1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo cứu văn bản hương ước huyện Thạch Thất

166 732 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 166
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

Loại hình văn bản này còn có các tên gọi khác như: Hương lệ, hương biểu, khoán ước, khoán bạ, khoán lệ, hội ước, điều ước, dân ước, lệ bạ, tục lệ, điều khoản, dân lệ v.v chúng đều chứa đ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

PHÙNG VĂN THÀNH

KHẢO CỨU VĂN BẢN HƯƠNG ƯỚC HUYỆN THẠCH THẤT

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH HÁN NÔM

Hà Nội, 2009

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

PHÙNG VĂN THÀNH

KHẢO CỨU VĂN BẢN HƯƠNG ƯỚC HUYỆN THẠCH THẤT

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH HÁN NÔM

MÃ SỐ: 60.22.40 NGƯỜI HƯỚNG DÂN: TS PHẠM VĂN THẮM

Hà Nội, 2009

Trang 3

MỤC LUC:

MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Lịch sử vấn đề 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4 Phương pháp nghiên cứu 5

5 Đóng góp của luận văn 5

6 Bố cục luận văn 6

Chương 1 7

VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ ĐỊA LÝ 7

CƠ SỞ HÌNH THÀNH HƯƠNG ƯỚC HUYỆN THẠCH THẤT 7

1 Huyện Thạch Thất qua các thời kỳ lịch sử 7

2 Địa lý tự nhiên, dân cư, văn hoá huyện Thạch Thất hiện nay 14

2.1 Địa lý tự nhiên 14

2.2 Dân cư 17

2.3 Văn hoá 18

Chương 2 22

TÌNH HÌNH VĂN BẢN HƯƠNG ƯỚC 22

HUYỆN THẠCH THẤT 22

2.2 Tình hình văn bản hương ước huyện Thạch Thất 30

2.3 Niên đại của hương ước Hán Nôm Thạch Thất 39

2.3.3 Văn bản hương ước không ghi niên đại lập 45

2.4 Tác giả văn bản hương ước huyện Thạch Thất 46

2.5 Đặc trưng văn bản hương ước Hán Nôm Thạch Thất 46

2.5.1 Đặc điểm của văn bản hương ước Hán Nôm Thạch Thất 47

2.5.2 Nội dung của hương ước Hán Nôm Thạch Thất 48

Chương 3 55

GIÁ TRỊ VĂN BẢN HƯƠNG ƯỚC HUYỆN THẠCH THẤT 55

3.1 Hương ước huyện Thạch Thất góp phần nghiên cứu cơ cấu, tổ chức làng xã 55

3.1.1 Tổ chức hành chính và hệ thống chức danh, viên chức làng xã 56

3.1.2 Việc định ngôi thứ trong làng 58

3.1.3 Lệ đăng lính 59

Trang 4

3.2 Văn bản hương ước huyện Thạch Thất góp phần nghiên cứu các hình thức phát triển

sản xuất 60

3.2.1 Quy định vào sổ đinh 60

3.2.2 Quy định về sưu thuế 61

3.2.3 Quy định về bảo vệ trị an, sản xuất làng xóm 62

3.3 Văn bản hương ước huyện Thạch Thất góp phần nghiên cứu đời sống văn hóa của người Thạch Thất 66

3 3.1 Tín ngưỡng phụng 66

3.3.2 Lệ khao vọng 71

3.3.3 Lệ cưới xin 73

3.3.4 Việc hiếu (việc tang ma) 75

3.3.5 Việc khuyến học 76

3.3.6 Tổ chức phường, hội 77

3.3.7 Giữ gìn thuần phong mỹ tục 79

3.4 Khảo cứu lệ thưởng, phạt của hương ước huyện Thạch Thất 82

3.4.1 Hình thức khen thưởng 82

3.4.2 Hình thức phạt 83

3.5 Những mặt hạn chế của hương ước Hán Nôm Thạch Thất 86

3.6 Giá trị của hương ước xưa đối với cuộc sống của Thạch Thất ngày nay 88

KẾT LUẬN 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

PHỤ LỤC 104

Trang 5

MỞ ĐẦU:

1 Lý do chọn đề tài

Hương ước là một loại hình văn bản Loại hình văn bản này còn có các tên gọi khác như: Hương lệ, hương biểu, khoán ước, khoán bạ, khoán lệ, hội ước, điều ước, dân ước, lệ bạ, tục lệ, điều khoản, dân lệ v.v chúng đều chứa đựng những nội dung liên quan tới quy tắc ứng xử của một cộng đồng dân cư ở làng quê

Hương ước là một văn bản pháp lý của mỗi làng, trong đó có các điều ước liên quan đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội trong một làng Hương ước là tấm gương phản chiếu bộ mặt xã hội cũng như đời sống văn hoá của một làng Hương ước được hình thành trong lịch sử và được điều chỉnh bổ sung khi cần thiết Đó là một hệ thống luật tục tồn tại song song với luật pháp Nhà nước mà không đối lập với luật pháp Nhà nước Từ lâu đã có

nhiều công trình nghiên cứu về Hương ước và đã được công bố như: Về một

số hương ước làng Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ - luận án phó tiến sĩ khoa học lịch sử của Bùi Xuân Đính, Hương ước mới – một phương tiện góp phần quản

lý xã hội ở nông thôn Việt Nam hiện nay – Luận án tiến sĩ luật học của

Nguyễn Huy Tính v.v Tuy nhiên nghiên cứu loại hình văn bản của một vùng, một địa phương thì ít có công trình nào đề cập tới Từ suy nghĩ trên chúng tôi nhận thấy Thạch Thất là một huyện nằm trong vùng văn hoá Xứ Đoài, một vùng văn hoá cổ chứa đựng nhiều những tinh hoa văn hoá cổ truyền chưa được tìm hiểu nghiên cứu nhiều trong đó có mảng văn bản hương ước Chính vì vậy chúng tôi chọn Văn bản hương ước huyện Thạch Thất làm đối tượng nghiên cứu của đề tài

Trang 6

2 Lịch sử vấn đề

Nói về hương ước, từ trước đến nay có nhiều nhà nghiên cứu về lĩnh vực này Các công trình đã được công bố:

- Về thư mục có: Thư mục sách tục lệ của Viện Nghiên cứu Hán Nôm in

trong Di sản Hán Nôm thư mục đề yếu (phần bổ di), Nxb KHXH năm 1993 Thư mục hương ước Việt Nam của Viện Thông tin Khoa học xã hội Nxb

KHXH năm 1994

- Về các công trình nghiên cứu có:

Hương ước làng xã Bắc Bộ với Luật làng Kanto Nhật Bản (thế kỷ XVII – XIX) của Vũ Duy Mền – Viện sử học, năm 2001 Về hương ước lệ làng của Luật gia Lê Đức Triết- Nxb Chính trị Quốc gia năm 1998 Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam (Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia - Viện Nghiên cứu Văn hoá dân gian), Hương ước và quản lý làng xã của Bùi Xuân Đính Nxb KHXH năm 1998; Hương ước trong quá trình thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay (của tập thể các tác giả do Đào Trí Úc chủ biên); Về một số hương ước làng Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ (luận án phó tiến sĩ khoa học Lịch sử của Bùi Xuân Đính); Hương ước mới – một phương tiện góp phần quản lý xã hội ở nông thôn Việt Nam hiện nay (Luận án Tiến sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Huy Tính) Khảo sát văn bản hương ước Hán Nôm Thăng Long Hà Nội (Luận văn Thạc sĩ Hán

Nôm của Nguyễn Thị Hoàng Yến)

- Các công trình biên dịch hương ước của các tỉnh như: Hương ước Quảng Ngãi do Vũ Ngọc Khánh và Lê Hồng Khánh – Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Quảng Ngãi, năm 1996; Hương ước Hà Tĩnh do Võ Quang Trọng và Phạm Quỳnh Phương – Sở Văn hóa Thông tin Hà Tĩnh, năm 1996 Hương ước Nghệ An của Ninh Viết Giao, Nxb Chính trị Quốc gia năm 1998 Hương ước Thanh Hoá (do Phạm Thuỳ Vinh, Nguyễn Kim Anh dịch); Hưng Yên tỉnh canh phòng thể lệ (do Đỗ Thị Hảo dịch), Hương ước Thái Bình của Nguyễn

