1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ngữ nghĩa - Ngữ dụng câu hỏi tu từ Tiếng Việt

197 2,3K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 197
Dung lượng 2 MB

Nội dung

2 Những câu hỏi như vậy, mặc dù hình thức cấu tạo và các đặc trưng ngữ nghĩa – ngữ dụng cụ thể của chúng ở mỗi một ngôn ngữ có thể không giống nhau nhưng cũng đủ là một hiện tượng phổ bi

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-  -

LÊ THỊ THU HOÀI

NGỮ NGHĨA – NGỮ DỤNG CÂU HỎI TU TỪ TIẾNG VIỆT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI – 2013

Trang 2

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-  -

LÊ THỊ THU HOÀI

NGỮ NGHĨA – NGỮ DỤNG CÂU HỎI TU TỪ TIẾNG VIỆT

Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ

Mã số: 62 22 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1- TS LÊ ĐÔNG

2- GS.TS VŨ ĐỨC NGHIỆU

HÀ NỘI – 2013

Trang 3

3

MỤC LỤC

Chương 1: Hỏi và câu hỏi tu từ - Những vấn đề lý thuyết liên quan 12

1.1.1 Câu hỏi tu từ và hệ thống phân loại câu hỏi tiếng Việt 12 1.1.2 Những quan niệm về câu hỏi tu từ 16 1.1.3 Câu hỏi tu từ - những nghiên cứu và những vấn đề tồn tại 17

1.2.1 Lý thuyết hành động ngôn từ 24 1.2.2 Hành động trực tiếp và hành động gián tiếp 27 1.2.3 Hành động hỏi và câu hỏi 28

1.3.1 Khái niệm tình thái 31 1.3.2 Các kiểu ý nghĩa tình thái 34

Chương 2: Thành tố hỏi trong câu hỏi tu từ 45

2.1.1 Các kiểu cấu trúc hỏi cơ bản của câu hỏi tu từ có giá trị khẳng

định

45

Trang 4

4

2.1.2 Các kiểu cấu trúc hỏi cơ bản của câu hỏi tu từ có giá trị phủ

định

51 2.1.3 Câu hỏi tu từ được cấu tạo bởi những cấu trúc hỏi đặc biệt 61

2.2.1 Cơ chế và điều kiện hình thành ý nghĩa hỏi trong câu hỏi tu từ 64 2.2.2 Những bằng chứng về sự tồn tại ý nghĩa hỏi trong câu hỏi tu từ 71

2.4.1 Đại từ nghi vấn trong câu hỏi tu từ và câu hỏi chính danh 85 2.4.2 Sự khác biệt về tình thái hỏi trong câu hỏi tu từ và câu hỏi

chính danh

91

Chương 3: Mệnh đề ngầm ẩn trong câu hỏi tu từ 95

3.3.1 Câu hỏi tu từ có phải là những phát ngôn đa thanh điển hình? 117 3.3.2 Các chủ ngôn trong câu hỏi tu từ 122

3.4.1 Đặc trưng tình thái đánh giá ngầm ẩn trong câu hỏi tu từ 129 3.4.2 Các phương tiện ngôn ngữ tham gia vào việc thể hiện những

đánh giá tình thái trong câu hỏi tu từ

133

Chương 4: Câu hỏi tu từ trong hoạt động giao tiếp 151

4.2 Câu hỏi tu từ với chức năng biểu hiện các hành vi ngôn ngữ gián tiếp 153 4.2.1 Câu hỏi tu từ thực hiện chức năng bác bỏ 154 4.2.2 Câu hỏi tu từ thực hiện chức năng từ chối hay chấp thuận gián

tiếp

162

Trang 5

5

4.2.3 Câu hỏi tu từ thực hiện chức năng phản bác trước những hành

động, việc làm của người khác

4.4 Câu hỏi tu từ - một đặc trưng văn hóa giao tiếp của người Việt 176

Trang 6

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong mấy chục năm trở lại đây, nhân tố con người trong ngôn ngữ trở thành mối quan tâm đặc biệt của ngôn ngữ học và của một số lĩnh vực khoa học khác quan tâm đến ngôn ngữ như là một đối tượng, một nhân tố trong quá trình giải quyết nhiệm vụ của mình như: logic học, triết học, tâm lý học … Xu hướng đó mở ra những tiền đề thúc đẩy, đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu sâu hơn hàng loạt các hiện tượng ngôn ngữ, và câu hỏi là một trong những đối tượng đã được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm Trước hết, bởi nó là một dạng hành vi ngôn ngữ phổ biến trong giao tiếp và nhận thức, trong đó có những kiểu câu gắn liền với những vai trò mang tính ổn định cao trong giao tiếp cũng như trong đối thoại Những câu hỏi, mà

ở đây chúng tôi gọi là câu hỏi tu từ, là một trong những đối tượng quan tâm và cần được quan tâm như thế

Câu hỏi tu từ là một trong những loại câu xuất hiện đặc biệt phổ biến trong giao tiếp hàng ngày và trong cả những phạm vi phong cách chức năng khác của ngôn ngữ, chẳng hạn như, trong các tác phẩm văn học, trong các văn bản mang tính nghị luận, chính luận … Dĩ nhiên, tần số xuất hiện của chúng trong các văn bản cụ thể còn phụ thuộc vào chiến lược lựa chọn các hình thái biểu hiện của từng cá nhân

và các nhân tố khác của tình huống giao tiếp Song, điều đó cũng đủ nói lên rằng, những dạng câu hỏi như vậy có một vai trò quan trọng trong hiện thực giao tiếp Cao Xuân Hạo, trong một khảo cứu về ngữ pháp chức năng tiếng Việt, đã cho chúng ta những con số có ý nghĩa, dù rằng đó chỉ là những số liệu trong khuôn khổ

một tác phẩm văn học của một tác giả: “… mức thông dụng của loại câu này vƣợt

xa các loại câu có giá trị ngôn trung gián tiếp khác Trong truyện Kiều có 374 câu

có hình thức nghi vấn thì có tới 229 câu có giá trị phủ định, chỉ có 125 câu là câu hỏi chính danh Cũng trong truyện Kiều, có 339 câu có giá trị phủ định thì chỉ có

110 câu có hình thức phủ định (có dùng vị từ phủ định nhƣ: không, chƣa, chẳng), còn lại (229 câu) là những câu nghi vấn Số câu nghi vấn có giá trị khẳng định là 20” [28;404]

Trang 7

2

Những câu hỏi như vậy, mặc dù hình thức cấu tạo và các đặc trưng ngữ nghĩa – ngữ dụng cụ thể của chúng ở mỗi một ngôn ngữ có thể không giống nhau nhưng cũng đủ là một hiện tượng phổ biến ở nhiều ngôn ngữ, thậm chí có thể nói là

ở tất cả các ngôn ngữ Sự phổ biến, phổ quát của hiện tượng này có thể ẩn giấu những cơ chế chung đáng quan tâm trong mối quan hệ tương tác giữa đối thoại – hỏi – và các giá trị khẳng định, phủ định Việc nghiên cứu các câu hỏi tu từ, không chỉ là một ô trống đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu nhiều hơn và sâu hơn mà còn góp phần vào việc nghiên cứu những hoạt động ứng dụng của ngôn ngữ như: xử lý từ điển, rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp kể cả từ phía người lập mã và giải

mã, tạo cơ sở cho những nghiên cứu đối chiếu và phục vụ cho công tác dạy và học ngoại ngữ…

Không những thế, ẩn đằng sau những những nhiệm vụ ứng dụng trực tiếp đó

là hàng loạt những vấn đề lý thuyết mà ngôn ngữ học đang quan tâm Việc nghiên cứu các câu hỏi tu từ có thể góp phần soi sáng ở những mức độ khác nhau về vấn đề các hành vi ngôn ngữ, liên hệ giữ đối thoại – tình thái và tính thái hóa; tác động của những nhân tố ngữ dụng đến sự hình thành câu; vấn đề miêu tả câu về phương diện ngữ nghĩa – ngữ dụng, các kết cấu ngữ pháp hiểu theo tinh thần của ngôn ngữ học tri nhận, trước hết là tinh thần của Fillmore; trong một chừng mực nhất định, đó còn

là vấn đề của ngữ pháp văn bản

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, nếu như các câu hỏi chính danh, câu cầu khiến, … ở hình thái và chức năng được coi là điển hình và được nghiên cứu chuyên sâu như là một đối tượng riêng biệt thì các câu hỏi tu từ lại mới chỉ được chú ý tới quá ít Các sách ngữ pháp chỉ dành cho chúng một số lượng trang rất ít ỏi hoặc thậm chí chỉ một vài dòng chú thích Trong đó các nghiên cứu về phương diện ngữ nghĩa – ngữ dụng cũng mới chỉ là bước đầu Tình hình như vậy có lẽ là do, một thời gian dài ngôn ngữ học chỉ tập trung vào việc nghiên cứu các hiện tượng ngôn ngữ “chuẩn tắc” gắn với phạm vi xác lập các quy tắc ngữ pháp của các cấu trúc ngôn ngữ mà ít chú ý đến bình diện giao tiếp; lại càng ít chú ý đến những hiện tượng, mà theo cách tiếp cận đó, ít nhiều nằm ở ngoại biên, thậm chí là ngoại lệ của ngữ pháp học

Trang 8

3

Còn các nghiên cứu ngữ dụng, cho đến hiện nay, vẫn còn chủ yếu bị hút vào hàng loạt nhiệm vụ lý thuyết phức tạp, xây dựng và hoàn thiện bộ máy khái niệm của nó, thành ra cũng không quan tâm đủ chi tiết và cụ thể tới các câu hỏi tu từ Những kiểu câu như vậy bị chìm vào cả một bể những hiện tượng gọi là hành vi ngôn ngữ gián tiếp mà hình thái, tính chất, cơ chế hình thành rất khác nhau Vì vậy, trong nhiều công trình, các câu hỏi tu từ cũng chỉ là một nhóm tư liệu có thể được xem xét đến và cũng chỉ ở mức độ minh họa cho một luận điểm lý thuyết nào đó, thậm chí có khi còn ít được nhắc tới hơn so với các hiện tượng khác

Với tất cả những lý do nên trên, chúng tôi thấy đã đến lúc dành sự quan tâm thích đáng cho nhóm những câu hỏi này Chúng tôi hy vọng, đề tài được thực hiện

sẽ cho chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về các câu hỏi tu từ trong tiếng Việt; góp phần vào việc nghiên cứu Việt ngữ học nói riêng và ngôn ngữ học nói chung

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trong các tài liệu nghiên cứu hiện nay, thuật ngữ câu hỏi tu từ (rhetorical

questions) có thể được hiểu theo những nghĩa rộng hẹp khác nhau Theo đó, câu hỏi

tu từ theo nghĩa rộng, hay còn được gọi là câu nghi vấn tu từ học, “là những câu

nghi vấn không cần sự trả lời” Có nghĩa là, chúng là những câu có hình thức hỏi

nhưng lại không đòi hỏi cung cấp thông tin, chúng mang những giá trị ngôn trung khác, thực hiện những hành vi ngôn ngữ gián tiếp khác Còn câu hỏi tu từ theo nghĩa hẹp - cũng chính là đối tượng mà chúng tôi quan tâm - là những câu mang những đặc điểm chung cơ bản sau:

- Có hình thức nghi vấn,

- Bao giờ cũng ngầm ẩn một nội dung phán đoán khẳng định hay phủ định,

- Nếu câu có chứa từ phủ định thì ngầm ẩn nội dung khẳng định mệnh đề tương ứng, và ngược lại, nếu câu không chứa từ phủ định thì ngầm ẩn nội dung phủ định mệnh đề tương ứng

Tuy nhiên, ngay cả bản thân nhóm câu hỏi mà chúng tôi xác định là đối tượng nghiên cứu này cũng có nhiều thuật ngữ khác nhau được sử dụng, chẳng hạn như: câu bác bỏ, câu hỏi – khẳng định, câu hỏi – phủ định, câu nghi vấn tu từ

Trang 9

4

học, câu hỏi giả, câu hỏi tu từ, câu nghi vấn có giá trị khẳng định hay phủ định …

Về khía cạnh thuật ngữ, chúng tôi sẽ có dịp nói tới trong một phần tương thích Ở đây tạm thời chỉ lưu ý rằng, đó là những câu được cấu tạo nhờ các phương tiện hỏi

để tạo thành những kiểu cấu trúc, ngầm ẩn những nội dung, thái độ đánh giá khẳng định hay phủ định, theo những quy luật tương ứng, ổn định, kiểu như những câu sau:

A- 1 Tôi có đánh nó đâu?

