LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài luận văn “Tạo lập, quản trị và khai thác tài liệu số tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia” tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tìn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC THÔNG TIN THƯ VIỆN
Người hướng dẫn khoa học: TS ĐẶNG XUÂN CHẾ
Hà Nội - 2014
Trang 3NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SỸ
Luận văn đã chỉnh sửa theo ý kiến đóng góp của Hội đồng chấm luận văn Thạc sỹ,
gồm một số nội dung sau:
1 Trong Chương 1: Ở mục 1.1 Cơ sở lý luận về việc tạo lập, quản trị và
khai thác tài liệu số tại Cục làm rõ hơn nội hàm của các khái niệm liên
quan Bổ sung thêm các văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề tạo lập, quản
trị và khai thác tài liệu số tại mục 1.1.3.1 Cơ chế chính sách
2 Trong Chương 3 đã bổ sung thêm những giải pháp cụ thể
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
PGS.TS NGUYỄN THỊ LAN THANH
Trang 4GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN
- Luận văn đã đƣợc chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng -
-
Chủ tịch Hội đồng
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Nội dung nghiên cứu trong luận văn chƣa từng đƣợc công bố ở bất kỳ công trình nào
Tác giả
Đỗ Thị Thu Hoà
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài luận văn “Tạo lập, quản trị và khai thác tài liệu số tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia” tôi đã nhận được sự hướng dẫn
và giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban lãnh đạo cùng Quý thầy cô giảng dạy chuyên ngành Thông tin - Thư viện tại Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã tận tình, dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn – TS Đặng Xuân Chế, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để đề tài có thể được thực hiện và hoàn thành
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia và các đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành luận văn với tất vả sự nỗ lực của bản thân nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của Quý thầy cô
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả
Đỗ Thị Thu Hoà
Trang 7MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Er
ror! Bookmark not defined
1 Tính cấp thiết của đề tài
Err or! Bookmark not defined
2 Tình hình nghiên cứu theo hướng đề tài
Err or! Bookmark not defined
3 Mục đích và nhiệm vụ:
Err or! Bookmark not defined
4 Giả thuyết nghiên cứu
Err or! Bookmark not defined
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn
Err or! Bookmark not defined
6.Phương pháp nghiên cứu:
Err or! Bookmark not defined
7 Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
Err or! Bookmark not defined
8 Dự kiến kết quả nghiên cứu
Err or! Bookmark not defined
Trang 89 Bố cục của luận văn
Err or! Bookmark not defined
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VIỆC TẠO LẬP QUẢN TRỊ VÀ KHAI
THÁC TÀI LIỆU SỐ TẠI CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
Er
ror! Bookmark not defined
1.1.Cơ sở lý luận về việc tạo lập, quản trị và khai thác tài liệu số tại Cục Err or! Bookmark not defined
1.1.1.Khái niệm tạo lập, quản trị và khai thác tài liệu số
Err or! Bookmark not defined
1.1.2 Vai trò của tạo lập, quản trị và khai thác tài liệu số
Err or! Bookmark not defined
1.1.3 Những yếu tố tác động tới việc tạo lập, quản trị và khai thác tài liệu số
Err or! Bookmark not defined
1.1.4 Các tiêu chí đánh giá việc tạo lập, quản trị và khai thác tài liệu số
Err or! Bookmark not defined
1.2.Cơ sở thực tiễn của việc tạo lập, quản trị và khai thác tài liệu số tại Cục Err
or! Bookmark not defined
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Cục
Err or! Bookmark not defined
Trang 91.2.2 Cơ cấu tổ chức Cục
Err or! Bookmark not defined
1.2.3 Nguồn nhân lực của Cục
Err or! Bookmark not defined
1.2.4 Hạ tầng công nghệ thông tin của Cục
Err or! Bookmark not defined
1.2.5 Nguồn lực thông tin của Cục
Err or! Bookmark not defined
1.2.6 Vai trò tạo lập, quản trị và khai thác tài liệu số tại Cục
Err or! Bookmark not defined
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO LẬP, QUẢN TRỊ VÀ KHAI THÁC TÀI
LIỆU SỐ Ở CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
Er
ror! Bookmark not defined
2.1 Công tác tạo lập tài liệu số tại Cục Err or! Bookmark not defined
2.1.1 Chính sách phát triển tài liệu số tại Cục
Err or! Bookmark not defined
2.1.2 Nguồn bổ sung tài liệu số
Err or! Bookmark not defined
Trang 102.1.3 Kinh phí tạo lập tài liệu số
Err or! Bookmark not defined
2.2 Thực trạng quản trị tài liệu số tại Cục Err or! Bookmark not defined
2.2.1 Quản trị tài liệu số nội sinh
Err or! Bookmark not defined
2.2.2 Quản trị nguồn tài liệu số ngoại sinh
Err or! Bookmark not defined
2.3 Thực trạng khai thác tài liệu số tại Cục Err or! Bookmark not defined
