Đánh giá về nguyên nhân, hậu quả và tác động của cuộc chiến đối vớ

Một phần của tài liệu Cuộc chiến tranh Nga - Gruzia năm 2008 và bài học kinh nghiệm (Trang 76)

7. Bố cục

2.3. Đánh giá về nguyên nhân, hậu quả và tác động của cuộc chiến đối vớ

đối với quan hệ quốc tế

2.3.1. Đánh giá của dư luận thế giới

Cũng giống như cuộc chiến ở Nam Tư trước kia, xung quanh cuộc chiến tranh Nga - Gruzia, Mỹ và phương Tây đã sử dụng thô bạo các phương tiện thông tin để đánh lừa dư luận. Các phương tiện truyền thông của phương Tây đã đưa tin bóp méo, sai sự thật về các hành động quân sự của Nga, kéo dư luận đứng về phía Gruzia. Các hãng CNN, Reuter, Globovision… đã đưa tin xuyên tạc, tiêu cực về cuộc xung đột và sự tàn bạo của quân đội Nga, trong khi lại cho rằng Gruzia chỉ là nạn nhân. CNN đưa tin Saakashvili là nạn nhân của sự phản ứng của nước Nga nhưng trên thực tế, hành động của Saakalshvili là tội diệt chủng. CNN cũng sử dụng hình ảnh lính Gruzia sát hại dân thường tại Tskhinvali của Nam Osetia để tuyên truyền rằng lính Nga đang tấn công dân thường tại thành phố Gori của Gruzia. Hàng BBC cũng liên tục đưa tin về các “nạn nhân Gruzia” bị lính Nga sát hại, trong khi thực tế, các xác chết này là người dân Nam Osetia bị binh lính Gruzia giết tại Nam Osetia.

61 Trung tâm Khoa học và Công nghệ môi trường, Bộ Quốc phòng (2009), Tài liệu tham khảo “Cuộc chiến ở

75

Những bức ảnh này đánh lừa được dư luận cả thế giới, trừ người dân Nam Osetia vì họ nhận dạng được vị trí các bức ảnh là trên lãnh thổ Nam Osetia. Hãng Reuter cũng dàn dựng một bức ảnh “một phụ nữ đã chết được lính Gruzia khiêng tại thành phố Gori” nhưng phân tích kỹ bức ảnh thì tay của nạn

nhân vẫn bám vào tay của y tá…62

Nhà phân tích chính trị Tommaso di Francesco nhân định, cuộc chiến Nga - Gruzia đã kết thúc nhưng nó đã tạo ra những xáo trộn và căng thẳng mới trong mối quan hệ quốc tế, xác định lại quan hệ Nga-Mỹ và vai trò của châu Âu trong trật tự thế giới mới thời kỳ hậu Kosovo độc lập. Nga hành động như họ đã phải hành động, bởi họ không thể chấp nhận nhìn Mỹ một mình một ngựa tung hoành trên thế giới nữa, và đặc biệt là chính Mỹ đã làm nhiều điều để Nga tức giận. Một cuộc chiến tranh Lạnh mới dường như đang bắt đầu. Nga tấn công Gruzia để tìm cách làm giảm ảnh hưởng của Mỹ ở vùng Kavkaz, như một sự trả lời đối với kế hoạch mở rộng NATO. Mỹ phản công lại bằng việc ký hiệp ước lá chắn tên lửa với Ba Lan. Không phải Nga đã chủ động khiêu khích Mỹ và bắt cả thế giới phải nhìn nhận họ như một siêu cường mới có thể hành động quân sự bất cứ lúc nào như Mỹ vẫn làm, mà chính là Mỹ đã kích thích con gấu Nga bừng tỉnh trong mùa đông hậu Chiến tranh Lạnh. Với việc tìm cách mở rộng NATO sang phía Đông để giảm bớt ảnh hưởng của Nga, xây dựng một hệ thống lá chắn tên lửa ở Cộng hòa Chzec và Ba Lan, Mỹ đã tuyên chiến với nước Nga. Điều đó đã tạo nên một thực tế hết sức nguy hiểm cho trật tự thế giới mới. Việc gây áp lực với cộng đồng quốc tế về vấn đề Kosovo, lấn át vai trò của EU và xóa bỏ quyền lực của