2 Ai mà biết đƣợc?

3 Viết thế thì hay làm sao đƣợc?

4 Tôi nói thế bao giờ?

B- 5 Ớt nào là ớt chẳng cay?

6 Ai mà chẳng biết?

7 Học thế làm gì mà chẳng giỏi?

8 Nó chẳng mua sách mua vở cho con ông đó sao?

Đặc điểm đầu tiên mà chúng ta có thể thấy ở những phát ngôn trên là chúng

có hình thức nghi vấn Rõ ràng là, trong câu luôn có sự xuất hiện của các đại từ nghi

vấn như: ai, gì, nào, sao, mấy, bao nhiêu, khi nào, bao giờ… hay những những danh ngữ có định tố nghi vấn gì, nào; những khuôn hỏi đã được quy chế hóa, chẳng hạn như: có đâu, nào … có … (đâu), chẳng … là gì/đó sao…; hay những ngữ đoạn chứa yếu tố hỏi tính thái hóa kiểu như: đời thủa nào, tội gì, mấy nỗi… Chính đặc

điểm này khiến chúng được xếp vào nhóm những câu hỏi Tuy nhiên cái giá trị hỏi trong câu dường như bị lu mờ Câu được sử dụng không phải để thực hiện chức năng hỏi, chức năng tìm kiếm thông tin như những câu hỏi chính danh thông thường Vì thế, chúng được xếp vào nhóm những câu hỏi không chính danh, những câu hỏi tu từ… Đó cũng chính là lý do mà nhóm câu hỏi này thường được nhấn mạnh là chỉ có "hình thức nghi vấn"

Đặc điểm thứ hai, rất dễ nhận thấy là, những câu hỏi này thường ngầm ẩn một nội dung phán đoán khẳng định hoặc phủ định Một người mà tiếng Việt được coi là ngôn ngữ mẹ đẻ thì sẽ dễ dàng cảm nhận được cái đích mà các phát ngôn trên hướng đến không phải là một câu hỏi cần trả lời hay cần cung cấp thông tin mà sẽ

Trang 10

3 Viết nhƣ thế thì không thể hay đƣợc

4 Tôi không (bao giờ) nói thế

B- 5 Ớt nào cũng cay (Tất cả các loại ớt đều cay)

6 Ai cũng biết (Tất cả mọi người đều biết)

7 Học như thế chắc chắn giỏi

8 Nó đã mua sách vở cho con ông

Và đặc điểm cuối cùng, cũng là một đặc điểm hết sức thú vị của nhóm những câu hỏi này, đó là câu có chứa từ phủ định thì ngầm ẩn nội dung khẳng định mệnh

đề tương ứng; và ngược lại, câu không chứa từ phủ định lại ngầm ẩn nội dung phủ định mệnh đề tương ứng Đặc điểm này đã được chúng tôi đánh dấu bằng cách phân chia hai nhóm câu hỏi (A) và (B) Nhóm (A) là nhóm những câu hỏi mà không có

sự hiện diện của các tác tử phủ định (không, chƣa, chẳng, chả) nhưng nội dung

ngầm ẩn lại mang ý nghĩa phủ định Ngược lại, nhóm (B) là những câu hỏi mà các tác tử phủ định xuất hiện trong cấu trúc câu, nhưng khi đó mệnh đề ngầm ẩn của chúng lại mang ý nghĩa khẳng định Điều này đã được Sadock thể hiện rất ngắn gọn

và chuẩn xác trong định nghĩa của ông về nhóm những câu hỏi này là chúng “có lực

ngôn trung là một sự xác nhận về cực đối lập với cái mà câu hỏi thể hiện”[83]

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án

Sự xuất hiện phổ biến của những câu hỏi tu từ trong giao tiếp và trong nhiều loại văn bản chức năng khác nhau đã thu hút được sự quan tâm của khá nhiều các nhà Việt ngữ học như: Trần Trọng Kim, Nguyễn Kim Thản, Hoàng Trọng Phiến, Diệp Quang Ban, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Đức Dân… Tuy nhiên, khi khảo sát các câu hỏi tu từ này các tác giả thường chỉ dừng lại ở việc nêu lên một số nhận xét hết sức chung chung về đặc điểm hình thức và nội dung của chúng như: có hình thức hỏi nhưng nội dung thực chất là khẳng định hay phủ định một điều gì đó; có tính

Trang 11

Chính vì vậy mà lấy đối tượng là nhóm những câu hỏi tu từ này, luận án sẽ hướng đến việc miêu tả một cách cụ thể, cho chúng ta một cái nhìn toàn diện hơn,

hệ thống hơn từ các đặc điểm hình thức đến các đặc trưng ngữ nghĩa - ngữ dụng của câu hỏi tu từ, và từ đó sẽ làm sáng tỏ mối quan hệ thống nhất giữa hình thức

và nội dung của các kiểu câu hỏi này, cũng như một số hiệu quả giao tiếp độc đáo của chúng Để thực hiện được điều này chúng tôi sẽ tiến hành các nghiên cứu cụ thể sau:

- Tìm hiểu các đặc điểm về cơ cấu tổ chức hình thức của các câu hỏi tu từ trong tiếng Việt trên cơ sở tổng kết những kiểu cấu trúc câu hỏi tu từ thường gặp trong giao tiếp và trong các loại văn bản chức năng khác

- Thử xác lập cấu trúc ngữ nghĩa - ngữ dụng chung của các câu hỏi tu từ; đi sâu khảo sát những thành phần cơ bản của cấu trúc đó, cương vị và mối quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể

- Qua đó, tìm hiểu cơ chế hình thành của kiểu câu hỏi tu từ này, sự tác động mang tính quy luật của các nhân tố ngữ dụng đến sự hình thành chúng, cũng như các kiểu hoàn cảnh ngữ dụng điển hình của chúng

- Và cuối cùng, luận án sẽ tiến hành khảo sát các chức năng của câu hỏi tu từ trong hoạt động giao tiếp; từ những chức năng trong việc thực hiện các hành vi ngôn ngữ gián tiếp đến chức năng trong việc tạo lập văn bản và diễn ngôn

Trang 12

7

những câu hỏi chính danh, còn những câu hỏi không chính danh thì gần như chưa được quan tâm một cách thỏa đáng, mặc dù trên thực tế những câu hỏi loại này chiếm một số lượng không hề nhỏ trong ngôn ngữ nói cũng như ngôn ngữ viết Câu hỏi tu từ là một trong những kiểu câu hỏi không chính danh như vậy Chính vì thế

mà đề tài mà chúng tôi thực hiện ở đây sẽ mang một ý nghĩa khoa học và thực tiễn nhất định

Có thể nói đến đóng góp đầu tiên của luận án là góp phần vào việc nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về một kiểu loại phát ngôn phổ biến trong tiếng Việt mà cho đến nay chưa được quan tâm một cách thích đáng Những nghiên cứu tập trung vào những đối tượng cụ thể như thế này thực sự đang là những đòi hỏi chính đáng của ngành Việt ngữ học

Loại câu hỏi này xuất hiện ở nhiều ngôn ngữ khác nhau và đều có đặc điểm chung cơ bản về nội dung, ý nghĩa, về kiểu quan hệ tương ứng giữa hình thức và nội dung Điều trùng hợp này đặt ra một câu hỏi về khả năng tồn tại những quy luật trong quá trình tư duy và sử dụng ngôn ngữ Việc tìm hiểu những quy luật này

sẽ góp phần và việc nghiên cứu không chỉ một loại câu trong tiếng Việt mà còn góp phần vào những nghiên cứu ngôn ngữ học nói chung và ngôn ngữ học đối chiếu nói riêng

Nghiên cứu nhóm câu hỏi này có thể cho chúng ta thấy được vai trò của những nhân tố thuộc phạm vi giao tiếp ngữ dụng đối với sự hình thành cấu trúc ngữ nghĩa của câu Nó cũng góp thêm những cứ liệu hữu ích cho việc nghiên cứu những vấn đề rộng hơn đang được ngôn ngữ học, đặc biệt là ngữ dụng học và các khuynh hướng ngữ nghĩa – chức năng khác quan tâm như: nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ, nghiên cứu nội dung ngầm ẩn và cơ chế hình thành nó trong phát ngôn, nghiên cứu các hiện tượng tình thái, hiện tượng đa thanh …

Câu hỏi tu từ có những giá trị giao tiếp riêng và hoạt động rộng rãi trong nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau Vì thế, việc nghiên cứu sẽ góp phần vào việc tìm hiểu những giá trị giao tiếp độc đáo của chúng, từ đó phục vụ cho việc phát triển kỹ năng giao tiếp, tạo cơ sở cho công tác dạy và học ngoại ngữ cũng như một

số các công việc ứng dụng khác như xây dựng từ điển, dịch máy…

Trang 13

8

5 Phương pháp và tư liệu nghiên cứu

Nguồn tư liệu:

Ngữ liệu nghiên cứu được khai thác từ những nguồn chính sau đây:

- Tư liệu được lấy từ một số văn bản thuộc những thể loại khác nhau như: các tác phẩm văn học (truyện ngắn, tiểu thuyết, bút ký…), thơ ca, ca dao, hay các loại báo, tạp chí

- Tư liệu còn là những ghi chép và quan sát riêng của chúng tôi trong thực tế giao tiếp tiếng Việt

Vì đây là một đề tài nghiên cứu phát ngôn trong hoạt động giao tiếp trên nhiều bình diện khác nhau, đặc biệt là bình diện ngữ nghĩa – ngữ dụng nên nguyên tắc thu thập tư liệu của chúng tôi là không chỉ xuất phát đơn thuần từ một phát ngôn đơn lẻ, riêng biệt mà cần phải đặt phát ngôn đó trong một ngữ cảnh giao tiếp rộng Những ngữ cảnh rộng như vậy cho phép chúng tôi quan sát các điều kiện ngữ cảnh cần yếu cho sự hoạt động của câu hỏi tu từ, nguồn gốc hình thành các thành phần thông tin trong nội dung mệnh đề của chúng, tính tương tác trong đối thoại được phản ánh vào phát ngôn… Nhờ đó, chúng tôi có thể phân tích và mô tả đầy đủ hơn

ý nghĩa, chức năng và hoạt động của chúng Chính vì vậy, trong nhiều trường hợp, các ngữ liệu hoặc là phải tóm lược sơ qua tình huống hội thoại; hoặc là phải đặt nó trong một chuỗi những đối thoại, bao gồm cả những kích thích, phản ứng liên đới

Phương pháp nghiên cứu:

Đây là một luận án nghiên cứu theo hướng phân tích ngữ nghĩa - ngữ dụng, nên nó đòi hỏi các phương pháp nghiên cứu thích hợp, đặc thù Khác với những nghiên cứu ngữ pháp học hay ngôn ngữ học truyền thống, ở đó người nghiên cứu chỉ tập trung vào việc miêu tả, phân tích đối tượng trong một hệ thống kín theo một tập hợp các tiêu chí hình thức của ngôn ngữ, thì việc nghiên cứu đối tượng trên bình diện ngữ nghĩa – ngữ dụng đòi hỏi người nghiên cứu phải quan sát đối tượng trong các tình huống phát ngôn cụ thể Chúng ta biết rằng, các đặc trưng ngữ nghĩa – ngữ dụng phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố khả biến ngoài ngôn ngữ, và thường là

Trang 14

Khi thực hiện các phương pháp và thủ pháp phân tích ngữ nghĩa - ngữ dụng như đã nêu ở trên, chúng tôi cũng phối hợp linh hoạt giữa những thao tác nghiên cứu cụ thể; 1- Trước hết, phải quan sát các câu hỏi tu từ một cách khách quan, tỉ mỉ trong một ngữ cảnh giao tiếp đủ rộng để có thể nhận biết được các đặc trưng về ngữ cảnh và các mối tương tác với những phát ngôn trước và sau nó 2- Thực hiện các thao tác phân tích, tổng hợp dựa trên trực giác ngôn ngữ học của người nghiên cứu