2.3.1 Dịch vụ khai thác tại chỗ
Err or! Bookmark not defined
2.3.2 Dịch vụ khai thác từ xa
Err or! Bookmark not defined
2.4 Thực trạng các yếu tố tác động đến tạo lập, quản trị khai thác tài liệu số tại Cục Error! Bookmark not defined
2.4.1 Cơ chế chính sách
Error! Bookmark not defined
2.4.3 Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong tạo lập, quản trị và khai thác tài liệu số tại Cục
Trang 11Err or! Bookmark not defined
2.4.4 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin ở Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
Err or! Bookmark not defined
2.4.5 Thực trạng vấn đề bản quyền tại Cục
Error! Bookmark not defined
2.5.1 Mức độ đáp ứng về nội dung
Err or! Bookmark not defined
2.5.2 Mức độ đáp ứng về phương thức truy cập và khai thác
Error! Bookmark not defined
2.6 Nhận xét Error! Bookmark not defined
2.6.1 Nhận xét về tạo lập, quản trị tài liệu số
Err or! Bookmark not defined
2.6.2 Nhận xét về khai thác tài liệu số
Error! Bookmark not defined
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TẠO LẬP, QUẢN TRỊ VÀ KHAI THÁC
TÀI LIỆU SỐ TẠI CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
Er
ror! Bookmark not defined
3.1 Đảm bảo các quy định và chính sách pháp lý cho tài liệu số Err or! Bookmark not defined
3.2 Chú trọng đến yếu tố con người trong việc tạo lập, quản trị và khai thác tài liệu số
Trang 12Err or! Bookmark not defined
3.2.1 Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ
Err or! Bookmark not defined
3.2.2 Nâng cao nhận thức và năng lực khai thác thông tin của người dùng tin
Err or! Bookmark not defined
3.3 Chính sách số hoá tài liệu Error! Bookmark not defined
3.3.1 Phát triển thông tin số ngoại sinh
Error! Bookmark not defined
3.3.2 Phát triển nguồn thông tin số nội sinh
Error! Bookmark not defined
3.4 Hoàn thiện hệ thống phần mềm, đảm bảo an toàn cho tài liệu số Err or! Bookmark not defined
3.4.1 Hoàn thiện hệ thống phần mềm
Error! Bookmark not defined
3.4.2 Đảm bảo an toàn cho tài liệu số
Err or! Bookmark not defined
3.5 Các giải pháp khác
Err or! Bookmark not defined
3.5.1 Đẩy mạnh hoạt động trao đổi, chia sẻ tài liệu số
Err or! Bookmark not defined
Trang 133.5.2 Đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu tài liệu số
Err or! Bookmark not defined
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Cục Thông tin KH&CN Quốc gia
Er
ror! Bookmark not defined
Hình 1.2 Biểu đồ về nguồn lực thông tin của Cục Thông tin
Er
ror! Bookmark not defined
Hình 1.3 Biểu đồ tài liệu theo từng lĩnh vực
Er
ror! Bookmark not defined
Hình 1.4 Biểu đồ tỉ lệ phân bố tài liệu theo ngôn ngữ
Er
ror! Bookmark not defined
Trang 14Hình 2.1 Giới thiệu máy số hóa chuyên nghiệp: Kirtas APT1600
Er
ror! Bookmark not defined
Hình 2.2 Sơ đồ quy trình số hoá tài liệu
Er
ror! Bookmark not defined
Hình 2.4 Cổng thông tin tích hợp tài nguyên điện tử của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia Error! Bookmark not defined
Hình 2.5 Giao diện tìm kiếm của CSDL STD
Er
ror! Bookmark not defined
Hình 2.6 Giao diện tìm kiếm của CSDL KQNC
Er
ror! Bookmark not defined
Hình 2.7 Giới thiệu CSDL Nghiên cứu và phát triển
Er
ror! Bookmark not defined
Hình 2.9 Giới thiệu CSDL SpringerLink
Er
ror! Bookmark not defined
Hình 2.10 Giới thiệu CSDL ProQuest Central
Er
ror! Bookmark not defined
Hình 2.11 Giới thiệu CSDL IEEE Xplore digital library……… 54
Hình 2.12 Giới thiệu Tạp chí điện tử của Hội Hoá học Hoa Kỳ……… … 55
Hình 2.13 Giới thiệu CSDL APS Journals……… 56
Hình 2.14 Giới thiệu CSDL ASCE Digital Library……… 56
Hình 2.15 Giới thiệu CSDL Sách điện tử về khoa học và công nghệ Ebrary
Er
ror! Bookmark not defined
Hình 2.16 Giới thiệu về CDSL IOP Science
Er
ror! Bookmark not defined
Trang 15Hình 2.17 Giới thiệu CSDL Tạp chí trực tuyến Nature
Er
ror! Bookmark not defined
Hình 2.18 Giao diện truy cập từ xa miễn phí tới các CSDL của Cục Thông tin
Er
ror! Bookmark not defined
Hình 2.19 Giao diện Truy cập từ xa phải trả phí của Cục Thông tin
Er
ror! Bookmark not defined
Hình 2.20 Biểu đồ tỉ lệ lao động tại Cục Thông tin
Er
ror! Bookmark not defined
Hình 2.21 Biểu đồ trình độ lao động tại Cục Thông tin
Er
ror! Bookmark not defined
Hình 2.22 Giao diện phần mềm Zope
Er
ror! Bookmark not defined
Hình 2.23 Giao diện phần mềm Libol phiên bản 5.5
Er
ror! Bookmark not defined
Hình 2.24 Giao diện phần mềm OJS
Er
ror! Bookmark not defined
Hình 2.25 Biểu đồ cơ cấu thành phần người dùng tin tại Cục Thông tin
Er
ror! Bookmark not defined
Hình 2.26 Biểu đồ mục đích sử dụng TLS của người dùng tin tại Cục Thông tin
Er
ror! Bookmark not defined
Hình 2.27 Biểu đồ mức độ thường xuyên truy cập TLS của người dùng tin tại Cục Thông
tin
Er
ror! Bookmark not defined
Hình 3.1 Sơ đồ thể hiện mối liên hệ giữa các bộ phận trong việc đảm bảo nguyên liệu phát
triển nguồn TLS
Trang 16Er
ror! Bookmark not defined
