Trong khi đó, trong các công trình nghiên cứu khác, các học giả lại chủ yếu tập trung vào ba nhóm văn hóa, chính trị lớn có xu hướng thân Pháp lúc bấy giờ là Nam Phong tạp chí, Đông Dươn
Trang 1-
NGUYỄN LAN DUNG
SỰ RA ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI KHAI TRÍ TIẾN ĐỨC
GIAI ĐOẠN 1919 - 1925
Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số : 60 22 54
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS PHẠM XANH
HÀ NỘI –2008
Trang 22
Mục lục
Trang MỞ ĐẦU 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
3 Đối t-ợng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu 5
3.1 Đối t-ợng nghiên cứu 5
3.2 Phạm vi nghiên cứu 5
3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu: 5
4 Đóng góp của đề tài 6
5 Nguồn t- liệu và ph-ơng pháp nghiên cứu 7
4.1 Nguồn t- liệu 7
4.2 Ph-ơng pháp nghiên cứu 7
6 Bố cục đề tài 7
CHƯƠNG 1 - BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA HỘI KHAI TRÍ TIẾN ĐỨC 8
1.1 Hoàn cảnh lịch sử 8
1.2 Chớnh sỏch hợp tỏc với người bản xứ 23
CHƯƠNG 2 - SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN VỀ MẶT TỔ CHỨC CỦA HỘI KHAI TRÍ TIẾN ĐỨC GIAI ĐOẠN 1919-1925 29
2.1 Sự ra đời và chủ đớch của Hội Khai trớ tiến đức 29
2.2 Sự phỏt triển về mặt tổ chức 39
2.2.1 Hội viờn 39
2.2.2 Sự ra đời và phỏt triển của cỏc hội đồng 47
2.2.2.1 Cỏc hội đồng hành chớnh 48
2.2.2.2 Cỏc hội đồng chuyờn mụn 59
CHƯƠNG 3- CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA HỘI KHAI TRÍ TIẾN ĐỨC TRONG SÁU NĂM ĐẦU TIấN 66
3.1 Ban Văn học 66
3.2 Cơ quan ngụn luận 81
3.3 Ban Diễn thuyết 89
3.4 Ban Từ thiện 97
Trang 33.5 Ban Mỹ nghệ 108
KÕt luËn 114
Tµi liÖu tham Kh¶o 119
Phô Lôc 122
Trang 4hộ, chính quyền thực dân đồng thời cũng dành sự ưu ái và hỗ trợ đặc biệt cho những tổ chức có tư tưởng thân Pháp Hội Khai trí tiến đức là một trong số rất ít những tổ chức chính trị dưới màu sắc văn hoá thực hiện được điều đó
Có thể nói, Hội Khai trí tiến đức là một trong những tổ chức đáng chú ý tại Việt Nam trong giai đoạn cận đại Bởi Khai trí tiến đức không chỉ là tổ chức văn hoá do chính quyền thực dân thành lập có thời gian tồn tại lâu nhất ở Việt Nam trước cách mạng tháng Tám, mà nó còn chứa đựng trong đó những vấn đề liên quan đến chính trị
Sự ra đời, tổ chức và hoạt động của tổ chức này gắn liền với chính sách thuộc địa qua các đời toàn quyền Đông Dương Hội Khai trí tiến đức được coi là tổ chức thu hút được sự tham gia của nhiều thành phần thuộc tầng lớp trên của xã hội, tích cực tuyên truyền đắc lực và tận tâm cho những chính sách, chủ trương của thực dân Pháp Đặc biệt, Hội Khai trí tiến đức còn có tầm hoạt động trên một phạm vi rộng, đặc biệt là Bắc
Kỳ, vì tổ chức này được sự đỡ đầu của các quan chức thực dân cao cấp cũng như Nam triều
Trang 5Bởi vậy, làm rõ bản chất, những mặt tiêu cực, hạn chế và những khía cạnh “tích cực” của Hội Khai trí tiếng đức không những có ỹ nghĩa về mặt khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn trong sự nghiệp đổi mới của đất nước hiện nay, khi có không ít các tổ chức xã hội xuất hiện mang những dấu ấn chính trị được sự ủng hộ của các lực lượng thù địch đi ngược lại chủ trương, đường lối của Đảng
Với những lý do trên, tôi chọn luận văn “Sự ra đời và hoạt động của Hội Khai
trí tiến đức giai đoạn 1919-1925” làm luận văn luận văn cao học
2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Tình hình nghiên cứu trong nước của đề tài
Trong thời gian qua, các tổ chức văn hóa, chính trị được thành lập trong những năm sau thế chiến thứ nhất đã trở thành vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu
Trong số các công trình nghiên cứu trước đây, Tạ Ánh Tuyết có lẽ tác giả duy nhất chọn Khai trí tiến đức làm đối tượng nghiên cứu của mình trong khoá luận tốt
nghiệp Bước đầu tìm hiểu sự ra đời và hoạt động của Hội Khai trí tiến đức những năm
1919-1925 (1996) Trong phần nghiên cứu của mình, dựa trên nguồn tài liệu chính là
Nam Phong tạp chí, tác giả chỉ tập trung vào phân tích một số hoạt động chính của Hội
từ khi thành lập cho đến năm 1925, còn về mặt cách thức tổ chức gần như không được
đề cập đến
Trong khi đó, trong các công trình nghiên cứu khác, các học giả lại chủ yếu tập trung vào ba nhóm văn hóa, chính trị lớn có xu hướng thân Pháp lúc bấy giờ là Nam Phong tạp chí, Đông Dương tạp chí và La tribune indigène (Diễn đàn bản xứ); còn Hội Khai trí tiến đức chỉ được đề cập một cách thoáng qua, như một chứng minh cụ thể cho những biện pháp của chính quyền thực dân trong việc tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai tại Việt Nam Nguyễn Văn Trung có thể coi là một người nghiên
cứu chuyên sâu về vấn đề này với hai công trình tiêu biểu Chủ đích Nam Phong (1972), Trường hợp Phạm Quỳnh (1975) Trong tác phẩm của mình, tác giả đã làm nổi
bật Nam Phong cùng Phạm Quỳnh với vai trò là người phát ngôn cho các chính sách của chính quyền bảo hộ Nam Phong và Phạm Quỳnh đã được đánh giá chủ yếu dưới
góc độ chính trị Tác giả Trần Văn Giàu trong Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam –
sự thất bại của hệ ý thức tư sản (1975) đã có những đánh giá tương tự về bản chất
Trang 66
phản động, thực dân của Nam Phong và Đông Dương tạp chí Gần đây trong cuốn Lịch
sử Việt Nam 1919-1930 do Tạ Thị Thúy chủ biên, vấn đề này cũng được đề cập một
cách cụ thể hơn Đặt trong bối cảnh Việt Nam từ năm 1919 đến 1930, Hội Khai trí tiến đức đã được dựng lên như một công cụ trong lĩnh vực văn hóa mà chính quyền thực dân sử dụng để thúc đẩy mạnh mẽ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai Ngoài ra, các tác giả còn tập trung vào tìm hiểu về các nhân vật có ảnh hưởng về chính trị, văn hóa
lúc bấy giờ như Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Khôi, Phạm Quỳnh… như Việt Nam văn học
sử giản ước tân biên của Phạm Thế Ngũ, Nhà văn Việt Nam của Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Văn Vĩnh với việc cổ vũ và truyền bá chữ quốc ngữ (2004) của Nguyễn Thị Lệ
Hà… Tuy không đề cập đến một cách chi tiết, nhưng các công trình, đặc biệt là các công trình về các cá nhân có liên quan đến Hội Khai trí tiến đức, cũng góp phần quan trọng vào việc xây dựng hình ảnh của Hội Khai trí tiến đức
Tình hình nghiên cứu ngoài nước của đề tài
Các vấn đề liên quan đến phong trào dân tộc ở Việt Nam cũng như những trí thức Việt Nam tiêu biểu giai đoạn này cũng thu hút được sự quan tâm của các học giả
nước ngoài Trong The rise of nationalism in Việt Nam (1900-1940) xuất bản năm
1976, William Duiker đã có những phân tích cụ thể về những người Việt Nam thân
Pháp cùng những cơ quan ngôn luận của nó The modern barbarian, Nguyen Van Vinh
and the complexity of colonial modernity on Viet Nam (2004) của Christopher
E.Goscha cũng là một sự phân tích cụ thể về bối cảnh Việt Nam những năm đầu thế kỷ
XX, để từ đó đưa ra những đánh giá, nghiên cứu cụ thể về trường hợp Nguyễn Văn Vĩnh
Như vậy, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện
về Hội Khai trí tiến đức từ khi ra đời cho đến khi kết thúc, trong đó có giai đoạn
1919-1925 Tuy nhiên, những kết quả của các công trình nghiên cứu trên sẽ là nguồn tài liệu quan trọng cho việc thực hiện luận văn này
3 ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Hội Khai trí tiến đức, cụ thể là bối cảnh
ra đời, cách thức tổ chức, bao gồm cơ cấu tổ chức, thành phần tham gia, cơ quan ngôn
Trang 7luận và những hoạt động chính của tổ chức này trên các lĩnh vực chính trị, văn hóa, khoa học và xã hội
3.2 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Luận văn có nhiệm vụ làm rõ những nhân tố quan trọng dẫn tới sự ra đời của Hội Khai trí tiến đức; tìm hiểu và đánh giá các hoạt động cụ thể của Hội Khai trí tiến đức trong sáu năm; xác định rõ bản chất của Hội Khai trí tiến đức và những tác động của Hội đối với xã hội lúc bấy giờ
3.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Về thời gian: Hội Khai trí tiến đức chính thức ra đời vào tháng 2/1919 và sau gần 26 năm hoạt động, tháng 9/1945 Hội Khai trí tiến đức chính thức bị giải thể Tuy nhiên, trong phần nghiên cứu, luận văn sẽ chỉ giới hạn thời gian nghiên cứu trong 6 năm hoạt động đầu tiên của hội (từ 1919 đến 1925) Năm 1925 được chọn làm giới hạn cuối cùng bởi đến tháng 6/1925, Nam Phong chấm dứt vai trò là cơ quan ngôn luận cho Hội Do đó, mọi hoạt động và tập kỷ yếu của Hội không còn được đăng tải trên tạp chí Năm 1925 cũng là thời điểm Phạm Quỳnh, chủ bút Nam Phong, người sáng lập Hội Khai trí tiến đức, Tổng thư ký Hội chính thức xin rút khỏi Hội Do đó, có thể coi năm 1925 là một mốc trong hoạt động của Hội Khai trí tiến đức
Về nội dung: luận văn đi vào tìm hiểu về các hoạt động chính thức của Hội Khai trí tiến đức, trong đó sẽ tập trung vào phân tích và đánh giá một số hoạt động chính, được coi là điển hình nhất của hội
4 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Về cơ bản, luận văn sẽ đi đến kết luận cụ thể về các hoạt động của Hội Khai trí tiến đức từ năm 1919 đến năm 1925 trong vai trò là một tổ chức thực hiện và tuyên truyền cho chính sách của chính quyền thuộc địa trong những năm đầu của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai Từ đó, đi đến đánh giá về vai trò thực sự của tổ chức này trong việc đường lối cai trị của thực dân Pháp cũng như trong lịch sử Việt Nam cận đại
5 NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trang 88
5.1 NGUỒN TÀI LIỆU
5.1 Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu được sử dụng trong luận văn gồm có hai nguồn tư liệu chính Thứ nhất, đó là tạp chí Nam Phong Nam Phong được xác định là cơ quan ngôn luận chính thức của Hội Khai trí tiến đức trong sáu năm (1919-1925) Do đó, mọi hoạt động liên quan đến tổ chức này được đăng tải đầy đủ trên tạp chí Đây là nguồn tài liệu chính Thứ hai là các công trình nghiên cứu các tác giả đi trước có liên quan đến trực tiếp hoặc gián tiếp đến luận văn
5.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mục đích của luận văn là tìm hiểu những hoạt động của Hội Khai trí tiến đức trong việc tập hợp tầng lớp thượng lưu, trí thức và chuyển tải những nội dung trong đường lối cai trị của chính quyền thuộc địa tới xã hội Việt Nam Vì vậy phương pháp lịch sử, phương pháp logic sẽ được sử dụng như hai phương pháp chính Bên cạnh đó, việc áp dụng các phương pháp thống kê, so sánh cũng cũng sẽ hỗ trợ luận văn trong việc đi đến những nghiên cứu và lý giải về Hội khai trí tiến đức
6 BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Về kết cấu nội dung: Ngoài các phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm có 3 phần chính
Chương 1 - Bối cảnh ra đời của Hội Khai trí tiến đức
Chương 2 - Sự ra đời và phát triển về mặt tổ chức của Hội Khai trí tiến đức giai đoạn 1919-1925
Chương 3 - Các hoạt động hính của Hội Khai trí tiến đức trong sáu năm đầu tiên
Trang 9CHƯƠNG 1 – BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA HỘI KHAI TRÍ TIẾN ĐỨC
1.1.HOÀN CẢNH LỊCH SỬ
Năm 1914, cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ và Pháp dù không muốn vẫn bị lôi kéo vào cuộc chiến đầy tổn thất này Để đảm bảo cho sự thắng lợi trên mọi phương diện khi rút ra khỏi cuộc chiến này, Pháp đã huy động mọi khả năng có thể, và Đông Dương – một thuộc địa mà Pháp đánh giá là giàu có và tiềm năng, cũng được đẩy vào cuộc chiến tranh với luận điểm: “nghĩa vụ tham chiến của nhân dân Đông Dương” [Chương Thâu (cb), 1999, tr 283]
