1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng thẻ thanh toán tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Nha Trang.

109 236 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

8 1.3.1 Khái niệm, vai trò và tính tất yếu của phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại:.... Nhận thấy vai trò của các sản phẩm ngân

Trang 1

NHẬN XÉT GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 2

Đặc biệt, tôi vô cùng cảm ơn thầy Đào Công Thiên đã nhiệt tình truyền đạt, hướng dẫn tôi về kiến thức, chuyên môn giúp tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp

Một lần nữa tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã hết lòng quan tâm giúp đỡ góp ý cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn được thuận lợi

Sinh Viên

LƯƠNG THỊ THANH THUÝ

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

1 Sự cần thiết của đề tài: 1

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2

Chương1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG 3

1.1Những vấn đề chung về ngân hàng thương mại 3

1.1.1Khái niệm và phân loại ngân hàng thương mại 3

1.1.1.1 Khái niệm: 3

1.1.1.2 Phân loại ngân hàng thương mại: 3

1.1.2 Vai trò của Ngân hàng thương mại: 4

1.1.3 Chức năng của ngân hàng thương mại: 5

1.2 Tổng quan về các hoạt động ngân hàng thương mại: 5

1.2.1 Hoạt động huy động vốn: 5

1.2.2 Hoạt động tín dụng: 5

1.2.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: 6

1.2.4 Các hoạt động khác: 7

1.3 Cơ sở lý luận về sự phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng: 8

1.3.1 Khái niệm, vai trò và tính tất yếu của phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại: 8

1.3.1.1 Khái niệm: 8

1.3.1.2 Vai trò của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại: 8

1.3.1.3 Tính tất yếu của phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng: 9

1.3.2 Giới thiệu về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên thị trường hiện nay: 10

1.3.2.1 Sản phẩm tiền gửi 11

1.3.2.2 Sản phẩm tín dụng: 11

1.3.2.3 Dịch vụ bảo lãnh: 12

1.3.2.4 Dịch vụ thanh toán quốc tế: 13

1.3.2.5 Dịch vụ thanh toán trong nước 14

Trang 4

1.3.2.7 Dịch vụ chứng khoán: 15

1.3.2.8 Dịch vụ hỗ trợ các Doanh nghiệp có quan hệ hợp tác với Lào: 16

1.3.2.9 Dịch vụ Bảo hiểm: 17

1.3.2.10 Sản phẩm dịch vụ phục vụ thị trường bất động sản: 17

1.3.2.11 Dịch vụ ngân hàng điện tử: 18

1.3.2.12 Sản phẩm dịch vụ cho thuê tài chính: 19

1.3.2.13 Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại khác: 20

1.3 Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng: 21

Chương 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN BÌNH ĐỊNH 24

2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Bình Định: 24

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Bình Định: 24

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ kinh doanh của ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Bình Định: 27

2.1.2.1 Chức năng: 27

2.1.2.2 Nhiệm vụ: 27

2.2 Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư& Phát triển Bình Định: 28

2.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại ngân hàng ĐT & PT Bình Định 28

2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: 28

2.3 Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Bình Định: 33

2.3.1 Vài nét về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Bình Định: 33

2.3.2 Đánh giá khát quát tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2001-2005 tại chi nhánh ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Bình Định: 34

2.3.3 Mục tiêu, phương hướng hoạt động của ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Bình Định trong giai đoạn tới 36

Trang 5

2.3.3.2 Mục tiêu, phương hướng hoạt động của chi nhánh ngân hàng Đầu

Tư & Phát Triển Bình Định: 37

2.4 Đánh giá thực trạng phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Bình Định: 38

2.4.1 Thực trạng phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng Việt nam: 38

2.4.1.1 Thực trạng: 38

2.4.1.2 Hạn chế: 38

2.4.1.3 Một số nguyên nhân của sự tồn tại: 40

2.4.2 Đánh giá tình hình phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Bình Định: 41

2.4.2.1 Giới thiệu về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Bình Định 41

2.4.2.2 Đánh giá thực trạng phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư& Phát triển Bình Định: 44

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BÌNH ĐỊNH 75

3.1 Nhóm giải pháp phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyề thống và hiện đại dành cho khách hàng doanh nghiệp 77

3.1.1 Giảp pháp phát triển sản phẩm tín dụng: 77

3.1.2 Giải pháp phát triển sản phẩm huy động vốn: 79

3.1.3 Giải pháp phát triển dịch vụ bảo lãnh: 80

3.1.4 Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế: 81

3.1.5 Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán trong nước: 82

3.1.6 Giải pháp phát triển dịch vụ kinh doanh ngoại tệ: 82

3.2 Nhóm giải pháp phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ dành cho cá nhân 83

3.2.1 Giải pháp phát triển sản phẩm huy động vốn: 83

3.2.2 Giải pháp phát triển tín dụng: 85

3.2.3 Giải pháp phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại khác: 86 3.3 Nhóm giải pháp phát triển chi nhánh: 87

Trang 6

3.3.2 Tăng trưởng và phát triển khách hàng: 88

3.3.3 Marketing: 88

3.3.4 Phát triển nguồn nhân lực: 89

3.3.5 Ứng dụng công nghệ: 89

3.3.6 Nâng cao năng lực cạnh tranh: 90

3.3.6.1 Xây dựng văn hoá kinh doanh ngân hàng 90

3.3.6.2 Nâng cao chất lượng cán bộ: 90

3.3.6.3 Mở rộng mạng lưới hoạt động đầu tư, đổi mới thiết bị: 91

3.3.7 Quản trị rủi ro: 91

3.3.8 Quản trị điều hành: 92

Chương 4 KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN 93

4.1 Một số kiến nghị thực hiện các giải pháp phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng: 93

4.1.1 Nhà nước cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ngân hàng: 93

4.1.2 Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam: 94

4.1.3 Kiến nghị đối với Uỷ ban nhân dân Tỉnh và các cơ quan chức năng liên quan: 95

4.1.4 Kiến nghị với ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt nam: 95

4.1.5 Kiến nghị đối với chi nhánh ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Bình Định: 97

4.2 Kết Luận: 97

Trang 7

DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

CN

KH CCTG

TG TCKT TCTD TGTT TGVCD

TD KHNN CĐịnh

CV

BL CLSP TBTC NHĐT NHNT NHCT NHNN NHĐT&PTBĐ BIDV

WTO

WB

Cá nhân

Kỳ hạn Chứng chỉ tiền gửi Tiền gửi

Tổ chức kinh tế

Tổ chức tín dụng Tiền gửi thanh toán Tiền gửi vốn chuyên dùng Tín dụng

Kế hoạch Nhà Nước Chỉ Định

Cho vay Bảo lãnh Chất lượng sản phẩm Thiết bị trả chậm Ngân hàng Đầu Tư Ngân hàng Ngoại Thương Ngân hàng Công Thương Ngân hàng Nông Nghiệp Ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Bình Định Ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam

Tổ chức thương mại Thế giới Ngân hàng Thế giới

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng2.1 Phân tích tình hình kinh doanh GĐ 2001 –2005 35

Bảng 2.2: Phân tích tình hình phát triển sản phẩm tiền gửi 45

Bảng 2.3: Phân tích tình hình phát triển sản phẩm tín dụng 49

Bảng 2.4: Phân tích tình hình phát triển dịch vụ Bảo lãnh 52

Bảng 2.5: Phân tích tình hình phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế 55

Bảng 2.6: Phân tích tình hình phát triển dịch vụ thanh toán trong nước 58

Bảng 2.7: Phân tích tình hình phát triển dịch vụ kinh doanh ngoại tệ 60

Bảng 2.8: Phân tích tình hình thu phí dịch vụ 65

Bảng 2.9: Thống kê mạng lưới hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn 68 Bảng 2.10: Phân tích thị phần hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn 70

Trang

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

SƠ ĐỒ Tổ chức bộ máy hoạt động tại chi nhánh ngân hàng Đầu Tư & Phát

Triển Bình Định 29

ĐỒ THỊ 2.1: Minh họa tình hình phát triển sản phẩm tiền gửi 44

ĐỒ THỊ 2.2: Minh họa tình hình phát triển sản phẩm tín dụng 48

ĐỒ THỊ 2.3: Minh họa tình hình phát triển dịch vụ bảo lãnh 53

ĐỒ THỊ 24: Minh họa tình hình phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế 56

ĐỒ THỊ 2.5: Minh họa tình hình phát triển dịch vụ thanh toán trong nước 57

ĐỒ THỊ 2.6: Minh họa tình hình phát triển dịch vụ kinh doanh ngoại tệ 61

ĐỒ THỊ 2.7: Minh họa tỷ trọng thu phí dịch vụ 66

ĐỒ THỊ 2.8: Minh họa thị phần hoạt động của các TCTD 69

Trang

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài:

Trong những năm gần đây Việt Nam đang bước vào giai đoạn đổi mới toàn diện, mạnh mẽ để phát triển vững chắc và chủ động hội nhập một cách toàn diện với nền kinh tế Thế giới nhất là sự kiện nước ta sẽ chính thức gia nhập WTO Gia nhập WTO đem đến cho chúng ta rất nhiều cơ hội cũng như thách thức cho mọi hoạt động của nền kinh tế nói chung Trong đó hoạt động ngân hàng cũng không kém phần sôi động Đây là cơ hội cho ngành ngân hàng vì ngân hàng sẽ là một kênh cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính rất quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế

Áp lực cạnh tranh khi vào WTO đòi hỏi các ngân hàng đẩy mạnh kinh doanh thông qua cung cấp các dịch vụ ngân hàng tiện ích cho người dân, nhất là trong bối cảnh lãi suất huy động vốn có xu hướng gia tăng trong khi chất lượng tín dụng, năng lực tài chính của các doanh nghiệp vay vốn còn nhiều bất cập Đồng thời, sẽ đòi hỏi các ngân hàng thương mại Việt Nam tích cực đổi mới công nghệ, hiện đại hoá các dịch vụ cung cấp cho khách hàng, từ đó có thể huy động vốn với giá rẻ và cung cấp cho khách hàng các cơ hội đầu tư sinh lãi thay

vì gửi tiền vào ngân hàng hưởng lãi suất

Theo nhịp thở của Đất nước, trong những năm qua Bình Định đang trên đà tăng trưởng mạnh, là một trong năm tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Đã và sẽ có nhiều tổ chức tín dụng gia nhập thị trường Bình Định, các dịch vụ ngân hàng hiện đại luôn là một trong những công cụ cạnh tranh mạnh

mẽ mà tất cả các ngân hàng đã đang và sẽ quan tâm nghiên cứu một cách sâu sắc

Nhận thấy vai trò của các sản phẩm ngân hàng hiện đại trong sự phát triển kinh tế của Đất nước nói chung và của tỉnh nhà nói riêng cũng như hiệu quả của

nó mang lại cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Tôi đã chọn

đã chọn đề tài: “Một số giải pháp phát triển các sản phẩm dich vụ ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Bình Định” Đề tài tìm hiểu

Trang 11

thực tế phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại CNNHĐT&PTBĐ trên cơ

sở những mặt đạt được và những tồn tại cần được khắc phục từ đó đề xuất một

số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ và hoàn thành tốt mục tiêu của đề tài

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

2.1 Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng phát triển các sản phẩm dịch

vụ ngân hàng tại CNNHĐT&PTBĐ với nội dung sau: Phát triển các sản phẩm truyền thống, triển khai các sản phẩm mới, hiện đại hóa các dịch vụ cung cấp

2.2 Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động phát triển các sản phẩm dịch

vụ ngân hàng tại CNNHĐT&PTBĐ Số liệu minh họa năm 2003 – 2005

3 Phương pháp nghiên cứu:

_Quan sát thực tế, sử dụng phương pháp thống kê, phân tích

4 Nội dung nghiên cứu: Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài gồm 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng

Chương 2: Đánh giá thực trạng phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại

CNNHĐT&PTBĐ

Chương 3: Một số biện pháp phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại

CNNHĐT&PTBĐ

Chương 4: Kiến nghị & Kết luận

5 Những đóng góp khoa học của đề tài:

_ Đề tài hệ thống hóa những vấn đề lý luận về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng _ Đề tài đánh giá đúng thực trạng phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại CNNHĐT&PTBĐ

_ Đề tài đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại Chi nhánh

Đây là một đề tài lớn đòi hỏi có nhiều thời gian và kiến thức tổng quát cũng như về mặt kinh nghiệm Mà thời gian nghiên cứu lại có hạn, kiến thức còn non trẻ, kinh nghiệm chuyên môn còn quá ít Nên đề tài của tôi sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Tôi mong quý thầy cô tận tình đóng góp ý kiến để đề tài của tôi được hoàn chỉnh hơn Tôi xin chân thành cảm ơn

Trang 12

Luật tín dụng do Quốc hội khoá X thông qua ngày 12/12/1997 định nghĩa: Ngân hàng thương mại là một tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hệ thống ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan

Luật này còn định nghĩa: Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo qui định của luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán

Luật ngân hàng Nhà nước định nghĩa: Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán

1.1.1.2 Phân loại ngân hàng thương mại 1.1.1.2.1 Dựa vào hình thức sở hữu:

· Ngân hàng thương mại Nhà nước: Là ngân hàng thương mại do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức hoạt động kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu của nước nhà

· Ngân hàng thương mại cổ phần: là ngân hàng thương mại được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, trong đó các doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ chức khác, và các cá nhân cùng góp vốn theo qui định của ngân hàng Nhà nước

