế toán của công ty, hướngdẫn, kiểm soát việc thực hiện chế độ kế toán của các đơn vị trực thuộc Và định kỳ báocáo tình hình tài chính kế toán lên các cấp lãnh đạo của công ty xem xét và quyết định

* Phòng Kinh doanh gồm: Trưởng phòng và các phó phòng giúp việc Đây là bộ

phận có nhiệm vụ lập kế hoạch chiến lược kinh doanh của công ty và các kế hoạch cụthể cho từng giai đoạn cụ thể trình lên tổng giám đốc xem xét và quyết định Bên cạnhđấy, phòng còn chỉ đạo nghiệp vụ kinh doanh cho toàn Công ty và các đơn vị trựcthuộc dưới sự chỉ đạo và tinh thần của các cấp lãnh đạo

2.1.2.3 Thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh

Công ty hoạt động trong lĩnh vực in bao bì , nên khách hàng của công ty là tất

cả các tổ chức, các công ty khác hoạt động yêu cầu đóng gói bao bì sản phẩm

Công ty tổ chức nhập khẩu liệu giấy ngành in của các bạn hàng nước ngoàinhư: Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thụy Điển và nhập khẩu sản phẩm nẹp gócđóng hàng để bán trong nước, như nhập khẩu nguyên liệu của công ty in bao bi TânViệt Hưng, công ty TNHH Tân Thành Đồng, Công ty TNHH Việt Hưng

Như vậy công ty kinh doanh chủ yếu các sản phẩm ngành in trong nước cònđối với thị trường nước ngoài thì công ty đóng vai trò là người mua các sản phẩm,nguyên liệu bản giấy

2.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Có thể nói giai đoạn 2009-2011 là giai đoạn có tính chất quyết định cho quá trình phát triển kinh doanh của Công ty TNHH in bao bì Yuto Việt Nam

Trong giai đoạn này, công ty mở rộng quy mô lớn đầu tư mở rộng thêm 2 nhà máy sản xuất

Với xu thế phát triển của ngành in nói riêng và của nền kinh tế nói chung, cùng với sự dẫn dắt của Tập đoàn in ấn Yuto Tô Châu Trung Quốc tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển Sản lượng bán ra năm 2011 là 148.300 vạn hàng, tăng 72.436 vạn hàng (95,48%) so với năm 2010

Trang 23

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2009 - 2011

Đơn vị tính: triệu đồng

2009

Năm 2010

CL so với năm trước

Năm 2011

CL so với năm trước

Tổng doanh thu 770.910 663.203 -107.502 1.251.040 587.837Doanh thu thuần 770.750 663.203 -107.342 1.250.487 587.284Giá vốn hàng bán 743.281 637.110 -106.171 1.196.860 559.750

Tổng lợi nhuận trước thuế -7.920 -6.510 2.619 10.420 16.930

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2009-2011

2.2 THỰC TRẠNG VỀ VỐN VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH IN BAO BÌ YUTO VIỆT NAM

2.2.1 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty

- Quy mô SXKD:

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: Tổng tài sản năm 2010 giảm 121.876 triệu đồng(31,7%) so với năm 2009; Tổng tài sản năm 2011 tăng 156.677 triệu đồng (59,5%) sovới năm 2010 Doanh thu năm 2010 giảm 107.707 triệu đồng (14%) so với năm 2009;Doanh thu năm 2011 tăng 587.837 triệu đồng (88,6%) so với năm 2010 Nguyên nhâncủa việc quy mô sản xuất và doanh thu năm 2010 giảm so với năm 2009 là do thịtrường giấy trong những năm gần đây chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố có tác độngtiêu cực, gây khó khăn cho việc huy động vốn Mặt khác, giai đoạn này Công ty đangtrong quá trình mở rộng quy mô nhà xưởng, đầu tư các trang thiết bị nên không hoàntoàn tập trung vào hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, sau một thời gian ổn định cơ cấutài sản cố định, nắm bắt kịp thời xu thế phát triển của ngành in bao bì trong và ngoàinước, năm 2011, sản lượng bán ra đạt 148.300 vạn hàng, tăng 72.436 vạn hàng(95,48%) so với năm 2010

