Sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài với những tác phẩm được nhắc đến nhiều nhất và làm nên tên tuổi của ông là những tập Hồi ký; Tự truyện; truyện ngắn Truyện Tây Bắc; truyện dài Dế Mèn phiêu
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN THỊ THU HÀ
NHÂN VẬT VÀ CỐT TRUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA TÔ HOÀI
LUẬN VĂN LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Hà Nội-2013
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN THỊ THU HÀ
NHÂN VẬT VÀ CỐT TRUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA TÔ HOÀI
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 32
LUẬN VĂN LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Hà Nội-2013
Trang 3MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ……… 2
1 Lý do chọn đề tài ……….……… 2
2 Lịch sử vấn đề ……… ……… 3
3 Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu ………….……… … 6
4 Phương pháp nghiên cứu ……….…… ……… 6
5 Cấu trúc luận văn………….……….……….………… … … 7
CHƯƠNG 1 TIỂU THUYẾT TÔ HOÀI TRONG DÒNG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI …….………
8 1.1 Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại và sáng tác của Tô Hoài …… 8
1.2 Đặc điểm tiểu thuyết của nhà văn Tô Hoài ……… 23
CHƯƠNG 2 NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA TÔ HOÀI 40 2.1 Khái lược về nhân vật ……… 40
2.2 Các loại hình nhân vật trong tiểu thuyết của Tô Hoài ….……… 43
2.3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật……… 70
CHƯƠNG 3 CỐT TRUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA TÔ HOÀI ………
84 3.1 Khái lược về cốt truyện ……….……… 84
3.2 Các kiểu cốt truyện trong tiểu thuyết của Tô Hoài … ……… 89
3.3 Nghệ thuật tổ chức cốt truyện……… ……… 102
KẾT LUẬN ……… 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… 113
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Từ sau chiến thắng 1975, đặc biệt là từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, nền văn học Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới ngày càng sâu sắc, toàn diện
Sự đổi mới văn học diễn ra trên nhiều phương diện và thể loại, trong đó phải
kể đến những thay đổi lớn lao của thể tài tiểu thuyết
Nằm trong cuộc vận động đổi mới của văn học, nhà văn Tô Hoài cũng
đã có những cách tân, đổi mới trong sáng tạo nghệ thuật để thích ứng trước những biến động của thời đại Thông qua các sáng tác của mình, nhà văn đã góp phần tạo nên sự thay đổi diện mạo mới cho văn học
Sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài với những tác phẩm được nhắc đến
nhiều nhất và làm nên tên tuổi của ông là những tập Hồi ký; Tự truyện; truyện ngắn Truyện Tây Bắc; truyện dài Dế Mèn phiêu lưu ký, Quê người, Quê nhà, Đêm mưa, Xóm Giếng; tiểu thuyết Miền Tây, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, Nhớ Mai Châu, Kẻ cướp bến Bỏi, Đảo hoang, Ba người khác…
Không chỉ thành công ở thể loại truyện dài, truyện ngắn, hồi ký, mà ở thể loại tiểu thuyết, ngay từ ngày đầu cầm bút, Tô Hoài đã tạo được cho mình một phong cách riêng Tiểu thuyết của ông hấp dẫn người đọc với lời kể chuyện hóm hỉnh, tài quan sát và miêu tả, cách thể hiện nhân vật sinh động, nhân vật người kể chuyện giữ vị trí quan trọng, là nhân vật trung tâm của tác phẩm, đồng thời là nhân vật mang hình bóng của tác giả với những chi tiết có thật về cuộc đời, số phận và tính cách Các tác phẩm viết về đề tài miền núi,
đề tài Hà Nội ở mỗi chặng đường lại có những phản ánh từ các góc độ khác nhau, theo những cảm hứng khác nhau tiếp nối truyền thống văn học hiện đại phản ánh hiện thực cuộc sống Khảo sát tiểu thuyết Tô Hoài thời kỳ đổi mới, chúng tôi nhận thấy bút pháp mang đậm phong cách nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về con người, quan niệm về hiện thực, sự đổi mới về thi pháp thể loại trong quá trình vận động và phát triển của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại Mỗi tác phẩm trở thành một khám phá cho những số phận, những bí ẩn trong chiều sâu tính cách và thế giới tâm hồn của con người Chính sự cách tân đã
Trang 5tạo nên những đổi mới đáng kể trong tiểu thuyết Tô Hoài, đặc biệt ở khía cạnh nhân vật và cốt truyện
Với đề tài: Nhân vật và cốt truyện trong tiểu thuyết Tô Hoài, chúng
tôi muốn có cái nhìn đầy đủ, trọn vẹn về những đóng góp của Tô Hoài trong quá trình vận động và phát triển của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
2 Lịch sử vấn đề
Trong dòng văn học Việt Nam hiện đại, Tô Hoài được đánh giá là một cây đại thụ Ông nhận giải thưởng Hồ Chí Minh vào năm 1996 Nhà phê bình
Vương Trí Nhàn đã nhận xét: “So với các cây bút đương thời, Tô Hoài có lẽ
là nhà văn giàu chất chuyên nghiệp bậc nhất Sống đến đâu viết đến đấy Việc viết lách đối với ông là một thứ lao động hàng ngày ” [20 ; 182] Giáo sư Hà Minh Đức cho rằng: “Tô Hoài là một cây bút văn xuôi sắc sảo và đa dạng Ở mỗi chặng đường , thành tựu có thể khác nhau nhưng bao giờ Tô Hoài cũng
có một tiếng nói , một cách nhìn, một phong cách riêng độc đáo ” [20 ; 110]
Qủa thật, Tô Hoài đã miệt mài sáng tác 70 năm nay và đã cho ra đời 160 đầu sách Ông thành công ở nhiều thể loại như tiểu thuyết, truyện dài, truyện ngắn, truyện đồng thoại, kịch, hồi ký, chân dung văn học Nghiên cứu nghệ thuật văn chương Tô Hoài sẽ giúp chúng ta đánh giá được đầy đủ hơn những đóng góp của ông với nền văn học nước nhà
Tô Hoài bước vào con đường văn học khá sớm Ông cầm bút và nổi danh từ trước năm 1945 Đến nay, Tô Hoài vẫn là nhà văn viết nhiều, dẻo dai, sung sức ở các thể loại Tô Hoài đến với tiểu thuyết khá sớm, ngay từ chặng đầu sáng tác, tiểu thuyết Tô Hoài đã được giới phê bình văn học chú ý như
tiểu thuyết Quê người, in năm 1942, cùng lúc với các tập truyện ngắn O chuột, Nhà nghèo, Giăng thề, … tất cả khai thác đề tài về cuộc sống và con
người ở vùng quê ven thành của tác giả Có thể nhận ra một đặc điểm này trong hành trình viết tiểu thuyết của Tô Hoài, với cùng một đề tài, ông thường bắt đầu bằng truyện ngắn, ký rồi mới tích tụ trong các tiểu thuyết Nếu các truyện ngắn là những mảnh nhỏ của cảnh đời, những ký họa chân dung con người thì truyện dài và tiểu thuyết là cả một dòng sông cuộc đời trôi chảy của bao nhiêu sự việc, câu chuyện, đời người Nhìn đề tài, tiểu thuyết Tô Hoài có
Trang 6ba mảng lớn: về Hà Nội (chủ yếu vùng quê ven thành), về miền núi (Tây Bắc, Việt Bắc), về thời huyền sử xa xưa của đất nước (khai thác các truyền thuyết,
cổ tích) ngoài ra còn có một vài cuốn thuộc những mảng đề tài khác (Một mình kể chuyện, Ba người khác) Những ý kiến đánh giá phê bình về tiểu
thuyết của Tô Hoài được tập trung trong cuốn Tô Hoài về tác gia và tác phẩm, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2000, được tái bản nhiều lần, do Phong
Lê (giới thiệu) và Vân Thanh (tuyển chọn)
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nhà văn Tô Hoài cũng như tác
phẩm của ông Trong Tô Hoài về tác gia tác phẩm, Phong Lê đã chỉ ra chân dung: “Một Tô Hoài không lẫn với bất cứ ai, một Tô Hoài hết mình, hóm hỉnh
và thông minh Nhẹ nhõm mà có sức nặng, cứ như đùa mà thật nghiêm chỉnh Nhũn nhặn, khiêm nhường mà thật dũng cảm, chẳng biết sợ là gì…” [28 ; 41] Khi nghiên cứu về Tô Hoài, Giáo sư Phan Cự Đệ nhận xét: “Tô Hoài có một khả năng quan sát đặc biệt, rất thông minh, hóm hỉnh và tinh tế Khả năng này giúp anh thành công khi miêu tả những hiện tượng bên ngoài, dễ trực tiếp quan sát và cảm thụ; cảnh vật thiên nhiên, sinh hoạt hàng ngày, phong tục lễ nghi, thế giới loài vật, … nhưng khả năng này rõ ràng là không đủ khi nói về đời sống tâm lý bên trong, biện chứng tâm hồn, những quy luật bản chất xã hội Mặt khác, giống như một số nhà văn hiện thực phê phán chuyển mình sang phương pháp hiện thực chủ nghĩa, Tô Hoài miêu tả khá thành công các quan hệ gia đình, làng xóm, bạn bè, trai gái, …” [20 ; 98]
Năm 2006, Mai Thị Nhung cho ra đời cuốn sách Phong cách nghệ thuật Tô Hoài và bài viết Đặc điểm thế giới nhân vật Tô Hoài trên Tạp chí
Văn học Trong đó, tác giả cũng đã thu thập rất nhiều ý kiến về nghệ thuật viết văn của Tô Hoài [23 ; 8-10]
Giáo sư Hà Minh Đức trong Lời giới thiệu Tuyển tập Tô Hoài khẳng định: “Tô Hoài có một năng lực phát hiện và nắm bắt nhanh chóng thế giới khách quan” [20 ; 135 ] Trần Hữu Tá chỉ rõ năng lực đặc biệt của Tô Hoài chính là “nhãn quan phong tục đặc biệt nhạy bén sắc sảo” Nguyễn Văn Long nhấn mạnh: “Ở Tô Hoài, cảm quan hiện thực nghiêng về phía sinh hoạt và phong tục” Vương Trí Nhàn quả quyết: “Tô Hoài lõi đời, sành sỏi, con ruồi
Trang 7bay qua không lọt khỏi mắt ” [20 ; 205] Nguyễn Đăng Mạnh trong bài viết Tô Hoài với quan niệm “con người là con người”, khẳng định: “Tô Hoài quan niệm con người là con người, chỉ là con người, thế thôi” [30 ; 5] Về ngôn ngữ giọng điệu, Vân Thanh nhận định: “Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Tô Hoài thường là sinh động, cụ thể, phù hợp với cách nói, cách suy nghĩ, phù hợp với tâm lý, ngắn gọn, rất gần với khẩu ngữ của nhân dân lao động và đặc biệt rất Việt Nam ” [20 ; 452] Phan Cự Đệ cũng có cùng quan điểm như vậy:
“Tô Hoài có lối viết rất gần với truyền thống, một phong cách kể chuyện đậm
đà màu sắc dân tộc [20 ; 94] Tô Hoài đã chú ý học tập ngôn ngữ nghề nghiệp và ngôn ngữ địa phương “Trong tác phẩm của Tô Hoài, nhìn chung ngôn ngữ của quần chúng đã được nâng cao, nghệ thuật hóa Anh đã trải qua một quá trình lao động ngôn ngữ khá công phu nhất là về mặt trau dồi cú pháp và hình tượng ngôn ngữ Tô Hoài không đặt câu, tổ chức kiến trúc câu theo một kiểu sẵn có, một công thức sẵn có.” [20 ; 99] “Câu nói là bộ mặt của ý Ý không bao giờ lặp lại, cũng như cuộc sống không bao giờ trở lại giống nhau như đúc thì lời văn cũng phải như thế.” ( Sổ tay viết văn)
Bùi Hiển thấy rằng: “Văn phong Tô Hoài chủ yếu làm bằng những nét nhẹ, mảnh, nhuần nhị, tinh tế, đôi khi hơi mờ ảo nữa.” [20 ; 102]
“ Nghệ thuật kể chuyện của Tô Hoài là thế, thiên về thị giác, một thứ thị giác tinh nhạy, đầy sắc màu và ấn tượng, cảm xúc, nói rộng ra hơn nữa là thiên
về cảm giác, về cảm nhận trực quan cụ thể, về biểu hiện các sắc thái tình cảm gần gũi thầm kín.” [20 ; 104] Tô Hoài đưa hai ý niệm thời gian và không
gian vào tác phẩm của mình một cách vừa cụ thể vừa khái quát, tạo thêm chiều sâu tâm trạng cho tác phẩm bởi vì tất cả những cái đó đều xuất phát từ một tình yêu gắn bó đối với cuộc sống chiến đấu của dân tộc, sáng tác của Tô Hoài tỏa một nguồn sáng ấm áp và phảng phất lung linh nhiều sắc độ, nó là một trong những bí quyết thành công của Tô Hoài