DANH MỤC BẢNG
Trang 17Bảng 1.1 Bảng số liệu lượt người dùng tin từ năm 2009-2013 của Cục Thông tin
Er
ror! Bookmark not defined
Bảng 2.1 Số lượng và tỷ lệ biểu ghi trong CSDL theo cấp đề tài
Er
ror! Bookmark not defined
Bảng 2.2 Đánh giá mức độ đáp ứng nội dung TLS tại Cục Thông tin
Er
ror! Bookmark not defined
Bảng 2.3 Đánh giá phương thức truy cập của người dùng tin
Er
ror! Bookmark not defined
Bảng 2.4 Đánh giá mức độ đáp ứng của máy tính đối với truy cập TLS…….… Er
ror! Bookmark not defined
Bảng 2.5 Nguyên nhân cản trở người dùng tin truy cập và khai thác TLS trên website Cục
Thông tin
Er
ror! Bookmark not defined
Trang 181
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay chúng ta đang sống trong “thời đại thông tin”, mọi hoạt động sống, lao động của con người đều cần có thông tin Sự gia tăng nhanh chóng của thông tin
cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là khối lượng tri thức khoa học của nhân loại không ngừng tăng lên đã dẫn tới hiện tượng “bùng nổ thông tin” Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động lớn đến mọi ngành nghề trong
xã hội, trong đó có ngành thư viện Nhiều loại hình xuất bản phẩm hiện đại xuất hiện, đặc biệt là tài liệu số đã làm thay đổi hoạt động của các cơ quan thông tin- thư viện (TT-TV) Bên cạnh thu thập, phát triển, khai thác các tài liệu dưới dạng in ấn như: sách, báo, tạp chí,… các cơ quan TT-TV cần quan tâm, đầu tư phát triển tài liệu số Dưới dạng tài liệu số thông tin phong phú, thư viện số để đáp ứng tốt hơn nhu cầu tin ngày càng cao của người dùng tin
Tài liệu số đã và đang đóng vai trò quan trọng trong hoạt động TT-TV do có nhiều ưu thế vượt trội so với tài liệu truyền thống Tài liệu số cung cấp khả năng truy cập từ xa, người dùng không còn bị phụ thuộc vào không gian và thời gian, hình thức đa dạng, được lưu trữ dưới nhiều dạng khác nhau như: văn bản, hình ảnh,
âm thanh, không hạn chế số lượng người truy cập tại cùng một thời điểm, đáp ứng nhu cầu tin ngày càng đa dạng và phức tạp, đáp ứng thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời và đầy đủ nhất
Chính vì vậy, việc tạo lập, khai thác và bảo quản tài liệu số đã cung cấp một môi trường thông tin tri thức tích cực cho người dùng tin(NDT) nghiên cứu, học tập, giải trí Mặt khác, các thư viện ở Việt Nam đang trong quá trình hiện đại hoá, tự động hoá, từng bước chuyển từ thư viện truyền thống sang thư viện điện tử- thư viện số, giúp cho các thư viện và các cơ quan thông tin ở Việt Nam liên kết chặt chẽ với nhau hơn, sử dụng và trao đổi tài liệu không chỉ trong vùng, lãnh thổ nhất định
mà trên phạm vi toàn thế giới
Trang 192
Thư viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia- Cục Thông Tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (TV KH&CNQG) là thư viện đa ngành, đa lĩnh vực có truyền thống phát triển lâu đời ở nước ta Với vai trò là môt thư viện tầm quốc gia về Khoa học và Công nghệ, bên cạnh những lợi thế về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ, Thư viện KH&CNQG cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình xây dựng và quản lý nguồn tài liệu số như thu thập tài liệu, xây dựng quy trình số hoá, xây dựng công cụ tìm kiếm cũng như hoạt động chia sẻ thông tin…Cục Thông tin KH&CN Quốc gia cần quan tâm, đầu tư cho tài liệu số, đó là yếu tố cốt lõi và không thể thiếu đối với sự phát triển thư viện hiện nay Tuy nhiên, hoạt động tạo lập, quản trị và khai thác tài liệu số còn nhiều bất cập Hiện nay, tài liệu số là loại hình tài liệu có nhu cầu sử dụng cao, được đa số các nhóm người dùng tin của Cục
sử dụng song kinh phí bổ sung hàng năm không ổn định và thấp, số lượng ebook, các CSDL mua còn ít và đang dần bị cắt giảm trong điều kiện kinh phí hạn hẹp, giá
cả các tài liệu số lại không ngừng tăng lên nhanh chóng
Một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay là cần có sự nghiên cứu sâu hơn
để có các giải pháp phù hợp, thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả tạo lập, quản trị và khai thác tài liệu số tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của tài liệu số đối với sự phát triển của Cục
Thông tin KH&CNQG trong tình hình hiện nay tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Tạo lập, quản trị và khai thác tài liệu số tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình
2 Tình hình nghiên cứu theo hướng đề tài
Vấn đề xây dựng và phát triển nguồn tài liệu số đã từ lâu thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Trong thời gian qua, đã có một số công trình
nghiên cứu liến quan đến tài nguyến số, tài liệu số tại Cục Thông tin “ Nghiên cứu xây dựng cơ chế tổ chức và khai thác hiệu quả ngân hàng dữ liệu khoa học và công nghệ quốc gia tại Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia
Trang 203
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá”; một số bài nghiên cứu trên tap