• Hiệu quả SXKD:

Sau khi được xử lý lỗ luỹ kế tại thời điểm mở thêm xưởng(31/12/2009), năm

2010 kết quả hoạt động kinh doanh tiếp tục lỗ 6.510 triệu đồng So với số lỗ thực năm

Trang 24

2009 (7.920) triệu đồng, năm 2010 số lỗ đã giảm nhưng hoạt động sản xuất kinh doanhchưa hiệu quả Tổng giá trị mua vào năm 2010: 70.040 tấn (=57,9% kế hoạch năm

2010 và = 72,6% so với thực hiện năm 2009); bán ra năm 2010: 75.864 tấn (=60% kếhoạch năm 2010 và = 82% so với thực hiện năm 2009) - trong đó bán hàng tồn khonăm cũ có giá vốn cao gây lỗ: 9.101 vạn hàng, bán hàng mua mới: 63.206 vạn hàng

Năm 2011, Lợi nhuận sau thuế đạt 10.420 triệu đồng, tăng 16.930 triệu đồng(260%) so với năm 2010 Sau khi giảm trừ lỗ luỹ kế năm 2010 (6.510 triệu đồng), lợinhuận chưa phân phối năm 2011 còn 3.909 triệu đồng Có thể thấy lợi nhuận năm

2011 tăng một cách đột biến Hơn thế, năm 2010, tỷ lệ giá vốn trên doanh thu là96,25%, tỷ lệ chi phí bán hàng + chi phí quản lý trên doanh thu là 3,5%; năm 2011, tỷ

lệ giá vốn trên doanh thu là 95,71%, tỷ lệ chi phí bán hàng + chi phí quản lý trêndoanh thu là 3% Tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí cho thấy năm

2011, cùng với việc nắm được lợi thế nhu cầu trong nước tăng cao, công ty đã tiếtkiệm chi phí đầu vào, chi phí đầu ra, làm lợi nhuận tăng đột biến

2.2.2 Tình hình tài chính của Công ty

2.2.2.1 Khái quát tình hình tài chính của Công ty.

Bảng 2.2 : Bảng cân đối kế toán các năm 2009-2011

Đơn vị tính: triệu đồng

I Tiền và các khoản tương đương tiền 13.286 12.765 9.676

Trang 25

- Tổng tài sản năm 2010 giảm 121.876 triệu đồng so với năm 2009, chủ yếu dogiảm tài sản ngắn hạn (Các khoản phải thu giảm: 59.391 triệu đồng; hàng tồn khogiảm: 57.196 triệu đồng) và giảm tài sản dài hạn (chủ yếu do giảm tài sản cố định vàcác khoản đầu tư tài chính dài hạn).

- Vốn luân chuyển (Vốn lưu động ròng) năm 2010: 46.980 triệu đồng, chiếm20,73% vốn lưu động; năm 2011 là 70.382 triệu đồng, chiếm 18,05% vốn lưu động.Nếu loại trừ tài sản kém chất lượng ra khỏi tài sản có thì vốn luân chuyển năm 2011chỉ còn 54.502 triệu đồng, chiếm 13,98 tổng vốn lưu động Chỉ tiêu này dương biểuhiện tài sản cố định được tài trợ vững chắc bằng nguồn vốn ổn định, doanh nghiệp sửdụng vốn theo đúng nguyên tắc tài chính, không xảy ra tình trạng sử dụng nguồn vốnngắn hạn để đầu tư tài sản cố định Vốn doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh

ở mức khá đảm bảo tính ổn định tương đối của tài chính DN nhất là khả năng thanhtoán ngắn hạn, tuy nhiên nếu loại trừ tài sản kém chất lượng thì vốn luân chuyểnchiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng vốn lưu động cho thấy chất lượng tài sản có củadoanh nghiệp chưa cao (tài sản kém chất lượng chiếm một tỷ trọng tương đối trongtổng tài sản có, năm 2011 là 3,78%)

- Năm 2010, nợ phải trả giảm 115.366 triệu đồng (39,11%) so với năm 2009, cụthể giảm vay và nợ ngắn hạn: (125.046 triệu đồng tương đương 51,53%), tuy nhiênphải trả người bán và phải trả người lao động tăng Năm 2011, Nợ phải trả tăng146.137 triệu đồng (81,12%) Cụ thể, tăng vay và nợ ngắn hạn: 88.071 triệu đồng(74,89%) Phải trả người bán và phải trả công nhân viên đều tăng

- Do DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại nên tài sản cố định của doanhnghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng nguồn vốn: năm 2010 là 7,94%; năm 2011 là7,0%, chủ yếu là nhà kho, cửa hàng phục vụ kinh doanh Cơ cấu vốn phù hợp với cơcấu vốn chung của ngành, toàn bộ tài sản cố định được đầu tư từ vốn của doanhnghiệp

- Sau khi được xử lý lỗ luỹ kế tại thời điểm chuyển sang cổ phần hoá(31/12/2009), năm 2010 kết quả hoạt động kinh doanh tiếp tục lỗ 6.510 triệu đồng.Năm 2011, lợi nhuận sau thuế sau khi đã bù đắp số lỗ luỹ kế trước đó đạt 3.909 triệuđồng Như vậy hoạt động kinh doanh đang có chiều hướng tốt lên

Trang 26

2.2.2.2 Phân tích các chỉ tiêu và đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp.

1.6 Hệ số trang trải lãi vay lần

II Chỉ tiêu về sức tăng trưởng

2.1 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu % (41) (13,97) 88,64

III Chỉ tiêu về tính hiệu quả hoạt

động

3.4 Thời gian thanh toán công nợ Ngày 35,52 34,69

IV Chỉ tiêu về khả năng sinh lời

- Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời được tính toán trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng tài sản và nguồn vốn.

- Kỳ thu tiền bình quân chỉ tính cho nợ phải thu khách hàng

a, Các chỉ tiêu về tính ổn định

+ Hệ số thanh toán ngắn hạn: Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn qua cácnăm ở mức ổn định, không quá cao và > 1, năm 2011 là 1,22 lần tăng so với năm 2010nhưng không nhiều Hệ số này đủ đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn nóichung đồng thời không thừa tiền nhàn rỗi Thực tế, trong hai quý đầu năm 2011, dovốn lưu động luân chuyển chậm nên công ty chậm thanh toán nợ với ngân hàng ở một

số khoản vay (chủ yếu do lượng hàng tồn kho năm 2010 chậm luân chuyển) nhưng

Trang 27

công ty vẫn đảm bảo nghĩa vụ thanh toán nợ của mình, không để phát sinh nợ quá hạn.

Từ tháng 8/2011, công ty đã trả hết nợ vay gia hạn, không phát sinh nợ gia hạn mới,thậm chí còn thanh toán nợ trước hạn cho ngân hàng (cụ thể tính đến cuối tháng12/2011, công ty đã trả hết nợ vay đến hạn tại thời điểm tháng 3/2012) Điều này chothấy khả năng thanh toán nợ năm 2011 phát triển theo chiều hướng tốt

+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Cuối năm 2011, hệ số khả năng thanh toánnhanh đạt 0,62, giảm 0,12 làn so với đầu năm Nguyên nhân là do tốc độ tăng của nợphải trả nhanh hơn so với tốc độ tăng của hàng tồn kho Hàng tồn kho chiếm tỷ trọnglớn nhất trong vốn lưu động (49,23%) Nợ phải trả, đặc biệt là vay và nợ ngắn hạn tăngmạnh trong khi khả năng thanh khoản đối với các khoản phải thu khách hàng khôngcao sẽ tiềm ẩn nhiểu rủi ro khi các khoản nợ đến hạn cùng một thời điểm cũng như tạicác thời điểm liên tiếp nhau

+ Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu: năm 2010 là 4,143 lần (giảm: 0,32 so với năm2009); năm 2011 là 3,46 lần (giảm 0,683 lần so với năm 2010) Hệ số này ở mức thấphơn khi loại trừ tài sản chất lượng kém ra khỏi vốn chủ sở hữu Hệ số này cũng chothấy chất lượng tài sản có của công ty không cao, vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một tỷtrọng nhỏ so với nợ phải trả So với chỉ số bình quân ngành (cùng quy mô) thì hệ sốnày của công ty ở mức tương đối cao, điều này tiềm ẩn nhiểu rủi ro khi hoạt động kinhdoanh không hiệu quả

+ Hệ số tự tài trợ năm 2011 là: 22%, năm 2006 là 19,45% (Trên cơ sở chưa loạitrừ tài sản kém chất lượng ra khỏi vốn chủ hữu) Từ thực trạng tài chính các DN Nhànước hiện nay thì hệ số trên tương đối an toàn đối với Ngân hàng cấp vốn Với tỷ lệ tựtài trợ giao động từ 28-31%, khách hàng là một doanh nghiệp có khả năng tự chủ tàichính khá Như vậy hệ số tự tài trợ của Công ty chưa thật cao Tuy nhiên, sau khi loạitrừ tài sản kém chất lượng ra khỏi tài sản có, hệ số này có thấp hơn Vốn chủ sở hữucủa DN đến 31/12/2011 là 93.909 triệu đồng (trong đó vốn đầu tư của chủ sở hữu là90.000 triệu đồng; lợi nhuận chưa phân phối là 3.909 triệu đồng) Với lượng vốn trên

DN có tính chủ động tài chính khá và đủ khả năng bù đắp rủi ro trong kinh doanh cũngnhư đảm bảo được khả năng thanh toán nợ

+ Khả năng trang trải lãi vay: Hoạt động kinh doanh năm 2006 không thật hiệuquả, kết quả hoạt động kinh doanh nói chung lỗ 6.510 triệu đồng Năm 2011, chỉ tiêu

Trang 28

này đạt 1,64 và lợi nhuận sau thuế đã bù đắp được số lỗ của năm 2010 Kết hợp vớihoạt động kinh doanh kho bãi khá hiệu quả, doanh nghiệp vẫn đảm bảo khả năng trảlãi vay đầy đủ và đúng hạn.

b, Chỉ tiêu về tăng trưởng

+ Doanh thu năm 2010 đạt 663.203 triệu đồng, tiếp tục giảm 107.706 triệu đồng(13,97%) so với năm 2009 Doanh thu thực hiện năm 2010 đạt 60% kế hoạch năm

2006 và đạt 82% so với thực hiện năm 2009 Theo báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh, bán ra năm 2010: 75.864 vạn hàng, trong đó: Bán hàng tồn kho cũ năm 2009chuyển sang 12.658 vạn hàng (trong đó Huy động tồn kho cũ có giá vốn cao gây lỗ là9.101 tấn, chiếm 72% lượng hàng tồn 2009 bán ra), và bán hàng mua mới là: 63.206vạn (chiếm 83,31% tổng lượng hàng tiêu thụ) Nguyên nhân doanh thu giảm chủ yếu

