Đặc điểm địa hình khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến động trầm tích và địa hình trong holocen muộn khu vực đới bờ biển từ cửa Cung Hầu đến cửa Định An (Trang 54)

Khu vực nghiên cứu gồm 3 đơn vị địa hình lớn: đồng bằng châu thổ, đồng bằng tiền châu thổ và đồng bằng sƣờn châu thổ. Đồng bằng châu thổ nằm phía trong lục địa, bao gồm các giồng cát và các bãi bồi. Đồng bằng tiền châu thổ (lộ ra khi mực nƣớc triều hạ thấp (-4m) nối tiếp đồng bằng châu thổ, kéo dài ngay dƣới bãi biển ra khơi khoảng 5 – 10km. Và cuối cùng đồng bằng sƣờn châu thổ ngập hoàn toàn dƣới mực nƣớc biển (Hình 3.5).

Hình 3.6. Địa hình Trà Vinh với hai dạng đồng bằng trũng thấp và cồn cát đan xen

Địa hình ở Trà Vinh mang tính chất đồng bằng ven biển với các giồng cát, chạy liên tục theo hình vòng cung và song song với bờ biển. Càng về phía biển, các giồng này càng cao và càng lớn. Do sự chia cắt bởi các giồng và hệ thống trục lộ,

48

kênh rạch chằng chịt nên địa hình rất phức tạp. Các vùng trũng xen kẹp với các giồng cao, xu thế dốc chỉ thể hiện trên từng cánh đồng. Nhìn chung, cao trình phổ biến là từ 0,4-1,0 m, chiếm 66% diện tích đất tự nhiên.

Các giồng cát nói chung là tƣơng đối cao hơn 5 m với mực nƣớc biển trung bình, thành phần chủ yếu là cát có độ mài tròn tốt, dày một vài mét đến 15m. Trong khi bãi bồi trũng xen giữa thành phần phía trên mặt chủ yếu là bùn (bột và sét) và phía dƣới sâu hơn là sét than bùn. Chiều rộng của cồn cát bãi biển thƣờng là 1-2 km, trong khi phần trũng thấp kế xen kẽ rộng trung bình 5 km. Các giồng cát, dạng đơn hoặc phân nhánh, dài một vài km đến 28 km, cong lồi về phía Đông Nam.

Địa hình cao nhất (>4m) gồm các giồng cát phân bố ở Nhị Trƣờng, Long Sơn (Cầu Ngang); Ngọc Biên (Trà Cú); Long Hữu (Duyên Hải). Địa hình thấp nhất (<0,4m) tập trung tại các cánh đồng trũng xã Tập Sơn, Ngãi Xuyên, Ngọc Biên (Trà Cú); Thanh Mỹ (Châu Thành); Mỹ Hòa, Mỹ Long, Hiệp Mỹ (Cầu Ngang); Long Vĩnh (Duyên Hải).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến động trầm tích và địa hình trong holocen muộn khu vực đới bờ biển từ cửa Cung Hầu đến cửa Định An (Trang 54)