Những ý kiến, bài viết về các tác phẩm trong luận văn 9 Chương 1: Tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh cách mạng trong dòng chảy văn học Việt Nam... Trong cuốn sách này, tác giả đã có
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng Việt Nam 2004- 2009
2.1 Những công trình bài viết nghiên cứu trên góc nhìn khái quát về
tiểu thuyết chiến tranh cách mạng Việt Nam
5
2.2 Những ý kiến, bài viết về các tác phẩm trong luận văn 9
Chương 1: Tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh cách mạng trong
dòng chảy văn học Việt Nam
Trang 4Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng Việt Nam 2004- 2009
Chương 2: Sự tiếp nối và biến đổi trong việc phản ánh cuộc
sống và con người của tiểu thuyết về chiến tranh cách mạng
Việt Nam 2004- 2009
26
2.1 Tiếp cận hiện thực từ cái nhìn đa chiều 26
2.1.2 Hiện thực đời sống ở hậu phương 39 2.2 Đổi mới quan niệm về tính cách nhân vật 43 2.2.1 Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học 43
2.2.2.1 Nhân vật người lính 45
2.2.2.3 Nhân vật quần chúng 63 2.2.3 Xây đựng mối liên hệ giữa các nhân vật 66 2.3 Cảm hứng bi kịch mang đậm tính nhân văn 69 2.4 Kết hợp chất sử thi và chất tiểu thuyết 74
Chương 3: Một số đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong các tiểu
thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng Việt Nam 2004- 2009
3.2.2.1 Thời gian lịch sử- sự kiện 87 3.2.2.2 Thời gian hiện tại đan xen quá khứ 88
Trang 5Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng Việt Nam 2004- 2009
3.3.1.2 Ngôn ngữ độc thoại nội tâm 95
3.4.1 Giọng điệu hào hùng, ngợi ca, thành kính 102 3.4.2 Giọng điệu trữ tình, mang đậm chất thơ 104 3.4.3 Giọng điệu xót xa, ngậm ngùi 105 3.4.4 Giọng điệu suồng sã, tự nhiên 106 3.4.5 Giọng điệu suy tư, chiêm nghiệm 108
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Chiến tranh cách mạng là một mảnh đất màu mỡ để các nhà văn khai thác, mỗi thời đại, dân tộc, mỗi tác giả lại có cái nhìn khác nhau Không phải ngẫu nhiên mà đề tài này luôn có sức hút đối với số đông các nhà văn ngay ở thời điểm chiến tranh đã lùi xa trên đất nước ta hơn ba chục năm nay Nhìn vào diện mạo của nền tiểu thuyết nước ta sau thời kì đổi mới, bên cạnh dòng tiểu thuyết thế sự đời tư, tiểu thuyết lịch sử, vv với nhiều cách tân nghệ thuật quan trọng thì dòng tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh cách mạng cũng đạt được một số thành tựu đáng kể Đặc biệt kể từ khi Bộ Quốc Phòng phát động cuộc thi sáng tác sử thi về đề tài chiến tranh cách mạng, số lượng
và chất lượng tác phẩm ngày càng nâng lên rõ rệt Một số tác phẩm có giá trị
về nội dung và nghệ thuật đã đạt giải và thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc
Chiến tranh cách mạng vốn là mảng đề tài được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và đông đảo học sinh, sinh viên Khảo sát qua các công trình nghiên cứu về mảng đề tài này, chúng tôi nhận thấy có khá nhiều công trình tìm hiểu về tiểu thuyết chiến tranh cách mạng giai đoạn trước 1975 và thời kì đổi mới Tuy vậy những công trình nghiên cứu về mảng tiểu thuyết này trong những năm gần đây còn khá thưa vắng, hoặc chỉ tập trung vào một tác giả cụ thể Đa phần đó chỉ là những bài viết nhỏ lẻ đánh giá và cảm nhận về tác