do đẩy mạnh tiêu thụ lượng hàng tồn kho giá vốn cao và do không tận dụng được cơhội kinh doanh ở một số thời điểm giá tăng cao (thực tế lượng hàng mua vào năm 2010là: 70.040 vạn bản giấy, chỉ đạt 57,9% kế hoạch và lượng hàng mua mới bán ra là:63.206 vạn hàng, chỉ đạt 60% kế hoạch) Doanh thu năm 2011 đạt 1.251.040 triệuđồng, tăng 587.838 triệu đồng so với năm 2010 và đạt 120% kế hoặch năm 2011.Nguyên nhân tăng doanh thu do lượng hàng tiêu thụ trong năm tăng Đây là tỷ lệ tăngtrưởng không quá nóng do thị trường giấy năm 2011 biến động theo chiều hướng cólợi cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ngành in (cầu của thị trường bao bì tăngcao, giá giấy cũng tăng mạnh do ảnh hưởng của thị trường thế giới và tác động củanhiều yếu tố Doanh thu bị giảm trừ 552 triệu đồng do hàng bán bị trả lại Tuy nhiên,con số này chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu (0,40%)

+ Kết quả hoạt động kinh doanh: năm 2010 lỗ 6.510 triệu đồng (mặc dù đãđược được xử lý hết số lỗ luỹ kế tại thời điểm đầu tư thêm xưởng -31/12/2009).Nguyên nhân do doanh thu tiêu thụ không cao, do đẩy mạnh tiêu thụ lượng hàng tồnkho giá vốn cao năm 2009 nhưng không tận dụng được cơ hội kinh doanh ở một sốthời điểm giá giấy tăng cao (Thực tế, thị trường giấy năm 2010 khá ổn định) Mặc dùvậy, hoạt động kinh doanh hàng mới mua vào năm 2010 hiệu quả Sang năm 2011, lợinhuận sau thuế đạt 10.419 triệu đồng Sau khi bù đắp lỗ luỹ kế năm trước thì lợi nhuậnsau thuế còn 3.909 triệu đồng Tuy nhiên nếu tính hết chi phí (Chi phí lãi vay chưaphân bổ hết cho hàng tồn kho, chi phí vận chuyển, bốc xếp, chi phí kiểm toán…), đặc

Trang 29

biệt là chi phí dự phòng phải thu khó đòi (nếu trích lập đầy đủ) thì kết quả kinh doanhthực tế thấp hơn nhiều.

Qua những phân tích trên, có thể thấy giai đoạn 2009-2011 là một giai đoạnquan trọng trong quá trình phát triển của Công ty Năm 2009-2010, với sự thay đổiquy mô hoạt động, Công ty đã gặp không ít những khó khăn về cả mặt quản lý cũngnhư hoạt động sản xuất kinh doanh Với nỗ lực không nhỏ, Công ty đã từng bước tìmđược cho mình hướng đi ổn định và phát triển Năm 2011, Công ty đã đạt được mứctăng trưởng đáng kể Số lỗ luỹ kế từ những năm trước đã được bù đắp hết và vẫn cólãi Tuy nhiên, để đánh giá xác thực hơn nữa tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanhcủa Công ty TNHH in bao bì Yuto Việt Nam, ta cần xem xét, phân tích các chỉ tiêu cụthể

c, Chỉ tiêu về tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh

- Nhìn chung hoạt động kinh doanh năm 2011 có chiều hướng tốt hơn năm

2010 doanh thu, lợi nhuận tăng nhưng chưa thật cao.Vòng quay tài sản năm 2011 là3,66 vòng/năm; năm 2010 là 2,05 vòng/năm Điều này cho thấy mặc dù doanh thu vàlợi nhuận tăng nhưng năm 2011, một đồng vốn đưa vào kinh doanh chỉ tạo ra chodoanh nghiệp 3,66 đồng doanh thu Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

có chiều hướng tăng so với năm trước vẫn là thấp so với bình quân của ngành

- Hàng tồn kho năm 20010 giảm 57.196 triệu đồng (37,82%) so với thời điểm31/12/2009 Trong năm, doanh nghiệp đã tiêu thụ 12.658 tấn hàng tồn kho cũ năm

