Bác Hồ là một lãnh tụ, một lãnh tụ kiểu mới, lã nh tụ cách mạng Việt Nam, mang trong mình những đặc điểm của tính cách con người Việt Nam. Người đại diện cho nhân dân, không phải là cá nhân đơn độc trên đỉnh cao. ở Bác có cái cao cả vĩ đại của một vị lãnh tụ, một thiên tài, một người nắm vận mệnh của đất nước. Song cũng có những điều hết sức bình dị, gần gũi, thân quen, gắn bó chan hoà với nhân dân.
không thích khoa trương, không ưa kiểu cách. Bác vĩ đại ngay trong những cái bình thường và vì thế Người càng vĩ đại. Ngƣời là cha, là bác, là anh.Thể hiện nét bình dị, giản dị của Bác trong "Sáng tháng năm",Tố Hữu có những câu tha thiết, trong sáng:
Bác kêu con đến bên bàn Bác ngồi Bác viết, nhà sàn đơn sơ.
Cái bình dị, giản dị được bộc lộ rõ nét trong tác phong sinh hoạt của Bác: "Bác ngồi Bác viết, nhà sàn đơn sơ" và nhất là cách cư xử thân mật, dịu dàng "Bác kêu con đến bên bàn" của một vị Chủ tịch... Chỉ ngôi nhà sàn đơn sơ cũng nói được rất nhiều điều về lãnh tụ. Song để khắc hoạ rõ nét hơn, để chúng ta hiểu sâu sắc hơn về Bác, Tố Hữu đã đưa chúng ta về quê Người:
Tôi trở về quê Bác, làng Sen Ôi bông sen đẹp của bùn đen Làng quen nhƣ thể quê chung vậy Mấy dãy ao chua, mảnh đất phèn!
(Theo chân Bác)
Sau này, Lâm Thao- một người con của đồng bằng sông Cửu Long trong bài "Quê Bác"cũng đã bày tỏ tình cảm yêu thương với quê Người:
Làng Sen quê Bác đây rồi
Hàng phi lao đứng giữa trời reo vui Sông Lam nƣớc chảy xanh trời Bên hàng dâm bụt bồi hồi tiến g chim
Ngôi nhà lá dựng trang nghiêm Đơn sơ phên liếp thân quen thủơ nào
Vƣờn cam phơi ánh nắng đào gió lay
Làng Sen, cái tên thật mộc mạc, thân thuộc! Như trăm ngàn xóm thôn khác của Việt Nam, làng quê Bác cũng giản dị, thanh bạch trong sự nghèo túng với "mấy dãy ao chua mảnh đất phèn". Và trong ngôi làng bé nhỏ ấy, ngôi nhà Bác cũng thật đơn sơ:
Ba gian nhà trống, nồm đƣa võng
Một chiếc giƣờng tre, chiếu mỏng manh
Chẳng có gì khác biệt giữa nhà Bác với những ngôi nhà dân bình thường! Rất đơn sơ, rất bình dị và bởi thế mà rất Việt Nam, bởi thế mà bất kỳ một ai khi đến thăm cũng thấy thân quen, gần gũi. Không chỉ ở làng Sen mà ngay giữa thủ đô, ngôi nhà Bác ở và làm việc cũng cùng một kiểu, như cái cốt cách giản dị, thanh bạch của Người:
Nhà gác đơn sơ một góc vƣờn Gỗ thƣờng mộc mạc chẳng mùi sơn Giƣờng mây, chiếu cói, đơn chăn gối Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn
Sự thực tuy hai nhưng là một. Và nếu kể cả ngôi nhà của Bác ở thời kỳ kháng chiến với "Sàn mây vách gió", "Sáng nghe chim rừng gáy bên
nhà" thì cũng đều thể hiện cốt cách á Đông. Người sống thật gần gũi,
chan hoà cùng nhân dân, không xa rời quần chúng. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói rất chính xác: Hồ Chủ tịch - một vị lãnh tụ kiểu Lênin
càng vĩ đại, càng giản dị.