các tạp chí trong và ngoài nước liên quan tới tài liệu số như:
+ Truy cập công cộng tài liệu số Kahle, Brewster., Rick Prelinger, Mary, E
Jackson (2001), (Public access to digital material, D-Lib Magazine,) Volume 7
Number 10
+ Báo cáo trình bày vai trò, cách thức tổ chức, chính sách, trách nhiệm, một
số kinh nghiệm trong lưu trữ bảo quản tài liệu số Research Libraries Group
(2002),(Trusted Digital Repositories: Attributes and Responsibilities: An OCLC Report), California, RLG, Inc , 62 pg
RLG-+ Các luận văn đề cập đến số hoá tài liệu từ năm 2009 đến nay gồm có:
*”Phát triển nguồn tài liệu số hoá toàn văn tại thư viện trường Đại hocn Hà Nội” của Lê Thị Vân Nga năm 2009 Luận văn đã đề cập tới thực trạng tài liệu số hoá toàn văn nội sinh, tài liệu số hoá toàn văn ngoại sinh, tài liệu số hoá toàn văn trao đổi Trong đó luận đã đề cập và đi sâu vào quy trình chuyển đổi băng cassette sang CD-ROM tại thư viện trường Đại học Hà Nội
*”Nghiên cứu việc tạo lập, khai thác và bảo quản tài liệu số tại thư viện Quốc gia Việt Nam” của Vũ Nguyệt Mai năm 2009 Luận văn đã đi sâu vào thực trạng tạo lập TLS gồm: lập kế hoạch phát triển TLS, các nguyên tắc và tiêu chí liên quan đến số hoá tài liệu, các bước tiến hành số hoá, thu nhận lưu chiểu tài liệu số hoá, phần mềm hỗ trợ số hoá, lưu trữ bảo quản TLS
Các luận văn trên đã đề cập được một số khái niệm liên quan đến TLS, TVS; thực trạng tạo lập, khai thác, lưu trữ bảo quản TLS ở những cơ quan TT-TV cụ thể
Tuy nhiên, các công trình trên mới chỉ dừng lại ở mức khái quát hoặc nghiên cứu từng khía cạnh của vấn đề hoặc không còn phù hợp với hoàn cảnh hiện tại
Thấy được tầm quan trọng của vấn đề tạo lập, quản trị và khai thác tài liệu
số, cũng như đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác này Do đó, có thể
Trang 21+ Quy trình tạo lập, quản trị nguồn tài liệu số
+ Quy trình khai thác nguồn tài liệu số
Bên cạnh đó, tác giả cũng hy vọng những kinh nghiệm này có thể áp dụng cho các đơn vị khác trong hệ thống
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích nghiên cứu trên, luận văn sẽ thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Tìm hiểu vai trò tài liệu số đối với hoạt động Thông tin- Thư viện của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia
- Phân tích đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia về tài liệu số
- Nghiên cứu thực trạng tạo lập quản trị và khai thác tài liệu số tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia ( Các hình thức cung cấp thông tin, cơ chế quản lý người dùng tin và hiệu quả khai thác nguồn tài liệu số)
- Đề xuất, các giải pháp nâng cao hiệu quả tạo lập, quản trị và khai thác tài liệu số tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia
Trang 225
4 Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết đưa ra là: Cục Thông tin KH&CN Quốc gia có nguồn tài liệu số mạnh; hạ tầng được hoàn thiện và nâng cấp thường xuyên; đội ngũ cán bộ có trình
độ cao; cơ chế chính sách phù hợp; nguồn tài chính đảm bảo … thì chắc chắn nguồn tài liệu số tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia sẽ ngày càng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động phục vụ thông tin cho người dùng tin
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Là toàn bộ hoạt động tạo lập, quản trị và khai thác tài liệu số tại Cục thông tin KH&CN Quốc gia
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian nghiên cứu: Cục Thông tin KH&CN Quốc gia
+ Phạm vi thời gian nghiên cứu: Từ năm 2009 đến nay
6.Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp luận:
Luận văn vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Dựa trên cơ sở các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển khoa học công nghệ, để lý giải tầm quan trọng của tài liệu số trong hoạt động TT-TV
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Trong quá trình nghiên cứu và giải quyết các vấn đề của luận văn, tác giả đã
sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp thu thập - phân tích - tổng hợp tài liệu, số liệu
+ Khảo sát thực tế
Trang 238 Dự kiến kết quả nghiên cứu
- Định tính: Đưa ra một số giải pháp mang tính khả thi, nâng cao hiệu quả hoạt động của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia
- Định lượng: Luận văn dự kiến khoảng 90 – 120 trang A4 theo quy định
9 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn việc tạo lập, quản trị và khai thác tài liệu số tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
Trang 251.1.1 Khái niệm tạo lập, quản trị và khai thác tài liệu số
Tài liệu số là loại hình tài liệu mới xuất hiện trong những năm gần đây cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin truyền thông, công nghệ số
hoá
Vậy, số hóa tài liệu là gì? đây là khái niệm vẫn còn mới đối với cộng đồng
những người làm công tác thông tin, thư viện Có nhiều định nghĩa khác nhau