phẩm đạt giải Xuất phát từ lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Tiểu thuyết về đề
tài chiến tranh cách mạng Việt Nam 2004- 2009 với mong muốn có cái nhìn
khái quát hơn về một giai đoạn phát triển của mảng đề tài quen thuộc này
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Những công trình, bài viết nghiên cứu trên góc nhìn khái quát
về tiểu thuyết chiến tranh cách mạng Việt Nam
Trang 7- “Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại” của Phan Cự Đệ (1974) được đánh
giá một là công trình nghiên cứu công phu, có giá trị Trong cuốn sách này, tác giả đã có những nhận định đánh giá một cách hệ thống về thể loại tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng nói riêng Là một nhà nghiên cứu dành nhiều tâm huyết tìm hiểu thể loại tiểu thuyết sử thi, Lại Nguyên Ân có khá nhiều bài viết đáng chú ý trên Tạp chí Văn học như
“Văn xuôi về chiến tranh và hình thức sử thi”, “Văn học Việt Nam từ sau cách
mạng tháng Tám- một nền sử thi hiện đạ Gần đây, Phong Lê có bài viết đáng
chú ý “Tiểu thuyết viết về chiến tranh nhìn từ hôm nay” Đây là cái nhìn tổng
quát về đề tài chiến tranh của văn học nước nhà qua nhiều chặng đường lịch
sử Tôn Phương Lan, Bùi Việt Thắng là hai nhà nghiên cứu cũng có nhiều bài viết quan tâm đến mảng tiểu thuyết chiến tranh Nhìn chung các bài viết đều
có xu hướng khẳng định những đóng góp to lớn của tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng vào nền văn học cách mạng Việt Nam
- Việc nghiên cứu tiểu thuyết về chiến tranh cách mạng không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các giáo sư đầu ngành mà mảng đề tài này cũng là vấn đề được tìm hiểu trong hàng loạt các luận án, khóa luận tốt nghiệp của rất nhiều học viên, sinh viên các trường đại học Đáng chú ý nhất
là LATS Ngữ văn Tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1945- 1975 của Hoàng Mạnh Hùng, Tiểu thuyết Việt Nam thời kì 1965- 1975 nhìn từ góc độ thể loại của Nguyễn Đức Hạnh và Thi pháp tiểu thuyết sử thi 1945- 1975 của Phạm Ngọc
Hiền Ngoài ra còn phải kể đến hàng loạt các luận văn thạc sĩ của học viên các trường đại học chuyên ngành Nhìn chung các luận văn đã chỉ ra được những nét khái quát về diện mạo và khuynh hướng của tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng, đặc điểm trong các sáng tác của một số tác giả chuyên viết
về chiến tranh ở các giai đoạn khác nhau của nền văn học dân tộc; phân tích được những đặc trưng nghệ thuật tiêu biểu của các tiểu thuyết về chiến tranh
mà họ đã tiếp cận
2.2 Những ý kiến, bài viết về các tác phẩm trong luận văn
Trang 8Kể từ khi Bộ Quốc Phòng phát động phong trào sáng tác tiểu thuyết sử thi về đề tài chiến tranh cách mạng thì những nghiên cứu, cảm nhận về mảng tiểu thuyết này càng được chú ý hơn Trong đó phải kể đến một chùm bài viết của một số tác giả đánh giá về các tác phẩm đạt giải thưởng văn học Bộ Quốc Phòng trong hai đợt phát động sáng tác Có thể kể ra đây các bài viết tiêu biểu
như Những bức tường lửa và sự đổi mới của tiểu thuyết sử thi của Nguyễn Thanh Tú, Luận về người anh hùng, về chiến thắng và về đồng đội, Nhớ là để
