1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

71 2,1K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản trị danh mục đầu tư
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Xuân, Dương Thị Ngọc Sáu, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Ngô Thị Lành, Trần Thị Thảo, Đặng Thị Ngọc Nin
Người hướng dẫn Ths. Đặng Hữu Mẫn
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Đại Học Đà Nẵng
Thể loại Bài tập lớn
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

Kể từ khi Việt Nam tiến hành đường lối đổi mới kinh tế vào năm 1986, sau hơn 20 năm, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều biến chuyển quan trọng

Trang 1

Trường Đại học Kinh tế Đại học Đà Nẵng



QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

Giáo viên hướng dẫn : Th.s Đặng Hữu Mẫn

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

Chương 1: PHÂN TÍCH VĨ MÔ 5

1.1 Phân tích vĩ mô thế giới 5

1.1.1 Kinh tế thế giới sau khủng hoảng 5

1.1.2 Kinh tế thế giới năm 2010 7

1.1.3 Triển vọng và thách thức nền kinh tế thế giới trong những năm tới 9

1.2 Phân tích vĩ mô Việt Nam 11

1.2.1 Phân tích các yếu tố theo mô hình PESTEL 11

1.2.1.1 Môi trường chính trị - luật pháp (Political) 11

1.2.2 Môi trường kinh tế (Economics) 13

1.2.2.1 Môi trường văn hoá xã hội (Sociocultrural) 20

1.2.2.2 Môi trường công nghệ (Technological) 21

1.2.3 Thị trường chứng khoán Việt Nam 22

Chương 2: PHÂN TÍCH NGÀNH 25

2.1 Nhận xét chung 25

2.2 Ngành mía đường 26

2.2.1 Giới thiệu chung và lý do lựa chọn 26

2.2.2 Diễn biến ngành mía đường từ 2009 đến nay 28

2.2.3 Phân tích SWOT đối với ngành mía đường 29

2.2.3.1 Thế mạnh 29

2.2.3.2 Cơ hội 30

2.2.3.3 Điểm yếu 30

2.2.3.4 Thách thức 31

2.2.4 Nhận định đầu tư 31

2.3 Ngành Vật liệu và xây dựng 32

2.3.1 Giới thiệu chung và lý do lựa chọn 32

2.3.1.1 Giới thiệu chung 32

2.3.1.2 Lý do lựa chọn 33

2.3.2 Phân tích SWOT đối với ngành Vật liệu xây dựng 34

2.3.2.1 Thế mạnh (Strength) 34

2.3.2.2 Điểm yếu (Weakness) 35

Trang 3

2.3.2.3 Cơ hội (Opportunities) 37

2.3.2.4 Thách thức ( Threat) 38

2.3.3 Nhận định đầu tư 38

Chương 3: PHÂN TÍCH CÔNG TY 40

3.1 Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn 40

3.1.1 Giới thiệu chung về công ty 40

3.1.2 Phân tích 5 yếu tố cuả Porter đối với công ty cổ phần mía đường Lam Sơn (LASUCO) 44

3.1.2.1 Ưu thế của nhà cung cấp 44

3.1.2.2 Ưu thế của khách hàng 45

3.1.2.3 Áp lực từ đối thủ cạnh tranh 45

3.1.2.4 Ưu thế của người mới gia nhập 45

3.1.2.5 Tác động của Chính Phủ 45

3.1.3 Phân tích tài chính 46

3.1.3.1 Phân tích tình hình Tài sản và nguồn vốn qua các năm 46

3.1.2.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính 47

3.1.4 Triển vọng tăng trưởng của công ty 49

3.2 Công ty cổ phần bê tông 620 - Châu Thới 50

(Mã niêm yết: BT6, Sàn niêm yết: HOSE) 50

3.2.1 Giới thiệu chung về công ty 51

3.2.2 Phân tích 5 yếu tố cuả Porter đối với công ty cổ phần bê tông 620 - Châu Thới 53

3.2.2.1 Ưu thế của nhà cung cấp 53

3.2.2.2 Ưu thế của khách hàng 54

3.2.2.3 Áp lực từ đối thủ cạnh tranh 54

3.2.2.4 Ưu thế của người mới gia nhập 55

3.2.2.5 Tác động của Chính Phủ 55

3.2.3 Phân tích tài chính công ty 55

3.2.3.1 Phân tích tình hình Tài sản và nguồn vốn qua các năm 55

3.2.3.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính 57

3.2.4 Triển vọng tăng trưởng của công ty 59

Chương 4: PHẦN TÍNH TOÁN 60

Trang 4

4.1 Đo lương khả năng sinh lợi 60

4.2 Đo lường rủi ro 61

Chương 5: ĐƯỜNG BIÊN HIỆU QUẢ 62

Chương 6: ÁP DỤNG THỰC TẾ 64

KẾT LUẬN 68

PHỤ LỤC 69

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Kể từ khi Việt Nam tiến hành đường lối đổi mới kinh tế vào năm 1986, sau hơn

20 năm, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều biến chuyển quan trọng Nước ta đã thoátkhỏi tình trạng khó khăn, nghèo đói và bắt đầu những bước phát triển vượt bậc trênmọi phương diện kinh tế, xã hội, thương mại và quan hệ quốc tế Cùng với sự pháttriển của nền kinh tế đã mở ra ngày càng nhiều những cơ hội đầu tư Thị trường ViệtNam hiện nay đã và đang cung cấp nhiều kênh đầu tư sinh lợi: thị trường vàng, thịtrường bất động sản hoặc cũng có thể gửi tiết kiệm ngân hàng Và không thể khôngnhắc đến một kênh đầu tư hết sức quan trọng - Thị trường chứng khoán

Ngày 11/7/1998 Chính phủ đã ký Nghị định số 48/CP ban hành về chứng khoán

và TTCK chính thức khai sinh cho Thị trường chứng khoán Việt Nam Sự ra đời nàycủa TTCKVN đánh một dấu mốc quan trọng cho giới đầu tư trong nước Ngày29/05/2006, Quốc hội ban hành Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11, luật này ra đời

đã tạo được môi trường pháp lý cho việc phát hành và kinh doanh chứng khoán, bảođảm cho thị trường chứng khoán hoạt động có tổ chức, an toàn, công khai, hiệu quả,bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư Trải qua hơn 10 năm hoạt động, đếnthời điểm này, đã có 109 mã CK niêm yết tại HOSE và 97 mã CK niêm yết tại HNX.Năm 2010, khủng hoảng tài chính đã được đẩy lùi và nền kinh tế đang bước vàogiai đoạn phục hồi, với chức năng như là “phong vũ biểu” của nền kinh tế, TTCKVNđang có những bước chuyển biến tích cực và hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội cho cácnhà đầu tư

Với mỗi nhà đầu tư, mục tiêu cuối cùng luôn là tối đa hóa lợi nhuận cho danhmục đầu tư của mình Vậy đầu tư như thế nào để mang lại lợi ích cao nhất ? Đây luôn

là câu hỏi được đặt ra trong mọi trường hợp Giải quyết bài toán này là cả một quátrình từ việc cân nhắc, phân tích, lựa chọn và quản lý danh mục đầu tư

Bằng những kiến thức đã được học và tham khảo thực tế, thông qua quá trìnhphân tích và tìm hiểu, với những nguồn lực hiện có của mình chúng tôi quyết định đầu

tư vào lĩnh vực chứng khoán

Bạn sẽ làm gì với 100 triệu đồng có trong tay ? Mua vàng, Bất động sản, Chứngkhoán hay gửi tiết kiệm ?

Hãy tham khảo mô hình đầu tư của nhóm chúng tôi !

Trang 6

Chương 1: PHÂN TÍCH VĨ MÔ

1.1 Phân tích vĩ mô thế giới

1.1.1 Kinh tế thế giới sau khủng hoảng

Nền kinh tế thế giới đã trải qua cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử.Khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồngloạt các định chế tài chính khổng lồ Thị trường chứng khoán khuynh đảo Kinh tế thếgiới suy thoái Thị trường hàng hoá biến động khôn lường Dưới đây là một số thống

kê của WB về các chỉ số kinh tế chính của thế giới trong ba năm 2007, 2008, 2009

Bảng 1 : Thống kê một số chỉ số kinh tế chính của WB

 Thương mại thế giới

Kim ngạch thương mại của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sút giảm mạnh.Theo thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tính hết Q3/2009 thươngmại hàng hóa thế giới theo giá hiện hành vẫn giảm 26.4% so với cùng kỳ năm trước(tính theo năm) Tại Mỹ, xuất khẩu giảm 21.5%, nhập khẩu giảm 29.1% Trong khi đó,xuất khẩu Nhật Bản giảm 24.4%, nhập khẩu giảm 30.6% Xuất khẩu của Trung Quốcgiảm 20.5%, nhập khẩu giảm 11.8% Kim ngạch thương mại ở các quốc gia phát triểncũng giảm mạnh

Kim ngạch thương mại thế giới giảm mạnh phần lớn đều do sự giảm giá của cáchàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng nhiên, nguyên vật liệu như dầu thô, sắt thép… Theoước tính của WB, nếu loại trừ yếu tố giá thì kim ngạch thương mại năm 2009 chỉ sụt

Trang 7

giảm 2.1%, trong khi kim ngạch thương mại các nước đang phát triển tăng trưởng2.1%

Tuy nhiên, có một tín hiệu lạc quan là thương mại thế giới đang có chiều hướngtăng lên khá mạnh, nhập khẩu tháng sau thường cao hơn tháng trước Ngoài sức cầuđang tăng trở lại, thương mại thế giới còn được hưởng lợi từ sự tăng giá của nhiềuhàng hóa Tuy vậy, lo ngại lại đến từ việc các quốc gia dường như đang tăng cườnghơn các chính sách bảo hộ để bảo vệ hàng hóa trong nước Những vụ kiện thương mại

và các chính sách bảo hộ gia tăng mạnh trong năm 2009, và nhiều khả năng tiếp tụctăng trong năm 2010

 Thất nghiệp và lạm phát

Về thất nghiệp, dù kinh tế thế giới đã xuất hiện những dấu hiệu tích cực, nhưng

tỷ lệ thất nghiệp ở các quốc gia vẫn ở mức cao Tình trạng thất nghiệp ở mức cao chothấy đà phục hồi kinh tế thế giới chưa có dấu hiệu bền vững

Tại Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 12/2009 vẫn đứng ở mức 10% Đây là tỷ lệcao nhất kể từ sau cuộc suy thoái kinh tế Mỹ năm 1983 Thất nghiệp tại Mỹ đã liên tụctăng cao trong năm 2009 từ mức 7.4% vào tháng 1 tăng lên mức cao nhất 10.1% vàotháng 10

Tại châu Âu, tỷ lệ thất nghiệp cũng tiếp tục tăng cao Tính đến tháng 12/2009, tỷ

lệ thất nghiệp của châu Âu đang ở mức 10%, đây cũng là mức cao nhất trong năm.Một số quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp cao như Tây Ban Nha 19.4%, Thổ Nhĩ Kỳ 13.4%,Ireland 12.5% Ba cường quốc châu Âu là Anh, Pháp, Đức có tỷ lệ thất nghiệp lần lượt

là 7.9%, 10% và 8.1%

Tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật Bản tháng 12/2009 chỉ còn 5.1%, thấp hơn khá nhiều sovới mức đỉnh 5.7% vào tháng 7 Tuy nhiên, đây cũng là mức khá cao so với tỷ lệ thấtnghiệp trung bình dài hạn của nước này