nhưng có nội dung chung đều cho rằng: “số hóa tài liệu là quá trình chuyển các
dạng dữ liệu/tài liệu truyền thống như các bản viết tay, bản in trên giấy, hình ảnh,
âm thanh, phim, dữ liệu toàn văn với nhiều định dạng khác nhau sang chuẩn dữ liệu trên máy tính và được máy tính nhận biết được như tài liệu ban đầu gọi là số hoá dữ liệu Hay nói cách khác số hoá tài liệu là hình thức chuyển đổi các tài liệu truyền thống bên ngoài thành dạng tài liệu số mà máy tính có thể hiểu được.” Sản
phẩm sau khi số hóa tài liệu chính là nguồn Tài nguyên số/dữ liệu số - các dữ liệu dạng chữ, hình ảnh, âm thanh… được máy tính nhận biết đúng định dạng và được
sử dụng trên máy tính
Khái niệm tài liệu số
Theo từ điển giải nghĩa của Mindwrap, “Tài liệu số” là những tài liệu được lưu giữ bằng máy tính TLS có thể được tạo lập bởi máy tính như việc xử lý các file văn bản, các bảng biểu hoặc chúng có thể được chuyển đổi sang sạng số từ những tài liệu khác TLS cũng được đề cập đến như là tài liệu điện tử
Từ định nghĩa trên cho thấy, TLS được xây dựng thông qua hai kênh:
Trang 26“ Khái niệm quản trị tài liệu số là sử dụng cách thức, công cụ, phương pháp
để quản lý một cách có hiệu quả nguồn TLS nhàm đáp ứng hiệu quả nhu cầu tin của người dùng tin”
Một số khái niệm liên quan
Để tìm hiểu một số khái niệm liên quan đến nhau, cần có cách hiểu đúng đắn
về tài nguyên số, tài liệu số và bộ sưu tập số Trong đó cần phân biệt rõ khái niệm tài liệu số và tài nguyên số
- Tài nguyên số: Hiện vẫn chưa có khái niệm rõ ràng về TNS Tuy nhiên TNS được hiểu là toàn bộ thông tin do con người tạo ra dưới hình thức số hoá nhằm mục đích phục vụ cho những lợi ích của con người Nguồn TNS có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau (dạng văn bản, dạng hình ảnh và âm thanh hoặc kết hợp hai hay ba dạng trên) Nguồn TNS cũng có thể tồn tại dưới dạng thư mục hay dạng toàn văn
- Phân biệt giữa tài nguyên số và tài liệu số: Cho đến nay, vẫn chưa có sự lý giải xác đáng nào về sự phân biệt hai khái niệm trên Tuy nhiên có thể khẳng định rằng: + TLS thuộc về nguồn TNS
+ Một số dạng của TNS không phải TLS
Trang 2710
Ví dụ: Một biểu ghi thư mục trên máy tính không thể coi là TLS bởi vì bản thân một biểu ghi thư mục không được coi là một tài liệu Do vậy, khi chúng ta đề cập đến vấn đề “ biên mục cho tài liệu số” các biểu ghi thư mục sẽ không thuộc diện đối tượng biên mục
-Bộ sưu tập số: Theo từ điển giải nghĩa các thuật ngữ khoa học của trường Đại học Bay Lor, “ bộ sưu tập số là bộ sưu tập của thư viện hoặc các tài liệu lưu trữ được chuyển đổi sang định dạng thuật ngữ máy tính nhằm mục đích bảo quản hoặc phục
vụ truy cập điện tử”
Tóm lại, bộ sưu tập số được hiểu là “ một tập hợp có tổ chức nhiều tài liệu
đã được số hoá dưới nhiều hình thức khác nhau( văn bản, hình ảnh, Audio, Video…)về một chủ đề Mặc dù mỗi loại hình tài liệu có sự khác nhau về cách thể hiện nhưng nó đều cung cấp một giao diện đồng nhất mà qua đó các tài liệu có thể truy cập dễ dàng”
Như vậy, một TVS có thể bao gồm nhiều bộ sưu tập theo các chủ đề khác nhau, có thể do tập thể hoặc cá nhân tự xây dựng hoặc trao đổi, mua bán Các BSTS có thể được lưu giữ tại thư viện nhưng cũng có thể nằm ngoài thư viện thông qua một kênh cung cấp từ phía đối tác (ví dụ: CSDL toàn văn mua quyền truy cập theo thời gian như Sience Direct, Pro quest, Ebrary,…)
Phân biệt giữa BSTS và CSDL
Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về BSTS, có những quan niệm cho rằng, CSDL cũng chính là BSTS Điều này theo chúng tôi là chưa chính xác bởi lẽ: Theo khái niệm về tài liệu và TLS thì một biểu ghi thư mục không phải là TLS
Trong khi đó, BSTS được định nghĩa là “ một tập hợp có tổ chức nhiều tài liệu đã được số hoá…” Như vậy, một CSDL thư mục không thể gọi là BSTS
Trang 2811
1.1.2 Vai trò của tạo lập, quản trị và khai thác tài liệu số
Một khi nguồn tài nguyên thông tin số là mạch huyết, là linh hồn của thư viện số thì công tác tạo lập, quản trị và khai thác tài liệu số có vai trò vô cùng quan trọng
- Tài liệu số có mật độ thông tin cao sẽ giúp giảm thiểu đáng kể diện tích, không gian lưu giữ; Giúp việc bảo quản, duy trì tuổi thọ của tài liệu truyền thống được lâu hơn;
- Tính đa truy của TLS giúp dễ dàng mở rộng phạm vi cộng đồng người sử dụng nguồn tài nguyên thông tin của cơ quan thông tin, thư viện;
- Tra cứu nhanh chóng, thuận tiện và chính xác, tiện ích trong việc truy xuất tìm kiếm thông tin ở bất kỳ đâu vào bất cứ thời điểm nào một cách nhanh chóng, dễ dàng;
- TLS tạo thuận lợi trong việc chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin của thư viện với các thư viện khác.Thông tin phản hồi đa chiều, có nghĩa là người dùng tin có thể liên hệ trực tiếp nhanh chóng với tác giả hay người tạo lập, quản lý nguồn tin(quản trị viên hay admin), giúp giảm thiểu tối đa sức người, sức của cho việc quản lý nguồn tài nguyên thông tin truyền thống;