cho khỏi quên (Đọc Tiếng khóc của nàng Út, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, 2007 của Nguyễn Chí Hoan, Dấu ấn Thượng Đức của Nguyễn Hữu Quý, Đọc Thượng Đức, suy nghĩ về tiểu thuyết sử thi của Bùi Bình Thi, vv
Đó là những bài viết đánh giá các tiểu thuyết về chiến tranh cách mạng khi mới xuất bản được dư luận đánh giá cao Trong bài viết của mình, các tác giả đã chỉ ra những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm trên Nhìn chung, họ đều khẳng định sự biến chuyển trong cái nhìn về chiến tranh của người viết Cách tiếp cận hiện thực chiến tranh, xây dựng nhân vật, nghệ thuật thể hiện đã linh hoạt và chân thực hơn mặc dù đó đều là những tiểu thuyết mang âm hưởng sử thi rõ nét
Có thể nói những nhận định, nghiên cứu về tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng rất phong phú, đa dạng Ở đây chúng tôi không hy vọng có thể bao quát hết được đầy đủ mọi ý kiến Đó cũng là những tài liệu quý báu, làm cơ sở để chúng tôi triển khai luận văn của mình
2 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn trong một số tác phẩm đoạt giải thưởng văn học trong 5 năm gần đây Trong đó có những tác phẩm vừa đạt giải thưởng của nhà văn vừa đạt giải thưởng văn học của Bộ Quốc
phòng Tiêu biểu phải kể đến Những bức tường lửa (Khuất Quang Thụy),
Thượng Đức (Nguyễn Bảo Trường Giang), Tiếng khóc của nàng Út (Nguyễn
Chí Chung), Mùa hè giá buốt (Văn Lê) Ngoài ra trong quá trình khảo sát,
chúng tôi cũng tìm hiểu thêm một số tác phẩm khác
Trang 92 Nhiệm vụ và đóng góp của luận văn
Chỉ rõ những nét mới của tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng giai đoạn này trên cơ sở kế thừa những đặc điểm của tiểu thuyết chiến tranh các giai đoạn trước
Phân tích những nét nổi bật về nghệ thuật của tiểu thuyết giai đoạn này
Từ đó khẳng định sự đóng góp của tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng đối với tiểu thuyết Việt Nam nói riêng và văn học Việt Nam nói chung
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn kết hợp vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu: phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, phương pháp vận dụng lí thuyết của thi pháp học để khảo sát các tiểu thuyết tiêu biểu của giai đoạn này
6 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được triển khai thành ba chương:
Chương 1: Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng trong dòng chảy của văn học Việt Nam
Chương 2: Sự tiếp nối và biến đổi trong việc phản ánh cuộc sống và con người của tiểu thuyết chiến tranh cách mạng Việt Nam 2004- 2009
Chương 3: Một số đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng Việt Nam 2004- 2009
NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TIỂU THUYẾT VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG TRONG DÒNG CHẢY CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM
1.1 Các chặng đường phát triển của tiểu thuyết về chiến tranh cách mạng Việt Nam
1.1.1 Giai đoạn trước năm 1975
Nhìn một cách khái quát, chúng ta có thể thấy, sự phát triển của nền văn học cách mạng Việt Nam luôn gắn liền với các bước đi của lịch sử của
Trang 10dân tộc Hai cuộc chiến tranh lâu dài và ác liệt đã chi phối không nhỏ vào sự
phát triển của nền văn học nước nhà
1.1.1.1 Từ 1954- 1964
