7. Bố cục
2.2. Hậu quả của cuộc chiến
Các cuộc giao tranh tại Nam Osetia đã khiến hơn 2.000 người dân địa phương bị chết và hàng trăm người khác bị thương, 70% cơ sở hạ tầng của Thủ phủ Tskhinvali bị phá hủy, khoảng 34.000 người Nam Osetia phải chạy sang Bắc Osetia của Nga để lánh nạn. Phía Chính quyền Nga kết tội Gruzia đã
62
gây nên thảm họa nhân đạo nghiêm trọng48
.
2.2.1. Tổn thất về quân sự của các bên
Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ TsAST đã nghiên cứu và công bố số liệu về tổn thất của các bên trong cuộc chiến 5 ngày tại Nam Osetia. Tháng 08/2009, Ủy ban điều tra thuộc Viện Công tố Nga chính thức thông báo, có 67 quân nhân Nga đã hy sinh trong cuộc chiến với Gruzia. Phía Gruzia thông báo chính thức: có 412 người Gruzia bị chết (trong đó có 170 quân nhân, 14 cảnh sát, 228 dân thường); khoảng 2.000 người khác bị thương.
Về vũ khí, trang thiết bị: Không quân của Nga có 6 máy bay bị bắn rơi, gồm: 3 máy bay cường kích Su-25, 2 máy bay ném bom Su-24 và 1 máy bay ném bom Tu-22М3. Sau khi cuộc xung đột kết thúc, đã xảy ra một tai nạn làm 2 trực thăng (1 Mi-8 МТКО và 1 Mi-24) bị nổ. Hải quân Nga không bị tổn thất về người hay hư hại trang thiết bị bởi hỏa lực đối phương. Theo số liệu của TsAST, các đơn vị Lục quân Nga đã mất 3 xe tăng (gồm 1 chiếc Т- 72B (М), 1 chiếc Т-72B, 1 chiếc Т-62М); mất không dưới 20 xe bọc thép (9 xe chiến đấu bộ binh BMP-1, 3 xe chiến đấu bộ binh BMP-2, 2 xe bọc thép chở quân BTR-80, 1 xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD-2, 3 xe bọc thép trinh sát BRDM-2 và 1 xe bọc thép đa năng MT-LB), song không bị tổn thất về pháo, dàn rocket, phương tiện phòng không; chịu tổn thất lớn về ô tô (ngày 08/08/2008, hỏa lực pháo binh và xe tăng Gruzia đã phá hủy hầu như toàn bộ đội ô tô không dưới 20 chiếc của Tiểu đoàn Gìn giữ hòa bình của Nga tại tại
bãi đỗ của doanh trại đóng tại phía nam Thành phố Tskhinvali).49
48
Nhữ Quang Nam (2008), Cuộc xung đột quân sự ở Nam Osetia: ván bài lật ngửa, Tạp chí Kiến thức Quốc phòng hiện đại (10/2008)
49 Tổn thất chiến đấu của Nga trong cuộc xung đột ở Nam Ossetia,
http://vietnamdefence.com/Home/khqs/chientranhxungdot/Ton-that-chien-dau-cua-Nga-trong-cuoc-xung- dot-o-Nam-Ossetya/20108/49504.vnd
63
Về phía Gruzia, sau cuộc chiến với quân đội Nga, quân đội Gruzia đã mất gần như tất cả sức mạnh quân sự. Toàn bộ hạm đội của Gruzia bên bờ Biển Đen đã bị tiêu diệt, gồm 2 xuồng tên lửa và 5 tàu cảnh giới. Không quân của Gruzia chịu tổn thất 3 máy bay An-2, 3 trực thăng tiến công Mi-24 và 1 trực thăng Mi-14. Lục quân của Gruzia mất khoảng 65 xe tăng (trong đó 15 chiếc bị tiêu diệt, khoảng 20 xe