NỘI DUNG Tên đề tài sáng kiến và lĩnh vực áp dụng: Tên đề tài: “Một số giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh qua môn Âm nhạc Trung học cơ sở”.. Nêu thực trạng tình hình của tập
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢNG ĐĂNG KÝ
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN, NĂM 2014
Kính gửi: Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện Cao Lãnh
I SƠ LƯỢC BẢN THÂN
- Họ và tên:Nguyễn Thị Thúy Hằng Năm sinh: 06.8.1975
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: ĐHSP Âm nhạc
- Chức năng, nhiệm vụ được phân công: Giáo viên dạy lớp
- Đơn vị công tác: Trường THCS Mỹ Hội, Huyện Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp
II NỘI DUNG
Tên đề tài sáng kiến và lĩnh vực áp dụng:
Tên đề tài: “Một số giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh qua
môn Âm nhạc Trung học cơ sở”
Lĩnh vực áp dụng: Môn Âm nhạc cho học sinh Trung học cơ sở
Nội dung: Tạo sự hứng thú, say mê trong học tập, yêu thích môn học tránh nhàm chán và xem thường môn phụ, nâng cao chất lượng dạy và học nhằm mục đích đạt kết quả cao trong học tập, phong trào
Trên đây là bảng đăng ký đề tài sáng kiến, cải tiến, giải pháp mới, kỹ thuật mới của bản thân tôi trong năm 2014
Trang 2Mỹ Hội, ngày 4 tháng 4 năm
2014
Hiệu trưởng đơn vị Người đăng ký
Nguyễn Thị Thúy Hằng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN
DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP CƠ SỞ NĂM 2014
Kính gửi: Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Huyện Cao Lãnh
Trang 3I SƠ LƯỢC BẢN THÂN
- Họ và tên:Nguyễn Thị Thúy Hằng Năm sinh: 06.8.1975
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: ĐHSP Âm nhạc
- Nhiệm vụ được phân công: Giáo viên dạy lớp
- Đơn vị công tác: Trường THCS Mỹ Hội, Huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp
II NỘI DUNG
1 Nêu thực trạng tình hình của tập thể cá nhân trước khi lập thành tích, có sáng kiến, giải pháp, đề tài nghiên cứu:
Nhìn chung học sinh ngày nay tiếp xúc nhiều công nghệ hiện đại nên các em chững chạc hơn, trong học tập chưa có sự cố gắng,nhưng lại xem thường các môn phụ vì không thi tốt nghiệp Bản thân giảng dạy môn âm nhạc học sinh xem là môn phụ, quyết định tìm một số giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh qua môn âm nhạc Bước đầu thực hiện các giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh kết quả giảng dạy nâng lên hàng năm Với sáng kiến này bản thân tiếp tục tìm thêm những giải pháp mới và khả thi nhất để thực hiện trong thời gian tới để kết quả học tập của học sinh ngày càng cao hơn
2 Tên sáng kiến và lĩnh vực áp dụng:
Tên sáng kiến:“Một số giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh qua môn Âm nhạc Trung học cơ sở”.
