1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm và mối quan hệ giữa ký văn học và ký báo chí

203 951 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 203
Dung lượng 1,71 MB

Nội dung

Mặc dù trong chương trình đào tạo đại học báo chí cũng có phần dành cho ký, nhưng đó chỉ là sự vận dụng những kết quả nghiên cứu của lý luận văn học bằng cách giới thiệu một số thể loại

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN ĐỨC DŨNG

ĐẶC ĐIỂM VÀ MỐI QUAN HỆ

GIỮA KÝ VĂN HỌC VÀ KÝ BÁO CHÍ

Chuyên ngành : LÝ THUYẾT VÀ LỊCH SỬ VĂN HỌC

Mã số : 5 04 01

LUẬN ÁN TIẾN SỸ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

HÀ NỘI - 2003

Trang 2

Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục

Mở đầu 1

Chương 1: ký và những quan niệm khác nhau 1.1 Vài nét về sự hình thành và phát triển của ký 11.1 Sự manh nha, định hình và phát triển 9

1.1.2 Sự xuất hiện và phát triển của ký ở Việt Nam 14

1.2 Tình hình nghiên cứu ký ở Việt Nam

1.2.1 Một số quan niệm khác nhau 18

1.2.2 Vấn đề ký văn học và ký báo chí 34

Chương 2 : Tác phẩm ký văn học 2.1 Đặc trưng của ký văn học 2.1.1 Một loại văn học phản ánh người thật việc thật 45

2.1.2.Nguyên tắc điển hình hoá trong ký văn học 48

2.2 Các thể ký văn học 2.2.1.Bút ký 50

2.2.2.Bút ký chính luận 56

2.2.3.Tuỳ bút 59

2.2.4 Ký sự 62

2.2.5 Phóng sự văn học 69

2.2.6 Nhật ký văn học 76

2.2.7 Truyện ký 80

2.2.8.Hồi ký văn học 84

2.2.9.Chân dung văn học 88

2.2.10 Tạp văn - tiểu phẩm 92

Chương 3 : Tác phẩm ký báo chí 3.1 Ký báo chí trong hệ thống thể loại báo chí 3.1.1.Về hệ thống thể loại báo chí 97

3.1.2.Các loại thể báo chí và mối quan hệ của chúng 100

3.1.3.Đặc trưng của ký báo chí 103

3.2 Các thể ký báo chí 3.2.1.Phóng sự 106

3.2.2.Ghi nhanh 114

3.2.3.Ký chân dung 121

3.2.4.Ký chính luận 127

3.2.5.Nhật ký phóng viên 133

3.2.6.Thư phóng viên và sổ tay phóng viên 138

Chương 4: Mối quan hệ giữa ký văn học và ký báo chí 4.1 Ký văn học và ký báo chí trong mối quan hệ giữa văn học và báo chí 4.1.1 Về mối quan hệ giữa văn học và báo chí 143

4.1.2 Sự giao thoa, thâm nhập, chuyển hoá giữa ký văn học và ký báo chí 151

4.2 Ký văn học và ký báo chí trong bối cảnh đổi mới hiện nay 4.2.1.Vài nét về nền văn học và báo chí đổi mới 158

4.2.2.Những xu hướng phát triển của ký văn học và ký báo chí 167

Kết luận và kiến nghị 178

công trình công bố của tác giả 184

Tài liệu tham khảo 185

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Từ thập kỷ 60 sang đến đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX, ở nước ta đã từng có những cuộc bàn luận, tranh luận về những vấn đề xung quanh ký với

sự tham gia của nhiều nhà văn và các nhà nghiên cứu nổi tiếng Đã có nhiều

câu hỏi được đặt ra, trong đó có những câu hỏi rất quan trọng như: Ký có phải

là văn học không? Trong ký có hư cấu không? Mối quan hệ giữa truyện và ký? Đặc trưng của ký là gì? Liệu có nên phân chia thành ký văn học và ký báo chí không? v.v

Những năm sau này, nhiều người vẫn tiếp tục nêu ra những ý kiến bàn

luận Mặc dù đều thống nhất khẳng định ký là một loại văn học viết về người thật việc thật nhưng vẫn tồn tại những ý kiến khác nhau khi xác định đặc trưng của nó Có ý kiến nhấn mạnh tính chính luận như là là đặc trưng quan

trọng nhất của ký Ý kiến khác cho rằng đặc trưng quan trọng nhất của ký văn

học là trần thuật về những người thật, việc thật Một số ý kiến xác định đặc trưng của ký văn học là ở tính xác thực, tư liệu Ngoài ra cũng còn những

quan niệm cho rằng không thể xác định được đặc trưng của ký

Sự không nhất trí về những vấn đề xung quanh ký còn thể hiện ở nhiều khía cạnh khác Có thể lấy ví dụ trong cách sử dụng thuật ngữ Cũng là để chỉ

“ký” nhưng hiện vẫn còn tồn tại những cách gọi khác nhau Thông thường nhất, ta hay gặp cách gọi là “thể ký” Ngoài ra còn một số tên gọi khác thường xuyên được sử dụng như “thể loại ký”, “loại ký” v.v Thậm chí, khi nói về

ký có người chỉ gọi chung chung là “bút ký” Trong thực tiễn sáng tạo tác phẩm, có tác giả đã không gọi đúng tên thể loại đối với tác phẩm của mình Thực tế nêu trên cho thấy sự phức tạp của vấn đề và điều này xét cho cùng lại

Trang 4

có nguyên do gắn liền với sự năng động của các thể ký trong quá trình phản ánh hiện thực

Trong số những câu hỏi đã từng được nêu ra, có lẽ câu hỏi “liệu có nên

phân biệt giữa ký văn học và ký báo chí không ?” đã gây ra nhiều tranh luận

nhất Mặc dù vẫn còn những ý kiến cho rằng không thể phân biệt được hai loại ký nhưng đến những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã cơ bản thống nhất cho rằng đó là một sự phân biệt cần thiết và có thể thực hiện được Tuy

nhiên, điều đáng chú ý là người ta thường chỉ phân biệt tính chất văn học và tính chất báo chí trong một số thể loại gần gũi với báo chí như ký sự, bút ký, bút ký chính luận, tạp văn, tiểu phẩm Ký báo chí vẫn chưa được xem xét với

tư cách là một loại thể với những đặc điểm khu biệt có thể đối sánh với ký văn học Điều này có nguyên nhân ở chỗ: cho đến nay loại thể ký báo chí vẫn

chưa được nhận diện một cách rõ ràng trong hệ thống thể loại báo chí, do đó những ý kiến phân loại thường chỉ giới hạn trong khu vực các thể ký văn học

Trong lý luận báo chí nước ta, trước những năm 90 việc nghiên cứu về

ký hầu như chưa có thành quả nào Mặc dù trong chương trình đào tạo đại học báo chí cũng có phần dành cho ký, nhưng đó chỉ là sự vận dụng những kết quả nghiên cứu của lý luận văn học bằng cách giới thiệu một số thể loại được coi là “gần gũi với báo chí” như bút ký, ký sự, tạp văn, tiểu phẩm Trong đó, đặc điểm chung của các thể ký được xác định là “vừa có tính chất văn học, vừa có tính chất báo chí”

Hiện nay, các tác phẩm ký đang phát triển rất mạnh mẽ trong nền văn

học và báo chí đổi mới ở nước ta Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một công

trình nghiên cứu nào đề cập đến đặc điểm và mối quan hệ giữa ký văn học và

ký báo chí Ngay ở thời điểm này, nhiều câu hỏi về những vấn đề có liên quan

đến ký nói chung vẫn chưa được trả lời một cách thoả đáng

Trang 5

Trong khoảng mười năm qua, chúng tôi đã trình bày quan niệm của mình trong một số bài viết đăng tải trên các tạp chí, các thông báo khoa học,

trong một số chương của các cuốn sách Viết báo như thế nào, Sáng tạo tác phẩm báo chí và đặc biệt là trong cuốn Các thể ký báo chí Trong đó, chúng tôi cho rằng cần phải nhìn nhận ký báo chí với tư cách là một loại thể tồn tại độc lập, bình đẳng với các loại thể khác trong hệ thống thể loại báo chí và độc lập với ký văn học Tuy nhiên, để có thể giải quyết vấn đề một cách toàn

diện, đòi hỏi phải có một công trình nghiên cứu chuyên sâu với một cách tiếp cận và giải quyết vấn đề bao quát hơn

Được sự động viên, giúp đỡ của các giáo sư, tiến sỹ và bạn bè đồng nghiệp, đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của giáo sư Hà Minh Đức - người hướng dẫn luận án, tôi mạnh dạn phát triển đề tài nghiên cứu này Công việc này có liên quan trực tiếp tới chuyên môn của tôi - một giảng viên chuyên về các thể loại báo chí và các thể nằm trong khu vực giao thoa giữa văn học và báo chí

2 Mục đích nghiên cứu

Luận án này không có tham vọng tổng kết toàn bộ những vấn đề đã và đang đặt ra xung quanh ký văn học và ký báo chí Với mong muốn đóng góp một cách nhìn trước những vấn đề hiện vẫn đang gây tranh cãi, bên cạnh việc trình bày một cách khách quan những quan niệm đã có và những vấn đề đặt

ra, chúng tôi cố gắng trình bày ý kiến riêng của mình từ một góc độ mới

Để khảo sát những đặc điểm của ký văn học, ký báo chí và mối quan hệ giữa chúng, trong luận án chúng tôi sẽ lần lượt đề cập đến những nội dung

chủ yếu sau đây:

Một: trình bày khái quát về sự hình thành, phát triển của ký và lịch sử

vấn đề nghiên cứu ký ở Việt Nam với những quan niệm khác nhau, trong đó đặc biệt chú ý vấn đề ký văn học và ký báo chí

Trang 6

Hai: khảo sát đặc điểm của các thể ký văn học Công việc này được

tiến hành trên cơ sở kế thừa thành quả của những nhà nghiên cứu đi trước để xem xét các thể ký văn học trong bối cảnh của đời sống văn học hiện đại ở nước ta qua việc khảo sát một số thể ký văn học tiêu biểu như: bút ký, bút ký chính luận, tuỳ bút, ký sự, phóng sự văn học, nhật ký văn học, truyện ký, hồi

ký, chân dung văn học, tạp văn, tiểu phẩm

Ba: xác định diện mạo hệ thống thể loại báo chí ở nước ta hiện nay,

trong đó có loại thể ký báo chí Công việc này sẽ tạo cơ sở để triển khai

nghiên cứu những đặc điểm của một số thể ký báo chí như phóng sự, ghi nhanh, ký chân dung, ký chính luận, nhật ký phóng viên, thư phóng viên và sổ tay phóng viên

Bốn: nghiên cứu mối quan hệ giữa ký văn học và ký báo chí Đây là

mối quan hệ vốn có, được hình thành một cách tất yếu trong quá trình phản ánh về những con người, sự việc sự kiện có thật trong đời sống Trong bối cảnh hiện nay, mối quan hệ này vẫn được thể hiện một cách sinh động trên nhiều khía cạnh, góp phần tạo ra động lực cho sự phát triển của ký trong đời sống văn học và báo chí hiện đại nước ta

Toàn bộ những công việc trên nhằm xây dựng một cách nhìn hợp lý, sát thực hơn đối với các thể ký trong bối cảnh của đời sống văn học và đời sống báo chí Việt Nam hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án này là đặc điểm và mối quan hệ giữa các thể ký văn học và ký báo chí trong bối cảnh của đời sống văn học và đời sống báo chí hiện nay ở nước ta

