1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cuộc chiến tranh Nga - Gruzia năm 2008 và bài học kinh nghiệm

121 2,6K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

Về phía Mỹ, mặc dù tuyên bố Sochi giữa Nga và Mỹ 06/04/2008 được coi là văn kiện khung định hướng quan hệ giữa hai nước nhưng việc Mỹ triển khai kế hoạch phòng thủ tên lửa của Mỹ tại Cộn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

TRƯƠNG THỊ THÚY HẰNG

CUỘC CHIẾN TRANH NGA - GRUZIA NĂM 2008 VÀ

BÀI HỌC KINH NGHIỆM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ

Hà Nội, 2013

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

TRƯƠNG THỊ THÚY HẰNG

CUỘC CHIẾN TRANH NGA - GRUZIA NĂM 2008 VÀ

BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Ngành: QUỐC TẾ HỌC Chuyên ngành: QUAN HỆ QUỐC TẾ

MÃ SỐ: 60310206 LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS ĐINH CÔNG TUẤN

Hà Nội, 2013

Trang 3

1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 3

MỞ ĐẦU 4

1 Tính cấp thiết của đề tài 4

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

3 Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 10

4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 11

5 Đóng góp của đề tài: 12

6 Nguồn tài liệu 12

7 Bố cục 12

Chương 1: NGUYÊN NHÂN CỦA CUỘC CHIẾN TRANH NGA - GRUZIA NĂM 2008 14

1.1 Tình hình thế giới và khu vực không gian hậu Xô-viết 14

1.2 Tình hình Nga và Gruzia trước khi xảy ra chiến tranh 27

Chương 2: DIỄN BIẾN VÀ HẬU QUẢ CUỘC CHIẾN TRANH NGA - GRUZIA NĂM 2008 43

2.1 Diễn biến của cuộc chiến 43

2.2 Hậu quả của cuộc chiến 61

2.3 Đánh giá về nguyên nhân, hậu quả và tác động của cuộc chiến đối với quan hệ quốc tế 74

Chương 3: TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CHIẾN TRANH NGA – GRUZIA ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG AN NINH THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 84

Trang 4

2

3.1 Tác động của cuôc chiến Nga – Gruzia đối với môi trường an ninh thế giới và khu vực 843.2 Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc chiến Nga – Gruzia 95

KẾT LUẬN 106

Phụ lục 1 Bảng tổng kết tổn thất của Nga và Gruzia trong cuộc chiến tranh

5 ngày ở Nam Osetia (8-12/8/2008) 110Phụ lục 2: Bản đồ chiến sự cuộc chiến tranh Nga - Gruzia tại Nam Osetia 112Phụ lục 3: 10 hướng tấn công của quân đội Liên bang Nga vào Gruzia 113

TÀI LIỆU THAM KHẢO 114

Trang 5

3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

kinh tế quốc nội

Countries

Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới

và Liên bang Nga

thủ tên lửa quốc

gia

Organizations

Tổ chức phi chính phủ

Organization

Tổ chức Hợp tác Thượng Hải

Trang 6

4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời gian gần đây, tình hình thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường Sự tranh giành ảnh hưởng và lợi ích giữa các cường quốc diễn ra hết sức quyết liệt, tác động tiêu cực đến hòa bình, ổn định và phát triển của thế giới Trong đó, sự tranh giành ảnh hưởng và lợi ích giữa Nga và Mỹ là yếu tố tác động quan trọng nhất đến các mối quan hệ quốc tế nói chung và đặc biệt tại khu vực không gian hậu Xô viết nói riêng Việc nghiên cứu về cuộc chiến tranh Nga - Gruzia có ý nghĩa quan trọng góp phần tìm hiểu một cách sâu sắc hơn về sự cạnh tranh Nga - Mỹ tại khu vực này

Ngay từ đầu thế kỷ XXI, chính quyền Nga đẩy mạnh triển khai chiến lược ngoại giao cân bằng Đông - Tây, trong đó, khu vực không gian hậu Xô viết, khu vực vốn được coi là thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của Nga, luôn được đặt vị trí ưu tiên số một Sự gia tăng ảnh hưởng của các cường quốc khác tại khu vực này được coi là vi phạm nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia Nga Về phía Mỹ, mặc dù tuyên bố Sochi giữa Nga và Mỹ (06/04/2008) được coi là văn kiện khung định hướng quan hệ giữa hai nước nhưng việc Mỹ triển khai kế hoạch phòng thủ tên lửa của Mỹ tại Cộng hòa Czech và Ba Lan; thúc đẩy tiến trình mở rộng NATO sang phía Đông; thành lập các căn cứ quân

sự tại khu vực không gian hậu Xô viết; thúc đẩy các dự án năng lượng tại Kavkaz và Trung Á đi vòng qua Nga; hậu thuẫn cho các quốc gia trong khu vực, tiêu biểu là Gruzia thực hiện đường lối đối ngoại thân phương Tây, chống Nga quyết liệt đã đẩy bất đồng trong quan hệ Nga - Mỹ trở nên nghiêm trọng Việc Gruzia, một nước thành viên khối SNG trở thành ngọn cờ đầu trong phong trào chống Nga tại không gian hậu Xô viết, đẩy nhanh các tiến trình gia nhập các thể chế của phương Tây đã ảnh hưởng nghiêm trọng

Trang 7

5

tới lợi ích chính trị - quân sự và kinh tế của Nga, buộc Nga phải tiến hành các biện pháp trừng phạt Gruzia nhằm khẳng định vị thế là người lãnh đạo khu vực, đồng thời bảo vệ lợi ích quốc gia Nga

Sự kiện Mỹ và phương Tây hậu thuẫn cho Kosovo đơn phương tuyên

bố độc lập đã tạo ra tiền lệ nguy hiểm và gây phương hại trọng quan hệ quốc

tế hiện nay Dưới tác động của sự kiện Kosovo, vấn đề đòi ly khai đang có xu hướng phát triển phức tạp, nguy hiểm trên toàn thế giới Với tiền lệ là Kosovo, ngay sau khi giành được thắng lợi trong cuộc chiến với Gruzia tại Nam Osetia, Nga đã công nhận độc lập cho hai nước Cộng hòa từ trị đang đòi

ly khai khỏi Gruzia là Abkhazia và Nam Osetia đã khiến cho nhiều quốc gia trên thế giới đang tồn tại những vấn đề về xung đột sắc tộc, phong trào ly khai được các thế lực bên ngoài hậu thuẫn, phải đối mặt với nhiều nguy cơ phức tạp hơn Vấn đề “ly khai, xung đột sắc tộc” tiếp tục được Mỹ, phương Tây sử dụng để can thiệp hoặc phá hoại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước Từ thực tiễn Gruzia có thể rút ra những bài học cho các nước trong vấn đề phòng chống ly khai

Nghiên cứu làm rõ bản chất của cuộc chiến tranh Nga - Gruzia năm

2008 và những tác động của cuộc chiến tranh này đối với quan hệ quốc tế, từ

đó rút ra những kinh nghiệm, phương pháp xử lý mối quan hệ bất cân xứng giữa hai nước láng giềng là một cường quốc và một nước nhỏ; giúp cho nước nhỏ có biện pháp ứng xử đúng đắn trong việc giải quyết những bất đồng giữa hai bên nhằm tránh xảy ra một cuộc chiến tranh bất đắc dĩ Trong bối cảnh diễn ra tranh chấp chủ quyền lãnh hải trên Biển Đông giữa Trung Quốc với Việt Nam và một số nước ASEAN hiện nay, việc nghiên cứu và tìm ra phương pháp ứng xử đúng đắn trong việc xử lý những mâu thuẫn giữa một nước lớn và một nước nhỏ có ý nghĩa ứng dụng thực tiễn quan trọng

Trang 8

6

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Là một vấn đề “nóng” của năm 2008, cuộc chiến tranh giữa Nga và Gruzia dành được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và phân tích chính trị của Việt Nam và thế giới Đã có rất nhiều bài viết, bài bình luận đánh giá về cuộc chiến tranh Nga - Gruzia năm 2008, sự cạnh tranh Nga - Mỹ tại khu vực Kavkaz và những tác động và ảnh hưởng của nói đối với thế giới

2.1 Trong nước

Nga - Mỹ vừa là đối tác vừa là đối thủ của Nguyễn Văn Lập chủ biên,

NXB, Thông tấn, Hà Nội, 2002, cung cấp những thông tin, tư liệu về mối quan hệ Nga - Mỹ qua từng thời kì và đánh giá của các chuyên gia về mục đích, ý đồ của mỗi bên trong mối quan hệ này

Cuộc xung đột quân sự ở Nam Osetia: Ván bài lật ngửa, (Nhữ Quang

Nam, Tạp chí Kiến thức quốc phòng hiện đại, số 10/2008) Công trình đã nghiên cứu và làm rõ về lịch sử vấn đề đòi độc lập của các nước Cộng hòa tự trị Abkhazia, Nam Osetia và những nét chính trong khủng hoảng quan hệ Nga

- Gruzia Công trình cũng phân tích về vai trò của Nga và Mỹ trong cuộc xung đột này Theo đó, Mỹ là nhân tố chính thúc đẩy quan hệ Nga – Gruzia lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng, thúc đẩy Tổng thống Saakashvili thực hiện phiêu lưu quân sự chống Nga và Nga kiên quyết trừng phạt các hành động của Gruzia đi ngược lại lợi ích quốc gia Nga Công trình nghiên cứu cũng đã rút ra những bài học kinh nghiệm sau cuộc xung đột quân sự tại Nam Osetia

Tác động của cuộc xung đột quân sự Gruzia - Nga đến chiến lược của

Mỹ, Nga và tình hình thế giới, (Nhữ Quang Nam, Tạp chí Kiến thức quốc

phòng hiện đại, số 12/2008) Đề tài đã làm rõ chiến lược bao vây, kiềm chế,

Trang 9

7

cô lập nhằm làm suy yếu nước Nga của chính quyền Mỹ, sự điều chỉnh chính sách của Nga nhằm đối phó với chiến lược của Mỹ và những tác động của cuộc chiến tranh Nga - Gruzia đối với chiến lược trên của Nga và Mỹ Đề tài cũng phân tích những tác động của cuộc chiến tranh Nga - Gruzia đến các mối quan hệ quốc tế nói chung và khu vực SNG nói riêng

Bài học rút ra từ cuộc xung đột quân sự ở Nam Osetia, (Dương Minh

Trung, Tạp chí Kiến thức quốc phòng hiện đại, số 12/2008) Bài viết đã nghiên cứu khá hoàn chỉnh về cuộc xung đột quân sự tại Nam Osetia và rút ra những bài học bổ ích chung cho các quốc gia nhằm ngăn chặn nguy cơ dẫn tạo tiền đề cho một cuộc chiến tranh có thể xảy ra

Xung đột quân sự ở Nam Osetia: Nguyên nhân, phản ứng quốc tế và triển vọng tình hình, (Vũ Dương Huân, Tạp chí nghiên cứu châu Âu, số 8(95),