Nguyễn Đăng Điệp cũng nhận thấy những nét tiêu biểu về lối kể
chuyện của Tô Hoài: “Viết về cái của mình, quanh mình là định hướng nghệ thuật và cũng là kênh thẩm mỹ của Tô Hoài Đúng hơn, đây là yếu tố cốt lõi làm nên quan điểm nghệ thuật của ông Nó khiến cho văn Tô Hoài có được
Trang 8phong cách, giọng điệu riêng Đó là một giọng kể nhẩn nha, hóm hỉnh và tinh quái” [29 ; 113]
Tô Hoài thành công hơn trong việc khai thác và miêu tả chân dung hơn
là tính cách nhân vật Giáo sư Phan Cự Đệ cho rằng: “Những nhân vật, những cảnh đời trong tiểu thuyết của Tô Hoài có vẻ hồn nhiên như hơi thở của sự sống, một dáng dấp dân gian khỏe mạnh, thuần phác, trữ tình thắm thiết như
ca dao đôi khi nó dừng lại ở mức tình cảm mà chưa vươn lên được ánh sáng của trí tuệ, thiếu cái kiến trúc chắc chắn đồ sộ, tầng tầng lớp lớp của khoa học và trí tuệ” (Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại)
Các ý kiến còn đi sâu khai thác, khẳng định năng lực sáng tạo của Tô Hoài về khả năng tiếp cận và nắm bắt hiện thực, về hình tượng nhân vật trong giai đoạn đổi mới, về phong cách nghệ thuật tiểu thuyết Tô Hoài Những sáng tác của Tô Hoài sau Cách mạng tháng Tám đã khẳng định được vị trí và tài năng nghệ thuật của ông trước hiện thực của cuộc đời mới
Đó là những gợi ý quan trọng để tiến tới nhận thức ngày càng rõ về đề
tài: Nhân vật và cốt truyện trong tiểu thuyết Tô Hoài
3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Mục đích: Đề tài nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết, qua đó đi sâu khám phá giá trị nghệ thuật độc đáo trong tiểu thuyết của Tô Hoài ở hai mặt nhân vật và cốt truyện
- Đối tượng nghiên cứu: Đặc điểm nhân vật và cốt truyện trong tiểu thuyết Tô Hoài
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung đi sâu vào bốn cuốn tiểu thuyết: Đảo hoang, Miền Tây, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, Ba người khác
4 Phương pháp nghiên cứu
Trang 95 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn gồm có ba chương:
Chương 1 Tiểu thuyết Tô Hoài trong dòng tiểu thuyết Việt Nam hiện đại Chương 2 Nhân vật trong tiểu thuyết của Tô Hoài
Chương 3 Cốt truyện trong tiểu thuyết của Tô Hoài
Trang 10Chương 1 TIỂU THUYẾT TÔ HOÀI TRONG DÒNG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
1.1 Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại và sáng tác của Tô Hoài
1.1.1 Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
Với một nền văn học hiện đại, tiểu thuyết luôn được coi là thể loại biểu hiện tập trung nhất trình độ tư duy văn học, nơi kết tinh quan trọng nhất thành tựu của một thời đại văn học Qúa trình đổi mới văn chương ở nước ta diễn ra
đã hơn hai thập kỷ với rất nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn cần được lý giải, đánh giá mà dư luận chung thì còn rất phức tạp Đề tài này góp phần nắm bắt
sự vận động của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại qua một số khuynh hướng đáng chú ý Thông qua việc nhận diện, mô tả những khuynh hướng đó, chỉ ra
sự biến đổi trong tư duy thể loại, lý giải những thể nghiệm, cách tân, ghi nhận thành tựu bước đầu của nỗ lực đổi mới tiểu thuyết, góp phần cập nhật đời sống văn chương đương đại Do lượng xuất bản hàng năm rất lớn nên việc khảo sát tập trung vào những tác phẩm có chất lượng, có dư luận hoặc chứa đựng một quan niệm thể loại độc đáo Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại được coi
là chiếc “máy cái” trong nền văn học hiện đại, thành tựu và những quy luật vận động của tiểu thuyết có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nghiên cứu văn học sử
Ở nước ta, tiểu thuyết chỉ thực sự được khẳng định nhờ tài năng của các cây bút Tự lực văn đoàn và các nhà văn hiện thực giai đoạn 1930 – 1945 Trên những kinh nghiệm khá phong phú nhưng ít nhiều còn mới mẻ đó, tiểu thuyết Việt Nam sau 1945 tự điều chỉnh hướng đi để trở thành một vũ khí đa dạng trước yêu cầu phục vụ kháng chiến và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Các tác phẩm mang tinh thần sử thi trở thành dạng thức tiểu thuyết điển hình trong giai đoạn hai cuộc kháng chiến vệ quốc Mỗi mô hình, dạng thức nghệ thuật mang trong nó một quan niệm thẩm mỹ riêng chi phối đến những đặc trưng cơ bản về bút pháp
Trang 11Tiểu thuyết Việt Nam từ 1945 – 1975 đã đạt được những thành tựu xuất sắc về giá trị nội dung tư tưởng, đã có đóng góp lớn lao cho công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, giải phóng đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội Mười năm cuối cùng của giai đoạn 1965-1975 có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì trong mười năm ấy đã xuất hiện hàng loạt tiểu thuyết thuộc loại tầm
cỡ nhất của cả giai đoạn văn học – những tác phẩm vừa có cấu trúc thể loại hoàn kết nhất của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, vừa là đỉnh cao của lịch sử phát triển tiểu thuyết Việt Nam đến thời điểm này Các tác giả tiểu thuyết Việt Nam hiện đại trải qua một hành trình sáng tạo bền bỉ đã đạt tới độ chín trong nghệ thuật tiểu thuyết: mười năm cuối cùng (1965 - 1975) còn có tính bản lề khép lại một giai đoạn văn học mang những đặc trưng riêng của thời đại chiến tranh cách mạng với mô hình sử thi hóa, chuẩn bị tiền đề cho bước chuyển giao để đi tới một thời đại văn học mới
Nếu so sánh với tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, thì tiểu thuyết 1945 – 1975 đã có sự đổi mới sâu sắc về nội dung thể tài và các nguyên tắc xây dựng hình thức thể loại Một cấu trúc thể loại mới mẻ chưa từng có trong lịch sử phát triển tiểu thuyết Việt Nam đã ra đời với đặc trưng của loại hình tiểu thuyết sử thi
Một loại hình cấu trúc thể loại được hình thành từ yêu cầu thời đại để đáp ứng những nhiệm vụ nặng nề mà vinh quang do yêu cầu chính trị, yêu cầu lịch sử giao phó Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn này đã hoàn thành sứ mạng lịch sử của nó Nhưng do sự chi phối tuyệt đối của nhiệm vụ chính trị
do yêu cầu cổ vũ động viên kịp thời công cuộc kháng chiến kiến quốc, nhà văn, bạn đọc và giới nghiên cứu phê bình văn học đều đặt tiểu thuyết trước một hệ quy chiếu đậm tính chất xã hội học Các bài phê bình văn học, các công trình nghiên cứu văn học thời kỳ này chủ yếu khai thác giá trị nội dung
tư tưởng của tác phẩm với ba yêu cầu nặng về chính trị: Có phản ánh chân thực và kịp thời cái hiện thực vĩ đại đã có sẵn không? Có thực hiện tốt chức năng giáo dục đối với quần chúng nhân dân? Có nêu cao yêu cầu tính Đảng khi tái hiện bức tranh lịch sử xã hội không? Có thể nói trong quá trình vận động và đổi mới, tiểu thuyết đã trải qua “những bước thăng trầm” So với
Trang 12những loại hình văn xuôi khác, tiểu thuyết với những thành tựu và hạn chế của nó luôn là vấn đề “nóng” lôi cuốn sự quan tâm và kích thích cảm hứng
“đối thoại” của cả giới sáng tác, lý luận, phê bình và công chúng trên diễn đàn văn học Việt Nam những năm đổi mới Không ít lần đã xuất hiện các ý kiến
tỏ ra băn khoăn, lo lắng cho sự dẫm chân tại chỗ hoặc đang mầy mò của tiểu thuyết mà thực chất là sự mong muốn có những tác phẩm hay, những tác phẩm đạt chất lượng nghệ thuật, mang tính nhân loại Gần đây nhất, câu hỏi
Tiểu thuyết Việt Nam đang ở đâu? đã ít nhiều thu hút sự chú ý của dư luận đối
với thực trạng tiểu thuyết, đồng thời thể hiện mối quan tâm của công chúng đến sự đổi mới tư duy tiểu thuyết, đến sự cách tân về nội dung cũng như hình thức thể loại, sao cho tiểu thuyết không chỉ được đón nhận ở trong nước mà còn được giới thiệu ra nước ngoài, hòa nhập vào quỹ đạo của văn chương thế giới
Do đó, trong rất nhiều bài viết về tiểu thuyết thời kỳ này, những nghiên cứu và đánh giá về cấu trúc thể loại tiểu thuyết trong tính loại hình của nó thật
là ít ỏi Ngay cả những bài viết tìm hiểu lý thuyết về thể loại tiểu thuyết 1945 – 1975 cũng chỉ tập trung vào phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc điển hình hóa, vấn đề nguyên mẫu và nhân vật Sau năm
1975 và đặc biệt từ khởi điểm đổi mới 1986, một số bài phê bình văn học và công trình nghiên cứu đã tập trung và khảo sát thi pháp tiểu thuyết 1945 –
1975 ở những bình diện mang tính cục bộ: quan niệm nghệ thuật, hình tượng con người, kết cấu, xung đột Nhưng các công trình ấy vẫn chưa đi đến một cái nhìn tổng thể về cấu trúc thể loại của tiểu thuyết giai đoạn này Những vấn
đề được nghiên cứu hoặc tách rời khỏi hệ thống của nó hoặc mới chỉ dừng lại
ở nhận định khái quát mà chưa được chứng minh thật thấu triệt
Tiểu thuyết từ sau 1975 đến nay không cắt lìa truyền thống nhưng đã có
ý thức làm mới, làm giàu, làm khác truyền thống đã và đang trở thành khát
vọng, nhu cầu mạnh mẽ của hầu hết người viết Tuy vẫn có nhiều lời phàn nàn, nhiều cái nhìn hoài nghi nhưng không thể phủ nhận được rằng những nỗ lực đổi mới tiểu thuyết hơn ba thập kỷ qua đã tạo ra không ít tác phẩm có giá trị, bên cạnh sự đông đúc của đội ngũ tác giả, sự dồi dào về số lượng tác phẩm
Trang 13là sự đa dạng về bút pháp, sự phong phú về đề tài, chủ đề Áp lực cạnh tranh
từ các phương tiện giải trí – truyền thông, lối sống và nhịp độ sống của thời đại kỹ trị, vừa là yếu tố kích thích vừa là một nguy cơ làm hao mòn tình yêu văn chương Người viết bây giờ buộc phải đối diện với đòi hỏi nghiệt ngã:
“Mỗi nhà tiểu thuyết, mỗi cuốn tiểu thuyết phải sáng tạo ra một hình thức riêng Không tôn trọng những hình thức bất biến, mỗi cuốn sách mới cần xây dựng cho mình những quy luật vận động đồng thời sản sinh ra sự diệt vong của chúng” (Dẫn theo Lê Phương Tuyết – Alain Robbe Grillet và sự đổi mới tiểu thuyết, Tạp chí Văn học số 3 – 1999)
Trong sự vận hành chung của thể loại, nhìn lại những năm tiền đổi mới tiểu thuyết của Việt Nam sau 1975 bắt đầu khá sớm nhưng thầm lặng với
những tín hiệu có tính dự báo trong Miền cháy (1977), Lửa từ những ngôi nhà (1977) của Nguyễn Minh Châu, Cha và Con và … (1979) của Nguyễn Khải, Đất trắng (Tập I - 1979) của Nguyễn Trọng Oánh, Năm 1975 họ đã sống như thế (1979) của Nguyễn Trí Huân, Trong cơn gió lốc (1980) của
Khuất Quang Thụy… Những tác phẩm này cho thấy ý thức khắc phục cái nhìn lý tưởng hóa một chiều về hiện thực, những khởi động ngõ hầu đưa tới
sự đổi mới triệt để và quyết liệt hơn trong cách nhìn hiện thực và thi pháp thể
