1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu biến động trầm tích và địa hình trong holocen muộn khu vực đới bờ biển từ cửa Cung Hầu đến cửa Định An

77 441 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 2,9 MB

Nội dung

i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --- PHẠM THU THẢO NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG TRẦM TÍCH VÀ ĐỊA HÌNH TRONG HOLOCEN MUỘN KHU VỰC ĐỚI BỜ BIỂN TỪ CỬA CUNG HẦU ĐẾN CỬ

Trang 1

i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-

PHẠM THU THẢO

NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG TRẦM TÍCH VÀ ĐỊA HÌNH TRONG HOLOCEN MUỘN KHU VỰC ĐỚI BỜ BIỂN

TỪ CỬA CUNG HẦU ĐẾN CỬA ĐỊNH AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2012

Trang 2

ii

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-

PHẠM THU THẢO

NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG TRẦM TÍCH VÀ ĐỊA HÌNH TRONG HOLOCEN MUỘN KHU VỰC ĐỚI BỜ BIỂN

TỪ CỬA CUNG HẦU ĐẾN CỬA ĐỊNH AN

Chuyên ngành: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường

Trang 3

iii

Lời cảm ơn

Học viên xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến GS.TS Trần Nghi đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình học viên trong suốt quá trình hoàn thành luận văn

Học viên cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoa Địa lý, đặc biệt

là các thầy trong bộ môn Địa mạo, PGS.TS Đặng Văn Bào, PGS.TS Vũ Văn Phái

và PGS.TS Nguyễn Hiệu đã có nhiều ý kiến đóng góp quý báu giúp học viên hoàn thiện luận văn

Xin chân thành cảm ơn các anh chị, các bạn phòng Trầm tích và Địa chất biển - khoa Địa chất đã tạo điều kiện giúp đỡ và động viên để học viên hoàn thành tốt luận văn

Trang 4

iv

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

1.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐỚI BỜ 3

1.2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6

1.3 QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9

1.3.1 Quan điểm tiếp cận 9

1.2.1 Phương pháp nghiên cứu địa mạo 10

1.2.2 Nhóm phương pháp địa chất - trầm tích 11

1.2.3 Phương pháp phân tích ảnh viễn thám 13

Chương 2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRẦM TÍCH VÀ ĐỊA HÌNH KHU VỰC NGHIÊN CỨU 14

2.1 YẾU TỐ TỰ NHIÊN 14

2.1.1 Vị trí địa lý 14

2.1.2 Đặc điểm khí hậu, khí tượng 15

2.1.3 Thủy văn, hải văn 17

2.1.3 Đặc điểm địa chất 20

2.2 YẾU TỐ NHÂN SINH 24

2.2.1 Đặc điểm dân cư 25

2.2.2 Đặc điểm kinh tế 27

Chương 3 BIẾN ĐỘNG TRẦM TÍCH VÀ ĐỊA HÌNH ĐỚI BỜ BIỂN KHU VỰC TỪ CỬA CUNG HẦU ĐẾN CỬA ĐỊNH AN TRONG HOLOCEN MUỘN 30

3.1 BIẾN ĐỘNG TRẦM TÍCH HOLOCEN MUỘN 30

3.1.1 Đặc điểm trầm tích 30

3.1.2 Biến động trầm tích đới bờ trong Holocen muộn 35

3.2 BIẾN ĐỘNG ĐỊA HÌNH ĐỚI BỜ TRONG HOLOCEN MUỘN 44

3.2.1 Đặc điểm địa mạo 44

Trang 5

v

3.2.2 Đặc điểm địa hình khu vực nghiên cứu 47

3.2.3 Biến động địa hình đới bờ trong Holocen muộn 48

3.2.4 Biến động địa hình trong giai đoạn hiện đại 54

3.3 NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỘNG ĐỊA HÌNH ĐỚI BỜ BIỂN VÀ GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ QUỸ ĐẤT 59

3.3.1 Nguyên nhân biến động địa hình đới bờ biển 59

3.3.2 Giải pháp định hướng quản lý quỹ đất 62

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66

Trang 6

vi

Danh mục hình

Hình 1.1 Phạm vi đới bờ khu vực châu thổ (theo Allen, Galoway, Right, 1975) 4

Hình 2.1 Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu 14

Hình 3.1 Đơn vị và yếu tố địa mạo đới bờ Trà Vinh hiện nay 45

Hình 3.2 Phân loại thạch học theo khoáng vật của trầm tích cát (theo Pettijohn, Trần Nghi) 31

Hình 3.3 Các tướng trầm tích khu vực nghiên cứu 41

Hình 3.4 Mặt cắt ngang khu vực nghiên cứu 42

Hình 3.5 Cột địa tầng khu vực nghiên cứu 43

Hình 3.6 Địa hình Trà Vinh với hai dạng đồng bằng trũng thấp và cồn cát đan xen 47

Hình 3.7 Thực địa lấy mẫu ở Trà Vinh 49

Hình 3.8 Các thế hệ cồn cát chắn cửa sông và các vùng đồng bằng được bồi tụ từ 3000 năm đến nay 54

Hình 3.9 Biến động đường bờ từ cửa Cung Hầu đến cửa Định An 57

Hình 3.10 Sơ đồ thành tạo các cồn cát ngầm ven bờ hiện đại do sóng 60

Hình 3.11 Cồn cát tiền châu thổ được thành tạo do hoạt động của dòng ven bờ, sóng và dòng chảy sông 61

Trang 7

vii

Danh mục bảng

Bảng 1.1 Các chỉ tiêu địa hóa đặc trưng cho các môi trường trầm tích

khác nhau 11

Bảng 2.1 Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm (Trạm Càng Long) (oC) 16

Bảng 2.2 Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo huyện/thành phố 25

Bảng 2.3 Tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết, tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số (‰) 26

Bảng 2.4 Số lao động được tạo việc làm trong năm (người) 27

Bảng 2.5 Diện tích và sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản 28

Bảng 3.1 Phân loại độ hạt theo thang ф và d 31

Bảng 3.2 Ttuổi của các điểm lấy mẫu theo thứ tự các cồn cát từ bờ vào sâu trong đất liền 50

Bảng 3.3 Tốc độ dâng cao và hạ thấp mực nước biển từ 3000 năm đến nay 53

Bảng 3.4 Các đoạn bờ bồi tụ, xói lở từ cửa Cung Hầu đến cửa Định An 55

Trang 8

Khu vực đới bờ biển từ cửa Cung Hầu đến cửa Định An (thuộc tỉnh Trà Vinh) biến động liên tục theo không gian và thời gian trong giai đoạn Holocen muộn Đặc biệt trong giai đoạn từ 3000 năm đến 1000 năm cách ngày nay, biển lùi sau giai đoạn biển tiến cực đại, châu thổ liên tục bồi tụ, phạm vi đới bờ liên tục dịch chuyển về phía biển Từ 1000 năm cách đây cho đến nay tốc độ bồi tụ giảm dần do ảnh hưởng của nước biển dâng và sụt lún kiến tạo Hiện nay sụt lún kiến tạo trung bình 2mm/năm cùng với mực nước biển dâng 2mm/năm đã tác động mạnh đến đới

bờ, hiện tượng xói lở bờ biển sẽ xảy ra mạnh hơn Diện tích đất kèm theo các hệ sinh thái rừng ngập mặn bị mất dần, điều này ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế xã hội tỉnh Trà Vinh nói riêng và của Việt Nam nói chung

Vì vậy đề tài: “Nghiên cứu biến động trầm tích và địa hình trong Holocen

muộn khu vực đới bờ biển từ cửa Cung Hầu đến cửa Định An” đưa ra nhằm xác

định được lịch sử biến động đới bờ khu vực nghiên cứu thông qua nghiên cứu địa mạo – địa chất là hết sức quan trọng góp phần xác định quy luật và dự báo biến động của chúng trong tương lai từ đó đề xuất các giải pháp phòng tránh, thích ứng với những tai biến do biến động đới bờ gây nên cũng như lợi dụng quy luật biến động để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế cũng như định hướng quy hoạch là hết sức cần thiết

2 Mục tiêu nghiên cứu

Làm sáng tỏ biến động trầm tích và địa hình đới bờ khu vực từ cửa Cung Hầu đến cửa Định An trong Holocen muộn trong mối liên quan với các quá trình

Trang 9

2

địa mạo - trầm tích

3 Nội dung nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên, luận văn đã tập trung thực hiện các nội dung chủ yếu sau:

- Phân tích mối quan hệ giữa địa hình địa mạo với quá trình tiến hóa trầm tích trong Holocen muộn

- Làm sáng tỏ mối quan hệ giữa địa hình và sự thay đổi mực nước biển

- Sự thay đổi đường bờ và khu vực cửa sông Tiền, sông Hậu

4 Phạm vi nghiên cứu

Toàn bộ phần đất liền tỉnh Trà Vinh kéo dài ra đến biển ở độ sâu khoảng 25m (đến hết phần địa hình sườn châu thô)

5 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Chương 2 Các nhân tố ảnh hưởng đến trầm tích và địa hình khu vực nghiên cứu

Chương 3 Biến động trầm tích và địa hình đới bờ biển khu vực từ cửa Cung Hầu đến cửa Định An trong Holocen muộn