Mặc dù có chung một đối tượng phản ánh và nhận thức là người thật, việc thật và thường xuyên có sự giao thoa chuyển hoá lẫn nhau nhưng nhìn

chung ký văn học và ký báo chí vẫn có sự khác biệt về đặc trưng loại thể

Trang 7

Điều đó được thể hiện không chỉ ở những yếu tố như các cấp độ của điển hình, tính chất và mức độ hư cấu, cảm xúc, suy tưởng, sự chiêm nghiệm của tác giả, ở những yêu cầu về tính xác thực và tính thời sự mà còn thể hiện ở những yếu tố hình thức như thể loại, bút pháp, giọng điệu và kể cả về dung lượng của tác phẩm

Trong những công trình nghiên cứu trước đây, những đặc điểm và năng lực của các thể ký báo chí chưa được nhận diện một cách đầy đủ và nhìn

chung chưa có sự phân biệt thực sự giữa ký báo chí với ký văn học Điều này

có nguyên nhân như đã nói ở trên là các tác giả trước đây thường chỉ xem xét

ký văn học trong sự so sánh với các loại thể văn học Tuy các ý kiến đều lưu

ý tới mối quan hệ giữa ký văn học với báo chí (hoặc ký báo chí) nhưng nhìn chung những quan niệm đã trình bày vẫn thường chỉ dừng lại ở chỗ xem xét

tính chất văn học và tính chất báo chí của các thể ký văn học Hơn nữa, do

trước đây đặc trưng của báo chí thường chỉ được xác định một cách giới hạn ở

tính chất chính luận nên “tính chất báo chí” của ký văn học cũng chỉ được

giới hạn ở đặc điểm này Nguyên nhân của tình hình trên gắn liền với bối cảnh của đời sống văn học và đời sống báo chí nước ta những thập kỷ trước Ngoài ra, còn có nguyên nhân do sự phát triển có phần còn chậm của lý luận báo chí Việt Nam Trong thực tế, phải đến đầu thập kỷ 90 lý luận báo chí nước ta mới bắt đầu tiếp cận các thể loại báo chí trên cơ sở hệ thống nhưng đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi, bàn luận

Hiện nay, do khái niệm “báo chí” bao hàm nhiều loại hình với những đặc trưng rất khác biệt như: thông tấn, báo in, báo nói, báo hình, báo ảnh, báo trực tuyến (báo trên mạng Internet) nên thuật ngữ “ký báo chí” được sử dụng

ở đây chủ yếu là để chỉ các tác phẩm ký báo chí được sử dụng trên các loại hình báo chí truyền thống có phương thức in ấn, đăng tải gần với văn học - chủ yếu là loại hình báo in Với những tác phẩm được sử dụng trên các loại

Trang 8

hình báo chí gắn với kỹ thuật hiện đại như phát thanh, truyền hình, báo ảnh, báo trực tuyến cần phải có những công trình nghiên cứu chuyên sâu hơn

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp nhiều khó khăn Thuận lợi lớn nhất là được kế thừa những kết quả quan trọng của các nhà nghiên cứu đi trước về những vấn đề có liên quan tới ký văn học Tuy nhiên, để có thể thực hiện được mục đích đã đề ra cho luận án

này, chúng tôi cho rằng bên cạnh việc dựa vào những thành quả của lý luận văn học, còn phải kết hợp vận dụng những kết quả nghiên cứu của lý luận báo chí Nói cách khác, để xác định những đặc điểm và mối quan hệ giữa ký văn

học và ký báo chí, phải đặt chúng trong mối quan hệ so sánh với tư cách là

hai loại thể thuộc hai hệ thống thể loại khác nhau Mà muốn vậy - như đã trình bày ở trên, trước hết phải nhận diện đúng về loại thể ký báo chí trong hệ thống của nó Ngoài ra, để có thể làm sáng tỏ những đặc điểm và mối quan

hệ giữa ký văn học, ký báo chí còn phải xem xét đặc điểm của từng thể loại trong mối quan hệ với những thể loại khác ở bên trong và bên ngoài loại thể

và hệ thống của nó Đó cũng là con đường của chúng tôi trong việc tiếp cận

để giải quyết đề tài nghiên cứu này Đây là một đề tài khó, còn nhiều tranh cãi, lại do các thể ký có nhiều hình thức biểu hiện đa dạng và phức tạp nên cần phải có những phương pháp nghiên cứu linh hoạt

Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi vận dụng kết hợp một số

phương pháp nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp, phân loại, so sánh Các

phương pháp được vận dụng đều có vai trò quan trọng và tích cực đóng góp vào kết quả của luận án

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Việc xác định một cách đúng đắn những đặc điểm và mối quan hệ giữa

ký văn học và ký báo chí trước hết có liên quan trực tiếp tới việc điều chỉnh

Trang 9

các chương trình đào tạo văn học và báo chí hiện nay Với các chương trình

đào tạo văn học, cần phải thống nhất một quan niệm về sự phân biệt giữa ký văn học và ký báo chí Với các chương trình đào tạo báo chí, việc nhận diện loại thể ký báo chí trong sự khu biệt với ký văn học và với các loại thể báo chí khác cũng đang là một yêu cầu bức xúc Như vậy, công trình nghiên cứu này

có thể góp phần giải quyết một bất hợp lý vốn đã từng tồn tại lâu nay trong các chương trình đào tạo Rõ ràng là không thể xác định được một cách đầy

đủ những đặc điểm, đặc trưng của ký văn học nếu không đặt nó trong sự so sánh với ký báo chí và ngược lại Ngoài ra, công việc này còn có thể có những tác động trực tiếp đến thực tiễn sáng tạo tác phẩm của các nhà văn, nhà báo và tạo cơ sở lý luận cần thiết cho việc đánh giá tác phẩm trong những kỳ xét giải thưởng văn học và báo chí

6 Cấu trúc của luận án

Trong luận án này, sau Mở đầu, các nội dung chủ yếu được bố trí trong

bốn chương theo trình tự như sau:

Chương 1: Ký và những quan niệm khác nhau

Chương này gồm hai mục Mục 1 xem xét vài nét về sự hình thành và phát triển của ký Mục thứ hai đề cập đến tình hình nghiên cứu ký ở Việt Nam Trong mục này, sau khi trình bày một số quan niệm khác nhau, chúng tôi tập trung vào vấn đề ký văn học và ký báo chí

Chương 2: Tác phẩm ký văn học

Chương này cũng gồm hai mục Mục 1 khảo sát đặc trưng của ký văn học qua việc xem xét năng lực phản ánh hiện thực và nguyên tắc điển hình hoá của loại văn học này Phần lớn nội dung của chương được trình bày trong

mục 2 là mục có nhiệm vụ khảo sát các thể ký văn học Trong đó, sau khi đã nêu quan niệm của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi cũng nêu ý kiến riêng trong việc xác định đặc điểm của một số thể ký văn học tiêu biểu như

Trang 10

bút ký, bút ký chính luận, tuỳ bút, ký sự, phóng sự văn học, nhật ký văn học, truyện ký, hồi ký, chân dung văn học, tạp văn - tiểu phẩm v.v

ký báo chí Mục 2 của chương này khảo sát một số thể loại thuộc loại thể ký

báo chí như phóng sự, ghi nhanh, ký chân dung, ký chính luận, nhật ký phóng viên, thư phóng viên và sổ tay phóng viên Mỗi thể loại sẽ được xem xét

trên các phương diện như sự hình thành và phát triển cùng với những đặc

trưng, đặc điểm thể loại

Chương 4: Mối quan hệ giữa ký văn học và ký báo chí

Mục 1 của chương này đề cập đến mối quan hệ giữa ký văn học và ký báo chí trong mối quan hệ giữa văn học và báo chí theo trình tự: xem xét mối quan hệ giữa văn học và báo chí nói chung và mối quan hệ giữa ký văn học

và ký báo chí nói riêng Mục 2 đề cập tới những đặc điểm của nền văn học và báo chí đổi mới và trên cơ sở đó xem xét những xu hướng phát triển của ký văn học và ký báo chí trong giai đoạn hiện nay ở nước ta

Cuối luận án, sau Kết luận và kiến nghị là Công trình công bố của tác giả và Tài liệu tham khảo

Trang 11

Chương 1

KÝ VÀ NHỮNG QUAN NIỆM KHÁC NHAU

1.1 VÀI NÉT VỀ SỰ HÌNH THÀNH

VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KÝ 1.1.1 Sự manh nha, định hình và phát triển

Trong quá trình nhận thức và phản ánh hiện thực của con người, những hình thức ghi chép có tính chất ký đã xuất hiện từ rất sớm, gắn liền với sự xuất hiện của chữ viết Ban đầu, việc ghi chép những điều mắt thấy tai nghe thường lẫn với những truyền thuyết, những huyền thoại lưu truyền trong dân gian Đó là một hiện tượng phổ biến trong mọi cuốn sách cổ

Ở thời kỳ đầu tiên, công việc ghi chép vừa là chép sử vừa là văn học,

đồng thời còn thể hiện những tư tưởng triết học Đó là thời kỳ “văn - sử - triết bất phân” Tuy cho đến nay vẫn chưa có một tài liệu nào khẳng định những

tác phẩm ký đầu tiên đã ra đời ở đâu, nhưng nếu xét từ một thực tế hiển nhiên

là những ghi chép đầu tiên phải gắn liền với sự ra đời của chữ viết thì đó có

lẽ đó là những tác phẩm của Trung Quốc cổ đại như Xuân thu, Tả truyện, Chiến quốc sách

Theo giáo sư (viết tắt: GS.) Hà Minh Đức, “trong văn học phương Tây, văn học sử cũng trích tuyển cả những bài viết có tính chất ký chính luận từ nguồn sử học của Misơlê (Michelet), Ôguýtanh Chieri (Augustin Tierry), triết học của Paxcan (Pascal), chính trị của Mirabô (Mirabeau), Vécnhiô

Trang 12

(Vergniaud) v.v” [36, tr.185,186] Với sức mạnh là những sự thật được lựa chọn và phản ánh một cách chân thực, tác phẩm ký là tấm gương phản chiếu đời sống trong toàn bộ dáng vẻ phức tạp, sinh động vốn có của nó Ngày nay, khi muốn tìm hiểu lại cuộc sống thực trong quá khứ, người ta không tìm đọc thơ ca, tiểu thuyết, kịch mà đọc ký Chỉ có ký mới có thể cung cấp những sự thật xác thực, cụ thể nhất về quá khứ Những tác phẩm ký đã giữ vai trò độc tôn như vậy trong suốt lộ trình văn học và sức hấp dẫn của nó trước hết cũng chính nhờ ở đặc điểm quan trọng này

Sự phát triển của nhận thức - trong đó có ý thức về đặc trưng hình tượng của văn học dần dần đã khiến cho văn học tách ra khỏi những khoa học khác như lịch sử, triết học Trong văn học xuất hiện những hình thức biểu hiện mới và hệ thống các thể loại ngày càng phong phú hơn

