Luận văn này của chúng tôi, với sự tiếp nối từ những nghiên cứu của mình trong Khóa luận Bước đầu tìm hiểu các yếu tố khẩu ngữ trong một số tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại, có ý định
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS HOÀNG CAO CƯƠNG
Hà Nội - 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì công trình nào khác
Hà Nội, ngày…… tháng………năm…………
Tác giả luận văn
Lê Thị Trang
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 4
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 4
2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5
3 MỤC ĐÍCH CỦA NGHIÊN CỨU 5
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
5 Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6
6 BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN 7
NỘI DUNG 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 8
1.1 VĂN CHƯƠNG VÀ CHẤT LIỆU NGÔN TỪ 8
1.2 CÁC YẾU TỐ CHUẨN MỰC TRONG VĂN CHƯƠNG 13
1.2.1 Chuẩn mực về sử dụng các phương tiện ngữ âm 14
1.2.2 Chuẩn mực về sử dụng các phương tiện từ ngữ 15
1.2.3 Chuẩn mực về sử dụng các phương tiện cú pháp 16
1.2.4 Chuẩn mực trong cách diễn đạt 17
1.3 CÁC YẾU TỐ NGOẠI BIÊN TRONG VĂN CHƯƠNG 19
1.4 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH VĂN XUÔI NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 24
1.5 TIỂU KẾT 28
CHƯƠNG 2: SỰ HIỆN DIỆN CỦA KHẨU NGỮ TRONG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC ĐƯỢC KHẢO SÁT 29
2.1 CHẤT LIỆU KHẨU NGỮ TRONG VĂN XUÔI HIỆN ĐẠI………29
2.1.1 Tiểu dẫn 29
2.1.2 Chất liệu khẩu ngữ trong các tác phẩm được khảo sát 30
2.2 TIẾNG ĐỊA PHƯƠNG TRONG CÁC TÁC PHẨM ĐƯỢC KHẢO SÁT 35
2.2.1 Khái niệm từ địa phương 35
2.2.1.1 Từ địa phương không có sự đối lập với từ vựng toàn dân 36
2.2.1.2 Từ vựng địa phương có sự đối lập với từ vựng toàn dân 36
2.2.2 Tiếng địa phương trong các tác phẩm được khảo sát 38
2.2.2.1 Cách xưng gọi mang đặc trưng vùng miền 38
2.2.2.2 Các từ vựng mang đặc trưng vùng miền 41
2.3 TIẾNG LÓNG TRONG VĂN XUÔI 44
2.3.1 Khái niệm về tiếng lóng 44
2.3.2 Tiếng lóng trong các tác phẩm văn học được khảo sát 45
2.4 YẾU TỐ VAY MƯỢN TRONG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC ĐƯỢC KHẢO SÁT 50
2.4.1 Hiện tượng từ ngoại nhập 50
Trang 52.4.1.1 Hiện tượng từ ngoại nhập trong tiếng Việt hiện nay 50
2.4.1.2 Hiện tượng từ ngoại nhập trong các tác phẩm được khảo sát 51
2.4.2 Mượn từ chất liệu dân gian 52
2.4.2.1 Thành ngữ, tục ngữ 52
2.4.2.2 Văn vần dân gian 54
2.5 CÁC YẾU TỐ NGÔN NGỮ PHI CHUẨN MỰC KHÁC TRONG VĂN XUÔI 57
2.5.1 Từ tục 57
2.5.2 Các dạng phụ ngữ 60
2.5.3 Rút gọn cấu trúc 64
2.6 TIỂU KẾT 66
CHƯƠNG 3: VAI TRÕ CỦA KHẨU NGỮ TRONG SÁNG TẠO NGÔN TỪ VĂN XUÔI 68 3.1 TÂM VÀ BIÊN TRONG NGÔN NGỮ VĂN CHƯƠNG 68
3.2 CHỨC NĂNG THI PHÁP CỦA KHẨU NGỮ 71
3.2.1 Tạo hình tượng văn học 71
3.2.1.1 Tiểu dẫn 71
3.2.1.2 Khẩu ngữ với vai trò xây dựng hình tượng văn học 73
3.2.2 Phản ánh hiện thực 76
3.2.3 Tạo hoàn cảnh và đất diễn cho nhân vật 79
3.2.4 Tạo lập phong cách tác giả 81
3.3 KHẨU NGỮ GÓP PHẦN HÌNH THÀNH NGÔN NGỮ VĂN XUÔI VÀ NGÔN NGỮ CHUẨN MỰC CỦA MỘT THỜI ĐẠI 85
3.3.1 Đối với ngôn ngữ chuẩn mực 85
3.3.2 Đối với cái đẹp của ngôn ngữ văn xuôi một thời đại 87
3.4 NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA KHẨU NGỮ 91
3.4.1 Đối với văn xuôi 91
3.4.2 Đối với chuẩn mực hóa ngôn ngữ 96
3.5 TIỂU KẾT 98
KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
NHỮNG TÁC PHẨM VĂN HỌC CÓ CÂU TRÍCH DẪN 110
BẢNG PHỤ LỤC 1 112
BẢNG PHỤ LỤC 2 118
PHỤ LỤC 120
Trang 6GIẢI THÍCH CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
(Sử dụng trong luận văn)
Các ký hiệu:
… : còn thêm nữa
[X] : Tài liệu tham khảo thứ X
[X, Y]: Tài liệu tham khảo thứ X, trang Y
Các chữ viết tắt:
NNVC: Ngôn ngữ văn chương
TPVC: Tác phẩm văn chương
VD : Ví dụ
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngôn ngữ nói ra đời sớm nhất, từ trước khi có chữ viết, cùng với sự ra đời và phát triển của xã hội loài người Ngôn ngữ nói trực tiếp phục vụ nhu cầu giao tiếp và trao đổi tư tưởng, tình cảm con người Trải qua thời gian, giao tiếp ngôn ngữ đã tiến bộ lên một bậc: dùng chữ viết để ghi lại những gì con người nói ra Mặc dù chữ viết ra đời và phát triển theo những chiều hướng nhất định, không nhất thiết lệ thuộc hoàn toàn vào ngôn ngữ nói, nhưng nếu không nghiên cứu ngôn ngữ viết như một mảng hiện thực tươi nguyên nhất, phức tạp nhất của ngôn ngữ thì sẽ là một sai lầm
Cũng bởi ngôn ngữ nói sinh ra, tồn tại và phát triển cùng với dân tộc nên nó mang những đặc trưng của ngôn ngữ dân tộc Đó là những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao, những tiếng đệm, lời tục, những yếu tố từ vựng riêng ở mỗi địa phương v.v Sự tồn tại của các yếu tố khẩu ngữ ở ngoài phạm vi giao tiếp trực tiếp trong sinh hoạt hàng ngày, chẳng hạn trong các tác phẩm văn chương sẽ đem lại ấn tượng đặc biệt khiến người ta dễ dàng nhận ra chúng và qua đó nhận ra ý định, thái độ của người nói
Luận văn này của chúng tôi, với sự tiếp nối từ những nghiên cứu của
mình trong Khóa luận Bước đầu tìm hiểu các yếu tố khẩu ngữ trong một số tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại, có ý định đi sâu hơn về sự hoạt động
của các yếu tố khẩu ngữ cũng như tác dụng của chúng trong các TPVC được khảo sát để hướng đến một cách nhìn nhận, đánh giá đúng mức về giá trị của khẩu ngữ trong địa hạt hoạt động mới, địa hạt văn chương
Trang 82 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chất liệu khẩu ngữ hoạt động
trong các tác phẩm văn chương hiện đại được chọn
Phạm vi nghiên cứu: Do những yêu cầu cụ thể của vấn đề đang được
khảo sát đặt ra, dựa vào những thành tựu nghiên cứu và cứ liệu có được về nghiên cứu khẩu ngữ tiếng Việt, trong phạm vi luận văn này, chúng tôi sẽ tập trung tìm hiểu hoạt động của chất liệu khẩu ngữ trong các tác phẩm của các tác giả văn học Việt Nam hiện đại sau:
xuất bản Hội nhà văn, 2006
3 MỤC ĐÍCH CỦA NGHIÊN CỨU
Xu hướng nghiên cứu lời nói tự nhiên đang được khá nhiều người quan tâm Cách tiếp cận tìm hiểu ngôn ngữ từ cơ chế vận hành của nó tỏ ra
có nhiều hiệu quả Ở Việt Nam, bước đầu đã có một số công trình đề cập đến các vấn đề về ngữ pháp, ngữ dụng của ngôn ngữ tự nhiên, chẳng hạn bàn về phương tiện liên kết, đặc trưng cú pháp, các phụ từ có chức năng ngữ dụng đặc biệt hay từ vựng khẩu ngữ, v.v Cũng quan tâm tới vấn đề khẩu ngữ,
Trang 9mục đích của luận văn là muốn tìm hiểu giá trị của khẩu ngữ với vai trò như
là vật liệu không thể thiếu góp phần xây dựng nên một tác phẩm văn chương
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau trong luận văn:
- Phương pháp thống kê: chúng tôi thống kê những đơn vị thuộc
các yếu tố khẩu ngữ từ các tác phẩm được chọn Bằng phương pháp này, chúng tôi hướng đến việc tìm hiểu mức độ sử dụng các yếu tố khẩu ngữ trong văn xuôi qua đó thấy được vai trò chức năng của các yếu tố khẩu ngữ trong việc sáng tạo một TPVC
- Phương pháp phân tích: phương pháp này được chúng tôi áp
dụng để phân tích các thành tố ngữ nghĩa của các đơn vị khẩu ngữ trong ngữ cảnh nhất định
5 Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
- Ý nghĩa lí luận: Thông qua việc nghiên cứu chất liệu khẩu ngữ
trong các TPVC chúng tôi mong muốn góp phần xác định giá trị của yếu tố này đối với việc sáng tạo các tác phẩm văn chương như thế nào; đồng thời đưa ra cái nhìn tổng quan về các hành vi ngôn ngữ trong giao tiếp, đặc trưng văn hóa- tâm lí dân tộc Việt thể hiện trong ngôn ngữ và vị trí của khẩu ngữ trên con đường phát triển của ngôn ngữ nói chung cũng như trong sáng tạo văn xuôi nói riêng
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu thu được sẽ được ứng dụng
trong việc nghiên cứu và sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật: văn chương, sân khấu, điện ảnh, vốn là những lĩnh vực nghệ thuật sử dụng chất liệu lời nói hàng ngày như một phương tiện diễn đạt không thể thiếu Bên cạnh đó, qua
Trang 10những nghiên cứu thực tế của mình, chúng tôi cũng muốn góp một vài thông tin cho vấn đề chuẩn hóa ngôn ngữ đang được không ít người quan tâm
6 BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn có phần nội dung gồm
3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết
Chương 2: Sự can thiệp của khẩu ngữ trong các tác phẩm được khảo sát
Chương 3: Vai trò của khẩu ngữ trong sáng tạo ngôn từ văn xuôi Cuối luận văn là danh sách các tài liệu tham khảo, các tác phẩm văn học có câu trích dẫn và phần phụ lục
Trang 11NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1 VĂN CHƯƠNG VÀ CHẤT LIỆU NGÔN TỪ
Văn học là nghệ thuật ngôn từ, nhưng cho đến nay trong hầu hết các tài liệu l í luận văn học ở Việt Nam đều chỉ hiểu ngôn từ như một phương tiện biểu đạt, một công cụ bề ngoài, chưa đi sâu tìm hiểu bản chất xã hội, thẩm mĩ của nó, và do đó cũng chưa hiểu rõ bản chất của ngôn từ văn học
Sau hơn nửa thế kỉ tìm tòi đặc trưng văn học từ phương diện ngữ học,
theo nhà lí luận văn học Mỹ J.Culler trong bài Về tính văn học (1989) cho
biết: cả R Jakobson và Tz Todorov đều thừa nhận rằng cái “tính văn học”
mà họ chủ trương dễ dàng tìm thấy trong các văn bản phi văn học!
