Phong trào Thơ mới được đánh giá là cuộc cách mạng trong thơ ca xuất phát từ sự bùng nổ của tư duy sáng tạo với sự hội ngộ của hai nền văn hoá - văn học phương Đông và phương Tây trên cơ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐẶNG THỊ NGỌC PHƯỢNG
Ý THỨC TỰ DO TRONG PHONG TRÀO THƠ
MỚI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
HÀ NỘI - 2008
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐẶNG THỊ NGỌC PHƯỢNG
Ý THỨC TỰ DO TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số : 62.22.34.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 GS TS Lê Văn Lân
2 TS Nguyễn Đức Mậu
HÀ NỘI - 2008
Trang 3MỤC LỤC
Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 Mục đích - ý nghĩa đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 11
4 Phương pháp nghiên cứu 12
5 Đóng góp của luận án 13
6 Cấu trúc luận án 14
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: Ý THỨC TỰ DO NHƯ LÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH THƠ MỚI 1.1 Bối cảnh xã hội Việt Nam và những tiền đề hình thành phong trào Thơ mới 15
1.1.1 Bối cảnh xã hội - văn hoá đầu thế kỷ XX 15
1.1.2 Tiền đề hình thành phong trào Thơ mới 20
1.2 Ý thức tự do trong sáng tạo nghệ thuật 30
1.2.1 Ý thức tự do và vai trò của chủ thể con người trong đời sống 30
1.2.2 Tự do sáng tạo trong đời sống văn học 33
1.2.3 Ý thức tự do và vấn đề phát huy cá tính sáng tạo 36
1.2.4 Ý thức tự do và sự ra đời của Thơ mới .38
1.3 Thơ mới Việt Nam trong dòng chảy thơ ca Đông Á đầu thế kỷ XX 49
1.3.1 Ảnh hưởng của tân văn, tân thư trong phong trào Thơ mới 49
1.3.2 Thơ mới trong quan hệ với khu vực Đông Á 51
CHƯƠNG 2: Ý THỨC TỰ DO VÀ SỰ ĐỔI MỚI NỘI DUNG CẢM XÚC TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI 2.1 Tự do yêu đương 61
2.1.1 Đề tài tình yêu trong Thơ mới 61
2.1.2 Ý thức tự do tạo nên những cung bậc đa dạng trong tình yêu 65
Trang 42.2 Trở về quá khứ với những vẻ đẹp xưa 88
2.2.1 Chán ghét thực tại, tự do sống trong thế giới hoài niệm quá khứ 88
2.2.2 Bộc lộ tình cảm yêu nước thầm kín 98
2.3 Khát vọng ra đi - Cuộc tìm kiếm tự do 104
2.3.1 Ra đi - một ứng xử nghệ thuật trong văn học 105
2.3.2 Ra đi - con đường thoát ly của các nhà Thơ mới 106
Chương 3: Ý THỨC TỰ DO VÀ SỰ ĐỔI MỚI CÁC HÌNH THỨC THỂ HIỆN CỦA THƠ MỚI 3.1 Sự phá vỡ hình thức thể loại 118
3.1.1 Thể loại trong văn học trung đại 118
3.1.2 Thơ mới - sản phẩm của sự kế thừa và cách tân 120
3.1.2.1 Sự kế thừa, đổi mới các thể thơ cũ 121
3.1.2.2 Nỗ lực và tự do tìm kiếm các thể Thơ mới 128
3.1.2.3 Thơ văn xuôi - độ nhoè về thể loại 143
3.2 Ngôn ngữ 149
3.2.1 Ngôn ngữ thơ đầu thế kỷ XX 149
3.2.2 Ngôn ngữ Thơ mới 151
3.2.2.1 Từ ngôn ngữ điệu ngâm đến ngôn ngữ điệu nói 152
3.2.2.2 Giai đoạn đầu (1932-1935) 153
3.2.2.3 Giai đoạn (1936-1940) 156
3.2.2.4 Giai đoạn cuối (1941-1945) 162
3.3 Đổi mới mô hình cú pháp 166
3.3.1 Khả năng kết hợp ngôn từ 166
3.3.2 Các kiểu câu của Thơ mới 170
3.3.3 Hiện tượng chia nhiều khổ thơ, vắt dòng, chấm câu giữa dòng 174
PHẦN KẾT LUẬN 181
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 185
TÀI LIỆU THAM KHẢO 186
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Mục đích - ý nghĩa đề tài
1.1 Phong trào Thơ mới Việt Nam 1932-1945 với những thành tựu rực rỡ
của nó đã thực sự đem đến cho thi ca Việt Nam một thời đại mới, mở đầu cho tiến trình hiện đại hoá của thơ Việt còn tiếp tục cho đến ngày nay Phong trào Thơ mới được đánh giá là cuộc cách mạng trong thơ ca xuất phát từ sự bùng nổ của tư duy sáng tạo với sự hội ngộ của hai nền văn hoá - văn học phương Đông
và phương Tây trên cơ sở văn chương Việt, thi pháp Việt
Ra đời, tồn tại và phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định
(1932-1945), vấn đề tự do cá nhân trong phong trào Thơ mới đã có rất nhiều công trình
đề cập đến, song do những mục đích khoa học cụ thể, các tác giả chưa lưu ý đến vấn đề này một cách tập trung và hệ thống ý thức tự do như là một động lực chủ yếu tác động đến sự phát triển của phong trào Thơ mới
Kế thừa những người đi trước, luận án sẽ đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu ý thức
tự do trong phong trào Thơ mới dưới góc nhìn cá tính sáng tạo bao gồm cả chặng đường Thơ mới (1932-1945) Thực hiện đề tài này, chúng tôi hy vọng góp phần
bổ sung vào việc nghiên cứu phong trào Thơ mới ở khía cạnh mỹ học sáng tạo
1.2 Từ khi Thơ mới ra đời cho đến nay, việc nhận thức về Thơ mới đã trải
qua một chặng đường hơn nửa thế kỷ với nhiều bước thăng trầm Từ thời đổi mới,
mở cửa và hội nhập hiện nay, phong trào Thơ mới đã trở thành đối tượng nghiên cứu của rất nhiều công trình, chuyên luận, luận án khoa học và đã được đánh giá lại đúng thực chất của nó
Tìm hiểu và nghiên cứu phong trào Thơ mới dưới góc độ lý luận và cá tính sáng tạo về ý thức tự do cho thấy được sự khác biệt giữa thơ mới và thơ
cũ, thấy được sự đóng góp của các nhà thơ trên phương diện nội dung và nghệ thuật, góp phần khẳng định giá trị của bộ phận thơ từng chịu nhiều định kiến này Một mặt, khẳng định ý thức tự do của chủ thể có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc hình thành cá tính sáng tạo, nội dung cảm xúc,
Trang 6phong cỏch nghệ thuật, hỡnh thức thể hiện Mặt khỏc, nghiờn cứu ý thức tự
do sẽ gúp phần đỏp ứng việc giảng dạy Thơ mới trong trường phổ thụng và đại học ở một chiều sõu mới Đú là lý do khiến chỳng tụi lựa chọn đề tài nghiờn cứu này
2 Lịch sử vấn đề
Quỏ trỡnh nghiờn cứu Thơ mới chia làm ba chặng đường: trước 1945, từ
1945 đến 1986 và từ 1986 đến nay Ở mỗi chặng đường, tuy cú khỏc nhau về hoàn cảnh, nh-ng đều có những cụng trỡnh cú đúng gúp về mặt nội dung và hỡnh thức của Thơ mới dưới nhiều gúc độ Xa, gần cú nhắc đến ý thức tự do trong Thơ mới, cú thể kể đến những cụng trỡnh sau:
2.1 Trước 1945
Cựng với việc liờn tục in Thơ mới, cỏc bỏo ở hai miền đó cho đăng cỏc bài
"bỳt chiến" tranh luận thơ cũ - thơ mới, phờ bỡnh Thơ mới Trong cỏc bài viết đú, vấn đề cỏ nhõn, cỏi tụi được đề cập đến khỏ sõu sắc Qua cỏc bài viết của cỏc tỏc
giả quan trọng nhất như Tản Đà, Hoài Thanh ở Tiểu thuyết thứ bảy; Lờ Tràng Kiều ở Hà Nội bỏo; Trịnh Đỡnh Rư ở Phụ nữ tõn văn; Thế Lữ, Xuõn Diệu ở
Ngày nay; Lờ Thanh, Kiều Thanh Quế, Thiếu Sơn, Lam Giang ở Tạp chớ Tri Tõn , ý thức cỏ nhõn, cỏi tụi trữ tỡnh được núi đến ở sự vận động từ thơ cũ sang
Thơ mới
Thi Nhõn Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, Hoài Chõn là một cụng trỡnh
nghiờn cứu rất qui mụ về Thơ mới cú phạm vi bao quỏt rộng lớn và cú chiều sõu Với cụng trỡnh này, chỳng ta cú thể tỡm được những gợi ý quớ giỏ về phương phỏp tiếp cận Thơ mới Tỏc giả khụng chỉ tỏi hiện quỏ trỡnh vận động, diện mạo của Thơ mới mà cũn tỡm cỏch lý giải hiện tượng Thơ mới từ nguyờn nhõn ra đời cho đến phong cỏch mỗi nhà thơ Cụng trỡnh của Hoài Thanh cho rằng một trong những nguyờn nhõn tạo ra Thơ mới, ngoài những nguyờn nhõn về lịch sử, xó hội,
văn hoỏ, văn học như lối sống, tư tưởng, tỡnh cảm thỡ sự xuất hiện của cỏi tụi trữ tỡnh đó thể hiện quan niệm cỏ nhõn, tự do cỏ nhõn của con người Đõy là một cỏch
hiểu hiện tượng Thơ mới cú tớnh khoa học cao, đi sõu vào tõm lý, ý thức của con người lỳc bấy giờ Tỏc giả đó khẳng định: "Thơ ta phải mới, mới văn thể, mới ý
Trang 7tưởng" [162; tr.24] Ý kiến đánh giá của Hoài Thanh, Hoài Chân đến nay vẫn có giá trị khoa học Việc tuyển chọn những tác giả, tác phẩm xuất sắc trong hàng ngàn bài thơ thời ấy còn là nguồn tư liệu quý giá cho những người làm công tác nghiên cứu Thơ mới
Trong Nhà văn hiện đại (1942), Vũ Ngọc Phan đã đưa ra ý kiến và nhận
xét về mười nhà thơ Những ý kiến đó đã chứng minh "những áng Thơ mới từ
những lối thật cũ đến những lối thật mới trong trường thơ hiện đại" [134; tr.653]
Vũ Ngọc Phan đề cập đến sự vận động của Thơ mới trong mối tương quan giữa thơ cũ và thơ mới Vấn đề tự do có đề cập đến nhưng còn khái quát, mang tính nhận định chung
Việt Nam văn học sử yếu (1943) của Dương Quảng Hàm nêu nguyên
nhân sự ra đời của Thơ mới Công trình đã đề cập đến sự hình thành ý thức tự do của "một lối thơ phá bỏ luật lệ của lối thơ cũ và đã được mệnh danh là Thơ mới" [54; tr.421] Đây là sự ra đời của một lối thơ: "Các thi gia muốn phá bỏ các luật
lệ nghiêm ngặt ấy để được tự do diễn tình đạt ý" [54; tr.421]
Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, Hoài Chân và Nhà văn hiện đại (1942) của Vũ Ngọc Phan, Việt Nam văn học sử yếu (1943) của Dương
Quảng Hàm đã đề cập đến cái tôi trữ tình, ý thức cá nhân trên cơ sở phân biệt ranh giới giữa thơ cũ và thơ mới, đồng thời biểu dương những sáng tạo nghệ thuật của Thơ mới Như vậy, trước 1945 chưa có công trình nào nghiên cứu ý thức tự do trong phong trào Thơ mới một cách chuyên biệt, hầu hết chỉ dừng lại
ở những nhận xét chung, có tính khái quát
Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (TB 1998) của Phạm Thế Ngũ, Văn học
sử Việt Nam (1967) của Bùi Đức Tịnh, Từ Thơ mới đến thơ tự do (1967) của
Bằng Giang, Khuynh hướng thi ca tiền chiến (1968) của Nguyễn Tấn Long,
Trang 8Phan Canh nhìn nhận ý thức tự do, ý thức cá nhân trong cái nhìn tĩnh tại Cái tôi
cá nhân được đề cập đến ở nhiều phương diện, tuy có lúc bị hiểu sai lệch
Khuynh hướng thi ca tiền chiến (1968) của Nguyễn Tấn Long, Phan
Canh đã nêu lên những biến chuyển lịch sử của nền văn học Việt Nam trong thế
hệ 1932-1945 và những yếu tố tư tưởng, chính trị, văn học ảnh hưởng đến phong trào Thơ mới Chính sự chuyển biến về tư tưởng, về nhận thức đã đem đến một quan niệm sống, sống tự do, không có gì ràng buộc tình cảm con người: "Tâm hồn, tình cảm người Việt Nam phải xuất phát từ tâm hồn, từ bản thể của mỗi người dân Việt Nam họp lại Mọi ràng buộc sẽ đưa đến giả tạo, khách sáo, thiếu thành thực” [101; tr.277] Nhận định của Nguyễn Tấn Long, Phan Canh đã khẳng định vai trò của tâm lý mới, lối sống mới đối với sự ra đời ý thức tự do trong Thơ mới
Từ Thơ mới đến thơ tự do (1967) của Bằng Giang đề cập đến tự do trong
văn học trên phương diện nội dung và hình thức Đặc biệt, tác giả khảo sát những hình thức Thơ mới như thể thơ 8 tiếng, thơ tự do Ý thức đổi mới của các nhà Thơ
