Tài liệu thư tịch Hán Nôm về Nho giáo và Nho học được các thế hệ nhà Nho Việt Nam nghiên cứu, luận giải, diễn âm hiện còn lưu giữ tại các thư viện trong và ngoài nước với khối lượng khá
Trang 2Trang
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ VĂN BẢN
TRUNG DUNG GIẢNG NGHĨA
9
Trang 31.2.3 Niên đại hoàn thành văn bản 14
1.3 Nhiệm vụ đặt ra đối với việc nghiờn cứu văn bản
Trung dung giảng nghĩa
16
CHƯƠNG II NGHIấN CỨU VĂN BẢN
TRUNG DUNG GIẢNG NGHĨA THễNG QUA VIỆC
XỬ Lí TƯ LIỆU CHỮ NễM
17
2.1.1 Việc giải thớch nghĩa chữ Hỏn sang tiếng Việt thụng qua
chữ Nụm
17
2.1.2 Việc giảng nghĩa Trung dung bằng chữ Nụm 19
2.2 Tỡm hiểu chữ Nụm được sử dụng trong Trung dung giảng
nghĩa
36
Trang 4phương thức cấu tạo chữ Nôm) trong TDGN
2.3 Nhận xét về đặc điểm chung của chữ Nôm trong TDGN 47
CHƯƠNG III GIÁ TRỊ CỦA VĂN BẢN
TRUNG DUNG GIẢNG NGHĨA
Trang 5PHỤ LỤC 82
Trang 6
1 Tên tài liệu viết tắt
TDGN: Trung dung giảng nghĩa AB.278
TD: Trung dung
2 Ký hiệu tài liệu trích dẫn
Thứ tự tài liệu trích dẫn được đặt trong […]
Sè ¶ RËp tr-íc dÊu ph¶y (,) chØ Tµi liÖu trÝch dÉn, trïng víi sè thø tù ë Tµi liÖu tham kh¶o; sè ¶ RËp ë sau dÊu (,) chØ sè trang trong Tµi liÖu trÝch dÉn
3 Tên viết tắt của thư viện lưu trữ văn bản
Thư viện Viện Hán Nôm: TVHN
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do ch ọn đề tài
Lịch sử đang đặt lên vai chúng ta một trách nhiệm thiêng liêng mà chúng ta gánh chịu trước tổ tiên từ hàng nghìn năm nay, trước đồng bào cả nước hôm nay, trước con cháu mãi mãi sau này Đó là vấn đề làm thế nào giữ gìn, khai thác, giới thiệu và nghiên cứu di sản cực kỳ quý báu của dân tộc ta trong kho tàng sách Hán Nôm Chúng ta hiện có một khối lượng tài liệu thư tịch Hán Nôm phong phú Tài liệu thư tịch Hán Nôm về Nho giáo và Nho học được các thế hệ nhà Nho Việt Nam nghiên cứu, luận giải, diễn âm hiện còn lưu giữ tại các thư viện trong và ngoài nước
với khối lượng khá lớn, có nội dung phong phú và thể loại đa dạng như: tài liệu nhập môn, tài liệu gia huấn, tài liệu kinh điển, tài liệu văn chương cử nghiệp, kinh nghĩa, văn sách, thơ, phú…Khi tìm hiểu về Nho giáo, về các bộ sách kinh điển của Nho giáo thì không thể không nhắc tới Tứ thư và Ngũ kinh
Thông thường, nói đến kinh điển Nho giáo là nói đến Tứ Thư 四書, Ngũ Kinh 五經, đó là những điển tịch tối cổ, là hạt nhân của hệ tư tưởng Nho giáo Tứ Thư và Ngũ Kinh là hai bộ sách kinh điển Nho gia Trung Quốc Tứ Thư và Ngũ Kinh vào Việt Nam từ trước Công nguyên, nhưng phải đến những năm đầu Công
nguyên thì các tác phẩm này mới có ảnh hưởng nhất định ở nước ta Theo ghi chép của sử sách, cùng với các viên quan cai trị của phương Bắc đều là những nhà nho học, như Nhâm Diên, Tích Quang, Sĩ Nhiếp; thì ở nước ta cũng đã xuất hiện những nhà nho, như: Lý Cầm, Lý Tiến và đặc biệt có Khương Công Phụ (thế kỷ VIII) đã thi đỗ Tiến sĩ trong hệ thống thi cử theo kinh điển Nho gia Tuy nhiên, Nho giáo phát triển mạnh phải kể từ khi nước ta giành được độc lập Một sự kiện đáng ghi nhận về việc thúc đẩy, truyền bá Nho giáo và Nho học ở nước ta là vào năm 1070
Trang 8tại Thăng Long, vua Lý Thánh Tông đã cho dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu công, Tứ phối, vẽ hình 72 người hiền, bốn mùa cúng tế và Hoàng Thái tử đến học ở đây Tiếp đó năm 1074, vua Lý Nhân Tông xuống chiếu tuyển Minh kinh Bác học và thi Nho học Tam trường; rồi năm 1076 cho lập Quốc Tử Giám để làm nơi học tập Nho giáo cho các quan viên văn chức Khi mà nhà nước phong kiến Đại Việt thờ người lập ra Nho giáo và mở trường dạy người theo Nho giáo thì các kinh
điển Nho gia mới có điều kiện phổ biến rộng rãi Tứ thư và Ngũ kinh được coi là bộ sách giáo khoa cho chế độ giáo dục thi cử thời phong kiến Thời xưa, Tứ thư là bộ sách cơ bản của người đi học Ở Việt Nam, trong thời đại khoa cử, Trung dung cũng như Tứ thư nói chung đều rất được đề cao Khoa cử là một thiết chế tinh vi, không
hoàn toàn trùng khớp với cái ngày nay chúng ta gọi là “giáo dục” Trên phạm vi thông hiểu rộng rãi hơn cả, khoa cử mang những đặc điểm như: do triều đình phong kiến đứng ra tổ chức và vận hành, là công cụ “cầu hiền tài” hay chọn người để sử dụng trong hàng ngũ quan lại Với quan niệm thi “kinh nghĩa” là “để xem học thuật” của các sĩ tử, các kỳ khảo thí của ta đã dùng kinh điển Nho gia để khảo xét sĩ
tử Chẳng hạn, định lệ về kì văn thể kì kinh nghĩa theo Dụ của vua Minh Mệnh năm
thứ 13 (1832) chỉ rõ: “Còn như việc chấm phê thi thì những ý nghĩa Ngũ Kinh, về Dịch chủ theo truyện của Trình Chu, Thư chủ theo truyện của họ Sái, Thi theo tập truyện của Chu Tử, Xuân Thu thì lấy sự kiện chép ở Tả thị làm chủ, rồi tham khảo các thuyết của Cốc Dương, Cốc Lương hoặc Hồ truyện, Lễ kí chủ theo tập thuyết của họ Trần; còn những ý nghĩa của Tứ thư thì chủ theo Tập chú của Chu Tử” Hay
như: kì kinh nghĩa của vua Tự Đức, năm Tự Đức 3, nhà vua chuẩn lời nghị: “Về
Đại học, Trung dung, nghĩa lí sâu rộng tinh vi, chẳng phải là người có thời gian
nghiên cứu dài lâu thì có thể hiểu biết được chăng? Các sĩ tử đã cho sách ấy là khó hiểu, quan trường cũng ít lấy sách ấy mà ra đầu bài, mà lời dạy truyền thụ ở cửa thánh hiền không được để tâm tìm hiểu nghiền ngẫm Vậy yêu cầu đầu bài thi cần
Trang 9dùng Đại học hoặc Trung dung 1 bài, Luận ngữ, Mạnh Tử 1 bài, không được thiên dùng cả hai bài Luận ngữ và Mạnh Tử, để chấn hưng sự học tập của sĩ tử, và sáng tỏ
đạo chính học” Nói như vậy để thấy nội dung kinh điển của Nho gia nói chung và
Trung dung nói riêng chính là những nguồn vốn kiến thức căn bản của các sĩ tử thời
xưa, đồng thời thấy được giá trị, vai trò vị trí, ảnh hưởng của những sách kinh điển
đó đối với nền giáo dục, chính trị nước ta thời xưa
Trong kho tàng di sản Hán Nôm còn rất nhiều tác phẩm và rất nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu, khai thác Chắc chắn đi sâu vào thế giới mênh mông này của quá khứ, nhiều tinh hoa, nhiều vấn đề khoa học lý thú sẽ nổi lên và lôi cuốn chúng
ta trước những nét đặc sắc của cha ông ở tâm hồn cao cả, ở tài năng sáng tạo qua mỗi chặng đường lịch sử Nghiên cứu, dịch thuật và chú thích các văn bản Hán Nôm là một công việc đã được tiến hành từ lâu và cũng đã từng nhiều lần được làm
đi làm lại Tác giả Luận văn muốn thực hiện một nghiên cứu với đề tài: Nghiên cứu
tác phẩm Trung dung giảng nghĩa (AB.278), mục đích tìm hiểu nội dung của sách
Trung dung, đi sâu tìm hiểu ảnh hưởng của kinh điển Nho gia Trung Quốc ở Việt
Nam và các nhà Nho Việt Nam đã luận giải tác phẩm này như thế nào
2- Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Tứ Thư và Ngũ Kinh đã có ảnh hưởng rất lớn trong sáng tác văn học nghệ
thuật ở Việt Nam Nhiều tác phẩm nho giáo ở Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ
Nôm đã lấy Tứ Thư và Ngũ Kinh làm đối tượng trực tiếp hoặc gián tiếp khi nghiên cứu, luận giải về tư tưởng Nho giáo Các nhà Nho Việt Nam, khi luận giải về Tứ Thư và Ngũ Kinh đã hết sức đề cao, coi đó là khuôn vàng thước ngọc cho hệ thống
tư tưởng Nho giáo, coi như mặt trăng mặt trời mở lối soi đường cho các thế hệ nhà
Nho Số lượng tác phẩm Hán Nôm Việt Nam luận giải về Tứ Thư và Ngũ Kinh hiện
còn khá lớn và hầu khắp trong nước, ở các Thư viện trung ương và địa phương, các
Trang 10tủ sách tư gia ở thành phố và nông thôn; và thậm chí ở một số thư viện lớn của nước ngoài như Pari (Pháp), Tokyo (Nhật Bản), đều lưu giữ các văn bản thuộc loại này
* Tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm có hàng trăm tác phẩm Hán Nôm Việt Nam
luận giải về Tứ thư và Ngũ kinh
Tứ thư 四書 (bốn quyển sách) bao gồm: Đại học 大學, Luận ngữ 論語, Mạnh Tử 孟子, Trung dung 中庸
Ngũ kinh (五經) bao gồm: Thi (詩), Thư (書), Dịch (易), Lễ (禮), Xuân Thu
(春 秋)。
Luận giải về Tứ thư nói chung có rất nhiều đầu sách Xin liệt kê như sau:
- Luận Mạnh sách đoạn 論孟策段: 01 bản viết (VHV.902), 158 trang,