Con đường đúng đắn để tìm hiểu ngôn từ văn học phải xuất phát từ sự thống nhất không tách rời giữa ngôn từ và ý thức Marx và Engels hiểu ngôn
từ (ngôn ngữ) như là biểu hiện của ý thức về thực tại trong giao tiếp: “Ngôn ngữ cũng xưa như ý thức Ngôn ngữ chính là ý thức thực tế, thực tiễn, tồn tại
cả đối với những người khác, vậy lần đầu tiên cũng tồn tại đối với chính tôi” Ở đây ngôn từ và ý thức không tách rời, giống như âm thanh và ý nghĩa không tách rời trong kí hiệu ngôn ngữ Đồng thời, ngôn ngữ với tư cách là ý thức về thực tại, thực tiễn, tồn tại trong giao tiếp xã hội, chứ không phải là trong từ điển
Trong tiểu luận Ngôn từ sinh hoạt và ngôn từ nghệ thuật, Bakhtin xem
TPVC như là sản phẩm và sự kiện của sự tác động qua lại của người nói và người nghe, người sáng tác và người thưởng thức, và chỉ trong quan hệ tác động qua lại đó văn học mới có được tính nghệ thuật
Tuy nhiên, vấn đề bản chất xã hội, thẩm mĩ của ngôn từ văn học phải đợi đến M Foucault nêu ra khái niệm discours (ngôn từ) thì mới hiện ra rõ
Trang 12rệt thêm một bước Theo ông, nhược điểm lớn của F de Saussure là qua sự đối lập ngôn ngữ (language) và lời nói (parole), ông đã bỏ qua thành phần thứ ba là ngôn từ (discours) Và do ảnh hưởng to lớn của Saussure mà vấn
đề ngôn từ bị để quên quá lâu Trong các công trình Từ ngữ và đồ vật, Khảo
cổ học tri thức, M Foucault đưa ra khái niệm về ngôn từ như sau:
“Ngôn từ (discours) do kí hiệu tạo thành, nhưng điều nó làm được còn lớn hơn nhiều sự biểu đạt, cái nhiều hơn đó không thể qui về ngôn ngữ và lời nói.”
Ý kiến của Foucault đã được nhiều người quan tâm Tuy nhiên discours trong quan niệm của Foucault là một từ khó giải thích và khó dịch Trong ngôn ngữ học discours chỉ một đoạn lời truyền đạt một thông tin, cho nên thường dịch là “văn bản”, “ngôn bản” hay “diễn ngôn” Nhưng khái niệm của M Foucault có ý nghĩa đặc biệt, chỉ một hình thái, một kiểu lời nói
do những yếu tố của đời sống xã hội, lịch sử qui định, có thể dịch thành
“ngôn từ”, để phân biệt với ngôn ngữ, với lời nói và với diễn ngôn của các nhà ngữ học
Trước đây, các nhà phê bình mới của Anh, Mỹ cũng đã dùng thuật ngữ ngôn từ với nghĩa là loại hình ngôn từ, để phân biệt ngôn từ thơ, ngôn từ văn xuôi… nhưng Foucault nêu ra bình diện mới Theo ông, đem văn học
mà chỉ qui vào văn bản tất yếu sẽ tước bỏ mất các điều kiện đã hình thành và tạo thành văn bản, kết quả là gạt bỏ các nhân tố tạo nên ý nghĩa của văn bản Ông phê phán chủ nghĩa cấu trúc đã cô lập văn bản để nhìn nó một cách tĩnh tại Ông cho rằng sức mạnh kinh tế, chính trị, hình thái ý thức và cả chế độ văn hóa chi phối quá trình biểu đạt ý nghĩa của ngôn từ Do đó, ngôn từ không phải là diễn ngôn trong ý nghĩa của ngôn ngữ học, mà là hoạt động thực tiễn chủ yếu của con người Ngôn từ là hình thức biểu hiện ngôn ngữ của một quần thể người trong một điều kiện xã hội, lịch sử nhất định Nó
Trang 13không có tác giả riêng biệt, mà chỉ là một kiểu logic tiềm tại, được cất giấu trong ý thức của quần thể, ngầm chi phối ngôn ngữ, tư tưởng, phương thức hành vi của mọi người trong quần thể Đó là cái cơ chế ràng buộc, qui định mọi người nói chung trong các điều kiện xã hội, lịch sử được nói gì và nên nói như thế nào Foucault nói: “Anh tưởng là anh đang nói, kì thực là lời nói đang nói về anh!”; “Một người không phải bất cứ lúc nào, ở đâu, muốn nói cái gì thì nói” Như vậy, ngôn từ là hình thức biểu đạt của ngôn ngữ, chịu sự chi phối của một mô hình tư duy, một kiểu giải thích, một cơ chế ràng buộc nhất định
Sự phân tích ngôn từ trong từng xã hội đã cho thấy cái logic nội tại, cái cơ chế thầm kín chi phối ngôn từ đó là hình thái ý thức xã hội, trạng thái tri thức của con người và cơ chế quyền lực trong xã hội Ở đây, ngôn từ với các yếu tố nội tại kể trên có tác dụng nhào nặn con người và cầm tù con người mà văn học, nghệ thuật có sứ mệnh giúp con người vượt thoát ra
Vận dụng vào văn học Việt Nam ta cũng thấy có sự phù hợp Ví dụ, ở thời trung đại Việt Nam, chữ Hán với tư cách ngôn ngữ quan phương và ngôn ngữ khoa cử đã có một sức mạnh và hấp dẫn gấp bội ngoài phạm vi một ngôn ngữ Việc phân biệt “nói chữ” và “nói nôm” buộc mọi người khi phát ngôn phải ý thức rõ về thân phận, địa vị, tri thức của mình Những kẻ
“hay chữ” mở miệng là trích dẫn thánh hiền, ngâm nga danh cú, “chi, hồ, giả, dã”, đã khiến cho người bình dân không có chữ ở vào địa vị mất tiếng nói
Lịch sử đã chứng kiến các cuộc đổi thay ngôn từ do các nhân tố ý thức
hệ, trạng thái tri thức và hệ thống quyền lực thay đổi Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở Việt Nam đã diễn ra cuộc đảo lộn ngôn từ dữ dội Đó là lúc nhà thơ Tú Xương đã than: “Nào có ra gì cái chữ Nho! Ông nghe ông cống vẫn nằm co!” Công cuộc xây dựng nền văn xuôi mới gắn với tầng lớp trí thức
Trang 14Tây học, hệ thống tri thức mới tiếp nhận từ phương Tây, áp lực thống trị của Pháp Bây giờ nói tiếng Tây là sang, dẫn ngạn ngữ tây, điển tích Tây là lịch
sự Cuộc xung đột thơ cũ thơ mới thực chất là xung đột ngôn từ, có hạ bệ ngôn từ thơ cũ thì thơ mới mới rộng đường phát triển Cuộc xung đột giữa
Vũ Trọng Phụng và một số nhà tiểu thuyết Tự lực văn đoàn cũng có tính chất như vậy Cuộc cách mạng tháng Tám và hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm tiếp theo cũng kéo theo cả một cuộc đảo lộn ngôn từ mới Khẩu hiệu địa chúng hóa, học tập ca dao dân ca, học tập lời ăn tiếng nói của quần chúng công nông binh đã làm thay đổi ngôn từ nặng về sách vở của trí thức Tây học cũ Những cuộc đấu tranh ý thức hệ đã hầu như chính trị hóa toàn
bộ đời sống tinh thần xã hội Người có văn hóa thời này phải thường xuyên
sử dụng các thuật ngữ chính trị như tư sản, vô sản, giai cấp đấu tranh, chuyên chính, cách mạng, dân tộc, tập thể, dân chủ tập trung… Muốn cho lời nói có sức nặng thì trích dẫn văn kiện Đảng hay trước tác của Marx, Engels, Lenin, Plekhnov, thậm chí cả Timôpheev v.v… Ý thức xã hội, trạng thái tri thức, hệ thống quyền lực đã làm cho ngôn từ trong đời sống hoàn toàn thay đổi, mặc dù ngữ pháp và vốn từ vựng cơ bản không đổi thay đáng
kể Vấn đề là vị trí, trật tự, sắc thái các lớp từ đổi thay, ý nghĩa xã hội lịch sử
đổi thay Ví dụ về nghĩa đen các từ trí thức, nông dân, công nhân trong từ điển không đổi, song về xã hội, từ nông dân, công nhân nghe sang hơn, tự tin hơn hai chữ trí thức Trong các bản khai lí lịch, mấy từ tiểu tư sản,
thương nhân từng một thời gây một cảm giác tội lỗi, thua lép cho những ai
mang chúng
Có khái niệm ngôn từ đời sống như trên ta mới hiểu thực chất ngôn từ nghệ thuật (văn học) Khi một hệ thống ngôn từ đời sống lên ngôi thì nó trở thành một áp lực chi phối toàn bộ đời sống công cộng, chi phối ngôn từ cá nhân Các hiện tượng kiêng húy, các phép tu từ đặc trưng (nói tăng, nói
