Diễn biến của cuộc chiến

Một phần của tài liệu Cuộc chiến tranh Nga - Gruzia năm 2008 và bài học kinh nghiệm (Trang 45)

7. Bố cục

2.1. Diễn biến của cuộc chiến

2.1.1. Mục đích và sự chuẩn bị của các bên

- Mục đích của các bên

Sau khi Liên Xô tan rã, các nước cộng hòa tuyên bố độ lập, hai tỉnh của Gruzia là Nam Osetia và Abkhazia, nơi phần lớn là người Nga sinh sống, trên thực tế đã ly khai khỏi Chính quyền trung ương. Xung đột giữa hai phía thường xuyên nổ ra, nhưng do Nam Osetia và Abkhazia được Nga hậu thuẫn nên Chính quyền Gruzia không thể thu hồi được hai khu vực này. Trong cương lĩnh tranh cử, Tổng thống Saakashvili đã tuyên bố sẽ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Gruzia, trong đó có Abkhazia và Nam Osetia. Sau khi trở thành Tổng thống Gruzia, Tổng thống Saakashvili xác định, ưu tiên trong chính sách đối nội của mình là thiết lập lại quyền kiểm soát đối với Abkhazia và Nam Osetia, thống nhất lãnh thổ quốc gia, bất chấp sự ngăn cản của phía Nga. Việc Mỹ, phương Tây công nhận độc lập của Kosovo (02/2008) đã kích động 2 tỉnh ly khai của Gruzia là Abkhazia và Nam Osetia đẩy mạnh hoạt động đòi độc lập. Trước tình hình đó, Tổng thống Saakashvili đã thiên về giải pháp quân sự để thu hồi các khu vực ly khai.

Mặt khác, Tổng thống Saakashvili cho rằng, Chính quyền Gruzia được sinh ra sau cuộc “cách mạng hoa Hồng” dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Mỹ, đang nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ về mọi mặt của Mỹ và phương Tây. Nếu việc gia nhập NATO của Gruzia thành công, Gruzia sẽ thoát khỏi ảnh hưởng của Nga, đưa đất nước hội nhập vào châu Âu với một tương lai tốt đẹp. Tuy

44

nhiên, Gruzia sẽ không thể gia nhập NATO khi một phần lãnh thổ của Gruzia đang đòi độc lập khỏi Gruzia và đang do lực lượng giữ gìn hòa bình của Nga kiểm soát. Tháng 04/2008, Gruzia đã thất bại trong việc đề nghị NATO cho tham gia Kế hoạch hành động thành viên NATO (MAP) - một bước đi quan trọng để gia nhập NATO, với lí do Gruzia chưa giải quyết được vấn đề ly khai. Do đó, Gruzia càng cần phải sớm giải quyết vấn đề này để được gia nhập NATO. Tổng thống Saakashvili dự kiến, với việc tấn công quân sự vào Nam Osetia, Gruzia có khả năng buộc LHQ và cộng đồng quốc tế phải ngồi vào vòng đàm phán và luật pháp quốc tế sẽ ủng hộ Gruzia trong việc ngăn

chặn hai tỉnh Nam Osetia và Abkhazia đòi độc lập29.

Chính quyền Gruzia đã tích cực xây dựng kịch bản cuộc tiến công quân sự vào Nam Osetia. Được Mỹ ủng hộ, giúp đỡ nhất là về vũ khí trang thiết bị quân sự và tham mưu tác chiến, Tổng thống Saakashvili đã đề ra mục tiêu của

cuộc tấn công quân sự này là: Một là, thiết lập quyền kiểm soát Nam Osetia;

Hai là, tạo lợi thế để tiếp tục đánh chiếm Abkhazia sau khi Mỹ, NATO đưa được quân vào Gruzia; Ba là, tạo tiền đề để NATO nhanh chóng kết nạp

