1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thư viện số tại Cục Thông tin khoa học và Công nghệ Quốc gia

112 955 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 1,49 MB

Nội dung

Đường lối đó một lần nữa lại được khẳng định trong Kết luận của Hội nghị thứ sáu BCHTW Khóa 9 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 2 Khóa 8, đề ra phương hướng phát triển giáo dục, đào tạ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Hà Nội - 2013

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 7

1 Tính cấp thiết của đề tài 7

2 Tình hình nghiên cứu 8

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9

5 Phạm vi nghiên cứu 10

6 Phương pháp nghiên cứu 10

7 Giả thuyết nghiên cứu 11

8 Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài 11

9 Cấu trúc Luận văn 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ XÂY DỰNG THƯ VIỆN SỐ TẠI CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA 12

1.1 Cơ sở lý luận 12

1.1.1 Khái niệm thư viện số 12

1.1.2 Các yếu tố cấu thành thư viện số 15

1.1.3 Vai trò của thư viện số 16

1.1.4 Những yếu tố tác động tới hiệu quả hoạt động của thư viện số 17

1.2 Cơ sở thực tiễn 23

1.2.1 Khái quát về Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia 23

1.2.2 Vai trò của thư viện số tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia 29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THƯ VIỆN SỐ TẠI CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA 32

2.1 Đặc điểm nguồn lực thông tin tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia 32

2.1.1 Thông tin truyền thống 32

2.1.2 Thông tin số 34

2.2 Phần mềm và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin 44

2.2.1 Phần mềm 44

Trang 4

2.2.2 Hạ tầng công nghệ thông tin 48

2.3 Thực trạng đội ngũ cán bộ tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia 49

2.3.1 Số lượng đội ngũ cán bộ 49

2.3.2 Trình độ đội ngũ cán bộ 52

2.4 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia 57

2.4.1 Đặc điểm người dùng tin 57

2.4.2 Đặc điểm nhu cầu tin 59

2.5 Đánh giá hiệu quả hoạt động của thư viện số tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia 60

2.5.1 Ưu điểm 60

2.5.2 Hạn chế 65

2.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế 67

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THƯ VIỆN SỐ TẠI CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA 68

3.1 Chú trọng yếu tố con người 68

3.1.1 Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ 68

3.1.2 Đào tạo người dùng tin 70

3.2 Phát triển nguồn lực thông tin số 71

3.2.1 Phát triển thông tin số nội sinh 71

3.2.2 Phát triển thông tin số ngoại sinh 73

3.3 Hoàn thiện, nâng cấp phần mềm, hạ tầng công nghệ thông tin 75

3.3.1 Hoàn thiện, nâng cấp phần mềm 75

3.3.2 Nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin 75

3.4 Hoàn thiện sản phẩm và đa dạng hóa các dịch vụ thông tin 76

3.5 Tăng cường hoạt động marketing quảng bá thư viện số 79

3.6 Đảm bảo đúng vấn đề bản quyền 81

KẾT LUẬN 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

PHỤ LỤC 91

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Phụ lục 1: DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

H.1.2.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Cục

H.2.3.1.1 Cơ cấu giới tính của Cục

H.2.3.1.2 Cơ cấu giới tính của Thư viện KH&CN Quốc gia

H.2.3.1.3 Cơ cấu theo lứa tuổi của nguồn nhân lực tại Cục

H.2.3.1.4 Cơ cấu trình độ học vấn của cán bộ tại Cục

H.2.3.1.5 Trình độ công nghệ thông tin của cán bộ

H.2.3.1.6 Cơ cấu trình độ ngoại ngữ của cán bộ

H.2.3.1.7 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ thông tin thư viện tại Cục

H.2.5.1.1 Biểu đồ thể hiện mức độ truy cập và sử dụng nguồn tin tại Cục

H.2.5.1.2 Mức độ đáp ứng nhu cầu tài liệu của NDT tại Cục

H.3.2.2.2 Biểu đồ thể hiện số lượt bạn đọc tài liệu truyền thống năm 2007 và 2008 H.3.2.2.3 Biểu đồ thể hiện lượt đọc và lượt truy cập năm 2012

H.3.2.2.3 Biểu đồ thể hiện lượt lưu thông tài liệu truyền thống và lượt tải tài liệu điện tử

1 Phiếu nhập tiền máy

2 Thiết bị lưu trữ tài nguyên số

3 Mẫu đăng ký bạn đọc đặc biệt

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là của công nghệ thông tin và truyền thông đã tác động sâu sắc đến sự phát triển kinh tế thế giới Thế giới đang chuyển dần từ xã hội công nghiệp sang xã hội thông tin với nền kinh tế tri thức Toàn cầu hóa kinh tế được xác định là một

xu thế khách quan, tạo cơ hội cho phát triển Khoa học và công nghệ (KH&CN)

sẽ có những bước nhảy vọt và những đột phá lớn, tác động nhiều mặt đến tất cả các quốc gia

Đối với hoạt động thông tin thư viện, khoa học và công nghệ, công nghệ thông tin tác động sâu sắc làm biến đổi về chất hoạt động các cơ quan thông tin thư viện Thư viện truyền thống đã và đang chuyển sang mô hình thư viện số/thư viện điện tử Để xây dựng thư viện số phù hợp với trình độ phát triển của mỗi quốc gia cụ thể, điều kiện của mỗi cơ quan thông tin thư viện, chúng ta cần có một quan điểm thống nhất, có cách tiếp cận đúng, lựa chọn bước đi thích hợp và những giải pháp thiết thực

Xây dựng và phát triển thư viện điện tử/thư viện số đang là xu thế chung của thế giới Các thư viện Việt Nam không nằm ngoài xu thế phát triển đó Nắm bắt xu hướng này, trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã định ra đường lối phát triển thư viện Việt Nam trong thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) như sau: “…Phát triển mạng lưới thư viện, hiện đại hóa công tác thư viện, lưu trữ” Đường lối đó một lần nữa lại được khẳng định trong Kết luận của Hội nghị thứ sáu BCHTW Khóa 9 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 2 Khóa 8, đề ra phương hướng phát triển giáo dục, đào tạo, khoa học

và công nghệ là “… Tổ chức hệ thống thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia, các thư viện điện tử theo hướng hiện đại Mở rộng phổ biến tri thức khoa học đến với mọi người…” Chỉ thị số 58-CT-TƯ về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH, trong đó khẳng định: “ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, rút ngắn khoảng cách phát

Trang 8

triển kinh tế - xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước” Đồng thời Chỉ thị cũng chỉ rõ: “mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng đều phải ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển”

Chính vì vậy, trong lĩnh vực thư viện, ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa thư viện, xây dựng thư viện điện tử/thư viện số đã và đang trở thành mục tiêu chiến lược phát triển các thư viện Việt Nam hiện nay

Cục Thông tin KH&CN Quốc gia là tổ chức đứng đầu hệ thống các tổ chức thông tin KH&CN trên cả nước, thực hiện chức năng thông tin, thư viện và thống kê trung tâm của cả nước về KH&CN Trong những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của Nhà Nước, đặc biệt là Bộ KH&CN, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia có điều kiện để phát triển về mọi mặt

Tuy nhiên, để phát triển hơn nữa hoạt động thông tin, thư viện của Cục tôi

quyết định lựa chọn đề tài: “Thư viện số tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia” làm đề tài Luận văn của mình, với mong muốn hoàn thiện hệ

thống lý luận về thư viện số và góp phần nâng cao chất lượng hoạt động thông tin

- thư viện tại Cục, nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin KH&CN cho người dùng tin, góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế xã hội (KT-XH) của đất nước trong giai đoạn CNH, HĐH

2 Tình hình nghiên cứu

Phần lớn các nghiên cứu trên thế giới về thư viện số tập trung vào xây dựng nền tảng công nghệ và sau đó mới mở tới các khía cạnh khác như: phát triển và quản lý thư viện số, người sử dụng, pháp lý…

Ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về thư viện số: Đề tài “Tìm hiểu thư viện số thế giới và thư viện số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam” do sinh

viên Lê Thu Hường lựa chọn viết khóa luận tốt nghiệp Tác giả đã đi sâu nghiên cứu về Thư viện số Thế giới (World Digital Library) và thực trạng công tác phát triển thư viện số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam

Trang 9

Ngoài ra, có một số bài báo đề cập tới thư viện số được đăng trên các tạp chí Các bài báo cáo, tham luận trong các hội nghị, hội thảo về thư viện số như Hội thảo phát triển thư viện số ở Việt Nam: chia sẻ những kinh nghiệm năm