khổ 30 x 17; 184 đoạn văn sách, đề tài lấy trong Luận ngữ, Mạnh Tử, Trung dung,
Tính lí… bàn về các vấn đề chính trị, đạo đức, văn học…
- Tứ thư đoản thiên 四書短篇: Trường Văn Đường in năm Minh Mệnh 19
(1838), 02 bản in (4Q), 01 mục lục, 01 tựa (A.1294: 314 tr., 21 x 15; A.1424: 150
tr., 20,5 x 15; MF.3150; A.1794), trên 170 bài kinh nghĩa, đề tài lấy từ Tứ thư
- Tứ thư sách lược 四書策略: 05 bản viết (VHv.391/1-2: 412 tr., 29 x 17;
VHv.901: 412 tr., 30 x 19; VHv.900: 268 tr., 28 x 18; VHv.2241: 160 tr., 26 x 15;
VHt.17: 100 tr., 31 x 19), văn sách, đề tài lấy từ Tứ thư, dùng làm mẫu cho người
viết văn thi cử
- Tứ thư tiết yếu 四書節要: Bùi Huy Bích trích đoạn, Liễu Văn Đường in
năm Thành Thái 7(1895), 03 bản in (bộ: 4T), 26 x 16, 1 tựa (AC.226/1-4: 1300 tr, Paris MG.FC 63706: 186 tr, Paris MG.FC 61511: 150 tr), tóm lược và chú thích
Trang 11những nội dung chính của bộ Tứ Thư gồm: Đại học (T1), Trung dung (T1), Luận ngữ (T2), Mạnh Tử (T3,4)
- Tứ thư tinh nghĩa 四書精義: 03 bản viết, 01 mục lục (VHv.443: 186 tr.,
25*14; VHv.444: 203 tr., 25 x 14; VHv.601/3-4-5: 64 tr., 30 x 18), văn sách chọn
lọc ở các trường và các khoa thi, đề tài lấy ở Tứ Thư, dùng làm tư liệu tham khảo
cho người học viết văn khoa cử
- Tứ thư ước giải 四書約解: Lê Quý Đôn hiệu đính, Ức Văn Đường in năm
Minh Mệnh 20 (1839), 01 bản in, 895 tr., 28 x 17, có chữ Hán (AB.270/1-5), diễn
giải bằng chữ Nôm một số chương trong bộ Tứ Thư
…
- Riêng tác phẩm luận giải về Trung dung có 03 đầu sách, xin liệt kê như sau:
Trung dung diễn ca, Dịch quái diễn ca 中庸演歌,易卦演歌:hiện còn
01 bản viết tay (AB.540) do Phạm Thiếu Du biên soạn, Cao Xuân Dục đề bạt, chép lại từ bản in năm 1891, có 78 trang, 28.5 x 16.5, 01 tựa, 01 mục lục, 01 bạt, 01 dẫn,
01 chí, có chữ Hán Nội dung: diễn Nôm 33 chương sách Trung dung, 64 quẻ trong Kinh Dịch, thiên Nguyệt lệnh trong Kinh Lễ, thơ Thất nguyệt và Tiểu nhung trong Kinh Thi, 02 bài ca Nôm, thể 6-8 : Nhật khắc trường đoản và Lâm Thao phủ yến tửu ca
Trung dung giảng nghĩa 中庸講義:hiện còn 01 bản viết tay (AB.278), có
160 trang, 30 x 22, có chữ Hán Nội dung: giải nghĩa 33 chương trong sách Trung dung, dựa theo bản chú thích của Chu Hi Sau mỗi câu chữ Hán có kèm câu giải
nghĩa bằng chữ Nôm, không rõ dịch giả
Trang 12Trung dung thuyết ước 中庸說約:hiện còn 01 bản viết tay, 01 bản in
(A.2595: 186 tr., 28 x 16, viết; Paris MG.FV.56209: 282tr., 18.5 x 11, in) do Lê Văn Ngữ tự Ứng Hòa soạn năm Bảo Đại 2 (1927) Nội dung: ghi tóm lược nội dung
33 chương sách Trung dung (Hán), Bức thư gửi Thống sứ Bắc kỳ (Nôm) đặt ở đầu
sách
Ngoài ra, trong Dã sử tập biên 野史集編 (VHv.1310) : 01 bản viết, 134 tr.,
24 x 14, có chữ Nôm, có phần 3 Trung dung chương cú Quốc ngữ ca (50tr), diễn Nôm sách Trung dung
Bằng chữ Quốc ngữ có bản Trung dung chính văn trích dịch của Phan Bội Châu trong Khổng học đăng, quyển I hoàn thành năm 1929 Trong tác phẩm này, tác giả vừa trích dịch Trung dung, vừa khảo cứu các vấn đề “Mệnh, tính, đạo với
trung hòa”, “Trung dung”, “Đạo với Trung dung”, “Chân lý của quỷ thần”, “Đạo thuộc về chữ Thành”, “Luân lý ở trong thành chi đạo”, “Thành chi đạo thuộc về tu thân”, “Chính trị ở trong thành chi đạo”, “Hai bậc người ở trong thành chi đạo”,
“Kể công phu làm cho đến thành chi đạo”, “công phu Thận độc” Hay như, trong
tập sách chuyên khảo Nho giáo xưa và nay, NXB Văn hóa, Hà Nội, năm 1994, tác
giả Quang Đạm đã dành trên 100 trang sách để nghiên cứu “Từ thuyết đồng quy đến thuyết Trung dung” và “vấn đề học tập” là những nội dung liên quan trực tiếp
đến Trung dung Và Trung dung trong Giáo trình ngữ văn Hán Nôm (tập 1 – Tứ
Thư) của Trung tâm KHXH & NV Quốc gia - Viện nghiên cứu Hán Nôm, NXB KHXH, năm 2004 đã được GS Phan Văn Các giới thiệu và dịch chú toàn bộ 33
chương sách Trung dung
Tác phẩm luận giải về Tứ Thư và Ngũ Kinh, hoặc có nội dung liên quan đến các tác phẩm của Tứ Thư và Ngũ Kinh mà đầu đề không nêu tên trực tiếp, chúng tôi
tạm gọi là các tác phẩm khác, có 40 đầu sách
Trang 13Việc thống kê này chắc là chưa đầy đủ, nhưng bước đầu góp phần vào việc
cung cấp danh mục tài liệu Hán Nôm luận giải về Tứ thư nói chung Trung dung nói
riêng hiện lưu giữ ở Viện nghiên cứu Hán Nôm
Nói chung, các nhà Nho Việt Nam đã tiến hành khảo cứu, bình chú, giải thích kinh văn; bàn luận về kinh điển thông qua các bài văn sách, kinh nghĩa; tóm tắt những nội dung chính của kinh điển; diễn giải kinh điển ra chữ Nôm Tất cả những nội dung trên đây đều nhằm mục đích quảng bá tư tưởng Nho giáo và phổ biến Nho học ở Việt Nam Cũng cần khẳng định rằng, các nhà kinh học Việt Nam
đã phát huy được tinh thần tự lập tự cường trong khi học tập và nghiên cứu kinh điển Nho giáo Họ biết tiếp thu những yếu tố tích cực của kinh điển Nho giáo để góp phần xây dựng một quốc gia Đại Việt hùng mạnh, độc lập tự chủ, có nền văn hóa phong phú, giàu bản sắc dân tộc Trước khi có chữ Quốc ngữ thì cha ông người Việt Nam ta đã sáng tạo ra chữ Nôm Đặc biệt qua việc diễn giải kinh điển ra chữ Nôm thì tính dân tộc càng đáng được đề cao
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Mục đích của Luận văn là tìm hiểu ảnh hưởng của Nho gia Trung Quốc đối với Việt Nam cũng như là việc luận giải kinh điển của các nhà Nho Việt Nam Tuy
nhiên, do chưa có điều kiện đi sâu vào từng cuốn trong bộ Tứ thư, Ngũ kinh nên ở
Luận văn này mới chỉ chọn: Trung dung giảng nghĩa 中庸講義 (AB.278) để làm
đối tượng nghiên cứu khảo sát
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Lấy Trung dung giảng nghĩa làm đối tượng nghiên cứu, nhưng Luận văn
cũng chỉ dám là bước đầu tìm hiểu về tác phẩm để hiểu về văn bản Trung dung
Trang 14giảng nghĩa, nội dụng sỏch Trung dung, tư tưởng Nho giỏo, tỡm hiểu về chữ Nụm,
về quan điểm, cỏch dịch của tỏc giả,
4 Phương phỏp nghiờn cứu
4.1 Ph-ơng pháp nghiên cứu văn bản học
Phương phỏp nghiờn cứu chủ yếu được sử dụng trong Luận văn này là một số phương phỏp mang tớnh thao tỏc trong việc xử lý tư liệu: nghiờn cứu văn bản, mụ tả văn bản, thống kờ, thao tỏc văn bản học…Bờn cạnh đú, cỏc phương phỏp chung trong nghiờn cứu khoa học như: phõn tớch, so sỏnh, quy nạp, diễn dịch… cũng được
sử dụng trong Luận văn này
4.2 Ph-ơng pháp nghiên cứu liên ngành KHXH
Các ph-ơng pháp nghiên cứu liên ngành đ-ợc vận dụng một cách linh hoạt, phối hợp với nhau trong toàn bộ quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
5 Bố cục Luận văn
Ngoài Phần mở đầu và phần Kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
+ Chương I Tổng quan về văn bản Trung dung giảng nghĩa
+ Chương II Nghiờn cứu văn bản Trung dung giảng nghĩa qua việc xử lý
tư liệu chữ Nụm
+ Chương III Giỏ trị của văn bản Trung dung giảng nghĩa
Tài liệu tham khảo gồm 50 đơn vị tài liệu, trong đú cú 33 đơn vị tài liệu
tiếng Việt; 9 đơn vị tài liệu chữ Hỏn; 8 đơn vị tài liệu tiếng Hoa
Phần phụ lục
Trang 15sách Lễ kí), sau được tách biệt ra, để hợp với hai cuốn Luận ngữ và Mạnh Tử thành
bốn cuốn sách cơ bản của Nho gia, gọi là “Tứ thư” Tương truyền là tác phẩm của
Tử Tư, sống đầu thời Chiến Quốc Tuy Trung dung là một thiên ngắn thôi, nhưng
nó là một trong những sách kinh điển của Nho gia, có ảnh hưởng to lớn đối với nền giáo dục cổ đại, bởi nó là sách giáo khoa của các trường học và là cuốn sách bắt buộc phải đọc của các thí sinh trong khoa cử khảo thí
Về tác giả Trung dung, có nhiều ý kiến, có ý kiến cho là của Tử Tư, có ý kiến chia Trung dung làm 2 phần và cho rằng phần 1 là do Tử Tư viết, phần còn lại là do
các học giả đời sau viết Tuy nhiên, trong lời tựa đầu tiên ta thấy viết rõ ràng: “Thử thiên nãi Khổng môn truyền thụ tâm pháp, Tử Tư khủng kỳ cửu nhi sai dã, cố bút
chi ư thư dĩ thụ Mạnh Tử.” (Thiên này vốn là môn tâm pháp Khổng Tử dùng để truyền dạy trong đám học trò, Tử Tư sợ rằng vì lâu mà sai lạc đi, nên chép ra sách
