7. Bố cục
1.2. Tình hình Nga và Gruzia trước khi xảy ra chiến tranh
1.2.1. Tình hình Nga
Tình hình chính trị - xã hội Nga cơ bản ổn định dưới sự lãnh đạo của “bộ đôi quyền lực” Putin - Medvedev. Sau hai nhiệm kỳ của Tổng thống Putin (2000 - 2008) nước Nga có một Chính quyền Trung ương mạnh, nền chính trị có bước củng cố và phát triển quan trọng. Trong suốt 8 năm cầm quyền, Tổng thống Putin luôn giành được sự ủng hộ cao của Duma Quốc gia, Hội đồng
Liên bang và nhân dân Nga. Đảng “Nước Nga Thống nhất” thân chính quyền
đã giành thắng lợi lớn trong cuộc bầu cử Duma Quốc gia tháng 12/2007 với 315/420 ghế, trở thành nhân tố quan trọng giúp ông Medvedev, người được
28
Thống nhất”, giành thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga hồi
tháng 3/2008. Ngày 15/04/2008, Đảng “Nước Nga thống nhất” đã bầu ông
Putin làm Chủ tịch đảng. Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Medvedev đã tiến hành các biện pháp nhằm tăng cường ổn định hệ thống chính trị, củng cố các thiết chế nhà nước. Ngày 08/05/2008, Tổng thống Medvedev đã ký phê chuẩn cựu Tổng thống Putin làm Thủ tướng mới của Chính phủ Nga. Nhân sự của Chính phủ mới không có sự thay đổi lớn so với Chính phủ tiền nhiệm. Như vậy, ekip của cựu Tổng thống Putin vẫn được giữ nguyên, tạo điều kiện thuận lợi quan trọng cho Tổng thống Medvedev triển khai các giai đoạn tiếp theo của “Chiến lược phát triển đất nước đến năm 2020” mà cựu Tổng thống Putin đã đề ra từ trước.
Chính quyền của Tổng thống Medvedev chủ trương củng cố các thể chế dân chủ, hệ thống đa đảng, song số lượng đảng phái chính trị sẽ giảm dần để hình thành các chính đảng lớn, tăng cường hiệu lực luật pháp liên bang và quyền lực của Chính quyền Trung ương… Nga cũng tiếp tục thúc đẩy sự hình thành hệ thống chính trị “dân chủ có chủ quyền” trên cơ sở 3 - 4 đảng lớn, trong đó, Đảng nước Nga Thống nhất đóng vai trò nòng cốt. Một trong những lĩnh vực chủ yếu trong chương trình nghị sự của Tổng thống Medvedev là hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế nhà nước. Ông nhấn mạnh “sẽ giảm bớt số lượng quan chức nhà nước, đồng thời thu hút những người giỏi chuyên môn vào làm việc trong các cơ quan nhà nước” và “sẽ tuyên chiến thực sự với căn bệnh nặng nhất của xã hội Nga hiện nay là tham nhũng”14
. Trong lễ nhậm chức ngày 07/05/2008, Tổng thống Medvedev
tuyên bố sẽ phấn đấu “để bảo đảm sự bình đẳng của mọi công dân, nâng cao
chất lượng cuộc sống của nhân dân, phát triển dân chủ, tôn trọng đối với luật
14 Nga: Ứng cử viên tổng thống Đ.Mét-vê-đép nêu "Cương lĩnh tranh cử",
29
pháp để nước Nga có vị thế xứng đáng nhưng cởi mở với thế giới”15, đồng thời cam kết tiếp tục phát triển quyền tự do dân sự và kinh tế tiếp tục là những ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ của mình.
Kinh tế Nga có bước phục hồi mạnh mẽ, trở thành một trong những cường quốc kinh tế có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế thế giới. Trong 8 năm (2000-2008), GDP của Nga tăng trung bình khoảng 7%/năm (năm 2007, GDP đạt 1,2 nghìn tỷ USD, tăng 7,5%; dự trữ vàng và ngoại tệ tính đến cuối năm đạt khoảng 500 tỷ USD). Những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế đã tạo nhiều lợi thế cho Đảng “Nước Nga thống
nhất” thân Tổng thống trong các cuộc bầu cử16.