Trang 10

3

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐỚI BỜ

Đới bờ là nơi nhạy cảm nhất, rất dễ bị tác động bởi những thay đổi từ bên ngoài (thay đổi mực nước biển, tác động của con người, điều kiện địa chất), là nơi tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng bao gồm tài nguyên sinh vật và các dạng tài nguyên khác Hiện nay khái niệm về đới bờ chưa thống nhất phạm vi không gian, vì vậy việc định nghĩa và xác định ranh giới cho đới bờ phục vụ cho các mục địch khác nhau, phụ thuộc mục đích sử dụng và nghiên cứu Dưới đây là một số khái niệm đới bờ được sử dụng rộng rãi và phổ biến trên thế giới và Việt Nam:

Theo công ước về luật biển quốc tế năm 1982, đới bờ được định nghĩa là vùng biển đặc quyền kinh tế với chiều rộng 200 hải lý tính từ bờ ra phía biển Định nghĩa được đưa ra là cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền vùng biển của các quốc gia có biển, hướng tới bảo vệ và khai thác tài nguyên môi trường bền vững và duy trì an ninh, trật tự trên biển

Tại hội nghị về khai thác và sử dụng tài nguyên đới bờ được tổ chức vào tháng 6 năm 1972 tại Woods Hole, đới bờ được xác định là một dải rộng tiếp giáp giữa biển và lục địa có ranh giới phía lục địa là giới hạn ảnh hưởng của thủy triều và ranh giới phía biển mở rộng ra tới rìa lục địa tương ứng với độ sâu 200m

Theo Allen, Galoway, Wright (1975) đới bờ được xác định phạm vi là từ đồng bằng châu thổ ra đến khu vực tiền châu thổ và kết thúc đến hết sườn châu thổ, đến 25m nước phía ngoài khơi

Trang 11

4

Hình 1.1 Phạm vi đới bờ khu vực châu thổ (theo Allen, Galoway, Wright, 1975)

Năm 1989, trong văn bản hướng dẫn đánh giá tác động môi trường, Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã nhận xét và đưa ra quan niệm: “Không có một định nghĩa chính xác về đới bờ Nhưng tất cả các định nghĩa đều cố gắng để tính đến cả vùng bờ ven biển, vùng cửa sông, vùng biển ven bờ, cùng toàn bộ phần đất kéo dài dọc theo bờ mà trên đó các quá trình tự nhiên và những hoạt động của con người đều có tác động đến nó và cũng bị tác động của chính nó Giới hạn của đới bờ có thể rất rộng, không chỉ được xác định bởi các đặc trưng sinh thái, mà còn phụ thuộc vào các điều khoản trong chính sách và khả năng quản lý của chính quyền Vì vậy, đới bờ có thể bao gồm cả một vùng đất rộng lớn trên lục địa tính từ đường phân thuỷ của các sông đổ ra biển và đến tận vùng nước trên sườn lục địa Các đặc trưng

tự nhiên của đới bờ bao gồm bãi biển, vùng cửa sông, vùng đất ngập nước, vũng vịnh, đầm phá, rạn san hô và cả các đụn cát ven bờ Các hợp phần nhân tạo bao gồm cảng biển, hoạt động nuôi trồng hải sản và đánh bắt thương mại, các hoạt động công nghiệp, phát triển du lịch và giải trí, các di tích khảo cổ - lịch sử, các đô thị là nơi có mật độ dân số cao nhất

Năm 1992 tại Rio De Janero, Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển đã đưa ra khái niệm về quản lý tổng hợp đới bờ và ở đây đới bờ được hiểu là

Đới bờ

Trang 12

lý, có động lực mạnh và một môi trường nhạy cảm hơn bất cứ nơi nào trên trái đất,

là vùng đất và biển mở rộng về phía biển 19km và về phía đất liền cũng 10km”

Ở Việt Nam Cục Bảo vệ Môi trường (2003) và Chương trình nghị sự 21 năm

2005 đã nêu: “Vùng bờ, hay còn gọi là đới bờ biển, là vùng biển ven bờ và đất ven biển có ranh giới phía đất liền là nơi tác động qua lại với biển không còn đáng kể và ranh giới phía biển là nơi mà các hoạt động của con người ảnh hưởng đến”

Theo quan điểm một số nhà nghiên cứu, giới hạn dưới của đới bờ là độ sâu

mà sóng bắt đầu bị biến dạng, cũng như địa hình và trầm tích đáy bắt đầu bị biến đổi Độ sâu đó được xác định bằng ½ chiều dài bước sóng Giới hạn về phía lục địa của đới bờ được xác định là đường sóng leo cao cực đại

Như vậy các khái niệm và định nghĩa về đới bờ nêu trên đều được xác lập một cách tương đối Cho đến nay định nghĩa đới bờ phổ biến, được dùng rộng rãi nhất là theo quan điểm của Lymarev V.I: “Đới bờ là một dải tiếp giáp giữa đất liền

và biển, không rộng lắm, có bản chất độc đáo, tạo nên một lớp vỏ cảnh quan của trái đất và là nơi xảy ra mối tương tác rất phức tạp giữa thạch quyển, thủy quyển, khí quyển và sinh quyển Đới bờ cũng là hệ tự nhiên mở phức tạp, đa dạng và cũng rất độc đáo thể hiện rõ rệt và đầy đủ nhất mối tác động qua lại lẫn nhau giữa 5 quyển của trái đất: thạch quyển, thủy quyển, khí quyển, sinh quyển và trí quyển”

Đới bờ giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội vì vậy việc đầu

tư thích đáng cho những nghiên cứu về địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình, thủy thạch động lực, địa chất tai biến, địa mạo, … để phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội vùng ven biển là mối quan tâm hàng đầu của chính phủ nhiều nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản,…

Trang 13

6

1.2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Một số nghiên cứu về đới bờ trên thế giới:

Năm 1919, Johnson đã tổng hợp nhiều kết quả nghiên cứu ở khu bờ, đã cho

ra đời cuốn sách nổi tiếng đầu tiên về hình thái và động lực bờ biển Năm 1946, Zenkovic V.P đưa ra những luận điểm cơ bản của lý thuyết về nguồn gốc và sự phát triển của các dạng địa hình tích tụ bờ biển với hàng loạt nhân tố mới tạo nên các dạng địa hình tích tụ

Elliott (1986) đã phân chia vùng ven bờ thành các kiểu bờ khác nhau dựa vào động lực sóng, thủy triều và dòng chảy ven bờ Đặc biệt quá trình thành tạo và tiến hóa các đê cát, cồn cát ven bờ trong đồng bằng cát ven bờ trong công trình “đường

bờ lục nguyên” đã phân tích khá chi tiết

David R.A (1978) cũng đã có những nghiên cứu, phân tích chi tiết về điều kiện sinh thái và quá trình phát triển của vùng đầm lầy cửa sông, ven biển

Hiện nay nghiên cứu về quản lý tổng hợp đới bờ rất phổ biến, bởi đới bờ là nơi nhạy cảm dễ bị tác động của các yếu tố Quản lý tổng hợp đới bờ là một hướng nghiên cứu hướng tới phát triển bền vững đới bờ Một số các tổ chức quốc tế như chương trình: Nghiên cứu khoa học địa chất khu vực Đông và Đông Nam Á (CCOP), Chương trình hợp tác địa chất quốc tế (IGCP) cũng đã có những nghiên cứu về đặc điểm trầm tích tầng mặt vùng ven biển, tai biến địa chất và quản lý tổng hợp bờ biển Ngoài ra còn có một số tác giả khác nghiên cứu về quản lý tổng hợp đới bờ như Clark, 1992, 1996 [16,17]; Harvey, 1999, 2001…

Những thập kỷ cuối thế kỷ 20 với những phương tiện hiện đại như ảnh viễn thám, lặn ngầm thiết bị, địa chấn nông phân giải cáo, các máy móc đo đạc nhanh chóng, chính xác và máy vi tính… Đã giúp con người rất nhiều trong khảo sát, tính toán và đã giải quyết được nhiều vấn đề của thực tiễn thuộc đới bờ

Trang 14

7

Các nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều các công trình nghiên cứu về các khu vực ven biển, các vùng cửa sông Đặc biệt ở khu vực Trà Vinh nói riêng và châu thổ sông Mê Kông nói chung có khá nhiều các công trình về địa chất - địa mạo, đây là nguồn tài liệu rất phong phú:

Trong công trình “Bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:200.000 loạt tờ đồng bằng Nam Bộ” Nguyễn Ngọc Hoa và nnk, 1991 [8] đã thiết lập các hệ tầng như Hậu Giang, Cửu Long, Bình Chánh, U Minh, Cần Giờ Các thành tạo trầm tích Holocen ít được quan tâm trong công tác đo vẽ bản đồ địa chất và khoáng sản Song những kết quả đo vẽ thể hiện trên bản đồ cho phép nhận biết quy luật phát triển và phân bố các thành tạo trầm tích Holocen Đối với vùng ven biển những kết quả đo vẽ bản đồ ít nhiều cho phép sử dụng trong nghiên cứu lịch sử tiến hóa trầm tích Holocen châu thổ