Trang 7

Thanh, Nxb Văn hóa dân tộc năm 2000 Năm 1993, Bảo tàng tổng hợp Sở văn

hoá tỉnh Hà Tây đó xuất bản cuốn Hương ước cổ Hà Tây do Nguyễn Tá Nhí

và Đặng Văn Tu giới thiệu Năm 2000 Viện Nghiên cứu Văn hoá có giới

thiệu cuốn Các văn bản hương ước Hà Tây cổ truyền - một di sản văn hoá có giá trị của Kiều Thu Hoạch Như vậy chưa có công trình nào nghiên cứu về

văn bản hương ước của một vùng, một địa phương trong đó có huyện Thạch Thất

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của để tài này là chủ yếu nghiên cứu và tỡm hiểu các bản hương ước ở huyện Thạch Thất được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm Theo thống kê của chúng tôi hương ước ở huyện Thạch Thất hiện nay có khoảng 37 văn bản với khoảng trên 800 trang chữ Hán được lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm Ngoài ra, còn có khoảng 34 bản được lưu giữ tại Thư viện Khoa học xã hội và nhiều bản hương ước còn được lưu giữ tại các làng quê vùng Thạch Thất

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp:

- Phương pháp nghiên cứu văn bản học

- Phương pháp thống kê, định lượng

- Phương pháp liên ngành

Ngoài ra chúng tôi còn điều tra, khảo sát, điền dã thực địa, sưu tầm, ghi chép tư liệu kết hợp với phương pháp phân tích, tổng hợp để rút ra những kết luận cần thiết

5 Đóng góp của luận văn

Với việc tìm hiểu Hương ước huyện Thạch Thất chúng tôi muốn đóng góp một phần tư liệu phong phú, góp phần nghiên cứu nền văn hoá truyền

Trang 8

thống của một vùng, giúp ta nhìn nhận rõ hơn về không gian văn hoá, một số hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng đã tồn tại lâu dài ở một vùng thuộc đồng bằng Bắc Bộ

Hơn thế, chúng tôi cũng đưa ra những đánh giá giá trị văn hoá, lý giải một số yếu tố văn hoá, đóng góp ý kiến về việc đưa ra những quy ước làng văn hoá trên cơ sở tôn trọng truyền thống và phù hợp với đời sống hiện đại

Chương 2: Tình hình văn bản hương ước huyện Thạch Thất

Chương 3: Giá trị văn bản hương ước huyện Thạch Thất

Trang 9

Chương 1:

VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ ĐỊA LÝ

CƠ SỞ HÌNH THÀNH HƯƠNG ƯỚC HUYỆN THẠCH THẤT

1 Huyện Thạch Thất qua các thời kỳ lịch sử

Thạch Thất là một huyện nằm ở phía Tây Hà Nội nên có lịch sử hình thành và phát triển dân cư từ rất sớm Trải qua hàng ngàn năm, tên gọi và địa giới hành chính đã có sự biến đổi nhiều lần Cách đây hàng nghìn năm, trên địa phận phía Tây huyện là khu vực gò đồi, núi thấp có các cộng đồng bộ lạc người Việt Cổ sinh sống Thời Hùng Vương, địa bàn phía Tây của huyện thuộc bộ lạc Hùng Vương “Bộ lạc Hùng Vương là bộ lạc lớn, bao trùm cả một phần các tỉnh Yên Bái, Vĩnh Phú, Tuyên Quang, Phúc Thọ, Sơn Tây (Hà Tây các huyện Bất Bạt, Tùng Thiện, Thạch Thất, Quốc Oai) là di duệ của những người Lạc Việt.”.[1 Tr 29]

Đến thời Hán, địa phận ngoài sông Tích là những vùng sình lầy, trên những gò đất cao đã hình thành nên những cộng đồng dân cư sinh sống và thuộc huyện Câu Lậu1, quận Giao Chỉ Theo Đại Việt địa dư toàn biên mục

thành trì có viết: “Thành Câu Lậu, Tây Nam phủ Giao Châu Đời Hán đặt là huyện Câu Lậu, thuộc quận Giao Chỉ Cát Hồng xin làm quan huyện lệnh Câu Lậu tức chỗ này Đời Tống, Tề vẫn theo như thế Đến đời Tuỳ thì bỏ huyện ấy – bây giờ huyện Thạch Thất là đất thành Câu Lậu.”

1

Các sách khẳng định huyện Thạch Thất cổ xưa có tên huyện là Câu Lậu gồm: Đại Việt địa dư chí toàn biên, Đại Nam nhất thống chí, Lịch triều hiến chương loại chí, Dư địa chí v.v Huyện Câu Lậu bắt nguồn từ ngọn núi Câu Lậu (Nay gọi là núi Tây Phương), theo cách phát âm của người Mường Việt cổ TLâu hay CLâu(tức là con trâu) Đại Nam nhất thống chí viết: Núi Tây Phương nằm cách huyện lị 5 dặm về phía Nam, có tên gọi là Câu Lậu, huyện lị Thạch Thất đóng ở chân núi

Trang 10

Về huyện lị và địa giới huyện Câu Lậu: “Núi Phật Tích (chùa Thày) ở huyện Thạch Thất, phía Tây Nam phủ Giao Châu, dưới núi có ao, cảnh vật tươi đẹp, là nơi thắng cảnh của một phương, lại có núi Câu Lậu cũng ở huyện Thạch Thất Tương truyền huyện Câu Lậu đời Hán đóng ở chân núi ấy.(núi này có chùa Tây Phương cổ mà đẹp lắm.)”2.“Huyện Yên Sơn (nay là Quốc Oai) là đất Câu Lậu đời xưa.”3

Như vậy địa giới huyện Câu Lậu từ đời Hán đến đời Tuỳ bao gồm địa phận các xã ngoài sông Tích của huyện Thạch Thất ngày nay và một phần của huyện Quốc Oai

Sách Đất nước Việt Nam qua các đời của Đào Duy Anh, Nxb Thuận Hóa

năm 1996 có ghi: Ngô cắt đất Mê Linh (của nhà Hán) mà đặt quận Tân Hưng (Tấn đổi thành Tân Xương), cắt huyện Phong Khê, Chu Diên mà đặt quận Vũ Bình, như thế quận Vũ Bình phải gồm các miền đất Hà Đông, Hà Nam và giữa sông Hồng và sông Đáy Quận ấy bao gồm cả huyện Phong Khê, đời Hán thì nó bao gồm cả miền Nam Vĩnh Phú, ở tả ngạn sông Hồng và các miền Thạch Thất của Hà Tây, Kỳ Sơn, Lương Sơn (Hoà Bình) Như vậy đến đời Ngô, quận Giao Chỉ được chia làm 3 quận: quận Tân Hưng (6 huyện), quận Giao Chỉ (14 huyện) trong đó có huyện Câu Lậu, quận Vũ Bình (7 huyện) trong đó có huyện Phong Khê, 2 huyện này thuộc vào miền đất của Thạch Thất ngày nay

Đến khi nhà Tuỳ thống nhất Trung Quốc đã cải cách và chia lại quận huyện, bỏ quận đặt châu, nhiều châu huyện nhỏ thành châu huyện lớn, về sau lại bỏ châu đặt thành quận Nhà Tuỳ gộp tất cả các huyện, quận Giao Chỉ lại thành hai huyện Giao Chỉ và Long Biên lệ vào phủ Giao Châu Huyện Câu Lậu thuộc vào huyện Giao Chỉ và từ đây tên huyện Câu Lậu không thấy xuất hiện nữa.Thế kỷ thứ X, một phần nhỏ đất phía Nam huyện Thạch Thất thuộc

2

Đại Việt địa dư toàn biên - tr 92

Trang 11

quyền quản lý của sứ quân Đỗ Cảnh Thạc4, còn phấn lớn đất ở phía Tây, Bắc của huyện thuộc lãnh địa của sứ quân Ngô Nhật Khánh5 (Ngô Lãm Công) Đời Tống địa phận huyện thuộc phủ Đại Thông (bao gồm các miền Sơn Tây, Hoà Bình) Đến thời Lý, địa phận Thạch Thất thuộc vào lộ Quốc Oai, phủ Đại Thông Thời Trần năm Quang Thái thư 10 (1397) sửa lộ thành trấn,

lộ Quốc Oai thành trấn Quảng Oai Đến nhà Hồ với cuộc cải cách của Hồ Quý

Ly, nhiều tên trấn, huyện thay đổi v.v trong đó có sự xuất hiện tên huyện Thạch Thất6 từ đây Sách Đại Việt địa dư toàn biên chép: “Phủ Giao Châu tức

là Đông Đô của An Nam Năm Vĩnh Lạc thứ 2 đổi đặt làm phủ Giao Châu, thống trị 5 châu là Từ Liêm, Phúc An, Uy Man, Lợi Nhân, Tam Đới và 13 huyện là Đông Quan, Từ Liêm Thạch Thất, Phù Lưu, Thanh Đàm v.v”7, châu

Từ Liêm lĩnh 2 huyện Đan Sơn và Thạch Thất Ngay cái tên huyện Thạch Thất8 cũng đã có nhiều cách hiểu, cách hiểu khác nhau