Trang 15giảm, nói tránh…) xuất hiện Khi đó các ý nghĩ, tình cảm độc lập, thành thực của các cá thể người bị đè nén, ức chế, rơi vào tình trạng mất tiếng Nhà triết học mácxit phương Tây là E.Fromm đề xuất khái niệm “vô thức xã hội” để chỉ tình trạng đó Trong xã hội càng có nhiều điều bất hợp lí tồn tại thì sự đè nén kinh nghiệm thành thực của con người càng lớn Nói chung, theo Fromm thì “ý thức đại diện cho con người xã hội”, “vô thức đại diện (…) cho con người nhân loại, tức con người toàn diện, con người được tự nhiên hóa, mà tự nhiên đó là tự nhiên được người hóa” [12] “Vô thức xã hội” là một khái niệm mang nội dung tư tưởng xã hội rất sâu sắc
Sự tiến bộ và lành mạnh của đời sống đòi hỏi biến cái vô thức thành ý thức Sứ mệnh của khoa học và nghệ thuật là đưa trạng thái tư tưởng của con người từ vô thức trở thành ý thức
Xét về mặt lịch sử thì nói chung, mọi người đều thừa nhận là nghệ thuật, thi ca có trước ngôn ngữ Nhưng một khi hình thành, ngôn từ đời sống
có tác dụng đè nén vô thức xã hội, làm cho ngôn từ nghệ thuật biểu hiện nó luôn luôn ở vào địa vị phân biệt, thậm chí đối lập với nó Tất nhiên nghệ thuật không chỉ biểu hiện vô thức xã hội, nhưng đó là một phần sâu sắc nhất của đời sống con người xã hội Ở đây các qui luật “lạ hóa”, các cấu trúc đặc thù, các phép tu từ văn học có giá trị rất lớn
Mặt khác ngôn từ nghệ thuật, một khi trở thành hiện tượng phổ biến của ý thức xã hội thì nó lại hòa đồng với ngôn từ đời sống thịnh hành, lại phát sinh mâu thuẫn với phần vô thức xã hội còn lại, và con người lại có nhu cầu vượt qua ngôn từ nghệ thuật cũ để tạo thành ngôn từ nghệ thuật mới Điều đó lại tạo thành mâu thuẫn, xung đột trong nội bộ ngôn từ nghệ thuật
Trong thời kì văn học đổi mới giữa những năm 80 của thế kỉ XX, ngôn từ văn học sử thi nghiêng về ngợi ca ngọt ngào, thiêng hóa, đang dần
Trang 16dần bị thay thế bởi một ngôn ngữ tỉnh táo, cộc lốc, sắc lạnh trong sáng tác của các nhà văn hiện đại gần đây
Chức năng của văn học không giản đơn là phản ánh đời sống, mà còn
là sáng tạo ngôn từ cho những điều chưa biết nói, chưa được nói, chưa thể nói Nói được những điều đáng nói là khoái cảm vô biên của văn học Vô thức xã hội chính là là nguồn khám phá, tìm tòi vô tận của văn học
Ngôn từ nghệ thuật có cấu trúc khác với ngôn từ đời sống, nhưng không bao giờ chỉ có như thế Nếu thế thì đâu là động lực làm cho ngôn từ nghệ thuật thay đổi? Ngôn từ nghệ thuật phải là ngôn từ tạo hình cho những cái chưa thành hình, phát ngôn cho những điều đang ấp úng, đặt tên cho các hiện tượng chưa có trong từ điển Đó là thực chất xã hội và cũng chính là thẩm mĩ của ngôn từ nghệ thuật
1.2 CÁC YẾU TỐ CHUẨN MỰC TRONG VĂN CHƯƠNG
Nhu cầu giao tiếp mang tính chính thức xã hội trên tất cả các mặt hoạt động trong khắp mọi vùng của đất nước đòi hỏi ngôn ngữ của ta phải vừa phát triển vừa thống nhất Nó phải phát triển để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của xã hội, nó phải thống nhất để sự giao tiếp mang tính chính thức xã hội có hiệu lực cao Để đạt được sự thống nhất trong giao tiếp bắt buộc phải có một
hệ thống các yếu tố chuẩn mực mà mọi văn bản đều hướng tới Do vậy, trong nhiều năm qua, ý thức hướng về xây dựng chuẩn mực đặng vươn tới một sự thống nhất cao có tính chất quy phạm là đặc điểm lớn nhất chi phối việc xậy dựng cũng như việc sử dụng ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ gọt giũa tiếng Việt
Trang 17Trước hết, cần khẳng định rằng ngôn ngữ của các tác phẩm văn chương chẳng những có đầy đủ những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ gọt giũa mà còn là một dạng đặc biệt của phong cách này bởi chức năng
thẩm mĩ của nó Dạng đặc biệt ở đây sẽ được chúng tôi làm sáng tỏ ở phần
tiếp theo của luận văn Trong phần này chúng tôi sẽ tập trung tìm hiểu các yếu tố chuẩn mực trong ngôn ngữ văn chương Đó là đặc điểm sử dụng các phương tiện ngữ âm; đặc điểm sử dụng các phương tiện từ ngữ; đặc điểm sử dụng các phương tiện cú pháp; cũng như đặc điểm về mặt diễn đạt của ngôn
từ trong văn chương
1.2.1 Chuẩn mực về sử dụng các phương tiện ngữ âm
Ở phong cách khẩu ngữ tự nhiên người ta không có ý thức về chuẩn mực Thói quen phát âm vẫn là cái bao trùm Người trong một vùng cùng sử dụng thổ âm với nhau thì không trở ngại gì cho giao tiếp cả Ở phong cách ngôn ngữ gọt giũa, dùng thổ âm, biến âm địa phương sẽ gây trở ngại cho sự giao tiếp bởi vì đây là sự giao tiếp mang tính chính thức xã hội diễn ra giữa tất cả các vùng miền của đất nước
Muốn mọi người dễ dàng thông hiểu, người ta không thể giữ nguyên thói quen phát âm của một vùng nhỏ hẹp Người ta thấy cần thiết phải hướng
về cái gì là chung, là phổ biến cho mọi vùng Cho nên, có nhu cầu về chuẩn mực, hướng về chuẩn mực trong phát âm là đặc điểm nổi bật nhất trong sử dụng các phương tiện ngữ âm ở phong cách ngôn ngữ gọt giũa Chính do quy luật này mà trong nhiều năm qua đã có những ý kiến đề nghị phát âm thống nhất theo một phương ngôn như Hà Nội, Sài Gòn, Huế, Vinh hoặc chọn một phương ngôn làm cơ sở có lấy thêm một vài ưu điểm phát âm của địa phương
Trang 18Sự giao tiếp mang tính chính thức xã hội cũng có tác dụng hạn chế những yếu tố tự phát trong sử dụng ngữ liệu Lấy giọng, lựa giọng gần như trở thành một thói quen trong phong cách ngôn ngữ gọt giũa
Ở nước ta, xây dựng âm tiêu chuẩn, thực hiện âm tiêu chuẩn trong phong cách ngôn ngữ gọt giũa là một công việc khó khăn bởi tính đa dạng của những biến thể ngữ âm tại các địa phương, bởi tập quán phát âm địa phương không thể một sớm một chiều thay đổi để hướng ngay tới âm chuẩn mực được Ở đây cần đến vai trò của chữ viết
Chữ viết tuy chỉ là đường nét ghi lại âm thanh theo những quy ước nhất định nhưng lại có tác dụng xây dựng và củng cố chuẩn mực ngữ âm bởi
vì hệ thống chữ viết được định hình, cố định và không nhiều biến thể như hệ thống ngữ âm Sự thay đổi tập quán chữ viết tuy khó nhưng không phức tạp như thay đổi tập quán phát âm Thống nhất chữ viết, cách viết cho từng trường hợp vừa là yêu cầu bắt buộc đối với bản thân hệ thống chữ viết Việt Nam vừa là việc làm có ý nghĩa góp phần chuẩn hóa ngữ âm, góp phần hạn chế và đẩy lùi dần các âm địa phương Phong cách ngôn ngữ gọt giũa chẳng những yêu cầu phải thống nhất chữ viết, cách viết mà còn yêu cầu cả về cách trình bày chữ biết: chữ viết phải rõ ràng, phải là công cụ góp phần biểu thị nội dung, phải mang tính thẩm mĩ, cho nên bên cạnh việc nêu ra những tri thức và những phương pháp hướng dẫn phát âm theo chuẩn mực thì việc xây dựng thói quen về trình bày chữ viết trong các văn bản gọt giũa cũng rất cần thiết
1.2.2 Chuẩn mực về sử dụng các phương tiện từ ngữ
Tính phức tạp về nhiều mặt của đề tài giao tiếp và mục đích giao tiếp khiến cho ở phong cách ngôn ngữ gọt giũa bên cạnh việc sử dụng vốn từ ngữ đa phong cách, người ta còn phải sử dụng nhiều lớp từ ngữ khác như: thuật ngữ khoa học, từ ngữ hành chính, từ ngữ chính trị, từ ngữ gọt giũa nói
Trang 19chung Về bản chất, đây là những từ ngữ biểu thị những khái niệm trừu tượng trong đời sống tinh thần của con người