Như chính Toàn quyền Đông Dương lúc đó Ernest Roume tuyên bố “Nhiệm vụ chủ yếu của Đông Dương rõ ràng là phải cung cấp cho chính quốc đến mức tối đa nhân lực, vật lực và tài lực, đồng thời một mặt vẫn duy trì trật tự an ninh ở thuộc địa, mặt khác vẫn giữ cho guồng máy chính trị và kinh tế chạy đều” [Dẫn theo Trần Văn Giàu (cb), 1961, tr 228] Giúp “mẫu quốc đánh đổ Đức tặc” và “Rồng Nam phun bạc” trở thành khẩu hiệu lớn trong việc động viên mọi đóng góp của Đông Dương với nước Pháp
Để thực hiện cho kế hoạch “lôi kéo” các thuộc địa của mình vào cuộc chiến, đồng thời vẫn đảm bảo cho quyền lợi của giới thực dân thuộc địa, Pháp đã tiến hành những thay đổi trong chính sách thuộc địa cho phù hợp với tình hình thời chiến Sự thay đổi liên tục các viên toàn quyền Đông Dương từ Vollenhoven, Roume đến Sarraut chỉ trong vòng 4 năm đã phần nào phản ánh được “sự bức xúc” của “mẫu quốc” khi muốn nhanh chóng thiết kế và áp dụng một chính sách cai trị thích hợp nhất cho Đông Dương trong một tình thế mới Về cơ bản, chính sách của chính quyền thực dân với Đông Dương trong những năm thế chiến thứ nhất là nhất quán, và đã được hoàn thiện dưới thời cai trị lần thứ hai của Abert Sarraut với tư cách là toàn quyền Đông Dương Quyền hạn của toàn quyền Đông Dương được nới rộng để kịp ứng phó với mọi tình huống [Chương Thâu (cb), 1999, tr 289]
Về mặt chính trị, Pháp chú ý tăng cường và đề cao vai trò của chính phủ Nam triều, hay nói cách khác, Nam triều “vô tình” đã được đưa vào vị trí trung tâm, trở thành người đề cao công ơn khai hóa của nước Pháp cũng như sự hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và nước Pháp, qua đó động viên, kêu gọi việc thực hiện chính sách động viên của chính quyền thực dân Do đó, chính trong giai đoạn chiến tranh đang diễn ra
Trang 1010
ác liệt ở chính quốc, vinh danh của Nam triều được khẳng định hơn hẳn giai đoạn trước Ngay sau khi Khải Định lên ngôi vua năm 1916, chính quyền thực dân đã cho đúc tiền Khải Định và tổ chức cho Khải Định một cuộc “Ngự giá Bắc tuần” với nghi lễ tiếp đón long trọng Từ năm 1918, ngày 2/5 Âm lịch hàng năm trở thành ngày Hưng quốc khánh niệm Tư tưởng trung quân được đặc biệt đề cao trong giai đoạn này, và trung quân lúc này đồng nghĩa với việc trung thành với triều đình và nước Pháp [Trần Văn Giàu (cb), 1961, tr 270] Cũng chính giai đoạn này, các tờ báo của Pháp liên tục tán tụng Khải định, ngay cả Đông Dương tạp chí – một tờ báo chủ yếu phê phán chế
độ phong kiến cũng như những hệ quả liên quan đến nó, cũng tham gia vào việc này, đồng thời khẳng định đây là giai đoạn thịnh trị trong lịch sử Việt Nam và “mẫu quốc”
sẽ giúp đỡ cho sự ổn định, phát triển của Việt Nam, vun đắp cho tình hữu nghị Pháp – Việt Bên cạnh việc nới rộng quyền lực của nhà vua, Pháp tiến hành thực hiện việc chấn chỉnh quan trường nhằm củng cố lại hệ thống quan lại ở Bắc Kỳ nhằm tách Bắc
Kỳ ra khỏi Nam triều, quy định thành văn bản hệ thống tổ chức chính quyền ở Bắc Kỳ, định rõ cách tuyển dụng quan lại Năm 1917, Hoàng Việt tân luật được ban hành và áp dụng ở Bắc Kỳ Về bản chất, đây là bộ luật được soạn thảo dựa trên luật Gia Long với những quy định cụ thể về việc thừa nhận và bảo vệ vai trò, vị trí của tầng lớp thống trị trong xã hội, mà cụ thể là giai cấp phong kiến và đằng sau nó là thực dân xâm lược Bộ luật này cũng đồng thời cũng khẳng định vai trò của Công sứ Pháp trong việc xét xử
và tuyên bố tái thiết lập tòa án quân sự - một sự cảnh báo đối với mọi âm mưu nổi dậy chống lại nền cai trị của thực dân
Sự mở rộng của cuộc chiến ở chính quốc khiến cho lượng công chức người Pháp tham gia vào bộ máy hành chính ở Việt Nam suy giảm Do đó, các cơ quan dân
sự, vốn chỉ dành cho công dân nước Pháp, nay cũng được mở rộng cho phép người Việt Nam tham gia nhưng chỉ giới hạn ở những chức vụ, cấp bậc nhỏ Đây là thời điểm đánh dấu sự xuất hiện đông đảo của đội ngũ công chức người Việt trong các công sở của nhà nước Trong các cơ quan bầu cử, chính quyền thuộc địa cũng thực hiện việc tăng số người đại diện là người bản xứ Thành phần tham gia vào Phòng tư vấn bản xứ Bắc Kỳ, Hội đồng thuộc địa Nam Kỳ cũng được nới rộng hơn đối với người Việt (tập trung vào đối tượng là đại địa chủ, thương nhân giàu có, chức sắc cao cấp) Ngoài ra, Hội đồng kỳ mục bản xứ hàng tỉnh ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ cũng được củng cố và tăng cường vai trò hơn trước Tuy nhiên, những ý kiến của Phòng tư vấn
Trang 11Bắc Kỳ hay Hội đồng hàng tỉnh cũng chỉ là “thỉnh nguyện” [Dương Kinh Quốc, 1988,
tr 137] đối với chính quyền thực dân và những vấn đề liên quan đến chính trị tuyệt đối
không được đề cập đến
Đối với cấp quản lý thấp nhất là làng xã, chính quyền thực dân cũng tiến hành những điều chỉnh quan trọng Sau cuộc cải lương hương chính năm 1904 ở Nam Kỳ, năm 1915, một chủ trương cải lương hương chính với Bắc Kỳ cũng được chính quyền thực dân xem xét nhằm “giúp nhà nước có thể kiểm soát được việc các hương chức quản trị dân theo luật lệ” Tuy nhiên, do cuộc thế chiến lần thứ nhất bùng nổ nên chủ trương này bị gác lại và chỉ thực hành thí điểm tại một số huyện thuộc tỉnh Hà Đông vào năm 1915 Nội dung của đợt cải lương này chỉ dừng lại ở việc chỉnh đốn ngân sách, lập Tòa Hội đồng làm nhiệm vụ quản lý làng xã, thư ký, thủ quỹ, loại bỏ những
hủ tục trong việc cưới hỏi, ma chay, sửa sang trường học Cũng trong năm này, Tổng đốc Hà Đông Hoàng Trọng Phu cho lập trường dạy kỳ mục, nhằm mục đích nâng cao trình độ, “chỉ chuyên dạy những điều phổ thông”
Về mặt kinh tế, khi chiến tranh diễn ra, nhiều ngành kinh tế của Đông Dương bị đình đốn vì trước đó bị phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường Pháp Tình hình này nếu kéo dài chẳng những sẽ ảnh hưởng đến chính sách động viên, mà còn có thể gây ra những đảo lộn nguy hiểm về chính trị và xã hội Trong tình hình mới, chính quyền Đông Dương buộc phải có những điều chỉnh cơ bản trong chính sách kinh tế để duy trì sự ổn định sản xuất, giảm thiểu tới mức tối đa những tác động tiêu cực của chiến tranh tới đời sống kinh tế, đồng thời hướng nền kinh tế sang việc phục vụ cuộc chiến tranh ở chính quốc, trên cơ sở đảm bảo cung cấp tối đa được nhân lực và vật lực cho nước Pháp [Đinh Xuân Lâm (cb), 2000, tr 189] Và trong trường hợp xấu nhất của cuộc chiến tranh là bị chia tách khỏi chính quốc, Đông Dương vẫn phải có đủ khả năng tự nuôi mình và phát triển Thực dân Pháp đã khắc phục tình hình khủng hoảng kinh tế này theo hai hướng: một mặt nới rộng cho công nghiệp Đông Dương và tư sản bản xứ hoạt động; mặt khác nới rộng cho kinh tế Đông Dương trở lại với thị trường cổ truyền của nó mà trước đây đã bị Pháp hạn chế là thị trường Á Đông [Chương Thâu (cb),
1999, tr 294] Nói cách khác, chính trong thời điểm này, tính độc lập kinh tế của Đông Dương đã được phát huy [Trần Văn Giàu, 1961, tr 237] Những điều kiện đó đã làm cho kinh tế Đông Dương trong bốn năm chiến tranh có những chuyển biến quan trọng Trong nông nghiệp, để đáp ứng nhu cầu nông sản cho lương thực và công nghiệp, đẩy
Trang 1212
mạnh phát triển trồng trọt ở thuộc địa trở thành chủ trương chung không chỉ ở Đông Dương mà ở các thuộc địa khác của Pháp Từ một nền nông nghiệp chuyên canh cây lúa, nông nghiệp Việt Nam đã trở nên đa dạng hơn với sự xuất hiện của một số lượng các loại cây trồng mới được du nhập từ bên ngoài như các loại đậu, cây thầu dầu, cây thuốc lá… Mặc dù hạn hán diễn ra liên tục trong 4 năm gây nên những thiệt hại không nhỏ nhưng cùng với cao su, gạo vẫn là loại cây trồng chính có khả năng xuất khẩu và mang lại giá trị kinh tế cao Trong khi đó, trên lĩnh vực công nghiệp, song song với việc thúc đẩy mạnh mẽ những cơ sở, nhà máy có liên quan trực tiếp đến chiến tranh (như Trường Kỹ nghệ Hà Nội và Sài Gòn chuyên đào tạo thợ cho binh xưởng, xưởng
gỗ ở Sài Gòn cung cấp chất axeton làm thuốc nổ, sở rượu Đông Dương sản xuất cồn chế tạo thuốc súng…) [Đinh Xuân Lâm (cb), 2000, tr 189] …, thực dân Pháp cũng phục hồi, duy trì hoạt động của những cơ sở công nghiệp sẵn có (nhà máy tơ, nhà máy rượu, nhà máy cưa, xưởng thịt hộp…) Tư bản Pháp cũng tiếp tục đầu tư vào các ngành khai mỏ, đóng tàu Để phục vụ cho nhu cầu của Đông Dương, chính quyền thực dân cũng cho thành lập ở Sài Gòn một lò đúc gang Tình hình thương mại trong những năm chiến tranh cũng có những thay đổi đáng kể Sự thiếu vắng các loại hàng hoá nhập khẩu truyền thống từ chính quốc đã đẩy Đông Dương vào tình trạng khủng hoảng thiếu Khi Pháp không thể trở thành đối tác thương mại chủ đạo của Đông Dương do
sự xuất hiện của chiến tranh, Đông Dương đã quay sang buôn bán với các quốc gia trong khu vực như Trung Quốc, Indonexia, Philipin, Nhật Bản với mặt hàng buôn bán chính là gạo và nguyên liệu công nghiệp Trong thời gian chiến tranh, hàng nhập từ Trung Quốc chiếm 41% tổng số hàng nhập của Đông Dương [Đinh Xuân Lâm (cb),
2000, tr 188]
Nhưng cũng từ chiến tranh, bộ mặt kinh tế của Đông Dương đã có những sự chuyển biến quan trọng theo chiều hướng tích cực Nền kinh tế Đông Dương đã đạt được sự tiến triển tương đối khi cán cân xuất nhập khẩu có sự chuyển dịch do nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu từ Pháp và gạo từ Nhật tăng cao, do quan hệ buôn bán với các nước láng giềng được mở rộng [Tạ Thị Thuý (cb), 2007, tr 27] Với nông nghiệp, nhu cầu về các loại ngũ cốc tăng lên trên thị trường bên ngoài, nhất là trên thị trường Nhật Bản do mất mùa liên tục, sản xuất và xuất khẩu lúa gạo được kích thích Việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp mang tính chất thương mại khác như cà phê, chè, cao
su cũng được mở rộng với sự hình thành các vùng nông nghiệp thương phẩm lớn ở
Trang 13Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ [Tạ Thị Thuý (cb), 2007, tr 31] Xuất siêu của Đông Dương giai đoạn 1914-1918 đạt 442 triệu franc so với 152 triệu franc giai đoạn 1909-
1913 [Dẫn theo Tạ Thị Thuý (cb), 2007, tr 28] Sự thịnh vượng tương đối đó của nền kinh tế còn xuất phát tự sự phát triển của chính các ngành kinh tế do thiếu hụt hàng nhập khẩu, chủ yếu là mặt hàng tiêu dùng Trước đây, Đông Dương luôn phụ thuộc vào nhập khẩu hàng hóa chủ yếu là hàng chế tạo từ Pháp, và nước này nhập khẩu chủ yếu của Đông Dương nguyên vật liệu và các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới không sản xuất được ở Pháp và trong quan hệ về thương mại Đông Dương luôn là người mau nhiều của Pháp hơn là bán cho Pháp Tuy nhiên, sự vướng bận vào cuộc thế chiến của nước Pháp làm cho hàng hoá của Pháp cũng như các thuộc địa của Pháp vào Đông Dương trở nên sụt giảm nhanh chóng; hàng hóa từ các nước tư bản khác cũng không thể bằng trước chiến tranh Thiếu thốn hàng hóa, giá cả hàng nội cũng như hàng ngoại tăng vọt trở thành vấn đề với thị trường Đông Dương lúc này Đây là cơ hội cho nền thương mại Việt Nam phất lên và thể hiện vai trò của mình, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, thay thế hàng ngoại nhập Quãng thời gian từ 1914-1918 là thời kỳ mà bộ phận kinh tế do người Việt Nam làm chủ, đặc biệt trên lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đã đạt được những kết quả quan trọng Chấn hưng sản xuất trở thành phong trào được cổ vũ mạnh mẽ Nhờ chiến tranh, thương mại đã phần nào thoát khỏi chính sách kìm hãm của đế quốc Pháp Mặc dù chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ, nhưng bộ phận kinh tế do người Việt làm chủ đã góp phần tạo dựng ở Đông Dương trong những năm thế chiến hình ảnh của một nền kinh tế dân tộc Sự thiếu hụt hàng hoá phục vụ cho nhu cầu của thị trường nội địa, cùng với sự xuất hiện của những đối tác ngoại thương mới đã có tác dụng kích thích sự phát triển của một số ngành kinh tế Đông Dương Trên thực tế, trong chiến tranh, một số ngành công nghiệp, một số cơ sở kinh