Theo các tác giả của Từ điển thuật ngữ văn học, mặc dù đã ra đời rất

sớm nhưng phải đến thế kỷ XVII và đặc biệt là từ thế kỷ XIX, “khi đời sống lịch sử của các dân tộc ngày càng phát triển theo hướng tăng tốc, khi kỹ nghệ

in ấn và báo chí phát triển, văn học mở cửa, xé rào để thâm nhập vào các lĩnh vực hoạt động tinh thần khác, nhà văn ngày càng có ý thức tham gia trực tiếp vào các cuộc đấu tranh xã hội, ký mới thực sự phát triển mạnh mẽ” [56, tr.112] Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cũng cho rằng tác phẩm ký thường thịnh hành ở các thời kỳ xã hội có sự khủng hoảng của các quan hệ cũ, nảy sinh một nếp sống mới, làm tăng cường sự miêu tả về các thói tục Ông lấy ví dụ: “ Ở nước Anh đầu thế kỷ XVIII, khi các tạp chí châm biếm của R Steel

và J Addison đăng những bài phác hoạ chân dung và cảnh sinh hoạt hoặc ở Nga giữa thế kỷ XIX khi chế độ nông nô khủng hoảng, quý tộc suy thoái, hạ lưu bị bần cùng, thể ký trở thành một trong những thể loại chủ đạo của văn học” [5, tr.180]

Trang 13

Theo giáo sư tiến sỹ khoa học (viết tắt: GS TSKH.) Phương Lựu, ở

phương Tây tác phẩm ký văn học thịnh hành từ chủ nghĩa Khai sáng với Những bức tranh Pari của Mécxiê, Tự thú của Rútxô v.v “Đến chủ nghĩa

lãng mạn, tuy ký không thật phát triển nhưng cũng để lại một số tác phẩm nổi

tiếng như Những hồi ức chỉ công bố sau ngày đã mất của Satôbriăng Những

nhà văn hiện thực kiệt xuất như Đíchkenx và Thácơrây đều có viết ký” [157, tr.274]

Ở nước Nga, thể loại truyện ký đã được thừa nhận về phương diện lý luận từ những năm 40 của thế kỷ XIX khi nó được hình thành như một thể

loại thế sự điển hình và có tên gọi là “sinh lý học” Các nhà văn của “trường

phái tự nhiên” Nga khi đó đã thực hiện việc dân chủ hoá nền văn học và nghiên cứu kỹ đám đông bằng con đường “chính luận-nghệ thuật” Đó là

những tác phẩm khá nổi tiếng như Những xó xỉnh Pêtecbua của N Nhêcraxốp, Những người chơi đàn Sacmansica lang thang ở Pêtecbua của Đ Grigrôvich, Người Côdăc vùng Uran của V Đal Theo các nhà nghiên cứu

văn học Nga, “truyện ký thế sự đạt được những thành tựu mới trong văn học Nga vào những năm 1860 - 1870 nhờ sáng tác của M Santưcôp - Sêđin, G Uspensky, V Slepxôp, A Lêvitôp” [147, tr.409, 410]

Theo hồi ức của V Bôntsơ - Bruêvits về V.I Lênin, trong khi đã đấu tranh quyết liệt với Mikhailôpxki, V Vôrônxtôp và các nhà lý luận khác của phái dân tuý, Lênin lại rất lưu ý đến tác dụng sâu sắc của các nhà văn thuộc

phái này Người đã tỏ ra đặc biệt quan tâm đến tác phẩm ký Những tập tục ở phố Raxtêraiêva của U penxki và những bài ký về đời sống của giai cấp công

nhân trong các bút ký của Zlatôvraxki Trong một lá thư gửi M Gorki đề ngày 7-2-1908, Lênin đã đề nghị: “Song nếu anh có cả hứng thú cộng tác với một tờ báo chính trị, - thì tại sao anh lại không tiếp tục, không có thói quen

Trang 14

viết cái thể loại mà anh đã bắt đầu bằng Bút ký về giai cấp tiểu tư sản ở báo Đời mới, mà theo tôi, anh đã mở đầu một cách tốt đẹp” [91, tr.299]

Là những hình thức ghi chép linh hoạt về hiện thực một cách chân thực

và trực tiếp, văn học ký thường phát triển mạnh ở những thời điểm xã hội đang có những biến động, gắn với những thay đổi mạnh mẽ Trong tác phẩm

Mười ngày rung chuyển thế giới, Giôn Rít đã vẽ lại trước mắt người đọc một

bức tranh sinh động về cuộc cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại thông qua

“hàng loạt những hình ảnh sống, những hình ảnh điển hình đến nỗi bất cứ người nào đã được chứng kiến cuộc sống cách mạng cũng hình dung ra ngay

những cảnh tương tự mà mình đã sống” (Lời tựa của N Cơ-rup-xcai-a cho lần

xuất bản đầu tiên bằng tiếng Nga) [155, tr.7]

Nối tiếp truyền thống vẻ vang của quá khứ, văn học Trung Quốc đầu thế kỷ XX đã sinh một trong những nhà viết ký bậc thầy là Lỗ Tấn Văn chương của ông có tính chiến đấu mạnh mẽ, được biểu hiện ở cái phần quan trọng nhất trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông là tạp văn Trong một tài liệu nghiệp vụ báo chí do Hội Nhà báo Việt Nam xuất bản năm từ 1960 (có

tên là Bài giảng về tạp văn) có trích dẫn ý kiến của tác giả Cù Thu Bạch viết

từ năm 1933 in trong “Tuyển tập tạp cảm Lỗ Tấn” Trong đó, Cù Thu Bạch nhận xét rằng chính cuộc đấu tranh xã hội kịch liệt khiến cho nhà văn không thể ung dung nhào nặn tư tưởng tình cảm của mình vào trong sáng tác, đồng thời sự áp chế tàn bạo cũng không cho phép nhà văn có thể tự do ngôn luận bằng hình thức thông thường Chính vì thế, “tài năng hài hước của Lỗ Tấn giúp ông biểu hiện lập trường chính trị của mình, sự quan sát sâu sắc đối với

xã hội của mình, sự đồng tình nhiệt liệt của mình đối với đấu tranh của dân chúng bằng hình thức nghệ thuật” [74, tr.6] Nhận xét này được coi là tiêu biểu cho cách nhìn khoa học và đúng đắn về lý do sự xuất hiện và tinh thần chiến đấu của tạp văn Lỗ Tấn trong bối cảnh xã hội Trung Quốc thời kỳ đó

Trang 15

Tài liệu này còn cho biết Lỗ Tấn đã “rất cảm động và vui thích” khi đọc bài viết nói trên của Cù Thu Bạch

Những biến động dữ dội của thế kỷ XX đã có những tác động sâu sắc đến đời sống văn học và đời sống báo chí trên thế giới, tạo ra sự phát triển có tính chất bùng nổ của phóng sự - một thể loại quan trọng của cả văn học và báo chí Với năng lực phản ánh hiện thực một cách trực tiếp, với khả năng khám phá, phơi bày, điều trần và với sức tố cáo mạnh mẽ, các tác phẩm phóng sự đã góp phần khẳng định sức mạnh của văn học và báo chí trong việc tham gia cuộc đấu tranh xã hội Trong những thời kỳ có những biến cố lịch sử nhanh chóng, phóng sự là thể loại đầu tiên có thể bắt mạch sự kiện, có thể nhận xét đâu là những nhân tố mới, có thể làm bản kiểm kê của thời đại một cách sinh động với những sự thật xác thực Ở nước Pháp hồi đầu thế kỷ,

người ta thấy trên tờ Tin tức văn học xuất hiện những tên tuổi nổi tiếng như

Giăng Cốctô, Gioocgiơ Gira, Ăngđrê Môroe Những tác giả ấy với những tác phẩm nổi tiếng đã khiến cho phóng sự trở thành “phản quang của những khuynh hướng xã hội và đạo đức của thời đại” và “người ta còn khinh rẻ người phóng viên, người ta còn coi anh nhà báo ở bậc thang thấp nhất chừng nào những tác phẩm của Giôn Rit và của Laritxa Raixnơ chưa chứng tỏ rằng việc thông tin về hiện thực có thể trình bày một cách độc lập và có nghệ

thuật” [159, tr.211] Ngay từ những năm 30, phóng sự nổi tiếng Nước Trung Hoa bí mật của Êgôn Écvin Kít đã có những ảnh hưởng rất lớn đến các nhà

văn, nhà báo Trung Quốc Họ khâm phục tài năng một người nước ngoài đã

mô tả xã hội Trung Hoa những năm 30 giỏi hơn chính bản thân họ Phóng sự này đã trở thành tác phẩm gối đầu giường của nhiều nhà văn Trung Quốc, thậm chí nhiều người đã thuộc lòng nhiều trang trong cuốn sách đó Theo nhận xét của nhà nghiên cứu Pháp Nôen Duytơre, “phóng sự của E E Kit nổi bật ở chỗ tác giả đã can thiệp trực tiếp vào câu chuyện để bày tỏ sự công phẫn

Trang 16

trước những sự việc mà ông kể lại đôi khi với một giọng mỉa mai châm biếm sâu cay” [27]

Theo các tác giả Lưu Liên và Lê Sơn, trong lịch sử phát triển của văn học Xô-viết trước đây, chưa bao giờ những tác phẩm thuộc ký lại “được mùa” như thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai “Riêng trong 1941, năm đầu tiên và cũng là năm khó khăn nhất của cuộc chiến tranh, trong số 1.027 tác phẩm văn học được xuất bản thì thể ký chiếm tới một phần ba” Trên báo chí Xô viết khi

đó thường xuyên xuất hiện những bài ký chứa chan tinh thần yêu nước, căm thù giặc Những bài ký chính luận của I Êrenbua được ví như “một cuộc tấn công vũ bão vào kẻ địch”, những bài ký của A Tônxtôi được so sánh với

“hoả lực của những khẩu đại liên và đại bác” Nhiều tác phẩm ký đã được đem ra đọc trước hàng quân Nhiều tên tuổi nổi tiếng của văn học Xô-viết đã gắn liền với văn học ký như A.Tônxtôi, Êrenbua, Pôlêvôi, Ximônôp, Nêcraxôp, Sôlôkhôp, Fađêep, Goocbatôp, Grôxman Với năng lực phản ánh hiện thực một cách nhạy bén và sốt dẻo, với sự phóng khoáng trong việc lựa chọn chất liệu và với khả năng phổ biến rộng rãi trong công chúng, “thể ký đã thực sự trở thành thể loại đầu tàu của văn học Xô-viết trong cuộc chiến tranh cứu nước Hầu hết các nhà văn xô viết ít nhiều đều sử dụng thứ vũ khí lợi hại này” [96, tr.74]

1.1.2 Sự xuất hiện và phát triển của ký ở Việt Nam

Ở nước ta, hoàn cảnh xã hội những năm nửa cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX có nhiều biến động sâu sắc Chính trong giai đoạn được coi là đỉnh cao của văn học dân tộc thuộc ý thức hệ phong kiến này đã xuất hiện một số tác phẩm ký xuất sắc, tiêu biểu cho mảng văn xuôi giàu tính hiện thực

ở nước ta Theo nhận xét của nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc, “thích ứng với một đối tượng phản ánh đa dạng và biến động như vậy, trong văn xuôi chữ Hán giai đoạn này xuất hiện một thể loại mới là ký sự” [97, tr.241] Có thể lấy ví

Trang 17

dụ bằng tác phẩm Thượng kinh ký sự (in năm 1885) của Hải thượng Lãn ông

Lê Hữu Trác Tác phẩm này kể về chuyến đi của tác giả lên kinh đô để chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và Trịnh Sâm Ngoài việc thể hiện cái tâm thế coi khinh danh lợi, tác giả còn thể hiện một tâm hồn giàu cảm xúc trước thiên nhiên tươi đẹp

Sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của báo chí đã thổi một luồng sinh khí mới vào đời sống văn học, đặc biệt là đối với các thể ký Có thể khẳng định rằng báo chí đã tạo ra những điều kiện rất quan trọng cho ký phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn Không chỉ trên phương diện in ấn, đăng tải, truyền

bá, báo chí đã thúc đẩy văn học hình thành những thể loại mới năng động hơn

để bám sát cuộc sống ngày càng chặt chẽ và nhất là trong việc phản ánh hiện thực đang xảy ra ở cái thế trực tiếp Là những ghi chép còn tươi rói những

chất liệu của đời sống thực, các thể ký - nhất là những thể loại xung kích như phóng sự văn học, tiểu phẩm, tạp văn, bút ký chính luận có thể giúp nhà văn

có thể phản ánh toàn bộ sự phong phú đa dạng của đời sống thực đang phát triển - đặc biệt là trong một hoàn cảnh xã hội dưới chế độ thực dân phong kiến đầy rẫy mâu thuẫn như ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

Theo nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan, những tác phẩm ký bằng Việt văn

đã được mở đầu bằng những tác phẩm của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu trong

các năm 1915, 1916, 1917 như các bài Luận về ăn ngon, Thằng người ngây cưỡi con ngựa hay và nhiều bài khác nữa đăng trong Đông dương tạp chí của

nhà thi sĩ này Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Vũ Đức Phúc lại nêu ý kiến khẳng

định tác phẩm “Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất hợi” (1876) đã mở đầu cho thể loại

văn hồi ký, ký sự tiếng Việt” [140, tr.36] Tác giả Vương Trí Nhàn thì cho rằng phải đến thế kỷ XX thì các thể văn thuộc loại ký như bút ký, phóng sự,

tuỳ bút, du ký “mới trở nên những thể tài độc lập và có sự phát triển liên tục

trong nền văn học Việt Nam hiện đại” Ông nhắc lại một số tác phẩm được

Trang 18

coi như “những bước khởi đầu còn mò mẫm của thể ký theo nghĩa hiện đại”

đã xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX nhưng phần nào đã bị lãng quên như:

“1876: Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi ( Trương Vĩnh Ký)

1888: Như Tây nhật trình ( Trương Minh Ký)

1914: Hương Sơn hành trình ( Nguyễn Văn Vĩnh)

1918: Mười ngày ở Huế ( Phạm Quỳnh)

Vũ Đình Chí, Trọng Lang Trần Tán Cửu Ngay từ những thập niên 20, 30

của thế kỷ XX, một loạt phóng sự đã tạo nên sự bùng nổ trong đời sống văn

học và báo chí nước ta Do đặc điểm của tình hình thời bấy giờ, những phóng

sự này đi theo những khuynh hướng khác nhau Có loại được viết ra để nhằm

ca ngợi chế độ thực dân, xuyên tạc cách mạng tháng Mười Nga, xoá nhoà đấu tranh giai cấp bằng cách đề cao những kẻ đi “bảo hộ” Khuynh hướng thứ hai

là những phóng sự viết theo lối giật gân hoặc tỏ thái độ hoài nghi bi quan trước hiện thực Bên cạnh đó còn có những phóng sự viết về cuộc sống của những con người bần cùng, đề cập đến những bất công trong xã hội nhưng lại không đề ra được biện pháp giải quyết hoặc chỉ đề ra những biện pháp cải lương Nhận xét về thể loại xung kích này, ngay từ năm 1942 Vũ Ngọc Phan

đã cho rằng: “Lối văn này thật hoàn toàn mới ở nước ta, và cũng như ở các nước, nó là con đầu lòng của nghề viết báo” Ông khẳng định: “Những nhà

Trang 19

viết báo nổi danh nhất hoàn cầu đều là những nhà báo đã nổi danh về phóng

sự ( ) Những thiên phóng sự xứng đáng với cái tên của nó đều có cái chức

vụ giúp cho người đời trong sự đào thải và cải cách” [137, tr.504]

Trong thời kỳ còn hoạt động ở nước ngoài đầu những năm 20 của thế

kỷ XX, nhà báo cách mạng Nguyễn Ái Quốc đã viết nhiều tác phẩm ký xuất sắc, vạch trần bộ mặt tàn bạo của chủ nghĩa thực dân xâm lược, đồng thời góp phần thức tỉnh nhân dân bị áp bức ở các thuộc địa Đó là những tác phẩm không chỉ phục vụ rất kịp thời và hiệu quả mục đích cách mạng mà còn đặt nền móng vững chắc cho các sáng tác văn học cách mạng Việt Nam sau này

Đó là những tác phẩm “phong phú về thể tài, đa dạng về phong cách, bao quát không gian và thời gian rộng lớn, sâu sắc về nội dung, hấp dẫn về hình thức” được ký dưới nhiều bút danh khác nhau hoặc không ký tên nhưng đều nhằm một chủ đề duy nhất: “Chống thực dân đế quốc, chống phong kiến địa chủ, tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” như sinh thời Người từng nói” {111, tr.5]

Trong nền văn học và báo chí cách mạng nước ta từ sau năm 1930 cũng

đã xuất hiện những tác giả viết ký xuất sắc Do đặc điểm của tình hình lúc bấy giờ, những tác phẩm này đều tập trung vào các nhiệm vụ cách mạng là đánh đuổi kẻ thù dân tộc, giải phóng đất nước Trên các báo cách mạng thời kỳ này

như Việt Nam độc lập, Cờ giải phóng, Cứu Quốc, Lao Động thường xuyên

xuất hiện những bài ký của các nhà báo Nguyễn Ái Quốc (và nhiều bút danh khác), Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Hải Triều v.v

Hiện thực sôi động của hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta đã tạo điều kiện cho văn học và

báo chí thu về những mùa ký bộn bề Từ sau 1945, chúng ta đã có Truyện và

ký sự của Trần Đăng, Vỡ tỉnh của Tô Hoài, Ký sự Cao Lạng của Nguyễn Huy Tưởng, Ở rừng của Nam Cao, tuỳ bút của Nguyễn Tuân Trong thời kỳ

Trang 20

chống Mỹ, ký đặc biệt phát triển trong cả văn học và báo chí Có thể nói thời

kỳ này không có nhà văn nào ở nước ta lại không viết ký Bên cạnh những tác giả lớp trước như Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Chế Lan Viên đã xuất hiện lớp tác giả mới với những tác phẩm đã để lại dấu ấn sâu đậm trong

lòng công chúng Đó là Nguyễn Thi với Ước mơ của đất, Người mẹ cầm súng; Trần Đình Vân với Sống như Anh; Nguyễn Trung Thành với Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, Đường chúng ta đi; Nguyễn Khải với Họ sống và chiến đấu, Tháng Ba ở Tây Nguyên; Hoàng Phủ Ngọc Tường với Rất nhiều ánh lửa; Nguyễn Sinh và Vũ Kỳ Lân với Miền đất lửa; Bùi Hiển với Trong gió cát, Trên đường lớn Một số tác phẩm ký của các nhà báo như

Lưu Quý Kỳ, Thép Mới, Hồng Hà, Phan Quang cũng góp phần làm cho ký trở thành vũ khí xung kích trong việc tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

Sự phát triển mạnh mẽ của ký trong văn học và báo chí đã tạo cơ sở cho sự phát triển của lý luận thể loại Sau những cuộc tranh luận về ký mà chúng tôi đã nhắc ở trên, một số bài viết và công trình nghiên cứu tiếp tục được đăng tải, từng bước làm sáng tỏ những vấn đề lý thuyết và kỹ năng sáng

tạo tác phẩm Trong đó, công trình nghiên cứu Ký viết về chiến tranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhà nghiên cứu Hà Minh Đức (xuất

bản năm 1980) đã đề cập một cách khá toàn diện những thành tựu to lớn cả về thực tiễn sáng tạo tác phẩm và lý luận thể loại của văn học ký nước ta trong giai đoạn lịch sử quan trọng này

Thời kỳ đổi mới với những biến động sâu sắc trong đời sống kinh tế, xã hội đã tạo ra những điều kiện quan trọng cho sự bùng nổ của ký trong văn học

và báo chí ở nước ta Sự bùng nổ đó đã thu hút sự quan tâm của những người làm công tác nghiên cứu, lý luận Trên báo chí thường xuyên xuất hiện những bài viết khẳng định năng lực phản ánh hiện thực của tác phẩm ký văn học

Trang 21

Một số bài khác tập trung nghiên cứu về các tác giả và tác phẩm đang được

dư luận chú ý Trong lý luận báo chí cũng có nhiều bài viết về những vấn đề

có liên quan đến tác phẩm ký văn học và ký báo chí

1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KÝ Ở VIỆT NAM

1.2.1 Một số quan niệm khác nhau

Ngay từ năm 1942, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã dành ba chương đầu quyển ba với hơn 170 trang trong bộ sách Nhà văn hiện đại của ông để

bàn bạc về “các nhà viết bút ký” (Nguyễn Tuân, Phùng Tất Đắc), các nhà viết

“truyện ký và lịch sử ký sự” (Phan Trần Chúc, Đào Trinh Nhất, Trần Thanh Mại, Nguyễn Triệu Luật, Trúc Khê), các nhà viết “phóng sự” (Vũ Đình Chí,

Vũ Trọng Phụng, Trọng Lang, Ngô Tất Tố) v.v Thông qua công việc này, tác giả đã khẳng định năng lực phản ánh hiện thực của các tác phẩm ký trong việc phản ánh một hiện thực xã hội nhiều mâu thuẫn, khi “Hán học đã xế bóng và ánh sáng của Tây học đang tỏ rạng” [137, tr.414]

Trong tác phẩm Mấy vấn đề nguyên lý văn học xuất bản từ đầu những

năm 60, nhà nghiên cứu Nguyễn Lương Ngọc đã dành một chương để khảo sát “một số loại thuộc văn xuôi” mà ông gọi là “tản văn” Trong đó, ông đã

gộp nhiều thể loại với nhau trong “ba thể chính” là đặc tả, tuỳ bút; bút ký, truyện ký, phóng sự; tạp văn và cho rằng “tính chất của các thể tản văn này

không được các nhà văn tự định rõ; trên thực tế, những thể này cũng không có tính chất loại biệt rõ rệt” [114, tr.77]

Trong công trình nghiên cứu Những nguyên lý về lý luận văn học tập III xuất bản từ năm 1962, Hà Minh Đức đã dành chương thứ tư để khảo sát các

thể tuỳ bút, bút ký, phóng sự và coi đó là “những hình thức văn xuôi được viết theo lối tự sự” [34, tr.147]

Trang 22

Trong cuốn sách “Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể”

xuất bản năm 1970, chương V do nhà nghiên cứu Hoàng Như Mai viết đã đề

cập đến vấn đề “ký và giảng dạy ký” Trong đó, tác giả đã khảo sát một cách khá toàn diện về những vấn đề có liên quan đến ký với tư cách là một loại thể

văn học như: mối quan hệ giữa truyện và ký; vấn đề hư cấu trong ký; vai trò của cái tôi tác giả trong tác phẩm ký; đặc trưng của ký; Ông xác định:

“Trong các loại ký, có loại nghiêng về tự sự, có loại nghiêng về trữ tình, có loại nghiêng về chính luận” [29, tr.63] Trên cơ sở đó, tác giả đã lần lượt khảo

sát một số thể loại như ký sự, phóng sự, hồi ký, bút ký, nhật ký, tùy bút, truyện

ký v.v và đi sâu vào những kỹ năng giảng dạy tác phẩm ký trong nhà

trường Như vậy, đây là quan niệm đầu tiên ở nước ta sử dụng thuật ngữ

“ký” để chỉ một loại văn học bao gồm một số thể loại với những đặc điểm riêng biệt trong tương quan so sánh với các thể loại văn học khác

Những quan niệm nêu trên đã đóng góp tiếng nói lý luận cho những cuộc bàn bạc, tranh luận về ký ở thập kỷ 60, đầu thập kỷ 70 mà chúng tôi đã

đề cập tới ở trên Cũng cần lưu ý thêm rằng trong những ý kiến tham gia bàn luận về ký thời kỳ này hầu hết là của các nhà văn trực tiếp tham gia viết ký như Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Bùi Hiển, Nguyễn Khải, Hoàng Phủ Ngọc Tường Cũng có thể coi những cuộc bàn luận này là

hệ quả trực tiếp gắn với sự phát triển mạnh mẽ của các tác phẩm ký trong bối cảnh ác liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ ở thời điểm đó

Chúng tôi sẽ lần lượt trình bày những ý kiến bàn luận về ký qua một số vấn đề chủ yếu sau đây:

1.2.1.1 Về năng lực phản ánh hiện thực của ký văn học

Mặc dù trong cách sử dụng thuật ngữ có khác nhau, nhưng hầu hết các

ý kiến nêu ra đều tập trung khẳng định năng lực phản ánh hiện thực của các

thể ký văn học với những ưu điểm cơ bản như : năng động, nhạy bén trước

Trang 23

cái mới; phản ánh hiện thực ở cái thế trực tiếp với sự xuất hiện của tác giả trong vai trò là nhân vật trần thuật Nhà thơ Xuân Diệu coi các thể ký văn

học là những thể loại từ trong cuộc sống mà ra, mang theo tất cả sự mới mẻ

và chất xanh tươi của cuộc đời Nguyễn Tuân lại đặc biệt lưu ý đến những khả năng diễn đạt đa dạng của ký Ông cho rằng không chỉ trong tiểu thuyết hay trong kịch mà trong ký cũng có đối thoại, độc thoại Không những thế, “ký có quyền dùng tất cả các cách của truyện, kịch, thơ, ca và cả các cách của điện ảnh, ca vũ, hội hoạ, điêu khắc nếu mình có tài” [108, tr.135]

Trong văn học, bên cạnh văn chương thẩm mỹ, sự góp mặt của các thể

ký đã tạo ra sự phong phú, nhiều màu sắc và giàu tính hiện thực, tính chiến đấu Chính Gorki đã nhiều lần phải lên tiếng uốn nắn thái độ coi thường ký của một số nhà phê bình thời ấy Ông nói: “Bút ký xưa nay vẫn bị giới phê bình coi là một thể loại thấp kém trong văn học: nói chung đó là một quan niệm bất công và sai lầm” [48, tr.335] Bằng những kinh nghiệm phong phú của mình, Tô Hoài cho rằng ký là ghi chép nhưng ghi chép không phải là một công việc đơn giản ai cũng có thể làm được “Ghi chép cũng đòi hỏi vốn sống

và tài năng như ở bất kỳ thể loại sáng tác nào khác” [108, tr.137]

Ở nước ta trước đây cũng có quan niệm coi ký là “thể loại đàn em” so với các thể loại văn học khác và viết ký chỉ là công việc “tay trái” Hoàng Phủ Ngọc Tường đã bày tỏ thái độ không tán thành trước hiện tượng đó: “Tôi thường gặp một cái nhìn thiếu tín nhiệm đối với thể ký Ở đây, ký chỉ được xem là một loại thủ công nghiệp mang tính chất gia công; thậm chí nó là phương tiện để các nhà văn của các thời đại “lấy ngắn nuôi dài”, nói chung ký

là một sản phẩm văn học thứ cấp (sous littérature) Hiển nhiên đấy là những thành kiến vô lý” [36, tr.187]

Nói về năng lực phản ánh cuộc sống hiện thực của ký, trong khi vẫn lưu ý về “nhiệm vụ thông tin” của ký văn học, Hoàng Phủ Ngọc Tường còn

Trang 24

cho rằng chính nhiệm vụ này đã mở ra cho thể ký “một khả năng tháo vát hiếm có so với những thể loại văn xuôi khác” [108, tr.129] Ông nhấn mạnh:

“Cùng với cảm xúc văn học bút ký còn chứa đựng tất cả sức nặng vật chất của các sự kiện được giữ lại trong cái cõi thực vốn là bản gốc của tác phẩm” [108, tr.130] Theo ông, ký hoàn toàn có khả năng “vừa thực hiện sứ mệnh thông tin của mình, vừa phá rào thoát khỏi người thực việc thực để đạt đến những yêu cầu nghệ thuật khác” và “tất cả chỉ còn tuỳ thuộc vào bản lĩnh của người viết” [108, tr.131,132]

Trong các công trình nghiên cứu lý luận mà chúng tôi đã nêu trên, tác phẩm của Nguyễn Lương Ngọc chưa thấy nói nhiều đến đặc điểm và năng lực

phản ánh hiện thực của ký, nhưng trong công trình nghiên cứu Những nguyên

lý về lý luận văn học của Hà Minh Đức khi đó đã nêu nhận xét: các thể văn

xuôi như bút ký, tuỳ bút, phóng sự đã thể hiện rõ hai yếu tố lịch sử và nghệ thuật “Yếu tố lịch sử bộc lộ ở tính chất phản ánh và và tái hiện chân thực những sự kiện trong đời sống Hiện thực trong các tác phẩm văn xuôi này gần gũi với chất hiện thực trong đời sống; nhưng điều đó không có nghĩa là các sự kiện lịch sử và hiện tượng xã hội được tái hiện đơn thuần mà được giải thích theo những quan điểm mỹ học nhất định, và được phản ánh thông qua những hình tượng nghệ thuật cụ thể” [34, tr.147]

Trên cơ sở xác định đặc điểm cơ bản của ký “là thể văn dùng để ghi lại

sự việc, ý nghĩ, cảm xúc”, nhà nghiên cứu Hoàng Như Mai nhấn mạnh: “Lịch

sử văn học đã cho thấy là ký thường phát triển mạnh mẽ trong những thời kỳ

mà xã hội có nhiều sự biến động Điều này cũng dễ hiểu, vì trong những thời

kỳ đó bản sắc của cuộc sống, của con người bộc lộ một cách rõ rệt hơn mọi lúc khác” [29, tr.62] Ông cũng lưu ý đến vai trò của tác giả trong tác phẩm ký: “Ký mang tính chất xác thực, chất liệu của ký vốn đã có sẵn trong cuộc sống; vì vậy công việc lựa chọn lại là trách nhiệm rõ ràng của người viết ( )

Trang 25

Qua cái cách nhà văn lựa chọn, người ta đánh giá vốn sống và thế giới quan của nhà văn một cách chính xác cho nên nếu đọc truyện thường là người ta quên sự có mặt của tác giả; thì khi đọc ký người ta luôn luôn thấy vai trò của tác giả” [29, tr.62,63]

Trong cuốn sách Ký viết về chiến tranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội (xuất bản năm 1980), nhà nghiên cứu Hà Minh Đức đã trình bày

khá cặn kẽ về vấn đề này Ông khẳng định: ký là những hình thức ghi chép linh hoạt, đa dạng, nhiều vẻ trong văn xuôi “Mọi hình thức ghi chép đó đều nhằm trực tiếp hay gián tiếp miêu tả, phản ánh con người và sự kiện có thực trong cuộc sống theo những cách tiếp cận khác nhau về đối tượng miêu tả”

[35, tr.18] Năm 1993, trong giáo trình Lý luận văn học, GS Hà Minh Đức

trở lại với vấn đề này Trên cơ sở coi đặc điểm mấu chốt xác định ranh giới của các thể ký văn học và các thể loại khác là ở chỗ “viết về cái có thật và tôn trọng tính xác thực của đối tượng được miêu tả”, ông đã xác định đặc điểm bao quát cho các thể ký văn học: “Các thể ký văn học chủ yếu là những hình thức ghi chép linh hoạt trong văn xuôi với nhiều dạng tường thuật, miêu tả, biểu hiện, bình luận về những sự kiện và con người có thật, trong cuộc sống, với nguyên tắc phải tôn trọng tính xác thực và chú ý đến tính thời sự của đối tượng miêu tả” [36, tr.191]

Những ý kiến nêu trên đã cho thấy năng lực phản ánh hiện thực của ký trong bối cảnh sôi động và khốc liệt của những năm tháng trước đây Cùng với sự vận động phát triển của đời sống văn học, các thể ký cũng có sự vận động, phát triển rất mạnh mẽ Sự xuất hiện của báo chí cùng với việc giao thoa giữa các thể loại, các loại cũng đã góp phần vào sự biến đổi đặc trưng của ký văn học qua các thời kỳ khác nhau

Chúng tôi cho rằng việc tái hiện sự thật ở cái thế trực tiếp với vai trò

quan trọng của tác giả trong tư thế của nhân vật trần thuật đã khiến cho một

Trang 26

số thể ký văn học đang ngày càng thích ứng hơn với đời sống hiện đại Sự xuất hiện của các thể ký báo chí và sự giao thoa, thâm nhập của ký báo chí với ký văn học cũng là một đặc điểm quan trọng của báo chí hiện đại Việt Nam Điều đó cho thấy việc khẳng định năng lực phản ánh hiện thực của ký văn học hiện nay cần phải được đặt trong bối cảnh của đời sống văn học và báo chí hiện đại

1.2.1.2 Về mối quan hệ giữa truyện và ký

Về mối quan hệ giữa truyện và ký trước đây cũng đã có nhiều ý kiến thảo luận sôi nổi Nhà văn Tô Hoài nhận xét: “ký có lối xây dựng chủ đề, nhân vật, kết cấu, tình tiết, ngôn ngữ riêng biệt Ví dụ: khái quát trong ký không giống cách tổng hợp thực tế trong truyện ngắn Lại ví dụ: cảm xúc trên

cơ sở sự việc cụ thể không phải là đi nhặt nhạnh cho có đôi chút sự việc còn đâu thiếu gì thì lắp, thì gắn bằng đôi ba ngẫm nghĩ lông bông, tầm phào” [108, tr.137]

Từ năm 1970, nhà nghiên cứu Hoàng Như Mai đã nêu ý kiến cho rằng:

“Truyện và ký có những đặc điểm giống nhau, vì cùng là loại tự sự, nhưng có

những điểm khác nhau về phương pháp viết Viết truyện, nhà văn có quyền

hư cấu và thường là phải hư cấu ( ) Cho nên khi đọc một cuốn truyện hiện

thực, người đọc không thể đặt câu hỏi: nhân vật ấy, nhân vật nọ có thật hay không? ( ) Trái lại, đối với người viết ký thì người đọc rất có quyền đặt một

vấn đề như thế Là vì theo nguyên tắc, tính chất của ký là xác thực và người

viết ký không được quyền hư cấu” [29, tr.59,60] Từ đó, ông khẳng định:

“Vấn đề hư cấu hay không hư cấu là tiêu chuẩn phân định ranh giới giữa

truyện và ký” [29, tr.61] Tất nhiên một quan niệm như vậy không thể đủ để

làm cơ sở cho sự phân biệt giữa truyện và ký trong bối cảnh của đời sống hiện đại

Trang 27

Cũng trên cơ sở phân biệt giữa “truyện” và “ký”, nhà văn Nguyễn Khải lại có cách tiếp cận vấn đề hơi khác Ông cho rằng người viết ký và người viết tiểu thuyết đều có sự chuẩn bị giống nhau Tuy nhiên, khác biệt là ở chỗ: nếu người viết tiểu thuyết “phải trung thành với bối cảnh lịch sử, điều kiện xã hội, tính cách nhân vật và sự phát triển biện chứng trong tâm lý các nhân vật đó” thì người viết ký “không chỉ cần có sự mẫn cảm của một nghệ sỹ mà còn phải

có sự làm việc nghiêm chỉnh của một nhà khoa học Còn phần tự do của một nhà tiểu thuyết là: sự lựa chọn chủ đề tư tưởng, cấu trúc các tình huống, nhào nặn các nhân vật, điều khiển mọi hành động, chủ động dẫn dắt tới các kết thúc một cách hợp lý” [108, tr.132]

Về vấn đề này, Nguyễn Tuân cũng có ý kiến riêng của mình Trước hết, ông cho rằng “trong truyện ngắn, truyện dài có nhân vật, và nhân vật ấy được phát triển theo nhiều cách” Đối với kịch thì các nhân vật được tổ chức rất chặt trong hành động kịch, còn với ký thì có những bài ký “chẳng có nhân vật nào, hoặc chỉ có bóng dáng của nhân vật” nhưng vẫn rất hay và để lại dấu ấn

sâu đậm đối với công chúng Ông nói: “Ký là ghi, nhưng ghi cái gì? Ghi cũng

là diễn tả ( ) Trong ký, con người ấy có thể chỉ thoáng qua, tuy cũng có tên tuổi, hành động, động tác, nhưng không sắc nét như trong truyện hay trong kịch” [186, tr.113]

Trong khi khẳng định sự khác biệt giữa truyện và ký, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý hiện tượng giao thoa, thâm nhập giữa chúng Từ năm 1980,

Hà Minh Đức đã nêu ý kiến cho rằng: “Một số tiểu thuyết dung nạp nhiều yếu

tố phóng sự, ký sự và cả những thành phần trữ tình trong tuỳ bút Những thành phần ký trong nhiều trường hợp phát huy mặt mạnh, góp phần hỗ trợ làm cho tiểu thuyết thêm giàu sức sống trực tiếp” [35, tr.77] Tuy nhiên trong thực tế cũng đã có không ít tác phẩm mà những ghi chép trực tiếp chưa thực

sự hoà hợp với thành phần hư cấu, tưởng tượng nên chưa đạt tới độ chín cần

Trang 28

thiết Điều đáng chú ý là sự kết hợp này mặc dù có chứa đựng cả hai thành

phần “truyện” và “ký” nhưng chưa phải là “truyện ký” với tư cách là một thể

ký văn học có vận dụng thành phần của cốt truyện

Rõ ràng là bên cạnh những điểm khác biệt rõ rệt, giữa ký và truyện cũng có mối quan hệ mật thiết được biểu hiện một cách phong phú trên nhiều phương diện như chất liệu, hình tượng nghệ thuật, nhân vật điển hình và kể cả

ở các phương diện khác như kết cấu, thể loại Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân gắn liền với công việc sáng tạo của các tác giả - một công việc đã được nhà văn Nguyễn Khải khái quát một cách đúng đắn từ cuối những năm 60 của thế kỷ trước: “Một đằng phải cụ thể hoá cái điển hình Một đằng phải điển hình hoá cái cụ thể” [108, tr.133] Điều đó cho thấy quá trình thâm nhập giữa truyện và ký là một hiện tượng không phải

là hiếm thấy trong thực tiễn sáng tạo tác phẩm văn học

1.2.1.3 Về vấn đề hư cấu trong ký

Từ đầu thập kỷ 60, Nguyễn Lương Ngọc cho rằng: “Nói chung, tản văn như tuỳ bút, bút ký, phóng sự không xây dựng hình tượng văn học bằng phương pháp hư cấu Có chăng, người viết tản văn chỉ làm cái việc cắt, xếp lại một số chi tiết của sự việc, nhưng không pha trộn nhiều chi tiết ở nhiều sự việc thuộc nhiều nơi, nhiều thời gian khác nhau” [114, tr.76] Quan niệm này

có điểm gần gũi với ý kiến của nhà viết ký Xô viết Bôrít Pôlêvôi khi ông nói

về thể loại ký sự từ nửa đầu những năm 50 trong cuốn Viết ký sự (sách này

sau đó đã được nhà xuất bản Văn học ở nước ta dịch và xuất bản năm 1961) Trong đó, tác giả khẳng định: “Kinh nghiệm 25 năm làm công tác báo chí của tôi, kinh nghiệm công tác của một người viết ký sự là không được phép hư cấu” [146, tr.38]

Trong bài Phát biểu về bút ký đăng trên Tạp chí Văn nghệ (tháng

8-1962), nhà thơ Phạm Hổ nêu ý kiến: “Viết bút ký chủ yếu là phải dựa vào

Trang 29

người thật việc thật, nhưng không phải là không cần đến hư cấu Không phải

là hư cấu đến mức cao như khi xây dựng truyện nhưng người viết cũng cần cải biên, sắp xếp, đảo lộn trình tự của các sự việc, tô đậm những nét chính hay xoá mờ những nét phụ của con người, những cảnh vật đưa vào bài viết” [108, tr.136] Tất cả những điều đó khiến cho những chất liệu cuộc sống khi được đặt cạnh nhau có thể “bật lên thành lửa” như cách nói của các nhà phê bình Liên Xô khi đánh giá những tác phẩm bút ký của I Êrenbua

Theo GS Hà Minh Đức, trong cuộc trao đổi về ký do Tạp chí Văn học

tổ chức năm 1966, “vấn đề hư cấu” trong tác phẩm ký đã trở thành một trọng điểm thảo luận Có ý kiến nhấn mạnh “nguyên tắc trung thành tuyệt đối với

sự thật” của ký văn học Một số ý kiến khác cho rằng trong ký vẫn có thể có

hư cấu đến một mức độ nhất định “Ký được phép hư cấu nhưng không được bịa đặt” Lại cũng có ý kiến cho rằng “rất khó để có một tiêu chuẩn có thể nhất trí được về mức độ hư cấu mà tác phẩm ký cho phép” [35, tr.22]

Trong cuốn sách Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể mà chúng tôi đã nêu ở trên, nhà nghiên cứu Hoàng Như Mai trong khi vẫn khẳng định: “tính chất của ký là xác thực và người viết ký không được quyền hư

cấu” [29, tr.60], nhưng ông cũng lưu ý: “không thể coi viết ký chỉ là một công việc chụp ảnh và ghi âm một cách máy móc và vai trò của ngươì viết ký là hoàn toàn thụ động Tất nhiên người viết ký phải làm công việc lựa chọn sắp

Trang 30

cách cặn kẽ hơn Ông phân tích: so với viết truyện, phạm vi tự do của người viết ký có bị bó hẹp hơn vì các “nhân vật đã được quy định trước, từ dáng vẻ bên ngoài đến tâm sự bên trong Hoàn cảnh cũng đã có sẵn, cho đến cách kết thúc cũng có sẵn” Nhưng theo ông vẫn có một khu vực rất rộng để cho tác giả ký tung hoành Đó là “sự miêu tả một cách tuyệt vời cái thế giới tinh thần của các nhân vật, cách giải thích một cách sáng tạo về các quá trình của những hành động anh hùng và thâu tóm một cách độc đáo cái ý nghĩa triết học qua cuộc đời các nhân vật đó” .[108, tr.132] Hoàng Phủ Ngọc Tường lập luận: Thông qua vai trò trung gian của tác giả - chủ thể trần thuật, “nhà văn thường tìm cách nối liền thế giới bên ngoài và thế giới bên trong thầm kín của mình Bổ sung thêm vào những dữ kiện của thực tại bằng những dữ kiện của nội tâm (tưởng tượng, xúc cảm, hoài niệm, suy nghiệm v.v ) gắn liền cái hư

và cái thực trong một thể thống nhất và đấy chính là một cách thế vận dụng

hư cấu trong bài ký” Từ đó ông kết luận: “Rốt cuộc, dù ở dạng này hay dạng

khác, cái quyền “hư cấu” vẫn quay trở lại trong tay nhà văn một cách không

gì cản nổi” [108, tr.130] Nguyễn Tuân thì thẳng thắn hơn: “Không có sức tưởng tượng hư cấu lấy gì mà sáng tác ? Hư cấu không phải là tách rời thực tiễn và thực tế đời sống, mà chính là rất gắn bó với cuộc sống Cấm cái đó là kìm hãm sản xuất văn học, là một tội nặng Không nên nghĩ rằng cho phép nhà văn hư cấu thì anh ta sẽ ngồi nhà xoay lưng lại với thực tế” [191, tr.112,113]

Cùng một quan điểm như vậy, năm 1971 tác giả Nhị Ca khẳng định: những sự việc có thực ngoài đời khi vào đến ký liền trở thành tài liệu nghệ thuật “Cái dáng vẻ đầu tiên của nó đã nhất thiết thông qua con mắt lựa chọn , cảm xúc mạnh mẽ của người viết mà biến đổi chất lượng, hoá thân sang một kiếp sống khác kết tinh hơn Người viết in dấu vết chủ quan lên các hình tượng, càng độc đáo, càng đặc sắc càng hay” [14, tr.60,61] Trong công trình

Trang 31

nghiên cứu Văn học Việt nam chống Mỹ cứu nước của Viện Văn học (xuất

bản năm 1979), nhà nghiên cứu Phong Lê viết: “Đừng nghĩ một cách đơn giản là có nguyên mẫu thì mọi sự khái quát, hư cấu là thừa ( ) Nói tới hư cấu

là nói tới sự sáng tạo để xây dựng một điển hình văn học hoàn chỉnh, có khả năng thoả mãn nhu cầu nhận thức và thẩm mỹ của con người” [203, tr.101,102]

Nói về “vấn đề hư cấu” trong tác phẩm ký văn học, GS TSKH Phương Lựu không tán thành quan niệm cho rằng “trong tiểu thuyết thì “hư cấu

thêm”, còn trong ký chỉ có “hư cấu bớt” và khẳng định: “Tác phẩm ký văn

học có thể hư cấu, nhưng nói chung là ít và thường ở những thành phần không xác định và với mục đích góp phần tái hiện lại một cách xác thực người thật việc thật” [157, tr.293] Những “thành phần không xác định” ở đây được hiểu

là “nội tâm nhân vật”, là “cảnh sắc thiên nhiên trong cảm xúc trữ tình của nhân vật” và “những nhân vật phụ” v.v Ông còn lưu ý một hiện tượng: hư cấu đến một mức độ và theo phương hướng nào đó có thể sẽ khiến cho tác phẩm vượt ra khỏi phạm vi quen thuộc của ký Đó là các trường hợp như