Hà nội, 2008, tr.15-24) Trong bài viết, tác giả đã đi sâu phân tích nguyên nhân dẫn tới cuộc xung đột quân sự ở Nam Osetia giữa chính phủ Gruzia với lực lượng dân quân của vùng lãnh thổ ly khai này Sự can thiệp của nước Nga vào cuộc xung đột trên, dẫn tới chiến tranh Nga - Gruzia tháng 08/.008, phản ứng của cộng đồng quốc tế với sự kiện này và triển vọng tình hình ở Nam Osetia trong những năm tới đây

Xung đột Nga - Gruzia: liều thuốc thử, ( Nguyễn Cảnh Toàn, Tạp chí

Nghiên cứu châu Âu, số 8(95), Hà Nội, 2008, tr.25 - 35) Trong bài viết, tác giả đã đi sâu phân tích cuộc chiến nhìn từ góc độ của hai phía Nga và Gruzia Đối với Nga, cuộc chiến này là liều thuốc thử thực sự với họ Thông qua việc tiến hành cuộc “chiến tranh 5 ngày” chống lại chính quyền Tbilisi, Moscow muốn khẳng định với Mỹ, phương Tây và các thế lực khác rằng: nước Nga đang trở lại là một cường quốc như Liên xô trước đây đã từng có Bất kỳ thế lực nào muốn tranh giành ảnh hưởng với Nga ở khu vực không gian hậu Xô

Trang 10

8

viết mà bỏ qua quyền lợi của Moscow, thì Kremli sẽ giáng trả lại thế lực đó bằng mọi biện pháp có thể, kể cả bằng vũ lực Còn với chính quyền Tbilisi, họ cũng muốn tìm kiếm địa vị, ảnh hưởng mới trong khu vực để phát triển đất nước, nên đẩy mạnh quan hệ với Mỹ, EU và các quốc gia Nam Kavkaz nhằm thoát khỏi ảnh hưởng của Nga Gruzia còn muốn sử dụng biện pháp quân sự

để giành lại Abkhazia và Nam Osetia, tách 2 vùng ly khai này khỏi ảnh hưởng của Moscow Nhưng những nỗ lực này của Tbilisi đã bị thất bại do gặp phải phản ứng mạnh mẽ bằng biện pháp quân sự từ phía Nga

Xung đột tại Nam Osetia: một hình mẫu xung đột trong thời đại toàn cầu hóa, ( Bùi Hiền, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 10 (97), Hà nội, 2008, tr.28-

29) Trong bài viết, tác giả đã phân tích rõ đặc điểm của cuộc xung đột tại Nam Osetia, đồng thời cũng đã nêu ra được một mô hình xung đột của quan

hệ quốc tế đương đại cùng những tham vọng, tính toán của các bên khi tham gia cuộc xung đột này

Từ Kosovo và Montenegro đến Nam Osetia và Abkhazia cùng những khu vực ly khai khác, ( Đức Minh - Hoài Phương, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số

9(96), Hà Nội, 2008, tr 16 - 24) Trong bài viết, các tác giả đã đi sâu phân tích những tác động của sự kiện Montenegro và Kosovo được độc lập đối với các khu vực ly khai khác ở không gian hậu Xô viết, đặc biệt là đối với hai vùng lãnh thổ ly khai ở Gruzia là Abkhazia và Nam Osetia Thái độ của các nước Mỹ, EU, phương Tây, Nga và các tổ chức quốc tế đối với sự kiện độc lập của Kosovo và Montenegro Hệ quả tiêu cực của các sự kiện trên đối với các vùng ly khai ở trên thế giới, khu vực SNG và Gruzia cũng như quan hệ quốc tế trong những năm tới đây

Tài liệu tham khảo“Cuộc chiến ở Nam Osetia những vấn đề rút ra”,

(Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ môi trường (Bộ quốc phòng),

Trang 11

9

tháng 9/2008), phản ánh về những vấn đề cơ bản xung quanh cuộc xung đột Nga-Gruzia như: Vấn đề năng lượng ở khu vực Kavkaz,Gruzia và cuộc đối đầu Nga- Mỹ; sự dính líu của các nước lớn đến cuộc xung đột; hệ quả ảnh hưởng

về mặt kinh tế trong cuộc chiến tranh Nga-Gruzia; hệ quả của quan hệ quốc tế đối với Nga, Gruzia và cho ta thấy cuộc xung đột Nga-Gruzia là biểu hiện của một cuộc chiến tranh Lạnh mới

“Chiến lược của Mỹ, Nga đối với Gruzia” (Trung tâm thông tin khoa

học công nghệ môi trường (Bộ quốc phòng), tháng 5/2003), phản ánh chiến lược của người Mỹ và người Nga với Gruzia và đối với khu vực Cáp-ca-dơ

“Gruzia trước ngưỡng cửa xung đột” (Trung tâm khoa học công nghệ

môi trường (Bộ quốc phòng), tháng 6/2008) phân tích tác động của nhân tố địa-chính trị trong cuộc khủng hoảng Nga-Gruzia, cũng như quan hệ Nga-Gruzia và phương Tây

Các tài liệu của TTXVN trong tập tài liệu“Cuộc xung đột Nga-Gruzia”,

đã phản ánh tương đối đầy đủ những diễn biến của cuộc chiến 5 ngày giữa Nga-Gruzia và đánh giá của giới phân tích về nguyên nhân của cuộc chiến này và tác động của nó đối với tình hình không gian hậu Xô viết nói chung và vấn đề ly khai trên thế giới nói chung

2.2 Nước ngoài

Bộ tài liệu “Chiến lược của Mỹ - Nga đối với Gruzia” của tác giả Trần

Minh Đây là bộ tài liệu được tập hợp trên nguồn tài liệu chính là tạp chí Nga

“Tri thức quân sự” số 10/1999; tạp chí Pháp “Defense Nationale” số 1/2002, tạp chí Nga “Tri thức quân sự” số 4/2003 Tác giả bộ tài liệu đã có những phân tích cụ thể về vị trí địa chiến lược của Gruzia, lí giải vì sao Gruzia là mối quân tâm lớn của Mỹ, Nga và sự đối đầu giữa hai cường quốc này chắc chắn sẽ cũng tồn tại lâu dài ở khu vực Capcadơ Đặc biệt Gruzia nằm bên

Trang 12

10

cạnh Tresnia luôn trong tình trạng chiến tranh, nên khu vực này trở thành một

lò lửa nguy hiểm mà không dễ dàng dập tắt

“South of Kavkaz, one year and half after “five day of war”” Gaids

Minassian, Strategy Studying Group Magazine, France, March 2010) Tác giả

đi sâu phân tích tình hình Nam Kavkaz 18 tháng sau” cuộc chiến tranh 5 ngày” Nga - Gruzia tháng 08.2008 Nga đã giành lại ảnh hưởng và lợi thế nhất định ở khu vực này Buộc các cường quốc thế giới: Mỹ, EU và các quốc gia trong khu vực như Thổ Nhĩ Kỳ, Armenia, Azerbaijan và Gruzia phải có những điều chỉnh trong chính sách của mình trong quan hệ với Nga

Trong các tài liệu trên, cuộc chiến tranh Nga - Gruzia chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống, chuyên sâu để từ đó rút ra bài học trong ứng xử giữa hai nước láng giềng là một cường quốc và một nước nhỏ, giúp nước nhỏ xây dựng chính sách đối ngoại phù hợp nhằm ngăn chặn nguy cơ dẫn đến chiến tranh Tuy nhiên, các tài liệu này có ý nghĩa gợi mở để tôi hình thành đề tài và là những nguồn tư liệu quý giá, có giá trị tham khảo tốt trong việc triển khai thực hiện đề tài

3 Đối tƣợng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan hệ giữa Nga với Gruzia xung quanh cuộc chiến tranh năm 2008 và những tác động của cuộc chiến này đối với các mối quan hệ quốc tế

3.2 Mục tiêu

Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu về nguyên nhân, diễn biến của cuộc chiến tranh Nga - Gruzia năm 2008, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quan hệ quốc tế

Trang 13

11

3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xác định động cơ và nguyên nhân cốt lõi của cuộc chiến tranh Nga - Gruzia năm 2008;

- Đánh giá về diễn biến, hậu quả của cuộc chiến Nga - Gruzia năm

2008, tìm ra nguyên nhân thất bại và thành công của cuộc chiến nhìn từ hai phía Nga và Gruzia;

- Đánh giá những tác động của cuộc chiến đối với quan hệ quốc tế, đặc biệt là quan hệ giữa Nga với Mỹ, phương Tây và giữa Nga với các nước thuộc không gian hậu Xô viết

- Rút ra một số bài học kinh nghiệm về cách ứng xử trong mối quan hệ bất cân xứng giữa hai nước láng giềng là một nước lớn và một nước nhỏ nhằm ngăn ngừa các hành động có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh

3.4 Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung nghiên cứu về những nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh Nga - Gruzia, diễn biến của cuộc chiến và tác động của nó đối với quan hệ quốc tế; một số bài học kinh nghiệm

- Thời gian: Thời gian xảy ra cuộc chiến tranh Nga - Gruzia năm 2008,

và hành động của các bên liên quan trước và sau cuộc chiến

4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cách tiếp cận

Luận văn sử dụng cách tiếp cận của lý thuyết quan hệ quốc tế

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lenin về quan hệ quốc tế và chiến tranh; sử dụng phương pháp lịch sử - logic; hệ thống

Trang 14

12

cấu trúc; phân tích tổng hợp, so sánh đối chiếu…

Sử dụng lý luận về quan hệ quốc tế và lý luận về xung đột trong quan

hệ quốc tế

5 Đóng góp của đề tài:

- Xây dựng một cách toàn diện, tổng thể về nguyên nhân, diễn biến của cuộc chiến tranh Nga - Gruzia năm 2008, từ đó đánh giá về những tác động của cuộc chiến đối với quan hệ quốc tế, đặc biệt là quan hệ giữa Nga với Mỹ, phương Tây và giữa Nga với các nước thuộc không gian hậu Xô viết

- Rút ra một số bài học kinh nghiệm trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của các nước đang tồn tại những vấn đề về tranh chấp chủ quyền lãnh hải, lãnh thổ, vấn đề xung đột sắc tộc, tôn giáo, ly khai nhằm đảm bảo ổn định tình hình trong nước, ngăn chặn nguy cơ xảy ra chiến tranh trên bất kỳ quy mô nào

- Nội dung của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập, giảng dạy về chủ đề này ở bậc đại học và sau đại học

6 Nguồn tài liệu

- Tài liệu gốc;

- Tài liệu tiếng nước ngoài;

- Tài liệu dịch, các công trình nghiên cứu, tài liệu của Thông tấn xã và các tài liệu công khai

7 Bố cục

Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Phụ lục và danh mục Tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn bao gồm 3 chương:

Trang 15

Chương 3: “Tác động của cuộc chiến Nga - Gruzia đối với môi trường

an ninh thế giới và bài học kinh nghiệm”

Trang 16

14

Chương 1:

NGUYÊN NHÂN CỦA CUỘC CHIẾN TRANH

NGA - GRUZIA NĂM 2008 1.1 Tình hình thế giới và khu vực không gian hậu Xô-viết

1.1.1 Tình hình thế giới

1.1.1.1 Bối cảnh chung

Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, xu hướng nổi trội của môi trường an ninh - chính trị quốc tế là duy trì ổn định, thúc đẩy hợp tác, kiềm chế xung đột Các nước lớn có nhiều nỗ lực tham gia giải quyết các vấn đề quốc tế; các khu vực và các nước nhỏ đẩy mạnh hợp tác và hội nhập Do vậy, chiến tranh, xung đột quân sự được kiềm chế, ngăn chặn; hoạt động khủng bố suy giảm; tiến trình giải quyết các điểm nóng trên thế giới bằng giải pháp hòa bình đạt được một số tiến bộ; hợp tác bảo vệ an ninh phi truyền thống tiếp tục được mở rộng

Tuy vậy, tình hình thế giới vẫn tiềm ẩn các nguy cơ mất ổn định, chủ yếu do các nước lớn, các trung tâm quyền lực đẩy mạnh cạnh tranh chiến lược, can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác Trong khi Mỹ phát

động cuộc chiến ở Nam Á và Trung Đông dưới chiêu bài “chống khủng bố”

để thu hẹp không gian chiến lược của các đối thủ tiềm tàng, các nước lớn khác như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ tăng cường hợp tác chiến lược, đẩy mạnh tập hợp lực lượng nhằm thúc đẩy sự hình thành trật tự thế giới đa cực, phá vỡ

mô hình thế giới đơn cực do Mỹ thiết lập sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc

Các cuộc “cách mạng màu sắc” liên tiếp nổ ra tại các nước cộng hòa thuộc

không gian hậu Xô-viết là một điển hình cho sự can thiệp của phương Tây vào không gian hậu Xô-viết nhằm cô lập, làm suy yếu Nga Bên cạnh đó, xu

Trang 17

15

hướng toàn cầu hóa tiếp tục tác động sâu sắc, toàn diện đến tình hình của các nước và khu vực

1.1.1.2 Sự chi phối của các cường quốc đối với quan hệ quốc tế

a Chính quyền Mỹ triển khai các biện pháp đơn phương và hiếu chiến nhằm củng cố vị thế “bá chủ toàn cầu” Sau khi lên nắm quyền (2000), Tổng

thống Mỹ G Bush đã đẩy mạnh các biện pháp quân sự, đối ngoại nhằm khẳng định địa vị siêu cường của Mỹ Ngay sau khi xảy ra vụ khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 11/09/2001, Chính quyền Bush lập tức sử dụng chiêu bài

“chống chủ nghĩa khủng bố” phát động cuộc chiến trên phạm vi toàn cầu,

toan tính với sức mạnh quân sự vượt trội sẽ giành được thắng lợi trong cuộc chiến này, qua đó gia tăng ảnh hưởng và lợi ích chiến lược, tăng cường kiềm chế các đối thủ của Mỹ tại các khu vực trọng điểm trên thế giới; đồng thời Mỹ

triệt để lợi dụng vấn đề “dân chủ, nhân quyền”, ra sức thúc đẩy “diễn biến

hòa bình, bạo loạn lật đổ” nhằm lật đổ chế độ ở các nước mà Mỹ kết tội là

“thù địch” để phục vụ lợi ích của Mỹ Sau khi tiến hành hai cuộc chiến ở Afghanistan (2001) và Iraq (2003), kích động một loạt cuộc “cách mạng màu sắc” ở không gian hậu Xô-viết như Gruzia, Ukraina, Kyrgyzstan, Uzbekistan, kích động phong trào “dân chủ hóa” ở khu vực Trung Đông với mục tiêu hàng đầu là lật đổ các chế độ chống Mỹ ở Iran và Syria, Tổng thống Bush

tuyên bố “Nước Mỹ vẫn ở trong tình trạng chiến tranh”, nhấn mạnh “cuộc

chiến này còn hơn cả xung đột vũ trang, vì nó là cuộc chiến mang tính quyết định về hệ tư tưởng và an ninh của nước Mỹ”1

Mỹ tăng mạnh ngân sách quốc phòng (năm 2007 là 448 tỷ USD; năm 2008 là 648 tỷ USD), thử nghiệm vũ khí mới, thúc đẩy chạy đua vũ trang, tìm cách mở rộng hiện diện quân sự trên

1 Thông điệp Liên bang năm 2007 của Tổng thống Mỹ G Bush

Trang 18

ép với nước này Ngày 30/07/2007, Chính quyền Mỹ đã công bố kế hoạch viện trợ quân sự và bán vũ khí cho các nước Trung Đông: Trong vòng 10 năm

từ 2008 - 2018, Mỹ sẽ viện trợ bán vũ khí cho Israel 30 tỷ USD, Ai Cập 13 tỷ USD và cho 6 nước (Arap Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, Kuwait, Qatar, Bahrain và Oman) 20 tỷ USD Tổng thống, Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại trưởng Mỹ đã liên tiếp tới Trung Đông để vận động các nước ủng hộ chính sách của Mỹ tại khu vực Các hành động của Mỹ khiến cho tình hình bất ổn tại khu vực Trung Đông trở nên trầm trọng, đặc biệt, đẩy chính

Mỹ thúc đẩy các biện pháp nhằm tăng cường khả năng kiềm chế các nước đối thủ tiềm tàng, trước hết là Trung Quốc (TQ) và Nga Mỹ xác định liên minh Mỹ - Nhật là yếu tố quan trọng hàng đầu trong chính sách kiềm chế,

uy hiếp TQ Mỹ đã ký với Nhật Bản “Hiệp định Bảo mật tình báo quân sự”, đẩy nhanh tiến độ bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa PC-3 tại Nhật, thông qua

“Mục tiêu chiến lược chung năm 2007”, thúc đẩy “Quan hệ đối tác toàn cầu” giữa NATO với Nhật, nỗ lực đưa Úc vào liên minh tay ba Nhật - Mỹ - Úc; gia tăng hợp tác quân sự với Ấn Độ, bán vũ khí hiện đại cho Đài Loan; lôi kéo

2 Tổng Cục II, Bộ Quốc phòng, Thông báo lực lượng vũ trang nước ngoài 2008

3 http://vietbao.vn/The-gioi/Iran-chi-trich-ke-hoach-ban-vu-khi-cua-My/45248721/159/

Trang 19

17

các nước Đông Nam Á vào hợp tác an ninh, quân sự; duy trì “mặt trận chống khủng bố thứ hai” để tạo vành đai bao vây, kiềm chế TQ Mỹ đưa nhiều yêu cầu với TQ trong vấn đề thương mại; đưa TQ vào danh sách “Các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo”; chỉ trích TQ tăng cường tiềm lực quốc phòng… Ngày 17/10/2007, Tổng thống G Bush đã trao “Huy chương Vàng Quốc hội” cho Đạt Lai Lạt ma - “lãnh tụ tinh thần Tây Tạng” của lực lượng

Mỹ thực hiện chính sách mới chống lại Nga, nhằm thu hẹp không gian chiến lược của Nga, tăng cường sức mạnh quân sự áp sát Nga, tạo điều kiện cho các lực lượng thân phương Tây tại Nga và các nước thuộc SNG thúc đẩy

“cách mạng màu sắc” Mỹ đẩy mạnh triển khai các biện pháp chiến lược: Thúc đẩy ý đồ kết nạp các nước thành viên SNG vào NATO; cải tổ các cơ cấu, liên kết các lực lượng thân Mỹ và xây dựng các trục địa chính trị mới ở khu vực để chống Nga (hậu thuẫn cho các hoạt động của Tổ chức GUAAM, gồm Gruzia, Ukraina, Armenia, Azerbaijan và Moldova); đẩy nhanh kế hoạch xây dựng các căn cứ quân sự ở một số nước Đông Âu, Baltic (Latvia, Litva và Estonis) và Kavkaz; xúc tiến triển khai kế hoạch xây dựng hệ thống NMD tại một số nước Đông Nam châu Âu như Ba Lan và Cộng hòa Séc, nhằm hình

Đối với Mỹ La-tinh, để kiềm chế lực lượng cánh tả, tranh thủ lực lượng cánh hữu và mở rộng ảnh hưởng ở khu vực này, Mỹ tăng cường quan hệ với một số nước như Colombia, Peru, Panama, đồng thời thúc đẩy kế hoạch hình

4

Giải Huy Chương Vàng Quốc hội-DaiLaiLatMa

http://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=1&ved=0CCsQFjAA&url=http%3 A%2F%2Fwww.vietnalanda

5 Nguyễn Thị Bích Huyền (2008), Môi trường chiến lược toàn cầu và sự điều chỉnh chính sách của các nước lớn (10/2008)

Trang 20

18

thành khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ, tuy nhiên, kế hoạch của Mỹ vấp phải

sự phản đối của nhiều nước trong khu vự Mỹ triển khai nhiều biện pháp bao vây, cô lập, đồng thời hậu thuẫn, chỉ đạo lực lượng phản động, đối lập chống phá cách mạng Cuba, Venezuela và các nước cánh tả khác

b Trung Quốc tiếp tục thực hiện sự nghiệp “đại chấn hưng Trung Hoa” với mục tiêu đưa Trung Quốc trở lại vị trí hàng đầu thế giới (như thời nhà Đường) Để thực hiện mục tiêu này, Trung Quốc tiếp tục gia tăng tiềm lực kinh tế, quân sự và thực hiện chính sách đối ngoại tích cực chủ động, tham gia rộng rãi vào các vấn đề quốc tế, khu vực Đại hội lần thứ XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc (10/2007) thành công, đưa quan điểm “phát triển khoa học” vào Điều lệ Đảng; nâng mục tiêu xây dựng toàn diện xã hội khá giả vào năm

2020 cao hơn so với Đại hội XVI Đại hội nhấn mạnh phương châm “nước giàu, quân mạnh”, phát triển kinh tế đi đôi với tăng cường tiềm lực quân sự; lấy quan điểm “phát triển khoa học” làm phương châm chỉ đạo xây dựng quốc phòng và quân đội… Về đối ngoại, Trung Quốc đưa ra chủ trương “phát triển hòa bình”, “thế giới hài hòa”, khẳng định không thay đổi chiến lược mở cửa cùng có lợi, cùng thắng và tích cực tham gia các công việc quốc tế, nhằm thiết lập vị thế mới của Trung Quốc trên vũ đài quốc tế, gia tăng khả năng cạnh tranh chiến lược với Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Trung Quốc tích cực triển khai chiến lược biển, áp dụng nhiều biện pháp, thủ đoạn để từng bước hiện thực hóa chủ quyền của Trung Quốc đối với toàn bộ Biển Đông Hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí được đẩy mạnh, trong đó khu vực Biển Đông được Trung Quốc coi là một trọng điểm tập

trung khai thác Trung Quốc đẩy mạnh yêu sách “đường chín đoạn” trên Biển

Đông, khiến tình hình khu vực trở nên bất ổn, tranh chấp về chủ quyền, quyền chủ quyền giữa Trung Quốc với một số nước ASEAN ngày càng trở nên phức