Gruzia vào NATO, đặt Gruzia dưới sự bảo trợ của khối này; Bốn là, củng cố

quyền lực vốn đang bị lung lay, thông qua thực hiện lời hứa trong quá trình tranh cử về việc “thu hồi lãnh thổ”. Vấn đề tối quan trọng là Tổng thống

Saakashvili không đánh giá, dự báo đúng khả năng phản ứng của Nga30.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, chiến tranh Lạnh kết thúc, sự đối đầu giữa Mỹ và Liên bang Nga suốt thời kỳ chiến tranh Lạnh không mất đi, những toan tính về vai trò siêu cường thế giới của đế quốc Mỹ luôn tồn tại. Trong những

29 Nguyễn Thị Bích Huyền (2008), Môi trường chiến lược toàn cầu và sự điều chỉnh chính sách của các nước

lớn (10/2008)

30Thông tấn xã Việt Nam (4/9/2008), Tài liệu tham khảo đặc biệt, “Thử tìm nguyên nhân cuộc xung đột ở

45

năm đầu thế kỷ XXI, Mỹ tiếp tục đẩy mạnh chính sách can thiệp và gây hấn tại nhiều khu vực và với nhiều nước, tiêu biểu là: Thúc đẩy chiến lược Đại Trung Đông với việc gây nên hai cuộc chiến tranh xâm lược tại Afghanistan và Iraq, tìm cách khuất phục, thôn tính Iran; tiến hành nhiều biện pháp nhằm làm suy yếu các cường quốc, như tiếp tục hậu thuẫn cho các lực lượng đối lập tại Tây Tạng, Trung Quốc khiến tình hình khu vực này trở nên bất ổn; hậu thuẫn cho các lực lượng chống Nga tại không gian hậu Xô-viết gây căng thẳng trong quan hệ với Nga, đặc biệt tại khu vực Kavkaz.

Đối với Nga, khu vực Kavkaz có tầm quan trọng đặc biệt với an ninh phía nam đất nước và lợi ích quốc gia. Tại đó, chính sách năng lượng của Nga trở thành nhân tố chính và là một phần trong chính sách đối ngoại của Chính quyền Tổng thống Putin. Những can thiệp của Mỹ vào vùng dầu khí Caspi đã khiến cho Nga lo lắng thực sự về khả năng nước Nga sẽ mất đi ảnh hưởng chính trị của mình đối với khu vực nối giữa hai lục địa Á - Âu trong thời kỳ hậu Xô-viết. Ưu tiên lớn trong chính sách đối ngoại của Nga là lôi kéo các nước Trung Á lại gần Moscow. Có thể thấy, cuộc chơi lớn trên bàn cờ chính trị Trung Á, nối giữa Kavkaz và Caspi trong thời điểm trước khi xảy ra cuộc chiến tranh tại Nam Osetia, lợi thế đang nghiêng về phía Nga và Mỹ tìm mọi cách để gia tăng ảnh hưởng của mình tại khu vực này. Theo kế hoạch của Nga, đến cuối năm 2008, Nga bắt đầu được xây dựng hệ thống đường ống dẫn dầu lớn thứ hai của mỉnh tại khu vực này, hệ thống đường ống dẫn dầu nối giữa Turkmenistan, Uzbekistan và Kazakhstan, đi qua Nga đến các nước châu Âu. Hiệp định về tuyến đường ống dẫn dầu này được Tổng thống Nga Putin ký tháng 12/2007 và Tổng thống Medvedev tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp nhằm nhanh chóng triển khai. Để đạt được mục đích của mình, Moscow đã đưa ra một đề nghị hợp tác chiến lược về năng lượng với Azerbaijan. Chính vì thế, chiến lược của Nga là hạn chế tối đa sự có mặt của phương Tây tại khu