tăng cháy tại chỗ ở khu vực thành phố Gori sau chiến sự, khoảng 30 chiếc bị quân Nga thu làm chiến lợi phẩm); 4 chiếc BMP-2, 3 chiếc BTR-80, 4 xe thiết giáp Cobra (Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất), 15 chiếc BMP-1U (được hiện đại hóa tại Ukraina) và 2 chiếc BMP-2 bị Nga thu làm chiến lợi phẩm. Trong các trận đánh, Nga phá hủy 4 pháo tự hành 203mm Pion, 2 pháo tự hành Dana (Chzec), thu làm chiến lợi phầm 1 pháo tự hành
Pion, 2 pháo tự hành Dana và 20 pháo kéo các cỡ.50
Về phía Mỹ và NATO, ngày 19/8, Phó tổng Tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang của Nga, Thượng tướng Nogovisin tuyên bố, lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga tại Gruzia đã thu giữ 5 xe thiết giáp Hummer của Mỹ và bắt giữ toàn bộ 20 binh sĩ của Gruzia với đầy đủ các loại vũ khí, trang thiết bị. Những chiếc xe thiết giáp Hummer trên đã được đưa về Nga và chuyển giao cho các cơ quan nghiên cứu công nghệ quân sự tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu. Trên 5 chiếc xe thiết giáp này, không những mang đầy các loại vũ khí và bom đạn, mà quan trọng hơn là còn chứa các trang thiết bị tác chiến trên vũ trụ và công nghệ thông tin vệ tinh bí mật theo tiêu chuẩn thống nhất của NATO. Việc hệ thống thông tin liên lạc vệ tinh và các trang thiết bị tác chiến trên vũ trụ được bố trí trên xe Hummer rơi vào quân Nga, là sự tổn thất rất lớn đối với NATO. Điều này có nghĩa tất cả các hệ thống thông tin vệ tinh của
50 Tổn thất chiến đấu của Nga trong cuộc xung đột ở Nam Ossetia,
http://vietnamdefence.com/Home/khqs/chientranhxungdot/Ton-that-chien-dau-cua-Nga-trong-cuoc-xung- dot-o-Nam-Ossetya/20108/49504.vnd
64
các nước thành viên trong NATO đều phải đổi mật mã và các trang thiết bị tác chiến trên vũ trụ cũng phải thay thế toàn bộ, điều này đòi hỏi khoản kinh phí khổng lồ.51
2.2.2. Tổn thất về kinh tế và chính trị
Đối với Gruzia, Tổng thống Gruzia Saakashvili muốn sử dụng biện
pháp đánh nhanh thắng nhanh để tạo ra sự “đã rồi” nhằm chiếm lại hai khu
vực ly khai là Nam Osetia và sau đó là Abkhazia, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ can thiệp, giúp đỡ. Trên thực tế, Tổng thống Saakashvili đã phạm sai lầm trong việc phát động cuộc tiến công quân sự, giết hại dân thường, tàn phá Thủ phủ Tskhinvali, những hành động đó đã tạo lý do cho Nga can thiệp một cách chính đáng. Đặc biệt, sai lầm lớn nhất của Tổng thống Saakashvili là đã nhận định sai, khi cho rằng Nga sẽ không phản ứng quyết liệt bằng các hành động quân sự. Do vậy, phản ứng quân sự nhanh chóng và quyết liệt ngay từ đầu của Nga đã làm cho kế hoạch tiến công quân sự của Gruzia bị thất bại.