Về lạm phát, Giá cả của hầu hết các hàng hóa đều giảm xuống mức thấp nhất vào

khoảng tháng 2 – 3/2009, sau đó bắt đầu phục hồi lại khá mạnh Dưới đây là biểu đồ

về giá của một số hàng hoá cơ bản trên thế giới

Trang 8

Biểu đồ 1: Một số chỉ số hàng hoá cơ bản của thế giới

Nguồn: VietstockFinance

Giá dầu thô từ mức đỉnh hơn 150 USD/thùng, chưa đầy 6 tháng sau đó xuốnggần chạm mốc 30 USD/thùng vào giữa tháng 2/2009 Mức giá này tương đương vớigiá dầu thô vào năm 2004 Sự sụt giảm mạnh của giá dầu thô như là một chỉ báo chothấy kinh tế thế giới sẽ đi vào một giai đoạn suy thoái nặng nề Tuy nhiên, ngoài dựđoán của nhiều người, giá dầu nhanh chóng phục hồi khá mạnh Chỉ 4 tháng sau đó,giá dầu đã tăng gấp đôi lên trên mức 70 USD/thùng

Giá cao su cũng tăng lên khá mạnh sau khi đạt mức đáy vào tháng 12/ 2008 Tính

từ mức đáy cho đến nay giá cao su đã tăng hơn gấp 2 lần và hiện đang dao động quanhmức 1.3 USD/pound Giá các mặt hàng nông sản, đường, cà phê, ngô và các kim loạicũng tăng lên khá mạnh

1.1.2 Kinh tế thế giới năm 2010

 Tăng trưởng kinh tế

Theo ước tính của IMF, trong quý I/2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu đạt4,3%, cao hơn mức kỳ vọng và gần sát mức đỉnh điểm 5% trước khủng hoảng; tuynhiên, khả năng tăng trưởng có thể yếu dần vào giai đoạn nửa sau của năm 2010, phụthuộc mức độ phục hồi của khu vực tư nhân, sự ổn định của khu vực tài chính, đặc biệt

là khu vực đồng Euro Dự báo cả năm 2010, kinh tế toàn cầu tăng trưởng 4,25%, caohơn nhiều so với mức -0,6% của năm 2009

Trang 9

Tốc độ tăng trưởng kinh tế không đồng đều giữa các khu vực, trong đó các nềnkinh tế đang phát triển và mới nổi đạt tốc độ tăng trưởng mạnh nhất là 7,6% trong QuýI/2010, riêng Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng tới 11,9% Đối với các nước pháttriển, Mỹ đang có tốc độ phục hồi nhanh hơn so với khu vực Châu Âu và Nhật Bản,mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu từ cuối năm 2008 bắtnguồn từ Mỹ.

 Lạm phát và thất nghiệp

Lạm phát toàn cầu trong nửa đầu năm 2010 tăng so với năm 2009 những vẫn duy

trì ở mức thấp và trong tầm kiểm soát Cùng với việc tăng trưởng kinh tế mạnh hơn thìlạm phát tại các nước đang phát triển và mới nổi cũng tăng nhanh hơn so với các nướcphát triển do ảnh hưởng của các biện pháp mở rộng cung tiền mạnh mẽ tại các nướcnày trong năm 2009 (tỷ lệ lạm phát tháng 4/2010 tại Trung Quốc là 2,8% so với cùng

kỳ năm 2009, trong đó tại Mỹ là 2,2% và Khu vực Châu Âu là 1,5%) Riêng Nhật Bảnvẫn tiếp tục rơi vào tình trạng giảm phát (-1,2%) Trong 4 tháng đầu năm, tỷ lệ thấtnghiệp tăng ở nhiều quốc gia, trong đó tỷ lệ tại Mỹ là 9,9%, khu vực Châu Âu là10,1% và Nhật Bản là 5,1%

 Thương mại quốc tế

Thương mại toàn cầu bắt đầu phục hồi từ giữa năm 2009 với khối lượng thươngmại tăng trên 10% (từ quý III/2010 đến quý I/2010) Trong quý I/2010, tổng kimngạch thương mại của Mỹ tăng 20,88% so với quý I/2009 (nhập khẩu tăng 21,3% vàxuất khẩu tăng 20,3%); riêng tháng 3/2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹđạt mức tăng cao nhất kể từ tháng 10/2008 (trên 28%), trong đó xuất khẩu tăng chủyếu từ các sản phẩm dầu, máy phát điện, chất bán dẫn và nhập khẩu tăng chủ yếu donhập khẩu dầu thô và ôtô sản xuất ở nước ngoài

 Nợ công ở một số quốc gia

theo dự báo của IMF và ADB, các kế hoạch kích thích tài chính tại nhiều quốcgia đã làm cho tình trạng nợ công ngày càng tăng cao trong năm 2009 và tiếp tục tăngcao hơn trong năm 2010 Các nước phát triển nói chung và nhóm G7 nói riêng có tỷ lệ

nợ công/GDP cao nhất với tỷ lệ dự báo trong năm 2010 lần lượt là 97,1% và 112,5%(tăng so với tỷ lệ 90% và 104,9% của năm 2009); riêng Mỹ, nợ công trong 5 tháng đầunăm 2010 đã tăng lên mức 90% GDP (tương đương 13.000 tỷ USD) và dự báo có thể

Trang 10

tăng lên mức 92,6% vào cuối năm 2010 Các quốc gia mới nổi ít chịu ảnh hưởng từcuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nên nợ công vẫn duy trì ởmức vừa phải (khoảng 37% GDP trong năm 2009 và 2010) Tại khu vực đồng tiềnchung Châu Âu, nợ công của một số nước như Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha trởnên trầm trọng ngay đầu năm 2010 và gây bất ổn trực tiếp cho toàn bộ khu vực đồngEuro; dự báo, nợ công năm 2010 của Hy Lạp lên tới 124,9% (trong đó nợ nước ngoài

có thể lên tới 80%) trong khi thâm hụt ngân sách tiếp tục duy trì ở mức cao (-12,2%)dẫn đến nguy cơ vỡ nợ cao, tạo phản ứng lan truyền sang Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha

và ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế của cả khu vực Mới đây, các tổ chức định mức tínnhiệm như S&P, Moody’s và Fitch Rating đã hạ mức độ tín nhiệm đối với trái phiếuchỉnh phủ Hy Lạp, Bồ Đào Nha xuống mức thấp

 Diễn biến tỉ giá

Trong 6 tháng đầu năm 2010, đồng USD tăng giá mạnh so với đồng Euro, GDP

và AUD trong khi lại giảm giá đối với hầu hết các đồng tiền chủ chốt Châu Á Nguyênnhân chính của việc đồng USD tăng giá mạnh so với đồng Euro, GDP và AUD là docuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp, Bồ Đào Nha gây ra Trong khi, tình trạng thâm hụtngân sách và thâm hụt thương mại tăng cao tại Mỹ trong quý I/2010 đã khiến đồngUSD giảm giá so với các đồng tiền Châu Á – khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tếmạnh Tính đến ngày 31/5/2010, đồng USD tăng 16,4% so với đồng EURO, tăng11,22% so với GDP, tăng 5,93% so với AUD và giảm 1,89% so với JYP

 Diễn biến lãi suất của Ngân hàng trung ương các nước

Trong 6 tháng đầu năm 2010, NHTW của hầu hết các nước tiếp tục duy trì lãisuất chủ chốt như cuối năm 2009 (0,25% tại Mỹ và Thuỵ Sỹ, 1% tại Châu Âu và Pháp,0,5% tại Anh, 0,1% tại Nhật Bản, 2% tại Hàn Quốc, 5,31% tại Trung Quốc, 1,25% tạiThái Lan, 0,03% tại Singapore, 6,5% tại Indonesia, ), ngoại trừ NHTW Australia 3lần tăng lãi suất từ 3,75% lên 4,5%, NHTW Canada tăng từ 0,25% lên 0,5%, NHTW

Na Uy tăng từ 1,61% lên 1,75%

1.1.3 Triển vọng và thách thức nền kinh tế thế giới trong những năm tới

Theo dự báo, tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ giảm từ 4,4% năm 2010 xuống còn3,6% năm 2011 khi các gói kích thích tài chính hết hiệu lực Triển vọng của các thịtrường mới nổi cải thiện chút ít và các nhà đầu tư đang mua vào các tài sản có tính rủi

Trang 11

ro cao hơn Điều này đang tạo ra những quan ngại về việc định giá đồng tiền có thể tạo

ra bong bóng giá tài sản và dù khả năng suy thoái kép chưa hiện hữu, song vẫn phảimất một thời gian khá dài để sự phục hồi toàn cầu tới mức an toàn Giới phân tích chorằng sự phục hồi kinh tế toàn cầu có được là nhờ các gói kích thích tài chính vốnkhông bền vững Giờ đây, hiệu quả của các gói kích thích này bắt đầu mờ nhạt dần vàcác nền kinh tế chủ chốt như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và khu vực đồng euro sẽ cómức tăng trưởng chậm hơn trong năm 2011 Cụ thể :

 Tại Mỹ, Thực trạng nền kinh tế Mỹ sẽ tạo ra nhiều thách thức cho tăng trưởngtoàn cầu năm 2011 với GDP của Mỹ dự kiến tăng 2,3% năm 2010, song sẽ giảm còn1,5% năm 2011 Thị trường lao động và nhà đất của Mỹ được dự báo không mấy cảithiện và Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể sẽ sớm nới lỏng chính sáchtiền tệ để thúc đẩy kinh tế

 Tại Nhật Bản, những quan ngại về việc đồng yên mạnh đang phủ bóng lên sựphát triển kinh tế, nhưng khó khăn hơn là cách kích cầu nội địa Sự tăng trưởng mạnh

mẽ nhờ xuất khẩu của Nhật Bản cuối năm 2009 và đầu năm 2010 giúp tăng trưởngGDP năm 2010 của Nhật Bản có thể đạt 3% Tuy nhiên, mức tăng này sẽ giảm xuốngcòn 1,3% trong 2 năm tới

 Tại EU, Khu vực đồng tiền chung châu Âu được dự báo sẽ tiếp tục vật lộn vớicuộc khủng hoảng nợ công Tuy nhiên, tình hình khu vực này cũng có phần cải thiệnnhờ xuất khẩu của Đức tăng, với GDP của cả khối dự kiến đạt 1,4% năm 2010, song sẽlại giảm xuống còn 0,8% vào năm tới Tây Âu bị tác động khá nặng của cuộc khủnghoảng tài chính toàn cầu và sẽ phải mất nhiều thời gian mới có thể hồi phục Tuynhiên, xuất khẩu và sản lượng công nghiệp của khu vực này bắt đầu hồi sinh và tốc độtăng trưởng kinh tế của khu vực này được dự báo sẽ tăng trong 2 năm tới