Trái với quy luật sử dụng từ ngữ của phong cách khẩu ngữ tự nhiên (ưa dùng những từ cụ thể, giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm), phong cách ngôn ngữ gọt giũa luôn hướng tới những từ ngữ trừu tượng, trung hòa về sắc thái biểu cảm Nếu như từ ngữ cụ thể, giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm là công cụ diễn đạt về cơ bản của phong cách khẩu ngữ tự nhiên thì từ ngữ trừu tượng, trung hòa về sắc thái biểu cảm là công cụ diễn đạt cơ bản của phong cách ngôn ngữ gọt giũa Không có lớp từ này, phong cách ngôn ngữ gọt giũa trong thực tế không thể tồn tại Tóm lại, hướng tới những từ ngữ trừu tượng, trung hòa là quy luật cơ bản trong sử dụng từ ngữ ở phong cách ngôn ngữ gọt giũa
1.2.3 Chuẩn mực về sử dụng các phương tiện cú pháp
Đặc điểm nổi bật trong sử dụng các phương tiện cú pháp ở phong cách ngôn ngữ gọt giũa là ưa dùng những câu có kết cấu hoàn chỉnh không thừa không thiếu thành phần Đặc điểm này trái ngược với đặc điểm sử dụng các phương tiện cú pháp ở phong cách khẩu ngữ tự nhiên (dùng kết cấu tỉnh lược xen lẫn kết cấu có yếu tố dư)
Phong cách khẩu ngữ tự nhiên dùng đối thoại là chủ yếu cho nên cần đến cả hai loại câu có kết cấu và có độ dài trái ngược nhau: câu tỉnh lược và câu có yếu tố dư Ngữ cảnh đối đáp đã tạo ra khả năng dùng câu tỉnh lược cho phong cách khẩu ngữ tự nhiên Đối thoại trực tiếp “lời nói gió bay” khiến cho phong cách khẩu ngữ tự nhiên có thể dễ dàng dùng câu có yếu tố
dư Trong khi đó đối với phong cách ngôn ngữ gọt giũa, đối thoại chỉ là một trong những hình thức truyền tin cơ bản, cho nên phong cách ngôn ngữ gọt giũa không dễ dàng dùng các kết cấu tỉnh lược và kết cấu có yếu tố dư Ngay
cả trong những lúc dùng lời như: đọc báo cáo ở hội nghị, phát biểu ý kiến…
Trang 20thì cái ngữ cảnh bao gồm cả hai phía nói và nghe cũng khác với ngữ cảnh đối đáp trên Thường là một phía trình bày, một phía tiếp nhận, ít xảy ra những lời đối đáp giữa hai cá nhân như ở phong cách khẩu ngữ tự nhiên Bởi vậy phong cách ngôn ngữ gọt giũa phải dùng những kết cấu hoàn chỉnh Người ta không muốn và không được phép tạo nên tình trạng ngờ vực nội dung câu nói vì phải phỏng đoán phần tỉnh lược Vả lại, đề tài và nội dung giao tiếp phức tạp cũng khiến cho kết cấu tỉnh lược tỏ ra không thích hợp Tính chất nghiêm chỉnh của sự giao tiếp cũng không cho phép người ta dùng những yếu tố dư (thừa thành phần)
Những hình thức cảm thán, nghi vấn mang màu sắc cá nhân nhằm giãi bày tâm sự riêng giữa các cá nhân, có tác dụng làm chậm lại nhịp độ trình bày hay xảy ra ở phong cách khẩu ngữ tự nhiên, ít gặp ở phong cách ngôn ngữ gọt giũa bởi vì chúng không phù hợp với tính khẩn trương, nghiêm túc trong giao tiếp mang tính chính thức xã hội Chúng chỉ xuất hiện ở phong cách ngôn ngữ gọt giũa khi cần phải nhấn mạnh hoặc khi cần nêu vấn đề trước khi trình bày mà thôi
Tóm lại, quy luật sử dụng các phương tiện cú pháp của phong cách ngôn ngữ gọt giũa là sự hướng tới những câu văn có kết cấu hoàn chỉnh, có quan hệ cú pháp bên trong rõ ràng giữa các thành phần, nhằm biểu hiện thật sáng rõ, thật chính xác nội dung
1.2.4 Chuẩn mực trong cách diễn đạt
Như đã nói, khuynh hướng diễn đạt được quy định bởi nội dung và mục đích Nội dung đề tài ở phong cách ngôn ngữ gọt giũa là những vấn đề trừu tượng trong đời sống vật chất, tinh thần của xã hội; mục đích diễn đạt ở đây là nhằm thông báo, nhằm tác động, nhằm trao đổi ý kiến, cho nhau biết những nhận xét, những lí giải, những kết luận về những vấn đề đã nêu ra Cho nên, trái với phong cách khẩu ngữ tự nhiên, sự diễn đạt ở đây luôn
Trang 21hướng về trừu tượng, khái quát, hướng về sự trình bày mạch lạc, hợp lôgic Chính trong sự diễn đạt của phong cách ngôn ngữ gọt giũa người ta nhận rõ mối quan hệ mật thiết giữa ngôn ngữ và tư duy Ngôn ngữ tuy không đồng nhất với tư duy nhưng thống nhất với tư duy bởi vì người ta nói tức là người
ta suy nghĩ, người ta cảm xúc Sự trong sáng của tiếng nói trước hết phải là kết quả của một sự suy nghĩ rạch ròi, hợp lôgic Suy nghĩ còn chưa đến nơi, còn chưa được định hình, còn đang miên man mà đã nói, đã viết thì câu văn
sẽ mơ hồ, lủng củng Trình độ diễn đạt của một người gắn liền với sự phát triển về trí tuệ và tâm hồn của người đó Bởi vậy, khi nói về sự diễn đạt ở phong cách ngôn ngữ gọt giũa ta phải gắn nó với các vấn đề cấu tạo sự suy nghĩ
Khuynh hướng trừu tượng, khái quát, hợp lôgich nói trên được thể hiện trong 3 yêu cầu đặt ra cho văn bản gọt giũa là:
- Ngắn gọn Nói viết ngắn gọn mà có nội dụng chính là nhằm cho
sự giao tiếp mang tính chính thức xã hội thu được kết quả cao nhất trong
giới hạn về thời gian, về đề tài Đúng như nhà văn Sêkhốp nhận xét Ngắn gọn là bà chị của tài năng
- Chính xác Trong thực tế, người ta thường phải đoán ý của
người nói, người viết khi người này diễn đạt kém cỏi, thiếu chính xác Phong cách ngôn ngữ gọt giũa không chấp nhận lối diễn đạt tùy tiện, không mạch
lạc, bắt nguồn từ một thói xấu suy nghĩ không định hướng, không chặt chẽ
- Giản dị Giản dị gắn liền với trong sáng, với chống thói lai căng, chống thói cầu kì
Cả ba yêu cầu nói trên về phương pháp diễn đạt trong phong cách ngôn ngữ gọt giũa gắn chặt với nhau, có mối quan hệ phù hợp và hỗ trợ nhau Không thể có sự diễn đạt chính xác mà lại cầu kì, không thể nào thừa nhận một sự diễn đạt ngắn gọn mà lại kém chính xác Muốn đạt được ba yêu
Trang 22cầu diễn đạt này thì mỗi người phải có một nỗ lực tổng hợp cả về năng lực suy nghĩ lẫn năng lực ngôn ngữ
1.3 CÁC YẾU TỐ NGOẠI BIÊN TRONG VĂN CHƯƠNG
Ở phần trên chúng tôi vừa trình bày về các biểu hiện cụ thể của các yếu tố chuẩn mực trong ngôn ngữ gọt giũa nói chung và ngôn ngữ văn học
nói riêng Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở chuẩn thì chúng tôi e rằng sẽ chẳng
có cái gọi là văn học tồn tại Để thực hiện được đầy đủ các chức năng của
mình, ngôn ngữ trong các tác phẩm văn chương cần nhiều chất liệu “chệch
ra khỏi thói quen ngôn từ thông thường, tầm thường” Lí luận văn chương
thường gọi đó là cái phi chuẩn mực Ở phần này, chúng tôi xin được tiếp
tục đi sâu và tìm hiểu thêm vậy các yếu tố thế nào được coi là phi chuẩn mực trong văn chương Đây là cội nguồn của vấn đề đặt ra từ đầu luận văn,
là cái tạo nên sự khác biệt giữa ngôn ngữ văn chương và ngôn ngữ của các phong cách khác ngoài văn chương
Ngôn ngữ trong phong cách văn chương tiếng Việt (gọi tắt là ngôn ngữ văn chương) cần được khảo sát theo mối quan hệ với chức năng của văn chương, với các phương tiện ngôn ngữ của các phong cách khác, tức với các phương tiện của ngôn ngữ toàn dân và quan hệ với chuẩn mực Theo đó, ta thấy ngôn ngữ văn chương có chức năng thẩm mĩ; nó sử dụng toàn bộ các phương tiện ngôn ngữ của các phong cách khác; ngôn ngữ văn chương vừa tôn trọng chuẩn mực lại vừa đi chệch chuẩn mực Tuy nhiên, sự phi chuẩn mực hóa trong văn chương là không thể thiếu bởi nó chính là sự sáng tạo của tác giả trong việc sử dụng ngôn ngữ toàn dân và đi chệch ngôn ngữ toàn dân Chính nó tạo điều kiện để xây dựng hình tượng văn học, xây dựng hoàn cảnh và sàn diễn cho cuộc sống nhân vật đồng thời tạo ra đặc trưng bút pháp riêng của người sáng tạo ra nó