tế suy giảm, nhưng số khác không bị cuộc khủng hoảng và sự tăng giá của đồng Đông Dương tác động [Tạ Thị Thuý (cb), 2007, tr 29] Sự nảy nở của nền kinh tế dân tộc trong giai đoạn này là một bước nền quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế người Việt trong giai đoạn sau chiến tranh, đặc biệt là trong những năm 1919-1924, khi chính quốc, đặc biệt là tư bản chính quốc vẫn còn đang vướng bận vào việc khôi phục lại mọi mặt của nước Pháp thời hậu chiến
Tiếp tục đường lối thống trị trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai đoạn trước, trong thời kỳ này, thực dân Pháp áp dụng “chính sách thực dân bằng sách vở” [Đỗ
Trang 1414
Quang Hưng, 1998, tr 51] với quy mô và mức độ lớn hơn trước Trước hết là về giáo dục Quan điểm rõ ràng trong mục tiêu của giai cấp thống trị khi điều chỉnh chính sách giáo dục ở Việt Nam là ra sức đào trong lớp người “đã sống nhờ vào chúng ta và ở bên cạnh chúng ta nhưng mù tịt về truyền thống của giống nòi và xa lạ với môi trường sống của mình” “một đội ngũ những tên tay sai trợ lực cho công cuộc cai trị thuộc địa
và phục vụ cho “chiến thắng của Mẫu quốc” [Dẫn theo Đỗ Quang Hưng, 1998, tr 51]
Do đó, phải khai thác triệt để hiệu quả của giáo dục với tư cách là một “công cụ chinh phục tinh thần” Để tạo điều kiện cho sự bành trướng nền giáo dục Pháp Việt có thể diễn ra thuận lợi, năm 1906 Pháp cho thành lập “Đông Dương nha học cục”, làm nhiệm vụ điều hành và quản lý giáo dục Nhưng trên thực tế, ngay từ những năm đầu thế kỷ 20, đứng trước sự xuất hiện rầm rộ của phong trào Đông Kinh nghĩa thực, duy tân diễn ra trên cả ba miền đất nước, Pháp đã xúc tiến thực hiện xây dựng và phát triển một nền giáo dục mới ở Việt Nam theo lối của Pháp Năm 1907, với tham vọng tạo dựng ở Việt Nam một cơ quan “vừa giảng dạy, vừa nghiên cứu khoa học để có thể cạnh tranh với các trường đại học của các nước phương Đông” [Phan Trọng Báu,
1994, tr 73], toàn quyền Beau cho thành lập trường Đại học Đông Dương với 5 trường cao đẳng: luật, hành chính, khoa học, y, văn chương; nhưng phải đến năm 1913, trường đại học này mới chính thức tuyển sinh Nhưng sự điều chỉnh lớn nhất của Pháp đối với hệ thống giáo dục ở thuộc địa phải là cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất năm
1906 với với ba đối tượng chịu tác động chính là hệ thống trường Pháp - Việt, hệ thống trường dạy chữ Hán của giáo dục Nho học và hệ thống các trường chuyên nghiệp Mục đích của cuộc cải cách giáo dục này với các trường Nho học là tạo ra một tầng lớp quan lại lấy cựu học làm chính nhưng cũng có tiếp thu được những thành quả của giáo dục tân học; còn với hệ thống các trường Pháp Việt, nhà cầm quyền hy vọng
có thể đào tạo ra một đội ngũ công chức làm việc trong các công sở của người Pháp Theo đó, chữ Pháp, chữ Quốc ngữ đã được đưa vào các cấp học của giáo dục Nho học
Từ năm 1915, hệ thống trường tiểu học Pháp Việt ở các tỉnh được mở rộng, đồng thời tăng cường số lượng sinh viên trong các trường sư phạm [Trần Văn Giàu, 1961, tr 276] Việc duy trì song song hai lối giáo dục Pháp học và Nho học trong cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất đã tạo ra trong xã hội Việt Nam hai bộ phận trí thức là trí thức Tây học và trí thức Nho học với sự phân hoá về tư tưởng “một bên thì không ngừng quay về với quá khứ âm thầm chống đối những cải cách có nguồn gốc phương Tây
Trang 15Một bên dựa trên quá khứ nhưng lại hướng về và chuẩn bị cho những đổi mới của đất nước” [Dẫn theo Phan Trọng Báu, 2008, tr 15,16]
Song đến cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai, chính quyền thực dân đã bãi bỏ toàn bộ hệ thống các trường Nho học và đưa hệ thống giáo dục Pháp - Việt lên vị trí độc tôn Tháng 5/1918, chính quyền thuộc địa ban hành bản Học chính tổng quy và được coi như là văn bản pháp lý chính thức của nền giáo dục toàn liên bang Theo đó,
hệ thống giáo dục ở Việt Nam được chia thành ba cấp là tiểu học, trung học, cao đẳng
và đại học; và ở mỗi cấp lại chia thành các bậc khác nhau Tính đến những năm 20, Pháp đã thành lập ở Việt Nam khoảng 3 nghìn trường tiểu học, 7 trường cao đẳng tiểu học và 2 trường trung học [Đinh Xuân Lâm (cb), 2000, tr 223] Nền giáo dục Việt Nam đã có những thay đổi về hệ thống tổ chức, về cơ cấu ngành nghề và nội dung đào tạo Học sinh đã được trang bị những kiến thức phong phú trên nhiều lĩnh vực, không chỉ giới hạn ở những ngành khoa học xã hội mà cả trên lĩnh vực khoa học tự nhiên Chính sách đó lại mang đến những giá trị tích cực khi đã đào tạo được một đội ngũ những thanh niên không chỉ có kiến thức mà còn có tinh thần kỷ luật, tư duy khoa học, thói quen suy nghĩ và hành động một cách chủ động và độc lập
Những thay đổi cơ bản trong chính sách giáo dục của nhà nước bảo hộ đã dẫn tới những chuyển biến cơ bản trong xã hội Hệ thống giáo dục được Pháp hoá triệt để này đã thực hiện được mục tiêu chính của nó - đào tạo một đội ngũ những người biết chữ mới làm tay trong các cơ quan, công sở của chính quyền thuộc địa, nhưng bản thân nó cũng đáp ứng được một phần đòi hỏi của tầng lớp thị dân, thương nhân và công nhân viên chức cùng con em của họ về nhu cầu học hành, đồng thời đào tạo cho
xã hội nhiều lớp người có học mới có thể tham gia vào những ngành nghề khác nhau Dưới thời Pháp thuộc, tầng lớp trí thức đã có sự tăng trưởng về số lượng và chất lượng Nền giáo dục cận đại Việt Nam đã hình thành những tầng lớp trí thức khác nhau, từ trí thức nhỏ chỉ có trình độ tiểu học đến trí thức bậc trung, bậc cao được đào tạo từ các trường trung học, cao đẳng, đại học [Phan Trọng Báu, 1994, tr 181] Do nội dung đào tạo của nền giáo dục mới, do nhu cầu đa dạng của một xã hội đang phát triển, nếu chỉ học hết tiểu học, họ cũng có thể là giáo viên các trường sơ học công hoặc
tư, là viên chức của các sở công, sở tư, cũng có người là chủ xí nghiệp loại nhỏ, chủ tiệm buôn Bậc cao đẳng và đại học, việc đào tạo chủ yếu phục vụ lợi ích của chính quyền bảo hộ
Trang 1616
Cũng nằm trong chiến lược thực hiện “chính sách thực dân bằng sách vở” nhằm tuyên truyền cho nền cai trị cũng như chính sách động viên nhân dân An Nam, ngay đầu năm 1915, toàn quyền Sarraut chỉ thị cho tất cả các cơ sở phải sử dụng mọi phương tiện và biện pháp để tuyên truyền cho cuộc chiến tranh “vì công lý và nhân đạo” của đế quốc Pháp Một tháng sau khi Hội đồng chính phủ Đông Dương họp bàn
kế hoạch xuất bản sách vở và báo chí, vào tháng 6/1915, Thư viện truyền bá được thành lập do F.H.Schneider làm quản lý, chịu trách nhiệm toàn bộ công việc xuất bản sách vở và báo chí ở Đông Dương Sách, báo dưới các hình thức văn nghệ, thơ ca, hò
vè cổ… lần lượt được xuất bản để kêu goi nhân dân Đông Dương cùng hợp lực với mẫu quốc trong cuộc chiến tranh
Vẫn là “tiếng nói chính thức của nhà nước” và hiếm có những bài báo có tính cách chống đối chính quyền thực dân [Huỳnh Văn Tòng, 1973, tr 72] như giai đoạn 1865-1907, nhưng báo chí Việt Nam trong những năm chiến tranh đã có những khởi sắc rõ rệt Người Pháp đến Việt Nam đã mang theo những yếu tố mới lạ của văn mình phương Tây, góp phần vào sự thay đổi của đời sống văn hoá, đặc biệt là văn hoá thành thị Hàng loạt các tờ báo, tạp chí xuất bản bằng chữ Pháp, chữ Quốc ngữ, chữ Hán đã
ra đời ở cả ba kỳ Chỉ trong một thời gian ngắn, báo chí đã có sự phát triển nhanh chóng, phản ánh mọi mặt của đời sống từ kinh tế, chính trị, văn học đến nghệ thuật, tư tưởng Sự phát triển của báo chí, sách vở là một môi trường thuận lợi cho sự tuyên truyền của các trào lưu tư tưởng mới Những công trình giới thiệu về các tư tưởng triết học, khoa học tự nhiên của các học giả phương Tây đã được in ấn và phổ biến trong giới trí thức
Những chuyển biến trên lĩnh vực văn hoá còn gắn liền với quá trình mở mang các đô thị ở Việt Nam Sự ra đời của hệ thống các đô thị theo kiểu phương Tây gắn chặt với cuộc khai thác thuộc địa Thành thị là biểu hiện sinh động cho sự/quá trình hấp thụ và pha trộn các giá trị mới - cũ Chính vì thế, khi những tư tưởng đổi mới từ phong trào duy tân ở Trung Quốc, từ thành công của cuộc Minh Trị duy tân ở Nhật Bản dội vào trong nước, thành thị trở thành nơi tiếp nhận và hưởng ứng đầu tiên Thành thị cũng trở thành nơi gặp gỡ của lớp sĩ phu yêu nước đã tư sản hoá, của lớp trí thức tân học mới ra đời, của những “chí sỹ nghĩa nhân” trên con đường tìm chân lý cứu nước [Trần Văn Giàu (cb), 1961, tr 73] Cùng với sự lớn mạnh của đô thị là sự tăng lên nhanh chóng của tầng lớp thị dân Trong vòng 8 năm (1912-1921), dân số Hà
Trang 17Nội tăng 1 vạn người, Sài Gòn tăng 3.3 vạn người [Dẫn theo Đinh Xuân Lâm (cb),
2000, tr 253] Sự phát triển và mở rộng của phương thức sản xuất mới đã làm cho bộ mặt của thành thị có những thay đổi nhanh chóng Cùng với những ảnh hưởng của yếu
tố tư bản mà nền thống trị thực dân mang lại, tầng lớp thị dân đã tạo ra một lối sống riêng, một phong tục riêng mà ở đó vừa có sự kế thừa những giá trị văn hoá truyền thống, vừa tiếp nhận được những nét mới Sự phát triển và mở rộng của thành thị là điều kiện cho tầng lớp thị dân, mà trước hết là tầng lớp trí thức mới và học sinh có điều kiện tiếp thu những giá trị của văn hoá phương Tây Đối với lớp sĩ phu phong kiến, những thay đổi trong bộ mặt của đô thị cùng những tác động từ thế giới bên ngoài cũng đã góp phần “lay động ý thức hệ phong kiến trong tư tưởng của họ, trên cơ
sở đó nhãn quan chính trị của họ đổi mới” [Trần Văn Giàu, 1961, tr 73] Trong xã hội Việt Nam, một nền văn minh đô thị đã xuất hiện
Những biến đổi của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa thời thuộc địa đã từng bước phá vỡ cơ cấu xã hội Việt Nam truyền thống Đó là sự ra đời của giai cấp công nhân, của tầng lớp tiểu tư sản và tầng lớp tư sản Thành thị chính là mảnh đất sinh sôi, nảy nở của hai tầng lớp xã hội mới này Thời kỳ chiến tranh thứ nhất là giai đoạn giai cấp tư sản có điều kiện vươn lên và phát triển một cách nhanh chóng Sự đứt gãy mối giao liên thương mại với thị trường bên ngoài, đặc biệt là từ nước Pháp và các thuộc địa của Pháp đã đẩy Đông Dương vào tình trạng khan hiếm hàng hoá Để bù lấp những khoảng trống trong nền kinh tế, đồng thời để mua chuộc tầng lớp tư sản Việt Nam, chính quyền thuộc địa đã nới rộng nguyên tắc kinh doanh với tầng lớp này Mặt khác, lợi dụng sự giảm sút của tư bản Pháp, tư bản nước ngoài đã len lỏi trong thị trường Đông Dương, cạnh tranh buôn bán với tư bản Pháp và hợp tác kinh doanh với tư sản Việt Nam [Trần Văn Giàu (cb), 1961, tr 250] Đây là điều kiện thuận lợi để tư sản người Việt phát triển sản xuất, kinh doanh Giai đoạn những năm thế chiến thứ nhất là thời điểm phát đạt đầu tiên của các nhà tư sản dân tộc trên cơ sở phát triển các nghề thủ công Những hãng buôn người Việt có từ trước gặp thời cơ cũng đẩy mạnh buôn bán theo lối đầu cơ tích trữ Với tầng lớp tư sản người Việt nói riêng và với nền kinh tế dân tộc nói chung, sự bùng nổ của cuộc đại chiến lần thứ nhất, sự sút kém của tư bản Pháp trong 5 năm trên thị trường Đông Dương là một yếu tố tác động tích cực với quá trình vận động đi lên của tầng lớp cũng như nền kinh tế này ngay khi nó mới hình thành trong thời kỳ thuộc địa [Trần Văn Giàu (cb), 1961, tr 251] “Một dân tộc hàng