để nhận biết các đặc trưng chung mang tính quy luật chế định sự hình thành và hoạt động của các câu hỏi tu từ 3- Thực hiện các thủ pháp kiểm chứng thực nghiệm và các công cụ miêu tả ngôn ngữ học một cách có định hướng nhằm kiểm chứng và loại bỏ những nhân tố thứ yếu, ngẫu nhiên hay mang tính cá nhân, chủ quan

Bên cạnh đó, đề tài còn kết hợp sử dụng một số thao tác thường ứng dụng trong phân tích diễn ngôn nhằm hướng đến mục đích chỉ ra các chức năng của câu hỏi tu từ trong hoạt động giao tiếp mà cụ thể là trong các diễn ngôn và cấu tạo văn bản

Ngoài những phương pháp và thủ pháp ngôn ngữ học nêu trên, khi phân tích các sự kiện, vấn đề mà đối tượng luận án đặt ra, qui trình diễn dịch và quy nạp cũng

sẽ được chúng tôi cố gắng sử dụng hợp lý để đem lại những kết quả đáng tin cậy

6 Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được bố cục thành 4 chương như sau:

Trang 15

10

Chương 1: Hỏi và câu hỏi tu từ - Những vấn đề lý thuyết liên quan

Ở chương này, chúng tôi tập trung vào một số vấn đề lý thuyết Đây là những vấn đề sẽ làm cơ sở và nền tảng cho những nghiên cứu mà chúng tôi thực hiện ở những chương tiếp theo Cụ thể là:

1.1 Câu hỏi và câu hỏi tu từ

1.2 Lý thuyết hành động ngôn từ và hành động hỏi

1.3 Tình thái trong ngôn ngữ

1.4 Lập luận trong ngôn ngữ

1.5 Đa thanh trong ngôn ngữ

Chương 2: Thành tố hỏi trong câu hỏi tu từ

Các nhà ngôn ngữ học từ trước đến nay vẫn xem yếu tố hỏi trong câu hỏi tu

từ chỉ mang tính hình thức mà không có giá trị về mặt nội dung Xuất phát điểm từ những nhận định này, chúng tôi muốn chứng minh sự tồn tại của ý nghĩa hỏi trong câu hỏi tu từ là có giá trị, có mục đích, chúng có những chức năng nhất định trong việc hình thành các đặc trưng ngữ nghĩa – ngữ dụng của câu hỏi tu từ Từ đó chúng tôi có thể chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa các thành tố hỏi trong câu hỏi

tu từ và câu hỏi chính danh

2.1 Nhưng khuôn hỏi thường gặp trong câu hỏi tu từ

2.2 Ý nghĩa hỏi trong câu hỏi tu từ

2.3 Chất vấn – một chiến thuật đối thoại của câu hỏi tu từ

2.4 Thành tố hỏi trong câu hỏi tu từ và câu hỏi chính danh

Chương 3: Mệnh đề ngầm ẩn trong câu hỏi tu từ

Trong chương này, chúng tôi sẽ đề cập đến một trong những thành tố ngữ nghĩa – ngữ dụng cơ bản của câu hỏi tu từ, đó là các mệnh đề (khẳng định và phủ định) ngầm ẩn Cụ thể là, chúng tôi tập trung vào việc xác định cơ chế cũng như các nhân tố tác động đến quá trình hình thành và khả năng hoạt động của các mệnh đề ngầm ẩn này

3.1 Đặc trưng ngữ cảnh của câu hỏi tu từ

3.2 Cơ chế hình thành các mệnh đề ngầm ẩn trong câu hỏi tu từ

Trang 16

11

3.3 Các chủ thể ý kiến trong câu hỏi tu từ

3.4 Tình thái đánh giá ngầm ẩn trong câu hỏi tu từ

Chương 4: Câu hỏi tu từ trong hoạt động giao tiếp

Trong chương 4 này, chúng tôi sẽ tập trung đến những chức năng trong hoạt động giao tiếp của câu hỏi tu từ; từ chức năng giao tiếp của phát ngôn đến chức năng trong tạo lập văn bản và diễn ngôn Cụ thể như sau:

4.1 Câu hỏi tu từ dưới góc độ lý thuyết hành vi ngôn ngữ

4.2 Câu hỏi tu từ với chức năng biểu hiện các hành vi ngôn ngữ gián tiếp

4.3 Câu hỏi tu từ với chức năng lập luận trong ngôn ngữ

4.4 Câu hỏi tu từ - Một đặc trưng văn hóa giao tiếp của người Việt

Trang 17

12

CHƯƠNG 1: HỎI VÀ CÂU HỎI TU TỪ - NHỮNG VẤN ĐỀ

LÝ THUYẾT LIÊN QUAN

1.1 Câu hỏi và câu hỏi tu từ

1.1.1 Câu hỏi tu từ và hệ thống phân loại câu hỏi tiếng Việt

Mục đích chúng tôi đặt ra ở phần này là muốn có một cái nhìn tổng quát về câu hỏi nói chung và câu hỏi tu từ nói riêng, về vị trí của nhóm những câu hỏi tu từ này trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt; từ đó chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về đối tượng nghiên cứu cũng như xác định rõ hơn mục tiêu và ý nghĩa của luận án Để thực hiện được điều này chúng tôi muốn biết các nhà Việt ngữ học từ trước đến nay đã dành cho câu hỏi tu từ một vị trí, một chỗ đứng như thế nào trong bảng phân loại các câu nghi vấn

Có thể tổng kết lại quá trình nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt nói chung và câu nghi vấn nói riêng thì các nhà ngôn ngữ học nhìn chung chịu ảnh hưởng của hai quan điểm Một là quan điểm truyền thống, miêu tả, phân loại câu hỏi dự trên tiêu chí hình thái – cú pháp Có thể kể ra nhưng tác giả tiểu biểu như: Nguyễn Kim Thản (1975, 1997), Hồ Lê (1979), Hoàng Trọng Phiến (1980), Nguyễn Phú Phong (1994), Diệp Quang Ban (1989, 1998) Hai là miêu tả và phân loại câu hỏi theo quan điểm ngữ dụng, dưới ánh sáng của lý thuyết hành động ngôn từ và lý thuyết hội thoại như các tác giả Lê Đông (1994, 1996), Cao Xuân Hạo (1991, 2004) Theo cách phân loại truyền thống, câu hỏi trong tiếng Việt thường được chia làm ba loại dựa trên các dấu hiệu hình thức – cú pháp của chúng Đó là:

a/ Câu hỏi toàn bộ (câu hỏi chung/câu hỏi tổng quát): thông tin cần hỏi liên quan

đến giá trị thật của toàn bộ nội dung mệnh đề Câu hỏi toàn bộ được hình thành từ câu kể nhờ một số cách thức sau:

- Thêm vào cuối câu kể một số ngữ thái từ chuyên dụng như à, ư, chăng, chắc,

Trang 18

13

b/ Câu hỏi bộ phận (câu hỏi riêng/câu hỏi chuyên biệt): Thông tin cần hỏi chỉ liên

quan đến một bộ phận của câu Để hình thành dạng câu hỏi này, các đại từ nghi vấn

(ai, bao giờ, khi nào, ở đâu, thế nào, tại sao…) được sử dụng để thay thế cho một

thành phần của câu

c/ Câu hỏi lựa chọn (câu hỏi hạn định/câu hỏi song tuyển): Người hỏi đặt câu hỏi

nhằm mục đích yêu cầu người trả lời lựa chọn một trong số các thành phần cho sẵn

trong câu hỏi Dạng câu hỏi này được hình thành với việc sử dụng các liên từ hay,

hay là Để tạo nên câu hỏi loại này có những cách thức sau:

- Hai từ hoặc hai cụm từ tạo nên sự lựa chọn được nối với nhau bằng liên từ hay,

hay là

- Sử dụng từ hỏi sao, có thể đi kèm hoặc không với từ hay sau câu phủ định

- Từ hoặc cụm từ được hỏi được đặt giữa có và hay không, đã và hay chƣa, có

phải và không, đã phải và chƣa

Có thể thấy, trong cách phân loại câu hỏi truyền thống này, các nhà Việt ngữ học đã không dành một vị trí nào cho câu hỏi tu từ Điều này cũng không quá khó hiểu vì nhìn chung các câu hỏi tư từ có cấu trúc và cách thức tổ chức ngôn ngữ không khác so với các câu hỏi chính danh kể trên Cái khác là nằm trong cách thức tri nhận và điều kiện ngữ cảnh của chúng Mà cách phân loại câu hỏi truyền thống này chỉ hoàn toàn dựa trên các đặc trưng hình thái – cú pháp của câu Vì vậy, các nhà ngôn ngữ học khi đó đã không dành cho những câu hỏi tư từ một sự quan tâm thích đáng Có chăng họ cũng chỉ xếp những câu hỏi này vào một dạng thức đặc biệt của câu hỏi hay một phương thức tạo thành các ý nghĩa khẳng định và phủ định

lạ lùng nhưng đầy thú vị của tiếng Việt…

Chỉ đến khi lý thuyết hành động ngôn từ ra đời cùng với sự phát triển lớn mạnh của bộ môn ngữ dụng học trong nghiên cứu ngôn ngữ học thì người ta mới chú ý đến mục đích phát ngôn, đến vai trò của người nói trong giao tiếp, đến mối quan hệ liên nhân giữa người nói và người nghe … Từ đó, các nhà ngôn ngữ học đã

có một cái nhìn khác về ngôn ngữ nói chung và câu hỏi nói riêng Họ đã nhìn chúng dưới góc độ hành chức, quan tâm đến sự hoạt động của chúng trong giao tiếp chứ không chỉ dưới góc độ cấu trúc hình thức tĩnh tại, thuần túy Do đó, việc miêu tả và phân loại câu hỏi cũng có những thay đổi đáng kể Một trong những tác giả tiêu

Trang 19

14

biểu của xu hướng này là Cao Xuân Hạo (2004) Ông đã dựa vào lực ngôn trung để phân loại câu trong tiếng Việt Theo ông, câu hỏi của tiếng Việt được chia thành các loại như sau:

1/ Câu hỏi chính danh: là những câu hỏi yêu cầu một câu trả lời thông báo về một

sự tình hay về một tham tố nào đó của một sự tình được tiền giả định là hiện thực Câu hỏi chính danh có thể được biểu hiện dưới các hình thức khác nhau tùy theo yếu tố nghi vấn nhằm vào đâu

a- Câu hỏi tổng quát (câu hỏi “có/không”): là những yêu cầu cho biết thực cách

(chân/ngụy) của cả một mệnh đề Một câu hỏi về thực cách của một mệnh đề được

cấu tạo bằng cách dùng vị từ tình thái có hay đã đặt ở đầu vị ngữ và dùng vị từ

không hay chƣa đặt ở cuối câu

b- Câu hỏi chuyên biệt: là những yêu cầu cho biết thực cách của một thành phần

cấu tạo câu (chủ ngữ/vị ngữ/bổ ngữ) Câu hỏi chuyên biệt được cấu tạo như một câu trần thuật, với một yếu tố nghi vấn (vốn do một đại từ bất định làm nòng cốt) biểu thị biến tố không xác định X đặt ở vị trí do chức năng cú pháp của nó quy định

c- Câu hỏi hạn định: người hỏi hạn định giá trị của biến tố chưa xác định X trong

e- Câu hỏi phái sinh từ câu hỏi siêu ngôn ngữ mở đầu là một mệnh đề trọn vẹn theo

sau là đúng không/(có) phải không/phỏng/chứ/à/ƣ/ sao/hả?

f- Câu hỏi kết thúc bằng nhỉ và nhé?