LHQ trong việc tìm mọi cách để Prixtinađơn phương tuyên bố độc lập, Mỹ

đã tạo ra những tiền lệ nghiêm trọng cho thế giới, khi mà chủ quyền quốc gia

62 Các báo Nga và phương tây bình luận về cuộc xung đột Nga – Grudia,

76

và sự toàn vẹn của các lãnh thổ trở thành một vấn đề lớn nhưng rất mong manh và dễ bị chà đạp. Nga đã chỉ đơn giản là copy lại tất cả những gì mà Mỹ đã làm trong vấn đề Kosovo với Nam Osetia. Giờ đây, họ tuyên bố ủng hộ đòi hỏi độc lập của Nam Osetia và Abkhazia.

Với tiêu đề “Cuộc chơi lớn của Moscow và Washington” , tờ Nhân đạo (L‟Humanite‟của Pháp) số ra ngày 14/8/2008 cho rằng, cuộc xung đột ở Gruzia là một minh chứng cho cuộc đối kháng và sự cân đối lại các mối tương quan lực lượng giữa Nga và Mỹ tại khu vực. Điều này càng nguy hiểm hơn cho hòa bình trong khu vực và cho cả hành tinh khi mà đối thủ chính là Nga và Mỹ không hề ngần ngại kích động các tham vọng dân tộc hoặc các phần tử ly khai để đạt được mục đích của họ. Những dân tộc sống ở Gruzia, dù họ là người Gruzia, Osetia hay Abkhazia, cũng đều là những nạn nhân chính của cuộc đối đầu giữa các đế chế. Cuộc chiến ở Gruzia đánh dấu một giai đoạn mới của cuộc cạnh tranh giành ảnh hưởng giữa Nga và Mỹ tại Trung Á và Kavkaz, nơi mà nước Mỹ luôn cố gắng tìm cách thâm nhập nhằm hai mục tiêu chính trị chiến lược: một mặt là tiến hành chính sách ngăn chặn các cường quốc Nga và Trung Quốc ở khu vực này và mặt khác là để kiểm soát được khu vực này, nơi có trữ lượng dầu khí vô cùng phong phú. Các mỏ dầu ở biển Caspi được các chuyên gia đánh giá như những khu vực có trữ lượng vàng đen lớn nhất hành tinh. Để đạt được những tham vọng này, từ năm 2000, Mỹ đã xây dựng được một hệ thống căn cứ quân sự ở nhiều nước Trung Á như Tajikistan, Kyrgyzstan hay Uzbekistan, tạo nên mối quan hệ ưu tiên với một loạt các lãnh đạo địa phương. Một sự nỗ lực tương tự cũng đang được