Chính quyền Gruzia đã đánh mất chữ tín trên trường quốc tế qua cuộc chiến lần này. Nhiều nhà ngoại giao, kể cả trong Bộ Ngoại giao Mỹ vốn là nước đồng minh thân cận của Gruzia, cũng quy trách nhiệm cho Tổng thống Saakashvili với nhận định cho rằng, nếu Gruzia là thành viên của NATO thì nước này đã kéo các đối tác của mình vào một cuộc xung đột quân sự với Nga. Mặt khác, tham vọng của Tbilisi tái nhập hai khu vực ly khai Nam Osetia và Abkhazia vào lãnh thổ của mình từ nay sẽ càng khó thực hiện hơn. Với diễn biến khốc liệt và hậu quả của cuộc xung đột, khó có thể hình dung hai vùng ly khai này sẽ chấp nhận sống chung một mái nhà với Tbilisi. Quan
51 Nga thu giữ được bí mật quân sự gì của Mỹ và Nato trong cuộc chiến với Gruzia?, http://antg.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=67436
65
điểm của Mỹ trong cuộc xung đột ở Gruzia cũng là tâm điểm của sự chú ý. Việc Tổng thống sắp mãn nhiệm G. Bush không lao sâu vào cuộc xung đột để ủng hộ đồng minh Gruzia đã được dự đoán từ trước, khi ông đang phải đối mặt với dư luận phản đối hai cuộc chiến mà ông phát động ở Iraq và
Afghanistan trong nhiệm kỳ của mình.52
Đối với Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), cuộc đối đầu ở Gruzia, một nước thân phương Tây và đang là ứng cử viên gia nhập khối, đã gây ra mối lo ngại thực sự. Đơn xin gia nhập NATO của Gruzia nhận được sự hậu thuẫn của Mỹ, nhưng gây chia rẽ trong liên minh quân sự này. Tại hội nghị thượng đỉnh của NATO hồi tháng 04/2008, hai nước Pháp và Đức cùng một nhóm khoảng 10 nước thành viên khác có chung quan điểm từ chối trao quy chế ứng cử viên cho Gruzia và Ukraina. Động thái này khiến kế hoạch gia nhập NATO của hai nước Đông Âu này bị bế tắc. Giờ đây, sau quyết định quân sự nóng vội của Tổng thống Gruzia Saakashvili ở Nam Osetia, nhiều nước NATO thậm chí còn cảm thấy e sợ với kế hoạch trên và cho rằng, nếu để Gruzia gia nhập khối thì điều đó chẳng khác nào một lời tuyên chiến với Nga. Moscow từng nhiều lần nêu rõ quan điểm coi kế hoạch “Đông tiến” của
NATO là hành động đe dọa an ninh quốc gia Nga.53
Theo Thủ tướng Gruzia Lado Gurozenide, tốc độ phát triển kinh tế hai con số của Gruzia trước khi xảy cuộc chiến tranh với Nga sẽ bị dừng lại (năm 2007, tăng trưởng GDP của Gruzia là 12,5%, đạt 13 tỷ USD, đầu tư nước ngoài đạt 2,2 tỷ USD). Sau cuộc chiến, các nhà đầu tư nước ngoài đã ồ ạt rút vốn khỏi Gruzia, dự trữ ngoại tệ giảm 6,4%. Sau chiến tranh, các cơ sở hạ
52 Không ai thắng trong cuộc chiến tại Gruzia, http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/phan-tich/khong-ai-thang- trong-cuoc-chien-tai-gruzia-2115658.html
66
tầng của Gruzia bị phá hủy nghiêm trọng sẽ là lực cản đối với các nhà đầu tư, ngoài ra, ngành du lịch cũng bị thiệt hại nặng nề (Biển Đen là một địa điểm nghỉ dưỡng nổi tiếng đối với khách du lịch các nước SNG). Theo Bộ trưởng Bộ Kinh tế Gruzia, ước tính thiệt hại kinh tế do chiến tranh gây ra đối với
Gruzia là khoảng 1,5 tỷ USD.54