Dưới thời thuộc Minh, năm Vĩnh Lạc 6 (1408) Thạch Thất vẫn thuộc châu Từ Liêm, lệ vào lộ Đông Đô9 Đời Lê, năm 1428 vua Thái Tổ chia nước

ta làm 5 đạo, Thạch Thất thuộc vào Tây Đạo10 Năm Quang Thuận thứ 10 (1469) chia nước làm 12 thừa tuyên, Thạch Thất thuộc phủ Quốc Oai, thừa

5

Sứ quân Đỗ Cảnh Thạc đóng quân tại thành Quèn thôn Cổ Hiền, xã Tuyết Nghĩa (Quốc Oai) và một phần đất của xã Đồng Trúc (Thạch Thất); hiện nay đình làng Đặng vẫn thờ tướng quân Đỗ Cảnh Thạc

sở viết Thạch Thất.”(Lan đài chứa sách gọi là Thạch Thất) và “Thư tàng chi kim quỹ Thạch Thất”(Sách chứa trong hòm vàng trong ngôi nhà đá) Trong Đại Việt địa dư toàn biên: Châu Từ Liêm lĩnh 2 huyện Đan Sơn, Thạch Bảo Như vậy có thể trong thời gian ngắn tên huyện là Thạch Bảo (đá quý)

Trang 12

tuyên Sơn Tây Năm Hồng Đức 21(1490) thừa tuyên Sơn Tây đổi thành xứ Sơn Tây rồi lại trấn Sơn Tây Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) huyện Thạch Thất và Đan Phượng tách ra làm phân phủ thống hạt, đến năm Tự Đức thứ 5 (1852) bỏ phân phủ thống hạt Thạch Thất lệ vào phủ Quốc Oai Từ năm 1892 đến năm 1908 Thạch Thất thuộc phủ Quốc Oai

Thời Nguyễn niên hiệu Gia Long khoảng giữa (1810 - 1819) Thạch Thất11

có 7 tổng, 43 xã, thôn, phường

Tổng Tường Phiêu, 8 xã:

1 Xã Tường

Phiêu

2 Xã Sơn Vi 3.Xã Cung Thận 4 Xã Tuy Lộc

5 Xã Minh Tranh 6 Xã Triều Đông 7 Xã Sơn Đông 8 Xã Trạch Lôi

Tổng Lạc Triền 6 xã, thôn:

1 Xã Lạc Triền 2 Thôn Thư Trai 3 Thôn Kỳ Úc

4 Thôn Nhị xã Hoà Triền 5 Xã Thanh Phần 6 Xã Bách Lộc

7 Thôn Trừng xã Bách

Lộc

Tổng Đại Đồng 7 xã, thôn, phường:

1 Xã Đại Đồng 2 Xã Hồng Câu 3 Xã Vân Lôi

Trang 13

1 Xã Kim Quan 2 Xã Yên Mỹ 3 Thôn Tứ xã Chi Quan

4 Thôn Bách Kim xã Lai Hạ 5 Xã Thuý Lai 6 Thôn Nội xã Lai Hạ

7 Thôn Ngoại xã Lai Hạ

2 Xã Sơn Vi 3.Xã Cung Thận 4 Xã Tuy Lộc

5 Xã Minh Tranh 6 Xã Triều Đông 7 Xã Sơn Đông 8 Xã Trạch Lôi

Trang 14

4 Xã Thanh Phần 5 Thôn Thư Trai xã Lạc

Tổng Đại Đồng 8 xã, thôn, phường:

1 Xã Đại Đồng 2 Xã Thanh Câu13 3 Xã Vân Lôi

4 Thôn Hạnh Đàn xã

Lại Thượng

5 Thôn Hoàng Xá xã Lại Thượng

6 Xã Cẩm Bào

7 Xã Yên Lỗ 8 Phường Hà Xá

Tổng Kim Quan 14 7 xã, thôn:

1 Thôn Bách Kim xã Lại

12 Tổng và xã Lạc Trị từ Minh Mệnh về trước gọi là Lạc Triền樂廛.Năm Thiệu Trị 3

(1843) kiêng huý chữ Triền cận âm tên huý vua Thiệu Trị nên đổi tên Lạc Trị樂治.

13 Thanh Câu từ Thiêu Trị trở về trước gọi là Hồng Câu Đầu niên hiệu Tự Đức (1848) đổi tên Thanh Câu do kiêng chữ Hồng trùng với tiểu tự vua Tự Đức.

14 Kim Quan, Chi Quan: Trước là Kim Lan và Chi Lan, đầu đời Gia Long kiêng huý chữ

Trang 15

Canh Nậu, Dị Nậu, Hương Ngải ; 1 thôn: Bến (thuộc xã Dị Nậu)

5 Tổng Thạch Xá 6 xã: Hữu Bằng, Vĩnh Lộc , Phùng Thôn, Yên Thôn, Phú Ổ

, Chàng Thôn ; 5 thôn: Bình , Cương, Phú Đa, Kiều (thuộc xã Bình Xá) và Thạch (thuộc xã Thạch Xá)

Trang 16

6 Tổng Kim Quan 6 xã: Nội Thôn, Ngoại Thôn, Bách Kim, Kim Quan, Chi

Quan, Thuý Lai ; 3 thôn: Phúc Lai, An Mỹ, Liên Trì (thuộc xã An Mỹ)

Sau Cách mạng tháng 8/1945, tổng Lạc Trị chuyển về huyện Phúc Thọ Cho đến hiện nay địa lý hành chính của huyện Thạch Thất ổn định như ngày nay, gồm có 5 tổng cũ: Tổng Cần Kiệm, Đại Đồng, Hương Ngải, Thạch Xá, Kim Quan Còn tổng Lạc Trị cắt về huyện Phúc Thọ sau tháng 8/1945

Đến năm 1948, chính phủ Việt Nam cộng hoà đó ra sắc lệnh bãi bỏ các danh từ phủ, châu, quận v.v huyện Thạch Thất thuộc tỉnh Sơn Tây Ngày 21/4/1965 hợp nhất 2 tỉnh Hà Đông và Sơn Tây thành Hà Tây, Thạch Thất thuộc tỉnh Hà Tây Ngày 21/12/1975 hợp nhất 2 tỉnh Hà Tây và Hoà Bình thành Hà Sơn Bình Ngày 29/12/1978 cắt huyện Thạch Thất sát nhập vào thành phố Hà Nội Ngày 12/8/ 1991tách tỉnh Hà Sơn Bình thành Hà Tây và Hoà Bình, huyện Thạch Thất chuyển từ Hà Nội về Hà Tây Từ ngày mùng 1 tháng 8 năm 2008 đến nay, chính phủ sát nhập Hà Tây vào Hà Nội, huyện Thạch Thất thuộc thành phố Hà Nội

2 Địa lý tự nhiên, dân cư, văn hoá huyện Thạch Thất hiện nay

2.1 Địa lý tự nhiên

Huyện Thạch Thất nằm trong vùng trung du đồng bằng Bắc Bộ và nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Hà Tây Về tạo độ địa lí từ 20º58΄23˝đến 21º06΄10˝ vĩ độ Bắc, từ 105º37΄54˝ đến 105º38΄22˝ kinh độ Đông Trung Tâm huyện lị cách thị xã Sơn Tây về phía Bắc là 13km, cách thị xã Hà Đông về phía Đông Nam

là 28 km, cách thủ đô Hà Nội về phía Đông là 40km

- Phía Bắc giáp thị xã Sơn Tây và huyện Phúc Thọ là 17,803km

- Phía Tây giáp huyện Lương Sơn (Hoà Bình) là 14,11km

- Phía Đông và phía Nam giáp huyện Quốc Oai là 27,20km

Trang 17

Tổng địa giới huyện Thạch Thất là 74,70km, chiều dài địa giới giữa các

xã là 133,809km (chưa có số liệu của xã Thạch Hoà)

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện (năm 1997) là 11.948.836 ha Trong đó cơ cấu diện tích được phân bố như sau:

Đất dân cư 779.078 ha, đất nông nghiệp 7.020.498 ha, đất lâm nghiệp 905.062, đất chuyên dùng 2.020.812 ha, đất chưa sử dụng 1.173.385 ha

Thạch Thất là một huyện có lịch sử từ lâu đời trải qua thời gian dài, tách

ra rồi lại nhập vào nên vị trí, cương giới và tên gọi có nhiều thay đổi Tính đến tháng 10 năm 2004, huyện Thạch Thất có 19 xã và 1 thị trấn Liên Quan (thuộc xã Liên Quan) và các làng xóm:

BẢNG 1.1 tên xã,thôn , làng, xóm hiện nay

1 Liên Quan Chi Quan, Đụn Dương, Phú Thứ, Hà

5 Cần Kiệm Phú Đa, Phú Lễ, Yên Lạc

6 Thạch Xá Thôn Thạch, Thôn Yên, Đồng Sống,

Tây Cầu

Trang 18

7 Hạ Bằng Mương Ốc, Xóm Cốc, Khoang Mè, Vực

Giang, Gò Mận, thôn Làng

8 Phú Kim Thuý Lai, Nội Thôn, Ngoại Thôn, Bách

Kim, Phú Nghĩa

9 Tân Xã Cầu Sông, Cầu Giáo, Cừ Viên, Hương

Trung, Kim Bông, Phú Hữu

10 Đồng Trúc Đồng Táng, Đồng Kho, Trúc Động, Khu

Ba, Trúc Voi, xóm Trằm Muộn, xóm Khoang Mái, xóm Nội

Xóm Khoang Mái, xóm Nội thành lập năm

1992

11 Đại Đồng Đại Đồng, Hương Lam, Ngọc Lâu,

Minh Nghĩa, Minh Đức

12 Dị Nậu Dị Nậu, Bến Thôn

13 Chàng Sơn Xóm Mã Sổ, Mã Lại, Trằm, Chùa, Đình,

Giếng, Mã Lão, Trại Bún

14 Bình Yên Yên Mỹ, Phúc Tiến, Sen Trì, Cánh Chủ,

Vân Lôi, Thái Bình, Hoà Lạc, Linh Sơn

15 Cẩm Yên Cẩm Bào, Yên Lỗ, Kinh Đạ

Trang 19

20 Thạch Hòa Các thôn: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 (

thôn 9 là Hoà Lạc, thôn 10, 11 là nông trường 1A và xóm Miễu.)

Nhập vào tháng 8/

1994

2.2 Dân cư

Huyện Thạch Thất phía Tây Nam giáp huyện Lương Sơn (tỉnh Hoà Bình), phía Tây Bắc giáp vùng núi huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây là một trong những trung tâm cư trú của người Việt cổ, nên cư dân sinh sống trên địa bàn của huyện có từ lâu đời Hơn nữa trên địa bàn huyện lại là nơi quan trọng trong việc bố phòng quân sự, từ xưa đã xảy những cuộc giao tranh ác liệt, làm cho cư dân trong vùng hình thành và biến động phức tạp

Khi mới hình thành dân cư tập trung chủ yếu ở vùng đồi gò phía Tây của huyện nhằm tránh lũ lụt Nhưng do giặc dã, cướp bóc nên có nhiều sự biến động Phía Nam của huyện địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu thuận lợi cho việc trồng lúa, phát triển những nghành nghề khác Vì vậy, cộng đồng dân cư ở đây ổn định và phát triển Trải qua hàng trăm năm sau, trên địa bàn huyện có nhiều cư dân ở mọi nơi về sinh cơ lập nghiệp, tạo nên sự phong phú

về nguồn gốc dân cư Sinh hoạt dân cư phong phú và đặc sắc, đạo phật được truyền vào địa phương sớm và phát triển nhanh Việc học hành và khoa cử được coi trọng v.v Trải qua mấy trăm năm trên địa bàn huyện cũng đã có nhiều biến động do chiến tranh, giặc dã khiến cho cư dân ly tán đi các nơi khác hoặc chạy ra các vùng lân cận sinh sống Đến đầu thế kỷ XX cộng đồng dân cư tương đối ổn định như ngày nay

Những năm đầu thế kỷ XX mật độ dân cư trong huyện thấp 470 người/km² (năm 1940) Từ năm 1945 đến nay, dân cư nhìn chung đã phát triển mạnh dần, trình độ dân trí được nâng cao, đời sống cư dân được cải thiện Năm 1999, toàn huyện có 140.529 nhân khẩu, mật độ dân số trung bình trong huyện là 1.143 người/km²

Trang 20

2.3 Văn hoá

Thạch Thất nằm trong vùng “văn vật” của xứ Đoài, gần với trung tâm văn hoá lớn Thăng Long – Hà Nội Cho nên đời sống văn hoá tinh thần và vật chất của người dân trong huyện rất phong phú và đa dạng, nhiều những truyền thống văn hoá tốt đẹp của người dân nơi đây vẫn còn được lưu truyền cho đến ngày nay Những truyền thống văn hoá tốt đẹp đó được thể hiện trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội

Về di tích văn hoá, danh lam thắng cảnh: Thạch Thất có rất nhiều di tích văn hóa danh lam thắng cảnh có thể khai thác ngành du lịch Với mật độ di tích dày đặc khoảng 1 di tích/km2, toàn huyện có 115 di tích đình, chùa, nhà thờ, quán.v.v trong đó có tới 50 di tích được Bộ văn hoá thông tin xếp hạng Điển hình như chùa Tây Phương được xây dựng từ khi Cao Biền làm đô hộ

sứ Do chùa được xây dựng trên “địa linh” nên đời Tấn, khi Cát Hồng khi làm lệnh doãn ở Giao Chỉ đã chọn nơi đây để luyện thuốc tiên Chùa được xây dựng từ lâu đời cho nên được trùng tu nhiều lần trùng tu và tạc tượng Đây là ngôi chùa có nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc được đánh giá rất cao trong nghệ thuật kiến trúc Việt Nam Với 62 pho tượng được tạc bằng gỗ mít, đây là những tác phẩm điêu khắc có giá trị cao về kỹ thuật và mỹ thuật tôn giáo Chùa Tây Phương được đánh giá là một viên ngọc sáng của kiến trúc cổ truyền Việt Nam với giá trị đặc sắc về kỹ thuật xây dựng, về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, trạm trổ và tạc tượng

Ngoài ra còn có chùa Bảo Quang được xây dựng từ năm Dương Hoà 2 (1637), đình trúc Động được xây dựng từ thời Lê, nhà thờ trạng Bùng – Phùng Khắc Khoan v.v Mỗi một di tích đều có ý nghĩa về mặt văn hoá, nghệ thuật kiến trúc, tín ngưỡng v.v cùng với những ngày tổ chức lễ hội đình đám mang đậm bản sắc văn hoá truyền thống

Trang 21

Về làng nghề: Thạch Thất là đất “trăm nghề”, các ngành nghề truyền thống được du nhập từ rất sớm Nhiều ngành nghề với kỹ thuật tinh xảo với những phương pháp sản xuất độc đáo Những năm 1960 Thạch Thất có tới 20 nghề khác nhau, sản phẩm phong phú và chủ yếu là đồ dân dụng Nhiều nghề

có truyền thống từ xa xưa và nổi tiếng trong và ngoài nước v.v Một thời gian dài từ 1945 đến 1990, có những ngành nghề không phù hợp đã bị mai một, một số ngành nghề mới đã được đưa vào và phát triển mạnh Các ngành nghề tập trung chủ yếu ở các làng nghề như bảng dưới đây:

Bảng 1.2: Một số làng nghề tiêu biểu (thống kê năm 2003)

TT Tên làng nghề Các ngành nghề chủ yếu

1 Phùng Xá Cơ kim khí, sản xuất đồ mộc

2 Hữu Bằng Dịch vụ, dệt, sản xuất và chế biến gỗ, hàng gia dụng

3 Chàng Sơn Sản xuất và chế biến gỗ, mộc, mây tre đan

4 Bình Xá Sản xuất và chế biến gỗ, mộc, mây tre đan

5 Phú Hoà Sản xuất và chế biến gỗ, mộc, mây tre đan

6 Thái Hoà Chế biến lâm sản, mộc, mây tre đan

7 Canh Nậu Chế biến gỗ, mộc

8 Dị Nậu Chế biến gỗ, mộc

9 Thạch Xá Chế biến kẹo, chè lam

Ngoài 9 làng nghề trên, trong huyện còn có 35/54 làng có ngành nghề tương đối phát triển như Hương Ngải, Phú Kim, Đồng Trúc, Đại Đồng… với những nghề như xây dựng, chế biến lương thực, thực phẩm, làm bánh kẹo.v.v

Về danh nhân: Thạch Thất là vùng “Địa linh nhân kiệt” của xứ Đoài, trải qua nhiều thời kỳ lịch sử đã sản sinh ra những người tài ba lỗi lạc Những con

