Tác giả Thiếu Mai với bài “Bác Hồ trong thơ Tố Hữu” in trên Tạp chí văn học số 5- 1964 cũng cho rằng: Tố Hữu đã rất thành công khi thể hiện tình cảm của nhiều tầng lớp nhân dân với Bác
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2Mục lục
Phần mở đầu 2
Phần nội dung 11
Chương một: Từ những tấm lòng đến những vần thơ dâng Bác
1.1 Khái niệm : Hình tượng nghệ thuật 1 1
1.2 Hình tượng Bác Hồ trong thơ ca nhiều thế hệ 1 2
1.2.1 Bác Hồ trong thơ các nhà thơ lớp trước 1 3
1.2.2 Bác Hồ trong thơ các nhà thơ lớp sau 3 1
1.3 Bác Hồ với mọi miền đất nước 38
Chương hai: Hồ Chí Minh- hình tượng nhân vật sử thi
đẹp nhất trong thơ ca Việt Nam 1945 -1975
2.1 Hồ Chí Minh kết tinh phẩm chất tốt đẹp của cả dân tộc 49
2.1.1Cả cuộc đời vì nước, vì dân 5 0
2.1.2 Người kết tinh truyền thống nhân ái của dân tộc 54
2.2 Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ càng vĩ đại, càng giản dị 63
2.3 Hồ Chí Minh- con người hành động, con người chiến thắng 71
Chương ba: Bác sống như trời đất của ta
(Hồ Chí Minh trong mối quan hệ với thời gian)
3.1Sự kế thừa những nét truyền thống của dân tộc 78
3.2 Hồ Chí Minh- con người hoà hợp với tương lai 8 8
Phần kết luận 101
Tài liệu tham khảo 105
Trang 3
Phần Mở đầu
1 Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Dân tộc nào, quốc gia nào khi dựng lại những bộ sử cho mình đều phải cần đến sự trợ giúp của những huyền tích, huyền thoại Từ huyền thoại đến lịch sử là một quá trình, quá trình của sự phát triển tư duy cũng như quá trình sản xuất vật chất xây dựng đời sống xã hội và hoàn thiện về mặt quốc gia chỉnh thể Nước ta trong buổi đầu dựng
nước thời các Vua Hùng đã có không ít những huyền thoại: Hùng
Vương dựng nước, Phù Đổng Thiên Vương, Mỵ Châu- Trọng Thuỷ
Thời đại các Vua Hùng đã tạo nên một cái đà quan trọng cho sự phát triển của dân tộc Sau đó, dân tộc ta đã phải trải qua thời kỳ Bắc thuộc, dưới các triều đại phong kiến mang nặng tính chuyên chế Bước vào thế kỷ hai mươi, Hồ Chí Minh đã xuất hiện Rồi thời đại Hồ Chí Minh được khai sinh giữa vòng vây của chủ nghĩa đế quốc Thời đại Hồ Chí Minh tiếp nhận được nguồn lực quốc tế, đồng thời cũng đứng trước
nhiều thách thức không nhỏ Hồ Chủ tịch trở thành người gieo mầm
mặt trời lên cánh đồng bầu trời Trong thực tế những hạt giống Người
gieo đã nảy chồi, đâm lá, ra hoa, kết quả, phát triển không ngừng Với
dân tộc Việt Nam, Người đã tìm đường đi cho dân tộc, đó là đường lối
cách mạng và kháng chiến được Người xây dựng trên cơ sở vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê nin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam Nó chẳng những phù hợp với lợi ích chân chính và cấp thiết của dân tộc ta mà còn phù hợp với qui luật phát triển của lịch sử n hân loại
Hồ Chí Minh là hiện thân của chính nghĩa, của tự do và độc lập Người
đã đi vào lịnh sử cùng với sự hình thành Nhà nước, sự phát triển không
Trang 4ngừng của Đảng Toàn dân Việt Nam từ lâu đã thấm thía công ơn trời biển của Bác- Người sáng lập ra Đảng ta, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, lãnh đạo toàn dân tiến hành kháng chiến thắng lợi,
xây dựng chủ nghĩa xã hội trên toàn quốc
Bác Hồ là một hình tượng đẹp, là một niềm thơ, là nguồn cảm hứng
sáng tạo của nhiều nghệ sĩ, nhiều nhà văn, nhà thơ Việt Nam và thế giới Thơ cũng như mọi nghệ thuật khác là tiếng nói của trái tim tràn đầy cảm xúc hướng tới cái Đẹp của cuộc sống Bác là hiện thân của chân lý Bác là sự kết tinh hài hòa vẻ đẹp của dân tộc và vẻ đẹp của thời đại Hình ảnh Bác đã đi vào văn, thơ, nhạc, hoạ, điêu khắc, phim ảnh và sân khấu đi vào cõi thiêng liêng- bất diệt của nghệ thuật Nghệ thuật chân chính bao giờ cũng hướng tới chân - thiện- mỹ trong khát vọng cao cả của con người Hồ Chí Minh là hình tượng nhân vật sử thi chói sáng nhất trong nền văn học Việt Nam hiện đại ở thế kỷ hai mươi, thật hiếm có một lãnh tụ thu hút được nhiều cảm hứng sáng tạo của các nghệ sỹ như thế
Nền thơ hiện đại Việt Nam có một mảng thơ viết về Bác Hồ Nền thơ hiện đại thế giới cũng có nhiều bài thơ viết về Bác Hồ Đó là sự gặp gỡ, sự hội tụ những trái tim của các nhà thơ Việt Nam và thế giới hướng về Bác Nhiều nhà thơ Việt Nam và thế giới khi đứng trước vẻ đẹp của Bác như được đứng trước vầng hào quang chói lọi, chiếu rọi tâm hồn và tình cảm của họ Vầng hào quang của vẻ đẹp lương tâm - khí phách - trí tuệ của Bác toả chiếu đến mai sau, đã trở thành nguồn cảm hứng mãnh liệt của các nhà thơ say sưa sáng tạo Bằng niềm cảm phục, kính yêu chân thực và tha thiết của mình, mỗi nhà thơ khi viết về Bác đã có những khám phá riêng, tạo nên một mảng thơ
đa sắc, đa thanh Chỗ gặp nhau của họ là tấm lòng thiết tha hướng tới Bác Chỗ đóng góp của họ là những sáng tạo độc đáo
Trang 5Hồ Chí Minh, tên Người là cả một niềm thơ Tên Người làm nên một
giá trị đẹp Tên Người là nguồn cảm hứng của thơ ca Tên Người là động lực của nhiều sáng tạo nghệ thuật Vì vậy đã có rất nhiều người làm thơ về Bác
Vẻ đẹp của hình tượng Bác đã tạo nên một hiện tượng đặc biệt trong sáng tạo thơ ca Số người làm thơ về Bác rất đông và đủ các lớp người ở khắp mọi nơi: trẻ có, già có, có nhà thơ chuyên nghiệp nhưng cũng có quần chúng mới thoát nạn mù chữ, có nhà thơ Việt Nam, có những nhà thơ thuộc nhiều dân tộc trên thế giới Tất cả đều chung một tấm lòng thành hướng về Bác
Như vậy, hình tượng Bác Hồ trong thơ ca Việt Nam 1945-1975 đã, đang và sẽ làm thành một đề tài đáng nghiên cứu và hứa hẹn có những kết quả tốt đẹp Nghiên cứu đề tài này chẳng những có thể bổ sung vào việc phân tích hình tượng Hồ Chí Minh trong thơ ca mà còn có khả năng tác động trở lại với khu vực sáng tác, bởi lẽ đây là một vấn đề không hề xưa cũ trong đời sống văn học hôm nay
2 Lịch sử vấn đề
Có những đề tài mà chúng ta càng tìm hiểu và khám phá càng thấy sự
đa dạng và phong phú của nó Có những nhân vật vĩ đại mà mỗi lần viết, mỗi người sáng tác phải có nỗ lực rất lớn mới mong tiếp cận được tầm cao của nhân vật đó Việc thể hiện và xây dựng hình tượng Bác trong thơ ca cũng vậy Để tạo được hình tượng sao cho xứng với tầm vóc vĩ đại của Người phải đòi hỏi sự tài ba của người nghệ sỹ Không ai không khỏi xúc động mỗi khi nhắc tới Người! Cả cuộc đời Người là tấm gương sáng cho chúng ta mãi học tập và noi theo Cuộc đời Bác, sự nghiệp của Bác vô cùng rộng lớn, vô cùng
vĩ đại, kể sao cho xiết, nói sao cho hết, Người quá thân thiết và trở thành máu thịt của mỗi người dân Việt Nam Không những thế sự nghiệp cao cả vĩ đại
Trang 6của Người đã vang dội trên toàn thế giới Từ khi tên Người- vị lãnh tụ Hồ Chí Minh vang lên cho đến nay thì đã không biết bao nhiêu bài thơ viết về Người, ca ngợi công đức, trí tuệ tuyệt vời của Người Cái phi thường trong con người Bác đẹp như trang thần thoại mới của thời đại!