Trang 1818
nghìn năm coi rẻ thương mại và mới ngày hôm qua không có đến một nhà buôn lớn, không phải mỗi lúc có thể trở thành một dân tộc buôn bán… Những người Pháp xa Bắc Kỳ sáu, bảy năm quay trở lại sẽ thấy một sự thay đổi lớn Họ đã có những cửa hàng lộng lẫy ở những phố sang trọng” [Dẫn theo Trần Huy Liệu, 1960, tr 165] Do mới ra đời, nội lực kinh tế còn hạn chế, lại vấp phải sự cạnh tranh và chèn ép của tư sản Pháp, nên địa vị kinh tế của tư sản Việt Nam còn khiêm tốn, chỉ có thể hoạt động trong những ngành kinh tế nhỏ, ít quan trọng và đại đa số là tư sản thương nghiệp Trong khi đó, tư sản công nghiệp chiếm số lượng rất hạn chế và chỉ hoạt động trong những ngành kinh tế ít chịu sự kìm kẹp, cạnh tranh gay gắt của tư sản Pháp và Hoa kiều Đáng chú ý là sự xuất hiện tuy không nhiều nhưng rất quan trọng của bộ phận tư sản lớn, một số còn có khả năng cạnh tranh với tư bản Pháp, như Nguyễn Sơn Hà, Nguyễn Tiến Ân (mở xưởng sản xuất sơn), Bạch Thái Bưởi (kinh doanh vận tải đường sông), Nguyễn Hữu Thu (kinh doanh vận tải đường thuỷ), Lưu Thoại Ký (kinh doanh ngành xay sát gạo), Hồ Tá Khanh (sản xuất nước mắm)… Lớp người nay đã nhanh nhạy nắm bắt và thậm chí tham gia vào một số ngành kinh tế độc quyền của tư bản nước ngoài Đó cũng là một báo hiệu rằng, “tầng lớp tư sản Việt Nam đang có những chuyển biến để rồi họ có thể sẽ trở thành một lực lượng đáng kể trong xã hội Việt Nam
ở một giai đoạn mới” [Nguyễn Công Bình, 1959, tr 72] Chính sự chủ động vươn lên của tầng lớp tư sản Việt Nam trong những năm đó là bước đà quan trọng cho sự chuyển mình của bộ phận này trong giai đoạn sau thế chiến thứ nhất, đặc biệt là trong những năm 1919-1924 Việc tư bản Pháp tập trung vào việc tái thiết nước Pháp thời hậu chiến cũng như sự chuyển hướng đầu tư sang lĩnh vực nông nghiệp ở thuộc địa đã tạo ra những khoảng trống cần thiết trong ngành kinh tế để tư sản Việt Nam có thể tiếp tục tận dụng và phát triển thực lực của mình Đó là sự mở rộng hoạt động kinh doanh, sản xuất theo chiều sâu và chiều rộng Khi các nhà tư bản nước ngoài quay trở lại thị trường Việt Nam thì giới doanh nhân trong nước đã có những bước phát triển nhất định, gây dựng và chen chân được vào một số ngành kinh tế vốn làm lĩnh vực độc quyền của tư bản Pháp và tư bản Hoa kiều “Chưa bao giờ người ta thấy thương nhân Việt Nam hoạt động mạnh như trong thời kỳ này” [Nguyễn Công Bình, 1959, tr 79] Trong hầu khắp các ngành kinh tế, từ buôn bán nhỏ lẻ, dịch vụ, in ấn, sản xuất hàng thủ công đến công nghiệp chế biến, khai khoáng, xuất nhập khẩu… đều thấy bóng dáng của những nhà tư sản Việt Nam và bắt đầu có sự liên kết giữa những nhà tư sản
Trang 19bản xứ Sự vận động đi lên của giai cấp tư sản còn thể hiện ở sự mở rộng quy mô kinh doanh, sản xuất Một số hãng buôn đã tranh thủ điều kiện thuận lợi để thu lợi nhuận (năm 1920, số vốn của Quảng Hưng Long đã tăng hơn 3 lần số vốn năm 1907, tương
tự với công ty Liên Thành là hơn 2 lần… [Nguyễn Công Bình, 1959, tr 80]) Bên cạnh
đó, nhiều xí nghiệp quy mô lớn cũng hình thành bắt nguồn từ sự phát triển của nhiều
xí nghiệp, hãng buôn nhỏ trước đó Những năm đầu sau thế chiến thứ nhất là thời kỳ phát đạt nhất của tư sản Việt Nam Những hoạt động này cũng đã góp phần thúc đẩy
sự phát triển của bộ phận kinh tế dân tộc, đáp ứng một phần nhu cầu tiêu dùng của bộ phận người bản xứ, đồng thời thể hiện một ý thức chính trị Thay thế cho hình ảnh của những sĩ phu gác bút để làm kinh tế vì một tình yêu nước lớn lao, với một khát vọng chấn hưng nền kinh tế nước nhà trong những năm đầu thế kỷ XX, là hình ảnh của một lớp người lấy sản xuất, kinh doanh làm sự nghiệp đã có sự trưởng thành cả về chất lượng và số lượng để trở thành một giai cấp độc lập trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai Không chỉ dấn thân vào hoạt động kinh tế vì lợi ích của cá nhân, họ còn mang khát vọng phục dựng một nền kinh tế do người Việt làm chủ, hành động vì lợi ích chung của cộng đồng mình Tuy nhiên, cho đến thời điểm đó, sự mạnh lên về mặt kinh
tế của này lực lượng này lại không tương xứng với vị thế xã hội của nó Họ bắt đầu cảm thấy không bằng lòng vì sự thiếu ảnh hưởng và vị trí khiêm tốn của mình trong xã hội thuộc địa
Bên cạnh đó, tầng lớp tiểu tư sản trong thời chiến cũng có điều kiện tốt để tập hợp nhanh và đông hơn Họ bao gồm cả tiểu thương, thợ thủ công, học sinh và trí thức
và địa bàn cư trú là thành thị Giới công chức nhà nước, trí thức là bộ phận quan trọng nhất của giai cấp tiểu tư sản Theo ước tính, số lượng trí thức Việt Nam trong những năm 20 là khoảng 5000 người [Marr, David.G, 1981, tr 32] Chính sách mở rộng cho người dân bản xứ được tham gia vào các cơ quan nhà nước, xây dựng thêm trường học các cấp và thực hiện một số cải cách mang tính chất cải lương tại các làng xã đã góp phần thúc đẩy sự gia tăng của tầng lớp tiểu tư sản Sự phát triển nhanh chóng và nở rộ của báo chí là điều kiện thuận lợi để có thể tiếp cận, tìm hiểu về những trào lưu tư tưởng mới, những thành tựu khoa học, kỹ thuật phương Tây Chính vì vậy, những thông tin đó có tác động không nhỏ tới trình độ và sự nhận thức của giới trí thức với tư cách là những người có khả năng đọc và hiểu được chữ Pháp và chữ Quốc ngữ Mặc
dù chính sách giáo dục của chính quyền thực dân “ngay từ những trường học đầu tiên
Trang 2020
cho đến mãi 25 năm sau, việc đào tạo thông ngôn, thư ký cho cơ quan mới thành lập vẫn là mục tiêu chính” [Phan Trọng Báu, 1994, tr 182], nhưng thực tế vẫn tạo ra những hiệu ứng ngược lại Cho đến những năm 20, trí thức cựu học và trí thức tân học
là hai thành phần chính cấu thành tầng lớp trí thức Việt Nam Trong khi bộ phận sĩ phu chỉ hiểu biết lờ mờ về những tư tưởng dân chủ phương tây nhưng lại bắt đầu nghi ngờ
về những giá trị của hệ tư tưởng Nho giáo, thì bộ phận trí thức tân học lại có sự hiểu biết khá nhiều về những thành tựu của văn hoá phương Tây, nhưng lại nhận thức khá
mờ nhạt về tư tưởng Nho giáo [Marr,G.David, 1981, tr 8-9] Trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ nhất, tiểu tư sản mới chỉ là một tầng lớp, nhưng đến đợt khai thác thứ hai, tầng lớp này đã phát triển nhanh chóng về số lượng, chất lượng, trở thành một giai cấp độc lập Vào những năm 1920, ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, chính bộ phận tiểu tư sản, chủ hiệu, công chức dân sự, sinh viên, thông ngôn, giáo viên… đã bước lên võ đài chính trị [Marr G.David, 1971, tr 262-265]
Có thể nói, song song với việc nới lỏng chính sách thuộc địa, sự phát triển tương đối của nền kinh tế Đông Dương trong những năm chiến tranh là sự ra đời và trưởng thành của tầng lớp tư sản, tiểu tư sản bản xứ, trong đó đáng chú ý là bộ phận những người Việt Nam thân Pháp ở thành thị [Duiker.W, 1976, tr 110] Đối với những người Việt Nam thân Pháp, đặc biệt là tư sản giàu có, có quyền lợi phụ thuộc chặt chẽ vào chính sách của chính quyền thực dân, sự trưởng thành của những tầng lớp này tỏ
ra phù hợp với nhu cầu của chính quyền thuộc địa khi chính quyền muốn tạo ta một bộ phận thượng lưu giàu có làm hẫu thuẫn xã hội đắc lực cho mình [Đinh Xuân Lâm (cb),
2000, 194-195] Tuy nhiên, mục tiêu chính trị của họ lại có giới hạn, ở trạng thái nước đôi và có thái độ chống lại các hành động bạo lực dưới mọi hình thức và dễ dàng đi đến thỏa hiệp khi những yêu cầu cải cách của họ, dù là nhỏ nhất được chính quyền đáp ứng Do đó, đây được coi là bộ phận nòng cốt, là chỗ dựa cho việc thực thi các chính sách của chính quyền thực dân sau này
Cũng chính từ chính sách để Đông Dương tự nuôi lấy mình trong bốn năm chiến tranh ấy, một bộ phận tư sản, tiểu tư sản Việt Nam cấp tiến, nhận thức rõ được tình trạng bị xâm chiếm của đất nước cũng hình thành Đây là một hệ quả tất yếu và là điều đã được cảnh báo ngay từ cuối thế kỷ XIX “Những kẻ thù kiên quyết của nền giáo dục bản xứ cảnh báo Paul Bert rằng, một người dân bản xứ được giáo dục không đơn giản có nghĩa là bớt một phu mà có nghĩa là thêm một kẻ phiến loạn” [Buttinger.J,
Trang 211969, tr 5] Đặc biệt là chính sách giáo dục có phần rộng mở của chính quyền thực dân dưới thời toàn quyền Long và toàn quyền Sarraut đã góp phần đào tạo ra một lực lượng trí thức tiếp thu giá trị văn hoá phương Đông và phương Tây Trong một thời gian ngắn, họ trở thành lực lượng tiềm tàng, có sức ảnh hưởng tới phong trào dân tộc,
và trở thành mối đe dọa đối với chính quyền thuộc địa Cuộc khai thác thuộc địa cùng với sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã là nhân tố góp phần tạo
ra sự chuyển biến về ý thức và tư tưởng của các tầng xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ
20 “Nếu không có những biến đổi về kinh tế, xã hội từ thời kỳ tiền thuộc địa đến giai đoạn thuộc địa ở Việt Nam thì sẽ không thể xuất hiện những chuyển biến quan trọng như thế trong nhận thức, hoặc nếu có, những biến chuyển này cũng chỉ giới hạn ở một
bộ phận dân cư rất nhỏ, là những thành viên ưu tú của hoàng tộc, quan lại cấp cao, thương nhân, thông ngôn và giáo sỹ” [Marr, David.G, 1981, tr 3] Những phong trào yêu nước giai đoạn sau đó đều mang đậm dấu ấn của giai cấp tiểu tư sản
Để tạo dựng và duy trì một sự ổn định cần thiết tại thuộc địa để nước Pháp yên tâm tham chiến tại chiến trường châu Âu, để xoa dịu những bất bình nảy sinh trong dân chúng bản xứ, để đảm bảo có thể huy động được tối đa tài, lực của Đông Dương phục vụ cho cuộc chiến, chính quyền thuộc địa đã ra sức củng cố sự thống trị của mình
ở Đông Dương bằng việc củng cố cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội của thuộc địa thông qua việc thực hiện những biện pháp cải cách nhỏ giọt Chính Sarraut sau này đã tự bóc trần thủ đoạn thống trị của mình là “muốn cho hòa bình yên ổn ở thuộc địa thì cốt nhất phải được cái lòng trung thành của mấy mươi triệu thổ dân dưới quyền thống trị của chúng ta” [Trần Văn Giàu (cb), 1961, tr 267] Song song với việc thực hiện một vài cải cách trên các lĩnh vực của đời sống, thực dân Pháp cũng thẳng tay khủng bố, đàn áp và dập tắt các cuộc bạo động chống lại chính quyền Chiến tranh vừa bùng nổ, các nhà cách mạng đã hô hào và hành động nhằm “nêu cao lá quốc kỳ Việt Nam trên thế giới này” [Dẫn theo Đỗ Quang Hưng, 1998, tr 51] Các hoạt động vũ trang liên tiếp nổ ra ở biên giới phía Bắc, cuộc khởi nghĩa của vua Duy Tân, vụ phá Khám lớn ở Sài Gòn Tuy những phong trào yêu nước dưới sự lãnh đạo của tầng lớp sĩ phu hay những cuộc khởi nghĩa vũ trang lẻ tẻ đều không đi đến thắng lợi, nhưng nó cũng đủ đẩy chính quyền thực dân vào tình trạng bất an
Nhờ những biện pháp đó, trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp
đã vơ vét được sức người sức người, sức của của nhân dân Đông Dương để phục vụ
Trang 2222
cho cuộc chiến tại chiến trường châu Âu Ngay từ những ngày đầu của cuộc chiến tranh, chính quyền thực dân đã tìm mọi biện pháp để bắt lính Năm 1916, Hội đồng phụ chính Nam triều ra lời kêu gọi thanh niên Việt Nam tòng quân để “giúp mẫu quốc dẹp tan Đức tặc” [Dương Kinh Quốc, 2004, tr 361] Trong vòng 4 năm, tổng cộng có