2007 Trong hội thảo này, đã có 18 báo cáo, tham luận từ nhiều cơ quan đơn vị khác nhau: cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thông tin, thư viện, lưu trữ hoạt động trong các khu vực khác nhau Các bài báo cáo đã phản ánh những quan điểm, những kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn cũng như những đề xuất cụ thể

Như vậy, đã có rất nhiều các đề tài, bài báo, báo cáo khác nhau đề cập về thư viện số Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu ứng dụng cụ thể vào Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Vì vậy, tôi chọn đề tài này là hoàn toàn phù hợp Tôi hy vọng, kết quả đạt được là những đóng góp thiết thực về mặt

lý luận và thực tiễn trong việc đánh giá, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện thư viện số tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia nói riêng và các

cơ quan thông tin thư viện nói chung

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu về thư viện số tại Cục Thông tin Khoa học

và Công nghệ Quốc gia

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích

Để có những cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện và phát triển thư viện số ở Việt Nam nói chung và ở Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia nói riêng, Luận văn đã đề cập đến các nội dung lý luận, nội hàm các khái niệm liên quan tới thư viện số, các yếu tố cấu thành, các yếu tố tác động đến sự phát triển thư viện số

Trình bày những vấn đề cơ bản về thực trạng thư viện số tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia xung quanh việc hoàn thiện và phát triển thư viện số Từ đó đưa ra những đánh giá về ưu điểm và hạn chế, tìm ra nguyên nhân để đưa ra kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển thư viện số tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia

Trang 10

* Nhiệm vụ

Luận văn giải quyết một số nhiệm vụ sau:

- Xác định cấu trúc của thư viện số

- Khảo sát thực trạng thư viện tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia trên các khía cạnh:

+ Nguồn thông tin truyền thống, thông tin số tại Cục;

+ Phần mềm và hạ tầng công nghệ thông tin;

+ Thực trạng đội ngũ cán bộ;

+ Vấn đề bảo quản, khai thác, bản quyền trong thư viện số

- Đánh giá hiệu quả hoạt động, đưa ra kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin – thư viện tại Cục

* Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Để thực hiện Luận văn này, một số phương pháp nghiên cứu sau đây đã được sử dụng:

+ Phương pháp phân tích- tổng hợp tài liệu;

+ Phương pháp quan sát và điều tra thực tế, điều tra bảng hỏi;

+ Phương pháp thống kê;

+ Phương pháp điều tra xã hội học;

+ Phương pháp mạn đàm, phỏng vấn chuyên gia

Trang 11

7 Giả thuyết nghiên cứu

Giả sử, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia có nguồn lực thông tin số mạnh; hạ tầng được hoàn thiện và nâng cấp; đội ngũ cán bộ có trình

độ cao; cơ chế chính sách phù hợp; nguồn tài chính đảm bảo thì chắc chắn thư viện số tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia sẽ ngày càng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động phục vụ thông tin cho người dùng tin

8 Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài

* Về mặt khoa học

Luận văn đề cập đến các nội dung lí luận, nội hàm các khái niệm liên quan tới thư viện số; các yếu tố cấu thành; các yếu tố tác động đến sự phát triển thư viện số; và những vấn đề cơ bản xung quanh xây dựng và phát triển thư viện số: cấu trúc thư viện số, tổ chức nội dung số, bảo quản, khai thác và bản quyền…

vụ thông tin cho người dùng tin

Kết quả nghiên cứu còn là tài liệu hữu hiệu cho những ai quan tâm đến vấn

đề này

9 Cấu trúc Luận văn

Ngoài phần lời nói đầu, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục và phụ lục, Luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng thư viện số tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia

Chương 2: Thực trạng thư viện số tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia

Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện thư viện số tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia

Trang 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ XÂY DỰNG THƯ VIỆN

SỐ TẠI CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Khái niệm thư viện số

Thư viện là kho tri thức của xã hội Có người còn cho rằng thư viện là đền đài của văn hoá và sự uyên thâm Được hình thành trong thời kỳ nông nghiệp thống trị tư duy nhân loại, thư viện đã có sự phát triển vượt bậc với việc phát minh ngành in trong thời kỳ phục hưng, và thực sự bắt đầu khởi sắc khi cuộc cách mạng công nghiệp bùng phát với hàng loạt những phát minh cơ giới hoá quy trình in ấn Qua nhiều thời kỳ cùng với sự tiến hoá của nhân loại, con người càng tiến bộ trong nhận thức và thư viện ngày càng được phát triển Xuất phát từ

ý định ban đầu là làm tốt công việc lưu trữ và bảo quản, lúc bấy giờ thư viện đã chú trọng đến việc xem người sử dụng là trung tâm, với sự nhấn mạnh đến việc trao đổi thông tin

Chính vì vậy, mà để trả lời cho câu hỏi: “trong tương lai vài chục năm nữa, thư viện sẽ phát triển như thế nào?” có người không ngần ngại mà cho rằng:

“trong vài chục năm nữa các thư viện truyền thống, kể cả ở nước ta sẽ trở thành thư viện điện tử, thư viện số” Sự xuất hiện của thư viện điện số có thể nói như một xu thế tất yếu nhằm thoả mãn nhu cầu tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin của con người trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của tri thức

Sở dĩ thư viện số ngày càng chiếm vị trí quan trọng và trong tương lai sẽ thay thế dần thư viện truyền thống bởi lẽ:

- Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình thư viện truyền thống đã bộc lộ một số hạn chế của mình về phương thức hoạt động và cơ chế phục vụ: tính chất hoạt động của thư viện truyền thống mang tính đóng, tính đồng nhất trong tổ chức nghiệp vụ và quản lý không cao; đối tượng bạn đọc bị bó hẹp trong một phạm vi không gian và thời gian nhất định

- Bên cạnh đó sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin (CNTT) của nhu cầu tìm tin đã dẫn tới những thách thức đối với thư viện truyền thống:

Trang 13

+ Sự gia tăng nhanh chóng của các xuất bản phẩm theo quy luật hàm số mũ;

+ Giá cả tài liệu in đang tăng lên một cách nhanh chóng;

+ Sự phát triển của công nghệ thông tin;

+ Sự phát triển nhanh chóng của tạp chí điện tử;

+ Sự ra đời của giấy điện tử…

Một số khái niệm về thư viện điện tử hay thư viện số

Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thư viện số, thư viện điện

tử Dưới đây là một số khái niệm, định nghĩa tiêu biểu:

Thư viện điện tử được hiểu là một hệ thống thông tin trong đó các nguồn thông tin đều có sẵn dưới dạng có thể xử lý bằng máy tính và trong đó tất cả các chức năng bổ sung, lưu trữ, bảo quản, tìm kiếm, truy cập và hiển thị đều sử dụng

kỹ thuật số

Sự xuất hiện của khái niệm này có liên quan trực tiếp tới sự bùng nổ Internet và Web mang lại Khái niệm này đang được các chuyên gia công nghệ thông tin sử dụng để chỉ toàn bộ hệ thống dạng này, bất kể có dựa trên một thư viện truyền thống hay không

Môi trường Internet hiện nay thậm chí cho phép một số người coi toàn thể nguồn thông tin của mạng một lúc nào đó như một thư viện số ảo toàn cầu mà độc giả là toàn thể những người sử dụng mạng trên hành tinh và các công cụ tìm tin và sự hiện diện của Web bảo đảm các chức năng thư mục cho thư viện đó

Theo tác giả Vũ Văn Sơn: “Thư viện điện tử là hình thức kết hợp giữa thiết bị tính toán, lưu trữ và truyền thông số với nội dung và phần mềm cần thiết

để tái tạo, thúc đẩy và mở rộng các dịch vụ của các thư viện truyền thống vốn dựa trên các biện pháp thu thập, biên mục và phổ biến thông tin trên giấy và các vật liệu khác”

Nhiều định nghĩa đã được công bố trong giới học giả thế giới về thư viện nhằm định nghĩa rõ ràng một thư viện số Một số định nghĩa tiêu biểu về thư viện số:

Trang 14

Theo Hiệp hội Thư viện số Hoa Kỳ (Digital Library Federation) đưa ra định nghĩa : « Thư viện số là các tổ chức cung cấp tài nguyên gồm các nhân viên chuyên biệt giúp lựa chọn, tổ chức, cung cấp khả năng truy cập thông minh, chỉ dẫn, phân phối, bảo quản tính toàn vẹn và sự thống nhất của các bộ sưu tập số theo thời gian để đảm bảo làm sao cho chúng luôn sẵn có thể truy xuất một cách

dễ dàng và kinh tế nhất đối với một cộng đồng người dùng hoặc một nhóm cộng đồng người dùng » (Raitt, 1999)

