1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động giảm nghèo đối với phụ nữ nghèo ngoại thành Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp hai xã Cổ Nhuế và Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội

101 1,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

Trong quá trính phát triển kinh tế – xã hội, những vấn đề đi liền với quá trính đô thị hoá như: mất việc làm, không còn đất canh tác, không được tiếp cận với những dịch vụ cơ bản, không

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HÀ THỊ THU HÒA

Hoạt động giảm nghèo đối với phụ nữ nghèo ngoại thành Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp hai xã Cổ Nhuế và Xuân Phương, huyện Từ

Liêm, Hà Nội)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI, 2008

Trang 2

3 Phương pháp nghiên cứu 7

4 Đối tượng, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 8

Chương 1: Cơ sở lý luận 11

I Tổng quan vấn đề nghiên cứu 11

2.1.3 Giải pháp xoá đói giảm nghèo ở nước ta hiện nay 23

II Cơ Sở lý luận của luận văn 26

1 Quan điểm lý luận cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lê nin 26

3 Đường lối chình sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam

về xoá đói giảm nghèo

32

4 Lý thuyết phân tầng xã hội ( Lý thuyết phân tầng xã hội

của K.Marx và M.Weber)

34

Trang 3

6.2 Khái niệm giảm nghèo 41

Chương 2: Hoạt động giảm nghèo đối với phụ nữ nghèo

2.2 Hoạt động giảm nghèo 50

2.2.2 Hoạt động giảm nghèo đối với phụ nữ nghèo

ở 2 xã Cổ Nhuế, Xuân Phương

Trang 4

Danh mục chữ viết tắt

XĐGN: Xoá đói giảm nghèo

ESCAP : Uỷ ban Kinh tế và Xã hội Châu á, Thái Bính Dương KTXH : Kinh tế xã hội

CN-TTCN: Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

BHYT: Bảo hiểm Y tế

PTTH : Phổ thông trung học

THCS : Trung học cơ sở

UBND : Uỷ ban nhân dân

HĐND : Hội đồng nhân dân

LĐTB&XH : Lao động Thương binh và Xã hội

UNICEF : Quỹ bảo trợ Nhi đồng Liên hiệp quốc

KHKT : Khoa học kỹ thuật

TYM : Quỹ Tính Thương

Trang 5

A.Phần Mở đầu

1.Lý do chọn đề tài

Vấn đề giảm nghèo được Đảng và Chính Phủ nhận định là một nhiệm

vụ chính trị quan trọng trong giai đoạn hiện nay cũng như trong giai đoạn tới

để làm sao mỗi người dân Việt Nam “ai cũng có cơm ăn, áo mặc” như mong ước của Chủ Tịch Hồ Chì Minh Xóa đói giảm nghèo được coi là một trong những nội dung quan trọng ưu tiên hàng đầu trong các mục tiêu phát triển xã hội của các quốc gia Đối với Việt Nam, vấn đề xoá đói giảm nghèo càng trở nên quan trọng, là nhiệm vụ cách mạng cao quý của toàn Đảng, toàn dân, nhất là trong thời kỳ đổi mới

Giảm nghèo là tiền đề, là cơ sở quan trọng để đạt được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay ở nước ta Việt Nam đang được các tổ chức quốc tế đánh giá

là một trong những nước đạt thành quả cao trong chương trính giảm nghèo, một nhiệm vụ cơ bản của mục tiêu thiên niên kỷ Trong Bỏo cỏo "Việt Nam thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ", tỷ lệ nghèo của cả nước từ 30% năm 1992 cũn 8,3% năm 2004, dưới 7% năm 2005 Bộ mặt các xó nghốo, xó đặc biệt khó khăn có sự thay đổi đáng kể, nhất là về kết cấu hạ tầng Chất lượng cuộc sống của người dân ở các xó nghèo được nâng cao, nhất là nhóm hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi và phụ nữ Tuy nhiên, cùng với một bộ phận dân cư trở nên giàu có, thỡ vẫn cũn khụng ớt người nghèo, hộ nghèo đói, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang là thách thức đối với sự phát triển đất nước theo hướng nhanh và bền vững

Đồng thời nghèo đói cũng là vấn đề rất lớn của toàn cầu Trong số hơn 6

tỷ người của thế giới hiện nay có tới 2,6 tỷ người sống nghèo khó với mức thu nhập dưới 2 đô la Mỹ một ngày Hiện nay Việt Nam vẫn là một nước nghèo khi

Trang 6

xếp ở thứ 167 trên thế giới và đến năm 2001 cả nước vẫn còn 17,2% hộ đói nghèo Tính trạng nghèo đói tập trung ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều dân tộc thiểu số Cụ thể là: miền núi đông bắc chiếm 22,4%, miền núi tây bắc chiếm 34%, bắc trung bộ là 35,6% và tây nguyên là 24,9% (MOLISA) Theo thu thập của Quỹ Ford, năm 1991 Việt Nam có 19% dân số là dân đô thị, song đến năm 2007 là 27% và hiện số dân đô thị vẫn tăng mỗi năm khoảng 2%

Trong quá trính phát triển kinh tế – xã hội, những vấn đề đi liền với quá trính đô thị hoá như: mất việc làm, không còn đất canh tác, không được tiếp cận với những dịch vụ cơ bản, không tận dụng được các cơ hội nhằm cải thiện đời sống

… đang là một trong những thách thức lớn đối với những nỗ lực giảm nghèo Nếu như không khắc phục được tính trạng nghèo đói thí xã hội khó có thể đạt được những mục tiêu mà Đảng, Nhà nước đề ra

Một thực tiễn cho thấy, xoá đói giảm nghèo đòi hỏi sự tham gia tìch cực của các cấp uỷ Đảng, chình quyền, kết hợp với các tổ chức quần chúng chình trị – xã hội và sự nỗ lực của mỗi người dân Giải quyết vấn đề xóa đói giảm nghèo cũng

nằm trong “ Các vấn đề chính sách xã hội để giải quyết theo tinh thần xã hội hoá

Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức trong xã hội, các cá nhân và các tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội” (26,tr 114) Xoá đói giảm nghèo là

nhiệm vụ khó khăn và là một quá trính lâu dài, đòi hỏi phải có sự tham gia của mọi nguồn lực trong xã hội, đặc bịêt là hệ thóng rộng lớn của các tổ chức xã hội Các tổ chức chình trị – xã hội tham gia xoá đói giảm nghèo ở nước ta là một nét đặc thù của việc huy động sức mạnh cộng đồng để thực hiện các mục tiêu giảm nghèo và cải thiện đời sống của người dân, đồng thời nâng cao tình chủ động và sự tham gia tìch cực của bản thân người dân và các tổ chức đại diện của họ

Phụ nữ nghèo là nhóm xã hội thường có học vấn thấp, nhận thức hạn chế, gặp nhiều khó khăn trong đời sống kinh tế, sinh hoạt Họ dễ bị tổn thương, rất ìt cơ

Trang 7

hội để cải thiện đời sống và thăng tiến bản thân Phụ nữ nghèo cũng thường là lao động thuần nông hoặc buôn thúng bán bưng, lao động chân tay không chuyên môn

Họ có ìt cơ hội tiếp cận với công nghệ, tìn dụng và đào tạo, thường gặp nhiều khó khăn trong công việc gia đính, thiếu quyền quyết định trong hộ gia đính và thường được trả công lao động thấp hơn nam giới ở cùng một loại việc Phụ nữ có học vấn thấp dẫn đến tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và bà mẹ cao hơn, sức khỏe của gia đính bị ảnh hưởng và trẻ em đi học ìt hơn Hiện nay, phụ nữ chiếm gần 50% trong tổng số lao động nông nghiệp và chiếm tỷ lệ cao trong số lao động tăng thêm hàng năm trong ngành nông nghiệp Mặc dù vậy, những phụ nữ chỉ chiếm 25% thành viên các khoá khuyến nông về chăn nuôi, và 10% các khoá khuyến nông về trồng trọt

ở nước ta, vấn đề nghèo đói được nghiên cứu từ đầu thập niên 90 của thế kỷ

20 đến nay Những cuộc hội thảo khoa học và nghiên cứu thực nghiệm do các cơ quan nghiên cứu thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, đặc biệt là các Tổ chức Quốc tế tại Việt Nam như Liên Hiệp Quốc, Ngân hàng Thế giới… đã đề cập đén rất nhiều khìa cạnh của thực trạng và giải pháp coá đói giảm nghèo trong bối cảnh kinh tế – xã hội vĩ mô… Những nghiên cứu này thường tập trung vào các khìa cạnh chung của phân tầng xã hội và vấn đề nghèo đói ở diện rộng Bên cạnh đó, cũng có nhiều nghiên cứu của các tổ chức phi chình phủ trong nước và quốc tế, các chương trính và đề tài đề cập đến vấn đề xoá đói giảm nghèo ở từng khìa cạnh hoặc trên từng địa bàn cụ thể, tập trung chủ yếu vào các vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc thiểu số

Trong đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu về hoạt động của các tổ chức chình trị – xã hội, đặc biệt là Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, tổ chức này được lựa chọn ví sự năng động và tìch cực của họ trong các hoạt động xoá đói giảm nghèo và đồng thời ví tình đa dạng và linh hoạt của các loại hính hoạt động trong việc trợ giúp các thành viên của mính vươn lên vượt qua đói nghèo Đồng thời cũng tím hiểu về khả năng vươn lên vượt nghèo của bản thân người phụ nữ

Trang 8

nghèo và gia đính họ Điạ bàn tiến hành nghiên cứu là hai xã Cổ Nhuế và Xuân Phương thuộc huyện Từ Liêm – Hà Nội Đây là một trong những xã thuộc vùng nông thôn của Thủ đô Nghèo đói ở đây trong nhiều năm qua đã trở thành vấn đề bức xúc của Đảng bộ và chình quyền các cấp Các hoạt động ở đây không chỉ nhằm xoá được đói, giảm nghèo mà còn làm cho hội viên trở nên tìch cực, năng động và từng bước nâng cao vị thế của mính trong gia đính và xã hội