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, nền văn học Việt Nam
có sự phát triển mạnh mẽ ở phương diện văn xuôi, đặc biệt là thể loại tiểu thuyết Trong giai đoạn này, nền văn học cách mạng đã có có khá nhiều tác
phẩm thành công như Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, Sống mãi với thủ
đô của Nguyễn Huy Tưởng, Một chuyện chép ở bệnh viện của Bùi Đức Ái, Trước giờ nổ súng của Lê Khâm, Cao điểm của Hữu mai, Đất lửa của
Nguyễn Quang Sáng vv Đây là những sáng tác hướng về cuộc chiến đấu của dân tộc Nhiều tác phẩm đã xây dựng được những hình tượng đẹp tiêu biểu cho lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm của con người Việt Nam Điểm nổi bật trong những sáng tác này là các nhà văn đã chú ý thể hiện nhân vật, vì thế các biến cố và sự kiện có trọng đại đến đâu cũng không che khuất được nhân vật trong tác phẩm Nhìn chung, nhiều tiểu thuyết giai đoạn này khai thác mảng thể tài lịch sử theo khuynh hướng sử thi
1.1.1.2 Từ 1965- 1975
Các tác phẩm tập trung đi sâu vào phản ánh cuộc chiến đấu chống Mĩ của dân tộc So với giai đoạn trước, giai đoạn này, lực lượng sáng tác đông đảo hơn, số lượng các tác phẩm nhiều hơn Nổi bật hơn cả là những tiểu
thuyết viết về cuộc chiến đấu của nhân dân Nam Bộ như Hòn đất của Anh Đức, Rừng U Minh của Nguyễn Văn Bổng, Gia đình má Bảy, Mẫn và tôi của
Phan Tứ, Đất Quảng (phần I) của Nguyễn Trung Thành Ngoài ra còn có thể
kể đến Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu, Chiến sĩ của Nguyễn Khải, Vùng trời của Hữu Mai Cảm hứng chủ đạo trong các tiểu thuyết là
“cảm hứng anh hùng và phạm trù thẩm mĩ nổi trội là cái cao cả, cái hùng”
Nhân vật của tiểu thuyết vẫn là những anh hùng tiêu biểu cho khát vọng, phẩm chất sức mạnh của nhân dân, dân tộc, thời đại Nhìn chung, yếu tố sử thi này đã chi phối đề tài, cảm hứng và cách thể hiện của các nhà văn
Trang 111.1.2 Giai đoạn sau 1975 đến đầu những năm 90
Sau 1975 đất nước hoàn toàn thống nhất Sự kiện ấy đã mở ra một thời
kì mới của lịch sử dân tộc, đồng thời cũng đem đến một giai đoạn mới trong lịch sử văn học Việt Nam
1.1.2.1 Từ 1975- 1985
So với các giai đoạn trước, thời kì chuyển tiếp từ văn học sử thi sang văn học thời kì hậu chiến này, tiểu thuyết viết về chiến tranh không có nhiều tác phẩm nổi bật Tuy vậy vẫn có một số tác giả tìm tòi đổi mới trong nội dung và cách thức thể hiện, đặc biệt là từ những năm 80 trở về sau Ở các sáng tác này, chiến tranh được tiếp cận ở cự li gần, toàn diện hơn, cảm hứng
sử thi nhạt dần và thay vào đó là cảm hứng thế sự Một số tác giả đã mạnh dạn hơn khi chọn những thời điểm khốc liệt, gay cấn của chiến tranh làm bối
cảnh khám phá tính cách con người như Miền cháy của Nguyễn Minh Châu,
Trong cơn gió lốc của Khuất Quang Thụy, Năm 1975 họ đã sống như thế, Chim én bay của Nguyễn Chí Huân vv… Nội tâm, tính cách của người lính
bắt đầu được khai thác và cấu trúc thể loại của tiểu thuyết đã có sự biến đổi từ cấu trúc lịch sử - sự kiện sang cấu trúc lịch sử - tâm hồn Kết cấu thời gian- không gian của tiểu thuyết cũng có sự vận động, đặc biệt bắt đầu có sự xuất
hiện của vùng kí ức của nhân vật
1.1.2.2 Từ 1985- đầu những năm 90
Đây là giai đoạn nền văn học Việt Nam có những biến chuyển mạnh