Trang 22

người này đã góp phần tô đậm thêm truyền thống văn vật cho quê hương Trong huyện có rất nhiều các vị khoa bảng và các vị quan lại Theo thống kê của chúng tôi, trong huyện có khoảng 26 vị tiến sĩ như Nguyễn Đăng Đạt - người xã Phùng Xá đỗ Thám hoa triều Trần, Nguyễn Cảnh Câu - người xã Phùng Xá đỗ Tiến sĩ khoa thi năm Giáp Dần triều Trần, Đỗ Đạt – người xã Chàng Sơn đỗ Nhị giáp Tiến sĩ khoa Đinh Mùi triều Lê, Nguyễn Ngung – người xã Hữu Bằng đỗ Tam giáp Tiến sĩ khoa Đinh Mùi triều Lê, Đỗ Hịch – người xã Hương Ngải đỗ Tam giáp Tiến sĩ khoa Quý Hợi triều Lê, Nguyễn Thiều – người xã Chàng Sơn đỗ Tiến sĩ khoa Bính Thìn triều Lê, Phùng Đốc – người xã Thạch Xá đỗ Nhị giáp Tiến sĩ khoa Kỷ Mùi triều Lê, Nguyễn Tử Kiến – người xã Trạch Lôi đỗ Tam giáp Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất triều Lê, Khuất Như Lộc – người xã Trạch Lôi đỗ Tam giáp Tiến sĩ khoa Đinh Mùi triều Lê, Nguyễn Văn Dĩnh - người xã Phùng Xá đỗ Tam giáp Tiến sĩ khoa

Kỷ Mùi triều Lê, Phùng Khắc Khoan - người xã Phùng Xá đỗ Hoàng Giáp (Nhị giáp Tiến sĩ) khoa Canh Thìn triều Lê, Phan Bảng – người xã Hữu Bằng

đỗ Tam giáp Tiến sĩ khoa Quý Hợi triều Lê, Nguyễn Côn – người xã Chàng Sơn đỗ Hội nguyên khoa Canh Thân triều Lê , Nguyễn Thì Lượng – người xã Phùng Xá đỗ Tam giáp Tiến sĩ khoa Tân Hợi triều Lê, Vũ Đình Dung – người

xã Phùng Xá đỗ Tam giáp Tiến sĩ khoa Quý Sửu triều Lê, Phí Thạc – người

xã Hương Ngải đỗ Nhị giáp Tiến sĩ khoa Kỷ Sửu triều Mạc, Phan Tế – người

xã Chàng Sơn đỗ Tam giáp Tiến sĩ khoa Kỷ Sửu triều Mạc, Đặng Lương Tá - người xã Phú Ổ đỗ Nhị giáp Tiến sĩ khoa Kỷ Sửu triều Mạc, Nguyễn Đăng Huân – người xã Hương Ngải đỗ Nhị giáp Tiến sĩ khoa Kỷ Sửu triều Nguyễn,

Vũ Huy Hiến – người xã Đại Đồng, Nguyễn Văn Bân – người xã Hữu Bằng

đỗ Tiến sĩ khoa Tân Sửu triều Nguyễn v.v

Các vị quan lại làm chức to như Nguyễn Bá Lân người xã Phùng Xá làm đến chức Đại Hành Khiển triều Trần, Đỗ Công người xã Kim Quan làm chức

Trang 23

Thiếu Bảo tướng quân triều Lê, Đỗ Cương Nghị người xã Kim Quan làm chức Đô chỉ huy sứ triều Lê, Cấn Hiến người xã Hương Ngải làm chức Điện tiền Đô chỉ huy sứ triều Lê, Đỗ Hữu Đức người xã Canh Nậu làm chức Thượng tướng quân triều Lê, Phùng Khắc Trung người xã Phùng Xá làm đến chức Thái thường tự khanh triều Lê, nguyễn Kính người xã Dị Nậu làm chức Thái úy triều Mạc, Nguyễn Ngọc Liễn người xã Dị Nậu làm chức Thái phó triều Mạc v.v

Tiểu kết chương 1

Thạch Thất là vùng đất có lịch sử phát triển từ lâu đời và đã trải qua nhiều biến cố lịch sử, thay đổi về tên gọi, diên cách nhưng vẫn luôn là địa danh gợi cho người ta nhớ đến một vùng văn hoá cổ xứ Đoài, là địa danh văn hoá lâu đời của người Việt

Thạch Thất nằm gần kề với Thăng Long – Hà Nội, trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của cả nước thuận lợi cho việc tiếp thu, giao lưu văn hóa, phát triển kinh tế, xã hội.v.v Thạch Thất lại nằm trong vùng “Địa linh nhân kiệt” vì vậy trải qua các triều đại Thạch Thất đã sản sinh ra nhiều vị tiến sĩ và những vị quan lại, những con người tài ba lỗi lạc Những con người này đã góp phần tô đậm thêm truyền thống văn vật cho quê hương

Thạch Thất với những con người nhanh nhạy, tinh anh nghề nghiệp nên nổi danh là “đất trăm nghề”, bên các làng xã nông nghiệp còn có nhiều làng nghề thủ công truyền thống, cung cấp các sản phẩm thủ công, sản phẩm nông nghiệp làm phong phú cho đất xứ Đoài Trong qua trình tồn tại và phát triển, con người nơi đây đã tạo nên những phong tục, nếp sống hài hòa, thanh lịch, tất cả những điều này được phản ánh khá rõ nét trong các bản hương ước của Thạch Thất xưa

Trang 24

Chương 2:

TÌNH HÌNH VĂN BẢN HƯƠNG ƯỚC

HUYỆN THẠCH THẤT 2.1 Đôi nét về hương ước

Để hiểu rõ được hương ước trước hết chúng ta phải tìm hiểu khái niệm hương ước Khái niệm hương ước hiện có nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến

nhưng theo mặt chữ Hán, hương ước (鄉 約 ) là quy luật trong làng GS Ninh Viết Giao trong bài Từ hương ước đến quy ước trong xã hội ngày nay [6 tr521] đã nêu: “Hương ước là văn bản pháp lý của mỗi làng, trong đó bao gồm các điều ước về dân sự, hình sự, các điều ước về giữ gìn đạo lý, về phong tục tập quán v.v có liên quan đến tổ chức xã hội cũng như đời sống nhân dân trong làng Hương ước dùng để điều hoà quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể, hoặc giữa tập thể này với tập thể khác Do đó cần phải xây dựng những quy ước chung Đồng thời hương ước còn là tấm gương phản chiếu bộ mặt xã hội cũng như đời sống văn hoá của mỗi làng.”Theo

chúng tôi, khái niệm hương ước do GS Ninh Viết Giao đã nêu mang tính bao quát hơn cả

Trên thực tế, hương ước được gọi bằng nhiều tên khác nhau như: lệ bạ, khoán lệ, khoán bạ, khoán ước, khoán từ, điều lệ, phong tục, tục lệ, hương

ước v.v Theo TS Vũ Duy Mền trong cuốn Hương ước làng xã Bắc Bộ Việt Nam với luật KanTo Nhật Bản (Thế kỷ XVII – XIX) đã nêu lên khoảng 50 tên

gọi khác nhau của hương ước Trong luận văn này, dựa vào 37 văn bản Hương ước của huyện Thạch Thất được lưu giữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm Các văn bản này, các chữ cuối mang các tên như tục lệ, khoán lệ, đoan khoán; chúng tôi lấy khái niệm hương ước để chỉ chung cho một loại

Trang 25

hình văn bản chứa đựng những quy ước của làng xã để tiện cho việc tìm hiểu, nghiên cứu

Về tác giả của hương ước Căn cứ vào phần mở đầu của mỗi bản hương ước thì thấy Hương ước do các vị chức sắc cùng toàn thể dân làng bàn bạc soạn thảo Cuối mỗi bản hương ước là các vị hào mục, lý dịch ký tên, thậm chí có bản ghi cả làng ký tên, song kỳ thực nó do các quan viên chức sắc, các

lý dịch trong làng bàn bạc và soạn ra là chủ yếu và cả hội đồng cùng ký tên

trong đó

Việc các làng soạn ra hương ước là đều có mục đích tốt đẹp, làm cho thuần phong mỹ tục, an ninh trật tự trong làng được đảm bảo, đời sống được nâng cao, mọi người ăn ở hoà thuận, đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau Chính vì ý nghĩa tốt đẹp của hương ước mà nó có sức sống bền bỉ, lâu dài Hơn nữa, hương ước không chỉ có ý nghĩa như là một thứ luật pháp mà còn

có ý nghĩa như là một hệ thống tiêu chuẩn đạo đức Bởi vì những điều đã ghi

trong hương ước, vấn đề bổn phận và nghĩa vụ của người dân được đặt lên hàng đầu Những điều đó không chỉ có dân mà cả quan viên chức sắc, hương sắc, lý dịch, đương thứ cũng vậy, tất cả đều có trách nhiệm thực hiện đúng những điều đã ghi trong hương ước Đó là điều tiên quyết làm cho hương ước

có sức sống mạnh mẽ

Hương ước có những đặc trưng, đặc thù riêng của từng làng, luôn được điều chỉnh, bổ sung cho hợp với tình hình thực tế của xã hội Như vậy, hương ước hay lệ làng còn là cơ sở tạo nên sự bình trị của quốc gia Người Việt Nam