 Châu Á vẫn đang ở vị trí tiên phong của quá trình phục hồi kinh tế thế giớinhờ sự cải thiện của hệ thống thương mại toàn cầu cũng như các gói kích cầu nội địa.Tuy nhiên, tăng trưởng của khu vực này cũng sẽ chậm lại khi nhu cầu tại các nền kinh

tế phát triển giảm GDP của châu Á dự kiến tăng 7,9% năm 2010 và giảm xuống còn6,6% năm 2011 Gói kích cầu của Trung Quốc cùng với việc hệ thống ngân hàng tăngcường cho vay sẽ giúp Bắc Kinh đạt mức tăng trưởng khoảng 10% trong năm 2010.Tuy nhiên, GDP của Trung Quốc năm 2011 sẽ giảm với dự kiến tăng 8,6%

Trang 12

. Mỹ Latinh cũng gây nhiều ngạc nhiên trong năm 2010 nhờ xuất khẩu hàng

hóa tăng, thị trường việc làm hồi phục nhanh và thị trường Mỹ mạnh trở lại Tuynhiên, triển vọng năm 2011 sẽ không được "sáng sủa" lắm và nhiều khả năng tăngtrưởng sẽ chậm lại với khả năng giảm từ 5,2% năm 2010 xuống còn 3,6% năm 2011

 Trung Đông và châu Phi, tăng trưởng kinh tế tại khu vực Trung Đông vàchâu Phi năm 2010 được thúc đẩy nhờ giá dầu mỏ cao, chính sách nội địa được nớilỏng và nhu cầu nguyên liệu thô từ Trung Quốc Năm 2011, tăng trưởng tại các khuvực này vẫn duy trì ở mức 4,5%

Từ những phân tích ở trên, ta có thể thấy kinh tế thế giới trong những năm tới sẽtiếp tục phục hồi tuy vẫn còn nhiều trở ngại Tuy nhiên nhà đầu tư hoàn toàn có quyền

hi vọng về một tương lại sáng sủa của nền kinh tế, nhất là ở các quốc gia đang pháttriển như Trung Quốc hay Việt Nam bởi những quốc gia này đang có tốc độ pháttriển nhanh hơn hẳn các nước phát triển

1.2 Phân tích vĩ mô Việt Nam

1.2.1 Phân tích các yếu tố theo mô hình PESTEL

Nhóm chúng tôi đã sử dụng mô hình PESTEL để nghiên cứu, đánh giá sự tácđộng cũng như dự báo sự thay đổi của các nhân tố vĩ mô đến các ngành kinh tế Cácyếu tố này là các yếu tố bên ngoài của của doanh nghiệp và ngành, và ngành phải chịucác tác động của nó đem lại như một yếu tố khách quan Các doanh nghiệp dựa trêncác tác động sẽ đưa ra những chính sách, hoạt động kinh doanh phù hợp

1.1.1.1 Môi trường chính trị - luật pháp (Political)

 Sự ổn định về chính trị

Việt Nam là một đất nước ổn định, an toàn về chính trị- xã hội và đây là mộttrong những yếu tố quan trọng, góp phần làm cho các nhà đầu tư trên thế giới ngàycàng hướng sự chú ý vào Việt Nam Sự ổn định chính trị là một trong những yếu tốkhông thể thiếu, góp phần giúp Việt Nam có thể kiên trì chính sách phát triển kinh tế.Nền chính trị ổn định tạo cho Việt Nam có được một nền hoà bình và thịnh vượng.Nếu nhìn sang một số quốc gia trong khu vực, dễ thấy rằng, trừ Singapore, thì từ năm

1990 trở lại đây, hầu hết các nước khu vực đều trải qua các cuộc đảo chính hay khủnghoảng chính trị Trong khi đó, nền chính trị của Việt Nam luôn ổn định, đây là một

Trang 13

đảm bảo cho sự gắn kết để thực hiện chính sách kinh tế nhất quán Đây là một trongnhững điều kiện hết sức thuận lợi cho các ngành kinh tế phát triển.

 Hệ thống luật pháp

Hệ thống pháp luật ngày càng phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, chặt chẽ hơn về quản lý, bảo vệ quyền lợi người lao động, hướng tới sự phát triển bền vững Việt Nam

ngày càng hòa nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu Các hiệp ước quốc

tế về kinh tế, thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thuế quan, bảo vệ môi trường mà ViệtNam đã và đang ký kết, đàm phán thúc đẩy quá trình rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặcban hành các văn bản qui phạm pháp luật cho phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và cácđiều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (Nguồn: Nghị quyết -Bộ Chính Trị)

Xu hướng phát triển bền vững ngày càng thể hiện rõ hơn trong hệ thống pháp luật vàcác hoạt động của chính phủ Việt Nam Việt Nam đang nhận thức và đeo đuổi mô hìnhphát triển hài hòa giữa kinh tế - xã hội - môi trường.(Nguồn: Báo Công Thương) Giaiđoạn 2010 - 2015 sẽ là giai đoạn có rất nhiều sự đổi mới, trong đó, đổi mới mô hìnhtăng trưởng, đổi mới cơ cấu kinh tế nhằm đạt được mục tiêu là nước Công nghiệp hóavào năm 2020 sẽ là động lực thúc đẩy sự thay đổi các chính sách của chính phủ, hệthống pháp luật phù hợp với mục tiêu phát triển Luật thuế thu nhập doanh nghiệpđược thực hiện chặt chẽ hơn, các qui định về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểmthất nghiệp được giám sát và điều chỉnh theo hướng tăng cường cơ chế quản lý củanhà nước, và bảo vệ quyền lợi của người lao động Khuyến khích phát triển thị trườnglao động để xây dựng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.(Nguồn: Nghị quyết -Bộ Chính Trị )

Đẩy mạnh tiến độ đơn giản hóa các thủ tục hành chính và các bộ luật, tạo điều kiện kinh doanh tốt cho doanh nghiệp Thủ tục hành chính nhiêu khê trong lĩnh vực

xây dựng và bất động sản là một nỗi ám ảnh lớn của doanh nghiệp mà báo chí đã phảnánh rất nhiều trong thời gian vừa qua Mới đây, Bộ Xây Dựng báo cáo kết quả rà soátthủ tục hành chính trong phạm vi của Bộ Theo đó, tỉ lệ đơn giản hóa các thủ tục hànhchính lên 95,8% Tuy nhiên xem xét trên thực tế, hiện nay vẫn còn bộc lộ rất nhiều bấtcập về thủ tục hành chánh Thí dụ, về thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnhquy hoạch chi tiết xây dựng, đến nay nhiều đô thị vẫn chưa xây dựng bản đồ tỷ lệ1/2.000 nên thiếu cơ sở để quản lý, dẫn đến tình trạng phải thoả thuận lại về quy

Trang 14

hoạch, kiến trúc, làm phát sinh nhiều thủ tục, mất nhiều thời gian, dễ dẫn đến tuỳ tiện,tiêu cực.

Nhìn chung, chính phủ đang rất quyết tâm cải cách thủ tục hành chánh và tạohành lang pháp lý tốt, thông thoáng cho doanh nghiệp Dự án 30 – rà soát cải cách thủtục hành chánh của Bộ Xây Dựng được hoàn thành trong năm nay là một bước tiếnlớn, khẳng định xu thế tích cực Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng vàbất động sản sẽ được hưởng lợi từ dự án này (Nguồn: Dự án 30- Bộ Xây Dựng)

1.2.2 Môi trường kinh tế (Economics)

 Hệ thống kinh tế

Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hỗn hợp với nhiều thành phần kinh tế Nhà nướcđang xây dựng hệ thống kinh tế hòa nhập với hệ thống toàn cầu Kinh tế Việt Nam làmột nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, nhiều nước và khối kinh tế bao gồm

cả một số nền kinh tế thị trường tiên tiến cũng công nhận Việt Nam là nền kinh tế thịtrường Tuy nhiên, cho đến nay Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản vẫn chưa công nhận kinh tếViệt Nam là nền kinh tế thị trường Tổ chức Thương mại Thế giới công nhận ViệtNam là nền kinh tế đang phát triển ở trình độ thấp và đang chuyển đổi

 Mức ổn định tỉ giá hối đoái

Trong nhiều năm trở lại đây, Ngân hàng nhà nước (NHNN) kiên trì chính sách ổnđịnh đồng tiền Việt Nam so với đồng đô la Mỹ Diễn biến tỷ giá trong năm 2009 làtương đối phức tạp Mặc dù NHNN đã điều chỉnh nâng tỷ giá liên ngân hàng và biên

độ từ + 3% lên + 5% vào tháng 4/2009, trên thị trường tự do giá ngoại tệ nhanh chóng

áp sát mức 18.300 đồng/đô la Mỹ và đến tháng 11 đã lên trên 19.000 đồng/đô la Mỹ

Biểu đồ 2 : Diễn biến tỷ giá USD/VND 2008-2009

Trang 15

Biểu đồ cho thấy càng về cuối năm tỷ giá càng biến động và mất giá mạnh, thịtrường ngoại hối luôn có biểu hiện căng thẳng, đồng thời USD tín dụng thì thừa, USDthương mại thì thiếu Các ngân hàng không có ngoại tệ để bán cho doanh nghiệp vànếu có bán thì mức tỷ giá cũng cao hơn mức tỷ giá trần do NHNN quy định Nhữngbất ổn trên thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái đã tiếp tục gây ra những khó khăncho hoạt động xuất nhập khẩu Hơn nữa, đồng tiền mất giá còn ảnh hưởng đến lạmphát trong nước do giá hàng nhập khẩu tăng mạnh.