Cho đến nay đã có hàng nghìn công trình, bài viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở trong nước và trên thế giới Điều đó cũng thật dễ hiểu Cùng với thời gian, khối lượng những công trình nghiên cứu, bài viết về Bác Hồ ngày càng nhiều, ngày càng phong phú, càng đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ có quan hệ đến nhiều mặt của đời sống văn hoá xã hội ở nước ta và trên thế giới Chủ tịch Hồ Chí Minh chẳng những sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta mà Người còn trở thành đối tượng nghiên cứu khoa học của một bộ môn khoa học mới đang hình thành: Bộ môn Hồ Chí Minh học
Đọc cuốn“ Danh nhân Hồ Chí Minh” của nhóm biên soạn: Thành Duy,
Trần Đình Huỳnh, Đặng Quốc Bảo, Hoàng Chí Bảo, Phan Hữu Tích, Nguyễn Hoà chúng ta thấy rằng: Với 1038 trang sách, nhóm biên soạn đã tổng hợp phần thư mục sách và bài viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trang 609 đến cuối sách (gồm 3083 bài viết, tác phẩm) Những con số trên chưa phải là đầy
đủ nhưng điều đó cũng đủ cho thấy là có rất nhiều tác giả quan tâm, tìm hiểu viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh Để phục vụ cho luận văn này, ở đây chúng tôi chỉ đề cập tới những chuyên đề, những bài viết, tác phẩm liên quan đến chủ
đề : Hình tƣợng Bác Hồ trong thơ ca Việt Nam 1945-1975
Ông Vũ Đức Phúc trên Tạp chí văn học số 6- 1967 đã viết: “Thơ hay viết để ca ngợi Bác trên thế giới và trong nước có đến hàng ngàn bài " Bác
là người cao cả nhất và Người vĩ đại nhất trong nước, thế mà cũng là người gần chúng ta, thương yêu chúng ta như cha con ” Điều đó hoàn toàn chính xác
Trang 7Một điều chúng tôi nhận thấy rằng, khi đề cập đến chủ đề : Hình tượng Bác Hồ trong thơ ca, các tác giả, các nhà nghiên cứu phê bình đều nói rất nhiều đến hình ảnh Bác Hồ trong thơ Tố Hữu Ông Lê Đình Kỵ trong chuyên
luận Thơ Tố Hữu đã khẳng định rằng: những chủ đề lớn trong thơ Tố Hữu đó
là “Nhân dân - Đất nước - Đảng - Lãnh tụ” Tác giả Thiếu Mai với bài “Bác
Hồ trong thơ Tố Hữu” in trên Tạp chí văn học số 5- 1964 cũng cho rằng: Tố
Hữu đã rất thành công khi thể hiện tình cảm của nhiều tầng lớp nhân dân với Bác Hồ và tình cảm của Người với mọi tầng lớp nhân dân, biểu lộ một nhận thức về Bác rất sâu sắc Trong thơ Tố Hữu, hình ảnh Bác luôn luôn gắn liền với nhân dân, với Đảng, với sự nghiệp cách mạng
Đồng ý kiến với tác giả Thiếu Mai, ông Nguyễn Văn Hạnh có chuyên
đề “Hình tượng Bác Hồ qua những chặng đường thơ Tố Hữu”, Tạp chí văn
học, số 6-1969 và “Theo chân Bác- một thành công mới của Tố Hữu” trong Suy nghĩ về văn học, NXB Văn học, H.,1979 ở những bài viết trên, tác giả
đánh giá rất cao trường ca Theo chân Bác của Tố Hữu
Ông Hồ Sỹ Vịnh trong bài Đọc tập thơ Bác Hồ của Tố Hữu in trên báo
Văn nghệ, số 360, 4-9- 1970 cho rằng “Cái vĩ đại và cái bình thường của Bác
trong thơ Tố Hữu cứ quyện hoà vào nhau làm cho hình tượng Bác vừa đồ sộ
và chói lọi, vừa thân thuộc và bình dị lạ thường!”[53] Sau khi điểm đến một
số bài như Hồ Chí Minh, Sáng tháng Năm, Bác ơi tác giả đã khẳng định những thành công của Tố Hữu trong Theo chân Bác Ông Hồ Sỹ Vịnh lập
luận: “Trong thơ ca cách mạng, việc xây dựng hình tượng lãnh tụ thường đặt
ra trước nhà thơ những nhiệm vụ khó khăn Nếu người nghệ sỹ không có một quan điểm duy vật lịch sử đúng đắn về mối quan hệ giữa vĩ nhân và lịch sử, giữ cái bình thường và cái vĩ đại trong con người lãnh tụ, thì thường rơi vào
một trong hai trường hợp sau : hoặc là say sưa khai thác cái bình thường của
Trang 8lãnh tụ, muốn đặt lãnh tụ gần quần chúng mà thu hẹp phạm vi hoạt động lớn lao của lãnh tụ, kết quả là tầm thước của hình tượng bị giảm đi Hoặc là vì muốn phức tạp hoá, cường điệu hoá thiên tài và công lao to lớn của lãnh tụ, nên đã biến lãnh tụ thành con người thượng đẳng, siêu nhân Trong trường ca
Theo chân Bác, Bác chúng ta không phải là một đức vua hay một thánh nhân
nào đó, Bác là con người làm ra lịch sử, Bác xuất hiện đúng lúc, đúng với yêu cầu lịch sử, với những tư tưởng và ý kiến đúng vừa là con người Việt Nam, chân chất, thân thuộc với đồng quê Bác là vị nguyên thủ vĩ đại của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nhưng sao Bác thân thiết và hiểu rõ tấm lòng của mỗi người dân đến thế!” [53]
Luận văn thạc sỹ “Hình tượng người cộng sản trong thơ Tố Hữu” của
Phạm Đức Bách (Đại học Sư phạm Hà Nội- 1982), bên cạnh hình tượng nhiều người cộng sản, tác giả đã dành nhiều trang phân tích hình tượng Hồ Chí Minh về phương diện là một người Đảng viên cộng sản Phạm Đức Bách
đã khẳng định: “Bác là người cộng sản tiêu biểu nhất, người kết tinh cao nhất phẩm chất đạo đức của những Đảng viên cộng sản của thời đại Nhưng ở Người có những phẩm chất riêng biệt không dễ gì tìm thấy ở những Đảng viên bình thường khác.” [2,72]
Khi đọc Tạp chí Văn học số 8- 2001 chúng tôi rất chú ý đến bài viết của TS Hà Công Tài- Viện văn học với bài “ Bước đầu tìm hiểu sáng tác thơ
ca dân gian về Chủ tịch Hồ Chí Minh” Tác giả viết: “ Thơ ca dân gian về
Bác nằm trong dòng phát triển của thơ ca dân gian về nhân vật lịch sử ở đâu có người Việt Nam yêu nước thì ở đó có ca dao về Bác Hồ Trong lịch
sử văn học Việt Nam, chưa có một nhân vật lịch sử nào có khối lượng thơ ca hướng tới để tìm hiểu và nhận thức như Bác Nếu như trong thời cận đại có bước phát triển vượt bậc của bộ phận thơ ca trữ tình dân gian về thân phận
Trang 9con người thì trong thời hiện đại đó là sự phát triển vượt bậc của dòng thơ ca
trữ tình dân gian về Bác Trong cảm nhận của dân gian, Bác là Ngôi sao Bắc
đẩu, là vừng thái dương, là núi Thái Sơn, là chiếc kiếng soi, là hiện thân của
tâm hồn dân tộc- Một dân tộc thuỷ chung như nhất, nghĩa tình sâu nặng Một
dân tộc mà trong suốt cuộc đời, Bác đã sống sôi nổi, phong phú đời sống và
cuộc đấu tranh gian khổ, ác liệt của quần chúng nhân dân [47, 58]
Ông Tạ Đức Hiền ở bài Những hình tượng chủ yếu trong thơ từ Cách
mạng tháng Tám đến 1975 in trong cuốn Tập làm văn phổ thông trung học,
NXB Giáo dục, H., 1998 đã đề cập đến vấn đề chúng tôi quan tâm có liên quan đến luận văn này Theo tác giả, bên cạnh những hình tượng như: Tổ quốc, người lính, người phụ nữ thì hình tượng lãnh tụ Hồ Chí Minh là một hình tượng lớn trong thơ ca Việt Nam 1945-1975 Trong bài viết này, tác giả
đã giới thiệu một cách khái quát Hồ Chí Minh là một chiến sỹ yêu nước vĩ
đại Sau ba mươi năm đi tìm hình của nước, Người đã tìm ra con đường cách
mạng, lãnh đạo cách mạng.“ Hồ Chí Minh vĩ đại là biểu tượng cao cả cho
hồn nước thiêng liêng; là Trời xanh biển rộng, ruộng đồng, nước non Lời của Bác là lời non nước thể hiện ý chí và khát vọng của nhân dân ta Sức
mạnh của quân và dân ta được khơi dậy từ sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Bác Trải qua muôn nghìn sương tuyết, Bác lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng thù trong giặc ngoài, viết nên bản anh hùng ca thời đại Hồ Chí Minh
là lãnh tụ của nhân dân, rất vĩ đại mà bình dị Như đỉnh non cao tự giấu hình,
sống cuộc đời thanh bạch, giản dị ”[24, 47] Để làm sáng tỏ các đặc điểm trên ở hình tượng Bác Hồ, ông Tạ Đức Hiền đã lấy dẫn chứng là một số đoạn
thơ trong các bài: Hồ Chí Minh, Sáng tháng năm, Theo chân Bác của Tố Hữu; Người đi tìm hình của nước - Chế Lan Viên; Quê hương Việt Bắc- Nguyễn Đình Thi; Viếng lăng Bác- Viễn Phương Mặc dù trong bài viết, tác
Trang 10giả đã nêu được những đặc điểm nổi bật của hình tượng Hồ Chí Minh, tuy nhiên những dẫn chứng là quá ít ỏi( một số đoạn ngắn của sáu bài thơ trong
số hàng ngàn bài thơ viết về Bác) Tác giả chưa có một sự bao quát, chưa đề cập đến những sáng tác của các tác giả nhiều thế hệ, của nhân dân các vùng