Trong các nghiên cứu vùng châu thổ sông Mê Kông ở vùng Bến Tre, Sóc Trăng, Cà Mau, bằng các phương pháp phân tích trầm tích, cổ sinh, tuổi tuyệt đối, , Nguyễn Văn Lập, Tạ Thị Kim Oanh, Tanabe, Tateishi, Kobayashi, Saito,

2001, 2003, 2004, 2005 [20, 22, 23, 24] đã phác họa lịch sử phát triển địa chất của đồng bằng Nam Bộ trong Holocen qua nghiên cứu, phân tích các lỗ khoan, các mặt cắt địa chất, cũng như tổng hợp các kết quả phân tích tuổi C14 Đây là những công trình khoa học nghiên cứu hợp tác với các nhà khoa học Nhật Bản chuyên nghiên cứu về các châu thổ ở châu Á Với các phương pháp nghiên cứu hiện đại, định lượng đã mang lại những kết quả có hàm lượng khoa học cao Từ các kết quả nghiên cứu này, cho thấy ở vùng đồng bằng châu thổ ranh giới giữa Pleistocen và Holocen sâu nhất vào khoảng 56m, độ sâu tướng chân châu thổ khoảng 22m, tiền châu thổ 12m

Đinh Văn Thuận, Nguyễn Địch Dỹ (2002, 2004, 2005) [6,7] đã công bố các công trình về những vấn đề địa tầng, cổ địa lý đồng bằng Nam Bộ trong kỷ

Đệ tứ Trong luận án tiến sĩ về đồng bằng Nam Bộ, Đinh Văn Thuận (2005) [13]

Trang 15

8

đã tổng hợp những tư liệu về cổ sinh, đặc biệt đã xây dựng được những phức hệ sinh thái bào tử phấn hoa, cho phép tái thiết lập môi trường tích tụ trầm tích trong Holocen

Trong công trình: “Phân chia địa tầng Neogen - Đệ tứ và nghiên cứu cấu trúc địa chất đồng bằng Nam Bộ”, Nguyễn Huy Dũng, Ngô Quang Toàn (2004) đã đề cập đến đặc điểm trầm tích, cổ sinh và cổ địa lý Holocen đồng bằng Nam Bộ, gồm đồng bằng sông Đồng Nai và đồng bằng sông Mê Kông Các thành tạo trầm tích Holocen được các tác giả chia là 3 khoảng tuổi: Holocen sớm - giữa, Holocen giữa - muộn và Holocen muộn với 9 kiểu nguồn gốc khác nhau Việc phân chia địa tầng như trên cần được nghiên cứu bổ sung và chính xác hóa đối với phân chia địa tầng Holocen vùng nghiên cứu

Trần Nghi, Đinh Xuân Thành và nnk [10, 11, 12] từ nghiên cứu trầm tích dưới góc độ tướng đá để nhìn nhận hoạt động địa động lực cũng như mối quan hệ của chúng trong phạm vi sông Hậu, sông Tiền trong công trình “Quy luật chuyển tướng lòng sông cổ của trầm tích Neogen muộn - Đệ tứ trong mối quan hệ với hoạt động kiến tạo vùng đồng bằng Nam Bộ”

Trong đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nước "Nghiên cứu biến động cửa sông và môi trường trầm tích Holocen - hiện đại vùng ven bờ châu thổ sông Cửu Long, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội", mã số KC09.06/06-10 do PGS TSKH Nguyễn Địch Dỹ chủ trì [7] đã thu thập, xử lý, phân tích và tổng hợp một số lượng lớn tài liệu, số liệu liên quan đến vùng cửa sông ven biển Đề tài đã nghiên cứu khá chi tiết đặc điểm địa chất - địa mạo, xác định chính xác ranh giới Pleistocen

- Holocen, xác lập mới hệ tầng Bình Đại có tuổi Q21 Các kết quả của đề tài hết sức

có ý nghĩa đối với việc quy hoạch định hướng phát triển vùng ven bờ châu thổ sông Cửu Long đó là: dự báo xu thế biến động cửa sông và môi trường trầm tích Holocen hiện đại và đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và giảm nhẹ tác động của thiên tai

Trang 16

9

Như vậy hầu hết các đề tài, các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào nghiên cứu biến động trầm tích trong giai đoạn Pleistocen, Holocen, biến động đường bờ và cửa sông trong khoảng 60 năm gần đây Qua các tư liệu từ các công trình trên, kết hợp với kết quả nghiên cứu và khảo sát thực địa học viên đã kế thừa

và tổng hợp lại để làm rõ những biến động địa hình và trầm tích trong Holocen muộn trong mối quan hệ với mực nước biển

1.3 QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.3.1 Quan điểm tiếp cận

1.3.1.1 Tiếp cận hệ thống

Các kiểu trầm tích và các tướng trầm tích có quan hệ với nhau có tính hệ thống Các hệ thống nhỏ cấu thành hệ thống lớn, ví dụ nhóm tướng châu thổ bao gồm các cụm tướng đồng bằng châu thổ, tiền châu thổ và sườn châu thổ Cụm tướng tiền châu thổ bao gồm các tướng cát cồn chắn cửa sông, sét vũng vịnh cửa sông, cát bãi triều, bùn sét đầm lầy ven biển…Tính hệ thống có quan hệ nguồn gốc với nhau theo không gian và theo thời gian được gọi là cộng sinh tướng

1.3.1.2 Tiếp cận nhân-quả

Mối quan hệ giữa trầm tích, sự thay đổi mực nước biển và chuyển động kiến tạo là mối quan hệ nhân-quả, trong đó trầm tích là kết quả còn hai yếu tố kia là nguyên nhân Ngoài ra sự thay đổi mực nước biển cũng có quan hệ nhân quả với chuyển động kiến tạo Các mối quan hệ nhân quả nói trên cũng có ý nghĩa như các mối quan hệ hàm-biến, nghĩa là giữa chúng có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau Khi mực nước biển thay đổi thì tất yếu môi trường trầm tích thay đổi Môi trường trầm tích thay đổi thì chế độ thủy thạch động lực thay đổi dẫn đến thành phần độ hạt và

thành phần khoáng vật cũng thay đổi theo

Trang 17

10

1.2.1 Phương pháp nghiên cứu địa mạo

1.2.1.1 Phương pháp phân tích hình thái - động lực

Thực chất đây là phương pháp hình thái-nguồn gốc Giữa hình thái địa hình

bờ biển và các nhân tố động lực thành tạo chúng có mối liên quan rất mật thiết với nhau theo quan hệ nhân - quả Chẳng hạn, các doi cát kéo dài và mở rộng hình quạt

về một phía nào đó, chứng tỏ trong khu vực có sự di chuyển dọc bờ của bồi tích rất đáng kể vào một vùng nước tự do Hay một đoạn bờ nào đó từ tích tụ chuyển sang xói lở, chứng tỏ rằng dòng vật chất ở đó đã giảm đi so với khả năng vận chuyển của

dòng năng lượng hoặc dòng năng lượng được tăng lên, v.v

1.2.1.2 Phương pháp phân tích trắc lượng hình thái

Đây là một trong những phương pháp nghiên cứu địa mạo truyền thống và mang lại hiệu quả cao Tài liệu được sử dụng trong phương pháp này là các bản

đồ địa hình có tỷ lệ và năm xuất bản khác nhau cũng như các băng đo sâu hồi âm của vùng biển nghiên cứu Các bản đồ địa hình đáy, các hải đồ tỷ lệ và thời gian khác nhau, các băng đo sâu là những thông tin có giá trị để chúng ta biết được đặc điểm hình thái và trắc lượng hình thái địa hình đáy biển - một đối tượng nghiên cứu không phải bất cứ lúc nào và ở đâu cũng có thể quan sát trực tiếp được, một cách cụ thể hơn Thông qua địa hình đáy, phần nào có thể giải thích được nguồn gốc và động lực thành tạo chúng khi kết hợp với đặc điểm phân bố trầm tích tầng mặt Ngoài ra, độ dày của các đường đẳng độ sâu đáy biển cũng

có ý nghĩa nhất định giúp ta cơ sở để xác định vị trí các đường bờ cổ bị ngập nước (nếu được định hướng theo một quy luật nào đó), hoặc sườn dốc của các rạn san hô (nếu sự phân bố của chúng khép kín theo một dạng hình học bất kỳ)

Để phân tích sự biến động đường bờ, cần sử dụng các bản đồ địa hình được xuất bản trong các thời kỳ khác nhau

Trang 18

11

1.2.2 Nhóm phương pháp địa chất - trầm tích

1.2.2.1 Phương pháp nghiên cứu thành phần vật chất

- Phân tích độ hạt bằng rây và pipet (đối với trầm tích bở rời), bằng lát mỏng thạch học dưới kính hiển vi phân cực để tính hàm lượng % các cấp hạt (sạn, cát, bột, sét ) từ đó xây dựng các biểu đồ tích luỹ độ hạt, biểu đồ phân bố độ hạt, tính toán các tham số Md, So, Sk, C để xác định tướng trầm tích, chế độ thuỷ động lực của môi trường

- Phân tích hình thái hạt vụn: độ mài tròn (Ro), độ cầu (Sf) để xác định nguồn gốc và chế độ thuỷ động lực của môi trường