Lĩnh vực áp dụng: Môn âm nhạc học sinh Trung học cơ sở
3 Mô tả nội dung, bản chất của sáng kiến:
Nội dung của sáng kiến là nêu thực trạng học sinh xem thường môn phụ vì môn âm nhạc không thi tốt nghiệp, cách đánh giá học tập hiện nay
Trang 4cũng khác xưa, thay vì tính bằng điểm số thì bộ môn này được đánh giá bằng hình thức nhận xét đạt hay chưa đạt, cũng vì vậy một số em nảy sinh thái độ xem thường bộ môn này
Sáng kiến này nhằm tạo cho học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, tạo không khí vui tươi, kích thích các em say mê học âm nhạc, hoạt động sáng tạo, mở rộng một xã hội học tập để cho mình thêm một kiến thức làm nền tảng khi ra đời tự tin, mạnh dạn giao tiếp với xã hội, góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp có tình yêu quê hương ,tình yêu con người hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống qua những lời ca tiếng hát
4 Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến này áp dụng cho học sinh Trường THCS Mỹ Hội và có thể nhân rộng cho giáo viên đang giảng dạy bộ môn Âm nhạc THCS
5 Nêu những lợi ích và hiệu quả mang lại khi nhân rộng sáng kiến:
Giúp cho học sinh luôn có hứng thú, say mê và yêu thích môn học, không xem thường môn học, có ý thức trong học tập thêm kiến thức mới
để mạnh dạn, hoạt bát, năng nổ trong công tác…và tự tin trong tương lai sau này
Xây dựng khả năng tham gia hoạt động âm nhạc, giúp cho việc phát triển toàn diện cân bằng hài hòa
Tạo cho học sinh ham mê học âm nhạc, từ đó giáo dục óc thẩm mĩ cho các em, giúp các em hiểu được cái hay, cái đẹp có tình cảm, đạo đức trong sáng, lành mạnh, hướng tới những điều thiện và cái đẹp trong cuộc sống, giúp các em luôn tự tin trước đám đông
Trên đây là những sáng kiến, cải tiến, giải pháp mới, kỹ thuật mới (gọi chung là sáng kiến) các đề án, dự án của bản thân tôi trong năm 2014
Trang 5Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét, công nhận đề tài sáng kiến cấp cơ sở
Mỹ Hội, ngày 4 tháng 4 năm 2014
Nguyễn Thị Thúy Hằng
Trang 6CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Mỹ Hội, ngày 4 tháng 4 năm 2014
BÁO CÁO TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN ĐỀ
NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN DANH HIỆU CHIẾN SĨ
THI ĐUA CẤP CƠ SỞ NĂM 2014
Kính gửi: Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện Cao Lãnh,Tỉnh Đồng Tháp
Họ và tên: Nguyễn Thị Thúy Hằng
Chức vụ: Giáo viên dạy lớp
Đơn vị công tác: Trường THCS Mỹ Hội, Huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp
Những sáng kiến, cải tiến, giải pháp mới, kỹ thuật mới (gọi chung là sáng kiến) các đề án, dự án góp phần hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch của đơn vị năm 2014
Thực trạng và một số giải pháp
tạo hứng thú học tập cho học sinh qua
môn âm nhạc
- Thống kê thực trạng học sinh không
say mê học âm nhạc và xem môn âm
nhạc là môn phụ
2012-2013,2013 Bước đầu: tôi thấy hạn chế được số lượng học sinh xem nhẹ môn phụ và
có hứng thú say mê yêu thích môn âm nhạc nhiều hơn trong thời gian qua là
Trang 7- Từ thực trạng đó bản thân đưa ra
những giải pháp cụ thể để nhằm mục
đích tạo cho học sinh có sự say
mê,hứng thú và thêm yêu thích môn
học
- Đối với bài giảng thường xuyên đầu
tư bằng giáo án điện tử, ngoài ra
không thể thiếu tổ chức trò chơi trong