Trang 23Ở các phong cách như khoa học, hành chính công vụ… hầu như không có cơ sở cho sự xuất hiện khẩu ngữ Song, đối với phong cách nghệ thuật, từ vựng khẩu ngữ có vai trò đặc biệt quan trọng Chính trong môi trường ứng dụng này, các đơn vị từ vựng khẩu ngữ đã bộc lộ rõ nhất những nét đặc trưng và hiệu quả sử dụng của mình Nhu cầu tái hiện cuộc sống một cách sinh động và gợi cảm nhất chính là điều kiện cho sự hiện diện của các đơn vị từ vựng khẩu ngữ trong ngôn ngữ viết Thông qua cách lựa chọn đơn
vị từ vựng khẩu ngữ, nhà văn có thể bộc lộ được những thái độ tình cảm của mình trong quá trình mô tả hiện thực Cũng thông qua đó, người đọc, người nghe có thể nhận ra những nét đặc trưng của những miền quê cụ thể, những nhân vật có tính cách, cá tính, tâm lí và môi trường sống cụ thể
Các nhà văn lớn luôn luôn chú ý khai thác vốn ngôn ngữ dân gian để vươn tới sự gần gũi với hiện thực Đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng ngôn ngữ nhân vật Ngôn ngữ nhân vật càng gần thực tế giao tiếp ngôn ngữ hàng ngày bao nhiêu, người ta càng thấy nhân vật đó thật bấy nhiêu Ngôn ngữ của người lao động khác ngôn ngữ của trí thức, của nông dân khác của công nhân, của những người bình thường trong xã hội khác với của giới giang hồ
Các tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự do nhu cầu miêu tả hiện thực một cách chân thực, sống động và cho phép giữ nguyên sự có mặt của các đơn vị từ vựng khẩu ngữ trong lời thoại của nhân vật Vì vậy, các đoạn thoại
là nơi chứa đựng lớn nhất các hình thức khẩu ngữ Các truyện ngắn thuộc trường phái miêu tả hiện thực thường rất chú ý tới khả năng biểu đạt của các đơn vị từ vựng khẩu ngữ, vì thế tần số sử dụng các đơn vị này là rất cao, đặc biệt trong các tác phẩm nổi tiếng của các nhà văn lớn, trang nào của họ hầu như cũng có vài từ khẩu ngữ Các từ này không chỉ nằm trong các đoạn thoại mà còn có cả trong các đoạn văn miêu tả, nhằm biểu thị thái độ riêng của nhà văn và đạt đến mục đích gây ấn tượng mạnh ở người đọc
Trang 24Như vậy, từ vựng khẩu ngữ có vai trò to lớn trong sáng tạo nghệ thuật Trong nhiều trường hợp, sự có mặt của những đơn vị này là không thể thay thế Ngôn ngữ đại chúng vừa là cái nôi sản sinh ra các đơn vị từ vựng khẩu ngữ, vừa là môi trường kiểm nghiệm, thẩm định giá trị tồn tại của những đơn vị đó Đây là nguyên nhân xâm nhập của phong cách khẩu ngữ vào phong cách văn học, khoa học, với tư cách là những phương tiện bổ trợ không thể thiếu Đúng như nhận xét của Hoàng Cao Cương:
“Nếu như sự hình thành một ngôn ngữ thành văn không tránh khỏi phải tìm cho mình một hình thức viết để định hình, thì ở mặt khác nó cũng yêu cầu cái hình thức viết ấy phải luôn luôn được nuôi dưỡng, được tiếp sức trong một môi trường lành mạnh của khẩu ngữ.”[23, 40]
Những nhận định trên của chúng tôi sẽ được xem xét và khảo sát cụ thể qua các tác phẩm văn xuôi hiện đại gần đây Rõ ràng, để có thể tiếp cận được vấn đề, chúng tôi cần tìm hiểu xem vậy sự khác biệt giữa khẩu ngữ và ngôn ngữ viết là gì, các đặc trưng cụ thể của khẩu ngữ cũng như hoạt động của nó trong ngôn ngữ viết với tư cách là chất liệu ngôn từ làm nên một tác phẩm văn chương Vấn đề này đã được chúng tôi bàn đến trong Khóa luận tốt nghiệp của mình “Bước đầu tìm hiểu các yếu tố khẩu ngữ trong một số tác phẩm văn học hiện đại” Xin được trích lại một vài quan điểm lí luận làm
cơ sở cho luận văn này
B Havranek đã đưa ra khái niệm khẩu ngữ được hiểu như là ngôn
ngữ nói, với nghĩa rộng của từ này, đối lập với ngôn ngữ viết:
“Khẩu ngữ là những đơn vị thường dùng trong ngôn ngữ nói,
đối lập với ngôn ngữ viết.” [48, 126]
Như vậy khái niệm khẩu ngữ khá rộng, có thể bao trùm cả hình thức trao đổi khoa học bằng miệng, diễn giảng, cho đến những hình thức hội thoại thân mật, riêng tư…
Trang 25Một quan niệm khác về khẩu ngữ đáng chú ý trong lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ học là quan niệm của V.Mathesius:
“Khẩu ngữ là những đơn vị từ vựng thường được dùng trong
ngôn ngữ hội thoại hằng ngày, thường có tính dân dã, thông tục.” [68]
Luận văn của chúng tôi đi theo hướng quan điểm này, nghiên cứu khẩu ngữ như những đơn vị đặc trưng cho phong cách nói trong giao tiếp thân mật, tự nhiên với mục đích tìm hiểu nguồn dữ liệu tiềm tàng vô tận nào
đã giúp cho các tác giả văn học sáng tạo không ngừng trong các tác phẩm của mình
Cần phải nói thêm rằng, khẩu ngữ tồn tại dưới hai dạng biến thể là khẩu ngữ của ngôn ngữ văn học (ví dụ như các cuộc tiếp xúc ở giảng đường) và khẩu ngữ của ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày A Jedlicka cho rằng ngôn ngữ văn học với tư cách là ngôn ngữ sách vở (ngôn ngữ viết) đối lập với cái được gọi là ngôn ngữ nhân dân (khẩu ngữ thường ngày), dẫn theo [68]:
Ngôn ngữ văn học
của lí luận văn học
- Có tính xã hội trong diễn
đạt ngôn ngữ
Trang 26Hoàng Cao Cương cũng đã đưa ra sự phân biệt giữa ngôn ngữ dân dã
và ngôn ngữ thành văn như sau:
“Nếu như ngôn ngữ dân dã là sự nối tiếp không đứt đoạn ngôn ngữ lời cổ xưa thì ngôn ngữ thành văn là khúc ngoặt, là dị biến nhảy vọt, khác về chất so với những gì mà ngôn ngữ đã tồn tại trước đó Ngôn ngữ dân dã cảm xúc và thực tại hoá bao nhiêu thì ngôn ngữ thành văn lí trí và tự động hoá bấy nhiêu Nếu ngôn ngữ dân dã lấy hoàn cảnh giao tiếp trực tiếp giữa những cá thể làm chỗ dựa cho lí giải thông điệp thì ngôn ngữ thành văn lại dựa chủ yếu vào bối cảnh xã hội, vào môi trường giao tiếp xã hội rộng lớn làm tiền đề cho hiểu và phát triển các thông điệp Nếu nội dung chủ yếu của các thông điệp bằng ngôn ngữ dân dã là các kinh nghiệm thì ở ngôn ngữ thành văn, ngoài kinh nghiệm còn cần đến các tri thức về mọi mặt.” [22, 4]
Rõ ràng, phân biệt về sự tồn tại hai dạng biến thể của khẩu ngữ, với
quan niệm khẩu ngữ là hình thức nói miệng, là rất cần thiết bởi giữa hai khái
niệm này có khoảng cách cả về chất lẫn lượng, cả về đặc điểm phong cách lẫn phạm vi sử dụng trong giao tiếp và các phương tiện để đảm bảo thực hiện chức năng của phong cách đó Hình thức khẩu ngữ của ngôn ngữ văn học sử dụng tự do hơn các phương tiện ngôn ngữ nhưng vẫn không vượt ra khỏi tính quy phạm với những dấu hiệu đặc trưng của phong cách văn học không nằm trong phạm vi nghiên cứu của chúng tôi
Cù Đình Tú cũng tán đồng sự phân biệt hai loại khẩu ngữ văn học và khẩu ngữ bình dân như trên, ông khẳng định:
“Phong cách khẩu ngữ tự nhiên chủ yếu dùng lời (nói miệng) nhưng không phải bất cứ lời nói nào cũng đều là được nói theo phong cách khẩu ngữ tự nhiên Lời đọc theo một văn bản của phong cách ngôn ngữ gọt giũa, lời phát biểu trong hội nghị, lời giảng bài trên lớp, lời diễn thuyết… đều là những hình thức chuyển tin của phong cách ngôn ngữ gọt giũa.” [94, 63]
Trang 27Đồng thời, ông đưa ra tiêu chí để xác định phong cách khẩu ngữ tự nhiên:
“[…] sự giao tiếp không mang tính chính thức xã hội giữa cá nhân, có tính chất tự nhiên, tự phát là điều kiện để hình thành nên phong cách khẩu ngữ tự nhiên tiếng Việt.”