triển khai ở vùng Kavkaz để tăng cường sự hiện diện của Mỹ ở khu vực này.63

63 Các báo Nga và phương tây bình luận về cuộc xung đột Nga – Grudia,

77

Trước khi xảy ra xung đột quân sự giữa Nga và Gruzia, Cơ quan Tình báo Mỹ đã có phán đoán chiến lược và cho rằng sẽ xảy ra xung đột giữa Nga - Gruzia, tuy nhiên những cảnh báo này đã không được chính quyền Bush quan tâm. Phó cục trưởng Cục Tình báo quân sự của Mỹ là Robet Caediluo cho biết trước khi xảy ra xung đột quân sự giữa Nga và Gruzia, Cục Tình báo quân sự và giới tình báo Mỹ đã đưa ra thông tin cảnh báo đối với chính phủ của Tổng thống Bush, nói rõ rằng, giữa Nga và Gruzia “tất yếu sẽ có một cuộc chiến tranh xảy ra”. Tuy nhiên, do trước kia Nga và Gruzia thường xuyên nảy sinh mâu thuẫn nhỏ xung quanh vấn đề Nam Osetia, nên việc phán đoán chính xác quy mô và hình thức của cuộc chiến giữa Nga và Gruzia lần này đã ở một mức độ nhất định nên hạn chế tính khách quan trong công tác đánh giá, phân tích của nhân viên tình báo Mỹ, khiến họ không dám mạnh dạn đưa ra những dự báo. Ngay trước khi nổ ra xung đột, giới tình báo Mỹ đã chú ý đến những dấu hiệu dự báo sắp xảy ra xung đột giữa Nga và Gruzia (Quân đội Nga bất ngờ điều động hơn 8.000 binh sĩ đến khu vực bắc Kavkaz tiến hành diễn tập chống khủng bố , Cơ quan Tình báo Mỹ phát hiện thấy tín hiệu thông tin liên lạc quân sự tại khu vực biên giới của Nga và Gruzia tập trung rất nhiều so với bình thường…).

2.3.2. Đánh giá của dư luận Nga và Gruzia

Dư luận Nga vạch trần ý đồ của Mỹ tại Gruzia. Ông V. Yacubian,

chuyên gia về vấn đề Nam Kavkaz nhận định: “Cuộc chiến ở Nam Osetia là

một kịch bản được Gruzia dàn dựng và tính toán cẩn trọng, trong đó có sự ủng hộ tích cực của Mỹ. Mục đích của Mỹ là lôi kéo Nga và một chiến dịch quân sự hết sức phức tạp và mạo hiểm để kiềm chế những kết quả mà Nga đã đạt được trong phát triển kinh tế và uy tín trên diễn đàn chính trị thế giới, gây nên tình trạng bất ổn nghiêm trọng ở khu vực Kavkaz, tạo tiền đề cho chính

78

quyền mới của Mỹ hoạch định chiến lược đối phó với Nga trong nhiệm kỳ Tổng thống mới”64

.

Một số nhà phân tích cho rằng, từ các diễn biến tình hình xung quanh cuộc chiến tại Nam Osetia có thể đánh giá, Tổng thống Gruzia Saakashvili đã mạo hiểm sử dụng biện pháp quân sự để giải quyết vấn đề Nam Osetia với sự “bật đèn xanh” của Mỹ, phương Tây. Bắt đầu từ chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Rice đến Tbilisi với các tuyên bố tiêu cực liên quan đến lực lượng giữ gìn hòa bình của Nga, ngay sau đó, tình hình tại khu vực nóng lên trông thấy. Ngay trước khi cuộc xung đột bùng nổ, đã diễn ra cuộc tập trận chung Mỹ - Gruzia, trong đó, các chuyên gia Mỹ đánh giá tốt về khả năng tác chiến

của quân đội Gruzia. Phía Gruzia đã tiến hành một loạt “phép thử” và đã có

được tín hiệu “xanh” trước khi nổ súng vào Nam Osetia. Phương Tây hoàn

toàn không có ý định can thiệp. NATO tuyên bố không nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào của việc tập trung lực lượng tại khu vực biên giới Gruzia - Nam Osetia và phía Nga không có phản ứng nào thực sự gay gắt. Theo bà T.Stanovaia, Trưởng phòng phân tích/Trung tâm Công nghệ chính trị Nga, điều này thấy rõ hơn khi ngay trong sáng ngày 08/08/2008 Mỹ và Anh đều kêu gọi Nga không can thiệp vào xung đột nội bộ của Gruzia, không gửi quân tình nguyện đến vùng chiến sự, cuộc họp khẩn cấp của HĐBA LHQ đã không đưa ra được quyết định nào, không có quốc gia nào ngoài Nga lên tiếng phản đối Gruzia xâm lược Nam Osetia. Trên thực tế, Tổng thống Saakashvili đã nhận được “giấy phép” của cộng đồng quốc tế để tiến hành “lập lại trật tự luật pháp” tại Nam Osetia. Stanovaia cho rằng, ông Saakashvili thực hiện bước đi mạo hiểm này một phần xuất phát từ đánh giá sai lầm rằng phía Nga sẽ không can thiệp trực tiếp và quân đội Gruzia với tiềm lực quân sự được

64 Nhữ Quang Nam (2008), Tác động của cuộc xung đột quân sự Nga – Gruzia đến chiến lược của Mỹ, Nga

79

chuẩn bị tốt có thể đánh chiếm nhanh chóng Tskhinvali65.