Chúng ta còn nhớ mãi câu thơ của Chế Lan Viên viết về cuộc sống thanh bạch của Người:
Giƣờng lãnh tụ là hai hàng đá ghép Manh áo chàm, Bác mặc quá đơn sơ
Cuộc sống với "cháo bẹ rau măng" trong những ngày kháng chiến, Người đồng cam cộng khổ với nhân dân khi đất nước còn nhọc nhằn. Cho nên cuộc sống của Người, cuộc sống của vị lãnh tụ nhưng lại rất gần gũi với nhân dân. Một nhà báo nước ngoài đã viết: " có thể tìm thấy trong mỗi ngƣời Việt Nam bình thƣờng hình ảnh củ a Ngƣời".Thật vậy, cuộc sống của Người giản dị, giản dị trong bữa ăn, trong giấc ngủ, trong những đồ dùng vật dụng của Người, giản dị đến mức chúng ta phải kinh ngạc. Rất nhiều bài thơ nói đến đôi dép cao su, đến chiếc áo vải, áo ka ki bạc màu của Bác. Đôi dép cao su là hình ảnh của sự dẻo dai, bền bỉ và vô cùng sáng tạo của dân tộc. Một vật dụng hết sức bình thường nhưng một khi nó đã gắn bó với cuộc đời của một vị lãnh tụ vĩ đại thì nó đã trở thành kỷ vật thiêng liêng, đẹp đẽ. Đôi dép cùng Bác trường kỳ cách mạng. Nhà thơ Phạm Hổ đã làm cả một bài thơ dài về đôi dép cao su.Tác giả Nguyễn Khoa Điềm trong trường ca "Mặt đƣờng khát vọng" với hình ảnh đôi dép mòn vẹt gót đã làm sáng lại những ngả
đường gian lao mà Bác đã vượt qua:
Đôi dép của Ngƣời mòn vẹt gót
Ngƣời đã đi khắp ngả đƣờng đất nƣớc hành quân
Đôi dép- chính nó là nhân chứng im lặng mà nói với chúng ta nhiều nhất về sự hy sinh quên mình của Bác:
Đôi dép lốp nhƣ cùng ta kể rõ
Ngƣời quên Ngƣời dành hết thảy cho ta
(Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi...-Hải Như)
Đôi dép ấy là hành trang Bác mang theo suốt đời mình. Đôi dép ấy trải qua bao chặng đường gian khổ đã từng đạp lên nhiều chông gai, mang về vinh quang cho Tổ quốc:
Một đôi dép mỏng đã lì chông gai Cho con núi rộng sông dài
Cho con lƣỡi kiếm đã mài nghìn năm
(Gửi lòng con đến cùng cha- Thu Bồn) Và cũng chính đôi dép ấy đã trải qua bao thăng trầm của thế kỷ để đem lại sức bật phi thường cho dân tộc:
Bác suốt đời đi dép lốp bình thƣờng Cho ta lớn bay vƣợt tầm tiếng động"
(Lƣơng tâm - Bằng Việt)
Có thể nói bất cứ một vật gì của Bác cũng nói lên sự giản dị của Người: từ cái gậy, cái máy chữ, đôi dép, bộ quần áo Người mặc... tất cả còn đó thiêng liêng đẹp đẽ, nó gợi cho chúng ta nhớ tới Người - lãnh tụ kính yêu "Ngƣời quên Ngƣời dành hết thảy cho ta"! Trong sinh hoạt, Bác vô cùng giản dị, hoà đồng với mọi người. Bác ngồi trò chuyện với chị nông dân trên ngạch cửa bằng tre. Bác ra suối tắm cùng cán bộ cơ quan hồi ở Việt Bắc. Đi về thăm bà con xã viên, Bác cùng ngồi ăn một mâm với mọi người:
Nhớ lần Bác đã về thăm
Bác ngồi cùng chiếu cùng mâm vui vầy Bát sành Bác đỡ trên tay
Đũa tre Bác gắp từng cây rau dền.