Trong bối cảnh lạm phát có xu hướng gia tăng và tính không ổn định trên thịtrường tiền tệ, đòi hỏi cần phải có sự lựa chọn linh hoạt cơ chế điều hành tỷ giá để đạtđược mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định thị trường tiền tệ Chế độ tỷ giá thả nổikhông những giúp nền kinh tế loại trừ tác động của những cơn sốc từ thị trường hànghóa mà còn giúp đạt mục tiêu cân bằng ngoại một cách dễ dàng do tỷ giá tự biến động

để duy trì trạng thái cân bằng cung cầu ngoại tệ Tuy vậy, các công cụ điều tiết thịtrường hối đoái hiện vẫn còn sơ sài, chưa phát huy đúng mức khả năng hạn chế rủi rohối đoái

 Thị trường tài chính

Thị trường tài chính của bất kì quốc gia nào cũng đều gồm thị trường vốn ngắnhạn (thị trường tiền tệ) và thị trường vốn trung dài hạn (thị trường chứng khoán)

Về thị trường vốn ngắn hạn hay còn gọi là thị trường tiền tệ Nhìn chung thị

trường này chưa phát triển và Ngân hàng Nhà nước NHTW, chưa thực sự đóng vai tròcan thiệp có hiệu quả vào thị trường này Các loại lãi suất của NHTW: lãi suất cơ bản,lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất đấuthầu tín phiếu kho bạc nhà nước có tác động rõ nét đến thị trường Các công cụ điềuhành chính sách tiền tệ, đặc biệt là công cụ dự trữ bắt buộc thiếu linh hoạt CácNHTM và Tổ chức tín dụng cạnh tranh với nhau tăng lãi suất huy động vốn một cáchmột chiều, tạo nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cho chính các NHTM

Về thị trường chứng khoán Có thể khẳng định rằng, trong tiến trình phát triển

Thị trường chứng khoán Việt Nam, tiềm năng của việc tham gia của các NHTM là rấtlớn Việc các NHTM cổ phần niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứngkhoán, các NHTM NN cổ phần hóa thực hiện phát hành cổ phiếu lần đầu trên Trungtâm, cũng như tới đây sẽ có thêm một số Công ty kinh doanh chứng khoán của các

Trang 16

NHTM đi vào hoạt động sẽ tạo đà thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam pháttriển mạnh hơn nữa

Song cho đến thời điểm này, mới chỉ có gần 100 công ty cổ phần niêm yết cổphiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là quá ít, tạo ra

sự nghèo nàn hàng hóa trên thị trường chứng khoán Cổ phiếu của các NHTM chưađược niêm yết và giao dịch cũng phần nào hạn chế tính sôi động của thị trường Tínhthanh khoản của thị trường chưa cao, thông tin chưa thật sự minh bạch

Những phân tích trên đây cho thấy thị trường tài chính nước ta chưa thực sự cungcấp những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của các ngành kinh tế trong nước Tuynhiên, trong thời gian tới với những chính sách đúng đắn trong việc ổn định kinh tế vĩ

mô của nhà nước, hi vọng thị trường tài chính sẽ có bước phát triển vượt bậc và bềnvững

 Cơ sở hạ tầng

Hiện nay, cơ sở hạ tầng của nền kinh tế nước ta còn rất nghèo nàn trong đó chiphí thuê cơ sở vật chất cao còn ở mức cao, và đang được cải thiện

Theo tính toán Việt Nam sẽ cần khoảng gần 140 tỷ USD để đầu tư cho lĩnh vực

cơ sở hạ tầng (viễn thông, bến cảng, sân bay, đường bộ, đường sắt, hàng không) trong5-10 năm tới Chính phủ sẽ huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước cũngnhư đóng góp từ khu vực kinh tế tư nhân để đáp ứng nhu cầu này

 Lực lượng lao động

Lực lượng lao động Việt Nam được đánh giá là mạnh về kỹ thuật tuy nhiên lạiyếu về trình độ quản lý

Trong những năm đổi mới vừa qua, nền kinh tế nước ta luôn duy trì tăng trưởng

ở mức cao và ổn định (7,5%/năm), một trong những nhân tố quan trọng đóng góp chotăng trưởng là yếu tố lao động Theo đánh giá của tổ chức quốc tế, yếu tố lao độngViệt Nam tham gia vào tăng trưởng khoảng 20%, yếu tố vốn 57,5%, yếu tố các nhân tốtổng hợp 22,5% Tuy nhiên, trong yếu tố lao động, vấn đề quyết định nhất là chấtlượng lao động thông qua giáo dục đào tạo Trình độ văn hoá (học vấn) của lao độngViệt Nam được thế giới đánh giá vào loại khá; về cơ bản Việt Nam đã phổ cập tiểuhọc, đang triển khai phổ cẩp Trung học cơ sở, đến hết 2004, cả nước có 25 tỉnh, thànhphố đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS Đến năm 2005, 32,36% lực lượng lao động đã

Trang 17

tốt nghiệp THCS và 21,21% tốt nghiệp THPT Đào tạo nghề nghiệp cho người laođộng đang tăng nhanh Trong 5 năm qua, số học sinh tuyển mới vào các trường Caođẳng, Đại học, sau Đại học, công nhân kỹ thuật tăng từ 1,321 triệu người (năm 2001)lên 1,867 triệu người (năm 2005), tăng 41,36%, bình quân mỗi năm tăng 10,34% Đặcbiệt, dạy nghề đã có bước phát triển quan trọng, từng bước đáp ứng cho yêu cầuchuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng phục vụ phát triển côngnghiệp hiện đại và hội nhập; quy mô tuyển sinh tăng từ 88,3 ngàn người (năm 2001)lên 1.184 triệu người (năm 2005) Trong 5 năm 2001- 2005, tuyển mới đào tạo nghềcho trên 5,3 triệu người, bình quân mỗi năm tăng gần 9%, riêng dạy nghề dài hạn tăng11%/năm Kết quả là tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2005 đạt 24,8% trong tổnglực lượng lao động, trong đó qua đào tạo nghề đạt 15,2% Tuy nhiên, nhìn tổng thểchất lượng lao động của Việt Nam còn thấp so với yêu cầu của nền kinh tế và trong sosánh quốc tế, thể hiện trên các mặt sau:

Một là, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, trong khi các nước công nghiệp mới

(NIC, NIE) có tỷ lệ rất cao, thường gấp 2,5 - 3 lần Việt Nam (60 - 70%) Như vậy, tỷ

lệ lao động qua đào tạo ở Việt Nam ( 24,8%) chưa đạt chỉ tiêu của một nước côngnghiệp ở trình độ thấp

Hai là, chất lượng lao động thấp là hệ quả của chất lượng giáo dục đào tạo chưa

cao, đào tạo chưa gắn chặt với nhu cầu của sản xuất, của thị trường lao động Theođánh giá của quốc tế (Báo cáo giám sát giáo dục toàn cầu 2005 của UNESCO ), chỉ sốphát triển giáo dục, đào tạo của Việt Nam đạt 0,914 điểm, xếp thứ 64/127 nước; chấtlượng phát triển giáo dục đào tạo đạt 89 điểm, thấp hơn Trung Quốc (98 điểm), TháiLan (94 điểm), Hàn Quốc (99,4 điểm), chỉ cao hơn Philippines (79,3 điểm), Indonexia(89,2 điểm)

Ba là, khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam thấp đã hạn chế khả năng

cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam Theo tiêu chí đánh giá của tổ chức Diễn đànKinh tế Thế giới (WEF), năm 2005 Việt Nam xếp thứ 81 trên 117 nước xếp hạng vềtính cạnh tranh của nền kinh tế , tụt 4 bậc so với năm 2004 (xếp thứ 77); chỉ số tổnghợp đánh giá chất lượng lao động Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm trên thang 10

Bên cạnh đó, Việt Nam có chi phí nhân công thấp Theo một khảo sát của Ngânhàng Phát triển châu Á (ADB) đối với 23 nước trong khu vực không bao gồm NhậtBản Việt Nam được xếp thứ hai trong những nước có chi phí sinh hoạt thấp nhất châu

Trang 18

Á - Thái Bình Dương, chỉ thua Lào Đây là một lợi thế để các doanh nghiệp trongnước có thể khai thác.

 Tăng trưởng kinh tế

Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định nhiều năm liền Ta có thểthấy rõ điều này thông qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 3: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam qua các năm

Tỉ lệ tăng trưởng GDP

0510

Tuy chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng năm 2010, tốc

độ tăng trưởng vẫn được ADB dự báo là 6,7% Điều này càng khẳng định một điềurằng kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng ổn định, và điều này sẽ giúp nhiềudoanh nghiệp có thêm tự tin để triển khai các dự án đầu tư mới và mở rộng sản xuấttrong năm nay và các năm sắp tới

 Lạm phát

Nếu như năm 2008 là năm chứng kiến một tốc độ lạm phát cao kỷ lục trong vònghơn một thập kỷ qua thì năm 2009 lại chứng kiến một mức lạm phát ở mức dưới haicon số Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước qua 10 tháng đầu năm chỉ tăng 4,49% sovới tháng 12/2008 Đây là mức tăng chỉ số giá tiêu dùng khá thấp so với những nămgần đây và là mức tăng hợp lý, không gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất củangười dân Nhiều loại hàng hoá có ảnh hưởng mạnh trong rổ hàng hoá để tính CPItăng thấp Chỉ số CPI lương thực tăng nhẹ trong 6 tháng đầu năm (0,59%) nhưng lại có

xu hướng giảm trong những tháng cuối năm Như vậy, nếu như lương thực, thực phẩmluôn là đầu tàu kéo lạm phát đi lên trong những năm 2007 và 2008 thì ở năm 2009nhân tố này không còn đóng vai trò chính nữa

Trang 19

Biểu đồ 4 : Diễn biến lạm phát hàng tháng năm 2009

Duy trì tốc độ tăng lạm phát và giá cả của năm 2009 ở mức một con số là mộtđiểm sáng nữa trên bức tranh kinh tế Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới chưathoát khỏi suy thoái kinh tế

Thành tựu kiềm chế lạm phát trong năm 2009 có tác động tích cực đến ổn địnhkinh tế - xã hội cũng như tạo thuận lợi cho việc triển khai các chính sách kích thíchkinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội Mặc dù xu hướng tăngcủa giá tiêu dùng chưa có biểu hiện rõ rệt, nhưng một số yếu tố chủ yếu có thể sẽ tácđộng làm tăng nguy cơ tái lạm phát cao trở lại Đó là tăng trưởng tín dụng đang ở mứccao do thực hiện các chính sách tài chính, tiền tệ nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế; giácủa các mặt hàng nước ta nhập khẩu với khối lượng lớn trên thị trường thế giới bắt đầu

có xu hướng tăng cao do sự phục hồi của kinh tế toàn cầu, đặc biệt giá xăng dầu Mặtkhác, những nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát cao ở Việt Nam năm 2008 vẫn còn

Đó là sự thiếu kỷ luật tài chính trong đầu tư công và trong hoạt động của các doanhnghiệp nhà nước (DNNN) và tập đoàn lớn Do vậy, kích cầu đầu tư thông qua nới lỏngtín dụng cho các DNNN và tập đoàn mà thiếu sự thẩm định và giám sát thận trọngchắc chắn sẽ kích hoạt cho lạm phát trở lại

 Mức lãi suất

Lãi suất cho vay giảm, nhưng vẫn ở mức độ cao so với khu vực, và vẫn mắc so với ROE Mức lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp hiện nay không thuộc diện ưu

Trang 20

tiên là rất cao, từ 15~16%/năm Và về cơ bản, các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khótiếp cận nguồn vốn của ngân hàng.