mẽ Văn học viết về chiến tranh cách mạng đã thực sự ghi dấu ấn trong lòng
độc giả với nhiều tác phẩm có giá trị Thời xa vắng của Lê Lựu , Ăn mày dĩ
vãng của Chu Lai, Chim én bay của Nguyễn Chí Huân, Người sót lại của rừng cười của Võ Thị Hảo, và đặc biệt là Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh
chính là những tác phẩm cho thấy cái nhìn về chiến tranh của các nhà văn đã chân thực hơn Những tác phẩm mang âm hưởng sử thi nhạt dần và thay vào
đó là những tác phẩm khai thác chiến tranh từ góc độ thế sự đời tư Đi kèm với nó là sự đổi thay nghệ thuật thể hiện
Trang 121.1.3 Từ những năm 90 đến nay
Sau cao trào của mình, từ giữa những năm 90 đến nay, tiểu thuyết viết
về chiến tranh phát triển có phần chững lại Tuy vậy, đề tài này vẫn có sức sống riêng và chiếm vị trí quan trọng trong dòng chảy của nền văn học nước nhà
Tóm lại, tiểu thuyết viết về chiến tranh cách mạng của văn học Việt Nam có một sự tiếp nối liên tục về đề tài và cảm hứng Sự phát triển của đề tài này luôn gắn liền với những biến động lịch sử của dân tộc mặc dù đồ thị phát triển của nó không phải là một đường thẳng tịnh tiến Mảng đề tài này vẫn tiếp tục được khai thác ngay cả khi chiến tranh đã kết thúc vài chục năm nay Tiểu thuyết viết về chiến tranh không hề đứng yên mà đồng hành cùng
với sự phát triển của nền văn học dân tộc
1 2 Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng và sự đổi mới của người viết
Từ sau năm 1986, việc đổi mới tư duy văn học là đòi hỏi tất yếu Đứng trước đòi hỏi của cuộc sống mới, các nhà văn tâm huyết với cách mạng cũng trăn trở tìm hướng đi mới cho mình Họ đã có sự đổi mới quan niệm, tư tưởng
và cách viết
Các nhà văn viết về chiến tranh đã thành thực với chính mình trong nhận thức, cảm xúc và cách giải quyết vấn đề Họ đã nhìn lại hai cuộc chiến của dân tộc bằng một sự chiêm nghiệm chân thực, tỉnh táo hơn
CHƯƠNG 2: SỰ TIẾP NỐI VÀ BIẾN ĐỔI TRONG VIỆC PHẢN ÁNH CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI CỦA TIỂU THUYẾT CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG VIỆT NAM 2004- 2009
2.1 Tiếp cận chiến tranh bằng cái nhìn đa chiều
2.1.1 Hiện thực chiến trường
Trong các sáng tác về chiến tranh cách mạng 2004- 2009, biên độ hiện thực đã được mở rộng Trong đó vấn đề được nhiều nhà tiểu thuyết quan tâm
Trang 13đó chính là sự thật chiến tranh Tôn trọng sự thật đó là quan điểm của nhiều nhà văn và cũng là cách xây dựng tác phẩm có giá trị và thu hút người đọc
Các tác phẩm viết về chiến tranh cách mạng giai đoạn 2004- 2009 đã miêu tả hiện thực chiến trường một cách trần trụi, không hề tô hồng, thi vị hóa Đó là một hiện thực nóng bỏng trên cả bề rộng và bề sâu, ở nhiều tình thế phức tạp
Những bức tường lửa của Khuất Quang Thụy đã tái hiện quá trình vận
động và tiến công nhằm phá tan “hàng rào điện tử Mắc Namara” của sư đoàn Hồng Bàng trên mặt trận Đường 9- Khe Sanh Bằng cái nhìn vừa bao quát vừa cận cảnh, tác giả đã miêu tả về cuộc chiến qua tương quan vũ khí giữa ta
và địch, thế trận giằng co dữ dội bất kể ngày đêm của quân ta với kẻ thù Cái
ác liệt của cuộc chiến không chỉ toát lên qua những trận bom đạn dữ dội với