đi từ làng đến nước, có khi mất nước chứ không mất làng, làng nước hoà quyện với nhau thì lệ làng, luật nước cũng hoà đồng với nhau Làng có vững thì nước mới yên Đó là cơ sở tồn tại và sức sống bền vững của hương ước

Ở phần đầu nhiều bản hương ước thường nói rằng : Khoán ước của làng lưu truyền từ xưa, hoặc chỉ khẩu truyền mà không có minh văn Như vậy, có lẽ

Trang 26

hương ước đã được truyền khẩu từ sớm trước khi được chép ra hay khắc trên

đá, đồng, gỗ, nhưng về thời điểm xuất hiện của hương ước thì các nhà nghiên cứu lịch sử, dân tộc học v.v cho đến nay vẫn chưa đưa ra được niên đại cụ thể

Qua khảo sát bản sao Hương ước làng Tri Lễ, thuộc huyện Kỳ Anh, tỉnh

Nghệ An có lẽ đây là bản hương ước sớm nhất còn lại cho đến ngày nay Bản

hương ước này được tác giả Trần Thanh Tâm công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử: Văn bản này chép trên một loại giấy bản khổ rộng 43 x 36, có ghi lại

sự việc lúc Lê Lợi đến vùng Nghệ An và ghi niên hiệu, chức vụ viên tiểu ti (chức xã quan đời Lê sơ), chữ ký (thủ bút) và con dấu

Nội dung của bản hương ước ghi: “Chúng tôi là xã quan Nguyễn Đức Vĩ, tiểu ty Trần Văn Sĩ, xã bộ Lê Văn Bửu, biện sự Ngô Vinh, người xã Tri Lễ, tổng Đặng Sơn, huyện Thổ Du, phủ Đức Quang kính trình như sau:

“Nay vâng chiếu chỉ ban xuống cho các chức xã chúng tôi phải sắm sửa

áo mũ đến địa đầu xã An Phúc trước ngày mồng 5 tháng này chầu hầu đến hết ngày mồng 7 để nghênh tiếp, hầu lạy xe loan của Bình Định hoàng đế đi tuần thị từ phủ Trà Lân về qua xã chúng tôi: “Ngài ban lệnh chỉ xuống cho xã chúng tôi rằng: “Tế tự, ngôn ngữ, y phục nhất thiết phải theo lệ nước Nếu ai không tuân theo lệnh sẽ trị tội nặng” Liền ngày hôm đó, các quan viên, chức sắc tề tập nhóm họp lập ra tờ giao ước như sau: "Từ nay về sau hễ gặp việc hát xướng thờ thần thì trước hết phải cắt đặt các viên quan tế: thông xướng, đọc văn, đốt hương, dâng rượu, quân hiến và dân chúng ăn mặc, nói năng đều phải theo phép nước Nếu người nào dung tục, mọi rợ, sơ xuất không cẩn thận phải chịu tội nặng Nay ước

Lập tờ giao ước ngày mồng bảy tháng ba năm Bình Định thứ 3 (1420) Tiểu ty Trần Văn Sĩ ký”.17

Trang 27

Đây là bản tư ước của xã Tri Lễ được lập ngay sau khi Lê Lợi và quan quân đi đến nơi đây vào năm Bình Định thứ 3 (1420), chúng ta thấy nội dung của nó đơn giản gồm một số quy ước về việc sắm sửa áo mũ để đón xe loan của Bình Định hoàng đế đi tuần qua Các quan viên, chức sắc đã lập ra tờ giao ước quy định về việc cắt đặt các viên quan tế, cách ăn mặc của dân, nói năng phải theo phép nước Nếu người nào dung tục, mọi rợ, sơ xuất sẽ bị trọng trị Một văn bản điều lệ khác có niên đại từ thế kỷ XV cũng rất quý, văn bản

này được khắc trên bia Trăn Tân từ lệ ở đền Trăn Tân huyện Lương Tài tỉnh

Bắc Ninh Bia có niên đại năm Hồng Đức 18 (1487), có ghi lại việc các xã trong 2 huyện Thiện Tài và Gia Định phủ Thuận An xứ Kinh Bắc định ra điều

lệ tế thần Trên đây là những văn bản tục lệ của làng xã của người Việt sớm nhất hiện nay

Còn những văn bản hương ước trước thế kỷ XV cho đến nay chưa tìm thấy văn bản nào Trên thực tế, những văn bản hương ước chỉ xuất hiện từ thế

kỷ 15 trở lại đây ở các làng xã thuộc đồng bằng Bắc bộ, khi mà xã đã trở thành 1 đơn vị hành chính cơ sở và có tổ chức ngày càng chặt chẽ Nhưng xét

về nội dung các bản hương ước ở thời kỳ đầu nội dung còn khá đơn giản, chưa thể phong phú, đầy đủ, phần lớn chỉ là các quy định về việc cúng tế các tiết và lệ đóng góp v.v Phải đến thế kỷ XVI về sau thì nội dung của hương ước mới phản ánh được nhiều mặt của đời sống làng xã

Thời Lê sơ là thời kỳ mở đầu và cũng là thời kỳ đã đạt được những thành tựu cao trong việc thiết lập Nhà nước Trung ương tập quyền, trong đó chú trọng đến ban hành những điều luật và điều hành đất nước theo luật pháp Các

điều luật thời Lê sơ còn được lưu truyền trong Quốc triều hình luật hay còn gọi là Luật Hồng Đức Phần lớn điều luật thời Hồng Đức liên quan đến những

sự việc xảy ra ở làng xã như: Thừa kiện, tranh kiện, thừa kế, răn đe những hành vi trái với luân thường đạo lý, cờ bạc, rượu chè, gian dâm, trộm cướp

Trang 28

v.v Tuy những điều này là của Nhà nước nhưng lại là cơ sở để làng xã căn cứ vào đó để định ra hương ước của làng xã mình gọi là tư ước

Trải qua thế kỷ XVI, Nho giáo cũng có phần nào nhường chỗ cho Phật giáo và Đạo giáo nhưng thể chế chính trị cơ bản vẫn duy trì theo thưòi Lê sơ Thời kỳ Lê Thánh Tông (1460 - 1497), triều đình đã ban sắc lệnh thể chế hoá

hương ước Trong sách Hồng Đức thiện chính thư 18

- Đây là bộ luật được biên soạn trên cơ sở các điều luật thời Hồng Đức Trong đó có một điều luật về cấm dân tục thiết lập tư ước như sau: “Nước có điều luật để chiếu vào đó mà

thi hành, dân an nước thịnh thì dân không nên có khoán ước riêng để trừ bỏ cái hại, theo chính bỏ tà Nếu làng xã nào thấy những tập tục nhảm nhí, khác

lạ, thì cấm lập khoán ước Việc này ắt phải dùng viên chức Nho giả, lớn tuổi,

có đức hạnh, chính trực, mới có thể tuân hành Nếu như đã thành lệ rồi, phải trình lên các quan nha môn xem xét rõ các điều lệ, có thể theo thì phê chuẩn cho thi hành Nếu thấy trong khoán ước có điều thiên tư gian tà, thì phê chữ

“bác” để khỏi sinh mưu gian Nếu người nào không dự vào việc lập ước ấy

mà tụ họp riêng, thì cho phép chính quan tố cáo lên nha môn để trị tội, để bỏ

tệ tục, lấp hẳn sự cường hào tiếm đoạt, trị tội không tha” Như vậy, việc các làng xã lập văn bản hương ước ở thế kỷ XV là đúng theo luật của Nhà nước Đến thế kỷ XVII, Nho giáo lại được đề cao Bên cạnh những đạo luật đã được sử dụng rộng rãi Nhà nước phong kiến thời Lê Trịnh còn ban bố 47

điều giáo hoá theo khuôn mẫu kinh điển Nho gia Đó là sách Lê triều giáo hoá điều luật 19

, những điều trong đó khuyên cáo dân chúng giữ gìn đạo lý lối

sống trung – hiếu – nghĩa - đễ, tổ chức đời sống làng xã, giản tiện phong tục, bảo vệ phong hoá, cấm bè đảng gian dâm, trộm cướp v.v Nội dung của các điều giáo hoá này phù hợp với đời sống làng xã, đem đến sự bình yên cho nhân dân Mở đầu sách có ghi: “Mùa thu tháng 7 năm Cảnh Trị nguyên niên