mới qua thể thơ tự do khẳng định sự tự do trong sáng tác của thi nhân: “Thơ tự do cởi mở những ràng buộc còn lại để cất cánh bay cao” [48; tr.103] Tuy chỉ là
những nét phác hoạ nhưng bài viết này của tác giả là một trong những cứ liệu để chúng tôi tham khảo khi nghiên cứu ý thức tự do trong phong trào Thơ mới
Thanh Lãng trong Phê bình văn học thế hệ 1932 (1972) đã nghiên cứu
Thơ mới trong bối cảnh chung của xã hội Trong chương mở đầu "Đặc tính chung thế hệ 1932", Thanh Lãng đã nêu lên những đặc điểm chung của nền văn học mới Đóng góp của ông trong công trình này là đã tái hiện cuộc tranh luận thơ cũ - thơ mới, từ đó giúp người đọc thấy được sự ra đời của Thơ mới, giá trị của Thơ mới do "sự thành hình của một hướng đi mới, một lối sống mới, một lối cảm xúc mới, một lối viết mới " [87; tr.29] Tác giả khẳng định cái tôi cá nhân ảnh hưởng không nhỏ đối với sự hình thành ý thức tự do
Có thể nói, những công trình trên đã khẳng định ý thức cá nhân sản sinh
ra tâm lý mới, tư tưởng mới, cái tôi cá nhân, cái tôi tự do đã đóng góp quan trọng trong sự hình thành Thơ mới
Trang 9Ở miền Bắc, do hoàn cảnh lịch sử, việc nghiên cứu Thơ mới giai đoạn này còn ít, sự đánh giá chưa được thoả đáng nhất là về mặt nội dung Những công
trình tiêu biểu: Phan Cự Đệ với Phong trào Thơ Mới 1932-1945 (1966), Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức với Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại (1971)
Trong cuốn Phong trào Thơ mới 1932-1945 (1966), Phan Cự Đệ đã đánh
giá Thơ mới từ góc nhìn xã hội học Với công trình này, tác giả khảo sát Thơ mới trên nhiều mặt: lịch sử Thơ mới, quan điểm mỹ học của các nhà Thơ mới lãng mạn, con đường bế tắc của chủ nghĩa cá nhân tư sản, yếu tố tích cực và tiến
bộ của Thơ mới Phan Cự Đệ cho rằng: "Sự xuất hiện của giai cấp tư sản và tiểu
tư sản thành thị là nguyên nhân chính làm cho phong trào "Thơ mới" ra đời" [34; tr.17] Sự ra đời của phong trào Thơ mới "là để đáp ứng những nhu cầu tình cảm
của một tầng lớp thanh niên mới" [34; tr.21,22] Ngoài ra, tác giả còn nhấn mạnh
ảnh hưởng của tư tưởng mỹ học phương Tây hiện đại vào Thơ mới Mặc dù còn nặng về phê phán và phủ nhận, nhưng với công trình này, Phan Cự Đệ đã chỉ ra được ý thức cá nhân chính là mạch ngầm trong tâm thức sáng tạo của mỗi nhà
thơ, đã đề cập đến ý thức cá nhân, khát vọng cởi trói thơ ca, nhưng chỉ ở góc độ
tương đối hạn chế
Trong Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại (1971), hai tác giả Bùi Văn
Nguyên, Hà Minh Đức đã dành nguyên một chương viết về thể thơ, vần thơ, nhịp điệu và thanh điệu của Thơ mới Chính "hình thức thơ thích hợp nên trạng thái cảm xúc và lối cấu tứ của các nhà Thơ mới phong phú và đa dạng hơn và mỗi trạng thái đều mang tính chất cá thể riêng biệt" [120; tr.81] Đây cũng là một biểu hiện của ý thức tự do trong sáng tạo của nhà thơ
2.3 Từ 1986 đến nay
Trong trào lưu đổi mới của đất nước, từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), nhiều giá trị văn học cũ được xem xét và đánh giá lại một cách khách quan hơn, khoa học hơn, trong đó có phong trào Thơ mới Các công trình chuyên luận riêng về Thơ mới liên tiếp ra đời Đó là: Con mắt thơ (1992, n¨m
2000 đổi lµ Mắt thơ) của Đỗ Lai Thúy, Thơ mới những bước thăng trầm (1993) của Lê Đình Kỵ, Một thời đại trong thi ca (1997) của Hà Minh Đức, Phác thảo
Trang 10quan hệ văn học Pháp với văn học Việt Nam hiện đại (1998) của Hoàng Nhân,
Những thế giới nghệ thuật thơ (2001) và Văn học và thời gian (2002) của Trần
Đình Sử
Trong Con mắt thơ (1992), Đỗ Lai Thúy đặt ra vấn đề ý thức cá nhân trong
Thơ mới Tác giả cho rằng: “Thơ mới là tiếng nói của tầng lớp trí thức đô thị mới xuất hiện” [178; tr.12] và “Sự bừng tỉnh của ý thức cá nhân, của cái tôi cá nhân là một biểu hiện, một giai đoạn của cái tôi Việt Nam trên “hành trình đau khổ” của nó” [178; tr.12] Hơn thế nữa, "Thơ mới đã thể hiện được số phận của
cá nhân" [178; tr.20], thể hiện “khao khát đi đến tình yêu và hưởng thụ hạnh phúc” [178; tr.68] Ý thức tự do được đề cập đến ở phương diện ngôn từ, hình tượng thơ hay ở nội dung biểu hiện, đây là một công trình nghiên cứu làm cơ sở
để chúng tôi tiếp cận đề tài
Lê Đình Kỵ trong Thơ mới những bước thăng trầm (1993) cho rằng Thơ
mới tôn thờ cá nhân, “mới không chỉ ở hình thức, ở thể cách, mà ở cảm hứng, ở nội dung” [83; tr.38] và “tự do cá nhân mới lạ nên càng thấy quý, thấy đời dù sao cũng đáng sống, đáng quý” [83; tr.45] Vì đứng ở bình diện lịch sử để đánh giá lại Thơ mới nên công trình không đi sâu vào phân tích văn bản để chỉ ra ý thức
tự do trong phong trào Thơ mới như là một động lực tác động đến cái tôi cá thể
Cùng với xu hướng nghiên cứu mới của thời đại, tầm quan trọng của ý thức cá nhân, ý thức tự do, cái tôi trữ tình đã được xác định Hà Minh Đức trong Một thời đại trong thi ca (1997) tập hợp nhiều bài viết về một số tác giả tiêu biểu trong phong trào Thơ mới như: Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Nguyễn Bính, Tế Hanh, Vũ Hoàng Chương Tác giả cho rằng: "Thơ mới là tiếng nói thơ ca trăn trở để tìm đến sự giải phóng bản ngã, nhân tố trọng yếu tạo nên cá tính trong đời, trong thơ" [44; tr.30,31] Những bài viết này đã đề cập đến ý thức tự do của thi nhân trên phương diện nội dung: tình yêu quê hương đất nước, giá trị nhân bản và thơ tình lãng mạn Tác giả khẳng định rằng: “Thơ mới đã đem thơ về gần với mạch suy nghĩ gần gũi của mọi người, con người trong cuộc sống hàng ngày đang vui buồn, yêu đương, mong ước” [44; tr.54] Với công trình này, Hà Minh Đức đã đi sâu thể hiện khát vọng của cái tôi cá nhân, sự tự do bản ngã của con người
Trang 11Phác thảo quan hệ văn học Pháp với văn học Việt Nam hiện đại (1998)
của giáo sư Hoàng Nhân ít nhiều có nhắc đến ảnh hưởng của phương Tây đặc biệt là văn học Pháp tới sự thức tỉnh của ý thức tự do của thi nhân: “Văn chương Pháp vào văn chương Việt Nam cổ điển và hiện đại rung cảm tâm hồn Việt Nam” [124; tr.172] Tác giả nhấn mạnh sự ảnh hưởng của văn học Pháp đến Thơ mới chủ yếu ở bình diện ngôn từ nghệ thuật, cấu trúc câu thơ khơi nguồn ý thức tự do trong Thơ mới
Trong Những thế giới nghệ thuật thơ (2001) và Văn học và thời gian
(2002), Trần Đình Sử nhấn mạnh sự đổi mới của ngôn ngữ thơ gắn với ngữ điệu của con người hiện đại Qua công trình này, tác giả khẳng định ngôn ngữ tự do
có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo tâm thế sáng tạo cho thơ ca Chính ngôn ngữ Thơ mới “cho phép nhà thơ tự biểu hiện mình toàn vẹn và đầy đặn hơn, thành thực hơn, tự do hơn Sức dung chứa của nhãn quan thơ này rất lớn” [157; tr.103] Vấn đề khát vọng tự do được tác giả đề cập đến, đó là “khát vọng cới trói cho thơ ca khát vọng biểu hiện cái tôi đã được ý thức” [157; tr.104] Tác giả còn cho rằng: "Thơ mới đã đem lại câu thơ tự do, giải phóng khỏi niêm, đối, bằng trắc định sẵn Câu Thơ mới chủ yếu lấy giọng điệu, ngữ điệu lời nói tự nhiên làm nền tảng" [158; tr.316] Đó là biểu hiện ý thức tự do trên phương diện hình thức
Ngoài những công trình nói trên còn phải kể đến những chuyên luận đi sâu vào những bình diện khác nhau của Thơ mới thể hiện ý thức tự do về hình
thức nghệ thuật, giọng điệu của các nhà thơ Giọng điệu trong thơ trữ tình
(2002) của Nguyễn Đăng Điệp là một công trình nghiên cứu vấn đề giọng điệu của thời đại Thơ mới Mỗi nhà thơ đều tự do lựa chọn những hệ thống hình ảnh, biểu tượng mô típ riêng để nói lên: “tiếng nói của chủ thể” [40; tr.112] Theo Nguyễn Đăng Điệp, khi "cái tôi ở trung tâm cảm nhận, thơ ca lãng mạn giải phóng triệt để cá tính sáng tạo của nghệ sĩ, cho phép sự nảy nở tự do của các phong cách nghệ thuật" [40; tr.170] Tác giả cho rằng: "Các nhà Thơ mới luôn có ý thức nói to lên những cảm nhận, những sợi tơ lòng của bản thân mình" [40; tr.199]
Trang 12Ba đỉnh cao Thơ mới: Xuân Diệu - Nguyễn Bính - Hàn Mặc Tử (2003)
của Chu Văn Sơn đã giới thiệu ba gương mặt tiêu biểu của Thơ mới: Xuân Diệu
- nhà thơ mới nhất, Nguyễn Bính - nhà thơ quen nhất và nhà thơ lạ nhất là Hàn
Mặc Tử Ba nhà thơ này là "ba cái kiềng của Thơ mới" [147; tr.4] với "hình tượng cái tôi là hạt nhân, là mấu chốt" [147; tr.6] Khát vọng tự do của ba nhà thơ thể hiện một cách rõ nét qua khát vọng giãi bày: “Tiếng lòng trẻ, nguồn sống trẻ, điệu sống trẻ” [147; tr.21] Qua ba gương mặt này, Chu Văn Sơn đã chỉ ra được ý thức tự do tạo nên các phong cách tiêu biểu của phong trào Thơ mới
Những cuộc tranh luận văn học nửa đầu thế kỷ XX (2005) của Mã
Giang Lân điểm lại những cuộc tranh luận đầu thế kỷ: Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh, Dâm hay không dâm, Truyện Kiều, Tranh luận về thơ cũ - thơ mới Qua các cuộc tranh luận, người đọc hiểu rõ hơn quá trình vận
động và phát triển của văn học thời kỳ này Đặc biệt, cuộc tranh luận về thơ cũ - thơ mới đã phản ánh “không khí dân chủ tự do ngôn luận báo chí Mỗi cá nhân tranh luận được bộc lộ đến tối đa năng lực của mình, chí hướng của mình” [93; tr.61] Đó là những gợi mở để chúng tôi khảo sát, tiếp cận với không khí xã hội tạo nên ý thức tự do mạnh mẽ trong phong trào Thơ mới
"Sự vận động của cái tôi trữ tình và tiến trình thơ ca” của Vũ Tuấn
Anh (TCVH số 1/1996) khảo sát Thơ mới từ cái tôi trữ tình Tác giả đã chỉ ra bản chất, quy luật vận động của cái tôi trữ tình: "Thơ trữ tình biểu hiện khát vọng của con người nhằm đối diện và khám phá những trải nghiệm tinh thần của con người trước mọi hiện tượng xã hội và tự nhiên" [2; tr.36] Chính quan niệm "cái tôi trữ tình: đó là sự thể hiện một cách nhận thức và cảm xúc đối với thế giới và con người thông qua lăng kính cá nhân của chủ thể" [2; tr.36]
đã lý giải được ý thức tự do và khát vọng sống của con người cá nhân trong
Thơ mới "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính trước cách mạng tháng
Tám" (Đoàn Đức Phương, TCVH số 10/1996) và "Huy Cận với sự cảm nhận thời gian" (Trần Khánh Thành, TCVH số 10/1996) là sự tiếp cận với từng tác
giả trong phong trào Thơ mới thông qua cái tôi trữ tình, sự bùng nổ của tự do
cá nhân
Trang 13Nhân kỷ niệm 65 năm phong trào Thơ mới, Tạp chí văn học tổ chức cuộc