Hai học giả người Nga là Sokolova và Liyabev cho rằng thư viện số là một hệ thống phân tán có khả năng lưu trữ và tận dụng hiệu quả các loại tài liệu điện tử khác nhau, giúp người dùng có thể truy cập và được chuyển giao thông tin dễ dàng qua mạng máy tính (Xiao, 2003)

Nhiều học giả Trung Quốc quan niệm « Một thư viện số trên thực tế không phải là một thư viện ở góc độ mở rộng không gian của nó; thay vào đó nó

là trung tâm tài nguyên thông tin số chứa đựng tài nguyên thông tin đa phương tiện Một thư viện số tồn tại bằng việc số hóa thông tin chẳng hạn như văn bản, chữ viết, ký tự, hình ảnh, video, âm thanh, đồng thời cung cấp cho người dùng các dịch vụ thông tin nhanh chóng và thuận tiện thông qua Internet nhằm chuyển giao một hệ thống thông tin số mà trong việc chia sẻ nguồn tài nguyên luôn sẵn sàng » (Wang, 2003)

Nhìn chung, Thư viện số là một thư viện điện tử cao cấp trong đó toàn bộ các tài liệu của thư viện đã được số hóa và quản lý bằng một phần mềm chuyên nghiệp có tổ chức giúp người dùng dễ dàng truy cập, tìm kiếm và xem được nội dung toàn văn của chúng từ xa thông qua hệ thống mạng thông tin và các phương tiện truyền thông

Một thư viện số hoàn chỉnh phải thực hiện được tất cả các dịch vụ cơ bản của thư viện truyền thống kết hợp với việc ứng dụng các lợi thế của công nghệ thông tin trong việc lưu trữ, tìm kiếm và phổ biến nội dung thông tin

Thư viện số là một cơ hội đặc biệt cho thư viện truyền thống đổi mới phương thức phục vụ người dùng tin, đảm bảo hiệu quả, chất lượng cho đối tượng phục vụ

Trang 15

1.1.2 Các yếu tố cấu thành thư viện số

Có thể nói, thư viện số là một bước tiến mới của thư viện truyền thống Song cho dù nó là một sản phẩm tinh vi đến đâu chăng nữa của công nghệ hiện đại thì về bản chất nó vẫn được cấu thành từ 4 nhân tố của thư viện truyền thống

và cùng thực hiện một chức năng chính của thư viện là kết nối con người với thông tin:

Cơ sở vật chất và công nghệ: tài liệu số và công nghệ là 2 vấn đề tồn tại song song với nhau Tài liệu số sẽ không thể tồn tại nếu không có sự ứng dụng của công nghệ, nó phụ thuộc và chịu ảnh hưởng hoàn toàn từ công nghệ Đặc biệt, trong thời đại ngày nay khi mà sự lỗi thời của công nghệ đang diễn ra từng ngày từng giờ

Nguồn nhân lực: có thể nói con người là yếu tố không thể thiếu trong bất

kỳ hoạt động nào Vì bản thân công nghệ và máy móc không thể tạo nên một thư viện số hoàn chỉnh nếu thiếu sự tác động của con người

Người dùng tin: chính là đối tượng là mục tiêu và là đích hướng tới của bất kỳ một thư viện nào Nếu không có bạn đọc thì thư viện sẽ mất đi lý do tồn tại của mình

Như vậy, 4 yếu tố cấu thành nên thư viện truyền thống hay thư viện số có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và là điều kiện cần và đủ để có thể tiến hành xây dựng một mô hình thư viện hoàn chỉnh

Trang 16

1.1.3 Vai trò của thư viện số

Thư viện là nơi thông tin được tổ chức, dễ dàng tìm thấy thông tin khi con người cần và chỉ có giá trị khi thông tin trở nên hữu ích Những người làm công tác thư viện có nhiệm vụ đảm bảo sự tiếp cận không hạn chế và chuyển giao cho các thế hệ

Khi còn ấu thơ, ta nghĩ thư viện như một nơi có phép màu kỳ diệu, một ngôi nhà ước mơ Ta có thể đến thư viện, mở sách ra và bắt đầu cuộc hành trình tưởng tượng đi đến bất cứ đâu và bất cứ lúc nào

Ngày nay, con người vẫn còn những điều thú vị khi nói về thư viện, nói về vai trò của nó trong việc mở mang trí tuệ vượt ra ngoài giới hạn của bản thân mình để học hỏi hiểu biết nhiều hơn về thế giới xung quanh và những người khác đang chung sống cùng chúng ta

Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ đã đem lại nhiều lợi ích cho con người, những tiện ích mà trước đây chỉ là ước mơ được gửi gắm trong các bộ phim khoa học viễn tưởng Internet ra đời cùng với thư viện số đã thay đổi cuộc sống của con người Chỉ cần «click »

Trước đây muốn tra cứu thông tin phải đến thư viện, giờ đây chỉ một cái

« click » là tất cả hiện ra Bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu miễn là được kết nối internet thì ở đó có thư viện số Với công nghệ tiên tiến như hiện nay thư viện số

đã trở thành một phần của cuộc sống con người

Chúng ta có thể nhận thấy nhiều tiện ích mà thư viện số có thể mang lại Những người sử dụng thư viện số ở vòng quanh thế giới có thể truy cập cùng một thông tin thông qua mạng internet mà không cần phải đi đến thư viện; Mọi người

có thể truy cập thông tin ở bất cứ thời điểm nào bất kể ban đêm hay ngày; Người

sử dụng có thể truy xuất tài liệu cần tìm nhanh chóng thông qua cấu trúc và giao diện thiết kế của thư viện số; Một thư viện số có thể cung cấp đường dẫn tới bất

cứ một nguồn tài liệu, thông tin nào của một thư viện số khác Trong tương lai thư viện số sẽ trở thành công cụ hữu hiệu đưa loài người tiến bộ

Trang 17

Những thư viện truyền thống bị giới hạn bởi không gian lưu trữ Nhưng thư viện số có khả năng lưu trữ nhiều thông tin hơn bởi vì những thông tin số cần rất ít không gian để lưu trữ

Như vậy, thư viện số tạo ra khả năng truy cập thông tin mọi nơi, không giới hạn không gian, thời gian Thư viện số đang giúp cho nhân loại xóa bỏ đi khoảng cách, thúc đẩy sự phát triển các hoạt động nghiên cứu – giáo dục – kinh

tế - văn hóa và là một thành phần tạo nên xã hội thông tin đương đại

1.1.4 Những yếu tố tác động tới hiệu quả hoạt động của thư viện số

* Chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển sự nghiệp thư viện

Chúng ta có thể thấy rằng, cho dù ở hoạt động nào, lĩnh vực nào, ngành nghề nào, cơ quan, tổ chức nào đoàn thể nào thì cũng đều phải chịu ảnh hưởng nhất định từ những yếu tố chủ quan và những yếu tố khách quan Hơn thế nữa trong bối cảnh hiện nay sự gia tăng về nguồn thông tin theo cấp số mũ cũng như

sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ đã tác động không nhỏ tới hoạt động thông tin thư viện

Sự phát triển của hoạt động thông tin thư viện đã góp phần không nhỏ vào phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu, học tập, sản xuất, kinh doanh và giải trí của mọi thành phần trong xã hội Vị trí, vai trò của thư viện trong xã hội hiện nay càng được khẳng định rõ ràng

Những chính sách của Đảng và Nhà nước có tác động rất lớn tới sự nghiệp thư viện

Năm 1993, Thủ tướng chính phủ đã ra Quyết định số 25 - TTg ngày 19/01/1993 về một số chính sách nhằm xây dựng và đổi mới sự nghiệp văn hóa nghệ thuật

Tiếp đó, năm 2002 Chính phủ lại ra Nghị định số 72/2002/NĐ-CP về chính sách đầu tư với thư viện Tại chương IV điều 14 có viết : «Bảo đảm kinh phí cho các thư viện phát triển vốn tài liệu, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng hiện đại hóa, từng bước thực hiện điện tử hóa, tự động hóa, xây dựng thư viện điện tử, tạo cảnh quan môi trường văn hóa nhằm nâng cao chất lượng người

Trang 18

đọc; tổ chức khai thác, sử dụng vốn tài liệu, thông tin và các hoạt động khác của thư viện theo đúng chỉ tiêu, kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt »

Tại chương IV điều 23 của Pháp lệnh Thư viện có viết: « Thư viện hoạt động bằng ngân sách nhà nước được thu phí đối với các hoạt động dịch vụ sao chụp, nhân bản tài liệu, phiên dịch phù hợp pháp luật về bảo vệ quyền tác giả, biên soạn thư mục; phục vụ tài liệu tại nhà hay gửi qua bưu điện và một số dịch

vụ khác theo yêu cầu của người sử dụng vốn tài liệu thư viện »

Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ chính trị (Khóa III) về « đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước »

Ngoài ra còn có Quyết định 33/2002/QĐ-TTg, Thông tư liên tịch 04/2002/TTLT/BVHTT-BTC, Quyết định 10/2007/QĐ-BVHTT,

Các văn bản pháp quy về công tác thư viện đã thể hiện rõ sự quan tâm của Đảng - Nhà nước ta đối với sự nghiệp thư viện Vấn đề xây dựng và phát triển thư viện số còn đòi hỏi phải có nguồn kinh phí lớn và lâu dài, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước giúp các cơ quan thông tin - thư viện yên tâm, mạnh dạn hơn

để chuyển mình trong thế giới số

* Đầu tư tài chính

Một yếu tố tác động đến tính sống còn đối với hoạt động và sự phát triển của thư viện đó chính là vấn đề đầu tư tài chính và quản lý tài chính

Trên thực tế cho thấy bất kỳ một hoạt động riêng lẻ nào trong việc phát triển thư viện đều phụ thuộc vào tính khả thi của các nguồn kinh phí Ngân sách tài chính không phải lúc nào cũng đáp ứng được nhu cầu của người dùng Do vậy, ngân sách này cần phải đảm bảo tính cân đối, các thư viện cần lên kế hoạch

để kinh phí bổ sung hợp lý và đáp ứng được

Kinh phí có ảnh hưởng trực tiếp nhất định tới việc lựa chọn, đặt mua và bổ sung các nguồn tài nguyên thông tin đưa vào phục vụ Hơn nữa nguồn kinh phí phụ thuộc từ nhiều nguồn khác nhau đòi hỏi cán bộ làm công tác bổ sung cũng như các nhà quản lý phải có tầm nhìn toàn diện hơn trong việc đưa ra chính sách

Trang 19

phát triển tài nguyên số của cơ quan mình một cách hợp lý để vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu thông tin của người dùng, khả năng duy trì và phát triển hoạt động của thư viện

Một số thư viện ở Việt Nam đã được nhận những khoản kinh phí lớn của Nhà nước, vốn vay và tài trợ nước ngoài cho dự án thư viện số (TVS) như Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Thư viện Quốc gia Việt Nam và hệ thống thư viện công cộng, Thư viện Đại học Quốc gia của Hà Nội và Thành phố

Hồ Chí Minh cùng hệ thống thư viện đại học, các trung tâm học liệu ở Đà Nẵng, Huế, Thái Nguyên, Cần Thơ

* Hạ tầng công nghệ

Việc lựa chọn công nghệ để phục vụ cho việc xây dựng và phát triển thư viện số nói chung và tài nguyên số nói riêng rất quan trọng Bởi vì nó là công cụ đắc lực giúp ta thực hiện các công việc trong việc phát triển và chia sẻ kho tài nguyên dạng số Vì vậy yêu cầu công nghệ cần phải:

Là công cụ, môi trường để đảm bảo các tài liệu số hóa sau khi được tạo lập sẽ dễ dàng, thuận tiện cho người dùng dễ tiếp cận;

Có độ tin cậy cho người quản trị và kỹ thuật viên trong quá trình tạo lập, bảo quản và cung cấp dữ liệu trong quá trình hoạt động của bộ sưu tập;

Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu chuẩn nghiệp vụ thông tin thư viện;

Dễ dàng trao đổi cơ sở dữ liệu với các chuẩn khác, có công cụ sao lưu an toàn dữ liệu;

Có kết nối Internet đủ mạnh để đáp ứng cho người dùng tối thiểu của thư viện Hệ thống này phải đáp ứng cho việc lưu trữ, bảo quản, cung cấp dữ liệu, quản lý người dùng và các phần mềm hệ thống có bản quyền;

Trang web đăng tải và là cổng truy cập của người dùng vào bộ sưu tập; Phần mềm quản lý tài liệu số

Hiện nay ở các thư viện Việt Nam đã và đang phát triển hạ tầng phần cứng

và phần mềm

Trang 20

- Phát triển hạ tầng phần cứng: cơ sở vật chất, hệ thống máy tính được nối mạng Internet tốc độ cao đã được trang bị cho tất cả hệ thống thư viện cũng như các thiết bị số hóa tài liệu

- Phát triển hạ tầng phần mềm: ứng dụng các phần mềm quản trị như Libol (Tinh Vân), Ilib (CMC), Vebrary (Lạc Việt), để tự động hóa mọi hoạt động thư viện, chuyển đổi CSDL thư mục, quản lý tài liệu in ấn và tài liệu số, ứng dụng các phần mềm thư viện số (Greenstone, Zope, Dspace) miễn phí để quản trị tài liệu số

* Nguồn lực thông tin

Nguồn lực thông tin của thư viện đóng vai trò quan trọng trong mỗi thư viện Nó được coi là cơ sở vận hành thư viện, là tài sản của thư viện, bộ nhớ của toàn quốc gia, của cả dân tộc, là đối tượng làm việc hàng ngày của cán bộ thư viện trong việc bổ sung, xử lý, cung cấp thông tin

Nguồn tài liệu của mỗi thư viện mỗi khác tùy theo chính sách phát triển sưu tập và loại hình thư viện Ngoài ra, khi bắt tay xây dựng thư viện số cần quan tâm đến sự khác nhau về tự động hóa - việc ứng dụng công nghệ sẽ không đồng đều trong nhiều thư viện

Có ba kịch bản xây dựng thư viện số liên quan đến việc hình thành nguồn tài nguyên thông tin số:

1 Xây dựng thư viện số trên cơ sở chuyển đối một thư viện hiện hữu -

số hóa tài liệu thư viện

2 Xây dựng thư viện số bằng cách thiết lập một bộ sưu tập điện tử bên cạnh sưu tập in ấn

3 Xây dựng thư viện số bằng cách cung cấp một cổng thông tin vào một sưu tập tài liệu điện tử đang hiện hữu trên Web

Những kịch bản này không phải là độc nhất mà cũng không phải là toàn diện, trong thực tế chúng ta thường gặp sự kết hợp Chúng ta cần phải xác định rõ kịch bản để tập trung giải quyết vấn đề trước khi tiến hành dự án xây dựng thư viện số

* Trình độ của đội ngũ cán bộ

Trang 21

Như chúng ta nhận thấy, ngoài tài nguyên số, một thư viện cần bao gồm con người, tài chính, công nghệ và nhiều tài nguyên khác Vì tài nguyên con người (human resource) là một động lực tích cực nhất, đóng vai trò là một tài nguyên có ảnh hưởng lớn trong việc kiểm soát và sử dụng các tài nguyên khác Thiếu tài nguyên con người thì không tài nguyên nào hữu dụng cả Bởi vậy, một trong những nhiệm vụ có tính sứ mệnh khi dịch chuyển một thư viện có tính di sản trước kia vào một thư viện số đó là nhằm chuyển đổi thành công tài nguyên con người của một thư viện (các thủ thư) trở thành các "thủ thư số" để đáp ứng đòi hỏi của quá trình dịch chuyển này

Nội dung công việc của những "thủ thư số"

Trong kỷ nguyên thông tin, vai trò của thủ thư thay đổi nhanh chóng Họ

sẽ phát triển tiến tới để trở thành những tổ chức và chuyên gia thông tin trong xã hội Vì vậy, so với thủ thư truyền thống, nội dung công việc của họ rất khác biệt

Công việc mà các thủ thư số chủ yếu như sau:

o Lựa chọn, bổ sung, bảo quản, tổ chức và quản lý các bộ sưu tập số;

o Thiết kế kết cấu kỹ thuật cho thư viện số;

o Mô tả nội dung và thuộc tính của đầu mục hoặc đối tượng (siêu dữ liệu);

o Lập kế hoạch, thực hiện và hỗ trợ các dịch vụ số như định hướng thông tin, tư vấn và chuyển giao;

o Tạo lập giao diện thân thiện người dùng trên toàn bộ hệ thống mạng;

o Xây dựng các chính sách và tiêu chuẩn liên quan đến thư viện số;

o Thiết kế, duy trì và chuyển giao các sản phẩm thông tin với giá trị gia tăng;

o Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với thông tin số trong môi trường mạng;

o Đảm bảo an ninh thông tin

- Cách thức phục vụ của "thủ thư số"

Cho dù thư viện có phát triển theo hướng nào, thì mục tiêu của nó là đáp ứng nhu cầu thông tin và mong muốn hiểu biết của nhân loại sẽ không bao giờ thay đổi Trong những thư viện số, các thủ thư số sẽ cung cấp cho bạn đọc những