- Nhỉ : đặt ở cuối câu có nội dung mệnh đề và có giá trị ngôn trung như một nhận

xét, đánh giá, tiên liệu, phỏng đoán, nó báo hiệu một yêu cầu được người nghe biểu thị sự đồng tình, chia sẻ ý kiến

- Nhé: đặt ở cuối câu có nội dung mệnh đề và có giá trị ngôn trung như một lời

gợi ý, một đề nghị về một hành động sắp tới của người nói, của người nghe hay của

cả hai, nó báo hiệu một yêu cầu được người nghe tán thành để cho hành động ấy được người nói và/hay được người nghe thực hiện

Trang 20

15

2/ Câu hỏi có giá trị cầu khiến

Câu hỏi có giá trị cầu khiến được xác định khi người hỏi không yêu cầu người được hỏi phải cung cấp một thông tin dưới dạng một câu trả lời giống như câu hỏi chính danh mà mong người đối thoại thực hiện một yêu cầu phi ngôn từ nào đó

3/ Câu hỏi có giá trị khẳng định

Những câu hỏi kết thúc bằng chứ gì, chứ còn gì nữa? chứ sao? chứ ai? chứ

không à? có lực ngôn trung khẳng định rất rõ Phần lớn các câu hỏi có giá trị khẳng

định đều là những câu hỏi hình thành từ các câu phủ định

4/ Câu nghi vấn có giá trị phủ định

Câu hỏi có giá trị phủ định bao gồm hai tiểu loại sau:

a- Những câu nghi vấn có giá trị phủ định mà trong những văn cảnh nhất định và

với những thành phần từ ngữ nhất định, cũng có thể dùng như những câu hỏi chính danh Tuy thiên về phủ định nhưng còn dành chỗ cho một câu trả lời theo hướng này hay hướng khác

b- Các câu có hình thức nghi vấn nhưng chỉ có một giá trị ngôn trung duy nhất là

phủ định, được cấu tạo theo một số phương thức nhất định (các khuôn hỏi ổn định)

kiểu như: (có)…đâu? Đâu (có)…? Nào (có) phải…? Đâu (có) phải? nào …

đâu?

5/ Câu nghi vấn phỏng đoán hay ngờ vực, ngần ngại

Những câu nghi vấn mở đầu bằng Phải chăng, Hay là, Không biết, Biết, Liệu hoặc kết thúc bằng chăng, không biết, nhỉ, đây, bao giờ bày tỏ một thái độ phân

vân, không quả quyết, ngờ vực, ngần ngại đối với tính chân xác của mệnh đề được biểu thị trong câu

6/ Câu nghi vấn có giá trị cảm thán

Đó là những câu đi kèm với các từ ngữ nghi vấn như biết mấy, biết bao, bao

nhiêu, nhường nào, Sao thế, đã chưa, có không,

Có thể nói, với cách phân chia này, các câu hỏi tu từ mà chúng tôi quan tâm

đã có một vị trí xác định trong hệ thống câu hỏi tiếng Việt Những câu hỏi này có những giá trị ngôn trung đặc trưng Chúng trở thành một tiểu loại trong hệ thống phân loại câu hỏi tiếng Việt Rõ ràng là việc nhìn câu hỏi dưới góc độ ngữ dụng,

Trang 21

1.1.2 Những quan niệm về câu hỏi tu từ

Như mọi người đều biết, đối với ngôn ngữ học truyền thống, khái niệm câu

hỏi tu từ thường để chỉ những câu “về hình thức là câu hỏi mà về thực chất là câu

khẳng định hoặc phủ định có cảm xúc (…) Nó có dạng không đòi hỏi câu trả lời mà chỉ nhằm tăng cường tính diễn cảm của phát ngôn” [39]; có nghĩa là đối tượng chủ

yếu được nhìn dưới góc độ phong cách học Tuy nhiên, trong các tài liệu nghiên cứu

hiện nay, thuật ngữ câu hỏi tu từ (rhetorical questions) có thể được hiểu với nội

hàm rộng hơn, và có thể hiểu theo những nghĩa rộng hẹp khác nhau

Theo đó, câu hỏi tu từ theo nghĩa rộng, hay còn được gọi là câu nghi vấn tu

từ học, “là những câu nghi vấn không cần sự trả lời” [1] (xem thêm [52], [62],

[76]) Có nghĩa là, chúng là những câu có hình thức hỏi nhưng lại không đòi hỏi cung cấp thông tin, chúng mang những giá trị ngôn trung khác, thực hiện những hành vi ngôn ngữ tại lời gián tiếp khác Nghĩa là, chúng sẽ tương đương với khái niệm câu hỏi không chính danh

Còn câu hỏi tu từ theo nghĩa hẹp là những câu “có lực ngôn trung là một sự

xác nhận về cực đối lập với cái mà câu hỏi thể hiện” [Sadock, 1971, 1974] Tức là,

“một câu hỏi tu từ khẳng định sẽ có lực ngôn trung là một sự xác nhận phủ định, còn một câu hỏi tu từ phủ định sẽ có lực ngôn trung là một sự xác nhận khẳng định” [73] (xem thêm [65], [82])

Trang 22

17

Nhóm câu hỏi mà chúng tôi quan tâm ở đây là những câu hỏi tu từ được quan niệm theo nghĩa hẹp Cũng có một số tác giả muốn cụ thể hóa hơn trong việc định

danh đối tượng, chẳng hạn như: Nguyễn Kim Thản (1964) đã gọi chúng là câu nghi

vấn – khẳng định và câu nghi vấn – phủ định; hay Hồ Lê (1976) lại 17ung thuật ngữ câu hỏi xác nhận – khẳng định và câu hỏi xác nhận – phủ định; còn Cao Xuân Hạo

(2004) thì gọi chúng là câu nghi vấn có giá trị khẳng định và câu nghi vấn có giá trị

phủ định… Chúng tôi thấy rằng, việc sử dụng thuật ngữ câu hỏi tu từ, xét ở một khía

cạnh nào đó, chưa thực sự thỏa đáng, cũng như chưa khu biệt rõ đối tượng Tuy nhiên, sử dụng những thuật ngữ giống Nguyễn Kim Thản, Hồ Lê hay Cao Xuân Hạo, xét về mặt hình thức là khá dài dòng, hơn nữa chúng không hẳn là thuật ngữ mang tính định danh đối tượng mà thiên về miêu tả đối tượng, khi mà đã sử dụng kết hợp cả hình thức và nội dung (cái biểu đạt và cái được biểu đạt/hành động trực tiếp và hành động gián tiếp) của đối tượng để gọi tên Vì thế, chúng tôi vẫn quyết định sử dụng

thuật ngữ câu hỏi tu từ (tương đương với thuật ngữ trong tiếng Anh: rhetorical

question) để chỉ nhóm đối tượng mang những đặc điểm chính như sau:

- Có hình thức nghi vấn

- Bao giờ cũng ngầm ẩn một nội dung phán đoán khẳng định hay phủ định

- Câu có chứa từ phủ định thì ngầm ẩn nội dung khẳng định mệnh đề tương ứng và ngược lại câu không chứa từ phủ định lại ngầm ẩn nội dung phủ định mệnh đề tương ứng

Trong những trường hợp cần phân biệt giữa hai cái giá trị ngôn trung khẳng

định và phủ định mà chúng thể hiện, chúng tôi sẽ chú thích thêm là câu hỏi tu từ có

giá trị khẳng định và câu hỏi tu từ có giá trị phủ định

1.1.3 Câu hỏi tu từ - những nghiên cứu và những vấn đề tồn tại

Như chúng tôi đã từng đề cập đến ở trên, với cách tổ chức chất liệu ngôn ngữ

và phương thức biểu đạt nghĩa mang đặc trưng riêng biệt, câu hỏi tu từ từ lâu đã được các nhà Việt ngữ học quan tâm, chú ý Tuy nhiên, sự quan tâm này chưa thực

sự thỏa đáng vì hầu nhưng các tác giả vẫn chưa thực sự coi nó là một đối tượng nghiên cứu riêng biệt, độc lập và hoàn chỉnh

Trang 23

18

Một số tác giả, khi miêu tả hệ thống ngữ pháp tiếng Việt đã đề cập đến những phát ngôn này như là một hiện tượng ngữ pháp đặc biệt Thậm chí có những tác giả còn không xếp nó vào nhóm những câu nghi vấn, mặc dù chúng có sự xuất hiện của các đại từ nghi vấn, mà thường chỉ chú ý đến cái ý nghĩa biểu hiện của câu nên đã xếp chúng vào nhóm những câu phủ định hoặc khẳng định Chúng được xem như là những hình thức phủ định hoặc khẳng định đặc biệt trong tiếng Việt cần có

sự chú thích riêng Có thể kể ra ở đây như các tác giả Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ,

Phạm Duy Khiêm trong Việt Nam văn phạm, đã không đưa ra khái niệm câu hỏi tu

từ mà ông chỉ bàn đến vị trí của từ phủ định trong các trường hợp câu phủ định có

tiếng phiếm chỉ đại danh từ, như: ai, người nào, cái gì … đứng làm chủ từ và câu phủ định không có từ phủ định Các tác giả này đã đưa ra nhận xét như sau: Thường

có những câu theo hình thức nghi vấn chính là câu phủ định rất mạnh Cái nghĩa phủ định của câu ấy có thể mạnh hơn nữa khi ta đặt tiếng “nào” ở đầu câu, trước đại danh từ đứng làm chủ từ; hay từ “đâu” cũng biểu diễn cái ý phủ định đó.[38]

Ví dụ: Tôi nói thế bao giờ?

Nào tôi có nói thế bao giờ?

Tôi có biết đâu?

Hay tác giả Bùi Đức Tịnh (1966) thì đơn giản hơn chỉ đưa ra một nhận xét sơ lược về hình thức phủ định không có từ phủ định trong “Văn phạm tiếng Việt giản

dị và thực dụng” như sau: “Đôi khi, để cho ý phủ định mạnh hơn người ta dùng các

câu hỏi để phủ định”[66] Tương tự như vậy, trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt –

Câu”, Hoàng Trọng Phiến (1980), khi đề cập đến các câu kể khẳng định và phủ định, đã chú thích về sự tồn tại của những câu hỏi này như là một cách cấu tạo câu

khẳng định và phủ định đặc biệt trong tiếng Việt: “Ngoài ra còn dùng từ phủ định

với từ phiếm chỉ để khẳng định” hay “Trong ngôn ngữ nói hàng ngày còn có thể thấy lối nói phủ định kiểu: làm gì có chuyện ấy? ”[52] Có thể thấy những tác giả

này mới chỉ đưa ra những nhận xét chung chung về kiểu câu này, chủ yếu dựa trên cái hình thức hỏi và ý nghĩa ngầm ẩn khẳng định và phủ định của câu, từ đó xem chúng như là những trường hợp ngoại lệ của câu hỏi hoặc của các câu tường thuật

Trang 24

19

Trong khi đó, một số tác giả khác thì đã đề cập đến khái niệm và sử dụng đích danh thuật ngữ các “câu hỏi tu từ” trong những nghiên cứu của mình, nhưng lại thường gộp chúng vào trong cùng một nhóm những câu hỏi không chính danh khác Hay như chúng tôi đã từng nói đến ở phần trên, đó là một quan niệm về câu hỏi tu

từ theo nghĩa rộng, nó bao gồm tất cả những trường hợp câu có hình thức hỏi nhưng lại mang một giá trị ngôn trung khác Tiêu biểu cho quan niệm này có thể kể đến các tác giả như Diệp Quang Ban (1987), Hoàng Trọng Phiến (1980)… Tác giả Diệp Quang Ban, trong “Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông – tập 2”, khi phân loại câu theo

mục đích phát ngôn có đề cập đến loại câu “nghi vấn tu từ học”: “Đó là cách dùng

câu nghi vấn không cần sự trả lời và nhiều khi hỏi về những điều đã biết, nhằm thu hút sự quan tâm và làm cho thể văn trở nên hoạt bát”[1] Cũng như vậy, Hoàng

Trọng Phiến đã đề cập đến khái niệm câu hỏi tu từ mà “nội dung các câu hỏi này

không cần trả lời Hỏi nhằm đạt đến sự đồng tình của người nghe, người đọc” [52]

Tuy nhiên, tác giả cũng đã nhìn nhận thấy bản chất sâu xa của vấn đề khi nhấn

mạnh rằng: “Cái khó thuộc về cách cấu tạo (khẳng định, phủ định), trong khẩu ngữ,

có khi câu có hình thức khẳng định mà nội dung lại phủ định và ngược lại” Song,

tác giả cũng mới chỉ dừng lại ở việc nêu hiện tượng và một số ví dụ cụ thể mà thôi…

Có thể nói, xác định rõ đối tượng này với những đặc trưng cơ bản về hình

thức và nội dung hơn cả là tác giả Nguyễn Kim Thản (1964) Trong Nghiên cứu về

ngữ pháp tiếng Việt, tập hai, Nguyễn Kim Thản, đã sử dụng thuật ngữ “câu nghi

vấn tu từ học” để chỉ nhóm đối tượng này Tác giả đã định nghĩa chúng như sau:

“Đó là những câu nghi vấn không đòi hỏi ai trả lời và là hình thức vận dụng linh hoạt ngôn ngữ của tác giả Nó làm cho lời văn thêm sắc bén Nó có thể kết cấu như những câu nghi vấn chân chính, đặc biệt trong ngôn ngữ viết nó còn có sự tham gia của các ngữ khí từ: ru, chăng, chăng tá…”[62] Đi sâu hơn nữa, Nguyễn Kim Thản

còn phân biệt hai loại câu nghi vấn tu từ học, đó là:

- Câu nghi vấn – phủ định: là câu có phương thức biểu thị của câu nghi vấn nhưng thực chất là phủ định, thường dùng trong đối thoại nhằm nhấn mạnh ý nghĩa phủ định hay phản bác lại ý kiến của người khác

Trang 25

20

- Câu nghi vấn – khẳng định: là câu có phương thức biểu thị như các câu nghi vấn (có khi có phó từ phủ định) nhưng nhằm mục đích khẳng định đặc trưng tường thuật ở bộ phận vị ngữ

Tuy đã xác định được đối tượng một cách rõ ràng hơn, có cái nhìn tổng thể

và biện chứng hơn về kiểu loại câu hỏi này nhưng tác giả cũng mới chỉ dừng ở việc xác định đối tượng, nêu những nhận xét khái quát nhất về hình thức và nội dung của chúng chứ chưa thực sự đi sâu tìm hiểu cơ chế, điều kiện hình thành cũng như những đặc trưng ngữ nghĩa – ngữ dụng cơ bản của nhóm phát ngôn này Ngay cả

tác giả Cao Xuân Hạo (2004), trong Tiếng Việt sở thảo ngữ pháp chức năng, tuy có

cho ta cái nhìn hệ thống hơn về câu hỏi nói chung và câu hỏi tu từ nói riêng nhưng

nó vẫn chỉ là những nghiên cứu sơ bộ, không đi sâu vào chi tiết Cao Xuân Hạo đã phân chia câu nghi vấn làm hai loại:

+ Câu nghi vấn chính danh

+ Câu nghi vấn có giá trị ngôn trung khác

Câu hỏi tu từ được tác giả xếp vào loại thứ hai và được tách riêng thành hai với tên gọi là:

+ Câu hỏi có giá trị khẳng định

+ Câu hỏi có giá trị phủ định

Với những nhận xét khái quát về hình thức và nội dung của chúng như: “Đa số các

câu hỏi có giá trị khẳng định là những câu hỏi cấu tạo từ một câu phủ định” hay

“Có những kiểu câu dùng những từ nghi vấn nhƣ: ai, nào, bao nhiêu, bao giờ… hay những danh ngữ cố định tổ nghi vấn: gì, nào… những chỉ có một giá trị ngôn trung duy nhất là phủ định…”…[28]

Như vậy, dù các tác giả đều đã phát hiện và quan tâm đến loại câu hỏi này ở những mức độ khác nhau nhưng đó vẫn chỉ là những nhận xét và ví dụ có tính đơn

cử Mặt ngữ nghĩa và ngữ dụng của chúng vẫn chưa thực sự được quan đúng mức Nói như thế không có nghĩa là chưa hề có tác giả nào xem xét đến khía cạnh này của câu hỏi tu từ Trong xu hướng phát triển mạnh mẽ của ngữ nghĩa – ngữ dụng thời gian gần đây, một số tác giả đã xem xét đến một số kiểu câu hỏi tu từ cụ thể, đã chú ý tới một số khía cạnh riêng của chúng như: chức năng bác bỏ hay chối bỏ Tuy nhiên, thứ nhất, bác bỏ hay chối bỏ chỉ là một bình diện trong những đặc trưng ngữ

Trang 26

21

nghĩa – ngữ dụng của câu hỏi tu từ Thứ hai, các tác giả này thường chỉ chú ý đến một hay hai kiểu câu cụ thể, hoặc không xem xét các bình diện trong một tổng thể chung mà chỉ nói đến hiện tượng khi xem xét một vấn đề khác Chẳng hạn như, tác giả Nguyễn Phú Phong (1994, 2002) khi xem xét từ “đâu” trong tiếng Việt đã đưa

ra nhận xét: “Tiểu từ này là từ phủ định” và đó là dạng “phủ định chối bỏ” Tuy

nhiên, ông đã không nhìn thấy sự khác nhau giữa:

Phi có đến đâu?

Cũng lấy “đâu” là đối tương nghiên cứu, trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt ”, Bư-xtrốp, Nguyễn Tài Cẩn và Xtan-kê-vích (1975) cũng chỉ đề cập đến trường hợp cấu tạo câu hỏi tu từ với từ “đâu” Các tác giả nhận thấy rằng chúng là những câu được cấu tạo bằng cách thay thế từ phủ định “không” trong khung cấu trúc hỏi bằng tiểu từ “đâu” và được xây dựng trên cơ sở của cả câu hỏi chung lẫn câu hỏi riêng Hay tác giả Nguyễn Đức Dân (1983, 1998), đối tượng nghiên cứu của ông cũng không phải là câu hỏi tu từ mà là câu bác bỏ hay phủ định tuyệt đối Ông cho rằng

từ “chẳng” trong những câu hỏi tu từ là một phương thức thể hiện ý khẳng định tuyệt đối, hay cấu trúc “có … đâu” là tác tử bác bỏ tuyệt đối Thực ra, tác giả mới

chỉ căn cứ vào mặt hình thức để đưa ra kết luận như vậy mà chưa đi sâu vào cơ chế

tổ chức ngữ nghĩa và ngữ dụng của nó Chỉ cần một vài thao tác cải biến nhỏ cũng

có thể giúp chúng ta nhận thấy việc tổ chức hình thức và nội dung của câu hỏi tu từ trong tiếng Việt không đơn giản như vậy

Một trong những cố gắng lý giải về cơ chế hình thành ý nghĩa ngầm ẩn khẳng định và phủ định trong những câu hỏi tu từ này phải kể đến hai tác giả Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê (1958) Theo nhưng tác giả này, trong một

câu như “ớt nào là ớt chẳng cay?” thì tiểu từ chẳng “chỉ dùng để nhấn mạnh… chứ

không có tính cách phủ định” Câu đó “đem phân tích đầy đủ ý nghĩa thì ta phải

hiểu là không có ớt nào là chẳng cay” và do đó, “có thể coi là lược ý phủ định trước

ớt” và khi đó “hai ý phủ định chế ngự nhau thành ý xác định: không có ớt nào là chẳng cay = ớt nào cũng cay” [8] Tuy nhiên nếu quan sát kỹ lưỡng một chút chúng

Trang 27

22

ta sẽ nhận thấy cách lý giải này bộc lộ những sự mâu thuẫn khi các tác giả này đã không đồng nhất trong việc lý giải sự hiện diện của “chẳng” trong cấu trúc của câu với cái nguyên lý hình thành nội dung khúc giải của câu

Tình hình nghiên cứu trong giới Anh ngữ cũng tương tự như vậy Nhiều tác

giả cũng quan tâm đến hiện tượng câu hỏi tu từ (rhetorical questions) trong tiếng

Anh Tổng hợp lại, chúng tôi thấy có bốn cách tiếp cận được đề xuất khi bàn luận

về vấn đề đối tượng này

Thứ nhất, câu hỏi tu từ đƣợc ứng xử nhƣ là những phát ngôn phủ định Quan

điểm này đã đề xuất rằng các câu hỏi tu từ là những câu nghi vấn xét ở góc độ cú pháp, nhưng lại có sự tương đương về mặt ngữ nghĩa với những phát ngôn phủ định [xem Sadock (1971, 1974); Progovac (1993); Han & Siegel (1996); Han (2002)]

Nếu một câu hỏi tu từ có chứa đại từ nghi vấn (wh-word), thì "cái đại từ nghi vấn

này sẽ “ánh xạ” lên một tác tử phủ định, nhƣ là kết quả của sự phái sinh một biểu thức logic” [Han 2002; 220] Cách tiếp cận này rõ ràng đã bộc lộ một vài vấn đề

Theo đó, ngữ pháp đã cho rằng có một sự đồng nhất về mặt cú pháp giữa câu hỏi tu

từ và câu hỏi chính danh, trong khi đó chúng lại hoàn toàn khác biệt về mặt ngữ nghĩa Các đại từ nghi vấn chuyên dụng sẽ được ứng xử như là các tác tử phủ định chỉ ở trong những câu hỏi tu từ, còn ở trong những câu khác chúng sẽ mang một nghĩa khác; hay tồn tại một cái quy luật ngữ nghĩa bất quy tắc đã chuyển một đại từ nghi vấn thành một tác tử phủ định trong các câu hỏi tu từ Hơn nữa, cách tiếp cận này cũng không thể giải thích được nhiều đặc điểm khác nhau giữa những câu hỏi

tu từ và các phát ngôn tường thuật, cũng như rất nhiều đặc điểm giống nhau giữa các câu hỏi tu từ và câu hỏi chính danh

Thứ hai, câu hỏi tu từ đƣợc xem là những câu hỏi không cần trả lời

Ladusaw (1979) và Gutiérrez-Rexach (1997) cho rằng các câu hỏi tu từ nên được phân tích như là những câu hỏi chính danh thông thường nhưng không được thiết lập phần trả lời Vì thế, chúng không chấp nhận hành động trả lời mà nếu có thì chỉ chấp nhận những câu trả lời phủ định Nhưng trên thực tế, những câu hỏi tu từ vẫn có thể được trả lời và những câu trả lời của chúng thì không chỉ là những câu phủ định

Trang 28

23

Thứ ba, câu hỏi tu từ đƣợc ứng xử nhƣ là những câu hỏi tìm kiếm thông tin

Van Rooy (2003) đã xem những câu hỏi tu từ cũng là những câu hỏi tìm kiếm thông tin thực sự Sự khác biệt so với những câu hỏi chính danh thông thường được lý giải

là bởi sự lôi cuốn của cơ chế chung trong việc làm thế nào thông tin được truyền đạt

và sự hạn chế bị áp đặt bởi các nhân tố từ vựng trong câu hỏi tu từ như các yếu tố

phân cực phủ định (NPIs) kiểu như "chẳng thèm quan tâm / mặc kệ nó" (Give a damn) Cách tiếp cận này cũng đã chỉ ra rằng, giống như câu hỏi chính danh, câu

hỏi tu từ vẫn cần trả lời và người nghe là người duy nhất có thể trả lời nó Tuy nhiên, nhận định này không hoàn toàn chính xác Bởi vì, không giống như câu hỏi chính danh, chính bản thân người nói cũng có thể trả lời câu hỏi tu từ đó chứ không chỉ có người nghe mới thực hiện được Và cũng như vậy, khác với câu hỏi chính danh, người nghe có thể phản ứng lại một câu hỏi tu từ chỉ với mục đích biểu hiện

sự đồng tình giống như: "Vâng, anh đúng" (Yeah, you're right) Kiểu như:

của người nghe: Không ai cả./ Vâng, anh đúng Thứ tư, câu hỏi tu từ đƣợc ứng xử nhƣ là những câu hỏi chính danh trên

bình diện cú pháp và ngữ nghĩa và chúng chỉ khác nhau ở cấp độ ngữ dụng [Ivano

Caponigro, Jon Sprouse (2007)] Cụ thể là, đối với những câu hỏi chính danh thì chỉ

có người nghe mới có khả năng trả lời nó; trong khi đó đối với những câu hỏi tu từ thì câu trả lời đã được cả người nói và người nghe biết Tuy nhiên, thực tế giao tiếp

đã chứng minh rằng trong nhiều câu hỏi tu từ niềm tin của người nói và người nghe không trùng nhau:

- CÂU HỎI của người nói: Ai (thèm) đánh con chị làm gì?

của người nghe: *Không ai cả./ Có ai đó đã đánh con tôi

Có thể thấy, các nhà Anh ngữ học đang lúng túng trong việc xác định đối tượng Theo chúng tôi, nguyên nhân là vì họ đã gộp tất cả những câu hỏi không phải

là câu hỏi chính danh lại và gọi chúng là những câu hỏi tu từ (theo nghĩa rộng), xem chúng chỉ là một đối tượng nghiên cứu, do đó đã không thể tìm ra những quy luật, đặc trưng riêng biệt của chúng (vì những đặc trưng đó có thể đúng với nhóm câu hỏi