2009 (chiếm 16,69% lượng hàng tiêu thụ trong năm), trong đó huy động tồn kho cũ cógiá vốn cao gây lỗ: 9.101 vạn (chiếm 72% lượng hàng tồn kho cũ năm 2009 và chiếm12% tổng lượng hàng bán ra năm 2010) Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 lỗ6.510 triệu đồng chủ yếu do tiêu thụ lượng hàng tồn kho cũ năm 2009 (lượng hàng tồnkho cũ có giá vốn cao chiếm tới 72%), mặt khác do công ty không tận dụng được cơhội đẩy mạnh tiêu thụ hàng ở một số thời điểm giá giấy tăng cao Như vậy, lượng hàng

cũ năm 2009 còn tồn đến 31/12/2010 là: 3.894 vạn hàng (chiếm 36,29% lượng hàngtồn kho năm 2010), trong đó hàng tồn kho có giá vốn cao gây lỗ là: 2.726 vạn hàng, trịgiá ước tính khoảng: 23.709 triệu đồng Hàng tồn kho giảm là dấu hiệu cho thấy nỗ lựccủa doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho cũ năm 2009, tuy nhiênlượng hàng cũ năm 2009 còn tồn đến 31/12/2010 vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong

Trang 30

hàng tồn kho, đồng thời thời gian dự trữ hàng tồn kho năm 2010 tăng 7 ngày so vớinăm 2009 lại chỉ ra công tác quản lý hàng tồn kho của công ty chưa tốt, vốn sử dụngchưa thật hiệu quả, điều này trực tiếp làm giảm dòng tiền do vốn kém hoạt động, giảmvòng quay vốn lưu động, làm tăng tỷ lệ vốn không sinh lời Lượng hàng mua vào trongnăm được tiêu thụ hầu hết (90,24%) cho thấy hoạt động bán hàng trong năm khá tốt,nhưng nó cũng cho thấy công ty chưa tận dụng tốt cơ hội kinh doanh (cụ thể lượnghàng mua vào chỉ đạt 57,9% kế hoạch), điều này lý giải cho việc không đạt được kếhoạch về doanh thu, đồng thời công ty cũng không tận dụng được việc đẩy mạnh tiêuthụ hàng vào thời điểm giá thép tăng cao trong 3 tháng đầu năm 2011 nhằm gia tănglợi nhuận, vòng quay hàng tồn kho năm 2010: 5,1 vòng cao hơn so với mức bình quântối ưu của ngành Năm 2011, giá trị hàng tồn kho là 140.427 triệu đồng, tăng 97.868triệu đồng (104,07 %) so với năm 2010 Do thị trường giấy những tháng cuối năm pháttriển theo xu hướng thuận lợi (nhu cầu tiêu thụ và giá gấy có xu hướng tăng) Do vậy,

có thể việc dự trữ hàng tồn kho để tận dụng lợi thế cạnh tranh đối với doanh nghiệp làcần thiết

- Các khoản phải thu năm 2010 giảm mạnh: 59.391 triệu đồng (33,19%); trong

đó phải thu khách hàng giảm: 62.736 triệu đồng (39,77%) so với năm 2009 Năm

2010, phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng giá trị các khoản phảithu: 79,50% Tốc độ giảm của phải thu khách hàng cao hơn tốc độ giảm của doanhthu, đồng thời thời gian thu hồi công nợ năm 2010 giảm 37 ngày chứng tỏ công tácquản lý các khoản phải thu và thu hồi nợ của doanh nghiệp năm 2010 tốt hơn năm

2009 Trong tổng nợ phải thu khách hàng (Bao gồm phải thu ngắn hạn và phải thu dàihạn của khách hàng): 110.351 triệu đồng, nợ nhóm A: 69.653 triệu đồng (chiếm63,22% tổng nợ phải thu); nhóm B: 24.296 triệu đồng (chiếm 22,05%); nhóm C:16.221 triệu đồng (chiếm 14,73%) Như vậy, tỷ lệ nợ nhóm B, nhóm C cao tại thờiđiểm 31/12/2010 vẫn chỉ ra rằng hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, điều này trực tiếp ảnhhưởng đến tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp (Vòng quay vốn lưuđộng năm 2010 vẫn giữ nguyên ở mức 2,32 vòng so với năm 2009 mặc dù hàng tồnkho và phải thu giảm)