Bác còn đi lao động cùng bà con nông dân, Bác lội xuống ruộng thăm bà con đang gặt, Bác đi chống hạn, Bác đi trồng cây...Người làm mọi việc như những người nông dân khác. Người vĩ đại như trời cao biển rộng nhưng cũng thật thân thiết gần gũi như đồng ruộng quê hương:
Ta bên Ngƣời, Ngƣời toả sáng trong ta Ta bỗng lớn ở bên Ngƣời một chút
(Sáng tháng năm)
ánh vàng rực rỡ của sự vinh quang vĩ đại hài hoà với màu nâu chất phác của đồng quê tạo nên cho Bác một vẻ đẹp bình dị mà trang trọng, uy nghi mà gần gũi không loá chói làm cho người phải choáng ngợp... Nếu nói về sự giản dị thì dường như đã là nét truyền thống của dân tộc Việt. Song sự giản dị ở Bác- một vị lãnh tụ, Người đứng đầu một nước thì phẩm chất đó biểu hiện một đạo đức cao cả, làm thế giới cũng phải khâm phục. Với chiếc áo nâu, túi vải tự nó đã đủ nói lên một phẩm chất không cần có thêm định ngữ.
Nhớ ông Cụ mắt sáng ngời áo nâu, túi vải đẹp tƣơi lạ thƣờng
Nhớ Ngƣời những sáng tinh sƣơng Ung dung yên ngựa trên đƣờng suối reo
Nhớ chân Ngƣời bƣớc lên đèo
Ngƣời đi rừng núi trông theo bóng Ngƣời (Việt Bắc -Tố Hữu)
Trong cái âm hưởng trữ tình và lãng mạn chung của toàn bài "Việt Bắc", hình ảnh Bác được khắc hoạ một cách đậm nét. Cùng với đôi mắt
sáng ngời đằm thắm yêu thương là "áo nâu túi vải" rất bình dị nhưng " đẹp tươi lạ thường", cái đẹp toát lên từ một cuộc đời bình dị "Mong manh áo vải hồn muôn trượng".Hành trang áo nâu túi vải đã làm cho hình ảnh lãnh tụ trở nên gần gũi, thân thiết với mỗi người Việt Nam. Nhân dân ta tìm thấy ở Bác hình ảnh thân quen đáng kính của những cụ già phúc hậu, chất phác khắp mọi miền quê đất nước. Bác không thích khoa trương, sống quen thanh đạm. Từ trong kháng chiến " Sáng ra bờ
suối tối vào hang - Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" và khi về Thủ đô Người vẫn phong cách ấy: "Nhà lá đơn sơ một góc vƣờn". Bác của chúng ta ung dung thanh thản nhưng suốt đời Người vẫn“ đi giữa thế gian" hoà mình vào cơn lốc của hiện thực, đứng ở mũi nhọn của cuộc
đấu tranh giải phóng nhân dân, giải phóng loài người.