loại Nếu nói theo Nguyễn Minh Châu thì cái “lớp men trữ tình hơi dày ” mà
các nhà văn thường “tráng lên” hiện thực đang được cố gắng gột tẩy Thực tiễn văn học thời kỳ đổi mới đã theo sự chi phối chung của quy luật thời bình, nghiêng về thể tài thế sự, đời tư Vào thời điểm 1986 và những năm tiếp theo, trong cao trào đổi mới, tiểu thuyết đã thực sự bộc lộ ưu thế của mình trên con đường dân chủ hóa nội dung nghệ thuật Với xu hướng nhìn thẳng vào sự thật, các nhà tiểu thuyết đã dấn thân vào hiện thực ở thời hiện tại, đang hình thành, chưa ổn định; ở chính tiêu điểm của đời sống Trong tác phẩm của họ ý thức
“lột trần mặt nhau, lột trần mặt mình, lột trần mặt đời” và cao hơn là “bóc trần thế giới”, đồng thời với ý thức hướng tới “chất lượng cuộc sống”, sống sao cho đúng với cuộc sống của con người đã thẩm thấu các tầng ngữ nghĩa, mang đậm tính nhân văn
Trang 14Một cái nhìn khái quát về đội ngũ các tiểu thuyết gia và tác phẩm của
họ trong không khí phóng khoáng, cởi mở của đời sống văn học cho thấy tiểu thuyết đã vận hành trong cơ chế vận động và đổi mới của văn xuôi đương đại Những người cầm bút trong nước cũng như đang sống ở bên ngoài bằng các tác phẩm của mình đã ít nhiều chứng minh được tiềm năng sáng tạo cùng với
nỗ lực đổi mới và hiện đại hóa ngòi bút của chính họ Điều đáng nói ở đây là trong bối cảnh gợi lên cái “thời của tiểu thuyết”, độc giả đã trở lại với văn hóa đọc Một văn hóa đọc đã được nâng cấp, được lựa chọn không bị áp đặt bởi chủ nghĩa đề tài hoặc một phương pháp sáng tác duy nhất Trong cái “thời của tiểu thuyết” hôm nay, người đọc đã có hứng thú đi tìm những cuốn sách hay, những cuốn sách trở về với chức năng thẩm mỹ và giải trí, tôn trọng vai trò của người đọc, khêu gợi ở họ những suy ngẫm, liên tưởng và đồng sáng tạo Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới đã đứng trước nhu cầu đổi mới tư duy tiểu thuyết Điều này chứng tỏ sự nghiêm khắc trong sáng tạo và tâm huyết với thể loại của các tiểu thuyết gia đương đại Trên phương diện đề tài, tiểu thuyết thời kỳ đổi mới đã tiếp cận và khai thác sâu hơn vào cái hiện thực hàng ngày, cái đời thường của đời sống cá nhân Các nhà tiểu thuyết đã nhìn thẳng vào những “mảnh vỡ”, những bi kịch nhân sinh, mổ xẻ, phơi bày nó bằng cái nhìn trung thực, táo bạo Các đề tài truyền thống hay hiện đại đều được đưa vào trường nhìn mới, hướng tới những gấp khúc trong đường đời và thân phận con người, thấm đẫm cảm hứng nhân văn Nhìn từ góc độ thể loại, trong những năm đổi mới, tiểu thuyết đã có những tìm tòi, cách tân thể hiện ở một
số phương diện: cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ
Trong cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm cũng như những yếu tố khác, cốt truyện đã trải qua những chặng đường khác nhau trong tiến trình văn học Nghiên cứu sự vận động của cốt truyện sẽ góp phần lý giải sự chuyển đổi của tiểu thuyết thời kỳ đổi mới Tuy nhiên trong mỗi giai đoạn lịch sử, trong mỗi trào lưu, khuynh hướng, hoặc trong thi pháp sáng tạo của nhà văn, vai trò của cốt truyện trong tiểu thuyết nói riêng và thể tự sự nói chung có những cách thể hiện khác nhau Trong một số tiểu thuyết trước đây, người ta có thể kể lại cốt truyện, chỉ chú ý đến cốt truyện mà ít để ý đến cách viết của nhà văn
Trang 15Theo các tiểu thuyết gia của trào lưu tiểu thuyết mới (Pháp) thì càng ngày vai
trò của cốt truyện càng giảm: “cái làm nên sức mạnh cho tiểu thuyết gia chính
là ở chỗ anh ta sáng tạo, anh ta hoàn toàn tự do sáng tạo, không có mô hình mẫu” [18 ; 41]
Thực chất trong tác phẩm tự sự, cốt truyện là sợi dây liên kết các mối quan hệ của nhân vật, tổ chức, sắp xếp các sự việc diễn ra trong đó, bộc lộ chủ đề tư tưởng của tác phẩm
Ở giai đoạn văn học 1930-1945, cốt truyện đóng vai trò đáng kể trong
tiểu thuyết Các tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan tiêu biểu cho loại tiểu thuyết có
cốt truyện rõ ràng, với những xung đột căng thẳng, diễn biến hành động tuần
tự theo thi pháp truyền thống Đến tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao đã
vượt ra ngoài khuôn khổ, không có tình huống, sự kiện gì đặc biệt mà chỉ là một chuỗi tâm trạng và suy nghĩ của nhân vật Nam Cao là một trong những nhà văn đương thời có sự cách tân thể loại với dạng cốt truyện tâm lý
Ở giai đoạn cách mạng và kháng chiến 1945-1975, tiểu thuyết bội thu vào thời điểm những năm 60 và những năm chống Mỹ Ở đây, cốt truyện là phương tiện thể hiện cuộc sống và tính cách con người, ít nhiều đã chịu “áp lực sử thi” Để phản ánh những vấn đề lớn lao của lịch sử và dân tộc, cốt truyện tiểu thuyết thường dựa trên hai tuyến đối lập địch – ta, tốt – xấu, cảm hứng chủ đạo là ngợi ca, khẳng định Cốt truyện chủ yếu dựa trên mô thức trần thuật của “đại tự sự” Trong tác phẩm văn học không phải cốt truyện nào cũng chứa đựng những tình huống gay cấn với những xung đột gay gắt mà có những câu chuyện về những cái bình thường, nhỏ nhặt, gây cảm giác như là không có chuyện Trong thời kỳ đổi mới, thực tiễn văn học đã theo sự chi phối chung của quy luật thời bình, nghiêng về đề tài, thế sự, đời tư Chính những bước ngoặt của trạng thái tâm linh, những xung đột cá nhân đã trở thành yếu tố thúc đẩy sự hình thành cốt truyện tiểu thuyết đa dạng hơn trong nội dung phản ánh, phong phú hơn trong hình thức diễn đạt, tự do hơn ở cách thức dựng truyện Bên cạnh những cốt truyện rõ ràng, mạch lạc, có mở đầu,
có kết thúc, cũng có những tiểu thuyết là những cốt truyện dựa trên thi pháp
Trang 16hiện đại Cốt truyện đã vận động thay đổi trong sự phát triển của thể loại Về đoạn kết của tiểu thuyết, có mô hình kết thúc có hậu, các vấn đề được giải quyết một cách hoàn tất, trọn vẹn Có đoạn kết với kiểu kết thúc bỏ ngỏ, không hoàn kết Tất cả các dạng thức trên đều nhằm phân tích, lý giải những vấn đề phức tạp và bí ẩn của con người, cuộc sống đương đại Cốt truyện tiểu thuyết từ những năm đổi mới đến nay, một mặt vẫn kế thừa và phát triển những đặc trưng của cốt truyện truyền thống, một mặt khác đã tiếp cận với tiểu thuyết hiện đại thế giới Nghệ thuật đồng hiện, kỹ thuật độc thoại nội tâm, dòng ý thức, lắp ghép, sử dụng huyền thoại, nghệ thuật gián cách, đa giọng điệu là những vấn đề còn mới mẻ trong văn xuôi Việt Nam đã được tiểu thuyết vận dụng, biến hóa một cách linh hoạt và uyển chuyển trên tinh thần dân tộc hiện đại Trong đội ngũ những người viết tiểu thuyết có không ít tác giả đã cố gắng đổi mới tư duy tiểu thuyết, tìm một hướng đi mới trong sáng tạo thể loại: Ma Văn Kháng, Lê Văn Thảo, Nguyễn Trí Huân, Tô Hoài, Nguyễn Xuân Khánh, Bảo Ninh, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà, Hồ Anh Thái, … Những cây bút kể trên đã cố gắng cách tân trong sáng tạo với những tiểu thuyết có cốt truyện lỏng lẻo, mơ hồ, co giãn, khó tóm tắt, khó kể lại Có thể nói đến sự tan rã của cốt truyện trong tác phẩm tự sự Cấu trúc tác phẩm được lắp ghép, chắp nối từ những mảnh vụn của hiện thực
Tiểu thuyết không tạo ra những tình huống kịch hoặc lối kể chuyện có trước, có sau Các yếu tố sự kiện, tình tiết, nhân vật được triển khai theo mạch vận động của cảm xúc, suy nghĩ Tiểu thuyết vừa là tiếng nói của ý thức, vừa
là tiếng nói của tiềm thức, của giấc mơ, thể hiện cái hiện tại đang vận động, biến chuyển, không khép kín Ý thức cách tân nghệ thuật, đổi mới tư duy tiểu thuyết là nỗ lực sáng tạo đáng kể của các cây bút văn xuôi nhằm biểu đạt tâm hồn con người thời đại
Trong các tiểu thuyết Chim én bay, Ăn mày dĩ vãng, Cuộc đời dài lắm, Một ngày và một đời, Ngày hoàng đạo, các cây bút đã sử dụng thủ pháp đồng
hiện trong cấu trúc tác phẩm Ở đó, quá khứ và hiện tại là cốt truyện của tiểu
thuyết Với Một ngày và một đời, Lê Văn Thảo đã tái tạo ký ức, làm sống dậy
cuộc đời một nữ chiến sĩ biệt động vô danh bằng cách lắp ghép những mảnh
Trang 17vụn của quá khứ qua lời kể, trí nhớ của các nhân vật, với sự di chuyển các
điểm nhìn trần thuật khá mới mẻ và độc đáo Trong Chim én bay của Nguyễn
Trí Huân, quá khứ đậm nhạt luôn luôn có mặt trong hiện tại, thời gian luôn luôn chuyển động, thay đổi theo dòng hồi ức tạo điều kiện cho nhà văn đi sâu
vào diễn biến tâm lý phong phú và phức tạp của nhân vật Với Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã xây dựng tác phẩm theo dòng tâm trạng nhân vật,
bao gồm cả ý thức lẫn vô thức sáng tạo, dựa trên trực giác, linh cảm để ngòi bút phiêu lưu trong thế giới tâm linh của con người
Xu hướng lắp ghép liên văn bản là một trong những yếu tố không thể không kể đến của thi pháp cốt truyện tiểu thuyết hiện đại Tiểu thuyết được viết một cách tự nhiên, không bị ràng buộc bởi thi pháp truyền thống Tiểu thuyết hình thành bằng cách lắp ghép, tạo dựng các mảnh cốt truyện, các mảnh tâm trạng không theo trình tự thời gian mà ngổn ngang, đảo ngược theo
ý đồ của các tác giả, tạo ra “truyện trong truyện” Những tình huống, cảnh ngộ, biến cố như không quan hệ, liên đới được xích lại gần nhau Cùng với sự lắp ghép đó là sự di chuyển các điểm nhìn, là tư duy nghệ thuật trong sự qui ước vừa chặt chẽ, vừa co giãn của cấu trúc thể loại Sự thâm nhập các thể loại khác vào tiểu thuyết cũng là một nhân tố làm co giãn cốt truyện Tiểu thuyết
có thể chứa trong chính nó: nhật ký, chuyện kể, thơ, thư từ, “tham luận khoa học”… huyền thoại, điển tích, cổ tích Những hình thức văn bản trong văn bản góp phần tạo thành những tiếng nói khác nhau trong tiểu thuyết, nới rộng cấu trúc thể loại, mở rộng trường nhìn
Như vậy cốt truyện trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại không biến mất
mà co giãn theo cấu trúc của từng tác phẩm cụ thể, mỗi chủ thể nhà văn có thể sáng tạo ra nó bằng nhiều cách thức, kiểu dạng mà mục đích cuối cùng là thể hiện ý đồ nghệ thuật một cách có hiệu quả Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người Tiểu thuyết ngoài khả năng tái hiện bức tranh toàn cảnh của đời sống xã hội còn có khả năng đi sâu khám phá số phận con người Quan niệm nghệ thuật về con người là yếu tố chi phối các yếu tố khác của nghệ thuật thể hiện, gắn với đời sống văn học của mỗi một giai đoạn lịch sử Văn học thời đổi mới là giai đoạn chuyển biến từ tư
Trang 18duy sử thi sang tư duy tiểu thuyết, từ cảm hứng lịch sử dân tộc sang cảm hứng thế sự đời tư Tiểu thuyết đã phát huy được khả năng tiếp cận và phản ánh hiện thực, con người trong giai đoạn mới một cách nhanh nhạy và sắc bén