gặp mặt và trao đổi ý kiến của những nhà Thơ mới Các nhà thơ cũng như các nhà nghiên cứu đã đưa ra những nhận định thật sâu sắc và có giá trị về những đóng góp của Thơ mới đối với thơ ca dân tộc Trong cuộc gặp mặt này, các nhà Thơ mới đưa ra ý kiến của mình về những vấn đề chung quanh "Thơ mới - một hiện tượng văn học lớn cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu" [127; tr.18] Nhà thơ Huy Cận đã khẳng định: "Cái mới quan trọng nhất của Thơ mới là đổi mới cảm xúc (mode de sentir, mode de penser)", "từ chỗ đổi mới cảm xúc sẽ dẫn đến những
thay đổi trong ngôn từ, thể loại" [125; tr.20] ("Cuộc gặp mặt và trao đổi ý kiến
của những nhà Thơ mới" (Nhân kỷ niệm 65 năm phong trào Thơ mới
1932-1997), TCVH số 2/1997) Những ý kiến này đem lại cái nhìn độc đáo về sự đổi mới hình thức, cụ thể trong ngôn từ, thể loại xuất phát từ ý thức tự do
Ngoài ra, còn có một số luận án nghiên cứu về Thơ mới trong hơn mười
năm trở lại đây Đó là: Thơ tình Xuân Diệu (1994) của Lưu Khánh Thơ, Thơ
Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8 - 1945 (1995) của Lý Hoài Thu, Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8 - 1945 (1998) của Lê
Quang Hưng, Bản sắc thơ Nguyễn Bính trước cách mạng tháng 8 - 1945 (1998) của Đoàn Đức Phương, Kết cấu thơ trữ tình (nhìn từ góc độ loại hình) (1999) của Phan Huy Dũng, Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên (1999) của Hồ Thế
Hà, Quan niệm nghệ thuật trong các tác phẩm của các nhà thơ thuộc phong
trào Thơ mới 1932-1945 (1999) của Nguyễn Thị Hồng Nam, Thi pháp thơ Huy Cận (2001) của Trần Khánh Thành, Thơ mới nhìn từ giác độ quan hệ văn hoá - văn học (2007) của Hoàng Thị Huế
Qua các công trình nghiên cứu về Thơ mới, chúng ta thấy rằng Thơ mới được nghiên cứu chuyên sâu trên nhiều mặt: quá trình hình thành và phát triển, những cách tân về hình thức nội dung và nghệ thuật, các nguồn ảnh hưởng đến Thơ mới (văn học Pháp, thơ Đường, thơ ca dân tộc), cái tôi cá nhân, phong cách nghệ thuật của các tác giả, hạn chế cũng như những đóng góp của Thơ mới trong tiến trình hiện đại hoá thơ ca dân tộc Những công trình trên chú ý đến những bước thăng trầm của Thơ mới, tự do sáng tác, tự do tư tưởng được đề cập đến ở
Trang 14mức độ khái quát, chưa đi vào chiều sâu: ý thức tự do chính là hạt nhân trung tâm của phong trào Thơ mới:
Ngoài các công trình nghiên cứu về Thơ mới còn một số công trình bàn về
ý thức, tự do của con người trong lĩnh vực triết học, văn hoá xã hội Đó là
những công trình: Ý hướng tính văn chương (1999) của Nguyễn Hoàng Đức,
Lịch sử cá nhân luận (2001) của Alain Laurent (Phan Ngọc dịch), Bàn về tự do
(2005) của John Stuart Mill (Nguyễn Văn Trọng dịch), Tư duy tự do (2006) của
Phan Huy Đường Những tác phẩm này là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu ý thức
tự do biểu hiện trong văn học và cụ thể trong phong trào Thơ mới
Nguyễn Hoàng Đức trong Ý hướng tính văn chương (1999) nhấn mạnh
vai trò của tự do trong sáng tạo Tác giả cho rằng: “Tự do là nền tảng khởi đầu của sáng tạo, bởi lẽ nó quy định rằng con người có ý thức và ý thức đã sáng tạo” [46; tr.33] Tự do là một trong những điều kiện cần và đủ để các nhà thơ sáng tác Vấn đề ý thức tự do ở đây được đề cập đến trên phương diện triết học
“Hạnh phúc hay đau khổ tất cả, tất cả là do ý thức Duy nhất và tất cả, tiềm năng và động năng, ý thức đã vận hành cỗ xe “máu thịt cuộc đời” như một dự phóng hướng về siêu việt, và cũng tại đây ý thức nhận biết mình” [46; tr.22] Công trình này là cơ sở để chúng tôi đi sâu nghiên cứu ý thức tự do trong phong trào Thơ mới ở phương diện khái quát
Lịch sử cá nhân luận (2001) của Alain Laurent đề cập đến biểu hiện cá
nhân trong thời Cổ đại - Hy La, trong xã hội Trung cổ và cụ thể của cá nhân tự do trong thời Phục hưng Theo tác giả đây là biểu hiện của “sự giải phóng cá nhân, có
ý nghĩa hơn bởi những quyền tự do được sống cụ thể cho toàn bộ các cá nhân sống ở thời đại ấy” [88; tr.38], một cá nhân “có ý thức về chính mình trong một cuộc sống riêng được phác hoạ” [88; tr.39] Đặc biệt là quan niệm tự do của cá nhân con người nửa đầu thế kỷ XIX: “Thời đại tự do cá nhân trị vì đối với họ là điều duy nhất có thể đem tiến bộ và hạnh phúc cho mọi người” [88; tr.73] Tuy không đề cập đến ý thức tự do rõ nét trong văn học nhưng công trình này là tư liệu quan trọng để chúng tôi tìm hiểu quan niệm tự do của cá nhân con người qua các thời kỳ trong sự đối sánh giữa phương Tây và phương Đông
Trang 15Bàn về tự do (2005) của John Stuart Mill đưa ra vấn đề được mọi người quan tâm, đó là quyền tự do của cá nhân trong mối quan hệ với cộng đồng Tác giả cho rằng: “Tự do của mỗi người tìm thấy giới hạn của mình trong tự do của người khác” [75; tr.9] John Stuart Mill đề cập đến tự do tư tưởng, tự do tôn giáo,
tự do thảo luận, tự do về sở thích Tuy không đề cập đến tự do trong lĩnh vực văn học cụ thể trong phong trào Thơ mới nhưng những vấn đề tác giả đưa ra có tính thuyết phục: “Con người phải được tự do hình thành ý kiến và tự do bày tỏ ý kiến không chút giấu giếm” [75; tr.11] Đó cũng là ý thức tự do của con người nói chung và của thi nhân nói riêng trong lĩnh vực sáng tác Theo tác giả, không có ý thức tự do thì “các năng khiếu con người của họ bị khô héo tàn lụi đi Họ trở nên thiếu những khát vọng mạnh mẽ hoặc các niềm vui tự nhiên và thông thường, họ chẳng có ý kiến hay cảm xúc có bản sắc hay thực sự của riêng mình” [75; tr.141]
Tư duy tự do (2006) của Phan Huy Đường là một công trình triết học
khẳng định quyền tự do của con người: “Tự do là một giá trị trong quan hệ giữa người với người” [47; tr.11] Tác giả cho rằng tự do là một yếu tố cần thiết của con người trong mối quan hệ với vật chất, sự sống và ngay với chính mình Cuốn sách này đứng trên phương diện triết học để lý giải tự do của con người Con người có tự do là có ý thức về chính mình Tuy là cái nhìn khái quát về tư duy tự
do của con người, về ý thức cá nhân của mỗi người nhưng đây là cơ sở để chúng tôi có thể tiếp cận với ý thức tự do biểu hiện trong phong trào Thơ mới
Các công trình trên đây cho thấy việc nghiên cứu Thơ mới đang cần một cách tiếp cận mới nhằm phát hiện những tầng nghĩa sâu hơn Tuy các công trình trên chưa có công trình nào đề cập đến Thơ mới về ý thức tự do một cách cụ thể, chuyên biệt nhưng đó là những gợi ý quý báu để chúng tôi vận dụng, tiếp cận ý thức tự do trong phong trào Thơ mới một cách có hệ thống
3 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Phong trào Thơ mới là một hiện tượng văn học phức tạp, có thể nghiên cứu phong trào thơ này dưới nhiều góc độ: lịch sử (sự hình thành và phát triển của Thơ mới), thể loại, ảnh hưởng của văn hoá, văn học phương Tây, phương
Trang 16pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật Ở đây, luận án đi sâu nghiên cứu ý thức
tự do tập trung biểu hiện qua phương diện nội dung và nghệ thuật dưới góc nhìn
cá tính sáng tạo của nền Thơ mới lãng mạn 1932-1945
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề ý thức tự do trong phong trào Thơ mới, chúng tôi tiến hành khảo sát toàn bộ tác phẩm của phong trào thơ này và tập trung ở một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu có liên quan đến đề tài Tư liệu khảo sát chủ yếu là bộ
hợp tuyển Thơ mới 1932-1945 tác giả và tác phẩm của Lại Nguyên Ân (NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1998) và Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân
Chúng tôi chọn hai bộ hợp tuyển này để khảo sát bởi những bộ hợp tuyển đã tập hợp được những bài thơ hay, có giá trị của các tác giả tiêu biểu Hợp tuyển đã cung cấp một cách khá toàn diện diện mạo của phong trào Thơ mới từ các tác giả, tác phẩm điển hình cho đến những tác giả, tác phẩm ít được biết đến Ngoài ra,
chúng tôi khảo sát, thống kê thêm ở Việt Nam thi nhân tiền chiến của Nguyễn Tấn
Long (NXB Văn học, TB 1996, Hà Nội) và một số tuyển tập của các nhà Thơ mới tiêu biểu khác
4 Phương pháp nghiên cứu
Sự kết hợp của nhiều phương pháp nghiên cứu là tính tất yếu của một công trình khoa học Ở đây, chúng tôi sử dụng những phương pháp chủ yếu sau:
4.1 Thi pháp học, phong cách học
Đây là hai hướng tiếp cận chủ yếu của luận án Vận dụng thi pháp học hiện đại và phong cách học để khảo sát các hình thức nghệ thuật của Thơ mới, chỉ ra những đặc trưng nghệ thuật của một số tác giả nhằm khẳng định những thành công của Thơ mới trên phương diện ý thức tự do Hai phương pháp này, tuy có những mặt khác nhau về hướng khai thác nhưng bổ sung cho nhau một cách có hiệu quả và đều đi đến mục đích cuối cùng là chỉ ra những biểu hiện ý thức tự do của các cá tính sáng tạo, các phong cách nghệ thuật trong Thơ mới
4.2 Phương pháp tổng hợp, liên ngành
Để làm phong phú, sáng tỏ thêm ý thức tự do trên nhiều phương diện, chúng tôi vận dụng những yếu tố của các phương pháp nghiên cứu văn học
Trang 17khác như: xã hội học, thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp tập trung xem xét, hệ thống hoá các vấn đề lịch sử nghiên cứu, hình thức thể loại, thể thơ và tiến hành so sánh ý thức tự do trong Thơ mới với nền thơ truyền thống dân tộc
và thơ Pháp
Những phương pháp này sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc nghiên cứu, khảo sát văn bản, chỉ ra những thủ pháp nghệ thuật, xác định những nét kế thừa và đổi mới của Thơ mới, phong cách tác giả tiêu biểu Từ đó thấy được những nét độc đáo về tâm lý học sáng tạo và vai trò ý thức tự do trong phong trào Thơ mới
5 Đóng góp của luận án
5.1 Thơ mới là một hiện tượng văn học lớn, độc đáo của thế kỷ XX
Nhiều người đã quan tâm, nghiên cứu Thơ mới dưới nhiều góc độ khác nhau Trên cơ sở vận dụng các phương pháp trên, chúng tôi chỉ ra ý thức tự do như là một biểu hiện quan trọng trong việc hình thành cái tôi cá nhân và tiến trình phát triển của Thơ mới
5.2 Lựa chọn và giải quyết đề tài này, luận án là công trình nghiên cứu
chuyên sâu, tập trung nghiên cứu ý thức tự do trong Thơ mới từ góc độ thẩm mỹ
Từ đó, khám phá cá tính sáng tạo của nhà thơ, sự đa dạng trong nghệ thuật biểu
hiện của Thơ mới
