Giải pháp định hƣớng quản lý quỹ đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến động trầm tích và địa hình trong holocen muộn khu vực đới bờ biển từ cửa Cung Hầu đến cửa Định An (Trang 69)

Khu vực nghiên cứu thƣờng xuyên bồi tụ ra phía biển với tốc độ 20m/năm, đây là điều kiện thuận lợi, làm tăng diện tích rừng ngập mặn, tăng diện tích đất canh tác nông nghiệp và đất ở, giúp cho phát triển kinh tế xã hội ổn định và giảm nhẹ

63 thiệt hại do dâng cao mực nƣớc biển.

Tuy nhiên đan xen giữa các đoạn bồi tụ lại là các đoạn bờ xói lở nhƣ ở xã Mỹ Long, Hiệp Thạnh, huyện Cầu Ngang, Trƣờng Long Hòa, Dân Thành, huyện Duyên Hải. Xói lở mạnh làm mất diện tích rừng phòng hộ, các thiên tai nhƣ bão, lũ và tác động của sóng biển sẽ tác động mạnh làm phá hủy tuyến đƣờng giao thông ven biển, tuyến đê quốc phòng, hàng trăm ngôi nhà bị phá hủy, diện tích đất canh tác nông nghiệp bị ngập do nƣớc dâng cao, hàng chục ha rừng phòng hộ lâu năm ven biển bị phá hoại.

Vì vậy các giải pháp dƣới đây đƣợc đƣa ra nhằm hạn chế những bất lợi và thúc đẩy các yếu tố thuận lợi do biến động địa hình, hƣớng tới phát triển bền vững kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu

3.3.2.1. Giải pháp phát triển rừng ngập mặn

Khu vực nghiên cứu nhìn chung có xu hƣớng bồi tụ ra phía biển, đây là điều kiện thuận lợi để rừng ngập mặn phát triển tốt và cố định bùn sét. Trong những năm qua, sự phát triển rừng ngập mặn đã góp phần làm tăng diện tích đất khu vực ven biển. Kết hợp phù sa do sông bồi đắp, các dải rừng ngập mặn chuyển sang các loại cây vùng nƣớc lợ. Nhiều vạt đƣớc lụi dần, thay thế các loại hình rừng bần, mắm, ca ổi… Kết hợp với việc xây dựng đê ngăn mặn, lấn biển, dải đất bùn sét chuyển thành đất có khả năng canh tác nông nghiệp. Giải pháp này làm tăng diện tích bồi tụ đất ven biển, đồng thời góp phần quan trọng trong ứng phó và giảm nhẹ thiệt hại do biến đổi khí hậu và dâng cao mực nƣớc biển, giúp cho dân cƣ phát triển ổn định về kinh tế, xã hội.

3.3.2.2. Giải pháp nuôi trồng thủy sản

Trà vinh có cả ba loại nƣớc: mặn, lợ và ngọt, đây là điều kiện thuận lợi để nuôi trồng các loại thủy sản phong phú nhƣ cá tra, cá basa, cá rô phi, tôm càng xanh, tôm thẻ chân trắng. Do lợi nhuận từ nuôi trồng thủy sản cao, nên diện tích mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản tăng nhanh.

64

Hoạt động nuôi trồng thủy sản giúp tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân, phát triển kinh tế và ổn định về mặt xã hội. Ngoài ra việc đào ao nuôi trồng thủy sản có tác động tích cực là cố định nhanh chóng các vùng đất mới hình thành.

Tuy nhiên các hoạt động nuôi trồng thủy sản lại có những tác động tiêu cực đến địa hình ven bờ. Đặc biệt việc đào ao nuôi tôm ở khu vực tác động mạnh đến xâm nhập mặn và xung phèn, bóc hết tầng sét dƣới đáy. Diện tích đất gia tăng do tác động của quá trình bồi đắp hầu hết đƣợc đƣa vào cho mục đích nuôi trồng thủy sản, ngoài ra còn lấy thêm từ diện tích đất trồng cây hàng năm. Điều này ảnh hƣởng đến khai thác vùng đất ƣớt hai bên đê biển và quá trình bồi tụ ở vùng cửa sông.

Vì vậy giải pháp đặt ra là phát triển hài hòa hoạt động nuôi trồng thủy sản, hạn chế ảnh hƣởng đến địa hình ven biển:

- Lập quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản, lồng ghép trong quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội các huyện ven biển và trong quy hoạch quản lý tổng hợp đới bờ

- Tăng cƣờng dự báo tình hình thị trƣờng thủy sản nội địa và quốc tế để lập kế hoạch điều phối, phát triển ngành thủy sản. Tăng cƣờng kiến thức nuôi trồng thủy sản cho các hộ nông dân, liên kết giữa các hộ tạo ra thƣơng hiệu riêng, hạn chế bị thƣơng lái ép giá.