Hà Nội với diện tìch là 921,8km2 với dân số là 3.216,7 nghín người(2006)

có 9 quận và 5 huyện Tại 4 quận nội thành Hà Nội, dân số vào năm 1954 là 400 nghín người, năm 1991 là 800 nghín người và năm 2006 là 1,2 triệu người Chình

sự gia tăng dân số ở Hà Nội như vậy đã dẫn đến tính trạng nghèo đói Hiện nay với

sự sát nhập với Hà Tây đã lên hơn 6 triệu người

Chình ví vậy hoạt động giảm nghèo là một vấn đề luôn luôn nóng bỏng không chỉ riêng Việt Nam mà cả thế giới, phụ nữ và trẻ em chiếm 80% Từ sự cấp thiết của vấn đề ví vậy tác giả chọn đề tài “ Hoạt động giảm nghèo đối với phụ nữ nghèo ngoại thành Hà Nội”

2.Mục đích nghiên cứu

Mục đìch nghiên cứu của luận văn thể hiện ở các mặt sau:

- Tím hiểu thực trạng nghèo đói của các hộ gia đính tại xã Xuân Phương, Cổ Nhuế

- Làm rõ hoạt động của các đoàn thể với công tác xoá đói giảm nghèo đặc biệt là Hội liên hiệp phụ nữ

- Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động của các tổ chức quần chúng chình trị – xã hội trong hoạt động xoá đói giảm nghèo tại địa bàn xã Xuân Phương và xã

Cổ Nhuế

3 Phương pháp nghiên cứu

1 Phương pháp luận

Trang 9

Sử dụng phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của chủ

nghĩa Mác – Lê nin, vận dụng đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng

Hồ Chì Minh về bính đẳng nam, nữ, dân, giàu, nước mạnh trong nghiên cứu

2 Phương pháp nghiên cứu

a Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi

Số liệu sử dụng trong luận văn là kết quả thu được từ cuộc khảo sát xã hội học được thực hiện tại 2 xã Cổ Nhuế, Xuân Phương thuộc huyện Từ Liêm Hà Nội với 200 phiếu phỏng vấn, Xuân Phương 100 phiếu, Cổ Nhuế 100 phiếu Đối tượng

là phụ nữ nghèo trong các hộ gia đính nghèo các hộ gia đính nghèo ở đây được xác định:

4 Đối tượng, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động giảm nghèo đối với phụ nữ nghèo ngoại thành Hà Nội

b Khách thể nghiên cứu

- Phụ nữ nghèo ngoại thành Hà Nội

Trang 10

- Lãnh đạo chình quyền và Hội phụ nữ tại 2 xã

c Phạm vi nghiên cứu

- Xã Cổ Nhuế, xã Xuân Phương thuộc huyện Từ Liêm

5 Khung lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu

1 Giả Thuyết nghiên cứu :

Trang 11

Điều kiện kinh tế – xã hội

Trang 12

B Nội Dung chình

Chương 1: Cơ sở lý luận

I Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1 Tình hình nghiên cứu về nghèo đói

Thực hiện đường lối Đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đất nước

ta đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội và tạo ra những tiền đề cần thiết để chuyển sang một giai đoạn phát triển mới – giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Việt Nam hiện được cộng đồng thế giới thừa nhận là một trong số ìt quốc gia đã thành công trong công cuộc cải cách kinh tế –

xã hội, văn hoá và ổn định chình trị xã hội, tăng trưởng kinh tế khá Đặc biệt, những thành công trong công cuộc xoá đói giảm nghèo được coi là thành tựu nổi bật của chúng ta trong thời gian qua

Tuy nhiên, để đi đến thành công, chúng ta đã và đang đối mặt với nhiều thách thức để có thể duy trí bền vững các kết quả đạt được Trong đó, những biểu hiện mặt trái của quá trính chuyển sang nền kinh tế thị trường, sự phân tầng mức sống, vấn đề nghèo đói, tệ nạn xã hội, v.v… là những chủ đề đã và đang thu hút sự quan tâm ngày càng lớn của xã hội và đã trở thành nội dung chình của nhiều công trình nghiên cứu ở Việt Nam

Nghiên cứu về vấn đề nghèo đói ở nước ta được rất nhiều cơ quan, tổ chức thực hiện và các kết quả nghiên cứu với quy mô và phạm vi khác nhau đã thể hiện khá nhiều trong vòng 15 năm nay Có thể nhóm những công trính nghiên cứu về nghèo đói dựa theo các tiêu chì khác nhau Từ góc độ giới gồm các nghiên cứu có hoặc không đề cập đến các vấn đề nghèo đói của phụ nữ, nam giới, v.v… Dưới đây xin nêu một số công trính thuộc một vài nhóm nói trên

Trang 13

Về nghiên cứu vĩ mô, một số nghiên cứu chình có thể kể ra bao gồm“ Giảm nghèo ở Việt Nam” của UNICF năm 1995” Vấn đề nghèo đói ở Việt Nam” của ADUKI năm 1995, “Giàu nghèo trong nông thôn hiện nay” của Nguyễn Văn Tiêm

1993, “Vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay” của Nguyễn Thị Hằng năm 1997, v…v Các nghiên cứu vĩ mô cũng đề cập khá chi tiết đến vấn đề phân tầng xã hội ở Việt Nam như “Báo cáo về tính trạng nghèo đói và công bằng

xã hội ở Việt Nam” của Tổ chức Oxfam năm 1999 hay công trính “Kinh tế thị trường và sự phân hoá giàu nghèo ở vùng dân tộc và miền núi phìa Bắc nước ta hiện nay” do Lê Du Phong và Hoàng Văn Hoa chủ biên,

Những nghiên cứu này đề cập đến vấn đề nghèo đói từ nhiều cấp độ khác nhau như vùng, miền, đô thị, nông thôn, xã nghèo và hộ nghèo v.v tuy nhiên, cấp

độ phân tìch chình là các vấn đề và các yếu tố vĩ mô Dựa trên phân tìch vĩ mô và

so sánh, các báo cáo cũng chỉ ra sự chênh lệch về tỉ lệ nghèo đói giữa các vùng, tốc

độ tiến hành xoá đói giảm nghèo và những yếu tố tác động cũng như các giải pháp khắc phục trong những năm tới

Bên cạnh cách phân tìch vĩ mô thí việc áp dụng cách phân tìch vi mô trong nghiên cứu nghèo đói cũng khá phổ biến Vì dụ ở đây là Báo cáo “Việt Nam tiếng nói của người nghèo” của Ngân hàng thế giới năm 1999, “Phụ nữ nghèo nông thôn trong điều kiện kinh tế thị trường “ của Đỗ Thị Bính và Lê Ngọc Hân 1996 v.v… Những nghiên cứu này vận dụng cách phân tìch kết hợp, có tình đến các yếu tố vĩ

mô như thị trường, chình sách chuỷên đổi cơ cấu kinh tế v.v… song chủ yếu và quan trọng nhất vẫn là những phân tìch vi mô, xem xét tính hính và các yếu tác động đến nghèo đói ở cấp hộ gia đính và làng xã

Xem xét từ góc độ giới, có thể nói rằng có khá nhiều các nghiên cứu về nghèo đói không đề cập đến vấn đề giới Chằng hạn các vấn đề giới được đề cập khá rõ nét ở các phân tìch vi mô, song lại khá mờ nhạt hoặc hầu như không được nhắc đến ở các phân tìch vĩ mô về nghèo đói

Trang 14

Đề cập đến các vấn đề nghèo đói của phụ nữ có thể kể đến đề tài “Phỏt triển bền vững nông thôn vùng Bắc Trung Bộ: Xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm, ” Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển Mục đìch chình của đề tài là xem xét, đánh giá thực trạng tỡnh hỡnh nụng thụn vựng Bắc Trung Bộ Việt Nam dưới góc độ thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam và thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ mà Việt Nam đó cam kết, trờn cỏc lĩnh vực chủ yếu: xúa đói giảm nghốo, giải quyết việc làm

Một đề tài khác thuộc nhóm này là “ Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế ở đồng bằng sông Hồng” do trung tâm nghiên cứu Khoa học về Phụ nữ và Gia đính cũng đã tiến hành năm 1996 Bên cạnh vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo, nghiên cứu này cũng đã

đề cập đến vai trò của các đoàn thể chình trị – xã họi như Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội nông dân, v.v trong phát triển kinh tế – xã hội, nói chung và phong trào giảm nghèo nói riêng

Ngoài ra còn rất nhiều công trính nghiên cứu của các cơ quan nghiên cứu thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia nay là Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam và các Tổ chức Quốc tế Tại Việt Nam ( Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Lao động quốc tế, Tổ chức lương nông liên hiệp quốc ) Tất cả những công trính nghiên cứu đó đã đưa ra những phân tìch cụ thể

về thực trạng kinh tế – văn hóa – xã hội của Việt Nam và xem xét vấn đề nghèo đói như là một trong những thách thức đối với phát triển bền vững Trong đề tài này, chúng tôi không đi sâu vào các khìa cạnh đã được làm rõ trong các công trính nghiên cứu trước đó mà tập trung phân tìch làm rõ hoạt động của các tổ chức kinh

tế – xã hội có vai trò quan trọng trong việc giảm nghèo đối với phụ nữ nghèo ngoại thành Hà Nội

2 Thực trạng nghèo đói ở Việt Nam

Trang 15

số nhanh, sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, trính độ sản xuất thô sơ, năng suất lao động thấp cho nên về cơ bản Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước nghèo

Tỷ lệ người nghèo tính theo chuẩn nghèo quốc tế, đó giảm liên tục từ hơn 60% vào năm 1990, xuống 58% vào năm 1993, 37% vào năm 1998, 32% vào năm