Luận án góp phần chỉ ra một đặc điểm quan trọng của Thơ mới: ý thức tự
do, đồng thời khẳng định sự tác động của ý thức tự do đến các cách thể hiện, các hình thức thể hiện trong Thơ mới Về mặt khoa học, nhu cầu tìm hiểu ý thức tự
do trong phong trào Thơ mới được đặt trong tiến trình chung của văn học Việt Nam để phát hiện, lý giải một cách có cơ sở khách quan cũng như quy luật vận động nội tại của thi ca
5.3 Về mặt phương pháp, luận án gợi ý một lối tiếp cận mới về Thơ mới:
tâm lý học sáng tạo
Từ những đóng góp trên, luận án là tài liệu tham khảo hữu ích về một hướng tiếp cận mới đối với một hiện tượng văn học cho những người làm công tác giảng dạy, nghiên cứu, học tập và những ai quan tâm đến phong trào Thơ mới
Trang 186 Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các công trình, nghiên cứu của tác giả luận án và Thư mục tài liệu tham khảo, phần nội dung luận án gồm 166
trang, được cấu trúc thành ba chương như sau:
Chương 1: Ý thức tự do như là tiền đề hình thành Thơ mới (45 trang) Chương 2: Ý thức tự do và sự đổi mới nội dung cảm xúc trong phong trào
Thơ mới (58 trang) Chương 3: Ý thức tự do và sự đổi mới các hình thức thể hiện của Thơ
mới (63 trang)
Trang 191.1.1 Bối cảnh xã hội - văn hoá đầu thế kỷ XX
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam Triều đình nhà Nguyễn bạc nhược đã thoả hiệp dần với thực dân Pháp, kí Hiệp ước 1862, điều ước, Hoà ước 1874, hàng ước 1883-1884 dần dần và chính thức công nhận nền
đô hộ của thực dân Pháp ở Việt Nam Năm 1896, Phan Đình Phùng mất, phong trào yêu nước dưới sự lãnh đạo của văn thân sĩ phu thất bại Những biến cố chính trị nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã tạo ra những biến đổi sâu sắc
Từ xã hội mang hình thái phong kiến, Việt Nam đã trở thành xã hội thực dân nửa phong kiến Từ một dân tộc tồn tại trong khu vực Đông Á, nước ta bắt đầu quá trình tiếp xúc với phương Tây và gia nhập vào thế giới hiện đại
Sau khoảng bốn mươi năm xâm lược và bình định nước ta, thực dân Pháp
đã thực hiện hai cuộc khai thác thuộc địa lớn (1897-1913) và (1918-1929) nhằm phục vụ cho những lợi ích của chúng Thực dân Pháp đã tiến hành khai thác xứ Đông Dương giàu có để chiếm lĩnh thị trường, bóc lột, vơ vét về mặt tài nguyên Những biến đổi lớn về chính trị đã làm cho kinh tế hàng hoá phát triển Từ một nền kinh tế có tính chất tự nhiên với một nền nông nghiệp tự cấp tự túc, phương thức sản xuất Châu Á, đến lúc này đã chuyển sang khuynh hướng tư bản chủ nghĩa: kinh tế hàng hoá nhưng không được công nghiệp hoá mà lại biến thành một thị trường tiêu thụ và cung cấp nguyên liệu, hàng xuất khẩu cho thương nghiệp Pháp Lợi nhuận vào túi tư bản Pháp còn nhân dân ta rơi vào bần cùng
Trang 20hoá, dẫn đến phá sản Kinh tế hàng hoá chính là tiền đề của quyền tư hữu, đồng thời tạo ra nhu cầu giao lưu trao đổi Môi trường này sẽ tạo điều kiện cho sự ra đời con người cá nhân
Đầu tiên phải kể đến việc mở mang giao thông buôn bán, phát triển kinh
tế hàng hoá Chính những trung tâm kinh tế này có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của xã hội Nền kinh tế phát triển làm mọc lên nhiều thành thị, làm xuất hiện nhiều nghề mới, nhiều nhu cầu mới Các mối quan hệ xã hội được quy định theo thứ bậc chặt chẽ và bị ràng buộc bằng cả một đạo lý đến bây giờ cũng khác trước Những lễ giáo, tục lệ tưởng chừng như rất vững chắc, được tồn tại từ bao đời nay bỗng nhiên phải lùi bước trước những cái đẹp, cái hào nhoáng và tiện lợi Tất cả đều có sức hấp dẫn mọi người, mặc dù theo cách nói của Hoài Thanh - Hoài Chân: “lúc đầu, ai nấy đều ngơ ngác, không hiểu ra làm sao Nhưng rồi chúng ta quen dần” [162; tr.17]
Xã hội Việt Nam buổi giao thời, nói như nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu,
đã tạo nên một tình thế đối lập mãnh liệt giữa cũ và mới, giữa Á và Âu, giữa bảo thủ và cấp tiến, cởi mở “Trong cuộc đổi thay như vậy - một cuộc đổi thay mà bất cứ một cuộc bể dâu nào trước đây cũng không thể so sánh - xuất hiện nhiều con người khác trước, nhiều quan hệ khác trước, nhiều chuyện khác trước Cuộc sống tràn ra ngoài khuôn khổ luân thường và nhân tình thế thái, trở thành một cuộc sống cụ thể, đa dạng và sôi động Sự êm ấm của lòng từ hiếu, cung thuận trong gia đình không giữ được người con dưới gối cha mẹ; tình làng xóm quê hương với cái rộn ràng của hội hè, đình đám không giữ chân được chàng trai sau lũy tre xanh ” [36; tr.17] Quan hệ con người trở nên lạnh lùng tiền trao cháo múc Con người phải tỉnh táo, vật lộn để giành quyền sống Con người phải tự ý thức, phải sống và suy nghĩ, mơ ước cho riêng mình trong một xã hội phức tạp, rộng lớn như thế Sự đổi thay ấy đã tạo ra những con người hoàn toàn khác trước Trong cuộc sống đua chen này, người dân thành thị muốn được sống thực với mình
Cuộc sống hàng ngày đã thay đổi đến tận những hang cùng ngõ hẻm Phương Tây đã đến với chúng ta, đó là một sự thực Chúng ta dùng đồng hồ, ô-tô,
Trang 21xe lửa, xe đạp đến cả diêm Tây, vải Tây, kim Tây Những đồ dùng kiểu mới ấy
là mầm mống, dẫn đường cho những tư tưởng mới Những lớp người trẻ lúc này bắt đầu viết quốc ngữ, câu văn của họ có sự ảnh hưởng của văn Tây Họ đua nhau cho con em đến trường Pháp - Việt, gửi con em sang tận bên Pháp du học
Sự thay đổi ấy ảnh hưởng đến những tập quán sinh hoạt hằng ngày, chuyển biến
tư tưỏng, tất yếu nó sẽ thay đổi cả nhịp rung cảm của ta nữa “Phương Tây bây giờ đã đi tới chỗ sâu nhất trong hồn ta Ta không còn có thể vui cái vui ngày trước, buồn cái buồn ngày trước, yêu ghét, giận hờn nhất nhất như ngày trước
Đã đành ta chỉ có từng ấy mối tình như con người muôn nơi và muôn thuở, nhưng sống trên đất nước Việt Nam đầu thế kỷ hai mươi, những mối tình của ta
không khỏi có màu sắc riêng, cái dáng dấp riêng của thời đại.” (Tri tân số 25,
trang 5 - Hoài Thanh) Thật vậy, sự ảnh hưởng của phương Tây khiến cho đời sống xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc, tạo nên những lớp người mới với cách sống mới, suy nghĩ mới, tình cảm mới
Tầng lớp tiểu tư sản hình thành từ sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đến năm 20 đông đảo chưa từng thấy Nhịp độ và tốc độ cuộc sống gấp và nhanh chưa từng có Một lối sống tư sản hoá lan tràn khắp nơi phố phường chật hẹp Các tầng lớp và giai cấp xã hội ở thành thị: tư sản và công nhân, tiểu thương, công chức, dân nghèo thành thị, tầng lớp trí thức Tây học đều thể hiện những thị hiếu, những khao khát cái lạ, cái đổi thay; với tâm lý, tính cách, nhu cầu, quan điểm sống, thị hiếu thẩm mỹ riêng Bên cạnh những truyện Nôm mà công chúng ưa
thích như: Bạch Viên - Tôn Các, Phan Trần, Truyện Kiều thì những tiểu thuyết của phương Tây: Những người khốn khổ, Anna Karênina cũng được quan
tâm Chính lối sống thành thị tư sản hoá và một lớp công chúng thành thị đã hình thành là nhân tố làm nảy sinh nền văn học mới
Sự đổi thay trong xã hội tất yếu dẫn đến sự đổi thay trong văn học Văn học mới của trí thức tân học ra đời, quan tâm đến những vấn đề của xã hội, khiến văn học Việt Nam thoát khỏi khuôn khổ chật hẹp của phương Đông, bước vào quỹ đạo chung của văn học thế giới Văn học mới ra đời phản ánh cuộc sống thành thị tư sản, phản ánh những đòi hỏi của xã hội Nền văn hoá
Trang 22phương Tây đặc biệt là văn hoá Pháp đã xâm nhập vào Việt Nam ngày càng mạnh mẽ Nền văn hoá đó đã nhanh chóng làm rạn vỡ những nền tảng văn hoá
cổ truyền phương Đông
Ở thành thị, xuất hiện ngày càng nhiều những con người mới với lối sống
và nhu cầu văn học hoàn toàn khác trước Họ cần giải trí, cần đọc báo, xem tiểu thuyết, đi xem hát Văn nghệ thôn dã không thoả mãn được thị hiếu thị dân của
họ Lớp công chúng mới ra đời đòi hỏi một nền văn học mới Chính vì xuất phát
từ nhu cầu đó, bên cạnh những nhà nho là lực lượng sáng tác chủ yếu thì đến giai đoạn này xuất hiện lực lượng sáng tác mới Đó là những người làm báo, những công chức tiểu tư sản, những nhà giáo, những người Tây học viết sách báo, dịch sách bằng chữ quốc ngữ Nếu như ở vào giai đoạn cuối thế kỷ XIX, công tác dịch thuật, đặc biệt là dịch các tác phẩm phương Tây mới chỉ được thực hiện một cách lẻ tẻ thì ở giai đoạn này, cùng với sự ra đời của báo chí, phong trào dịch
thuật ở nước ta đã diễn ra một cách sôi nổi Qua Đông Dương tạp chí, Nam
phong tạp chí, tủ sách Âu Tây tư tưởng, qua đội ngũ trí thức Tây học đông đảo
và có trình độ, nhiều tác phẩm văn nghệ của La Fontaine, Molière, Balzac, Hugo, Lamartine, Baudelaire, Verlaine, Mallarmé, Gide đã được giới thiệu, truyền bá vào Việt Nam Qua văn học Pháp, họ còn biết đến các tác gia văn học nước khác như: Tolstoi, Dostoievski, Tsekhov, Gorki ở Nga; Shakespeare ở Anh Và bằng con đường dịch thuật, phỏng tác, một số người viết báo chuyển sang viết truyện ngắn, viết kịch, đáp ứng đòi hỏi của công chúng thành thị Hai lực lượng sáng tác đó khác nhau về quan niệm văn học, về mục đích sáng tác, về phương pháp sáng tác và về tiêu chuẩn thẩm mỹ Tuy vậy, hai xu hướng văn học
cũ, mới ấy có sự cộng hưởng tạo thành một nền văn học chung cho cả dân tộc Văn mới và văn cũ đều được đăng lên báo chí, công bố cho mọi người và nhằm mục đích phục vụ thị hiếu của công chúng
Sự thay đổi của đời sống văn hoá - xã hội dẫn đến sự xuất hiện của bản thân văn học như một nhu cầu tất yếu Thời đại mới đã sinh ra lực lượng sáng tác, đội ngũ công chúng mới, quan niệm văn chương mới Văn học mới ra đời lúc này đang còn non yếu, chưa đủ can đảm để đảm nhận vấn đề cốt tử của đời
Trang 23sống nhân dân và sự tồn vong dân tộc Tuy nhiên, đóng góp của nó cũng đáng ghi nhận, Trần Đình Hượu và Lê Chí Dũng khẳng định sự “hình thành một đội ngũ nhà văn, du nhập các thể loại của văn học phương Tây, đem chúng thay thế các thể loại có tính chức năng của văn học cũ, đem một quan niệm văn học mới - phản ánh hiện thực đời sống xã hội - thay thế cho quan niệm văn học cũ lấy
“tâm”, “chí”, “đạo” làm cơ sở” [36; tr.208] Văn học lúc này trở thành một nghề
“văn chương bán phố phường”