miền
Chúng tôi cho rằng, chủ đề “Bác Hồ trong thơ ca Việt Nam 1975" là chủ đề lớn, bình diện rộng bao gồm nhiều vấn đề vô cùng vô tận Vì thế, đây là công việc đòi hỏi những người nghiên cứu phải dày công suy nghĩ, tìm tòi, phát hiện, không chỉ dừng ở mức độ nhạy bén về cảm thụ và còn phải tinh lọc, bồi đắp bằng những cảm nghĩ chân thực, trong sáng Đây cũng là một công việc, một nhiệm vụ đặt ra có tính chất lâu dài của những nhà nghiên cứu, phê bình văn học của dân tộc
1945-3 Nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1 Luận văn không thể đề cập đến tất cả sự phong phú, đa dạng trong các tác phẩm thơ ca viết về Bác Hồ mà chỉ tập trung vào các phương diện cơ bản sau:
+ Hình tượng Bác Hồ trong thơ các nhà thơ nhiều thế hệ, trong
lòng nhân dân
+ Hồ Chí Minh- Hình tượng nhân vật sử thi đẹp nhất trong thơ ca
Việt Nam 1945-1975, con người chiến thắng, kết tinh phẩm chất tốt đẹp của cả dân tộc
+ Hồ Chí Minh trong mối quan hệ với thời gian, Người làm chủ tình huống, làm chủ thời cuộc, kế thừa những nét truyền thống của dân tộc và hoà hợp với tương lai
3.2 Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hình tượng Bác Hồ trong
thơ ca Việt Nam giai đoạn 1945-1975, bắt đầu từ bài thơ "Hồ Chí
Trang 11Minh" của Tố Hữu(8-1945) Mốc thời gian 1975 chỉ mang tính chất
tương đối Luận văn chủ yếu dừng lại ở những bài thơ viếng Bác viết năm 1969, 1970 khi Người đã đi xa Những sáng tác trong khoảng 1970- 1975 vẫn thuộc phạm vi chú ý nhưng không nhiều
3.3 Số lượng tác phẩm thơ ca viết về Bác Hồ trong ba mươi năm (1945-1975) là rất lớn Do vậy luận văn phải bỏ qua rất nhiều tác phẩm
để có điều kiện đi sâu vào một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Để giải quyết nhiệm vụ cụ thể của ba chương trong luận văn, chúng tôi vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu chuyên biệt thuộc phương pháp luận nghiên cứu văn học và không tuyệt đối hoá một phương pháp nào Những phương pháp nghiên cứu chuyên biệt được sử dụng nhiều nhất là phương pháp phân tích ngữ văn, phương pháp thống
kê, phương pháp so sánh hệ thống và phương pháp lịch sử - xã hội
4.2 Chúng tôi dựa vào lý luận về nhân vật văn học , hình tượng
văn học, cấu trúc tác phẩm thơ ca làm cơ sở để phân tích hình tượng
Bác Hồ trong những sáng tác thơ tiêu biểu
4.3 Chúng tôi cũng tham khảo những kết quả nghiên cứu của các nhà lý luận phê bình và các nhà văn trong nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài phê bình tiểu luận, các bài báo đã được công bố trên sách báo, tạp chí
5 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn chúng tôi kết cấu như sau:
Chương một: Từ những tấm lòng đến những vần thơ dâng Bác
Trang 121.1 Khái niệm : Hình tượng nghệ thuật
1.2 Hình tượng Bác Hồ trong thơ ca nhiều thế hệ
1.2.1 Bác Hồ trong thơ các nhà thơ lớp trước
1.2.2 Bác Hồ trong thơ các nhà thơ lớp sau
1.3 Bác Hồ với mọi miền đất nước Chương hai: Hồ Chí Minh- hình tượng nhân vật sử thi đẹp nhất trong thơ ca Việt Nam 1945 -1975 2.1 Hồ Chí Minh kết tinh phẩm chất tốt đẹp của cả dân tộc 2.1.1 Cả cuộc đời vì nước, vì dân 2.1.2 Người kết tinh truyền thống nhân ái của dân tộc
2.2 Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ càng vĩ đại, càng giản dị 2.3 Hồ Chí Minh- con người hành động, con người chiến thắng Chương ba: Bác sống nhƣ trời đất của ta (Hồ Chí Minh trong mối quan hệ với thờ i gian) 3.1 Sự kế thừa những nét truyền thống của dân tộc 3.2 Hồ Chí Minh- con người hoà hợp với tương lai
Trang 13
Phần Nội dung
Chương một
Từ những tấm lòng đến những vần thơ dâng Bác
1.1 Khái niệm: Hình tượng nghệ thuật
Về khái niệm này đến nay nhiều sách đã bàn đến Chẳng hạn bộ
bốn tập: Cơ sở lý luận văn học (NXB Giáo giục, H., 1974), cuốn:
Những nguyên lý mỹ học Mác- Lê nin (NXB Khoa học xã hội, H.,
1969), cuốn : Văn học cuộc sống, nhà văn (NXB Khoa học xã hội, H., 1978), cuốn: Từ điển thuật ngữ văn học, in lần thứ ba (NXB Đại học
quốc gia, H.,1999) Chúng tôi ghi nhận những khái niệm trong các cuốn sách nêu trên ở đây không tập trung bàn đến khái niệm, mà từ khái niệm, lấy đó làm căn cứ vận dụng vào việc tìm hiểu hình tượ ng Bác Hồ trong thơ ca
Theo cuốn: Từ điển thuật ngữ văn học, in lần thứ ba (NXB Đại
học quốc gia, H.,1999)" Hình tượng nghệ thuật là sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo hiện thực theo quy luật của nghệ thuật" [22,122] Các tác giả sáng tạo ra tác phẩm là để nhận thức
và cắt nghĩa đời sống, thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình giúp con người thể nghiệm ý vị của cuộc đời và lĩnh hội mọi quan hệ có ý nghĩa muôn màu, muôn vẻ của bản thân và thế giới xung quanh Nhưng khác với các nhà khoa học, nghệ sĩ không diễn đạt trực tiếp ý nghĩ và tình cảm bằng khái niệm trừu tượng, bằng định lí, công thức mà bằng hình tượng, nghĩa là bằng cách làm sống lại một cách cụ thể và gợi cảm những sự việc, những hiện tượng đáng làm ta suy nghĩ về tính cách và
Trang 14số phận, về tình đời, tình người Như vậy,"Hình tượng nghệ thuật chính là các khách thể đời sống được nghệ sỹ tái hiện một cách sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật".Có hình tượng con người, hình tượng đồ vật, thiên nhiên nhưng nói tới hình tượng người ta thường nghĩ tới hình tượng con người, bao gồm hình tượng một tập thể người (Như hình tượng nhân dân hoặc hình tượng Tổ quốc), hình tượng cá nhân (hình tượng Bác Hồ) Cần phân biệt hình tượng với hình ảnh Không thể đồng nhất hình tượng với hình ảnh Hình tượng là hợp chất của nhiều yếu tố gợi hình, gợi cảm trong văn nghệ, trong đó hình ảnh giữ vị trí như là "hạt nhân" không thể thiếu được
Từ những điều trình bày trên đây, chúng tôi khẳng định: Hình tượng Bác Hồ là hình tượng con người thực trong cuộc đấu tranh cách mạng Đó là hình tượng lớn của văn học Việt Nam, là hình tượng nhân vật sử thi chói sáng của văn học Việt Nam hiện đại Hình tượng Bác
Hồ góp phần hoàn thiện diện mạo văn học Việt Nam hiện đại
1.2 Hình tƣợng Bác Hồ trong thơ ca nhiều thế hệ
Thơ ca Việt Nam 1945-1975 với rất nhiều sáng tác của các tác giả bao thế hệ đã thể hiện sâu sắc hình tượng Bác với những sắc thái cảm nhận khác nhau, trong những mối tương quan khác nhau Bản thân Bác, cuộc đời và sự nghiệp chính trị của Bác, ánh sáng toả ra từ con người Bác đối với dân tộc và loài người là những chất liệu vô cùng phong phú, quý giá để thơ ca hướng tới mà phản ánh, thể hiện Và cũng chính hình tượng Người đã có sự tác động đến các nhà thơ, cổ vũ, động viên họ sáng tác Khoảng cách giữa hình tượng thơ và thi sĩ càng ngày càng gần lại Hướng vận động của hình tượng thơ càng ngày càng đậm chất thân tình, gần gũi, rất Việt Nam
Trang 151.2.1 Hình tượng Bác Hồ trong thơ các nhà thơ lớp trước
Tố Hữu là nhà thơ có những bài thơ sớm nhất, nhiều nhất và hay
nhất viết về Bác Trong bài thơ "Hồ Chí Minh" (1945), hình ảnh Bác-
vị lãnh tụ đầu tiên của Nhà nước ta sau hơn ba mươi năm bôn ba đi tìm quyền sống, quyền tự do cho dân tộc đã được khắc hoạ, đó là hình ảnh người chiến sỹ cách mạng mở đầu cho những trang thơ vô tận viết về Bác Hồ:
Hồ Chí Minh Người lính già
Đã quyết chiến hi sinh Cho Việt Nam độc lập Cho thế giới hoà bình
Bằng một cảm xúc chân tình với cảm hứng sử thi hào hùng, Tố Hữu đã tạo nên những câu thơ sôi sục và giục giã, gợi lên hình ảnh của Bác - người chiến sĩ vĩ đại đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc và hoà bình của thế giới Người đã từng trải qua thử thách gian lao,
đã từng dày dạn trong đấu tranh nhưng cũng đằm thắm tình yêu đời, thương người:
Làm tên quân cảm tử đi tiên phong Đánh trăm trận, thề trăm phen quyết thắng!