Trang 29

24

tu từ này nhưng lại không đúng với nhóm khác) Việc phân chia như vậy chỉ cho ta cái nhìn mang tính phân định khái quát, chung chung khi chỉ dựa trên một tiêu chí duy nhất là “tìm kiếm thông tin” hay “có thể trả lời” để phân loại Không có nghĩa

là tất cả những câu hỏi trong nhóm câu hỏi tu từ (theo nghĩa rộng) sẽ cùng chia sẻ những quy luật ngữ nghĩa – ngữ dụng chung, giống nhau Vì thế, người nghiên cứu phải biết phân loại đối tượng dựa trên những đặc trưng cơ bản, mang tính quy luật;

từ đó mới tiến hành nghiên cứu chúng như một đối tượng độc lập, riêng rẽ, và nhờ

đó sẽ cho một cái nhìn cụ thể, chi tiết hơn về đối tượng

Tóm lại, lâu nay, việc khảo sát các câu hỏi tu từ chưa được chú ý một cách đầy đủ Các sách ngữ pháp thường chỉ dừng ở việc nêu lên một số nhận xét chung

về tính biểu cảm cao, về đặc điểm hình thức hỏi nhưng nội dung thực chất là khẳng định hay phủ định một điều gì đó Các câu hỏi tu từ về mặt ý nghĩa, thường được giải thuyết bằng một câu tường thuật tương ứng hoặc chi tiết hơn là gắn chúng với phạm vi bác bỏ Những nhận xét đó đều đúng, song vẫn chỉ là những nhận xét riêng

lẻ, nhiều khi quá sơ lược, chưa đặt thành một hệ thống Và, do đó, chưa cho chúng

ta một cái nhìn thấu đáo về bản chất của hiện tượng, chưa chỉ ra được cấu trúc ngữ nghĩa – ngữ dụng chung của kiểu câu này như là một chỉnh thể với những thành phần thông tin đan bện vào nhau một cách có quy luật, chưa thấy được cái cơ chế hình thành và hoạt động của chúng trong giao tiếp cũng như những hiệu quả riêng biệt, độc đáo của loại câu hỏi này

1.2 Lý thuyết hành động ngôn từ và hành động hỏi

1.2.1 Lý thuyết hành động ngôn từ

Có thể nói, hiện nay, lý thuyết hành động ngôn từ (hành vi ngôn ngữ) đã thực

sự phổ biến trong nghiên cứu ngôn ngữ học Đã có nhiều nhà triết học cũng như ngôn ngữ học quan tâm và phát triển nó thành một trong những lý thuyết có tầm ảnh hưởng lớn đến một số lĩnh vực nghiên cứu khoa học Và người đặt nền móng cho lý thuyết hành động ngôn từ này chính là John L Austin Ông là một nhà triết học, là

người đầu tiên đưa ra khái niệm về “Hành động ngôn từ” (Theory of Speech Act) và

đã trình bày nó tại Đại học Harvard, sau này được in thành sách với tên gọi “How to

Do Things with Words” vào năm 1962, khi ông đã mất

Trang 30

25

Chúng ta đều biết, sự ra đời của lý thuyết hành động ngôn từ của John L Austin đã mang đến cho ngôn ngữ học một cách nhìn mới, một hướng tiếp cận ngôn ngữ mới Austin đã từng có một câu nói rất nổi tiếng, nó dường như đã khái quát

được toàn bộ bản chất lý thuyết hành động ngôn từ của ông, đó là “khi tôi nói tức là

tôi hành động” (When I say, (…) I do.) [72; 6] Theo ông, nói năng cũng là một loại

hành động, một loại hành động được thực hiện bằng ngôn từ Mỗi câu nói là một hành động nhằm tác động đến người khác

Không chỉ dừng lại ở đó, Austin còn chỉ ra rằng, khi chúng ta nói một câu trong một ngữ cảnh cụ thể là chúng ta đang thực hiện cùng lúc ba hành động sau:

1 Hành động tạo lời (Locutionary act) là hành động mà người nói sử dụng

các yếu tố ngôn ngữ và quy tắc ngữ pháp để tạo ra câu nói ít nhiều có nghĩa Đây chỉ là nghĩa bề mặt, nghĩa hiển ngôn, được hình thành do sự kết hợp các từ ngữ mà thành

Ví dụ: (cô giáo nói với một sinh viên hay bỏ học)

Em còn muốn học ở đây nữa hay không?

Ở câu này, người nói đã thực hiện hành động tạo lời bằng cách sử dụng những từ ngữ đó ghép lại theo một nguyên tắc cú pháp nhất định để tạo ra một câu hoàn chỉnh có nghĩa

2 Hành động tại lời (Illocutionary act) là hành động mà cả người nói và

người nghe hiểu được “lực ngôn trung” (Illocutionary force) của phát ngôn Lực

ngôn trung là ý nghĩa thật sự của phát ngôn trong một hoàn cảnh giao tiếp hiện thực

Ví dụ như các hành động chào, hỏi, khen, xin lỗi, từ chối, bác bỏ, v.v

Tiếp tục quan sát ví dụ ở trên, chúng ta thấy "lực ngôn trung của phát ngôn"

mà cả người nói và người nghe ở đây đều hiểu là một hành động hỏi Đích mà người nói nhắm đến là muốn người nghe trả lời, xác nhận cái nội dung mệnh đề của phát ngôn kèm theo sự lựa chọn

3 Hành động mƣợn lời (Perlocutionary act) là hành động mà khi người nói

nói ra một câu thì có thể gây ra một hiệu quả tâm lí nào đó ở người nghe như khiến người nghe vui mừng, phấn chấn, lo sợ hay tin tưởng v.v Hiệu quả này có thể phù hợp hoặc không phù hợp với ý muốn của người nói

Trang 31

26

Vẫn là phát ngôn trên, khi cô giáo nói ra câu này cũng nhằm tác động đến làm cho sinh viên có ý thức về việc nếu tiếp tục tình trạng này sinh viên có thể bị đuổi học, từ đó mà thay đổi cách ứng xử hay thái độ của mình đối với vấn đề học tập; và câu nói đó có thể tác động gây ra một hiệu quả như lo lắng hay sợ hãi trong sinh viên

Cũng chia sẻ quan điểm về hành động ngôn từ với J.L.Austin, nhưng John R Searle, một học trò của Austin, lại cho rằng một phát ngôn thường gồm ba hành động sau:

1 Hành động phát ngôn (Utterance act) là hành động mà người nói sử dụng

dòng âm thanh, những từ ngữ và cấu trúc ngữ pháp để tạo ra phát ngôn trong giao

tiếp (Hành động này trùng với hành động tạo lời của Austin)

2 Hành động mệnh đề (Propositional act) là nội dung ý nghĩa của phát

ngôn, được thể hiện dưới dạng một nhận định về một sự vật, hiện tượng cụ thể Cùng một nội dung mệnh đề có thể thực hiện những hành động ngôn trung khác nhau

3 Hành động tại lời/Hành động ngôn từ (Illocutionary act) là sự bày tỏ, sự

thể hiện của người nói cho người nghe biết chủ ý, ý định tại lời (illocutionary

intention) của mình khi dùng một phát ngôn (Quan điểm này trùng với của Austin)

Có thể thấy về cơ bản hai quan điểm của Austin và Searle là giống nhau;

chỉ có điều Austin đã chú ý đến cái hiệu quả tác động ngoài ngôn ngữ (hành động

mƣợn lời hay hành động xuyên ngôn), còn Searle chỉ chú ý đến những yếu tố, vai

trò của phát ngôn trong hệ thống ngôn ngữ Trong ba hành động này của phát

ngôn thì Austin và Searle chú ý nhất đến hành động tại lời hay hành động ngôn

từ Bởi vì, thực ra, các hành động tạo lời (hay hành động phát ngôn), hành động mệnh đề là thuộc phạm vi nghiên cứu của ngữ pháp và ngữ nghĩa; còn hành động mƣợn lời (hay hành động xuyên ngôn) lại vượt ra ngoài biên giới của ngôn ngữ

học và liên quan nhiều đến lĩnh vực tâm lý học; chỉ có hành động tại lời là gắn

liền với hoạt động hành chức của ngôn ngữ hay nói đúng hơn là của lời nói trong giao tiếp

Trang 32

27

1.2.2 Hành động trực tiếp và hành động gián tiếp

Cả Austin và Searle đều đã đưa ra kết quả phân loại các hành động ngôn từ

(hành động tại lời) riêng của mình Nếu Austin xem nói năng là hành động thì Searle lại xem nói năng là hành động tuân theo điểu kiện (Talking is performing

acts according to rules) [85; 22] Cho đến nay, bảng phân loại của Searle được các

nhà nghiên cứu quan tâm nhiều hơn Dựa trên những bộ tiêu chí và điều kiện thành công, Searle đã chia các hành động ngôn từ thành 5 loại sau đây:

1 Nhóm xác tín (assertive): là nhóm phát ngôn mà ở đó người nói cam kết

về tính đúng đắn của điểu được nói ra Người nói phải chịu trách nhiệm về giá trị chân lý của mệnh đề được biểu đạt Nhóm này gồm những hành động ngôn từ như: khẳng định, phủ định, kể, dự đoán…

2 Nhóm điều khiển (directive): là nhóm phát ngôn thể hiện người nói muốn

người nghe thực hiện một hành động nào đó Đích tại lời là đặt người nghe vào những nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện hành động đó Những hành động ngôn từ thuộc nhóm này gồm có: yêu cầu, đề nghị, khuyên, sai, mời, van xin, thỉnh cầu…

3 Nhóm kết ƣớc (commissive): là nhóm phát ngôn mà người nói cam kết

thực hiện hành động nào đó trong tương lai Đích tại lời là đặt người nói vào những nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện hành động đó Thuộc nhóm này gồm có những hành động ngôn từ như: thề, hứa, cam kết, đe dọa, …

4 Nhóm biểu lộ (expressive): là nhóm phát ngôn mà ở đó người nói biểu lộ

thái độ, tình cảm, một trạng thái tâm lý nào đó đối với sự tình diễn ra trong hiện thực Thuộc nhóm này có những hành động ngôn từ sau: cảm ơn, xin lỗi, khen ngợi, khiển trách, chia buồn…

5 Nhóm tuyên bố (declarative): là nhóm phát ngôn mà qua nó người nói có

thể thay đổi thực tại Nhóm này thường gồm những hành động ngôn từ sau: tuyên

bố, tuyên án, đặt tên, bổ nhiệm, bãi nhiệm, …

Trong quá trình tìm hiểu và phân chia các hành động ngôn từ (hành động tại lời) này cả Austin và Searle đều nhận thấy có những phát ngôn thực hiện các hành động ngôn từ trực tiếp nhưng có những phát ngôn bên cạnh đó còn thực hiện các hành động ngôn từ gián tiếp khác Cụ thể như sau:

Trang 33

28

- Hành động trực tiếp (Direct speech act) là hành động được thực hiện thông

qua những phương tiện ngôn ngữ chuyên dụng, những phương tiện mà hệ thống ngôn ngữ đó cung cấp cho chúng để thực hiện những chức năng nhất định

Ví dụ: Bao giờ anh đi Huế?

Khi nói câu này, người nói đã thực hiện một hành động tại lời trực tiếp là hỏi

để biết được thông tin về thời gian của một hành động thông qua một phương tiện ngôn ngữ là một đại từ nghi vấn Hay có thể nói đây là một câu nghi vấn có mục đích hỏi với biến thời gian “bao giờ” và đòi hỏi/chờ đợi có câu trả lời cho biến đó

- Hành động gián tiếp (Indirect speech act) là hành động được thực hiện thông

qua một phát ngôn có dấu hiệu ngôn ngữ đặc thù cho một hành động tại lời thuộc kiểu khác Có nghĩa là, hành động mà câu thực hiện không tương thích với những dấu hiệu ngôn ngữ mà câu sử dụng

Ví dụ: Tôi nói thế bao giờ?