97903 thanh niên Đông Dương (hầu hết là Việt Nam), trong đó có 48922 lính chiến và
48981 lính thợ bị đưa sang chiến trường châu Âu, trong đó chỉ có khoảng 11518 người sống sót trở về (tính đến tháng 7/1919) [Dương Kinh Quốc, 2004, tr 362] Và cũng trong khoảng thời gian đó, từ các khoản công trái, phiếu quốc phòng, quyên góp, Đông Dương phải đóng góp cho Pháp 367 triệu franc, chiếm khoảng 1/3 tổng số tiền mà các nước thuộc địa phải nộp cho chính quốc [Dẫn theo Tạ Thị Thuý (cb), 2007, tr 19]; và hơn ba trăm nghìn tấn lương thực và nguyên liệu (268.433 tấn gạo, 18.756 tấn ngô, 10.758 tấn đường, 5.159 tấn thầu dầu, 1.248 tấn cao su, 672 tấn bông, 548 tấn gỗ, 30.000 tấn khoáng sản (chỉ tính đến năm 1916)…) [Dương Kinh Quốc, 2004, tr 382, 383]
Thời kỳ thuộc địa có thể coi như một giai đoạn giao thời diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa, mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, chính trị, văn hoá đều có những chuyển biến rõ rệt Đó là thời kỳ đấu tranh giữa những yếu tố truyền thống và những yếu tố ngoại nhập, và ở trên bề mặt thì yếu tố ngoại nhập có phần lấn lướt Tất cả những sự thay đổi trên đã trở thành những điều kiện cho sự trưởng thành nhanh chóng
Nhìn chung, chính sách của chính quyền Đông Dương trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất được thể hiện nhất quán trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá – tư tưởng…, nhằm mục tiêu chính là tổng động viên nhân lực, vật lực, tài lực Đông Dương phục vụ cho cuộc chiến tranh đế quốc Toàn quyền Sarraut đã kết nối tất cả những thay đổi này vào trong nhãn quan của sự cộng tác Pháp – Việt với sự viện dẫn về “tự do, bình đẳng, bác ái” [Marr G.David, 1981, tr 6] Chính sách mới này của chính quyền thực dân đã tác động mạnh tới các lĩnh vực xã hội Việt Nam, làm thay đổi đáng kể các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội
Trong khi đó, cuộc chiến tranh kéo dài bốn năm ở chiến trường châu Âu đã tàn phá nước Pháp ở mọi mặt của đời sống Bước ra khỏi cuộc thế chiến thứ nhất với tư cách là một quốc gia thắng trận, nhưng thực tế nước Pháp lại phải gánh chịu những tổn thất lớn cả về kinh tế, chính trị, xã hội Cuộc thế chiến thứ nhất đã đẩy nền kinh tế
Trang 23nước Pháp rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng Sự thiệt hại về vật chất của nước Pháp nặng nề hơn các nước khác, vì chiến sự diễn ra chủ yếu trên đất Pháp Ước tính toàn bộ số mất mát của Pháp trong chiến tranh là 55 tỷ franc vàng (của năm 1913), tức là 15 tháng thu nhập quốc dân [Dẫn theo Tạ Thị Thuý, 2007, tr 20] Pháp trở thành con nợ lớn nhất trong số các nước thắng trận mà chủ yếu là nợ Anh và Mỹ, với số tiền lên đến 1 tỷ đô la, vào năm 1917 [Dẫn theo Tạ Thị Thuý, 2007, tr 17] Ngân sách của Pháp luôn ở trong tình trạng thiếu hụt, năm 1915 là 18 tỷ [Dẫn theo Tạ Thị Thuý, 2007, tr 18], năm 1918 là 60 tỷ franc [Dẫn theo Tạ Thị Thuý, 2007, tr 18] Trong khi nhập khẩu tăng lên thì xuất khẩu ngày một giảm đi Cuộc chiến tranh cũng đồng thời gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt xã hội 1.364.000 người bị chết, 740.000 người bị thương [Dẫn theo Tạ Thị Thuý, 2007, tr 20] Chiến tranh làm gì nua nước Pháp và sự suy giảm của tỷ lệ sinh trong chiến tranh còn ảnh hưởng nặng nề đối với nước Pháp những năm sau này Trong cuộc tranh giành ảnh hưởng với các cường quốc khác, Pháp ở trong nguy cơ bị mất các thuộc địa truyền thống, đặc biệt tại khu vực Thái Bình Dương, quyền lợi của nước Pháp bị cạnh tranh gay gắt bởi sự hùng mạnh của Mỹ, Nhật Bản và Anh Trong đường lối để cứu mình thoát khỏi những hậu quả ghê gớm của cuộc thế chiến thứ nhất, Pháp đã từng nghĩ đến việc nhượng lại các thuộc địa của mình, trong đó có Đông Dương cho các nước đế quốc [Tạ Thị Thuý,
2007, tr 23]
Do đó, để khắc phục những hậu quả to lớn của chíến tranh, bên cạnh việc thực hiện một chính sách đối nội cứng rắn, Pháp đã quyết định sử dụng thuộc địa – cụ thể là Đông Dương, như một cứu cánh với chính mình trong tình hình đó “Đông Dương, hòn ngọc của đế chế thuộc địa Pháp được kêu gọi để giải quyết những khó khăn của nền Cộng hoà ở Viễn Đông, sẽ cố gắng đối đầu với những đế quốc mới cũng như sự lớn mạnh của Quốc tế cộng sản, của cách mạng Trung Quốc và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản Đối đầu với bằng ngần ấy sự đảo lộn, Đông Dương đã từ ban công trên Thái Bình Dương dần dần bị biến thành thành trì trên Thái Bình Dương” [Dẫn theo Tạ Thị Thuý, 2007, tr 26, 27]
Một chính sách thuộc địa mới với Đông Dương đã ra đời trong hoàn cảnh như vậy: chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai Đằng sau những nội dung mang đầy tính thực tế đó là hai mục tiêu chính: chia sẻ - mà bản chất là trút bỏ những gánh nặng của cuộc thế chiến mà mẫu quốc đang gặp phải sang nhân dân Đông Dương, qua đó đề
Trang 2424
cao vai trò của Đông Dương như một chỗ dựa đáng tin cậy của nước Pháp, đồng thời che lấp được bản chất thực sự của một cuộc khai thác, bóc lột thuộc địa lần thứ hai mà Pháp sẽ tiến hành ở Đông Dương Khai thác Đông Dương trở thành mục tiêu quan trọng hàng đầu trong toàn bộ đường lối thuộc địa của chính quyền thuộc địa trong suốt một thập kỷ sau đó
“chính sách hợp tác với người bản xứ” “Chính sách hợp tác do nền cộng hòa đế chế đưa ra đối với giai cấp thượng lưu bản xứ vào đầu những năm 20 lúc đó người ta gọi là chính sách bản xứ, nhằm làm cho người bản xứ chia sẻ dự định lớn mà mẫu quốc gán cho thuộc địa của nó ở châu Á: trở thành ban công của nước Pháp ở Thái Bình Dương” [Dẫn theo Tạ Thị Thuý, 2007, tr 34]
Như vậy, chính sách này đã mang trong nó những mục tiêu chính trị và kinh tế
rõ ràng Bản chất của sự cộng tác Pháp – Việt chính là sự nhượng bộ của chính quyền thực dân với người bản xứ trên một số vấn đề, trên cơ sở đảm bảo những quyền lợi cơ bản nhất, lớn nhất của thực dân không bị đe doạ, trong khi đó vẫn có thể xoa dịu được dân chúng bản xứ, xoá đi tính chất đồng hoá trong chính sách của thực dân, che lấp đi mục tiêu to lớn trong chính sách khai thác thuộc địa lần thứ 2, trút bỏ một phần lớn gánh nặng của cuộc thế chiến sang Đông Dương, giúp nước Pháp khôi phục lại vị thế Những mục tiêu này của thực dân có thể đạt được một cách tốt nhất bằng sự cộng tác
“hữu nghị” giữa kẻ đi xâm lược và những người dân bị xâm lược; khi những những kẻ cai trị nhận thức được trách nhiệm của mình với sự hạnh phúc của những người bị cai trị và sự toàn vẹn của xã hội bản xứ [Robert O.Collins, 1970, tr 163]
Để làm được việc đó, chính quyền thuộc địa phải dựa vào tầng lớp thượng lưu, quan lại bản xứ - những bộ phận đã và sẽ có quyền lợi gắn bó trực tiếp hoặc gián tiếp
1
Mục 1.2 được trình bày dựa trên ý tưởng của công trình Lịch sử Việt Nam 1919-1930, NXB Khoa học xã hội,
H, 2007 do Tạ Thị Thuý làm chủ biên
Trang 25với các chính sách, đường lối của chính quyền quyền thực dân “Gắn tầng lớp thượng lưu vào sự nghiệp của Pháp, tăng thêm sự đại diện của người bản xứ và lập ra một nghị viện thuộc địa, tức là tạo ra những cộng tác viên trung thực và trung thành” [Dẫn theo Tạ Thị Thuý, 2007, tr 35] Do đó, đề cao vai trò xã hội và vị trí của trí thức bản
xứ được xem như một phần quan trọng không thể thiếu của chính sách thuộc địa Đây được coi là tầng lớp trên biết vâng lời, là cơ sở xã hội thuận lợi để chinh phục các tầng lớp xã hội khác Bởi người Pháp cũng cần đến những người dân biết an phận và “cống hiến” cho những lợi ích của chính quốc Một sự ổn định thuộc địa về mặt chính trị với những người dân bản xứ biết phục tùng là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của cuộc khai thác
Người nhận nhiệm vụ hoạch định và đưa vào thực hiện một cách triệt để chính sách này là A.Sarraut - một nghĩ sĩ xã hội cấp tiến trẻ tuổi, một nhà chính trị đang lên trong đảng và trong đời sống chính trị nước Pháp [Joshep Buttinger, 1969, tr 27] Chính vì những mục tiêu lớn lao, có tầm quan trọng như vậy mà A.Sarraut được giao quyền hành lớn hơn bất kỳ một viên toàn quyền nào trước đó, đồng thời những mệnh lệnh do viên toàn quyền này ban hành có giá trị tương đương như những nghị định của chính phủ Và cũng không phải tình cờ khi Sarraut cũng là người duy nhất hai lần đứng đầu bộ máy hành chính Đông Dương vào hai thời điểm đặc biệt của Đông Dương: Đông Dương trước và sau cuộc thế chiến thứ nhất (lần thứ nhất từ tháng 11/1911 đến 1/1914; lần thứ hai từ 1/1917 đến 5/1919) Theo cách giải thích của A.Sarraut “Chuyển việc khai thác thuộc địa sang cho người bản xứ để thu được sự cộng tác của họ cho cuộc khai thác này” [Dẫn theo Tạ Thị Thuý (cb), 2007, tr 37] Do
đó, chính sách hợp tác với người bản xứ trong cuộc khai thác hai được đánh giá như một cuộc cách mạng trong chính sách thuộc địa [Buttinger.J, 1969, tr 27]
Tuy nhiên, không phải cho đến khi nhu cầu về một cuộc khai thác Đông Dương lần thứ hai xuất hiện, khi A.Sarraut chính thức nhận chức lần thứ hai tại Đông Dương thì một chính sách mới áp dụng cho Đông Dương mới được đề ra; mà ngay từ cuối thế
kỷ XIX, giới quan chức thực dân Pháp đã đi tìm một chính sách mới có thể áp dụng cho toàn bộ hệ thống thuộc địa của mình Bởi cho đến lúc này, người Pháp nhận thấy việc áp dụng một chính sách đồng hoá là hoàn toàn không phù hợp; việc tôn trọng nền văn hoá và thể chế bản địa được xem như là một điều kiện quan trọng của sự cộng tác giữa những chính phủ thuộc địa và những thần dân của mình [Buttinger J, 1969, tr
Trang 2626
24]; và họ cũng đã chú ý tới một nền “cai trị gián tiếp” hữu hiệu của người Anh tại các thuộc địa, với việc tầng lớp thượng lưu bản xứ tham gia vào bộ máy chính quyền cai trị [Dẫn theo Patricia A.Morton, 1998, tr 1] Những người phản đối thuyết đồng hóa cuối cùng đã đi đến việc định hình một chính sách mới mà sau này được gắn cho nhãn hiệu “hợp tác”; và Jules Harmand được coi người đưa ra danh từ “hợp tác” cho khái niệm về một chính sách có tính phân biệt chủng tộc của Pháp
“Hợp tác có thể được sử dụng như một vũ khí hoàn hảo hơn so với “đồng hóa”, một nỗ lực nhằm mang lại một trạng thái mở mẻ ban đầu cho một sự say mê đã cũ” [Robert O.Collins, 1970, tr 192], mà ở đó, “nhấn mạnh tới việc duy trì những thể chế bản địa và tạo ra sự cộng tác giữa những người dân địa phương vào sự nghiệp của thực dân” [Dẫn theo Patricia A.Morton, 1998, tr 1], cũng như tính toán được những lợi ích kinh tế của người Pháp cũng như người bản xứ Dưới một chính sách hợp tác, người dân bản xứ được phát triển trong môi trường và xã hội của chính họ Điều đó dễ dàng tạo ra một sự “độc lập” giả tạo [Tạ Thị Thuý, 2007, tr 38], với một nền hành chính do chính người bản xứ điều hành, với những phong tục, thiết chế truyền thống của chính
họ, và cả với sự “tôn trọng” mà những kẻ đi xâm chiếm dành cho họ Do đó, chính sách này được đánh giá là “đơn giản, linh hoạt và thực tế” [Robert O.Collins, 1970, tr 162]
Và viên toàn quyền đầu tiên đã đưa chính sách này vào thực tế thuộc địa chính
là Paul Bert Tuy nhiên, chính sách hợp tác dưới thời Paul Bert chỉ dừng lại ở những thay đổi nhỏ lẻ về giáo dục và y tế, và sau đó bị gián đoạn một thời gian dài dưới thời toàn quyền Paul Doumer, và được phục hồi lại một phần dưới thời Paul Beau Sự dè dặt và chậm chễ trong việc ban hành một chính sách bản xứ đúng lúc đã không mang lại cho Beau những kết quả như mong đợi, mặc dù đây được coi là chính sách có những bước đi đúng đắn [Buttinger.J, 1969, tr 6]
