BIẾN ĐỘNG ĐỊA HÌNH ĐỚI BỜ TRONG HOLOCEN MUỘN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến động trầm tích và địa hình trong holocen muộn khu vực đới bờ biển từ cửa Cung Hầu đến cửa Định An (Trang 51)

3.2.1. Đặc điểm địa mạo

3.2.1.1. Địa hình lục địa ven biển tuổi Holocen muộn

Đồng bằng tích tụ do sóng và thủy triều là chủ yếu. Trên bề mặt đồng bằng, dấu tích tác động của sóng và thủy triều trong Holocen muộn là các giồng cát nguồn gốc biển và các dải đồng bằng thấp nguồn gốc biển - đầm lầy xen kẽ với chúng. Các yếu tố địa hình này đƣợc thành tạo trong thời kỳ biển lùi Holocen giữa-muộn, kế tiếp nhau, trẻ dần về phía biển. Các giồng cát, dạng đơn hoặc phân nhánh, dài một vài km đến 28 km, rộng 0,4-1km, cao 1,5-3,5 m, cong lồi về phía Đông Nam. Các giồng này cấu tạo bởi cát-bột, dày một vài mét đến 15m.

Các dải đồng bằng thấp giữa các giồng có dạng trũng, gần nhƣ cùng phƣơng với phƣơng của các giồng liền kề, rộng 1,5-5km, cao 0,7-2m. Trầm tích cấu tạo đồng bằng thƣờng là sét, sét pha, sét kẹp các lớp cát mỏng đến dày, màu đen, xám đen, nâu đen, chảy, dẻo, giàu di tích hữu cơ, dày từ vài mét đến 13-18m. Theo phƣơng Tây Bắc-Đông Nam, đồng bằng có dạng lƣợn sóng thoải, bƣớc sóng dài 2- 5km, biên độ trung bình 1-2m.

Phần ngoài cùng, giáp với biển là các dải đồng bằng triều cao. Dải đồng bằng này là phần thấp nhất, trẻ nhất trong dãy các dải đồng bằng tích tụ do sóng và thủy triều thuộc đồng bằng châu thổ Holocen giữa-muộn

45

46

3.2.1.2. Các đơn vị địa mạo trong đới sóng vỗ

- Bãi biển được thành tạo do sóng, thủy triều chiếm ưu thế. Trong vùng nghiên cứu bãi biển thành tạo do sóng, thủy triều chiếm ƣu thế tạo thành các dải rộng 1-6,5km kề liền về phía Đông Nam đƣờng bờ hiện đại nối các cửa sông. Các bãi này có dạng cong lồi về phía biển, song song hoặc gần song song với các giồng cát trên đồng bằng châu thổ.

- Đồng bằng rìa delta được thành tạo do sóng, thủy triều chiếm ưu thế:

tƣơng ứng với dải đồng bằng triều thấp, là phần tiếp tục của bãi biển đến độ sâu (-)5 - (-) 6m. Theo hƣớng kéo dài của đƣờng bờ hiện đại, chúng thuộc phần rìa của các delta nên thƣờng bị ngắt đoạn bởi sự phân bố, phát triển của các delta. Chúng không chịu tác động trực tiếp bởi dòng chảy sông nhƣng lại là khu vực bị ngập trong suốt chu kỳ triều, ngập triều lâu và sâu nhất, là đối tƣợng chịu ảnh hƣởng trực tiếp bởi sự dao động của thủy triều, sự di chuyển của đới sóng vỗ bờ và đới sóng vỡ. Các dải đồng bằng rìa delta có chiều rộng 4-6 km, dốc 0,2-1,3‰, trung bình 0,7‰.

3.2.1.3. Các đơn vị địa mạo thành tạo trong đới sóng biến dạng, phá hủy

Đới sóng biến dạng, phá hủy đƣợc tính trong khoảng sâu từ 5 đến 18 -22m. Trong đới này có 3 đơn vị địa mạo sau:

- Sườn delta được thành tạo do sông, sóng, thủy triều chiếm ưu thế: sƣờn delta đƣợc thành tạo do sông, sóng, thủy triều chiếm ƣu thế phân bố trong khoảng sâu (-)5-(-)6m đến (-)10-(-)11m. Chúng tạo thành dải khá liên tục từ cửa Ba Lai đến cửa Định An, dài 100km, rộng 2-3km, dốc 1,7-2,5‰, dốc gấp 10 lần so với độ dốc chung của các delta hiện đại. Ở vùng cửa Định An, sƣờn delta mở rộng, dạng nêm lấn sâu hơn về phía cửa sông. Nó đã bị dòng triều và delta hiện đại phát triển đến độ sâu (-)10m cắt qua.