Trong trường hợp này, tuy về hình thức , có thể xếp câu nói vào câu nghi vấn (chẳng hạn , dựa trên dấu hiệu có từ nghi vấn “bao giờ” ) nhưng thực ra người nói

không hề có ý định hỏi mà là muốn thông qua hình thức chất vấn để bác bỏ điều mà

người nghe cho rằng người nói đã "nói" Câu nghi vấn trong trường hợp này không

có mục đích hỏi nên cũng không yêu cầu một câu trả lời

Hành động ngôn từ gián tiếp là một đối tượng được Austin và Searle rất quan tâm Theo Searle, mặc dù hành động tại lời gián tiếp được thực hiện bằng phát ngôn

mà theo đó nghĩa đích thực của câu nói không liên hệ trực tiếp với nghĩa theo câu chữ của câu, nhưng người nghe vẫn nhận biết và hiểu được ý nghĩa đó, vì người nói

và người nghe cùng có nền hiểu biết chung, nền “tri thức bách khoa” giống nhau và

có sự nhạy cảm nào đó đối với ngữ cảnh giao tiếp

1.2.3 Hành động hỏi và câu hỏi

Sự ra đời của lý thuyết hành động ngôn từ cho chúng ta một cái nhìn mới về ngôn ngữ, toàn diện và thực tiễn hơn, đặt chúng trong các hoạt động hành chức, trong mối tương tác giữa ký hiệu ngôn ngữ và hành vi giao tiếp Một hành vi ngôn

Trang 34

29

ngữ có thể có nhiều phương tiện biểu để đạt và ngược lại một cách thức biểu đạt trong ngôn ngữ có thể thực hiện nhiều hành vi khác nhau Nói về mối quan hệ giữa

hành vi ngôn ngữ và phương tiên biểu đạt của nó, Searle đã nhận xét rằng: “Mọi

câu có nghĩa đều có thể, nhờ vào chính ý nghĩa của nó, đƣợc sử dụng để thực hiện một hoặc một loạt các hành vi ngôn ngữ cụ thể và nhƣ vậy là vì mọi hành vi ngôn ngữ có thể thực hiện đƣợc đều có thể, về nguyên tắc, nhận đƣợc một cách biểu đạt

cụ thể trong một hoặc nhiều câu” [1972, dẫn theo 65]

Trong một hệ thống ngôn ngữ thì câu hỏi luôn được xem là một trong những nhóm phát ngôn quan trọng nhất Kerbrat-Orecchioni đã từng nhấn mạnh vị thế đặc

biệt của câu hỏi như sau: “Câu hỏi là một trong ba hoạt động cơ bản, độc đáo và

phổ dụng nhất, tất cả các hành động lời nói khác hoặc là hình thành từ hoạt động hỏi hoặc chỉ là các dạng thức đặc biệt của nó mà thôi” [1991, dẫn theo 69] Dù

phân loại câu theo quan điểm truyền thống (phân loại câu theo mục đích phát ngôn) hay quan điểm ngữ dụng, dưới ánh sáng của lý thuyết hành vi ngôn ngữ (phân loại câu theo lực ngôn trung) thì câu hỏi (câu nghi vấn) luôn có một vị trí quan trọng không thể chối cãi trong bất kỳ một hệ thống ngôn ngữ nào Vấn đề đặt ra ở đây là cần phân biệt hai khái niệm câu hỏi và hành động hỏi

Nhờ có lý thuyết hành vi ngôn ngữ, chúng ta đã biết đến khái niệm “hành động hỏi” Khái niệm này thực sự đã giúp cho chúng ta nhìn nhận, miêu tả và phân loại đối tượng một cách đầy đủ, toàn diện và rõ ràng hơn Nếu trước đây, với cách phân loại truyền thống, các câu hỏi chỉ được nhìn từ góc độ của cái biểu hiện, thì từ khi có khái niệm hành động hỏi, đối tượng đã được nhìn từ cả hai góc độ cái biểu hiện và cái được biểu hiện Điều này thực sự rất quan trọng Cách phân loại truyền thống chỉ cho ta thấy được những câu hỏi được sử dụng để thực hiện hành vi hỏi; còn những câu hỏi không thực hiện hành vi hỏi thì, một là, sẽ bị “lờ” đi; hai là, sẽ được “nhét” chung vào một cái rọ gọi là câu hỏi không cần trả lời; hoặc ba là, dựa vào cái ý nghĩa mà chúng thể hiện sẽ xếp chúng vào nhóm những phát ngôn tương ứng (kiểu như: câu phủ định, câu cầu khiến… có hình thức nghi vấn) Cách phân loại có sự góp mặt của lý thuyết hành vi ngôn ngữ sẽ cho chúng ta cái nhìn hệ thống

và bao quát hơn

Trang 35

30

Hành động hỏi hay giá trị hỏi trong tư duy, nhận thức, cũng như trong giao tiếp bao gồm nhiều cung bậc, nhiều mức độ khác nhau, trong đó câu hỏi chính danh chỉ được xem như là một trường hợp thường gặp nhất, điển hình nhất mà thôi

Apostel đã từng nói: “Hỏi không chỉ là sản sinh ra các phát ngôn có một hình thức

cú pháp nhất định nào đó”, do đó “… không có một lý thuyết thuần túy cú pháp về hỏi” [1981, dẫn theo 65] Hành vi hỏi có thể được thực hiện thông qua nhiều hình

thức biểu hiện khác nhau Trong đó, tất nhiên câu hỏi là hình thức phổ biến và đặc trưng nhất, nhưng ngoài ra người ta cũng có thể sử dụng các phát ngôn khác (không

sử dụng các phương tiện hỏi) để thực hiện hành vi này, nghĩa là, những phát ngôn

đó sẽ mang những dấu hiệu, sử dụng những phương tiện ngôn ngữ chuyên dụng của một hành động ngôn từ khác (không phải hành động hỏi) nhưng lại để thực hiện hành động gián tiếp là hỏi

Trong khi đó, đứng từ góc độ câu hỏi, chúng ta thấy rằng, ngoài cái giá trị ngôn trung trực tiếp là giá trị hỏi (yêu cầu cung cấp thông tin), nó còn có thể có những giá trị ngôn trung gián tiếp khác (như khẳng định, phủ định, cầu khiến, cảm

thán…) Nhận xét về đặc điểm này của câu hỏi, Borillo đã viết: “Có những sự khác

biệt rõ rệt trên bình diện tại ngôn giữa cái mà ta có thể gọi là những câu hỏi thực,

có nghĩa là những câu hỏi tạo nên những yêu cầu thông tin thực thụ và một loạt những phát ngôn, mặc dù vẫn giữ hình thức hỏi nhưng không tương ứng với những hành vi ngôn ngữ mà động cơ là nhu cầu và mong muốn hiểu biết” [1978, dẫn theo

65] Để hiện thực hóa điều này, Cao Xuân Hạo đã dùng chính các giá trị ngôn trung

mà câu hỏi thể hiện để làm tiêu chí phân loại câu hỏi trong tiếng Việt Ông đã nhận

xét rằng: “Tiếng Việt có cả một âm giai gồm rất nhiều cung bậc chuyển từ ý hỏi

thực sự, thuần túy qua nhiều sắc độ gợi ý, ngờ vực, hoài nghi, đến chỗ gần như phủ định hay khẳng định” [28; 390] Đối với những câu hỏi thực hiện hành động hỏi sẽ

được gọi là câu hỏi chính danh (hay câu hỏi đích thực1); còn những câu hỏi không

thực hiện hành động hỏi được gọi là câu hỏi không chính danh (hay câu hỏi không

Trang 36

31

Có thể thấy rằng, câu hỏi tu từ, đối tượng mà chúng tôi quan tâm trong luận

án này, là những câu hỏi mang một giá trị ngôn trung phái sinh2

là khẳng định hoặc phủ định Nghĩa là, chúng là những câu hỏi nhưng không được dùng để thực hiện hành vi hỏi Câu hỏi tu từ nói riêng và câu hỏi không chính danh nói chung là những câu sử dụng các phương tiện hỏi (như đại từ nghi vấn, dấu hỏi…) nhưng lại mang một giá trị ngôn trung khác, thực hiện những hành vi ngôn ngữ gián tiếp khác

1.3 Tình thái trong ngôn ngữ

1.3.1 Khái niệm tình thái

Tình thái là một khái niệm rất phức tạp mà ở mỗi một trường phái, một khuynh hướng ngôn ngữ lại có những cách hiểu không giống nhau Sự phức tạp của

nó khiến Panfilov đã phải từng nhận xét rằng "cho đến nay vẫn khó có thể tìm thấy

hai tác giả có quan niệm hoàn toàn thống nhất với nhau về tình thái của ngôn ngữ"

và "không có phạm trù nào mà bản chất ngôn ngữ học và thành phần các ý nghĩa

bộ phận lại gây ra nhiều ý kiến khác biệt và đối lập nhau nhƣ phạm trù tình thái"

[V.Z Panfilov (1977)]

Đã có nhiều tác giả đưa ra những định nghĩa về tình thái Có thể kể đến như: Fillmore (1968), Chomsky (1972), Palmer (1986), Gak (1986), Liapon (1990)… Tuy nhiên, theo chúng tôi, cách định nghĩa, quan niệm của Charles Bally về tình thái trong ngôn ngữ, cho đến nay, vẫn dễ hiểu và bao quát nhất Theo Charles Bally, nhà ngôn ngữ học người Pháp, người được xem như là một trong những người đầu tiên có công lớn nhất trong việc mở đường cho việc nghiên cứu về tính tình thái của ngôn ngữ một cách có hệ thống thì: khi chúng ta nói (viết) ra một câu thì câu đó bao giờ cũng chứa đựng hai thành phần:

1 Nội dung thông tin miêu tả sự tình của thế giới hiện thực (Phần này được Charles Bally gọi là Dictum - nội dung mệnh đề)

2 Thái độ, cách nhìn nhận, đánh giá của người nói đối với nội dung thông tin

sự kiện đó, với hiện thực và đối với người đối thoại (Phần này được Charles Bally gọi là Modus - tình thái)

2

Khái niệm của Cao Xuân Hạo (2004)

Trang 37

32

Hai thành phần này luôn luôn xuất hiện cùng nhau, gắn kết với nhau, không thể tách rời trong bất kỳ một phát ngôn nào Bởi vì con người sử dụng ngôn ngữ như một công cụ để phục vụ cho lợi ích của mình nên hoạt động ngôn ngữ không thể tách ra khỏi những nhân tố chủ quan của người nói Nội dung mệnh đề và nội dung tình thái đối lập nhau nhưng đối lập trong sự thống nhất biện chứng để tạo nên câu Chúng đan bện vào nhau, tác động qua lại, chuyển hoá và hỗ trợ lẫn nhau tạo nên cái cấu trúc ngữ nghĩa của câu, đem đến cho câu một hiệu quả giao tiếp trong

sử dụng

Quan sát các câu sau :

1 Nó đi du lịch Châu Âu

2 Nó đi du lịch tận Châu Âu

3 Hình nhƣ nó đi du lịch Châu Âu

4 Nó đi du lịch Châu Âu cơ à?

5 Làm sao mà nó đi du lịch Châu Âu đƣợc

Chúng ta thấy rằng phần thông tin miêu tả sự tình ở năm câu trên không khác nhau Hay nói cách khác phần Dictum của chúng là giống nhau Chúng đều đề cập đến một sự tình tiềm năng là "nó đi du lịch Châu Âu " Tuy nhiên nhận thức và dụng ý của người nói đối với năm câu trên lại khác nhau hay nội dung tình thái (Modus) của chúng là không như nhau Điều này dẫn đến hiệu quả giao tiếp mà chúng mang lại là không giống nhau Vậy sự khác nhau này là do đâu? Sự khác nhau đó xuất phát từ thái độ, cách đánh giá khác nhau của người nói đối với khả năng chân thực của sự tình đó và cái ý định, cái tâm điểm của thông tin mà người nói muốn tác động đến người nghe trong một hoàn cảnh cụ thể Nếu ở (1), người nói chỉ xác nhận, khẳng định một sự tình được coi là hiện thực, thì ở (2), người nói

đã thể hiện sự đánh giá về khoảng cách được coi là xa theo ý kiến chủ quan của mình; còn ở (3), người nói thể hiện sự thông báo của mình giống như một đoán định dựa trên những hiểu biết của bản thân, tuy nhiên người nói không cam kết về độ chính xác tuyệt đối của thông tin Ở (4), người nói lại bày tỏ sự ngạc nhiên của mình trước thông tin về việc nó đi du lịch Châu Âu và muốn có sự thẩm định thông tin ấy từ phía người nghe Trong khi ở (5), người nói lại đưa ra sự đánh giá của mình về khả năng xảy ra của sự tình trong tình huống có những ý kiến trái ngược