Tháng 4/1909, hạ viện Pháp đã thông qua nghị quyết công nhận chính sách liên hiệp, tuyên bố “chính sách liên hiệp là cần thiết cho sự sung túc của những dân chúng
và sự an ninh của những lãnh thổ của chúng ta ở vùng Viễn Đông; trong chừng mực để biến điều này thành một thực tế thì người ta phải thừa nhận rằng một sự thay đổi là cần thiết trong chế độ thuế khoá, pháp lý và kinh tế; nên chuẩn bị dần dần và khôn khéo mọi sự tham dự tư vấn của nước dân bản xứ trong những công vụ (công việc công cộng)” [Buttinger.J, 1969, tr 26] Và đến đây, hợp tác dường như trở thành tư tưởng
Trang 27chính trong chính sách cai trị của Pháp với tất cả các thuộc địa của mình và với những
ai tin tưởng rằng sự cộng tác Pháp – bản xứ sẽ là đường lối có lợi nhất và bảo đảm nhất cho quyền lợi của Pháp ở Đông Dương
Trong tạp chí bản xứ (Revue Indigene), Clementel – Bộ trưởng Bộ thương mại Pháp đã đưa ra lời giáo huấn nổi tiếng về cách thức người Pháp hợp tác với người bản xứ: “Đông Dương: Định đề: Đông Dương không phải là thuộc địa di dân; Hệ quả: hoạt động lâu dài của nước Pháp phải được chuyển cho chính người bản xứ; Phương pháp
và cách thức: làm cho người bản xứ được hưởng những tiến bộ về vệ sinh và khoa học
y học Bảo vệ sở hữu của họ để tăng cường sự phồn thịnh về vật chất Hạn chế việc cấp cho người Âu những đồn điền rộng lớn, những đồn điền đã làm giảm sở hữu của người bản xứ và bắt buộc họ trở thành nhân công” [Dẫn theo Tạ Thị Thuý (cb), 2007,
tr 40]
Chỉ một thời gian ngắn sau đó – năm 1913, chính sách hợp tác đã được hình thành một cách cụ thể với những nội dung quan trọng, và được thực hiện trong thời gian A.Sarraut làm toàn quyền Đông Dương lần thứ nhất và trong cuộc thế chiến một A.Sarraut khởi thảo một chương trình mở đầu cho nhiệm kỳ đầu tiên của mình – chính
là chương trình về hợp tác với người bản xứ: “Phải tôn trọng một cách thành thật truyền thống, phong tục, thiết chế của người bản xứ, trung thành với quan niệm về chế
độ bảo hộ, đảm bảo thực hiện tự do những hiệp ước, nhưng mặt khác đảm bảo thực hành những quyền hạn mà chính quyền của nước Pháp đã phó thác cho đại diện của mình, hướng những người dân bảo hộ của chúng ta tới những tiến bộ về vật chất, đưa vào áp dụng trong bộ máy hành chính những quy tắc lớn của những nước đã được khai hoá văn minh, cứu thoát sự tự do cá nhân…, xoá bỏ những phong tục hàng ngàn đời…, nhân rộng các trường học, sự nghiệp y tế, bảo đảm quyền lợi của những viên chức bản xứ, đảm bảo sự công bằng, nới rộng sự tham gia của dân chúng vào việc quản lý đất nước” [Dẫn theo Tạ Thị Thuý, 2007, tr 39] Joseph Buttinger cho rằng, việc thực hiện đường lối hợp tác ở thuộc địa, đặc biệt là việc sử dụng và đề cao vai trò của người bản xứ “là một sự lật ngược lại tiến trình của Klobukowski” [Buttinger.J,
1969, tr 30] Sau chiến tranh, chính sách này tiếp tục phát huy vai trò của mình khi được A.Sarraut đề ra trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của mình, và trở thành tư tưởng chủ đạo trong chính sách của chính quyền thực dân với Đông Dương trong những năm 20 của thế kỷ XX
Trang 2828
Như vậy, quá trình xây dựng và áp dụng chính sách hợp tác ở Việt Nam là một quá trình nhỏ lẻ, không đồng nhất và chỉ được thực hiện hoàn chỉnh từ sau thế chiến thứ nhất, đặc biệt trong những năm 1924-1925 Những chuyển biến trên một số lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa trong giai đoạn này đã chứng tỏ chính sách hợp tác đã tạo
ra được những ảnh hưởng nhất định [Tạ Thị Thuý (cb), 2007, tr 47] Tuy vậy, chính sách này cũng không tồn tại được lâu và đã nhanh chóng đi đến chấm dứt vai trò của mình dưới thời cai trị của toàn quyền Pasquier
Tiểu kết
Lịch sử chính sách thống trị của thực dân Pháp ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX cho đến những năm 20 của thế kỷ XX đã trải qua những biến đổi quan trọng về mặt phương hướng và biện pháp, nhưng đích đến cuối cùng của những chính sách đó - khai thác tối đa những “tài sản” của Đông Dương để phục vụ cho lợi ích của chính quốc thì không bao giờ thay đổi Những điều chỉnh trong chính sách của chính quyền thực dân với Đông Dương trong thế chiến thứ nhất chính nhằm huy động tối đa tài lực của Đông Dương phục vụ cho cuộc chiến tranh ở chính quốc, đảm bảo cho khả năng tự nuôi mình của Đông Dương khi thiếu đi sự “can thiệp” của nước Pháp, nhưng cũng
“vô tình” tạo ra những điều kiện thuận lợi cho những chuyển biến quan trọng trên nhiều mặt của đời sống xã hội Việt Nam Đây là cơ sở cho sự ra đời của nhiều tổ chức, hội văn hoá, kinh tế, xã hội trong giai đoạn sau này
Trang 29CHƯƠNG 2 – SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN VỀ TỔ CHỨC
CỦA HỘI KHAI TRÍ TIẾN ĐỨC
2.1 SỰ RA ĐỜI VÀ CHỦ ĐÍCH CỦA HỘI KHAI TRÍ TIẾN ĐỨC
Xuất phát từ một bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội như vậy, đặc biệt là từ nhu cầu áp dụng kịp thời và có hiệu quả “chính sách hợp tác với người bản xứ”, chính quyền thực dân nhận thấy cần phải có những biện pháp cụ thể nhằm tập hợp, lôi kéo xung quanh mình đông đảo trí thức, thượng lưu bản địa – lực lượng được coi là nòng cốt của chính sách thuộc địa mới của Pháp Do đó, bên cạnh những cải cách về giáo dục, báo chí, xuất bản – nhằm tuyên truyền, cổ động cho công cuộc hợp tác Pháp - Nam, mà đằng sau nó là mục tiêu dần dần tách giới thượng lưu, trí thức Việt Nam khỏi ảnh hưởng, tác động của văn hóa Trung Hoa và các trào lưu cách mạng, tư tưởng mới trên thế giới [Tạ Thị Thúy, 2007, tr 253], Pháp đã chú ý tới việc xây dựng các tổ chức văn hóa-xã hội Và tổ chức văn hóa đầu tiên ra đời với mục tiêu như vậy là Hội Khai trí tiến đức
Hội Khai trí tiến đức đã ra đời theo Nghị định số 304 ngày 5/2/1919 của Thống
sứ Bắc Kỳ Bourcher Saint Chapyray “cho phép mở một hội An Nam ở Bắc Kỳ đặt tên
là Khai trí tiến đức Hội, sở tại Hà Nội Hội ấy đặt theo pháp luật Đại Pháp, chính phủ
có quyền kiểm đốc” [Nam Phong, 3/1919, tr 164] Không chỉ là một tổ chức văn hóa công khai được thành lập bằng một nghị định của nhà nước bảo hộ, Hội còn nhận được
sự bảo trợ đặc biệt của chính quyền thực dân và Nam triều, bởi Hội Khai trí tiến đức là kết quả của một sự hợp tác chặt chẽ giữa giới thực dân cao cấp và người bản xứ có thế lực trong xã hội bấy giờ: toàn quyền Đông Dương A.Sarruat, giám đốc cơ quan an ninh Phủ toàn quyền Louis Marty và những người Việt Nam thân Pháp điển hình (đều
là những trí thức có tiếng, hoặc quan lại Nam triều) như Phạm Quỳnh, Hoàng Trọng Phu, Nguyễn Văn Vĩnh, Bùi Đình Tá, Nguyễn Bá Trạc, Thân Trọng Huề, Trần Văn Thông
Tuy vậy, Hội Khai trí tiến đức ra đời một cách khá “lặng lẽ” – chỉ bằng vài dòng thông báo ngắn ngủi trên Nam Phong số 20 “Ở Hà Nội đương sửa soạn lập một hội đặt tên là Khai trí tiến đức hội, mục đích là để liên lạc những người tri thức trong nước mà ra công giúp cho sự học hành, việc đạo đức trong xã hội, truyền bá các tư tưởng học thuật mới của Thái Tây, nhất là của nước Đại Pháp và gây lấy một nền công
Trang 3030
luận về chính trị trong quốc dân ta Hiện đã có nhiều bậc tai mắt trong quan giới, học giới, thương giới đứng vào chân sáng lập” [Nam Phong, 1/1919, tr 82] Nhưng thực tế,
sự xuất hiện ấy là kết quả của cả một công cuộc chuẩn bị âm thầm trong gần ba năm
và có tính mục tiêu quan trọng với những bệ đỡ đầy quyền lực thuộc về chính phủ (thể hiện ở thành phần sáng lập viên, số lượng hội viên đăng ký ngay tháng đầu tiên) Và chỉ 2 tháng sau khi chính thức thức ra đời bằng nghị định của Thống sứ Bắc Kỳ, ngày 27/4/1919, tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hội Khai trí tiến đức đã chính thức ra mắt
“Ngày 27 Avril vừa rồi, Hội đã phát biểu ra một cách rực rỡ” [Nam Phong, 4/1919, tr 255] Buổi ra mắt ấy đã thu hút khoảng ba nghìn người tham gia, “đủ các hạng thuộc
về thượng lưu trung lưu xã hội ở Bắc Kỳ ngày nay”, từ “các quan Tây và các quý phu nhân” đến “các quan tỉnh, quan phủ huyện, huấn giáo, các hưu quan, các ông đại khoa,
có các ông phán ký các toà sứ cùng các sở công, các hội viên cả các hội đồng “đồng nghiệp”, hội “thân ái” ở Bắc Kỳ, có các nghị viên hội Tư vấn Bắc Kỳ, các hội viên thành phố Hà Nội, Hải Phòng, có các ông thiên bộ, phố trưởng, thân hào, chức sắc, đại công, đại thương trong thành phố, có các sinh viên trường đại học, có học trò trường trung học…, có các ông làm việc ở các nhà buôn, công ty lớn” [Nam Phong, 4/1919, tr 255-256] Bên cạnh mục đích giới thiệu được chủ đích của Hội, sự kiện ngày 27/4/1919 còn là dịp “để tỏ lòng biết ơn của toàn thể quốc dân ta đối với cái chánh sách nhân từ của một nhà đại chính trị là quan Sarraut” [Nam Phong, 5/1922, tr 410]
Ở một khía cạnh khác, đó còn là sự tuyên bố chính thức về một chính sách hợp tác của chính quyền thực dân với nhân dân Đông Dương nói chung và với tầng lớp thượng lưu, trí thức bản xứ nói riêng [Christopher E.Goscha, 1999, tr 21] Thay mặt Hội Khai trí, nguyên Tổng đốc Đoàn Triển đã có một bài phát biểu đề cao sự nghiệp khai hoá của người Pháp ở Đông Dương cũng như vai trò của toàn quyền Sarraut với tư cách là
“người cha hiền để đưa dắt bọn con dân lên đường văn minh tiến bộ” [Nam Phong, 4/1919, tr 258], đồng thời nêu rõ mục đích ra đời và hoạt động của Hội Bài diễn văn đáp lễ của toàn quyền Sarraut sau đó là một bản tổng kết tỉ mỉ về sự nghiệp khai hoá của Pháp trong hơn 20 năm qua ở xứ Đông Dương, và đưa ra những tuyên bố quan trọng về chính sách của nước Pháp với những hứa hẹn về “một cuộc đời mới cho quốc dân ta”, một “cuộc chính trị trong nước sẽ không giống như trước nữa” [Nam Phong, 4/1919, tr 256] Buổi “đại lễ long trọng” đánh dấu sự xuất hiện của một tổ chức văn
Trang 31hoá, chính trị đó đã tốn vào công quỹ mới thành của hội hơn 700$ [Nam Phong, 5/1919, tr 426]
Không phải tình cờ khi địa điểm tổ chức cho buổi ra mắt ấy lại được diễn ra tại Văn Miếu “nơi di tích của cái văn hoá cũ nước Nam ta” [Nam Phong, 3/1919, tr 22] Một trong những mục tiêu hoạt động chính của Hội là bảo tồn giá trị truyền thống của dân tộc Những năm trước đó, khi các cơ quan tuyên truyền văn hoá dưới sự bảo hộ của chính quyền thực dân đã liên tục công kích nền văn hoá lâu đời của dân tộc, coi đó
là một trong những nhân tố cản trở tiến trình phát triển của xã hội Đông Dương Và sự công kích đó đã vấp phải sự phản ánh gay gắt của giới trí thức Việt Nam, sự bất hợp tác của tầng lớp sĩ phu yêu nước, sự dùng dằng nước đôi của trí thức tân học Với tư cách là một tổ chức tập hợp mọi hạng thượng lưu, trí thức Bắc Kỳ, Hội Khai trí tiến đức đã đưa vấn đề phục hồi và bảo tồn nền văn hoá truyền thống đó vào trong tiêu chí hoạt động bên cạnh việc đề cao những giá trị của nền văn minh nước Pháp Vì vậy, việc lựa chọn Văn Miếu chính là một biểu hiện của sự kết hợp giữa quá khứ và hiện tại, và cũng là “để cho tiệc được thêm trọng thể và có ngụ ý sâu xa” [Nam Phong, 3/1919, tr 22]