- Đồng bằng xói lở - tích tụ do sóng chiếm ưu thế: đồng bằng xói lở - tích tụ do sóng chiếm ƣu thế phân bố ở dƣới độ sâu 18-20m, tiếp giáp về phía Tây Bắc với sƣờn delta đƣợc tạo ra do sóng chiếm ƣu thế. Cấu tạo bề mặt này là chủ yếu là vật liệu hạt thô lẫn nhiều vụn vỏ sò ốc biển, dày 0,2-0,8m.

47

3.2.2. Đặc điểm địa hình khu vực nghiên cứu

Khu vực nghiên cứu gồm 3 đơn vị địa hình lớn: đồng bằng châu thổ, đồng bằng tiền châu thổ và đồng bằng sƣờn châu thổ. Đồng bằng châu thổ nằm phía trong lục địa, bao gồm các giồng cát và các bãi bồi. Đồng bằng tiền châu thổ (lộ ra khi mực nƣớc triều hạ thấp (-4m) nối tiếp đồng bằng châu thổ, kéo dài ngay dƣới bãi biển ra khơi khoảng 5 – 10km. Và cuối cùng đồng bằng sƣờn châu thổ ngập hoàn toàn dƣới mực nƣớc biển (Hình 3.5).

Hình 3.6. Địa hình Trà Vinh với hai dạng đồng bằng trũng thấp và cồn cát đan xen

Địa hình ở Trà Vinh mang tính chất đồng bằng ven biển với các giồng cát, chạy liên tục theo hình vòng cung và song song với bờ biển. Càng về phía biển, các giồng này càng cao và càng lớn. Do sự chia cắt bởi các giồng và hệ thống trục lộ,

48

kênh rạch chằng chịt nên địa hình rất phức tạp. Các vùng trũng xen kẹp với các giồng cao, xu thế dốc chỉ thể hiện trên từng cánh đồng. Nhìn chung, cao trình phổ biến là từ 0,4-1,0 m, chiếm 66% diện tích đất tự nhiên.

Các giồng cát nói chung là tƣơng đối cao hơn 5 m với mực nƣớc biển trung bình, thành phần chủ yếu là cát có độ mài tròn tốt, dày một vài mét đến 15m. Trong khi bãi bồi trũng xen giữa thành phần phía trên mặt chủ yếu là bùn (bột và sét) và phía dƣới sâu hơn là sét than bùn. Chiều rộng của cồn cát bãi biển thƣờng là 1-2 km, trong khi phần trũng thấp kế xen kẽ rộng trung bình 5 km. Các giồng cát, dạng đơn hoặc phân nhánh, dài một vài km đến 28 km, cong lồi về phía Đông Nam.

Địa hình cao nhất (>4m) gồm các giồng cát phân bố ở Nhị Trƣờng, Long Sơn (Cầu Ngang); Ngọc Biên (Trà Cú); Long Hữu (Duyên Hải). Địa hình thấp nhất (<0,4m) tập trung tại các cánh đồng trũng xã Tập Sơn, Ngãi Xuyên, Ngọc Biên (Trà Cú); Thanh Mỹ (Châu Thành); Mỹ Hòa, Mỹ Long, Hiệp Mỹ (Cầu Ngang); Long Vĩnh (Duyên Hải).

3.2.3. Biến động địa hình đới bờ trong Holocen muộn

Tổng hợp các kết quả phân tích, nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn Holocen muộn địa hình khu vực nghiên cứu có hai sự thay đổi lớn:

1/ Sự thay đổi về diện tích, đồng bằng châu thổ đƣợc bồi tụ liên tục, diện tích ngày càng tăng

2/ Sự thay đổi trong các đơn vị địa hình, từ đơn vị sƣờn châu thổ chuyển sang tiền châu thổ và từ đơn vị tiền châu thổ chuyển sang ghép nối với đồng bằng châu thổ.

1. Sự thay đổi về diện tích

Trong giai đoạn Holocen muộn địa hình đới bờ khu vực nghiên cứu thay đổi với quy mô lớn. Đới bờ có sự dịch chuyển từ phía đất liền ra biển với tốc độ nhanh, đồng bằng châu thổ ngày càng đƣợc mở rộng.

