TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 384.979 263.103 420

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH in bao bi Yuto Việt Nam (Trang 32)

B NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 90,000 23 83.490 32 94.259

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 384.979 263.103 420

Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty các năm 2009-2011

Vốn của công ty được hình thành từ hai nguồn là: Nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Một cơ cấu vốn hợp lý và hiệu quả phải đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, vừa đảm bảo sự an toàn về mặt tài chính cho doanh nghiệp, đồng thời phát huy tối đa ảnh hưởng tích cực của đòn bẩy tài

chính trong kinh doanh, tạo dựng được tính thanh khoản cao trong sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Từ bảng 2.2 ta thấy quy mô vốn kinh doanh năm 2009 tăng so với năm 2008 là 16.606 triệu đồng, năm 2010 giảm so với năm 2009 là 121.876 triệu đồng, năm 2011 tăng so với năm 2010 là 156.906 triệu đồng. Phân tích chi tiết ta thấy:

- Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn kinh doanh và biến động qua các năm. Năm 2010 VCSH là 83.490 trđ, chiếm 32% trong tổng vốn kinh doanh. Năm 2011, VCSH là 94.259 triệu đồng, chiếm 22% tổng vốn kinh doanh, tăng 10.769 triệu đồng (12,9%) so với năm 2010. Nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh năm 2011 hiệu quả hơn năm 2010 (Năm 2011, lợi nhuận sau thuế đạt 10.419 triệu đồng, đã khắc phục hết số lỗ luỹ kế trước đó và có lãi). Tuy nhiên, tỷ trọng VCSH năm 2011 thấp hơn so với năm 2010. Do tốc độ tăng của tài sản cao hơn tốc độ tăng của VCSH. Điều này cho thấy để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh trong năm 2011 công ty chủ yếu vay ngắn hạn và sử dụng nguồn vốn chiếm dụng để phục vụ sản xuất kinh doanh. Cụ thể, Nợ ngắn hạn năm 2011 là 319.440 triệu đồng, tăng 139.827 triệu đồng (77,85%) so với năm 2010. Hệ số tự tài trợ của doanh nghiệp ở mức trên chưa thật cao nhưng so với thực trạng tài chính của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay thì Công ty có khả năng tự chủ về tài chính khá.

- Nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn kinh doanh, tỷ lệ này qua năm 2009, 2010, 2011 lần lượt là: 77%, 68%, 78%. Nợ phải trả của doanh nghiệp chủ yếu là nợ ngắn hạn - nợ vay ngắn hạn ngân hàng và nguồn vốn chiếm dụng tạm thời (phải trả người bán, người mua trả tiền trước, phải trả nội bộ, phải trả công nhân viên...); nợ dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ phải trả - 2%. Với đặc thù của doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại, tỷ trọng tài sản lưu động trong tổng tài sản rất lớn và trong điều kiện nguồn vốn tự có của doanh nghiệp không đủ trang trải (tài trợ) cho tài sản thì tất yếu công ty phải vay nợ ngân hàng và hầu hết là các khoản nợ ngắn hạn.

* Về cơ cấu tài sản

Bảng 2.5: Cơ cấu vốn của Công ty

đơn vị tính: triệu đồng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) A Tài sản ngắn hạn 345.052 90 226.593 86 389.822 93 I Tiền và các khoản

tương đương tiền 13.286 4 12.765 6 9.676 2

1 Tiền 13.286 100 12.765 100 9.676 100

III Các khoản phải thu 178.919 52 119.528 53 140.427 36 1 Phải thu của khách hàng 157.758 88 95.022 79 139.733 99

2 Trả trước cho người bán 102 0 879 1 2.302 2

5 Các khoản phải thu khác 21.059 12 23.609 20 130 0 6 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 0 0 -1.738 -1 IV Hàng tồn kho 151.234 44 94.038 42 191.906 49 1 Hàng hoá tồn kho 151.234 100 94.038 100 191.906 100 V Tài sản ngắn hạn khác 1.613 0 262 0 47.813 12 1 Thuế GTGT đợc khấu trừ 0 0 3.568 7