Nga tiếp tục duy trì được địa vị “cường quốc quân sự” hàng đầu thế giới. Tiềm lực quân sự của Nga được củng cố, khả năng tác chiến được nâng cao. Ngân sách quốc phòng của Nga năm 2006 là 25,2 tỷ USD, 2007 là 32,42
tỷ USD và năm 2008 là 38,5 tỷ USD17. Nga đã khôi phục lại các chuyến bay
tuần tra của máy bay ném bom chiến lược, hoạt động của tàu sân bay và các tàu chiến ra bên ngoài lãnh thổ Nga, đồng thời tăng cường các cuộc tập trận quân sự để nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội. Nga đã đưa vào trang bị nhiều loại vũ khí, trang thiết bị hiện đại như tên lửa S-400, máy bay Su-34…; thử nghiệm và sản xuất các loại tên lửa chiến lược thế hệ mới RS-24, Bulava, Topol, bom có sức công phá tương đương vũ khí hạt nhân… Năm 2008, Nga quyết định chi 189 tỷ USD để hiện đại hóa một nửa vũ khí,
15 Ông Medvedev nhậm chức Tổng thống Liên bang Nga, http://nld.com.vn/223994p0c1006/ong-medvedev-
nham-chuc-tong-thong-lien-bang-nga.htm
16 Quang Minh (2009), “Xu hướng hình thành trật tự thế giới mới”, Tạp chí Kiến thức Quốc phòng hiện đại
(12/2009)
30
trang thiết bị cho quân đội đến năm 201518.
Nga từng bước khôi phục lại ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu, nhất là đối với không gian hậu Xô-viết. Trên cơ sở những thành tựu quan trọng về chính trị - nội bộ, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, bộ đôi Putin và Medvedev đã thúc đẩy mạnh mẽ chính sách đối ngoại với mục tiêu sớm khôi phục lại vị thế cường quốc thế giới. Trong bối cảnh Mỹ và phương Tây duy trì cuộc chiến chống khủng bố, thúc đẩy dân chủ trên phạm vi toàn thế giới, Nga rất coi trọng và thúc đẩy mạnh mẽ việc phối hợp chiến lược với Trung Quốc và Ấn Độ, mở rộng hợp tác với các cường quốc châu Âu là Đức và Pháp, tăng cường đầu tư mở rộng quan hệ hợp tác với các khu vực trọng yếu, trước hết là khu vực SNG, tiếp đến là Trung Đông, Mỹ Latinh, Đông Nam Á… Quan hệ Đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện Nga - Trung Quốc được tăng cường mạnh mẽ, trở thành chỗ dựa vững chắc giúp hai nước này kiềm chế, ngăn chặn chiến lược làm suy yếu Nga và Trung Quốc của Mỹ. Tại không gian hậu Xô-viết, Nga đã áp dụng tổng thể các biện pháp để cô lập, làm suy yếu các chính quyền thân phương Tây ở Ukraina và Gruzia, ủng hộ mạnh mẽ và tăng cường hợp tác chiến lược giúp các nước SNG khác phòng ngừa, ngăn chặn hội chứng “cách mạng màu sắc” bùng nổ ở nước mình, như Uzbekistan, Tajikistan, Azerbaijan… Thông qua các cơ chế khu vực là SNG và ODKB, Nga tăng cường giúp các nước thành viên nâng cao tiềm lực quân sự và khả năng chống chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, chủ nghĩa ly khai và chủ nghĩa khủng bố, qua đó nâng cao vị thế, vai trò lãnh đạo của mình tại không gian hậu Xô-viết, kiềm chế sự xâm nhập, lũng đoạn của Mỹ và phương Tây (Uzbekistan và Kyrgyzstan đã đóng cửa các căn cứ quân sự của Mỹ trên lãnh thổ nước mình). Thông qua quan hệ liên minh, Nga đã xây dựng hệ thống
31
phòng không chiến lược vững chắc để răn đe các kế hoạch chiến lược quân sự của Mỹ và NATO. Trước khi xảy ra cuộc chiến giữa Nga và Gruzia, Chính quyền Tổng thống Saakashvili ở Gruzia và của Chính quyền Tổng thống Yushchenko ở Ukraina đang đứng trước nguy cơ sụp đổ. Chiến lược toàn cầu của Tổng thống Putin và Medvedev đã tạo ra những thách mới đối với Mỹ, góp phần đẩy Mỹ ngày càng lún sâu vào khó khăn, khiến cho quan hệ giữa Nga và Mỹ xấu đi nhanh chóng, đặc biệt trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống
Mỹ Bush và Tổng thống Nga Putin19.
