1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương pháp dạy học hiện đại

9 363 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 25,24 KB

Nội dung

Các anh chị tự lựa chọn pp nha.hj Câu 2: Vận dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề vào một bài cụ thể Khái niệm: DH nêu và GQVĐ là một quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư

Trang 1

Câu 1: Lựa chọn phương pháp dạy học mà mình tâm đắc nhất vận dụng vào một bài học cụ thể

( Vì câu hỏi này là lựa chọn pp mình tâm đắc nên tụi em không soạn câu hỏi này Các anh chị tự lựa chọn pp nha.hj)

Câu 2: Vận dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề vào một bài cụ thể

Khái niệm: DH nêu và GQVĐ là một quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư

duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề của HS HS được đặt trong một tình huống có

vấn đề, thông qua việc giải quyết vấn đề đó giúp HS lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức

Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề không phải là phương pháp dạy học riêng biệt mà

là một tập hợp nhiều phương pháp dạy học liên kết chặt chẽ với nhau và tương tác với nhau, trong đó, phương pháp xây dựng tình huống có vấn đề và dạy học sinh giải quyết vấn đề giữ vai trò trung tâm, gắn bó các phương pháp dạy học khác trong tập hợp

Đặc điểm, bản chất của PPDHN&GQVĐ

 Giáo viên đặt trước học sinh một loạt các bài toán nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái phải tìm (vấn đề khoa học) Đây không phải là những vấn đề rời rạc mà là một hệ thống có quan hệ logic với nhau và được cấu trúc lại một cách sư phạm gọi là bài toán nêu vấn đề - ơrixtic

 Học sinh tiếp nhận mâu thuẫn của bài toán ơrixtic như mâu thuẫn của nội tâm mình và được đặt vào tình huống có vấn đề, tức là trạng thái có nhu cầu bên trong bức thiết muốn giải quyết bằng được bài toán đó

 Trong quá trình giải và bằng quá trình giải, bài toán nhận thức (giải quyết vấn đề) mà học sinh được lĩnh hội một cách tự giác và tích cực cả kiến thức, cả cách giải và do đó có được niềm vui sướng của sự phát minh sáng tạo

Kết luận: Như vậy, khác với dạy học theo kiểu thông báo, tái hiện, học sinh chỉ nhằm mục đích là giải được bài toán và ghi nhớ kiến thức đã học được Trong dạy học nêu vấn

đề thì chính bài toán nhận thức đã gây ra nhu cầu và động cơ nhận thức, thúc đẩy sự tìm tòi, sáng tạo của học sinh

Ưu điểm và nhược điểm

Trang 2

Ưu điểm

Phát triển ở HS tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực nhận thức, năng lực giải quyết vấn đề.

Góp phần quan trọng phát triển năng lực cơ bản của người lao động đó là năng lực giải

quyết vấn đề, năng lực sáng tạo

Tri thức mới được HS thu nhận một cách sâu sắc, vững chắc, nhớ lâu

Hs biết cách tiến hành pp chiếm lĩnh kiến thức, biết đánh giá kết quả

Nhược điểm

Hiện nay phương pháp giải quyết vấn đề vẫn chưa được nhiều giáo viên sử dụng và sử dụng chưa thường xuyên là do một số hạn chế sau:

 Để thực hiện theo đúng quy trình giáo viên tốn thời gian, phải biết chọn nội dung phù hợp và thiết kế rất công phu

 Học sinh cần có khả năng tự học và học tập tích cực thì mới đạt hiệu quả cao

 Trong một số trường hợp cần có thiết bị dạy học cần thiết thì việc giải quyết vấn

đề mới thành công

Ø Điều kiện để thực hiện có hiệu quả

 Chương trình và sách giáo khoa ( điều kiện cần)

 Năng lực GV( điều kiện quyết định)

 Năng lực HS( điều kiện đủ)