Hội/đoàn là một khái niệm không còn xa lạ với ở nhiều nước trên thế giới “Ở các nước văn minh có hội đảng lập ra để “trừ hại và khuyến khích” cho trong nước, mà những hội đảng đoàn toàn là những nhà đại gia, có danh giá có thế lực không thiết tư lợi, chỉ vì công ích mà đứng lên sáng lập chủ trì, quản đốc thành hội rất có ích cho nước như là hội đảng để trừ cái hại, hay là hội đảng để bảo trợ quyền lợi cho việc gì như là hội đảng bênh vực tàu bè đi bể…” [Nam Phong, 7/1922, tr 71] Sự xuất hiện của Hội Khai trí tiến đức lúc đó đã góp phần vào sự đa dạng của các loại hội ở Bắc Kỳ lúc bấy giờ, như Hội trí tri, Hội nông nghiệp tương tế, Hội Khuyến học Nam Kỳ, Hội Quảng trí, Hội Pháp học bảo trợ, Hội Hữu ái, Hội đồng nghiệp Sự ra đời, hoạt động của các hội đoàn này chịu sự kiểm soát và chi phối mạnh mẽ từ phía chính quyền nhà nước Bộ luật Bắc Kỳ quy định rõ, chỉ những hội có mục đích hoạt động “minh bạch, tuân theo pháp luật, làm những sự lợi ích” [Nam Phong, 12/1918, tr 327-328], được sự phê chuẩn của chính phủ mới được coi là hội hợp pháp Tuy vậy, những hội này đều hướng đến những mục tiêu khác nhau Với riêng Hội Khai trí, các nhà sáng lập muốn
đó trở thành nơi tập hợp đông đảo các hạng người trong xã hội, cùng đồng tâm hiệp lực cải biến, làm cho “cái nước cũ mấy nghìn năm kia ngày một vẻ vang” [Nam
Trang 3232
Phong, 4/1919, tr 255], như Toàn quyền Sarraut nói về Hội Khai trí “nước Nam xưa nay lập hội chỉ có hội bí mật mà thôi, chưa từng có những hội đường đường chánh chánh theo đuổi một cái mục đích công nhiên ai cũng biết, ai cũng nhận Hội các ông
là một hội đường đường chánh chánh như vậy” [Nam Phong, 3/1919, tr 251]
Sự ra đời của Hội Khai trí tiến đức năm 1919 là một thời điểm có tính lựa chọn tất yếu, là kết quả của một sự tổng hòa của nhiều yếu tố thuận lợi Năm 1919 cũng là năm đầu tiên sau khi nền khoa cử Hán học chấm dứt vai trò đã tạo dựng hàng trăm năm trong hệ thống giáo dục Việt Nam Cũng trong năm 1919 này, Saraut chính thức chấm dứt thời kỳ làm toàn quyền Đông Dương lần thứ hai – một sự ra đi có chuẩn bị nghiêm túc và Hội Khai trí tiến đức là một “di sản” quan trọng mà viên toàn quyền này
để lại ở Việt Nam khi kết thúc nhiệm kỳ của mình Năm 1919 cũng là thời điểm về sự xuất hiện và áp dụng của một chính sách khai thác thuộc địa mới của thực dân Pháp ở Đông Dương Những chuyển biến quan trọng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Đông Dương và đặc biệt là nhu cầu về tính hiệu quả tuyệt đối của một cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai tại Đông Dương của chính quyền thực dân là những nhân tố quan trọng góp phần dẫn đến sự xuất hiện của tổ chức này ở Việt Nam vào năm 1919
Sau khi thành lập, Hội đã xúc tiến việc hoàn thiện tổ chức, xây dựng điều lệ hoạt động và tổ chức nhà hội quán làm nơi sinh hoạt chung của hội viên Trong thời gian đầu, nhà hội của Hội Trí tri được mượn làm nơi hội họp của Hội Từ năm 1922, trên mảnh đất “mượn tạm” của nhà nước ở phố Jules Ferry (nay là phố Hàng Trống), Hội đã xây dựng riêng nhà hội cho mình2
Trong tờ đạt gửi đi khắp quan viên các tỉnh Bắc Kỳ, những người sáng lập Hội Khai trí tiến đức đã nêu rõ tôn chỉ, mục đích hoạt động của mình Ngay từ đầu, Hội Khai trí tiến đức đã tuyên bố những hoạt động của mình chỉ giới hạn ở phạm vi văn hóa, xã hội, trong đó đặc biệt chú trọng vào việc giáo dục, kinh tế và đạo đức “thừa cái chủ nghĩa khai hoá của Nhà nước mà dùng các cách chính đáng” để “mong biến hoàn cái tập tục hủ lậu cũ mà đem cái tinh thần cái sự nghiệp mới tốt tu tạo thay vào” [Nam Phong, 5/1922, tr 377], “mở mang trí thức, rèn tập đạo đức trong quốc dân An Nam là cái mục đích của Hội ta” [Nam Phong, 3/1919, tr 246] Về giáo dục, những người sáng lập mong muốn “mở mang cho quốc dân An Nam biết những tư tưởng học thuật của
2 Nay là trụ sở của Nhà văn hoá Quận Hoàn Kiếm, số 1 Hàng Trống, Hà Nội
Trang 33Đại Pháp, truyền bá những nghĩa luân lý và khích khuyến những việc đạo đức”, “bảo tồn cái quốc tuý của nước Việt Nam ta” [Nam Phong, 2/1919, tr 160] Về đường kinh
tế thời giúp bênh vực cho quyền lợi của người Pháp và người An Nam” [Nam Phong,
1920, tr 273] Bối cảnh xã hội sau cuộc thế chiến thứ nhất đã không còn như trước và chính quyền thuộc địa đã hứa hẹn về một tương lai tươi mới hơn Do đó, Hội Khai trí tiến đức đã đứng lên tự nhận trách nhiệm trở thành một tổ chức lo việc “sửa soạn, phải
dự bị sẵn” những điều kiện cần thiện về dân trí và đạo đức trong dân chúng để tạo nên những nền tảng cơ bản cho xã hội khi bước vào một “trường sinh hoạt mới ấy, hưởng những sự tốt đẹp sau này” [Nam Phong, 4/1919, tr 257] Với mối quan hệ giữa mẫu quốc và thuộc địa, Hội Khai trí còn làm nhiệm vụ như một người trung gian góp phần thắt chặt thêm tình cảm giữa hai dân tộc, tạo ra những cơ hội gặp gỡ, giao lưu giữa bậc thượng lưu hai nước để “mở mang cái trí dục và đức dục của người đồng bang chúng tôi” [Nam Phong, 9/1922, tr 243] Về phần nghĩa vụ của mình với nhà nước thực dân, Hội Khai trí tiến đức còn gắn thêm cho mình những kỳ vọng cao hơn về chính trị Hội Khai trí không chỉ đảm nhận lấy trách nhiệm riêng của nó là “chỉ đường dẫn lối cho quốc dân An Nam trong buổi giao thời”, mà còn phải giúp chính phủ “tìm cái đường cai trị dân cho phải cách”, “tìm cách thực hành những chính sách hay, có ích lợi cho hai nước” [Nam Phong, 3/1919, tr 251] Bởi quyền lợi của nhân dân An Nam gắn liền với những lợi ích của chính phủ Pháp Nói cách khác, Hội Khai trí tiến đức chính là tai mắt của chính phủ thuộc địa
Đối với vận mệnh của một quốc gia, nền tri thức và đạo đức chung của quốc dân có ảnh hưởng tới sự phát triển cũng như hưng tồn của quốc gia đó Tuy vậy, xét trong hoàn cảnh nước ta lúc bấy giờ, “dân trí còn hắc ám, dân đức đương truỵ lạc” [Nam Phong, 5/1922, tr 379], vai trò dẫn đường, chỉ lối của Hội càng trở nên quan trọng Ngay khi mới xây dựng Hội, những nhà sáng lập đã xác định việc khai phóng dân trí cho quốc dân và xây dựng chuẩn mực đạo đức xã hội là một công cuộc lâu năm, không thể tiến hành “nóng nảy”, vội vàng theo tháng, theo ngày được Do đó, Hội lấy “trật tự” và “tiến bộ” làm chủ nghĩa của mình “Lấy sự trật tự làm cái thang tiến bộ, cầu sự tiến bộ ở nơi trật tự… Phàm sự tiến bộ phải tiềm tiệm, phải lần lần, phải điều hoà, phải tuần tự, không nên chậm quá mà cũng không nên mau quá, phải giữ lấy mực trung bình mới được Hội chúng tôi lập ra là chỉ vì một cái mục đích như vậy, nghĩa là giữ cho sự tiến hoá trong nước được điều hoà tuần tự” [Nam Phong,
Trang 3434
4/1919, tr 258] Bản điều lệ hoạt động cũng khẳng định rõ Khai trí tiến đức hoàn toàn
là một tổ chức văn hóa, không hề chứa đựng hay bàn đến những vấn đề chính trị hay tôn giáo Do đó, mục tiêu cao cả, trước nhất của Hội Khai trí chính là mục tiêu về việc công ích với sự phát triển của quốc gia, chứ không vì lợi quyền của riêng một đảng phái, một cá nhân nào [Nam Phong, 8/1922, tr 78]
Để thực hiện được những mục tiêu quan trọng như vậy, Hội Khai trí hoàn toàn trông cậy vào sự góp sức của những bậc thượng lưu, trí thức trong nước “Cái chí chúng tôi là muốn lập ra tại Hà Nội một nơi hội quán để làm chốn trung tâm mà họp tập, thâu thập cả những người có thể gọi là bậc thượng lưu trong xứ Bắc Kỳ này” [Nam Phong, 1920, tr 273], gồm “hết thảy những người tai mắt danh giá trong bọn học hành, bọn quan lại, bọn buôn bán, bọn công nông trong một nước” [Nam Phong, 3/1919, tr 24] Đây được coi là bộ phận có khả năng tiếp thu được những tư tưởng, văn minh học thuật của phương Tây, truyền bá những kiến thức và đặc biệt là khả năng tạo
ra những ảnh hưởng sâu rộng, và thu hút đối với những tầng lớp xã hội khác Trí thức theo quan điểm của những người sáng lập là những người “về đường đạo đức, tri thức
có đứng cao hơn các hạng khác để làm gương trong xã hội” [Nam Phong, 3/1919, tr 246] Do đó, đối với sự hưng tồn của một quốc gia, “nước nào cũng cần phải có một bọn thượng lưu để duy trì cái nền nếp trong xã hội, để làm nền làm mẫu cho quốc dân,
để coi việc “cảnh sát” về đường tinh thần trí thức, đạo đức luân thường” [Nam Phong, 3/1919, tr 251], “trăm nghề trăm nghiệp đều trông cậy vào cái công đề xướng của một bọn thượng lưu nhân vật trở lên” [Nam Phong, 5/1922, tr 378] Sự thiếu vắng hay kém cỏi về trí, lực của bộ phận này đồng nghĩa với việc xã hội đang bị đẩy vào tình trạng rối loạn Đối với riêng sự nghiệp của Hội Khai trí, thượng lưu được coi là bộ phận rường cột “Bọn người ấy mà kết hợp được thành một cái đoàn thể bền vững ở trong một cái chủ nghĩa sâu xa, đứng đầu cho các hạng người trong quốc dân, thì nguồn trong sông tất không đục, nêu ngay bóng tất không cong, một người tung trăm người hứng, một người gọi trăm người thưa, việc gì mà việc chẳng nên, nghề gì nghiệp gì mà chẳng có ngày được phát đạt thịnh vượng” [Nam Phong, 5/1922, tr 378] Do đó, mục đích, chủ nghĩa của Hội đạt được đến đâu đều phụ thuộc vào tài năng của những người này Hội Khai trí trong những khả năng của mình phải biết cách tập hợp, lôi kéo được
bộ phận này đi về phía mình Quy tụ được lực lượng này xung quanh cũng đồng nghĩa với việc Hội đã tập hợp được những tinh hoa của xã hội, tạo dựng được lực lượng cơ
Trang 35bản, đảm trách lấy vai trò là những người “dựng lên chủ nghĩa, châm chước cái tình thế trong nước, thương lượng sự yếu cần của dân, để cho xứng đáng làm người giới thiệu chính phủ với quốc dân, thông đồng kẻ trên với người dưới” – Hội khai trí tiến đức với tiền đồ Trong buổi đầu thành lập, Hội chỉ giới hạn phạm vi hoạt động của mình trong các tỉnh Bắc Kỳ nhưng vẫn nuôi ý định lan toả ảnh hưởng đến Nam Kỳ, Trung Kỳ và xa hơn nữa là trên toàn cõi Đông Dương Tuy nhiên, do những hạn chế
về mặt quy định pháp luật, mục tiêu này đã không thể thực hiện nên sau 5 năm hoạt động, Hội vẫn chỉ khoanh vùng hoạt động ở Bắc Kỳ, tuy rằng vẫn có sự tham gia của các bậc thượng lưu hai xứ Trung Kỳ, Nam Kỳ Không chỉ dừng lại ở mục tiêu tập hợp cho ngày càng đông đảo những bậc thượng lưu người bản xứ, Hội Khai trí còn muốn liên kết cả những người Pháp sang cư trú tại Bắc Kỳ
Kết quả của những hoạt động đó là làm cho người dân bản xứ hiểu được nước Pháp cũng như những giá trị văn hóa, tư tưởng của Pháp, từ đó tạo được mối dây liên kết giữa hai dân tộc, tạo ra cảm giác về sự cố kết, bình đẳng giữa người dân thuộc địa với người dân chính quốc, gây dựng được một thế hệ người Việt Nam mới, biết trân trọng những ân huệ của nước Pháp, thực tâm ủng hộ và cống hiến cho sự nghiệp “khai hóa” Đông Dương của Pháp Vì vậy, những người sáng lập muốn xây dựng Hội Khai trí thành một hội không phải của riêng “một nhân đảng nào, một nghề nghiệp nào”, của riêng người Bắc Kỳ, cũng không phải là hội riêng của người Việt Nam, mà là “một cái Hội tổ chức đủ quan giới, sĩ giới, nông giới, công giới, thương giới”, “của cả đồng bào Việt Nam ta trong ba xứ”, và cũng là “một cái hội liên kết cả người Việt Nam ta cùng với những những người Phờ răng xe sang cư lưu ở xứ ta dung hiệp dìu dắt nhau
mà thành lập vậy” [Nam Phong, 8/1922, tr 78] Đây chính là biện pháp nhằm lôi kéo
bộ phận tinh hoa nhất của xã hội thuộc địa đi về phía những nhà cầm quyền, hoặc ít ra cũng làm cho họ không nuôi ảo tưởng chống lại những con người làm sứ mệnh “khai hóa” cho dân tộc họ
Không chỉ dừng lại ở mục tiêu như thế, những người sáng lập Hội Khai trí còn nhằm tới một mục tiêu xa hơn là xây dựng Hội như một tổ chức văn hoá kiểu mẫu cho các hội/tổ chức ra đời sau này noi theo “Cái trí chúng tôi còn rộng hơn nữa: chúng tôi mong mỏi rằng không những ở Bắc Kỳ này, mà cả ở Trung Kỳ và Nam Kỳ nữa, sớm trưa sẽ theo gương ngoài ta mà rồi cũng lập ra những hội giống như hội ta” [Nam Phong, 3/1919, tr 246] Chẳng thế mà đến năm 1920, tin tức về sự xuất hiện của một