Mỹ, phương Tây và lực lượng đối lập đẩy mạnh các biện pháp chống phá nhằm làm suy yếu Chính quyền Nga, tạo tiền đề cho một cuộc “cách mạng màu” ở Nga. Không chỉ xâm nhập mạnh mẽ vào không gian hậu Xô- viết, Mỹ và phương Tây còn tìm cách can thiệp vào công việc nội bộ của Liên bang Nga, lợi dụng con bài “dân chủ, nhân quyền” để chống phá các cuộc bầu cử của Chính quyền Nga, như cuộc bầu cử Duma Quốc gia Nga tháng 11/2007, cuộc bầu cử Tổng thống tháng 03/2008. Mỹ chỉ trích Nga vi phạm nhân quyền và các quyền tự do dân chủ, tình hình xã hội dân sự ở Nga ngày càng xấu đi. Báo cáo về nhân quyền Bộ ngoại giao Mỹ (19/09/2007) chỉ trích Chính quyền Nga vi phạm tự do tôn giáo. Đại diện Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ tuyên bố (01/10/2007), Mỹ sẽ chú trọng đến các cuộc bầu cử ở Nga và kêu gọi Nga thực hiện các cuộc bầu cử tự do, trung thực, dân chủ. Phương Tây cũng lên tiếng phản đối Ủy ban bầu cử Quốc gia Nga hạn chế số quan sát viên nước ngoài tới giám sát bầu cử Duma và bầu cử Tổng thống Nga năm 2008. Báo chí phương Tây đăng tải nhiều bài viết cáo buộc Chính quyền Nga chuyên quyền, độc tài.
19
Nguyễn Thanh Hiền (2007), “Sự vươn lên của nước Nga dưới thời của Tổng thống Putin”, Tạp chí nghiên cứu châu Âu, số 11(86)
32
Mỹ và phương Tây hậu thuẫn cho lực lượng đối lập tại Nga chuẩn bị các điều kiện để khi thời cơ thuận lợi tiến hành “cách mạng màu”. Boris Berezovsky, một tài phiệt Nga (lưu vong tại Anh), công khai thừa nhận Mỹ và Anh đóng vai trò tích cực trong việc tổ chức, ủng hộ, trợ giúp các lực lượng đối lập ở Nga trước thềm các cuộc bầu cử ở nước này. Năm 2006, Mỹ đã chi 1,2 tỷ USD, trong đó phần lớn đầu tư cho việc thúc đẩy và hỗ trợ dân chủ ở
Nga, tiêu biểu là phong trào “Nước Nga khác” của cựu Thủ tướng Nga
Kasyanov. Mỹ và phương Tây cũng đã xây dựng được “ngọn cờ” là Garry Kimovich Kasparov (cựu vô địch thế giới về cờ vua) để tập hợp, chỉ đạo đội quân thứ 5 ở Nga. Các lực lượng đối lập ở Nga đẩy mạnh các hoạt động chống phá, tuyên bố không thừa nhận chính quyền Liên bang, đòi giải tán Nhà nước, xây dựng lại Hiến pháp. Từ tháng 07/2007, tại Moscow, Sant Peterburg và nhiều thành phố khác, lực lượng đối lập, đứng đầu là phong trào “Nước Nga khác” đã tiến hành biểu tình, phản đối chính quyền, kêu gọi tiến hành bầu cử tự do, dân chủ, phản đối sự thống trị của đảng Nước Nga thống nhất. Trước tình hình trên, Chính quyền Nga đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn âm mưu tiến hành một cuộc cách mạng màu tại Nga. Nga siết chặt các biện pháp đảm bảo an ninh, chú trọng xây dựng lực lượng chính trị: Duma Quốc gia Nga đã thông qua một số luật nhằm tăng cường an ninh, chống gián điệp và bạo loạn. Lực lượng an ninh Nga luôn được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu ở các thời điểm trước, trong và sau bầu cử nhằm ngăn chặn, kiểm soát, trấn áp và bắt giữ các lực lượng đối lập tiến hành biểu tình bất hợp pháp, chính quyền Nga cũng thực hiện các giải pháp mới: xây dựng các tổ chức chính trị mạnh ủng hộ chính quyền để đối phó với thủ đoạn “bạo loạn lật đổ” của đảng đối lập. Chính quyền Nga cũng hạn chế hoạt động của các Tổ chức phi chính phủ nước ngoài (NGO) tại Nga, buộc các NGO phải đăng ký hoạt động với chính quyền. Bên cạnh đó, Chính quyền Nga cũng
33
đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại
chúng về các thủ đoạn của “cách mạng màu” và ý đồ sử dụng “cách mạng
màu” của Mỹ, phương Tây nhằm lật đổ Chính quyền Nga, tố cáo và ngăn
chặn những hoạt động gián điệp của phương Tây nhằm gây bất ổn định tình hình an ninh của Nga.