 HS biết cách học tập tích cực để giải quyết vấn đề một cách linh hoạt sáng tạo

Ø Có ba cách xây dựng tình huống có vấn đề

Cách thứ nhất: Tình huống nghịch lý – bế tắc

Cách thứ hai: Tình huống lựa chọn

Cách thứ ba: Tình huống “tại sao”- hay tình huống nhân quả

Kết luận: Khi xây dựng tình huống có vấn đề cần đảm bảo nguyên tắc chung: dựa vào

sự không phù hợp giữa kiến thức đã có của học sinh với yêu cầu đặt ra cho họ khi giải quyết nhiệm vụ mới

Ø Các mức độ dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

Trang 3

a Mức độ thứ nhất: Giáo viên thực hiện cả 3 khâu: đặt vấn đề, phát biểu vấn đề và giải quyết vấn đề

b Mức độ thứ hai: Giáo viên đặt vấn đề và phát biểu vấn đề, học sinh giải quyết vấn đề

c Mức độ thứ ba: Giáo viên đặt vấn đề, học sinh phát biểu và giải quyết vấn đề

d Mức độ thứ tư: Giáo viên tổ chức, kiểm tra và khéo hướng dẫn học sinh tự đặt vấn đề, phát biểu vấn đề và giải quyết vấn đề

Tuy nhiên thực tế do nhận thức của học sinh, đặc thù ở trường phổ thông thì trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề hiện nay thường ở mức độ thứ hai

Tiến trình thực hiện phương pháp

Bước 1 Chọn nội dung phù hợp

 Trong thực tế dạy học, không phải nội dung nào cũng có thể làm nảy sinh tình huống có vấn đề và giải quyết vấn đề đặt ra Do đó giáo viên cần căn cứ vào đặc điểm của phương pháp, dựa vào nội dung cụ thể để áp dụng phương pháp cho phù hợp và linh hoạt

 cần thực hiện phối hợp với một số phương pháp khác một cách linh hoạt Tùy theo nội dung cụ thể mà có thể chọn nội dung và mức độ thực hiện phương pháp này

Bước 2 Thiết kế kế hoạch bài học

 Xác định mục tiêu của bài học

 Phương pháp dạy học chủ yếu

 Thiết bị và đồ dùng dạy học

 Các hoạt động dạy học

Bước 3 Tổ chức dạy học giải quyết vấn đề

Quy trình dạy học sinh giải quyết vấn đề học tập(bài toán nhận thức) trong dạy học hóa học

Bước 1: Nhận biết vấn đề ( Phát hiện vấn đề)

Bước 2 Giải quyết vấn đề:

- Lập kế hoạch giải quyết vấn đề

-Tìm tài liệu sách báo có nội dung liên quan

- Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề

Trang 4

Bước 3: Kết luận vấn đề và vận dụng vào những tình huống khác nhau

Vận dụng vào một bài học cụ thể

Bài 25: KIM LOẠI KIỀM VÀ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA

KIM LOẠI KỀM

B Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm (tiết 2)

I CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CẦN ĐẠT ĐƯỢC

1 Kiến thức

HS biết:

- Một số ứng dụng quan trọng của một số hợp chất như NaOH, NaHCO3, Na2CO3, KNO3

HS hiểu:

- Trạng thái tự nhiên của NaCl

- Tính chất hóa học của một số loại hợp chất: NaOH (kiềm mạnh); NaHCO3 (Lưỡng tính, phân hủy bởi nhiệt); Na2CO3 (muối của axit yếu); KNO3 (tính oxi hóa mạnh khi đun nóng)

2 Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ rút ra được nhận xét về tính chất, phương pháp điều chế

- Viết phương trình phản ứng hóa học minh họa tính chất hóa học của một số hợp chất của kim loại kiềm

3 Trọng tâm bài

Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất của kim loại kiềm và ứng dụng của chúng

II PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC CHỦ YẾU

1 Phương pháp dạy học

- Đàm thoại tìm tòi, DH nêu vấn đề kết hợp với TN tạo THCVĐ

- HS làm việc độc lập với SGK, trả lời câu hỏi, tự thu nhận kiến thức

2 Phương tiện dạy học

Hóa chất và dụng cụ để tiến hành các thí nghiệm:

Trang 5

- Tính chất hóa học của natri hiđoxit

- Tính chất của NaHCO3

- Nhiệt phân KNO3

Các hóa chất: NaOH rắn, NaHCO3, KNO3, dd HCl, dd nước vôi trong, dd phenolphtalein, dd CuSO4

Các dụng cụ: Ống nghiệm, giá để ống nghiệm, giá thí nghiệm, đèn cồn, que đóm,

diêm, muỗng sắt, dao, kẹp sắt lấy kim loại, giấy lọc, cốc thủy tinh 100ml, ống nhỏ giọt

III TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

1 Ổn định lớp:

2 Kiểm tra bài cũ:

3 Giảng bài mới:

Hoạt động 1: Tìm hiểu những tính chất của Natri hiđroxit

a Tính chất

GV tổ chức cho HS tiến hành TN theo nhóm

và rút ra tính chất của NaOH

Yêu cầu HS:

- Giải thích hiện tượng thí nghiệm, viết

phương trình phản ứng hóa học của các phản ứng

ở dạng phân tử và ion rút gọn

- Bổ sung tính chất hóa học của NaOH (tác

dụng với oxit axit) và viết phương trình hóa học

minh họa

- Kết luận tính chất của NaOH, cách bảo

quản NaOH rắn trong phòng thí nghiệm

HS tiến hành TN theo nhóm và báo cáo kết quả thí nghiệm

- Quan sát một viên (hoặc một ít) NaOH rắn chứa trong ống nghiệm, nhận xét về trạng thái, màu sắc của NaOH rắn

- Cho vào ống nghiệm

4-6 ml nước và lắc nhẹ, đặt đáy ống nghiệm vào lòng bàn tay Nhận xét về tính tan trong nước của NaOH rắn

- Chia đôi dd NaOH, nhỏ vào ống 1 dd CuSO4,

Trang 6

GV giải thích thêm về tên gọi thông thường

của NaOH (xút ăn da), cách sử dụng NaOH trong

phòng TN và xử lý khi bị bỏng NaOH

b Ứng dụng

HS đọc trong SGK và tóm tắt nội dung

chính

quan sát kết tủa

- Nhỏ vào ống nghiệm đựng dd NaOH thứ hai 2-3

giọt dd phenolphtalein Nhỏ

tiếp 1 ml dd HCl vào ống

nghiệm Quan sát sự đổi màu

của dung dịch

Hoạt động 2: Tìm hiểu những tính chất của Natri hiđrocacbonat

a Tính chất

GV tổ chức cho HS quan sát TN và rút ra kết

luận về tính chất của muối NaHCO3

TN 1 Nhiệt phân NaHCO 3

Cách tiến hành thí nghiệm tạo tình huống

sau:

GV yêu cầu HS:

- Quan sát dd nước vôi trong ở ống nghiệm

có dẫn khí đi vào, gải thích hiện tượng.

- Viết phương trình hóa học và nhận xét về

tính bền nhiệt của NaHCO 3

TN 2 Tính tan trong nước và tính lưỡng

tính của NaHCO 3

GV yêu cầu HS:

HS tiến hành TN theo nhóm và báo cáo kết quả thí nghiệm.

- Cho vào ống nghiệm khô 2 thìa tinh thể muối NaHCO 3 và lắp lên giá thí nghiệm, miệng ống nghiệm hơi chúc xuống.

- Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua, đầu ống dẫn đưa vào ống nghiệm (hoặc cốc thủy tinh) đựng 3-4 ml nước vôi trong.