Trang 21

19

tạp và căng thẳng Tranh chấp chủ quyền giữ Trung Quốc và Nhật Bản đối với quần đảo Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, Nhật Bản gọi là Senkaku cũng trở nên căng thẳng

Trung Quốc đẩy mạnh hiện đại hóa lực lượng vũ trang, liên tục tăng ngân sách quốc phòng nhằm “rút ngắn khoảng cách chênh lệch” về vũ khí chính xác so với các nước tiên tiến Mở rộng đối ngoại quân sự, tích cực tham gia các cuộc diễn tập song phương và đa phương Tiếp tục cải thiện quan hệ quân sự với các nước, kể cả với Mỹ, đồng thời tích cực tham gia các cuộc diễn tập với Mỹ, Ấn độ, Philipines, Thái Lan, nhất là với Nga và các nước thuộc SCO Trước việc Trung Quốc không ngừng phát triển sức mạnh quân

sự, Nhật Bản và Đài Loan đã tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ, mua vũ khí hiện đại để đối phó với “mối đe dọa Trung Quốc”

Trung Quốc tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại tích cực chủ động, tham gia rộng rãi vào các vấn đề quốc tế và khu vực nhằm khẳng định vị thế cường quốc của mình Theo đó: (1) Vừa cải thiện quan hệ, vừa gia tăng cạnh tranh với Mỹ và Nhật Bản Tiếp tục trao đổi, giao lưu quân sự với Mỹ và Nhật Bản, nhưng kiên quyết phản đối các nước này sử dụng vấn đề Đài Loan, thương mại… để can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc; thực hiện

“trả đũa” Mỹ trong vấn đề thương mại; (2) Thúc đẩy cải thiện quan hệ với các nước láng giềng nhằm mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Trong đó, đặc biệt coi trọng thúc đẩy quan hệ với Nga và các nước SCO, Ấn Độ, ASEAN (Trung Quốc chủ trương đẩy nhanh tiến trình “hợp tác vành đai Vịnh Bắc Bộ mở rộng”, đẩy nhanh tiến trình thực hiện Khu vực thương mại tự do Trung Quốc - ASEAN (CAFTA)… Trung Quốc coi trọng tăng cường quan hệ quân sự, gia tăng đầu tư và viện trợ kinh tế cho một số nước ASEAN nhằm mở rộng ảnh hưởng ở khu vực); (3) Tăng cường quan hệ, mở rộng ảnh hưởng ở các nước,

Trang 22

20

các khu vực khác trên thế giới, nhất là đối với châu Phi và châu Mỹ Latinh; (4) Tiếp tục thúc đẩy quan hệ, tăng cường viện trợ, đầu tư vào Lào, Campuchia

c Trên cơ sở những thành tựu quan trọng về ổn định chính trị và phát triển kinh tế, Liên bang Nga tăng cường tiềm lực quốc phòng, củng cố quan

hệ an ninh - quân sự với các nước, nỗ lực tập hợp lực lượng nhằm kiềm chế

Mỹ và phương Tây Chính quyền Nga đẩy mạnh các chương trình cải cách chính trị, kinh tế, quân sự nhằm tạo thế và lực mới cho đất nước, với mục tiêu khôi phục vị thế cường quốc thế giới, trở thành một cực quan trọng trong thế giới đa cực mà Nga và các nước mới nổi đang nỗ lực thiết lập Trước việc Chính quyền Mỹ gia tăng các biện pháp, thủ đoạn chống phá Nga, Nga đã đáp trả quyết liệt thông qua các biện pháp: Phản đối các kế hoạch thiết lập hệ thống NMD của Mỹ ở Trung Âu; tuyên bố rút khỏi Hiệp ước về các lực lượng

vũ trang thông thường ở châu Âu (CFE); nâng cao tiềm lực và sức mạnh quân sự; đưa vào sử dụng các loại vũ khí mới; siết chặt các biện pháp đảm bảo an ninh; đẩy mạnh hợp tác chiến lược với các nước lớn, trước hết là với TQ, Ấn Độ; tham gia tích cực vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực; tăng cường vị thế và sức mạnh của SCO, hướng xây dựng SCO thành một tổ chức

an ninh - quân sự mạnh để đối trọng với NATO của Mỹ phương Tây; đẩy mạnh phát triển tiềm lực kinh tế, quân sự; triệt để sử dụng con bài “khí đốt”

và “Nga kiều” để duy trì ảnh hưởng tại không gian hậu Xô-viết; đẩy mạnh

d Liên minh châu Âu (EU) có những thay đổi về chính sách sau khi thế

hệ lãnh đạo mới lên nắm quyền ở Đức, Pháp, Anh Nội bộ EU bị phân hóa về

6 Nguyễn Quốc Sự (2009), Nga đã và đang tạo dựng sức mạnh của một cường quốc, Tạp chí Kiến thức quốc phòng hiện đại (02/2010)

Trang 23

21

tiến trình mở rộng EU, kế hoạch triển khai NMD tại châu Âu của Mỹ, chính sách đối với Iraq, Iran, Afghanistan và Trung Đông Quan hệ EU - Mỹ được cải thiện, do chính sách thân Mỹ của các nhà lãnh đạo mới của EU Tuy nhiên, quan hệ giữa EU và Mỹ đã nảy sinh một số bất đồng về cuộc chiến ở Iraq (Đức, Pháp cùng Nga phản đối việc Mỹ đơn phương phát động cuộc chiến Iraq, phớt lờ vai trò của Hội đồng Bảo an LHQ và dư luận quốc tế) Quan hệ EU - Nga suy giảm, các bất đồng trong các vấn đề về năng lượng, dân chủ, kinh tế và quân sự có xu hướng gia tăng Phương Tây tiếp tục phối hợp với Mỹ trong chiến lược bao vây, kiềm chế Nga (ủng hộ các cuộc “cách mạng màu sắc” tại không gian hậu Xô-viết, kết nạp các quốc gia thuộc khu vực Đông Âu vào NATO và cho phép quân đội các nước này tham gia liên quân giúp Mỹ bình ổn tình hình ở Iraq và Afghanistan sau chiến tranh…)

e Nhật Bản tăng cường quan hệ với Mỹ và các quốc gia chủ chốt ở châu Âu, trọng tâm là NATO; điều chỉnh quan hệ với Trung Quốc theo hướng

“mềm dẻo” hơn; tiếp tục mở rộng ảnh hưởng tại Đông Nam Á, Trung Á và Trung Đông; ký hiệp ước an ninh với Úc Từ ngày 09/01/2007, Nhật Bản

Nhật Bản đã thành lập Ủy ban An ninh quốc gia do Thủ tướng làm Chủ tịch để hoạch định chiến lược ngoại giao, quốc phòng - an ninh, năng lượng, viện trợ ODA và xử lý những vấn đề cấp bách khác Chính quyền Nhật Bản đẩy nhanh tiến trình sửa đổi Hiến pháp, trọng tâm là Điều 9, nhằm thực hiện mục tiêu trở thành “quốc gia bình thường” có sức mạnh chính trị và quân sự tương xứng với sức mạnh kinh

tế Quốc hội Nhật đã thông qua Luật trưng cầu dân ý về sửa đổi Hiến pháp Sau khi trở thành Thủ tướng mới của Nhật Bản (25/09/2007), ông Fucuda đã công bố chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật Bản, trong đó cam kết tiếp

7 Nhật Bản thành lập Bộ Quốc phòng, Quoc-phong.html

Trang 24

http://www.tienphong.vn/the-gioi/72476/Nhat-Ban-thanh-lap-Bo-22

tục tiến hành các cuộc thảo luận về sửa đổi Hiến pháp, tìm kiếm bộ luật cho phép Nhật Bản triển khai quân đội ra bên ngoài lãnh thổ; tiếp tục duy trì liên minh an ninh Nhật - Mỹ, thúc đẩy cải cách LHQ và thúc đẩy việc thành lập Cộng đồng Đông Á… Nhật Bản tích cực ủng hộ chủ trương của Mỹ trong việc thiết lập các liên minh “tay ba, tay tư” ở khu vực Bên cạnh đó, Nhật Bản

đã ký Hiệp ước an ninh chung với Úc (3/2007) Nhật Bản đã tham gia cuộc đối thoại “3 bên” (Mỹ-Nhật-Úc) cấp Thứ trưởng (02/07/2007) Trong chuyến thăm Ấn Độ (XXI/08/2007), Thủ tướng Nhật Bản đã mời Ấn Độ tham gia vào

1.1.2 Tình hình khu vực không gian hậu Xô-viết

1.1.2.1 Xu hướng xa rời ảnh hưởng của Nga gia tăng

Sau khi Liên bang Xô-viết sụp đổ (1991), các nước cộng hòa đã thành lập tổ chức SNG để giải quyết hậu quả của việc giải tán Liên bang và phát triển hợp tác theo mô hình mới Tổ chức này đã giải quyết được nhiều mục tiêu đặt ra về chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, xã hội… nhưng cũng đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức Khó khăn nổi lên từ chính tình hình chính trị nội bộ của các nước và sự xâm nhập khu vực mạnh mẽ của Mỹ và phương Tây với ý đồ công khai chuyển hóa, chống phá làm suy yếu Nga, tước

bỏ sức mạnh cường quốc của Nga, áp đặt nước Nga vào quĩ đạo của phương Tây Nếu như trong thập kỷ 90, nước Nga mới của cựu Tổng thống Nga Boris Yeltsin đã thất bại nặng nề trong chính sách “thân phương Tây”, thì trong những năm đầu của thế kỷ XXI nước Nga đối mặt với nguy cơ cận kề từ nhiều nước trong chính SNG: Vị thế, vai trò chi phối ngày càng bị suy giảm,

8

Nguyễn Thị Bích Huyền (2008), Môi trường chiến lược toàn cầu và sự điều chỉnh chính sách của các nước lớn (10/2008)