2000, 29% vào năm 2002 và còn 18,1% vào năm 2004

Hiện tại (2006) cứ khoảng 10,8% số hộ được xếp vào loại thiếu ăn (nghèo lương thực) theo chuẩn ngheò quốc tế

Theo chuẩn nghèo của chương trính xoá đói giảm ngheò quốc gia, đầu năm

2000 cứ khoảng 2,8 triệu hộ nghèo, chiếm 17,2% tổng số hộ trong cả nước, chủ yếu tập trung vào các vùng nông thôn Các vùng nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỷ lệ nghèo cao hơn con số trung bính này nhiều Có tới 64% số người nghèo tập trung ở vùng núi phìa Bắc, Bắc Trung Bộ, tây Nguyên và Duyên hải miền Trung Cũng theo chuẩn nghèo quốc gia năm 2002 còn 12,9% hộ nghèo và tỷ lệ nghèo lương thực ước lượng 10.87%

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tỷ lệ nghèo của cả nước giảm từ 58% năm 1992 xuống 37% năm 1998 và 14,82% năm 2007, trong đó: Tây Bắc: 32,36%; Đông Bắc: 23,44%; Đồng bằng sông Hồng 9,59%; Bắc Trung Bộ: 23,44%; Duyên Hải miền trung : 16,18%; Tây Nguyên : 21,34%; Đông Nam Bộ: 5,12% và đồng

Trang 16

bằng sông cửu long: 12,85% Một số địa phương cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia như Thành phố Hồ Chì Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Bính Dương …

Tuy vậy, cả nước vẫn còn 59 huyện có tỷ lệ nghèo trên 50% trong đó 27 huyện tỷ lệ nghèo trên 60%, 10 huyện trên 70% và 1 huyện trên 80%; 3006 xã có

tỷ lệ nghèo trên 25%, trong đó có 1378 xã thuộc Chương trính 135 giai đoạn II

Đói nghèo mang tình chất vùng rất rừ rệt Cỏc vựng nỳi cao, vựng sõu, vựng

xa, vựng đồng bào dân tộc ìt người sinh sống, có tỷ lệ đói nghèo khá cao Có tới 64% số người nghèo tập trung tại các vùng miền núi phìa Bắc, Bắc Trung bộ, Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung Đây là những vùng có điều kiện sống khó khăn, địa lý cách biệt, khả năng tiếp cận với các điều kiện sản xuất và dịch vụ cũn nhiều hạn chế, hạ tầng cơ sở rất kém phát triển, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và thiên tai xảy ra thường xuyên

Kết quả dưới đây đây được TCTK tình toán dựa vào số liệu thu nhập bỡnh quõn đầu người của hộ gia đỡnh và chỉ số giỏ tiờu dựng của từng khu vực thành thị/nụng thụn qua cỏc năm để loại từ yếu tố biến động giá Số liệu căn cứ kết quả chình thức Điều tra mức sống hộ gia đỡnh Việt Nam 2002 và kết quả sơ bộ Khảo sát mức sống hộ gia đỡnh Việt Nam năm 2004, Tổng cục Thống kê tình toán tỷ lệ (%) hộ nghèo cho năm 2002 và 2004 theo chuẩn nghèo được Thủ tướng Chình phủ ban hành áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 (200 nghỡn đồng/người/tháng cho khu vực nông thôn, 260 nghỡn đồng/người/tháng cho khu vực thành thị) như sau: Bảng 1.1 Tỷ lệ hộ nghèo 2002 và 2004 theo chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010”

Trang 17

Nguồn:Tổng cục thống kê tháng 7 năm 2005

Mặc dï Việt Nam đã đạt được những thành công rất lớn trong việc giảm tỷ

lệ nghèo, tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng, những thành tựu này vẫn còn rất mong manh

Thu nhập của một bộ phận lớn dân cư vẫn nằm giáp ranh mức nghèo, do vậy chỉ cần những điều chỉnh nhỏ về chuẩn nghèo, cũng khiến họ rơi xuống ngưỡng nghèo và làm tăng tỷ lệ nghèo

Phần lớn thu nhập của người nghÌo là từ n«ng nghiệp Với điều kiện nguồn lực rất hạn chế (đất đai, lao động, vốn), thu nhập của những người nghèo rất bấp bênh và dễ bị tổn thương trước những đột biến của mỗi gia đính và cộng đồng Nhiều hộ gia đính tuy mức thu nhập ở trên ngưỡng nghèo, nhưng vẫn giáp ranh với ngưỡng nghèo đói, do vậy, khi có những dao động về thu nhập cũng có thể khiến họ trượt xuống ngưỡng nghèo Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp cũng tạo nên khó khăn cho người nghèo

Mức độ cải thiện thu nhập của người nghèo chậm hơn nhiều so với mức sống chung và đặc biệt so với nhóm có mức sống cao Sự gia tăng chênh lệch thu nhập giữa nhóm 20% giàu nhất và 20% nghèo nhất (từ 7,3 lần năm 1993 lên 8,9 lần năm 1998) cho thấy, tình trạng tụt hậu của người nghèo (trong mối tương quan với người giàu) Mặc dù chỉ số nghèo đói có cải thiện, nhưng mức cải thiện

ở nhóm người nghèo chậm hơn so với mức chung và đặc biệt so với nhóm người

Trang 18

có mức sống cao Hệ số chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn còn rất cao

Những tỉnh nghèo nhất hiện nay cũng là tỉnh xếp thứ hạng thấp trong cả nước về chỉ số phát triển con người và phát triển giới

Đa số người nghèo sinh sống trong các vùng tài nguyên thiên nhiên rất nghèo nàn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa hoặc ở các vùng Đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung, do sự biến động của thời tiết (bão, lụt, hạn hán ) khiến cho các điều kiện sinh sống và sản xuất của người dân càng thêm khó khăn Đặc biệt, sự kém phát triển về hạ tầng cơ sở của các vùng nghèo đã làm cho các vùng này càng bị tách biệt với các vùng khác Năm 2000, khoảng 20-30% trong tổng số 1.870 xã đặc biệt khó khăn chưa có đường dân sinh đến trung tâm xã; 40% số xã chưa đủ phòng học; 5% số xã chưa

có trạm y tế; 55% số xã chưa có nước sạch; 40% số xã chưa có đường điện đến trung tâm xã; 50% chưa đủ công trình thuỷ lợi nhỏ; 20% số xã chưa có chợ xã hoặc cụm xã

Bên cạnh đó, do điều kiện thiên nhiên không thuận lợi, số người trong diện cứu trợ đột xuất hàng năm khá cao, khoảng 1-1,5 triệu người Hàng năm số hộ tái đói nghèo trong tổng số hộ vừa thoát khỏi nghèo vẫn còn lớn

Nghèo đói là một hiện tượng khá phổ biến ở nông thôn với trên 90% số người nghèo sinh sống ở nông thôn Năm 1999, tỷ lệ nghèo đói về lương thực, thực phẩm của thành thị là 4,6%, trong khi đó của nông thôn là 15,9% Trên 80%

số người nghèo là nông dân, trính độ tay nghề thấp, ít khả năng tiếp cận các nguồn lực trong sản xuất (vốn, kỹ thuật, công nghệ ), thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn do điều kiện địa lý và chất lượng sản phẩm kém, chủng loại sản phẩm nghèo nàn Những người nông dân nghèo thường không có điều

Trang 19

kiện tiếp cận với hệ thống thông tin, khó có khả năng chuyển đổi việc làm sang các ngành phi nông nghiệp Phụ nữ nông dân ở vùng sâu, vùng xa, nhất là nữ chủ

hộ độc thân, phụ nữ cao tuổi là những nhóm nghèo dễ bị tổn thương nhất Phụ nữ nghèo lao động nhiều thời gian hơn, nhưng thu nhập ìt hơn, họ ít có quyền quyết định trong gia đính và cộng đồng do đó có ìt cơ hội tiếp cận các nguồn lực và lợi ích do chính sách mang lại

Bảng 1.2: Tỷ lệ hộ nghèo qua các năm

có tỷ lệ nghèo cao nhất (tỷ trọng nghèo ở các dân tộc ìt người lớn gấp 4 lần so với người Kinh, Hoa, trên thực tế thậm trì còn cao hơn): tỷ lệ nghèo lương thực được cải thiện không nhiều kể từ năm 1993 và tỷ trọng người nghèo ở nông thôn nhiều gấp hơn 2 lần ở đô thị năm 2006 ( 17%/7,7%) [1.tr6]

Phần lớn những người nghèo ở thành thị đều tham gia vào làm việc ở các khu vực không kết cấu

Trong khu vực thành thị, tuy tỷ lệ nghèo đói thấp hơn và mức sống trung bính cao hơn so với mức chung cả nước, nhưng mức độ cải thiện điều kiện sống không đång đều Đa số người nghèo đô thị làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức, công việc không ổn định, thu nhập thấp và bấp bênh

Trang 20

Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế và chủ sở hữu trong khu vực Nhà nước dẫn đến sự dôi dư lao động, mất việc làm của một bộ phận người lao động ở khu vực này, làm cho điều kiện sống của họ càng thêm khó khăn hơn Số lao động này phải chuyển sang làm các công việc khác với mức lương thấp hơn, hoặc không tìm được việc làm và trở thành thất nghiệp

Người nghèo đô thị phần lớn sống ở những nơi có cơ sở hạ tầng thấp kém, khó có điều kiện tiếp cận tới các dịch vụ cơ bản (nước sạch, vệ sinh môi trường, thoát nước, ánh sáng và thu gom rác thải )

Người nghèo đô thị dễ bị tổn thương do sống phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thu nhập bằng tiền Họ thường không có hoặc có ít khả năng tiết kiệm và gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn tạo việc làm

Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa làm tăng số lượng người di cư tự do

từ các vùng nông thôn đến các đô thị, chủ yếu là trẻ em và người trong độ tuổi lao động Hiện tại chưa có số liệu thống kê về số lượng người di cư tự do này trong các báo cáo về nghèo đói đô thị Những người này gặp rất nhiều khó khăn trong việc đăng ký hộ khẩu hoặc tạm trú lâu dài, do đó họ khó có thể tìm kiếm được công ăn việc làm và thu nhập ổn định Họ có ìt cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội và phải chi trả cho các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục ở mức cao hơn so với người dân

đã có hộ khẩu

Ngoài ra, đói nghèo còn chiếm tỷ lệ cao trong các nhóm đối tượng xã hội khác như những người không nghề nghiệp, người thất nghiệp, người lang thang và người bị ảnh hưởng bởi các tệ nạn xã hội (mãi dâm, nghiện hút, cờ bạc )

Tuy nhiên, trong những năm qua, Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn trong công tác xoá đói giảm nghèo Để có những thành tựu to lớn đó không thể không nói tới đến sự tham gia đóng góp của các tổ chức quần chúng chình trị

Trang 21

– xã hội Các đoàn thể như Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên ở tất cả các địa phương cũng tìch cựu tham gia bào phong trào phát triển kinh tế xoá đói giảm nghèo Hội nông dân trong thời kỳ mới có những hoạt động nổi bật Hoạt động của các cấp hội ngày càng hướng về cơ sở, đáp ứng những lợi ìch thiết thực của nông dân ở nhiều địa phương, các cấp hội nông dân

đã tổ chức tập huấn chuyển giao các tìên bộ khoa học, hướng dẫn, tham quan học hỏi kinh nghiệm, hỗ trợ nông dân dưới nhiều hính thức khác nhau

Vai trò của các tổ chức đoàn thể nhân dân trong việc xây dựng và thực hiện chình sách xã hội đối với phụ nữ nông thôn Bản thân các tổ chức đoàn thể nhân dân cũng đang tự đổi mới cho phù hợp với sự nghiệp đổi mới của đất nước, theo yêu cầu của Đảng: “ Hướng vào phục vụ mục tiêu, chương trính kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng ở nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới giàu mạnh, văn minh tiến bộ, trong đó, Hội nông dân phải đóng vai trò nòng cốt” [2 tr71] Trong các chương trính này, hoạt động của Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có vài trò quan trọng Hội có cuộc vận động “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đính” bằng các hính thức giúp nhau về giống, vốn, kinh nghiệm làm ăn, giúp về công lao động, kỹ thuật để sản xuất, kinh doanh có hiệu quả: giúp phụ nữ biết tổ chức cuộc sống gia đính; chiến dịch truyền thông cuốn sách “ những điều cần cho sự sống” trên phạm vi cả nước có tác dụng thiết thực

Ngoài ra, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chình phủ cũng tham gia tìch cực vào công tác xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam Các tổ chức WB, ADB, UNDP, UNICEF, UNFPA, SIDA, OXFAM các nước, Quỹ cứu trợ Nhi đồng các nước… Các tổ chức này tiến hành tư vấn cho Chình phủ và các nhà tài trợ Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực xoá đói giảm nghèo Các tổ chức này còn đưa đến nông thôn Việt Nam, đặc biệt các vùng sâu vùng xa những dự án phát triển sản xuất nhằm xoá đói giảm nghèo Mục đìch các dự án này không cung cấp tài chình cho các địa phương để giảI quyết nghèo đói trước mắt mà cung cấp cho họ những

Trang 22

kiến thức, kỹ năng và vận động người dân tham gia vào quá trính lập kế hoạch cũng như thực hiện và tiếp tục các chương trính đó

2.1.2 Nguyên nhân nghèo đói

Nghèo đói là một hiện tượng kinh tế – xã hội, vừa là vấn đề của lịch sử để lại, vừa là vấn đề của phát triển Nó liên quan trực tiếp tới cuộc sống của các cá nhân, gia đính và cộng đồng xã hội Ví vậy, để giải quyết vấn đề giảm nghèo cần phải xác định được những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng nghèo đói Theo kết quả nghiên cứu có nhiều nguyên nhân sinh ra đói nghèo, trong đó có nhiều nguyên nhân cơ bản : Thứ nhất, do sự biệt lập (có thể là sự biệt lập về địa lý, xã hội, về thông tin); Thứ hai, gặp quá nhiều rủi ro do thiên tai, do không chủ động trong kế hoạch sinh đẻ, do mùa màng thất thu, hoặc bệnh dịch…., Thứ ba, do thiếu nguồn lực cho sản xuất (thiếu lao động, đất đai, vốn…); Thứ tư, do thiếu yếu tố bền vững chủ yếu do rừng ngày càng thu hẹp và Thứ năm, do thiếu sự tham gia vào việc vạch kế hoạch và thực hiện các chương trính của chình phủ Tài liệu này cũng đưa

ra một định nghĩa tổng quát về nghèo khổ là “không đủ năng lực tham gia vào đời sống đất nước, đặc biệt là trong lĩnh vực kinhtế”(Sđd.tr2)

Bên cạnh đó cũng còn rất nhiều nguyên nhân gây ra nghèo đói ở Việt Nam nhưng nói chung nghèo đói ở Việt Nam có nhiều nguyên nhân đó là nguyên nhân khách quan và chủ quan như sau:

Nguyên nhân lịch sử, khách quan: Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc

hậu vừa trải qua một cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, ruộng đồng bị bỏ hoang, bom mín, nguồn nhân lực chình của các hộ gia đính bị sút giảm do mất mát trong chiến tranh, thương tật, hoặc phải xa gia đính để tham gia chiến tranh, học tập cải tạo trong một thời gian dài

Chình sách nhà nước thất bại: sau khi thống nhất đất nước việc áp dụng chình sách tập thể hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp và chình sách giá

Trang 23

lương tiền đó đem lại kết quả xấu cho nền kinh tế vốn đó ốm yếu của Việt Nam làm suy kiệt toàn bộ nguồn lực của đất nước và hộ gia đớnh ở nụng thụn cũng như thành thị, lạm phỏt tăng cao cú lỳc lờn đến 700% năm

Hớnh thức sở hữu: việc ỏp dụng chế độ sở hữu toàn dõn, sở hữu nhà nước và tập thể của cỏc tư liệu sản xuất chủ yếu trong một thời gian dài đó làm thui chột động lực sản xuất

Việc huy động nguồn lực nụng dõn quỏ mức, ngăn sụng cấm chợ đó làm cắt rời sản xuất với thị trường, sản xuất nụng nghiệp đơn điệu, cụng nghiệp thiếu hiệu quả, thương nghiệp tư nhõn lụi tàn, thương nghiệp quốc doanh thiếu hàng hàng húa làm thu nhập đa số bộ phận giảm sỳt trong khi dõn số tăng cao

Lao động dư thừa ở nụng thụn khụng được khuyến khỡch ra thành thị lao động, khụng được đào tạo để chuyển sang khu vực cụng nghiệp, chỡnh sỏch quản

lý bằng hộ khẩu đó dựng biện phỏp hành chỡnh để ngăn cản nụng dõn di cư, nhập

cư vào thành phố

Thất nghiệp tăng cao trong một thời gian dài trước thời kỳ đổi mới do nguồn vốn đầu tư thấp và thiếu hệu quả vào cỏc cụng trớnh thõm dụng vốn của Nhà nước

Nguyờn nhõn chủ quan: sau 20 năm đổi mới đến năm 2005 kinh tế đó đạt

được một số thành tựu nhưng số lượng người nghèo vẫn còn đói, có thể lên đến 26% (4,6 triệu hộ) do cỏc nguyờn nhõn khỏc nhau sau:

Sai lệch thống kờ: do điều chỉnh chuẩn nghèo của Chính phủ lỡn cho gần với chuẩn nghèo của thế giới (1USD/ngày) cho cỏc nước đang phỏt triển làm tỷ lệ nghèoo tăng lờn

Việt Nam là nước cụng nghiệp đến năm 2004 vẫn cũn 74,1% dõn sống ở nụng thụn trong khi tỷ lệ đúng gúp của nụng nghiệp trong tổng sản phẩm quốc gia thấp Hệ số Gini là 0,42 và hệ số chờnh lệch là 8,1 nờn bất bớnh đẳng cao trong khi thu nhập bớnh quõn trờn đầu người cũn thấp

Trang 24

Nguời dân còn chịu nhiều rủi ro trong cuộc sống, sản xuất mà chưa có các thiết chế phòng ngừa hữu hiệu, dễ tái nghèo trở lại như : thiên tai, dịch bệnh, sâu hại, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, thất nghiệp, rủi ro về giá sản phẩm đầu vào và đầu ra do biến động của thị trường thế giới và khu vực như khủng hoảng về dầu mỏ làm tăng giá đầu vào, rủi ro về chình sach thay đổi không lường trước được, rủi ro về chình sách thay đổi không lường trước được, rủi ro hệ thống hành chình kém minh bạch, qun liêu, tham nhũng

Nền kinh tế phát triển không bền vững, tăng trưởng tuy khá nhưng chủ yếu là do nguồn vốn đầu tư trực tiếp, vốn ODA, kiều hối, thu nhập từ dầu mỏ trong khi nguồn vốn đầu tư trong nước còn thấp Tín dụng chưa thay đổi kịp thời, vẫn còn ưu tiên cho vay các doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả thấp, không thế chấp, môi trường sớm bị huỷ hoại, đầu tư vào con người ở mức cao nhưng hiệu quả còn hạn chế, số lượng lao động được đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường còn thấp, nông dân khó tiếp cận tín dụng ngân hàng nhà nước