46

vực, đồng thời không ngừng tăng cường vị thế của tập đoàn Gazprom trên thị trường quốc tế. Đối với Nga, Gazprom phải đóng một vai trò then chốt trong việc phát huy chính sách đối ngoại của Nga. Mục tiêu lớn của Nga là củng cố vị thế số một của mình trên thị trường năng lượng toàn cầu, và do đó, để phục vụ cho mục đích ấy, họ cần phải vươn dài bàn tay đến những không gian ngoại biên của nước Nga vốn thuộc Liên Xô trước đây. Chính những quốc gia ấy là những điểm đầu tiên cần chinh phục. Do đó, cuộc chơi lớn ở vùng Kavkaz - Trung Á đóng vai trò quyết định, khi cung cấp một nguồn tài nguyên khổng lồ về dầu mỏ và khí đốt. Nga không sản xuất thứ năng lượng ấy nhưng đóng vai trò là nhà phân phối qua những hành lang nối giữa khu vực này với châu Âu. Vì thế, Nga phải kiểm soát chúng bằng mọi giá, kể cả bằng biện pháp quân sự31.

Chính quyền Nga luôn phản đối các chính sách được coi là hiếu chiến của Mỹ, đồng thời nỗ lực củng cố các liên minh quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích, chủ quyền quốc gia của Nga. Nga xác định, khu vực Kavkaz và Caspi là thuộc ảnh hưởng của Nga và không cho phép Mỹ, NATO tiến lại gần biên giới của Nga. Nga đã tiến hành các biện pháp đáp trả trước các hành động lôi kéo Ukraina và Gruzia gia nhập NATO của Mỹ, phương Tây nhằm gây nguy hại đến an ninh nước Nga. Nga cũng không cho phép Gruzia sáp nhập hai khu vực tự trị Abkhazia và Nam Osetia để đề phòng trường hợp bất chấp các phản đối quyết liệt của Nga, Gruzia vẫn gia nhập NATO, hai vùng lãnh thổ này sẽ trở thành bàn đạp của phương Tây chống lại nước Nga.

Trước khi cuộc chiến tranh Nga - Gruzia tại Nam Osetia diễn ra, Nga đã chấp nhận sự nhượng bộ hoặc bất lực trước các hành động gia tăng ảnh

47

hưởng của Mỹ tại các khu vực trên thế giới. Nga đã phải chấp nhận thua thiệt trong cuộc chiến Iraq lần thứ nhất (năm 1991) và vai trò của Nga cũng không đủ để ngăn chặn cuộc chiến Iraq lần thứ hai (năm 2003). Nga cũng không thể thực hiện các biện pháp trợ giúp về quân sự cho Serbia - đồng minh cuối cùng của Nga tại Đông Âu, khi Mỹ và phương Tây hậu thuẫn cho Kosovo tuyên bố độc lập. Điều này thể hiện sự lép vế của Nga đối với Mỹ và phương Tây trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế quan trọng có tác động trực tiếp đến vai trò, vị thế và lợi ích quốc gia Nga.

Tuy nhiên, đối với việc Gruzia quyết tâm gia nhập NATO và tiến hành các biện pháp nhằm thu hồi hai tỉnh Abkhazia và Nam Osetia, Nga kiên quyết tiến hành các biện pháp cứng rắn nhằm ngăn chặn hành động của Gruzia, đồng thời, Nga mong muốn có cơ hội thuận lợi tạo cơ sở pháp lý cho việc công nhận độc lập của hai vùng đất Abkhazia và Nam Osetia. Một sự thừa nhận trong thời điểm thích hợp sẽ cho phép Nga cung cấp cho Abkhazia và Nam Osetia tất cả các sự trợ giúp quân sự cần thiết bao gồm cả can thiệp trực tiếp bên cạnh lực lượng quân sự của các quốc gia tự trị này và quyết định tấn công quân sự của Gruzia đối với Nam Osetia chính là một thời cơ thuận lợi đối với toan tính của Nga.