49 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các kết quả phân tích mẫu bằng phƣơng pháp huỳnh quang kích thích (OSL) và cacbon phóng xạ ở khu vực nghiên cứu cho thấy giai đoạn này châu thổ bồi tụ ra biển hơn 50km.

Trên hình 3.7 đã thể hiện quá trình lấy mẫu, các mẫu đƣợc lấy bằng cách dung các ống nhựa khoan sâu xuống dƣới đất. Mẫu lấy lên phải đƣợc bịt kín hai đầu ống, khoảng 2cm cuối ống đƣợc bỏ đi để tránh ánh sáng lọt vào. Khu vực lấy mẫu cần tránh sự can thiệp của con ngƣời, trên đỉnh cồn cát đã bị tác động của gió. Các điểm lấy mẫu đƣợc thực hiện ở xã Vĩnh Châu, xã Thanh Sơn, xã Trƣờng Long Hòa, xã Long Sơn, xã Phƣớc Hảo và Ba Động sau đó đƣợc đem về phòng thí nghiệm để phân tích.

Hình 3.7. Thực địa lấy mẫu ở Trà Vinh

Kết quả phân tích của Tamura và nhữn ngƣời khác, với 47 điểm mẫu lấy ở trên các giồng cát thể hiện rất rõ tuổi của các thế hệ giồng cát từ bờ biển vào sâu trong lục địa hơn 50km, qua đó có thế thấy đƣợc quá trình phát triển địa hình đồng bằng châu thổ trong 3000 năm trở lại đây (bảng 3.2).

50

Bảng 3.2. Tuổi của các điểm lấy mẫu theo thứ tự các cồn cát từ bờ vào sâu trong đất liền

Điểm lấy mẫu

Khoảng cách tới đƣờng bờ hiện tại (km)

Độ sâu (m) Tuổi (năm)

1 1.3 0.8 39 ± 5 2 1.9 1 150 ± 9 3 2.5 1 178 ± 9 4 0.4 0.7 157 ± 8 5 0.5 0.8 144 ± 7 6 0 0.8 33 ± 4 7 0.4 1.4 69 ± 5 8 9 1.3 290 ± 20 9 9 1.2 370 ± 20 10 6.8 1.9 320 ± 20 11 7.6 1.9 400 ± 20 12 10.6 1.3 320 ± 20 13 14.8 1.5 520 ± 30 14 10.8 1.7 570 ± 30 15 10.1 1.1 610 ± 30 16 8.4 1.9 200 ± 10 17 16.4 1.2 620 ± 30 18 11.3 1.8 760 ± 40 19 12.3 0.9 750 ± 40 20 10 1.9 590 ± 30 21 14.7 0.9 840 ± 40 23 13.5 0.8 770 ± 40 24 19.1 0.9 970 ± 50

51

Điểm lấy mẫu

Khoảng cách tới đƣờng

bờ hiện tại (km) Độ sâu (m) Tuổi (năm)

25 18.3 1.2 1000 ± 50 26 21.8 1.9 1630 ±80 27 21.4 1.6 1820 ± 100 28 18.7 1.3 1790 ± 90 29 20.3 1.3 1760 ± 90 30 27.4 1.6 1620 ± 90 31 27.4 1.1 2050 ± 100 32 26.5 1.4 2030 ± 100 33 24.5 1.6 1870 ± 100 34 27.3 1.9 2290 ± 120 35 31 1.4 2080 ± 100 36 31.4 1.3 2340 ± 120 37 31.1 1.5 2110 ± 110 38 33.7 1.2 1980 ± 100 39 34.7 1.1 2320 ± 120 40 42.4 0.8 2780 ± 140 41 37.7 1.5 3330 ± 170 42 47.1 0.8 2840 ± 140 43 38 1.4 3570 ± 190 44 50.1 0.8 1110 ± 60 45 59.2 1.7 1400 ± 80 46 55.3 0.9 950 ± 50 47 57.6 1.7 1590 ± 90 (Theo Tamura và nnk [25])

52

Dấu ấn các cồn cát (tƣớng cồn cát chắn cửa sông) trên bản đồ mô tả tƣớng và tuổi phân tích huỳnh quang (OSL) cho thấy khu vực nghiên cứu trải qua 10 giai đoạn bồi tụ với 11 thế hệ các giồng cát có tuổi trẻ dần theo hƣớng từ lục địa ra biển (hình 3.9).