- Phân tích khoáng vật: khoáng vật vụn được phân tích bằng lát mỏng thạch học bở rời dưới kính hiển vi phân cực và dưới kính soi nổi Khoáng vật sét được phân tích bằng phương pháp rơnghen định lượng

- Phân tích hoá cơ bản để biết một số thành phần quan trọng: SiO2, Al2O3, FeO, Fe2O3, CaO, Na2O, K2O, MgO

- Phân tích hoá môi trường có thể phân biệt các kiểu môi trường trầm tích được dựa trên các chỉ tiêu sau: độ pH, Eh (thế năng oxi hoá khử) Fe+2S/Corg,

Fe+2HCl, Fe+3, Kt     

2 2

M gCa

NaK

Trang 19

12

1.2.2.2 Phương pháp phân loại trầm tích

Đối với trầm tích bở rời hoặc gắn kết yếu, sử dụng phân loại trầm tích theo hai mức độ: kiểu trầm tích và thạch học

Kiểu trầm tích được phân loại trên cơ sở hàm lượng phần trăm các cấp hạt sạn, cát, bùn

Phân loại thạch học được áp dụng dựa theo thành phần hạt vụn

1.2.2.3 Phương pháp nhiệt phát quang (TL) và huỳnh quang kích thích (OSL)

Vật liệu trầm tích được chiếu bởi một chùm các tia bức xạ ion hóa sinh ra từ các hoạt động phóng xạ xảy ra trong tự nhiên từ các nguyên tử như kali, thori và urani Bức xạ tái phân bố sự tích điện bên trong tinh thể khoáng vật và mặc dù sự phân bố điện tích dịch chuyển này nhanh chóng trở lại trạng thái ban đầu nhưng một

số điện tích bị giữa lại trong khoảng trống các ô mạng ở trạng thái năng lượng cao Lượng năng lượng được giữ lại trong tinh thể phụ thuộc vào khoảng thời gian chiếu bức xạ Năng lượng này được giải phóng dưới dạng nhiệt và nó biểu hiện dưới dạng ánh sáng, tạo ra vật liệu huỳnh quang; ảnh hưởng này gọi là nhiệt huỳnh quang (TL) (Botter-Jensen, 1997) Một trong nhiều khả năng đối với việc tăng nhiệt độ là phơi mẫu dưới một khối ánh sáng, một phương pháp được biết là huỳnh quang kích thích quang học (OSL) (Botter-Jensen, 1997) Ánh sáng mặt trời làm giải phóng năng lượng được tích trữ trong các trầm tích bị phơi lộ trên bề mặt, do đó năng lượng tích trữ để tạo ra hiện tượng huỳnh quang chỉ bắt đầu một khi vật chất bị chôn vùi Đo lượng huỳnh quang tạo ra do đốt nóng hay kích thích quang học một mẫu nào đó có thể được sử dụng để xác định thời gian trầm tích bị chôn vùi Kỹ thuật này chỉ sử dụng với các vật liệu được tích lũy năng lượng tối đa khi được lắng đọng như trầm tích do gió và trầm tích fluvi được tích tụ chậm Kỹ thuật nhiệt huỳnh quang và huỳnh quang kích thích quang học có thể sử dụng để định tuổi thời gian chôn vùi của trầm tích từ 150 nghìn năm trở lại với độ chính xác khoảng 10% Các phương pháp này cũng có thể sử dụng cho măng đá trong hang động với độ chính xác tương đương nhưng với dải tuổi gấp đôi

Trang 20

13

1.2.2.4 Phương pháp phân tích tướng

Phân tích tướng là một hệ phương pháp tổng hợp nhất của khoa học trầm tích luận Trên cơ sở nghiên cứu thạch học, khoáng vật, các tham số trầm tích định lượng như: So, Md, Ro, Sf, Sk và các chỉ tiêu địa hoá môi trường như pH, Eh, Kt,

Fe2+S (sắt trong pirit), Fe2+HCl (sắt trong siderit), Fe3+HCl (sắt ba dễ tan), Chc và các loại vật chất hữu cơ cho phép luận giải điều kiện lắng đọng trầm tích và xây dựng bản đồ hoàn cảnh địa lý tự nhiên trong một thời điểm của lịch sử tiến hoá địa chất nhất định

1.2.3 Phương pháp phân tích ảnh viễn thám

Các thế hệ ảnh viễn thám (cả ảnh chụp từ máy bay lẫn ảnh chụp từ vệ tinh) là nguồn tài liệu cho phép nhận được những thông tin khá chính xác về địa hình bờ biển ở thời điểm bay chụp Nếu sử dụng các thế hệ ảnh khác nhau có thể thấy được

xu thế biến động địa hình bờ trong một khoảng thời gian nào đó Hiệu quả của phương pháp này sẽ cao hơn nếu nước biển có độ trong suốt cao Đây là chỉ tiêu mà vùng nghiên cứu đảm bảo được Sử dụng phương pháp này cho phép xây dựng sơ

đồ biến động đường bờ biển trong khoảng thời gian tương đối dài (tuỳ thuộc vào các thế hệ ảnh bay chụp)

Trang 21

Nằm trong tọa độ địa lý giới hạn từ: 9o31’46’’ đến 10o04’5” vĩ độ Bắc và

105o57’16” đến 106o36’04” kinh độ Đông; Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long; Đông giáp sông Cổ Chiên, ngăn cách với tỉnh Bến Tre; Tây giáp sông Hậu, ngăn cách với tỉnh Sóc Trăng; Nam và Đông Nam giáp biển với chiều dài hơn 65 km Trung tâm tỉnh lỵ nằm trên quốc lộ 53, cách thành phố Hồ Chí Minh gần 200 km và cách thành phố Cần Thơ 100 km

Hình 2.1 Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu

Trang 22

15

Tỉnh Trà Vinh ngăn cách với tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Bến Tre bởi hai con sông lớn: sông Hậu và sông Cổ Chiên, hai sông này đổ ra biển qua hai cửa sông Cung Hầu và Định An - hai cửa sông quan trọng của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, thông với biển Đông Trà Vinh có thể dễ dàng giao lưu với các tỉnh bằng đường thủy trên các con sông lớn, và có vị trí thuận lợi để giao thương với các quốc gia khác bằng đường biển Vì vậy Trà Vinh có vị trí quan trọng về kinh tế cũng như quốc phòng Tuy nhiên do bị chặn bởi hai sông lớn nên việc giao thương bằng đường bộ với các tỉnh khác gặp nhiều khó khăn, hiện nay giao lưu theo đường bộ chủ yếu diễn ra trên tuyến quốc lộ 53 nối liền với tỉnh Vĩnh Long

2.1.2 Đặc điểm khí hậu, khí tượng

Trà Vinh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ven biển, có điều kiện ánh sáng bức xạ dồi dào, nền nhiệt độ cao và ổn định, tuy nhiên, do đặc thù của vùng khí hậu ven biển tỉnh Trà Vinh có một số hạn chế về mặt khí tượng như: gió chướng mạnh, bốc hơi cao, mưa ít Một năm có hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau

- Bức xạ: toàn tỉnh có tổng số giờ nắng cao: 7,7 giờ/ngày, bức xạ quang hợp

dồi dào: 82.800 cal/năm, cho phép cây trồng phát triển quanh năm Tuy nhiên, với phương thức canh tác như hiện nay, nguồn năng lượng này chưa được tận dụng bao nhiêu nhất là trong mùa khô

- Độ ẩm: tỷ lệ ẩm độ trung bình cả năm biến thiên từ 80 - 85%, biến thiên ẩm

độ có xu thế biến đổi theo mùa; mùa khô đạt 79%, mùa mưa đạt 88% Riêng ẩm độ trung bình của tất cả các tháng đều đạt trên 90%, đây là điều kiện thích hợp cho sự phát triển và lây lan của một số dịch bệnh xảy ra

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình toàn tỉnh là 26,6oC, nhiệt độ cao nhất đo được là 35,8oC, nhiệt độ thấp nhất đo được là 18,5oC Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm thấp: 6,4o

C

Trang 23

- Gió: Khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió

mùa Tây Nam Gió mùa Tây Nam hoạt động từ tháng 5 – 10, chủ yếu thịnh hành theo hai hướng: Tây Nam và Tây Gió mùa Đông Bắc thịnh hành theo hướng Đông Bắc và Đông, hoạt động từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau có hướng song song với các cửa sông lớn Gió chướng là nguyên nhân khiến cho nước biển dâng cao và đẩy mặn truyền sâu vào nội đồng Vận tốc gió đạt cao nhất đạt 5 - 8 m/s (chủ yếu trong tháng 2, 3) và thường mạnh vào buổi chiều Sự xuất hiện các đỉnh mặn do gió chướng tác động đã làm cho việc sản xuất không ổn định trong thời gian này Tháng 1 là tháng đặc trưng cho mùa gió Đông Bắc, tháng 7 là tháng đặc trưng cho mùa gió Tây Nam

- Mưa: tổng lượng mưa từ trung bình đến thấp 1400 - 1600 mm, phân bố

không ổn định và phân hoá mạnh theo thời gian và không gian Về thời gian, 90% lượng mưa của năm tập trung vào mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 Về