" Cụ Hồ Chí Minh thuộc về tƣơng lai" (Giôn-tác-man). Thật vậy, Bác Hồ thuộc về tương lai bởi tâm hồn Bác luôn tươi trẻ, tràn đầy lạc quan. Đạo đức sáng ngời của Người không phải đạo đức của một ông thánh. Mặc dù chưa có thánh nhân nào được người đời tô vẽ mà lại có cái đạo đức tuyệt vời ấy. Đạo đức của Bác là đạo đức của một người chiến sỹ cộng sản yêu đời, không biết đến tuổi già "Quên tuổi già, tƣơi mãi tuổi đôi mƣơi".Từ đôi mắt của Người, chúng ta cũng hiểu được
tấm lòng của Người, phẩm chất, phong độ của Người. Đôi mắt là biểu tượng sinh động nhất của tâm hồn. Tố Hữu trong bài "Sáng tháng năm"
đã ba lần nhắc đến đôi mắt lãnh tụ:
"Đôi mắt Bác hiện lên cƣời phấn khởi" "Ôi ngƣời cha, đôi mắt mẹ hiền sao" "Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cƣời"
Đó là đôi mắt của tình thương, đôi mắt của tinh thần lạc quan, yêu đời. Một nhà văn phương Tây được vinh hạnh tiếp xúc với Người đã nhận xét: "Tôi thấy trong mắt Người có lửa và nước mắt" Một nhà báo úc cũng nhận xét: ấn tượng nổi bật nhất mà bất cứ ai lần đầu tiên gặp Hồ Chí Minh cũng đều cảm thấy trí tuệ tập trung ở đôi mắt đen ngời sáng của Người, lòng nhân đạo và sức hấp dẫn làm cho người tới thăm gần gũi ngay với Người. Quả thực, "lửa" là trí tuệ của Người, đó là ý chí mãnh liệt, sự chiến đấu bền bỉ kiên trung cho sự nghiệp cách mạng dân
đối với mọi người. Đôi mắt của Bác thể hiện tất cả chiều sâu, rộng trong tâm hồn Người:
Một con ngƣời, dáng hình nhỏ bé Tình yêu thƣơng rộng lớn mênh mông Đôi mắt nhìn xuyên qua trời bể
Mà tấm lòng khiêm tốn vô song
(Pa-man Hồ -Ha-nam-Ra man)
Đó là đôi mắt có tầm nhìn xa trông rộng. Đôi mắt soi sáng ước mơ. Một đôi mắt toả ánh sáng trí tuệ. ánh mắt ấy, tấm lòng ấy, trí tuệ ấy vĩnh viễn sáng ngời trong tâm trí chúng ta- trong thời đại Hồ Chí Minh- thời đại của ánh sáng! Đôi mắt của Người đã khép lại nhưng ánh sáng trí tuệ, tình yêu thương của Người mãi mãi lan tỏa:
Trƣớc khi ngủ Bác dặn dò tha thiết Vầng trán in giấc mơ tuyệt đẹp
Hãy đọc trong mi mắt khép : nụ cƣời Bác Hồ nằm tay không thể buông xuôi
(Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi... - Hải Như) "Bác Hồ nằm tay không thể buông xuôi"- Bác ra đi nhưng sự nghiệp
cao cả của Người cháu con vẫn trên đường thực hiện, giấc mơ tuyệt đẹp của Người giờ đây đã thành sự thật. Cháu con của Người đang ca
vang bài ca Nhƣ có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng !
ở Bác Hồ- một con người cao cả vĩ đại nhưng cũng rất bình thường, giản dị, luôn tràn đầy niềm lạc quan tin tưởng . Niềm lạc quan tin tưởng ấy luôn hiển hiện từ ánh mắt, nụ cười. Ngay trong nhà tù đen tối của Tưởng Giới Thạch , tiếng cười của Người đã vút lên vượt ra khỏi sự trói buộc của cảnh tù đày và sáng lên niềm tin tưởng lạc quan. Tiếng cười của Bác đối với kẻ thù là tiếng cười đả kích, châm biếm,
tiếng cười của người chiến thắng, tiếng cười của người nắm vững quy luật tất yếu của lịch sử, cách mạng. Nhưng đối với dân tộc thì nụ cười của Bác thật gần gũi, âu yếm, đôn hậu vô cùng! Xuân Quỳnh trong bài thơ ở đâu cũng thấy Bác mỉm cƣời đã có một sự so sánh rất ý nghĩa:
Nụ cƣời Ngƣời nhƣ ánh nắng ban mai Giữa hang lạnh rừng sâu Pắc bó Những đoàn quân về xuôi nhƣ thác đổ Nụ cƣời Ngƣời soi sáng cả niềm tin
Nụ cười của Bác mãi mãi lung linh trong tâm hồn tuổi trẻ và mãi mãi là điều bí mật cao cả đối với chúng ta:
Ta vất vả nhƣng niềm tin rất thật Bác mỉm cƣời râu tóc trắng nhƣ bông Ôi nét Bác cƣời, hồn hậu, thuỷ chung Nụ cƣời ấy bao giờ ta hiểu hết
Sau tất cả mọi vui buồn sống chết
Nét cƣời càng lắng đọng mãi trong ta (Lƣơng tâm- Bằng Việt)
"Nụ cƣời ấy bao giờ ta hiểu hết",phải chăng đó là nụ cười khi Bác hài lòng với công việc ta làm, và cũng là nụ cười tha thứ, cảm thông độ lượng, nụ cười như cổ vũ động viên chúng ta làm cho được như mong muốn của Người. Nụ cười đó mãi mãi là ngọn cờ vẫy gọi tuổi trẻ vượt lên phía trước:
Ta vững lòng mỗi bƣớc đi lên Khi thấy Bác mỉm cƣời phía trƣớc
(Xuân Quỳnh)
mỉm cƣời giữa trái tim ta. Mang nụ cười của Bác giữa trái tim, tuổi trẻ như được tiếp thêm sức mạnh, có thêm nghị lực vươn tới, thực hiện lý tưởng cao đẹp của Người.