Để duy trì mục tiêu tăng trưởng kinh tế, bảo vệ thành tựu đã đạt được trong kếhoạch 5 năm 2005 ~2010 là Việt Nam vừa lên bậc các nước có thu nhập trung bình,Chính phủ Việt Nam sẽ phải tiếp tục đẩy mạnh dòng tiền cung cấp vốn cho thị trường,nhanh chóng tháo gỡ các rào cản thủ tục, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thểtiếp cận được các nguồn vốn, thực hiện mục tiêu lãi suất “vào 10 ra 12” của ThủTướng trong giai đoạn tới

Cho dù trong thời gian tới, chính phủ sẽ cố gắng thực hiện kéo giảm lãi suất chovay xuống, nhưng với mục tiêu này, lãi suất cho vay của Việt Nam vẫn còn rất cao sovới khu vực (Thái Lan khoảng 8,5%, Malaysia khoảng 6,3%, Trung quốc khoảng 8%),

và vẫn còn rất đắt đỏ so với chỉ số ROE trung bình ngành xây dựng (17%)

 Hoạt động thương mại

Năm 2009, tình hình xuất nhập khẩu khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn dokhủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến sự đình trệ sản xuất và hạn chế tiêu dùng ởnhững nước vốn là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, EU Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2009 ước đạt khoảng 56,5 tỷ USD, giảm 9,9% sovới năm 2008 Tình hình xuất khẩu như vậy không đến nỗi quá xấu nếu chúng ta nhìnvào nguyên nhân của nó Kim ngạch xuất khẩu giảm là do giá cả thế giới giảm (riêngyếu tố giảm giá trong 9 tháng đầu năm làm kim ngạch xuất khẩu giảm trên 6 tỷ USD) -một yếu tố ngoài tầm kiểm soát của chúng ta; trong khi đó khối lượng hàng hoá xuấtkhẩu có sự tăng đáng kể giúp chúng ta giảm thiểu được đáng kể đến tốc độ tăng kimngạch xuất khẩu và xa hơn là giảm thiểu được tác động tiêu cực đến việc làm và thunhập của người lao động Vấn đề tồn tại lớn nhất của xuất khẩu bộc lộ trong nhiềunăm qua là việc vẫn phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng khoáng sản, nông, lâm, thuỷ,hải sản Các mặt hàng công nghiệp chế biến vẫn mang tính chất gia công Như vậy,xuất khẩu chủ yếu vẫn dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có mà chưa xây dựngđược các ngành công nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giátrị gia tăng xuất khẩu Trong thời gian tới, xuất khẩu của Việt Nam sẽ chịu thách thứclớn hơn, nhất là trong bối cảnh tác động của khủng hoảng những rào cản thương mạimới ngày càng nhiều với các hành vi bảo hộ thương mại tinh vi tại các thị trường lớn

Trang 21

sẽ dành cho các mặt hàng xuất khẩu, nhất là các mặt hàng chủ lực của Việt Nam nhưkhoáng sản, nông, lâm, hải sản.

Bảng 2: Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam thời kỳ 2006-2009

Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2009 ước đạt 67,5 tỷ USD, giảm 16,4% so vớinăm 2008 Điều này phản ánh những khó khăn của sản xuất trong nước do suy giảmkinh tế Tuy nhiên, trong các tháng cuối năm, nhu cầu nhập khẩu có thể tăng lên khicác biện pháp hỗ trợ sản xuất phát huy tác dụng Mặc dù cả kim ngạch xuất khẩu vàkim ngạch nhập khẩu đều giảm sút, nhưng do tốc độ giảm kim ngạch xuất khẩu chậmhơn tốc độ giảm kim ngạch nhập khẩu, nên nhập siêu năm 2009 giảm xuống chỉ cònkhoảng 11 tỷ USD, chiếm 16,5% tổng kim ngạch xuất khẩu Như vậy, so với nhữngnăm gần đây cán cân thương mại đã có sự cải thiện đáng kể, thể hiện quyết tâm củachính phủ trong việc kiềm chế nhập khẩu những mặt hàng không cần thiết Song mứcnhập siêu vẫn còn cao thể hiện việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ vàchuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu vẫn còn chậm

1.1.1.2 Môi trường văn hoá xã hội (Sociocultrural)

Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách giảm nghèo,trong đó có chính sách hỗ trợ cho các hộ nghèo xây nhà ở, vay vốn sản xuất, kinhdoanh, cho vay học sinh, sinh viên, mua thẻ bảo hiểm y tế Đồng thời, chính phủ cũngtriển khai công tác hỗ trợ các hộ nghèo, hộ bị ảnh hưởng thiên tai, bị thiệt hại về giasúc, gia cầm, vật nuôi để ổn định sản xuất và đời sống Ngoài ra, chính phủ cũng đãtích cực triển khai thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ gắn vớichương trình xây dựng nông thôn mới; tổ chức, động viên các doanh nghiệp, các tổchức và cá nhân hỗ trợ các huyện nghèo thực hiện chương trình này; ứng trước vốncho các huyện; triển khai các chính sách mới, trong đó có chính sách cấp gạo cho hộ

Trang 22

nghèo ở biên giới, thực hiện mức khoán mới về bảo vệ rừng, hỗ trợ học nghề, xuấtkhẩu lao động và tăng cường cán bộ cho các huyện nghèo Hoạt động chăm sóc người

có công và các đối tượng chính sách tiếp tục được duy trì và mở rộng

Năm 2009 tổng số chi cho an sinh xã hội ước khoảng 22.470 tỷ đồng, tăng 62%

so với năm 2008, trong đó chi điều chỉnh tiền lương, trợ cấp, phụ cấp khoảng 36.700

tỷ đồng; trợ cấp cứu đói giáp hạt và khắc phục thiên tai 41.580 tấn gạo (riêng số gạocứu trợ đợt đầu khắc phục hậu quả bão số 9 là 10.300 tấn) Tổng dư nợ của 18 chươngtrình cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách do Ngân hàng Chính sách xã hộithực hiện ước đến cuối năm đạt 76 nghìn tỷ đồng, tăng 45,3% so với năm 2008 Cácdoanh nghiệp đã hỗ trợ 62 huyện nghèo trên 1.600 tỷ đồng Kết quả các nỗ lực chung

đó đã góp phần ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộcthiểu số, vùng sâu, vùng xa, các đối tượng chính sách, góp phần xóa đói, giảm nghèo,giải quyết việc làm và giữ vững ổn định chính trị, xã hội.đặc biệt là đối với ngườinghèo Tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2009 giảm còn khoảng 11% Tuy nhiên, tình hìnhsuy giảm kinh tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giải quyết việc làm cho ngườilao động Dự kiến đến cuối năm 2009, có khoảng 1,51 triệu lượt lao động được giảiquyết việc làm, đạt 88,5% kế hoạch năm và bằng 93,2% so với thực hiện năm 2008

Số lao động đi làm việc ở nước ngoài năm 2009 ước đạt 7 vạn người, giảm đáng kể sovới con số 8,5 vạn người của năm 2008

1.1.1.3 Môi trường công nghệ (Technological)

Đầu tư phát triển khoa học và công nghệ sẽ là chiến lược trọng tâm cho cả quốcgia và doanh nghiệp trong giai đoạn 2010- 2015 Công nghệ ngành xây dựng không cóđột biến trong giai đoạn này

Trong các yếu tố cần thiết để phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia như vốn,nguồn nhân lực, hệ thống quản lý …thì khoa học và công nghệ được xem như là yếu

tố quan trọng nhất, tạo giá trị gia tăng cao cho các sản phẩm lao động, tạo động lựccho sự phát triển bền vững và lâu dài Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ(KH&CN) hiện đại với những bước tiến khổng lồ: “Một ngày bằng hai mươi năm”đang tác động toàn diện đến mọi nền kinh tế, mọi chế độ xã hội trên phạm vi toàn cầu.Cuộc đua tranh giữa các quốc gia trên mặt trận kinh tế đang diễn ra rất quyết liệt Một

xã hội thông tin, một nền kinh tế tri thức đã bắt đầu hình thành Đó là một nền kinh tế

Trang 23

mà sản xuất, dịch vụ dựa chủ yếu vào tri thức và công nghệ, khi mà ngành công nghệthông tin chiếm tới 2/3 của GDP.

Thế giới đã tổng kết và đi đến kết luận: “Đầu tư cho khoa học là đầu tư thôngminh” Các nước phát triển đầu tư cho KH&CN vào khoảng từ 2 - 2,5% (cao nhất là 4-5%) GDP Nghị quyết của Bộ chính trị về chính sách KH&CN đã chỉ ra rất đúng đắnrằng: “ trong điều kiện kinh tế càng khó khăn, trình độ sản xuất càng thấp kém, thìcàng phải chú trọng đầu tư cho các hoạt động khoa học kỹ thuật cho công tác đào tạocán bộ khoa học và kỹ thuật, công nhân kỹ thuật” và “cần nâng cao tỷ lệ đầu tư tàichính cho hoạt động nghiên cứu và triển khai ” Gần đây, Nhà nước đã quan tâm tăngmức đầu tư cho khoa học, nhưng vẫn còn xa so với yêu cầu phát triển để theo kịp cácnước trong khu vực Chi phí bình quân cho một cán bộ KH&CN/năm: Việt Nam <

1000 USD, Nhật 194.000 USD, Thái Lan 18.000 USD (Nguồn: Vai trò của Khoa học-công nghệ trong phát triển kinh tế- Tạp chí - Bộ KH&CN)

Công nghệ trong ngành xây dựng ở Việt Nam sẽ không có nhiều thay đổi độtbiến Hầu hết các công nghệ xây dựng mới trên thế giới đều đã có mặt tại Việt Nam.Ngành sản xuất vật liệu xây dựng sẽ chịu sự quản lý chặt chẽ hơn do chính sách pháttriển bền vững, bảo vệ môi trường của Việt Nam Nhưng công nghệ trong ngành nàycũng không có những phát triển đột biến

1.2.3 Thị trường chứng khoán Việt Nam

Mặc dù thị trường chứng khoán dường như đã trải qua hầu hết các khó khăntrong năm 2008 và đã đạt đến điểm đáy quanh mốc 300 điểm, các khó khăn, thử thách

về vĩ mô vẫn là những yếu tố ảnh hưởng đến sự bền vững của thị trường, ít nhất là đếngiữa năm 2009 Năm 2009, kinh tế các nước và Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn.Mặc dù nhiều Quốc gia vẫn chưa ra khủng hoảng, nhưng ở Việt Nam đà suy giảm đãđược ngăn chặn và bắt đầu có sự phát triển Có 18/25 chỉ tiêu đặt ra cho năm 2009 đạt

và vượt GDP của 11 tháng trên 5%, tăng trưởng tín dụng 36%, lạm phát vẫn tronggiới hạn kiểm soát, bội chi ngân sách khoảng 6,9%, an sinh xã hội được đảm bảo Thịtrường chứng khoán Việt Nam mặc dù trồi sụt thất thường, nhưng vẫn có tốc độ tăngtrưởng rất ấn tượng Có thể điểm qua diễn biến của TTCK 11 tháng của năm thông quabảng số liệu sau:

Trang 24

Bảng 3 : Các chỉ tiêu của Thị trường chứng khoán hai năm 2008 và 2009

Các chỉ tiêu thị trường 31/12/2008 30/11/2009

1 Giá trị vốn hóa thị trường (tỷ đồng) 225.934 669.000

6 Số lượng công ty đại chúng đã đăng ký 1.090 1.016

Chỉ số Vn-Index từ 235,5 điểm (tháng 2/2009) lên 570 điểm vào tháng 8, rồi bật lêntrên 633,21 điểm vào phiên 23/10 và nhanh chóng đảo chiều xuống 537,59 điểm vàophiên ngày 11/11, và dưới ngưỡng 500 điểm vào phiên ngày 2/12 Số tài khoản lưu kýcủa nhà đầu tư là 730.000, trong đó tài khoản của nhà đầu tư trong nước là 670.000,còn lại là tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài; giá trị giao dịch bình quân thị trườngđạt 2.146 tỷ đồng/ phiên, cá biệt có phiên đạt 5000 tỷ đồng, giá trị vốn hóa thị trường

là 669.000 tỷ đồng, tương đương với 55% GDP năm 2008, so với thời điểm đầu nămtăng gần 3 lần Các dòng vốn vào - ra thị trường có nhiều biến động Do sự phục hồikinh tế của các Quốc gia những tháng đầu năm chậm, vì thế các nhà đầu tư nước ngoàitrên TTCK chủ yếu bán ròng tập trung vào trái phiếu Chính phủ và các loại cổ phiếu

có tính thanh khoản cao Khi nền kinh tế Việt Nam có tín hiệu khởi sắc, dòng vốn vàolại tăng lên (tháng 5: 54 triệu USD, tháng 7: 56 triệu USD) Xét về tốc độ tăng trưởng,TTCK Việt Nam được coi là có tốc độ tăng trưởng rất cao, tới 60 – 70%, nhưng xemxét một cách toàn diện thì TTCK rất bất ổn Thị trường cổ phiếu lên xuống thấtthường, thị trường trái phiếu (TTTP) Chính phủ vẫn chưa phát triển, năm 2009 khốilượng trái phiếu Chính phủ đã được phát hành là 20.000 tỷ đồng, đạt 14% kế hoạch

Trang 25

của năm Sự biến động của TTCK cũng như thị trường vàng, thị trường ngoại tệ ởViệt Nam chẳng theo một quy luật nào đã cho thấy những bất ổn của thị trường phátsinh từ chính những yếu tố nội tại của thị trường như thiếu sự liên kết chặt chẽ giữacác bộ phận của TTCK (thị trường sơ cấp, sở giao dịch, thị trường UpCoM, TTTPchuyên biệt), giữa TTCK với thị trường ngoại hối, thị trường tín dụng và thị trườngvàng Thị trường tài chính bị phân khúc, chưa có sự minh bạch trong quản trị điềuhành và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý, giám sát ở tầm vĩ mô, cũngnhư các thông tin thị trường chưa được cập nhật một cách chuẩn xác đến các nhà đầu

tư, trong khi yếu tố tâm lý luôn bị chi phối nặng nề bởi các tin đồn; trên thị trường vẫn

có khoảng trống pháp lý cho những nhà kinh doanh, đầu cơ có điều kiện thôn tính,lũng đoạn thị trường

Vì vậy, các tiêu chí quan trọng trong quyết định đầu tư cho thời gian tới sẽ là bảotoàn vốn và giảm thiểu tối đa sự biến động của danh mục đầu tư Quan điểm đầu tưcủa nhóm chúng tôi như sau :

Thứ nhất, dựa trên phân bổ giữa các nhóm tài sản khác nhau, giảm đầu tư vào cổ

phiếu, nâng cao tỷ trọng đối với tiền mặt và trái phiếu (đối với nhà đầu tư thận trọng).Tuy nhiên, đối với nhà đầu tư chấp nhận mức độ rủi ro cao hơn và có chiến lược đầu

tư dài hạn, cổ phiếu nên chiếm tỷ trọng lớn hơn trong danh mục do khả năng sinh lờidài hạn của chúng

Thứ hai, dựa trên phân bổ theo loại cổ phiếu, nên tập trung chú trọng hơn vào các

cổ phiếu vốn hóa lớn và tăng trưởng do đây là các cổ phiếu đã bị giảm giá mạnh tronggiai đoạn thị trường sụt giảm và nhiều khả năng sẽ tăng nhanh hơn các nhóm cổ phiếukhác khi thị trường phục hồi

Thứ ba, dựa theo ngành, đầu tư vào lĩnh vực mang tính chất phòng vệ và ổn định

như dược, thực phẩm, công nghệ viễn thông, điện

Ngoài ra, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn non trẻ và chưa hiệu quảnên vẫn còn nhiều hiện tượng các cổ phiếu bị định giá quá thấp hay quá cao so vớitiềm năng sinh lợi của chúng Chiến lược tìm kiếm các cổ phiếu bị định giá thấp đểđầu tư, không hạn chế ngành nghề hay chủng loại, vẫn là một chiến lược đầu tư mangtính hiệu quả cao

Trang 26

Chương 2: PHÂN TÍCH NGÀNH

2.1 Nhận xét chung

Với kết quả phân tích vĩ mô cho thấy, trong những năm tới các ngành có triểnvọng tốt là các ngành xuất khẩu ( thủy sản, cao su tự nhiên, khai khoáng, than, đồ gỗ,may mặc…) Nguyên nhân là do sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, nhu cầu tiêu thụngày càng tăng, các thị trường xuất khẩu lớn như: Nga, Mỹ, EU đang mở rộng cửa trởlại, đây sẽ là ưu thế cho các doanh nghiệp xuất khẩu (thủy sản, đồ gỗ ) trong thời giantới Ngoài ra việc giảm giá VNĐ sẽ đem lại doanh thu, lợi nhuận gia tăng cho các công

ty xuất khẩu Bên cạnh đó, các công ty thủy sản, cao su tự nhiên…còn nhận được hỗtrợ từ gói kích cầu thứ hai dành cho khu vực nông thôn, bao gồm cả hỗ trợ vay trungdài hạn lãi suất 2/năm

Trong báo cáo về triển vọng và cơ hội của thị trường chứng khoán Việt Nam 6tháng cuối năm, bộ phân phân tích của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhậnđịnh, cổ phiếu bất động sản, tài chính, vật liệu cơ bản và hàng tiêu dùng đều có triểnvọng tốt và phục hồi nhanh khi nền kinh tế có chuyển biến tích cực Nhưng trongnhóm này, cổ phiếu bất động sản và vật liệu cơ bản như xi măng, sắt thép và bê tôngđang được đánh giá cao hơn

Triển vọng lợi nhuận ngành ngân hàng, chứng khoán sẽ không được tích cực vàbất ngờ như thời gian vừa qua Bởi thu nhập từ hoàn nhập dự phòng các khoản đầu tưtài chính sẽ giảm do chứng khoán đang vào giai đoạn ổn định Bên canh đó, Ngânhàng Nhà nước khống chế tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng đối với nềnkinh tế chỉ tăng khoảng 25% trong 2010, thấp hơn nhiều so với mức 37,73% năm

2009 Độ trễ của chính sách hạn chế tăng trưởng tín dụng này sẽ là nguyên nhân khiếnlợi nhuận ngành ngân hàng không thể tăng cao trong thời gian tới Cơ hội đầu tư từviệc lướt sóng ở nhóm này sẽ ít, trừ khi thị trường có những biến động đột biến, tíchcực

Bất động sản vẫn hứa hẹn là ngành hấp dẫn, do doanh nghiệp điều tiết lợi nhuậngiữa các quý sao cho thuận lợi Riêng những ngành có tính ổn định cao như dược,điện sẽ được chú ý hơn, khi thị trường khó có khả năng tăng trưởng mạnh

Trang 27

Năm 2010, chính phủ ưu tiên cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng mạnh nên ngànhxây dựng cũng được xem là ngành có triển vọng tốt.

Theo dự báo, cổ phiếu của các nhóm ngành như: vật liệu xây dựng – xây dựng cơbản; thực phẩm – đồ uống; sách – thiết bị giáo dục; và bất động sản là có khả nănggiúp NĐT sinh lời trong những tháng cuối năm

Đối với cổ phiếu ngành vật liệu xây dựng và xây dựng cơ bản, theo phân tích,lĩnh vực xây dựng là một trong những lĩnh vực đóng góp chủ đạo vào tốc độ tăngtrưởng GDP và thường được đầu tư mạnh vào 2 quý cuối năm Đặc biệt, các công trìnhxây dựng cơ sở hạ tầng sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới nhằmkiện toàn hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng, góp phần vào công cuộc phát triển đấtnước Nhờ vậy, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nguyên vật liệu xây dựng

và xây dựng sẽ có điều kiện để tăng trưởng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.Trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi hiện nay, chiến lược đầu tư trung và dài hạn

là thích hợp cho các nhà đầu tư Để có được điều này đòi hỏi có tính ổn định của mỗiloại cổ phiếu Với quan điểm đầu tư của mình, chúng tôi quyết định chọn hai ngành

vật liệu và xây dựng và ngành Mía đường – những ngành có mức độ ổn định và đà

tăng trưởng tốt trong thời gian gần đây bất chấp những tác động của cuộc khủng hoảngkinh tế thế giới

2.2 Ngành mía đường

2.2.1 Giới thiệu chung và lý do lựa chọn

Sau khi Chương trình mía đường ra đời vào năm 1995 với mục tiêu sản xuất 1triệu tấn đường thay thế nhập khẩu , ngành mía đường của Việt Nam tuy còn non trẻnhưng đã đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, và quan trọng hơn làgóp phần lớn về mặt xã hội, giải quyết việc làm ổn định cho hàng triệu người nông dântrồng mía và hàng vạn công dân ổn định làm viêc trong các nhà máy, có đời sống vậtchất tinh thần ngày một cải thiện, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo nên cácvùng sản xuất hàng hoá lớn, bộ mặt nông thôn các vùng trồng mía được đổi mới…

Trong quá trình phát triển công nghiệp mía đường, nhiều nhà máy đã gắn kếtnguyên tắc tổ chức hợp tác ổn định bền vững với sản xuất nông nghiệp nông thôn vànông dân Ví dụ như nhà máy đường Lam Sơn – Thanh Hoá đã liên kết hợp tác vớigần 35,000 hộ nông dân trồng mía trong vùng, tổ chức thành công “hiệp hội mía

Trang 28

đường Lam Sơn”, đại diện cho người nông dân, người trồng mía và nhà máy để điềuphối bảo vệ lợi ích của người nông dân, gắn bó trách nhiệm giữa nhà máy sản xuấtcông nghiệp với nông dân trồng mía bán nguyên liệu cho nhà máy, cùng nhau đónggóp vốn để xây dựng quỹ phòng chóng rủi ro, hỗ trợ nhau khi gặp thiên tai hoả hoạnhoặc những biến động của thị trường…

Những năm gần đây, 2008- 2009,do mức thu nhập của người dân tăng và xuhướng tiêu dùng thực phẩm thay đổi nên lượng đường tiêu thụ trên thế giới nói chung

và ở Việt Nam nói riêng đang trong xu hướng lên cao, đồng thời nhờ sự tăng mạnh củagiá đường mà hầu hết các doanh nghiệp mía đường đang niêm yết đều có sự tăngtrưởng mạnh về doanh thu cũng như lợi nhuận Một số có EPS cao như NHS, LSS,BHS

Các cổ phiếu NHS, LSS, BHS hiện có P/E trong khoảng từ 4,5-6,5 (dựa trên EPSbốn quý gần nhất tính đến Q1/2010) Đây là một mức khá hấp dẫn so với các nhómngành khác