Trang 24

17

không gian, lượng mưa giảm dần từ Bắc xuống Nam, cao nhất ở Càng Long, Trà Vinh; thấp nhất ở Cầu Ngang và Duyên Hải; ở các huyện gần biển, mùa mưa bắt đầu muộn nhưng kết thúc sớm Địa phương có số ngày mưa cao nhất là huyện Càng Long (118 ngày), thị xã Trà Vinh (98 ngày); thấp nhất là huyện Duyên Hải (77 ngày) và huyện Cầu Ngang (79 ngày)

2.1.3 Thủy văn, hải văn

2.1.3.1 Thủy văn

Đặc điểm lớn của thuỷ văn ở Trà Vinh là dòng chảy phức tạp và bị chi phối bởi thuỷ triều biển Đông

1 Mạng lưới sông suối:

- Nguồn cung cấp nước trực tiếp cho toàn bộ hoạt động sản xuất và sinh hoạt của tỉnh Trà Vinh là từ hai con sông chính là sông Cổ Chiên (một nhánh của sông Tiền) và sông Hậu

+ Sông Hậu chảy theo hướng Tây Bắc Đông Nam, đoạn qua địa bàn tỉnh Trà Vinh có chiều dài 55 km Sông đổ ra biển theo cửa Định An

+ Sông Cổ Chiên là 1 trong 3 nhánh chính của sông Tiền, đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Trà Vinh có chiều dài khoảng 45 km Mặt sông rộng nhất ở khu vực huyện Càng Long (1.800 - 2.100 m)

- Bên cạnh đó, Trà Vinh còn có hệ thống kênh rạch chằng chịt Huyện có mật

độ kênh cao nhất của toàn tỉnh là Tiểu Cần (45 m/ha); thấp nhất là Duyên Hải, Trà

Cú, Cầu Ngang (18 - 28 m/ha) Các hệ thống trục chính bao gồm: rạch Láng Thé, kênh Trà Vinh, rạch Bãi Vàng, rạch Thâu Râu, Rạch Mỹ Văn, sông Cần Chông, rạch Trà Cú, Tống Long, Vàm Ray, kênh Láng Sắc (Nguyễn Văn Pho), ngoài ra còn

có các kênh quan trọng kênh Trà Ngoa, kênh 3/2 - Thống nhất mang nhiệm vụ tiếp ngọt cho từng vùng

Hệ thống thủy văn của tỉnh chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ triều biển Đông Do gần biển, biên độ và mực nước trên sông rạch khá cao nên tiềm năng tiêu

Trang 25

đã hạn chế việc thâm canh lúa mùa Do bị mặn ảnh hưởng nên dù động lực triều cao nhưng chỉ 1 phần diện tích của tỉnh có khả năng sử dụng nước sông để tưới tự chảy

và chủ yếu ở các khu vực nhiễm mặn ít (2 - 3 tháng)

2 Dòng chảy

Dòng chảy tỉnh Trà Vinh trực tiếp nhận các nguồn nước từ sông Mê Kông, nước mưa và nước biển Đông Lượng dòng chảy của sông Hậu và sông Cổ Chiên rất cao trên lãnh thổ Trà Vinh: khoảng 1500 m3/giây vào mùa khô và 6000 m3/giây vào mùa mưa lũ Lưu lượng nước bình quân trên sông Hậu là 2.000 - 3.000 m3/s, hàm lượng phù sa là 200 - 600 g/m3 Lưu lượng nước bình quân trên sông Cổ Chiên

mực nước tại đây tăng lên

Trang 26

19

2 Chế độ sóng

Sóng biển có vai trò rất quan trọng trong các quá trình động lực ven bờ, cũng

là nguyên nhân trực tiếp tạo ra một số dạng địa hình ven bờ, đặc biệt sóng có vai trò rất lớn trong vận chuyển trầm tích

Có hai hệ thống sóng đặc trưng theo từng mùa khác nhau, hệ thống sóng trong mùa gió Đông Bắc và mùa gió Tây Nam Tháng 1 là tháng đặc trưng cho gió mùa Đông Bắc, sóng tập trung chủ yếu vào hướng Đông Bắc (chiếm 86,69%) Độ cao sóng trong gió mùa Đông Bắc khá lớn Tính trung bình có khoảng 6% số trường hợp quan trắc được độ cao sóng từ cấp 5 trở lên (từ 2m trở lên)

Tháng 7 là tháng đặc trưng cho mùa gió Tây Nam, trường sóng tập trung vào các hướng Tây và Tây Nam chiếm 44,11% và 36,41% tổng số trường hợp tương ứng Độ cao sóng cũng nhỏ hơn so với gió mùa Đông Bắc

Tháng 4 và tháng 10 là hai tháng đặc trưng cho thời kỳ chuyển tiếp giữa hai mùa gió nên có tần suất xuất hiện phân bố tương đối rộng theo tất cả các hướng

3 Dòng chảy tầng mặt ven bờ

Dòng chảy tầng mặt khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa

Từ tháng 1 đến tháng 3 dòng chảy có hướng Đông Bắc với tốc độ dòng giảm dần Tháng 4, 5 dòng chảy chuyển hướng từ Đông Bắc sang Tây Nam, vận tốc dòng nhỏ

Từ tháng 6 đến tháng 9 dòng chảy thịnh hành theo hướng Tây Nam, vận tốc dòng tăng khá nhanh Tốc độ dòng chảy trung bình 12 – 14cm/s, đặc biệt trong giai đoạn hoạt động mạnh của gió mùa Đông Bắc và Tây nam tốc độ dòng chảy có thể tăng đến 123cm/s Khi có bão, tốc độ dòng chảy lớn nhất có thể đạt 180cm/s Dòng chảy tầng mặt ven bờ thường mang theo các vật chất lơ lửng và vật liệu phá hủy từ bờ, góp phần làm biến đổi địa hình bờ

4 Sự thay đổi mực nước

Dao động có chu kỳ: Chế độ mực nước ở đây được quyết định bởi chế độ thuỷ triều Tính chất thuỷ triều ở vùng nghiên cứu thuộc loại hỗn hợp triều, thiên về

Trang 27

20

bán nhật triều Hầu hết số ngày trong tháng có hai lần nước lên và hai lần nước xuống với sự chênh lệch đáng kể của hai độ lớn triều trong ngày Độ lớn triều trong

kỳ nước cường có thể đạt tới trên dưới 3m

Dao động không có chu kỳ: Các quá trình thuỷ thạch động lực khác nhau có liên quan đến mực nước, như nước dâng do bão, lũ, băng hà và gian băng

2.1.3 Đặc điểm địa chất

2.1.3.1 Địa tầng

Theo Lê Đức An [1] bề dày của hệ tầng Hậu Giang ở Trà Vinh dao động từ 15m đến 30m, gồm các kiểu nguồn gốc sau:

+ Trầm tích biển (mQ22hg)

Trầm tích chủ yếu là sét bột, bột sét, bột cát xen cát mịn, màu xám tối, xám sáng Bề dày của trầm tích mQ22hg dao động từ 6,8m đến 13,7m, độ sâu phân bố từ 12,7m-18m đến 26,4-36,5m Trầm tích chứa nhiều trùng lỗ: Quinqueloculina ollonga, Elphidium advenum, E macellum, Ammonia japonica, Asterorotalia pulchella, A multipinosa, Bolivina dinatata, Bolivina nitida,

+ Trầm tích nguồn gốc sông biển hỗn hợp- amQ22hg

Thành phần trầm tích chủ yếu là cát hạt mịn-trung màu xám đen xen kẹp các lớp bột sét màu nâu, nâu xám hoặc bột-sét có chứa các thấu kính cát mịn có chứa vảy mica và mảnh vỏ sò ốc, đôi chỗ có các ổ mùn thực vật Trầm tích chứa phong phú các các loài tảo mặn-lợ: Thalassionema nitzschioides, Thalassiosira kozlovii, Nitzschia sicula, Surirella comis, Chalassiosira excentrica, Th Pacifica, Coscinodiscus lineatus Tập hợp vi cổ sinh đặc trưng cho môi trường biển nông ven bờ: Asterorotalia pulchella, As multipinosa, Ammonia japonica, Quinqueloculina oblonga, Q.seminulina, Trochammina nitida, Bigenerina nodosaria, Elphidium advenum, Nonionina scaph, Pararotalia sp Trầm tích hệ tầng Hậu Giang là những thành tạo sét bột, bột cát sét, phủ trên các thành tạo hệ tầng Bình Đại với ranh giới chuyển tiếp chỉnh hợp (conformity)

Trang 28

- Trầm tích Holocen trên - phần dưới ( Q 2 3a )

+Trầm tích biển (mQ23a)

Trầm tích biển (mQ23a) phân bố dưới dạng các “giồng cát”, hình cánh cung, lưng quay ra phía biển Các giồng có bề ngang không ổn định, rộng nhất đạt 1-2km, hẹp nhất là 200-300m Thành phần chủ yếu là cát hạt mịn lẫn ít bột màu nâu vàng, chứa các kết hạch pisolit Vật liệu chủ yếu ở “giồng” ở Trà Vinh là cát hạt mịn đến trung, màu xám vàng, xám nâu lẫn ít bột sét, chứa nhiều mảnh vỡ vỏ sò bảo tồn tốt Kết quả phân tích tuổi tuyệt đối mẫu vỏ sò tại cửa cống Bàng Đa cách thị trấn Trà Vinh khoảng 10km về phía tây nam có tuổi 14C là 2500 ±70 năm BP Bề dày trầm tích thay đổi 5-10m