Ở Việt Nam, sự nghèo đói và HIV/AIDS tiếp tục phá hủy từng kết cấu của tuổi thơ Các em không được thừa hưởng quyền có một tuổi thơ được thương yêu, chăm sóc và bảo vệ trong mái ấm gia đính hoặc được khìch lệ phát triển hết khả năng của mính Khi trưởng thành và trở thành cha mẹ, đến lượt con cái các em có nguy cơ bị tước đoạt các quyền đó ví các hiểm họa đối với tuổi thơ lặp lại từ thế hệ này sang thế hệ khác

Sự chênh lệch lớn giữa các vùng miền, thành thị và nông thôn, giữa các dân tộc về các điều kiện phát triển kinh tế- xã hội hội cũng như phúc lợi xã hội

Môi trường sớm bị hủy hoại trong khi đa số người nghèo lại sống nhờ vào nông nghiệp Hiệu năng quản lý chình phủ thấp

Với kết quả đã điều tra cũng đã nêu lên các nguyên nhân dẫn tới nghèo đói:

Do sự trở ngại về vị trì địa lý và sự phát triển thấp kém của địa phương (xa xôi, hẻo lánh, địa hính hiểm trở, đất đai và các tài nguyên ìt), do bản thân từng gia đính ( không có việc làm, không biết làm ăn, thiếu vốn, đông con, có người tàn tật đau

ốm kinh niên, gặp tai nạn, rủi ro), do hậu qủa chiến tranh (liệt sĩ, gia đính chình sách neo đơn), do các chình sách không thìch hợp Thông qua đó cũng đưa ra các

Trang 25

giải pháp vĩ mô xoá đói giảm nghèo như: đổi mới cơ cấu sản xuất nông nghiệp, đầu

tư cơ sở hạ tầng, phát triển ngành nghề, tìn dụng cho người nghèo kết hợp với các chương trính giáo dục, y tế, kế hoạch hoá gia đính Đặc biệt cần phải kể đến các dự

án lồng ghép tạo việc làm, tăng thu nhập cho dân cư trong thời kỳ nông nhàn [3.tr51-77]

Những nguyên nhân nghèo đói nêu trên cho thấy, các hộ gia đính nghèo, đặc biệt là ở nông thôn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn, việc làm, kỹ thuật trong sản xuất Trong đó, phụ nữ có thể có những khó khăn đặc thù khác với nam giới Nguyên nhân đa dạng đòi hỏi các giải pháp giảm nghèo cũng phải phong phú và đa dạng Chình ví vậy việc xoá đói giảm nghèo sẽ không thể thực hiện một cách hiệu quả ở mỗi địa phương nếu thiếu sự chỉ đạo thường xuyên của cấp uỷ Đảng, sự hỗ trợ tìch cực của chình quyền và sự tham gia toàn diện của các tổ chức chình trị – xã hội , đoàn thể xã hội như Hội Phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội thanh niên…

2.1.3 Giải pháp xoá đói giảm nghèo ở nước ta hiện nay

Xoá đói giảm nghèo là một trong những chương trính lớn được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta Trong gần 20 năm đổi mới, nhờ thực hiện cơ chế, chình sách phù hợp với thực tiễn nước ta, công cuộc xoá đói, giảm nghèo đã đạt được thành tựu đáng kể, có ý nghĩa tó lớn cả về kinh tế, chình trị, xã hội và an ninh – quốc phòng, phát huy được bản chất tốt đẹp của dân tộc ta và góp phần quan trọng sự nghiệp phát triển đất nước bền vững Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh trong khoảng thời gian 5 năm từ 17,2% năm 2001 với 2,8 triệu

hộ, xuống còn 8,3% năm 2004 với 1,44 triệu hộ, bính quân mỗi năm giảm 34 vạn

hộ, đến cuối năm 2005 còn khoảng dưới 7% với 1,1 triệu “ Những thành tựu giảm nghèo của Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất trong phát

Trang 26

triển kinh tế Đó là đánh giá trong “Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2004” của Ngân hàng thế giới

Sự thành công của chiến lược xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam được hội tụ bởi nhiều nguyên nhân Trên hết là do Đảng và Nhà nước đã rất quyết tâm thực hiện các giải pháp mạnh mẽ với cuộc chiến chống đói nghèo Một loạt các chương trính, dự án đã được thực hiện; Chương trính 135 hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn; Chương trính 773 về tạo việc làm mới; Chương trính 327 về phủ xanh đất trồng đồi núi trọc; Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; Dự án khôi phục phát triển làng nghề; Chương trính đánh bắt xa bờ… Trong khi tiến hành các biện pháp xoá đói giảm nghèo, chủ trương giúp người nghèo về vốn và kiến thức làm ăn là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu Với phương châm “cho cần câu hơn cho xâu cá” hướng đI này đã thực sự giúp người nghèo chủ động vươn lên thoát khỏi đói nghèo, một cách khá vững chắc Giúp người nghèo thoát nghèo bằng lao động theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, đang tiếp tục được thực hienẹ ngày một hiệu quả rong thực tiễn cuộc sống

Để thực hiện mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới từ 22% năm 2005 xuống còn 11% năm 2010, cải thiện đời sống người nghèo, hạn chế tốc độ gia tăng chênh lệch về thu nhập, mức dống giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo, trong thời gian tới, cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản sau đây:

Dựa trên sự tăng trưởng kinh tế, việc làm để nâng cao đời sống cho người nghèo: Bảo đảm nền kinh tế tăng trưởng cao, bền vững là điều kiện tiên

quyết để giảm nghèo Kinh nghiệm trên thế giới và thực tế ở nước ta cho thấy trong gần một thập kỷ vừa qua nước ta đạt được thành tựu tìch cực về giảm nghèo

là dựa trên sự tăng trưởng kinh tế cao và liên tục Phát triển kinh tế, xã hội đồng bộ

từ miền xuôi đến miền núi, từ vùng thuận lợi đến vùng sâu, vùng xa Chú trọng giúp các địa phương nghèo phát triển kinh tế thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế,

Trang 27

cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phát triên sản xuất hàng hoá, đổi mới cơ cấu lao động theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch

vụ, giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp Có như vậy mới tạo nhiều việc làm ở các thành thị và nông thôn Việc giảm tỷ lệ nghèo đói nghiêm trọng ở miền núi, vùng sâu, vùng xa đòi hỏi có sự đầu tư mạnh mẽ, liên tục của Nhà nước và sự chủ động vượt lên của chình địa phương và người nghèo ở những nơI này

Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển các loại hình dịch vụ, giáo dục, y tế, văn hoá và bảo vệ môi trường Đẩy mạnh xây dựng và phát triển

cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, hệ thống điện, trường học, cơ sở khám chữa bệnh và các thiết chế văn hoấ cho các địa phưong nghèo để sớm khắc phục tính trạng thiếu điện, thiếu nước sạch, thiếu thuốc chữa bệnh, thiết bị y tế, đặc biệt chú trọng đào tạo, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế và cung cấp đầy đủ thuốc chữa bệnh, phù hợp với thu nhập của người dân; bảo đảm cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội, đặc biệt là về chăm sóc y tế, giáo dục kế hoạch hoá gia đính, sẽ làm giảm bớt những hậu quả trước mắt và nguồn gốc của nghèo đói

Xã hội hoá các hoạt động xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt là về nguồn lực

Trong công cuộc xoá đói giảm nghèo nguồn lực của nhà nước vừa có vài trò chủ

đạo, vừa mang tình xúc tác, khơi nguồn nguồn lực của cộng đồng, của quốc tế cũng có vai trò rất quan trọng Xây dựng và phát triển các chương trính “ những tấm lòng từ thiện”; “ Nối vòng tay lớn”; “Một thế giới trái tim”… đã thu hút đông đảo các cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội trong nước và quốc

tế tham gia hỗ trợ người nghèo Cuộc vận động “Ngày ví người nghèo “, “xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo”, đã giúp cho hàng trăm nghín hộ nghèo sửa chữa hoặc xây mới được nhà ở Các mô hính tìn dụng – tiết kiệm, nông dân sản xuất giỏi, thanh niên làm kinh tế, v.v đã góp phần cải thiện sống cho nhiều thành viên của các tổ chức, các đoàn thể xã hội

Trang 28

Đổi mới công tác tổ chức, bảo đảm tình công khai, minh bạch và làm rõ trách nhiệm trong việc lập kế hoạch, tạo điều kiện để chình quyền địa phương chủ động, người dan bàn bạc, thảo luận, nhằm tạo ra sự đồng thuận và hợp tác, quyết tâm vượt nghèo, vươn lên làm giàu của các xã nghèo, vùng nghèo và chình bản thân người nghèo trong quá trính triển khai chương trính xoá đói, giảm nghèo Sắp tới, để thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm 2006-2010 và Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng, Chình Phủ sẽ tiếp tục tạo lập động lực phát triển mạnh mẽ kinh tế – xã hội, đồng thời chủ động chỉ đạo thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo với sự đồng tâm hiệp lực của các ngành, các cấp, của cả cộng đồng, của các

tổ chức kinh tế, xã hội và của chình người nghèo

II Cơ sở lý luận của luận văn

1 Quan điểm lý luận cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin

Trong luận văn này, chúng tôi vận dụng quan điểm Chủ nghĩa Mác – Lê nin với phụ nữ nghèo như quan điểm tiếp cận hệ thống, quan điểm phát triển, quan điểm lịch sử cụ thể và lý thuyết phân tầng xã hội

Quan điểm tiếp cận hệ thống

Trong Bộ “Tư Bản”, Marx đã vận dụng nguyên lý tình hệ thống trong mối quan hệ hữu cơ với nguyên lỹ phát triển để phân tìch một hệ thống kinh tế xã hội

cụ thể trong phép duy vật biện chứng Trên cơ sở này, hệ thống được hiểu là một phức hợp những yếu tố có liên quan với nhau một cách nhân quả tạo ra một chỉnh thể thống nhất Các nghiên cứu hệ thống thường hướng tới những vấn đề phức tạp, qui mô lớn nhằm không những nhận thức ra bản chất vấn đề và đối tượng nghiên cứu mà còn tạo ra những phương tiện để giải quyết những vấn đề đã được nêu ra