1.4 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH VĂN XUÔI NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Do những điều kiện xã hội và lịch sử riêng biệt, tiếng Việt trong nhiều thế kỉ trước đây bị các tầng lớp thống trị coi là nôm na, không được dùng trong giao tiếp mang tính chính thức xã hội, cho nên phong cách ngôn ngữ gọt giũa tiếng Việt chậm ra đời Từ thế kỉ thứ 19 trở về trước, tiếng Việt chỉ được dùng chủ yếu trong giao tiếp hàng ngày và phần nào đó được dùng trong sáng tác thơ ca ghi bằng chữ Nôm Sang đầu thế kỉ 20, tiếng Việt mới được dùng hạn chế trong một số sách báo ghi bằng chữ quốc ngữ Trên đại thể có thể thấy rằng lịch sử xuất hiện của phong cách gọt giũa tiếng Việt mới chừng 100 năm Nó chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ cả bề mặt lẫn bề sâu từ sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công Nó cũng chỉ thực hiện đầy đủ vai trò, chức năng của một phong cách ngôn ngữ gọt giũa trên tất cả các lĩnh vực của sự giao tiếp mang tính chính thức xã hội từ năm 1945 trở lại đây
Văn xuôi Việt Nam đang có những tín hiệu rất đáng quan tâm của một nền văn học mở, đang thay đổi, đang chuyển động, đang thể nghiệm những hướng đi, đang tìm tòi nội dung và hình thức biểu hiện, đang vượt thoát những gì trì trệ, kìm hãm, và đang tiếp biến những nét mới của những dòng văn chương nước ngoài để trước hết là làm thay đổi tư duy sáng tạo, mong muốn tạo ra những khác lạ, những hiệu quả nghệ thuật mới của người viết,
để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của người đọc Những chuyển động, thay
Trang 28đổi đó không dễ nắm bắt, bình luận về chúng lại càng phải thận trọng, không thể đưa sở thích chủ quan để áp đặt, lại càng không nên kỳ thị, nhất là đối với những cái mới, cái khác lạ thường mang tính dị biệt, lúc mới xuất hiện, thường không giống với bất cứ những gì ta đã biết
Văn xuôi đã thực sự khởi sắc với các tác phẩm có giá trị nghệ thuật
cao như các tập truyện ngắn Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp; Chiếc thuyền ngoài xa, Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu; tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Bến không chồng của Dương Hướng, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, tiểu thuyết Mưa mùa hạ của
Ma Văn Kháng
Nhìn chung, văn học Việt Nam gần đây vận động theo hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc Văn học phát triển đa dạng hơn về đề tài, chủ đề, phong phú, mới mẻ hơn về thủ pháp nghệ thuật, đề cao
cá tính sáng tạo, đổi mới cách nhìn nhận, tiếp cận con người và hiện thực
Văn xuôi về chiến tranh vẫn đang được các nhà văn tiếp tục đào xới như một sự trả món nợ của quá khứ, các tác giả vẫn là thế hệ chống Mỹ
Chiến tranh sau hơn ba mươi năm đã hiện lên không phải chỉ là nhìn thấy nữa mà là một hiện thực được phản ảnh sau những nghiền ngẫm, cân
nhắc vì vậy có thể thấy những trang viết lắng đọng hơn, nhiều suy tư hơn, vấn đề đặt ra trong tác phẩm nhức buốt hơn Vẫn tiếp tục khẳng định những đóng góp to lớn của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ anh hùng vừa qua, nhưng nhà văn đã nhìn nhận điều đó từ nhiều phía Chẳng hạn nhà văn Xuân Đức vốn là tác giả của nhiều tiểu thuyết về chiến tranh viết về
mảnh đất Quảng Trị, năm 2006 với tác phẩm Bến đò xưa lặng lẽ lại cho ta
thấy chiến tranh không chỉ có anh hùng, có hy sinh mà tự trong lòng nó ẩn chứa biết bao những vết thương tinh thần, những bi tráng và bi kịch, những
Trang 29hy sinh thầm lặng, những tình huống oái ăm mà không một trí tưởng tượng nào có thể hình dung được
Những đề tài khác cũng đang hấp dẫn đối với văn xuôi, đặc biệt là đề tài thế sự, đạo đức với những vấn nạn về sự xuống cấp đạo đức của đời sống hôm nay Chưa bao giờ trong đời sống xã hội lại nhiều những tệ nạn như mấy năm qua Hình như cơ chế thị trường sơ khai, sự cạnh tranh quyết liệt của thương trường, lòng ham muốn làm giàu bằng mọi giá, sự quá chênh lệch giàu nghèo, có thể có cả những bất công lợi ích của cá nhân, của nhóm đã tạo ra những tệ nạn rất quỷ quyệt, ranh ma, tàn nhẫn trong những con người ngay bên cạnh chúng ta Không chỉ là tội tham nhũng, biển lận của công mà là tội phạm xuất hiện dưới nhiều hình thức như chạy chức chạy quyền, triệt hạ lẫn nhau, giải quyết những mâu thuẫn nội bộ bằng luật rừng, bằng hành vi của xã hội đen, biến tổ chức thành nơi đấu đá tàn khốc của các
phe nhóm v.v Nguyễn Bắc Sơn trong Lửa đắng, Nguyễn Đình Tú trong Phiên bản, Nam Ninh trong Khoảnh khắc đời người, Nguyễn Đức Thiện trong Kiếp người xuống xuống lên lên, Nguyễn Hiếu trong Mặt nạ để đời, Nguyễn Như Phong trong Chạy án, Nguyễn Đình Tú trong Phiên bản, Bích Ngân trong Thế giới xô lệch, Đỗ Thị Hiền Hoà trong Heo may về đã dựng lên bên cạnh bức tranh ảm đạm với những mảng tối nhức nhối
của đời sống là cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa thiện và ác, giữa lương tâm của những người có văn hoá thực sự, lo lắng cho cuộc sống chung thực sự và những kẻ thoái hoá ở mọi cấp độ Nếu sự thật đáng sợ trong những tác phẩm vừa nhắc là điều không còn xa lạ, chúng ta vẫn thường gặp trong đời sống hiện thực thì ánh sáng có thật từ cuộc đấu tranh sinh tử của những con người tiến bộ với những kẻ thoái hoá biến chất cũng là điều cần ghi nhận ở các trang viết của các nhà văn Mổ xẻ vết thương đau nhưng rồi
Trang 30văn học không thể không hướng bạn đọc đến những hy vọng, bởi vì cuộc sống không bao giờ là hết hy vọng
Từ những trang viết về những vấn đề đạo đức thế sự có thể nhận thấy các tác giả tiểu thuyết đã không ngần ngại lách mũi dao nhọn của mình vào những ung nhọt của xã hội hôm nay Nhưng có điều dù trang viết về sự thật từng nơi, từng lúc có nặng nề đến đâu, cũng không ai nghĩ hiện thực đang bị nhận thức trái với bản chất của nó, ngược lại, với những trang viết như vậy, bạn đọc luôn nhận ra tinh thần trách nhiệm, tinh thần công dân của nhà văn trước thời cuộc Không chỉ phản ảnh, cắt nghĩa bản chất hiện thực, nhà văn còn hướng bạn đọc đến những quan niệm đạo đức mới, không làm mất niềm tin của họ vào cuộc sống bằng những nhân tố tích cực có sức cảm hoá hiện diện trong những trang sách
Đề tài Gia đình những năm trở lại đây cũng trở thành đề tài được nhiều nhà văn quan tâm Ma Văn Kháng với tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, Lê Lựu với Thời xa vắng, Dương Thu Hương với Bên kia bờ ảo vọng, Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn Tướng về hưu, mỗi người mỗi vẻ đã phát hiện, khái
quát nhiều vấn đề nóng hổi của gia đình hiện nay mà xã hội học gia đình hằng xuyên quan tâm Tuy nhiên, nguyên nhân của hiện tượng đó chẳng phải chỉ là sau chiến tranh, ai cũng trở về với gia đình mình: cũng không phải như một