· Ngân hàng liên doanh: Là ngân hàng được thành lập bằng vốn góp của bên Việt Nam và bên nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh Ngân hàng liên doanh là một pháp nhân Việt Nam, hoạt động theo giấy phép thành lập và theo các quy định liên quan của pháp luật

Trang 13

· Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước ngoài, được ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ và cam kết tại Việt Nam

1.1.1.2.2 Dựa vào chiến lược kinh doanh:

Theo tiêu thức của chiến lược kinh doanh và mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng Có thể chia:

· Ngân hàng bán buôn: Là ngân hàng chỉ giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối tượng khách hàng là doanh nghiệp chứ không giao dịch với khách hàng cá nhân Đại đa số các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động theo loại hình này

· Ngân hàng bán lẻ: Là ngân hàng giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối tượng khách hàng cá nhân Loại hình này thường thấy ở các ngân hàng cổ phần nông thôn

· Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ: Là loại ngân hàng vừa cung ứng và giao dịch với khách hàng doanh nghiệp và cá thể Hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đều thuộc loại hình này

1.1.1.2.3 Dựa vào quan hệ tổ chức:

Có thể chia ngân hàng thương mại thành ngân hàng hội sở và ngân hàng chi nhánh (cấp1, cấp2) và phòng giao dịch Ngân hàng hội sở là nơi tập trung quyền lực cao nhất và là nơi tập trung đầy đủ hơn các dịch vụ ngân hàng trong khi ngân hàng chi nhánh & phòng giao dịch nhỏ hơn và cung cấp không đầy đủ các giao dịch mà chỉ tập trung vào các giao dịch cơ bản như huy động vốn thanh toán và cho vay

1.1.2 Vai trò của ngân hàng thương mại:

Trong nền kinh tế thị trường ngân hàng thương mại đóng vai trò rất quan trọng:

· Ngân hàng là nơi tập trung tiền nhàn rỗi và cung ứng vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh

· Ngân hàng là trung gian thanh toán, góp phần thúc đẩy hàng hoá nhanh chóng

Trang 14

· Góp phần điều tiết và kiểm soát thị trường vốn

· Thu hút mở rộng đầu tư trong nước & cung cấp các dịch vụ tài chính khác

1.1.3 Chức năng của ngân hàng thương mại:

Trong nền kinh tế hàng hoá ngân hàng thương mại thực hiện các chức năng sau:

· Chức năng trung gian tài chính bao gồm trung tâm tín dụng và trung tâm thanh toán giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế

· Chức năng tạo tiền, tức chức năng sáng tạo ra bút tệ góp phần gia tăng khối lượng tiền tệ cho nền kinh tế

· Chức năng “sản xuất” bao gồm việc huy động và tạo ra nguồn lực để tạo

ra các “sản phẩm và dịch vụ ngân hàng” cung cấp cho nền kinh tế

1.2 Tổng quan về các hoạt động ngân hàng thương mại 1.2.1 Hoạt động huy động vốn:

Ngân hàng thương mại được huy động vốn dưới các hình thước sau:

· Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác

· Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước

· Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của tổ chức tín dụng nước ngoài

· Vay vốn ngắn hạn của ngân hàng Nhà nước

· Các hình thức huy động khác theo quy định pháp luật của ngân hàng Nhà nước

1.2.2 Hoạt động tín dụng:

Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo qui định của ngân hàng Nhà nước

Trang 15

Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất

Cho vay: Ngân hàng thương mại được cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới các hình thức sau:

· Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống

· Cho vay trung, dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống

Bảo lãnh: Ngân hàng thương mại được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh Mức bảo lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh đối với một ngân hàng thương mại không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của ngân hàng thương mại

Chiết khấu: Ngân hàng thương mại được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác

Cho thuê tài chính: Ngân hàng thương mại hoạt động cho thuê tài chính nhưng phải thành lập công ty cho thuê tài chính riêng Việc thành lập, tổ chức, hoạt động của công ty cho thuê tài chính thực hiện theo nghị định của Chính phủ

về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính

1.2.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:

Để thực hiện được các dịch vụ thanh toán giữa các doanh nghiệp thông qua ngân hàng, ngân hàng thương mại được mở tài khoản cho khách hàng trong và ngoài nước Để thực hiện thanh toán giữa các ngân hàng với nhau thông qua ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại phải mở tài khoản tại ngân hàng Nhà nước nơi ngân hàng thương mại đặt trụ sở chính và duy trì tại đó số dư tiền gửi dự trữ theo quy định Ngoài ra, chi nhánh ngân hàng thương mại được mở tài khoản tại chi nhánh ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở của

Trang 16

chi nhánh Hoạt động thanh toán và ngân quỹ của ngân hàng thương mại bao gồm các hoạt động sau:

· Cung cấp các phương tiện thanh toán

· Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng

· Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ

· Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của ngân hàng Nhà nước

· Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được ngân hàng Nhà nước cho phép

· Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng

· Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia thanh toán liên ngân hàng trong nước

· Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được ngân hàng Nhà nước cho phép

1.2.4 Các hoạt động khác:

Ngoài các hoạt động chính bao gồm huy động tiền gửi, cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, ngân hàng thương mại còn có thể thực hiện một số hoạt động khác, bao gồm:

· Góp vốn mua cổ phần: Ngân hàng thương mại được dùng vốn điều lệ và

dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác trong nước theo quy định của pháp luật Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn được góp vốn, mua cổ phần và liên doanh với ngân hàng nước ngoài để thành lập ngân hàng liên doanh

· Tham gia thị trường tiền tệ: Ngân hàng thương mại được tham gia thị trường tiền tệ, theo quy định của ngân hàng Nhà nước, thông qua các hình thức mua bán các công cụ của thị trường tiền tệ

· Kinh doanh ngoại hối: Ngân hàng thương mại được phép kinh doanh hoặc thành lập công ty trực thuộc để kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và quốc tế

Trang 17

· Uỷ thác và nhận uỷ thác: Ngân hàng thương mại được uỷ thác, nhận uỷ thác làm đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng uỷ thác, đại lý

· Cung ứng dịch vụ bảo hiểm: Ngân hàng thương mại được cung ứng các dịch vụ bảo hiểm, được thành lập công ty trực thuộc hoặc liên doanh để kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật

· Tư vấn tài chính: Ngân hàng thương mại được cung ứng các dịch vụ tài chính, tiền tệ cho khách hàng dưới hính thức tư vấn trực tiếp hoặc thành lập công ty tư vấn trực thuộc ngân hàng

· Bảo quản vật quý giá: Ngân hàng thương mại được thực hiện các dịch vụ bảo quản vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật

1.3 Cơ sở lý luận về sự phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng 1.3.1 Khái niệm, vai trò và tính tất yếu của phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

1.3.1.1 Khái niệm:

Sản phẩm dịch vụ ngân hàng được hiểu là những hình thức cụ thể trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng Trên cơ sở các hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng mà ngân hàng thương mại thiết kế ra những sản phẩm dịch

vụ ngân hàng đa dạng và phong phú với những tiện ích khác nhau nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng

1.3.1.2 Vai trò của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

Sản phẩm dịch vụ ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng Trong đó có các vai trò chính mà các ngân hàng thương mại quan tâm:

· Sản phẩm dịch vụ ngân hàng có vai trò như một công cụ cạnh tranh đắc lực giữa các ngân hàng thương mại với nhau Ngoài việc cung cấp các sản

Trang 18

phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại mang lại những tiện ích thì khách hàng

sẽ luôn so sánh về chi phí, chất lượng, hiệu quả… giữa các ngân hàng với nhau trước khi đến giao dịch với một ngân hàng nào đó

· Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngoài việc mang lại những tiện ích nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cho khách hàng thì nó cũng mang lại một phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng thông qua việc thu phí dịch vụ và lãi suất từ các sản phẩm tín dụng

· Việc nghiên cứu, triển khai và tung ra thị trường những sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại góp phần nâng cao tên tuổi, thương hiệu, uy tín giữa các hệ thống ngân hàng thương mại với nhau mà còn đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ hiện đại của các tổ chức tín dụng Việt Nam trên thị trường Quốc tế

· Hiệu quả kinh doanh của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng có vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của các tổ chức tín dụng: Trong những năm gần đây xu thế toàn cầu hoá luôn đặt các doanh nghiệp thuộc bất kỳ lĩnh vực nào cũng đối mặt với những thách thức để tồn tại và phát triển Ngành ngân hàng cũng không tránh khỏi những thách thức đó đòi hỏi các ngân hàng không ngừng nghiên cứu và phát triển đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp Hiệu quả kinh doanh các sản phẩm dịch vụ mang lại là lợi nhuận, nó

là một yếu tố không thể thiếu quyết định sự tồn tại và phát triển

1.3.1.3 Tính tất yếu của phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng

Trong suốt chặn đường dài phát triển của khối ngân hàng đều tập trung phát triển tín dụng vì nó đem lại một khoản lãi lớn góp phần vào việc tăng lợi nhuận của ngân hàng Tuy nhiên, tín dụng ngày càng trở nên rủi ro hơn khi môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trở nên khốc liệt, năng lực tài chính của các đơn vị vay vốn còn nhiều bất cập cộng với gánh nặng nợ vay ngân hàng đã dẫn đến công ty đi vào bế tắc Là chủ thể cho vay các ngân hàng thương mại không thể không ảnh hưởng, càng ngày những món nợ khó đòi, nợ chờ xử lý mỗi lúc một nhiều hơn Bên cạnh đó là sự xuất hiện và cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các tổ chức tín dụng, các tổ chức phi ngân hàng, các cơ hội đầu tư trên thị

Trang 19

trường, thị trường ngày càng thu hẹp, đối tượng đi vay cũng thu hẹp Nên thiết nghĩ dịch vụ không rủi ro, phí dịch vụ thu được là một khoản lợi nhuận trọn vẹn Mặt khác, để chuẩn bị mọi mặt cho tiến trình hội nhập một cách toàn diện vào nền kinh tế Thế gới, nhất là sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập WTO đáp ứng yêu cầu của một ngân hàng hiện đại theo WB Hệ thống ngân hàng Việt Nam cần có những bước đổi mới, cải tiến nhất định nhằm cải tiến, đa dạng và nâng cao chất lượng dịch vụ tài chính, cung cấp cho khách hàng những tiện ích khác nhau qua các sản phẩm dịch vụ ngân hàng

Nhận thấy tính tất yếu và thời cuộc của vấn đề nên thời gian qua các ngân hàng thương mại Việt Nam đã tích cực đổi mới công nghệ, hiện đại hoá các dịch

vụ cung cấp cho khách hàng Đến nay các ngân hàng thương mại đã tung ra các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, mang lại rất nhiều tiện ích cho khách hàng phù hợp với cuộc sống hôm nay

1.3.2 Giới thiệu về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên thị trường hiện nay

Hiện nay các sản phẩm dịch vụ ngân hàng rất đa dạng và phong phú bao gồm các nhóm sau:

· Sản phẩm tiền gửi

· Sản phẩm tín dụng

· Dịch vụ bảo lãnh

· Dịch vụ thanh toán quốc tế

· Dịch vụ thanh toán trong nước

· Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ

Trang 20

· ``Các dịch vụ ngân hàng hiện đại khác

1.3.2.1 Sản phẩm tiền gửi:

Tiền gửi và thanh toán là hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại bằng cách nhận tiền gửi của khách hàng và mở cho khách hàng tài khoản gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán

Ngân hàng thương mại nhận tiền gửi và thanh toán của các tổ chức, cá nhân dưới nhiều hình thức và kỳ hạn khác nhau, huy động trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu…

1.3.2.2 Sản phẩm tín dụng:

Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định Tín dụng là một trong những sản phẩm truyền thống của các ngân hàng thương mại Bao gồm tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn

Trang 21

1.3.2.2.1 Tín dụng ngắn hạn:

· Cho vay bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất, kinh doanh theo hạn mức tín dụng thường xuyên hoặc theo món

· Cho vay hỗ trợ vốn trong khi chờ thanh toán của chủ đầu tư

· Cho vay chờ nguồn vốn đầu tư theo kế hoạch của Nhà nước

· Cho vay ngoại tệ phục vụ nhập khẩu nguyên liệu, vật tư cho sản xuất thi công

· Cho vay đối ứng bằng tiền gửi

· Cho vay theo hạn mức tín dụng, dự phòng để mở L/C

· Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ

· Cho vay thiếu hụt tài chính tạm thời

· Cho vay tiêu dùng đối với cán cán bộ công nhân viên

· Cho vay cầm cố bằng các chứng từ có giá

1.3.2.2.2 Tín dụng trung và dài hạn:

· Cho vay phục vụ đầu tư và phát triển

· Cho vay hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

· Cho vay ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học vào sản xuất

· Cho vay kết hợp với quỹ hỗ trợ và phát triển

· Cho vay đồng tài trợ các dự án

· Cho vay tiêu dùng trung dài hạn

1.3.2.3 Dịch vụ bảo lãnh:

Trang 22

Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh

· Bảo lãnh dự thầu

· Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

· Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước

· Bảo lãnh bảo hành chất lượng sản phẩm

· Bảo lãnh nộp thuế

· Bảo lãnh mua thiết bị trả chậm

· Bảo lãnh vay vốn nước ngoài

· Bảo lãnh thanh toán

Trang 23

+ Nhờ thu đi

+ Nhờ thu séc

· Giao dịch chuyển tiền:

+ Chuyển tiền thanh toán hàng hoá

+ Chuyển tiền lợi nhuận

+ Chuyển tiền trả lãi vay, nợ vay

+ Chuyển lương và các mục đích khác

1.3.2.5 Dịch vụ thanh toán trong nước:

· Thanh toán trực tuyến (online) trong hệ thống:

1.3.2.6 Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ:

Kinh doanh ngoại tệ là một trong những nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại Nghiệp vụ này một mặt mua và bán ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu

Mặt khác, nghiệp vụ này mang lại thu nhập phi tín dụng cho ngân hàng, góp phần đa dạng hoá nguồn thu nhập của ngân hàng Ngân hàng thương mại thường kinh doanh các ngoại tệ sau:

Tên quốc tế: Tên đồng tiền:

· USD US dollar

· ERU Ero

· GBP British pound

Trang 24

· HKD Hongkong Dollar

· CHF Swiss Franc

· JPY Japanese Yen

· THB Thai Bath

· AUD Australian Dollar

· CAD Canadian Dollar

· SEK Swedish Krone

· LAK Lao kip

· DKK Danish krone

· NOK Norwegian Krone

· CYN Chine Yuan

………

1.3.2.7 Dịch vụ chứng khoán:

Ngân hàng thương mại không được phép trực tiếp kinh doanh chứng khoán Muốn kinh doanh chứng khoán ngân hàng thương mại phải lập công ty chứng khoán hạch toán độc lập nhưng trực thuộc ngân hàng Sở dĩ phải quy định như vậy là nhằm tránh rủi ro và bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền Hiện nay ở Việt nam có 12 công ty chứng khoán đang hoạt động, trong đó có 5 công ty trực thuộc ngân hàng thương mại với các loại dịch vụ chứng khoán sau:

Trang 25

· Môi giới chứng khoán

· Lưu ký chứng khoán và các dịch vụ thực hiện các quyền cho người sở hữu

· Tư vấn đầu tư chứng khoán (Doanh nghiệp,cá nhân)

· Phát hành chứng khoán

· Quản lý danh mục đầu tư

· Cung cấp thông tin về công ty niêm yết tại thị trường giao dịch

· Cung cấp thông tin về giá chứng khoán

· Tư vấn niêm yết về giá chứng khoán

· Tư vấn cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước

· Huy động vốn qua thị trường chứng khoán bằng cổ phiếu, trái phiếu

· Quản lý vốn của khách hàng mua, bán chứng khoán

1.3.2.8 Dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp có quan hệ hợp tác với Lào:

Các sản phẩm dịch vụ có liên quan đến Lao Viet Bank được các ngân hàng thương mại Việt Nam liên doanh với ngân hàng thương mại Lào mở các sản phẩm dịch vụ phục vụ các doanh nghiệp có quan hệ hợp tác với Lào Bao gồm các gói sản phẩm:

· Nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam (VND), Kip lao (LAK), Dollar Mỹ (USD)

· Thực hiện tất cả các loại bảo lãnh

· Thanh toán chuyển tiền nhanh giữa hai nước Việt - Lào

Trang 26

1.3.2.9 Dịch vụ Bảo hiểm:

Các ngân hàng thương mại Việt Nam phối hợp với các công ty bảo hiểm hoặc thành lập công ty bảo hiểm trực thuộc để mở các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm:

· Bảo hiểm tất cả các rủi ro trong xây dựng và lắp đặt

· Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt

· Bảo hiểm mọi rủi ro cho tài sản

· Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh

· Bảo hiểm đổ vỡ máy móc

· Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển

· Bảo hiểm trách nhiệm

· Các loại bảo hiểm khác khi có yêu cầu

· Dịch vụ pháp lý về bất động sản

· Dịch vụ cung cấp thông tin cho người bán và người mua

· Dịch vụ môi giới, quảng cáo, rao bán bất động sản

· Dịch vụ tư vấn, định giá, thẩm định bất động sản

· Dịch vụ trung gian giữ tiền đặt cọc

· Dịch vụ kiểm điếm tiền

· Dịch vụ cho khách hàng vay để xây dựng, sửa chữa, mua bất động sản

· Nhận tiền gửi, tư vấn đầu tư

Trang 27

1.3.2.11 Dịch vụ ngân hàng điện tử:

Sự phát triển như vũ bảo của công nghệ thông tin trong những năm gần đây đã ảnh hưởng khá rõ nét đến sự phát triển của công nghệ ngân hàng Dịch vụ ngân hàng điện tử được giải thích như là khả năng của một khách hàng có thể truy cập từ xa vào một ngân hàng nhằm: thu thập các thông tin, thực hiện các giao dịch thanh toán

Đây là một khái niệm rộng dựa trên khả năng của từng ngân hàng trong việc ứng dụng công nghệ tin học vào các sản phẩm dịch vụ của mình Nói cách khác, dịch vụ ngân hàng điện tử là một hệ thống phần mềm vi tính cho phép khách hàng tìm hiểu hay mua dịch vụ ngân hàng thông qua việc kết nối máy vi tính của mình với ngân hàng Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử hiện nay:

· Call centre: Do quản lý dữ liệu tập trung khách hàng có tài khoản tại bất

kỳ chi nhánh nào vẫn gọi về một số điện thoại cố định của trung tâm để cung cấp thông tin chung và thông tin cá nhân

· Phone Banking: Đây là loại sản phẩm cung cấp thông tin ngân hàng qua điện thoại hoàn toàn tự động, các thông tin được ấn định trước như: thông tin tỷ giá hối đoái, lãi suất, giá chứng khoán, số dư tài khoản, các thông báo mới nhất…

· Mobile Banking: Là hình thức thanh toán trực tuyến qua mạng điện thoại

di động Phương thức này ra đời nhằm giải quyết nhu cầu thanh toán các giao dịch có giá trị nhỏ( Micro payment) hoặc những dịch vụ tự động không có người phục vụ

· Home Banking: Với ngân hàng tại nhà, khách hàng giao dịch với ngân hàng qua mạng nhưng là mạng nội bộ (intranet) do ngân hàng xây dựng riêng Các giao dịch được thực hiện tại nhà hay cơ quan thông qua hệ thống máy tính nối mạng với hệ thống máy tính của ngân hàng, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch về chuyển tiền, liệt kê giao dịch, báo

nợ, báo có, tỷ giá, lãi suất…

Trang 28

· Internet Banking: Dịch vụ Internet banking giúp khách hàng chuyển tiền trên mạng thông qua các tài khoản cũng như hoạt động của các tài khoản này Để tham gia, khách hàng truy cập vào Website của ngân hàng và thực hiện các giao dịch tài chính, truy cập thông tin cần thiết Thông tin rất phong phú, đến từng chi tiết giao dịch của khách hàng cũng như của ngân hàng

1.3.2.12 Sản phẩm dịch vụ cho thuê tài chính:

Thuê tài chính là một hình thức tài trợ vốn trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ

sở hợp đồng thuê giữa công ty cho thuê tài chính và bên thuê Công ty cho thuê tài chính cam kết mua các tài sản theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản cho thuê

Bên thuê sử dụng tài sản cho thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận Khi kết thúc thời hạn thuê bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê (với giá danh nghĩa) hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng thuê