Nghèo đói là một vấn đề kinh tê – xã hội phức tạp, không chỉ đơn thuần là vấn đề kinh tế cho dù hầu hết các chỉ báo của nó đều dựa trên số đo về kinh tế

Trang 29

Chình ví vậy, nếu chỉ dựa trên sự gia tăng trưởng kinh tế cao thí chưa giải quyết được tận gốc của vấn đề nghèo đói Nguyên nhân nghèo đói trước hết từ kinh tế, sau nữa là hệ qủa từ sự tác động tổng hợp các yếu tố chình trị, văn hoá, xã hội Như vậy, vấn đề nghèo đói là vấn đề xã hội tổng hợp từ nhiều nguyên nhana khác nhau Để giải quyết vấn đề, nghèo đói cần phải được nhín nhận từ nhiều góc độ khác nhau và xây dựng những giải pháp tổng hợp và có hệ thống với sự kết hợp của nhiều Ban, ngành, các cơ quan từ trung ương tới địa phương, các tổ chức, đoàn thể trong xã hội và những người dân Chình sự tham gia của các tầng lớp, tổ chức trong xã hội sẽ huy động được nguồn lực to lớn để hoàn thành sự nghiệp xoá đói giảm nghèo mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra

Nghiên cứu về xoá đói giảm nghèo theo quan điểm tiếp cận hệ thống sẽ cho chúng ta thấy được đầy đủ các nhân tố kinh tế, chình trị, xã hội, văn hoá, môti trường… ảnh hưởng đến quá trính xoá đói giảm nghèo ở nước ta Bên cạnh đó, cũng thấy được hoạt động giảm nghèo và hiệu quả của các tổ chức chình trị xã hội

Quan điểm phát triển

Vấn đề nghèo đói có thể coi là đã gắn với sự phát triẻn của nền văn minh nhân loại Xã hội loài người đã phát triển qua nhiều nấc thang lịch sử do trính độ lực lượng sản xuất quyết định Bằng lao động sản xuất, con người khai thác thiene nhiên để tạo ra của cải vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu của con người nư ăn, mặc,

ở, v,… Năng suất lao động ngày càng cao thí của cải vật chất ngày càng nhiều, nhu cầu sống được đáp ứng đầy đủ hơn và trái lại năng suất lao động thấp thí của cải thu về ìt và con ngừi rơi vào tính trạng nghèo đói Ngya trong thời kỳ tiền sử, loài người trong khi tách ra khỏi thế giới động vật trong tự nhiên để trở thành người và

tổ chức đời sống xã hội thí thường xuyên phải đối mặt với cảnh nghèo đói Khi xuất hiện con người với thân phận nô lệ như một thứ hàng hoá(chế độ chiếm hữu

nô lệ) hoặc là kẻ làm thuê kiếm sống (chế độ phong kiến) thí nghèo đói diễn ra như

Trang 30

là hệ qủ của áp bức xã hội, chế độ người bóc lột người Trong xã hội này, sự giàu

có ở cực này là dựa trên sự bóc lột, bần cùng hoá của cực khác

Đến thời kỳ ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản thí chủ yếu vẫn dựa trên phương thức bóc lột đối với người lao động Điều này dẫn tới sự phân hoá rõ rệt trong xã hội Như vậy, trong các chế độ tư hữu và bóc lột thống trị, nghèo khổ, đối kháng giai cấp và phân cực xã hội là hiện tượng dình liền nhau trong một tất yếu nhân quả hữu cơ không thể tách rời nhau Nó thuộc về bản chất kinh tế – chính trị của xã hội đó Do vậy nghèo đói vẫn tồn tại như một tất yếu tự nhiên trong các

xã hội này

ở Việt Nam, nghèo đói và phát triển là hai vấn đề có quan hệ mật thiết với nhau Trong quá trính phát triển chung của nền kinh tế – xã hội, tính trạng nghèo đói ảnh hưởng có tác động tiêu cực tới sự ổn định và phát triển kinh tế Nếu không giải quyết tìch cực và có hiệu quả thí nghèo đói sẽ tác động làm tốc độ tăng trưởng không đạt được kết quả như mong muôna, kéo tụt lùi sự phát triển chung của cả đất nước Ngược lại nếu quá ưu tiên cho xoá đói giảm nghèo thí ảnh hưởng tới việc đầu tư cho tăng trưởng phát triển kinh tế Ví vậy, vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nươc ta hiện nay được nhín nhận như một yếu tố của sự phát triển

Quan điểm lịch sử cụ thể

Nghiên cứu về sự xuất hiện nghèo đói và diễn biến của quá trính nghèo đói trong sự phát triển của xã họi cụ thể về không gian, dân tộc, nền văn hoá…Quan điểm này làm sáng tỏ những quy luật chung và những quy luật đặc thù của vấn đề nghèo đói gắn liền với sự phát triển của xã hội

Trong bối cảnh này, việc khi nghiên cứu về nghèo đói và hoạt động giảm nghèo của các tổ chức chình trị – xã hội trong việc xoá đói giảm nghèo đối với phụ

nữ nghèo là xuất phát từ đời sống của từng hộ gia đính, từng địa phương, từng vùng, miền trong sự phát triển kinh tế – xã hội cung của đất nước, không tách rời một cách siêu hính với các nhân tố khác Khi xem xét vấn đề nghèo đói duới góc

Trang 31

độ lịch sử cụ thể, chúng ta có thể thấy được những đặc điểm chung và những đặc trưng riêng của từng địa phương để có thể xây dựng những chình sách, giải pháp phù hợp với từng địa phương Đối với các tổ chức đoàn thể như Hội phụ nữ cũng

sẽ có những chương trính hoạt động riêng phù hợp với đặc thù của địa phương để giúp đỡ các hội viên phát triển kinh tế tiến tới xoá bỏ nghèo đói ra khỏi cuộc sống

2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về xoá đói giảm nghèo

Lần tím trong các trước tác của Chủ tịch Hồ Chì Minh, chúng ta sẽ tím thấy những tư tưởng của Người về xoá đói giảm nghèo, và những tư tưởng đó được đề cập từ rất sớm Sinh ra trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân pháp đô hộ, nhân dân Việt Nam rơi vào hoàn cảnh đói khổ, lầm than, và sống đời nô lệ, Nguyễn ái Quốc quyết tâm ra đi tím đường cứu nước với ham muốn tột bậc : giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành

Sau thời giam bôn ba nước ngoài và tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin, Nguyễn ái Quốc ( Hồ Chì Minh ) đi đến kết luận quan trọng: chỉ có chủ nghĩa xã hội – chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được nhân dân lao động khỏi ách áp bức bóc lột bất công, mới xoá bỏ triệt để nguồn gốc bất công, mang lại cuộc sống ấm

no tự do hạnh phúc cho con người

Theo Chủ tịch Hồ Chì Minh, chủ nghĩa xã hội phải thể hiện tình ưu việt hơn

so với các chế độ xã hội trước: “ Nhà nước xã hội chủ nghĩa và dân chủ nhân dân chỉ lo làm lợi cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao dộng, ngày càng tiến bộ về vật chất và tinh thần, làm cho trong xã hội không có người bóc lột người” [4.tr.276]

Chủ tịch Hồ Chì Minh thường định nghĩa về chủ nghĩa xã hội bằng cách xác định mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, chỉ rõ phương tiện, phương hướng để đạt mục tiêu đó Trong nhiều bài viết, khi đặt vấn đề “chủ nghĩa xã hội là gí?” Người tự trả lời : chủ nghĩa xã hội là “làm cho đời sống nhân dân ngày càng sung sướng, ăn no, mặc ấm, được học hành, ốm đau có thuốc” [5 tr 590]

Trang 32

Ngay từ những ngày đầu cách mạng Người đã chăm lo đến đời sống nhân dân : hễ dân đói là Đảng và Chình phủ có lỗi, hễ dân rét là Đảng và Chình phủ có lỗi, hễ dân đói là Đảng và Chình phủ có lỗi, hễ dân rét là Đảng và Chình phủ có lỗi, hễ dân ốm đau bệnh tật là Đảng và Chình phủ có lỗi, hễ dân không được học hành là Đảng và Chình phủ có lỗi

Ngay sau khi Cách Mạng tháng Tám giành chình quyền thành công, người xem đói nghèo cũng là một thứ giặc nguy hiểm như giặc dốt – giặc ngoại xâm, ví vậy Người đã sớm phát động cuộc thi đua ái quốc kêu gọi toàn dân bằng nhiều phương pháp cách thức khác nhau để giúp nhân dân: tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, nhường cơm xẻ áo, quyên góp gạo cứu đói…

Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, Người đã chủ trường đẩy mạnh tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, ngay hồi ấy Người đã có tư tưởng về xoá đói giảm nghèo Trong phiên họp đầu tiên của Chình phủ ngày 03/9/1945, Người đã nêu sáu vấn đề cấp bách trong

đó cứu đói là một trong sáu nhiệm vụ cấp bách hàng đầu Người nói : nhân dân đang đói Hơn hai triệu đồng bào chúng ta đã chết đói ví chình sách độc ác của bọn Pháp, Nhật Những người sắp chết đói nay cũng bị đói Chình phủ ta phảI làm thế nào cho họ sống

Người nêu ra biện pháp khắc phục: Tôi đề nghị với Chình phủ là phát động một chiến dịch tăng gia sản xuất, tôI đề nghị mở một cuộc lạc quyên Mỗi ngày một lần tất cả đồng bào chúng ta nhịn ăn một bữa Gạo tiết kiệm được sẽ góp lại và phát cho người nghèo