+ Trầm tích sông - biển (amQ23a)

Các trầm tích này có diện phân bố rộng nằm bao quanh các giồng cát cổ chắn cửa sông, chủ yếu là nằm về phía trong các giồng cát cổ về phía lục địa Thành phần chủ yếu là bột sét lẫn cát mịn màu nâu xám có chứa vảy mica Trong các lỗ khoan ở vùng ven bờ, chúng nằm dưới các trầm tích Holocen trên-phần trên Q23

2, ở dưới độ

sâu khoảng 3-4m đến 7-8m Trầm tích chứa tảo, gồm các dạng: Cyclotelaa stylorum, C striata, Thalassionema nitzschioides; bào tử phấn hoa: Polypodium sp., Cyathea sp., Dicksonia sp và các vi cổ sinh: Ammonia japonica, Trochammina sp., Pararotalia sp…

- Trầm tích Holocen trên - phần trên:

+ Trầm tích aluvi (aQ23b)

Tại khu vực nghiên cứu, trầm tích Holocen, phần trên nguồn gốc sông phân

bố chủ yếu tại các bãi bồi ven sông hoặc các cù lao giữa sông hoặc lòng sông của hệ thống sông Cửu Long Thành phần trầm tích chủ yếu là bột-sét xen lẫn cát hạt mịn

Trang 29

22

Trầm tích chứa tập hợp bào tử phấn hoa: Lycopodium sp., Sphagnum sp., Cyperus sp., Pinus sp., Cedrus sp., Melia sp., Taxodium sp., Morus sp

+ Trầm tích sông - đầm lầy (abQ23b)

Trong vùng nghiên cứu, trầm tích sông-đầm lầy phụ thống Holocen phần trên lộ ra ngay trên bề mặt, có diện phân bố hẹp và ít phổ biến trong vùng nghiên cứu Thành phần trầm tích chủ yếu là bột sét màu xám đen chứa tàn tích thực vật

trên-+ Trầm tích nguồn gốc hỗn hợp sông - biển (amQ23b)

Trên đất liền, trầm tích amQ23

2 khá phổ biến Trà Vinh, với diện lộ lớn ở ven lòng sông và bắt gặp cả trong lỗ khoan Bề dày trầm tích amQ23

2 ở vùng ven biển dao động từ 10 đến 20m Ở vùng ven biển và vào sâu trong nội địa bề dày trầm tích thường bị vát mỏng chỉ còn khoảng 2-5m, còn ở vùng gần cửa sông hiện tại bề dày lớn hơn, thường có quan hệ chuyển tướng với trầm tích biển, biển - đầm lầy - sông cùng mức địa tầng

Thành phần thạch học chủ yếu là sét bột, bột sét phần dưới của mặt cắt có lẫn các thấu kính cát hạt mịn, vỏ sò ốc Hàm lượng sét: 70-80%; cát: 20-30% Trầm tích

có màu xám nâu, xám trắng, xám xanh, xám vàng đôi chỗ bị rỉ đốm, loang đỏ vàng,

xuống sâu có màu xám, xám xanh và có chứa Foraminifera: Asterorotalia sp., Ammonia sp., Elphidium sp và bào tử phấn hoa gặp một số dạng: Stenochlaena sp., Acrostichum sp., Microsium sp., Rhizophora sp., Sonneratia sp., Nypa sp., Poaceae, Euphorbiaceae

+ Trầm tích biển - đầm lầy (mbQ23b)

Trầm tích mbQ23 đầm lầy ven biển hiện đại phân bố rải rác ở các vùng trũng

thấp Tại Trà Vinh chúng nằm xen kẽ với các cồn cát, bề dày của trầm tích mbQ 2 3

2

khoảng 3-4m Thành phần gồm bùn sét cát màu xám nâu, xám đen lẫn mùn thực vật

+ Trầm tích sông - biển - đầm lầy (ambQ23b)

Phân bố ở khu vực trũng thấp ngay cửa sông và gần đường bờ biển hoặc ở các cù lao giữa cửa sông với diện tích nhỏ Thành phần là cát, bột, sét màu xám đen

có chứa tàn tích thực vật và vỏ sò ốc

Trang 30

23

+ Trầm tích biển (mQ23b)

Trầm tích biển phụ thống Holocen trên-phần trên trong khu vực nghiên cứu phân bố ở ven bờ biển và dưới đáy biển dưới dạng các giồng cát ven biển (trên lục địa), các bãi cát ở bờ biển (ngoài đường bờ); các cồn cát ngầm chắn cửa sông và các trầm tích tiền châu thổ

* Các giồng cát trên đất liền

Hệ thống giồng cát trẻ nhất phân bố dọc các đường bờ biển hiện đại, dưới dạng hình vòng cung, rẻ quạt với kích thước khác nhau Thành phần trầm tích chủ yếu là cát mịn, ít bột, sét và mùn hữu cơ Tại những vùng xa cửa sông lượng hạt mịn tăng dần, bột, sét chiếm ưu thế Trầm tích có độ chọn lọc khá tốt, giá trị So dao động từ 1,30 đến 1,9 Md: 0,15-0,4mm, Sk: 0,94-1,1 Thành phần cát chủ yếu là thạch anh: 65-75%, mica: 10-15%, mảnh đá: 12-15% Độ mài tròn trung bình Chiều dày các giồng cát 1m đến 3m

* Các bãi cát và cồn ngầm:

Các bãi cát ngầm phân bố dọc ven biển dưới dạng các dải cát nằm dọc đường

bờ có bề rộng thay đổi từ vài trăm mét đến khoảng 3km, lộ ra khi nước thuỷ triều xuống Thành phần chủ yếu là cát hạt trung - mịn, độ chọn lọc trung bình Các thể trầm tích cát phần ngập nước được hình thành chủ yếu do động lực của sông và sóng đóng vai trò phân dị, tái vận chuyển và tích tụ nguồn vật liệu trầm tích dư thừa của sông Cửu Long mang tới Cát có thành phần ít khoáng và đa khoáng chủ yếu là thạch anh (65-85%), mảnh đá (15-30%), còn lại hàm lượng thứ yếu là fenspat Thành phần mảnh đá thường gặp nhất là silic, quaczit và đá phiến thạch anh serixit

* Trầm tích cát bùn tiền châu thổ

Cát bùn là thực thể trầm tích phổ biến hơn các thể cát có mặt trong các môi trường lòng cửa sông, bãi triều hỗn hợp và tạo thành các trường rộng lớn phân bố ven bờ kế tiếp trầm tích cát tiền châu thổ do kết quả phân dị cơ học Thành phần độ hạt đa dạng biến thiên từ cát đến sét vì vậy trầm tích có độ chọn lọc tương đối kém (So >2.5)

Trang 31

24

2.1.3.2 Đặc điểm kiến tạo, địa động lực

Khu vực nghiên cứu nằm trọn trong khối sụt sông Tiền – sông Hậu, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đứt gãy sông Hậu và đứt gãy sông Cổ Chiên Hoạt động tân kiến tạo - địa động lực và các đứt gãy này đã tác động lớn đến quá trình lắng đọng trầm tích: các quá trình estuary hóa cửa sông, tăng bề dày trầm tích, động đất…

- Khối sụt sông Tiền – sông Hậu có móng là các thành tạo tuổi trước kainozoi và bị phân cắt bởi các hệ thống đứt gãy theo phương Đông Bắc – Tây Nam, Tây Bắc – Đông Nam, tạo thành các khối có đặc điểm độ sâu của mặt móng tăng dần từ rìa vào trung tâm

- Đứt gãy sông Hậu được hình thành vào đầu kainozoi, phát triển theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, có chiều dài 350km trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam (theo Chu Văn Ngợi và Tạ Trọng Thắng) Đứt gãy sông Hậu ảnh hưởng đến quá trình lắng đọng trầm tích, làm cho khu vực cửa Định An sụt lún mạnh và bị khoét đáy mạnh hơn

- Đứt gãy sông Cổ Chiên phát triển theo hướng Tây Bắc – Đông Nam Đứt gãy này chuyển động theo cơ chế trượt bằng phải, cánh Đông Bắc nâng tương đối

so với cánh Tây Nam Hiện tại, cửa sông Cung Hầu diễn ra quá trình khoét đáy đang diễn ra mạnh

2.2 YẾU TỐ NHÂN SINH

Dân số ngày càng phát triển, đặc biệt là các khu vực ven biển Các hoạt động của con người như làm đê, kè, khai thác cát, xây dựng nhà ở, các khu công nghiệp,

….đã góp phần không nhỏ thay đổi địa hình khu vực tỉnh Trà Vinh Đặc biệt các hoạt động gần đây như xây dựng luồng (dài 40km từ sông Hậu ra đến cửa biển) cho các tàu biển có trọng tài lớn vào sông Hậu, trong dự án này đoạn kênh Quan Chánh