3.3.2.3. Giải pháp quy hoạch khu du lịch sinh thái

Hiện nay Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh đã phê duyệt dự án quy hoạch khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn, góp phần bảo tồn khu rừng ngập mặn và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên tỉnh cần có quy hoạch xây dựng khu trung tâm thông tin du lịch và các khu nghỉ dƣỡng cần đƣợc quan tâm nhiều hơn để thu hút du khách.

3.3.2.4. Giải pháp lấn biển

Kết hợp phát triển rừng ngập mặn, làm đê ngăn mặn và giãn dân làm tăng diện tích đất đồng thời tăng các đơn vị hành chính của tỉnh Trà Vinh. Giải pháp này đƣợc ngƣời dân thực hiện từ khá lâu, giúp cho việc quy hoạch dân cƣ tốt hơn.

65

3.3.2.5. Phát triển giao thông thủy

Ngoài sông Hậu và sông Cổ Chiên, Trà Vinh có rất nhiều kênh rạch thuận lợi cho việc giao thƣơng hàng hóa bằng đƣờng thủy. Một số kênh lớn trong khu vực là kênh Trà Ngoa, kênh 3/2, kênh Quan Chánh Bố, kênh Tắt, kênh Trà Vinh là những kênh quan trọng trong giao thông thủy, và có vai trò lớn đối với thủy lợi trong vùng. Hiện nay dự án nạo vét luồng để xây dựng cảng Trà Vinh và Định An đang đƣợc triển khai ít nhiều ảnh hƣởng đến lƣợng phù sa bồi đắp cửa sông và làm tăng diện tích xói lở bờ biển.

3.3.2.6. Quy hoạch dân cư

Trên địa bàn tỉnh cần củng cố các tuyến dân cƣ trên 3 hành lang nằm trên các giồng cát: từ Long Hữu qua Trà Cú, hành lang chạy qua thị trấn huyện về phía sông Hậu và hành lang ven biển. Di giãn dân và tái định cƣ khu vực mới khai hoang phía trong đê biển và đê sông.

33.2.7. Quy hoạch đê sông, đê biển thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng

Khu vực nghiên cứu địa hình thấp, khi nƣớc biển dâng sẽ dẫn đến xâm nhập mặn, triều cƣờng ảnh hƣởng nặng nề của bão lụt. Để phòng chống thiên tai và phát triển bền vững ổn định vùng ven biển cần thiết phải xây dựng hệ thống đê sông, đê biển. Cần xây dựng hệ thống công trình phù hợp để phòng chống thiên tai, bảo vệ sản xuất, cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp xây dựng tuyến đê làm đƣờng giao thông phục vụ nhu cầu đi lại cho dân cƣ.

66

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Trầm tích Holocen muộn vùng ven biển châu thổ Trà Vinh bao gồm 16 tƣớng phân bố từ trên đất liền thuộc nhóm tƣớng đồng bằng châu thổ đến độ sâu 25m nƣớc thuộc tƣớng sƣờn châu thổ. Phần đất liền phía trong từ 50km ra đến bờ biển luôn có sự thay đổi tƣớng luân phiên giữa tƣớng cồn cát chắn cửa sông, tƣớng bùn đồng bằng châu thổ và tƣớng bùn đầm lầy ven biển cổ thể hiện trầm tích biến động trong một thời kỳ biển thoái.

Sự dƣ thừa trầm trầm tích trong Holocen muộn đã khẳng định khối lƣợng trầm tích do sông Mê Kông qua hai nhánh sông Cổ Chiên và Cung Hẩu cung cấp là luôn luôn lớn hơn biên độ sụt lún kiến tạo trong mọi thời đại.