- Dùng đèn cồn hơ nóng đều ống nghiệm rồi đun nóng mạnh phần có hóa chất.

HS tiến hành TN theo nhóm và báo cáo kết quả thí nghiệm

Trang 7

- Kết luận tính tan trong nước của NaHCO3

ở nhiệt độ thường

- Viết phương trình hóa học của các phản

ứng xảy ra trong hai ống nghiệm ở dạng phân tử

và dạng ion rút gọn

- Kết luận về tính chất lưỡng tính của

NaHCO3 theo thuyết Bronstet

b Ứng dụng: HS đọc và tóm tắt nội dung

trong SGK, GV bổ sung thêm kiến thức về nội

dung này

- Cho vào hai ống nghiệm, mỗi ống 1 thìa thủy tinh muối NaHCO3 và 2 ml nước, lắc nhẹ hai ống nghiệm Quan sát, nhận xét tính tan của NaHCO3 trong nước

- Cho từ từ 1-2 ml dd HCl loãng vào một trong hai ống nghiệm đựng dd NaHCO3 , quan sát hiện tượng

- Lấy vào ống nghiệm 2

ml dd NaOH và nhỏ tiếp 2 giọt dd phenolphtalein, dd có màu đỏ hồng

- Dùng ống nhỏ giọt lấy

dd NaOH và phenolphtalein nhỏ vào ống nghiệm đựng NaHCO3 thứ hai, lắc nhẹ, quan sát tự mất màu đỏ hồng của dd thêm vào

Hoạt động 3: Tìm hiểu những tính chất của Natri cacbonat

GV làm rõ các nội dung

- Na2CO3 có những tính chất hóa học nào?

Viết phương trình hóa học minh họa

- Vì sao muối cacbonat của kim loại kiềm

trong dd nước lại cho môi trường kiềm ? (dựa vào

quá trình tương tác của anion cacbonat với nước)

Hoạt động 4: Tìm hiểu những tính chất của Kali nitrat

a Tính chất

GV tổ chức cho HS quan sát TN và rút ra

HS tiến hành TN theo nhóm và báo cáo kết quả thí

Trang 8

nhận xét về tính chất của muối KNO3.

Yêu cầu HS:

- Nhận xét sản phẩm nhiệt phân KNO3 qua

hiện tượng tàn đỏ của que đóm vẫn đỏ rực trong

ống nghiệm (có khí oxi thoát ra)

- Viết phương trình hóa học của phản ứng

nhiệt phân KNO3

- Đề xuất cách nhận biết sản phẩm còn lại

(KNO2)

b Ứng dụng: HS đọc SGK và GV bổ sung

thêm nội dung về đảm bảo an toàn khi TN với

KNO3

nghiệm

- Lấy vào ống nghiệm 1

g tinh thể KNO3 (khoảng 3-4 thìa thủy tinh), cho HS quan sát trạng thái , màu sắc của KNO3

- Cặp ống nghiệm đựng KNO3 thẳng đứng trên giá thí nghiệm

- Dùng đèn cồn đun nóng ống nghiệm, KNO3 nóng chảy hoàn toàn thành chất lỏng và có bọt khó thoát ra (sôi lăn tăn)

- Đốt que đóm rồi tắt ngọn lửa để còn tàn đỏ và đưa vào ống nghiệm cách mặt chất lỏng khoảng 1 cm Quan sát tàn đỏ ở đầu que đóm (vẫn đỏ rực và bùng cháy sáng)

Hoạt động 5: Củng cố giờ học

GV sử dụng bài tập 4,6,7 cho HS vận dụng

hoặc đặt các câu hỏ mở, ví dụ như: So sánh tính

chất của hai muối cacbonat của natri…

Lựa chọn thêm các bài tập trong sách tham

khảo cho HS luyện tập ở nhà theo yêu cầu chuẩn

kiến thức, kỹ năng

4 Giao bài tập về nhà

Ngày đăng: 22/03/2015, 13:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w