Bố dài 19 km, đoạn kênh Tắt cắt qua đất liền dài 9 km để xây dựng phải nạo vét, đào mới, tác động rất lớn đến địa hình bờ biển Ngoài ra nhà máy nhiệt điện chạy than được khởi công xây dựng từ năm 2010 tại ven biển huyện Duyên Hải (sử dụng cát khu vực bãi triều để xây dựng) cũng ảnh hưởng không nhỏ

Trang 32

25

2.2.1 Đặc điểm dân cư

2.2.1.1 Quy mô và sự phân bố

Trà Vinh là tỉnh có quy mô dân số nhỏ, năm 2003, số dân tỉnh Trà Vinh chỉ xếp trên tỉnh Bạc Liêu Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, dân số tỉnh Trà Vinh năm 2008 là 1.062.000 người, đứng thứ 11 ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, cao hơn tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Hậu Giang Dân số Trà Vinh tăng liên lục qua các năm, tốc độ tăng tự nhiên các năm trước khá cao, nhưng đã giảm mạnh trong những năm gần đây Cụ thể năm 1992, tốc độ tăng dân số tự nhiên của tỉnh là 2,12% nhưng đến năm 2001, tốc độ tăng chỉ còn 1,59% Mức tăng tuy đã giảm nhưng vẫn còn cao hơn so với trung bình cả nước

Bảng 2.2 Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo huyện/thành phố

vào

Trang 33

26

năm 2004) Huyện Duyên Hải có mật độ thấp nhất (219 người/km2 vào năm 2004) Dân cư phân bố thưa dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Các huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợi như Càng Long, Cầu Kè có mật độ tương đối cao; các huyện có điều kiện tự nhiên khó khăn như Cầu Ngang, Duyên Hải có mật độ khá thấp

2.2.1.2 Cơ cấu dân số

- Xét theo độ tuổi, Trà Vinh là địa phương có dân số trẻ, tỷ lệ trẻ em cao Ngày nay, mức sinh đã giảm nhưng kết cấu dân số vẫn trẻ Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 1999, Trà Vinh có 32,59% dân số trong độ tuổi dưới 15, chỉ có 7,02% dân số trong độ tuổi từ 60 trở lên Kết cấu dân số trẻ của Trà Vinh được lý giải bởi tỷ suất sinh thô khá cao trong một thời gian dài, làm gia tăng tốc độ tăng dân số tự nhiên Dân số trẻ giúp Trà Vinh có nguồn lao động dồi dào Tuy nhiên, do kinh tế của tỉnh chủ yếu dự vào nông nghiệp nên số lao động dư thừa khá cao, nhiều vấn đề xã hội cần giải quyết như: việc làm, y tế, giáo dục

Bảng 2.3 Tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết, tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số (‰)

Tỷ lệ sinh Tỷ lệ chết Tỷ lệ tăng tự nhiên

Trang 34

27

- Về dân tộc, Trà Vinh là địa bàn có nhiều dân tộc cùng cư trú Người Khmer

ở Trà Vinh chiếm khoảng 30% dân số tỉnh, đông nhất so với các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long; tuyệt đại bộ phận người Khmer ở Trà Vinh sinh sống bằng nghề nông, trồng lúa nước là chủ yếu và sống tập trung trên những con giồng cao, bao quanh bởi chi chít mương rạch nhỏ Người Hoa ở Trà Vinh số lượng không nhiều, chiếm khoảng hơn 1% dân số tỉnh Người Kinh chiếm khoảng 68,8% dân số tỉnh Một số ít còn lại là các dân tộc Chăm, Tày, Nùng

- Về lực lượng lao động, Trà Vinh có dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào Theo số liệu của Sở Lao động - Thương binh - Xã hội tỉnh Trà Vinh, năm 2004 lực lượng lao động của tỉnh có 638.000 người; trong đó 43.000 người thiếu việc hoặc có việc làm không thường xuyên và 14.000 người thất nghiệp Hàng năm có khoảng 10.000 lao động của tỉnh tìm kiếm việc làm ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận

Bảng 2.4 Số lao động được tạo việc làm trong năm (người)

2.2.2.1 Nông, lâm, ngư nghiệp

Là tỉnh thuần nông, kinh tế nông nghiệp và thủy sản vẫn đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh Trà Vinh có gần một nửa diện tích nằm trong vùng bị nhiễm mặn Những năm gần đây, tỉnh đã tiến hành chuyển dịch cơ cấu

Trang 35

28

kinh tế, quy hoạch các vùng nuôi trồng thủy sản trên diện tích không phù hợp cho trồng trọt Các vùng này đều chuyển sang nuôi tôm sú với các mô hình mới mang lại hiệu quả cao Các vùng nước ngọt như: Châu Thành, Cầu Kè, Tiểu Cần, Càng Long, thị xã Trà Vinh nuôi tôm càng, cá tra, cá ba sa và các loại thủy sản khác

Bảng 2.5 Diện tích và sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản

2.2.2.2 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Hiện nay tỉnh đang tiến hành đầu tư kết cấu hạ tầng cơ sở để thu hút các nhà đầu tư Đặc biệt tỉnh đang đầu tư mặt bằng đáp ứng nhu cầu các doanh nghiệp tại cụm công nghiệp Cổ Chiên

Trang 36

29

Đối với thủ công nghiệp, làng nghề cũng được quan tâm phát triển như: chế biến thủy sản, tỉnh Trà Vinh vẫn còn duy trì được các làng nghề như: dệt chiếu, đan lát, khai thác sản xuất vật liệu

2.2.2.3 Thương mại, dịch vụ và du lịch

Thương mại và dịch vụ đứng hàng thứ 2 trong cơ cấu GDP của tỉnh và đang

có chiều hướng tăng dần tỷ trọng

Kim ngạch xuất khẩu đạt 130 triệu USD, trong đó xuất khẩu trực tiếp ước đạt

90 triệu USD Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu bao gồm: gạo các loại, tôm đông lạnh,

cá fillet, chả cá Surimi, mực, bạch tuột, tơ xơ dừa, than gáo dừa, than hoạt tính, cơm dừa nạo sấy, dừa trái, hoá chất, bảng kẽm, vật tư ngành in Giá trị kim ngạch nhập khẩu ước đạt 10 triệu USD chủ yếu nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên liệu

Về du lịch, tỉnh Trà Vinh có kho tàng văn hoá đa dạng, đặc biệt là văn hoá

vật thể và phi vật thể của người Khmer rất hấp dẫn khách du lịch Người Khmer có chữ viết riêng, các lễ hội truyền thống như mừng năm mới, lễ cúng ông bà, lễ cúng trăng, lễ hội nghinh ông (lễ cúng biển), Dâng bông, Dâng phước và các phong tục tập quán có giá trị văn hoá khác Ngoài ra trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có đến 140 ngôi chùa Khmer có kiến trúc độc đáo, hài hòa thiên nhiên, trong đó tiêu biểu có: chùa Âng, chùa Hang, chùa Nôdol (còn gọi là chùa Cò) vì trên khuôn viên chùa rộng 3 ha đã hơn 100 năm nay trở thành nơi cư trú của hàng ngàn con cò và nhiều loài chim quý khác, chùa Samrônge, tương truyền được xây dựng lần đầu vào năm

642 và xây dựng lại năm 1850 với nhiều biểu tượng bằng đá quý và những tấm bia

cổ khắc chữ Khmer…

Trang 37

3.1.1.1 Phân loại

Đặc điểm trầm tích được xem xét trên hai phương diện: Kiểu trầm tích và tên

đá gọi theo thành phần khoáng vật

1/ Kiểu trầm tích

Kiểu trầm tích được phân theo cấp hạt, còn tên đá được gọi theo thành phần khoáng vật Có nhiều cách phân loại kiểu trầm tích khác nhau song nguyên tắc chung là xây dựng các biểu đồ tam giác Mỗi đỉnh của tam giác được biểu thị một nhóm cấp hạt ví dụ như: sạn, cát và bùn hoặc cát, bột và sét

Phân định các nhóm cấp hạt ở trên thế giới dùng không thống nhất với nhau Ở Nga người ta dùng ranh giới theo thập phân: L = - lgd Trong đó d là kích thước hạt (mm)

Trang 38

2/ Tên đá được xác định dựa theo thành phần khoáng vật vụn

Trường 1: cát đơn khoáng thạch anh

Trường 2: cát ít khoáng thạch anh fenspat Trường 3: cát đa khoáng thạch anh litic Trường 4: cát đa khoáng fenspat litic Trường 5: cát đa khoáng litic fenspat

Hình 3.1 Phân loại thạch học theo khoáng vật của trầm tích cát (theo Pettijohn,

Trần Nghi)