- Sự chuẩn bị của các bên

Trước khi nổ ra cuộc chiến tranh tại Nam Osetia, cả Gruzia (với sự hậu thuẫn của Mỹ), Nga và Nam Osetia đã có những động thái chuẩn bị về mặt quân sự

Để thực hiện ý đồ của mình, Gruzia đẩy mạnh việc tăng cường sức mạnh quân sự nhằm hiện đại hóa lực lượng vũ trang theo tiêu chuẩn của NATO. Theo số liệu của Bộ Quốc phòng Nga, Gruzia đã mua mới 206 xe tăng, 186 xe bọc thép, 79 pháo các loại, 4 máy bay chiến đấu, 25 trực thăng,

48

70 pháo cối, 10 tổ hợp tên lửa phòng không, 8 máy bay không người lái và một lượng lớn súng tiểu liên M-4. Phần lớn các trang thiết bị quân sự và vũ khí này Gruzia mua của các nước NATO và Mỹ. Gruzia cũng chú trọng nâng cấp các vũ khí, trang thiết bị quân sự của các lực lượng vũ trang Gruzia bao gồm: Không quân: các loại máy bay Mi-24 và Irokez, máy bay Su-25T, Su-25 Scopion, MiG-21, L-159ALCA, An-2 và một số loại máy bay khác; Các đơn vị phòng không gồm: Các tổ hợp tên lửa Strela-10, pháo tự hành ZSU-23-4 Shilka, tổ hợp phòng không, tên lửa S-125; Hải quân gồm: các tàu cao tốc “Grif”, tàu đổ bộ cỡ lớn, tàu tên lửa và tàu pháo, tàu tuần tra bờ biển; Lục quân gồm: Xe tăng T-55, T-54, T-72, xe chiến đấu bộ binh, xe bọc thép BTR-

70, BTR-80…32

Gruzia đã tích cực tìm kiếm sự ủng hộ, giúp đỡ của Mỹ. Sau cuộc gặp giữa Tổng thống Saakashvili và Tổng thống Mỹ Bush tại Mỹ tháng 03/2008, Gruzia khẩn trương chuẩn bị cho chiến tranh. Trong chuyến thăm Gruzia tháng 07/2008, Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice đã cam kết ủng hộ nước này tham gia Kế hoạch hành động thành viên NATO (MAP) trong thời gian sớm nhất. Ngoài hàng trăm cố vấn quân sự Mỹ thường xuyên có mặt ở Gruzia, Mỹ còn phái các viên chức dân sự của Công ty “Military Professional Resources Incorporated” (MPRI), vốn là các quan chức quân sự Mỹ về hưu, tới Gruzia để huấn luyện và tham mưu cho quân đội nước này thực hiện kịch bản “lập lại trật tự Hiến pháp”. Cũng trong tháng 07/2008, Mỹ đưa gần 1.500 quân tới Gruzia để tiến hành cuộc tập trận chung mang tên “Phản ứng tức thời 2008” (Immediate Resonse 2008), thực chất là để giúp quân đội Gruzia diễn tập trước khi phát động cuộc chiến. Mỹ đã đưa xe thiết giáp Hummer (được trang bị các loại vũ khí hiện đại, các trang thiết bị tác chiến trên vũ trụ và

49

công nghệ thông tin vệ tinh bí mật theo tiêu chuẩn thống nhất của NATO) tới Gruzia để tham dự cuộc diễn tập chung này, sau đó để lại 5 chiếc cho quân đội Gruzia33

.

Phía Gruzia đã lập kế hoạch tiến công quân sự bất ngờ, mãnh liệt nhằm nhanh chóng giành được quyền kiểm soát Nam Osetia, không để Nam Osetia và Nga kịp trở tay. Gruzia đã bí mật tăng cường lực lượng áp sát biên giới với hai tỉnh ly khai, chuẩn bị vũ khí, trang thiết bị để tiến công quân sự. Để đảm bảo yếu tố bí mật và bất ngờ, Gruzia thực hiện chiến dịch tiến công quân sự Nam Osetia vào đúng ngày khai mạc Thế vận hội Olimpic Bắc Kinh 2008. Trước khi mở màn chiến dịch mấy giờ đồng hồ, Tổng thống Saakashvili đã có động tác ký Thỏa thuận ngừng bắn với Chính quyền Nam Osetia để nghi binh đối phương (trước chiến tranh, quan hệ hai bên đã ở tình trạng xấu đi nghiêm

trọng, hai bên liên tục tiến hành các vụ pháo kích vào lãnh thổ của nhau)34.