Bao thất bại dẫu xát lòng cay đắng Hồn vẫn tươi vui thơm ngát tình đời
Phải nói rằng trong bài thơ đầu tiên này, Tố Hữu đã vẽ được phong độ của Bác Nhưng nhìn chung hình tượng của Bác vẫn còn trừu tượng.Về ngôn ngữ còn vương vất cái chất lãng mạn dễ nhận thấy trong thơ ca những năm bốn mươi "Hình ảnh của Bác ở đây còn chưa thật giống Hơi thơ giục giã, lôi cuốn, chi tiết lựa chọn phù hợp khá hài
Trang 16hoà và nhất quán đủ sức tạo nên một hiệu quả tư tưởng - nghệ thuật mong muốn, nhưng lời văn chưa đạt đến cái giản dị, hàm súc, giọng thơ chưa có được cái thắm thiết đậm đà rất tiêu biểu đối với thơ Tố Hữu về sau này." [21,390]
Mặc dù còn có những hạn chế nhưng bài thơ "Hồ Chí Minh" cũng
đã thành công trong việc khắc hoạ hình tượng Bác - một chiến sỹ cộng sản giàu lòng yêu nước thương dân Lý tưởng cứu nước giải phóng dân tộc là nguồn động lực lớn thôi thúc Người tìm đường cứu nước
Sau này, Bác có kể lại con đường dẫn Người đến với chủ nghĩa Mác- Lê nin Bác vui mừng đến phát khóc vì đã tìm thấy con đường đi cho dân cho nước, con đường mang lại cơm áo hoà bình cho dân tộc Bác đến chủ nghĩa Mác- Lê nin vào những năm hai mươi của thế kỷ
XX, sau đó hai mươi lăm năm, Tố Hữu là người đầu tiên hiểu được tấm lòng của Bác và con đường mà Bác đã đi qua Lời thơ trong bài chưa đạt đến cái giản dị, hàm súc mà trong sáng nhưng đã khẳng định được
lẽ cứu nước, đức hy sinh cho Việt Nam độc lập, cho thế giới hoà bình
Hồ Chí Minh Hỡi ngọn đuốc thiêng liêng
Trên đầu ta ngọn cờ dân tộc Trăm thế kỷ trong tên Người: ái Quốc
Cái tên của Người đã nói lên cái chí của Người, nói lên mục đích sống, chiến đấu của Người: làm cách mạng, xoay trời chuyển đất giải phóng cho nhân dân khỏi đêm trường nô lệ Chính tên của Người cũng
nói lên tấm lòng ưu quần ái quốc của Người Bài thơ "Hồ Chí Minh" có
thể xem là tiền đề để sau này Tố Hữu và các nhà thơ khác thể hiện hình tượng Bác Hồ chân thật hơn
Trang 17Năm 1951, giữa những ngày gian khổ mà vinh quang, hào hùng của dân tộc, trong không khí tràn đầy lạc quan tin tưởng của cuộc
kháng chiến, Tố Hữu viết "Sáng tháng năm" Đây là một bước phát
triển quan trọng trong quan niệm và nghệ thuật viết về lãnh tụ của Tố Hữu, thể hiện quan điểm mác xít của nhà thơ về mối quan hệ giữa quần chúng và lãnh tụ, giữa lịch sử và vĩ nhân Nhờ vậy mà hình tượng Bác
trong "Sáng tháng năm" mới thật sự là hình tượng một vị lãnh tụ kiểu
Lê nin Bốn câu lục bát mở đầu bài thơ vẽ lên một cách rất tự nhiên cảnh một buổi sáng tháng năm tươi mát với cái mênh mang của đất trời, với màu xanh tha thiết của nương ngô và vượt lên trên khung cảnh nên thơ ấy là tấm lòng sáng trong, phơi phới của con người Tố Hữu không đứng từ xa mà chiêm ngưỡng, cũng không tưởng tượng, suy diễn
mà là từ những xúc cảm, từ sự quan sát cụ thể: Nhìn Bác ngồi, nhà thơ bộc lộ cảm xúc của mình, đồng thời cũng nói lên chính xác tầm vóc
hình của nước, hài hoà trong cái mênh mông của Trời xanh, biển rộng,
ruộng đồng nước non
Từ Hồ Chí Minh đến Sáng tháng năm là sáu năm Tuy chưa phải
là dài, song với quãng thời gian ấy, tư tưởng và ngòi bút của Tố Hữu
đã không ngừng được rèn luyện, nâng cao lên Được gần gũi và tiếp
Trang 18xúc nhiều với Bác nên Tố Hữu lần này có nhiều thuận lợi hơn trước trong việc tìm hiểu, thể hiện Người Nhưng điều quan trọng chính là bởi cuộc sống chiến đấu gian khổ mà quang vinh của dân tộc đã chắp cánh cho thơ Tố Hữu, giúp cho ngòi bút của nhà thơ đi đến gần cái
chân, thiện, mỹ hơn trong việc thể hiện lãnh tụ, Đảng, nhân dân Sáng
tháng năm đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình xây dựng hình
tượng Bác Hồ trong thơ Tố Hữu Nó không cuốn hút một cách dồn dập,
nhanh mạnh như bài Hồ Chí Minh mà từ từ thấm vào lòng người ta bởi
khung cảnh nên thơ của một buổi sáng, bởi cái tình rất đậm, rất nặng của tác giả và nhất là bởi cái ấm nóng, đẹp đẽ của hình tượng Nó khiến người đọc say mà vẫn tỉnh Một bên làm người ta rạo rực, muốn lao ngay vào cuộc chiến đấu, một bên làm người ta ấm lòng, trầm tĩnh
mà suy nghĩ, thấm thía để rồi cuối cùng là hành động Cùng với Sáng
tháng năm, cái nhìn của Tố Hữu đã được mở rộng hơn về mối quan hệ
giữa Bác, Đảng, quần chúng Về điểm này chưa phải Tố Hữu đã nói được đầy đủ song dù sao đây cũng là một bài thơ được coi là thành công nhất trong những bài thơ kháng chiến viết về Bác Sự tài trí và hiền hậu là hai nét vẽ sâu sắc nhất của Tố Hữu khi khắc hoạ chân dung
Hồ Chí Minh trong bài Sáng tháng năm
Khi viết Hoan hô chiến sỹ Điện Biên, Ta đi tới, Việt Bắc ngòi bút
của Tố Hữu đã đạt tới một quy mô rộng lớn cả về không gian lẫn thời gian trong việc thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam Lần đầu tiên sau chín năm kháng chiến và cũng là lần đầu tiên trong đời thơ của mình, Tố Hữu nhìn lại cả con đường đầy chông gai mà cách mạng
đã đi, phác hoạ lên viễn cảnh huy hoàng của tương lai dân tộc Và hình
ảnh Bác hiện lên cũng thật là lộng lẫy bên cạnh lá cờ của Đảng: Cờ đỏ
Trang 19bay quanh tóc bạc Bác Hồ Đọc câu thơ mà có thể hình dung cả màu
trời, sắc nắng, cả không khí náo nức ngày ta về lại Thủ đô.(Hình ảnh mái tóc bạc của người Cha già xuất hiện nhiều lần trong thơ Tố Hữu
nhưng có lẽ chỉ trong Ta đi tới và Mười năm (Phơ phơ tóc bạc trên đài
nắng lên) đã để lại cho người đọc ấn tượng mạnh mẽ và ấm áp hơn cả)
Với Việt Bắc, dưới hình thức đối đáp giữa người đi và người ở
lại, bài thơ đã nói lên tình cảm thương nhớ khôn nguôi đối với Hồ Chủ
tịch của đồng bào miền núi Cũng như trong "Ta đi tới" hình ảnh Bác
đã trở thành tượng trưng của quyết tâm đoàn kết không gì lay chuyển
nổi của cả dân tộc ta, kết thúc bài "Việt Bắc", Bác Hồ đã trở thành
điểm quy tụ mọi suy nghĩ, tình cảm của nhân dân hai miền xuôi ngược,
đã hoà quyện vào với bản hợp xướng ca ngợi Đảng của toàn dân tộc
Kết cấu này bắt đầu từ "Bài ca tháng Mười", qua "Ta đi tới", "Việt
Bắc", sẽ còn được tiếp tục trong "Xưa nay , "Ba mươi năm đời ta có Đảng", "Bác ơi" và "Theo chân Bác" Nó chứng tỏ những tình cảm
thiết tha đối với Bác, đồng thời ở một mức độ nhất định cũng nói lên quan niệm của nhà thơ về vai trò của Bác đối với sự nghiệp của Đảng
ta, nhân dân ta
Hình ảnh Bác Hồ còn được Tố Hữu nhắc đến trong hàng loạt bài
thơ tiếp sau đó: Lại về, Xưa-nay, Quang vinh Tổ quốc chúng ta, Qua
Liễu Châu ở mỗi bài, nhà thơ đứng trên những góc độ khác nhau, nói
lên những khía cạnh khác nhau về Bác Trong Xưa-nay , do ảnh hưởng
to lớn của cách mạng Việt Nam, do tiếng vang mạnh mẽ của cuộc kháng chiến thắng lợi, ngòi bút Tố Hữu đã tạo nên được dáng đứng
Việt Nam rất đỗi tự hào Với Xưa nay, cái nhìn của Tố Hữu về vị trí
Trang 20đất nước, dân tộc đã có nhiều điểm khác trước Bên cạnh đó, cái nhìn
về công ơn của Bác cũng được mở rộng ra trên một bình diện mới :
Cảm ơn Người, Hồ Chí Minh vĩ đại Bốn nghìn năm ta lại là ta
Tác giả gắn liền công ơn sâu nặng của Bác với lịch sử dài lâu của dân tộc, gắn liền Bác với lịch sử của đất nước mà Người đã khai sinh:
Việt Nam dân chủ cộng hoà Hôm nay mười tuổi cầm hoa tặng Người
Trong "Ba mươi năm đời ta có Đảng" Tố Hữu đã thể hiện được
một cách sâu sắc về mối quan hệ giữa Đảng, lãnh tụ, quần chúng Tố Hữu trực tiếp ca ngợi Đảng, nhắc lại quãng đường gian khổ song quang vinh mà Đảng và dân tộc đã đi để từ đó củng cố thêm niềm tin của toàn dân vào Đảng Chính nhờ cái nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa Đảng, lãnh tụ, dân tộc mà bài thơ đạt được tính chân thực lịch sử sâu sắc Và cũng chính vì đặt Đảng vào mối liên hệ với quần chúng trong hình ảnh
"Trăm tay nghìn mắt","Muôn vạn công nông","Muôn vạn tấm lòng niềm tin" mà cuộc kháng chiến của chúng ta đã được tái hiện lại trong
thơ Tố Hữu với một tia sáng mới Cái lớn lên về tầm tư tưởng và nghệ thuật đã giúp cho Tố Hữu làm sống dậy cuộc đời hoạt động của Bác trong lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng
Tháng 9-1969,Tổ quốc đau thương trong những ngày Bác mất!