Trang 25

23

an ninh quốc gia bị thách thức, không gian chiến lược bị thu hẹp Năm 1999, ông Boris Yeltsin đã phải từ chức Sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Nga

thoát khỏi bờ vực sụp đổ và tan rã, đẩy lùi được một bước các nguy cơ ở cả

giải quyết vấn đề khó khăn lớn nhất của mình tại khu vực SNG - đó là bảo vệ ảnh hưởng và lợi ích của Nga Sự yếu kém của các thể chế thân Nga, sự lớn mạnh của các thế lực đối lập và chống Nga ở các nước SNG, sự gia tăng can

dự của Mỹ và phương Tây vào không gian hậu Xô-viết đã dẫn tới “hội chứng cách mạng màu sắc”, gây nên cơn địa trấn chính trị thay đổi lực lượng cầm quyền tại một loạt nước như Gruzia, Ukraina, Kyrgyzstan, khiến Nga bị tổn thất nghiêm trọng trên mọi phương diện Là những thế lực thân phương Tây, nên ngay sau khi giành được quyền lực, Tổng thống Gruzia Saakashvili, Tổng thống Ukraina Yushchenko, Tổng thống Kyrgyzstan Akayev đã thực hiện các chính sách chống lại ảnh hưởng và lợi ích của Nga, trong đó nổi lên việc phục

vụ nhu cầu chiến lược của Mỹ và phương Tây, trở thành công cụ hữu hiệu của phương Tây trong việc thu hẹp không gian chiến lược của Nga ngay tại khu vực vốn được Nga coi là “sân sau”, trước hết tại Kavkaz Bất chấp các thỏa thuận trước đây với Nga của Chính quyền cựu Tổng thống Shevardnadze, ngay sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Saakashvili đã lập tức buộc Nga rút hết hai căn cứ quân sự của Nga còn lại trên đất Gruzia, ra sức chuẩn bị biện pháp mạnh để thu hồi hai vùng đất ly khai là Nam Osetia và Abkhazia, trong

đó có ý đồ nhanh chóng gia nhập NATO để sử dụng sức mạnh của khối này đáp trả Nga khi chiến tranh “thu hồi lãnh thổ” nổ ra Tại Ukraina, Chính quyền Yushchenko tập trung xóa bỏ ảnh hưởng của Nga tại miền Đông nước

9

Nguyễn Thanh Hiền (2007), “Sự vươn lên của nước Nga dưới thời của Tổng thống Putin”, Tạp chí nghiên cứu châu Âu, số 11(86)

Trang 26

24

này (vốn là khu vực ảnh hưởng truyền thống của Nga), ép Nga rút Hạm đội Biển Đen của Nga khỏi căn cứ Sevastopol, tái khởi động hoạt động của Tổ chức GUAAM để tập hợp lực lượng thân phương Tây tại không gian hậu Xô-viết theo sự chỉ đạo của Mỹ để làm suy yếu chính quyền Nga, giúp lực lượng đối lập ở Nga tiến hành “cách mạng màu” giành quyền lực “Cách mạng màu” cũng đã manh nha được hình thành tại một loạt nước SNG còn lại, kể cả Belarus - nước cùng Nga đã thành lập Nhà nước Liên minh Nga - Belarus, khiến cho ảnh hưởng và lợi ích của Nga có xu hướng ngày càng bị thu hẹp ngay tại SNG10

1.1.2.2 Cạnh tranh ảnh hưởng giữa Nga với Mỹ - phương Tây

Nam Osetia và Abkhazia có vị trí địa chiến lược rất quan trọng đối với

“không gian chiến lược sân sau” của Nga, vì vậy, khu vực này ngày càng trở thành tâm điểm cạnh tranh địa chính trị chiến lược giữa Mỹ, phương Tây và Nga Kịch bản “cách mạng màu sắc” tại Gruzia và Ukraina được Mỹ dựng lên nhằm đưa các lực lượng có tư tưởng theo Mỹ, chống Nga lên nắm quyền ở những nước này, phục vụ cho lợi ích của Mỹ Sau “cách mạng hoa Hồng” ở Gruzia, Mỹ đã ra sức sử dụng “con bài” Saakashvili để chống phá Nga Mục tiêu chiến lược của Mỹ, phương Tây: mở rộng NATO để áp sát trực tiếp biên giới phía Tây của Nga về quân sự; loại bỏ ảnh hưởng chính trị và kinh tế của Nga tại khu vực Kavkaz nói riêng và không gian hậu Xô-viết nói chung (trước

đó ba nước cộng hòa vùng Baltic đã được kết nạp vào NATO), tạo ra “bức tường thép” mới ngăn cách Nga với châu Âu, làm thất bại chiến lược hội nhập châu Âu của Nga; kiểm soát các tuyến đường trung chuyển dầu khí quan trọng từ vùng Caspi và Trung Á đến châu Âu và Mỹ không đi qua Nga và

10

Nguyễn An Hà (chủ biên) (2001), “ Liên bang Nga: Hai thập niên đầu thế kỷ XXI”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội

Trang 27

25

Iran; kiểm soát trữ lượng dầu mỏ và khí đốt ở khu vực Kavkaz, phá vỡ kế hoạch của Nga thành lập một “OPEC khí đốt” với Iran và các nước Trung Đông, làm thất bại chiến lược năng lượng của Chính quyền Putin (sử dụng vấn đề năng lượng làm công cụ gây sức ép, chi phối châu Âu); làm suy giảm

vị thế, vai trò của Nga trên thế giới; tạo thế để ép buộc, mặc cả, thỏa hiệp, lôi kéo Nga trong giải quyết các vấn đề quốc tế, như vấn đề hạt nhân Iran, vấn đề giải quyết tình hình bất ổn ở Afghanistan sau chiến tranh

Ở góc độ kinh tế, Nga là quốc gia cung cấp tới 25% nhu cầu dầu thô và 50% nhu cầu khí đốt của EU Thu nhập chủ yếu của Nga là từ xuất khẩu dầu

mỏ và khí đốt Do giá dầu tăng cao nên nền kinh tế Nga phát triển mạnh mẽ (Nga đã duy trì tỷ lệ tăng trưởng GDP khoảng 7% trong suốt giai đoạn 2000 - 2008) và Nga đã trở lại vũ đài chính trị quốc tế với tư cách là một cường quốc

Nga trong lĩnh vực năng lượng, như đề nghị một số nước xây thêm các đường ống dẫn dầu từ Trung Á tới châu Âu mà không đi qua lãnh thổ nước Nga (tiêu biểu là đường ống Tbilisi - Ceyhan/Thổ Nhĩ Kỳ - châu Âu) Tuy nhiên, theo nhận định của một số nghị sĩ Mỹ, các nỗ lực của Mỹ vẫn chưa đem lại hiệu quả so với những gì Nga đã làm được để chiếm ưu thế trong lĩnh vực năng lượng Chính vì vậy, để khắc phục tình trạng này, bên cạnh việc tìm cách hạ giá dầu mỏ, Mỹ muốn tìm cách buộc Nga tham gia vào các cuộc chiến “hao người tốn của” nhằm làm suy yếu sức mạnh của Nga

Dựa vào các đối tác tại khu vực, sức mạnh quân sự và các nguồn lực tài chính, Mỹ và phương Tây muốn tách rời ảnh hưởng của Nga khỏi khu vực Kavkaz và quá trình này được triển khai theo các lộ trình do Mỹ thiết kế

11 Nhữ Quang Nam (2010), Nga thúc đẩy mục tiêu khôi phục vị thế cường quốc, Tạp chí Kiến thức quốc phòng hiện đại (04/2010)

Trang 28

Trước khi xảy ra cuộc chiến Nga - Gruzia năm 2008, Gruzia và các cố vấn

Mỹ đã tiến hành các biện pháp nhằm hạ thấp uy tín của lực lượng giữ gìn hòa bình của Nga tại Nam Osetia và Abkhazia như: sử dụng các lực lượng đặc biệt tiến hành các vụ khủng bố trong lãnh thổ Abkhazia và Nam Osetia; tiến hành các vụ nổ súng vào lãnh thổ Nam Osetia và Abkhazia làm cho nhiều dân thường chết và bị thương; triển khai các lực lượng vũ trang dọc biên giới Gruzia - Nam Osetia khiến tình hình trở nên rất căng thẳng Đồng thời, trên các diễn đàn quốc tế, Mỹ đưa ra các tuyên bố đòi thay các lực lượng giữ gìn hòa bình của Nga tại hai vùng lãnh thổ Abkhazia và Nam Osetia bằng lực lượng cảnh sát quốc tế Bên cạnh đó, Mỹ, NATO phối hợp với Gruzia tiến hành nhiều cuộc tập trận quân sự quy mô lớn tại khu vực, điển hình là cuộc

tập trận “Lời đáp trả tức khắc - 2008” tại Vadzania, Gruzia với sự tham gia

của Mỹ (1.425 quân), Gruzia, Armenia, Azerbaijan và Ukraina (mỗi nước cử

trị/Nga cho rằng: “Mỹ và phương Tây đang tìm cách lặp lại kịch bản Balkan ở

khu vực ngoại vi Kavkaz, với mục đích chính là ép Nga rút lực lượng giữ gìn của Nga khỏi Abkhazia và Nam Osetia, khôi phục toàn vẹn lãnh thổ Gruzia theo kịch bản Kvartia, sau đó Gruzia sẽ gia nhập NATO”

Trang 29

27

Đối với Nga, khu vực ngoại vi Kavkaz có vị trí quan trọng chiến lược, đảm bảo an ninh ở các khu vực phía Nam, gắn với các lợi ích sống còn của Nga Do đó, trong bất kỳ hoàn cảnh nào Nga cũng sẽ tiến hành các biện pháp nhằm đảm bảo an ninh của nước Nga và sẽ không cho phép sự thay thế lực lượng giữ gìn hòa bình của Nga tại Abkhazia và Nam Osetia bằng lực lượng giữ gìn hoà bình của NATO và LHQ Để khẳng định vị thế và vai trò của mình tại khu vực, Nga đã đơn phương tuyên bố phá bỏ lệnh cấm vận kinh tế đối với Abkhazia và viện trợ kinh tế cho hai khu vực Abkhazia và Nam Osetia Chính quyền Nga công khai tuyên bố, cả Abkhazia và Nam Osetia có

đủ cơ sở chính trị và pháp lý thuyết phục hơn so với trường hợp của Kosovo, với sự hậu thuẫn của Mỹ, phương Tây, để tuyên bố độc lập Nếu NATO kết nạp Gruzia và triển khai quân tại lãnh thổ nước này, Nga sẽ ngay lập tức công nhận độc lập cho Abkhazia và Nam Osetia, đồng thời tăng cường lực lượng quân đội tại hai khu vực này nhằm đảm bảo thế cân bằng lực lượng tại khu vực Kavkaz

1.2 Tình hình Nga và Gruzia trước khi xảy ra chiến tranh

1.2.1 Tình hình Nga

Tình hình chính trị - xã hội Nga cơ bản ổn định dưới sự lãnh đạo của

“bộ đôi quyền lực” Putin - Medvedev Sau hai nhiệm kỳ của Tổng thống Putin

(2000 - 2008) nước Nga có một Chính quyền Trung ương mạnh, nền chính trị

có bước củng cố và phát triển quan trọng Trong suốt 8 năm cầm quyền, Tổng thống Putin luôn giành được sự ủng hộ cao của Duma Quốc gia, Hội đồng

Liên bang và nhân dân Nga Đảng “Nước Nga Thống nhất” thân chính quyền

đã giành thắng lợi lớn trong cuộc bầu cử Duma Quốc gia tháng 12/2007 với 315/420 ghế, trở thành nhân tố quan trọng giúp ông Medvedev, người được