Trong giai đoạn đổi mới, vấn đề con người cá thể được đặt ra một cách bức xúc, mạnh mẽ trong cảm hứng sáng tạo của các nhà văn Song con người
cá thể trong văn học hiện nay không phải là con người của chủ nghĩa cá nhân, của cái tôi cực đoan, phủ nhận mọi nền tảng đạo đức đã được thiết lập, không chịu sự tác động của xã hội Mà ở đây số phận cá nhân được giải quyết thỏa đáng trong mối liên hệ mật thiết với cộng đồng, xã hội Đằng sau mỗi cá thể
là những vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh của thời đại, có sự giao nhịp phức
điệu giữa con người cá thể và nhân loại: Cõi người rung chuông tận thế, Trong sương hồng hiện ra của Hồ Anh Thái, Chinatown, Pari 11 tháng 8 của Thuận, Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương, Nỗi buồn chiến tranh
của Bảo Ninh Các tác giả tiểu thuyết đã nhìn nhận con người như một cá thể bình thường trong môi trường đời sống bình thường Nhân vật trong tiểu
thuyết là những con người với trăm ngàn mảnh đời khác nhau “đầy những vết
dập xóa trên thân thể trong tâm hồn”: Cơn giông của Lê Văn Thảo, Cánh đồng lưu lạc của Hoàng Đình Quang, Tấm ván phóng dao của Mạc Can, Dòng sông Mía của Đào Thắng
Có thể nói, tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay đã dần dần khẳng định được vị trí riêng của mình trên con đường hiện đại hóa văn học nước nhà Nhiều cây bút, nhiều phong cách mới lạ Những tác phẩm văn chương không dừng ở nói chuyện đạo lý, lịch sử mang trong mình hơi thở của cuộc sống Những câu văn hết sức linh hoạt, giống như lời ăn tiếng nói của nhân dân không bị gò bó như những câu văn biền ngẫu trong thời trung đại Nhân vật và chi tiết trong tác phẩm cũng đời thường không khuôn sáo, ước lệ như trước Đặc biệt các nhà văn bộc lộ cái tôi của mình một cách độc đáo rõ nét Vì vậy, mỗi tác phẩm là một cá tính sáng tạo riêng, một cách cảm nhận riêng về cuộc sống Trong số những tác giả viết tiểu thuyết có tên tuổi trong thời kỳ này, Tô Hoài được coi là một cây bút xuất sắc, đóng góp không nhỏ cho sự thành công của tiểu thuyết nước nhà
Trang 191.1.2 Sáng tác của Tô Hoài
Không phải ngay từ đầu Tô Hoài đã chiếm lĩnh được chủ nghĩa hiện thực Sau những năm tháng trôi giạt, cuối cùng Tô Hoài vẫn giữ vững được vị trí một ngòi bút của chủ nghĩa hiện thực Văn hóa Cứu quốc chính là một mặt trận yêu nước của những người làm văn hóa, thống nhất về chính trị, nhưng quan điểm nghệ thuật còn khác nhau, có khuynh hướng lãng mạn tiến bộ, hiện thực phê phán và hiện thực xã hội chủ nghĩa Ở Tô Hoài hội nhập được nhiều tính cách ngỡ như trái ngược , sắc sảo , dí dỏm nhưng lại điềm tĩnh , ít nói,
viết về các con vâ ̣t : dế, chuô ̣t, chim, mèo, cá, gấu, …được go ̣i là truyê ̣n loài
vâ ̣t Truyê ̣n loài vâ ̣t của Tô Hoài là mô ̣t cống hiến đô ̣c đáo vào văn ho ̣c hiê ̣n
đa ̣i nói chung và văn ho ̣c dành cho thiếu nhi nói riêng Tô Hoài có mảng sách viết về vùng Tây Bắc Mảng sách này của ông làm thay đổi diện mạo của đề
tài về miền núi trong văn học hiện đại Truyê ̣n Tây Bắc nằm trong số những
cuốn sách hay về vùng Tây Bắc
Truyện Tây Bắc đã kế thừa được những truyền thống tốt đẹp của văn
học các dân tộc Tô Hoài đã nghiên cứu lịch sử, phong tục tập quán các dân tộc miền núi, những dân ca trữ tình của người H’mông, người Mường, những
truyện cổ tích Cô tóc thơm, Giời thấp giời cao, những truyền thuyết về con
rúi, con chim kỳ, những tục lệ “cướp vợ” múa xòe ngày tết … những mô típ trong các truyện cổ dân gian đã được sử dụng, cải biên, mang nội dung hiện
thực mới Truyện Tây Bắc của Tô Hoài, Đôi mắt của Nam Cao cũng chứng
minh nền văn xuôi hiện thực xã hội chủ nghĩa của chúng ta trong bước đầu hình thành, đã tiếp thu được những thành tựu tiến bộ của nền văn học hiện
thực phê phán Từ sau Truyện Tây Bắc, Tô Hoài tiếp tục đi sâu hơn vào đề tài
miền núi và ghi được những thành tựu mới trong quá trình chiếm lĩnh phương
pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa Tiểu thuyết Miền Tây, Trở lại cao nguyên Đồng Văn, Nhật ký vùng cao, Những làng Dao trên Viễn Sơn (ký
sự) là những tác phẩm viết về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở vùng
cao Miền Tây là một cuốn tiểu thuyết vừa giàu chất ký sự, vừa giàu chất thơ Miền Tây quy mô hơn Truyện Tây Bắc, nhưng ta có cảm tưởng đây là một
Trang 20bài thơ đẹp hơn là một cuốn tiểu thuyết được viết bằng phong cách hiện thực tỉnh táo, đi sâu vào những mâu thuẫn gay gắt, phức tạp của đời sống Đặc điểm của phong cách Tô Hoài là bao giờ cũng cố gắng gắn liền bút pháp hiện thực với màu sắc lãng mạn trữ tình thơ mộng Cái thiên nhiên miền núi có thể
chỉ hằn lên những đường nét dữ dội khi: “đàn ngựa thồ hàng đi kéo dài qua những vùng vàng rượi cỏ tranh, mỗi ngày đi mỗi thấy như người ngựa cứ xoay tròn trên lưng trời, cả ngày trông xuống vẫn chỉ thấy đỏ ối độc một vệt dốc lầy lội vượt hôm trước Không một tiếng người Chỉ nghe vó ngựa và tiếng roi quất dứ qua quãng kẹt hai bên núi dựng, tiếng gió gào quẩn rồi thúc trên đầu sóng cỏ tranh, xô lên, lấp hết cả người, cả đoàn ngựa
Đôi khi, mặt trời buổi chiều tưởng đã chìm hẳn lại rầu rĩ nhô ra, làm cho các mỏm núi trên cao và đến cả các khe suối xa bỗng nhiên nhuộm thêm chút nắng úa xuộm
Cái dốc núi càng rét khiếp, càng vắng, càng chơ vơ Bóng tối trĩu xẫm từng quãng, nhanh và dữ dội Các đỉnh núi đương vàng rực, bỗng xanh rợn Những ngọn gió chồm lên rồi chết đứng từng đợt ngang giữa các triền đồi tranh mênh mông lặng im Những dòng suối chảy ra lưng trời, chảy ngang người ngang ngựa …” [2 ; 14-15 ] Nghe phảng phất đâu đây cái hơi Thục đạo nan trong thơ Đường (Tô Hoài cho rằng lối miêu tả thiên nhiên có tính
chất tượng trưng, ước lệ, ít cá thể hóa ở thơ Đường là lối miêu tả mang tính độc đáo của phương Đông) Dưới con mắt của Tô Hoài, thiên nhiên Tây Bắc vừa dữ dội, lại vừa thơ mộng Đó là những đêm trăng ở vùng núi cao Phìn-sa:
“ Những đêm đầu mùa hè, mây dày từng mớ, từng lớp vàng đẫm ánh trăng ủ khắp trên những cánh rừng tít tắp, những thung lũng làng mạc xa lạ, những cánh đồng rải rác đâu trong hóc núi không ai biết.” [2 ; 100] Dưới ngòi bút
lãng mạn trữ tình kết hợp với bút pháp hiện thực, thiên nhiên Tây Bắc vừa thơ mộng, vừa dữ dội hiện ra thật sinh động trước mắt người đọc Đó cũng là những đêm tình mùa xuân trai gái H’mông thổi sáo gọi bạn đi chơi trong
rừng: “Những cảnh sắc rực rỡ ngày giáp Tết trong các làng H’mông với những chiếc váy hoa phơi trên mỏm đá, xòe như con bướm sặc sỡ những hoa thuốc phiện vừa nở trắng lại đổi ra màu đỏ au, đỏ thậm rồi sang màu tím
Trang 21nhạt man mát…” [1 ; 26] Không phải trong bất tác phẩm nào của Tô Hoài
cũng có sự hài hòa giữa bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn Ở Miền Tây, có lúc màn sương thơ mộng đã làm mờ đi những đường nét gân guốc,
góc cạnh của hiện thực Tô Hoài có cái xông xáo, nhanh nhạy của một nhà báo, ông là tác giả của nhiều tập phóng sự và ký sự Nhờ vốn sống lâu năm ở vùng cao và khả năng quan sát tinh tế nên Tô Hoài đã đưa được vào tác phẩm những sự kiện, những chi tiết vừa chính xác, vừa tươi nguyên sự sống, làm cho những cảnh mà ông mô tả sinh động hẳn lên, hiện ra lồ lộ như trên màn ảnh Tất nhiên, không phải bất cứ nhà văn nào cũng có thể dễ dàng tạo ra được sức mạnh của những chi tiết cụ thể về đời sống Nhưng sức mạnh của tiểu thuyết không chỉ là vấn đề dựng cảnh hay quan sát thế giới bên ngoài mà một trong những vấn đề quan trọng bậc nhất là việc xây dựng những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình, việc đi sâu vào thế giới bên trong của
nhân vật Trong Miền Tây, nhà văn Tô Hoài đã dựng được một số nhân vật có
những nét điển hình nhất định (bà Giàng Súa, Thào Nhìa, Thào Khay, Nghiã…) Trong những nhân vật đó, bà Giàng Súa ít nhiều đã có tính cách riêng, đời sống riêng Nhìn chung, các nhân vật chính diện tuy đẹp nhưng còn đơn giản và mờ nhạt Nếu như tác giả nghiên cứu sâu sắc hơn đời sống tâm lý bên trong của người nông dân miền núi, tập trung vào việc xây dựng những tính cách sinh động và có tầm khái quát cao thì chắc chắn cuốn tiểu thuyết sẽ
để lại những ấn tượng sâu sắc hơn nữa trong lòng người đọc
Những tác phẩm của Tô Hoài viết về đề tài miền núi có thể chia làm hai loại Một loại viết về những vấn đề nói chung (chính trị, xã hội) trong
phong trào cách mạng dân tộc dân chủ và xã hội chủ nghĩa như: Truyện Tây Bắc, Miền Tây, … loại thứ hai viết truyện về người thật việc thật, về các anh
hùng tiêu biểu của miền núi như Hoàng Văn Thụ (dân tộc Tày), Kim Đồng (dân tộc Nùng), Vừ A Dính, Giàng A Thào (dân tộc H’mông) Trong những
tác phẩm này, tiểu thuyết Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (1971) thành công hơn
cả Tác phẩm viết về cuộc đời của một chiến sĩ cộng sản ưu tú trong khoảng thời gian từ 1927 đến 1935 Trong cuốn truyện viết về người thật việc thật này, Tô Hoài đã tôn trọng đến mức tối đa tính chính xác lịch sử của các nhân
Trang 22vật và sự kiện Ông đọc các hồi ký, nghiên cứu lịch sử Đảng của vùng Cao – Bắc – Lạng, về làng Hoàng Văn Thụ, ra ở nhà Mã Hợp, lên Thất Khê, lấy tài liệu và viết ngay tại địa phương Hầu hết các chi tiết về cuộc đời Hoàng Văn Thụ, Mã Hợp (chuyện gặp Mảy ở Khâu Bay, cảnh bán thuốc cao Sơn Đông trên đường từ Vũ Hán về Long Châu, cành bồ quân trên chiếc xe ngựa của
Mã Hợp từ Lũng Nghìu đi Long Châu …) đều là những chi tiết chân thực
Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ giúp cho thanh niên hiểu được sâu sắc xã hội
cũ, từ đó thấy hết niềm tự hào vui sướng của một con người được sống tự do, hạnh phúc dưới chế độ xã hội chủ nghĩa; nhưng chủ yếu là tác giả đã làm cho
họ thấm thía con đường gian khổ đi tìm lý tưởng, tìm cách mạng của thế hệ cha anh trước 1930 Hoàng Văn Thụ sẵn sàng hy sinh gian khổ, làm tất cả mọi nghề (đi lính, thợ máy, thợ chữa súng, cắt tóc, múa võ, bán cao, vác củi, vắt bún, … ) để có điều kiện gần gũi quần chúng, nhưng chủ yếu là để kiếm sống Lớp thanh niên như Thụ, Chi phải chọn một con đường giữa những con đường đi của lớp trước (Đặng Tử Mẫn, Phan Bội Châu cách mạng và thậm chí cả Nguyễn Hải Thần nhụt chí, sa đọa) rồi cuối cùng mới tìm được con đường đúng đắn, theo chí hướng của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Lê Hồng Phong Tô Hoài đã làm nổi bật lên vẻ đẹp của người thanh niên say mê lý tưởng tập trung hết cả nghị lực, ý chí để tìm ra lý tưởng Trong tiểu thuyết
Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, nhiều nhân vật được phác họa bằng những nét bút