Theo Xergey Mikheev, Phó giám đốc Trung tâm Công nghệ chính trị Nga, với sức mạnh quân sự được nâng lên đáng kể do nhận được sự hỗ từ Mỹ và phương Tây, chính quyền Gruzia và các thế lực hậu thuẫn cho Saakashvili tính toán rằng, nếu Nga không can thiệp trực tiếp, Gruzia sẽ lấy lại Nam

Osetia bằng vũ lực, nếu Nga can thiệp, Nga sẽ rơi vào thế “xâm lược lãnh thổ

Gruzia” và có thể lôi kéo sự can thiệp trực tiếp của NATO. Ông Mikheev còn cho rằng, ông Saakashvili còn chịu sức ép từ lực lượng dân tộc chủ nghĩa trong nước, buộc phải thực hiện lời hứa trước bầu cử và cố gắng thực hiện việc này trước khi Tổng thống Mỹ Bush kết thúc nhiệm kỳ. Rõ ràng, nếu Tbilisi có thể thiết lập được quyền kiểm soát Nam Osetia qua chiến dịch này thì mọi nỗ lực của Nga đều trở nên quá muộn như đối với vấn đề Kosovo. Tuy nhiên, với việc can thiệp của Nga và thất bại của Gruzia trong cuộc xung đột quân sự tại Nam Osetia, mọi toan tính của Gruzia đã thất bại hoàn toàn.

Theo A.Tsuganov - Giáo sư, Phó tiến sỹ khoa học quân sự, lãnh đạo Trung tâm Dự báo quốc phòng, thuộc Viện Phân tích quân sự và chính trị (Nga), phía Gruzia hành động theo một kế hoạch đã được xây dựng chi tiết và chỉ có thể bị ngăn chặn bởi hành động kiên quyết của phía Nga. Kế hoạch tái sát nhập các vùng lãnh thổ nhỏ ly khai được các nhân viên Bộ Quốc phòng Mỹ soạn thảo từ những năm 90 của Thế kỷ 20 và được áp dụng lần đầu tiên ở Croatia, trong chiến dịch “Cơn bão” (Storm) (chiến dịch được bắt đầu vào ngày 01/05/1995, là ngày nghỉ trên toàn thế giới) và lần này, được Gruzia sử dụng trong việc chọn thời điểm tấn công Nam Osetia vào ngày khai mạc Olimpic. Các hành động của Gruzia cũng tương tự như Croatia vào mùa Xuân

65 Nhữ Quang Nam (2008), Cuộc xung đột ở Nam Osetia: ván bài lật ngửa, Tạp chiến Kiến thức quốc phòng

80

- Hè năm 1995, tuyên bố là “lập lại trật tự Hiến pháp”, yêu cầu lực lượng giữ

gìn hòa bình không can thiệp để đánh lạc hướng và ngay lập tức tiến công tiêu diệt lực lượng giữ gìn hòa bình tại chỗ và thanh lọc sắc tộc. Đặc biệt, các viên chức dân sự của Công ty Military Professional Resources Incorporated (MPRI) - các nhân viên quân sự Mỹ về hưu - đều có mặt tại Croatia và Gruzia (với vai trò trò huấn luyện và tham mưu) trong các chiến dịch này. Hơn nữa, để chuẩn bị đối phó với Nga, Gruzia đã rút toàn bộ lực lượng từ Iraq với gần

2.000 binh sĩ về nước66

.