2 Các khoản thuế phải thu 1.475 91 238 0 0

3 Tài sản ngắn hạn khác 0 0 44.245 93

B Tài sản dài hạn 39.927 10 36.510 14 30.187 7

I

Các khoản phải thu dài

hạn 14.007 35 15.365 42 0

1

Phải thu dài hạn của khách

hàng 13.752 98 15.149 41

3 Phải thu dài hạn khác 255 2 216 1

4

Dự phòng phải thu dài hạn

khó đòi 0 0

II Tài sản cố định 22.749 57 20.844 57 29.393 97

IV

Các khoản đầu tư tài chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dài hạn 2.847 7 0 0 0 0

3 Đầu tư dài hạn khác 2.847 100 0 0

V Tài sản dài hạn khác 324 1 301 1 794 3

1 Chi phí trả trước dài hạn 324 100 301 100 794 100

Tổng cộng tài sản

384.979 9

263.10

3 420.009

Nhằm đánh giá tính hợp lý trong việc sử dụng vốn ta cần phân tích cơ cấu tài sản của công ty, tỷ trọng đầu từ vào từng bộ phận tài sản. Đây là cơ sở đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thông qua việc điều hành cơ cấu đầu tư.

Tài sản ngắn hạn (tài sản lưu động) của doanh nghiệp được cấu thành bởi bốn loại tài sản: tiền và tương đương tiền; phải thu; hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác.

Do đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh nên tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu qua các năm, tỷ lệ này qua năm 2009, 2010, 2011 lần lượt là: 90%, 86%, 93%. Tỷ lệ này giảm trong năm 2010 và tăng trong năm 2011 tương ứng với sự giảm, tăng của quy mô kinh doanh. Trong tổng vốn lưu động thì các khoản phải thu, chủ yếu là phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn và giảm dần qua các năm: năm 2009: 52%; năm 2010: 53%; năm 2011: 36%. Mặc dù công tác quản lý các khoản phải thu qua các năm có chiều hướng tốt hơn nhưng các khoản phải thu vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng vốn lưu động. Do doanh nghiệp thực hiện phương thức bán hàng trả chậm nên giá trị các khoản phải thu khách hàng lớn cả về số tuyệt đối và tương đối; các khoản phải thu được phân loại chi tiết thành các nhóm (A, B, C) theo thời gian chậm trả và tính chất, khả năng thu hồi.

Chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng vốn lưu động là Hàng tồn kho. Năm 2008, khoản mục này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn ngắn hạn nhưng tăng mạnh trong năm 2009, 2010, 2011 (năm 2009: 44%; năm 2010: 42%; năm 2011: 49%), . Hàng tồn kho tăng mạnh trong năm 2009, 2010, 2011 do giá giấy năm 2009 tăng đột biến vào một số thời điểm rồi giảm mạnh vào những tháng cuối năm, đồng thời thị trường giấy năm 2010 phục hồi chậm (giá tăng không đáng kể, cung vượt quá cầu...) làm công tác tiêu thụ hàng tồn kho chậm và kém hiệu quả (một số loại giấy phải tiêu thụ với giá bán thấp hơn nhiều so với giá bán gây lỗ lớn). Tuy nhiên, năm 2011 đã tiêu thụ hết lượng hàng tồn kho giá cao gây lỗ của năm trước và tranh thủ nhập hàng để tận dụng cơ hội kinh doanh trong điều kiện thị trường giấy đang biến động theo xu hướng có lợi cho doanh nghiệp

Khoản mục tiền và tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng vốn lưu động.

2.2.3.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn

Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ta xem xét việc tài trợ nhu cầu vốn của doanh nghiệp có hợp lý hay không giữa nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Cụ thể là tài sản dài hạn của công ty có được đầu tư vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn không, đồng thời tài sản ngắn hạn có đủ đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn không.

Bảng 2.6: Cơ cấu phân bố tài sản-nguồn vốn của Công ty các năm 2009-20011

Năm Tài sản Nguồn vốn

Tài sản NH Tài sản DH Nguồn vốn NH Nguồn vốn DH

Giá trị (trđ) Tỷ trọng Giá trị (trđ) Tỷ trọng Giá trị (trđ) Tỷ trọng Giá trị (trđ) Tỷ trọng 2009 345.053 90% 39.926 10% 294.979 77% 90.000 23% 2010 226.593 86% 36.510 14% 179.613 68% 83.490 32% 20011 389.821 93% 30.187 7% 319.440 76% 100.569 24 %

Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty các năm 2009-2011

Do đặc thù kinh doanh thương mại nên tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so với tài sản dài hạn trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Nhìn chung, tài sản dài hạn được tài trợ hoàn toàn bằng nguồn vốn dài hạn; tài sản ngắn hạn được tài trợ chủ yếu bằng nguồn vốn ngắn hạn và một phần bằng nguồn vốn dài hạn. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản qua 3 năm đều lớn hơn tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn trên tổng nguồn vốn, điều này chứng tỏ tài sản lưu động đủ đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cho doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn có xu hướng chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng giá trị tài sản (tỷ lệ này qua các năm 2009, 2010, 2011 lần lượt là: 90%, 86%, 93%). Điều này cho thấy cơ cấu vốn thay đổi theo hướng hợp lý hơn qua các năm và phù hợp với đặc điểm kinh doanh thương mại của công ty. Tuy nhiên, nếu phải thu khách hàng và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tài sản ngắn hạn và chậm luân chuyển sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản, cụ thể là khả năng thanh toán, làm giảm vòng quay vốn lưu động nói riêng và vòng quay vốn kinh doanh nói chung (VD: năm 2009, phải thu chiếm 52%, hàng tồn kho chiếm 44% nhưng do thị trường giấy năm 2009 biến động mạnh theo hướng bất lợi cho hoạt động

kinh doanh nên hàng tồn kho chậm tiêu thụ-giá vốn mua vào cao hơn giá bán gây lỗ khi tiêu thụ; bên cạnh đó công tác thu hồi công nợ chậm và kém hiệu quả làm doanh nghiệp gặp một số khó khăn nhất định trong việc thanh toán các khoản nợ, Thực tế, xu hướng chuyển dịch tỷ trọng tài sản ngắn hạn (cụ thể là tăng dần) trong năm 2011 là dấu hiệu khá tốt cho thấy việc sử dụng vốn của doanh nghiệp ngày càng hợp lý và hiệu quả hơn.

Như vậy, tình hình đảm bảo nguồn vốn của doanh nghiệp khá hợp lý, theo đúng nguyên tắc tài chính.

2.2.4. Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty 2.2.4.1 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Ngành nghề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là kinh doanh sản phẩm liên quan đến ngành in bao bì giấy các loại, vốn lưu động luôn chiếm tỷ trọng lớn trong kết cấu vốn, do vậy nhu cầu về vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh là rất lớn. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu quan trọng làm căn cứ đánh giá, tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến hiệu quả sử dụng tổng vốn của doanh nghiệp.

Để đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong thời gian qua, ta xem xét phân tích dưới đây:

Bảng 2.7: Cơ cấu vốn đầu tư vào tài sản lưu động (Tài sản ngắn hạn)

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Giá trị (Trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Trđ) Tỷ trọng (%) Tiền 13.286 3,9 12.765 5,6 9.676 2,5

Các khoản phải thu 178.919 51,9 119.528 52,8 140.427 36 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hàng tồn kho 151.234 43,8 94.038 41,5 191.906 49,2

Tài sản ngắn hạn khác 1.613 0,5 262 0,1 47.813 12,3

Cộng TSNH 345.052 100 226.593 100 389.822 100

Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty các năm 2009-20011

Qua bảng trên ta thấy vốn lưu động của công ty tăng giảm không đồng đều. Do đặc điểm kinh doanh nên tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng vốn lưu động chiếm một tỷ lệ cao ( năm 2009: 51,9%; năm 20010: 52,8%; năm 2011: 36%). Giá trị các khoản phải thu giảm dần qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng vốn lưu động. Điều này cho thấy vốn của công ty bị chiếm dụng nhiều, đồng thời cũng phản ánh tình hình thu hồi nợ của công ty chưa tốt làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu

động nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn nói chung. Thực tế, trong tổng nợ phải thu khách hàng năm 2011 (Bao gồm phải thu ngắn hạn và phải thu dài hạn của khách hàng): 139.732 triệu đồng thì nợ nhóm A: 96.571 triệu đồng (chiếm 69,11% tổng nợ phải thu); nhóm B: 29.717 triệu đồng (chiếm 21,27%); nhóm C: 13.444 triệu đồng (chiếm 9,6%), trong đó nợ khó đòi là 3.057 triệu đồng. Như vậy, tỷ lệ nợ nhóm B, nhóm C cao chỉ ra rằng hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, điều này trực tiếp ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp. Công ty cần có giải pháp quản lý các khoản phải thu để thu hồi vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.