thật sắc sảo (Chính Hiền, Sảo Kinh), trong đó Mã Hợp, tuy là nhân vật phụ nhưng lại có tính cách sinh động hơn cả Do những tài liệu về nhân vật chính quá ít ỏi, do tác giả quá lệ thuộc vào tính chính xác lịch sử, nên hình tượng Hoàng Văn Thụ còn có phần mờ nhạt, chưa được triển khai trong nhiều quan
hệ và bình diện khác nhau, chưa đi sâu vào thế giới nội tâm nhất là quá trình giác ngộ lý tưởng, sự bừng tỉnh trí tuệ của một học sinh người Tày yêu nước
ở trường Kỳ Lừa xuất dương đi tìm cách mạng
Những thành tựu chủ yếu của Tô Hoài trong quá trình chiếm lĩnh phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa tập trung vào đề tài miền núi Trong phạm vi đề tài này, ông cũng viết được nhiều truyện thiếu nhi có giá trị như:
Kim Đồng, Vừ A Dính Sau những truyện và tiểu thuyết về miền núi thì
Trang 23những tác phẩm viết cho thiếu nhi có vị trí rất quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác văn học của Tô Hoài Mặt khác, Tô Hoài đã phát huy cao độ khả năng tưởng tượng và hư cấu nghệ thuật của người viết tiểu thuyết
Không phải ngẫu nhiên Tô Hoài có nhiều thành công khi viết về đề tài miền núi và thiếu nhi Ông quen viết về những nhân vật, những cảnh đời hồn nhiên như hơi thở của sự sống, khỏe mạnh, thuần phác, lạc quan như những con người trong truyện cổ tích, trữ tình trong sáng, đẹp và ý nhị như ca dao Ông ít khai thác nhân vật của mình ở góc độ trí tuệ, ở sự bừng tỉnh trí tuệ và hầu như cũng chưa có một nhân vật trí tuệ nào được miêu tả thành công trong tác phẩm của ông Có thể nói tác phẩm của Tô Hoài gắn với truyền thống, dân tộc mà chưa thật hiện đại, dân gian nhưng chưa được nâng cao nhiều về mặt trí tuệ Tác phẩm của Tô Hoài đôi khi yếu về trình độ tổng hợp, ít nêu được những vấn đề triết học, đạo đức nhân sinh có chiều sâu và tầm khái quát cao Những tác phẩm của Tô Hoài, tuy thành công ở khá nhiều mặt, nhưng nhìn chung chưa đặt ra được những vấn đề về ý thức hệ, về tư tưởng, tâm lý của người nông dân miền núi trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
Tô Hoài là một nhà văn viết cho thiếu nhi với tất cả ý thức trách nhiệm, với niềm say mê và tâm huyết của mình Ông xem nền văn học cho thiếu nhi
là một công cụ có tác dụng giáo dục trực tiếp cho các em, và người viết phải hết sức chú ý đến phương pháp giáo dục sao cho phù hợp với các lứa tuổi, phù hợp với một đối tượng phát triển, mỗi bước đổi thay về tâm sinh lý, để phát huy cao nhất tác dụng giáo dục trực tiếp của văn học thiếu nhi Tiểu
thuyết Đảo hoang của Tô Hoài về mặt cốt truyện, giống như loại truyện
Rôbinxơn Câu chuyện xảy ra vào thời đại đồng thau, thời kỳ tồn tại của quốc gia người Việt trong truyền thuyết xưa Nghe lời vu khống của những kẻ ghen
tị, xu nịnh trong triều đình, nhà cầm quyền thời ấy đã đày An Tiêm tài năng
và dũng cảm cùng với gia đình ra một hòn đảo hoang vu Thế là người đàn ông, đàn bà cùng với cậu con trai, cô con gái nhỏ đấu tranh khốc liệt với môi trường, cải tạo rẻo đất cằn cỗi trong mênh mông biển cả Họ làm nhà cửa, tạo
ra công cụ và đồ dùng, vũ khí và quần áo, thuần dưỡng thú hoang Và không một giây phút nào họ quên Tổ quốc yêu dấu Họ xem hòn đảo của mình như
Trang 24một phần của đất mẹ và coi việc cống hiến cho đồng bào tài sản mới, những thứ họ chăm nom vun bón đồng thời mở lòng đón tiếp hàng trăm người đói khát, không nhà cửa, khốn cùng, là mục đích cuộc đời mình Kết thúc cuốn tiểu thuyết, tất cả đều được giải quyết như ước mơ… Lao động, ý chí, trí tuệ! Đúng là đất được sáng tạo bởi bàn tay con người và con người sáng tạo ra đất, không thể tách rời nó Chính thiên nhiên nhiều vẻ luôn luôn biến đổi, khắc nghiệt và thuận hòa – người mẹ - thiên nhiên vĩ đại cũng là một nhân vật có
đủ tư cách của Đảo hoang Tiểu thuyết của Tô Hoài nhìn chung vốn giàu tính chất hội họa, trong Đảo hoang nhà văn đã đạt đến những đỉnh cao mới
Người đọc tự mình nhìn thấy thế giới tạo ra bởi sự tưởng tượng của nhà văn, trải qua những cơn lốc xoáy nhiệt đới nguy hại và đắm trong muôn màu sắc của mùa xuân tươi sáng Dường như bạn tận mắt thấy kinh thành Phong Châu rực rỡ đèn đuốc và cuộc đua thuyền nhanh vùn vụt của những thuyền chiến, mái chèo của chúng bứt tung những lưỡi bọt sáng xám khỏi những đợt sóng sông Hồng đỏ rực
Trong năm 2006, có hai cuốn sách gây được sự quan tâm chú ý nhiều
của độc giả và giới phê bình văn học, đó là cuốn tự truyện Lê Vân yêu và sống của diễn viên điện ảnh Lê Vân – Mai Hạnh và cuốn tiểu thuyết Ba người khác của nhà văn Tô Hoài Tiểu thuyết Ba người khác được viết ra từ
năm 1992, đến cuối năm 2006 mới được xuất bản Ngay khi vừa ra mắt bạn đọc tác phẩm này đã gây xôn xao dư luận với rất nhiều ý kiến đánh giá khác
nhau Ba người khác là cuốn tiểu thuyết viết về đề tài khó và nhạy cảm, đó là
Cải cách ruộng đất Đây là cuộc cách mạng quan trọng sau khi đất nước ta giành lại được nền hòa bình Cuộc cải cách ruộng đất giúp xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến, đem lại ruộng đất cho người nông dân và thực hiện quyền làm chủ của giai cấp nông dân Có thể nói, đây là cuộc cách mạng có bản chất tích cực với mục đích hướng tới cuộc sống tốt đẹp cho người nông dân Tuy
nhiên, “trong quá trình tiến hành cải cách ruộng đất, ta đã phạm một số sai lầm nghiêm trọng trong chỉ đạo thực hiện, nhưng sau một thời gian mới phát hiện được” (bài tham luận về tiểu thuyết Ba người khác của Tô Hoài “Tuồng
ảo hóa đã bày ra đấy” Hội nhà văn, Hà Nội 22/12/2006)
Trang 25Cải cách ruộng đất là sự kiện có tác động to lớn tới đời sống của người dân Việt Nam trong một thời gian dài, đặc biệt trong giai đoạn diễn ra cuộc cải cách Cải cách rộng đất được thực hiện ở khắp các vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ thông qua các đội công tác về các địa phương Nhà văn Tô Hoài không vẽ lại diện mạo của cuộc cải cách mà đi sâu vào khía cạnh con người, thế cuộc qua những nét sinh hoạt, các vụ việc xoay quanh họ, qua đó nhà văn phản ánh những mặt hạn chế, những nét bản năng ấu trĩ, những sai lầm, tội lỗi của những con người cụ thể ở đội công tác trong bối cảnh nhận thức chung ở các vùng miền nhất là nông thôn vùng sâu xa còn nhiều yếu kém
Tiểu thuyết Ba người khác được viết dựa trên những ký ức, hồi ức của
nhà văn Tô Hoài, một người đã từng trực tiếp làm công tác cải cách với tư cách là đội phó đội cải cách kiêm chánh án toà án Chính vì vậy mà tiểu thuyết mang đậm phong cách của truyện ký Câu chuyện xoay quanh sự kiện lịch sử cải cách ruộng đất với nhân vật chính là “Tôi” – anh Bối đồng thời là người kể chuyện
Nghệ thuật kể chuyện của Tô Hoài thiên về thị giác, một thứ thị giác tinh nhạy, đầy màu sắc và ấn tượng, cảm xúc, nói rộng ra hơn nữa là thiên về cảm giác, về cảm nhận trực quan cụ thể, về biểu hiện các sắc thái tình cảm gần gũi thầm kín Và bởi vì tất cả những cái đó đều xuất phát từ một tình yêu gắn bó đối với cuộc sống chiến đấu của dân tộc, sáng tác của ông tỏa một nguồn sáng ấm áp và phảng phất lung linh nhiều sắc độ, nó là một trong những bí quyết thành công của ông
1.2 Đặc điểm tiểu thuyết Tô Hoài
1.2.1 Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám
Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen sinh ngày 27 tháng 09 năm 1920 Ông sinh ra và lớn lên ở quê ngoại tại làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức - tỉnh Hà Đông (nay là phường Nghĩa Đô - quận Cầu Giấy - Hà Nội) trong một gia đình thợ thủ công Ông còn có nhiều bút danh khác như: Mai Trang, Duy Phương, Mắt Biển, Hồng Hoa, Vũ Đột Kích,…Quê nội ông ở thị trấn Kim Bài huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây Bút danh Tô Hoài cũng gắn liền với những địa danh
Trang 26quen thuộc của quê hương ông (sông Tô Lịch, phủ Hoài Đức) Cái tên Tô Hoài đã trở nên gần gũi với bạn đọc suốt 70 năm qua
Tiểu thuyết của Tô Hoài cũng thuộc loại tả chân như tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan, nhưng Tô Hoài có khuynh hướng về xã hội Cái tính chất xã hội trong tiểu thuyết của Tô Hoài hơi thiên về một mặt là trong hầu hết các truyện dài của ông, ông đều tả hạng dân quê nghèo nàn, mà hạng người này cũng chỉ là những người ở một miền, một vùng – vùng Nghĩa Đô, quê hương tác giả Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội văn hóa cứu quốc và bắt
đầu viết bài cho báo Cứu quốc và Cờ giải phóng Những sáng tác đầu tiên của
Tô Hoài đăng trên Hà Nội tân văn Chủ nhật và Tiểu thuyết thứ bảy vào cuối
những năm 1940 Tính đến nay, Tô Hoài đã có hơn 60 năm cầm bút Với thời gian cầm bút ấy, ông đã đóng góp cho nền văn học Việt Nam trên 160 tác phẩm trong đó có 60 tác phẩm viết cho thiếu nhi
Tác phẩm của Tô Hoài trước Cách mạng tháng Tám: Dế mèn phiêu lưu kí (1941), Quê người (1941), O chuột (1942), Giăng thề (1943), Nhà nghèo (1944), Xóm Giếng ngày xưa (1944), Cỏ dại (1944)…
Đặc sắc của Tô Hoài trước 1945 là truyện ngắn, gồm truyện ngắn về loài vật và truyện ngắn về cảnh và người một vùng quê ven đô - quê ngoại và cũng là quê sinh – nơi tác giả đã sinh sống suốt đời, cho đến hôm nay Nhưng
Tô Hoài cũng đã sớm thử bút ở truyện dài – đó là Quê người (1942) và Xóm Giếng (1943) Truyện dài của Tô Hoài đều cùng đề tài, cùng cảm hứng và
giọng điệu như truyện ngắn, nhiều truyện ngắn gần như là từng mảng truyện
của Quê người Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của ông gần như hội đủ mặt trong Quê người Cũng người ấy, cảnh ấy Cũng những tình huống ấy Cũng những vui buồn ấy Nhưng là tiểu thuyết, trong Quê người, Tô Hoài có
dịp nhẩn nha mà đi sâu hơn vào các cảnh ngộ và theo dõi dài hơn những cuộc hành trình rồi có cùng kết thúc như nhau của các nhân vật truyện Nói là tiểu
thuyết nhưng nhân vật chính trong Quê người cũng chỉ là mấy đôi trai gái
làm thành vài ba gia đình, với công việc làm ăn và quan hệ thân tộc, xóm giềng nơi một cái làng quê chuyên nghề tơ cửi Dấu ấn phong tục vẫn là nét
Trang 27nổi trội trong văn Tô Hoài khiến cho hứng thú đọc truyện của chúng ta luôn được tác giả dẫn dắt đi vào nhiều ngõ ngách bất ngờ
Tô Hoài là nhà văn của Hà Nội, ông đến với tiểu thuyết khá sớm Ngay
từ chặng đầu sáng tác, truyện của Tô Hoài rất đậm cảm quan nghệ thuật và giọng điệu riêng – một cây bút sung sức, đứng bên Nam Cao, làm nên dấu ấn đặc trưng cho trào lưu văn học hiện thực Việt Nam những năm tiền Cách