Bảng 4: Kết quả kinh doanh 2009 của các cổ phiếu mía đường

Nguồn: Theo BCTC năm 2009 đã kiểm toán

Một đặc điểm cần chú ý là đầu ra của các công ty đường phục vụ ngành hàng tiêudùng thiết yếu cho nên có khả năng tăng trưởng ổn định khi kinh tế khó khăn và cóthể bật mạnh khi kinh tế hồi phục Do vậy, đối với các nhà đầu tư, cổ phiếu ngành míađường rất đáng được quan tâm Xu hướng tăng mạnh của giá đường có thể kéo dài,liên tục thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư cả ngắn hạn lẫn dài hạn Việc này sẽ tạođiều kiện tăng cường tính thanh khoản và độ biến động của giá cổ phiếu đường, hàm

Trang 29

chứa những cơ hội đầu tư Tiếp nữa, P/B của các cổ phiếu đường cũng đang ở mứctương đối thấp so với nhóm ngành thực phẩm, có thể trở nên hấp dẫn theo một số quanđiểm đầu tư Cũng chính vì các lý do trên mà nhóm chúng tôi quyết định chọn cổphiếu của ngành mía đường là một trong 2 cổ phiếu định chọn để đầu tư

2.2.2 Diễn biến ngành mía đường từ 2009 đến nay

Theo tính toán của bộ Công thương, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, giaiđoạn từ 2005 – 2010, sản lượng đường tiêu thụ nội địa tăng từ con số 1 triệu lên 1,5triệu tấn Và, thực tế nhu cầu tiêu thụ đường năm nay đạt ngưỡng 1,5 triệu tấn đúngnhư dự báo Niên vụ 2009-2010, cả nước có 40 nhà máy đường hoạt động với lượngmía ép đạt 9,74 triệu tấn, lượng đường sản xuất đạt 904 nghìn tấn, tỉ lệ phát huy côngsuất bình quân đạt 61,5%

Tính đến 24/10/2010 đã có 4 trong tổng số 5 công ty mía đường đang niêm yếtcông bố kết quả kinh doanh 3 quý vượt kế hoạch lợi nhuận năm 2010 Cụ thể:

BHS – CTCP Đường Biên Hoà: Lũy kế 9 tháng đạt 100 tỷ đồng lợi nhuận trước

thuế, vượt kế hoạch 20 tỷ đồng, tương đương 25%

NHS – CTCP Đường Ninh Hoà: Lũy kế 9 tháng đạt 79.4 tỷ đồng lợi nhuận sau

thuế (LNST), tương đương 133.53% kế hoạch cả năm

SBT – CTCP Mía đường Bourbon Tây Ninh: LNST 9 tháng đạt hơn 262 tỷ đồng,

vượt hơn 2 tỷ đồng so với kế hoạch năm

SEC – CTCP Mía đường Nhiệt điện Gia Lai: LNST 9 tháng đạt 55.08 tỷ đồng,

trong khi kế hoạch LNST cả năm là 55 tỷ đồng

Tuy nhiên, một diễn biến rất đáng lưu tâm đối với ngành mía đường là giá cả sảnphẩm đường Diễn biến của giá đường kể từ năm 2009 có những biến động bấtthường Trên thế giới, giá đuờng cuối năm 2009 đạt 900 USD/ tấn, đến tháng 3/2010thì đột ngột giảm còn 470 USD/ tấn , nhiều công ty chưa kip nhập khẩu thì giá đã độtngột tăng trở lại 800 USD/ tấn vào tháng 7/2010

Giá đường của Việt Nam trong những năm gần đây cũng ở mức khá nguyên liệu chính của ngành đường hiện nay được trồng chủ yếu tại khu vực BắcTrung Bộ, duyên hải Miền Trung, Đồng bằng Sông Cửu Long và khu vực Đông Nam

cao.Mía-Bộ với xu hướng thu hẹp dần về diện tích Bình quân, diện tích trồng mía cả nướcgiảm 1,13%/năm Nguyên nhân suy giảm diện tích chủ yếu là do thu nhập từ trồng mía

Trang 30

không có tính cạnh tranh cao so với thu nhập từ các loại cây trồng khác, điều này đãtác động quyết định trồng hay không trồng của nông dân Rất nhiều diện tích trồng mía

đã được chuyển sang trồng sắn và phục vụ các khu công nghiệp Và chính diện tích thuhẹp đã ảnh hưởng tới sản lượng mía đường hàng năm Trong năm 2009, hầu hết cáckhu vực đều giảm sản lượng mía, đặc biệt là khu vực Đông Nam Bộ, sản lượng giảmtới 33,9% Do vậy nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy không ổn định, dẫn đến sức

ép về thiếu nguyên liệu, cung về sản phẩm đường không bù đắp đủ nhu cầu, từ đó kéotheo giá cả tăng mạnh

Biểu đồ 5 : Xu hướng giá đường

Nguồn:

2.2.3 Phân tích SWOT đối với ngành mía đường

1.1.1.4 Thế mạnh

Thứ nhất, ngành mía đường có nhiều lợi thế về đất đai, khí hậu, nguồn lực : Mía

là loại cây nhiệt đới nên đòi hỏi điều kiện độ ẩm rất cao Điều này hoàn toàn phù hợpvới nước ta Vì vây, việc trồng mía có thể thực hiện trải dài đất nước:Phú Yên, ThanhHoá, Tây Ninh, Sóc Trăng, Đồng bằng Sông Cửu Long…

Thứ hai, không phải đối mặt với áp lực cạnh tranh gay gắt Tổng sản lượng

đường các năm 2008 -2009 đạt quanh mức 1 triệu tấn/năm, trong khi đó nhu cầu ướctính 1.3 - 1.4 triệu tấn Với sự thiếu hụt nguồn cung trong nước như vậy cộng thêm đây

Trang 31

là một loại thực phẩm không thể thiếu, các doanh nghiệp trong ngành mía đường ViệtNam sẽ không phải đối mặt với áp lực cạnh tranh gay gắt như các ngành khác.

Thứ ba, giá thành sản phẩm thấp: Giá thu mua mía ở nước ta thấp, điều này làmcho giá thành phẩm đường của các nhà máy đường trở nên thấp hơn tạo lợi thế to lớn

Thứ tư, Nhà nước thực hiện các biện pháp bảo hộ ngành như sử dụng thuế quan,

hạn ngạch nhằm hạn chế nhập khẩu đường ( nhưng lợi thế này dần mất đi kể từ năm

2010 theo lộ trình hội nhập)

1.1.1.5 Cơ hội

Thứ nhất, những tháng cuối năm, giáp tết thường là giai đoạn cao điểm tiêu thụ

của ngành đường Do vậy quý IV- 2010 dự báo giá tiếp tục xu hướng tăng Trong khimức tiêu thụ đường trong nước có xu hướng tăng trưởng cao, thì lượng đường sản xuấtchỉ cung ứng đủ khoảng 70-75% nhu cầu thị trường Vì vậy, tiềm năng từ thị trườngnội địa còn khá lớn

Thứ hai, nguồn cung trong 3 tháng cuối năm 2010: Mặc dù quota cho nhập khẩu

đường còn khá lớn (ước tính còn trên 100,000 tấn), nguồn cung trong T10, T11, T12chủ yếu phụ thuộc vào các nhà máy đường nội địa vào vụ mới (khu vực miền Trung vàmiền Nam) và lượng tồn kho Nguyên nhân chính do nguồn cung từ các nước trongkhu vực ASEAN đang ở mức thấp do chưa vào vụ mới (thuế nhập khẩu chỉ 5%) Dovậy, nếu Việt Nam muốn nhập khẩu thì phải nhập khẩu từ các nước với thuế suất tronghạn ngạch theo lộ trình WTO là 30% Mặt khác, chi phí chuyên chở cao hơn cũng làyếu tố trở ngại lớn Vì vậy, giá đường sẽ tăng trong thời gian tới, và giữ ở mức cao chotới T11/2010

1.1.1.6 Điểm yếu

Thứ nhất, ngành mía đường chịu tác động rủi ro rất lớn bởi thời tiết hạn hán và

bão lũ, các vùng nguyên liệu chủ yếu nằm ở vùng trung du và miền núi, nông thôn vốn

là những vùng khó khăn, chưa được đầu tư các công trình thuỷ lợi, giao thông…

Thứ hai, quy mô sản xuất nhỏ, năng suất chế biến thấp với chỉ 2.643 tấn mía cây/

ngày Trong khi trên thế giới, quy mô tối thiểu để đạt hiệu quả về kinh tế của một nhàmáy đường vào khoảng 6.000 – 7.000 tấn mía cây/ngày.( Quy mô bình quân của cácnhà máy đường Thái Lan vào khoảng 12.000 tấn mía cây/ngày, Úc là 10.000 tấn mía

Trang 32

cây/ngày.) Nhìn chung, ngành công nghiệp mía đường của Việt Nam hiện nay sẽ phải

nỗ lực nhiều mới đạt được quy mô hiệu quả, theo kịp tiêu chuẩn thế giới

Thứ ba, năng suất mía và chất lượng thấp hơn so với thế giới So với năng suấttrung bình trên thế giới hiện khoảng 70 tấn mía/ha, năng suất mía của Việt Nam đangthấp hơn 16,3%, đạt khoảng 58,6 tấn/ha Trong khi ở các nước láng giềng như TháiLan và Trung Quốc mía đạt chất lượng khoảng 13 chữ đường thì chất lượng mía ởViệt Nam bình quân hiện thấp hơn 10 chữ đường

Thứ tư, chưa chủ động được vùng nguyên liệu Điều này dẫn đến việc ngành

công nghiệp mía đường trong nước luôn trong tình trạng thiếu hụt nguyên liệu nặng

nề Các nhà máy đang hoạt động ngày càng thấp dưới công suất thiết kế, ảnh hưởnglớn tới nguồn cung đường trong nước Ngoài ra, vùng nguyên liệu mía liên tục bị thuhẹp trong những năm vừa qua Lý do chính là rủi ro biến động giá và chi phí khá cao,

và nông dân có khuynh hướng chuyển sang các loại cây trồng khác

Thứ năm, thiết bị máy móc ở các nhà máy đường Hiện nay, thiết bị của chúng ta

đa số là cũ kỹ, lạc hậu nên tỉ lệ thu hồi đường của chúng ta là 9/1, trong khi đó tỉ lệ thuhồi đường của các nước tiên tiến là 13/1, chỉ bấy nhiêu chúng ta đã thua các nước tiêntiến đến 4 giá Tỉ lệ hao hụt trong quá trình sản xuất của ngành mía đường Việt Namcòn rất cao do thiết bị cũ kỹ, công nghệ chế biến quá lạc hậu

để duy trì lợi thế cạnh tranh

2.2.4 Nhận định đầu tư

Về mặt ngắn hạn, chúng tôi nhận thấy cổ phiếu ngành mía đường rất đáng quantâm và đầu tư, triển vọng của ngành mía đường trong những năm tới còn khá sángsủa, theo đó các công ty có thể tận dụng được lợi thế về vùng nguyên liệu, khả năngnội tại để nắm bắt những cơ hội lớn của mình Hơn nữa giá của các sản phẩm đườngkhá cao nên các nhà đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm

Trang 33

Tuy về mặt ngắn hạn , Việt Nam vẫn phải nhập khẩu ngành đường nhưng ngànhmía đường trong nước đã và đang có rất nhiều nỗ lực để bình ổn thị trường và sau đó

là cân bằng cung cầu và cán cân thương mại.Trong dài hạn, theo ước tính đến năm

2020 sản lượng đường của Việt Nam có thể đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và dư thừa

để xuất khẩu

Ngoài ra, ngành mía đường đang có những tín hiệu khá lạc quan như:

Tiêu thụ ngành đường tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới Theo ước

tính của BMI, đến năm 2013 ngành công nghiệp thực phẩm của Việt Nam sẽ tăngtrưởng khoảng 29%, trong đó ngành bánh kẹo tăng 28%, ngành thực phẩm đóng hộptăng 37% Với tốc độ tăng trưởng khá cao của các ngành công nghiệp chế biến liênquan có sử dụng đường, mức tăng trưởng kỳ vọng của ngành đường dự báo sẽ duy trì

ở mức cao trong giai đoạn sắp tới

Nhu cầu thế giới phục hồi trở lại sau khủng hoảng Trong 2 năm vừa qua,

khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm giảm nhu cầu tiêu thụ đường ở nhiều nước Vớitriển vọng kinh tế thế giới đang phục hồi, Tổ chức Đường Quốc tế (ISO) cho rằng nhucầu đường sẽ hồi phục và tăng trưởng tốt trong vụ tới Bên cạnh đó, mức tiêu thụđường bình quân/đầu người trong nước đang có xu hướng tăng cao, trong khi lượngđường sản xuất chỉ cung ứng đủ khoảng 70-75%, nên tiềm năng từ thị trường nội địavẫn còn rất lớn

Vì vậy, nhóm chúng tôi mạnh dạn quyết định chọn cổ phiếu ngành mía đường đểthực hiện đa dạng hóa danh mục đầu tư

2.3 Ngành Vật liệu và xây dựng

2.3.1 Giới thiệu chung và lý do lựa chọn

1.1.1.8 Giới thiệu chung

Ngành xây dựng và vật liệu là ngành công nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong nềnkinh tế và chịu tác động nhiều của chu kỳ kinh tế Đặc trưng của ngành vật liệu xâydựng là một ngành kinh tế thâm dụng vốn, các tài sản của nó là những tài sản nặngvốn, và chi phí cố định của ngành khá cao Ngành vật liệu xây dựng có những đặcđiểm nổi bật sau:

Thứ nhất, đây là ngành nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vĩ mô.

Khi nền kinh tế tăng trưởng, doanh số và lợi nhuận của các công ty trong ngành sẽ

Trang 34

tăng cao Sở dĩ như vậy vì ngành vật liệu xây dựng là đầu vào của các ngành khác.Chẳng hạn, sắt, thép, xi măng hay bê tông là đầu vào cho các công trình như cầu cống,nhà cửa, cao ốc của ngành xây dựng Khi ngành xây dựng làm ăn phát đạt thì ngànhvật liệu xây dựng cũng có cơ hội để tăng trưởng Ngược lại, tình hình sẽ tồi tệ khi nềnkinh tế suy thoái, các công trình xây dựng sẽ bị trì trệ vì người dân không còn bỏ nhiềutiền ra để xây dựng nhà cửa, chính phủ không mở rộng đầu tư vào các công trình cơ sở

hạ tầng như cầu cống, sân bay, bến cảng, trường học, bệnh viện Điều này làm chodoanh số, lợi nhuận của các công ty vật liệu xây dựng sụt giảm nhanh chóng

Thứ hai, ngành này có mối tương quan rõ rệt với thị trường bất động sản Khi thị

trường bất động sản đóng băng thì ngành vật liệu xây dựng gặp khó khăn và ngược lại

Lý do đơn giản là do thị trường bất động sản phản ánh nhu cầu cho ngành Bên cạnh

đó, ngành vật liệu và xây dựng còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của ngànhxây dựng như cơ sở hạ tầng, xây dựng dân dụng

1.1.1.9 Lý do lựa chọn

Theo tính chất của chu kỳ kinh tế, khi bước ra khỏi khủng hoảng và có tín hiệuphục hồi, ngành tài chính, xây dựng và BĐS thường là những ngành nghề hồi phụcnhanh Đặc biệt, hiệu ứng kích cầu mà các chính phủ, trong đó có Việt Nam đang triểnkhai đều hướng mạnh vào đầu tư xây dựng cơ bản, vốn đóng góp tỷ trọng lớn trongtăng trưởng GDP

Thứ nhất, Ngành nguyên vật liệu xây dựng (NVLXD) là một trong những ngành

được hưởng lợi nhiều nhất từ gói kích cầu của Chính phủ Dòng vốn giải ngân các dự

án dầu tư công theo kế hoạch của gói hỗ trợ kinh tế của Chính phủ sẽ tiếp diễn, cộngvới tình hình kinh tế vĩ mô ổn định hơn sẽ tiếp tục là những yếu tố hỗ trợ cho ngành

Thứ hai, kết quả kinh doanh ấn tượng 2 năm qua cho thấy nửa đầu năm 2009 của

ngành NVLXD thực tế đã diễn ra tốt hơn nhiều so với kỳ vọng Sau khi sụt giảm mạnhtrong 2 quý cuối khiến giá trị ngành tăng trưởng âm 0,4% trong cả năm 2008, ngànhxây dựng đã lấy lại tốc độ tăng trưởng khá trong 2 quý đầu năm nay, đạt tỷ lệ 8,74% sovới cùng kỳ Báo cáo kinh doanh quý III/2009 các DN ngành vật liệu xây dựng đã đạttốc độ tăng trưởng lợi nhuận so với cùng kỳ cao nhất lên tới 355%.Với kết quà kinhdoanh rất ấn tượng trong năm 2009 và nửa đầu năm 2010 cùng với triển vọng tích cực

Trang 35

của ngành trong thời gian tới, cổ phiếu của các doanh nghiệp nêm yết trong ngành đã

và đang nhận được sự quan tâm của nhiều NĐT

Thứ ba, triển vọng của ngành trong nửa cuối năm nay và năm sau nhìn chung là

tích cực Sau quý II năm 2010 với kết quả kinh doanh ấn tượng, quý III năm 2010nhiều khả năng sẽ chững lại do tính mùa vụ của hoạt động xây dựng, nhưng nhiều khảnăng ngành vẫn sẽ đạt mức tăng trưởng doanh thu và tiêu thụ khả quan trong quý III sovới cùng kỳ Đồng thời, chúng tôi cũng tin rằng, quý IV cũng như năm tới sẽ tiếp tụcchứng kiến mức tăng trưởng tốt của ngành này

Thứ 4, nhóm ngành vật liệu xây dựng được hưởng lợi từ việc tăng tốc các dự án

từ nay đến cuối năm Trong nhóm ngành này, ngành xi măng, tình trạng dư cung dẫnđến cạnh tranh khốc liệt của các DN Mặt khác, giá bán bị kiểm soát để kiềm chế lạmphát nên lợi nhuận của các DN sản xuất xi măng cũng khó đạt mức cao Trong khi đó,ngành ống nhựa xây dựng đang có tiềm năng tăng trưởng cao, nguồn cung chưa đápứng được nhu cầu Tuy nhiên, giá cả vật liệu này lại phụ thuộc nhiều diễn biến giá hạtnhựa thế giới Ngành thép dự đoán có mức tiêu thụ tăng mạnh trở lại trong quý IV,nhưng theo nhiều dự báo, giá thép đang có xu hướng giảm

2.3.2 Phân tích SWOT đối với ngành Vật liệu xây dựng

1.1.1.10 Thế mạnh (Strength)

Hưởng lợi trực tiếp từ gói kích cầu của chính phủ

Ngành vật liệu xây dựng trong thời gian qua đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ.Phần nhiều trong số này được hưởng lợi trực tiếp từ chính sách kích cầu của Chínhphủ Với nỗ lực khôi phục tăng trưởng kinh tế, Chính phủ đã chú trọng đầu tư xâydựng cơ bản và tăng cường đầu tư vào xây dựng từ khu vực tư nhân trong bối cảnh giácác loại NVLXD đã rơi xuống vùng hấp dẫn

Cụ thể hơn, trong kế hoạch giải ngân của gói kích cầu thứ nhất, Chính phủ đã chủtrương ưu tiên ứng trước vốn dự toán ngân sách cho các lĩnh vực thiết yếu như xâydựng cơ sở hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi là 3.400 tỷ đồng trên quy mô 160.000 tỷđồng (8 tỷ USD) của gói kích cầu Ngoài ra, Chính phủ cũng đã quyết định nâng tổngvốn đầu tư xây dựng cơ bản lên 64.000 tỷ đồng trong 2009 và yêu cầu đẩy mạnh các

dự án đầu tư công

Ngày đăng: 02/04/2013, 11:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1 : Thống kê một số chỉ số kinh tế chính của WB - QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ
Bảng 1 Thống kê một số chỉ số kinh tế chính của WB (Trang 4)
Bảng 2: Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam thời kỳ 2006-2009 - QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ
Bảng 2 Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam thời kỳ 2006-2009 (Trang 19)
Bảng 4: Kết quả kinh doanh 2009 của các cổ phiếu mía đường - QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ
Bảng 4 Kết quả kinh doanh 2009 của các cổ phiếu mía đường (Trang 26)
Bảng 5 : Thống kê cổ phiếu cùng ngành mía đường trên sàn HOSE (năm 2010) - QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ
Bảng 5 Thống kê cổ phiếu cùng ngành mía đường trên sàn HOSE (năm 2010) (Trang 38)
Bảng 7 : Cơ cấu nguồn vốn và tài sản - QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ
Bảng 7 Cơ cấu nguồn vốn và tài sản (Trang 44)
Bảng 6 : Tài sản và nguồn vốn qua các năm - QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ
Bảng 6 Tài sản và nguồn vốn qua các năm (Trang 44)
Bảng 8  : Các chỉ số phản ánh khả năng thanh khoản - QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ
Bảng 8 : Các chỉ số phản ánh khả năng thanh khoản (Trang 45)
Bảng 9: Các chỉ sô phản ánh khả năng sinh lợi - QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ
Bảng 9 Các chỉ sô phản ánh khả năng sinh lợi (Trang 46)
Bảng 10 : Kế hoạch kinh doanh 2010 và thực hiện 6 tháng đầu năm của LASUCO - QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ
Bảng 10 Kế hoạch kinh doanh 2010 và thực hiện 6 tháng đầu năm của LASUCO (Trang 47)
Bảng 11: Thống kê cổ phiếu ngành bê tông trên sàn HOSE (năm 2010) - QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ
Bảng 11 Thống kê cổ phiếu ngành bê tông trên sàn HOSE (năm 2010) (Trang 49)
Bảng 12 : Bảng cân đối kế toán - QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ
Bảng 12 Bảng cân đối kế toán (Trang 54)
Bảng 15 : Các chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi - QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ
Bảng 15 Các chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi (Trang 56)
Bảng 16: Số liệu tỷ suất lợi tức hàng tháng - QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ
Bảng 16 Số liệu tỷ suất lợi tức hàng tháng (Trang 59)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w