Trước các động thái đe dọa trực tiếp đối với Nam Osetia và an ninh nước Nga của Mỹ và Gruzia, Nga đã đẩy mạnh các hoạt động quân sự nhằm sẵn sàng giáng trả một cuộc tiến công quân sự. Các lực lượng trinh sát và tình báo Nga đã đẩy mạnh hoạt động tại Gruzia nhằm nắm bắt thông tin về mục tiêu, ý đồ và các biện pháp triển khai cụ thể của Gruzia trong vấn đề Abkhazia và Nam Osetia cũng như sự hậu thuẫn của Mỹ cho Gruzia nhằm thực hiện mục tiêu trên, từ đó, Nga đã có sự chuẩn bị để đối phó với các hành động của Gruzia và tránh bị bất ngờ về mặt chiến lược cũng như chiến thuật. Các lực lượng đặc biệt của Nga đã xây dựng kế hoạch tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Gruzia khi nước này có các hành động quân sự đối với Abkhazia và Nam

33 Ngoại trưởng C.Rice thăm Gruzia, http://www.baomoi.com/Ngoai-truong-Condoleezza-Rice-sang-tham-

Gruzia/119/1785626.epi.

50

Osetia. Với chủ trương khi có thời cơ, quân đội Nga sẽ phản ứng quyết liệt ngay từ đầu, dùng hỏa lực mạnh đánh sâu vào lãnh thổ Gruzia nhằm tiêu diệt sức mạnh quân sự của nước này, đồng thời nhanh chóng công nhận độc lập của Nam Osetia và Abkhazia. Từ tháng 05/2008, Nga tăng cường lực lượng tới khu vực biên giới, giáp Nam Osetia và Abkhazia, bao gồm Tập đoàn quân số 58 thuộc quân khu Bắc Kavkaz (nay là Đại quân khu phương Bắc), các đơn vị thuộc Sư đoàn đổ bộ đường không số 76, một đơn vị đặc nhiệm đóng quân gần biên giới Nam Osetia.

Tập đoàn quân số 58 là một trong những đơn vị binh chủng hợp thành lớn nhất và có khả năng chiến đấu cao của các lực lượng vũ trang Nga. Tập đoàn quân được thành lập để bảo vệ biên giới phía Nam của Liên bang Nga. Biên chế của Tập đoàn quân số 58 gồm 70.000 quân (lớn gấp 2 lần so với quân số của các lực lượng vũ trang Gruzia). Tập đoàn quân có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết các tình huống khủng hoảng phức tạp nhất, như tham gia chiến dịch chống khủng bố ở Bắc Kavkaz, tham gia chiến dịch giải phóng con tin trong vụ Beslan. Trang bị của Tập đoàn quân số 58 gồm: 609 xe tăng, gần 2.000 xe bộ binh chiến đấu và xe bọc thép chở quân, 125 pháo cối và phóng lựu, 190 giàn hỏa tiễn và 450 pháo cao xạ, 120 máy bay chiến

đấu và 70 trực thăng35

.

Sư đoàn đổ bộ đường không số 76 được thành lập năm 1939 tại vùng Biển Đen, đã từng tham gia chiến đấu ở Afghanistan, tham gia giải quyết khủng hoảng sắc tộc tại Krivabat, Osim Abkhazia, Vladi Kavkaz, Pridnhestrovie, Bosnia, Kosovo, Chesnia. Đây là đơn vị thường trực sẵn sàng chiến đấu được trang bị hiện đại.

Một phần của tài liệu Cuộc chiến tranh Nga - Gruzia năm 2008 và bài học kinh nghiệm (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)