18

Tờ 51, Hồng Đức thiện chính thư, ký hiệu A.330, Viện Nghiên cứu Hán Nôm,

Trang 29

(1663) quy định, đến mùa xuân năm Canh Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ 21 (1760) lại trình bày rõ chuyển giao cho quan lại nha môn theo đó thi hành Quan lại hai ty Thừa hiến, quan lại ở các phủ, huyện, châu lệnh cho người đứng đầu các xã, thôn, trang, trại, vào các ngày tết, cầu phúc, xã điền hạn chế

tụ tập trai gái, già trẻ, lớn bé Lại giảng giải, dẫn dụ rõ ràng, tỉ mỉ, chu đáo, khiến cho ngu phu ngu phụ, trẻ con ngu muội, thấm vào tai mắt hiểu mà khuyến trừng, trở về với thuần phong mĩ tục, được hưởng phúc thái bình Nếu

có kẻ nào phế bỏ bất tuân thì coi là phạm vào hình luật của nhà nước”

Về mặt kinh tế, thế kỷ XVII, XVIII, làng xã thuộc vùng đồng bằng Bắc

bộ kinh tế, văn hoá, tín ngưỡng… khá phát triển Giai đoạn này đình làng phát triển mạnh và Nho giáo đi sâu vào làng xã một cách rộng khắp, lang xã như 1

tiểu triều đình đối diện với nhà nước Nhà nước có luật lệ thì làng xã có

hương ước như nhiều đề tựa của các bản hương ước đã nói Đây là giai đoạn hương ước được tái biên soạn lại rất phổ biến năm Minh Mệnh thứ 5 (1824)

trong cuốn sách Chấn chỉnh hương phong 20, vua Minh Mệnh đã ban hành các điều luật nhằm răn các tệ về ăn uống, cưới xin, ma chay, thờ Thần, Phật, mê tín dị đoan như sau: “Công đồng truyền cho các nơi phố, phường, thôn, xã, làng, tổng, huyện, phủ, trấn Nước là tích tụ của làng xóm, do vậy từ làng mà xây dựng thành tập tục của cả nước Thói tục của dân mà thành chính sách của triều đình, vì thế tập tục của làng phải làm trước Gần đây, việc giáo hoá chính trị suy, làng xóm không có tục lệ tốt đẹp, cưới xin, thờ Thần Phật nhiều phần tiếm lễ, ta đã nghe qua, tiêu tài tốn lực, kẻ giàu có thì bóc lột dân nghèo, tích luỹ lâu ngày đến nỗi phải bỏ đi, cái tệ đoan này đáng lý phải sửa lại cho đúng Nay nhân xem cái gì có lợi, cái gì có hại thì hạn chế, cuối cùng làm định lệ cho làng xóm để các nơi tuân theo, thận trọng, không được vượt quá" Những điều cụ thể như:

20

Chấn chỉnh hương phong, ký hiệu VHv.978, Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

Trang 30

- Việc ăn uống: răn tệ nạn bày vẽ ăn uống bừa bãi để phải thu thêm các khoản làm cho người dân khốn khổ, cho nên các công việc của dân chỉ cho dùng trầu cau làm lệ và cấm các thứ rượu thịt

- Xử đoán việc làng: cốt phải hết lòng làm việc, sơ suất thì khuyên bảo nhau, làm cho phong tục ở nơi làng xóm trở nên tốt đẹp, không được tìm ra lỗi để bắt nộp phạt, mưu đồ ăn uống không nghĩ đến kẻ bần cùng, mọi việc phải xem xét nội tình, lý thẳng hay cong phải xét đoán

- Việc hôn nhân: lấy vợ, lấy chồng là nhân luân, phong tục Cho nên sính

lễ cần phải châm chước, tuỳ gia cảnh có hay không, dụng tình là chính, chớ

để đến nỗi phải cầm cố ruộng vườn, nhà cửa và răn đe con gái trong làng chửa hoang, để răn điều liêm sỉ, đề cao phong tục

- Việc tang tế: là người con phải báo hiếu cha mẹ, con người cùng có cái tấm lòng ấy, cùng có cái lý ấy Cái nghĩa là đang lúc thương xót, giúp đỡ lẫn nhau Chớ bày vẽ ăn uống no say, yêu sách thưởng tiền, khiến cho kẻ giàu có thì tiếm lễ vượt phận, mà người nghèo thì mang nợ, làm thuê làm mướn hoặc đến nỗi mất mát nhà cửa Vì vậy, phàm nhà có tang, làng xóm giúp đỡ lẫn nhau, việc chôn cất cũng không cầu long mạch, hi vọng cầu phát đạt mà vô cớ cải táng đến mức thiếu đạo hiếu

- Việc phụng thờ Thần, trước phải thành ở dân, rồi sau mới hết sức với Thần Không được xây dựng đền miếu nguy nga, trang trí dùng vàng bạc, bày các cuộc tế lễ kéo dài nhiều ngày tiêu pha lãng phí khiến cho người dân bỏ kế sinh nhai, lại bắt đóng góp v.v

- Việc thờ Phật: răn kẻ tôn sùng Phật giáo, xây dựng chùa chiền tráng lệ, đúc chuông, tô tượng, trang hoàng rực rỡ Sư sãi trong chùa phải đạo hạnh chân tu, cấm các việc dị đoan để mưu lợi cho mình

- Dân sinh: mỗi người đều có định mệnh, tai nạn không thể lấy sự may mắn mà tránh khỏi, phúc không thể dùng sức để cầu, thuật cầu đảo sấm giải

Trang 31

thường là vô ích Chớ ngu muội u mê, tin theo bọn yêu tà, đi cầu cúng xằng bậy, nghe các pháp môn đồng cốt mà bỏ ăn uống, chữa bệnh, để đến nỗi bệnh tật không thể cứu được, hao tiền tốn của Tất cả đều cấm

Phần cuối sách vua Minh Mệnh cũng nói rõ: "Từ khi triều ta lập nước đến nay, luật lệ vốn có định phép Gần đây trải qua loạn lạc, luật cũ bỏ không thi hành Nay sửa lại luật cũ Hồng Đức, Gia Long, phụng thánh đức long hưng sửa sang trị bình, chính thể sáng sủa, thận trọng, làm cho lễ nhạc chính hình sâu sắc, không thể thiên lệch phế bỏ, đặc biệt là sai các quan văn võ xem xét luật cũ, cái gì thích hợp thì dùng, định làm luật mới của quốc triều, chỉnh

lý tuyển các điều thành hai quyển sách dâng lên, khâm tứ ban xuống thi hành, khiến cho thần dân trong ngoài đều biết mà tuân theo Nay khâm định”.[24 Tr 11]

Như vậy từ thế kỷ XV cho đến thế kỷ XIX qua các triều đại từ triều Lê

sơ, Lê Trung hưng cho đến triều Nguyễn, nhà nước phong kiến luôn ban hành những điều luật nhằm quản lý và để chấn chỉnh các hoạt động làng xã Hương ước từng tồn tại song song với luật pháp của nhà nước, giữ vai trò là công cụ

để điều chỉnh các mối quan hệ trong cộng đồng và để quản lý làng xã Nó là phương tiện để truyền tải pháp luật và tư tưởng Nho giáo đến tận đơn vị hành chính nhỏ nhất là làng xã, hỗ trợ và bổ sung cho pháp luật mà cha ông ta đã tạo ra để dung hoà nó Hương ước ra đời là sản phẩm tất yếu của làng xã và hương ước ra đời để quản lý làng xã Đồng thời, nhà nước đã thực hiện việc

“chỉnh đốn phong tục” chủ yếu là những tục lệ riêng biệt của từng làng, không để cho các hủ tục phát triển đi lệch hướng với pháp luật của Nhà nước, tạo ra sự cách biệt giữa lệ làng và luật pháp của Nhà nước

Trang 32

2.2 Tình hình văn bản hương ước huyện Thạch Thất

Sách tục lệ (hương ước) trong bộ Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu 21

có 646 cuốn, ký hiệu AF đều là các văn bản chép tay từ các địa phương gửi lên trong dịp sưu tầm và xây dựng kho tư liệu Hán Nôm của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp tại Hà Nội vào những năm đầu thế kỷ XX Các văn bản sao chép này đều được Lý trưởng đóng triện xác nhận vào những năm dưới triều vua Khải Định (1916 – 1925), như Lý trưởng xã Hoà Tranh (Hà Tây) là

Lê Tiến Hảo, Lý trưởng xã Trà Lôi (Hưng Yên) là Đỗ Như Sĩ, Lý trưởng xã Quảng Nạp (Ninh Bình) là Trần Sĩ Công Phần lớn các văn bản này đều được sao chép khá trung thành từ văn bản gốc lưu giữ ở địa phương, vì thế các chữ huý, hay đơn vị tiền tệ, đơn vị hành chính, chức quan v.v bảo đảm tính chính xác cao Đây là một bộ sưu tập về những bản quy ước của các làng xã thuộc