Trang 22

dịch vụ đa dạng, tiên tiến, năng động và linh hoạt theo cách thức đầy sáng tạo, bao gồm:

o Phân tích và xử lí nhiều loại tài nguyên thông tin khác nhau;

o Thúc đẩy và tổ chức các giá trị tiềm ẩn trong mọi thông tin;

o Cung cấp những sản phẩm và dịch vụ thông tin có giá trị gia tăng cao đúng lúc và đúng đối tượng; và

o Chuyển giao thông tin đúng đến người dùng và cung cấp các dịch vụ chuyên biệt và định hướng người dùng

Bảng I - Sự khác nhau giữa thủ thư số và thủ thư truyền thống

việc Thư viện truyền thống Thư viện số

Hệ thống kiến thức Đơn lẻ Tổng hợp

Nhóm độc giả Cố định Bất cứ người dùng kết nối mạng

Cơ sở dịch vụ Bên trong tòa nhà thư viện Trên hệ mạng máy tính

Nội dung công

Cách thức phục vụ Bị động Chủ động

Đối tượng làm

Nội dung phục vụ Gửi giao tài liệu Định hướng thông tin, tư vấn và

chuyển giao,

Tóm lại, Cùng với sự phát triển và ứng dụng rộng rãi của mạng lưới truyền thông và công nghệ thông tin, nhiều thư viện số đang có sự phát triển

Trang 23

mạnh mẽ trên thế giới hiện nay Những thư viện số này sẽ trở thành trung tâm thu thập và sản sinh ra nhiều tài nguyên thông tin khác nhau, là cầu nối cho sự trao đổi giữa các chuyên gia, thủ thư và bạn đọc, là công cụ khám phá, tìm kiếm và truy xuất thông tin và là mô hình hiện đại nhằm cung cấp những dịch vụ thông tin chuyên biệt ở mức độ cao Sự xuất hiện của thư viện số không chỉ tạo ra một

cơ hội mới cho sự phát triển thư viện, mà còn đặt ra những yêu cầu cao hơn trong việc cải tổ những thư viện truyền thống, đặc biệt là phát triển một thế hệ thủ thư theo "phong cách mới"

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Khái quát về Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia

* Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia

Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia có tên giao dịch quốc tế

là National Agency for Science and Technology Information, viết tắt là NASATI (gọi tắt là Cục) trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ là tổ chức đứng đầu hệ thống các tổ chức thông tin khoa học và công nghệ (KH-CN), thực hiện chức năng thông tin, thư viện, thống kê trung tâm của cả nước về KH-CN

Cục được thành lập ngày 24 tháng 9 năm 1990 theo Quyết định số 487/TCCB của Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước trên cơ sở hợp nhất hai đơn vị: Viện thông tin Khoa học và Kỹ thuật Trung ương với Thư viện Khoa học

và Kỹ thuật Trung ương

Thư viện Khoa học Kỹ thuật Trung ương được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ ngày 06 tháng 02 năm 1960 trên nền tảng của Thư viện Học viện Viễn Đông Bác Cổ (do Nhà nước đô hộ Pháp thành lập từ tháng 01 năm 1901 với mục đích nghiên cứu Viễn Đông và Đông Dương) Trải qua quá trình hình thành và phát triển, từ năm 1969, Thư viện Khoa học và Kỹ thuật Trung ương được coi là Trung tâm tư vấn, điều hòa, phối hợp các hoạt dộng nghiệp vụ cho mạng lưới Thư viện Khoa học Kỹ thuật ở miền Bắc Chức năng và

Trang 24

nhiệm vụ của Thư viện Khoa học Kỹ thuật là quản lý tài liệu khoa học kỹ thuật trong cả nước, hướng dẫn, giúp đỡ về tài liệu cho các ngành các cấp

Viện Thông tin Khoa học và Kỹ thuật Trung ương được thành lập theo quyết định số 187 – CP ngày 04 tháng 10 năm 1972, tiền thân là phòng Thông tin Khoa học được thành lập vào tháng 08 năm 1961 theo nghị định số 89/CP

Từ khi thành lập, tên gọi của Cục có sự thay đổi theo các giai đoạn từ năm

1990 đến nay Cụ thể như sau:

+ Thư viện Khoa học và kỹ thuật Trung ương, 1960-1990

+ Viện Thông tin Khoa học và Kỹ thuật Trung ương, 1972-1990

+ Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia

kê, xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ

Tên giao dịch quốc tế của Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia

là National Agency for Science and Technology Information (viết tắt là NASATI)

Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản nội bộ, ngoại tệ Kho bạc nhà nước và ngân hàng theo quy định của Pháp luật Cục có trụ sở đặt tại 24-26 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội

* Nhiệm vụ và quyền hạn

Trang 25

Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành: các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực thông tin, thư viện, thống kê, xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về KH&CN, phát triển chợ công nghệ và thiết bị, phát triển các mạng thông tin KH&CN tiên tiến; Dự thảo chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm, đề án phát triển thông tin, thư viện, thống kê, xây dựng và khai thác CSDL quốc gia về KH&CN, phát triển chợ công nghệ và thiết bị, trung tâm giao dịch thông tin công nghệ, các mạng thông tin KH&CN tiên tiến;

- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, đề án sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt;

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực thông tin, thư viện, thống kê, xây dựng và khai thác CSDL quốc gia về KH&CN;

-Ban hành các văn bản cá biệt, văn bản quy phạm nội bộ thuộc lĩnh vực thông tin, thư viện, thống kê, xây dựng và khai thác CSDL quốc gia về KH&CN, phát triển chợ công nghệ và thiết bị, các mạng thông tin KH&CN tiên tiến;

-Chỉ đạo chuyên ngành về lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN đối với các cơ quan có thẩm quyền của các Bộ, ngành và địa phương; đăng ký, lưu giữ kết quả và sử dụng thông tin kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN; quản

lý và cấp mã số chuẩn quốc tế cho các xuất bản phẩm kế tiếp (ISSN);

- Xây dựng và phát triển hệ thống thống kê KH&CN, Hệ thống chỉ tiêu thống kê KH&CN thống nhất trong cả nước; chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê, chủ trì triển khai các cuộc điều tra thống kê quốc gia và ngành về KH&CN; phát triển CSDL về thống kê KH&CN;

-Tổ chức và phát triển Thư viện KH&CN Quốc gia; duy trì và phát triển Liên hiệp thư viện Việt Nam về các nguồn thông tin KH&CN (Vietnam Library Consortium); chủ trì cập nhật, bổ sung và phát triển nguồn thông tin KH&CN cho cả nước;

Trang 26

- Tổ chức và thực hiện xử lý, phân tích-tổng hợp và cung cấp thông tin phục vụ lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu, đào tạo, sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế-xã hội;

-Xây dựng và phát triển CSDL quốc gia về KH&CN;

-Tổ chức và phát triển các chợ công nghệ và thiết bị quy mô quốc gia và quốc tế; tổ chức, tham gia các triển lãm, hội chợ KH&CN trong nước và quốc tế;

-Duy trì và phát triển Mạng Nghiên cứu và đào tạo Việt Nam (VinaREN);

-Cập nhật và phát triển Cổng thông tin, thư viện, thống kê KH&CN Việt Nam (VISTA); Duy trì và phát triển hệ thống Tạp chí Khoa học Việt Nam trực tuyến (VJOL); xuất bản Tạp chí Thông tin và Tư liệu, các sách KH&CN, các xuất bản phẩm thông tin KH&CN khác;

- Tổ chức và phát triển Sàn giao dịch thông tin công nghệ trực tiếp và trên mạng Internet; phổ biến và cung cấp thông tin công nghệ;

- Phối hợp thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính về hoạt động thông tin, thư viện, thống kê, xây dựng và khai thác CSDL quốc gia về KH&CN, phát triển trợ công nghệ và thiết bị, các mạng thông tin KH&CN tiên tiến theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực thông tin, thư viện, thống

kê KH&CN;

- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin và các thành tựu KH&CN tiên tiến trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao;

-Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về thông tin, thư viện, thống kê, xây dựng và khai thác CSDL quốc gia về KH&CN, chợ công nghệ và thiết bị theo quy định;

- Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật;

-Tổ chức hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực thông tin, thư viện, thống kê, CSDL về KH&CN; in ấn, số hóa; tổ chức các sự kiện KH&CN;

-Quản lý về tổ chức, cán bộ, tài sản và hồ sơ tài liệu của Cục theo phân cấp của Bộ và quy định của pháp luật;

Trang 27

-Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng giao.