Sự thay đổi mực nƣớc biển, các hoạt động địa chất và lƣợng phù sa do sông cung cấp đã làm cho địa hình khu vực nghiên cứu biến động mạnh, địa hình đồng bằng châu thổ mở rộng nhờ sự ghép nối của đơn vị tiền châu thổ, sự chuyển tiếp từ địa hình sƣờn châu thổ sang địa hình tiền châu thổ. Sự biến động diễn ra tiếp nối liên tục trong giai đoạn Holocen muộn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu và sự dâng cao mực nƣớc biển hiện đại cửa sông và đƣờng bờ hiện tại sẽ có xu thế biến động mạnh mẽ hơn. Tốc độ bồi tụ ra phía biển sẽ chậm lại, ngày càng xuất hiện nhiều đoạn bờ xói lở mạnh đan xen với bồi tụ. Trong khi đó sụt lún kiến tạo với tốc độ 2mm/năm vẫn đang diển ra sẽ là yêu tố nội sinh làm chậm dần tốc độ lấn ra biển của đới bờ. Nếu tốc độ dâng cao mực nƣớc biển hiện đại là 2mm thì đáy biển (chƣa tính đền bù trầm tích) sẽ sụt lún 4mm/năm. Tuy nhiên tốc độ đền bù trầm tích hiện tại vẫn vƣợt quá 4mm/năm nên đƣờng bờ vẫn đƣợc tiếp tục tiến ra biển với tốc độ 20m/năm. Sự dƣ thừa trầm trầm tích trong Holocen muộn đã khẳng định khối lƣợng trầm tích do sông Mê Kông qua hai nhánh sông Cổ Chiên và Cung Hẩu cung cấp là luôn luôn lớn hơn biên độ sụt lún kiến tạo trong mọi thời đại.

67

KIẾN NGHỊ

Kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sở cho hƣớng nghiên cứu xác định quy luật và dự báo biến động đới bờ trong tƣơng lai

Giúp với các nhà quản lý địa phƣơng trong quy hoạch quản lý quỹ đất và cho khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên phục vụ mục đích phát triển kinh tế xã hội bền vững, đặc biệt trong giai đoạn mực nƣớc biển dâng hiện nay

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Lê Đức An (1996), “Về dao động mực nƣớc biển ở thềm lục địa ven bờ Việt Nam trong Holocen”, Tạp chí Các khoa học về trái đất, (18/4), tr. 365 -367. 2. Trịnh Việt An và nnk (2000), Đánh giá hiện trạng, xu thế diễn biến và khả năng

thoát ra của các cửa sông thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Định hướng giải pháp chỉnh trị tổng thể, Dự án thuộc chƣơng trình phòng chống lũ đồng bằng sông Hồng – sông Thái Bình, Viện khoa học thủy lợi, Hà Nội.

3. Trịnh Việt An (2005), Nghiên cứu các giải pháp KH – CN chống sa bồi, ổn định lòng dẫn cửa Định An, Đề tài độc lập cấp Nhà nƣớc (chủ nhiệm).

4. Nguyễn Biểu và nnk (2000), Nghiên cứu lập sơ đồ tướng đá cổ địa lý Pliocen – Đệ tứ thềm lục địa Việt Nam (0 – 200 m nước) tỷ lệ 1:1.000.000, báo cáo tổng kết đề tài mã số KH – CN 06-11-2, Lƣu trữ tại viện KH & CNVN, Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Cƣ, Phạm Quang Sơn và nnk (1990), Động lực vùng ven biển cửa sông Việt Nam. Phần nghiên cứu cửa sông, Đề tài 48B – 02 – 01. Chƣơng trình nghiên cứu biển 48B – 02 (1986 - 1990), Viện khoa học Việt Nam, Hà Nội.

6. Nguyễn Địch Dỹ (2004). Đặc điểm cổ địa lý đồng bằng sông Cửu Long trong kỷ Đệ tứ, Hội thảo khoa học: văn hóa Óc Eo và Vƣơng Quốc Phù Nam. Hội sử học Việt Nam. TP. HCM.

7. Nguyễn Địch Dỹ và nnk (2004). Nghiên cứu biến động cửa sông và môi trường trầm tích Holocen – hiện đại vùng ven bờ châu thổ sông Cửu Long, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Đề tài khoa học cấp nhà nƣớc, mã số: KC09/06-10.

8. Nguyễn Ngọc Hoa và nnk (1991), Báo cáo thuyết minh bản đồ địa chất – khoáng sản tỷ lệ 1:200.000 nhóm tờ đồng bằng Nam Bộ, Lƣu trữ Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.

9. Doãn Đình Lâm (2003), Lịch sử tiến hóa trầm tích Holocen châu thổ sông Hồng, Luận án tiến sỹ, 129tr.

69

10. Trần Nghi, Đinh Xuân Thành và nnk (2005), “Quy luật chuyển tƣớng lòng sông cổ của trầm tích Neogen muộn – Đệ tứ trong mối quan hệ với hoạt động kiến tạo vùng đồng bằng Nam Bộ”, Tạp chí khoa học công nghệ biển, số 3 (T5), 2005, tr.1 – 9.

11. Trần Nghi, Đinh Xuân Thành (2000), “Tiến hóa trầm tích và cổ địa lý giai đoạn Pliocen - Đệ tứ lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam”, Tạp chí địa chất, loạt A, phụ trƣơng 2000, tr. 19 – 29.