nhân vật trong Mùa lá rụng trong vườn nói: "Cái khuynh hướng củng cố gia
đình, gia tộc, theo con, nó thể hiện một sự phản ứng, chống lại cái vô đạo đức
này hình như có hơi nhiều lên", hoặc như lời một nhân vật ở Bên kia bờ ảo vọng: "Con người cần gia đình như con thú cần hang ổ chúng ta cần nơi trú
ngụ, nơi trốn tránh mùa đông với những bão giông"
Không ai không thừa nhận vai trò nhận thức của văn học Bản chất đời sống hôm nay yêu cầu nhà văn không chỉ cần phải có lý trí sắc sảo mà còn cần có trái tim nồng ấm, có thái độ thông cảm, có trách nhiệm của người
Trang 31trong cuộc trước cái ngổn ngang bề bộn của thực tế, của tư tưởng, một hiện thực không hề đơn giản, một chiều giữa một bối cảnh đất nước, khu vực và quốc tế biến động từng ngày, trong đó cuộc đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu, giữa tích cực và tiêu cực vẫn luôn diễn ra như là biện chứng của sự phát triển
1.5 TIỂU KẾT
Những điều vừa trình bày là căn bản lí thuyết mà chúng tôi sẽ dựa vào
để phân tích các TPVC trong các chương tiếp theo Theo đó cần nhấn mạnh lại quan niệm về chất liệu ngôn từ được sử dụng trong văn chương đó là Ngôn từ không phải là lời nói hay chữ viết hay ngôn từ với nội dung như định nghĩa trong từ điển mà nó là ngôn từ hoạt động trong môi trường cụ thể, tồn tại trong giao tiếp xã hội cụ thể, chịu sự chi phối của các yếu tố như thể chế trính chị, kinh tế, văn hóa và hình thái ý thức Một khi đã là một thực thể hoạt động rõ ràng nó sẽ mang trong mình những cái riêng, không theo bất kì chuẩn mực cụ thể nào Ngôn từ này cũng chính là nguồn chất liệu vô tận làm ra cái phi chuẩn mực trong các tác phẩm văn chương Chính nó tạo tiền đề để các nhà văn sáng tạo các hình tượng văn học cũng như tạo nên phong cách riêng chỉ có ở nhà văn đó không thể lẫn với những nhà văn khác
“Ngôn từ tác phẩm văn chương khác với ngôn từ không phải của tác phẩm văn chương ở chỗ nó gợi ra một tập hợp không sao kể xiết những ý tưởng, những tình cảm, những sự giải thích.”
L.Tônxtôi
Trang 32CHƯƠNG 2: SỰ HIỆN DIỆN CỦA KHẨU NGỮ
vị từ vựng khẩu ngữ, nhà văn có thể bộ lộ được những thái độ tình cảm của mình trong quá trình mô tả hiện thực Cũng thông qua đó, người đọc, người nghe có thể nhận ra những nét đặc trưng của những miền quê cụ thể, những nhân vật có tính cách, cá tính, tâm lí trong môi trường sống cụ thể
Các nhà văn lớn luôn luôn chú ý khai thác vốn ngôn ngữ dân gian để vươn tới sự gần gũi với hiện thực Đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng ngôn ngữ nhân vật Ngôn ngữ nhân vật càng gần thực thế giao tiếp ngôn ngữ hàng ngày bao nhiêu, người ta càng thấy nhân vật đó thật bấy nhiêu Ngôn ngữ của người lao động khác ngôn ngữ của trí thức, của nông dân khác của công nhân, của những người bình thường trong xã hội khác với của giới giang hồ
Các tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự do nhu cầu miêu tả hiện thực chân thực, sống động cho phép giữ nguyên sự có mặt của các đơn vị từ
Trang 33vựng khẩu ngữ trong lời thoại của nhân vật Vì vậy, các đoạn thoại là nơi chứa đựng lớn nhất các hình thức khẩu ngữ Các truyện ngắn thuộc trường phái miêu tả hiện thực thường rất chú ý tới khả năng biểu đạt của các đơn vị
từ vựng khẩu ngữ, vì thế tần số sử dụng các đơn vị này là rất cao, đặc biệt trong các tác phẩm nổi tiếng của các nhà văn lớn, trang nào của họ hầu như cũng có vài từ khẩu ngữ Các từ này không chỉ nằm trong các đoạn thoại mà còn có cả trong các đoạn văn miêu tả, nhằm biểu thị thái độ riêng của nhà văn và đạt đến mục đích gây ấn tượng ở người đọc
Thông qua sự tồn tại của những đơn vị khẩu ngữ trong các loại hình văn học nghệ thuật mà giá trị của những đơn vị đó đã được củng cố Chúng
có cơ hội tồn tại lâu dài và một cách có ý nghĩa nhất ngay trong hình thức ngôn ngữ luôn được xã hội coi trọng là ngôn ngữ viết
2.1.2 Chất liệu khẩu ngữ trong các tác phẩm được khảo sát
Trong các TPVC được khảo sát, chúng tôi tìm được khá nhiều các hiện tượng khẩu ngữ trên các trang viết của các nhà văn Với mục đích xây dựng nhân vật thật, đời sống thật, các tác giả đã không ngừng tìm tòi sáng tạo, vận dụng hình thức nói miệng của nhân dân trong câu chuyện của mình
Đó có thể là một câu thành ngữ:
VD 1:
- Chỉ có các thủ trưởng mới làm cho thằng Sài sợ, chứ bao nhiêu năm
nay, cả ông lão nhà này, cả bao nhiêu người nói cũng chỉ như nước đổ lá
khoai
(Thời xa vắng, Lê Lựu)
“Nước đổ lá khoai” trong ngữ cảnh này nghĩa là tất cả mọi người
“ông lão nhà này, cả bao nhiêu người” nói nhiều mà không có tác dụng gì
cả, người nghe, tức là Sài không để vào tai, không ăn lời
Trang 34VD 2:
- Mặc dù đã yên bề gia thất, nhưng ông vẫn đứng núi này trông núi
nọ, vì càng gần người vợ bố mẹ chọn cho, cái cô Dần khô chân gân mặt ấy,
thì cậu giáo Phúc càng thấy đời mình trống vắng thiếu hụt
(Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường)
“Đứng núi này trông núi nọ” ở đây có nghĩa là hay dao động, hay
thay đổi ước muốn, ý định trước hoàn cảnh mới
Hay một câu tục ngữ:
VD 3:
- Tôi ở đâu đến ấy à? ở chỗ đói đến chứ còn ở đâu nữa? Đói thì đầu
gối phải bò Không đói thì hơi đâu đi lang thang cho nhọc Có hai mẹ con,
nhưng con bé nó chết rồi! Nó nằm kia nhưng nó chết rồi!
(Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường)
VD 4:
- Lúc ấy nhà mình mạnh, huyện với xã là một nên dù có kiện nữa thì
chúng cũng là con kiến (mà) kiện củ khoai! Chứ nó bới vào lúc này là tướt
bơ
(Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường)
Đâu đó trên trang viết là một bài ca dao dân gian quen thuộc:
VD 5:
- Chị Lý này Chị nói thế cũng chỉ đúng một phần thôi Vợ chồng, ngoài cái tình còn có cái nghĩa Sống với nhau lâu thì có cái nghĩa tao
khang, đá vàng trăm năm Thế cho nên, đói no có thiếp có chàng, còn hơn
chung đỉnh giàu sang một mình
(Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng)
Với lí luận xác đáng của mình lại thêm một câu ca dao nói lên tình nghĩa tao khang vợ chồng mà các cụ từ xưa đã dạy làm cho câu nói của
Trang 35Luận, người em chồng của Lý vừa mang đầy chất lí luận, vừa thể hiện quan điểm tình cảm của mình hết sức thuyết phục Nhưng chúng ta hãy xem cách đối đáp của chị Lý:
VD 6:
- Nhưng, một ngày tựa mạn thuyền rồng, còn hơn chính thất nằm
trong thuyền chài!
(Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng)
Chỉ bằng một câu ca dao cô đọng không cần phải giải thích hay thêm thắt gì đã thể hiện đầy đủ tâm hồn tình cảm của con người ấy, một người phụ nữ sắc sảo, tháo vát, một câu ca dao bình dị bỗng trở nên sắc như dao khi được đặt trong hoàn cảnh đối thoại này, khiến người em chồng phải nể
phục khẽ rên nho nhỏ: “- Chị tài lắm!”