Để thực hiện dịch vụ cho thuê tài chính các ngân hàng thương mại phải thành lập công ty cho thuê tài chính của ngân hàng mình Hiện nay dịch vụ cho thuê tài chính bao gồm:

· Cho thuê tài chính: Cho thuê tài chính dưới các hình thức được pháp luật cho phép đối với các tài sản là máy móc, thiết bị và các động sản khác cho các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật; Công ty được cho thuê hợp vốn theo quy định của Thống Đốc ngân hàng Nhà nước Công ty được nhập khẩu trực tiếp những máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản mà bên thuê đã được phép mua, nhập khẩu và sử dụng theo quy định hiện hành của pháp luật

Trang 29

· Mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính: Công ty mua lại máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và động sản thuộc sở hữu của bên thuê và cho thuê tài chính lại các tài sản đó dưới hình thức cho thuê tài chính để bên thuê tiếp tục sử dụng phục vụ cho hoạt động của mình

· Các hoạt động khác: Tư vấn cho khách hàng về những dịch vụ có liên quan đến nghiệp vụ cho thuê tài chính, thực hiện các dịch vụ uỷ thác, quản lý tài sản và bảo lãnh liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính Đầu tư, sữa chữa, nâng cấp, cải tạo tài sản thế chấp, cầm cố đã chuyển thành tài sản do công ty quản lý để sử dụng hoặc kinh doanh theo quy định của pháp luật, thực hiện các nghiệp vụ khác theo uỷ quyền của ngân hàng Trung ương và được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép

· Công ty được phép thực hiện hoạt động ngoại hối theo các nội dung ghi theo giấy phép hoạt động do ngân hàng Nhà nước cấp

1.3.2.13 Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại khác:

· Dịch vụ ATM (Automatic teller machine)

· Dịch vụ thanh toán tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại

· Dịch vụ thanh toán lương tự động, chuyển tiền tự động

· Dịch vụ Western Union: Dịch vụ chuyển tiền kiều hối nhanh nhất

· Dịch vụ SVS: Dịch vụ gửi một nơi rút nhiều nơi

· Dịch vụ BSMS: Dịch vụ vấn tin qua điện thoại di động

· Các dịch vụ khác

Trang 30

1.3 Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng:

· Lãi suất: Lãi suất luôn gắn với hoạt động ngân hàng Xét trên góc độ lãi suất tín dụng ngân hàng Lãi suất bao gồm: lãi suất tiền gửi, lãi suất tiền vay, lãi suất chiết khấu, lãi suất tái chiết khấu, trong đó lãi suất tiền gửi và tiền vay được khách hàng quan tâm nhiều nhất Nó ảnh hưởng đến nghiệp

vụ huy động vốn, cho vay vốn và các nghiệp vụ khác Khách hàng luôn muốn lãi suất cho vay thấp trong khi lãi suất tiền gửi lại cao Đó là điều

mà ngân hàng thương mại luôn cân nhắt giữa lãi suất đầu vào và đầu ra sao cho hợp lý

· Thói quen: Thói quen là một yếu tố ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đối với người dân Việt Nam nói chung hầu hết ít quan tâm đến các tổ chức tín dụng mà chỉ tập trung ở các doanh nghiệp có nhu cầu thanh toán lẫn nhau thông qua các tổ chức tín dụng Còn rất nhiều cá nhân có nhu cầu vốn kinh doanh thay vì họ không đến ngân hàng mà đến các tổ chức phi ngân hàng để vay vốn với mức lãi suất nóng Và những khách hàng có lượng vốn tạm thời nhàn rỗi thì không được huy động hay tư vấn họ đầu tư sinh lãi

· Marketing: Công tác Marketing là một hoạt động không thể thiếu đối với các doanh nghiệp sản xuất mà lĩnh vực dịch vụ thì càng không thể thiếu Việc các tổ chức tín dụng tiếp thị, quảng bá thương hiệu hình ảnh cũng như quảng cáo các sản phẩm dịch vụ của mình trên các phương tiện thông tin hiện đại để khách hàng nhận biết đơn vị mình là ai, cung cấp các sản phẩm dịch vụ gì để khi khách hàng phát sinh nhu cầu về sản phẩm tài chính sẽ tìm đến giao dịch…

· Công nghệ thông tin & khả năng ứng dụng công nghệ: Công nghệ thông tin có vai trò cực kỳ quan trọng đối với hoạt động ngân hàng hiện đại Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ hoặc triển khai sản phẩm mới có thành công và đạt hiệu quả tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào khả năng ứng dụng công nghệ ngân hàng

Trang 31

· Cơ sở trang thiết bị: Cơ sở vật chất đối với ngành ngân hàng như: nhà cửa, văn phòng các thiết bị phục vụ, hệ thống máy tính… uy nghi bề thế, sang trọng sẽ gây ấn tượng tốt cho tâm lý khách hàng, khách hàng cảm thấy yên tâm khi đến giao dịch với ngân hàng Mặt khác, với trang bị hiện đại đầy đủ, điều kiện làm việc tốt sẽ tạo thái độ làm việc thoải mái, phát huy hết khả năng từng cán bộ ngân hàng mang lại hiệu quả cao

· Thái độ phục vụ & chuyên môn nghiệp vụ: Hoạt động ngân hàng là cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính cho khách hàng Vì vậy tiếp xúc với khách hàng là việc rất thường xuyên Do vậy đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải tinh thông nghiệp vụ, lịch sự trong giao tiếp, làm hài lòng khách hàng khi đến giao dịch Điều này cực kỳ quan trọng trong dịch vụ ngân hàng vì nó sẽ giữ chân khách hàng, lôi kéo khách hàng cũng như là cơ hội

để cán bộ ngân hàng tiếp thị về các sản phẩm dịch vụ một cách hiệu quả nhất

· Thủ tục: Thủ tục là một khâu quan trọng đối với ngân hàng để ngân hàng nắm bắt được thông tin và quản lý khách hàng Đặc biệt, đối với các khách hàng có nhu cầu về các sản phẩm tín dụng, dịch vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế… Thì thủ tục không thể thiếu được vì đó là căn cứ để ngân hàng thẩm định, xét duyệt cho vay… Đây là một yếu tố mà các đơn vị kinh tế rất quan tâm khi đến giao dịch

· Môi trường kinh doanh: Môi trường kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng, bất kỳ một hoạt động nào muốn phát triển phải xem xét đến môi trường kinh doanh Một môi trường có nhiều hoạt động kinh tế diễn ra sôi động, mật độ các tổ chức kinh tế dày đặt hay thông thoáng Đặc điểm các ngành nghề kinh doanh cũng quyết định đến sự phát triển các sản phẩm dịch vụ Ngoài ra sự tồn tại của các tổ chức tín dụng hiện tại và khả năng gia nhập thị trường của các tổ chức tín dụng khác cũng là nguy cơ, thách thức đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng

· Môi trường pháp lý: Hiện nay có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chế độ… Hướng dẫn các hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Trang 32

theo pháp luật Tuy nhiên, những văn bản này có thông thoáng hay hạn hẹp cũng là yếu tố để khuyến khích hay hạn chế số lượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng

· Biểu phí: Cũng như lãi suất phí dịch vụ cũng là một yếu tố mà khách hàng đặc biệt quan tâm khi đến giao dịch Phí giao dịch cao hay thấp, có linh hoạt hay không sẽ thu hút giữ chân khách hàng Vì vậy, để cạnh tranh các ngân hàng thương mại cần đưa ra các biểu phí sao cho hợp lý với các tổ chức tín dụng trên địa bàn

· Chăm sóc khách hàng: Chính sách chăm sóc khách hàng là một trong những khâu không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng Đặc biệt là các khách hàng lớn thường xuyên giao dịch với ngân hàng, mang lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng Để giữ chân khách hàng cũ, lôi kéo khách hàng và tìm kiếm khách hàng mới Ngân hàng luôn tạo ra những chính sách chăm sóc khách hàng đa dạng và phong phú để hấp dẫn lôi kéo giữ chân khách hàng

Trang 33

Chương 2

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ &

+ Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, Đất nước được hoàn toàn thống nhất và cũng sau khi Bình Định - Quảng Ngãi hợp nhất thành tỉnh Nghĩa Bình, ngày 19/05/1976 Phòng cấp phát ngân sách Nhà nước ra đời tại Ty Tài chính, Với biên chế 12 cán bộ nhân viên làm các nhiệm vụ cấp phát và thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho địa phương, theo quyết định số 203A của Bộ Tài Chính

+ Ngày 30/03/1977 Chi nhánh ngân hàng Kiến Thiết tỉnh Nghĩa Bình- tiền thân của chi nhánh ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển tỉnh Bình Định hiện nay- ra đời, trực thuộc ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam, theo quyết định số 580 ngày 15/01/1976 của Bộ Tài Chính với chức năng, nhiệm vụ: quản lý cấp phát cho vay và thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các công trình xây dựng cơ

Trang 34

bản thuộc kế hoạch của Trung ương và địa phương trên địa bàn tỉnh, hoạt động

ở 2 khu vực Bắc và Nam tỉnh, phía Nam vừa là ngân hàng tỉnh vừa là cơ sở + Sau kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1976-1980) là thời kỳ có có nhiều đổi mới

về cơ chế quản lý kinh tế theo tinh thần Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương lần thứ 6 khoá IV Hệ thống tài chính tín dụng đổi mới đi đôi với điều lệ quản lý xây dựng cơ bản theo nghị định 232/CP Đặc biệt chuyển ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam sang Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và thành lập ngân hàng Đầu Tư và Xây Dựng Việt Nam theo Nghị định 259/CP của Hội Đồng Chính phủ, ngày 24/06/1981 Đây cũng là thời kỳ sôi động về mô hình, về bộ máy tổ chức, nhân sự và phương thức hoạt động nhất

+ Ngày 20/12/1982 Chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Xây Dựng tỉnh Nghĩa Bình được thành lập theo mô hình vừa cấp 2 vừa cấp 3, trực thuộc hệ thống ngân hàng Đầu Tư và Xây Dựng Việt Nam theo Quyết định số 75/NH-QĐ ngày 17/07/1981 của Tổng giám đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam

+ Ngày 01/07/1989 Tổng giám đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam có Quyết định số 99/NH-QĐ quyết định giải thể chi nhánh ngân hàng Đầu Tư và Xây Dựng khu vực Nghĩa Bình và thành lập chi nhánh ngân hàng Đầu Tư và Xây Dựng khu vực Bình Định, khu vực Quảng Ngãi (tiền thân của chi nhánh ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Quảng Ngãi hiện nay), trực thuộc ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam và hoạt động theo Quyết định số 43/NH-QĐ ngày 17/06/1988 của Tổng giám đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam

+ Ngày 08/05/1990 Hội đồng Bộ trưởng đã thay đổi Nghị Định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 bằng nghị định 138/HĐBT, quy định chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của ngân hàng Nhà nước Việt Nam- NHNN Việt Nam là một cơ quan của hội đồng bộ trưởng, có chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng… không trực tiếp giao dịch tiền tệ tín dụng đối với mọi tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế Vì vậy, ngày 14/11/1990 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng có quyết định 401/CT quyết định thành lập ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam

Trang 35

+ Thi hành quyết định số 401/CT và Pháp lệnh ngân hàng- HTX Tín dụng

và công ty tài chính do Hội đồng bộ trưởng công bố ngày 20/05/1990, ngày 26/11/1990 Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quyết định số 105/NH-QĐ quyết định chuyển các ngân hàng Đầu Tư và Xây Dựng khu vực, các tỉnh, thành phố, đặt khu, công trình trọng điểm thành các chi nhánh ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển tỉnh, thành phố, đặt khu, công trình trọng điểm thuộc ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam Chi nhánh ngân hàng Đầu Tư & Phát triển tỉnh Bình Định được thành lập với cơ chế 44 người

+ Cuối năm 1994, thực hiện Quyết định 654/TTg của thủ tướng Chính Phủ

và thông tư liên bộ số 100/TT-LB ngày 24/11/1994 giữa Bộ tài chính với ngân hàng Nhà nước, chi nhánh ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển tỉnh Bình Định đã bàn giao hồ sơ tài liệu, cơ sở vật chất, tiền vốn và 17 cán bộ trực tiếp liên quan đến nghiệp vụ cấp phát và cho vay ưu đãi vốn ngân sách Nhà nước cho Cục Đầu

Tư và Phát Triển tỉnh Bình Định thuộc tổng cục Đầu Tư và Phát Triển Chi nhánh còn lại 23 cán bộ nhân viên

+ Sau khi có quyết định số 293/QĐ-NH của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc chuyển ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam sang kinh doanh thương mại thực thụ kể từ ngày 01/01/1995 Chi nhánh ngân hàng Đầu Tư và phát Triển Bình Định đã sắp xếp lại cho phù hợp với đặc điểm, môi trường kinh doanh, biên chế tinh gọn nhưng đủ mạnh để cạnh tranh với các ngân hàng thương mại trên địa bàn và trong khu vực

+ Cũng từ năm 1995 đến nay hoạt động kinh doanh của Chi nhánh phát triển không ngừng cả về quy mô hoạt động cũng như chất lượng dịch vụ Hàng loại các sản phẩm dịch vụ ngân hàng được đưa vào áp dụng Tổng tài sản tăng nhanh từ 265 tỷ vào đầu năm 1995 đến cuối năm 2000 vượt qua 1000 tỷ và cuối năm 2001 vượt qua 1500 tỷ, tăng gấp 6 lần, triển khai huy động tiền gửi ngắn hạn đa thị phần tiền gửi trên địa bàn từ 25% lên 42% năm 2000 (561tỷ) và 49% năm 2001 (trên700tỷ), dư nợ tín dụng từ 200 tỷ vào năm 1995 đến năm