mạng Trong sách Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan, Tô Hoài được xếp vào nhóm các tác gia tả chân, ông cho thấy cùng với năng lực miêu tả tinh tế thế giới loài vật, Tô Hoài còn là “nhà văn có biệt tài viết về những cảnh nghèo nàn của dân quê.”[20 ; 17] “Những tính tình u ẩn phô diễn ra ở những cử chỉ rất nhỏ của người dân quê, những thói hủ bại, những ngôn ngữ
kỳ quặc của người dân quê, và cả những cách sống cùng cực rất đáng thương của người dân quê, ông đều tả cặn kẽ ” [20 ; 53] Nhà phê bình cũng đã sớm phát hiện chất giọng “trào lộng và khinh bạc” [20 ; 17], ở Tô Hoài Tám đầu sách “trong, ngoài ba năm viết như chạy thi, ở tuổi ngoài hai mươi ấy, đó cũng là con số đáng kể trong so sánh với các cây bút cùng thời ” [20 ; 20]
Phần lớn truyện ngắn trong tập Nhà nghèo và truyện vừa Giăng thề, truyện dài Quê người và Xóm Giếng của Tô Hoài dành cho việc miêu tả vùng
quê Bưởi – ven đô, kể chuyện đời những người thân kẻ sơ của tác giả ở làng quê nghĩa Đô Một vùng quê kề với Kẻ chợ, được gần với Kẻ chợ - thành phố bởi những chuyến tàu điện leng keng và chậm rãi đưa người vào sự nhộn nhịp
và ánh sáng phố phường Một vùng quê luôn có sự thâm nhập của sự sống thành thị nhưng vẫn còn xa cách và biệt lập với thành thị Cảnh và người một vùng quê sống bằng nghề canh cửi hiện lên thật linh hoạt trong các trang văn
Tô Hoài Không hiếm những trang vui và ấm áp Cái nhìn tinh tế, hóm hỉnh, lắm lúc như bông đùa nghịch ngợm rất thích hợp với Tô Hoài ở sự miêu tả này Sau ngót một nửa thế kỷ cách mạng và chiến tranh, trở lại thời bình với những lo toan cho sự sống làm ăn, mới thấy trở lại giá trị của cách nhìn và miêu tả này ở Tô Hoài Không lên giọng, không nhấn mạnh, thậm chí không muốn có bất cứ sự can thiệp nào của một ý chí chủ quan, nhằm xác định một
Trang 28“chủ đề tư tưởng” Truyện của Tô Hoài cứ tự nhiên mà thủ thỉ cái tiếng nói hồn nhiên của bản thân sự sống
Trước năm 1945, ngòi bút Tô Hoài có cùng lúc hai đối tượng quan sát, hai mối quan tâm Một là cuộc sống chung quanh mình, nơi một miền quê sát gần thành thị đã không còn mấy sự yên lành, thơ mộng Một miền quê đang ngấm dần và mở rộng sự bần hàn và túng đói, thất nghiệp và ly tán, để cuối cùng là sự vô vọng và có cả cái chết và một bên là sự tiếp tục của tuổi thơ, sự theo đuổi một thế giới riêng của con trẻ, thế giới loài vật với những ước mơ,
tưởng tượng và khao khát như trong Dế mèn phiêu lưu ký, O chuột, rồi hồi
ức Cỏ dại Cả hai trong khoảng dăm năm trước 1945 hình thành nên hai mảng
đề tài tưởng như tách nhau, nhưng thật ra là cuối cùng vẫn cứ hội vào nhau,
và thống nhất trong một thế giới nghệ thuật chung, mang chung cảm quan nghệ thuật đặc sắc của Tô Hoài Nói đến Tô Hoài là nói đến sự thống nhất của thế giới nghệ thuật ấy, dẫu là về vật hoặc về người, dẫu là chuyện về mình
như trong Cỏ dại, hoặc chuyện về người như trong Giăng thề, Quê người và Xóm Giếng Đó là đặc điểm riêng trong bức tranh hiện thực của Tô Hoài và
cũng là dấu ấn riêng nơi chủ nghĩa hiện thực kiểu Tô Hoài trong văn xuôi Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám
1.2.2 Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám
Vẫn là sự tiếp tục mối quan tâm và giọng điệu riêng của Tô Hoài, tác
giả của những O chuột, Giăng thề, Quê người, … nạn đói, rồi không khí sôi
sục chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa, bao nhiêu sự kiện dữ dội, dường như vẫn không làm ngắt quãng mạch văn của Tô Hoài
Đối với Tô Hoài, Cách mạng tháng Tám đánh dấu một bước chuyển biến trong tư tưởng và sáng tác So với nhiều nhà văn hiện thực khác, Tô Hoài không dừng lại quá lâu ở tâm trạng phân vân
Cố nhiên cũng đã có một cái gì mới và khác Dẫu sao sự đổi đời của một dân tộc sớm muộn rồi cũng làm thay đổi cơ bản cảm quan nghệ thuật của
Tô Hoài Nhà văn quen thuộc và quanh quẩn nơi một vùng quê, rồi sẽ khởi động một cuộc đi lớn, một hành trình dài theo kháng chiến và theo đất nước Những cuộc đi, rồi sẽ trở thành niềm vui thích, sự đam mê của ông, để sau
Trang 29này ta sẽ thấy – ông là một trong số ít người đi rất nhiều và rất khỏe Để vừa
đi vừa viết … có thể thấy, mọi hành trình ngắn dài của Tô Hoài sau năm 1945 đều in dấu ấn trên trang viết của ông, đều trở thành nguồn văn của ông…
Nếu Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng và nhiều người khác nữa, chuyển sang cách mạng, bước vào kháng chiến toàn quốc, còn tỏ ra lúng túng, chưa viết được hoặc viết không hay lắm về cuộc sống mới, thì Tô Hoài có thể bám được kịp thời các vấn đề mới của đời sống và viết được tương đối thành công một số truyện, ký ngắn góp phần vào bước chuyển chung của văn xuôi sau Cách mạng
Tác phẩm chính của Tô Hoài sau Cách mạng tháng Tám:
- Truyện ngắn: Núi cứu quốc (1948); Xuống làng (1950); Truyện Tây Bắc (1953, Giải nhất tiểu thuyết năm 1956 của Hội Văn nghệ Việt Nam); Khác trước (1957); Vỡ tỉnh (1962); Người ven thành (1972); Tự truyện (1978); Những ngõ phố, người đường phố (1982);
- Tiểu thuyết: Mười năm (1958), Miền Tây (1967, Giải thưởng Bông sen vàng năm 1970 của Hội Nhà văn Á Phi); Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (1971); Đảo hoang (1979, viết cho thiếu nhi); Quê nhà (1980, Giải A năm 1980 của giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội); Nhớ Mai Châu (1988); Kẻ cướp bến Bỏi (1996); Ba người khác (2006), …
- Ký: Đại đội Thắng Bình (1950); Thành phố Lênin (1961); Tôi thăm Cămphuchia (1964); Nhật kí vùng cao (1969); Trái đất tên người (1978); Hoa hồng vàng song cửa (1981); Cát bụi chân ai (1992)…
- Truyện thiếu nhi: Tuyển tập Văn học thiếu nhi, tập I & II (1999)
- Tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác: Một số kinh nghiệm viết văn của tôi (1959); Người bạn đọc ấy (1963); Sổ tay viết văn (1977); Nghệ thuật và phương pháp viết văn (1997)…
Sau Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài làm Chủ nhiệm báo Cứu quốc Ông là một trong số những nhà văn đầu tiên Nam tiến và tham dự một số chiến dịch ở mặt trận phía Nam (Nha Trang, Tây Nguyên…) Năm 1946, ông được kết nạp vào Đảng Năm 1950, ông về công tác tại Hội Văn nghệ Việt Nam Từ năm 1957 đến năm 1980, Tô Hoài đã kinh qua nhiều chức vụ khác
Trang 30nhau trong Hội Nhà văn như: Ủy viên Đảng Đoàn, Phó Tổng thư kí, Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội, Giám đốc Nhà xuất bản Thiếu nhi
Những trang viết của Tô Hoài trong Truyện Tây Bắc (1953), đánh dấu
bước phát triển mới của ông về cả hai mặt tư tưởng và nghệ thuật Đấy là một tập truyện xuất sắc trong văn xuôi kháng chiến, được giải nhất về tiểu thuyết năm 1954 – 1955 của Hội văn nghệ Việt Nam Truyện kể về những thương đau của đời người, đó không là điều mới trong bất cứ nền văn học nào Nhưng thương đau dồn cho người phụ nữ, đó cũng là chuyện quen thuộc với văn học Việt Nam Thế nhưng đến Tô Hoài, với bức tranh miền núi, những thương đau của người phụ nữ miền núi mới được nói đến lần đầu tiên Và cũng là lần đầu tiên ta thấy nỗi khổ đó đè lên số phận con người như cả một trái núi, từ lúc sinh ra cho đến lớn, từ trẻ cho đến già, từ kiếp này sang kiếp
khác Qua số phận của bà Ảng (Cứu đất cứu Mường), Mát (Mường Giơn),
Mỵ (Vợ chồng A Phủ), Tô Hoài cho thấy trùng điệp những nỗi khổ, để đi tới
cái nhận thức thật đau đớn và khó hiểu là làm sao con người có thể kéo dài kiếp sống lay lắt và mù mịt như thế được, và ý nghĩa cuộc đời người con gái
sinh ra để làm gì? Trong cả ba truyện của Truyện Tây Bắc, quả còn yếu sự
sống của nhân vật tiểu thuyết, mà mới chỉ có lời kể của tác giả, của một người dẫn truyện về họ Thế nhưng chỉ vậy thôi, qua Tô Hoài cũng đủ làm người
đọc cảm động lắm rồi Truyện Tây Bắc chưa có sự sống dày dặn của một tiểu thuyết về những cuộc đời, những số phận con người Nhưng với Truyện Tây Bắc ta có sự đồng cảm, sự chia sẻ thật tha thiết với con người Ở đây nhà văn
cho ta biết tận cùng những nỗi khổ của con người với tư cách một nhân chứng, một người kể chuyện Ở đây, cách mạng đã là hiện thực một trăm phần trăm cho con người tin tưởng Nhưng giá trị nhân đạo của cách mạng nếu đã là chung cho cả nước thì lại càng thấm thía thêm rất nhiều lần đối với vùng cao Tô Hoài đã là người hát khúc ca hân hoan và xúc động đầu tiên trong văn học kháng chiến
Những năm 60, văn xuôi miền Bắc tràn đầy chất trữ tình, chất thơ và đậm dần lên chất anh hùng ca Bút ký Tô Hoài – nơi thể hiện tập trung chất thơ đó, cũng là một phương diện kết tinh đóng góp của Tô Hoài Nhưng mảng
Trang 31tiểu thuyết đòi hỏi một phương thức mới, một tư duy mới trong phản ánh và khái quát hiện thực, một hiện thực đang đổi thay và luôn luôn biến động, đó
quả là sự mời gọi và thách thức lớn đối với Tô Hoài Sau Truyện Tây Bắc,
viết về cách mạng dân tộc dân chủ, năm 1967, Tô Hoài cho ra đời tiểu thuyết
Miền Tây, một tiểu thuyết miêu tả những thay đổi lớn lao về mọi mặt của
người dân Tây Bắc trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Ở đây, ta được thấy cả một nguồn sống mới chan hòa trên khắp bản mường, thứ ánh
sáng trước đây mới chỉ le lói trong Mường Giơn, Vợ chồng A Phủ Nhưng
cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn và cuộc đấu tranh giai cấp vẫn còn tiếp
diễn Cũng như Truyện Tây Bắc, trong Miền Tây, Tô Hoài vẫn sắc sảo trong
những trang miêu tả cảnh tối tăm của người dân miền núi trước Cách mạng
Trước đây, Quê người cứ như tự nhiên mà có, còn bây giờ tiểu thuyết Miền Tây là biết bao sự chuẩn bị Có thể nghĩ đấy là một trận đánh lớn cùng
với rất nhiều trang bị, trong đó tuyệt không thể thiếu sự kiên tâm và chăm chỉ
Miền Tây – đó là sự tiếp nối và quy tụ các thành tựu của Truyện Tây Bắc, là cái hậu của Truyện Tây Bắc mà người viết tỏ ra rất tin tưởng vì đã có thêm
nhiều năm đi – về nơi các địa chỉ cũ như một quê hương thứ hai; và người – cảnh – sinh hoạt ở đây không chỉ để nhớ thương cho ông mà còn như cả một
món nợ lòng Miền Tây, hơn thế còn là nơi gửi gắm niềm tin ở tương lai phát
triển của hiện thực, ở những cái mới – xã hội chủ nghĩa đã tỏa rạng trên đời
sống và khuôn mặt con người vùng cao Tiểu thuyết Miền Tây – vẫn chuyện
của Tây Bắc, nhưng bây giờ là đối sánh đầy đặn giữa hai cuộc đời, với bản lề
chia đôi là cách mạng Là sự sống mà nhà văn muốn tạo dựng bằng chính
hình ảnh chứ không phải chỉ bằng lời kể của một nhân chứng, và xúc động
của người kể chuyện Miền Tây, hơn mười năm sau Truyện Tây Bắc quả
không phụ những gắng công và nỗ lực của Tô Hoài trong tái tạo những mảng