Bên cạnh một số ý kiến cho rằng, phía Nga chưa thực sự chuẩn bị cho tình huống này, nhiều ý kiến cho rằng, phía Nga đã có kế hoạch sẵn sàng cho hành động quân sự tại Nam Osetia. Theo P.Danilin, nhà phân tích chính trị độc lập, việc Tổng thống Medvedev hội ý khẩn cấp với lãnh đạo các cơ quan sức mạnh và đưa ra ngay các tuyên bố cứng rắn cùng với việc triển khai nhanh chóng lực lượng của Tập đoàn quân số 58 đến Tskhinvali cho thấy đã có sự chuẩn bị khá kỹ từ phía Nga, từ cơ quan chiến lược đến các đơn vị tác chiến. Bên cạnh đó, việc có một lực lượng quân tình nguyện Nga chiến đấu tại Tskhinvali và động thái di tản lớn sang Bắc Osetia cũng chứng tỏ điều này. Một số nhà phân tích còn liên hệ cuộc tập trận Kavkaz - 2008 trên lãnh thổ 11 chủ thể của Đại quân khu phía Nam dưới sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh Quân khu Bắc Kavkaz từ 15/07 đến đầu tháng 08/2008 nhằm mục đích kiểm tra khả năng đối phó với nguy cơ khủng bố tại miền Nam nước Nga và cho rằng, Nga đã có sự chuẩn bị cho tình huống chiến sự tại khu vực.

Theo A. Tsuganov, phía Nga đã nhanh chóng phản ứng sau khi vượt qua các do dự ban đầu. Lệnh điều động quân đội được đưa ra vào lúc 4h00

66 Nhữ Quang Nam (2008), tác động của cuộc xung đột quân sự Gruzia – Nga đến chiến lược của Mỹ, Nga

81

ngày 08/08/2008 (giờ Moscow), rất nhanh sau khi nhận được những tin nóng. Việc triển khai cũng rất khẩn trương, đến 9h00, các phân đội xe tăng đã vượt qua đường hầm Roki. Đây chính là điểm bất ngờ và tính toán sai lầm của Saakashvili khi cho rằng, phía Nga không thể phản ứng nhanh như vậy vì còn phải chờ sự đồng thuận quốc tế. Điều này làm cho quân đội Gruzia không kịp hoàn thành các mục tiêu chiến dịch, mặc dù xe tăng của Gruzia đã tiến được vào thủ phủ Tskhinvali. Việc Gruzia tấn công ngay lực lượng giữ gìn hòa bình Nga là một sai lầm nghiêm trọng khiến cho phía Nga có thêm quyết tâm đưa ra quyết định can thiệp nhanh chóng. Với hành động can thiệp quân sự vào Nam Osetia, Nga đã vượt qua ngưỡng tâm lý để thực hiện một chiến dịch can thiệp trực tiếp ra bên ngoài biên giới (mặc dù chỉ trong phạm vi biên giới gần) để bảo vệ lợi ích của công dân Nga mà không cần đợi sự cho phép nào của cộng đồng quốc tế (đây là điều mà thường chỉ có Mỹ và NATO thực hiện). Rõ ràng đối với Nga, có thể nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp từ phía cộng đồng quốc tế nhưng nguy cơ và hậu quả của việc xóa bỏ trên thực tế Cộng hòa Nam Osetia còn tồi tệ hơn.

Một số ý kiến cho rằng, xung đột ngày 08/08/2008 có ý nghĩa bước ngoặt, thực sự chấm dứt một giai đoạn trong chính sách đối ngoại của Nga kéo dài 8 năm với đặc trưng chủ yếu nghiêng về thỏa hiệp với phương Tây. Theo A.Dugin, Giám đốc Trung tâm Thẩm định địa chính trị Nga, ông Putin đã khôi phục chủ quyền nước Nga sau giai đoạn Gorbachev - Boris Yeltsin

Một phần của tài liệu Cuộc chiến tranh Nga - Gruzia năm 2008 và bài học kinh nghiệm (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)