2000 là ngân hàng thương mại duy nhất trên địa bàn vượt qua mức dư nợ tín dụng 1000 tỷ và năm 2001 đạt mức dư nợ gần 1500 tỷ đồng

Trang 36

+ Riêng đối với tín dụng đầu tư và phát triển, thực hiên Quyết định số 13/1999/TTg của Thủ Tướng Chính phủ và Nghị định số 43/1999/NĐ-CP của Chính phủ việc hỗ trợ phát triển được tập trung vào một đầu mối là Quỹ hỗ trợ

và phát triển được thực hiện, bên cạnh việc tiếp tục cho vay, theo dõi các dư nợ được thực hiện, chi nhánh còn tích cực đầu tư, tìm kiếm và đầu tư các dự án lớn trọng điểm của tỉnh và khu vực Đến nay dư nợ thương mại luôn chiếm trên 90% tổng dư nợ

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ kinh doanh của ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Bình Định

2.1.2.1 Chức năng:

+ Huy động vốn của các tổ chức kinh tế, cá nhân, tổ chức tài chính dưới nhiều hình thức khác nhau: Nhận tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, phát hành trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu…

+ Cho vay vốn đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân, các tổ chức tài chính Đặc biệt chức năng truyền thống của ngân hàng là phục vụ đầu tư phát triển, các

dự án thực hiện các chương trình phát triển kinh tế then chốt

+ Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng tiện ích theo quy định + Tham gia các hoạt động trên thị trường tiền tệ

+ Thực hiện các hoạt động khác theo quy định của ngân hàng Nhà nước

2.1.2.2 Nhiệm vụ:

+ Có trách nhiệm kinh doanh đúng ngành nghề đăng ký

+ Nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để nắm bắt, đáp ứng kịp thời các sản phẩm dịch vụ ngân hàng

+ Tuân thủ các quy định của pháp luật, của ngân hàng Trung ương về quá trình hoạt động kinh doanh

+ Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng với khách hàng

+ Quản lý tốt cán bộ theo đúng các chính sách, chế độ của Nhà nước, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời đại

+ Thực hiện tốt công tác xã hội và nghĩa vụ đối với Nhà nước

Trang 37

2.2 Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Bình Định

2.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại ngân hàng ĐT & PT Bình Định

_ Hội đồng Tín dụng & Quản lý rủi ro: Tham gia tư vấn, giúp Giám Đốc giải quyết các vấn đề về tín dụng khi có phát sinh

_ Phòng Tín Dụng:

+ Thiết lập duy trì mở rộng các mối quan hệ với khách hàng, tiếp thị tất cả các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tiếp nhận tất cả các thông tin phản hồi khách hàng

+ Nhận hồ sơ, phân tích doanh nghiệp, tài sản đảm bảo, quyết định cho vay trong hạn mức tín dụng, quản lý hậu giải ngân

+ Chăm sóc toàn diện khách hàng, cung cấp thông tin có liên quan đến hoạt động tín dụng cho phòng thẩm định và quản lý tín dụng

Trang 38

Hội Đồng TDụng &

Xử Lý Rủi

Ro

P.Thanh Toán Quốc

Tế

P

Dịch Vụ Khách Hàng& Các Phòng Giao Dịch

P

Tín Dụng

P

Thẩm Định- Quản

Lý Tín Dụng

P

Kế Hoạch- Nguồn Vốn

P

Tài Chính-

Kế Toán

P

Tổ Chức- Hành Chính

P

Kiểm Tra -Kiểm Toán Nội

Bộ

P

Điện Toán

P

Tiền Tệ- Kho Quỹ

Chi Nhánh Phú Tài

Ghi chú: Quan hệ trực tuyến: Quan hệ chức năng:

Trang 39

+ Định kỳ xem xét và áp dụng các quy trình hướng dẫn nội bộ về quản trị các khoản vay

+ Chuẩn bị các số liệu thống kê, các báo cáo về các khoản vay phục vụ cho mục đích quản lý nội bộ

+ Lưu trữ hồ sơ tín dụng và thực hiện các nhiệm vụ khác được giám đốc giao

_ Phòng Thanh Toán Quốc Tế:

+ Trên cơ sở hạn mức, khoản vay, bảo lãnh, L/C được phê duyệt thực hiện các nghĩa vụ tài trợ thương mại phục vụ các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho khách hàng

+ Thực hiện nhiệm vụ đối ngoại với ngân hàng nước ngoài

+ Thực hiện công tác tiếp thị sản phẩm dịch vụ ngân hàng, lập báo cáo hoạt động theo quy định

+ Thực hiện tiếp thị tất cả các sản phẩm dịch vụ ngân hàng

_ Phòng Tiền Tệ - Kho Quỹ:

+ Thực hiện các nghiệp vụ tiền tệ kho quỹ: quản lý quỹ, thu chi tiền mặt, quản lý vàng bạc đá quý, kim loại, chứng chỉ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố… Thực hiện xuất nhập tiền mặt để bảo đảm thanh khoản

+ Thực hiện các dịch vụ tiền tệ, kho quỹ cho khách hàng và các nghiệp vụ khác được Giám Đốc giao

_ Phòng Thẩm Định & Quản Lý Tín Dụng:

+ Thẩm định các dự án cho vay, bảo lãnh, đề xuất các hạn mức tín dụng, thẩm định đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay

Trang 40

+ Giám sát chất lượng khách hàng, xếp loại rủi ro tín dụng của khách hàng

và phân loại khách hàng doanh nghiệp

+ Thư ký Ban Giám Đốc, phân tích hoạt động các ngành kinh tế, cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng, tham mưu xây dựng các chính sách tín dụng

+ Thu thập thông tin đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, đầu mối tổng hợp và thực hiện các báo cáo tín dụng

_ Phòng Kế Hoạch- Nguồn Vốn:

· Nhiệm vụ kế hoạch:

+ Tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích môi trường kinh doanh, xây dựng chiến lược, chính sách kinh doanh, chính sách Marketing, chính sách khách hàng, chính sách lãi suất, chính sách huy động vốn

+ Lập và theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh, tham mưu cho giám đốc các vấn đề liên quan đến an toàn trong kinh doanh

+ Đầu mối tổng hợp, phân tích báo cáo, đề xuất các thông tin phản hồi của khách hàng

Ngày đăng: 20/03/2015, 09:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bài giảng Nghiệp Vụ Ngân Hàng - Trường đại học Nha Trang - Thầy Thái Ninh Khác
2. Các báo cáo của ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Bình Định Khác
3. Nghiệp vụ ngân hàng - Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh – TS Khác
5. Tạp Chí Đầu Tư & Phát Triển - Số 118 (6/2006), số 119 (7/2006) Khác
7. Các luận văn khoá trước Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w