Năm 2011, các khoản phải thu tăng 28.798 triệu đồng (25,8%) so với năm

2010, trong đó phải thu khách hàng tăng 29.562 triệu đồng (26,83%) Tốc độ tăng

Trang 31

doanh thu (120%) cao hơn nhiều so với tốc độ tăng các khoản phải thu, đồng thời thờigian thu hồi công nợ năm 2011 (37 ngày) giảm 6 ngày so với năm 2010 và giảm 33ngày so với năm 2009 chứng tỏ công tác quản lý các khoản phải thu và thu hồi công

nợ của công ty năm tốt hơn các năm trước Trong tổng nợ phải thu khách hàng(139.732 triệu đồng) thì nợ nhóm A: 96.571 triệu đồng (chiếm 61,11% tổng nợ phảithu); nhóm B: 29.717 triệu đồng (chiếm 21,29% tổng nợ phải thu); nhóm C: 13.444triệu đồng (chiếm 9,6% tổng nợ phải thu), trong đó nợ khó đòi là 3.057 triệu đồng Tỷ

lệ phải thu nhóm B, nhóm C đã giảm so với năm 2010 nhưng vẫn ở mức cao, điều nàychỉ ra rằng hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanhtoán ngắn hạn cũng như khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp

Về công nợ khó đòi: Nợ quá hạn và khó đòi đến 31/12/2010 là 16.221 triệuđồng, trong đó có 954 triệu đồng (giảm 1.683 triệu đồng so với năm 2009) không cókhả năng thu hồi bao gồm 3 doanh nghiệp, chủ yếu là công ty TNHH: Sunny ViệtNam (378 triệu đồng); Công ty TNHH Thành Vinh (362 triệu đồng, lãi chậm trả: 58triệu đồng); Công ty TNHH Neo Neo (157 triệu đồng) Nợ khó đòi đã xử lý tại thờiđiểm 31/12/2010 là 13.497 triệu đồng Năm 2011, nợ quá hạn và khó đòi tính đến ngày31/12/2011 là 13.444 triệu đồng (chủ yếu của những khách hàng là các công ty điệnlạnh , điện tử …) Số nợ khó đòi đã xử lý trong năm 2011 là 14.396 triệu đồng Nhưvậy, nợ khó đòi năm 2011 đã giảm so với năm 2010 nhưng không đáng kể và vẫn ởmức cao Điều này cho thấy nỗ lực của doanh nghiệp trong công tác xử lý nợ khó đòinhưng cũng chỉ ra công tác thu hồi nợ và quản lý các khoản phải thu chưa tốt, vốn củadoanh nghiệp vẫn bị chiếm dụng

Những chỉ tiêu trên cho thấy việc sử dụng vốn kinh doanh năm 2011 có chiềuhướng tốt hơn năm 2010 Tuy nhiên, luân chuyển hàng hoá và tiền tệ chậm, công tácquản lý hàng tồn kho, phải thu và thu hồi nợ năm 2011 chưa thật tốt (vẫn phát sinh nợquá hạn, nợ khó đòi, hàng bán bị trả lại)

d, Các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi

Hoạt động kinh doanh năm 2010 lỗ 6.510 triệu đồng, doanh thu giảm nên cácchỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên doanh thu, trên tổng tài sản và trên vốn chủ sở hữu đều âm.Năm 2011, tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế/tổng tàisản và lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu lần lượt là: 0,8%; 2,5%; 11,6% Như vậy,

Ngày đăng: 24/03/2015, 07:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w