* Đặc điểm cơ cấu tổ chức

 Cơ cấu tổ chức của Cục

Theo quyết định số 21/QĐ-TTKH&CN về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, cơ cấu tổ chức của Cục gồm các đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp

Thư viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia

Trung tâm Giao dịch Thông tin Công nghệ Việt Nam

Trung tâm Xử lý và Phân tích thông tin

Trung tâm Tin học và Đào tạo

Trung tâm Thống kê Khoa học và Công nghệ

Trung tâm Quản lý Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam

Tạp chí Thông tin Tư liệu Trung tâm Thông tin Phát triển

Cơ cấu tổ chức của Cục thể hiện ở sơ đồ dưới đây:

Trang 28

H.1.2.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Cục

* Đội ngũ cán bộ của Cục

Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia có gần 170 cán bộ, trong đó

có 4 tiến sĩ, 25 thạc sĩ, 95 cử nhân và kỹ sƣ thuộc nhiều lĩnh vực, còn lại là lực

lƣợng kỹ thuật viên, lao công

Trang 29

- Thiết bị được sử dụng để số hoá tài liệu: Cục Thông tin KH&CN Quốc gia đã đầu tư 06 máy scanner hiệu HP 5590 cho bộ phận xây dựng CSDL Tài liệu KH&CN Việt Nam (STD) Đến đầu năm 2009, Cục đã đầu tư mua 02 máy scanner công nghiệp APT BookScan 1600 và Kabis để số hoá tài liệu

- Hệ thống đường truyền cáp quang tốc độ cao trên 40 Mbs kết nối với mạng VINAREN (mạng nghiên cứu và đào tạo Việt Nam) cho phép phục vụ đồng thời một khối lượng lớn NDT trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam

+ Mạng nội bộ tốc độ 100 Mbs cho phép kết nối, chia sẻ thông tin nhanh chóng

+ Hệ thống server (trên 10 chiếc) với cấu hình mạnh và dung lượng lớn được sử dụng cho từng CSDL riêng là những kho lưu giữ nguồn tài ngyên số cho phép lưu giữ các CSDL lớn, phục vụ khai thác lâu dài

+ Hệ thống máy tính với hơn 20 máy có cấu hình từ Pentium IV trở lên, đây

là những máy trạm phục vụ hiệu quả cho việc khai thác thông tin tại chỗ

+ Máy in tốc độ cao đáp ứng nhu cầu phục vụ tài liệu số (TLS) dưới dạng truyền thống

+ Mạng Vista với khả năng liên kết mạnh đảm bảo các liên kết trong và ngoài mạng

Về cơ bản, cơ sở vật chất, trang thiết bị dành cho hoạt động thông tin thư viện khá tốt, thể hiện sự quan tâm lớn của lãnh đạo Cục

1.2.2 Vai trò của thư viện số tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia

Trang 30

Ngày nay chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa của thư viện số, cuộc cách mạng thông tin không những cung cấp năng lực công nghệ hướng đến thư viện số mà còn đáp ứng một nhu cầu chưa từng có về lưu trữ, tổ chức và truy cập thông tin Nếu thông tin là tiền tệ trong nền kinh tế tri thức, thư viện số sẽ là ngân hàng, nơi được đầu tư Goethe - Đại thi hào Đức đã từng nói « đến thư viện giống như đi vào một nơi phô hiện sự giàu sang tột đỉnh, ở đó lãi suất hậu hĩnh đang được thanh toán một cách thầm lặng »

Vai trò của thư viện đã thay đổi, thư viện không chỉ là nơi giữ sách, thư viện đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ công tác nghiên cứu, học tập và giảng dạy Thư viện là nơi giữ gìn quá khứ và ngày mỗi ngày trở thành đường dẫn tới tương lai Là nơi cung cấp nền tảng kiến thức cho công tác đào tạo, nghiên cứu và các hoạt động phát triển khoa học công nghệ

Với nguồn thông tin quý giá của Cục, cộng với sự chủ động đổi mới phương thức phục vụ, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá nên trong những năm qua, số lượng bạn đọc sử dụng các nguồn thông tin của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia đã không ngừng tăng lên Nhờ có sự chuyển biến mạnh mẽ sang phương thức phục vụ qua mạng, khả năng phục vụ đã được mở rộng không còn giới hạn bởi không gian và thời gian Bạn đọc có thể khai thác nguồn tin số của Thư viện 24/24h, 7 ngày/tuần ở bất cứ máy tính nào có kết nối mạng Internet, tạo điều kiện cho bạn đọc trong cả nước có thể khai thác nguồn tài nguyên quý giá của Thư viện

Trong năm vừa qua, việc đẩy mạnh công tác quảng bá, triển khai, giới thiệu nguồn tin số được lãnh đạo Cục Thông tin đặc biệt chú trọng Cục Thông tin đã tổ chức các Hội nghị bạn đọc giới thiệu các nguồn tin số, hướng dẫn bạn đọc truy cập khai thác, nhằm giúp các nhà khoa học, các học viên cao học, nghiên cứu sinh, cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu, kỹ sư, bác sĩ nắm bắt các nguồn tin và khai thác có hiệu quả nhất cho mục đích nghiên cứu khoa học của

họ Ngoài ra, Cục Thông tin còn thành lập một đội marketing đến các Trung tâm học liệu, các trường đại học trong cả nước để giới thiệu và hướng dẫn khai thác nguồn tin này

Trang 31

Như vậy, nguồn tin điện tử/nguồn tin số đang ngày càng giữ vị trí quan trọng, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia cần hoàn thiện và phát triển thư viện số hơn nữa nhằm đáp ứng nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ và chính xác những thông tin cần thiết cho người dùng tin Nguồn tin số KH&CN được coi là chìa khóa của mọi hoạt động sáng tạo và trở thành nhân tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển KH&CN Đó chính là tầm quan trọng không thể phủ nhận của thông tin KH&CN nói chung và thông tin KH&CN số nói riêng

Trang 32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THƯ VIỆN SỐ TẠI CỤC THÔNG TIN KHOA

HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA 2.1 Đặc điểm nguồn lực thông tin tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia

2.1.1 Thông tin truyền thống

- Kho sách

Kho sách của Thư viện hiện có hơn 350.000 cuốn sách, trong đó sách tiếng Việt chiếm 10%, sách ngôn ngữ gốc Slavơ chiếm 30%, sách ngôn ngữ gốc Latinh chiếm 60%

Về môn loại, 32% vốn sách của Thư viện thuộc các ngành khoa học cơ bản, 45% thuộc các ngành KH&CN, 23% thuộc các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, y tế, kinh tế, quản lý, thông tin học và thư viện học

Thư viện có một kho tài liệu tra cứu quý, với hơn 17.000 sách chuyên khảo gồm nhiều loại hình từ bách khoa toàn thư, cẩm nang, sổ tay tra cứu, đến các từ điển chuyên ngành, tạp chí tóm tắt, trong đó có các tài liệu tra cứu rất nổi tiếng và quý hiếm ở Việt Nam như bộ Chemical Abstracts (Thư viện có trọn bộ

từ năm 1907 tới nay)

- Kho Tạp chí

Kho tạp chí lưu giữ và bảo quản gần 7000 tên tạp chí và ấn phẩm kế tiếp gồm 5 695 tên tạp chí gốc Latin (chủ yếu là tiếng Anh và tiếng Pháp), 830 tên tạp chí tiếng Nga và 350 tên tạp chí tiếng Việt, gần đây có bổ sung gần 50 tên tạp chí tiếng Trung Quốc, trong đó có hơn 1000 tên thuộc các lĩnh vực khoa học cơ bản, KH&CN, khoa học kinh tế được bổ sung thuờng xuyên

Bên cạnh nguồn tạp chí dưới dạng giấy, còn có một kho tài liệu dưới dạng

vi phim với hơn 1000 tên tạp chí tiếng Anh, Pháp thuộc các chuyên ngành khoa học kỹ thuật Ngoài ra có gần 1000 tài liệu về Đông Dương thời Pháp thuộc dưới dạng vi phim, thuộc các ngành: Địa lý, địa chính, sinh học, nông nghiệp, xây dựng …

Trang 33

- Kết quả nghiên cứu

Theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và Nghị định số 159/2004/NĐ-CP ngày 15/8/2004 của Chính phủ về hoạt động Thông tin khoa học và công nghệ và Quyết định số 03/2007/QĐ-BKHCN ngày 16/3/2007 của

Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc ban hành Quy chế đăng ký, lưu giữ và sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia là cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đăng ký, lưu giữ và phổ biến các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

Cơ sở dữ liệu kết quả nghiên cứu (CSDL KQNC) được Cục xây dựng từ năm 1990 Nguồn tài liệu đầu vào của CSDL này là báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, được thực hiện trên phạm vi toàn quốc dưới dạng các đề tài, dự án, gồm:

- Các đề tài dự án thuộc các chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước;

CSDL KQNC cung cấp cho ngườì sử dụng phương tiện tìm tin phong phú,

đa dạng và đặc thù đối với loại tài liệu là các công trình nghiên cứu khoa học Người sử dụng có thể tìm tin theo các tiêu chí như: tên đề tài; tên chủ nhiệm đề tài hoặc cán bộ phối hợp nghiên cứu; đối tượng nghiên cứu; tên cơ quan chủ trì

Trang 34

đề tài; năm kết thúc đề tài; địa điểm thực hiện đề tài, v.v Cùng với các thông tin chi tiết của biểu ghi thư mục, CSDL KQNC còn cung cấp cho người sử dụng toàn văn các báo cáo kết quả nghiên cứu Nhiều kết quả nghiên cứu trong CSDL

đã và đang được áp dụng vào thực tế phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước Đây thực sự là nguồn thông tin có giá trị đối với người dùng tin trong cả nước, đặc biệt là đối với những người làm công tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy

- Catalog Công nghiệp

Catalog Công nghiệp là loại tài liệu chuyên dạng , chứa các thông tin về sản phẩm mới, nhằm thúc đẩy sự phát triển tiến bộ kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động Kho này còn có dạng tài liệu rời- tin tức khoa học, là loại hình thông tin nhanh gồm: các bản tin khoa học kỹ thuật trong nước và nước ngoài, chương trình của các tổ chức quốc tế, các quảng cáo…

Phòng Catalog Công nghiệp phục vụ tài liệu dưới dạng vi phim và trên giấy, hiện lưu giữ khoảng 52.000 bản vi phim, và 7 triệu bản microfish tài liệu sáng chế Bạn đọc có thể tham khảo các ấn phẩm ( máy và thiết bị) với các thông

số kỹ thuật thuộc hơn 20 lĩnh vực khác nhau của ngành chế tạo máy Bạn đọc cũng có thể biết được sự hoạt động, tiềm năng, trụ sở và các thông tin liên quan đến nhiều công ty trên thế giới…

Nhìn chung, nguồn tài nguyên truyền thống tại Cục đóng vai trò quan trọng giúp thực hiện chức năng lưu giữ và quản lý kho tài liệu truyền thống tại Cục

Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia là một trong những cơ quan lưu giữ kho tài liệu truyền thống lớn nhất cả nước và giá trị khoa học cao, bao gồm sách, tạp chí khoa học kỹ thuật, báo cáo, kết quả nghiên cứu,… Do vậy, việc tạo lập các điểm truy cập tới kho dữ liệu quý này có ý nghĩa quyết định hiệu quả khai thác kho dữ liệu truyền thống

2.1.2 Thông tin số

* Thông tin số nội sinh

Trang 35

- CSDL Sách

Nguồn tài nguyên số nội sinh (TNSNS) dạng thư mục chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu vốn tài liệu số (TLS) nội sinh tại Cục Cơ sở dữ liệu (CSDL) này được xem là CSDL lớn nhất về khối lượng biểu ghi (trên

100 nghìn biểu ghi) được xây dựng từ khá sớm và đã được chuyển đổi sang phần mềm Libol (trước đây CSDL này được xây dựng trên CSDL CDS/ISIS)

- CSDL Cơ sở dữ liệu Tài liệu Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Cơ sở dữ liệu Tài liệu Khoa học và Công nghệ Việt Nam (gọi tắt là STD

từ tên tiếng Anh: Science and Technology Documents of Vietnam) do Cục Thông tin KH&CN Quốc gia xây dựng và cập nhật từ năm 1987 Đây là nguồn tin điện tử tiếng Việt lớn nhất về tài liệu khoa học và công nghệ ở Việt Nam STD cung cấp và cập nhật thông tin về hàng trăm ngàn bài trích từ các tạp chí, tạp san, kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học của Việt Nam

STD bao gồm trên 150.000 biểu ghi thư mục với trên 85.000 bài trích toàn văn

STD bao phủ hầu hết các lĩnh vực khoa học, công nghệ, xã hội, nhân văn, các ngành kinh tế, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch, y tế, môi trường STD được cập nhật hàng tháng và bổ sung trên 11.000 tài liệu mới hàng năm STD được tổ chức một cách khoa học, dễ dàng tìm kiếm, tra cứu, khai thác 24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần trên Internet

STD là nguồn tin KH&CN tiếng Việt phong phú, thiết yếu và rất giá trị đối với các nhà lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu, đào tạo, sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu sinh, sinh viên và học sinh trong cả nước

- CSDL Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu

Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu (KQNC) là cơ sở dữ liệu thư mục lớn nhất Việt Nam về các báo cáo kết quả của các đề tài nghiên cứu KH&CN các cấp đăng ký và giao nộp tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia CSDL bao gồm hơn 11.000 mô tả thư mục và tóm tắt, được cập nhật khoảng 600 báo cáo/năm Trong

cơ sở dữ liệu này, bạn đọc có thể nắm bắt được các thông tin chi tiết về chủ

Trang 36

nhiệm và các cán bộ tham gia đề tài nghiên cứu, cơ quan chủ trì và tóm tắt các kết chủ yếu của đề tài

KQNC là CSDL được xây dựng từ khá sớm trên phần mềm CDS/ISIS và được khai thác trực tuyến qua WebISIS

Quy trình biên mục cho CSDL này cũng được tiến hành gần giống với CSDL STD Các biểu ghi được mô tả trên phiếu tiền máy trước khi nhập máy, bao gồm các trường:

Mã ngôn ngữ tiếng Việt Dạng tài liệu

Tóm tắt

Từ khoá Nơi lưu trữ

- Cơ sở dữ liệu Chợ Công nghệ và Thiết bị Việt Nam

Cùng với một số CSDL thư mục phục vụ nghiên cứu, học tập, Cục còn xây dựng một loạt CSDL phục vụ công tác phát triển thị trường công nghệ Hầu hết các CSDL được đăng tải trực tuyến trên website Chợ Công nghệ và Thiết bị Việt Nam trên mạng (http://www.techmartvietnam.vn)

Những CSDL trên Website này bao gồm:

- CSDL về công nghệ và thiết bị chào bán;

- CSDL về công nghệ và thiết bị tìm mua;

- CSDL về giải pháp phần mềm;

- CSDL về công nghệ và thiết bị chào bán;

- CSDL tổ chức KH&CN, doanh nghiệp;

- Chuyên gia tư vấn

Trang 37

Chợ Công nghệ và thiết bị Việt Nam trên mạng là cầu nối, hỗ trợ ba nhà: Nhà khoa học, nhà quản lý, nhà sản xuất liên kết cùng đưa kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất; kết nối cung - cầu, tìm hiểu, đặt hàng, giao dịch mua bán, chuyển giao công nghệ, thiết bị; giúp các tổ chức và cá nhân tìm đối tác, bạn hàng một cách nhanh chóng, giảm chi phí tìm kiếm, quảng cáo, giao dịch, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế

Hiện tại trên Techmart ảo đang chào bán hơn 7.000 công nghệ thiết bị trong và ngoài nước

- Thư viện điện tử Công nghệ nông thôn

Đây là một dạng CSDL toàn văn chứa đa dạng loại tư liệu phục vụ cho nông thôn miền núi Thư viện này hiện chứa hơn 40.000 tài liệu toàn văn về nông nghiệp, nông thôn, hàng trăm phim phổ biến khoa học và công nghệ Thư viện điện tử là một trong những sản phẩm của Dự án thử nghiệm cung cấp thông tin cho nông thôn miền núi

Ngoài những nguồn cơ sở dữ liệu trên, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia còn có các bản tin điện tử và tạp chí điện tử Truy cập và khai thác

hệ thống các bản tin điện tử và tạp chí điện tử do Cục Thông tin KH&CN Quốc gia xuất bản Những bản tin có thể truy cập gồm: bản tin Nông thôn đổi mới; Tổng luận Khoa học - Công nghệ - Kinh tế; Ấn phẩm Khoa học - Công nghệ - Môi trường; bản tin Môi trường và Phát triển bền vững; Vietnam Infoterra Newsletter (tiếng Anh), Tạp chí Thông tin và Tư liệu

Bên cạnh những nguồn tin nội sinh do Cục xây dựng thì tại Cục còn có nguồn tin ngoại sinh đồ sộ Đó là các nguồn thông tin khoa học và công nghệ thiết yếu của thế giới nhằm đáp ứng các nhu cầu thông tin ngày một đa dạng và cấp bách trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu, đào tạo và sản xuất kinh doanh của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