Tổng thống Putin đề cử làm ứng cử viên Tổng thống của Đảng “Nước Nga

Trang 30

28

Thống nhất”, giành thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga hồi

tháng 3/2008 Ngày 15/04/2008, Đảng “Nước Nga thống nhất” đã bầu ông

Putin làm Chủ tịch đảng Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Medvedev đã tiến hành các biện pháp nhằm tăng cường ổn định hệ thống chính trị, củng cố các thiết chế nhà nước Ngày 08/05/2008, Tổng thống Medvedev đã ký phê chuẩn cựu Tổng thống Putin làm Thủ tướng mới của Chính phủ Nga Nhân sự của Chính phủ mới không có sự thay đổi lớn so với Chính phủ tiền nhiệm Như vậy, ekip của cựu Tổng thống Putin vẫn được giữ nguyên, tạo điều kiện thuận lợi quan trọng cho Tổng thống Medvedev triển khai các giai đoạn tiếp theo của “Chiến lược phát triển đất nước đến năm 2020” mà cựu Tổng thống Putin đã đề ra từ trước

Chính quyền của Tổng thống Medvedev chủ trương củng cố các thể chế dân chủ, hệ thống đa đảng, song số lượng đảng phái chính trị sẽ giảm dần

để hình thành các chính đảng lớn, tăng cường hiệu lực luật pháp liên bang và quyền lực của Chính quyền Trung ương… Nga cũng tiếp tục thúc đẩy sự hình thành hệ thống chính trị “dân chủ có chủ quyền” trên cơ sở 3 - 4 đảng lớn, trong đó, Đảng nước Nga Thống nhất đóng vai trò nòng cốt Một trong những lĩnh vực chủ yếu trong chương trình nghị sự của Tổng thống Medvedev là hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế nhà nước Ông

nhấn mạnh “sẽ giảm bớt số lượng quan chức nhà nước, đồng thời thu hút

những người giỏi chuyên môn vào làm việc trong các cơ quan nhà nước” và

“sẽ tuyên chiến thực sự với căn bệnh nặng nhất của xã hội Nga hiện nay là

tham nhũng”14

Trong lễ nhậm chức ngày 07/05/2008, Tổng thống Medvedev

tuyên bố sẽ phấn đấu “để bảo đảm sự bình đẳng của mọi công dân, nâng cao

chất lượng cuộc sống của nhân dân, phát triển dân chủ, tôn trọng đối với luật

14 Nga: Ứng cử viên tổng thống Đ.Mét-vê-đép nêu "Cương lĩnh tranh cử",

http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=30127&cn_id=215873

Trang 31

29

pháp để nước Nga có vị thế xứng đáng nhưng cởi mở với thế giới”15, đồng thời cam kết tiếp tục phát triển quyền tự do dân sự và kinh tế tiếp tục là những

ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ của mình

Kinh tế Nga có bước phục hồi mạnh mẽ, trở thành một trong những cường quốc kinh tế có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế thế giới Trong 8 năm (2000-2008), GDP của Nga tăng trung bình khoảng 7%/năm (năm 2007, GDP đạt 1,2 nghìn tỷ USD, tăng 7,5%; dự trữ vàng và ngoại tệ tính đến cuối năm đạt khoảng 500 tỷ USD) Những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế đã tạo nhiều lợi thế cho Đảng “Nước Nga thống

Nga tiếp tục duy trì được địa vị “cường quốc quân sự” hàng đầu thế

giới Tiềm lực quân sự của Nga được củng cố, khả năng tác chiến được nâng cao Ngân sách quốc phòng của Nga năm 2006 là 25,2 tỷ USD, 2007 là 32,42

tuần tra của máy bay ném bom chiến lược, hoạt động của tàu sân bay và các tàu chiến ra bên ngoài lãnh thổ Nga, đồng thời tăng cường các cuộc tập trận quân sự để nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Nga đã đưa vào trang bị nhiều loại vũ khí, trang thiết bị hiện đại như tên lửa S-400, máy bay Su-34…; thử nghiệm và sản xuất các loại tên lửa chiến lược thế hệ mới RS-24, Bulava, Topol, bom có sức công phá tương đương vũ khí hạt nhân… Năm 2008, Nga quyết định chi 189 tỷ USD để hiện đại hóa một nửa vũ khí,

Trang 32

30

Nga từng bước khôi phục lại ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu, nhất là đối với không gian hậu Xô-viết Trên cơ sở những thành tựu quan trọng về chính trị - nội bộ, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, bộ đôi Putin và Medvedev đã thúc đẩy mạnh mẽ chính sách đối ngoại với mục tiêu sớm khôi phục lại vị thế cường quốc thế giới Trong bối cảnh Mỹ và phương Tây duy trì cuộc chiến chống khủng bố, thúc đẩy dân chủ trên phạm vi toàn thế giới, Nga rất coi trọng và thúc đẩy mạnh mẽ việc phối hợp chiến lược với Trung Quốc và Ấn Độ, mở rộng hợp tác với các cường quốc châu Âu là Đức và Pháp, tăng cường đầu tư mở rộng quan hệ hợp tác với các khu vực trọng yếu, trước hết là khu vực SNG, tiếp đến là Trung Đông, Mỹ Latinh, Đông Nam Á… Quan hệ Đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện Nga - Trung Quốc được tăng cường mạnh mẽ, trở thành chỗ dựa vững chắc giúp hai nước này kiềm chế, ngăn chặn chiến lược làm suy yếu Nga và Trung Quốc của Mỹ Tại không gian hậu Xô-viết, Nga đã áp dụng tổng thể các biện pháp để cô lập, làm suy yếu các chính quyền thân phương Tây ở Ukraina và Gruzia, ủng hộ mạnh

mẽ và tăng cường hợp tác chiến lược giúp các nước SNG khác phòng ngừa, ngăn chặn hội chứng “cách mạng màu sắc” bùng nổ ở nước mình, như Uzbekistan, Tajikistan, Azerbaijan… Thông qua các cơ chế khu vực là SNG

và ODKB, Nga tăng cường giúp các nước thành viên nâng cao tiềm lực quân

sự và khả năng chống chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, chủ nghĩa ly khai và chủ nghĩa khủng bố, qua đó nâng cao vị thế, vai trò lãnh đạo của mình tại không gian hậu Xô-viết, kiềm chế sự xâm nhập, lũng đoạn của Mỹ và phương Tây (Uzbekistan và Kyrgyzstan đã đóng cửa các căn cứ quân sự của Mỹ trên lãnh thổ nước mình) Thông qua quan hệ liên minh, Nga đã xây dựng hệ thống

18 Tổng Cục II, Bộ Quốc phòng, Thông báo lực lượng vũ trang nước ngoài 2008

Trang 33

31

phòng không chiến lược vững chắc để răn đe các kế hoạch chiến lược quân sự của Mỹ và NATO Trước khi xảy ra cuộc chiến giữa Nga và Gruzia, Chính quyền Tổng thống Saakashvili ở Gruzia và của Chính quyền Tổng thống Yushchenko ở Ukraina đang đứng trước nguy cơ sụp đổ Chiến lược toàn cầu của Tổng thống Putin và Medvedev đã tạo ra những thách mới đối với Mỹ, góp phần đẩy Mỹ ngày càng lún sâu vào khó khăn, khiến cho quan hệ giữa Nga và Mỹ xấu đi nhanh chóng, đặc biệt trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống

Mỹ, phương Tây và lực lượng đối lập đẩy mạnh các biện pháp chống phá nhằm làm suy yếu Chính quyền Nga, tạo tiền đề cho một cuộc “cách mạng màu” ở Nga Không chỉ xâm nhập mạnh mẽ vào không gian hậu Xô-viết, Mỹ và phương Tây còn tìm cách can thiệp vào công việc nội bộ của Liên bang Nga, lợi dụng con bài “dân chủ, nhân quyền” để chống phá các cuộc bầu

cử của Chính quyền Nga, như cuộc bầu cử Duma Quốc gia Nga tháng 11/2007, cuộc bầu cử Tổng thống tháng 03/2008 Mỹ chỉ trích Nga vi phạm nhân quyền và các quyền tự do dân chủ, tình hình xã hội dân sự ở Nga ngày càng xấu đi Báo cáo về nhân quyền Bộ ngoại giao Mỹ (19/09/2007) chỉ trích Chính quyền Nga vi phạm tự do tôn giáo Đại diện Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ tuyên bố (01/10/2007), Mỹ sẽ chú trọng đến các cuộc bầu cử ở Nga và kêu gọi Nga thực hiện các cuộc bầu cử tự do, trung thực, dân chủ Phương Tây cũng lên tiếng phản đối Ủy ban bầu cử Quốc gia Nga hạn chế số quan sát viên nước ngoài tới giám sát bầu cử Duma và bầu cử Tổng thống Nga năm

2008 Báo chí phương Tây đăng tải nhiều bài viết cáo buộc Chính quyền Nga chuyên quyền, độc tài

19

Nguyễn Thanh Hiền (2007), “Sự vươn lên của nước Nga dưới thời của Tổng thống Putin”, Tạp chí nghiên cứu châu Âu, số 11(86)

Trang 34

32

Mỹ và phương Tây hậu thuẫn cho lực lượng đối lập tại Nga chuẩn bị

các điều kiện để khi thời cơ thuận lợi tiến hành “cách mạng màu” Boris

Berezovsky, một tài phiệt Nga (lưu vong tại Anh), công khai thừa nhận Mỹ và Anh đóng vai trò tích cực trong việc tổ chức, ủng hộ, trợ giúp các lực lượng đối lập ở Nga trước thềm các cuộc bầu cử ở nước này Năm 2006, Mỹ đã chi 1,2 tỷ USD, trong đó phần lớn đầu tư cho việc thúc đẩy và hỗ trợ dân chủ ở

Nga, tiêu biểu là phong trào “Nước Nga khác” của cựu Thủ tướng Nga

Kasyanov Mỹ và phương Tây cũng đã xây dựng được “ngọn cờ” là Garry Kimovich Kasparov (cựu vô địch thế giới về cờ vua) để tập hợp, chỉ đạo đội quân thứ 5 ở Nga Các lực lượng đối lập ở Nga đẩy mạnh các hoạt động chống phá, tuyên bố không thừa nhận chính quyền Liên bang, đòi giải tán Nhà nước, xây dựng lại Hiến pháp Từ tháng 07/2007, tại Moscow, Sant Peterburg và nhiều thành phố khác, lực lượng đối lập, đứng đầu là phong trào