Văn học thành thị thay thế văn học thôn dã, phù hợp với nhu cầu công chúng mới “Thành thị nuôi sống văn học mới Không chỉ nhìn vấn đề đó dưới góc độ văn học mới phản ánh chủ yếu hiện thực đời sống ở thành thị, đáp ứng những thị hiếu và nhu cầu thẩm mỹ của công chúng thành thị mà còn dưới góc
độ, do sự phân công lao động theo kiểu tư bản chủ nghĩa, nhà văn thành một nghề, văn học thành hàng hoá” [73; tr.315] Văn học mới bị cuốn hút bởi cuộc sống xã hội hiện tại Chính công chúng thành thị với lối sống thành thị tư sản hoá là nhân tố nảy sinh nền văn học mới “Với sự ra đời của văn học mới, văn học Việt Nam thoát khỏi khuôn khổ chật hẹp của phương Đông, bước vào quỹ đạo chung của văn học thế giới” [36; tr.208]
Trước những biến động lịch sử cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, dân tộc Việt Nam đã trải qua tình trạng bế tắc Nếp sống tinh thần cố hữu cùng với nền học thuật tư tưởng Khổng giáo đã bị lung lay trước sự xâm nhập của tư tưởng phương Tây Học thuyết nho gia củng cố trật tự xã hội đến thời điểm này gặp một sức phản đối mạnh mẽ của những chủ thuyết mới có tính chất tự do, giải phóng con người, đề cao cá nhân Tiếp đó, phong trào Âu hoá càng ngày càng mạnh trước sự bất lực và lụn bại của nền cựu học Phong trào Âu hoá được đề cao và xem như là một phương sách độc nhất trong việc cải cách xã hội, nâng cao dân trí, phục hồi nền độc lập cho xứ sở Phong trào này phát động sâu rộng trên nhiều lĩnh vực: chính trị, tư tưởng, xã hội, văn hoá Không những vậy, nó còn thay đổi trong sinh hoạt, cảm nghĩ và cả nhịp rung cảm của con người Sự gặp gỡ với phương Tây đã cởi trói và làm thay đổi nhiều quan niệm tồn tại từ hàng chục thế kỷ
Trang 24Trào lưu tư tưởng và tình cảm mới theo nguồn thi hứng của thi nhân mà đi vào thi ca, làm cho thi ca Việt Nam giai đoạn này có một bộ mặt mới mẻ về hình thức lẫn nội dung Nhu cầu sinh hoạt tinh thần của công chúng đòi hỏi một thứ văn học phù hợp với cách nghĩ và cuộc sống của họ Hệ tư tưởng phong kiến và đặc biệt là đạo đức, luân lý bảo thủ và thị hiếu thẩm mỹ lỗi thời đã thực sự cản trở cuộc sống của họ Lưu Trọng Lư trong bài diễn thuyết ở nhà học hội Qui Nhơn tháng 6 năm 1934 đã nói rất đúng vấn đề cơ bản đó: “Các cụ ta ưa những màu đỏ choét, ta lại ưa những màu xanh nhạt Các cụ bâng khuâng vì một tiếng trùng đêm khuya, ta nao nao vì tiếng gà lúc đứng ngọ Nhìn một cô gái ngây thơ xinh xắn các cụ coi như đã làm một điều tội lỗi, ta thì cho là mát mẻ như đứng trước một cánh đồng xanh Cái ái tình của các cụ thì chỉ là sự hôn nhân, nhưng đối với ta thì trăm hình muôn trạng Cái tình say đắm, cái tình thoảng qua, cái tình gần gụi, cái tình xa xôi cái tình trong giây phút, cái tình ngàn thu” [162;
tr.19] Sự thay đổi trong cách nhìn, cách cảm khiến cho thế hệ mới có cái nhìn
khác hẳn về những vấn đề rất đời thường, xem đó như là một sự chệch hướng về nhận thức
Có thể nói, đây là thời kỳ đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội Việt Nam chuyển mạnh theo mô hình thực dân nửa phong kiến Sự phát triển đời sống đô thị gắn liền với sự đổi mới nhanh chóng đời sống báo chí, xuất bản, văn chương học thuật Đến giai đoạn này, những năm 30 của thế kỷ XX, nhu cầu giải phóng
cá nhân phát triển mạnh, thoát khỏi sự kìm toả của đạo đức lễ giáo phong kiến, nhằm khẳng định cái tôi cá nhân, vấn đề tự do cá nhân được đề cập đến Chủ nghĩa cá nhân (individualisme) ra đời đòi hỏi được khẳng định, xoá bỏ những ràng buộc của xã hội phong kiến Chính chủ nghĩa cá nhân và văn hoá đô thị ra đời tạo tiền đề cho sự xuất hiện phong trào Thơ mới
1.1.2 Tiền đề hình thành phong trào Thơ mới
Một phong trào văn học bao giờ cũng gắn liền với hoàn cảnh xã hội, gắn liền với một tầng lớp xã hội nhất định Lãnh vực thi ca là nơi ký thác tâm hồn, gửi gắm tình cảm, tất nhiên phải chịu một sự xáo trộn không nhỏ Sự ra đời của phong trào Thơ mới do nhiều nguyên nhân Đầu tiên là do sự thay đổi trong nếp
Trang 25sinh hoạt tinh thần và vật chất của dân tộc Giai cấp tư sản và tiểu tư sản thành thị hình thành bao gồm: tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, giáo viên, học sinh, sinh viên, những người làm nghề tự do Tầng lớp này có một lối sinh hoạt hiện đại Trong sinh hoạt, thay bằng dùng nhà rường, đi xe tay, dùng quạt giấy họ lại muốn ở nhà lầu, đi ô tô, thích nghe nhạc Tây, thích xem chiếu bóng, thích
mặc áo sơ mi hơn là áo cài khuy bấm, thích đọc tiểu thuyết của Pháp được dịch
bằng chữ quốc ngữ Tất cả lối sinh hoạt trên đã khiến cho họ có những suy nghĩ, cảm xúc mới, những rung động mới Những thay đổi đó cũng do một nguyên nhân nữa: đó là do tiếp xúc với văn hoá Pháp, đặc biệt là với văn học lãng mạn Pháp Điều đó dẫn đến những thanh niên tiểu tư sản thành thị có những tình cảm mới, những rung động mới Họ không còn thích hợp với lối sống cũ Họ sống thật với lòng mình, thích sống tự do, muốn phá bỏ những khe khắt, những định kiến của xã hội Họ muốn thoát khỏi ràng buộc của gia đình, dòng tộc Lớp trí thức Tây học là lớp công chúng nhạy cảm nhất với quan điểm thẩm mỹ mới, tư tưởng mới Và phong trào Thơ mới ra đời đã đáp ứng kịp thời những nhu cầu, những tư tưởng tình cảm mới, những thị hiếu thẩm mỹ mới của một tầng lớp thanh niên mới bấy giờ cùng với sự giao lưu của văn hoá Đông Tây
Làn gió Tây phương thổi tới đã làm rung chuyển nền tảng văn học cũ Việt Nam trong giai đoạn này Trước đây, Trần Tế Xương cũng đã phải than thở:
“Cái học nhà nho đã hỏng rồi/ Mười người đi học chín người thôi” thì đến thế
hệ này, nền Hán văn càng tàn rụi và mai một Năm 1915 ở Bắc Kỳ, 1918 Trung
Kỳ bãi bỏ thi Hương và sang năm 1919 ở kinh đô cũng bãi bỏ thi Hội Nền học thuật và thi cử phương Tây đã thay thế nền Hán học và khoa cử, văn chương quốc ngữ giai đoạn này phát triển mạnh
Sự tiếp xúc với văn hoá phương Tây đã ghi lại trong tâm hồn người Việt Nam thời bấy giờ những ấn tượng sâu xa Thi ca, hình thức cao nhất của văn học
đã phản ánh đầy đủ sự thay đổi sâu đậm trong nếp sống tinh thần và vật chất đó
Và một nguyên nhân nữa không kém phần quan trọng đó là sự bất lực của thơ cũ trước những khát vọng của lớp người trẻ mới Trong giai đoạn này, báo chí, tiểu
Trang 26thuyết ra đời nhằm mục đích truyền bá tư tưởng xã hội, học thuật, khoa học kỹ thuật, đặc biệt là các quan điểm nghệ thuật Những cuộc đấu tranh trên lĩnh vực
ý thức hệ đã được phản ánh trên diễn đàn báo chí xuất bản công khai, đòi hỏi tự
do báo chí, tự do ngôn luận, tự do xuất bản
Hoàn cảnh xã hội, chính trị, kinh tế Việt Nam đầu thế kỷ XX là môi trường để người dân thể hiện rõ ý thức tự do, đòi được tự do Họ muốn: “Tự do sống, tự do nói lên ý nghĩ của mình, tự do tranh luận, nhất là tranh luận những vấn đề quan thiết tới nhiều người, tới văn hoá và vận mệnh dân tộc” [93; tr.16] Điều này được nhận diện rõ nét qua không khí thời đại, qua báo chí, qua các cuộc tranh luận văn học
Từ năm 1900-1930, bộ phận thơ văn yêu nước chiếm vai trò chủ đạo gắn liền với các tác phẩm của các nhà chí sĩ như Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền, Huỳnh Thúc Kháng Những phong trào yêu nước trong thời kỳ này: phong trào Cần Vương, Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục và phong trào do Đảng Cộng sản Việt Nam phát động đã thổi bùng lên ý thức dân tộc, đòi tự do dân chủ ở mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là tầng lớp trí thức yêu nước Một sự kiện có ảnh
hưởng không nhỏ đến tình hình chính trị ở Việt Nam cũng như ở Pháp, đó là Bản
yêu sách của Nguyễn Ái Quốc thay mặt nhóm người Việt Nam tại Pháp gửi đến
hội nghị Vecxai ở Pháp Trong tám điểm mà Bản yêu sách đòi chính phủ Pháp
phải thực hiện có bốn yêu sách đòi quyền tự do dân chủ, tự do bình đẳng: yêu sách
3, 4, 5, 6 Đó là: “Tự do báo chí và tự do ngôn luận Tự do lập hội và hội họp Tự
do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương Tự do học tập ” [93; tr.13]
Phong trào yêu nước lan rộng và phát triển nhanh trên toàn quốc, thu hút nhiều thành phần tham gia Báo chí lúc này đã lên tiếng đòi tự do dân chủ Tiêu
biểu là các tờ báo: Chuông rè (La Clocle félée) của Nguyễn An Ninh, tờ Annam (L Anam) của Phan Văn Trường được in bằng tiếng Pháp, tờ Tiếng nói tự do (La
voix libre) Báo Chuông rè (La Clocle félée) của Nguyễn An Ninh ra ngày
10-12-1923 truyền bá các tư tưởng dân chủ cấp tiến và thấm nhuần tinh thần yêu nước Phong trào văn hoá trí thức yêu nước tiến bộ được đẩy mạnh đòi tự do dân chủ diễn ra khắp trên ba miền Bắc Trung Nam
Trang 27Tờ báo Đông Dương tạp chí (1913-1917) cũng có ảnh hưởng không nhỏ
trong thời kỳ này Đây là tờ tạp chí đầu tiên của nền văn học mới có mục đích
văn hoá, có chủ trương cải tiến tư tưởng, tinh thần dân tộc, phát huy những giá trị cổ truyền phương Đông và Việt Nam cùng thâu nhập những tinh hoa của nền
tư tưởng phương Tây Ngoài ra, tờ tạp chí có ảnh hưởng không nhỏ đối với xã
hội lúc bấy giờ là Nam phong tạp chí (1917-1934) Nhiều người cho rằng:
“Muốn hiểu xã hội Việt Nam chỉ cần nhìn vào triều đình Huế Muốn hiểu văn
học Việt Nam thời ấy, chỉ cần nhìn vào tạp chí Nam phong Nam phong là linh
hồn văn học thế hệ 1913-1932” [100; tr.12] Thi nhân thế hệ 1932 đã ra sức đả phá những khuôn sáo cũ kỹ thời xưa, “đưa thi ca đến một hình thức mới, hòa hợp với tư tưởng mới, tình cảm mới, nếp sống mới trong thế hệ mới” [100; tr.17] Thật quả không sai, từ năm 1932 trở về trước chỉ có báo chí là cơ quan
ngôn luận duy nhất Chủ bút tờ báo Nam phong là Phạm Quỳnh Nam phong
tạp chí ra đời ngoài mục đích chính trị cấp thời nó còn tuyên truyền phổ biến,
giúp cho mọi người hướng đến cái hay, cái đẹp của tư tưởng phương Tây Đóng
góp của Nam phong tạp chí là ở chỗ nó gây được một phong trào nghiên cứu và
sáng tác
Trong tờ Nam phong tạp chí số 5 tháng 11-1917 với bài Bàn về thơ Nôm,
Phạm Quỳnh đã đưa ra nhận định của mình về việc phá tung những ràng buộc,
khắc nghiệt của thơ cũ: “Người ta thường nói thơ là tiếng kêu tự nhiên của con
tâm Người Tàu định luật nghiêm cho nghề làm thơ thật là muốn chữa lại, sửa lại
tiếng kêu ấy cho nó hạp hơn, nhưng cũng nhân đó mà làm mất cái giọng thiên nhiên đi vậy” [100; tr.14] Nhận định của Phạm Quỳnh muốn đem lại sự tự do