* Thông tin ngoại sinh

- Cơ sở dữ liệu Proquest Central

Cơ sở dữ liệu Proquest Central hiện là CSDL toàn văn đa ngành lớn nhất hiện nay, bao quát trên 160 lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ, khoa học

Trang 38

xã hội và nhân văn, các ngành nghệ thuật, kinh doanh, y học, v.v Proquest hợp tác xuất bản tài liệu khoa học với nhiều đối tác khác nhau, bao gồm: các nhà xuất bản khoa học lớn như Emerald và Springer, 200 nhà xuất bản của các trường đại học, trên 160 hiệp hội hàn lâm và trên 300 tổ chức chuyên ngành Dưới đây là một số thông tin cơ bản về CSDL Proquest:

- Phạm vi thông tin: từ 1905 đến nay

- Định dạng dữ liệu: Tóm tắt & chỉ mục, toàn văn, hình ảnh, đồ họa

- Diện bao quát: Bao trùm những nguồn dữ liệu cần thiết cho hoạt động nghiên cứu học thuật: Luận án, Luận văn, Tạp chí, Báo, Công trình nghiên cứu, Tình huống thực tiễn, v.v Cung cấp dữ liệu học thuật đồng thời với các dữ liệu thương mại, chuyên ngành

văn Có giá trị quan trọng về mặt học thuật 56,000+

Báo cáo hàng năm

Mục tiêu, vị trí tài chính và triển vọng phát triển của các tập đoàn lớn trên toàn thế giới

4,800+ báo cáo

Báo cáo Quốc gia

Tập trung phân tích kinh tế, chính trị, kinh doanh, hướng nghiệp … ở mỗi quốc gia

285,000+ bài tạp chí 280+ báo cáo

Trang 39

Kỷ yếu Hội nghị

Phản ánh sự phát triển của hoạt động nghiên cứu – Là nơi đầu tiên 1 ý tưởng được chia sẻ

- Cơ sở dữ liệu ScienceDirect

ScienceDirect là nguồn thông tin thiết y ếu đối với công tác nghiên cứu và đào ta ̣o Đây là bô ̣ sưu tâ ̣p toàn văn bao trùm các tài liê ̣u khoa ho ̣c nòng cốt với nhiều ta ̣p chí có chỉ số ảnh hưởng cao Bô ̣ cơ sở dữ liê ̣u danh tiếng này là sản phẩm Elsevier, mô ̣t công ty lớn nhất thế giới về cung cấp thông tin khoa học , kỹ

Trang 40

thuật và y tế ScienceDirect hiê ̣n nay có hơn 9 triê ̣u bài viết toàn văn và mỗi năm tăng thêm ½ triê ̣u bài , bao quát 24 lĩnh vực khoa học và công nghệ Số ta ̣p chí được phản biện lê n tới trên 2.500 đầu tên Cục Thông tin Khoa học và Công nghê ̣ Quốc gia đã đă ̣t mua thêm 13 gói tạp chí hồi cố thuộc các chủ đề : Khoa học nông nghiệp và sinh học; Hoá sinh, Di truyền và sinh học phân tử; Kỹ thuật hoá học; Khoa học máy tính; Năng lượng ; Kỹ thuật và công nghệ ; Khoa học môi trường; Vật lý hạt nhân năng lượng cao và thiên văn học ; Khoa học vật liệu; Hoá học tổng hợp; Kinh tế kinh doanh; Quản lý và kế toán; Khoa ho ̣c trái đất và hành tinh; Miễn dịch và vi sinh vâ ̣t h ọc, giúp cho bạn đọc có thể truy cập tới cả các số tạp chí xuất bản đầu tiên, trong đó có cả các ta ̣p chí được lưu trữ từ năm 1823

- Cơ sở dữ liệu ISI Web of Knowledge

ISI Web of Knowledge là công cụ ma ̣nh mẽ để tìm kiếm và đánh giá chất lượng các công trình khoa học trên cơ sở dữ liê ̣u trích dẫn khoa học từ hơn

12.000 tên tạp chí hàng đầu thế giới được câ ̣p nhâ ̣t hàng tuần , trong đó có: 8.060 tạp chí thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên , khoa học công nghê ̣ , 2.697 tạp chí thuô ̣c lĩnh vực khoa ho ̣c xã hô ̣i , 1.497 tạp chí thuộc lĩnh vực nghệ thuật và xã hội nhân văn và hơn 150.000 tài liệu hội nghị hội thảo với bề dày hồi cố tới năm

1900 ISI là công cu ̣ không thể thiếu trong viê ̣c đánh giá chấ t lươ ̣ng các công trình khoa học theo chuẩn mực quốc tế , cho phép xác đi ̣nh chính xác các xu thế phát triển của các lĩnh vực khoa học và công nghệ trong quá khứ , hiện ta ̣i và tương lai cũng như xác định vị trí của từng tổ chức ng hiên cứu và của từng quốc gia trong lĩnh vực KH&CN

- Cơ sở dữ liệu SpringerLink

SpringerLink là mô ̣t trong các nguồn tin điê ̣n tử hàng đầu thế giới , chứa các ấn phẩm của nhà xuất bản Springer , bao gồm hơn 2.700 tên tạp chí khoa học

và công nghệ thuộc các lĩnh vực như : các ngành kỹ thuật , hóa học, khoa học vật liệu, khoa học máy tính, y học Các tạp chí được xếp theo các sưu tập chuyên đề , giúp tra cứu dễ dàng Ngoài ra bạn đọc có thể xem toàn văn trên 6.000 cuốn sách

do nhà xuất bản S pringer xuất bản từ năm 2009 đến năm 2011 mà NASATI đã mua quyền truy câ ̣p vĩnh viễn Springer Link là nguồn dữ liệu ưu tiên cho các

Ngày đăng: 23/03/2015, 13:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[4]. Nghị định 100/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 100/2006/NĐ-CP
[5]. Nghị định 28/2008/NĐ-CP của Chính phủ về chức năng, nhiệm, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 28/2008/NĐ-CP
[6]. Nghị định 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 115/2005/NĐ-CP
[7]. Nghị định số 159/2004/NĐ-CP ngày 31/8/2004 của Chính phủ về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 159/2004/NĐ-CP
[8]. Quyết định số 1416/QĐ-BKHCN ngày 06/6/2013 của Bộ trưởng Bộ KH&CN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 1416/QĐ-BKHCN
[9]. Quyết định số 21/QĐ-TTKHCN ngày 30 tháng 03 năm 2010 của Cục trưởng Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 21/QĐ-TTKHCN
[10]. Quyết định số 33/2002/QĐ-TTg ngày 8 tháng 2 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch internet Việt Nam 2001-2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 33/2002/QĐ-TTg
[11]. Quyết định số 10/2007/QĐ-BVHTT ngày 4 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ văn hóa thông tin phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thư viện Việt Nam đến năm 2010 và định hướng 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 10/2007/QĐ-BVHTT
[12]. Bùi Loan Thùy (2001), Thư viện học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thư viện học đại cương
Tác giả: Bùi Loan Thùy
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh
Năm: 2001
[13]. Bùi Loan Thùy (2004), Các biện pháp phát triển sự nghiệp Thƣ viện thông tin trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Tập san Thư viện, (1), tr.40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập san Thư viện
Tác giả: Bùi Loan Thùy
Năm: 2004
[14]. Đoàn Phan Tân (2001), Thông tin học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tin học
Tác giả: Đoàn Phan Tân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
[27] About Greenstone software, Website: Greenstone digital library software, URL: http://www.greenstone.org Link
[28] Alan Oliver (2009), Digitool’s support of web services, Repositories and web services workshop I, Website: Electronic Theses Online Service, URL:http://www.ethos.ac.uk Link
[29] Berne Convention for the Protection of Literary and Artistic Works, Website: Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), URL: http://www.wipo.int Link
[30] CDS/ISIS database software, Website: UNESCO, URL: http://portal.unesco.org Link
[31] Fox Edward A. (1999), The Digital Libraries Initiative: Update and Discussion, Website: American Society for Information Science, URL:http://www.asis.org Link
[32] Paula J. Hane (2002),Vanderbilt Improves Television News Archive: It’s recently added TV-NewsSearch offers users a single searchable database , Website: Vanderbilt university, URL: http://tvnews.vanderbilt.edu Link
[33] Zope Object Database, Website: Wikipedia, URL: http://en.wikipedia.org/wiki/Zope_Object_Database Link
[34] Sukho Lee, Sunyeong Cho (2000), Digital Libraries in Korea, Avaiable at http://ieeexplore.ieee.org Link
[35] Lawrence, S.; Lee Giles, C.; Bollacker, K. (1999); Digital Libraries and Autonomous Citation Indexing, Avaiable at http://ieeexplore.ieee.org Link

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w