“Nước Nga khác” đã tiến hành biểu tình, phản đối chính quyền, kêu gọi tiến

hành bầu cử tự do, dân chủ, phản đối sự thống trị của đảng Nước Nga thống nhất Trước tình hình trên, Chính quyền Nga đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn âm mưu tiến hành một cuộc cách mạng màu tại Nga Nga siết chặt các biện pháp đảm bảo an ninh, chú trọng xây dựng lực lượng chính trị: Duma Quốc gia Nga đã thông qua một số luật nhằm tăng cường an ninh, chống gián điệp và bạo loạn Lực lượng an ninh Nga luôn được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu ở các thời điểm trước, trong và sau bầu cử nhằm ngăn chặn, kiểm soát, trấn áp và bắt giữ các lực lượng đối lập tiến hành biểu tình bất hợp pháp, chính quyền Nga cũng thực hiện các giải pháp mới: xây dựng các tổ chức chính trị mạnh ủng hộ chính quyền để đối phó với thủ đoạn

“bạo loạn lật đổ” của đảng đối lập Chính quyền Nga cũng hạn chế hoạt động của các Tổ chức phi chính phủ nước ngoài (NGO) tại Nga, buộc các NGO phải đăng ký hoạt động với chính quyền Bên cạnh đó, Chính quyền Nga cũng

Trang 35

33

đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại

chúng về các thủ đoạn của “cách mạng màu” và ý đồ sử dụng “cách mạng

màu” của Mỹ, phương Tây nhằm lật đổ Chính quyền Nga, tố cáo và ngăn

chặn những hoạt động gián điệp của phương Tây nhằm gây bất ổn định tình hình an ninh của Nga

1.2.2 Tình hình Gruzia

Tình hình chính trị - nội bộ Gruzia lâm vào bất ổn nghiêm trọng, xu

hướng ly khai diễn ra mạnh mẽ Năm 2003, cuộc “cách mạng hoa hồng” nổ ra

tại Gruzia bắt nguồn từ những tranh cãi về kết quả bầu cử Quốc hội Gruzia ngày 02/11/2003 với thắng lợi được Ủy ban bầu cử tuyên bố thuộc về phe chính phủ của Tổng thống Shevardnadze Phe đối lập, đứng đầu là Phong trào dân tộc dân chủ của Saakashvili đã không thừa nhận kết quả bầu cử và tiến hành các cuộc biểu tình quy mô lớn chống lại chính phủ, mở đầu cho các hành động dẫn đến việc lật đổ Chính quyền của Tổng thống Shevardnadze và tiến hành một cuộc bầu cử mới đưa Saakashvili lên làm Tổng thống Gruzia,

trở thành ngọn cờ đầu tại không gian hậu Xô-viết với chủ trương “thân Mỹ,

bài Nga” Tình hình chính trường Gruzia sau khi Saakashvili trở thành Tổng

thống trở nên bất ổn nghiêm trọng, do Chính quyền mới không được lòng dân Phe đối lập liên tiếp tiến hành các cuộc biểu tình chống đối Trước nguy

cơ Gruzia có thể lún sâu vào khủng hoảng chính trị, Tổng thống Saakashvili chấp thuận yêu cầu của phe đối lập về việc bầu cử Quốc hội sớm nhưng lại chủ động từ chức để tiến hành cuộc bầu cử Tổng thống trước thời hạn nhằm đẩy phe đối lập vào tình thế bị động, không đủ thời gian chuẩn bị cho bầu cử Tổng thống Ngày 05/01/2008, Gruzia tiến hành bầu cử Tổng thống trước thời hạn với thắng lợi thuộc về đương kim Tổng thống Saakashvili, thủ lĩnh đảng

“Phong trào dân tộc”, ngay trong vòng 1 với 53,47% số phiếu ủng hộ Ứng

Trang 36

34

cử viên của Liên minh đối lập gồm 9 đảng chỉ giành được 25,96% số phiếu bầu Ngay lập tức, phe đối lập tại Gruzia đã nộp đơn khiếu nại và tiến hành các cuộc biểu tình phản đối kết quả bầu cử Tòa án Tối cao Gruzia tuyên bố hủy bỏ kết quả bầu cử ở một số điểm bầu nhưng kết quả cuối cùng của cuộc

Sau khi tái đắc cử, ông Saakashvili kêu gọi các phe phái chính trị đoàn kết lại để giải quyết những khó khăn kinh tế - xã hội tồn đọng, bày tỏ hy vọng phe đối lập sẽ tham gia Chính phủ mới Về đối ngoại, Tổng thống Saakashvili tuyên bố thực hiện chính sách đối ngoại thân phương Tây, nhưng sẽ cải thiện

quan hệ với Nga: “Tôi hy vọng, sau cuộc bầu cử Quốc hội ở Gruzia và Tổng

thống ở Nga sẽ có những xung lực mới cho việc cải thiện quan hệ giữa hai nước” Tuy nhiên, phe đối lập Gruzia kiên quyết phản đối kết quả bầu cử, cho

rằng Chính quyền của Tổng thống Saakashvili đã gian lận, mất dân chủ và thiếu minh bạch, đồng thời phát động quần chúng xuống đường biểu tình từ ngày 08/01/2008 Ngày 13/01/2008, hơn 30.000 người ủng hộ phe đối lập ở Gruzia đã đổ về trung tâm Thủ đô Tbilisi tuần hành phản đối kết quả bầu cử

Thủ lĩnh phe đối lập Gatretinadze tuyên bố: “Saakashvili là Tổng thống bất

hợp pháp”; “Chúng ta cần công lý và một vòng bỏ phiếu thứ hai Vì điều đó, chúng ta sẽ đấu tranh đến cùng” 21

Theo cựu Tổng thống Gruzia Shevardnadze - người bị lật đổ trong cuộc “cách mạng hoa Hồng” cuối năm

2003, Saakashvili đã đánh mất hình ảnh dân chủ cả trong nước và quốc tế,

“cách mạng hoa Hồng” đã không đem lại kết quả như mong đợi, quá trình hội

nhập quốc tế của Gruzia đang ngày càng vấp phải những cản trở lớn Theo

20 Ông M Saakashvili tái đắc cử Tổng thống Gruzia,

http://www.nhandan.org.vn/thegioi/tin-tuc/item/7724202-.html

21 Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ môi trường (Bộ quốc phòng), (6/2008), Tài liệu tham khảo

“Gruzia trước ngưỡng cửa xung đột”

Trang 37

35

đánh giá của các chuyên gia phân tích quốc tế, cuộc bầu cử Tổng thống Gruzia trước thời hạn là hệ quả của sự thất bại nghiêm trọng của Tổng thống

Dưới thời lãnh đạo của Tổng thống Saakashvili, nền kinh tế Gruzia lún sâu vào khó khó khăn, đời sống nhân dân ngày càng xuống thấp, khiến bất bình xã hội dâng cao Bên cạnh đó, quan hệ giữa Chính quyền Gruzia với hai tỉnh ly khai là Nam Osetia và Abkhazia ngày càng xấu đi, do Tổng thống Saakashvili áp dụng những chính sách cực đoan đối với hai vùng này, có ý đồ

“thu hồi lãnh thổ” bằng biện pháp cứng rắn

Sau khi giành được quyền lực, Chính quyền Saakashvili thực hiện chính sách thân phương Tây, ra sức tìm kiếm sự hỗ trợ của Mỹ và phương Tây để giải quyết các bất ổn, khó khăn về chính trị, kinh tế trong nước và quan hệ với Liên bang Nga Quan hệ giữa Gruzia với phương Tây phát triển nhanh chóng, nhất là về an ninh và quân sự, nổi bật nhất là việc Gruzia xin gia nhập NATO Mỹ, EU và NATO ra sức lợi dụng Gruzia để tiến hành chính sách chống lại lợi ích của Nga Quan hệ giữa Gruzia và Nga đã xấu đi nhanh

1.2.3 Quan hệ Nga - Gruzia

Quan hệ Nga - Gruzia lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân

(1) Những mâu thuẫn lịch sử giữa Gruzia và Nga trong vấn đề độc lập của Nam Osetia và Abkhazia

22 http://www.baomoi.com/Dang-doi-lap-Gruzia-tiep-tuc-keu-goi-Saakashivili-tu-chuc/119/3811880.epi

23 Tôn Nguyễn (2009), Thuận lợi và khó khăn đối với Gruzia và Ucraina khi thực hiện tham vọng gia nhập NATO, Tạp chí Kiến thức Quốc phòng hiện đại (03/2009)

Trang 38

36

Nam Osetia có dân số 300.000 người, đa phần là người gốc Nga (khoảng 65%), trước đây thuộc lãnh thổ Nga Để tạo thuận lợi cho việc quản

lý hành chính, thời kỳ Khrushchyov làm Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Liên

Xô, lãnh đạo Liên Xô đã cắt khu vực lãnh thổ này về Gruzia vì giữa Nam Osetia và Bắc Osetia có dãy núi cao Kavkaz ngăn cách Ngoài Nam Osetia, nước Cộng hòa tự trị Abkhazia thuộc Gruzia cũng trong hoàn cảnh tương tự

Sau khi Liên Xô tan rã, đặc biệt là sau “cách mạng hoa Hồng”, Gruzia

là quốc gia đầu tiên thuộc Liên Xô cũ công khai thực hiện chính sách thân

Mỹ, chống Nga Chính sách này của Gruzia làm cho quan hệ giữa Nga và Gruzia luôn trong bối cảnh phức tạp cả về chính trị, an ninh, kinh tế và xã hội Trong bối cảnh đó, hai nước cộng hòa tự trị Nam Osetia và Abkhazia, vốn đã

ly khai khỏi Chính quyền Trung ương Gruzia từ sau khi Liên Xô cũ tan rã, chủ trương kêu gọi LHQ và cộng đồng quốc tế công nhận nền độc lập của họ

và từng bước hội nhập với Nga Về phía Chính quyền Gruzia, Tổng thống Saakashvili chủ trương giành lại quyền kiểm soát hai tỉnh ly khai này, thống nhất lãnh thổ quốc gia - điều kiện mặc nhiên để NATO xem xét việc kết nạp Gruzia làm thành viên Chính quyền Saakashvili đã nhiều lần đề nghị LHQ thay lực lượng giữ gìn hòa bình của Nga ở Nam Osetia và Abkhazia bằng lực

(2) Mỹ kích động và hậu thuẫn cho hành động chống Nga của Gruzia Trên thực tế, nhân dân Gruzia và nhân dân Nam Osetia không có những bất đồng, mâu thuẫn lớn để có thể dẫn đến một cuộc xung đột quân sự Hơn nữa, một quốc gia nhỏ bé như Gruzia không có khả năng gây chiến và đối đầu quân sự với Nga Một trong những nguyên nhân quan trọng là Ban lãnh đạo

24 Nhữ Quang Nam (2008), Cuộc xung đột quân sự ở Nam Osetia: Ván bài lật ngửa, Tạp chí Kiến thức Quốc phòng hiện đại (10/2008)

Trang 39

37

Gruzia được Mỹ kích động và hậu thuẫn phát động cuộc chiến tranh này thông qua việc cung cấp tài chính, vũ khí, đạn dược, giúp huấn luyện chiến đấu và lập các kế hoạch tấn công cho quân đội Gruzia vào Nam Osetia Khi chiến tranh xảy ra, Mỹ cũng ngay lập tức đồng ý cho Gruzia rút 2.000 quân tinh nhuệ của nước này từ Afghanistan về hỗ trợ cho cuộc chiến của Gruzia tại Nam Osetia