Từ 3000 năm đến 2000 năm cách ngày nay châu thổ bồi tụ thêm hai đơn vị diện tích số 10 và 9 với diện tích tƣơng ứng là khoảng 240km2 và 330km2 , tăng diện tích châu thổ thêm khoảng 560km2. Từ năm 2000 đến 1000 cách ngày nay châu thổ bồi tụ thêm đơn vị số 8 – 5, tăng diện tích đồng bằng thêm khoảng 660km2. Nhƣ vậy từ 3000 năm đến 1000 năm cách nay châu thổ bồi tụ với tốc độ rất nhanh, đƣờng bờ dịch chuyển về phía biển với tốc độ khoảng 40m/năm.

Hình 3.8. Sơ đồ các cồn cát khu vực nghiên cứu

3300±170

1110±60

520±30

39±5 178±9

53

Từ 1000 năm đến nay đƣờng bờ tiến ra phía biển, tăng thêm 5 đơn vị 4- 1, diện tích tăng thêm là 580km2, tốc độ dịch chuyển đƣờng bờ khoảng 20m/năm. So sánh với giai đoạn bồi tụ từ 3000 – 2000 thì giai đoạn từ 1000 đến nay cho thấy tốc độ bồi tụ giảm khá nhanh. Các tính toán cho thấy hai giai đoạn bồi tụ này tƣơng ứng với hai giai đoạn mực nƣớc biển hạ và dâng. Trong kết quả nghiên cứu của Trần Nghi [12] mực nƣớc biển từ 3000, 2500 năm đến 1000 năm hạ 4,5m, từ 1000 năm đến nay mực nƣớc biển lại nâng dần từ -2m đến -1m (mốc thời gian 500 năm cách nay) và tiếp tục dâng ở giai đoạn hiện đại (bảng 3.3).

Bảng 3.3. Tốc độ dâng cao và hạ thấp mực nước biển từ 3000 năm đến nay

Mốc thời gian năm (Bp) Khoảng thời gian(năm) Độ sâu - cao hiện tại (m) Độ sâu - cao đã hiệu chỉnh (m) Tốc độ (mm/năm) 0 0 0 500 2 500 -1 -1 500 2 1.000 -2 -2 1.500 3 3000, 2.500 +2,5 +2,5 (Theo trần Nghi [12])

2. Sự thay đổi về hình thái của các đơn vị địa hình

Từ 3000 năm đến nay, địa hình luôn thay đổi, địa hình sƣờn châu thổ chuyển thành dạng địa hình tiền châu thổ nhờ vật liệu tích tụ từ đáy biển sƣờn bờ ngầm và địa hình tiền châu thổ chuyển sang dạng địa hình đồng bằng châu thổ. Thay đổi của đơn vị đồng bằng châu thổ là sự ghép nối các cồn cát chắn cửa sông thuộc đơn vị địa hình tiền châu thổ và đơn vị đồng bằng châu thổ. Đồng bằng châu thổ có hai dạng địa hình chính là các cồn cát đan xen các vùng trũng thấp. Các kết quả phân

54 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tích thành phần độ hạt cho thấy các cồn cát này có chính là các cồn cát chắn cửa sông, thuộc nhóm địa hình tiền châu thổ. Các cồn cát chắn cửa sông nổi cao dần, không còn chịu tác động của sông biển và các đơn vị địa hình vũng (lagun) đƣợc bồi lấp dần tạo thành các vùng trũng thấp đan xen các lạch triều cổ bên trên, bên dƣới là lớp sét than bùn có nguồn gốc từ rừng ngập mặn.

Hình 3.9. Sơ đồ các thế hệ cồn cát chắn cửa sông và các vùng đồng bằng được bồi tụ từ 3000 năm đến nay

3.2.4. Biến động địa hình trong giai đoạn hiện đại

3.2.4.1. Biến động vùng ven biển và cửa sông

Các kết quả nghiên cứu của Tamura (hình 3.10) [26] và Nguyễn Địch Dỹ đều cho thấy đoạn bờ biển và cửa sông Định An, cửa Cung Hầu từ năm 1936 đến nay luôn biến

55

động, thƣờng xuyên có những đoạn bồi tụ đan xen với các đoạn xói lở (bảng 3.4).