tối về cuộc đời cũ qua số phận bà Giàng Súa và đàn con của bà Miền Tây
thật đặc sắc trong chương mở đầu với hình ảnh đoàn ngựa của Khách Sìn thồ
hàng buôn lên Phìn-sa: “Năm nào cũng vậy, đoàn ngựa buôn của ông khách Sìn về đến châu Yên, dừng lại, thay tay thồ, thì vừa xong gặt hái tháng mười Các phiên chợ tết đã đến rồi Tết sắp đến, những đoàn thồ hàng của người
Trang 32buôn lại lũ lượt lên các vùng núi cao miền tây Có đến ngoài trăm con ngựa thồ hàng ông khách Sìn lên Phìn-sa.” [2 ; 11]
Đoàn ngựa thồ của chủ hàng họ Đèo mang theo cùng với hàng hóa là bao đau thương nhọc nhằn cho người dân trong tối tăm, cực khổ Mang theo cùng với hàng hóa là bao oán thù mà hậu quả cuối cùng vẫn chỉ là người dân,
phận “con sâu, cái kiến” gánh chịu: “Đàn ngựa thấp thoáng lên qua khúc đường còn sót một chút nắng loang lổ Bà Giàng Súa không đếm hết từng con được Bà chỉ thấy lờ mờ lố nhố vào bóng núi Đàn ngựa ai đương lên núi thì nhiều thế kia, dài thế kia…ngựa lên núi, ngựa lính, ngựa quan, ngựa thồ người buôn, ngựa nào cũng chỉ buộc lo, buộc sợ vào mình Ngựa nào cũng của quan, của người chức việc, của người ta Nhà bà Giàng Súa chưa được nuôi ngựa bao giờ ” [2 ; 15-16]
Đọc Miền Tây, ở phần đầu, thật tuyệt vời bút pháp khắc họa và tạo
dựng khí hậu của Tô Hoài Cảnh người ngựa nối đuôi nhau, cảnh dốc đèo hiểm trở của thiên nhiên hiện lên trong hoang rợn, bởi nó gắn bó, báo hiệu những lo âu, bất trắc, hiểm họa cho con người, cho cuộc đời Một cái mở đầu thật là ám ảnh trên bức tranh đối sánh của lịch sử - mới và cũ, trước và sau, xưa và nay mà Tô Hoài muốn tạo dựng
Tiểu thuyết Miền Tây còn có những giá trị khác, nó là những chân
dung và số phận của con người trên nền lịch sử Một số chân dung như thế đã xuất hiện với diện mạo riêng và số phận có bề dày Đó là ba anh em Thào Nhìa, Thào Khay, Thào Mỵ, nó là nỗi đau, nỗi khổ và cũng là niềm vui của người mẹ Giàng Súa – người phụ nữ H’mông đã thành một biểu tượng đặc
sắc trong văn Tô Hoài: “Ngày trước, bà Giàng Súa hay ví đời con người như
mớ củi đốt lên đến tàn Bây giờ bà Giàng Súa lại thấy đời người như bếp vừa lên lửa, mỗi lúc một sáng, mỗi ngày một sáng hơn Rồi chắc cũng có khi bà Giàng Súa hỏi thăm được đường đến suối Nậm-ngù Đời người ta quả mỗi ngày một sáng hơn rồi” [2 ; 56]
Với các nhân vật thôn trưởng Pàng, chủ tịch Sóa Tỏa, ông già người
Xá, chú bé Huổi Ca, và Nghĩa, anh cán bộ miền xuôi, Tô Hoài quả đã dành nhiều tâm sức để xây dựng Thế nhưng trong diễn biến khá nhanh gấp và bộn
Trang 33lên nhiều sự kiện của một cuộc đổi thay trên miền núi, dường như Tô Hoài đã
để ra quá nhiều yêu cầu, nhiều “luận đề” để nhe nhắm và chứng minh Thành
ra cái phần khắc họa và tạo dựng đầy hứa hẹn và rất ấn tượng ở phần đầu bỗng loãng nhạt và mất dần đi sự sống cần được triển khai theo tư duy tiểu thuyết ở phần sau Cuốn sách bỗng hẫng hụt và chưa vươn tới tầm một tiểu thuyết thực sự Lỗi không hoàn toàn ở các ý đồ nhe nhắm, hoặc cố gắng minh họa Mà vì cái phần sống hiện tại và tương lai của nhân vật vẫn chưa kịp
chuyển nhanh thành chất liệu nghệ thuật trong văn Tô Hoài Miền Tây được
một giải thưởng quý – Giải thưởng Hội nhà văn Á – Phi năm 1972, quả là xứng đáng với công sức, tâm huyết của Tô Hoài; nhưng hiệu quả nghệ thuật đích thực còn chưa ngang tầm với kỳ vọng của người đọc đối với tác giả
Truyện Tây Bắc trong khoảng cách hơn mười năm sau
Đề tài vùng cao Tô Hoài vẫn còn tiếp tục sau Miền Tây, với tiểu thuyết Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (1971), tiếp tục phương hướng cố gắng của Tô
Hoài trong yêu cầu xây dựng những hình ảnh con người cách mạng miền núi
với vẻ đẹp toàn diện Có thể nói, nếu như trong Kim Đồng, Vừ A Dính, Tô
Hoài đã khắc họa thành công hình ảnh lớp thiếu nhi miền núi bất khuất trước
kẻ địch thì trong Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, ông đã cố gắng dựng lên hình ảnh
người chiến sĩ cách mạng tiêu biểu cho lứa tuổi trẻ miền núi quyết tâm gác bỏ hạnh phúc gia đình, quyết tâm vượt mọi khó khăn, gian khổ để theo lý tưởng:
“Phải đánh thằng Tây, lấy lại được nước, phải vật cổ bọn vua quan lính tráng kia xuống thì mới phá được cái đau đớn ấy, muốn thế hãy đi tìm cách mệnh.”
[4 ; 15]
Nếu như trong Núi cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Miền Tây, đã có hình
ảnh những cán bộ miền núi từ bóng tối thoát ra, và trưởng thành dưới sự lãnh
đạo của Đảng thì trong Tuổi Trẻ Hoàng Văn Thụ, tác giả đã hướng về lớp
người tiên phong, đi trước vạch đường chỉ lối cho dân: “Đồng chí Lý Thụy nói rằng cách mệnh là việc của cả nước, phải vận động cả nước đứng lên làm cách mệnh, cả nước đi lên đường cách mệnh Người cách mệnh lập hội, đi mở đường cho cả nước là như thế Cách mệnh chẳng những có mục đích trước sau rõ ràng, lại phải có phương pháp cụ thể, mỗi người mỗi việc, từng tổ,
Trang 34từng chi hội, cả Đồng chí hội rồi cả nước cùng tiến lên.” [4 ; 30] Với họ,
cách mạng đã được gieo mầm, và với họ, miền núi đã trở thành cái nôi của cách mạng Dường như vẫn khắc khoải trong ông niềm mong muốn giải đáp những bí ẩn nào đó nơi mảnh đất biên cương dẫu xa xôi mà vẫn gắn rất sâu với cộng đồng dân tộc Lúc thì Tô Hoài tập trung ánh sáng cho sự soi chiếu
một chân dung Hoàng Văn Thụ Lúc thì trải dài sự theo dõi theo lịch sử của
một họ Giàng, qua biết bao biến động của cách mạng, vẫn chỉ đi về trên một
điểm hẹn: Phìn-sa Không dừng lại ở Truyện Tây Bắc, Tô Hoài đã có Miền Tây; không dừng lại ở Miền Tây, ông vẫn mải miết, kiên tâm trên một hành
trình dường như lúc nào cũng có một cái đích quan trọng phía trước, bất kể sự
đón đợi của công chúng là vồ vập hay lạnh nhạt Tuy nhiên Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ vẫn chưa phải đã gây được một ấn tượng sâu sắc trong bạn đọc
Nhân vật chính ở đây chưa được thể hiện đậm nét do chưa được soi chiếu trên nhiều góc độ Không khí cách mạng, bối cảnh cách mạng của Lạng Sơn – Cao Bằng, căn cứ địa nói riêng, của miền núi nói chung, nơi địa đầu đất nước, nơi
in dấu chân bao chiến sĩ cộng sản, cũng chưa thật nổi rõ, làm thành một cái nền cho nhân vật chính hoạt động Những mảng sáng trong đời sống dân tộc vùng cao, trong ý thức của con người vùng cao chưa được khơi sâu khiến cho chủ đề cách mạng chưa trở thành một nét quán xuyến làm tôn nhân vật chính
lên Người đọc, qua Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, chưa phải đã có thể dễ dàng
cắt nghĩa được chân dung, tính cách Hoàng Văn Thụ, một cán bộ ưu tú của
Đảng trên lĩnh vực tinh thần, tình cảm, và cả về phương diện trí tuệ cách
mạng nữa: “Chúng mình đi cách mệnh, đời cách mệnh phải gian truân, cố sao cho sống, gặp được cách mệnh.” [4 ; 88]
Tác phẩm của Tô Hoài có những trang rất hay khi miêu tả sinh hoạt Ông có tài dựng khung cảnh gắn bó với con người Cảnh vật luôn luôn gợi cho ta hình dung được những sắc thái riêng của miền núi, nhất là miền núi trong sự đổi thay của hai chế độ, hai cuộc đời mới, cũ Cảnh chợ ngày trước
và cảnh chợ ngày nay Cảnh người, ngựa chở thuốc phiện đi trong sương núi Cảnh tết trước và nay Cảnh người dân sống trong trại tập trung Cảnh tấp nập tưng bừng của người dân miền núi nô nức đi lao động xây dựng chủ nghĩa xã
Trang 35hội Vào đầu những năm 90, Tô Hoài đã chuyển dần cảm hứng viết sang một mạch nguồn khác - mạch của hồi ức, của chân dung và kỷ niệm, cùng là mạch của lịch sử Khó mà nói trong các nguồn mạch làm nên dòng sông chữ nghĩa nơi văn Tô Hoài mạch nào là chìm mạch nào là nổi Có chìm và có nổi, nhưng nổi hoặc chìm vẫn đều dồi dào trữ lượng và mang sự sống riêng, sự sống Tô Hoài Có sự sống dường như ông đã phải nỗ lực để nắm bắt nó Có sự sống lại
tự nhiên mà đến, tự nhiên mà có, dường như không cần đến một nỗ lực nào Cần phải nói đến một mảng đề tài Hà Nội – ngoại ô, quê ông; cũng trong bối cảnh đó là sự sống động của những kỷ niệm, những chân dung, những phần đời quan trọng hoặc tẻ nhạt, ngọt bùi hoặc chua chát của tác giả
Ở đề tài Hà Nội – quê ông, tức là Hà Nội ven đô, Hà Nội mà ông đã vừa trải rộng vừa đào sâu vào thế giới bên ngoài và bên trong của nó, Hà Nội
ấy cũng vẫn cứ đi theo ông, dẫu ông đi bất cứ đâu, với bao điều mới lạ, cả trong ba chiều: quá khứ, hiện tại và tương lai Một Hà Nội – quê hương trong
ba chiều thời gian, quả đã làm nên vóc dáng một Tô Hoài, có giống và có khác với Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng – cái “bộ tứ” làm nên khuôn hình và chất lượng “Người Hà Nội – Văn Hà Nội”
Tiểu thuyết Đảo hoang dựng lại câu chuyện Mai An Tiêm trồng dưa
hấu, một chuyện xảy ra cách đây đã gần bốn nghìn năm, vào thuở vua Hùng dựng nước Tô Hoài viết về một giai đoạn trọng yếu của lịch sử dân tộc, chính trong thời kỳ này đã hình thành nền tảng dân tộc Việt Nam, truyền thống tinh
thần Việt Nam: “Mình ơi, một ngày kia, có bao giờ nhà vua còn nhớ tìm lại
vợ chồng con cái An Tiêm trên đảo, lúc ấy An Tiêm sẽ nói rằng: Vợ chồng con cái An Tiêm vẫn sống và đương gây dựng chốn đảo hoang thành cõi bờ đồng đất quê ta Đấy là sở nguyện của tôi” [7 ; 107]
Những hình chạm khắc, khéo léo trên mặt trống đồng và nhiều đồ đồng Đông Sơn khác đã nói lên những sinh hoạt hiện thực phong phú, độc đáo của người Lạc Việt Những sinh hoạt, phong tục, cảnh đẹp thiên nhiên đậm đà màu sắc và hương vị dân tộc đã được tái hiện chân thực và sinh động trong
tiểu thuyết Đảo hoang của Tô Hoài Miêu tả phong tục, cảnh sắc thiên nhiên,
dựng lại không khí xã hội, xưa nay vẫn là mặt mạnh của Tô Hoài Những
Trang 36trang viết của Đảo hoang thấm đượm một mối tình tha thiết đối với quê
hương, đất nước: “An Tiêm lấy trong nải ra đôi giày cỏ của ông lão Bãi Lở đưa hôm trước Của đất quê cho ta có nón cọ và giày cỏ này đây An Tiêm cởi mảnh mo buộc đôi giày cỏ, thấy giữa hai chiếc giày, rơi ra một con dao, dọng dao dày bằng nửa đốt tay An Tiêm nói với Nàng Hoa: “Người Bãi Lở biết ta đến chỗ hiểm nghèo nên cho lửa, lại cho dao, những của quý này không gì so với được Ta không thể chết là nhờ tấm lòng này đây ” [7 ; 69] “ Trên đời không thể cái tình nào ví được bằng tấm lòng đối với quê hương” [7 ; 80]
Nhất là cái quê hương Bãi Lở hoang dã mà An Tiêm đã cùng với những người lao động đổ mồ hôi sôi nước mắt, xây dựng thành xóm làng trù phú ven sông Hồng Cho nên suốt mấy chục năm bị đày trên hoang đảo, cứ đến mùa
thả dưa, trông hút những quả dưa trôi về đất liền An Tiêm: “lại tưởng như hơi người, trầm hương và mùi trầu cau trong kia đương phả ra ấm áp khắp đảo”