18 tỉnh (đơn vị hành chính vào những năm đầu thế kỷ XX) từ Nghệ An trở ra Bắc Về mật độ phân bố cụ thể như sau:

Trang 34

5 Thạch Thất 7 15,21%

Trong đó có văn bản cổ nhất là hương ước tục lệ xó Thanh Phần ký hiệu

AFa6/18: … 6 ước từ của cỏc xó Lạc Triền, Bách Lộc, Thanh Phần lập ngày

28 tháng 6 nhuận năm Cảnh Trị 2 (1664); một điều khoán của xó Hoà Triền

và xó Thanh Phần lập ngày 29 tháng 5 năm Cảnh Trị 7 (1669)

Văn bản có niên đại gần đây nhất là văn bản hương ước của xã Phú Nhiêu ký hiệu A Fa6/2 được lập năm Khải Định 3 (1918)

Trong số 46 cuốn của Tỉnh Sơn Tây thì từng cuốn lại có nhiều văn bản của các làng, xã cụ thể bảng dưới đây:

Về chữ viết, các văn bản hương ước chủ yếu là sách chép tay, số lượng này rất lớn, còn số sách in không đáng kể Ngoài ra còn có các văn bản hương ước được khắc trên các chất liệu đá, đồng, gỗ v.v số lượng các văn bản này không nhiều, chủ yếu là các bản hương ước được khắc trên bia đá

Trang 35

Hầu hết các văn bản hương ước không phải là bản chính mà chủ yếu là các bản được sao chép lại nhiều lần gọi là bản sao Nhưng trong đó có các điều khoản được lập sớm đều được ghi chép một cách đầy đủ Nhiều bản hương ước có nhiều niên đại khác nhau, bởi trong quá trình lưu hành nó được

bổ sung và điều chỉnh để cho phù hợp với tình hình thực tế Chẳng hạn như hương ước làng xã Thanh Phần tổng Lạc Trị bao gồm những khoán ước lập các năm: Cảnh Trị 2 (1664) Cảnh Trị 7 (1669), Gia Long 5 (1806), Gia Long

6 (1807), Gia Long 14 (1815), Gia Long 17 (1818), Gia Long 18 (1819), Thành Thái 6 (1894), Thành Thái 7 (1895)

Hương ước cũng như các tài liệu lịch sử khác có những loại hình văn bản khác nhau như văn bản in và văn bản chép tay, ngoài ra còn có hương ước được khắc trên bia đá Trong 37 văn bản hương ước của huyện Thạch Thất thì không có bản nào thuộc loại văn bản in và loại hình được khắc trên văn bia,

mà chỉ có loại hình văn bản chép tay Hầu hết những văn bản chép tay này được các địa phương gửi đến trong dịp sưu tầm và xây dựng kho tư liệu Hán Nôm của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp tại Hà Nội, vào những năm đầu thế

kỷ XX Ngoài ra còn có các bản hương ước được viết bằng chữ Nôm là những bản hương ước ra đời đầu thế kỷ XX, giai đoạn cải lương hương chính và các bản viết tay bằng chữ Hán, hoặc chữ Hán xen chữ Nôm còn lưu trữ ở các địa phương

Phần lớn hương ước Hán Nôm Thạch Thất được biên soạn một lần rồi được bổ sung nhiều lần, mỗi lần bổ sung thêm các điều khoản mới thì đều ghi thêm niên đại mới, gọi là hương ước tục biên, số này có 22 văn bản chiếm 59,45% Ngoài ra, có một số bản được biên soạn 1 lần chiếm số lượng ít hơn ,

có 15 văn bản chiếm 40,55% Danh sách cụ thể như sau:

BẢNG 2.4

PHƯƠNG NIÊN ĐẠI TỤC BIÊN

Trang 36

Tự Đức 33 (1880) Duy Tân 8 (1914) Duy Tân 9(1915)

Tự Đức 35 (1882)

Trang 37

Tự Đức 13 (1860) Gia Long 3 (1804)

Mậu Tuất (?) Mậu Tuất (?)

Trang 38

Minh Mệnh 3 (1822) Đồng Khánh 1(1886)

Tự Đức 8 (1855) Thành Thái 5 (1893)

Thành Thái 13 (1901) Thành Thái 9 (1897)

Tự Đức 23 (1870) Thành Thái 9 (1897) Thành Thái 15 (1903)

Vĩnh Thịnh 5 (1708) Bảo Thái 2 (1721)

Thành Thái 10 (1898) Duy Tân 2 (1908)

22 Sơn Tây tỉnh Thạch Thất A Fa6/20 Thôn Kiều Tự Đức 23 (1870)

Trang 39

huyện Bình Xá xã Kiều thôn

khoán lệ hựu Cương thôn

Phú Đa thôn, Bình thôn.西

省石室?縣石平舍社橋?村

xã Bình Phú Đồng Khánh 3 (1888) Thành Thái 2 (1890)

Để hiểu rõ thêm về các bản hương ước tục biên, chúng tôi xin giới thiệu các bản hương ước của các xã Thanh Phần, Bình Xá, Phùng Xá, Bách Lộc dưới đây:

- Hương ước xó Thanh Phần: gồm 6 điều giao ước lập ngày 19 tháng 8 năm Gia Long 6 (1807); giao ước của giáp Nam lập ngày 1 tháng 10 năm Gia Long 14 (1815); giao ước sửa đỡnh lập ngày 13 tháng 2 năm Gia Long

17 (1818); giấy lập ruộng hương hoả lập ngày mùng 7 tháng 2 năm Gia Long

18 (1819); 12 điều lập ngày 17 tháng 11 năm Thành Thái 7 (1895); tờ giao ước của giáo phường lập ngày mùng 6 tháng 11 năm Gia Long 5 (1806); 6 ước từ của cỏc xó Lạc Triền, Bách Lộc, Thanh Phần lập ngày 28 tháng 6 nhuận năm Cảnh Trị 2 (1664); một điều khoán của xó Hoà Triền và xó Thanh

Trang 40

Phần lập ngày 29 tháng 5 năm Cảnh Trị 7 (1669); 17 lệ lập ngày mùng 9 tháng 9 năm Thành Thái 6 (1894)

- Hương ước Thôn Cầu xã Bình Xá: Trong đó có 2 khoán lập ngày 9 tháng giêng năm Tự Đức 23 (1870), 1 khoán lập ngày 29 tháng 7 Đồng Khánh 3 (1888), 1 khoán lập ngày 1 tháng 3 năm Thành Thái 2 (1890), bản

ký kết viết ngày 19 tháng 12 năm Duy Tân 9 (1915), bản kê khai dân số viết ngày 20 tháng 10 năm Tự Đức 30 (1877), một bản kê khai ruộng đất viết ngày

20 tháng 10 năm Tự Đức 32 (1879) Có một số bài văn tế dùng cho các lễ tiết trong năm

- Hương ước Thôn Phụng, xã Phụng Xá: gồm 33 ước lập ngày mùng 3 tháng 2 năm Cảnh Hưng 14 (1753); 4 ước của giáp Văn lập ngày 27 tháng 10 năm Tự Đức 31 (1878), 3 ước của thôn lập ngày 20 tháng Giêng năm Tự Đức

35 (1882)

- Hương ước Thôn Vĩnh Lộc, xã Phụng Xá: gồm 8 điều, lập ngày 16 tháng 3 năm Vĩnh Thịnh 5 (1708); 1 ước lập ngày mùng 8 tháng 7 năm Đinh Mùi; 1 khoán lập ngày 4 tháng 6 năm Bảo Thái 2 (1721); tờ khoán lập ngày

16 tháng 7 năm Tự Đức 22 (1869)

- Hương ước thôn Kiều Trung xã Gia Hoà: gồm 18 điều của giáp Tư văn lập ngày 24 tháng 2 năm Tự Đức 18 (1865), 1 lệ lập ngày mùng 4 tháng 10 năm Tự Đức 33 (1880); 21 lệ lập ngày 16 tháng 2 năm Đồng Khánh 3 (1888);

7 lệ của Hội văn lập ngày 20 tháng 8 năm Tự Đức 23 (1870); 2 lệ lập ngày 18 tháng 2 năm Thành Thái 9 (1897); 8 lệ lập ngày 19 tháng 3 năm Thành Thái

15 (1903)

- Hương ước thôn Ổ, xã Bách Lộc: gồm 9 giao ngôn của xóm Côn Cưu lập ngày mùng 9 tháng 9 năm Long Đức 3 (1734) và 4 giao ngôn lập ngày 19 tháng 2 năm Cảnh Hưng 29 (1768); 2 giao ngôn lập ngày 11 tháng 11 năm Cảnh Thịnh 3 (1795); giao ngôn của người già ngừ Cưu lập ngày 18 tháng 11

Ngày đăng: 23/03/2015, 13:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w