để truyền dạy cho Mạnh Tử) Tử Tư 子思 (483- 402 TCN) họ Khổng, tên Cấp, tự
Tử Tư, là cháu đích tôn của Khổng Tử Theo Sử kí Khổng Tử thế gia có chép:
“Khổng Tử sinh Lí, tự Bá Ngư Bá Ngư sinh Cấp, tự Tử Tư” Sử kí còn cho biết
Trang 16dùng Hán thư – Nghệ văn chí ghi tên sách Tử Tư tử, 23 thiên, đã thất truyền Trịnh Huyền và Khổng Dĩnh Đạt đều nói Trung dung trong sách Lễ kí là do Tử Tư làm ra
Trong mạch truyền đạo thống, Tử Tư là cách gạch nối giữa Tăng Tử đời trước với Mạnh Tử ở sau, được tôn là “thuật thánh” Quách Mạt Nhược, Dương Vinh Quốc
cho Trung dung là tác phẩm của học phái Tư Mạnh thời Tiên Tần Phùng Hữu Lan
coi là tác phẩm của học phái Mạnh Tử thời Tần- Hán Nói chung đời sau phần nhiều
coi Trung dung là trước tác của Tử Tư, và ghép Tử Tư với Mạnh Tử làm nột học
phái, gọi là “Tư Mạnh học phái”
Trung Dung là sách gồm những lời tâm pháp của đức Khổng Tử dạy học trò,
mà Tăng Tử là người học được tâm đắc nhất, rồi Thầy lại truyền cho học trò của mình, trong đó có Tử Tư là cháu đích tôn của Khổng Tử Ông này biên chép thành sách, gồm có 33 chương
Thầy Tử Tư dẫn những lời nói của Khổng Phu Tử đã giảng về đạo trung dung, có cho rằng: Trung hòa là tính tình tự nhiên của trời đất mà trung dung là đức hạnh của con người Trung 中 là giữa, không lệch về bên nào; dung (庸) là thường, nghĩa là dùng đạo trung làm đạo thường Muốn theo đạo này cốt phải có cái đạo đức:
trí (智), nhân (仁) và dũng (勇) Trí để biết rõ các sự lý, nhân để hiểu điều lành mà
làm, dũng là có cái khí cường kiện mà thực hành theo điều lành đến cùng Đạo người là phải cố gắng để đạt đến bực chí thánh Phải học cho rộng, xét hỏi cho kỹ, nghĩ ngợi cho sâu, biện biệt điều phải trái cho rõ và dốc lòng làm điều thiện cho đến cùng Nếu ai làm được như thế thì ngu thành sáng, yếu thành mạnh, tức là dần lên đến bực chí thánh Trong thiên hạ chỉ có bực chí thánh mới hiểu rõ cái tính của Trời Biết rõ cái tính của Trời thì biết được cái tính của người Biết rõ cái tính của người thì biết được cái tính của vạn vật Biết rõ cái tính của vạn vật thì khả dĩ giúp được
sự hóa dục của trời đất và có công ngang với trời đất vậy
Trang 17Sách Trung Dung nói về đạo của thánh hiền vốn căn bản của Trời, rồi giải
diễn ra hết mọi lẽ, khiến cho con người phải giữ mình cho kính cẩn trong khi hành động và khi im lặng một mình
Trong sách Trung Dung, Tử Tư dẫn những lời của Khổng Tử nói về đạo
"trung dung" 中庸之道, tức là nói về cách giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn luôn ở mức trung hòa, không thái quá, không bất cập và phải cố gắng ở đời theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cho thành người quân tử, để cuối cùng thành thánh nhân Sách
Trung Dung chia làm hai phần:
Phần 1: từ chương 1 đến chương 20, là phần chính, gồm những lời của
Khổng Tử dạy các học trò về đạo lý trung dung, phải làm sao cho tâm được: tồn, dưỡng, tĩnh, sát; mức ở được gồm đủ: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín cho hòa với muôn vật, hợp với lòng Trời để thành người tài giỏi
Phần 2: từ chương 21 đến chương 33, là phần phụ, gồm những ý kiến của Tử
Tư giảng giải thêm cho rõ ràng ý nghĩa và giá trị của hai chữ trung, dung
Thời Bắc Tống, Trình Hiệu, Trình Di hết sức tôn sùng Trung dung Chu Hi
朱熹 (1130- 1200) là một nhà lý học thời Nam Tống, là bậc tập đại thành lý học,
được tôn xưng là Chu Tử Chu Hi đã đem phần Đại học và Trung dung trong Lễ ký xếp ngang hàng với Luận ngữ và Mạnh Tử, cho rằng phần “kinh” trong Đại học là
“Khổng Tử chi ngôn nhi Tăng Tử thuật chi”, phần “truyện” là “Tăng Tử chi ý nhi môn nhân ký chi”, Trung dung là “Khổng môn truyền thụ tâm pháp” mà do “Tử Tư
bút chi vu thư dĩ thụ Mạnh Tử”, bốn quyển này có sự nhất quán Phần chú thích
trong Đại học, Trung dung, gọi là “chương cú” 章句, phần chú thích trong Luận ngữ, Mạnh Tử tập hợp với cách nói của chúng nhân nên gọi là “tập chú” 集注 Người đời sau gọi là “Tứ thư chương cú tập chú” 四書章句集注, gọi tắt là “Tứ thư
Trang 18tập chú” 四書集注 Tứ thư chương cú tập chú là một bộ sách kinh điển của Nho gia
lý học, do thầy Chu Hi biên soạn Nội dung chia làm: “Đại học chương cú” (01 quyển), “Trung dung chương cú” (01 quyển), “Luận ngữ tập chú” (10 quyển) và
“Mạnh Tử tập chú” (14 quyển) Ông Chu Hi là người có công phân từng chương, ngắt từng câu, xếp đặt cho Trung dung mạch lạc Học trò nước ta ngày xưa ai cũng phải đọc qua sách Trung dung do Chu Hi sao chép và dẫn giải, gọi là sách “Chu Hi chương cú”, mà triều đình cũng coi những ý kiến của họ Chu là chính thống để kén
chọn nhân tài
1.2 Trung dung giảng nghĩa AB.278
Đây là một văn bản Hán Nôm hiện khuyết danh, không rõ năm sáng tác
Như chúng ta đã biết, chúng ta có một kho sách Hán Nôm cực quý, nhưng cũng thật
là phức tạp, rối răm, đặc biệt là các sách chép tay, đòi hỏi cần kíp phải tiến hành công tác văn bản học Văn bản học là một khoa học nghiên cứu các loại văn bản trong đời sống cụ thể của nó Nói cách khác nó là một ngành khoa học với những thao tác và nguyên tắc nhất định để đi sâu nghiên cứu lịch sử phát triển của văn bản nhằm xác định tác giả tác phẩm, niên đại tác phẩm và trả lại giá trị chân thực vốn có
của văn bản Nghiên cứu tác phẩm Trung dung giảng nghĩa, tác giả Luận văn
ngoài việc tìm hiểu nội dung Trung dung, tìm hiểu chữ Nôm được sử dụng để giảng nghĩa Trung dung, quan điểm cách dịch của tác giả chỉ mong thông qua việc áp
dụng các nguyên tắc chính, các thao tác xác định tác giả, niên đại tác phẩm như: sưu tầm, tập hợp xử lý toàn bộ những tài liệu liên quan đến tác phẩm, phân tích những
cứ liệu nằm trong tác phẩm (tìm hiểu những bài tựa, bài bạt, phân tích nội dung tư tưởng trong tác phẩm, phân tích bối cảnh lịch sử, xã hội, căn cứ vào tên đất, triều đại, chữ húy, xưng hô ), phân tích những cứ liệu nằm ngoài tác phẩm, dựa trên sự
tổng hợp các bằng chứng để tìm được gợi ý gì đó về phát hiện tác giả, cũng như
Trang 19thời kỳ xuất hiện văn bản (xác định niên đại tương đối) Đồng thời, nghiên cứu tìm hiểu quan điểm tư tưởng của tác giả cũng như những đóng góp – hạn chế của tác giả
trong quá trình giảng nghĩa Trung dung bằng chữ Nôm
1.2.1 Tập hợp văn bản
Về văn bản Trung dung giảng nghĩa, hiện tại thông qua việc tìm hiểu tại các
Thư viện của Viện nghiên cứu Hán Nôm, Thư viện Viện Khoa học xã hội, Thư viện Quốc gia, Thư viện Viện Văn học chúng tôi thấy chỉ có 01 bản chép tay duy nhất được lưu giữ tại Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm mang ký hiệu AB.278 và nằm
trong Di sản Hán Nôm Việt Nam – Thư mục đề yếu Ngoài ra, hiện chưa tìm được
truyền bản nào khác
1.2.2 Mô tả văn bản
Trung dung giảng nghĩa AB.278 là văn bản chép tay, khổ 30 x 22, tòan bộ
văn bản có 80 tờ, gồm 160 trang, trong đó: 03 trang đầu là Mục lục sách (có tóm tắt nội dung các chương, phần tóm tắt sơ lược nội dung này là dùng chữ Hán để tóm tắt), phần còn lại là chép nội dung 33 chương (những chữ viết to là chữ Hán, viết kèm dưới nó với cỡ chữ viết nhỏ hơn là chữ Nôm; viết lên trên 01 dòng/chữ là kinh văn chép lời Khổng Tử, lời diễn giải của Tử Tư; phần chữ viết tụt xuống 01 dòng/chữ là lời chú của Chu Hi)
Trong 160 trang của văn bản, mỗi trang có 09 dòng, chữ viết theo chiều dọc trang sách từ phải sang trái, xen kẽ theo thứ tự chữ Hán trước rồi đến chữ Nôm Mỗi một dòng có nhiều nhất là khoảng 19 đến 20 chữ (cả Hán và Nôm)
Mỗi trang văn bản đều có phần lời nguyên bản Trung dung hoặc phần chú
của Chu Hi bằng chữ Hán viết khổ to, kèm bên dưới (hơi lệch về bên phải dòng chữ)
là phần giảng nghĩa bằng chữ Nôm viết chữ nhỏ hơn, (nét chữ mảnh hơn)
Trang 20Trung dung giảng nghĩa (AB.278) dựa theo bản chỳ thớch của Chu Hi, giải nghĩa 33 chương sỏch Trung dung Khụng những giảng nghĩa phần Trung dung
nguyờn bản Hỏn văn mà phần chỳ của Chu Hi cũng được tỏc giả giảng nghĩa bằng chữ Nụm Sau mỗi cõu chữ Hỏn cú một cõu giải nghĩa bằng chữ Nụm
