Nguyên nhân biến động địa hình đới bờ biển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến động trầm tích và địa hình trong holocen muộn khu vực đới bờ biển từ cửa Cung Hầu đến cửa Định An (Trang 66)

3.3.1.1. Yếu tố tự nhiên

Những biến động môi trƣờng trầm tích trong Holocen - hiện đại gắn liền với dao động mực nƣớc biển, thông qua những biến động hình thái địa hình, khi là vùng biển nông ven bờ, khi là vùng biển, khi là lục địa. Những biến động địa hình dẫn tới những biến động môi trƣờng trầm tích trong không gian và theo thời gian. Biến động môi trƣờng trầm tích trong Holocen muộn đới bờ đƣợc trình bày một cách khái quát:

Địa hình đới bờ khu vực nghiên cứu trong giai đoạn Holocen muộn có sự thay đổi rất lớn. Biến động này liên quan mật thiết đến quá trình tiến hóa trầm tích do sự thay đổi mực nƣớc biển và biến đổi khí hậu (biến đổi khí hậu theo mùa và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ bão, lũ). Giai đoạn Holocen muộn biển thoái, bãi

60

biển bồi tụ rất nhanh ra phía biển, khu vực nghiên cứu với ba đơn vị địa hình chính là đồng bằng châu thổ, tiền châu thổ và sƣờn châu thổ luôn thay đổi về mặt không gian.

Giai đoạn đầu vật liệu trầm tích bồi tụ đáy biển sƣờn bờ ngầm biến sƣờn châu thổ thành tiền châu thổ làm địa hình đáy biển vừa nông vừa thoải (giai đoạn này yếu tố sông là thống trị). Giai đoạn tiếp theo địa hình tiền châu thổ chuyển sang đồng bằng châu thổ:

 Sự hình thành các cồn cát

Sông Cổ Chiên và sông Hậu là hai nhánh sông của hệ thống sông Mê Kông, sông cung cấp lƣợng trầm tích hàng năm qua các cửa sông ra biển lớn nhất nhì châu Á. Trầm tích từ sông đổ ra qua hai cửa Định An và Cung Hầu đƣợc sóng vận chuyển ra phía bờ (khu vực tiền châu thổ). Khi sóng nhào (sóng đổ) năng lƣợng sóng từ mạnh đột ngột chuyển sang yếu, làm cho các vật liệu tích tụ lại ven bờ. Lúc này sóng có vai trò chọn lọc vật liệu trầm tích, khi sóng nhào vật liệu cát đƣợc tách riêng và tích tụ lại thành đê cát, bùn (gồm bột và sét) từ sông mang ra bị hòa tan trong nƣớc và đƣợc sóng mang ra xa bờ.

10 - 300m

§íi sãng nhµo

61

Đặc biệt vào mùa mƣa (mùa hè) sông cung cấp một lƣợng trầm tích cao gấp mƣời lần so với trong mùa đông (mùa khô). Vào mùa hè sóng liên kết với gió mùa phía nam tới tây nam yếu hơn, vào mùa đông gió mùa tăng cƣờng sóng mạnh từ phía bắc tới đông bắc. Trầm tích từ sông đem ra biển vào mùa hè lớn, nhƣng do mƣa nhiều, nƣớc dâng nên đƣợc giữ lại ven biển. Vào mùa đông gió mùa hƣớng Đông Bắc kết hợp với dòng chảy ven bờ, trầm tích bồi tụ dọc bờ tạo ra đê cát dài song song với đƣờng bờ. Khi có bão, nƣớc dâng, sóng bão tác động làm cho cát tích tụ lên cao hơn. Khi đó đê cát nhô lên cao thêm vài mét, không bị ngập dƣới mực nƣớc biển và trở thành cồn cát chắn cửa sông (hay còn gọi là đảo).

 Sự hình thành các vùng trũng thấp xen giữa các giồng cát

Phần diện tích ở giữa bờ biển và đê cát mới nổi lên trở thành vũng, không chịu tác động của sóng biển (còn gọi là các lagun). Sau một thời gian vũng bị ngọt hóa, rừng ngập mặn không còn phát triển, tạo ra một lớp sét than bùn. Đặc biệt khi nƣớc dâng vào mùa mƣa bão, ngập lụt cục bộ, trầm tích sông dần lấp đầy các vụng biển. Kết quả là tạo ra một vùng trũng thấp, bên trên là trầm tích cát bùn, bên dƣới là trầm tích sét than bùn.

Hình 3.12. Sơ đồ thành tạo các cồn cát tiền châu thổ do hoạt động của dòng ven bờ, sóng và dòng chảy sông

62

Khi biển thoái đồng bằng châu thổ mở rộng ra phía biển, đơn vị tiền châu thổ nổi cao hơn so với mực nƣớc biển trở thành phần phía ngoài của đồng bằng châu thổ, khu vực địa hình sƣờn châu thổ đƣợc bồi tụ từ vật liệu do sông mang ra. Quá trình đó diễn ra theo một chu kỳ, liên tiếp tạo ra các cồn cát (mà ngƣời dân gọi là các giồng cát) xen giữa các vùng trũng thấp, kết quả là trong vòng khoảng 3000 năm trở lại đây đồng bằng châu thổ Trà Vinh đã mở rộng ra phía biển gần 50km.

3.3.1.2. Yếu tố nhân sinh

Các hoạt động thâm canh, thủy lợi phục vụ phát triển nông nghiệp nhƣ nạo vét, đào mới các kênh mƣơng có ảnh hƣởng lớn đến quá trình bồi tụ phù sa. Quá trình lắng đọng phù sa do ngập lụt trên diện rộng chuyển sang đƣợc vận chuyển theo các dòng kênh, lạch đi ra biển. Nhƣ vậy quá trình lắng đọng, bồi tụ, nhất là phía cửa sông diễn ra nhanh hơn.

Hiện nay nhu cầu phát triển kinh tế gia tăng, dân cƣ tập trung ngày càng đông. Giải pháp phát triển kinh tế nhƣ nuôi trồng và khai thác, xuất khẩu thủy, hải sản đƣợc phát huy với cƣờng độ ngày càng mạnh…

Vận tải thủy là phƣơng tiện chính của vùng, ngày càng gia tăng, đặc biệt là tàu thuyền ra vào khu vực cửa sông ảnh hƣởng rất lớn sự ổn định của yếu tố thủy thạch động lực, quá trình lắng đọng và bồi tụ và ở đây. Dự án xây dựng đoạn kênh Quan Chánh Bố dài 19 km, đoạn kênh Tắt cắt qua đất liền dài 9 km để làm luồng lƣu thông cho các tàu có trọng tải lớn đã nạo vét, đào mới, tác động rất lớn đến địa hình bờ biển. Ngoài ra nhà máy nhiệt điện chạy than đƣợc khởi công xây dựng từ năm 2010 tại ven biển huyện Duyên Hải (sử dụng cát khu vực bãi triều để xây dựng) cũng ảnh hƣởng không nhỏ.

Các hoạt động quai đê lấn biển cũng ảnh hƣởng ít nhiều đến quá trình phát triển tự nhiên của đƣờng bờ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến động trầm tích và địa hình trong holocen muộn khu vực đới bờ biển từ cửa Cung Hầu đến cửa Định An (Trang 66)