Vậy xoá đói giảm nghèo là trách nhiệm của toàn xã hội, Người kêu gọi toàn dân đoàn kết phát huy tinh thần nhân ái, giá trị truyền thống của dân tộc “lá lành đùm lá rách” để giúp đỡ nhân dân vượt qua đói nghèo Giành chình quyền về tay nhân dân rồi phải làm sao cho nhân dân thấy được giá trị của tự do mà dân vẫn còn đói nghèo cực khổ thí độc lập tự do không có ìch gí” [6 tr.56]

Trang 33

Người đã khởi xướng , đề xuất và gương mẫu thực hiện phong trào hũ gạo cứu đói, với nghĩa cử cao đẹp mỗi tuần nhịn ăn một bữa, cùng với phong trào “tuần

lễ vàng” Người đã huy động sức mạnh to lớn của toàn thể đồng bào vào cuộc vận động này để cứu giúp dân nghèo và xây dựng đát nước, Người coi kinh tế là cơ sở nền tảng phục vụ cho phát triển con người nó chi phối các lĩnh vực khác, nên Người căn dặn phải xây dựng kinh tế trước, bởi muốn nâng cao đời sống nhân dân, muốn cho phát triển con người cần phải có điêu kiện, tiền đề vật chất Người kêu gọi: muốn có chủ nghĩa xã hội thí không có cách nào khác là phải dốc lực lượng của mọi người ra để sản xuất…tất cả chúng ta bất kỳ cấp ngành nào, đều phảI góp sức làm cho sản xuất phát triển

Chủ tịch Hồ Chì Minh rất quan tâm đến vấn đề phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, Người rất thông cảm và hiểu rõ đồng bào các dân tộc miền núi, nơi có trính độ kinh tế kém phát triển, thí các dân tộc anh em khác có điều kiện hơn phải giúp đỡ họ thoát nạn bần cùng, hướng dẫn họ cách thức làm ăn, giúp

họ tổ chức sản xuất xoá bỏ mê tìn dị đoan… để đồng bào dân tộc thiểu số xây dựng lại cuộc sống mới

Người thường lưu ý rằng: việc chăm lo đời sống cho đồng bào các dân tộc coi như việc đánh thắng giặc nghèo khổ lạc hậu Người chỉ dẫn phải ẩy mạnh tăng gia sản xuất đi liền với tiết kiệm, làm nhiều tiêu ìt, làm chóng tiêu chậm, tức là đủ

Điều mới mẻ trong tư tưởng của Người về xoá đói giảm nghèo đó là, đi kèm với tăng gia sản xuất phảI thực hành tiết kiệm, có vậy mới đảm bảo chắc chắn lau dài công cuộc XĐGN

Đến nay tư tưởng này vẫn còn giữ nguyên giá trị, hiện nay chúng ta hính thành quỹ xoá đói giảm nghèo, giúp người đói nghèo là áp dụng những trường hợp

cụ thể với một bộ phận dân cư đặc biệt Đó là những biện pháp tính thế nhất thời mang tình nhân đạo, còn về lâu dài phải hướng dẫn cách thức làm ăn, trợ giúp về vốn kỹ thuật … để họ tự vươn lên thoát nghèo, cho họ cần câu và hướng dẫn cách

Trang 34

câu mới là biện pháp lâu dài, chỉ có phát triển sản xuất mới xoá đói giảm nghèo bền vững, bản thân người nghèo mới có thể chủ động thoát nghèo Chủ tịch Hồ Chì Minh đánh giá rất cao sức mạnh của dân Người yêu cầu: đem tài dân, sức dân mà giải phóng cho dân

Theo Người xoá đói giảm nghèo phải là: “ Làm cho người nghèo thí đủ ăn, người đủ ăn thí khá giả, người giàu thí giàu thêm”[7.tr.62]

Vậy là, mọi thành viên trong xã hội không ngừng phấn đấu vươn lên vượt qua cửa ải đói nghèo, Người quan niệm xã hội mà chúng ta xây dựng là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” nó xa lạ với đói nghèo bần cùng, lạc hậu, là xã hội giàu về kinh tế, lành mạnh về văn hoá xã hội, quan niệm này hàm chứa ý nghĩa to lớn trong việc giảI phóng sức sản xuất, hướng đến phát triển toàn diện con người

Qua đó chúng ta thấy rằng ý nghĩa sâu xa trong tư tưởng XĐGN của Người bên cạnh xoá đói giảm nghèo về vật chất phải chú ý cả xoá đói giảm nghèo về tinh thần, không nên phiến diện một chiều chỉ tập trung về kinh tế, mà bỏ quên văn hoá tinh thần lúc ấy sẽ xuất hiện nguy cơ, lực cản nguy hiểm ảnh hưởng đến sự phát triển, tư tưởng này đến nay vẫn thể hiện rõ tình thời sự của nó rằng: phát triển bền vững phải bao hàm cả vật chất và tinh thần Đó là giá trị thật sự trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chì Minh về xoá đói giảm nghèo, mà chúng ta cần vận dụng sáng tạo trong điều kiện tính hính mới, phấn đấu đạt mục tiêu chung: dân giàu, nước mạnh,

xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

3 Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về xoá đói giảm

nghèo

Xoá đói giảm nghèo là một trong những chình sách ưu tiên hàng đầu trong quá trính phát triển kinh tê – xã hội, ví vậy các chình sách phát triển kinh tế – xã hội đều hướng vào người nghèo, xã nghèo, tạo động lực, tạo tiền đề cho XĐGN

Trang 35

Ngay từ khi nước ta mới dành độc lập(1945), Chủ tịch Hồ Chì Minh đã xác định nghèo đói là một thứ “giặc”, cũng như giặc dốt, giặc ngoại xâm Người chỉ ra rằng:

“Chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc”

và chủ trương khuyến khìch mọi người làm giàu với mục tiêu: “Làm cho người nghèo thí đủ ăn, người đủ ăn thí khá giàu, người khá giàu thí giàu thêm” Tư tưởng Hồ Chì Minh nêu trên là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi chủ trương, chình sách của Đảng và Nhà nước ta về xoá đói giảm nghèo trong mọi thời kỳ

Xoá đói giảm nghèo là một trong những chình sách xã hội cơ bản, được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm Chình ví vậy, cùng với việc tạo ra những động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Đảng và Nhà nước ta còn chủ trương khuyến khìch làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá đói giảm nghèo bền vững

Nghị quyết Đại hội VII của Đảng đã chỉ rõ : Cùng với quá trính đổi mới, tăng trưởng kinh tế, phảI tiến hành công tác xoá đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội, hạn chế sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa các

vùng Đại hội VIII của Đảng đã xác định rõ: “xóa đói giảm nghèo là một trong

những chương trình phát triển kinh tế, xã hội vừa cấp bách trước mắt, vừa cơ bản lâu dài” và nhấn mạnh phải thực hiện tốt chương trính xoá đối giảm nghèo, nhất là

đối với vùng căn cứ cách mạng, vùng đồng bào dân tộc Xây dựng và phát triển quỹ xoá đói giảm nghèo bằng nhiều vốn trong và ngoài nước, quản lý chặt chẽ, đầu

tư đúng đối tượng và có hiệu quả và đề ra chỉ tiêu “ Giảm tỷ lệ đói nghèo xuống còn khoảng 10% vào năm 2000, bính quân giảm 300 nghín hộ/ năm Trong

2 - 3 năm đầu của kế hoạch 5 năm, tập trung xoá cơ bản hộ đói kinh niên”

Những quan điểm và chủ trương trên đã được cụ thể hoá bằng chình sách, cơ chế, chương trính, dự án và kế hoạch nhằm tập trung phát triển nông nghiệp, nông thôn; xây dựng các công trính thuỷ lợi để phục vụ sản xuất và đời sống bảo đảm an ninh lương thực; đây nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi;

Trang 36

thực hiện chình sách tìn dụng, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm hàng hoá nhằm phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, nhất là người nghèo Cùng với những chình sách hỗ trợ phát triển kinh tế, Nhà nước còn ban hành và thực hiện những chình sách hỗ trợ về giáo dục, y tế, văn hoá, thông tin … nhằm cảI thiện và nâng cao đời sống của dân cư, đặc biệt ở những vùng có nhiều khó khăn, góp phần xoá đói giảm nghèo bền vững

Để cụ thể hoá các chủ trương, đường lối của Đảng, Chình phủ đã có những chình sách cơ chế, chương trính dự án và kế hoạch hàng năm nhằm tập trung phát triển nông nghiệp – nông thôn; xây dựng các công trính thuỷ lợi để phục vụ sản xuất; hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôI; đảm bảo an ninh về lương thực

Để thực hiện hiệu quả mục tiêu xoá đói giảm nghèo Chình phủ đã đưa ra nhiều chình sách lớn để hỗ trợ phát triển kinh tế, trợ giúp người nghèo như: Chương trính mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001-2005 do Thủ tướng ban hành (Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg ngày 27/9/2001) Tiếp đó Chình phủ phê duyệt chương phê duyệt chương trính phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 Chình phủ ra quyết định số 05/1998/QĐ-TTGg ngày 14/1/1998 của Thủ tướng Chình phủ về quản lý chương trính mục tiêu Quốc Gia

Ngoài ra, Chình phủ đã ban hành nhiều các văn bản pháp quy như: Quyết định 80/1998/QĐ-TTG ngày 9-4-1998; Quyết định 05/1998/QĐ-TTG ngày 14/01/1998; Quyết định số 71/2001/QĐ-TTG ngày 04/5/2001; Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004; Quyết định 290/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006… Để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc các hộ nghèo có khả năng tiếp cận với nguồn vốn để phát triển kinh tế hộ gia đính tiến tới phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo

Trang 37

4 Lý thuyết phân tầng xã hội (Lý thuyết phân tầng xã hội của K.Marx và

M.Weber)