ở Việt Nam, đến thời đại ngày nay chúng ta đã có một nền đạo đức cộng sản chủ nghĩa toàn diện như đạo đức nhân ái, cao thượng của Hồ Chí Minh. Bác là hình ảnh trong sáng của sự kết hợp giữ những phẩm chất cách mạng và hành động cách mạng. Chính vì thế Bác vừa là nhà chính trị, nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước vừa là nhà văn , nhà thơ, nhà báo... mặt nào cũng xuất sắc. Cũng chính vì lòng nhân ái và phẩm chất cao thượng dựa trên cái nền của lòng "ham muốn tột bực" vì nước, vì dân của Bác mà trong vô vàn mặt hoạt động, Bác đều toả sáng hơn người, khiến cả thế giới mến yêu, kính phục!
Các nhà thơ đã dồn mọi cảm xúc và bằng những thủ pháp nghệ thuật để tạo nên một sự tương ứng giữa vẻ đẹp của hình tượng thơ và tầm vóc vĩ đại của Bác ở ngoài đời. Nhưng ở một con người có cuộc sống phong phú như Bác - Người Việt Nam đẹp nhất "luôn luôn có mặt trong lƣơng tri và ý
chí của tất cả những ngƣời cách mạng trên toàn thế giới", "gắn bó với những ƣớc mơ cao nhất của nhân loại" thì nghệ thuật dù có vươn lên bao nhiêu cũng
chỉ miêu tả được một phần mà thôi.
2.3 Hồ Chí Minh- con ngƣời hành động, con ngƣời chiến thắng
Hồ Chí Minh là con người hành động- con người chiến thắng. Người luôn luôn đứng ở trung tâm dòng chảy lịch sử của thời đại, bằng quyết tâm và tài trí của mình tác động đến lịch sử. Người vừa là vị lãnh tụ, nhà chiến lược cách mạng, vừa là một người chiến sĩ, một người lính, ngƣời lính
già, đã quyết chiến hy sinh, cho Việt Nam độc lập, cho thế giớ i hoà bình":
Ngƣời đi trƣớc nghìn sƣơng muôn tuyết Dắt dìu dân nƣớc Việt Nam ta
(Ba mƣơi năm đời ta có Đảng- Tố Hữu) Hồ Chí Minh là con người đặc biệt quan trọng, xuất hiện đúng lúc, đúng yêu cầu lịch sử, với những tư tưởng và ý kiến đúng đắn. Bá c xuất hiện như một vị cứu tinh, với đạo đức cao minh của một nhà hiền triết phương Đông- Hồ Chí Minh chính là người làm ra lịch sử. Trong bài
Nếu quên thanh gƣơm ta chẳng hiểu Ngƣời, Chế Lan Viên đã có một so sánh táo bạo Bác đến giữa trời mây nhƣ sét xé, Bác vừa là chủ soái,
vừa là ngôi sao sáng, vừa là mặt trời chói rọi bình minh.
Bác đến giữa trời mây nhƣ sét xé
Sạch quang mây. Nhân dân vùng lên theo
chủ soái của mình
Ngôi sao sáng đƣa ta qua đêm trƣờng thế kỷ