Trang 38

33

Những phân tích trên đây tuy chỉ là sơ lược nhưng cũng đủ cho thấy sự khác nhau của những câu trên chính là sự khác nhau về tình thái Trong giao tiếp hàng ngày, nếu chúng ta nhìn nhận ngôn ngữ như một công cụ tương tác xã hội, tức chú ý

đến khía cạnh nghĩa liên nhân (interpersonal meaning) thì quả thật, trong nhiều

trường hợp, nghĩa tình thái là cái nghĩa quan trọng nhất mà người nói muốn truyền tải đến người nghe Nhấn mạnh đến khía cạnh này, Bally cho rằng tình thái chính là

"linh hồn của phát ngôn"

Như vậy, khái niệm Modus hay tính tình thái của câu được xác lập trong sự đối lập với khái niệm Dictum: Dictum gắn với chức năng thông tin mệnh đề, chức năng miêu tả của ngôn ngữ; còn Modus gắn với bình diện tâm lý, thể hiện những nhân tố thuộc phạm vi cảm xúc, ý chí, thái độ, sự đánh giá của người nói đối với điều được nói ra, với hiện thực, với người đối thoại và đối với hoàn cảnh giao tiếp Modus tham gia vào quá trình thực tại hoá, biến nội dung sự tình còn ở dạng tiềm năng thành phát ngôn hiện thực Nó cho biết, chẳng hạn, sự tình nêu trong phát ngôn là khả năng hay hiện thực, khẳng định hay phủ định, mức độ cam kết của người nói đối với độ tin cậy của thông tin đến đâu, đánh giá, tình cảm, ý chí, mong muốn, ý đồ của người nói khi phát ngôn là thế nào v.v Cặp đối lập Dictum và Modus mà Charles de Bally nêu ra về sau đã được các nhà ngôn ngữ học gọi bằng các thuật ngữ khác nhau, tuỳ theo hệ thống quan niệm của từng tác giả, như: mệnh

đề - tình thái; ngôn liệu - tình thái; cơ sở mệnh đề - tình thái

Dưới góc độ của lý thuyết hành vi ngôn ngữ thì những nghiên cứu về tình

thái đã có những bước phát triển mới Palmer cho rằng "sự phân biệt giữa nội dung

mệnh đề và tính tình thái rất gần gũi với sự phân biệt giữa hành vi tạo lời và hành

vi tại lời theo tinh thần của Austin Trong hành vi tạo lời, chúng ta nói về một điều

gì đó, còn trong hành vi tại lời chúng ta làm một cái gì đó nhƣ trả lời một câu hỏi, thông báo một phán quyết, khuyến cáo hoặc hứa hẹn" [Palmer (1986)] Hiện nay,

đa số nhà ngôn ngữ đều cho rằng khung lý thuyết hành vi ngôn ngữ là khung lý thuyết thích hợp nhất để nghiên cứu tình thái của câu

Trang 39

34

1.3.2 Các kiểu ý nghĩa tình thái

Nếu hiểu tình thái theo một nghĩa rộng nhất bao gồm tất cả những phương

diện nội dung gắn với sự thực tại hoá câu, biến các nội dung mệnh đề ở thế tiềm

năng trở thành các phát ngôn trong giao tiếp thì chúng ta có thể tổng hợp lại các kiểu ý nghĩa tình thái thành những nhóm cơ bản nhất sau đây:

1- Các ý nghĩa thể hiện mục đích phát ngôn của người nói, hay nói theo lý thuyết hành vi ngôn ngữ, kiểu mục đích tại lời mà người nói thực hiện (hỏi, ra lệnh, yêu cầu, bác bỏ, khuyên, mời v.v ) gắn trực tiếp với chiều tương tác liên nhân của giao tiếp, với kiểu tác động của người nói đến người đối thoại

2- Các ý nghĩa khác nhau thể hiện sự đánh giá, thái độ, lập trường hay cảm xúc của người nói đối với nội dung thông báo: người nói đánh giá nội dung thông báo về: mức độ quan trọng, về độ tin cậy, là điều tích cực (mong muốn) hay tiêu cực, bất ngờ, ngoài chờ đợi hay bình thường, về tính khả năng, tính hiện thực v.v 3- Ý nghĩa thuộc sự đối lập giữa khẳng định và phủ định đối với sự tồn tại của

sự tình

4- Những đặc trưng liên quan đến sự diễn tiến của sự tình, liên quan đến khung

vị từ và mối quan hệ giữa chủ thể được nói đến trong câu và vị từ (thời, thể hay các

ý nghĩa được thể hiện bằng vị từ tình thái )

5- Các ý nghĩa phản ánh các đặc trưng khác của phát ngôn và hành động phát ngôn với ngữ cảnh, theo quan điểm, đánh giá của người nói Ví dụ, đặc tính siêu ngôn ngữ, hỏi lại, sự đánh giá của người nói về mức độ hiểu biết của người nghe, thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe, sự đánh giá của người nói đối với các quan điểm, ý kiến khác v.v

Cách quan niệm rộng về tình thái như trên đây có thể thấy ở Vinogradov, Benveniste, Portie , Wierbicka , Kasevich v.v Ở Việt Nam, Đỗ Hữu Châu, Hoàng Tuệ, Cao Xuân Hạo, Lê Đông, Nguyễn Văn Hiệp cũng chủ trương một quan niệm rộng như thế Đương nhiên, đi vào chi tiết, giữa các tác giả nói chung và những tác giả đi theo hướng quan niệm rộng nói riêng sẽ có những điểm cụ thể khác nhau

Với sự phức tạp vốn có của nó, việc phân loại phạm trù tình thái đã gây không ít khó khăn cho các nhà ngôn ngữ học Vấn đề ở chỗ là dường như không có một bộ tiêu chí phân loại nào có đủ sức bao trùm hết toàn bộ các kiểu ý nghĩa thuộc

Trang 40

35

phạm trù tình thái trong ngôn ngữ Lý do là vì trong ngôn ngữ tự nhiên các biểu hiện của tính tình thái là vô cùng đa dạng, chúng có mặt ở hầu hết các cấp độ ngôn ngữ khác nhau, từ ngữ điệu đến trật tự từ, từ các phương tiện từ vựng đến các phương tiện ngữ pháp, từ những thành tố thuộc bậc câu đến những thành tố thuộc bậc trên câu và dưới câu… Vì thế, phần lớn những cách phân loại chỉ có sức khái quát phần lớn các kiểu ý nghĩa tình thái mà không thể bao quát toàn bộ phạm trù tình thái được

Tuy nhiên, cho đến nay cách phân loại có tính phổ biến và được nhiều nhà nghiên cứu đề cập tới là phân chia các ý nghĩa tình thái thành ba phạm trù:

- Tình thái khách quan logic (alethic)

- Tình thái nhận thức (epistemic)

- Tình thái đạo nghĩa (deontic)

Tình thái khách quan logic, là kiểu tình thái quan tâm đến tính chân thực tất

yếu và tính ngẫu nhiên của mệnh đề Có những mệnh đề tất yếu chân thực hoặc tất

yếu sai lầm, và chúng được gọi tên là các phán đoán tất yếu Có những mệnh đề mà

tính chân thực chỉ thể hiện ở một xác suất nào đó, có điều kiện, chúng được gọi là

các phán đoán khả năng Tất cả phán đoán tất yếu đều mang tính khả năng nhưng

không phải phán đoán khả năng nào cũng mang tính tất yếu chân thực

Tình thái nhận thức, là kiểu tình thái chỉ ra vị thế hiểu biết của người nói,

bao gồm cả sự xác nhận cũng như những đảm bảo cá nhân của người nói đối với điều anh ta nói ra Tình thái nhận thức không chỉ liên quan đến tính tất yếu, tính khả năng mà còn liên quan đến mức độ cam kết của người nói đối với tính chân thực của nội dung mệnh đề Mức độ cam kết này có thể cao hay thấp và có thể được đánh dấu hoặc không đánh dấu bằng các phương tiện ngôn ngữ khác nhau Trường hợp không đánh dấu về tình thái nhận thức là trường hợp mà người nói xác nhận hoàn toàn tính chân thực của điều được nói ra Còn trường hợp có đánh dấu về tình thái nhận thức là trường hợp người nói thể hiện những mức độ cam kết thấp hơn mà theo Palmer thì có bốn cách thể hiện điều này với tư cách là:

- Điều mà người nói phỏng đoán (Có thể là…/ Tôi nghĩ là…)

- Điều mà người nói suy luận (Tôi kết luận là…/ Kết luận rút ra là…)

Ngày đăng: 23/03/2015, 09:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Diệp Quang Ban (1987), Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông Tập 2, NXB Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: NXB Đại học và Trung học Chuyên nghiệp
Năm: 1987
2. Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa (1982), Phong cách học tiếng Việt, NXB Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học tiếng Việt
Tác giả: Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 1982
3. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt: tiếng, từ ghép, đoản ngữ, NXB Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt: tiếng, từ ghép, đoản ngữ
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: NXB Đại học và Trung học Chuyên nghiệp
Năm: 1975
4. Nguyễn Tài Cẩn (1999), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
5. Đỗ Hữu Châu (1985), “Các yếu tố dụng học của tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ (3), tr. 3-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố dụng học của tiếng Việt”, "Tạp chí Ngôn ngữ
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Năm: 1985
6. Đỗ Hữu Châu (2003), Cơ sở ngữ dụng học Tập 1, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ dụng học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2003
7. Đỗ Hữu Châu (2003), Đại cương ngôn ngữ học Tập 2, Ngữ dụng học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2003
8. Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê (1958), Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam, Đại học Huế, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam
Tác giả: Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê
Năm: 1958
9. Nguyễn Đức Dân (1983), “Phủ định và bác bỏ”, Tạp chí Ngôn ngữ (1), tr.27- 34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phủ định và bác bỏ”, "Tạp chí Ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Năm: 1983
10. Nguyễn Đức Dân (1987), Lô gích - ngữ nghĩa - cú pháp, NXB Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lô gích - ngữ nghĩa - cú pháp
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: NXB Đại học và Trung học Chuyên nghiệp
Năm: 1987
11. Nguyễn Đức Dân (1990), “Logích và hàm ý trong câu trỏ quan hệ nhân quả”, Tạp chí Ngôn ngữ (1), tr.5-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Logích và hàm ý trong câu trỏ quan hệ nhân quả”, "Tạp chí Ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Năm: 1990
12. Nguyến Đức Dân (1998), Lôgích và tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lôgích và tiếng Việt
Tác giả: Nguyến Đức Dân
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
13. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ dụng học
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
14. Nguyễn Đức Dân (2003), Giáo trình nhập môn logic hình thức, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nhập môn logic hình thức
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Năm: 2003
15. Nguyễn Thị Kim Dung (2006), Hành động phản bác trong tiếng Việt, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngôn ngữ, Trường ĐHKH, Đại học Huế, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành động phản bác trong tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Dung
Năm: 2006
16. Hữu Đạt (1999), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1999
17. Lê Đông (1985), “Câu trả lời và câu đáp của câu hỏi”, Tạp chí Ngôn ngữ (Số phụ), tr. 15-21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Câu trả lời và câu đáp của câu hỏi”, "Tạp chí Ngôn ngữ
Tác giả: Lê Đông
Năm: 1985
18. Lê Đông (1991), “Ngữ nghĩa ngữ dụng các hư từ tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ (2), tr. 7-14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ nghĩa ngữ dụng các hư từ tiếng Việt”, "Tạp chí Ngôn ngữ
Tác giả: Lê Đông
Năm: 1991
19. Lê Đông (1994), “Vai trò của tiền giả định trong cấu trúc ngữ nghĩa – ngữ dụng của câu hỏi”, Tạp chí Ngôn ngữ (2), tr. 20-27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của tiền giả định trong cấu trúc ngữ nghĩa – ngữ dụng của câu hỏi”, "Tạp chí Ngôn ngữ
Tác giả: Lê Đông
Năm: 1994
20. Lê Đông (1996), Ngữ nghĩa - ngữ dụng câu hỏi chính danh, Luận án phó tiến sĩ khoa học ngữ văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ nghĩa - ngữ dụng câu hỏi chính danh
Tác giả: Lê Đông
Năm: 1996

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w