1.2.3 Niên đại hoàn thành văn bản
Khảo cứu về niờn đại của tỏc phẩm cũng là một khõu quan trọng của cụng tỏc Văn bản học Cú thể dựa vào thư tịch liờn quan và nghiờn cứu ngụn ngữ văn tự là điều rất cần thiết Chỳng ta phải căn cứ vào việc nhận mặt chữ, xột về õm, vần, xột cỏch dựng từ Như chỳng ta đó biết, chữ Hỏn, chữ Nụm đều là văn tự khối vuụng Mỗi chữ là một ký hiệu, bao gồm một số nột nhất định, sắp xếp theo một trật tự cõn đối trong một ụ vuụng Chớnh vỡ lẽ ấy, cho nờn người sao chộp viết tay dễ viết nhầm, viết sai, viết thiếu nột, thừa nột Đặc biệt cỏc văn bản Hỏn cổ, văn bản Nụm, thường viết chữ theo cột dọc, từ phải sang trỏi, chỉ cần viết khụng đỳng cự ly giữa chữ trờn
và chữ dưới thỡ đó tạo ra một chữ khỏc rồi Ngoài ra, trong qua trỡnh phỏt triển, tiếng Việt cú những hiện tượng biến đổi về ngữ õm Cho nờn người ta phải thay đổi
ký hiệu chữ viết cho nú phự hợp với những thay đổi về cỏch phỏt õm Điều đú thể hiện chữ Nụm đó ghi theo õm đọc của một thời kỳ lịch sử, nếu ta nhõn biết được sự hay đổi về õm, vần, nhận biết được những chữ viết tắt, bớt nột, hoặc viết đảo vị trớ nột chữ một cỏch cú ý thức (chữ kiờng hỳy) Dựa vào những cứ liệu chữ viết kiờng hỳy cũng giỳp người nghiờn cứu văn bản xỏc định thời điểm xuất hiện một cỏch khỏ chớnh xỏc Bờn cạnh đú dựa vào cỏch dựng từ để xỏc định thời điểm xuất hiện của tỏc phẩm hoặc tờn tỏc giả cũng là điều rất quan trọng Vỡ quy luật phỏt triển của ngụn ngữ thường cú những từ mất đi, nhưng lại cú những từ mới xuất hiện Hơn nữa, lịch sử nghiờn cứu văn bản liờn quan mật thiết với lịch sử văn học, lịch sử tư tưởng xó hội, lịch sử ngụn ngữ, và lịch sử núi chung trong một thể thống nhất,
Trang 21không thể nghiên cứu một cách biệt lập Vì thế, qua nhiều cứ liệu khác nhau như vậy có thể sẽ giúp chúng ta xác định được thời điểm xuất hiện cuả văn bản cũng như danh tính tác giả
Văn bản Trung dung giảng nghĩa (AB.278) không ghi niên đại tác phẩm
Trong khuôn khổ khảo cứu của luận văn, chúng tôi sẽ cố gắng xác định niên đại của
Trung dung giảng nghĩa
1.2.4 C¸ch ghi tªn t¸c gi¶, t¸c phÈm
Hiểu biết về tác giả là một khâu quan trọng trong việc xác định lý lịch của văn bản Thế nhưng trong số sách Hán Nôm của ta thực tế có khá nhiều trường hợp không rõ ràng, không có tên tác giả, hoặc ghi lẫn lộn của người này sang người khác Có trường hợp giải quyết tương đối thuận lợi nhờ có sự ghi nhận của thư tịch liên quan, tuy nhiên có những trường hợp không thể giải quyết được hoặc là có nhiều tranh luận về tác giả do không có hoặc không đủ cứ liệu
Trung dung giảng nghĩa là một văn bản Hán Nôm hiện khuyết danh Chưa
thấy dấu hiệu nào về tên tác giả thể hiện trên văn bản Như vậy, về tác giả của
Trung dung giảng nghĩa, cần chờ khảo cứu thêm Qua tác phẩm Trung dung giảng nghĩa cũng như các nguồn tư liệu liên quan, chúng tôi chưa có căn cứ nào cho việc
đoán định tác giả
Hiện chúng tôi chỉ dùng duy nhất một văn bản Trung dung giảng nghĩa, cho nên chỉ có duy nhất một cách ghi tên tác phẩm là Trung dung giảng nghĩa
1.2.5 CÊu tróc cña v¨n b¶n
Văn bản gồm 33 chương, 160 trang
Ba trang mở đầu sách TDGN là mục lục rất chi tiết, đó cũng là kết cấu chi
tiết của văn bản
Trang 22Các trang tiếp theo chép phần Trung dung nguyên bản Hán và phần chú của
Chu Hi có kèm phần giảng nghĩa bằng chữ Nôm
1.3 Nhiệm vụ đặt ra đối với việc nghiên cứu tác phẩm Trung dung giảng nghĩa
Vì văn bản TDGN không rõ tên tác giả, niên đại tác phẩm nên nhiệm vụ đặt
ra khi bước đầu nghiên cứu nó là thu thập tìm hiểu các tư liệu liên quan để hiểu về
nội dung của văn bản TDGN; tìm hiểu giá trị của văn bản TDGN, tìm hiểu chữ Nôm
được sử dụng trong đó; tìm hiểu về quan điểm tư tưởng, những đóng góp cũng như
hạn chế của tác giả trong quá trình giảng nghĩa Trung dung bằng chữ Nôm và đưa
ra những nhận xét, đoán định về niên đại tương đối, về tác giả của tác phẩm này
1.4 Tiểu kết chương I
Chương I là chương mở đầu, cũng là chương tương đối quan trọng Trong chương này, chúng tôi đã giải quyết được một số vấn đề sau:
- Giới thiệu tổng quan về văn bản Trung dung
- Giới thiệu tổng quan về văn bản TDGN
- Mô tả chi tiết văn bản TDGN
- Rút ra một số nhận xét về tên tác phẩm, tác giả, niên đại hoàn thành tác
phẩm TDGN
- Đặt ra nhiệm vụ khi bước đầu nghiên cứu văn bản TDGN
Trang 23CHƯƠNG II
NGHIÊN CỨU VĂN BẢN TRUNG DUNG GIẢNG NGHĨA
THÔNG QUA VIỆC XỬ LÝ TƯ LIỆU CHỮ NÔM
Trong Chương II, Luận văn sẽ trình bày ba vấn đề, một là về việc giảng nghĩa Trung dung bằng chữ Nôm, hai là tìm hiểu chữ Nôm được sử dụng trong
Trung dung giảng nghĩa, ba là phiên âm từ chữ Nôm ra chữ Quốc ngữ
2.1 Việc giảng nghĩa Trung dung bằng chữ Nôm
2.1.1 Việc giải thích nghĩa chữ Hán sang tiếng Việt thông qua chữ Nôm
Chữ Hán có mặt trên đất Việt Nam khoảng gần 2000 năm liên tục từ thời Bắc thuộc cho mãi đến đầu thế kỷ XX, được sử dụng trong mọi lĩnh vực đời sống văn hóa, chính trị của xã hội Việt Nam Từ đầu Công nguyên đến thế kỷ X (năm 938), người Việt trực tiếp tiếp xúc với tiếng Hán Nhà Hán đã mở trường dạy chữ Hán ngày càng nhiều ở Giao Châu, điều đó càng khiến cho tiếng Hán và chữ Hán ngày càng ảnh hưởng tới người Việt Chữ Hán vừa là phương tiện, vừa là bằng chứng của quá trình tiếp xúc giao lưu văn hóa dài lâu giữa Việt Nam và Trung Hoa ở những thiên niên kỷ sau Công nguyên Trước thế kỷ X, người Việt Nam dùng chữ Hán đọc như người Hán, học chữ Hán thực chất như là học một sinh ngữ Đến đầu thế kỷ X, Việt Nam bước vào thời kỳ tự chủ thì tiếng Hán không còn tư cách là một sinh ngữ nữa mà người Việt vẫn dùng chữ Hán như cũ nhưng lại đọc theo cách riêng của mình là đọc theo cách đọc Hán -Việt Cách đọc này đã ảnh hưởng vào tiếng Việt làm cho tiếng Việt ngày càng phong phú hơn Chữ Hán dù sao cũng vẫn là một văn
tự ngoại lai vốn chỉ được tầng lớp trên như quan lại, trí thức quen dùng, đã đến lúc không đáp ứng được nhu cầu ghi chép của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội Bị tách khỏi môi trường sinh ngữ, chữ Hán càng không đáp ứng được nhu cầu diễn tả
Trang 24mọi mặt của cuộc sống, những diễn biến tình cảm hết sức uyển chuyển, tinh tế của người Việt Nam Trong hoàn cảnh đó, cần phải có một nền văn tự riêng của người Việt là nhu cầu rất tự nhiên Chữ Nôm ra đời đáp ứng nhu cầu đó của lịch sử Cho đến thời điểm xuất hiện chữ Nôm thì chữ Hán đã có lịch sử hàng ngàn năm rất quen thuộc với người Việt Nam Đó cũng là một thuận lợi đối với việc vay mượn chữ Hán để tạo chữ Nôm Chữ Nôm được tạo ra trên cơ sở các chữ vuông Hán, bởi vậy nếu không có trình độ chữ Hán ở một mức độ nhất định thì người Việt cũng không thể viết và đọc chữ Nôm Khi Việt Nam có nhu cầu phải có một nền văn tự riêng thì trên đất Việt đã có một đội ngũ hùng hậu những người Việt Nam có trình độ hiểu biết sâu về chữ Hán và nền văn hóa Hán Họ chính là những người đầu tiên tham gia vào việc sáng tạo chữ Nôm và sau này những người kế tiếp họ sẽ có vai trò quan trọng trong việc phát triển và hoàn thiện chữ Nôm Kể từ khi chữ Hán bắt đầu du nhập vào Việt Nam đến khi bị thay thế bằng văn tự khác- chữ Quốc ngữ (đầu thế kỷ XX) - thì việc dạy chữ Hán đã tồn tại song song với quá trình đó Một hệ quả lớn trong việc phổ biến chữ Hán ở Việt Nam là sự ra đời các sách dạy chữ Hán, trong
đó có sách đơn ngữ (chữ Hán) và song ngữ (Hán- Nôm) Để giải thích chữ Hán sang tiếng Việt, trong quá khứ người ta dùng các khái niệm: giải nghĩa - giảng nghĩa và giải âm, nhưng tất cả đều là nghĩa của chữ Hán được giải thích sang tiếng Việt thông qua chữ Nôm Với tính chất là sách dạy chữ Hán cho người mới học thì
các sách song ngữ Hán- Nôm như: Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa, Tam thiên tự giải
âm, Nhật dụng thường đàm, Đại Nam quốc ngữ… trong loại hình sách này đã lấy các cấp độ ngôn ngữ: tự, từ, cụm từ làm đơn vị cơ sở để giải thích nghĩa chữ Hán