sự mất mát của đôi bên mà nó còn hiện hình ở ngay trong sinh hoạt thường ngày của những người lính nơi đây Bên cạnh đó, nhà văn còn đi sâu vào góc khuất của chiến trường với hình ảnh của những người lính biến chất, cơ hội
và cuộc sống của những người lính của đơn vị này khi hòa bình lập lại
Thượng Đức của Nguyễn Bảo Trường Giang lại đưa người đọc đến một
mặt trận khác mà không kém phần gay go quyết liệt: trận chiến với kẻ thù Mĩ Ngụy Bám sát những sự kiện và nhân vật lịch sử, Nguyễn Bảo Trường Giang miêu tả trận đánh vào căn cứ Thượng Đức của sư đoàn 304 Đây là trận đánh
có ý nghĩa chiến lược quan trọng vào thời điểm trước khi ta mở chiến dịch tổng tiến công nổi dậy năm 1975 nhằm phá tan cứ điểm kiên cố Thượng Đức Xung đột giữa ta và địch được nhà văn miêu tả ở cự li gần Không khí chiến trận lúc nào cũng căng như dây đàn, dồn dập khẩn trương với tiếng pháo, cối
nổ long trời lở đất, tiếng máy bay gầm rít, quần đảo trên bầu trời Nhà văn đã không ngần ngại nói lên những sự thật của cuộc chiến Thượng Đức gặp khó khăn không chỉ vì quân ta ở thế yếu trong tương quan lực lượng, vũ khí mà trong trận chiến này ta bị thiệt hại quá nặng nề một phần cũng là do các cán
bộ chỉ huy chủ quan, nôn nóng, coi thường địch
Trang 14Tiếng khóc của nàng Út cũng đã dựng lại không khí cách mạng u ám
của vùng đất Quân khu 5 trong hoàn cảnh kẻ thù ngang nhiên phá hoại hiệp định Giơnevơ Kẻ thù đã thực hiện cuộc đàn áp tàn khốc với những người tham gia cách mạng, khủng bố dân lành bằng chiến dịch “tố cộng, diệt cộng” cho đến đỉnh điểm của nó là “luật 10/59” Đặc biệt, nhà văn còn nói đến những sai lầm của Đảng: từ những nhận thức ấu trĩ, thỏa hiệp đã dẫn đến việc đưa ra quyết định sai lầm Chủ trương “chuyển sát đáy” đưa Đảng viên ra hoạt động công khai đã khiến cho rất nhiều cơ sở cách mạng của ta bị phá vỡ, trở thành những vùng trắng về Đảng viên, cán bộ bị địch tàn sát đẫm máu
Mùa hè giá buốt đã tái hiện quá trình vận động và tiến công địch của
tiểu đoàn bộ binh độc lập 505 (sau này đổi tên là Bến Nghé) từ mặt trận Tây
Nguyên vào B2, cuối năm 1966 Đơn vị này đã có nhiều trận đánh ác liệt tại
miền Đông Nam Bộ, trong đó có chiến dịch chống càn Junction City Năm
1968, tiểu đoàn có tham gia một đợt chiến dịch Mậu Thân Ngoài ra, tác giả còn hé mở những góc khuất mà trước đây ít nhà văn muốn nói đến Đó là những hành động không tự chủ của người lính khi nhìn thấy cái chết của người chỉ huy, là thái độ ham sống sợ chết của người cán bộ chính trị hay việc những người chỉ huy đã gieo vào lòng người lính niềm lạc quan chiến thắng quá sớm trong khi thực tế cuộc chiến còn có quá nhiều ác liệt
Như vậy, có thể nói tuy cùng khai thác về đề tài chiến tranh nhưng mỗi nhà văn lại khám phá một mảng hiện thực chiến trường ở những thời điểm khác nhau Dù vậy các tác phẩm đều làm toát lên hiện thực khốc liệt vô cùng
Đó không chỉ là những khó khăn, thiếu thốn mọi bề của các đơn vị chiến đấu
Đó còn là góc khuất trong tâm hồn sâu kín của những người trong cuộc, hành động đáng lên án của những người lính biến chất; là những trận chiến không cân sức giữa ta và kẻ thù với những thiệt hại nặng nề của cả hai phía Đó còn
là những thất bại đôi khi nguyên nhân không phải từ phía kẻ thù, vv Nói đến
và mổ xẻ những vấn đề của một thời chiến tranh bằng cái nhìn điềm tĩnh và