- Và cuối cùng là góp phần nhanh chóng tái tạo thông tin mới có giá trị gia tăng cao hơn
1.1.3 Những yếu tố tác động tới việc tạo lập, quản trị và khai thác tài liệu số
1.1.3.1 Cơ chế chính sách
Chúng ta có thể thấy rằng, ở bất kì một lĩnh vực nào, ngành nghề nào, cơ
quan, tổ chức nào… thì cũng đều chịu ảnh hưởng nhất định từ những yếu tố chủ quan và khách quan Nhất là trong bối cảnh hiện nay sự gia tăng về nguồn thông tin theo cấp số mũ cũng như sự phát triển nhanh chóng của KHCN đã tác động lớn đến hoạt động thông tin thư viện
Trang 29Điều 74: Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ
Trong nghị định 11 quy định ở các điều:
Điều 7: Đăng ký và lưu giữa kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước
Điều 8: Đặng ký và lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước
Điêu 16: Khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ
Điều 19: Phối hợp phát triển, cập nhật và chia sẻ các nguồn tin khoa học và công nghệ trong nước và quốc tế
Chính sách: phát triển TVS đã được cụ thể hóa bằng văn bản của Nhà nước và Chính phủ như Pháp lệnh Thư viện ngày 28/12/2000, Nghị định 72/2002/NĐ-CP ngày 6/8/2002, về chính sách đầu tư với thư viện Tại chương IV điều 14 có viết:” Bảo đảm kinh phí cho các thư viện phát triển vốn tài liệu, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng hiện đại hoá, từng bước thực hiện điện tử hoá, tự động hoá, xây dựng thư viện điện tử, tạo cảnh quan môi trường, văn hoá nhằm nâng cao chất lượng người đọc; tổ chức khai thác, sử dụng vốn tài liệu, thông tin và các hoạt động khác của thư viện theo đúng chỉ tiêu, kế hoạch đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt”
Trang 3013
Chỉ thị 58- CT/TW của Bộ chính trị(Khoá III) về” đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước”
Ngoài ra còn có Quyết định33/2002/QĐ-TTg, Thông tư liên tịch04/2002/TTLT/BVHTT-BTC, Quyết định 10/2007/QĐ- BVHTT,…
Các văn bản pháp quy về công tác thư viện đã thể hiện rõ sự quan tâm của Đảng- Nhà nước đói với sự nghiệp thư viện Vấn đề tạo lập và phát triển TLS còn đỏi hỏi phải có nguồn kinh phí lâu dài, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước giúp các cơ quan TT-TV yên tâm, mạnh dạn hơn để chuyển mình trong thế giới số
1.1.3.2 Trình độ nguồn nhân lực
Tài nguyên con người là một động lực tích cực nhất, đóng vai trò là một tài nguyên có ảnh hưởng lớn trong việc kiểm soát và sử dụng các tài nguyên khác Bởi vậy trong thời kỳ kỷ nguyên số thì các cán bộ làm công tác thông tin thư viện phải chuyển mình phù hợp với thời đại, họ phải có nhận thức đúng đắn về TLS , thành các chuyên gia thông tin để tạo lập được các BSTS có giá trị và hữu ích
Trước khi tiến hành số hóa tài liệu cần chú trọng tuyển lựa những người có khả năng tiếp nhận và làm chủ công nghệ số hóa tài liệu, đảm bảo tài liệu được số hóa có chất lượng và quản trị tài nguyên thông tin số từ nhà cung cấp thiết bị và công nghệ
Công việc của những người làm công tác TLS như sau:
- Tạo lập các TLS
- Lựa chọn, bổ sung, bảo quản, tổ chức và quản lý các BSTS
- Mô tả nội dung và thuộc tính của đầu mục hoặc đối tượng(siêu dữ liệu)
Trang 3114
- Lập kế hoạch, thực hiện và hỗ trợ các dịch vụ số như định hướng thông tin,
tư vấn và chuyển giao
- Tạo lập giao diện thân thiện người dùng tin trên toàn bộ hệ thống mạng
- Thiết kế, duy trì và chuyển giao các sản phẩm thông tin với giá trị gia tăng
- Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với thông tin trong môi trường mạng
- Đảm bảo an ninh thông tin
Về kinh phí số hóa tài liệu: Số hóa tài liệu là hoạt động cần một khoản kinh phí khá lớn, đòi hỏi cần cân đối chi phí giữa việc mua các trang thiết bị scan chuyên dụng với các phần mềm nhận dạng đảm bảo tính bền vững từ khâu phát triển, lưu giữ, bảo quản đến khai thác và kinh phí để triển khai đào tạo nguồn nhân lực số hóa tài liệu, cũng như người dùng tin để họ biết cách sử dụng hệ thống thông tin
Tóm lại, cùng với sự phát triển của CNTT và việc ứng dụng rộng rãi của mạng lưới truyền thông đã thay đổi cách thức hoạt động của thư viện và sản sinh ra nhiều tài nguyên thông tin khác nhau Sự xuất hiện của TLS tạo ra những yêu cầu cao hơn trong cách thức quản trị và khai thác TLS
1.1.3.3 Ứng dụng công nghệ thông tin
Việc lựa chọn công nghệ để phục vụ cho việc phát triển TLS là rất quan trọng Bởi vì nó là công cụ đắc lực giúp ta thực hiện các công việc trong việc phát triển và chia sẻ kho TLS Vì vậy yêu cầu công nghệ cần phải:
sẽ dễ dàng, thuận tiện cho người dùng dễ tiếp cận
Có độ tin cậy cho người quản trị và kỹ thuật viên trong quá trình tạo lập, bảo quản và cung cấp thông tin
Đáp ứng đầy đủ các chuẩn nghiệp vụ thông tin thư viện;
Trang 32Trang website đăng tải và cổng truy cập của người dùng đến TLS 1.1.3.4 Áp dụng các chuẩn nghiệp vụ