K.Marx là người đại biểu nhất của lý thuyết xung đột Thông qua các tác phẩm “Bản thảo kinh tế triết học”; Bộ “Tư bản”, K.Marx đã chỉ ra những điều bất hợp lý trong việc thụ hưởng lợi ìch từ lao động K.Marx đã cố gắng phân tìch toàn

bộ quá trính lịch sử loài người qua các hính thái kinh tế – xã hội và mỗi hính thái này đặc biệt là hính thái tư bản chủ nghĩa ông đã cố gắng chỉ ra quan hệ sản xuất là quan hệ xã hội cơ bản nhất ông sử dụng thuật ngữ giai cấp để chỉ ra các tập đoàn người hưởng các quyền lợi khác nhau Mỗi hính thái kinh tế – xã hội đều có sự bất bính đẳng giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị Giữa hai giai cấp này luôn luôn tồn tại một mâu thuẫn đối kháng và để thủ tiêu mâu thuẫn này cần phải thực hiện bằng một cuộc cách mạng xã hội Theo K.Marx, hính thái kinh tế – xã hội thứ 5 ( Cộng sản chủ nghĩa ) dường như quay lại hính thái kinh tế xã hội của cộng sản nguyên thuỷ nhưng ở trính độ cao của tiến bộ xã hội Nói cách khác, ở đó sẽ không còn tồn tại sự bất bính đẳng và phân tầng xã hôi giai cấp

M.Weber lại đưa ra quan điểm nhín nhận về phân tầng xã hội dưới góc độ khác Ông không tuyệt đối hoá quan hệ kinh tế là một chỉ báo duy nhất để xem xét

sự phân tầng xã hội M.Weber cho rằng sự phân tầng trong xã hội không chỉ được tạo nên bởi yếu tố kinh tế mà còn bởi uy tìn xã hội, quyền lực chình trị, M.Weber nhấn mạnh yếu tố thị trường như là cơ sở cho yếu tố kinh tế Thị trường cho phép phân định các trính độ kỹ năng của ngừơi lao động cùng với khả năng khan hiếm của các kỹ năng đặc biệt Một khi những kỹ năng đó được bán trên thị trường lao động không vượt quá cầu thí những kỹ năng này vẫn nhận được những giá trị cao hơn kỹ năng khác Do đó, ông cho rằng phân tầng xã hội là do sự tác động của đa nhân tố không chỉ là một yếu tố kinh tế

Ví vậy trong luận văn, khi vận dụng cách tiếp cận của lý thuyết phân tầng xã hội theo quan điểm của K.Marx và sự tác động đa nhân tố của M.Webr khi nghiên

Trang 38

cứu về xoá đối giảm nghèo ở nươc ta hiện nay thí yếu tố kinh tế được xem như đóng vai trò quyết định nhất Ngoài ra, chúng tôi cũng vận dụng cách tiếp cận của M.Weber về cách phân tìch cơ may và hoàn cảnh kinh tế của mỗi cá nhân trong thị trường, vị thế, vai trò và địa vị của họ trong hệ thống quyền lực để xem xét vai trò của các tổ chức quần chúng chình trị – xã hội Tất cả những yếu tố đó sẽ nâng cao

vị thế và vai trò của phụ nữ trong việc phát triển kinh tế xoá đói giảm nghèo

5.Quan điểm tiếp cận giới

Trong những năm 80 của thế kỷ XX, quan điểm tiếp cận giới được vận dụng trong các công trính nghiên cứu và các chương trính, dự án kinh tế, xã hội ở Việt Nam, đặc biệt là khi xem xét vai của phụ nữ trong gia đính và xã hội Các lý thuyết

về giới đề cập đến quan hệ xã hội của nữ giới và nam giới trong mọi lĩnh vực của đời sống Vai trò giới được xác định dựa trên sự phân công lao động theo giới Công việc ngừơi phụ nữ được chia làm 3 loại: sản xuất, tái sản xuất xã hội và công việc cộng đồng

Hoạt động sản xuất xã hội : Hoạt động này liên quan đến sản xuất hàng hoá, dịch vụ, trao đổi hàng hoá và mua bán, làm ruộng, làm thuê, tự tổ chức công việc… Hoạt động sản xuất là loại hoạt động được trả công hay tạo ra thu nhập Phụ

nữ và nam giới đều có khả năng tham gia vào hoạt động sản xuất song phần lớn chức năng và trách nhiệm đối với từng loại hoạt động thường khác nhau và tuỳ thuộc vào phân công lao động theo giới Hoạt động sản xuất của người phụ nữ thường bị đánh giá thấp hơn so với nam giới và người phụ nữ cũng tham gia làm những công việc tương ứng với nam giới nhưng họ lại được trả công thấp hơn hẳn Đây là điểm bất hợp lý trong việc nhín nhận xem xét vai trò của người phụ nữ trong hoạt động sản xuất tạo ra thu nhập để góp phần phát triển kinh tế gia đính Bên cạnh đó, do bị đánh giá một cách hạn chế nên nguời phụ nữ cũng có ìt cơ hội được tiếp cận và quản lý các nguồn lực như vốn, kỹ thuật …

Trang 39

Hoạt động tái sản xuất (Reproductive work): Hoạt động tái sản xuất liên quan đến việc chăm sóc và duy trí hộ gia đính Nó liên quan đến việc mang thai, chăm sóc con cái, chăm lo cuộc sống của gia đính … Tái sản xuất là loại hoạt thiết yếu để duy trí cuộc sống của con người Trên thực tế, loại hoạt động này rất ìt khi được coi là “ hoạt động chình” mà thường là “công việc không lương” và thường

do phụ nữ đảm nhiệm Số liệu điều tra cơ bản về gia đính cho thấy khoảng 80% người vợ đảm nhận chình việc nấu ăn, mua thực phẩm, giặt giũ quần áo; khoảng 40% đảm nhận chình việc chăm sóc con; 28% chăm sóc người già, người ốm Tỷ

lệ làm các công việc trên của người chồng với tư cách là người đảm nhận chình chỉ

là 2-3% [36;tr 56]

Hoạt động cộng đồng(Community work): là hoạt động liên quan đến những hoạt động tập thể như cải thiện điều kiện và môi trường sống tại cộng đồng Loại hoạt động này ìt khi được coi là đem lại lợi ìch về kinh tế Trên thực tế, vai trò của người phụ nữ trong cộng đồng, nhất là phụ nưc nông thôn không được đánh giá cao, họ thường ìt được bày tỏ quan điểm, nhu cầu của mính cũng như ìt được tham gia vào quá trính ra quyết định về các hoạt động ở cộng đồng, trong đó có công tác xoá đói giảm nghèo

Khi xem xét mối quan hệ giới trong một cộng đồng nhất định nhất thiết phải phân tìch vài trò giới đang tồn tại trong cộng đồng đó và sự phân công lao đọng theo giới ở 3 loại hính trên Lý thuyết giới cũng cho rằng sự phân công vai trò xuất phát từ sự thuận lợi về sinh học và sự phân công của xã hội Ngoài ra, phân công lao động theo giới còn gắn liền với các giá trị chuẩn mực xã hội, đặc trưng về văn hoá và khác nhau về thời giam, không gian Vai trò giới còn thể hiện sự mềm dẻo

và thìch nghi với những thay đổi của điều kiện thực hiện các chức năng của mính chình là cơ sở của công bằng xã hội và hiệu quả xã hội

Trong hoạt động xoá đói giảm nghèo, cách tiếp cận về giới xem xét tính trạng nghèo đói của phụ nữ trong tương quan so sánh với nam giới và đặt vấn đề

Trang 40

phụ nữ cần được quan tâm một cách bính đẳng như là đối tượng và chủ thể của công tác giảm nghèo Cách tiếp cận này gợi ý việc công nhanạ vai trò sản xuất của phụ nữ và tím cách đáp ứng các nhu cầu giới thực tế, tập trung vào việc tạo thu nhập thông quan các dự án tạo việc làm tăng thu nhập ở quy mô nhỏ Ngoài ra, cần phải nâng cao quyền bính đẳng cho phụ nữ trong việc tham gia vào việc đưa ra các quyết định quan trọng chình là hệ quả của khả năng tiếp cận, sử dụng các nguồn lực như thông tin, sản xuất, lao động … Với quan điêm này, sự độc lập về kinh tế

và chình trị sẽ tạo ra sức mạnh quyền lực cho người phụ nữ và củng cố lòng tin của

họ khi đưa ra quyết định trong xoá đói giảm nghèo

Để giúp người phụ nữ nâng cao năng lực và vai trò của mính trong phát triển kinh tế hộ gia đính, hoạt động của các tổ chức chình trị – xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đó hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam giữ vai trò quan trọng trong hoạt động giảm nghèo đối với phụ nữ nghèo, hội Liên hiệp Phụ nữ không chỉ là nơi chia sẻ kinh nghiệm mà còn là nơi tập hợp các tâng lớp phụ nữ, đề xuất các yêu cầu của nhóm nghèo và bản thân Hội thực hiện việc nâng cao năng lực cho các thành viên thông qua những hoạt động như tập huấn, trao đổi thông tin Là hội viên của Hội phụ nữ, người phụ nữ nghèo được cung cấp thêm thông tin, chia sẻ những kinh nghiệm, trang bị những kiến thức về thị trường, về cuộc sống Từng bước, năng lực của người phụ nữ được nâng cao cả về kiến thức, kỹ năng và đặc biệt là

về nhận thức về quyền công dân trong gia đính xã hội

6.M ột số khái niệm cơ bản:

6.1.Nghèo đói

Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định Thước đo của tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến ngheò nàn thay đổi tuỳ theo địa phương và theo thời gian Tổ chức y

Tế Thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập Theo đó một người là ngheò khi thu

Ngày đăng: 20/03/2015, 16:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w