Không dừng lại ở đó, trong quá trình giao lưu văn hóa với Trung Hoa, người Việt chúng ta được tiếp xúc với những bộ sách kinh điển của họ Để hiểu các văn bản
Hán văn người ta có thể giải nghĩa, giảng nghĩa, diễn nghĩa, diễn ca, thuyết ước, tiết lược, tinh nghĩa…Mỗi một phương thức đều có mang đặc trưng riêng của mình
Trang 25Riêng sách Trung dung đã được các nhà Nho diễn ca, giảng nghĩa, thuyết ước…
Mục đích giảng nghĩa là không những diễn ra mà còn giảng nghĩa, giảng giải ý tường tận ý nghĩa, giúp cho người đọc có thể nắm bắt được nội dung chính của nó
2.1.2 Việc giảng nghĩa Trung dung bằng chữ Nôm
+ Trung dung giảng nghĩa vµ sù thÓ hiÖn quan ®iÓm, ph-¬ng ph¸p diễn Nôm
Theo Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng- Trung tâm Từ điển học, 2002, Hoàng
Phê chủ biên có ghi: “giảng”: trình bày kiến thức cặn kẽ cho người khác hiểu; “giảng
nghĩa”: nói cho rõ nghĩa cuả từ ngữ, câu văn, bài văn
Tại Việt Nam, sách giảng nghĩa Tứ thư, Ngũ kinh nói chung và sách Đại học, Trung dung nói riêng không phải là nhiều Có thể liệt kê một số sách tiêu biểu như
sau:
- Đại học giảng nghĩa 大 學 講 義 là bản dịch Nôm sách Đại học có kèm chú giải gốc chữ Hán của Chu Hi và bài nói về sách Đại học Đại học giảng nghĩa
không rõ tác giả, hiện có một bản viết tay 30 trang, ký hiệu AB.227 (TVHN)
- Đại học tích nghĩa 大 學 晰 義 do Lê Văn Ngữ biên soạn và viết tựa năm
1927, giảng giải sách Đại học của Tăng Tử, có viện dẫn Kinh thư, Luận ngữ, Mạnh
Tử để thuyết minh Có một số bài bàn về sách Luận ngữ, Trung dung Đại học tích nghĩa có ký hiệu A.2594 (TVHN)
Trang 26- Tứ thư ước giải 四 書 約 解 của Lê Quý Đôn do Lê Quý Đôn soạn, in năm 1839 Cuốn sách diễn giải bằng chữ Nôm một số chương trong Tứ thư
- Dịch kinh giảng nghĩa 易經講義 do Phạm Đan Sơn soạn, nội dung: dịch
Như chúng ta đã biết, Tứ thư, Ngũ kinh nói chung và Trung dung nói riêng là
bộ sách giáo khoa cho chế độ giáo dục khoa cử thời kỳ phong kiến Trung dung có nghĩa là ở mức vừa phải Chưa cần xét tới những ý nghĩa cao xa, ta cũng nhận thấy đây là chủ trương của nhà Nho, rất thực tiễn, khuyên người ta tránh chỗ cực đoan, chớ thái quá mà cũng đừng bất cập Việc giảng dạy, nghiên cứu tìm hiểu, truyền bá kinh điển Nho giáo đã được các nhà Nho Việt Nam hết sức đề cao Đối với người
Việt nói chung, việc tiếp xúc và hiểu đúng nội dung Trung dung (Hán văn) là có
phần hạn chế vì thế các nhà Nho Việt Nam đã dùng chữ Nôm để giảng nghĩa Trung dung, nhằm mục đích giúp cho số đông người Việt sẽ có cơ hội tiếp xúc và tìm hiểu
về tư tưởng của Nho giáo Chính vì thế, ta có thể đoán định tác giả của Trung dung giảng nghĩa chắc chắn phải là người thông sách kinh sử, là người có tri thức uyên
bác, có trình độ, có kỹ năng giảng dạy (có thể là nhà giáo)
+ Giảng nghĩa nội dung Trung dung bằng chữ Nôm
Đi vào nghiên cứu văn bản Trung dung giảng nghĩa, sau đoạn giới thiệu Mục lục sách là đến đoạn Chu Hi dẫn lời của anh em họ Trình- Trình Hiệu và Trình Di
mà ông rất phục, tôn làm thầy Thầy Trình Tử dạy rằng: “chẳng mếch ấy rằng chữ trung, chẳng đổi ấy rằng chữ dung Trung ấy là đạo chính trong thiên hạ Dung ấy
là lẽ định trong thiên hạ” Đoạn này ngoài việc giải thích nghĩa của “trung” 中,
Trang 27“dung” 庸 thì có nói đến nguồn gốc của sách Trung dung, vốn đó là tâm pháp
Khổng Tử dùng để truyền dạy trong đám học trò, Tử Tư sợ rằng vì lâu ngày mà sai lạc đi, nên chép vào trong sách để truyền cho Mạnh Tử Sách này mở đầu nói về một lý duy nhất, đọan giữa mở rộng ra muôn việc, đoạn cuối lại gom về lý duy nhất (Đạo trung dung) mở rộng ra thì phổ cập khắp vũ trụ, gom về thì lui vào chỗ kín đáo Ý vị của nó vô cùng, đều là việc học thiết thực Người nào khéo đọc biết suy ngẫm, chiêm nghiệm, sẽ học được điều tâm đắc, đem sử dụng suốt đời chẳng hết vậy
Tiếp đó, từ chương 1 đến chương 20, là kinh văn chép lời Khổng Tử Cụ thể:
đoạn trên đã cho biết thế nào là Trung 中, thế nào là Dung 庸, thì đoạn tiếp theo-
Chương 1- “trung hòa là căn bản của thiên hạ”, cho định nghĩa của một số từ:
Trung 中, Hòa 和, Tính 性, Đạo 道, Giáo 教
Mệnh Trời, một trong những phạm trù trọng yếu trong hệ thống tư tưởng của Khổng Tử Tử Tư phát huy tư tưởng “thiên mệnh” của Khổng Tử mà nêu ra mệnh
đề: “Thiên mệnh chi vị tính, suất tính chi vị đạo, tu đạo chi vị giáo” (Trời phú đức
cho ấy rằng Tính, người noi tính làm ấy rằng Đạo, đấng Thánh nhân sửa lại đạo ấy
bảo rằng Dạy) “Tính” là gì? Tính là cái mà tự nhiên bẩm phú cho người mà người
ta bẩm thụ lấy Thuộc về “thiên” thì gọi là “mệnh”, phú vào người ta rồi thì gọi là
“tính” Đạo: phạm trù này đã xuất hiện trong sách Luận ngữ, “đạo” xuất hiện cả
thảy 60 lần, trong đó 44 lần là thuật ngữ của Khổng Tử, được dùng với nhiều nghĩa
khác nhau: nghĩa gốc là “đường đi” – “đạo thính nhi đồ thuyết” (nghe chuyện ngoài đường rồi thuật lại ngoài đường – Luận ngữ Dương Hóa); nghĩa là “đường lối chính trị” – “lễ chi dụng, hòa vi qúy, tiên vương chi đạo tư vi mĩ” (tác dụng của lễ, lấy hòa làm quý, đạo của các tiên vương đẹp ở đó – lời Hữu Tử Luận ngữ Học nhi); phái sinh thành nghĩa “nhân sinh quan”, “thế giới quan” và thậm chí là “triết lí sâu
Trang 28sắc”, thí dụ: “Tử viết: „Triêu văn đạo, tịch tử khả hĩ” (Luận ngữ Lí Nhân), “nhân năng hoằng đạo, phi đạo hoằng nhân” (Luận ngữ, Vệ Linh Công); nghĩa là “phương
pháp hoặc biện pháp” như trong các câu: “Tử viết: xạ bất chủ bì, vi lực bất đồng
khoa, cổ chi đạo dã” (Luận ngữ Bát dật) Đạo lại chia ra làm “thiên đạo” (đạo Trời),
“địa đạo” (đạo Đất) và “nhân đạo” (đạo người) Giáo: là “tu đạo” Khổng Tử đã
nhiều lần nói về “giáo” trong Luận ngữ: “thiện nhân giáo dân thất niên, diệc khả dĩ tức nhung hĩ” (Luận ngữ Tử Lộ) Ở chương 1 nêu định nghĩa của Tính, Đạo, Giáo
Nội dung của chương này nói đến tính người là do trời ban cho, hàm ý “bản thiện” theo chủ trương của nhà Nho Tính người ta vốn lành, muốn nên người tốt phải noi theo tính mà ăn ở, phải sửa mình theo đạo, tu thân nghe theo những điều dạy của thánh hiền Người quân tử tự mình phải “giới thận”, răn dè cẩn thận, tự mình cấm đoán, tự mình nhắc nhở chớ vi phạm “Mạc hiện hồ ẩn, mạc hiển hồ vi
Cố quân tử thận kỳ độc dã” Như các cụ ta thường nói: “càng kín càng rõ, càng nhỏ càng tỏ”, hoặc “cây kim trong bọc, lâu ngày cũng ló”, ở đây ý nói người quân tử phải luôn luôn răn trừng cẩn thận, bởi lẽ ác niệm và ngay cả những hành vi xấu thường nảy sinh ở những nơi kín đáo, vào những lúc ở một mình, tưởng không ai thấy được, không ai nghe được, nhưng chính đó là những trường hợp dễ cám dỗ nhất Mừng (hỉ), giận (nộ), thương (ai), vui (lạc) là bốn loại tình cảm của con người,
lúc nó chưa phát ra thì gọi là “trung” 中, phát ra mà đều trúng tiết thì gọi là “hòa”
和 Trung là gốc lớn của thiên hạ, hòa là đạo thông suốt của thiên hạ Đạo sinh ra
bởi trời, mà không thể thay đổi, và thực thể của nó có đầy đủ nơi ta, mà không thể
rời xa Trung hòa – Thế giới quan và phương pháp luận của Nho gia Cho rằng,
“trung hòa” là căn bản của Trời Đất và muôn vật và cũng là đạo lớn thông hành trong thiên hạ Từ “trung hòa” xuất hiện sớm nhất là ở thiên Trung dung này của sách Lễ kí Tương truyền Tử Tư làm ra thiên Trung dung đã đề ra khái niệm “trung
Trang 29hòa” như một phạm trù minh xác, và định nghĩa “hỉ, nộ, ai, lạc chi vị phát” là
“trung” và “phát nhi giai trúng tiết” là “hòa”, điểm này không hoàn toàn giống với điều Khổng Tử nhấn mạnh rằng “giữ được sự hài hòa, cân đối giữa các mặt đối lập của sự vật” Trung dung còn bàn về “trung hòa” trên khía cạnh nguồn gốc của Thế giới Tiếp đến nói tới các thánh hiền đã đem hết sức mình ra để làm chuyển hóa thiên hạ
Trong đoạn này, tác giả dùng lối trực dịch, tức là một từ Hán được dịch ra một từ Nôm, như: “bất thiên chi vị trung, bất dịch chi vị dung” (chẳng mếch ấy rằng chữ trung, chẳng đổi ấy rằng chữ dung) Cụ thể: “bất” nghĩa là “chẳng”, “thiên” có nghĩa là “mếch” (chỉ cái gì đó không bằng phẳng mà lệnh), “chi vị” nghĩa là “ấy rằng” hoặc “ấy là”, “dịch” là “đổi”…Cũng có khi tác giả đã giảng nghĩa ra chữ