Ngày đăng: 20/03/2015, 13:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Đức An (1996), “Về dao động mực nước biển ở thềm lục địa ven bờ Việt Nam trong Holocen”, Tạp chí Các khoa học về trái đất, (18/4), tr. 365 -367 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về dao động mực nước biển ở thềm lục địa ven bờ Việt Nam trong Holocen”, "Tạp chí Các khoa học về trái đất
Tác giả: Lê Đức An
Năm: 1996
2. Trịnh Việt An và nnk (2000), Đánh giá hiện trạng, xu thế diễn biến và khả năng thoát ra của các cửa sông thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.Định hướng giải pháp chỉnh trị tổng thể, Dự án thuộc chương trình phòng chống lũ đồng bằng sông Hồng – sông Thái Bình, Viện khoa học thủy lợi, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiện trạng, xu thế diễn biến và khả năng thoát ra của các cửa sông thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. "Định hướng giải pháp chỉnh trị tổng thể
Tác giả: Trịnh Việt An và nnk
Năm: 2000
3. Trịnh Việt An (2005), Nghiên cứu các giải pháp KH – CN chống sa bồi, ổn định lòng dẫn cửa Định An, Đề tài độc lập cấp Nhà nước (chủ nhiệm) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các giải pháp KH – CN chống sa bồi, ổn định lòng dẫn cửa Định An
Tác giả: Trịnh Việt An
Năm: 2005
4. Nguyễn Biểu và nnk (2000), Nghiên cứu lập sơ đồ tướng đá cổ địa lý Pliocen – Đệ tứ thềm lục địa Việt Nam (0 – 200 m nước) tỷ lệ 1:1.000.000, báo cáo tổng kết đề tài mã số KH – CN 06-11-2, Lưu trữ tại viện KH & CNVN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu lập sơ đồ tướng đá cổ địa lý Pliocen – Đệ tứ thềm lục địa Việt Nam (0 – 200 m nước) tỷ lệ 1:1.000.000
Tác giả: Nguyễn Biểu và nnk
Năm: 2000
5. Nguyễn Văn Cƣ, Phạm Quang Sơn và nnk (1990), Động lực vùng ven biển cửa sông Việt Nam. Phần nghiên cứu cửa sông, Đề tài 48B – 02 – 01. Chương trình nghiên cứu biển 48B – 02 (1986 - 1990), Viện khoa học Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Động lực vùng ven biển cửa sông Việt Nam. Phần nghiên cứu cửa sông
Tác giả: Nguyễn Văn Cƣ, Phạm Quang Sơn và nnk
Năm: 1990
6. Nguyễn Địch Dỹ (2004). Đặc điểm cổ địa lý đồng bằng sông Cửu Long trong kỷ Đệ tứ, Hội thảo khoa học: văn hóa Óc Eo và Vương Quốc Phù Nam. Hội sử học Việt Nam. TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm cổ địa lý đồng bằng sông Cửu Long trong kỷ Đệ tứ
Tác giả: Nguyễn Địch Dỹ
Năm: 2004
7. Nguyễn Địch Dỹ và nnk (2004). Nghiên cứu biến động cửa sông và môi trường trầm tích Holocen – hiện đại vùng ven bờ châu thổ sông Cửu Long, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Đề tài khoa học cấp nhà nước, mã số:KC09/06-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu biến động cửa sông và môi trường trầm tích Holocen – hiện đại vùng ven bờ châu thổ sông Cửu Long, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội
Tác giả: Nguyễn Địch Dỹ và nnk
Năm: 2004
8. Nguyễn Ngọc Hoa và nnk (1991), Báo cáo thuyết minh bản đồ địa chất – khoáng sản tỷ lệ 1:200.000 nhóm tờ đồng bằng Nam Bộ, Lưu trữ Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thuyết minh bản đồ địa chất – khoáng sản tỷ lệ 1:200.000 nhóm tờ đồng bằng Nam Bộ
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hoa và nnk
Năm: 1991
9. Doãn Đình Lâm (2003), Lịch sử tiến hóa trầm tích Holocen châu thổ sông Hồng, Luận án tiến sỹ, 129tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử tiến hóa trầm tích Holocen châu thổ sông Hồng
Tác giả: Doãn Đình Lâm
Năm: 2003
10. Trần Nghi, Đinh Xuân Thành và nnk (2005), “Quy luật chuyển tướng lòng sông cổ của trầm tích Neogen muộn – Đệ tứ trong mối quan hệ với hoạt động kiến tạo vùng đồng bằng Nam Bộ”, Tạp chí khoa học công nghệ biển, số 3 (T5), 2005, tr.1 – 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy luật chuyển tướng lòng sông cổ của trầm tích Neogen muộn – Đệ tứ trong mối quan hệ với hoạt động kiến tạo vùng đồng bằng Nam Bộ”, "Tạp chí khoa học công nghệ biển
Tác giả: Trần Nghi, Đinh Xuân Thành và nnk
Năm: 2005
11. Trần Nghi, Đinh Xuân Thành (2000), “Tiến hóa trầm tích và cổ địa lý giai đoạn Pliocen - Đệ tứ lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam”, Tạp chí địa chất, loạt A, phụ trương 2000, tr. 19 – 29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiến hóa trầm tích và cổ địa lý giai đoạn Pliocen - Đệ tứ lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam”, "Tạp chí địa chất
Tác giả: Trần Nghi, Đinh Xuân Thành
Năm: 2000
12. Trần Nghi, Đinh Xuân Thành và nnk (2004). “Nhìn lại sự thay đổi mực nước biển trong đệ tứ trên cơ sở nghiên cứu trầm tích vùng ven biển và biển nông ven bờ từ Nha Trang đến Bạc Liêu”, Tạp chí khoa học và công nghệ biển, số 3, tập 4, tr.1 – 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhìn lại sự thay đổi mực nước biển trong đệ tứ trên cơ sở nghiên cứu trầm tích vùng ven biển và biển nông ven bờ từ Nha Trang đến Bạc Liêu”, "Tạp chí khoa học và công nghệ biển
Tác giả: Trần Nghi, Đinh Xuân Thành và nnk
Năm: 2004
13. Đinh Văn Thuận, 2005. Các phức hệ sinh thái bào tử phấn hoa trong trầm tích Đệ tứ ở đồng bằng Nam Bộ. Luận án Tiến sĩ Địa chất, 150 tr. 55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phức hệ sinh thái bào tử phấn hoa trong trầm tích Đệ tứ ở đồng bằng Nam Bộ
14. Phạm Huy Tiến (2005), Dự báo hiện tượng xói lở - bồi tụ ở biển, cửa sông và các giải pháp phòng tránh, báo cáo tổng kết đề tài KC – 09 – 05 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự báo hiện tượng xói lở - bồi tụ ở biển, cửa sông và các giải pháp phòng tránh
Tác giả: Phạm Huy Tiến
Năm: 2005
15. Vũ Văn Vĩnh và nnk (1994), Báo cáo sơ bộ sụp lở đất dọc sông Tiền, sông Hậu, Lưu trữ liên đoàn bản đồ địa chất miền Nam TP.HCM.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo sơ bộ sụp lở đất dọc sông Tiền, sông Hậu
Tác giả: Vũ Văn Vĩnh và nnk
Năm: 1994
16. Clark. J.R. (1992), Intergrated Management of coastal zones. Food and Agriculture Organization of the United Nations, Rome. FAO Fisheries Technical Paper No. 327 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Intergrated Management of coastal zones. Food and Agriculture Organization of the United Nations, Rome
Tác giả: Clark. J.R
Năm: 1992
17. Clark. J.R. (1996), Coastal zone Management Handbook, Lewis Publisher/CRC Press, 694 p Sách, tạp chí
Tiêu đề: Coastal zone Management Handbook, Lewis Publisher/CRC Press
Tác giả: Clark. J.R
Năm: 1996
18. Coleman. J.M. and Roberts. H.H. (1989). “Geology and Management of deltaic lowlands”, In: Van der Linden, W.J.M., S.A.P.L. Cloetingh, J.P.K.Kaasschieter, J. Vandenberghe, W.J.E. van der Graaff & J.A.M. van der Gun (eds.): Coastal Lowlands: Geology and Geotechnology. Proceedings KNGMG Symposium. Geologie en Mijnbouw, 68, 1-24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Geology and Management of deltaic lowlands”, In: Van der Linden, W.J.M., S.A.P.L. Cloetingh, J.P.K. Kaasschieter, J. Vandenberghe, W.J.E. van der Graaff & J.A.M. van der Gun (eds.): Coastal Lowlands: Geology and Geotechnology". Proceedings KNGMG Symposium
Tác giả: Coleman. J.M. and Roberts. H.H
Năm: 1989
19. Nagothu Udaya Sekhar (2005), “Intergrated coastal zone management in Viet Nam: Present potential and future challenges”. Ocean & coastal management, Vol. 48, issue 9 -10, 813 – 827 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Intergrated coastal zone management in Viet Nam: Present potential and future challenges”. "Ocean & coastal management
Tác giả: Nagothu Udaya Sekhar
Năm: 2005
20. Nguyen Van Lap, Ta Thi Kim Oanh, Masaaki Tateishi (2000), “Late Holocen depositonal environments evolution of the Mekong River Delta, Souther Vietnam”, Journal of the Asian Earth Sciences, 18, (2000), 427 – 439 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Late Holocen depositonal environments evolution of the Mekong River Delta, Souther Vietnam”, "Journal of the Asian Earth Sciences
Tác giả: Nguyen Van Lap, Ta Thi Kim Oanh, Masaaki Tateishi (2000), “Late Holocen depositonal environments evolution of the Mekong River Delta, Souther Vietnam”, Journal of the Asian Earth Sciences, 18
Năm: 2000

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w