Trang 36cổ động cho cái chủ nghĩa Hội được lan khắp mọi nơi, từ kẻ chợ đến nhà quê, từ trong Nam ra ngoài Bắc, được nhiều người vui lòng vào Hội cho đông, kẻ giúp công, người giúp của” [Nam Phong, 1/1920, tr 90] Bản thân các hội viên cũng được kêu gọi nhiệt thành, tích cực đóng góp sức mình vào sự phát triển của hội
Hội cũng đồng thời xây dựng bản điều lệ hoạt động của mình và đăng tải trên Nam Phong tháng 3/1919 Bản Điều lệ Hội Khai trí tiến đức soạn thảo năm 1919 gồm
3 thiên 25 điều (5/2/1919) Tuy nhiên, “bản điều lệ cũ xét ra còn chỗ khiếm khuyết và trong không nói gì đến nhà hội quán Vậy toà trị sự có thảo một bản điều lệ mới, thêm một thiên về hội quán, và sửa đổi lại mấy điều cũ” [Nam Phong, 1/1920, tr 93] và sau này đã được hoàn chỉnh, bổ sung Bản Điều lệ năm 1920 gồm 3 thiên 41 điều (25/2/1920) do Thống sứ Bắc Kỳ phê duyệt Bản Điều lệ được viết bằng tiếng Pháp và tiếng Việt Về cơ bản, bản Điều lệ năm 1920 vẫn được xây dựng dựa trên những nội dung đã được đề cập trong bản Điều lệ năm 1919, nhưng có điều chỉnh lại nội dung một số điều khoản, đồng thời bổ sung thêm các điều khoản quy định về “nhà công quán” Sau này trong quá trình hoạt động, hội đồng cũng có một số lần sửa đổi lại điều
lệ vào các năm 1921 (điều lệ nhà công quán), 1922 (thêm thiên về Hội đồng bảo trợ; sửa lại việc thu tiền với hội viên) và 1923 (tăng mức đóng tiền quỹ nhà công quán) Bản điều lệ Hội Khai trí tiến đức là sự quy định khá cụ thể các nội dung liên quan đến tôn chỉ, mục đích hoạt động, các thức tổ chức hội viên, việc điều hành hoạt động hội, nhà công quán Bản điều lệ này được soạn thảo “trên tinh thần tôn trọng luật pháp
Trang 37của Đại Pháp”, duy trì và thúc đẩy các hoạt động của Hội ngày càng mở rộng, thực hiện mục tiêu mở mang dân trí cho nhân dân An Nam
Thiên thứ nhất “mục đích, hội sở và cách tổ chức” có 10 điều, trong đó nêu rõ
về mục đích hoạt động (điều 1, 2), hội sở (điều 3, 4) và các quy định về hội viên (điều thứ 5 đến điều thứ 10) Về tôn chỉ hoạt động của Hội, Bản điều lệ nêu rõ “mục đích của Hội là để mở mang cho quốc dân An Nam biết những tư tưởng học thuật của Đại Pháp, truyền bá những nghĩa luân lý và khuyến khích những việc đạo đức Về đường kinh tế, thời giúp bênh vực cho quyền lợi của người Pháp và người An Nam” (điều 2) Khi ra đời, Hội đặt hội sở chính tại Hà Nội Hội cũng xác định quyền hoạt động của mình “ở dưới quyền bảo hộ của quan toàn quyền Đông Dương và đức Đại Nam hoàng đế” (điều 5) Trong thiên thứ hai “Việc quản trị trong hội” (từ điều thứ 11 đến điều thứ 25), bản điều lệ quy định cách thức tổ chức, hoạt động, bầu cử các loại hội đồng; tài chính của Hội và cách thức giải tán Hội Hội Khai trí tiến đức có ba hội đồng hành chính là đại hội đồng, hội đồng quản trị và hội đồng trị sự “Hội đồng quản trị để trông nom công việc của hội Hội đồng quản trị ấy có 36 người do đại hội đồng cả các tán trợ hội viên và chủ trì hội viên bầu lên” (điều 11) Trên cơ sở hội đồng quản trị đã được bầu chọn “sẽ bầu trong số những hội viên quản trị lấy một toà trị sự… Sự bầu cử dùng mật phiếu phải được hoàn toàn đa số, nghĩa là quá nửa số người có chân bàu mới được” (điều 12) Về vấn đề tài chính, “số thâu nhập mỗi năm tính được bao nhiêu, tính
ra 1/20 để làm tiền trử kim Tiền trử kim ấy muốn lấy chi tiêu phải có đại hội đồng ưng chuẩn mới được” (điều 21) Ngoài ra, điều lệ cũng quy định rõ cách thức giải tán hội,
là khi “hội đồng quản trị xin hội đồng quyết nghị, và đại hội đồng phải có gồm được một nửa hơn một trong tổng số những tán trợ và chủ trì hội viên của hội mới được”; hoặc “khi tài sản thiếu thốn” (điều 23) Khi Hội giải tán, Hội đồng quản trị sẽ phân phát số tài sản còn lại của Hội “cho các hội học hay là các việc từ thiện” (điều 24) Không hội viên nào được đòi quyền lợi từ nhà đất do chính phủ cho mượn hay các tài sản đã nhượng hoặc bán cho hội Thiên thứ 3 có 14 điều, quy định về cách tổ chức và nội quy hoạt động của nhà công quán Nhà công quán được quy định “là nơi hội họp
để cho người có chân tới lui, mà được tiện sẵn cả cách tiêu khiển hợp với mục đích Hội” (điều 26) Hội đồng quản trị sẽ cử ra một uỷ hội đảm trách việc quản lý nhà công quán (điều 30) Mọi hội viên đến nhà công quán đều phải tuân thủ những nội quy đề
ra Uỷ hội sẽ đứng ra giải quyết những khiếu nại cũng như phân giải những hành vi
Trang 38có miêu tả kỹ các cuộc tiếp đón, diễn thuyết, sinh hoạt chung của Hội, danh sách các hội viên mới gia nhập… trong tháng đó Ngoài ra, các bài phát biểu, diễn văn của hay các hoạt động quan trọng của Hội cũng được trịnh trọng đăng trên trang nhất của báo
Do đó, các hội viên có thể năm bắt được đầy đủ tình hình chung của hội qua Nam Phong Trong hơn 5 năm đầu tiên, Nam Phong đã thực hiện tốt vai trò là cơ quan đại diện cho hội, góp phần vào việc tuyên truyền cho mục tiêu của hội, làm sợi dây kết nối giữa hội viên các vùng miền với nhau, giữa hội với các tổ chức xã hội khác cũng như thu hút ngày càng đông đảo các hội viên tham gia
Có thể nói, những tuyên bố về tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hội Khai trí tiến đức cùng những cơ sở tồn tại của nó là kết quả của một quá trình chuẩn bị nghiêm túc của những sáng lập viên Hội Khai trí Hội Khai trí đã biết hướng mục đích chung của mình với mục tiêu trong chính sách thống trị của chính quyền thực dân “Cái mục đích của hội Khai trí tiến đức thật chẳng những là một cái mục đích chân chính của những thượng lưu nhân vật trong nước, mà cũng là một cái mục đích chân chính của cả quốc dân ta” [Nam Phong, 5/1922, tr 379]
2.2 SỰ PHÁT TRIỂN VỀ MẶT TỔ CHỨC
2.2.1 Hội viên
Theo Bản điều lệ, Hội Khai trí tiến đức không hạn chế số lượng hay quy định thành phần đối với những cá nhân có nguyện vọng gia nhập Những người từ 20 tuổi trở lên, nếu đồng ý với tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hội đều có thể gửi đơn xin đăng ký vào hội Trong vòng 2 tháng kể từ ngày đơn được đăng báo mà không có ai trong số các thành viên của Hội phản đối, và nhận được sự đồng ý của ¾ số hôi viên tán thành thì người đó chính thức được vào hội Trong trường hợp đã vào hội, nếu thành viên nào không nộp tiền đầy đủ theo quy định, hoặc vi phạm các luật pháp Đại Pháp đều bị bãi miễn tư cách hội viên Tuy vậy, trong toàn bộ 74 Tập kỷ yếu của Hội
Trang 39được đăng trên Nam Phong, chúng tôi thấy không có bất kỳ trường hợp cá nhân nào đăng ký tham gia mà bị phản đối tư cách hội viên, hoặc vì sai phạm mà buộc phải ra khỏi hội Hội viên của Hội Khai trí tiến đức ở bất cứ hạng nào cũng đều phải“nhiệt thành với cái chủ nghĩa của hội”, “đối với người đồng hội phải hết lòng thân ái và hết sức giúp đõ lẫn nhau”, đồng thời “tự nguyện cổ động cho các sách vở, báo chí của hội”, “cổ động cho những cuộc diễn thuyết của Hội được nhiều người đến nghe” [Nam Phong, 4/1920, tr 273]
Các thành viên của Hội Khai trí tiến đức được chia làm ba loại là tán trợ hội viên, chủ trì hội viên và thường hội viên Sự khác nhau giữa cơ bản giữa ba loại hội viên này là ở mức đóng góp của họ đối với ngân quỹ và ở vai trò của họ đối với những hoạt động của hội
Tán trợ hội viên “là những bậc danh giá trong nước, ưng cái chủ nghĩa của hội
mà muốn giúp cho rộng đường mở mang, tư cấp cho hội tự 100 đồng trở lên” [Nam Phong, 4/1920, tr 273] và nộp làm một lần Danh sách của tán trợ hội viên được lưu lại trên bia đá dựng trong chính đường của công quán Tán trợ hội viên cũng có thể đồng thời là chủ trì hội viên Có thể do mức đóng góp là khá cao, nên rất ít người tham gia vào tán trợ hội viên (một tờ tạp chí Nam Phong lúc đó có giá 0$4) Phần lớn những người đăng ký tán trợ hội viên đều là nhà tư sản, địa chủ Phần lớn tán trợ hội viên đều giữ những trọng trách quan trọng trong Hội đồng quản trị và hội đồng trị sự Trong năm đầu tiên, Hội có 2 tán trợ hội viên là Bạch Thái Bười và Hoàng Quang Hương Cho đến năm 1924, số lượng Tán trợ hội viên của Hội là 80 người, thành phần đều là
tư sản, địa chủ lớn hoặc quan chức lớn ở Nam triều (Nguyễn Huy Tưởng, tuần phủ Sơn Tây; Nguyễn Bách, tổng đốc Bắc Ninh; Nguyễn Kham, thương nhân Hà Nội); trong khí đó, 15 tán trợ hội viên Nam Kỳ đều là địa chủ lớn hoặc thương nhân tại Sài Gòn, Bạc Liêu, Vĩnh Long (Lê Phát An, Lê Phát Vĩnh, tài chủ Sài Gòn; Phạm Văn Vị, hội đồng địa hạt Trà Vinh; Ngô Văn Huân, tri phủ Bạc Liêu…) Cũng có những người không đăng ký hội viên nhưng đã quyên góp được nhiều tiền cho Hội nên được Hội mời giữ chức Tán trợ hội viên, như trường hợp Fontaine (chủ công ty rượu Hà Nội) đã quyên vào Hội 1000$
Sáng lập hội viên hay chủ trì hội viên “là những người đứng ký tên điều lệ…, hay là những người khi hội đã thành lập ra công giúp cho hội được vững vàng phát đạt
và có phần vào các công việc của hội” [Nam Phong, 3/1919, tr 152] Chủ trì hội viên
Trang 4040
phải mua báo của hội, đồng thời mỗi năm đóng vào ngân quỹ của hội 2$; trong trường hợp người đó đóng luôn 20$ thì các năm sau không phải đóng tiền nữa Cùng với tán trợ hội viên, chủ trì hội viên mỗi năm đều được tham dự kỳ họp đại hội đồng Hội được
tổ chức mỗi năm một lần Trong trường hợp vắng mặt, những người này phải ủy quyền cho người thay thế Mỗi chủ trì hội viên không được thay mặt cho hơn 20 người Với mức quy định về đóng góp “nhẹ nhàng” hơn rất nhiều so với mức đóng góp của tán trợ hội viên, nhưng vẫn được đề cao về tư cách và công việc trong hội, nên đa phần các thành viên đều đăng ký làm chủ trì hội viên (ngoài ra còn một số trường hợp chuyển từ thường hội viên sang tán trợ hội viên) Năm 1923, tổng số chủ trì hội viên là 933 người Có thể nói, số người đăng ký làm chủ trì hội viên chiếm số lượng lớn hơn hẳn
so với hai loại hội viên còn lại, chiếm khoảng 75% tổng số hội viên Về cách thức bầu chủ trì hội viên, theo bản điều lệ năm 1919, những người đăng ký vào loại hội viên này phải nhận được sự ưng thuận của ¾ chủ trì hội viên cũ, thông qua việc viết thư hỏi hoặc đến nhà hỏi Tuy nhiên, cách bầu này tỏ ra không tiện lợi vì “có ông gửi phiếu lại, có ông không gửi phiếu lại, nhiều ông có gửi lại mà nói rằng nhiều tên không biết, không thể bầu được” [Nam Phong, 4/1920, tr 372] Do đó, sau một năm, cách bầu này
đã được điều chỉnh lại cho thích hợp Hai tháng sau khi tên của những người đăng ký vào chân chủ trì hội viên được đăng trên Nam Phong, nếu không có ai phản đối thì người đó sẽ trở thành hội viên của Hội; hoặc nếu ai không đồng ý, phản đối thì phải viết thư nêu rõ lý do và gửi về cho Hội đồng trị sự
Thường hội viên “là những người ưng cái chủ nghĩa của hội, có giấy xin vào chân hội và được hội công nhận” [Nam Phong, 3/1919, tr 152] và phải nộp tiền nhập hội một lần là 2 đồng Bên cạnh đó, những người này phải mua báo, sách vở do Hội xuất bản Về số lượng, thường hội viên đứng ở vị trí thứ hai sau chủ trì hội viên Có một số trường hợp sau khi đã đăng ký thường hội viên một thời gian thì làm đơn xin chuyển sang chủ trì hội viên (không thấy có hiện tượng ngược lại) So với hai nhóm hội viên kia, thường hội viên là nhóm có mức đóng góp thấp nhất và cũng là nhóm duy nhất không được quyền tham gia vào bất kỳ một kỳ họp nào của Hội, trừ các sinh hoạt chung dành cho toàn thể hội viên Thường hội viên phần đông là những người đang sinh sống ở khu vực nông thôn; trong khi đó các hoạt động chung của hội chủ yếu diễn
ra tại Hà Nội Vì vậy, trên thực tế thường hội viên hiếm khi có thể tham dự vào những hoạt động này