Biên mục theo chuẩn:
Nguyên tắc chung của việc biên mục dữ liệu số là xây dựng các bộ nhãn trường cá biệt cho mỗi loại tài liệu cần số hoá Các nhãn trường này tuân theo các thành phần do tổ chức Sáng kiến siêu dữ liệu Dublin Core (DCMI) qui định Tuân theo chuẩn RDF (Resource Description Framework) của W3C Các bản ghi thư mục mô tả các nguồn tư liệu số hoá có thể được thể hiện dưới nhiều khuôn dạng khác nhau: MARC21, CDS/ISIS Ngoài ra, các bản ghi này có thể thể hiện dưới dạng các tệp XML, tuân theo Resource Description Framework (RDF) do tổ chức W3C khuyến cáo; Tự xác định các thuộc tính của các tệp dữ liệu số hoá được đưa vào để cho phép tra cứu theo các thuộc tính đó, ví dụ kích cỡ tệp, loại nén (với hình ảnh, âm thanh và video), cỡ và độ sâu (đối với hình ảnh), độ dài (đối với âm thanh và video)
Tra cứu tìm kiếm: Hệ thống cho phép tìm kiếm theo tổ hợp các thông tin mô tả đồng thời với các thuộc tính số.Ví dụ: Với các text, tệp, hệ thống có khả năng đánh chỉ mục tất cả các dạng tệp thông dụng (text, html, xml, word, excel, pdf, ) và cung cấp khả năng tìm kiếm toàn văn.; Quản lý quyền truy cập, kiểm soát truy cập, nhật ký truy cập dữ liệu:, cho phép quản lý tập trung, mỗi người dùng chỉ có một tài khoản Quyền truy cập được xác định trên nhóm tài liệu hoặc từng tài liệu Quyền có thể gán cho nhóm người dùng
Trang 3316
hoặc từng người dùng Các truy cập đều được ghi lại trong nhật ký hệ thống
Từ đó dễ dàng cung cấp các chức năng báo cáo thống kê hoặc tính phí
1.1.3.5 Trình độ người dùng tin
Trình độ người dùng tin cũng quyết định đến việc tạo lập, quản trị và khai thác TLS Đó là phải chia các nhóm người dùng tin theo trình độ khác nhau Hiểu được mỗi nhóm người dùng tin cần thông tin ở dạng nào, trình độ nào để từ đó việc tổ chức, sắp xếp các TLS mới đạt được hiệu quả cao nhất
bản pháp quy liên quan đến quyền tác giả như Công ước BERN (những tài liệu đã xuất bản trên 50 năm thì được quyền số hóa) Ở Việt Nam, vấn đề bản quyền đã được đề cập đến trong Bộ Luật Dân sự năm 2005, Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị Định 100/N Đ-CP/2006 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ
về quyền tác giả và quyền liên quan
thác tài liệu số Tuy nhiên trong điều kiện cụ thể , tiêu chí được chọn trong luận văn này sẽ là những tiêu chí đầu ra đối với người dùng tin gồm:
1.1.4.1 Mức độ đáp ứng về nội dung:
Mục đích xem là TLS đã đáp ứng được nhu cầu tin của người dùng hay chưa, giúp cho công tác tạo lập, quản trị và khai thác nguồn TLS đạt được hiệu quả cao hơn nữa
1.1.4.2 Mức độ đáp ứng về phương thức truy cập và khai thác
Nhằm đánh giá lại cách thức sắp xếp tổ chức và giao diện truy cập đã thân thiện với người dùng chưa, để từ đó có những bước phát triển tiếp theo
Trang 34Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia (gọi tắt là Cục Thông tin ) là
đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN, là tổ chức đứng đầu hệ thống các tổ chức thông tin KH&CN, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thông tin, thư viện và thống kê KH&CN, trực tiếp tiến hành công tác thông tin, thư viện và
Kỹ thuật Trung ương (thành lập năm 1960) và Viện Thông tin Khoa học và Kỹ
thuật Trung ương (thành lập năm 1972)
Thực hiện Nghị định nêu trên, ngày 28/01/2010 Bộ trưởng bộ KH&CN đã ký Quyết định 116/QĐ-BKHCN ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Cục
Thông tin KH&CN Quốc gia
Sự ra đời của Cục Thông tin là một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp phát triển hoạt động thông tin KH&CN ở Việt Nam, là nơi giúp gắn kết các nội dung , đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành KH&CN nói chung và hoạt động
thông tin, thư viện, thống kê KH&CN nói riêng
1.2.2 Cơ cấu tổ chức Cục
Theo quyết định số 21/ QĐ-TTKH&CN về việc quy định chức năng,
nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, cơ cấu
tổ chức của Cục gồm các đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước và các
đơn vị sự nghiệp
Trang 35THƢ VIỆN KH&CN QUỐC GIA
Trang 3619
1.2.3 Nguồn nhân lực của Cục
Cục Thông tin KH&CN Quốc gia có tổng số 172 cán bộ, trong đó có 4 tiến
sĩ, 25 thạc sỹ, còn lại là cử nhân và kỹ sư thuộc hiều lĩnh vực khác nhau
1.2.4 Hạ tầng công nghệ thông tin của Cục
Hiện đại hoá đang là mục tiêu chiến lược của Cục Thông tin Nhìn chung, cơ
sở vật chất của Cục được đầu tư tương đối cơ bản, khai thác có hiệu quả Thể hiện trên một số nét sau:
- Về hệ thống cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất của Cục trong những năm gần đây được lãnh đạo các cấp quan tâm đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại, tài liệu phong phú cả về nội dung và hình thức, đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu của NDT Tại các phòng, trung tâm này có đầy đủ hệ thống trang thiết bị như: bàn ghế, giá sách, điều hoà, máy tính…