Nôm bằng cách thêm các liên từ, hư từ, thực từ, chủ thể như: ấy rằng, ấy bảo rằng, cho nên, đấng Thánh nhân…Trong lời giảng nghĩa còn có thêm những từ đệm, đưa
đẩy Vì thế nếu so sánh số chữ trong nguyên bản Hán văn và phần giảng nghĩa bằng chữ Nôm thì ta thấy có sự dôi ra về số lượng chữ Chúng tôi đi vào khảo sát một vài
câu để minh chứng cho nhận định trên Thí dụ Trung dung chương thứ nhất có đoạn:
Thiên mệnh chi vị tính, suất tính chi vị đạo, tu đạo chi vị giáo (Trời phú đức cho
ấy rằng tính, người noi tính làm ấy rằng đạo Đấng Thánh nhân sửa lại đạo ấy bảo rằng dạy) Trong nguyên văn chữ Hán có cả thảy 09 chữ bao gồm thiên, mệnh, chi,
vị, tính, suất, đạo, tu, giáo Nhưng khi dùng giảng nghĩa ra chữ Nôm thì đã có 18 chữ Nôm, và tác giả đã giảng giải đưa thêm vào chủ thể của hành động “suất tính” (noi tính) là “người”, “tu đạo” (sửa lại đạo) là “đấng Thánh nhân”
Trong chương này khi chép tay, tác giả đã 04 lần viết nhầm thứ tự xuất hiện trước sau của từ và đã dùng ký hiệu để chỉ dẫn cho người đọc biết (thí dụ: “lìa được thì chẳng phải là đạo vậy” đã viết sai là “lìa được thì chẳng phải là vậy đạo”); 02
Trang 30trường hợp viết sai chữ thì đã gạch chữ viết sai và viết chữ đúng ở ngay bên phải chữ viết sai đó Nhìn chung tác giả đã dùng chữ Nôm giảng nghĩa một cách chính xác Trung dung từ chữ Hán, tuy nhiên có đôi chỗ tác giả đã giảng nghĩa chưa hết hoặc do chép thiếu chữ, như: Hán văn: “Thiên dĩ âm dương ngũ hành hóa sinh vạn vật, khí dĩ thành hình nhi lí diệc phú yên” 天以陰陽五行化生萬物,氣以成形而
理亦賦焉, giảng nghĩa bằng chữ Nôm là: “Trời lấy khí âm, khí dương, năm hóa sinh muôn vật Khí để thành hình, mà lẽ cũng phú cho vậy” Ở đây “ngũ hành” 五
行 nên hiểu là năm hành: Kim 金, Mộc 木, Thủy 水, Hỏa 火, Thổ 土
Mười chương tiếp theo (chương 2 đến chương thứ 11) là Tử Tư dẫn lời
Khổng Tử để làm trọn nghĩa chương 1 này Đó là việc so sánh người quân tử 君子
và kẻ tiểu nhân 小人 Quân tử theo đạo trung thường, kẻ tiểu nhân trái đạo trung
thường Quân tử theo đạo trung dung bất cứ lúc nào luôn luôn giữ tâm không thiên lệch Tiểu nhân trái với đạo trung dung là vì có lòng tiểu nhân, có tâm thiên lệch, việc gì cũng dám làm nên chẳng biết kiêng dè, sợ hãi gì Người quân tử hòa thuận với mọi người mà không a dua, đem lòng khoan nhu mà dạy người, tha thứ cho kẻ
vô đạo, giữ bậc trung không thiên lệch, nước có đạo chẳng thay đổi chí hướng, nước
vô đạo chết cũng chẳng đổi tiết Ở đây ý nói lúc có minh chúa trị vì, đất nước thanh bình, kẻ sĩ được hiển đạt, nhưng chẳng vì phú quý mà xa rời cuộc sống, đạo đức của mình Bên cạnh đó, kẻ trí, ngu, kẻ hiền, bất tiếu đều vì thái quá hay bất cập, vì khí chất bẩm sinh khác nhau mà lỗi mất đạo trung vậy Khổng Tử than cho thế đạo suy
vi, vì ít ai biết theo mà giữ gìn Ngài nói: vua Thuấn là bậc đại trí vậy Vua Thuấn ham hỏi ý kiến mọi người, thích suy xét cả những lời thiển cận, ém điều xấu mà tuyên dương, phô điều thiện, nắm vững hai đầu mối mà cân lựa lấy điều thích trung, rồi sau đấy đem điều trung áp dụng cho dân chúng Người ta ai cũng tự nói rằng mình là người trí, khôn ngoan, nhưng giả sử lùa họ vào lưới bẫy thì họ không ai là
Trang 31biết tránh được cả, cũng như chọn đạo trung dung để theo nhưng chẳng giữ nổi một tháng vậy Nói như vậy để cho ta biết đạo trung dung thật vi diệu, người quân tử nên một lòng theo đạo trung dung Còn như lánh đời, chẳng ai biết tới mình mà chẳng hối tiếc phàn nàn thì chỉ có Thánh nhân mới làm được đấy thôi
Trong phần này, khi chép tay tác giả đã 03 lần chép sai thứ tự xuất hiện trước sau đã dùng ký hiệu để chỉ dẫn cho người đọc biết; 01 trường hợp viết sai chữ thì đã gạch chữ viết sai và viết chữ đúng ở ngay bên phải chữ viết sai đó Về phần chữ nghĩa: trong chương 2: khi chép phần chú của Chu Hi nói rõ hơn về đạo trung dung
có viết: “Trung dung giả, bất thiên bất ỷ, vô qúa bất cập, nhi bình thường chi lý Nãi thiên mệnh sở đương nhiên Tinh vi chi cực chí dã Duy quân tử vi năng thể chi,
tiểu nhân phản thị”, được phiên Nôm là: “Trung dung ấy nghĩa là chẳng vênh chẳng lệch, không quá lắm và chẳng kịp, mà là lẽ bình thường Bèn lẽ trời đã nên thế Rất là tinh vi vậy Chỉ người quân tử là hay/biết thân thể đấy, kẻ tiểu nhân trái
lẽ ấy” Ở đây tác giả dịch “thể” 體 thành “thân thể” 身體 “Thể” 體 nên hiểu là tự
bản thân mình thể hội 體會, thể nghiệm 體驗 vậy Tiếp đó đến đoạn: “Quân tử chi trung dung dã, quân tử nhi thời trung Tiểu nhân chi trung dung dã, tiểu nhân nhi vô
kỵ đạn dã” được phiên Nôm là: “Người quân tử hay theo được đạo trung thường vậy, là có đức bậc quân tử mà lại tùy thời cho hợp đạo trung Kẻ tiểu nhân trái đạo trung thường, là vì có lòng tiểu nhân mà lại không biết sợ hãi vậy” Khi đối chiếu
so sánh với các văn bản Trung dung khác thì thấy ở đây tác giả đã viết thiếu từ
“phản” 反, đáng ra trong phần nguyên văn Hán Việt phải viết là: “Tiểu nhân chi phản trung dung dã, tiểu nhân nhi vô kỵ đạn dã”
Các chương tiếp theo (từ chương 12 đến chương thứ 20) là lời thầy Tử Tư
giảng rõ ý “đạo không thể rời xa dù trong chốc lát” 道不可須叟離 ở chương đầu
và dẫn lời Đức Khổng Tử để làm sáng tỏ hơn vậy Về đạo người quân tử, viết:
Trang 32“Quân tử chi đạo phí nhi ẩn” 君子之道費而隱 (Đạo của người quân tử rộng rãi mà kín nhẹm) Đạo người quân tử khởi đầu ở nơi ngu phu ngu phụ, tới chỗ cao siêu lại
phải xem xét nơi trời đất Đạo này đàn ông đàn bà kém khôn cũng có thể biết được, nhưng đến chỗ cao siêu thì dẫu Thánh nhân cũng có điều không biết hết; đàn ông đàn bà hèn kém cũng có thể làm được, nhưng đến chỗ cao siêu thì dẫu Thánh nhân
cũng có điều không làm nổi Đoạn này có dẫn một câu trong Kinh Thi: “Diên phi lệ
thiên, ngư dược vu uyên” (chim bay đến trời, cá nhảy dưới vực) để giải thích rõ ý
nêu ra ở đoạn trên: đạo Trung dung phát khởi ở chỗ tầm thường, nhưng chỗ cao siêu của nó bao trùm cả đất trời Đạo gắn liền với con người, phục vụ con người Kẻ hành đạo bày trò giả dối cho ra vẻ đạo là thứ cao siêu, người thường không ai theo nổi, rồi có thái độ tự cao tự đại xa lánh mọi người, thử hỏi đạo của người đó còn có thể gọi là đạo nữa không? Nho giáo vốn dạy những điều thực tiễn, những cách đối
xử thường nhật, lấy hình tượng “cầm búa mà đẽo cán búa”, “dĩ nhân trị nhân” để nói người quân tử dùng người để trị người, luôn luôn sửa đổi bản thân cho thật tốt
mới thôi, và “thi chư kỷ nhi bất nguyện, diệc vật thi ư nhân” (điều gì đem áp dụng cho bản thân mà chẳng hài lòng thì chớ áp dụng cho người) Đây cũng chính là ý:
“kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” Người quân tử tùy theo địa vị mà cư xử, chẳng trông mong ở bên ngoài Vốn giàu sang thì ăn ở, cư xử theo giàu sang, vốn nghèo hèn thì theo nghèo hèn, vốn rợ mọi thì theo rợ mọi, vốn khốn khó thì theo khốn khó Người quân tử ở vào bất kỳ hoàn cảnh nào cũng vui vẻ cả Ở địa vị trên không đè nén người dưới, ở địa vị dưới chẳng vin dựa người trên Giữ bản thân ngay thẳng, chẳng cầu mong ở người, ắt không oán than Trên không oán trời, dưới chẳng trách người
Vì thế người quân tử ở chốn bình dị để đợi mệnh trời, kẻ tiểu nhân đi chốn hiểm trở, làm chuyện liều lĩnh để cầu may Đạo của người quân tử có bốn điều Ở đây Khổng
Tử nêu ra bốn trong năm cách cư xử, gọi là “ngũ thường”五常: vua tôi, cha con, anh em, vợ chồng và bạn bè (bỏ qua bổn phận giữa vợ chồng) Khổng Tử nói rằng:
Trang 33“xạ hữu tự hồ quân tử, thất chư chính hộc, phản cầu chư kỳ thân” (bắn cung có điều giống với đạo quân tử: bắn không trúng đích, trở lại xét ở bản thân) Người quân tử