[7 ; 155] Do yêu cầu bức thiết chống ngoại xâm, làng xã Việt Nam sớm mang tính chất dân tộc Cho nên việc làng cũng là việc nước, tình yêu làng xóm quê hương gắn liền với tình yêu đất nước Cái công xã nông thôn trong
đó mọi người gắn bó, đoàn kết với nhau không hề đối lập với thể thống nhất cao hơn: nhà nước, quốc gia Tô Hoài biết khai thác những mặt tích cực đó
trong truyền thống để phục vụ cho những yêu cầu hiện đại Tiểu thuyết Đảo hoang kết thúc bằng cái cảnh ba mươi chiếc thuyền ra đảo, chở những người
tự nguyện rời làng cũ đi khai phá quê hương mới, mở thêm phên giậu phía Nam cho Tổ quốc Cuối tác phẩm hiện lên hình ảnh quê hương mới với những chiếc thuyền đang xôn xao vào bến, những mảnh buồm cói dập dờn trong nắng, những đàn trâu chọi đùa nhau khua sừng lách cách như mõ gõ đá, những bãi dưa hấu lá lên xanh rờn, rồi tiếng trống đồng như giọt nắng vàng long lanh rỏ xuống, tiếng gà gáy trưa trong hang đá, tiếng đẽo gỗ đục cối, làm
cột nhà sàn, đóng cối, chình tường: “Những phường chải theo nhau lao vào ngọn sóng như đàn én liệng trong sương mù Tiếng trống khẩn của An Tiêm vừa thúc lên, tất cả các giọng trống đồng trên mặt nước đều rền lên với tiếng
hí như ngựa phi của các tay chèo, rộn rã, sôi sục, mải miết, hào hứng qua Những chiếc thuyền cắn mạn nhau ấy lao vun vút Những mái chèo rẽ nước,
Trang 37gạt sóng bạt khói lên cao nhất, mù mịt Trong nháy mắt, cả đội thuyền bơi đều như con giải mười khúc đã bỏ xa những đội khác” [7 ; 272] Những tiếng
vang động quen thuộc của cuộc sống đảo hoang đang cựa mình để biến thành một cõi đất phì nhiêu cho Tổ quốc Cái nhìn đầy tính chất lãng mạn cách mạng đó thật là gần gũi với thời đại chúng ta, thời đại của một thế hệ đang tiến vào công trường khổng lồ của chủ nghĩa xã hội, tiến vào những vùng đất hoang vắng để làm giàu cho Tổ quốc
Trong bài trả lời phỏng vấn của Tô Hoài trên một số báo Kiến thức ngày nay năm 1992 do Lương Xuân Đoàn và Lê Xuân Sơn thực hiện, có đoạn: “Tôi thật mừng được bạn đọc tinh tế nhận ra như thế Bởi vì, tuy viết lâu năm, viết nhiều, cho đến bây giờ đề tài chủ yếu vẫn là viết về người ngoại thành Hà Nội Ở trong làng, xung quanh cứ tự nhiên mà vào mình, và mình
đã lớn lên, đã sống và hoạt động trong đó Còn kỷ niệm nào sâu sắc hơn những sự việc mà chính mình từng trải” Nên chú ý thời điểm 1992 của bài
phỏng vấn khi Tô Hoài đã ở tuổi ngoài 70 Ấy là tuổi đã quá đủ, quá thừa cho
việc nhận rõ về mình: tuổi 72 với Cát bụi chân ai, in năm 1992, cho đến tuổi
79 ở Chiều chiều, in năm 1999 - ấy là sự trở về trọn vẹn của Tô Hoài với
những miền thân thuộc…
Hồi ức là lối văn nói về chính cái tôi, và sự cuốn hút là khi cái tôi ấy gợi được một điều gì đáng nói của cuộc đời Ở đây có sự độc lập với nhau giữa “cái tôi” ngoài đời và “cái tôi” nghệ thuật Có những cuộc đời rất sôi nổi, rực rỡ nhưng khi vào văn lại tẻ nhạt và dễ quên Có những cuộc đời tưởng chẳng có gì đáng nói mà lại gợi bao cảm xúc và suy ngẫm Có gì vô vị và
buồn chán hơn những ngày ra Kẻ chợ của cu Bưởi, suốt ngày chỉ cọ chai, vần
ra vần vào một cái lốp ôtô, rồi nhìn ra cửa, nhớ nhà; để cuối năm mới được về với cái đầu bị hắc lào mốc trắng mà chẳng có lấy một hột chữ nào nhét vào bụng Được về với mẹ, với bà ngoại và các dì và với việc cõng em, đó mới chính là niềm vui của Bưởi … Nhưng cu Bưởi “ngày sau” lại thành người viết văn, thành nhà văn tài năng, nên mới có hình ảnh cu Bưởi, hình ảnh tuổi thơ
mình như trên! Có Tô Hoài, nên Cỏ dại bỗng trở thành một bổ sung độc đáo làm mặn mà thêm cái dư vị buồn và mòn mỏi dần của xã hội người trong Nhà
Trang 38nghèo, Giăng thề, Xóm Giếng Có thế mới là Tô Hoài! Và ta cũng chẳng cần
để tâm xem, đó là Tô Hoài nào, Tô Hoài – cu Bưởi, Tô Hoài - thằng Sen, hoặc Tô Hoài – nhà văn Những hồi ức của Tô Hoài rất giàu chi tiết sống và cảm xúc Những hồi ức được ghi lại không phải chỉ bằng sự tươi rói của bộ nhớ mà còn bằng cái thấy, cái cảm của con tim Những hồi ức bao giờ cũng hướng tới một nỗi niềm về nhân sinh và thế sự
Đọc Nam Cao, thấy tiểu thuyết cứ như là tự truyện Đọc Tô Hoài lại thấy tự truyện cứ như tiểu thuyết Hồi ức của Tô Hoài mở ra khá rộng các giới hạn sống Nhân vật của ông – đó là ông, những cu Bưởi thích ẵm em và ham chơi, …ở đây có Tô Hoài tự kể về mình, lại có một người khác cũng đang kể
về Tô Hoài – và đó chính là cái làm nên chất truyện trong hồi ức Tô Hoài Ở
mảng hồi ức này, Tô Hoài đã góp được một áng văn hay và cảm động là Cỏ dại Ba mươi năm sau, Cỏ dại được gom vào một chùm Tự truyện – để trở
thành một chỉnh thể hồi ức hiếm hoi về một tuổi thơ và tuổi trẻ vất vưởng trong kiếm sống và tìm được trước Cách mạng Đọc Tô Hoài bỗng ngạc nhiên không hiểu sao người ta có thể viết hay đến thế về mình, để qua mình mà hiểu người, hiểu đời, hiểu cả một thời – nó là bầu khí quyển chung cho biết bao thế
hệ Hồi ký của Tô Hoài còn cho ta thấy thêm một điều – dường như ở đây ông nói được nhiều hơn những gì mà ông từng kỳ vọng ở tiểu thuyết, ở những tác phẩm mà ông đã phải cất công đi tìm, đã phải rất khổ công trong lao động chữ nghĩa Cố nhiên ông cũng đã được trả công rất xứng đáng cho lao động cực
nhọc của mình trên nhiều trang, nhiều chương đoạn của Vợ chồng A Phủ, Miền Tây, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ,…Những trang đói trong Mười năm
Những trang viết về thiên nhiên và phong tục, khơi tiếp nguồn mới trong
truyền thuyết và dã sử cho ra mắt liên tục bộ ba Đảo hoang (1980), Chuyện
nỏ thần (1982), Nhà Chử (1985) Một bộ ba trọn vẹn nhằm hướng tới gương
mặt của dân tộc Việt Nam trong sâu xa của lịch sử: cải tạo thiên nhiên hoang
dã, chống đánh ngoại xâm ngoan cố, hiểm độc, khát vọng một đời sống trong lao động và chan hòa, ấm áp tình người Một sự nghiệp viết cho thiếu nhi cùng song song với hành trình viết cho người lớn và luôn luôn là người khai phá, mở đầu Cũng là người để lại những thành tựu ở đỉnh cao Một sự nghiệp
Trang 39chỉ tính riêng nó cũng đủ xứng đáng cho một đời văn Ấy là Tô Hoài đã quen thuộc với lao động, thế mà chúng ta vẫn không khỏi ngạc nhiên về sự kỳ khu,
tỉ mỉ trong thâm nhập vào thế giới vừa dân gian vừa dã sử mà tái hiện cho được diện mạo đời sống như có thể có trong lịch sử Để có được kết quả đó,
như trong Đảo hoang, Nhà Chử, Tô Hoài đã bỏ vào đấy bao thời gian để học,
đọc, ghi chép, khảo chứng, đối chiếu, chọn lựa, khiến cho người đọc khó tính,
kể cả người có tri thức chuyên sâu, cũng phải vị nể
Nhưng dường như ở khu vực hồi ký (và khu vực chân dung, ông viết về
bạn bè, đồng nghiệp như trong Những gương mặt), bao khổ công và vất vả
của lao động chữ nghĩa của ông đã cho lặn hết vào trong, tựa như là nước chảy ra từ nguồn nước Dường như ở hồi ức, sự sống cứ như là một thẩm thấu
tự nhiên mà trong veo biến thành chất liệu nghệ thuật Tô Hoài – người mải miết trong hành trình dài dặc ấy cũng là người thỉnh thoảng hay dừng lại để
sơ kết và tổng kết cho nghề nghiệp của mình Một cách rút kinh nghiệm và
nhấn mạnh những gì mình tin tưởng Từ Một số kinh nghiệm viết văn của tôi (1959) đến Nghệ thuật và phương pháp viết văn (1997), dường như Tô Hoài
đã đi xa hơn kinh nghiệm của bản thân mà tiến đến những đúc kết lý luận
Tiểu thuyết Ba người khác là câu chuyện được xây dựng dựa trên một
mảng hồi ức, ký ức trong cuộc đời của nhà văn Tô Hoài Tiểu thuyết lấy bối cảnh chung là nông thôn Việt Nam trong những năm đầu diễn ra cuộc Cải cách ruộng đất Biến cố lịch sử to lớn của cả dân tộc đã được nhà văn khai thác mặt trái của cuộc cải cách ruộng đất khi đi sâu vào khía cạnh con người, thế cuộc qua những sinh hoạt, tác vụ trong đời sống thường ngày của đội cải cách và người nông dân Các sự kiện trong tác phẩm được tổ chức dựa trên các bước thực hiện của cuộc cải cách ruộng đất Ở đó, con người thực hiện những hành động, hành vi và bộc lộ mặt tiêu cực của mình Cũng từ đó, nhà
văn Tô Hoài đã thể hiện mặt trái của cuộc cải cách ruộng đất Trong Ba người khác tác giả chủ yếu đi vào mô tả chi tiết, các chi tiết đã được sử dụng
dàn trải, không có chọn lọc theo kiểu điển hình hóa Nhà văn đã pha trộn những chi tiết ít giá trị với những chi tiết thực sự quan trọng để thể hiện chủ
đề tư tưởng của tác phẩm và để gây ấn tượng với người đọc Có một điều dễ
Trang 40nhận thấy là trong Ba người khác các chi tiết mang tính chất ghi chép Chúng
được miêu tả dàn trải từ đầu đến cuối tiểu thuyết Các chi tiết được sử dụng nhiều, kết hợp với cách miêu tả tỉ mỉ, thái quá để bộc lộ tính cách nhân vật đồng thời gây bàng hoàng, ám ảnh cho người đọc về cuộc cải cách ruộng đất chứ nó không liên quan nhiều đến số phận hay sự thay đổi trong cuộc đời các nhân vật
Tô Hoài có mặt trong cả hai giai đoạn văn học trước và sau Cách mạng tháng Tám Nghĩ đến ông, người đọc thường phân biệt rành mạch: Tô Hoài
của “vùng ven thành”, Tô Hoài của truyện loài vật, và Tô Hoài của vùng cao
Tây Bắc Nghĩ như thế không sai, nhưng thật xa nếu xét về không gian nghệ thuật, trong tác phẩm của ông, chỉ có hai địa bàn chính: vùng Nghĩa Đô – Trích Sài quê ngoại và vùng núi rừng miền Tây Những cảnh và người nơi ấy
đi về nhiều lần trong sáng tác của nhà văn mà người đọc không chán
Tô Hoài là một tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo, về công phu rèn luyện tay nghề của một người viết văn xuôi ở nước ta Những đóng góp độc đáo của ông trên hai mảng đề tài lớn: miền núi Tây Bắc và vùng quê ven thành Hà Nội cũng như những thành công của ông trong nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi đã xác định vị trí chắc chắn của ông trong lịch sử văn học hiện đại của dân tộc
Tên tuổi của Tô Hoài đã được nhắc nhiều ở thể loại truyện dài và tiểu thuyết Trong suốt quá trình sáng tác Tô Hoài đã tạo dựng nên một bức tranh đời sống xã hội rộng lớn, lôi cuốn người đọc bởi một bản sắc dân tộc rất đậm
đà và độc đáo, một thế giới nhân vật bình dị, đời thường, một lối kể chuyện tự nhiên mà thủ thỉ, cái tiếng nói hồn nhiên của bản thân cuộc sống Tô Hoài là:
“một nhà tiểu thuyết có con mắt quan sát sâu sắc Những tính tình u ẩn, phô diễn ra ở những cử chỉ rất nhỏ của người dân quê, những thói hủ bại, những ngôn ngữ kỳ quặc của người dân quê, ông đều cặn kẽ ” [20 ; 53] Dưới ngòi
bút tả chân của Tô Hoài, ngoài những cảnh làm lụng chật vật của người dân quê, người ta thấy rất nhiều thói tục có thể là những tài liệu chân thực cho những nhà xã hội học muốn khảo sát về phong tục Tô Hoài để lại dấu ấn đặc