Tố Hữu đã biết nén lại tình cảm tiếc thương để nghĩ về công ơn trời bể,
về đạo đức trong sáng tuyệt vời của Người và nghĩ về trách nhiệm của
mình, của mỗi người dân trong tình hình mới "Bác ơi" là tiếng khóc
Trang 21xót xa cố nén của nhà thơ, của toàn dân tộc, đồng thời cũng lại là vòng hoa, là nén hương thơm viếng Người Bác ơi là một trong những bài thơ hay nhất viết về Bác trong những ngày tang Bác
Trách nhiệm lớn lao đối với các thế hệ, sự thôi thúc bên trong trước chủ đề ca ngợi Bác, lòng thương yêu mênh mông da diết đối vớ i Bác làm Tố Hữu không yên lòng Vì vậy chỉ năm tháng sau, nhà thơ đã giải đáp được yêu cầu tình cảm của nhân dân ta và nhân dân thế giới
Trường ca Theo chân Bác ra đời “Lần đầu tiên trong lịch sử thơ ca
hiện đại ở nước ta, xuất hiện thể loại anh hùng ca trữ tình viết về lãnh
tụ nhân dân." [50,666] Có người cho rằng, Theo chân Bác chỉ có nhiều
đoạn hay, chứ nhìn chung nghệ thuật của trường ca không cao hơn,
chưa điêu luyện bằng Sáng tháng năm hay Bác ơi! Điều đó cần được bàn thêm Sáng tháng năm đánh dấu một mốc thành công quan trọng về nghệ thuật viết về Bác Bác ơi! là một lời thổn thức trước sự ra đi của
người Cha và người Thầy cách mạng Việt Nam Nhưng cả hai bài thơ đều không có một quy mô bố cục đồ sộ bao gồm gần năm trăm câu thơ
của thể trường ca như Theo chân Bác "Nếu không có sự say mê theo
đuổi lý tưởng của Bác, nếu không có tình cảm chân thật và trong suốt như thuỷ tinh và sự thiêu đốt bên trong của con tim thì Tố Hữu không thể nào khái quát nổi tiểu sử của một con người vĩ đại của một dân tộc
anh hùng bằng hình tượng nghệ thuật Theo chân Bác đúng là kết quả
của một quá trình tu dưỡng nghệ thuật lâu dài ở một nhà thơ lớn Điều
đó càng giúp cho ta nhận thức sâu sắc chân lý này: Những nhà thơ lớn
là những bậc thầy về tư tưởng.”[50,666]
Nếu văn học là ý thức xã hội thì thơ Tố Hữu nói chung, hình ảnh Bác Hồ trong thơ ông nói riêng là một biểu hiện sinh động Qua đây ta
Trang 22không chỉ thấy Bác và tâm hồn nhà thơ mà còn thấy cả vóc dáng bước
đi và tâm lý dân tộc Tiếp xúc với hình tượng càng tăng thêm lòn g kính yêu đối với Bác, hiểu được những nét cơ bản trong tài năng, phong cách của nhà thơ, ý thức xã hội, ý thức dân tộc, con đường đi của đất nước và mỗi chúng ta đều soi thấy bóng mình trong đó
Cùng với Tố Hữu, Chế Lan Viên là một nhà thơ viết n hiều về Bác
Hồ "Hoa trước lăng Người"(Nhà xuất bản Thanh niên-1976) tập hợp
gần ba mươi bài thơ làm trong khoảng hai mươi năm đã nói lên rất rõ tấm lòng nhà thơ với Bác Không chỉ là cảm xúc trước vẻ đẹp của một con người, một cuộc đời đẹp đẽ và trong sá ng, qua hình tượng Bác cũng còn là một con đường để nhận thức về lịch sử, dân tộc ,Tổ quốc
và Đảng Những chủ đề này đan lẫn, hoà thấm nhau trong thơ viết về Bác, đồng thời cũng in dấu ấn riêng của tư duy và cảm xúc cá nhân nhà thơ
Trong bài thơ Người đi tìm hình của nước, Chế Lan Viên đã ghi
lại một giai đoạn đặc biệt quan trọng trong cuộc đời cách mạng của Bác để từ đây, Người dành trọn cuộc đời của mình cho đất nước, cho
sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc Nhà thơ đã viết những dòng
thơ thật cảm động:
" Đất nước đẹp vô cùng Nhưng Bác phải ra đi
Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương"
Đất nước đẹp vô cùng nhưng Bác phải ra đi Một dòng thơ gồm hai
câu thơ nêu lên một nghịch lý đau xót Nhà thơ nhắc lại một giai đoạn
Trang 23lịch sử đau thương của dân tộc Nước ta có rừng vàng, biển bạc, ruộng đồng phì nhiêu Dân ta cần cù, yêu nước Nước ta có mấy ngàn năm lịch sử, có nền văn hiến vẻ vang Đất nước ta đẹp vô cùng nhưng cuối thế kỉ XIX bọn vua chúa nhà Nguyễn yếu hèn và phản động để nước ta
rơi vào tay giặc Pháp, nhân dân ta trở thành vong quốc nô Đau khổ và tủi nhục: Thằng giặc Tây, thằng chúa đất- Đứa đè cổ, đứa lột da Các
phong trào vũ trang đánh Pháp lần lượt bị thất bại "Nước mất, không còn hình bóng trên bản đồ thế giới, không còn hình bóng trong tâm trí
số đông Bác phải đi tìm hình của nước, tô đậm màu trên bản đồ, tô đậm nét trong trái tim người Quan trọng hơn, phải định hình cụ thể của nước đó sẽ như thế nào, hình thái mới của chính quyền, hình thức
mới của nhân dân và hướng phát triển." [39,64]
Hiểu sao hết " Người đi tìm Hình của nước"
Không phải hình một bài thơ đá tạc nên người Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất
Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai Thế đi đứng của toàn dân tộc
Một cách vin hoa cho hai mươi lăm triệu con người
Trên hành trình tìm đường cứu nước, tìm hình của nước Người
đã trải qua những ngày tháng nhọc nhằn gian khổ tìm đường đi cho dân
tộc theo đi và Người sung sướng tột cùng khi tìm thấy con đường ấy
Chế Lan Viên đã thành công khi thể hịên cái giây phút thiêng liêng và
vô cùng trọng đại trong đời cách mạng của Bác Nước mắt Người đã rơi nhưng đó là những giọt nước mắt xúc động mãnh liệt của nguồn vui
vô tận bởi bao gian lao cay đắng Người từng qua để hôm nay có được giây phút này - tìm ra chân lý, tìm được con đường đi đến hạnh phúc
ấm no cho toàn dân tộc:
Trang 24` Luận cương đến Bác Hồ Và Người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê nin
Hình của Đảng lồng trong hình của nước Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười
Giờ phút Bác đọc Luận cương của Lê nin là thời khắc có ý nghĩa lịch
sử trọng đại: Bác đã tìm ra hình của nước, Người đã chọn đúng con đường cách mạng Chỉ có chủ nghĩa Mác- Lê nin mới đưa nước ta thoát khỏi vòng nô lệ, đi lên con đường độc lập, tự do hạnh phúc Con đường cách mạng đúng đắn mà Lê nin vạch ra cho giai cấp vô sản các nước thuộc địa được Bác là người đầu tiên đã thực hiện thành công Chủ nghĩa yêu nước dẫn Bác đến với chủ nghĩa Mác - Lê nin và chỉ có chủ nghĩa Mác- Lê nin với chính đảng của giai cấp công nhân mới đảm bảo cho cách mạng giải phóng dân tộc thắng lợi
Luận cương của Lê nin theo Người về quê Việt Biên giới còn xa Nhưng Bác đã đến rồi
Kìa bóng Bác đang hôn lên hòn đất Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai
Bài thơ mở đầu bằng sự ra đi, kết thúc bằng sự trở về Câu kết của bài thơ chiếu lên đầu đề bài thơ càng cho thấy tính chặt chẽ trong bút pháp Chế Lan Viên.Với Bác, một chế độ mới hình thành, một dạng thức mới của nhân dân xuất hiện trong màu hồng của cách mạng, màu hồng của cờ nước, màu hồng của hạnh phúc Bác Hồ quả thật là vị cứu tinh cho toàn dân tộc, là người hồi sinh cho cuộc đời biết bao người
Cả cuộc đời Người dâng trọn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, vì độc lập tự do
Trang 25Nếu như trong bài thơ Người đi tìm hình của nước, nhà thơ đã
khắc hoạ hình ảnh một con người siêu phàm - Người đã kiếm tìm và
khai sinh ra nước Việt Nam mới, thì ở bài thơ Người thay đổi đời tôi,
Người thay đổi thơ tôi, Chế Lan Viên lại từ góc độ riêng của mình thổ
lộ tâm tình: nhờ có Bác mà tâm hồn của nhà thơ trở nên trong sáng hơn Từ một cuộc đời riêng, nhà thơ muốn nói đến sự chuyển biến của
nhiều người Nhà thơ hướng về Bác, cảm hết ơn sâu của Bác:
Ôi giữa lòng ta, Bác đến tự hồi nào?