1.2.2. Tình hình Gruzia
Tình hình chính trị - nội bộ Gruzia lâm vào bất ổn nghiêm trọng, xu
hướng ly khai diễn ra mạnh mẽ. Năm 2003, cuộc “cách mạng hoa hồng” nổ ra
tại Gruzia bắt nguồn từ những tranh cãi về kết quả bầu cử Quốc hội Gruzia ngày 02/11/2003 với thắng lợi được Ủy ban bầu cử tuyên bố thuộc về phe chính phủ của Tổng thống Shevardnadze. Phe đối lập, đứng đầu là Phong trào dân tộc dân chủ của Saakashvili đã không thừa nhận kết quả bầu cử và tiến hành các cuộc biểu tình quy mô lớn chống lại chính phủ, mở đầu cho các hành động dẫn đến việc lật đổ Chính quyền của Tổng thống Shevardnadze và tiến hành một cuộc bầu cử mới đưa Saakashvili lên làm Tổng thống Gruzia,
trở thành ngọn cờ đầu tại không gian hậu Xô-viết với chủ trương “thân Mỹ,
bài Nga”. Tình hình chính trường Gruzia sau khi Saakashvili trở thành Tổng thống trở nên bất ổn nghiêm trọng, do Chính quyền mới không được lòng dân. Phe đối lập liên tiếp tiến hành các cuộc biểu tình chống đối. Trước nguy cơ Gruzia có thể lún sâu vào khủng hoảng chính trị, Tổng thống Saakashvili chấp thuận yêu cầu của phe đối lập về việc bầu cử Quốc hội sớm nhưng lại chủ động từ chức để tiến hành cuộc bầu cử Tổng thống trước thời hạn nhằm đẩy phe đối lập vào tình thế bị động, không đủ thời gian chuẩn bị cho bầu cử Tổng thống. Ngày 05/01/2008, Gruzia tiến hành bầu cử Tổng thống trước thời hạn với thắng lợi thuộc về đương kim Tổng thống Saakashvili, thủ lĩnh đảng “Phong trào dân tộc”, ngay trong vòng 1 với 53,47% số phiếu ủng hộ. Ứng
34
cử viên của Liên minh đối lập gồm 9 đảng chỉ giành được 25,96% số phiếu bầu. Ngay lập tức, phe đối lập tại Gruzia đã nộp đơn khiếu nại và tiến hành các cuộc biểu tình phản đối kết quả bầu cử. Tòa án Tối cao Gruzia tuyên bố hủy bỏ kết quả bầu cử ở một số điểm bầu nhưng kết quả cuối cùng của cuộc
bầu cử vẫn không bị ảnh hưởng20.
Sau khi tái đắc cử, ông Saakashvili kêu gọi các phe phái chính trị đoàn kết lại để giải quyết những khó khăn kinh tế - xã hội tồn đọng, bày tỏ hy vọng phe đối lập sẽ tham gia Chính phủ mới. Về đối ngoại, Tổng thống Saakashvili tuyên bố thực hiện chính sách đối ngoại thân phương Tây, nhưng sẽ cải thiện
quan hệ với Nga: “Tôi hy vọng, sau cuộc bầu cử Quốc hội ở Gruzia và Tổng
thống ở Nga sẽ có những xung lực mới cho việc cải thiện quan hệ giữa hai
nước”. Tuy nhiên, phe đối lập Gruzia kiên quyết phản đối kết quả bầu cử, cho
rằng Chính quyền của Tổng thống Saakashvili đã gian lận, mất dân chủ và thiếu minh bạch, đồng thời phát động quần chúng xuống đường biểu tình từ ngày 08/01/2008. Ngày 13/01/2008, hơn 30.000 người ủng hộ phe đối lập ở Gruzia đã đổ về trung tâm Thủ đô Tbilisi tuần hành phản đối kết quả bầu cử. Thủ lĩnh phe đối lập Gatretinadze tuyên bố: “Saakashvili là Tổng thống bất hợp pháp”; “Chúng ta cần công lý và một vòng bỏ phiếu thứ hai. Vì điều đó, chúng ta sẽ đấu tranh đến cùng” 21
. Theo cựu Tổng thống Gruzia Shevardnadze - người bị lật đổ trong cuộc “cách mạng hoa Hồng” cuối năm 2003, Saakashvili đã đánh mất hình ảnh dân chủ cả trong nước và quốc tế, “cách mạng hoa Hồng” đã không đem lại kết quả như mong đợi, quá trình hội nhập quốc tế của Gruzia đang ngày càng vấp phải những cản trở lớn. Theo
20 Ông M. Saakashvili tái đắc cử Tổng thống Gruzia, http://www.nhandan.org.vn/thegioi/tin- tuc/item/7724202-.html
21Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ môi trường (Bộ quốc phòng), (6/2008), Tài liệu tham khảo
35
đánh giá của các chuyên gia phân tích quốc tế, cuộc bầu cử Tổng thống Gruzia trước thời hạn là hệ quả của sự thất bại nghiêm trọng của Tổng thống
Saakashvili trong việc lãnh đạo đất nước từ sau “cách mạng hoa Hồng”22
. Dưới thời lãnh đạo của Tổng thống Saakashvili, nền kinh tế Gruzia lún sâu vào khó khó khăn, đời sống nhân dân ngày càng xuống thấp, khiến bất bình xã hội dâng cao. Bên cạnh đó, quan hệ giữa Chính quyền Gruzia với hai tỉnh ly khai là Nam Osetia và Abkhazia ngày càng xấu đi, do Tổng thống