theo đạo ví như người đi xa, sắt phải từ chỗ gần; ví như eo núi ắt phải từ chỗ thấp Tiếp đó là lời Khổng Tử nói về vua Thuấn, Văn Vương, Vũ Vương, Chu Công Vua Thuấn: một vị thánh quân đời xưa, cha là Cổ Tẩu là người hung bạo, lúc quá nóng giận có thể giết con, nhưng ông Thuấn thờ cha rất có hiếu nên Khổng Tử khen vua Thuấn là bậc đại hiếu 大孝 vậy Văn Vương thì Ngài nói rằng: là người không có
lo âu gì 無憂 Văn Vương là người có sức cảm hóa dân rất mạnh, dưới thời vua Trụ, dân chúng theo về rất đông, mà ông vẫn một lòng tôn thờ vua Trụ Thời gian bị vua Trụ giam ở ngục Dữu Lý, ông vẫn điềm nhiên, lại bỏ công nghiên cứu Kinh Dịch, chép lời bàn từng quẻ trong Kinh Dịch Vì thế Khổng Tử khen rằng vua Văn Vương
là người không lo âu Vũ Vương là con của vua Văn Vương, nối sự nghiệp cha ông, một phen mặc áo chiến mà được thiên hạ, bản thân không mất danh tiếng lẫy lừng trong thiên hạ, tôn làm đấng thiên tử, giàu có khắp trong bốn bể, tổ tiên được thờ nơi nhà tông miếu, cơ nghiệp thời con cháu giữ đấy Chu công là em của Vũ Vương,
có công sửa sang triều chính, lúc Vũ Vương mất, ông lại có công phụ chính, giúp
đỡ cho cháu là Thành Vương yên trị đất nước Vũ Vương và Chu công đều có nết hiếu cao rộng vậy Người có hiếu là người biết nối chí cha ông, giỏi kế thừa sự nghiệp của cha ông vậy Kế thừa sự nghiệp cha ông, hành lễ, tấu nhạc, theo như cha ông, kính những người mà ông cha tôn trọng, yêu những người mà ông cha quí mến, thờ người chết với lòng kính cẩn coi như người vẫn còn sống, làm được như thế là hiếu rất mực vậy Nho gia luôn đề cao chữ Hiếu 孝 Khổng Tử từng nói: “vi chính tại nhân, thủ nhân dĩ thân, tu thân dĩ đạo, tu đạo dĩ nhân Nhân giả nhân dã, thân thân vi đại Nghĩa giả nghi dã, tôn hiền vi đại Thân thân chi sái, tôn hiền chi đẳng,
lễ sở sinh dã” (làm chính trị ở người, lấy lòng người là ở mình, sửa mình phải lấy
đạo, sửa mình theo đạo phải lấy điều nhân Mục tiêu của lòng nhân là con người,
Trang 34trong đạo nhân thì gần với người thân là lớn Nghĩa cốt ở cư xử hợp lẽ, thích nghi,
mà tôn người hiền là lớn Thương yêu người thân có nhiều ít, tôn người hiền có thứ bậc, lễ được đặt ra là vì vậy) Ba đức tính được nhà Nho đề cao là: Nhân 仁, Trí 智,
Dũng 勇 Người nào muốn tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ đều phải trau dồi
ba đức tính này Ham học thì gần với nết Trí, cố làm (điều thiện) thì gần nết Nhân, biết hổ thẹn thì gần với nết Dũng Biết được ba điều đó, ắt phải biết làm gì để tu thân, biết phải làm gì để tu thân ắt phải biết làm gì để trị người, biết làm gì để trị người ắt phải biết làm gì để trị thiên hạ quốc gia vậy Phàm trị thiên hạ nhà nước có
chín đạo thường (cửu kinh 九經), đó là: tu thân 修身 (giữ trai giới, ăn mặc chỉnh tề, điều gì không phải lễ thì không làm, là để tu thân), tôn hiền 尊賢 (bỏ lời xu nịnh, xa sắc đẹp, rẻ của mà trọng đức, là để khuyến khích người hiền vậy), thân thân 親親 (ban cho tước vị, bổng lộc trọng hậu, cùng chung một lòng yêu ghét, là để khuyến khích việc thương yêu người thân vậy), kính đại thần 敬大臣 (quan thuộc đủ dùng sai khiến, là để khuyến khích quan đại thần), thể quần thần 體群臣 (đãi lấy trung tín, nuôi cho trọng lộc, là để khuyến khích kẻ sĩ), tử thứ dân 子庶民 (coi thứ dân như con sai khiến phải thời, nhẹ thuế má, là để khuyến khích trăm họ), lai bách công 來百工 (hàng ngày xem xét, hàng tháng khảo sát, lương bổng xứng với việc làm, là để khuyên trăm thợ), nhu viễn nhân 柔遠人 (tiễn người đi, đón người lại, khen ngợi người thiện, thương xót kẻ kém cỏi, là để vỗ về người phương xa), hoài chư hầu 懷諸侯 (nối đời đã dứt, cử nước đã mất, trị nước loạn, giữ nước nguy, việc triều sính đúng thời, hậu lễ đi cho người mà lấy ít đồ đem lại, là để bao bọc nước chư hầu)
Từ chương 12 đến chương 20 này, trong quá trình sao chép cũng có những chỗ viết nhầm thứ tự xuất hiện trước sau và dùng ký hiệu để chỉ dẫn cho người đọc
Trang 35biết, viết sai chữ thì gạch đi và viết lại chính xác vào phía bên phải chữ viết sai đó, viết thừa chữ thì gạch đi Nhìn chung tác giả đã dùng chữ Nôm để giảng nghĩa nội dung Trung dung một cách trung thực Tuy nhiên trong quá trình giảng Nôm đó cũng có những chỗ chưa thật sự sát nghĩa Thí dụ như: ở chương 13: Tử viết: “đạo
bất viễn nhân Nhân chi vi đạo nhi viễn nhân, bất khả dĩ vi đạo.” (Đức Khổng tử
dạy rằng: đạo chẳng xa người ta Người ta học đạo mà làm những điều cao xa, chẳng có thể lấy thế làm đạo được) (Đạo gắn liền với con người, phục vụ con
người) nên ở đây nên hiểu ý của Khổng Tử dạy rằng: đạo chẳng xa người Người nào thi hành đạo mà lại rời xa người, chẳng thể coi đó là đạo vậy Ở chương 16 trong phần chú của Chu Hi có đoạn: “dĩ nhất khí ngôn, tắc chí nhi thân giả vi thần,
phản nhi quy giả nhi quỷ” (lấy một khí mà nói thì đến mà duỗi ra là, giở lại mà về
là quỷ), trong phần giảng nghĩa bằng chữ Nôm này đã viết thiếu chữ “thần”, đáng ra phải viết là: lấy một khí mà nói thì đến mà duỗi ra là thần, giở lại mà về là quỷ Ở
chương 18, trong phần chú của Chu Hi có đoạn: “Thư ngôn: Vương Qúy kỳ cần
Vương gia” (Kinh nói vua Vương Quý hay khuyên về việc nhà vua), Thư chỉ được
giảng nghĩa là Kinh (viết thiếu chữ Thư), chính xác phải là Kinh Thư Ở chương 20, khi Ai công hỏi về chính trị, Khổng Tử nói:…“Hoặc sinh nhi tri chi, hoặc học nhi tri chi, hoặc khốn nhi tri chi, cập kỳ tri tri chi, nhất dã Hoặc an nhi hành chi, hoặc
lợi nhi hành chi, hoặc miễn cưỡng nhi hành chi, cập kỳ thành công, nhất dã” (Hoặc
có người sinh ra mà biết đấy, hoặc có người học mà biết đấy, hoặc có người khốn
mà biết đấy, đến lúc biết cũng là một vậy Hoặc có người yên mà làm đấy, hoặc có người tham mà làm đấy, hoặc có miễn cưỡng mà làm đấy, đến lúc thành công thời cũng là một vậy), trong câu này tác giả đã viết thừa 01 chữ: “tri” Hay như cũng ở
chương 20, có đoạn: “Cố quân tử bất khả dĩ bất tu thân, tư tu thân bất khả dĩ bất sự
thân” được giảng nghĩa là: (Cho nên người quân tử chẳng nên chẳng sửa mình, lo việc sửa mình chẳng nên chẳng thờ đấng), ở đây tác giả đã bỏ sót từ “thân”
Trang 36Từ chương 21 đến chương 33 là lời diễn giải của Tử Tư giảng giải thêm cho
rõ ràng ý nghĩa và giá trị của hai chữ trung 中, dung 庸 Ở chương 21, có nói đến Tính 性 và Giáo 教 Nhờ thành thật mà sáng suốt, tức là hiểu được đạo, mà thành
thật là bản tính tự nhiên cho nên gọi là Tính 性 Nhờ sáng suốt mà thành thật, mà muốn sáng suốt phải qua một quá trình học hỏi cho nên gọi là Giáo 教 Ở đây có
đoạn: … “Thành tắc minh hĩ, minh tắc thành hĩ” (Thực thì rạng vậy, …), ở đây khi giảng nghĩa tác giả đã bỏ sót vế sau (sáng suốt thì thành thực vậy) Tử Tư dựa theo
ý của Khổng Tử ở chương trước nói về thiên đạo 天道, nhân đạo 人道 mà nói Câu này muốn nói rằng Nho giáo là những gì truyền lại từ đời Khổng Tử chứ Tử Tư chẳng dám tự ý đặt ra một điều nào Chính Khổng Tử lại nói ngài chỉ thuật lại những điều có từ thời Nghiêu Thuấn chứ ngài không sáng tác gì (thuật nhi bất tác)
Từ đây về sau có tất cả 12 chương, đều là lời của Tử Tư suy đi xét lại để làm rõ ý của chương này Chương 21 có đề cập đến : thành 誠, minh 明, tính 性, giáo 教; thì
ở các chương tiếp theo có đề cập đến “chí thành” 至誠, “chí khúc” 至曲 “Thành”
là một phạm trù Triết học của Nho gia Nghĩa gốc của nó là thật thà, chỉ nói năng
xử sự đúng đắn chân thực không xằng bậy và thành thật không dối trá Trong Luận ngữ, Khổng Tử tuy chưa nói rõ “thành” song ông cũng đã nêu ra “ngôn trung tín, hành đốc kính” (Luận ngữ Học nhi); “kính sự nhi tín”, “đốc tín hiếu học, thủ tử thiện đạo” (Thái bá)… đã đề cập đến nội dung cơ bản hàm chứa trong khái niệm
“thành” Trung dung và Mạnh Tử bắt đầu nâng “thành” lên làm một phạm trù Triết học Trung dung tập trung nói về “thành” trong Chương 20 và Chương 21 Trong
thiên hạ chỉ có bậc chí thành 至誠 mới hiểu tường tận bản tính của mình Hiểu rõ bản tính của mình ắt hiểu rõ bản tính của người Hiểu rõ bản tính của người ắt hiểu
rõ bản tính cuả vạn vật Hiểu rõ bản tính của vạn vật ắt có thể giúp đỡ việc hóa dục của trời đất Có thể giúp đỡ việc hóa dục của trời đất có thể sánh ngang với Trời,