Người đánh thức hồn dân tộc đã về kia!
Ta nghe bừng tỉnh dậy
Câu quan họ , xẩm xoan vứt ngã ba đường,
Điệu lục bát màu nâu nơi ruộng rẫy
Bức tranh làng Hồ và cô tố nữ dáng quê hương
Bài thơ của Chế Lan Viên là một tâm sự chân thành, nói đ ược sự chuyển biến sâu sắc của nội tâm, nỗi vui sướng của những con người
Xưa phù du mà nay đã phù sa, đổi năm đau thương lấy những ngày
Trang 26lành của những con người Từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui
Hình ảnh Bác gắn liền với sự đổi thay thế giới quan cho nhà thơ Không thể phân định rạch ròi ngày nào, tháng nào, cuộc đời nhà thơ đã đổi khác, tâm hồn nhà thơ đã đổi khác nhưng chính nhờ có Bác khiến nhà thơ thấy mình có ích cho đời
Khi ta muốn thơ ta thành hầm chông giết giặc
Thành một nhành hoa mát mắt cho đời
Khi mỗi bước đi lên của lòng ta đều thấm tình giai cấp
Ta biết trong đời ta, Bác đã đến rồi
Một đặc điểm thường thấy trong thơ Chế Lan Viên là cảm xúc tinh tế đi liền với một trí tuệ sắc sảo Chất trí tuệ ấy hiện ngay ở cái tứ Nhiều người nói lên công ơn của Bác qua một sự việc cụ thể: một bữa cơm no đủ, một bát muối trắng ngần Chế Lan Viên để lòng mình
rung động về một vấn đề, một quá trình Người thay đổi đời tôi, Người
thay đổi thơ tôi Cách cấu tứ này không chỉ biểu hiện cách suy nghĩ của
Chế Lan Viên mà còn đánh dấu bước đường trưởng thành của chúng ta trong nhận thức về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh
Đọc tập thơ "Hoa trước lăng Người" chúng ta cần phải lưu ý đến
chùm thơ tứ tuyệt viết về Bác Không phải ngẫu nhiên mà Chế Lan Viên dùng thể thơ này nói về lãnh tụ, thể thơ khi sinh thời Bác đã từng
sử dụng một cách điêu luyện và uyển chuyển trong "Nhật kí trong tù"
Dường như nhà thơ muốn đạt tới hình thức chân lí, cô đúc trong khuôn khổ tứ tuyệt để nói lên cái giản dị thẳm sâu của con người Bác:
Là chân lý Bác chẳng nói nhiều hơn chân lý
Cả nước nghe, khi im lặng Bác cười
Trang 27Chẳng phải lật sách nào ra tìm hiểu Bác
Bác sống trong ta, Bác ở giữa đời ( Bác)
Tác giả cố tránh những suy tưởng khô héo, những điều người
khác đã nói về Bác Nhà thơ muốn đi vào những khía cạnh giản dị trong đời sống sinh hoạt của Người Một ánh trăng đã từng nhòm qu a cửa sổ đòi thơ Bác, lại là một vầng trăng rằm tròn vành vạnh cho các
em thơ:
Mùa thu đầu thiếu Bác
Đau một sắc trăng ngời
nuối sâu xa:
Nhớ Bác, hiểu mùi hoa mộc Làn hương đạm ấy sao nồng
Ngỡ khuất sau làn gió biếc
Trong hồn thơm mãi vào trong
(Hoa mộc trong vườn Bác)
Chế Lan Viên chỉ bằng ba bài thơ tứ tuyệt nhưng đã khắc ghi
trong chúng ta hình ảnh về Bác hơn là bài thơ dài "Bác vẫn còn đây"
Nhà thơ tránh đường mòn người khác đã đi , nhưng chính vì tránh quá
Trang 28nhiều khiến cho bài thơ hơi gượng, đôi chỗ như lời cổ vũ chung chung :
Chớ để quân thù nghe ta khóc , ơi em
Vết thương phải thành sẹo ngay đi mà đánh giặc
Đã đau rồi đừng khóc để đau thêm
Ta còn cả đời ta mà khóc Bác
Chế Lan Viên là nhà thơ trí tuệ, triết lý Viết về Bác , Chế Lan Viên có nhiều bài thơ, nhiều dòng thơ rất thành công Tất cả sự kỳ diệu của Bác hiện lên với trí tuệ , tình yêu, thơ văn của Bác và kỉ niệm của nhân dân ở Bác có sự kết hợp hài hoà giữa cái cao cả, vĩ đại với những nét bình thường giản dị, giữa chất sử thi và trữ tình, anh hùng và cái
đẹp Hồ Chí Minh là tất cả những gì cao quý nhất, chói sáng nhất
nhưng Người cũng là những gì gần gũi, thân thiết nhất với mỗi người
Việt Nam
Bác là ai?- Ngày hôm nay Bác là vị tướng
Trong cõi trường sinh tiếng hát trong của Người là một tiếng suối xa Nhưng khi đất nước cần chém triệu đầu quân giặc Thì tiếng hát diệu kỳ là tiếng thét
" Tiến lên, toàn thắng ắt về ta"
Rồi mai đây ta sẽ trở về với vầng trăng thơ
suy tưởng của Người Nhưng hôm nay Bác là mặt trời chiến thắng
Mặt trời Người kín đáo cạnh nhành mai
Trang 29Người ghét sự chói chang, nhưng chính Người
là nguồn ấm nóng Của vầng hồng đánh dẹp bóng đêm lui
( Thành phố Hồ Chí Minh là đích phía chân trời)
Chế Lan Viên sâu sắc và lắng đọng bởi chất trí tuệ nhập sâu vào mạch cảm xúc Viết về Bác, Chế Lan Viên thường tạo nên sự tương phản để làm nổi bật những cái cao cả, vĩ đại của Bác:
Ta rách xé trong riêng tây mà Người cao cả anh hùng Người trong veo mà ta chưa giản dị được trong lòng (Ta nhận vào ta phẩm chất của Người)
Giữa đục của đời, một ngọn suối trong
(Đọc văn Người) Ngỡ như để khuây ta, Bác có cười kia đấy
Ta không thấy rõ Bác cười, chỉ bởi chúng ta đau"
"Dẫu ra đi cũng là gieo hạt Giấu niềm đau dưới một ngày vui "
(Di chúc của Người) Bác đâu thích huân chương Chỉ thích ngực trần
(Lộc của đời) Bác vĩnh cửu muôn đời không thể mất
Người trong Lăng và Người ở ngoài Lăng
(Trong Lăng và ở bên ngoài)
Trang 30Trong khi tác giả và những nhà thơ mới cùng thế hệ sống với tâm trạng bơ
vơ, cô đơn, lạc lối, mò mẫm, bất lực không có hướng đi:
Ta làm con nai lạc giữa rừng thu Làm hổ sa cơ giận vườn bách thảo
thì Bác đã mang ánh sáng trở về:
Nở trắng hoa kim anh trên biên giới, Bác về
Xa nước ba mươi năm một câu Kiều, Người vẫn nhớ Mái tóc Bác đã phai màu quá nửa
Lòng son ngời như buổi mới ra đi
(Người thay đổi đời tôi, Người thay đổi thơ tôi)
Trong cảnh ngao ngán, chán chường giữa đêm trường nô lệ:
Tháp Chàm rơi viên gạch lúc sa cơ Nai mùa vàng ngơ ngác giữa vườn thơ, Con ngựa Gióng rũ đầu đi bước một, Con hổ ngậm căm hờn trong cũi sắt Tiếng đau thương thay cho tiếng thét gào, Phật trăm tay mà chẳng có tay nào
Cầm lấy nổi một thanh gươm độ thế thì Bác xuất hiện như một vị cứu tinh:
Bác đến giữa trời mây như sét xé Sạch quang mây Nhân dân vùng lên theo
chủ soái của mình
Trang 31Ngôi sao sáng đưa ta qua đêm trường thế kỷ
Đã thành mặt trời chói rọi bình minh
(Nếu quên thanh gươm ta chẳng hiểu Người)
Tuy nhiên, bên cạnh những dòng thơ rất thành công, đầy chất trí tuệ Chế Lan Viên viết về Bác thì cũng có những dòng thơ khi nhà thơ chưa hoà tan nhuần nhuyễn chất trí tuệ và mạch cảm xúc thì đọc lên nghe thô, dài lời, lặp ý:
Một thế hệ Hồ Chí Minh : ấy là lực lượng
Một con đường Hồ Chí Minh, ấy là phương hướng
Một thành phố Hồ Chí Minh làm đích phía chân trời
Tuy vậy, phải khẳng định rằng, Chế Lan Viên và Tố Hữu cùng với các nhà thơ lớp trước đều rất có ý thức trong việc thể hiện hình tượng Bác và không ngừng cố gắng để tự nâng mình lên
Bác sống một cuộc sống thanh cao, thanh đạm và giản dị Bác không thích hư danh, không thích tượng đồng bia đá, Bác dành tất cả những giá trị cao quý cho nhân dân Tháng 01-1946, với cương vị là lãnh tụ tối cao của dân tộc, Bác đã trả lời các nhà báo: Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành
Hình ảnh Bác hiện lên rất đẹp trong bao nhiêu kỷ niệm nhớ mãi của
nhiều nhà thơ Trong bài Theo bước Bác được sáng tác từ năm 1947, Anh
Thơ thuật lại chuyện hai nữ cán bộ trên đường công tác gặp suối sâu đang
chùn bước, tưởng khó mà qua được Cả hai người đang băn khoăn "Sang sao
được bây giờ?" thì Bác đã xuất hiện như là một ông tiên hiền dẫn lối:
Trang 32Cụ già đâu chợt tới Tóc râu trắng, áo sồng!