Đối với Nga, mặc dù giành được thắng lợi trong cuộc chiến với Gruzia tại Nam Osetia, nhưng sau cuộc chiến phía Nga cũng chịu nhiều tổn thất. Uy tín của Nga trên trường quốc tế đã bị suy giảm nghiêm trọng. Nga bị lún sâu và các vấn đề khủng hoảng khu vực (quan hệ của Nga với các nước SNG bị tác động nghiêm trọng, đặc biệt là với Ukraina). Nga phải đối mặt với các nguy cơ nảy sinh từ cuộc xung đột với Gruzia - đó là sự bất ổn ở vùng Nam Kavkaz đe dọa lan sang các nước cộng hòa tự trị thuộc Nga ở Bắc Kavkaz. Trong bối cảnh Nga đang cần làm dịu mối quan hệ với các nước láng giềng thuộc Liên Xô cũ, việc đưa quân sang Gruzia khiến cho xu hướng tư tưởng
thân phương Tây ở Gruzia và Ukraina gia tăng55
. Cuộc chiến đã tạo tiền đề thúc đẩy Gruzia và Ukraina đẩy nhanh tiến trình gia nhập các thể chế phương Tây, khởi đầu quá trình tan rã SNG. Trong chuyến thăm ba nước Azerbaijan, Gruzia và Ukraina tháng 09/2008, Phó Tổng thống Mỹ Cheni tuyên bố sẽ giúp Ukraina và Gruzia sớm gia nhập NATO, cam kết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của ba nước này (sẵn sàng bảo vệ các nước này chống lại xâm lược từ bên
ngoài), tuyên bố viện trợ cho Gruzia 1 tỷ USD để tái thiết đất nước56
.
Mỹ đã lợi dụng cuộc chiến tranh giữa Nga với Gruzia gây tổn hại uy tín
54 Thông tấn xã Việt Nam (3/9/2008), Tài liệu tham khảo đặc biệt, “Ảnh hưởng về kinh tế của cuộc xung đột Nga - Gruzia”
55 Không ai thắng trong cuộc chiến tại Gruzia, http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/phan-tich/khong-ai-thang- trong-cuoc-chien-tai-gruzia-2115658.html
67
của Nga, đẩy Nga lún sâu vào khủng hoảng khu vực, tạo tiền đề mới để ép NATO đẩy nhanh việc kết nạp Gruzia và Ukraina, lôi kéo các nước trong khu vực ngả theo Mỹ để đối phó với Nga, chia rẽ mối quan hệ Nga với châu Âu, tăng cường cô lập Nga, ký kết với Ba Lan thỏa thuận về việc cho phép Mỹ bố trí một phần Hệ thống NMD tại nước này, đẩy sự quan tâm của dân chúng Mỹ ngoài nước Mỹ.
Các mối quan hệ quốc tế trong của Nga bị tác động không nhỏ sau cuộc xung đột quân sự tại Nam Osetia với Gruzia. Thất bại trong việc kiêu gọi sự ủng hộ của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) là một thất bại lớn đối với Nga. Trung Quốc, với những khó khăn của riêng mình trong việc đối đầu với chủ nghĩa ly khai dân tộc, đã cẩn trọng trong việc đưa ra những đánh giá về cuộc xung đột quân sự giữa Gruzia và Nga. Thậm chí Serbia, nước có quan hệ gần gũi với Moscow cũng đã hết sức lo lắng. Nước này không chỉ trích và cũng không ủng hộ việc Nga công nhận độc lập cho hai vùng lãnh thổ tự trị của Gruzia mà chỉ nói rằng nước này đã cảnh báo tuyên bố độc lập không hợp pháp của Kosovo tách khỏi Serbia có thể tạo ra một tiền lệ nguy hiểm. Ngoài ra, chính cuộc chiến Nga - Gruzia đã tạo điều kiện cho Mỹ thuyết phục được Ba Lan cho phép Mỹ bố trí các thánh tố của Hệ thống NMD tại nước này (14/08/2008), làm gia tăng nguy cơ đối với an ninh của nước Nga.