Trang 37Đất vậy Thứ đến là hạng người chưa thẳng 至曲, đặc biệt chủ trương của Nho gia
là mọi người đều có thể trở nên chí thiện Khúc tuy chưa hòan thiện, nhưng nhờ tu tập cũng trở nên Thành, vì vậy mới nói rằng: “khúc năng hữu thành” 曲能有誠 (chưa thẳng cũng có thể trở nên thành thật) Bậc chí thành dựa theo đạo mà có thể biết trước những điều sẽ xảy ra Tiếp đó là đề cập đến thiên địa chi đạo 天地之道, thánh nhân chi đạo 聖人之道, quân tử chi đạo 君子之道, tiểu nhân chi đạo 小人之
道, chí đạo 至道, chí đức 至德, chí thánh 至聖… Đạo của trời đất có thể nói một lời là hết vậy: Trời và Đất cùng chung sức tạo ra muôn vật, nên nó rất rộng, đầy, cao cả, sáng tỏ, xa xôi và lâu dài vậy Đạo thánh nhân thật là lớn lao Đạo thánh nhân nói đây là đạo Trung dung Điều cốt yếu là giữ mực vừa phải, chẳng thái quá cũng không bất cập Những chương này nói đạo người quân tử (nên hiểu là thiên tử, người cầm quyền) cốt yếu ở việc tu thân, bày tỏ ra cho dân chúng được thấy, mỗi khi hành động có thể làm gương cho thiên hạ đời đời noi theo, cách cư xử có thể làm phép tắc cho thiên hạ, lời nói có thể làm khuôn mẫu cho thiên hạ, người ở xa trông ngóng, người ở gần chẳng chán ghét Người quân tử phải dò xét bản thân sao cho không lỗi, lòng chẳng tự chán ghét; chẳng cần hành động người ta cũng kính trọng, chưa cần nói ra người ta đã tin theo
Tác giả đã giảng nghĩa toàn bộ 33 chương Trong quá trình sao chép không tránh khỏi những lỗi chính tả nhất định như viết sai từ, viết thừa chữ, viết thiếu từ, viết sai thứ tự xuất hiện, dịch chưa thật sự sát nghĩa, bỏ sót từ không dịch sang Nôm… Ví dụ: trong chương 26 có đoạn nói về chí thành: “…du viễn tắc bác hậu,
bác hậu tắc cao minh” (đã dài xa thời rộng dài, rộng dầy thời cao sáng) Chữ “hậu”
厚ở đây lúc thì được giảng là “dài”, lúc thì được giảng là “dầy” Ở đây nên hiểu
“bác hậu” 博厚 phải là “rộng dầy” mới chính xác Ở chương 29 có viết: “Vượng
Trang 38thiên hạ hữu tam trọng yên, kỳ quả quá hĩ hồ Thượng yên giả tuy thiện vô trưng, vô trưng bất tín, bất tín dân phất tòng Hạ yên giả tuy thiện bất tôn, bất tôn bất tín, bất
tín dân phất tòng”, được tác giả dùng chữ Nôm giảng nghĩa như sau: “Trị thiên hạ
có ba điều trọng vậy, người ta được ít sự lỗi vậy ôi Đấng tiền vương ở ngôi trên, dẫu có điều hay nhưng không có trưng triệu, không có trưng triệu thì chẳng được tin, được chẳng tin thì dân chẳng theo Bậc thánh nhân ở ngôi dưới, dẫu có điều hay nhưng không được tôn, chẳng được tôn thì chẳng tin, chẳng tin thì dân chẳng theo” “Vượng” là cai trị đất nước “Tam trọng” là ba điều quan trọng: nghị lễ (bàn
bạc và quyết định những nghi lễ phải theo), chế độ (đặt ra luật pháp) và khảo văn (xem xét lại và sửa đổi văn tự) Thượng yên giả (bậc trên) là chỉ những vị vua (nhà cầm quyền) đời trước của vị vua hiện tại Hạ yên giả (bậc dưới) là chỉ các vị vua
đời sau Do đó, đoạn này có thể giảng nghĩa như sau: “Cai trị đất nước có ba điều quan trọng, lỗi lầm ít Điều mà các vị vua đời trước đặt ra dẫu có hay mà không được bày ra, không được bày ra thì không tin cậy, không tin cậy thì dân không theo Điều mà các vị vua đời sau đặt ra, dẫu có tốt nhưng không được tôn, không được tôn thì chẳng tin, chẳng tin thì dân chẳng theo” Hay như trong chương 33 có đoạn:
“Thi vân: „bất hiển duy đức, bách tích kỳ hình chi.” Khi giảng Nôm là: (Đức ông thiên tử há chẳng rõ rệt vậy du, trăm quan nước chư hầu lấy làm phép đấy), ở đây tác giả đã bỏ qua chữ “Thi vân” (Kinh Thi nói rằng) Tuy nhiên về mặt đại thể ta
thấy tác giả đã trung thành với nội dung Hán văn, chính phần giảng nghĩa của tác
giả đã giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về nội dung Trung dung Đấy chính là đóng
góp đáng được ghi nhận của tác giả
Bản Trung dung Chu Hi chương cú – nguyên bản Hán văn – như ta đã biết
chữ Hán- một hệ thống văn tự căn bản là biểu ý, có một đặc điểm bao trùm: đó là một hệ thống mở, nghĩa là số lượng các yếu tố của hệ thống ấy chưa bao giờ dừng
Trang 39lại Trong kết cấu của chữ thì nổi bật lên vấn đề quan hệ giữa 3 mặt hình, âm và nghĩa của đơn vị, mà trước hết là giữa hình một bên, với âm và nghĩa một bên
Cùng một âm và nghĩa, có biết bao nhiêu là hình và chữ khác nhau mà Văn tự học gọi là các chữ dị thể Bên cạnh đó là hiện tượng cùng âm đọc, cùng hình nhưng có nhiều nghĩa khác nhau…Những điều này cũng làm gây nhiều khó khăn cho người
đọc Hán văn Trong Trung dung giảng nghĩa, tác giả đa phần là trực dịch từ nguyên
văn chữ Hán ra Nôm Ví dụ như: thiên (trời), địa (đất), bất- mạc- phất (chẳng)… Nhưng vì là giảng nghĩa nên cũng có chỗ tác giả cũng đã vận dụng sự hiểu biết của mình để giảng nghĩa một cách tường tận ý nghĩa của các từ Hán Vốn từ của tác giả cũng rất phong phú
Ngay cả những hư từ, trợ từ ngữ khí, phát ngữ từ… cũng được tác giả chú ý, chuyển tải một cách thật chuẩn xác Các hư từ đã được sử dụng một cách thuần thục Nhiều hư từ ở cuối câu xuất hiện làm cho câu văn giầu sắc thái biểu cảm Thí dụ:
“hĩ hồ” (vậy ôi), “dã” (vậy), “yên” (vậy), “phù” (ôi)…
Riêng từ “Tử viết” 子曰 đã được tác giả dịch ra Nôm là: Đức Thánh nói rằng, Đức Thánh dạy rằng, Đức Khổng Phu dạy rằng, Đức Khổng Tử dạy rằng, Đức Phu
tử dạy rằng, Ông Khổng Tử dạy rằng Cụ thể trong Trung dung giảng nghĩa,
Chương 3: Tử viết: “Trung dung kỳ chí hĩ hồ! Dân tiễn năng cửu hĩ”, khi giảng
Nôm tác giả đã viết là: Đức Thánh nói rằng:“Cái đức trung thường là cực chí vậy
du Người ta ít theo được đã lâu vậy”; Chương 4: Tử viết: “Đạo chi bất hành dã,
ngã tri chi hĩ…”, khi giảng nghĩa tác giả viết rằng: Đức Khổng Phu dạy rằng:“Đạo chẳng thường làm ở thiên hạ, ta biết là tại lẽ gì rồi”; Chương 5: Tử viết: “Đạo kỳ
bất hành hĩ phù”, Đức Khổng Tử dạy rằng: “Đạo không làm ra cho thiên hạ được
vậy ôi”; Chương 16: Tử viết: “quỷ thần chi vi đức, kỳ thịnh hĩ hồ”, Đức Phu Tử
dạy rằng: “cái đức quỷ thần làm ra là thịnh vậy ôi”; Chương 28: Tử viết: „Ngô
Trang 40thuyết Hạ lễ, Kỷ bất túc trưng dã‟, Ông Khổng Tử dạy rằng: „Ta nói lễ nhà Hạ,
nước Kỷ chẳng đủ làm chứng vậy‟ Phần lớn tác giả từ “Tử” 子 trong “Tử viết” 子
曰 được tác giả giảng nghĩa ra chữ Nôm là Đức Khổng Tử, Đức Thánh, Đức Phu Tử;
đây là cách gọi tôn xưng, kính trọng “Tử” 子 trong “Tử viết” 子曰 duy nhất chỉ có
01 lần được tác giả giảng ra chữ Nôm là “ông Khổng Tử”
Hay như: “Tử Tư” 子思 thì được tác giả lúc gọi “thầy Tử Tư”, lúc gọi là “ông
Tử Tư”, cụ thể: phần mở đầu có đoạn: “Thử thiên nãi Khổng môn truyền thụ tâm
pháp, Tử Tư khủng kỳ cữu nhi sai dã, cố bút chi ư thư dĩ thụ Mạnh Tử”, khi giảng
nghĩa ra chữ Nôm tác giả đã nói rằng: “Thiên này là tâm pháp truyền trao học trò cửa ông Khổng, ông Tử Tư sợ rằng lâu mà sai đi chăng, cho nên chép vào trong sách để trao cho thầy Mạnh Tử”, Chương 1: “Hữu đệ nhất chương Tử Tư thuật sở truyền chi ý, dĩ lập ngôn”, được giảng nghĩa là: “Bên trên là chương thứ nhất Thầy
Tử Tư thuật lại cái ý truyền cho để lập lời nói”
Từ “Trọng Ni” 仲尼 lúc gọi là “ông Trọng Ni”, lúc gọi là “Đức Trọng Ni”,
cụ thể: Chương 2: Trọng Ni viết: „Quân tử trung dung, tiểu nhân phản trung dung‟, được giảng nghĩa là: Đức Trọng Ni nói rằng: „Người quân tử theo đạo trung thường,
kẻ tiểu nhân trái đạo trung thường‟; Chương 30: Trọng Ni tổ thuật Nghiêu, Thuấn, hiến chương Văn, Vũ, Ông Trọng Ni theo noi đạo vua Nghiêu, vua Thuấn, gìn giữ phép vua Văn, vua Vũ
Cách dùng từ ngữ để giảng nghĩa của tác giả nhìn chung là đã giảng đúng nghĩa, sát nghĩa, làm cho người đọc dễ hiểu, dễ nắm bắt Câu văn ngắn gọn, dễ hiểu Tuy nhiên, cũng có những chỗ cách dùng từ ngữ, hành văn của tác giả chưa thật hay nên có khi đọc phần phiên Nôm ta thấy lủng củng, rối rắm khó hiểu Ví dụ như ở chương 12, phần nguyên văn Hán là: “Quân tử chi đạo phí nhi ẩn Phu phụ chi ngu, khả dĩ dự tri yên, cập kì chí dã, tuy Thánh nhân diệc hữu sở bất tri yên Phu phụ chi