Xét về mặt chiến lược, mục tiêu chiến lược xuyên suốt, nhất quán và không thay đổi của Mỹ là nhằm tranh giành ảnh hưởng với Nga tại không gian hậu Xô-viết Cùng với việc mở rộng NATO sang phía Đông, duy trì các điểm nóng tại các nước thuộc Liên Xô cũ và khi có điều kiện, kích động xung đột, chiến tranh tại các điểm nóng này buộc Nga phải can thiệp khiến cho tình hình nội bộ Nga trở nên bất ổn đồng thời góp phần làm suy yếu nước Nga

Mỹ và phương Tây đã thành công trong việc hậu thuẫn cho các lực lượng khủng bố, ly khai tại cộng hòa Chesnia của Nga, kích động và hậu thuẫn cho các lực lượng chống đối Chính quyền Liên bang Nga tại Chesnia buộc Chính phủ Nga phải sử dụng biện pháp quân sự để trấn áp Đặc biệt, sau thành công trong việc giúp Kosovo tuyên bố độc lập, Mỹ đã tự cho mình có quyền và có thể làm bất cứ việc gì họ muốn, bất chấp luật pháp quốc tế Kích động cuộc xung đột tại Nam Osetia, một lần nữa Mỹ muốn tiến hành một phép thử mới

Xét khía cạnh quân sự và kinh tế, gây ra một cuộc xung đột tại Gruzia,

Mỹ sẽ tạo ra hình ảnh một nước Nga hiếu chiến, từ đó Mỹ sẽ ký được nhiều hợp đồng thương mại quân sự với các quốc gia trong khu vực muốn tăng cường sức mạnh cho lực lượng vũ trang nhằm chống lại các mối nguy cơ đe

25 Nhữ Quang Nam (2008), Cuộc xung đột quân sự ở Nam Osetia: Ván bài lật ngửa, Tạp chí Kiến thức Quốc phòng hiện đại (10/2008)

Trang 40

38

dọa an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của các nước này đến từ phía Nga Bán vũ khí cho các đồng minh và xây dựng được một phòng tuyến quân sự mạnh sát biên giới Nga còn cho phép Mỹ củng cố được chiến lược an ninh năng lượng của mình cũng như của các đồng minh của Mỹ từ vùng Trung Á, trước mắt là tuyến đường ống dẫn dầu huyết mạch Baku - Tbilisi - Ceyhan, nối từ Biển

(3) Cạnh tranh địa kinh tế và địa chính trị giữa Mỹ và phương Tây với Nga

Khu vực Kavkaz, nơi có một tuyến đường ống dẫn dầu lớn từ châu Á tới châu Âu, tiếp giáp với Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, là khu vực tranh giành ảnh hưởng quyết liệt và có vị trí vô cùng quan trọng trong chiến lược của Mỹ và Nga Đối với Mỹ, kiểm soát được khu vực này đồng nghĩa với việc kiểm soát được hệ thống đường ống dẫn dầu đi qua khu vực này, kiểm soát được các

nước thuộc trục “ma quỷ” là Iran và Bắc Triều Tiên và khống chế được cả

Nga và TQ

Kavkaz là điểm trung chuyển, biển Caspi là điểm khởi đầu của những dòng năng lượng nối từ Bắc xuống Tây Nam, từ bờ biển Caspi của

Mỹ và phương Tây luôn muốn đẩy lùi ảnh hưởng của Nga ra khỏi khu vực Kavkaz Gruzia, Azerbaijan và Armenia là những quốc gia đóng vai trò quan trọng trong chiến lược này của Mỹ và phương Tây Đây là những quốc gia có trữ lượng dầu và khí lớn ở khu vực Caspi, nằm trên tuyến vận chuyển năng lượng mới đi vòng qua Nga tới các nước châu Âu và có vị trí gần Nga, Iran Nếu kiểm soát được khu vực này, thì Mỹ và phương Tây sẽ đẩy lùi được ảnh

26 Nhữ Quang Nam (2008), Cuộc xung đột quân sự ở Nam Osetia: Ván bài lật ngửa, Tạp chí Kiến thức Quốc phòng hiện đại (10/2008)

Ngày đăng: 23/03/2015, 13:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Minh Đức (chủ biên) (2001), “ Cộng đồng các quốc gia độc lập: Những vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cộng đồng các quốc gia độc lập: Những vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật
Tác giả: Đặng Minh Đức (chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm: 2001
2. Nguyễn An Hà (chủ biên) (2001), “ Liên bang Nga: Hai thập niên đầu thế kỷ XXI”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Liên bang Nga: Hai thập niên đầu thế kỷ XXI
Tác giả: Nguyễn An Hà (chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm: 2001
3. Nguyễn Thanh Hiền (2007), “Sự vươn lên của nước Nga dưới thời của Tổng thống Putin”, Tạp chí nghiên cứu châu Âu, số 11(86) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự vươn lên của nước Nga dưới thời của Tổng thống Putin
Tác giả: Nguyễn Thanh Hiền
Năm: 2007
4. Vũ Dương Huân (2008), “Xung đột quân sự ở Nam Osetia: Nguyên nhân, phản ứng quốc tế và triển vọng tình hình”, Tạp chí nghiên cứu châu Âu, số 8(95) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xung đột quân sự ở Nam Osetia: "Nguyên nhân, phản ứng quốc tế và triển vọng tình hình
Tác giả: Vũ Dương Huân
Năm: 2008
5. Bùi Hiền (2008), “Xung đột tại Nam Osetia: một hình mẫu xung đột trong thời đại toàn cầu hóa”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 10 (97) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xung đột tại Nam Osetia: một hình mẫu xung đột trong thời đại toàn cầu hóa”, "Tạp chí Nghiên cứu châu Âu
Tác giả: Bùi Hiền
Năm: 2008
6. Nguyễn Thị Bích Huyền (2008), “Xu hướng quan hệ giữa NATO với EU, Mỹ và Nga”, Tạp chí Kiến thức Quốc phòng hiện đại (10/2008) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xu hướng quan hệ giữa NATO với EU, Mỹ và Nga”, "Tạp chí Kiến thức Quốc phòng hiện đại
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Huyền
Năm: 2008
7. Lương Văn Kế (2007), “Thế giới đa chiều”, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới đa chiều
Tác giả: Lương Văn Kế
Nhà XB: Nhà xuất bản Thế giới
Năm: 2007
8. Nguyễn Văn Lập (chủ biên) (2002), “Nga - Mỹ vừa là đối tác vừa là đối thủ”, Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nga - Mỹ vừa là đối tác vừa là đối thủ”
Tác giả: Nguyễn Văn Lập (chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Thông tấn
Năm: 2002
9. Đức Minh - Hoài Phương (2008), “Từ Kosovo và Montenegro đến Nam Osetia và Abkhazia cùng những khu vực ly khai khác”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 9(96) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ Kosovo và Montenegro đến Nam Osetia và Abkhazia cùng những khu vực ly khai khác”, "Tạp chí Nghiên cứu châu Âu
Tác giả: Đức Minh - Hoài Phương
Năm: 2008
10. Nhữ Quang Nam (2008), “Cuộc xung đột quân sự ở Nam Osetia: Ván bài lật ngửa”, Tạp chí Kiến thức Quốc phòng hiện đại (10/2008) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc xung đột quân sự ở Nam Osetia: Ván bài lật ngửa”, "Tạp chí Kiến thức Quốc phòng hiện đại
Tác giả: Nhữ Quang Nam
Năm: 2008
11. Nhữ Quang Nam (2008), “Tác động của cuộc xung đột quân sự Gruzia - Nga đến chiến lược của Mỹ, Nga và tình hình thế giới”, Tạp chí Kiến thức Quốc phòng hiện đại (12/2008) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của cuộc xung đột quân sự Gruzia - Nga đến chiến lược của Mỹ, Nga và tình hình thế giới”, "Tạp chí Kiến thức Quốc phòng hiện đại
Tác giả: Nhữ Quang Nam
Năm: 2008
12. Đông Quang (2008), “Về học thuyết đối ngoại của Liên bang Nga”, Tạp chí Kiến thức Quốc phòng hiện đại (11/2008) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về học thuyết đối ngoại của Liên bang Nga”, "Tạp chí Kiến thức Quốc phòng hiện đại
Tác giả: Đông Quang
Năm: 2008
13. Nguyễn Cảnh Toàn (2008), “Xung đột Nga - Gruzia: liều thuốc thử”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 8(95) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xung đột Nga - Gruzia: liều thuốc thử”, "Tạp chí Nghiên cứu châu Âu
Tác giả: Nguyễn Cảnh Toàn
Năm: 2008
14. Bùi Văn Tụng (2008), “Cuộc chiến Nga - Gruzia nhìn từ góc độ quân sự”, Tạp chí Kiến thức Quốc phòng hiện đại (12/2008) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc chiến Nga - Gruzia nhìn từ góc độ quân sự”, "Tạp chí Kiến thức Quốc phòng hiện đại
Tác giả: Bùi Văn Tụng
Năm: 2008
15. Dương Minh Trung (2008), “Bài học rút ra từ cuộc xung đột quân sự ở Nam Osetia”, Tạp chí Kiến thức Quốc phòng hiện đại (12/2008) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài học rút ra từ cuộc xung đột quân sự ở Nam Osetia”, "Tạp chí Kiến thức Quốc phòng hiện đại
Tác giả: Dương Minh Trung
Năm: 2008
19. Thông tấn xã Việt Nam (01/9/2008), Tài liệu tham khảo đặc biệt, “Người giữ vai trò lãnh đạo nước Nga trong cuộc khủng hoảng Gruzia” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tham khảo đặc biệt", “Người giữ vai trò lãnh đạo nước Nga trong cuộc khủng hoảng Gruzia
20. Thông tấn xã Việt Nam (08/9/2008), Tài liệu tham khảo đặc biệt, “Cuộc chiến Gruzia: Sự kết thúc của thế giới đơn cực” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tham khảo đặc biệt", “Cuộc chiến Gruzia: Sự kết thúc của thế giới đơn cực
21. Thông tấn xã Việt Nam (08/9/2008), Tài liệu tham khảo đặc biệt, “Quan hệ không hẳn tốt đẹp giữa Gruzia và Mỹ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tham khảo đặc biệt", “Quan hệ không hẳn tốt đẹp giữa Gruzia và Mỹ
8. Phó Tổng thống Mỹ công du Gruzia, http://www.cand.com.vn/vi- VN/vanhoa/2008/1/98810.cand Link
10. Tròn năm năm cuộc chiến Nga-Gruzia ở Nam Osetia, http://www.vietnamplus.vn/Home/Tron-nam-nam-cuoc-chien-NgaGruzia-o-Nam-Osetia/20138/210656.vnplus Link

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w