trong sáng tác, muốn khẳng định giá trị tự thân của nó Không những thế, ông
còn ca ngợi tình ý, cảm hứng của thơ Tây qua so sánh bài thơ Soir en montagne (Buổi chiều chơi núi) của Léon Depont với bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện
Thanh Quan Phạm Quỳnh mong muốn có một sự đổi mới thơ theo lối bắt chước
mà gây lấy những mối cảm hứng mới mẻ đó để thay vào mấy câu sáo cũ Ý thức
của Phạm Quỳnh cũng như các nhà báo trên Nam phong tạp chí cho thấy được
sự mạnh dạn đấu tranh hướng đến cái mới, sự tự do
Trang 28Năm 1929, Trịnh Đình Rư trên Phụ nữ tân văn đã lên tiếng yêu cầu văn học phải có sự đổi mới, phải có sự tự do trong sáng tác Trên báo Phụ nữ tân
văn số 29, ngày 21-11-1929, ông cho rằng: “Lối thơ Đường luật bó buộc người
làm thơ phải theo khuôn phép tỉ mỉ, mất cả hứng thú tự do, ý tưởng dồi dào Nếu
ngày nay, ta cứ sùng bái lối thơ ấy mãi thì làng văn nôm ta không có ngày đổi mới được ” [101; tr.15] Trịnh Đình Rư cũng như Phạm Quỳnh đã có ý thức cách tân về thi ca, đấu tranh để đòi quyền tự do hướng đến cái mới, tìm ra lối thoát về tình cảm cho con người Thể loại cũ với những khuôn khổ gò bó đã làm mất đi sự tự do trong sáng tác Tiếng nói hô hào đổi mới của Phạm Quỳnh, Hoàng Ngọc Phách, Trịnh Đình Rư đã đem lại sự nhận thức cũng như ý thức trong việc đòi quyền tự do đổi mới Hơn thế nữa, báo chí lúc này cũng đã lên tiếng đòi được tự do tranh luận, đòi tự do cho cá nhân: tự do tư tưởng, tự do hình thức biểu hiện
Phụ nữ tân văn do bà Nguyễn Đức Nhuận chủ bút có ảnh hưởng không nhỏ
về xã hội, văn chương trên khắp ba miền Những bài viết: Vấn đề cải cách cho phụ
nữ và Tự do kết hôn với sanh mạng gia đình (số 118 - 1932), Cái thú của tự do
(số Mùa xuân, số 119 - 1932), Phụ nữ tân tiến (số 123 - 1932), Đàn bà bình đẳng
với đàn ông (số 201 - 1933), Phụ nữ với thời cuộc (số 212 - 1933), Phụ nữ chủ nghĩa (Phụ nữ chủ nghĩa hay là nữ quyền là gì?) (số 216 - 1933), Mưu cầu quyền lợi cho toàn thể phụ nữ (số 220 - 1933), Cuộc phụ nữ vận động với vấn đề
cá nhân (số 230 - 1934), Phong trào theo mới (số 235 - 1934), Báo giới An Nam đối với cuộc vận động (số 247 - 1934), Cuộc vận động phụ nữ An Nam (số 261 -
1934) đã lên tiếng đòi tự do cho người phụ nữ Đặc biệt số 206 - 1933 với bài Phụ
nữ trên trường tranh đấu hợp pháp của Đặng Thị Dương Châu đã bênh vực quyền
lợi cho người phụ nữ, đem đến quyền tự do cho họ: “Đàn bà An Nam cần phải dùng tất cả phương thể hợp với pháp luật mà tổ chức những cơ quan bênh vực lợi quyền
của mình” [trang 2] Tất cả những bài báo đăng trên Phụ nữ tân văn trong giai
đoạn này đã đề cập đến vấn đề tự do bình quyền, bình đẳng của nữ giới
Những cuộc tranh luận đầu thế kỷ XX là một biểu hiện về phương diện tự
do tư tưởng, tự do học thuật, tự do ngôn luận Sự xuất hiện của báo chí là cầu nối
Trang 29đóng vai trò liên kết, cập nhật thông tin, tạo ra các diễn đàn cho nhiều hoạt động
xã hội, văn hoá và nghệ thuật Những cuộc tranh luận trên báo chí: tranh luận về
Quốc học (1924-1941), tranh luận về Truyện Kiều (1924-1944), cuộc tranh luận Duy tâm hay duy vật (1933-1939) giữa Hải Triều và Phan Khôi, cuộc tranh luận Nghệ thuật vị nghệ thuật hay Nghệ thuật vị nhân sinh (1935-1939) Đặc biệt
là cuộc tranh luận khá sôi nổi về Thơ mới và thơ cũ (1932-1942) nằm trong
không khí tranh luận học thuật diễn ra trong những thập niên đầu thế kỷ XX, đã thu hút nhiều vấn đề lý luận phong phú và những ý kiến trái ngược nhau
Trước năm 1932, đây chính là thời kỳ bế tắc về thi ca Bế tắc ở chỗ cái
cũ không còn thích hợp nữa, tình cảm của con người bị cô đọng không lối
thoát Mãi đến ngày 10-03-1932, trên tờ báo Phụ nữ tân văn số 122, Phan
Khôi đã chính thức khơi mào cho cuộc tranh luận kéo dài suốt 10 năm sau đó
bằng bài Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ Tác giả đã trình làng bài
Tình già, một bài mà ông gọi là Thơ mới Tình già là một câu chuyện tình của
đôi trai gái đã trót yêu nhau nhưng tình không trọn vẹn vì tôn giáo và khuôn phép gia đình Thời gian qua nhanh, cả hai đều già Tình cờ gặp lại nhau, mối tình xưa bỗng sống lại trong tiềm thức Bài thơ này đã gây xôn xao dư luận vì Phan Khôi làm thơ theo lối mới, không cần giới hạn số câu, số chữ và ý tứ lại quá lãng mạn Bài thơ này có hướng duy tân, tìm một mảnh đất mới cho thế hệ trẻ gieo mầm cảm xúc
Bài thơ Tình già được xem như phát súng lệnh, nguồn gốc trực tiếp của
cuộc tranh luận, kèm theo những lời hô hào đổi mới thơ Bài thơ của Phan Khôi như giọt nước làm tràn cốc nước Đây là bài thơ đánh dấu sự xuất hiện Thơ mới trong lịch sử văn học Tiếng súng khai cuộc của Phan Khôi lập tức đã nhận được
sự hưởng ứng mạnh mẽ ở phía các nhà thơ trẻ Trước hết phải kể đến Lưu Trọng
Lư với bài Bức thư ngỏ cùng Phan Khôi tiên sinh sau khi đọc bài Một lối thơ
mới trình chánh giữa làng thơ Lưu Trọng Lư đã tiếp sức cho Phan Khôi trong
vai trò của một phó tướng, tỏ ý muốn Phan Khôi tiếp tục sứ mệnh khai phá mảnh
đất Thơ mới.Ông đã công phá vào thành trì thơ cũ bằng hai bài thơ: Trên đường
đời và Vắng khách thơ Với hai bài thơ này, Lưu Trọng Lư khẳng định rằng Thơ
Trang 30mới chính là một cuộc cách tân, giúp cho sự tự do phát triển thi ca, “là tiếng chuông cảnh tỉnh làng thơ giữa lúc đang triền miên trong cõi chết” [169; tr.59]
Nếu như Phụ nữ tân văn ở miền Nam đã đăng tải những bài công kích thơ cũ thì Phong hoá ở miền Bắc chính là cơ quan ngôn luận tiên phong, đi đầu, lên tiếng trực tiếp bênh vực Thơ mới Trên số 14 ra ngày 22-09-1932, Phong
hoá đề xướng chủ trương: “Bỏ luật, niêm, đối, bỏ điển tích, sáo ngữ, nghĩa là
tóm tắt, đừng bắt chước cổ nhân một cách nô lệ Thơ ta phải mới, mới văn thể, mới ý tưởng” [169; tr.60] Chủ trương đó vạch ra một đường hướng rõ ràng cho
những ai có ý thức cách tân, đem lại tự do trong sáng tác Việt Sinh trên Phong
hoá (số 15, ra ngày 29-09-1932) tiếp tục bày tỏ thái độ bất bình của mình trước
hiện trạng thơ ta thiếu ý, viết lăng nhăng Sầu thảm nhiều rồi và Quốc văn nó đi
như sao? đã công nhiên bày tỏ thái độ tung hê thơ cũ: “Quốc văn muốn giầu
Phải có nhiều lối, nhiều lối mới Lối nào không hợp thời: ta phích! Lại phải có tư tưởng mới! Mới lên ” [169; tr.52]
Nhu cầu đổi mới đem lại những cuộc tranh luận có ý nghĩa Lịch sử cũng chưa từng có một cuộc tranh luận sôi nổi, quyết liệt như thế Về phía thơ cũ có
những tờ báo như: An Nam tạp chí, Văn học tạp chí, Công luận, Tiếng dân, Văn
học tuần san, Tin văn Đứng về phía Thơ mới phải kể đến các tờ báo sau: Phong hoá, Phụ nữ tân văn, Tiểu thuyết thứ bảy, Hà Nội báo, Ngày nay Sau
khi bài thơ Tình già của Phan Khôi ra đời, trên An Nam tạp chí số 39, ngày
30-04-1932 phái thơ cũ đã lên tiếng phản ứng Vân Bằng mỉa mai Phan Khôi, gọi
Phan Khôi là đại danh nho, đại lý thuyết, là tay chuyên thích nói và làm những thứ
ngược đời Trong cách nhìn của Vân Bằng, Tình già của Phan Khôi cũng dị dạng
như chính tác giả của nó Vân Bằng chính là người đầu tiên xuất hiện trên mặt trận thơ cũ chống lại Thơ mới Sự phản ứng đó còn yếu ớt, chỉ là sự bày tỏ thái độ dị ứng với cái mới mà thôi Đây là cuộc đấu tranh mới cũ, là tự do trong tư tưởng
Thơ cũ bị công kích trên nhiều phương diện Thơ cũ với những niêm luật
gò bó, nhất là thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật gây khó khăn cho việc diễn tả cảm xúc, tư tưởng mới Đặc biệt là ở sự sáo mòn của tư duy thơ, những niêm luật gò bó hạn chế việc biểu hiện tư tưởng, tình cảm mới của thế hệ trẻ đương
Trang 31thời Vào cuối 1933, Thơ mới mặc dù chưa có nhiều thành tựu nhưng đã thành một thi trào và có nhiều tiếng nói ủng hộ cho nó Ngay nhà chí sĩ Phan Bội Châu cũng ủng hộ đổi mới thơ theo khuynh hướng cách tân
Từ năm 1936-1940 là giai đoạn thứ hai của cuộc tranh luận Đây là thời
kỳ thắng thế của Thơ mới, nhiều giá trị của Thơ mới được khẳng định, quan niệm về thơ cũng có nhiều đổi mới Quan niệm về Thơ mới thể hiện ở tiến trình
tư duy nghệ thuật, không ngừng tìm tòi, thể nghiệm ở thực tiễn để đưa cái mới vào thơ, nhanh chóng hoà nhập với văn học hiện đại thế giới
Cuộc bút chiến về Thơ mới là một cuộc đấu tranh về ý thức Khi phong trào thay cũ đổi mới về tư tưởng, ý thức con người được đề cao Và đó cũng chính là nguyên nhân đưa Thơ mới đến thắng lợi Thơ mới yêu cầu thoát khỏi khuôn khổ ràng buộc, khẳng định một diện mạo thi pháp mới khác hẳn với thi pháp thơ trung đại Lưu Trọng Lư đã có một quan niệm rõ ràng khi đề cập đến vấn đề đổi mới thi ca: “Thơ ta phải mới, mới văn thể, mới ý tưởng” [58; tr.13] Thi pháp này đánh dấu một sự thay đổi lớn lao của nền thi ca Việt Nam cả về mặt hình thức cũng như
về tư duy thơ Xét về loại hình tác giả, “kiểu nhà thơ lãng mạn có ý thức về cái riêng, cái cá nhân độc đáo, say mê sáng tạo” [93; tr.181] Chính điều này đã tạo nên sự vượt ngưỡng, thoát khỏi những gò bó nhàm chán đem đến những phong cách sáng tạo độc đáo
Nội dung của những cuộc tranh luận trong thời kỳ này đề cập đến cuộc đấu tranh của tình cảm cá nhân, ý thức cá nhân, chống những khuôn khổ gò bó, lối suy
nghĩ và ngôn ngữ khuôn sáo trong thơ ca của nhà nho đã lỗi thời Phụ nữ tân văn
số 207, 208, 210 năm 1933 với bài Cô Nguyễn Thị Kiêm diễn thuyết tại hội
khuyến học về lối Thơ mới giải thích vì sao phải bỏ khuôn khổ cũ Buổi diễn
thuyết của cô Kiêm tại hội khuyến học Sài Gòn đã gây tiếng vang lớn không chỉ bởi cô là một bậc nữ lưu dám công khai đăng đàn diễn thuyết bênh vực cho Thơ mới, mà còn bởi những luận điểm sắc sảo của cô về Thơ mới và thơ cũ “Ở những thời phong kiến, người ta quanh quẩn sống trong nền kinh tế gia tộc, thì thi sĩ lúng túng trong phạm vi tám câu năm mươi sáu chữ, bị bó buộc rất chặc chịa về chức vị từng câu, về luật bình trắc, về phép đối câu này, với câu nọ” (số 207 - 1933, trang
Trang 3215) Điều này chứng tỏ sự ảnh hưởng của điều kiện hinh tế trong một thời đến sự sống và cuộc đời con người Thực tại xã hội phân tranh đánh thức mọi hạng người, vần câu chữ lời thơ không còn trong khuôn khổ đời xưa An Điễm khẳng
định: “Phụ nữ tân văn muốn làm một cơ quan tiền quân cho nên trong sự sửa đổi