Qua bảng số liệu có thể thấy chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng vốn lưu động (sau các khoản phải thu), hàng tồn kho qua các năm vẫn tiếp tục tăng. Điều này cho thấy hàng hoá bị ứ đọng nhiều và trong thời gian dài. Lượng tồn kho năm 2009 chuyển sang là: 3.894 tấn (~ 33.869 triệu đồng), trong đó giá trị tồn kho khó thu hồi đầy đủ do giá bán hiện nay thấp hơn giá mua là: 23.709 triệu đồng (2.726 tấn, chiếm 72% tồn kho năm 2009). Tổng số hàng tồn kho 2010 là 94.038 triệu đồng, các mặt hàng chủ yếu là sắt thép và phụ tùng, mặt hàng tồn kho thuộc các chủng loại hàng luân chuyển bình thường. Mặc dù hàng tồn kho vẫn luân chuyển bình thường nhưng một số mặt hàng có giá bán trong năm 2010 thấp hơn giá vốn mua vào, đây là nguyên nhân gây ra kết quả kinh doanh tiếp tục lỗ trong năm 2010.

Qua bảng số liệu ta thấy hàng tồn kho năm 2011 là 191.906 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 49,2 % tổng tài sản ngắn hạn. So với năm 2010, chỉ tiêu này tăng 97.868 triệu đồng (104,07 %). Trong năm, doanh nghiệp đã tiêu thụ 148.300 vạn hàng tồn kho và đã tiêu thụ hết lượng hàng tồn kho giá cao gây lỗ năm 2009. Hàng tồn kho chủ yếu là giấy nhập khẩu và giấy mua trong nước Hàng tồn kho thuộc các chủng loại hàng luân chuyển bình thường tuy nhiên giá giấy trên thị trường hiện đang có xu hướng giảm, do vậy khả năng hàng tồn kho bị giảm giá có khả năng xảy ra, tuy nhiên công ty không thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Tỉ lệ giảm giá ước tính khoảng 10% và giá trị giảm giá khoảng 1.947 triệu đồng. Do đặc thù sản xuất kinh doanh nên dự trữ hàng tồn kho là tất yếu, tuy nhiên với lượng hàng tồn kho quá cao như trên, trong khi phải vay vốn để đáp ứng nhu cầu dự trữ hàng thì sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro khi giá giấy biến động đột ngột theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp. Lượng hàng tiêu thụ chiếm tới 95,89% lượng hàng mua vào trong năm cho thấy hoạt động bán hàng trong

năm khá tốt. Hàng mua tồn kho tăng nhưng thời gian dự trữ hàng tồn kho năm 2011 là 43 ngày (giảm 27 ngày so với năm 2010) cho thấy công tác quản lý hàng tồn kho của công ty đã phát huy hiệu quả, tuy nhiên với doanh nghiệp kinh doanh thương mại thì thời gian dự trữ hàng tồn kho trên vẫn tương đối cao, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung

Tiền và tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn lưu động, tăng giảm theo nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.

Để thấy rõ hơn hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty, ta xem xét bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.8: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty Đơn vị tính: triệu đồng

TT Nội dung Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1 Vốn lưu động (Trđ) 345.052 226.593 389.822

2 Các khoản phải thu (Trđ) 178.919 119.528 140.427

3 Hàng tồn kho (Trđ) 151.234 94.038 191.906

4 Doanh thu thuần (Trđ) 770.910 663.203 1.250.487

5 Giá vốn hàng bán (Trđ) 743.281 637.110 1.196.860

6 Lợi nhuận sau thuế (Trđ) (7.920) (6.510) 1.420

7 Vòng quay vốn lưu động (lần) 2,31 2,32 4,05

8 Kỳ luân chuyển vốn lưu động (ngày) 156 155 89

9 Hệ số đảm nhiệm VLĐ 0,43 0,431 0,246

10 Hệ số sinh lời VLĐ (0,024) (0,023) 0,005

11 Vòng quay các khoản phải thu 4,56 8,5 9,621

12 Kỳ thu tiền bình quân 80 43 37

13 Vòng quay hàng tồn kho 5,79 5,2 8,37

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH in bao bi Yuto Việt Nam (Trang 32)