- Thiết bị được sử dụng để số hoá tài liệu: Đến đầu năm 2009, Cục đã đàu tư mưa 02 máy scanner công nghiệp ATP BookScan 1600 để số hoá tài liệu
- Hệ thống đường truyền cáp quang tốc độ cao trên 40Mbs kết nối với mạng VINAREN ( mạng nghiên cứu và đào tạo Việt Nam) cho phép phục vụ đông thời một khối lượng lớn NDT trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam
- Mạng nội bộ tốc độ 100 Mbs cho phép kết nối, chia sẻ thông tin nhanh
chóng
- Hệ thống server ( trên 10 chiếc) với cấu hình mạnh và dung lượng lớn được
sử dụng cho từng CSDL nói riêng là những kho lưu giữ nguồn tài nguyên số cho phép lưu giữ các CSDL lớn, phục vụ khai thác lâu dài
- Hệ thống máy tính với hơn 20 máy có cấu hình cao, đây là những máy trạm phục vụ hiêu quả cho việc khai thác thông tin tại chỗ Máy in tốc độ cao đáp ứng nhu cầu phục vụ TLS dưới dạng truyền thống
Trang 371.2.5 Nguồn lực thông tin của Cục
Cục Thông tin là cơ quan đứng đầu cả nước về nguồn lực thông tin KH&CN
Hình 1.2 Biểu đồ về nguồn lực thông tin của Cục Thông tin
Trang 38Hình 1.3 Biểu đồ tài liệu theo từng lĩnh vực
Tỷ lệ phân bố tài liệu theo ngôn ngữ nhƣ sau:
Tiếng Latin
Tiếng Nga
Tiếng Việt
Hình 1.4 Biểu đồ tỉ lệ phân bố tài liệu theo ngôn ngữ
- 58% là thuộc nhóm ngôn ngữ latin (chủ yếu là tiếng Anh);
- 33% là tiếng Nga;
- 9% là tiếng Việt
Trang 3922
Có thể khẳng định rằng đây là kho tài liệu KH&CN lớn nhất của Việt Nam
Các CSDL do Cục Thông tin xây dựng: Hiện Cục Thông tin có trên 10 CSDL, trong đó có các CSDL lớn được xây dựng từ nhiều năm trước như:
+ CSDL tài liệu KH&CN Việt Nam (STD) được xây dựng từ năm 1987 STD là CSDL có quy mô lớn nhất Việt Nam với trên 150.000 biểu ghi, trong đó hơn 80.000
có toàn văn, cập nhật hàng tháng và bổ sung trên 12.000 tài liệu mới hàng năm STD được tổ chức một cách khoa học, dễ dàng tìm kiếm và truy cập ở mọi lúc, mọi nơi
+ CSDL Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học:
Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu (KQNC) là cơ sở dữ liệu thư mục lớn nhất nước về các báo cáo của các đề tài nghiên cứu KH&CN các cấp đăng ký và giao nộp tại Cục Hiện nay trên CSDL trực tuyến có khoảng hơn 15.000 biểu ghi thư mục (từ 1975 đến nay), mức độ cập nhật khoảng 600 báo cáo/ năm Đã số hoá hơn 9.000 báo cáo và đang triển khai trên toàn quốc Từ CSDL này bạn đọc có thể nắm bắt được các thông tin chi tiết về chủ nhiệm và các cán bộ tham gia đề tài nghiên cứu, cơ quan chủ trì và tóm tắt các kết quả chủ yếu của đề tài
+ Mạng Vista: Mạng Thông tin KH&CN Việt Nam(Vietnam Information for Science and Technology Advance) bao gồm nhiều dich vụ về KH&CN
+ Thị trường công nghệ Việt Nam có gần 10,000 tư liệu mô tả công nghệ toàn văn
+ Xuất bản phẩm: Hiện Cục Thông tin có hàng chục xuất bản phẩm dạng in như sách KH&CN Việt Nam; Tạp chí Thông tin & Tư liệu; Tổng luận Khoa học – Công nghệ - Kinh tế và hàng chục bản tin điện tử như Nông thôn đổi mới; Khoa học công nghệ và môi trường…
+Thư viện điện tử địa phương có 80,000 các chương trình phim KHCN: Các phim KH&CN trong nước và nước ngoài được cung cấp cho người dùng tin dưới dạng các đĩa VCD, DVD theo yêu cầu
Trang 4023
Ngoài nguồn tài liệu truyền thống trên giấy, Cục Thông tin bắt đầu tiến hành
bổ sung các nguồn tin điện tử từ năm 1992, số lượng và chủng loại nguồn tin điện
tử được bổ sung không ngừng tăng lên Hiện tại Cục đã bổ sung nhiều nguồn tin toàn văn trực tuyến rất có giá trị như: Science@Direc, ISIKNOWLEDGE, SPRINGERLINK, Proques Central, …
1.2.6 Vai trò tạo lập, quản trị và khai thác tài liệu số tại Cục
1.2.6.1 Tài liệu số trong sự phát triển của Cục Thông tin
Trong định hướng phát triển và tầm nhìn chiến lược đến năm 2015 của Cục Thông tin nguồn TLS giữ vị trí quan trọng hàng đầu thể hiện ở một số điểm chính sau:
- Tài liệu số đóng vai trò quan trọng giúp thực hiện chức năng lưu giữ và quản lý kho tài liệu truyền thống Bảo vệ an toàn và lâu dài các tài liệu gốc
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Trung tâm nay là Cục Thông tin được quy định trong Điều 16 Nghị định số 159 /2004/NĐ-CP ngày 31/8/2004 của Chính Phủ về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ và Điều 39 Luật Khoa học
và Công nghệ là “Đăng ký, lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ” [17]
- Đây là cơ sở để Cục Thông tin phổ biến nguồn tài liệu truyền thống hiện có
Trong điều kiện hiện nay, hầu hết các cơ quan TT-TV đã ứng dụng CNTT vào hoạt động cho phép tra cứu bằng máy tính, đặc biệt là tra cứu thông tin qua mạng Internet Do đó nguồn tài liệu số hoá được coi là phương tiện duy nhất giúp người dùng tin có thể tiếp cận đến nguồn tài liệu truyền thống
Cục Thông tin là một trong những cơ quan lưu giữ kho tài liệu truyền thống lớn nhất cả nhất cả nước và có giá trị cao bao gồm sách, tạp chí khoa học kỹ thuật, báo cáo các đề tài đang tiến hành, kết quả nghiên cứu…Do vậy, việc tạo lập các