12. Trần Nghi, Đinh Xuân Thành và nnk (2004). “Nhìn lại sự thay đổi mực nƣớc biển trong đệ tứ trên cơ sở nghiên cứu trầm tích vùng ven biển và biển nông ven bờ từ Nha Trang đến Bạc Liêu”, Tạp chí khoa học và công nghệ biển, số 3, tập 4, tr.1 – 9.

13. Đinh Văn Thuận, 2005.Các phức hệ sinh thái bào tử phấn hoa trong trầm tích Đệ tứ ở đồng bằng Nam Bộ. Luận án Tiến sĩ Địa chất, 150 tr. 55

14. Phạm Huy Tiến (2005), Dự báo hiện tượng xói lở - bồi tụ ở biển, cửa sông và các giải pháp phòng tránh, báo cáo tổng kết đề tài KC – 09 – 05.

15. Vũ Văn Vĩnh và nnk (1994), Báo cáo sơ bộ sụp lở đất dọc sông Tiền, sông Hậu, Lƣu trữ liên đoàn bản đồ địa chất miền Nam TP.HCM.

Tiếng Anh

16. Clark. J.R. (1992), Intergrated Management of coastal zones. Food and Agriculture Organization of the United Nations, Rome. FAO Fisheries Technical Paper No. 327.

17. Clark. J.R. (1996), Coastal zone Management Handbook, Lewis Publisher/CRC Press, 694 p.

18. Coleman. J.M. and Roberts. H.H. (1989). “Geology and Management of deltaic lowlands”, In: Van der Linden, W.J.M., S.A.P.L. Cloetingh, J.P.K. Kaasschieter, J. Vandenberghe, W.J.E. van der Graaff & J.A.M. van der Gun (eds.): Coastal Lowlands: Geology and Geotechnology. Proceedings KNGMG Symposium. Geologie en Mijnbouw, 68, 1-24.

19. Nagothu Udaya Sekhar (2005), “Intergrated coastal zone management in Viet Nam: Present potential and future challenges”. Ocean & coastal management, Vol. 48, issue 9 -10, 813 – 827.

70

20. Nguyen Van Lap, Ta Thi Kim Oanh, Masaaki Tateishi (2000), “Late Holocen depositonal environments evolution of the Mekong River Delta, Souther Vietnam”, Journal of the Asian Earth Sciences, 18, (2000), 427 – 439. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

21. Pilarczyk K. W. (1995), Design of Dikes and Revetments, Dutch Pratice, Delft. 22. Tanabe. S. Et al. (2003), “Song Hong (red River) Delta evolution related to

millennium scale Holocen sea-level changes”, Quaternary Scicen Reviews 22. 2345 – 2361.

23. Tanabe, Ta T. K. O, Nguyen V. L., Tateishi, M. Kobayashi, I., Saito Y. (2003), “Delta evolution models infered from the Holocen Mekong delta, southern Vietnam”. In “F.H. Sidi, D, Nummedal, p. imbert, H. Darman, H.W. Posamentier (Ed) Tropical deltas of Southern Asia: Sedimentary Stratigraphy and petroleum Geology, SEMP specical Publ. N76, 175 – 188

24. Ta T. K. O., Nguyen V. L., Tateishi, M. Kobayashi, I., Saito Y, Nakamura T. (2002). “Sedimentary facies and late Holocen progradation of the Mekong River delta in Bentre province, Southern Vietnam: an example of evolution from a tide – dominated to a tide-wave dominated delta”. Sedimentary geology, 152, 313-325.

25. Toru Tamura,Yoshiki Saito, Mark D.Bateman,V.Lap Nguyen,T.K.Oanh Ta, Dan Matsumoto, 2012, “Luminescence dating of beach ridges for characterizing multi-decadal to centennial deltaic shoreline changes during Late Holocene, Mekong River delta”, Marine Geology, 326–328 (2012) tr.140–153.

26. Toru Tamura, Keishi Horaguchi, Yoshiki Saito, Van Lap Nguyen, Masaaki Tateishi, Thi Kim Oanh Ta, Futoshi Nanayama, Kazuaki Watanabe, 2010 “Monsoon-influenced variations in morphology and sediment of a mesotidal beach on the Mekong River delta coast”, Marine Geology, 116 (2010) tr.11–23. 27. Xue Z. et al. (2010), “Late Holocene Evolution of the Mekong Subaqueous

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến động trầm tích và địa hình trong holocen muộn khu vực đới bờ biển từ cửa Cung Hầu đến cửa Định An (Trang 69)