khuôn khổ của thơ ta, cũng như trong mọi vấn đề kinh tế xã hội, thoát ra ngoài thiên kiến, mà dạn dĩ gọi bạn làm thơ đi vào con đường mới: con đường mới hợp với sự sinh tồn mới” (số 207 - 1933, trang 75) Không những thế, An Điễm còn đưa ra ý kiến của mình về sự phá bỏ những ràng buộc của lối thơ cũ: Khuôn khổ
cũ là sự lập lại những gì quá cũ, “tình tứ mới cần diễn ra trong khuôn khổ mới” (số 210 - 1933, trang 1) “Người ta chẳng đã chán những lối thi Đường luật - lối thi giam hãm tư tưởng cầm tình mà ưa những khuôn khổ rộng rãi dịu dàng hơn?” (số 210 - 1933, trang 23) Cái nhìn của An Điễm về thơ cũ không ngoài tinh thần chung của phái mới: “Ước gì các bạn sẽ tiến mau cho đến ngày đánh vỡ được thành trì giam hãm làm sỉ hổ tình tứ của nhà mỹ thuật là luật nhà Đường; hồn thơ
trong xứ ta sẽ có cơ tới gần cái thiệt tế hơn” (Lối thơ mới, Phụ nữ tân văn, số
210, 03-08-1933) [169; tr.83] Các cuộc tranh luận phản ánh sự xung khắc giữa cái mới và cái cũ nhằm bứt thoát khỏi những gò bó khuôn khổ để tìm đến cái mới
tự do hơn Hiện tượng này đã hình thành không khí tự do dân chủ và ý thức cá nhân trong môi trường mới Và chính môi trường này đã tạo nên cá tính riêng biệt,
sự trỗi dậy mạnh mẽ ý thức cá nhân trong điều kiện xã hội thuận tiện
Trong xã hội Việt Nam phong kiến, cái tôi cá nhân không có điều kiện phơi bày trực tiếp Đến phong trào Thơ mới, con người trong Thơ mới đã dám nói yêu cái mình yêu, dám ghét cái mình ghét Họ đã dám nói lên những nỗi buồn, niềm vui, yêu và ghét, giận và hờn, mộng và thực một cách độc lập và đầy chủ quan Họ có nói đến cái ta cũng đã khác cái ta trong văn học trung đại Các nhà Thơ mới đến với cái ta bằng khát khao Họ sáng tạo để giải trừ cô đơn Mỗi người một cách, bằng nhiều con đường khác nhau và bằng những cuộc hành trình khác nhau chứng tỏ sự thể hiện ý thức cá nhân, sự đua nở của ý thức sáng tạo
Nền tảng của sự ra đời Thơ mới phải nói là có mầm mống và cơ sở từ
trước năm 1930 Những tác phẩm Khối tình con của Tản Đà, Một tấm lòng của
Trang 33Đoàn Như Khuê, Giọt lệ thu của Tương Phố, Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách
là những tác phẩm đã được chuẩn bị để cho phong trào Thơ mới ra đời Sự ra đời
của Tố Tâm (1925) phá vỡ những nền tảng của Nho giáo, khiến cho các nhà cựu
học lên tiếng phản kháng Trái lại, nam nữ thanh niên chịu ít nhiều ảnh hưởng
phương Tây thì lại xem Tố Tâm như là phản ánh tâm tình của họ Tác phẩm đã
đưa ra xung đột giữa mới và cũ, giữa đạo đức luân lý phương Đông với nếp sống tình cảm phương Tây, giữa trật tự toàn thể xã hội với tình cảm cá nhân Đây là tác phẩm đầu tiên mở đầu cho một phong trào tiểu thuyết lãng mạn của giai đoạn 1932-1945 sau này Ngay những tác phẩm của Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Lan Sơn
ra đời trước đó, đến lúc Phụ nữ tân văn, Phong hoá dấy lên phong trào Thơ
mới, mới đưa in Và đến năm 1932 chính là năm chín muồi để Thơ mới tự khẳng định và phát triển thành phong trào
Phong trào Thơ mới ra đời đã thu hút được sự quan tâm của độc giả cũng như giới phê bình qua các cuộc diễn thuyết, tranh luận, có nhiều ý kiến ủng hộ Thơ mới Phong trào này đánh dấu bước tiến về tư tưởng và tình cảm, tạo nên một cuộc cách mạng lớn trong thi ca ở Việt Nam Đó là cái xao động, cái náo nức của một phong trào đang thay da đổi thịt không chỉ cho thơ mà cho cả tâm hồn mình Cùng với các cây bút trong Tự lực văn đoàn, các nhà Thơ mới chủ trương một sự cách tân mạnh mẽ trong văn học Thơ mới chứa đựng nhiều nỗi niềm: niềm vui gắn bó sự sống và tạo vật, niềm vui trong những khát khao và sự
bù đắp của tình yêu đôi lứa, tình yêu đối với cuộc sống Những tình cảm ấy gắn liền với từng cuộc đời nhà thơ nhưng đồng thời nó cũng mang theo hơi thở chung của thời đại Đó chính là tiếng nói, tâm tình của các tầng lớp tiểu tư sản thành thị và trí thức Việt Nam trước một thực tại xã hội không như mình mong muốn Trong giai đoạn này, đối với đa số tiểu tư sản trí thức Việt Nam, con đường văn chương có lẽ là lối thoát trong sạch nhất, văn thơ đối với họ là nơi có thể gửi gắm nỗi niềm tâm sự, bộc lộ tình cảm thầm kín của mình
Ra đời vào những năm 1930-1945, trong một bối cảnh lịch sử đặc biệt, phong trào Thơ mới thể hiện sự đổi mới về ý thức của con người Nó là sản phẩm tất yếu nằm trong trào lưu văn hoá của dân tộc Nảy sinh và phát triển trong
Trang 34khoảng hơn ba thập kỷ đầu thế kỷ XX, phong trào Thơ mới chính là nỗi niềm của
cả một thế hệ Thế hệ ấy đã tự tìm về mình và tự thể hiện mình một cách sâu sắc
1.2 Ý thức tự do trong sáng tạo nghệ thuật
Người nghệ sĩ đòi hỏi phải có tự do để sáng tạo Tự do là một phần tất yếu tạo nên linh hồn của một tác phẩm nghệ thuật và có lẽ không có người nghệ sĩ nào lại không khao khát được tự do để sáng tác
1.2.1 Ý thức tự do và vai trò của chủ thể con người trong đời sống
Mỗi một con người cá nhân đều khao khát tự do Tự do là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm Tự do của con người được xem xét trong quan hệ của nó với vật chất, với sự sống và giữa con người với con người Cá nhân con người ý thức về chính mình, về sự lựa chọn các hành vi của mình Mỗi con người cần được tự do để mưu cầu hạnh phúc riêng của mình, bảo vệ quyền của cá nhân mình Đó là sự tự do tư tưởng, tự do tôn giáo; tự do được thảo luận, tự
do về sở thích, được sống và làm việc theo sự xét đoán của mình Đó là quyền của
cá nhân con người, thể hiện nhân cách của mình trong mối quan hệ với cộng đồng, với môi trường xã hội
Chủ nghĩa Mác xem cơ sở tự nhiên, sinh vật chỉ là điểm xuất phát để giải
thích bản chất con người Mác nói: “Con người trực tiếp là một thực thể tự
nhiên Con người là thực thể nhục thể, có những lực lượng tự nhiên, sinh động, hiện thực, cảm tính, đối tượng hoá” Ăngghen cũng đã xem “con người nhục thể
là cơ sở thực tế, là điểm xuất phát thực sự của con người bản chất” Điều đó khẳng định: “Con người không phải vô thức đắm chìm trong thiên nhiên như loài súc vật, con người còn có một khả năng quý báu vô ngần mà súc vật không có
được, là cái tinh thần, cái lý trí và gọi chung là cái ý thức” [143; tr.75,76] Ý
thức đó hình thành nên bản chất của con người, chi phối mọi hoạt động sống, tư duy và tự do của con người
Sự tự do đem lại cho con người quyền được lao động, được phân phối công bằng của cải vật chất và tinh thần, được tham gia các công việc xã hội, được phát triển và vận dụng năng lực của mình với tư cách là thực hiện những nhu cầu cơ bản, quyền lao động, quyền được nghỉ ngơi Cá nhân có quyền tự do
Trang 35hành động với tư cách chủ thể của chính mình Hành vi tự do là những hành vi thể hiện cái tôi từ trong sâu thẳm của mình, là những hành vi được thực hiện một cách trọn vẹn Mặt khác, cơ sở của tự do cá nhân về mặt xã hội và chính trị là việc giải phóng lao động về mặt kinh tế khỏi ách tha hoá của tư bản Con người phải nhận thức một cách sâu sắc rằng điều kiện duy nhất để thực hiện tự do của
cá nhân là sản phẩm của xã hội chứ không phải là mong muốn chủ quan Trong
sự vận hành và đi lên của xã hội phản ánh một quy luật của vai trò cá tính con người, theo Côvaliôp: “Sự phát triển của xã hội càng ngày càng làm cho con
người có cá tính hơn và tự do hơn” [18; tr.19]
Con người có ý thức về cuộc sống của chính mình Sự thức tỉnh về đời sống ngắn ngủi trong khoảnh khắc của bản thân là sự khẳng định tồn tại cá nhân Con người phải được tự do, bày tỏ ý kiến của mình vì đó chính là sức mạnh bên trong của mỗi một cá thể Theo John Stuart Mill: "Quyền tự do chính là điều kiện văn hoá cần thiết cho sự phát triển và sự bộc lộ tài năng của con người không chỉ vì lợi ích của cá nhân con người, mà còn vì lợi ích lâu dài và sự phát triển bền vững của toàn xã hội" [75; tr.12] Sự tồn tại của con người đem đến những giá trị nhất định về một cá thể luôn được đề cao xét trong mối tương quan
với xã hội Điều đó đồng thuận với ý kiến của Phan Huy Đường: "Con người tất
nhiên là một vật thể phức tạp, nhưng vật thể đó có một đặc điểm: nó tự biết
mình, tự hiểu mình" [47; tr.218]
Tự do trước hết là hành động theo ý mình Nhưng mỗi con người hành động theo ý mình thì xã hội sẽ trở nên loạn xạ Hành động theo ý mình nhưng không ảnh hưởng đến người khác tức là tự do hành động trong khuôn khổ cho phép của luật pháp Điều này muốn khẳng định tự do của một người là điều kiện
tự do của mọi người và tự do của mọi người cũng chính là điều kiện tự do của một người Tự do không tồn tại ngoài tính tất yếu Hiểu được và nắm được những quy luật khách quan của tự nhiên và xã hội thì con người mới có được tự do
Tự do về tư tưởng là suy nghĩ tự do, suy nghĩ theo nhận thức của mình, không bị gò ép vào một ý kiến cá nhân nào cả Tự do tư tưởng không tách rời tự do ngôn luận Tự do trong tư tưởng kích thích tự do ngôn luận, tự do tranh luận Cá
Trang 36nhân nhà thơ thể hiện đậm nét cá tính sáng tạo độc đáo nhất Chính thị hiếu thẩm
mỹ là một trong những hình thức thừa nhận ý kiến cá nhân, tự do sáng tạo Điều này thể hiện rõ nét phong cách từng cá nhân nhà thơ với những nét riêng biệt, khác nhau ở trạng thái trực giác hay lý tính, ở mức độ cao thấp của nhận thức
Tự do bộc lộ bản thân mình là bộc lộ ý thức cá nhân trong mọi hoàn cảnh
Cá tính đòi hỏi được khẳng định thì chính là lúc con người có ý thức về sự tự do
của mình Trong Bàn về quyền sở hữu (De la propriété) (1848), Thiers tuyên bố:
“Tôi tự xem mình là một tồn tại tách khỏi tất cả những cái gì bao quanh nó, tách biệt Sở hữu đầu tiên của tôi đó là chính tôi” [88; tr.79] Con người có quyền đòi hỏi tự do cho chính mình như: quyền tự do tư duy và cảm nhận, sự đòi hỏi của quyền tự do của lương tâm, sự tự do tuyệt đối của nhận định và xúc cảm về mọi chủ đề: khoa học, đạo đức, thần học đặc biệt là văn học nghệ thuật
Con người vốn khao khát tự do Tự do là điều kiện, là chất men kích thích
sự sáng tạo, là một trong những thứ cần thiết của con người như không khí, nước uống Người ta không chỉ sống bằng bánh mì mà còn sống bằng tự do Một người không có ý thức đầy đủ về tự do của mình sẽ không thể hiểu hết tự do của người khác Bởi vì, theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác: “Sự tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” [103; tr.569] Ý thức tự do về cá nhân sẽ giúp con người có ý thức hơn về xã hội, ý thức đầy đủ về quan hệ giữa cộng đồng và cá nhân