Chuyện thường ngày ở huyện của Ôveskin hoặc Truyện anh Lục của Nguyễn

Huy Tưởng

Giáo sư Hà Minh Đức khẳng định: “tôn trong tính xác thực của đối tượng miêu tả và vận dụng hư cấu để hỗ trợ trong sáng tạo là những yêu cầu cần thiết và có thể kết hợp được trong phạm vi của thể loại ký” [36, tr.194] Ông cho rằng hư cấu ở đây được hiểu là những hoạt động sáng tạo do trí tưởng tượng tạo nên bằng sự nhận thức tổng hợp những hiện tượng theo những liên hệ có tính chất quy luật và từ đó sáng tạo ra những giá trị và nhân

tố mới để biểu hiện cuộc sống một cách chân thực và bản chất hơn Ông nhắc lại một luận điểm của Gorki: “Hư cấu nghệ thuật là rút ra từ toàn bộ những yếu tố hiện thực cái ý nghĩa chủ yếu của nó và thể hiện ra thành hình tượng”

Trang 32

và lưu ý: “Hư cấu không được sử dụng một cách tuỳ tiện ảnh hưởng đến tính xác thực của nội dung , mà phải làm tăng thêm ý nghĩa xã hội và giá trị nghệ thuật cho tác phẩm” [36, tr.195]

Thực tiễn của công việc sáng tạo tác phẩm văn học và báo chí đã cho thấy: người viết truyện rút ra từ cuộc sống tất cả những chi tiết, dữ kiện cần

thiết và sử dụng năng lực hư cấu nghệ thuật của mình để tổng hợp, chưng cất, nhào nặn lại nhằm sáng tạo ra những hình tượng nghệ thuật vừa thể hiện chân

thực cuộc sống, đồng thời biểu hiện thế giới quan thẩm mỹ của mình Người viết ký cũng xây dựng những hình tượng nghệ thuật bằng cách lựa chọn những điển hình của đời sống và tái tạo lại trong tác phẩm của mình Tất nhiên những tư liệu có thật muốn trở thành một tác phẩm nghệ thuật đòi hỏi rất nhiều sự sáng tạo Những tư liệu của đời sống thực chỉ có giá trị nghệ thuật nếu nó đã được chọn lọc, có ý nghĩa tiêu biểu và nhất là phải có được

những giá trị thẩm mỹ Trên cơ sở đó, tác giả tổ chức lại theo ý đồ nghệ thuật của mình và trong quá trình này yếu tố hư cấu nghệ thuật có một vai trò quan

trọng

Cũng nói về vấn đề này, từ cuối những năm 50 của thế kỷ XX, Viện sỹ

Viện Hàn lâm khoa học Liên xô Timôfêép trong công trình nghiên cứu Những nguyên lý lý luận văn học đã cho rằng: hư cấu “là phương tiện lựa chọn cái

đặc trưng nhất đối với cuộc sống, tức là, trước hết nó khái quát tài liệu về cuộc sống mà nhà văn thu thập được” Chính nhờ có hư cấu mà nhà văn có thể “làm cho tài liệu ấy được nổi lên hơn, rọi vào đó một ánh sáng đầy đủ” để giúp công chúng thấy được những điều mà do hoàn cảnh ngẫu nhiên trong cuộc sống thường ngày đã làm lu mờ đi, khiến họ không nhìn thấy Từ đó, ông đã đi tới một kết luận: “Hư cấu nghệ thuật không mâu thuẫn với hiện thực, nó chỉ là một hình thức đặc biệt của nghệ thuật để phản ánh cuộc sống,

và cũng là một hình thức khái quát của nghệ thuật” [180, tr.84]

Trang 33

Hiện nay, có thể nói vấn đề “hư cấu trong ký” về cơ bản đã được giải

quyết Rõ ràng là khi đã khẳng định tác phẩm ký văn học có nhiệm vụ xây dựng điển hình, tất nhiên không thể không vận dụng các cấp độ của hư cấu nghệ thuật, dù điển hình đó là dựa vào một hay một số nguyên mẫu Thực tế

sáng tạo tác phẩm ký văn học đã cho thấy việc vận dụng hư cấu nghệ thuật là một công việc quen thuộc của các tác giả viết ký Hư cấu ở đây được hiểu là

sự vận dụng trí tưởng tượng để nhằm bồi đắp xây dựng các hình tượng để phản ánh thực tế một cách sinh động hơn Tất nhiên hư cấu trong ký có

những tính chất, mức độ không giống với hư cấu trong truyện ngắn hay tiểu

thuyết Nó thường được biểu hiện ở những yếu tố không đòi hỏi phải thật xác định như tâm lý, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật và điều quan trọng nhất là

không được vi phạm tính xác thực vốn là một trong những đặc điểm quan trọng làm nên sức mạnh của tác phẩm ký

Chúng tôi sẽ còn đề cập tới vấn đề hư cấu trong ký khi khảo sát đặc trưng của loại thể ký văn học ở chương 2 của luận án này Riêng về vấn đề

“ký văn học và ký báo chí”, do có liên quan trực tiếp tới nội dung của luận án nên chúng tôi sẽ dành riêng một mục sau đây để khảo sát kỹ lưỡng hơn Ở đây chỉ xin được nêu lên một hiện tượng rất đáng lưu ý: cũng trong khoảng thời gian từ nửa cuối những năm 60, trong giới báo chí nước ta đã có một cuộc tranh luận sôi nổi xung quanh một thể loại mới xuất hiện ở thời điểm đó là

“ghi nhanh” Xuất phát từ một thực tế là nhiều tác phẩm ghi nhanh đã tỏ ra có hiệu quả đặc biệt trong việc phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động ở miền Bắc nước ta trong bối cảnh cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, các cơ

quan báo chí lớn như báo Nhân Dân, báo Quân đội nhân dân, Đài Tiếng nói Việt Nam, Hội nhà báo Việt Nam ở thời kỳ đó đã tổ chức nhiều cuộc trao đổi,

toạ đàm, thảo luận về thể loại này Những cuộc bàn luận đã xác định: ghi nhanh là thể loại mới xuất hiện trong báo chí nước ta với khả năng phản ánh

Trang 34

hiện thực nhanh như tin nhưng cụ thể, sinh động hơn tin Sau những cuộc

thảo luận, Hội nhà báo Việt Nam đã tập hợp ý kiến của các tác giả Hồng Hà, Hoàng Ngọc Anh, Tô Ân, Hồ Ngọc Hương để in trong một tập tài liệu tham khảo có tên là “Ghi nhanh” (xuất bản tháng 12-1968)

Theo quan niệm của chúng tôi, ghi nhanh là một trong những thể loại

xung kích của ký báo chí Những cuộc thảo luận về ghi nhanh như đã nêu trên thực chất là thảo luận về một thể ký báo chí mới xuất hiện ở thời điểm đó Điều đó sẽ dẫn đến một kết luận là: trong những năm cuối thập kỷ 60, đầu thập kỷ 70 của thế kỷ trước ở nước ta đã có những cuộc bàn bạc, thảo luận về những vấn đề có liên quan đến các thể ký văn học và ký báo chí Bối cảnh khốc liệt của chiến tranh đã đòi hỏi các nhà văn và nhà báo khi đó phải viết nhanh để phản ánh trực diện cuộc sống Các tác phẩm ký nhìn chung có thể

đáp ứng yêu cầu này và đó cũng chính là nguyên nhân khiến các nhà văn nhà báo nước ta đặc biệt quan tâm đến ký với tư cách là vũ khí xung kích trong

việc phản ánh cuộc sống đang vận động phát triển rất nhanh

1.2.1.4 Vấn đề phân loại ký

Việc tồn tại những quan niệm khác nhau khi xác định đặc trưng của ký văn học là hệ quả trực tiếp của những cách phân loại không giống nhau Riêng về vấn đề này, ở nước ta hiện nay có ba cách phân loại ký văn học như sau :

Một: ký văn học là một bộ phận của loại văn tự sự

Theo cách phân loại này, ký được đặt ký trong hệ thống: tự sự - kịch - trữ tình Trong đó, tự sự bao hàm toàn bộ những hình thức phản ánh hiện thực

bằng văn xuôi Các thể ký văn học tồn tại trong phương thức này cùng với tiểu thuyết, truyện ngắn và các hình thức văn xuôi khác Tuy nhiên, quan niệm này còn nhấn mạnh: trong các thể ký văn học, có những thể loại gần với

Trang 35

tự sự, có những thể loại gần với trữ tình và có những thể loại gần với chính luận

Từ năm 1962, Hà Minh Đức coi các thể tuỳ bút, bút ký, phóng sự là

“những hình thức văn xuôi được viết ra theo lối tự sự” [34, tr.147] Năm

1970, Hoàng Như Mai nhận thấy “trong các loại ký, có loại nghiêng về tự sự,

có loại nghiêng về trữ tình, có loại nghiêng về chính luận” [29, tr.63] Hơn 30

năm sau, GS Hà Minh Đức trở lại với vấn đề này và khẳng định: “Thực ra toàn bộ các thể ký đều do sự thâm nhập, kết hợp ở những mức độ khác nhau giữa ba thành phần tự sự, trữ tình, chính luận” Các yếu tố này không được phân bố theo những quy định có sẵn mà được vận dụng linh hoạt tuỳ theo năng lực của từng tác giả và môi trường thâm nhập của người viết Từ những

lý do đó, ông nhận diện ba dạng biểu hiện cơ bản của ký văn học là: ký tự sự,

ký trữ tình, ký chính luận [36, tr.201] Đồng thời ông cũng lưu ý rằng: ký

không phải là một thể loại thuần nhất mà bao gồm trong nó nhiều thể loại văn xuôi Do tính chất phức tạp, đa dạng của các thể ký nên không tránh khỏi có những đánh giá thiếu thống nhất về cấu tạo thể loại cũng như đặc điểm của chúng

Hai: ký văn học là một loại văn học ngang hàng với những loại thể

văn học khác:

Trong Từ điển văn học tác giả Nguyễn Xuân Nam xác định ký là một

“loại hình văn học” bên cạnh thơ, tiểu thuyết và kịch, gồm nhiều thể, chủ yếu

là văn xuôi như bút ký, hồi ký, du ký, phóng sự, ký sự, tuỳ bút, tự truyện, tạp văn, bút ký chính luận Tuy nhiên, cũng có phần giống như quan niệm nêu trên, ông cho rằng ký có nhiều thể loại, trong đó có những thể rất gần với thông tin báo chí như ký sự, phóng sự; có những thể rất gần với chính luận như tạp văn, bút ký chính luận; có những thể rất gần với lịch sử như hồi ký, tự truyện; có những thể mang nhiều yếu tố trữ tình như tuỳ bút, bút ký và có

Trang 36

những thể gần với truyện như truyện ký v.v “Và thường thường các yếu tố

tự sự, trữ tình, chính luận hoà lẫn nên ký có thể phản ánh linh hoạt các sắc thái muôn màu của cuộc sống” [120, tr.365]

Trên cơ sở thừa nhận ký như một biến thể của loại văn tự sự, nhà nghiên cứu Phương Lựu cũng coi ký văn học là một loại thể bình đẳng với các loại thể văn học khác trong hệ thống thể loại văn học gồm năm loại thể là:

“tự sự, trữ tình, kịch, ký, văn chính luận” [157, tr.179]

Ba: ký văn học là những thể loại nằm trong khu vực giao thoa giữa

văn học và ngoài văn học:

Bằng việc xác định ký là “một loại hình văn học trung gian nằm giữa

báo chí và văn học”, các tác giả của Từ điển thuật ngữ văn học xác định ký

bao gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút ký, hồi ký, du ký, phóng

sự, ký sự, nhật ký Tác giả Lại Nguyên Ân thì nêu quan niệm cho rằng ký là

“tên gọi chung cho một nhóm thể tài nằm ở phần giao nhau giữa văn học và ngoài văn học (báo chí, chính luận, ghi chép tư liệu các loại ), chủ yếu là văn xuôi tự sự, gồm các thể như bút ký, hồi ký, du ký, phóng sự, ký sự, nhật ký ” Trong đó “có những tác phẩm chú ý đến bình diện “miêu tả phong tục” qua những nét tính cách tiêu biểu; có những tác phẩm chú ý miêu tả tính cách

xã hội hoặc dân tộc trong cuộc sống của cư dân các vùng qua các thời đại; có những tác phẩm đậm chất trữ tình, triết lý, v.v” [5, tr.179]

Cũng coi ký là một hình thức trung gian nằm giữa văn học với các loại

hình khác và trên cơ sở phân biệt văn chương thành các loại thơ, truyện, ký, luận và kịch, giáo sư Nguyễn Văn Hạnh cho rằng: “Với mức độ khác nhau, ký

là sự kết hợp giữa văn học và sử học, văn học và báo chí, sáng tác và nghiên cứu Yêu cầu cơ bản của ký là xác thực và kịp thời” [58, tr.102]

Những ý kiến nêu trên đã dẫn đến một kết luận: rõ ràng không thể phủ nhận mối quan hệ mật thiết giữa ký văn học với tự sự vì nó sử dụng trần thuật

Trang 37

- phương diện cơ bản của phương thức này để xây dựng tác phẩm Tự sự gắn

liền với vai trò của nhân vật trần thuật, nhưng trần thuật trong ký không hoàn toàn giống với trần thuật trong tiểu thuyết hay truyện ngắn - kể cả tiểu thuyết

tự truyện Nhân vật trần thuật trong tác phẩm ký văn học phải là người trực

tiếp chứng kiến (một phần hay toàn bộ sự kiện) với tư cách là một nhân chứng khách quan, bình đẳng với những sự thật trong tác phẩm và bình đẳng trước

công chúng tiếp nhận Đồng thời, lại cũng không thể phủ nhận mối liên hệ giữa ký văn học với các loại thể chính luận và trữ tình trong hệ thống thể loại

văn học

Điều đáng chú ý là trong khi lý luận văn học thường xuyên đề cập tới những vấn đề có liên quan đến ký văn học thì lý luận báo chí lại không chú ý lắm đến các thể ký báo chí Ngoài những cuộc thảo luận về thể loại ghi nhanh

từ cuối thập kỷ 60 của thế kỷ XX mà chúng tôi đã nêu ở trên (lưu ý: khi đó ghi nhanh chưa được coi là một thể loại thuộc ký báo chí), cho đến trước những năm 90 trong lý luận báo chí nước ta không có một công trình nghiên cứu nào có bàn luận về ký báo chí được công bố Mặc dù trong chương trình

đào tạo báo chí của Trường Tuyên huấn Trung ương I thời kỳ trước cũng có

một môn học về “thể ký” nhưng chủ yếu chỉ là vận dụng những kết quả nghiên cứu của lý luận văn học để đề cập đến một vài thể loại được coi là

“trung gian giữa văn học và báo chí” như ký sự, bút ký, bút ký chính luận Trong lý luận báo chí nước ta cho đến nay vẫn còn những ý kiến chưa nhất trí trong việc nhận diện về hệ thống thể loại báo chí chứ chưa nói đến việc nhận diện về loại thể ký báo chí cùng với các thể loại của nó

Chúng tôi tán thành quan niệm cho rằng: cần phải nhìn nhận ký văn học với tư cách là một loại thể văn học bao gồm nhiều thể loại với những tính chất phong phú, trong một hệ thống bao gồm các loại thể văn học như: Tự sự

- Trữ tình - Kịch - Chính luận nghệ thuật - Ký văn học Vấn đề này sẽ còn

Trang 38

được đề cập tới khi nói về đặc trưng của ký văn học và sự phân biệt giữa ký văn học và ký báo chí trong những chương sau của luận án này

1.2.2 Vấn đề ký văn học và ký báo chí

1.2.2.1 Một số quan niệm

Trong số những vấn đề đã được nêu ra từ cuối thập kỷ 60, đầu thập kỷ

70 của thế kỷ XX có một vấn đề đã từng gây ra nhiều ý kiến khác nhau Đó là liệu có nên phân biệt thành “ký văn học” và “ký báo chí” không" ?

Ngoài những ý kiến cho rằng ký là một thể trung gian giữa văn học và báo chí, là một “cuộc kéo co giữa văn học và báo chí”, còn có hai loại ý kiến trái ngược nhau Loại ý kiến thứ nhất cho rằng không thể phân biệt giữa ký văn học và ký báo chí Loại thứ hai thì ngược lại - khẳng định rằng đó là một

sự phân biệt cần thiết và dứt khoát phải thực hiện

Tiêu biểu cho loại ý kiến thứ nhất, Tô Hoài bày tỏ thái độ dứt khoát:

Có hai: ký văn học và ký báo chí Ý riêng tôi: chia như thế chỉ tạo ra những thể thức có hại, hạ thấp giá trị và khả năng ký, làm nhụt tay người viết Hơn nữa, đó chỉ là những sắp loại tưởng tượng( ) Không phải từ “hai loại bút ký” mà chỉ là từ cái cách mình chia ra thôi Thiếu cố gắng, tự giam mình trong một khuôn khổ làm sẵn, rồi cho rằng đã gọi là ký thì phải có hai loại [ 61, tr.35,36]

Tiêu biểu cho loại ý kiến thứ hai, từ đầu năm 1976, Xuân Diệu đã nêu nhận xét của ông về thời kỳ “văn học báo cáo” trong suốt ba mươi năm cách mạng mà ông ví như “những dòng suối chảy cuồn cuộn nhưng chưa thành sông” Trong đó, tuy không gọi đích danh là “ký văn học” và “ký báo chí” nhưng trong khi so sánh giữa các tác phẩm báo chí với đặc trưng là “lượng thông tin” và các tác phẩm văn học của những “kỹ sư tâm hồn”, ông nhắc nhở các nhà văn: “Đừng chóng vánh làm việc của phóng viên rồi thoả mãn cho là

Trang 39

đủ để là “nhà văn” rồi Tờ báo vô hạn quan trọng, nhưng sang ngày hôm sau, một tuần lễ sau, tin mới đã đuổi tin cũ.( ) Bởi “lượng thông tin” thì hồn vía của nó là cái tin, cái tin không có văn chương gì cả, người ta dùng cái tin và người ta bỏ số báo” [26, tr.9] Như vậy là trong khi đề cao tác phẩm văn học, Xuân Diệu lại có ý hạ thấp vai trò của tác phẩm báo chí mà ông gọi là loại

“văn học báo cáo” và sự so sánh ấy lại được đặt trên cơ sở của tiêu chí là chất lượng nghệ thuật chứ không xuất phát từ những đặc trưng loại hình Thực ra, quan niệm như vậy ở nước ta đã có từ đầu thế kỷ XX Trong cuốn sách Văn chương và hành động - được giới thiệu là “tuyên ngôn của văn phái Phương

Đông” (xuất bản năm 1936), mặc dù chưa nói gì đến các khái niệm “ký văn học” và “ký báo chí” nhưng khi luận bàn về sự khác biệt giữa báo và văn, nhà nghiên cứu Hoài Thanh đã nêu ra một quan niệm khá cực đoan Để đề cao giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn chương, ông đã hạ thấp giá trị của tác phẩm báo chí: “Chúng tôi vẫn hiểu giá trị những bài báo đó, những tác phẩm nhất thời Hơn nữa chúng tôi tin rằng trong công cuộc cải tạo xã hội, không có những tác phẩm ấy không xong Nhưng khi người ta quả quyết rằng những tác phẩm ấy có giá trị đặc biệt về nghệ thuật, hãy cho phép chúng tôi ngờ” [171, tr.29]

Như đã đề cập ở trên, các tác giả của Từ điển thuật ngữ văn học tán

thành việc phân biệt giữa ký văn học và ký báo chí Tuy nhiên, tiêu chí để

phân biệt giữa hai loại ký lại cũng căn cứ vào chất lượng nghệ thuật: “Tuy

nhiên, cần thấy rằng giữa ký văn học và ký báo chí còn là một khoảng cách khá rõ Người viết ký cần phấn đấu bền bỉ hơn nữa để cho nhiều tác phẩm ký báo chí trở thành ký văn học, trở thành những tác phẩm ký có sức sống lâu bền trong đời sống văn học” [57, tr.112]

Trong các công trình nghiên cứu của Nguyễn Lương Ngọc và Hoàng Như Mai trước đây chưa thấy nói đến vấn đề phân biệt ký văn học và ký báo

Trang 40

chí Trong công trình nghiên cứu Ký viết về chiến tranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội của Hà Minh Đức đã có đặt vấn đề phân biệt “ranh

giới giữa ký văn học và ký thông tin báo chí” Tác giả cho rằng: Trong mối quan hệ giữa văn học và báo chí, ký văn học và ký báo chí là những thể loại

dễ có xu hướng lẫn lộn, khó phân biệt Cái gốc của các thể ký báo chí là sự ghi chép tường thuật các hiện tượng của đời sống, vượt ra ngoài giới hạn của một tin tức “Ở đây, không phải người đọc chỉ cần một con số thống kê, một tin tức, mà muốn được thông báo chi tiết hơn, sinh động hơn bằng những bức tranh, những mảng của sự sống trực tiếp” [35, tr.55] Ông khẳng định: “Tuy

ký văn học trong một số trường hợp mang theo đặc điểm của báo chí, nhưng không thể nào trùng hợp với báo chí, vì đặc trưng cơ bản của ký văn học là văn học và đặc trưng cơ bản của ký báo chí vẫn là báo chí” [35, tr.57] Có thể nói đó là một định hướng tạo cơ sở đúng đắn cho công việc phân biệt ký văn học và ký báo chí của chúng tôi sau này Tuy nhiên, do những đặc điểm của đời sống văn học và báo chí ở thời điểm đó nên tác giả chưa có điều kiện đi sâu hơn vào những đặc điểm của các thể ký báo chí mà chỉ bước đầu xác định

trong báo chí cũng có một số thể loại “gần với văn học” như ghi nhanh, ghi chép, phóng sự, điều tra, bút ký báo chí v.v Năm 1993, trong giáo trình Lý luận văn học GS Hà Minh Đức tiếp tục đề cập đến vấn đề này Trên cơ sở coi

“phẩm chất và giá trị văn học” là thước đo và ranh giới để phân loại ký văn học và những hình thức ký của đời sống, ông cho rằng: “Trong các thể tài báo chí ngoài các hình thức tin tức, bình luận, xã luận cũng có các thể tài ghi chép, tường thuật, phóng sự điều tra Những hình thức này có sự giáp ranh hoặc tương đồng với nhiều loại ký tự sự trong văn học Đặc trưng văn học cũng là cơ sở để phân biệt ký văn học và báo chí” [36, tr.201] Năm 2000,

trong giáo trình Cơ sở lý luận báo chí, GS Hà Minh Đức trở lại với vấn đề

này một lần nữa và khẳng định: “Các thể ký báo chí có nhiều điểm rất gần gũi

Ngày đăng: 23/03/2015, 09:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w