Về kinh tế, Bộ trưởng Tài chính Nga Kudrin cho biết, xung đột vũ trang giữa Nga với Gruzia về tỉnh ly khai Nam Osetia đã khiến thị trường chứng khoán Nga bị rút mất 7 tỷ USD. Theo phóng viên BBC người Nga Sukhoski: “Nga phải trả giá đắt cho cuộc xung đột tại Nam Osetia”. Theo đó, Nga phải chịu 4 đòn tấn công mạnh: 1) Đồng Rúp bị mất giá hơn so với đồng USD; 2) Thị trường chứng khoán Nga bị ảnh hưởng nghiêm trọng; 3) Dầu lửa của Nga bị ảnh hưởng; 4) Triển vọng của Nga trong khu vực không sáng sủa.
68
Hành động quân sự của Nga tại Nam Osetia đã làm suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài và khiến các chính phủ phương Tây phải cân nhắc về quan hệ với Nga trong tương lai.57
Theo các số liệu do Ngân hàng Trung ương Nga công bố ngày 21/8/2008, các nhà đầu tư nước ngoài đã rút tiền ra khỏi Nga ngay sau cuộc xung đột với Gruzia với tốc độ nhanh nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng đồng Rúp năm 1998. Theo đó, trong vòng 2 tuần kể từ ngày 8/8, dự trữ ngoại tệ của Nga đã giảm 16,4 tỷ USD. G. Melikian, Phó chủ tịch Ngân hàng trung ương Nga cho rằng: “Hiện tượng này là do „tình hình chính trị‟ gây ra”. Những người nước ngoài đang rút ra một số tài sản, các thị trường chứng khoán và tỷ giá hối đoái bị tổn thương mạnh nhất. Các chuyên gia kinh tế Nga cũng dự báo, Nga sẽ phải chi tới 10 tỷ USD để khôi phục, xây dựng Nam Osetia và giúp đỡ người tị nạn…
2.2.3. Về cách đánh và nghệ thuật tác chiến của các bên
2.2.3.1. Đối với Gruzia
Về chiến lược, Tổng thống Gruzia Saakashvili muốn sử dụng biện pháp đánh nhanh thắng nhanh để tạo ra sự “đã rồi” nhằm chiếm lại hai khu vực ly khai là Nam Osetia và sau đó là Abkhazia, đồng thời kêu gọi cuộc tiến công cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ, vào can thiệp. Nhưng tổng thống Saakashvili đã phạm phải sai lầm trong việc phát động cuộc tiến công quân sự, giết hại dân thường, tàn phá thủ phủ Tskhinvali để “chọc giận” đối với Nga. Đặc biệt, cho rằng Nga sẽ không phản ứng quyết liệt bằng các hành động quân sự. Do vậy, sự phản ứng ngay lập tức của Nga đã làm cho kế hoạch tiến công quân sự của Gruzia bị thất bại.
57 Thông tấn xã Việt Nam (3/9/2008), Tài liệu tham khảo đặc biệt, “Ảnh hưởng về kinh tế của cuộc xung đột Nga - Gruzia”
69
Về cách đánh và nghệ thuật tác chiến, Gruzia sử dụng hỏa lực mạnh với mật độ cao để đánh bật quân Nam Osetia ra khỏi thành phố; vận dụng linh hoạt các hình thức tác chiến đô thị của các lực lượng bộ binh, kết hợp với lực lượng dân quân tự vệ được huấn luyện tốt và lực lượng gìn giữ hòa bình bám sát theo sau làm nhiệm vụ truy quét và chiếm giữ các mục tiêu. Sử dụng trinh sát - bắn tỉa tiêu hao sinh lực quân Nam Osetia; không quân Gruzia thực hiện
chiến thuật “tránh đối đầu trực tiếp” và tiến hành các đòn không kích theo
phương pháp chiến tranh du kích. Tổ chức hệ thống phòng không vững chắc tại các khu vực xung đột cũng như các khu vực trọng điểm, như Gori và Thủ đô Tbilisi; thực hiện chiến thuật phòng không “bật - tắt tức thì các thiết bị” và bố trí các trận địa đón sẵn các máy bay Nga bằng hệ thống phòng không cơ