Bảng 3.4. Các đoạn bờ bồi tụ, xói lở từ cửa Cung Hầu đến cửa Định An

Đoạn bờ phía Đông Bắc Đoạn bờ phía Tây Nam Giai đoạn 1952 – 1965

Đoạn bờ biển thuộc địa phận xã Hiệp Thạnh – Long Trƣờng Hòa, huyện Duyên Hải có hiện trạng tƣơng đối ổn định, phát triển bồi tụ xói lở xen kẽ nhau trên từng đoạn ngắn. Nhìn chung bờ biển trong giai đoạn này không có biến động lớn

Phát triển các đoạn xen kẽ, thiên về xói lở. Các đoạn xói lở chính thuộc xã Đông Hải có chiều dài 5,8km và xã Dân Thành 5,2km. Vùng xói lở có chiều rộng trung bình 220m và rộng nhất tới 220m, rộng nhất tới 580m, tƣơng đƣơng tốc độ xói lở trung bình 17m/năm và lớn nhất 44m/năm. Vùng bồi tụ là các bãi triều nằm trƣớc các cửa lạch với tốc độ bồi tụ 20m/năm đến 35m/năm.

Giai đoạn 1965 -1983 Phát triển bồi tụ xen kẽ. Vùng bồi

tụ mạnh thuộc khu vực bãi tắm Ba Động xã trƣờng Long Hòa có chiều dài 9km. Vùng bồi tụ rộng trung bình 120m, rộng nhất là 300m, tƣơng đƣơng tốc độ bồi tụ 6,5m/năm và 16m/năm

Bờ biển biến động mạnh, vùng xói lở dài từ 4 – 5,2km, chiều rộng vùng xói lở trung bình 160m, lớn nhất là 140m, tƣơng đƣơng tốc độ xói lở 9m/năm đến 23m/năm. Giữa các đoạn xói lở là bồi tụ chiều dài từ 4,5 - 5,7km. Vùng bồi tụ có chiều rộng trung bình 500m và rộng nhất là 1200m, tƣơng đƣơng tốc độ bồi tụ 28m/năm và lớn nhất 66m/năm.

Giai đoạn 1983 -1989 Quá trình bồi tụ xói lở xen kẽ. Bờ

biển xã Trƣờng Long Hòa tiếp tục đƣợc bồi tụ nhẹ tại khu vực bãi tắm Ba Động. Vùng bồi tụ dài 3.6km, rộng trung bình 70m, rộng nhất là 140m, tƣơng đƣơng

Đoạn xói lở có chiều dài 2,8 – 3,4km. Vùng xói có chiều rộng trung bình 90m, lớn nhất là 220m, tƣơng đƣơng tốc độ xói 12,5m/năm, lớn nhất 31m/năm. Vùng bồi tụ có chiều dài 3 –

56 tốc độ 8m/năm và lớn nhất là 15,5m/năm. Đoạn bờ thuộc xã Mỹ Long huyện Cầu Ngang, Hiệp Thạnh huyện Duyên Hải bồi tụ xói lở xen kẽ trên các đoạn bờ dài từ 1,5 đến 3km.

3,7km. Vùng bồi có chiều rộng trung bình 160m, lớn nhất là 580m, tƣơng đƣơng tốc độ trung bình 23m/năm, lớn nhất 83m/năm.

Giai đoạn 1989 -2001 Xói lở bồi tụ xen kẽ. Địa phận xã

Mỹ Long, Hiệp Thạnh bồi tụ mạnh với chiều dài tới 13,2km, rộng trung bình 170m, rộng nhất tới 450m tƣơng đƣơng tốc độ bồi tụ 14m/năm và lớn nhất 37,5m/năm. Đoạn bờ xã Hiệp Thạnh Trƣờng Long Hòa bồi tụ xói lở xen kẽ với tốc độ nhẹ, vùng bồi tụ thuộc khu vực bãi tắm Ba Động với chiều dài 4,8km.

Chủ yếu là bồi tụ. Đoạn bồi tụ có chiều dài từ 3,2 – 5,5km, vùng bồi rộng trung bình 290m và lớn nhất 1000m, tƣơng đƣơng tốc độ bồi tụ 24m/năm và lớn nhất 80m/năm

Giai đoạn 2001 – 2006

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến động trầm tích và địa hình trong holocen muộn khu vực đới bờ biển từ cửa Cung Hầu đến cửa Định An (Trang 51)