Xã hội chỉ thực sự có ý nghĩa, thực sự phát triển khi con người có ý thức tự
do và tự do sáng tạo Theo xác định của các tác giả Kudơnhêxôp và Lukin, tự do sáng tác "là quyền được tự do và độc lập thể hiện những lý tưởng trong sáng tác văn nghệ" [81; tr.6] Nghệ thuật nếu khe khắt thì sẽ làm chết sự tự do trong sáng tác Người nghệ sĩ đi tìm tự do, họ trở về với bản ngã của mình Khrapchenco cho rằng: “Những nhà sáng tạo lớn là những cá tính rực rỡ và quan trọng biết bao, sáng tạo của họ độc đáo và đặc sắc biết bao” [78; tr.42] Tự do sáng tác chính là sự giải phóng bên trong của người cầm bút Nhiều cây bút sung sức hẳn lên, bộc lộ cá tính sáng tạo; có sự thôi thúc bên trong buộc người cầm bút nói lên những điều bức thiết trong cuộc sống Sự tự do sáng tác bên trong người cầm bút đồng nghĩa
Trang 37với sự tự tin và trách nhiệm, nói lên tiếng nói tâm huyết, khám phá những chân trời mới của nghệ thuật Thật vậy, nhu cầu tự do là một nhu cầu thiết yếu để người nghệ sĩ nói chung và thi nhân nói riêng bộc bạch những rung cảm của lòng mình
Tự do sáng tác ở mỗi thời kỳ tồn tại ở những dạng thức khác nhau Trong văn học trung đại, nhu cầu về tự do trong các tác phẩm còn bị ràng buộc về tư
tưởng Những sáng tác trong thời kỳ này thường hướng về Trung quân, ái quốc,
phải tuân theo lễ giáo phong kiến Tuy vậy, một số tác phẩm lại hướng về những
vấn đề rất đời thường, rất nhân văn Thuật hoài, Mạn hứng của Nguyễn Trãi
chẳng hạn, được thể hiện dưới dạng cảm xúc riêng tư, nhỏ nhẹ Thế nhưng tất cả đều bị gạn lọc đi chỉ còn lại trung quân, ái quốc, phải tuân theo lễ giáo Điều này chi phối tư duy sáng tạo, không còn tự do trong sáng tác
1.2.2 Tự do sáng tạo trong đời sống văn học
Mỗi một con người đều là một cá thể Theo ý kiến của Côvaliôp: "Cá nhân là một cá thể có ý thức" [18; tr.16] Sự ý thức của con người đem lại một cái nhìn mới mẻ về xã hội Mỗi cá thể đều mang dấu ấn sinh học đậm nét Ví dụ như vân tay chẳng hạn, không ai giống ai Cá nhân thuộc phạm trù văn hoá xã hội và không phải cá thể nào cũng trở thành cá nhân Trong đời sống, mỗi một con người phải đến một trình độ nào đó mới trở thành cá nhân Trong đời sống tộc loại, loài người phải đến giai đoạn văn hoá đô thị hiện đại thì mới xuất hiện
cá nhân hiện đại Và trong văn học Việt Nam, đến giai đoạn 1930-1945, con người cá nhân hiện đại mới thực sự ra đời và phát triển Trong văn học trung đại, mặc dù những cá nhân đó cũng giàu cá tính nhưng chưa có sự lựa chọn tự do hoàn toàn Họ lựa chọn theo chuẩn mực, theo tiêu chí một xã hội mà họ hướng
về Trong văn học trung đại, các nhà nho phải lựa chọn theo tiêu chí của nhà nho chứ không thể theo một tiêu chí nào khác
Đối với một con người, tự do chính là sự được thể hiện chính bản thân mình Mình được là chính mình, phát huy hết khả năng của mình: khí chất, tính tình, đam mê tự do phát huy hết năng lực cá nhân Đó là biểu hiện của sự tự do nhất Và tự do đối với nhà thơ chính là tự do được lựa chọn Họ lựa chọn khuynh hướng sáng tạo để phù hợp khả năng của mình, lựa chọn đề tài, lựa chọn phương
Trang 38thức diễn đạt Và muốn có được tự do lựa chọn như vậy thì con người phải trở thành con người cá nhân, phát triển ý thức cá nhân
Văn học cần phát huy ý thức cá nhân để khai thác tiềm năng sáng tạo của con người Sự sáng tạo của văn học nghệ thuật đòi hỏi phải nâng cao ý thức về cá tính Để phát huy cá tính sáng tạo đó thì xã hội phải có những điều kiện về mặt dân chủ Một xã hội phát triển theo hướng xã hội công dân thì sẽ tạo ra một không gian thoáng đãng, cho phép người nghệ sĩ có tự do để sáng tạo
Con người trung đại luôn ý thức về cá tính của mình trong chuẩn mực của cái tôi vô ngã Sự phát triển tự do của một cá nhân mà chúng ta mơ uớc trong
tương lai sẽ đem lại ý nghĩa đích thực, khi đó sự đối lập giữa Chủ nghĩa cá nhân
và Chủ nghĩa tập thể sẽ không còn ý nghĩa nữa Chủ nghĩa tập thể tối cao không
phải là cái chuẩn mực cộng đồng trùm lên cá tính mà là sự thống nhất tự do của những cá tính có ý thức phát triển, giao tiếp và đối thoại với nhau để cùng phát triển bản thân và xã hội
Văn học Việt Nam không nằm ngoài qui luật phổ biến đó, nhưng nó
cũng có tính đặc thù Văn học cổ Việt Nam với Khắc kỷ phục lễ, Tiên học lễ, hậu học văn là phương châm răn mình, luân thường là khuôn đúc của nhân
cách thì cá nhân có thể tự ý thức được bằng cách nào để phát huy sáng tạo của
mình? Nó chỉ được ý thức qua phạm trù tâm sự mang tính chất trữ tình Nguyễn Trãi, một đời phỏng dạng đạo tiên nho đã tự ý thức mình trong tài ngạo sương tuyết, tế thế, kinh bang Ông cũng cô đơn nhưng lại là cô trung
Đến thời Nguyễn Du, sự suy đồi của xã hội và của ý thức phong kiến, khiến các trượng phu, quân tử nhường chỗ độc tôn một thời của mình cho các tài tử xuất hiện trên văn đàn Xét từ góc độ văn hoá, cái tài ấy là một phạm trù để ý thức
về cá tính, để nhận ra giá trị tự thân không lặp lại của con người Tài mệnh tương đố là khái quát về thực trạng tự do của một cá nhân Người tài tử ấy lấy cái ngông làm tài, tài thoát ra khỏi cái thói tục Ngông cũng mang tính đặc thù
trong văn hoá Và cũng từ đây, trong văn học, ta bắt gặp những nhà thơ thường bộc lộ cá tính: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát cho đến Tản Đà sau này , mỗi người mỗi vẻ nhưng đều thể hiện một cá tính tự
Trang 39do vượt lên thói thường Đó là sự tự biểu hiện, thể hiện khát khao của cá nhân trước những giá trị bị chà đạp
Con người cá nhân chỉ có thể ra đời và được tự do biểu hiện mình trong một xã hội mà ý thức cá nhân phát triển cao Một xã hội như vậy chỉ có thể có được trong một nền văn hoá đô thị hiện đại Chính vì thế, đầu thế kỷ XX, trên
văn đàn công khai một Thời đại chữ tôi ra đời, mang đến luồng gió mới cho văn
học Việt Nam Điều kiện xã hội lúc bấy giờ giải phóng cho tư tưởng cá nhân nên
đã cởi trói cho thơ ca khỏi những giáo điều qui phạm, đem lại sinh khí mới cho người nghệ sĩ Trong xã hội trung đại, ý thức cá nhân chỉ là những cá biệt nhưng chưa phát triển, chưa có điều kiện để bộc lộ, để khẳng định Cho nên, con người trong xã hội trung đại vẫn chỉ là những cá nhân đại diện Trong xã hội hiện đại, cái tôi bây giờ tự ý thức dưới hình thức cởi mở hơn, trẻ trung hơn, tự do hơn, một cái tôi tự ngắm và tự nghiệm Khi ý thức cá nhân phát triển thì xã hội đó tạo
ra một sự dân chủ và chính sự dân chủ đó là điều kiện để cho mỗi một cá nhân được lựa chọn sự tự do sáng tạo
Vấn đề tự do cần có giới hạn trong phạm vi phản ánh và sáng tạo trên cơ sở thực tiễn xã hội, trong mục đích chung là đi tìm cái đẹp chân chính Tính qui luật phổ biến nhất của quá trình sáng tạo nên cái đẹp bao gồm hai mặt: con người sáng tạo nên cái đẹp đó trong lao động nghệ thuật và thơ ca của chính mình; quá trình lao động của con người để tạo nên cái đẹp đó trong bản thân của con người Với các nhà thơ, tự do đến với cái đẹp, cái hoàn thiện, hoàn mỹ, đến với cuộc sống của nhân dân Và cũng nhờ vậy, nhà thơ trở thành một khí quan, một đại biểu của xã hội Như vậy, điều kiện tự do rất quan trọng để người nghệ sĩ sáng tạo Tự do và tư tưởng sáng tạo của cá nhân có mối quan hệ mật thiết Những tư tưởng lớn cổ vũ người nghệ sĩ tìm tòi, sáng tạo và soi sáng con đường của họ dẫn tới những đỉnh cao của nghệ thuật Đó chính là tự do sáng tạo
Nghệ thuật luôn cần đến sự tự do Người nghệ sĩ cần tự do để suy ngẫm, sáng tạo; để biến những ước mơ, ý tưởng của chính mình thành hiện thực Họ luôn
ý thức những rung động thẩm mỹ đáp ứng được những đòi hỏi của nghệ thuật Và
sự sáng tạo chính là con đường dẫn tới sự thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ, là phương
Trang 40thức nâng cao giá trị của đời sống cái tôi của mình Sáng tạo, một mặt gắn với ý
thức, mặt khác thường gắn với vô thức Cái vô thức chính là động lực sâu xa của sự
sáng tạo, là nguyên nhân nảy sinh ra nghệ thuật Mọi ý đồ của người nghệ sĩ đều bắt nguồn từ vô thức và vì thế mà vô thức giúp người nghệ sĩ sáng tạo đạt đến sự tự do
Tự do sáng tác như là một nhu cầu của sự sáng tạo Tự do chú ý đến cái riêng trong sáng tạo nghệ thuật, khắc đậm dấu ấn cá nhân Tự do chi phối sứ mạng người nghệ sĩ khi cầm bút Tự do sáng tạo với cái nghĩa đẹp nhất của nó là khám phá ra những cái mới, những cái lớn của cuộc sống, của thời đại trong thế giới tình cảm của con người; tạo ra được những hình tượng, nói lên được những suy nghĩ, những rung động có sức bật, sức đẩy Điều này khẳng định tự do và cá tính có mối quan hệ liên quan mật thiết
1.2.3 Ý thức tự do và vấn đề phát huy cá tính sáng tạo
Tự do rất quan trọng đối với người nghệ sĩ Tự do thúc đẩy người nghệ sĩ dấn thân vào sáng tạo Và để có được những giây phút sáng tạo tự do ấy, người nghệ sĩ phải công phu rèn giũa suốt đời bởi nghệ thuật là cái đẹp vốn ẩn chứa trong nó nhiều nghịch lý Những gì nhà thơ viết ra đều có ý nghĩa bộc lộ ý thức, nhân sinh quan và thế giới quan của anh ta Khi nhận thức một vấn đề đòi hỏi con người phải có một lý trí để xét đoán, bởi lý trí chính là sản phẩm của ý thức Quá trình sáng tạo là quá trình đòi hỏi con người phải có ý thức Cá tính sáng tạo của nhà văn, nhà thơ khẳng định sự suy nghĩ có giá trị độc lập và rất riêng của cá nhân anh ta “Cá tính đang thức tỉnh, đang tự xét, cựa quậy, tìm tòi và đang ước
mơ một thời được phát triển tự do” [152; tr.7]
Người nghệ sĩ phải có tiếng nói riêng của mình Đó là một trong những đặc điểm khu biệt, không nhầm lẫn với bất kỳ ai Để có được tiếng nói ấy, người nghệ sĩ phải có tự do trong sáng tác, tự do nói lên tiếng nói riêng của mình Tiếng nói đó càng mạnh bao nhiêu, cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ càng rõ nét bao nhiêu thì cống hiến của anh ta cho nghệ thuật càng lớn bấy nhiêu Đó chính là những giá trị lớn mà người nghệ sĩ đem lại cho văn học
Cá tính sáng tạo của nhà văn là một vấn đề mỹ học có tầm quan trọng trong xã hội Theo M B Khrapchenko, cá tính sáng tạo là “tổng hoà mọi đặc