các tiết học:
+ Trò chơi: Gameshow truyền hình
như thi hát, nghe nhạc đoán tên bài
hát, ô chữ ghi nhớ tên tuổi các nhạc
sĩ…chia lớp học ra thành từng
đội-nhóm như sơn ca, họa mi, vành
khuyên…để các em cùng thi, cùng làm
bài kiểm tra
- Tăng cường các hoạt động âm nhạc
trong lớp, trường và các chủ đề, các
buổi ngoại khóa âm nhạc:
+ Bằng hình thức tổ chức các hội thi
văn nghệ và các chủ đề,các buổi ngoại
khóa âm nhạc
- Thường xuyên củng cố và phát triển
hứng thú của học sinh trong giờ học
âm nhạc
- Sáng tạo khi làm tài liệu học tập:
+ Cho học sinh tự làm nhạc cụ gõ
nhờ đã quan tâm đến các vấn đề sau:
+ Củng cố lòng nhiệt tình
và kiên trì kết hợp vối các biện pháp giảng dạy phù hợp với học sinh, luôn gần gủi tìm hiểu học sinh
+ Xây dựng phương pháp giảng dạy mới, tránh nhàm chán, luôn tạo hứng thú, nhẹ nhàng hướng học sinh hiểu bài một cách dễ dàng
và hiệu quả, giúp học sinh thêm yêu thích môn học
- Kết quả học sinh say mê yêu thích môn âm nhạc hàng năm có nâng lên: + Năm: 2012-2013:85% học sinh thích học
+ Năm 2013-tháng 3/2014:90% học sinh thích học
-Từ đó tỉ lệ học sinh xếp loại cuối năm cũng được tăng lên:
+ Năm: 2 012-2013:
Trang 8đệm đơn giản Ví dụ: Thanh phách,
hay những nhạc cụ tạo ra âm thanh
(chai nhựa đựng viên bi, hòn sỏi, hạt
đậu…)
+ Làm album âm nhạc theo nhóm
4-5 học sinh: Học tìm hiểu và giới
thiệu về sự nghiệp và cuộc đời của
nhạc sĩ Việt Nam hoặc nhạc sĩ nổi
tiếng thế giới thông qua bài viết, tranh
ảnh, bản nhạc và những câu chuyện về
họ
Để album âm nhạc có nhiều dữ
liệu,giáo viên nên cho học sinh chuẩn
bị trong thời gian tương đối dài
(Khoảng 2-3 tuần) Những album
nhạc có giá trị, giáo viên chọn để
trưng bày trong phòng học âm nhạc
hoặc ở góc học tập của lớp khai thác
sử dụng trên lớp Học sinh thấy việc
mình làm có ích, điều đó sẽ khuyến
khích tinh thần tìm hiểu và ý thức học
tập của các em
- Đối với giáo viên:
+ Kết hợp giữa nhạc cụ ,bảng phụ,
đài,băng đĩa và làm mẫu chuẩn xác
của giáo viên đã động viên cổ vũ các
em kịp thời bằng những điểm tốt (xếp
loại)
Xếp loại Đạt: 95%
Xếp loại Chưa đạt: 5% + Năm: 2013-tháng 3/2014:
Xếp loại Đạt: 98%
Xếp loại Chưa đạt: 2%
- Học sinh hứng thú, say
mê, yêu thích môn âm nhạc các em tham gia các phong trào dự thi cấp Huyện khá năng nổ và đạt được một số kết quả:
+ Thi Tiếng hát Sơn ca đạt
1 giải Ba, 2 giải khuyến khích
- Đội văn nghệ của trường phong trào các em tham gia tích cực và đạt nhiều tiết mục:
+ Năm học: 2012-2013 có
15 em học sinh đạt: 8 tiết mục văn nghệ
+ Năm học 2013- tháng 3/2014 có 28 em học sinh đạt: 15 tiết mục
Trang 9+ Nhắc nhở các em phải có sự ôn
luyện ở nhà để ghi nhớ và khắc sâu
kiến thức, do đó trong giờ học rất sôi
nổi và thoải mái, các em thi đua trả lời
câu hỏi của giáo viên đưa ra, tự giác
xung phong lên trình bày trước lớp, sự
hứng thú say mê trong học tập, tình
cảm cô trò luôn gần gủi gắn bó
+ Năm 2013-2014: mỗi lớp các em đăng ký một đội văn nghệ cho lớp để tham gia các buổi hát dưới
cờ và hát đầu giờ của mỗi buổi học
Trên đây là những sáng kiến, cải tiến, giải pháp mới, kỹ thuật mới (gọi chung là sáng kiến) các đề án, dự án của bản thân tôi trong năm 2014
Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt và công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở
(của Hiệu trưởng đơn vị)
Nguyễn Thị Thúy Hằng