Yếu tố địa phương cũng góp mặt hết sức sinh động đặc biệt trong các trang truyện của tác giả Nguyễn Ngọc Tư, người con của vùng đất miền Tây Nam Bộ:
VD 7:
“Tía kiếm có con Cải rồi, dễ ợt hà mầy ơi”
(Cải ơi, Nguyễn Ngọc Tư)
VD 8:
Ảnh tên Sinh phải hôn cô Út? Ờ, Sinh, ảnh…cũng đang gặt bên đó,
cô Út à
(Cái nhìn khắc khoải, Nguyễn Ngọc Tư)
Các từ địa phương ở đây là tía (bố), kiếm (tìm), mầy (mày), ảnh (anh ấy), hôn (không), cô Út (cách gọi người con cuối cùng trong một gia đình ở
Nam Bộ)
Yếu tố lóng cũng là một yếu tố khẩu ngữ góp mặt trong các trang
văn:
Trang 36(Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng)
Cốp là “hòm xe” (Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê) Trong văn cảnh này lại mang nghĩa lóng chỉ (người) có chức vụ cao, có quyền lực
Yếu tố phụ nhấn mạnh, cường điệu xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm được khảo sát:
VD 10:
- Thì tôi đã bảo là nó chết? Chứ con tôi không chết mà tôi lại bảo là
chết à? Ông có điên không đấy? Ông đã nghe thủng tai chưa đấy?
(Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường)
VD 11:
Nhiều bữa hát ế ngoi ngóp nằm nghe mưa dầm, nhiều bữa đứng soát
vé bị bọn du đãng địa phương rượt chạy xịt khói, Thàn muốn về nhà nhưng
sợ ông già cười thúi mũi
(Cải ơi, Nguyễn Ngọc Tư)
Các yếu tố phụ là thủng trong nghe thủng, ngoi ngóp trong ế ngoi ngóp, thúi mũi trong cười thúi mũi
Yếu tố từ tục cũng hoạt động hết sức sống động:
VD 12:
Cá chó gì Tao chỉ tin em Hoài thôi Anh chả cần cá cũng thắng bởi
anh biết em quá Chúng mình vào sinh ra tử có nhau rồi
(Xin hãy tin em, Nguyễn Thị Thu Huệ)
Trang 37VD 13:
Khi nãy, vừa ở hiệu làm đầu ra, gặp luôn hai thằng mất dạy đi xe
đạp: “Em ơi, có đi với các anh không?” Chúng vẫy tay, nheo mắt Tiên sư
bố đồ oe con, con tao còn đáng tuổi anh chúng mày đấy!
(Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng)
Những từ đáng lí chỉ dùng trong giao tiếp thông thường như từ chó, tiên sư bố, đ.mẹ, v.v lại xuất hiện trong truyện của các tác giả
Ngoài các yếu tố phụ thêm vào, chúng tôi còn thấy hiện tượng rút gọn
trong giao tiếp nói miệng hàng ngày:
Sáng sau, anh Năm từ giã mũi So Le Mọi người kêu trời, sao cha
nội này đi ở đơn giản vậy kìa
(Duyên phận so le, Nguyễn Ngọc Tư)
Khác với trường hợp trên, Sáng sau chẳng khó khăn gì cho người đọc hiểu là sáng hôm sau, bởi chúng ta đã quá quen với cách nói này trong
giao tiếp hàng ngày Cái hay ở đây là việc rút gọn các từ ngữ, cách diễn đạt tạo cho người đọc sống trong cái không khí sống động của cuộc sống ngoài đời
Các hình ảnh so sánh hết sức sinh động và gần gũi với cuộc sống đời thường cũng xuất hiện khá nhiều:
Trang 38VD 16:
Ông mướn một cái nhà nhỏ như hộp quẹt, đủ cho hai người còm
nhom chui ra chui vào
(Cải ơi, Nguyễn Ngọc Tư)
VD 17:
Chắc chị và cả cái nhà này thích tôi sẽ lấy một thằng lực điền chân đất mắt toét như một con trâu tốt để rồi tống tiễn tôi về nhà nó và ồ ạt đẻ
những đứa con như gà chứ gì?
(Thiếu phụ chưa chồng, Nguyễn Thị Thu Huệ)
Nhà thì được ví với hộp quẹt, thằng lực điền được ví như một con trâu tốt, người đẻ nhiều con được ví như gà Đây toàn là những hình ảnh hết sức quen thuộc, giản dị và dễ nhớ với người đọc
Như vậy, từ vựng khẩu ngữ có vai trò to lớn trong sáng tạo nghệ thuật Trong nhiều trường hợp, sự có mặt của những đơn vị này là không thể thay thế Ngôn ngữ đại chúng vừa là cái nôi sản sinh ra các đơn vị từ vựng khẩu ngữ, vừa là môi trường kiểm nghiệm, thẩm định giá trị tồn tại của những đơn vị đó Đây là nguyên nhân xâm nhập của phong cách khẩu ngữ vào phong cách văn học với tư cách là những phương tiện bổ trợ không thể thiếu
2.2 TIẾNG ĐỊA PHƯƠNG TRONG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC ĐƯỢC KHẢO SÁT
2.2.1 Khái niệm từ địa phương
Từ địa phương là những từ được dùng hạn chế ở một hoặc một vài địa phương Nói chung, từ địa phương là bộ phận từ vựng của ngôn ngữ nói hàng ngày, là bộ phận nào đó của dân tộc, chứ không phải là từ vựng của
Trang 39ngôn ngữ văn học Khi dùng vào sách báo nghệ thuật, các từ địa phương thường mang sắc thái tu từ: Diễn tả lại đặc điểm của địa phương, đặc điểm của nhân vật v.v… Có thể lấy một số kiểu từ địa phương như sau:
2.2.1.1 Từ địa phương không có sự đối lập với từ vựng toàn dân
Đó là những từ biểu thị sự vật, hiện tượng, những hoạt động, cách sống đặc biệt chỉ có ở địa phương nào đó chứ không phổ biến đối với toàn dân, do đó không có từ song song trong ngôn ngữ văn học toàn dân
VD: Từ chao ở Nam Bộ có nội dung là món ăn làm bằng đậu phụ để lên men; từ chẻo ở Nghệ Tĩnh có nghĩa là nước chấm gồm vừng giã nhỏ trộn với mật hoặc đường và nước mắm
2.2.1.2 Từ vựng địa phương có sự đối lập với từ vựng toàn dân
Kiểu từ vựng địa phương này có thể chia ra hai loại nhỏ căn cứ vào hai mặt ngữ âm và ngữ nghĩa của chúng
a Từ địa phương có sự đối lập về mặt ý nghĩa
Những từ ngữ này về ngữ âm giống với từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ văn học toàn dân, nhưng ý nghĩa khác nhau
VD: Từ cào cào ngôn ngữ toàn dân là loài sâu bọ cánh thẳng cùng
họ với châu chấu nhưng nhọn đầu nhưng ý nghĩa trong phương ngữ ở Thái Bình thì cào cào tương ứng với châu chấu Cậu từ toàn dân là em trai của
mẹ, ở Hải Hưng là anh trai của mẹ
b Từ ngữ địa phương có sự đối lập về ngữ âm
Kiểu này có thể chia ra làm hai loại nhỏ:
- Các từ ngữ địa phương có hình thức ngữ âm khác hoàn toàn với các
từ ngữ địa phương tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân
Trang 40VD:
Toàn dân Hải Hưng Thanh Hoá Nghệ Tĩnh Nam Bộ
- Các từ ngữ địa phương có hình thức ngữ âm khác bộ phận với các
từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân
VD:
Toàn dân Hải Hưng Thanh Hoá Nghệ tĩnh Nam Bộ
Chúng ta thấy rằng, nhiều từ địa phương phản ánh quá khứ xa xưa của tiếng Việt Có nhiều từ hiện nay là từ địa phương nhưng trước đây là từ
chung của toàn dân Đã có một thời các từ chốc “đầu”, cấu “gạo”, con gấy
“con gái” v.v…là các từ toàn dân Với thời gian, những từ này chỉ được giữ
lại ở một vùng nào đó trở thành các từ địa phương Trường hợp từ chốc lùi lại tiếng địa phương bắt đầu từ khi từ đầu (mượn của tiếng Hán) được sử dụng rộng rãi, toàn dân Còn các từ cấu, gấu,… trở thành các từ địa phương
do quá trình biến đổi và phát triển không đồng đều của hệ thống ngữ âm tiếng Việt gây nên
Ngược lại quá trình trên, có nhiều từ địa phương đã mở rộng phạm vi
sử dụng của mình, trở thành từ toàn dân Nhờ sự giao lưu giữa các vùng, nhờ
sự sử dụng rộng rãi trong các TPVC, các từ địa phương như cây đước, dăng, ngó, sầu riêng, tắc kè… đã trở thành từ vựng toàn dân.
Như vậy, giữa từ vựng toàn dân và từ vựng địa phương có quan hệ qua lại lẫn nhau Ranh giới giữa hai lớp này sinh động, thay đổi phụ thuộc vào vấn đề sử dụng của chúng Từ vựng địa phương là nguồn gốc bổ sung cho ngôn ngữ văn học ngày càng giàu có, phong phú