Chân nhanh thoăn thoắt lội Vượt làn suối mênh mông
Nhà thơ Thanh Tịnh nhớ như in kỷ niệm gặp Bác trên một chuyến đò qua sông Lô thời kháng chiến chống Pháp Nhà thơ xem đây là kỷ niệm ghi trong tâm khảm của mình suốt đời không bao giờ quên nên mới đặt tưạ đề
cho bài thơ là "Trăm năm nhớ một chuyến đò" Khung cảnh của chuyến đò
đêm ấy thật là đẹp:
Núi xa viền ánh trăng vàng
Có đôi mắt sáng điểm màn trời chung
Đây là cuộc gặp gỡ tình cờ Ban đầu tác giả cứ tưởng Bác là "cụ già miền
ngược sang sông" với:
Dao rừng cài gọn bên hông Gậy song cắp nách túi vòng qua vai
Nhưng khi con đò chòng chành, tác giả bị chao nghiêng sắp ngã xuống sông thì Bác đã đưa bàn tay cho tác giả vịn Lúc Bác đã đi xa, tác giả mới nhận ra Bác Thanh Tịnh đã tái hiện khá thành công tâm trạng nhớ nhung man mác, lưu luyến và xúc động trong giây phút ấy:
Khi biết Bác, Bác lần đi khuất Phía mé rừng phảng phất mây bay Tần ngần nhìn vọng hàng cây
ấm ran da thịt hơi tay của Người
Trang 33Bác phải lo dân lo nước Đó là việc lớn quốc gia đại sự Không những
thế, Bác còn lo nhân loại cần lao và phong trào cách mạng thế giới Nỗi đau
dân nước, nỗi năm châu Tâm hồn lớn, trái tim lớn ấy đã được thể hiện trong
tất cả mọi hoạt động, mọi cử chỉ của Người Tất cả cho dân, hết thảy vì mọi người Tinh thần ấy đã tạo nên sự thống nhất cao độ trong mọi việc làm của Bác
Các nhà thơ thuộc thế hệ trước Cách mạng tháng Tám đi theo cách mạng đều nhận thức được rằng họ đang sống trong sự đổi đời Nhà thơ Xuân
Diệu trong " Thơ dâng Bác Hồ" đã rất xúc động khi nhắc đến công ơn to lớn
của Bác - người đã tạo nên sự đổi đời ấy Nhà thơ thương Bác, lo cho Bác và
có phần ân hận trong niềm biết ơn vô hạn:
Trên đầu tóc Bác sương ghi Chắc đôi sợi đã bạc vì chúng con!
Nghĩ thêm hối hận bồn chồn Những lời Bác dạy sắt son vững bền
ở Hồ Chí Minh dường như có một sự tác động đặc biệt đối với thơ ca và sự sáng tạo thơ ca của các nhà thơ, giúp cho nhà thơ nhận thức đúng đắn và sâu sắc giá trị lịch sử, độc lập, tự do
Các nhà thơ như Tế Hanh, Vũ Cao, Minh Huệ, Chính Hữu, Hoàng Trung Thông đều có những bài thơ, vần thơ hay viết về Bác Hình ảnh Bác hiện lên đó là vị cứu tinh cho dân tộc, là ngườ i hồi sinh
cho cuộc đời các nhà thơ Vũ Cao trong bài "Mấy lời con gửi Bác" với bao xúc động, nhà thơ đã nói lên lòng biết ơn sâu sắc Bác Hồ:
Nhưng tôi hiểu , cuộc đời tôi đổi khác
Là ơn Người! Tất cả tấm lòng son
Trang 34Là ơn Người! Không thể nói gì hơn
Nhà thơ Tế Hanh trong bài thơ:"Bác để lại " đã viết những câu thơ
thật thấm thía:
"Bác để lại cho chúng ta tất cả Hiện tại tương lai quá khứ cuộc đời
Tổ quốc non sông đất trời hoa lá Bác đi rồi vẫn thấy Bác khắp nơi"
Và nhà thơ Minh Huệ với "Đêm nay Bác không ngủ" đã thể hiện tấm
lòng kính yêu của bộ đội với Bác và tình thương mênh mông của Bác với chiến sỹ, dân công trong kháng chiến gian khổ Từ cái giản dị, bình
dị, cụ thể trong đời thường( đốt lửa, dém chăn ) nhà thơ đã làm nổi
bật sự vĩ đại của Bác Hồ Bài thơ mãi mãi là tiếng nói của một người
mà làm rung động trái tim muôn triệu người
Nhìn chung, khi viết về Bác, các nhà thơ thường khắc sâu công
ơn to lớn của Người đã đem lại cho dân tộc Tự do, hạnh phúc mà Bác
đã đem lại trong thơ lớp trước thường có sự liên tưởng giữa hiện tại và quá khứ- mối liên hệ đó đã tạo nên sự khái quát cao trong thơ các nhà thơ lớp trước Còn tự do, hạnh phúc Bác đem lại cho các nhà thơ thế hệ sau là khi trưởng thành đã có bên mình Cho nên khi viết về Bác, những vần thơ trẻ thường mang âm hưởng được Người chắp cánh bay cao, bay xa song cũng không kém phần hiện thực và sinh động Hiện thực đó là hiện thực đầy sức sống trong thế hệ trẻ - thế hệ Hồ Chí Minh
1.2.2 Bác Hồ trong thơ các nhà thơ thế hệ sau
Trang 35Cũng như những nhà thơ lớp trước, các nhà thơ lớp sau rất có ý
thức trong việc xây dựng và thể hiện hình tượng Bác Hồ trong thơ Với
một ý thức và sự quyết tâm, các nhà thơ không ngừng vươn tới, cố gắng tìm hiểu từng chặng đường cách mạng, từng công việc của Bác để thể hiện cho thành công hình ảnh vị lãnh tụ kính yêu Hình tượng Bác
Hồ hiện ra trong thơ trẻ trước hết là niềm tự hào và lòng tin bất diệt của tuổi trẻ Việt Nam đối với vị Cha già dân tộc- Hồ Chí Minh
Quả vậy, sinh ra và lớn lên trong thời đại Hồ Chí Minh, tuổi trẻ Việt Nam được mang tên vị lãnh tụ kính yêu của mình như mang một khúc hát tự hào, thôi thúc mãi trong tim Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu không chỉ lắng nghe tiếng hát ấy vang lên từ sâu thẳm hồn mình mà còn nhận ra đó là khúc hát thiêng liêng ngân vang trên toàn trái đất:
Cả những miền trên trái đất xa xôi
Hồ Chí Minh tên người thành khúc hát Khúc hát chung của toàn dân tộc
Khúc hát riêng của mỗi con người
Niềm tự hào ấy thấm vào xương, vào máu, thấm vào "Những tấm
lòng bền bỉ, cứng như hòn đất chai, thở bằng hơi nghĩa khí" của đồng
bào miền Nam trong những năm chiến đấu gian khổ chống Đế quốc Mỹ xâm lược Những câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm đã bay lên từ giữa
rào thép gai, từ giữa thành phố ngập tràn "Lưỡi dao găm và đồng đô
la" để khẳng định một ý chí sắt đá:
Làm trăm nghề chỉ chừa nghề cho Mỹ
Làm trăm thân cũng dân dã Cụ Hồ
Trang 36(Đất ngoại ô)
Làm dân Cụ Hồ cũng có nghĩa là làm cách mạng, đi theo con đường
cách mạng Bác đã vạch ra, niềm tự hào ấy Sống để dạ, chết mang đi
như ngọn cờ đỏ thắm tung bay trước mắt người đang sống, như ánh sao lấp lánh trên mộ người đã khuất
Nếu tôi phải ngã xuống Xin đặt tôi bên đường Cho tôi vành sao nhỏ Gác đường Hồ Chí Minh
(Đất ngoại ô - Nguyễn Khoa Điềm)
Tuổi trẻ cũng đồng nghĩa với hy vọng và ước mơ Trong bài thơ
"Lương tâm", Bằng Việt với những dòng thơ mà Hạnh phúc đến nôn
nao lồng ngực trẻ đã sung sướng thổ lộ:
Chúng ta đi hầu hết tuổi thanh niên Bao chiến thắng nôn nao lồng ngực trẻ Trái tim nóng như chưa hề nóng thế Khát vọng nào mà chẳng Bác dắt dìu cho
Mỗi chiến thắng, mỗi khát vọng của các anh, các chị đều được Bác dắt dìu và chắp cánh bay cao Phải có một niềm tin, niềm tự hào
vô hạn về vị lãnh tụ của mình, Xuân Quỳnh mới có thể cảm nhận hết được cái sức mạnh diệu kỳ trong nụ cười của Bác:
Ta vững lòng nỗi bước đi lên Khi thấy Bác mỉm cười phía trước
(ở đâu cũng thấy Bác mỉm cười)
Trang 37Và nếu như Xuân Quỳnh Vững lòng mỗi khi Thấy Bác mỉm cười
phía trước thì Bằng Việt lại thu nhận được sức mạnh Vững chãi cho
suốt những tháng năm, cho suốt cuộc đời mình, từ một tiếng cười hiền
từ như nắng sớm:
Nghe thấy Bác mỉm cười đôn hậu Nghe bước mình vững chãi tháng năm
(Trở lại trái tim mình)
Tuổi trẻ ở hậu phương, tuổi trẻ ở tiền tuyến hướng về Bác với tất
cả lòng thành kính của mình Mỗi lời khuyên của Bác, mỗi vần thơ của Bác đều có thể biến thành một thứ vũ khí hai lần có hiệu lực cho những
trận đánh quyết liệt, Vũ Ngàn Thi trong "Đêm xuân Huế đỏ cờ bay" đã
diễn tả rất đúng tâm tư ấy của tuổi trẻ cả nước:
Ta mang câu thơ Bác chúc hai miền Vào trận đánh, ngàn năm có một
Một vần thơ, một lời khuyên hay một nụ cười của Bác đã trở thành điều không thể thiếu được đối với thế hệ trẻ Việt Nam Nơi chiến trường, dù gian khổ đến mấy, dù thiếu gạo, thiếu muối, thiếu áo quần, thiếu ngủ, thiếu đạn song không thể thiếu được ánh mắt nụ cười của Bác Bác là nguồn động viên cổ vũ lớn nhất, thường xuyên nhất tro ng cuộc sống và chiến đấu Mỗi lời nói của Bác, mỗi vần thơ của Bác đã biến thành từng giọt máu thấm vào máu mỗi người chiến sỹ Trần Mạnh Hảo đã gửi những vần thơ rất đỗi tự hào của tuổi trẻ được vinh
dự cầm súng dưới vầng sáng nhân từ của Người, từ chiến trường nóng bỏng về:
Chúng con chiến đấu trên tiền tuyến
Trang 38Vẫn thấy mình trong mắt Bác Hồ
(Mắt Bác)
Bên cạnh niềm tự hào vô tận là lòng tin bất diệt của tuổi trẻ Việt Nam đối với vị lãnh tụ kính yêu Cả cuộc đời đầy phong ba, bão táp, trải qua bao thử thách gian lao hình ảnh Bác là hình ảnh người chiến sỹ cách mạng kiên cường, dày dạn và giàu kinh nghiệm Đó là một tấm gương sáng chói cho tuổi trẻ noi theo Và hình ảnh cao cả, vĩ đại của Bác đã là chỗ dựa, là nơi chở che cho mọi tâm hồn thơ trẻ Nói như
Hữu Thỉnh trong trường ca "Đường tới thành phố" thì ngay cả Trong
giấc ngủ, bữa hành quân đuổi giặc các chiến sỹ cũng cảm thấy Không
lúc nào chúng con vắng Bác Niềm tin của các anh, các chị mãi mãi
xanh tươi như những buổi đầu hẹn ước Bác đã đem lại cho các nhà thơ trẻ một niềm tin son sắt, bằng cả cuộc đời sương gió của mình Chắc chắn các anh, các chị cũng phải đi qua tuổi lớn, qua cuộc đời đổi khác, nhưng lòng tin đối với Bác mãi mãi không già, mãi mãi lung linh như mặt trời mới mọc, đẹp như niềm tin của tuổi thơ đối với thần thoại:
Duy chỉ có tấm lòng ta với Bác Vẫn tươi ròng như buổi sớm ngây thơ
(Lương Tâm - Bằng Việt)
Điều quan trọng nhất là Bác đem đến cho tuổi trẻ, cho dân tộc
Việt Nam không chỉ Núi rộng, sông dài cùng với Lưỡi kiếm đã mài
ngàn năm mà chính là lý tưởng, ý chí của Người Nguyễn Khoa Điềm,
nhà thơ của những vần thơ giầu chất suy tư, đã suy nghĩ rất đúng về thế
hệ của mình:
ỳ chí của Người
Trang 39ỳ chí toàn dân tộc
Lý tưởng của Người
Lý tưởng của chúng ta
(Mặt đường khát vọng)
Lý tưởng của Người là sức mạnh cổ vũ, thôi thúc tuổi trẻ - Bác
đã xuất hiện trong thơ của các nhà thơ trẻ như một Niềm tin sắt đá của
nguồn vui Có Bác ở bên mình, mọi lo toan và xáo trộn trong cuộc đời
chiến đấu bỗng dịu hẳn đi Chính Bác đã cung cấp cho tuổi trẻ "Sức
cân bằng trong mạch máu" đi trước mọi gian nan và sóng gió "vượt qua rồi, nhìn Bác nhẹ lòng hơn" (Lương Tâm - Bằng Việt)
Niềm tự hào và niềm tin đối với Bác đã thành ý thức trách nhiệm lớn lao của lớp tuổi trẻ trước cuộc đời ý thức trách nhiệm ấy được khơi dậy từ dòng máu Lạc Hồng, từ bốn ngàn năm dựng nước và giữ
nước của toàn dân tộc Với sức vươn tới của tuổi trẻ "Làm một mũi
tên" để "Xoè năm cánh nhọn giương trên thành đồng", Thu Bồn viết:
Việt Nam ơi! giống tiên rồng Bốn ngàn năm lấy máu hồng làm hoa Gởi lòng con đến cùng cha Chiến công đất nước kết hoa triệu vòng
Niềm tự hào của thế hệ Hồ Chí Minh dẫn đến trách nhiệm lớn lao
của toàn thế hệ Nguyễn Khoa Điềm trong trường ca Mặt đường khát
vọng đã viết lên những dòng thơ như rút ra tự tâm can mình:
Chúng tôi là con cháu Bác Hồ
Có nghĩa là chúng tôi giống Bác
Trang 40Là con cháu Bác Hồ- có nghĩa là chúng tôi giống Bác, điều đó
thật giản đơn như chân lý; song sau câu thơ tưởng như giản đơn, bình thường ấy lại là cả một ý thức trách nhiệm lớn lao, là cả một quyết tâm
rất cao của tuổi trẻ, "Có nghĩa là chúng tôi giống Bác" và cũng có
nghĩa là:
Những gì còn non nớt Chúng tôi sống chiến đấu, học tập như Người
Với trách nhiệm ấy, trách nhiệm mà một khi bắt nguồn từ một tình cảm thiêng liêng thì nó âm vang, thôi thúc mãi trong tâm hồn, vì vậy, Trần Ninh Hồ đã thao thức mãi bởi một ánh nhìn của Bác Nhà thơ tìm ra trong ánh mắt chứa chan tình thương yêu, lòng nhân ái của vị lãnh tụ vô cùng kính yêu bao điều dặn dò, bao điều chỉ bảo ân cần và ánh mắt đó còn như thúc giục mình, thế hệ mình:
Ôi năm tháng giữa bồi hồi thức ngủ Đến suốt đời con thấy Bác nhìn con
(Từ buổi Bác lên đường)
Mỗi lần Bác xuất hiện trên trang thơ của các nhà thơ trẻ, là mỗi lần ta thấy những tình cảm của các nhà thơ được biểu hiện một cách đằm thắm với niềm tin, lòng tự hào và ý thức trách nhiệm rất cao đối với Bác Có thể nói Trần Đăng Khoa đã thay mặt cả thế hệ trẻ biến tất
cả tình cảm ấy thành một lời thề thiêng liêng:
Cháu thề chiến đấu suốt đời Như lời Bác dạy, nên người Bác mong
Hình tượng Bác đã trở nên bất tử với những phẩm chất cao quý
của Người Hải Như trong bài "Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